Nguyễn Chương - Nạn chêm tiếng Anh ba rọimardi 28 novembre 2023
Thuymy
Nhiều người ở ngoài Bắc, hoặc các em các cháu sinh ở miền Nam sau 1975 đã KHÔNG biết sự thật như sau:
Ở Miền Nam Việt Nam trước 1975, trên phần lớn báo chí đều DÙNG TIẾNG VIỆT, không chêm tiếng Anh ngang xương. Nên nhớ: miền Nam hồi đó người Mỹ, lính Mỹ đầy nhóc - NHƯNG chớ hề "hội nhập" theo kiểu lai căng, ba rọi như hiện nay!
Hiện nay, thấy gì? Nói, viết một câu, một đoạn tiếng Việt thể nào cũng phải "chêm" vài chữ tiếng Anh. Cái lối chêm như rứa, người miền Nam, người Sài Gòn trước 1975 gọi là "Anh ba rọi", "Mỹ bồi".
Và, hết thảy tên các quốc gia đều chuyển ngữ sang tiếng Việt - như: Anh, Pháp, Nga, Đức, Ấn Độ, Úc, Ý, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân, Ba Tây, Mễ Tây Cơ v.v...
Bây giờ, thấy gì? Loạn cào cào, không theo một thể thống nhứt quán gì hết! Một số chuyển ngữ tiếng Việt gặp may còn được sống sót, như gọi Anh, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nga, Ba Lan, Na Uy, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Phần Lan ... Trong khi một số tiếng Việt khác thì bị BỨC TỬ như không gọi "Úc" mà thành Ốt-xtrây-li-a, không gọi "Ý" mà biến thành I-ta-li-a ...
Quy chuẩn đã có sẵn, đó là tên gọi các quốc gia đã gọi thành tiếng Việt, sao không dùng? Tùy tiện, tùy hứng, cái thì giữ lại, cái thì dẹp loạn xạ.
Tôi xin phép trở lại chủ đề này trong những bài viết sau.
Tôi không khỏi bùi ngùi khi nhớ về phong thái GÌN GIỮ TIẾNG VIỆT của một SÀI GÒN ĐĨNH ĐẠC giữa thời giao tiếp với người Mỹ và phương Tây đầy nhóc trước 1975.
NGUYỄN CHƯƠNG 28.11.2023 (Tựa bài do Thụy My đặt)
No comments:
Post a Comment