Tuesday, November 28, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 28 tháng 11 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

WHO: Số ca bệnh hô hấp ở Trung Quốc tăng, nhưng không cao như trước đại dịch

Đại sứ Mỹ ‘khẩu chiến’ với đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc

Cuộc ngừng bắn Israel-Hamas gia hạn thêm hai ngày

Vật tư y tế ‘giá rẻ’ từ Trung Quốc: Nỗi khổ của bác sĩ và rủi ro của bệnh nhân

Việt-Nhật bàn về viện trợ quân sự giữa mối đe dọa từ Trung Quốc

Nhiều người dân, đại biểu quốc hội phản đối đề xuất lắp camera hành trình trên xe máy

 Triều Tiên tuyên bố phóng thêm vệ tinh, tăng cường quân sự ở biên giới

 Đại sứ Mỹ ‘khẩu chiến’ với đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quố

 Israel đón tiếp tỷ phú Elon Musk, sắp dùng hệ thống Starlink ở Gaza

 

 

RFA

Việt Nam và Nhật Bản nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại Châu Á và trên thế giới”.

Thích Tuệ Sỹ và con đường khác cho Phật tử, Phật giáo

Vụ Vạn Thịnh Phát: Ban chỉ đạo Trung ương “đánh trận giả”

Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc tuần tra liên hợp và giao lưu

Phản lực cơ Trung Quốc ‘lượn’ quanh máy bay tuần tra của Philippines

Cựu TNLT Nguyễn Viết Dũng: Tôi rời Việt Nam vì bị Công an Nghệ An đe doạ bắt giữ

Cảnh sát Thái Lan bắt giữ 11 người Thượng tị nạn, hàng nghìn người khác sống trong lo lắng

Ghi chép từ tang lễ của Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ

Việt Nam dự kiến tăng thuế đối với các tập đoàn đa quốc gia

Việt Nam đặt mục tiêu năm 2024 tăng trưởng 6-6,5% và thu nhập bình quân đầu người 4.700-4730 USD

Trung Quốc đặt thêm yêu cầu gây khó cho tôm hùm xuất khẩu của Việt Nam vào nước này

Canada khởi xướng rà soát thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với thép cuộn cán nguội

Cựu giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước lãnh án bảy năm tù do làm thiệt hại hơn 1.350 tỷ đồng

Chạy đại biểu Quốc hội 30 tỷ đồng

Đại án Vạn Thịnh Phát: Tham nhũng nghiêm trọng mang tính hệ thống và vấn đề cải cách tăng trưởng

Chủ tịch nước Việt Nam đến Tokyo thăm chính thức Nhật Bản để củng cố quan hệ

Trung Quốc và Hoa Kỳ cáo buộc lẫn nhau khi tàu Mỹ vào Biển Đông mới nhất

Thêm khoản phải bồi thường cho gia đình 39 nạn nhân chết trong thùng xe ở Anh

 

BBC

Vạn Thịnh Phát: Vì sao bà Trương Mỹ Lan rút của SCB hơn 1 triệu tỷ đồng mà bị xử lý 304.096 tỷ?

Bầu cử tổng thống Nga 2024: Thách thức nào khi 'so kè' với Vladimir Putin?

Ông Lý Hiển Dương, em thủ tướng Singapore phải ‘bồi thường’ cho hai bộ trưởng

Hàn Quốc xử 14 tháng tù người làm thơ ca ngợi Bắc Hàn

Tưởng niệm Thích Tuệ Sỹ: Khi cái chết trở nên điều huyền thoại

'Gã khổng lồ' quản lý tài sản Zhongzhi của Trung Quốc bị điều tra hình sự

Trung Quốc áp dụng ý tưởng 'đồng xu carbon' để đạt mục tiêu trung hòa khí thải trước 2060

Thiếu niên Palestine 'chóng mặt vì hạnh phúc' khi được Israel thả

Mỹ: Đại học Harvard hứng chịu chỉ trích liên quan chính sách tuyển sinh ưu tiên

Ukraine: Tranh cãi gay gắt liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống 2024

Israel-Hamas: Khi thoả thuận ngừng bắn kết thúc, giai đoạn quyết định của cuộc chiến bắt đầu

Em bé Ukraine mất tích có liên quan tới đồng minh của Putin

 

RFI

Bắc Triều Tiên bắt đầu ''khôi phục trạm gác'' ở vùng biên giới phía nam

Gaza : Hamas và Israel có thể triển hạn hưu chiến nhân đạo

Việt Nam điều chỉnh kế hoạch về khí hậu trước COP28

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

 Việt Nam, Úc trên đường trở thành "đối tác chiến lược toàn diện"

Bắc Kinh ngày càng lo ngại nội chiến tại Miến Điện lan sang Trung Quốc

Trung Quốc khẳng định số ca nhiễm bệnh đường hô hấp gia tăng là do dịch cúm

Trung Quốc xét xử vụ máy bay Boeing MH370 mất tích

Viện nghiên cứu chiến tranh : Quân Nga tiếp tục tiến vào vùng Avdiïvka, miền đông Ukraina

Hải quân Mỹ giải cứu một tàu thương mại bị nhóm vũ trang bắt giữ

Hướng đến bỏ ''than - dầu - khí’’: COP28 có tạo được bước ngoặt?

Mỹ và Trung Quốc tố cáo nhau khuấy động tình hình ở Biển Đông

Biên giới Miến Điện - Trung Quốc: Quân nổi dậy chiếm được một cửa khẩu thương mại

Xung đột Israel – Hamas: Thỏa thuận tạm ngừng bắn bốn ngày suýt tan vỡ

Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đồng ý khởi động lại hợp tác ba bên

Ngày Mẹ Quân Nhân: Biểu tình phản đối động viên quân ''vô thời hạn''

Ngày ''hưu chiến nhân đạo'' thứ hai: 39 tù nhân Palestine được Israel trả tự do

 Tay đua công thức 1, thế giới của các con ông cháu cha “tỷ phú” ?

 (AFP) - Trung Quốc mở điều tra về một đại công ty quản lý tài sản.  Cảnh sát Trung Quốc hôm 25/11/2023 cho biết đã mở một cuộc điều tra về Tập đoàn Trung Thực (Zhongzhi Enterprise Group) để xác minh “các cáo buộc vi phạm” nhắm vào doanh nghiệp tài chính khổng lồ này. Zhongzhi, nổi tiếng trong lãnh vực quản lý tài sản, đã tuyên bố vỡ nợ hôm thứ Tư 22/11 với khoản nợ tồn đọng ước tính lên đến gần 66 tỷ đô la. Hai năm sau cuộc khủng hoảng liên quan đến tập đoàn địa ốc khổng lồ Evergrande, giờ đây đến lượt một đại tập đoàn tài chánh Trung Quốc gây lo ngại.

(AFP) - HRW: Chính quyền Bangladesh bắt giữ gần 10.000 nhà hoạt động để “loại bỏ cạnh tranh”. Trong một thông cáo công bố hôm nay, 27/11/2023, tổ chức bảo vệ nhân quyền trụ sở tại Mỹ cho biết đây là một chiến dịch cuộc đàn áp sâu rộng và hung bạo nhắm vào các đảng đối lập nhằm “loại bỏ cạnh tranh” trước cuộc tổng tuyển cử. Thậm chí rất nhiều thành viên Đảng Dân Tộc Bangladesh BNP, một đảng chủ chốt tại nước này cũng bị đàn áp năng nề. Theo BNP, khoảng một nửa trong số 5 triệu thành viên của tổ chức này đang “phải đối mặt với việc bị truy tố vì động cơ chính trị”.

(AFP) - 109 nhà hoạt động khí hậu bị bắt tại Úc. Cảnh sát Úc thông báo hôm nay, 27/11/2023, hàng chục nhà hoạt động khí hậu, dùng thuyền kayak, chặn giao thông đường thủy ở cảng Newcastle, Úc, đã bị bắt giữ. Những nhà hoạt động này đòi chính phủ chấm dứt việc xuất khẩu năng lượng hóa thạch, vốn là một lĩnh vực kinh tế lớn của Úc. Nhiều bang tại Úc trong những năm gần đây, đã thông qua các luật nghiêm ngặt hơn đối các cuộc biểu tình vì khí hậu, điều này đã khiến tổ chức chức nhân quyền mạnh mẽ lên án cũng như các cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc.    

(AFP) - Một chú tê giác chào đời tại Indonesia. Bộ trưởng Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia, Siti Nurbaya Bakar cho biết hôm nay, 27/11/2023, một chú tê giác đã được sinh ra tại Công viên quốc gia Way Kambas ở Sumatra. Được đặt tên là Harapan, chú tê giác nặng 25 kg và là loài tê giác nhỏ nhất.  Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF) ước tính chỉ còn lại chưa đến 80 con tê giác Sumatra trên thế giới, sống chủ yếu trên đảo Sumatra và Borneo của Indonesia. Tê giác Sumatra là loài vật trên bờ vực tuyệt chủng, do nạn săn trộm cũng như biến đổi khí hậu. 

(AFP) - Pháp : Chính phủ công bố phiên bản cuối của « chiến lược quốc gia về sinh thái » (SNB) lần thứ ba. « Chiến lược quốc gia về sinh thái » (SNB) lần thứ ba gồm 40 biện pháp nhằm mục đích bảo tồn tự nhiên và ngăn chặn sự sụp đổ của các hệ sinh thái. Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne hôm nay 27/11/2023 nhấn mạnh sự sụp đổ các hệ sinh thái là mối đe dọa đối với sự tồn vong của các xã hội. Chiến lược này là để thực thi thỏa thuận Côn Minh-Montreal, mà quốc tế thông qua hồi tháng 12/2022 tại COP15 về Đa dạng sinh học : bảo vệ 30% diện tích đất và biển, phục hồi 30% các hệ sinh thái bị suy thoái, giảm 50% lượng thuốc trừ sâu diệt cỏ…

(AFP) - Christopher Luxon nhậm chức thủ tướng New Zealand ngày 27/11/2023. Ưu tiên hàng đầu của tân thủ tướng Christopher Luxon trong chính phủ liên minh là chống lạm phát, phục hồi kinh tế. 53 tuổi, từng là chủ nhân hãng hàng không Air New Zeland, ông Christopher Luxon trở thành vị thủ tướng thứ 42 của New Zealandđảng bảo thủ Dân Tộc của ông thắng cử trong kỳ bầu cử lập pháp cách nay 6 tuần, chấm dứt 6 năm cầm quyền của Công Đảng. 

(NHK) - Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Đại diện các nước ủng hộ họp lần thứ hai. Đại diện từ các quốc gia tham gia hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân của Liên Hiệp Quốc thảo luận về các vấn đề liên quan đến tác động đối với con người và môi trường từ hôm nay 27/11/2023 tại trụ sở LHQ tại New York, Mỹ. Cuộc họp lần thứ hai của các bên tham gia hiệp ước diễn ra trong bối cảnh quốc tế lo ngại Nga có thể sử dụng vũ khí nguyên tử trong chiến tranh Ukraina và kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đang gia tăng.

(AFP) - Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến New York tham gia cuộc họp của Liên Hiệp Quốc về Gaza. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm nay 27/11/2023 thông báo như trên. Trung Quốc là chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo An LHQ trong tháng 11 này. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Bắc Kinh hy vọng cuộc họp cấp cao về xung đột Israel - Palestine diễn ra hôm 29/11 sẽ đạt được thỏa thuận ngừng bắn và chấm dứt giao chiến, góp phần làm giảm khủng hoảng nhân đạo ở Gaza. 

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Ba 28.11.2023

1/ TRUNG QUỐC ĐẶT THÊM YÊU CẦU CHO TÔM HÙM XUẤT CẢNG CỦA VN

Tôm hùm Việt Nam muốn được nhập vào thị trường Trung Quốc phải đáp ứng một số yêu cầu mà theo ngành chức năng Việt Nam đang gây khó cho nhiều người nuôi trong nước.

Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị thủy sản VN diễn ra vào hôm 25/11. Ông Lê Bá Anh, cục phó cục chất lượng thuộc bộ nông nghiệp VN, cho biết là kể từ ngày 1/2 năm 2021, Trung Quốc quy định tôm hùm bông VN là thuộc danh sách nguy cấp nhóm 2. Đến tháng 5 năm 2023, Trung Quốc lại sửa luật về bảo vệ động vật hoang dã, trong đó cấm đánh bắt động vật thuộc danh sách nguy cấp.

Nước xuất cảng phải thống kê cơ sở nuôi nấng và sản lượng về việc nuôi tôm hùm bông. Đồng thời đăng bạ cơ sở bao gói xuất cảng với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để được phê duyệt.

Ngoài những quy định về nhãn mác, tên hàng hóa, tên khoa học còn phải cung cấp thêm thông tin là đánh bắt hoặc nuôi nấng, cùng địa chỉ cụ thể.

Thống kê cho thấy trong chín tháng đầu năm nay, xuất cảng tôm hùm của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giảm hơn 46% so với cùng kỳ năm 2022, chỉ đạt 95 triệu Mỹ kim.

Cần biết là thị trường Trung Quốc chiếm đến 98% số lượng tôm hùm xuất cảng của Việt Nam. Số còn lại được Việt Nam xuất sang Thái Lan, Singapore, Hồng Kông và Đài Loan.

RFA

2/ CANADA ĐIỀU TRA THÉP CUỘN CÁN NGUỘI CỦA VN

Thép cuộn cán nguội xuất cảng vào Canada từ Việt Nam, Trung Cộng và Nam Hàn đang bị nước này điều tra lần cuối về mức giá bán ra.

Cục Phòng vệ Thương mại thuộc bộ công thương Việt Nam cho báo chí lề đảng biết tin trên vào cuối tuần qua. Cụ thể là vào ngày 15/11, Canada đã thông báo khởi xướng vụ việc rà soát thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với thép cuộn cán nguội có xuất xứ hoặc nhập từ ba nước Việt Nam, Trung Cộng và Nam Hàn.

Canada sẽ xác định có nên tiếp tục áp thuế hay không và kết luận sẽ được đưa ra trước ngày 12/4 năm tới. Cơ quan điều tra đã gửi bản câu hỏi đến các bên liên quan, gồm những nhà sản xuất mặt hàng vừa nêu tại Canada và các nhà sản xuất nước ngoài cùng nhà cầm quyền ba nước Việt Nam, Trung Cộng và Nam Hàn. Hạn cuối cho các bên liên quan nộp bản trả lời là ngày 21/12 năm nay.

Vào tháng 9 vừa qua, Mexico cũng ra kết luận sơ khởi về việc điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nguội nhập cảng từ Việt Nam. Theo dự trù kết luận cuối cùng của vụ việc này sẽ được Mexico ban hành vào tháng Giêng năm tới.

RFA

3/ CHIẾN ĐẤU CƠ TRUNG CỘNG BÁM SÁT MÁY BAY TUẦN TRA PHILIPPINES

Hai chiến đấu cơ Trung Cộng đã bay lượn quanh một máy bay của Philippines tham gia đợt tuần tra với Úc tại Biển Đông.

Chính phủ Philippines cho biết tin trên vào ngày 26/11, tức ngày thứ hai đợt tuần tra chung trên biển và trên không giữa Philippines và Úc tại khu vực Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế mà Manila gọi là Biển Tây Philippines.

Đợt tuần tra chung Philippines và Úc diễn ra chỉ một ngày sau đợt tuần tra chung tương tự giữa Philippines và Hoa Kỳ trong lúc các quốc gia Thái Bình Dương đang lo lắng trước một Trung Cộng ngày càng gia tăng sự hung hăng tại tuyến đường biển này.

Cần biết là Trung Cộng cáo buộc Philippines đưa lực lượng ngoại quốc đến tuần tra tại Biển Đông và quấy động bất ổn. Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, tướng Romeo Brawner, phát biểu là nước ông có quyền tiến hành tuần tra chung với các đồng minh để thúc đẩy “trật tự quốc tế dựa trên luật pháp”.

Bộ ngoại giao Trung Cộng vào ngày 27/11 lên tiếng cho rằng không biết gì về vụ việc mà Philippines thông báo như vừa nêu.

Phát ngôn nhân bộ ngoại giao Trung Cộng trong điện thư gửi cho báo chí tuyên bố là nếu chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi của Trung Cộng bị đe dọa hay thách thức, Trung Cộng chắc chắn sẽ có đáp trả mạnh mẽ.

RFA

4/ HẢI QUÂN HOA KỲ BẮT GIỮ NHÓM TẤN CÔNG TÀU CHỞ DẦU DO THÁI

Giới chức Mỹ cho biết những kẻ tấn công có vũ trang đã bắt giữ và sau đó phải thả một tàu chở dầu có liên hệ với Do Thái ở ngoài khơi Yemen hôm 26/11.

Nhóm tấn công này sau đó bị hải quân Hoa Kỳ bắt giữ. Hai phi đạn được bắn từ Yemen do  phe Houthi kiểm soát sau đó đã rơi gần một chiến hạm Mỹ đang hộ tống chiếc tàu chở dầu ở Vịnh Aden, gây thêm căng thẳng trong lúc một loạt các cuộc tấn công tàu liên quan đến cuộc chiến Do Thái và quân Hamas.

Chính phủ được quốc tế công nhận của Yemen đổ lỗi cho phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn về vụ tấn công này, mặc dù phe kiểm soát thủ đô Sanaa không thừa nhận vụ bắt giữ hay vụ tấn công phi đạn.

Nhóm tấn công đã chiếm giữ chiếc tàu Central Park được gắn cờ Liberia ở vịnh Aden. Bộ tư lệnh quân khu Trung Đông của Hoa Kỳ trong một tuyên bố vào ngày 27/11 cho biết các lực lượng của họ, bao gồm cả khu trục hạm Mason, đã phản công và bắt giữ những kẻ tấn công.

Trước đó, 5 tay vũ trang đã cố gắng rời tàu và chạy trốn bằng chiếc thuyền nhỏ của họ. Khu trục hạm Mason đã truy đuổi và bắt giữ được nhóm này. Tuy nhiên danh tính nhóm này không được tiết lộ.

Đến sáng sớm hôm qua 27/11, một vụ phóng phi đạn từ Yemen do phe Houthi kiểm soát đã diễn ra, nhưng rơi xuống vịnh Aden, cách các chiến hạm khoảng 18 cây số. Cả hai chiếc tàu Mason và Central Park đều không có thiệt hại hay thương tích nào trong vụ này.

Trong khi đó thì chủ nhân chiếc tàu Central Park cho biết thủy thủ đoàn gồm 22 thủy thủ đến từ Bulgaria, Georgia, Ấn Độ, Philippines, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam đều an toàn.

VOA

 

 

VNThoibao

 

VNTB – 15 người Việt tỵ nạn tại Thái Lan bị đưa vào trại tạm giam

VNTB – Vỗ cho béo rồi thịt

VNTB – Lãi suất trái phiếu chính phủ của Việt Nam tăng

VNTB – Suy tư từ một sự kiện văn hoá

VNTB – Dòng suối từ vẫn chảy 

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 28/11/2023

Tại sao một nhà nước Palestine là giải pháp an ninh tốt nhất cho Israel?

Thế giới hôm nay: 27/11/2023

Ẩn ý sau phát biểu của Tập về Đài Loan tại thượng đỉnh Filoli

26/11/1916: T.E. Lawrence báo cáo về các vấn đề Ả Rập

25/11/1960: Chị em nhà Mirabal bị chế độ Trujillo ám sát

Chuyển động Quốc Phòng (17/11 – 23/11/2023)

Thế giới hôm nay: 24/11/2023

Tây Balkan: Mặt trận thứ hai của Nga ở châu Âu

23/11/1936: Số đầu tiên của tạp chí Life được xuất bản


Báo Tiếng Dân

 

Gậy golf vừa vụt vào thể chế, vừa quất vào mặt thường dân27/11/2023

 

Thuy My

Dương Quốc Chính - Luật Nhà ở sửa đổi

Phúc Lai - Tình hình Avdiivka hai ngày qua và cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 27/11/2023

Huỳnh Chí Viễn - Hồn Chợ Lớn

Nguyễn Gia Việt - Sức ảnh hưởng của một vị chân tu

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Suy tư từ một sự kiện văn hoá 28/11/2023

Thiền sư Tuệ Sỹ – “Cọng lau nằm xuống mà đại ngàn rung chuyển” 28/11/2023

Đại học tự chủ 28/11/2023

Đại án Vạn Thịnh Phát: Tham nhũng nghiêm trọng mang tính hệ thống và vấn đề cải cách tăng trưởng 28/11/2023

Vụ án Trương Mỹ Lan và nghi vấn ‘ô dù rất lớn’ 28/11/2023

GS. Đặng Hùng Võ: Nên đẩy mạnh thị trường carbon nội địa 27/11/2023

Chuyên gia: Việt Nam đứng trước “cơ hội vàng” về chip và bán dẫn, nhưng phải biết thay đổi tư duy 27/11/2023

Nghệ sỹ Nhân dân và Nghệ sỹ Ưu tú? 27/11/2023

Cuộc tấn công dữ dội bằng máy bay không người lái của Nga đã phá vỡ sự yên bình của Kyiv 27/11/2023

Cuộc khổ nạn của Thầy Tuệ Sỹ 26/11/2023

 

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Các đối tượng giả danh thanh tra y tế đã chuẩn bị kịch bản lừa như thế nào?

https://www.anninhthudo.vn/cac-doi-tuong-gia-danh-thanh-tra-y-te-da-chuan-bi-kich-ban-lua-nhu-the-nao-post559261.antd

ANTD.VN - Bẫy 8 người chiếm đoạt số tiền hàng tỷ đồng, nhóm đối tượng giả danh thanh tra y tế do Nguyễn Văn Tâm cầm đầu đã chuẩn bị những gì?

Liên quan đến vụ nhóm đối tượng giả danh thanh tra y tế thực hiện các cuộc gọi lừa đảo chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn do Nguyễn Văn Tâm (SN 1999) trú tại xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định cầm đầu, cơ quan Cảnh sát điều tra CAQ Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã làm rõ “kịch bản hoàn hảo” mà nhóm đối tượng gây ra.

Theo tài liệu của cơ quan điều tra, để chuẩn bị cho việc lừa đảo, đầu tháng 10-2023, Nguyễn Văn Tâm thuê căn nhà 5 tầng tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội để làm nơi ăn ở cho nhóm nhân viên cũng như địa điểm thực hiện việc gọi điện thoại lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Quá trình chuẩn bị, Nguyễn Văn Tâm mua các loại thực phẩm chức năng có hỗ trợ về xương khớp và mất ngủ có giá 30.000 đồng/ hộp; mua các loại điện thoại giá rẻ và nhiều sim rác điện thoại không chính chủ để làm công cụ liên lạc; mua tài khoản ngân hàng của một người làm tài khoản nhận tiền lừa đảo; lên mạng Internet mua thông tin các số điện thoại của các bệnh nhân xương khớp, mất ngủ với giá 1.000 đồng/ số điện thoại

Nguyễn Văn Tâm thuê nhóm nhân viên gồm Nguyễn Văn Quang (SN 2004) trú tại xã Yên Cường, huyện Ý Yên, Nam Định; Ngô Đức Nghĩa (SN 2001) trú tại xã Yên Nhân, huyện Ý Yên; Trịnh Việt Hoàng (SN 2001) trú tại xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; Ngô Việt Hoàng (SN 2002); Bùi Mạnh Hùng (SN 2002); Nguyễn Xuân Bách (SN 2000); Bùi Văn Thuận (SN 1999); Ngô Anh Đức (SN 2005) cùng trú tại xã Yên Nhân; Nguyễn Như Tâm (SN 1999) trú tại TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Trong đó, Nguyễn Văn Quang là người quản lý tài khoản ngân hàng nhận tiền lừa đảo; Nguyễn Văn Tâm thực hiện việc quảng cáo (marketing) các loại sản phẩm; số nhân viên còn lại là người trực tiếp gọi điện thoại lừa đảo các bị hại.

Sau khi mua thông tin của người bệnh, Nguyễn Văn Tâm hoặc Nguyễn Văn Quang chia sẻ thông tin cho mỗi nhân viên từ 50 -100 số điện thoại, trực tiếp liên hệ với các bị hại.

Nguyễn Văn Tâm hướng dẫn nhóm nhân viên gọi điện thoại cho bị hại tự xưng là Phan Thanh Hải - thanh tra sở y tế hoặc thanh tra hội đông y, bác sỹ, hỏi thăm tình trạng sức khỏe của bị hại, giới thiệu với bị hại về chương trình “những người uống thuốc đông y lâu năm sẽ được Nhà nước chi trả 80% số tiền đã bỏ ra mua thuốc, nhưng không khỏi và được tặng 1 thẻ khám chữa bệnh miễn phí của các bệnh viện Trung ương”.

Khi bị hại đồng ý, nhóm của Tâm sẽ nói với bị hại về việc “làm hồ sơ hỗ trợ thăm khám, gửi bưu phẩm là thuốc chữa bệnh xương khớp; khoảng 10 ngày sau hiệp hội thanh tra sẽ về thăm khám và chi trả 80% số tiền như đã hứa, bị hại phải đóng tiền tạm ứng làm hồ sơ từ 1 - 3 triệu đồng tùy từng bị hại”.

Sau đó, Nguyễn Văn Quang sẽ đóng gói bưu phẩm gồm thuốc chữa bệnh xương khớp, thẻ bảo hành ghi tên khách hàng bên trên có đóng dấu tên màu đỏ mang tên giám đốc Bùi Xuân Thuận; pháp lý Ngô Đức Nghĩa gửi cho bị hại để bị hại tin tưởng, trả tiền theo yêu cầu chúng nêu ra.

Sau khi bị hại nhận bưu phẩm, nhóm của Tâm tiếp tục nói với bị hại về việc làm hồ sơ hỗ trợ thăm khám; sổ thăm khám; nếu bị hại đồng ý sẽ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng do Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Văn Tâm quản lý trực tiếp. Mỗi khi nhận được tiền, Tâm hoặc Quang sẽ thông báo đến nhóm chung để nhân viên biết.

Sau khi bị hại tin tưởng, nhóm của Tâm sẽ tiếp tục đưa ra thông tin lừa đảo về việc “làm sổ thăm khám định kỳ, được cấp phát thuốc miễn phí, mỗi tháng Nhà nước hỗ trợ 2,8 triệu đồng trong vòng 5 năm”.

Sau đó, Tâm sẽ gọi điện thoại cho bị hại tự xưng là Nguyễn Minh Châu - “Giám đốc ngân hàng” yêu cầu đóng tiền VAT và nhiều lý do khác nhau để bị hại tiếp tục chuyển tiền cho đến khi bị hại không còn khả năng đóng tiền hoặc phát hiện bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nguyễn Văn Tâm thống nhất với nhân viên, nếu lừa đảo được khách dưới 100 triệu đồng, Nguyễn Văn Tâm chia cho nhân viên 20% số tiền lừa đảo được. Nếu lừa đảo được khách trên 100 triệu đồng, Nguyễn Văn Tâm chia cho nhân viên 30% số tiền lừa đảo được.

Với thủ đoạn này, các đối tượng đã gây ra 8 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó, bà Nguyễn, trú tại phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm bị lừa đảo số tiền lớn nhất là gần 1,2 tỷ đồng. Các bị hại trong vụ việc đều là người già, mắc nhiều bệnh nan y.

 

Khởi tố nhóm đối tượng lợi dụng báo chí ‘bảo kê’ xe tải trục lợi 1 tỷ đồng mỗi tháng

PV

https://daidoanket.vn/khoi-to-nhom-doi-tuong-loi-dung-bao-chi-bao-ke-xe-tai-truc-loi-1-ty-dong-moi-thang-10267571.html

Yêu cầu các lái xe chung chi để nhận được “bảo kê”, Lê Danh Tạo cùng đồng phạm lợi dụng danh nghĩa báo chí mỗi tháng thu lợi bất chính hơn 1 tỷ đồng.

Ngày 27/11, nguồn tin từ Công an tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị vừa khởi tố 3 đối tượng gồm Lê Danh Tạo (57 tuổi, trú tại phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh), Hồ Thị Hải (41 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông Sống khoẻ và Pháp Luật, là vợ của Tạo) và Hồ Kim Cường (35 tuổi, em trai của Hồ Thị Hải).

Theo cơ quan điều tra, đây là những đối tượng lợi dụng danh nghĩa báo chí để trục lợi gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Cầm đầu là Lê Danh Tạo, từng là nhà báo, cộng tác viên của một số tờ báo, tạp chí.

Theo đó, quá trình hoạt động, Lê Danh Tạo có quen biết với nhiều Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông trên các tỉnh thành cả nước, đồng thời cũng quen biết với một số nhà xe vận tải hàng hóa đường dài.

Quá trình quen biết và tìm hiểu, Tạo phát hiện thấy nhiều lái xe thường mắc các lỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nên đã yêu cầu các lái xe này chung chi từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng/1 xe để nhận được “bảo kê”. Tạo cam kết chỉ cần là “xe của Tạo” thì lực lượng chức năng sẽ bỏ qua hoặc nếu bị dừng, kiểm tra thì Tạo sẽ trực tiếp gọi điện can thiệp.

Để thực hiện hành vi, Tạo cùng đồng bọn trực tiếp đặt vấn đề với Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông xin được tạo điều kiện, bỏ qua các lỗi hoặc xử lý nhẹ các lỗi mà các lái xe đã đóng tiền “luật” vi phạm phải.

Để che giấu hành vi phạm tội, các đối tượng thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải, hợp thức hóa số tiền “luật” mà các lái xe phải đóng hàng tháng là tiền “phí” vào hợp tác xã, thành lập các nhóm zalo kín để trao đổi thông tin liên quan.

Trường hợp không được cơ quan chức năng đồng ý, các đối tượng sẽ đe dọa viết bài bôi nhọ, xuyên tạc, tìm mọi cách để phát hiện các sai phạm trong quá trình công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông rồi từ đó đe dọa, khống chế.

Dưới sự “bảo kê” của Tạo cùng các đồng phạm, nhiều xe vận tải hàng hóa đường dài thường xuyên vi phạm các lỗi hành chính khác nhau như quá khổ, quá tải, quá tốc độ, vượt đèn đỏ…, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Với thủ đoạn trên, mỗi tháng nhóm của Lê Danh Tạo thu lợi bất chính số tiền trên 1 tỷ đồng.

Hiện, vụ án vẫn đang được cơ quan chức năng tiếp tục mở rộng điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

 

"Bêu" tên loạt doanh nghiệp nợ bảo hiểm, bất chấp lãi phát sinh tiền tỷ

Hoài Sơn

https://dantri.com.vn/an-sinh/beu-ten-loat-doanh-nghiep-no-bao-hiem-bat-chap-lai-phat-sinh-tien-ty-20231127170901810.htm

(Dân trí) - Danh sách 155 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội với số tiền lớn và kéo dài được Đà Nẵng công khai. Trong đó có nhiều doanh nghiệp nợ hàng tỷ đồng.

Ngày 27/11, Bảo hiểm xã hội Đà Nẵng công bố danh sách 155 doanh nghiệp chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động tính đến hết tháng 10.

Những doanh nghiệp nợ số tiền lớn như Chi nhánh II - Công ty CP công nghiệp Quảng An I tại Đà Nẵng nợ hơn 11,5 tỷ đồng, trong đó lãi nợ hơn 2,7 tỷ đồng (tháng 8, lãi nợ của doanh nghiệp này là hơn 2,6 tỷ đồng, như vậy đã tăng hơn 140 triệu đồng).

Công ty Cơ khí ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng nợ hơn 12,8 tỷ đồng, trong đó lãi nợ hơn 6,2 tỷ đồng (tháng 8, lãi nợ của doanh nghiệp này là hơn 6,1 tỷ đồng, như vậy đã tăng hơn 91 triệu đồng).

Công ty TNHH trang trí nội thất và quảng cáo Sài Gòn DAD nợ hơn 7,8 tỷ đồng (lãi nợ hơn 2,6 tỷ đồng). Tuy nhiên doanh nghiệp này có 2 cột giảm nợ chậm đóng là BHYT và BHTN. Tháng 8, số nợ ở 2 cột này lần lượt là hơn 25 triệu đồng và hơn 11 triệu đồng. Đến cuối tháng 10 số nợ này lần lượt là hơn 12 triệu đồng và hơn 2,1 triệu đồng.

Công ty cổ phần Cơ khí - Lắp máy Sông Đà - Chi nhánh 5 nợ hơn 11,5 tỷ đồng (lãi nợ hơn 7,1 tỷ đồng); Xí nghiệp Sông Đà 10.2 - Công ty CP Sông Đà 10 nợ hơn 4,2 tỷ đồng (lãi nợ hơn 1,2 tỷ đồng)... 

Theo BHXH Đà Nẵng, một số doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN kéo dài với số tiền rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.

Chậm đóng, trốn đóng và chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHTN là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Các hành vi này tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Tuyên án 7 năm tù nguyên Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai

Hà Anh Chiến 

https://laodong.vn/phap-luat/tuyen-an-7-nam-tu-nguyen-giam-doc-ngan-hang-nha-nuoc-chi-nhanh-dong-nai-1272802.ldo

Chiều ngày 27.11, TAND tỉnh Đồng Nai đã tuyên phạt 7 năm tù đối với bị cáo Trần Quốc Tuấn - nguyên Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, liên quan đến sai phạm tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai, gây thiệt hại hơn 1.300 tỉ đồng.

Ngoài ra, bị cáo Võ Khắc Hiển - nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai bị tuyên phạt 3 năm tù cùng về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đồng Nai, bị cáo Tuấn làm Giám đốc, bị cáo Hiển làm Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai từ năm 2014-2017.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, 2 bị cáo Tuấn và Hiển đã không làm đúng chức năng nhiệm vụ trong công tác, dẫn đến không kịp thời phát hiện vi phạm của các quỹ tín dụng nhân dân, để các quỹ tín dụng nhân dân lập hồ sơ tín dụng giả; nâng khống hạn mức khi khách hàng vay vốn để chiếm đoạt tiền; đem tiền huy động được gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng khác dưới tên các cá nhân để chiếm đoạt; để ngoài sổ sách tiền gửi; không đưa vào hạch toán.

Hậu quả, để các quỹ tín dụng nhân dân: Thái Bình, Tân Tiến, Quảng Tiến, Dầu Giây, Thanh Bình và Gia Kiệm vỡ nợ, mất khả năng chi trả gây thiệt hại hơn 1.300 tỉ đồng.


232 trường hợp cán bộ công chức vi phạm nồng độ cồn trong gần 2 tháng

https://www.phapluatplus.vn/nha-nuoc-va-phap-luat/232-truong-hop-can-bo-cong-chuc-vi-pham-nong-do-con-trong-gan-2-thang-d201375.html

Các tổ công tác đã phát hiện hơn 6.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó, 232 trường hợp người vi phạm là cán bộ, công chức.

Thông tin từ Bộ Công an cho biết, trong gần 2 tháng thực hiện cao điểm về xử lý vi phạm nồng độ cồn, tình hình trật tự an toàn giao thông trên cả nước chuyển biến tích cực.

Theo đó, các tổ công tác của Bộ Công an đã phát hiện hơn 6.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Qua xác minh, đối với các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ghi nhận 232 trường hợp người vi phạm là cán bộ, công chức.

Các trường hợp này ngoài xử lý theo quy định, Cục Cảnh sát giao thông còn gửi thông báo về cơ quan, đơn vị công tác để xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, của cơ quan.

Với sự quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ đó, thời gian qua, tai nạn giao thông có nguyên nhân do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia đã giảm rõ rệt cả 3 tiêu chí.

 

Thủ đoạn bảo lãnh hàng loạt giáo viên ‘bản ngữ’ rởm vào Việt Nam dạy tiếng Anh

Hoàng Lam

https://soha.vn/thu-doan-bao-lanh-hang-loat-giao-vien-ban-ngu-rom-vao-viet-nam-day-tieng-anh-20231128074021223.htm

Lập hồ sơ khống hoạt động của nhiều công ty, làm giả tài liệu là cách thức để các đối tượng làm thủ tục bảo lãnh người nước ngoài không đủ điều kiện ở lại Việt Nam làm giáo viên Tiếng Anh tại các trung tâm, cơ sở giáo dục ở Thanh Hoá.

Khởi tố bị can thêm 2 giám đốc

Liên quan đến vụ án hình sự làm giả hồ sơ, tổ chức cho người nước ngoài ở lại Việt Nam trái phép, để dạy Tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hoá vừa khởi tố bị can đối với 2 giám đốc của 2 công ty hoạt động trong lĩnh vực này.

Cụ thể, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hoá đã khởi tố bị can đối với Trần Thị Minh (SN 1987, ở xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá) là Giám đốc Công ty Cổ phần truyền thông và giáo dục Global và Trần Văn Ba (SN 1980, ở xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá) là Giám đốc Công ty TNHH tư vấn và đào tạo Hoàng Hà, về tội "Tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép".

Liên quan đến vụ án, trước đó, tháng 9/2023, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Thị Hồng Vân (SN 1984, trú phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa) là Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và phát triển giáo dục PPV; đồng thời, khởi tố bị can đối với 3 nhân viên của Lê Thị Hồng Vân.

Theo kết quả điều tra ban đầu , tháng 12/2017, Lê Thị Hồng Vân thành lập và là người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển giáo dục PPV. Đến năm 2019, Vân tiếp tục đứng tên người đại diện pháp luật Công ty TNHH giáo dục Quốc tế Apple. Cả hai công ty đều hoạt động trên lĩnh vực giáo dục (thành lập và tổ chức hoạt động các trung tâm dạy Tiếng Anh).

Mặc dù từ năm 2018 đến giữa năm 2020, 2 công ty của Vân đã bảo lãnh đủ số người nước ngoài (25 trường hợp) so với nhu cầu thực tế làm việc của 2 công ty. Tuy nhiên, tại thời điểm này, Vân thấy nhiều cơ sở giáo dục trong và ngoài tỉnh có nhu cầu thuê người nước ngoài dạy Tiếng Anh; mặt khác Vân nắm được thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trung tâm ngoại ngữ liên kết với các cơ sở giáo dục để dạy Tiếng Anh cho học sinh nên Vân tiếp tục sử dụng danh nghĩa 2 công ty do Vân làm giám đốc để làm hồ sơ, thủ tục bảo lãnh khoảng hơn 100 người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam cho các cơ sở giáo dục thuê lại nhằm hưởng lợi.

Quá trình thực hiện, Vân nhận thấy, nếu chỉ sử dụng 2 công ty của Vân bảo lãnh cho quá nhiều người nước ngoài, sẽ bị các cơ quan chức năng nghi ngờ nên khoảng tháng 7/2021, Vân liên hệ với Trần Thị Minh, Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông và giáo dục Global và Trần Văn Ba, Giám đốc Công ty TNHH tư vấn và đào tạo Hoàng Hà tại địa bàn tỉnh Thanh Hoá (đều hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và có mối quan hệ trước đó với Vân) để bàn, thống nhất với Minh và Ba kế hoạch bảo lãnh cho người nước ngoài vào Việt Nam (hoặc chuyển đổi từ công ty khác trong nước sang công ty của Ba và Minh). Sau đó, Vân sẽ quản lý, sử dụng danh nghĩa công ty của Minh và Ba ký “hợp đồng hợp tác” với các đơn vị khác nhưng bản chất là đem số giáo viên nước ngoài cho thuê lại dạy Tiếng Anh để hưởng lợi.

Nhiều trung tâm ngoại ngữ, trường học sử dụng giáo viên Tiếng Anh rởm?

Sau khi bàn bạc, thống nhất với Ba và Minh, trong khoảng thời gian từ tháng 8/2021 đến đầu năm 2023, Vân đã sử dụng công ty của Minh và Ba làm thủ tục bảo lãnh cho 30 trường hợp khác, nâng tổng số người nước ngoài do Vân bảo lãnh lên khoảng 180 người.

Để có thể mời, bảo lãnh được cho số người nước ngoài nêu trên, Lê Thị Hồng Vân đã lập hồ sơ giải trình khống hoạt động của 4 công ty lên gấp nhiều lần so với thực tế. Căn cứ vào hồ sơ bảo lãnh, Sở Lao động, Thương binh và xã hội Thanh Hoá đã tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài của 4 công ty này.

Quá trình nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động, một số hồ sơ của người nước ngoài không đủ điều kiện như: không có hợp pháp hoá lãnh sự, không có chứng chỉ Tiếng Anh theo quy định, bản dịch chứng chỉ bằng cấp không phải là ngôn ngữ Anh... nên bị trả lại. Vân đã chỉ đạo Đỗ Thị Vân, Phạm Thị Hiền và Hoàng Thị Phương là nhân viên của Lê Thị Hồng Vân làm giả một số tài liệu, sau đó chuyển các tài liệu được làm giả bằng bản scan cho các đối tượng làm dịch vụ ở thành phố Hà Nội để dịch thuật và công chức hoàn thiện hồ sơ. Sau đó những hồ sơ này được nộp, đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho người nước ngoài.

Trong tổng số khoảng 180 người nước ngoài nhập cảnh, Vân chỉ sử dụng 20 người làm việc tại 4 công ty trên, số còn lại một phần Vân cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thuê lại hoặc thoả thuận với người nước ngoài để người nước ngoài tự đi tìm kiếm công việc trong và ngoài tỉnh nhưng vẫn thu phí (phí bảo kê lao động).

Qua xác minh, Cơ quan Công an tỉnh Thanh Hoá truy tìm, xác định được 25 người nước ngoài do Vân bảo lãnh; trong đó có 6 trường hợp đang tạm trú tại địa bàn tỉnh Thanh Hoá, 19 trường hợp đang tạm trú thuộc các địa bàn tỉnh ngoài; ngoài ra, có 6 trường hợp đã xuất cảnh, số còn lại chưa xác định được hiện đang tạm trú ở địa phương nào.

Ngoài khởi tố 6 bị can, cơ quan chức năng Thanh Hoá cũng đã làm việc với các cá nhân, đơn vị sử dụng lao động trên, mở rộng điều tra và làm rõ trách nhiệm xử lý theo quy định.

Mỗi trường hợp người nước ngoài được nhập cảnh, Vân cho Ba và Minh 2 triệu đồng; đối với các trường hợp chuyển đổi từ công ty khác sang, Vân thống nhất trả cho Minh và Ba từ 5-7 triệu/trường hợp.

 

Vướng quy hoạch 25 năm không chia đất được, danh sách thừa kế 'nhiều đời' đã lên... 15 người

Ái Nhân

https://tuoitre.vn/vuong-quy-hoach-25-nam-khong-chia-dat-duoc-danh-sach-thua-ke-nhieu-doi-da-len-15-nguoi-20231127210537751.htm


Vướng quy hoạch 25 năm nên người dân phải sống ở nhà tạm, lụp xụp. Và cũng do không tách thửa được nên phát sinh việc 15 người cùng "đứng" thừa kế đất.

Đó là trường hợp khá "đặc biệt" của gia đình ông N.S.P. (phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM), khi đất đai không thể tách thửa do bị vướng quy hoạch 25 năm qua.

Không tách thửa được, 15 người cùng thừa kế

Nối quốc lộ 1 theo đường đất rộng khoảng 30m chạy vào chừng 500m là đến thửa đất gia đình ông P., nằm ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12. Thửa đất này phần lớn là đất nông nghiệp, có diện tích gần 1.800m2, do một mình cha ông P. đứng tên.

Gia đình ông P. nhiều thế hệ đã ở đây, cha mẹ ông có bốn người con. Khi bốn anh chị em ông trưởng thành, lập gia đình thì cha ông muốn tách thửa, chia đất cho các con để cất nhà ở. Tuy nhiên, do thửa đất vướng quy hoạch đất giao thông từ năm 1998 nên không thể thực hiện được.

Đến năm 2015, cha ông P. mất. Do không có di chúc nên thửa đất để lại được khai nhận là di sản thừa kế của hàng thừa kế thứ nhất bao gồm bốn anh chị em, mẹ ông và bà nội ông P. còn sống.

Đến năm 2019, bà nội ông P. mất. Do đó phát sinh hàng thừa kế thứ hai theo pháp luật được thừa hưởng phần mà bà nội ông P. được thừa kế từ cha ông.

Phần của bà nội ông P. được chia thêm cho bảy người con của bà (là cô, chú, bác ông P.). Trong hàng thừa kế thứ hai này lại phát sinh thừa kế thế vị cho thêm nhiều người nữa là con cái của hàng thừa kế thứ hai.

"Vị chi phần đất là di sản mà cha tôi để lại được khai nhận chia cho 15 người thuộc các hàng thừa kế khác nhau. Tất cả đều được phần thừa hưởng từ thửa đất. Chúng tôi đã làm thủ tục khai di sản thừa kế và chờ cơ quan chức năng giải quyết. Khi đó, tất cả 15 người cùng đứng tên trên thửa đất do không tách thửa được.

Do vướng quy hoạch nên chúng tôi cũng không thể tách thửa, chia phần và cũng khó mua bán. Quy hoạch thì chưa biết đến bao giờ thực hiện mà quyền lợi người dân thì quá thiệt thòi...", ông P. chia sẻ.

Đất lớn nhà vẫn lụp xụp

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Võ Tấn Khoa - trưởng Phòng quản lý đô thị quận 12 - cho hay thửa đất của gia đình ông P. có quy hoạch đất giao thông từ năm 1998. Đến năm 2008 UBND quận 12 điều chỉnh quy hoạch, thửa đất thuộc quy hoạch đất giao thông (lộ giới đường dự phóng 20m và 25m).

Còn về tách thửa đất nông nghiệp thì ông Nguyễn Minh Chánh - phó chủ tịch UBND quận 12 - cho biết để tách thửa thì căn cứ vào quyết định số 60 năm 2017 của UBND TP.HCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa.

Thửa đất gia đình ông P. thuộc khu vực quy hoạch đất giao thông, phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố nên không được tách thửa.

Do vướng quy hoạch nên gia đình ông P. không tách thửa, không chuyển mục đích để xây dựng nhà được. Cả gia đình ông P. nhiều thành viên phải chịu cảnh sống trong nhà tạm, xuống cấp, cũ kỹ, lụp xụp mà không thể xây dựng, cơi nới gì thêm. Trong khi bên cạnh đó là khu dân cư được xây dựng khang trang.

Câu chuyện quyền lợi, đời sống người dân bị thiệt thòi trong các khu vực vướng quy hoạch không phải mới. Tại TP.HCM không thiếu những khu vực có quy hoạch hàng chục năm. Điển hình như bán đảo Thanh Đa có quy hoạch từ 1992 (31 năm). Dù Luật Đất đai hiện hành có quy định nhằm hạn chế quy hoạch "treo" hạn chế quyền của người sử dụng đất.

Điển hình như điều 49 Luật Đất đai quy định nếu kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án mà sau ba năm chưa có quyết định thu hồi đất và cơ quan nhà nước có thẩm quyền không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền sử dụng (như tách thửa, chuyển mục đích, xây dựng...).

Cần quy định rõ quyền của người có đất vướng quy hoạch

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Võ Tấn Khoa cho hay thửa đất gia đình ông N.S.P. đã thuộc quy hoạch định hướng làm đường giao thông. Theo đồ án quy hoạch thì hai tuyến (20m và 25m) có tính chất là đường trục, quan trọng và được các sở ngành liên quan phê duyệt nên khó điều chỉnh, hủy bỏ. Quận đã đề xuất đưa tuyến 25m vào danh mục ghi vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, còn tuyến 20m thì chưa đề xuất.

"Năm vừa rồi HĐND TP có duyệt đầu tư công vài tuyến đường trên địa bàn TP theo danh sách nhưng chưa duyệt tuyến 25m này. Quận cũng mong muốn làm đường theo quy hoạch nhưng phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư công được TP phê duyệt...", ông Khoa chia sẻ.

Góp ý từ sự việc trên, luật sư Huỳnh Văn Nông (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng để phát triển kinh tế - xã hội rất cần những quy hoạch sử dụng đất 5 - 10 năm, tầm nhìn 30 - 50 năm, thậm chí dài hơn.

Khi có quy hoạch, đương nhiên người dân sống trong khu vực quy hoạch phải chấp hành. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy nhiều quy hoạch kéo dài quá, không biết khi nào thực hiện, trong khi đó quyền lợi người dân bị thiệt hại khiến họ bức xúc.

Để giải quyết mâu thuẫn này, thiết nghĩ Luật Đất đai sửa đổi cần bổ sung, điều chỉnh theo hướng quy định rõ hơn về quyền của người sử dụng đất nằm trong quy hoạch. Đồng thời quy định chi tiết nghĩa vụ của Nhà nước trong việc thực hiện quy hoạch và giải quyết quyền lợi của người sử dụng đất (tách thửa, xây dựng, nâng cấp nhà cửa...) tương ứng với các thời hạn quy hoạch chưa được triển khai.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment