Friday, October 13, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 13 tháng 10 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Gaza: Quá khứ và hiện tại

Israel-Hamas đụng độ, chủ nghĩa bài Do Thái gia tăng khắp thế giới

Phúc trình: Mỹ phải chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh có thể xảy ra cùng lúc với Nga, Trung

Cựu Tổng thống Trump nói Thủ tướng Israel chưa chuẩn bị cho cuộc tấn công của Hamas

Facebooker Phuong Ngo, hay lên tiếng phản biện và chống tiêu cực, bị cấm xuất cảnh

Hai gia đình Hmong ở Điện Biên đến Hoa Kỳ tị nạn

Trung Quốc yêu cầu Mỹ không can thiệp vụ luật sư nhân quyền bị ‘trục xuất’ về từ Lào

Anh đưa tàu, máy bay do thám tới hỗ trợ Israel

Từ chuyện ‘số nhà’ và ‘quảng cáo rác’, nhìn lại năng lực quản lý nhà nước

 

RFA

Các tổ chức quốc tế đệ trình LHQ về những vi phạm của Hà Nội cho kỳ UPR 2024

Ủy Ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang kiểm tra hai ngành điện và xăng-dầu

Bộ Quốc phòng xử lý vụ giao đất phi pháp Sân bay Nha Trang cũ

Cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa và tám cán bộ tiếp tục bị khởi tố

Đường dây lừa du lịch VIP và vé máy bay bị phá

Lý do Việt Nam muốn mua vũ khí Mỹ và những khúc mắc cần giải quyết

Nếu cuộc chiến Israel - Hamas lan rộng, Biển Đông sẽ trở nên căng thẳng?

Nghiên cứu mới: Nhiều thương hiệu lớn của Mỹ có liên quan tới vàng khai thác bởi người Duy Ngô Nhĩ

Tàu hải quân Hoàng gia Úc HMAS Toowoomba thăm Việt Nam

Việt Nam sẽ tiêm thử nghiệm vắc-xin sốt xuất huyết của Nhật

Công an đề nghị truy tố bà Hàn Ni, ông Trần Văn Sỹ tội lợi dụng quyền tự do dân chủ

Hoãn phiên xử ba cựu công an bắn dê của dân do bị hại vắng mặt

Mỏ đất hiếm ở Yên Bái bị Bộ Công an phong tỏa

Vingroup hợp tác với công ty Úc để sản xất pin ở Việt Nam

Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh của người dân tăng và có thể thêm phức tạp

Nhà máy bán dẫn lớn nhất Việt Nam bắt đầu hoạt động

Google Cloud hợp tác với các công ty Việt Nam phát triển ngành công nghiệp trò chơi điện tử

TPHCM: Phát hiện hai công tin in sách và lịch lậu

Gia Lai: Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh

BBC


Nhật Bản muốn tòa án cấm Giáo hội Thống nhất sau vụ cựu thủ tướng Shinzo Abe bị ám sát năm ngoái nhưng giới quan sát nói đây không phải chuyện dễ làm.

Israel-Hamas: EU điều tra mạng xã hội X về cáo buộc lan truyền thông tin sai lệch

Chiến tranh Israel-Gaza: Phóng viên BBC sốc khi chứng kiến bạn bè và người thân thiệt mạng

Steve Scalise rút lui khỏi cuộc đua Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Giới hoạt động Việt Nam bị mã độc gián điệp nghi liên kết với chính phủ tấn công

Nhật ký từ Gaza: ‘Sơ tán ở đâu bây giờ?’

Kinh tế Anh ‘tăng nhẹ 0,2%’ trong tháng 8 nhưng lạm phát còn cao và kéo dài

Vì sao BBC không gọi các chiến binh Hamas là 'kẻ khủng bố'

Gaza: Hoa Kỳ ‘sát cánh cùng Israel’ nhưng không tham chiến

Trung Quốc thả nữ nhà báo người Úc gốc Hoa sau hơn ba năm giam giữ

Vụ NSJ-AIC ở Quảng Ninh: Quan chức nhận hàng chục tỷ 'nghĩ là quà cảm ơn’

Không nơi nào an toàn ở Gaza khi Israel tăng cường tấn công

 

RFI

Trung Quốc bị tố trục xuất hơn 600 người Bắc Triều Tiên về nước

Cận Đông : Thủ tướng Israel thề “khai tử” Hamas

Tổng thống Nga Putin đến Kyrgyzstan : Chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi có lệnh bắt giữ của CPI

 CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Putin và Hành lang vận tải quốc tế Bắc-Nam, « những con đường chiến lược mới » của Nga

Bằng chứng tội ác Hamas chất chồng, quân đội Israel sẵn sàng tiến vào Gaza

Hạ Viện Mỹ vẫn trong tình trạng « rắn mất đầu » do chia rẽ trong đảng Cộng Hòa

Cận Đông : Hamas phá vỡ tham vọng của Ả Rập Xê Út muốn bình thường hóa quan hệ với Israel

Israel chuẩn bị đưa quân vào Gaza tìm diệt Hamas ?

Liên đoàn Ả Rập lên án cuộc chiến Israel – Hamas, cảnh báo về những hậu quả nhân đạo thảm khốc

Xung đột ở Gaza : Nga phải xác định những ưu tiên ở Trung Đông

Chiến tranh Israel - Hamas : Nạn đói đang rình rập ở Dải Gaza

Ba Lan bầu Quốc Hội : Phe cực hữu đe dọa cắt viện trợ xã hội cho Ukraina

Lãnh đạo ngoại giao Liên Âu công du Trung Quốc để chuẩn bị cho thượng đỉnh song phương

Khi tập đoàn Pháp Pernod Ricard tăng sản xuất rượu whisky

Hơn 3000 người chết sau 5 ngày xung đột giữa Israel và Hamas trên dải Gaza và vùng lân cận

Tổng thống Ukraina dự cuộc họp của NATO kêu gọi đồng minh tiếp tục hỗ trợ quân sự

Mỹ, Nhật, Hàn Quốc tăng cường an ninh do lo ngại Bình Nhưỡng hành xử như Hamas

(Reuters/AFP) - NATO sẽ đáp trả nếu đường ống dẫn khí biển Baltic bị chủ ý phá hoại. Bộ trưởng Quốc Phòng các nước thành viên NATO họp trong ngày 12/10/2023 để thảo luận về thiệt hại của đường ống dẫn khí nối Phần Lan và Estonia, phải ngừng hoạt động từ Chủ Nhật 08/10. Tổng thư ký Jens Stoltenberg nhấn mạnh NATO sẽ « kiên quyết » đáp trả nếu vụ tấn công là chủ ý. Theo Văn phòng Điều tra Quốc gia Phần Lan (NBI), thiệt hại dường như là do một « lực cơ học » chứ không phải do nổ. Trước đó, tổng thống Phần Lan nêu khả năng rò rỉ trong đường ống dẫn khí có thể là « do một hành động từ bên ngoài ».

(TF1) - Tổng thống Pháp họp các chính đảng để thảo luận về chiến tranh Israel-Hamas. Cuộc họp được tổ chức kín vào trưa 12/10/2023, sau đó ông Macron sẽ phát biểu trên truyền hình vào lúc 20 giờ. Nguyên thủ Pháp muốn thảo luận với các chính đảng, cũng như chủ tịch Hạ Viện và Thượng Viện « sau hàng loạt hành động khủng bố ở Israel ». Trước đó, bà Mathilde Panot, chủ tịch đảng Nước Pháp Bất Khuất (LFI) tại Hạ Viện, từ chối coi phong trào Hamas là « khủng bố » và khiến chính trường Pháp sôi sục. Đảng cực tả này hiện bị cô lập.

(Reuters) - Kim Jong Un trao đổi thư với Putin ca ngợi chiến thắng « đế quốc »Theo cơ quan thông tấn KCNA ngày 12/10/2023, trong thư, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên cam kết thúc đẩy quan hệ song phương và chúc tổng thống Nga giành chiến thắng trước « bá quyền và áp lực từ các nước đế quốc ». Việc trao đổi thư đánh dấu kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ Nga-Bắc Triều Tiên và diễn ra khoảng một tháng sau chuyến công du hiếm hoi của ông Kim tới Vladivostok, viễn đông Nga, thảo luận với ông Putin về hợp tác quân sự và cuộc chiến ở Ukraina.

(AFP) - Niger trục xuất điều phối viên của Liên Hiệp Quốc. Bà Louise Aubin nhận được lệnh dời khỏi Niger trong vòng ba ngày kể từ ngày 10/10/2023 sau khi tập đoàn quân sự đảo chính cáo buộc Liên Hiệp Quốc cản trở thế giới công nhận chính quyền mới. Ngày 11/10, người phát ngôn của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho biết ông Antonio Guterres « vô cùng lấy làm tiếc » về lệnh trục xuất bà Louise Aubin. Quyết định này gây cản trở cho công việc của tổ chức ở quốc gia có đến 4,3 triệu người « cần viện trợ nhân đạo ».

(AFP) - Ấn Độ : Vùng đất mới của các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ. Theo một nghiên cứu được viện Deloitte công bố ngày 12/10/2023, Ấn Độ nằm trong số 10 thị trường lớn nhất cho các nhà chế tạo đồng hồ từ nay đến 10 năm tới, nhờ vào tầng lớp trung lưu và số nhà tỉ phú ngày càng gia tăng. Năm 2022, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu đồng hồ lớn thứ 23 của Thụy Sĩ với tổng trị giá khoảng 188 triệu franc Thụy Sĩ, đứng xa sau hai thị trường chính là Mỹ (gần 3,9 tỉ franc) và Trung Quốc (2,6 tỉ franc Thụy Sĩ).

(Le Monde) - Chính phủ Áo biến ngôi nhà nơi Hitler sinh ra thành trụ sở cảnh sát. Theo báo Pháp Le Monde ngày 12/10/2023, ngôi nhà này nổi tiếng vì là nơi Adolf Hitler ra đời năm 1889. Braunau am Inn là thành phố nhỏ, chỉ có 17.000 dân, nằm sát với Đức. Để tránh biến ngôi nhà thành điểm hành hương của những người hoài tưởng chế độ phát xít, ngôi nhà hiện bị ẩm mốc sẽ được tu sửa để trở thành trụ sở cảnh sát. Công việc sửa chữa đã được bắt đầu, nhưng các cuộc tranh luận vẫn chưa kết thúc. 

(AFP) - Phần Lan cho biết kể từ khi gia nhập NATO, các mối đe dọa từ Nga gia tăng. Trong cuộc họp báo hôm nay, 12/10/2023, cơ quan tình báo Phần Lan cho biết « mối đe dọa về các hoạt động gián điệp hoặc gây ảnh hưởng, chống lại cơ sở hạ tầng quan trọng của Phần Lan đã gia tăng » trong thời gian gần đây. Trong báo cáo hàng năm, tổ chức này cho biết mối quan hệ với láng giềng Nga ngày càng đi xuống kể từ khi Phần Lan gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO hồi tháng 04/2023, hơn nữa, Nga cũng đã có sự chuẩn bị, có biện pháp để chống lại Phần Lan. Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Helsinki đang điều tra về vụ phá hoại ống dẫn dầu giữa Phần Lan và Estonia, nghi rằng là do can thiệp từ bên ngoài. 

(Reuters) - Cộng Hòa Séc và Đan Mạch phối hợp cung cấp vũ khí cho Ukraina. Trong một thông cáo đăng hôm nay 12/10/2023, bộ Quốc Phòng CH Séc cho biết sẽ cùng với Đan Mạch hỗ trợ vũ khí cho quân đội Ukraina trong những tháng sắp tới. Các loại vũ khí gồm 50 xe bọc thép, và xe tăng, 2500 súng ngắn, 7000 súng trường và các loại khác. Những vũ khí này sẽ do một công ty tư nhân của CH Séc sản xuất và chi phí sản xuất sẽ do chính phủ Đan Mạch chi trả.  

(Reuters) - Mỹ nhận lời mời tham dự một diễn đàn an ninh tổ chức tại Trung Quốc. Theo giới quan sát đây là dấu hiệu « hạ nhiệt căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh ». Reuters trích dẫn nhiều nguồn tin chính thức cho biết, hôm 11/10/2023 Trung Quốc đã gửi lời mời bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tướng Lloyd Austin đến dự diễn đàn Hương Sơn. Sự kiện được dự trù diễn ra từ ngày 29-31/10/2023. Song vẫn theo các nguồn tin nói trên, gần như chắc chắn là Lầu Năm Góc sẽ cử một quan chức dưới cấp bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến dự diễn đàn này.

(AFP) - Bắc Kinh chỉ trích Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ. Một ngày sau khi phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chỉ trích Lào cho dẫn độ luật sư Lư Tứ Vị (Lu Siwei) về nguyên quán, hôm 12/10/2023 bộ Ngoại Giao Trung Quốc phản công. Bản thông cáo nhắc nhở Mỹ « tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc về mặt pháp lý ». Luật sư họ Lư bảo vệ những nhà dân chủ Hồng Kông bị bắt giữ hồi 2020 trong lúc họ tìm đường sang Đài Loan tị nạn. Ông hiện đang bị giam ở Tứ Xuyên.  

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Sáu 13.10.2023

1/ GIỚI NHÂN QUYỀN ĐỆ TRÌNH LHQ VỀ NHỮNG VI PHẠM CỦA VN

Một số tổ chức quốc tế vào ngày 11/10 cho biết đã cùng nhau đệ trình đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc văn bản về những vi phạm quyền con người của nhà nước Việt Nam.

Văn bản được đệ trình cho kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) đối với Việt Nam dự trù sẽ diễn ra vào tháng 4 năm tới tại Geneva. Các tổ chức vừa nêu trên gồm Văn bút Hoa Kỳ, cùng với Văn bút Quốc tế và Văn bút Việt Nam Hải ngoại, Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế cùng Ủy ban Quyền làm người Việt Nam.

Trong văn bản đệ trình về việc Việt Nam không thực hiện những khuyến nghị chính yếu mà Hà Nội chấp nhận tại kỳ kiểm điểm năm 2019. Đó là những vi phạm thuộc các lãnh vực bảo vệ nhân quyền, xã hội dân sự; phê chuẩn một số thỏa ước quốc tế nhân quyền, xử án công bằng và tư pháp, bảo vệ quyền tự do biểu đạt (gồm cả trên mạng) và các quyền tự do tín ngưỡng, hội họp ôn hòa.

Văn bản của các hội Văn bút cũng nêu ra những vi phạm quyền tự do biểu đạt, quyền văn hóa, quyền riêng tư, quy trình tố tụng và tình trạng bắt giữ tùy tiện.

Điều phối viên chiến dịch của Văn bút Hoa Kỳ, bà Võ Anh Thư, trong thông cáo nêu rõ là trên trường quốc tế, nhà nước Việt Nam đã dối trá về quyền tự do biểu đạt và nhân quyền. Nhưng trong thực tế, Việt Nam vẫn duy trì một thành tích tồi tệ liên quan đến quyền tự do ngôn luận.

Riêng ông Lloyd Duong thuộc Văn bút Việt Nam Hải ngoại thì nhận định rằng thực tế nhân quyền tại Việt Nam đã suy thoái đáng kể qua hai điều luật hình sự 117 và 331, làm co hẹp không gian dân sự và kết tội việc bình luận về những vấn đề đất nước.

Trưởng khu vực Á châu của Văn bút Quốc tế thì cho rằng một phần nỗ lực của nhà nước VN là không ngừng vũ khí hóa hệ thống luật pháp chống lại giới văn sĩ, nhà báo và những người khác dám chỉ trích hay thách thức chủ trương, đường lối của đảng và nhà nước.  

RFA

2/ HÀNG LOẠT CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN KHẤT NỢ HƠN 95 NGÀN TỶ ĐỒNG

Có tới khoảng 50 tập đoàn và công ty Việt Nam, trong đó có hơn một phần năm là các tập đoàn bất động sản, mới đây đã lên tiếng “xin nhà nước cho khất nợ” hơn 95 ngàn tỷ đồng trái phiếu, tức khoảng 4 tỷ Mỹ kim.

Theo các nguồn tin cho hay vào hôm qua 12/10,  hàng chục công ty kể trên đã phải đàm phán dời ngày đáo hạn hoặc chưa mua lại trái phiếu đến hạn của họ có trị giá tương đương gần 4 tỷ Mỹ kim vì họ “thiếu vốn và kinh doanh khó khăn”.

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán xác nhận rằng một doanh nghiệp có nợ một khoản tiền đối với người nắm giữ trái phiếu trong một thời gian cụ thể, và công ty có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ đó.

Trong số các công ty được báo chí Việt Nam nêu tên phải khất nợ có tới hơn 10 tập đoàn bất động sản nổi tiếng như Novaland, Sovico, Hưng Thịnh, Phú Long, Gia Khang, Helios và Bamboo Capital.

Theo VNExpress, Sovico được đồng ý nới hạn về trách nhiệm thanh toán với 11 lô trái phiếu, tương ứng khoảng 12 ngàn tỷ đồng. Các công ty của Hưng Thịnh muốn lùi thời hạn tổng cộng 7 lô trái phiếu trong tháng 9, có giá trị khoảng  hơn 9 ngàn tỷ đồng. Riêng Bamboo Capital cũng dời hạn thanh toán khoảng 8 ngàn tỷ đồng trái phiếu.

Đa phần các công ty nói trên đều khất nợ được thêm hai năm, sang năm 2025 và 2026, trong khi bức tranh ảm đạm trên toàn quốc là tình trạng chậm trả tiền lời vẫn diễn ra.

Tính đến ngày 3/10, có khoảng 69 công ty nằm trong danh sách chậm trễ thanh toán tiền lời hoặc nợ gốc trái phiếu, theo thông báo của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Ước tính tổng dư nợ trái phiếu của nhóm này hơn 176 ngàn tỷ đồng, chiếm gần 18% toàn thị trường.

VOA

3/ THÊM MỘT FACEBOOKER BỊ CẤM XUẤT CẢNH

Bạo quyền VN mới đây đã cấm xuất cảnh đối với bà Ngô Thị Oanh Phương, người được biết đến rộng rãi trên mạng có tên Phuong Ngô vì thường lên tiếng về nhiều vấn đề trong xã hội và nhiệt tình chống tiêu cực trong nhiều năm qua.

Công an phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất đã không cho bà Phương xuất cảnh vào sáng sớm hôm 5/10 sau khi bà đã hoàn tất thủ tục lên máy bay từ Sài Gòn đến thủ đô Tokyo của Nhật Bản.

Hai công an phi trường và một đại diện hãng hàng không Japan Airlines đã lập biên bản về việc “tạm hoãn xuất cảnh” đối với bà Phương. Tờ biên bản có đoạn viết rằng bà không được rời khỏi Việt Nam “vì lý do quốc phòng, an ninh”.

Bà Phương 42 tuổi, thường trú ở Sài Gòn, đã nổi tiếng trên mạng nhiều năm qua do tích cực lên tiếng chống bất công, trong đó đặc biệt nổi bật là việc bà đấu tranh chống các trạm thu phí đường bộ đặt ở các vị trí bất hợp lý và cứu trợ những người nguy khốn vì đại dịch Vũ Hán.

Trước trường hợp bà Ngô Thị Oanh Phương, bạo quyền Việt Nam đã cấm xuất cảnh đối với nhiều nhà đấu tranh và bất đồng chính kiến như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Luật sư Võ An Đôn, tín hữu Cao Đài Nguyễn Xuân Mai, tín đồ Tin Lành Y Sĩ Êban và Linh mục Trương Hoàng Vũ.

VOA

4/ THỦ TƯỚNG DO THÁI TUYÊN BỐ SẼ KHAI TỬ HAMAS

Trong khi loan báo thành lập “chính phủ đoàn kết khẩn cấp” và một “hội đồng chiến tranh” vào tối 11/10, Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu cam kết sẽ “khai tử” phong trào Hồi giáo Hamas.

Ông tuyên bố là “số phận của mỗi chiến binh Hamas đã được an bài”. Thủ tướng Do Thái tuyên bố phong trào Hamas sẽ bị tiêu diệt sạch sẽ, Do Thái sẽ khai tử mỗi chiến binh Hamas.

Trên nguyên tắc vào tối 11/10, chính phủ đoàn kết quốc gia Do Thái mới chính thức tuyên thệ trước quốc hội, nhưng tất cả đã bắt tay ngay vào làm việc từ sáng sớm.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu và lãnh đạo đối lập, đảng Đoàn kết thuộc cánh trung Benny Gantz, đã đồng ý thành lập một nội các liên minh vì lợi ích quốc gia. Hai ông Netanyahu, Gantz và đương kim bộ trưởng quốc phòng Yoav Gallant cùng tham gia trong hội đồng chiến tranh.

Cần biết ông Benny Gantz từng là một tướng chỉ huy quân đội Do Thái và cũng từng là bộ trưởng quốc phòng trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2022.

Nội các chiến tranh này chỉ tồn tại trong thời chiến. Mọi dự luật mới, nhất là dự luận liên quan đến việc cải tổ hệ thống tư pháp, đều bị đóng băng. Lãnh đạo đảng Đoàn kết, ông Benny Gantz,  giải thích là mối quan hệ đối tác sẽ không mang tính chính trị, mà đây là quan hệ đối tác vì vận mệnh chung.

Nội các này được hình thành với trách nhiệm điều phối các chiến dịch quân sự. Về mặt chính thức và thể theo một tiến trình khá phức tạp, tất cả những quyết định đều sẽ phải được trình lên và có sự đồng ý của ủy ban đặc trách về an ninh.

Trong số những thành viên của tổ chức này có hai bộ trưởng thuộc cánh cực hữu là các ông Itamar Ben Gvir và Betsalel Smotrich. Liên minh mới tại quốc hội được mở rộng từ 64 lên thành 76 dân biểu. Đây là đa số cần thiết để thông qua mọi quyết định về một chiến dịch quân sự đánh vào Dải Gaza. 

RFA

VNThoibao

VNTB – Cẩn trọng trước khi hưởng ứng kêu gọi kích hoạt lại Công luật 93-559

VNTB – Bảo hiểm y tế thương mại sẽ ‘vào’ dự luật bảo hiểm y tế

VNTB – Lại thiếu… vắc-xin tiêm chủng miễn phí cho trẻ em

VNTB – Vi phạm luật bảo vệ môi trường có phải dừng dự án?

VNTB – Tô Lâm quan tâm đến phần mềm giám sát… Giá tiền bao nhiêu không thành vấn đề!

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

Chuyển động Quốc Phòng (6/10 – 12/10/2023)

Thế giới hôm nay: 13/10/2023

Tác động hạn chế của việc Trung Quốc cấm xuất khẩu Gallium và Germanium

Thế giới hôm nay: 12/10/2023

Lợi và hại của việc kết nạp Ukraine và Moldova vào EU

Thế giới hôm nay: 11/10/2023

Đúng, trật tự thế giới hiện nay là đa cực!

Thế giới hôm nay: 10/10/2023

Những điều cần biết về xung đột Israel-Hamas

Thế giới hôm nay: 09/10/2023


Báo Tiếng Dân

 

Một hội thảo thiếu suy nghĩ12/10/2023

 

Thuy My

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 596, 07-10-2023

Nguyễn Thông - Chuyện trên phây búc

Lâm Bình Duy Nhiên - Hai quốc gia Palestine và Israël

 

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Cuộc chiến Israel – Hamas: Tác động thế giới và chuẩn bị cho Việt Nam 13/10/2023

“Chiến tranh chống Mỹ, miền Bắc khổ như thế nào”? 13/10/2023

10 điểm nhấn về chiến tranh 13/10/2023

Lợi và hại của việc kết nạp Ukraine và Moldova vào EU 13/10/2023

Bản tuyên bố từ 13 trung tâm Tổng thống Hoa Kỳ: CỦNG CỐ NỀN DÂN CHỦ CỦA CHÚNG TA 13/10/2023

Văn chương núp bóng quyền lực 12/10/2023

Người thách thức “giá trị châu Á” của Lý Quang Diệu 12/10/2023

Bàn về Văn hóa 12/10/2023

Không thể chấn hưng văn hoá nếu không hiểu điều này! 12/10/2023

Ông Dương Đức Thuỷ: ‘Điền kinh Việt Nam đừng vuốt ve nhau nữa’ 12/10/2023

 

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Xác minh giao dịch của 8 người liên quan khu "đất vàng" 33 Nguyễn Du

Trường Nguyên

https://nld.com.vn/phap-luat/xac-minh-giao-dich-cua-8-nguoi-lien-quan-khu-dat-vang-33-nguyen-du-20231012174410538.htm

(NLĐO) - 8 cá nhân liên quan đến vụ việc góp vốn, chuyển nhượng khu "đất vàng" 33 Nguyễn Du và 34-36-42 Chu Mạnh Trinh (phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM, thuộc vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Lương thực Miền Nam.

Xác nhận với phóng viên Báo Người Lao Động, một lãnh đạo của Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng cho biết đã ban hành văn bản gửi các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bản tỉnh phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến 8 cá nhân theo đề nghị của Cơ quan an ninh điều tra Công an TP HCM.

8 cá nhân này gồm: Huỳnh Thế Năng (64 tuổi), Trương Văn Ảnh (67 tuổi), Nguyễn Ngọc Nam (59 tuổi), Vũ Bá Vinh (64 tuổi), Nguyễn Thọ Trí (62 tuổi), Huỳnh Văn Tranh (62 tuổi), Huỳnh Văn Thông (65 tuổi), Trương Văn Húa (68 tuổi).

Theo đó, các tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh Lâm Đồng sẽ rà soát, cung cấp thông tin của 8 cá nhân nêu trên có thực hiện các giao dịch công chứng việc mua bán, vay mượn tiền, cầm cố, thế chấp tài sản, thuê tài chính (nếu có) trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2014 đến ngày 31-12-2016.

Theo tìm hiểu của phóng viên, 8 cá nhân nêu trên liên quan đến vụ việc mà Công an TP HCM đang kiểm tra, xác minh tin báo về vi phạm trong việc góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ số 33 Nguyễn Du và 34-36-42 Chu Mạnh Trinh (phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM), xảy ra tại Tổng Công ty Lương thực Miền Nam.

Đây là vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phóng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Khu đất vàng số 33 Nguyễn Du và 34-36-42 Chu Mạnh Trinh có diện tích hơn 6.274 m2, được UBND TP HCM giao cho Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2 - 100% vốn nhà nước) vào năm 2015 để đầu tư dự án khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại; thời hạn giao đất 50 năm.

Vinafood 2 sau đó đã liên kết với Công ty TNHH Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng địa ốc Việt Hân để cùng khai thác khu đất (thành lập Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng - Dịch vụ Việt Hân Sài Gòn) rồi thoái vốn khiến toàn bộ khu đất rơi vào tay tư nhân.

Thời điểm đó, tổng giá trị khu đất được xác định là 730 tỉ đồng. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ ước tính là hơn 1.979 tỉ đồng. Trong quá trình hợp tác với nhà đầu tư tư nhân chuyển đổi đất công thành đất tư, Vinafood 2 đã nhiều lần cố ý làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Vinafood 2 và Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng - Dịch vụ Việt Hân Sài Gòn đã lợi dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB971073 để thế chấp tài sản, vay nhiều ngàn tỉ đồng tại các ngân hàng trái quy định pháp luật.

Tháng 9-2022, UBND TP HCM quyết định thu hồi đất tại số 33 Nguyễn Du và số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh nhằm thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ.

 

Việt Nam có thể có 400 sân golf vào năm 2030

Anh Tú

https://vnexpress.net/viet-nam-co-the-co-400-san-golf-vao-nam-2030-4664003.html

Với làn sóng đua quy hoạch sân golf ở nhiều tỉnh, chuyên gia dự báo Việt Nam có 400-500 sân golf vào năm 2030, gấp 4-5 lần hiện nay.

Hiện tại, Hòa Bình chỉ có 2 sân golf đang hoạt động và 3 sân khác đã được cấp chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, tỉnh này đã lên kế hoạch trở thành thủ phủ sân golf với việc bổ sung sung vào quy hoạch 16 dự án đến năm 2030 và 17 dự án đến năm 2050.

Tương tự, Vĩnh Phúc dự kiến quy hoạch 40 dự án dịch vụ, du lịch, sân golf tập trung tại TP Phúc Yên và huyện Tâm Đảo đến năm 2030. Nhiều tỉnh, thành phố ở miền Bắc khác cũng ồ ạt lên kế hoạch phát triển lĩnh vực này như Bắc Giang với 13 dự án, Quảng Ninh quy hoạch 22 sân golf, Thái Nguyên 13 sân golf.

Tại cuộc tọa đàm về đầu tư sân golf mới đây, ông Ngô Công Thành, nguyên Vụ phó Quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng bùng nổ quy hoạch sân golf do thủ tục đầu tư các dự án này đã đơn giản hơn, các địa phương được trao quyền quyết định nhiều hơn.

Theo ông Thành, trước năm 2021, các dự án sân golf đều phải trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định để trình Thủ tướng xem xét cấp chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, từ khi có Nghị định 31/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, UBND các tỉnh đã được quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.

Chuyên gia này nói các địa phương quy hoạch sân golf như hiện nay hầu như đã có nhà đầu tư đặt hàng, chứ không phải "bánh vẽ". Ông dự báo đến năm 2030, Việt Nam có thể có đến 400-500 sân golf với việc quy hoạch phát triển của các địa phương như hiện tại. Hết năm nay, Việt Nam có khoảng gần 100 sân golf.

Ông lý giải đầu tư sân golf thu hút nhà đầu tư cả trong và ngoài nước bởi nhu cầu với bộ môn này tại Việt Nam đã bắt đầu tăng và còn nhiều tiềm năng trong tương lai. Đồng thời theo ông Thành, sau khi hết thời hạn thuê đất 50 năm, nhà đầu các dự án sân golf có thể được ưu tiên thuê tiếp hoặc xin chuyển đổi mục đích sử dụng sang phát triển khu đô thị, khu công nghiệp khi mạng lưới giao thông ở nhiều địa phương phát triển hơn.

Theo ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Đầu tư nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nhà nước cần xác định golf là một ngành kinh tế, mang lại hiệu quả tích cực cho các địa phương. Đồng thời, cơ quan quản lý cũng cần xây dựng bản đồ golf trên toàn quốc, cũng như có chính sách thích hợp cho từng vùng, từng địa phương với lĩnh vực này. Ông nói thêm với các địa phương xa xôi, ít du khách, cần đơn giản thủ tục cấp phép sân golf để hấp dẫn nhà đầu tư trong bối cảnh một loạt tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên đều mong muốn có sân golf.

Trong khi đó, TS Nguyễn Ngọc Chu, Tổng thư ký đầu tiên của Hiệp hội golf Việt Nam cho rằng không nên cấp quá nhiều đất cho một dự án sân golf, các địa phương cần thận trọng hơn. "Một sân golf cần 50 ha đất là đủ, một số cấp đến 100-120 ha là thừa thãi", ông Chu nói và lưu ý cơ quan quản lý cũng không được cho nhà đầu tư ôm đất, được giao là phải triển khai dự án.

Còn ông Ngô Công Thành cho rằng các địa phương cũng cần thận trọng khi lựa chọn vị trí đặt sân golf, tránh gây xung đột lợi ích với người dân. Ông dẫn chứng một dự án ở Hòa Bình trước đây với vốn đầu tư 80 tỷ đồng nhưng làm vào vị trí có nhiều hồ chứa nước, phải chuyển đổi 2 ha rừng khiến người dân phản ứng, nên đến nay vẫn bỏ hoang.

Với lĩnh vực golf hiện tại, ông Chu nhận xét giá thành để chơi vẫn rất đắt đỏ, tối thiểu 3-5 triệu mỗi lần lên sân là rào cản phát triển bộ môn này. Theo ông, trước khi các nhà đầu tư sân golf tính đến thu hút du khách nước ngoài, cần nghĩ để người Việt được hưởng thụ trước. "Kinh tế Việt Nam chưa bằng Mỹ, Australia, nhưng chi phí đánh golf lại hơn nhiều các nước này là điều không hợp lý", ông Chu nói.

Theo ông để hạ giá thành, Việt Nam cần có nhiều sân golf hơn để phá thế độc quyền trên thị trường. Chuyên gia này dự tính phải có 500 sân golf thì chi phí chơi tại Việt Nam mới rẻ như các nước phát triển, có những sân chỉ mất 20-30 USD, người chơi tự kéo chở đồ.

 

Đồng Nai: Bắt quả tang nhóm đối tượng sản xuất gas giả

Nguyễn Văn Việt (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/dong-nai-bat-qua-tang-nhom-doi-tuong-san-xuat-gas-gia/901864.vnp

Tang vật tạm giữ gồm 728 chai LPG thành phẩm; 494 vỏ chai LPG; 3 xe ôtô; 3 xe bồn; toàn bộ máy móc, công cụ sang chiết gas; số lượng lớn màng co, tem chống hàng giả cùng các tang vật khác liên quan.

Ngày 12/10, theo thông tin từ Công an tỉnh Đồng Nai, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Tỉnh đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 6 đối tượng về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là gas.

Qua thời gian khẩn trương điều tra xác minh, thu thập hồ sơ tài liệu, ngày 10/10/2023, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 6 đối tượng gồm: Bùi Anh Dũng (sinh năm 1969); Bùi Quý Chín (sinh năm 1967); Huỳnh Thanh Tùng (sinh năm 1969); Lê Văn Thế ( sinh năm 1968) cùng ngụ thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; Đặng Thanh Sang (sinh năm 1988) và Nguyễn Chí Linh (sinh năm 1987) cùng ngụ tỉnh An Giang, về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả” theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự.

Các Quyết định khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đã được Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đồng Nai phê chuẩn.

Theo thông tin ban đầu, vào ngày 2/10/2023, tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Toàn Năng Phát (phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa do đối tượng Bùi Anh Dũng là Giám đốc), Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ bắt quả tang các đối tượng nói trên đang có hành vi sản xuất gas giả các nhãn hiệu nổi tiếng và vận chuyển lên xe ôtô tải để đưa đi bán cho khách hàng.

Tang vật tạm giữ gồm 728 chai LPG thành phẩm; 494 vỏ chai LPG; 3 xe ôtô; 3 xe bồn; toàn bộ máy móc, công cụ sang chiết gas; số lượng lớn màng co, tem chống hàng giả cùng các tang vật khác có liên quan.

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đồng Nai tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, xác minh làm rõ các tình tiết có liên quan khác theo quy định pháp luật./.

 

Sân bay Nội Bài phản hồi vụ việc tài xế đột tử vẫn phải nộp phí sân đỗ

Việt Hùng (Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/san-bay-noi-bai-phan-hoi-vu-viec-tai-xe-dot-tu-van-phai-nop-phi-san-do/901783.vnp

Lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài đã quán triệt người lao động báo cáo kịp thời mọi tình huống bất thường để có những ứng xử phù hợp.

Trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc một tài xế đột tử tại sân bay Nội Bài, người nhà nạn nhân vẫn phải trả khoản phí sân đỗ, chiều 12/10, lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài đã chính thức phản hồi về sự việc này.

Theo đó, vào lúc 21 giờ ngày 4/10, một nhân viên Đội An ninh kiểm soát sân đỗ ôtô trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra khu vực sân đỗ ôtô P2 Nhà ga T1, nhận được thông tin từ 2 hành khách người nước ngoài yêu cầu trợ giúp y tế đối với anh N.X.Đ, (sinh năm 1977, tại Ý Yên, Nam Định. Tạm trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang ngồi trên xe ôtô Biển kiểm soát 18A-XX… cần trợ giúp y tế.

Ngay lập tức, nhân viên y tế có mặt tại hiện trường hỗ trợ y tế ban đầu, đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại Bệnh viên Tim Hà Nội đồng thời liên hệ gia đình để thực hiện các thủ tục tại bệnh viện. Được biết, bệnh nhân đã tử vong ngoại viện.

Đến tối ngày 11/10, người nhà của nạn nhân quay lại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài để nhận xe ôtô đang đỗ lại tại sân đỗ ôtô P1 từ ngày 4/10. Nhân viên thu phí của Trung tâm Khai thác ga Nội Bài đã thực hiện thu phí theo quy định.

Sáng ngày 12/10, lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài khi biết tin đã cử đoàn cán bộ về Nam Định để thăm hỏi, động viên gia đình và thắp hương cho người mất đồng thời quán triệt người lao động báo cáo kịp thời mọi tình huống bất thường để có những ứng xử phù hợp.

Trước đó, mạng xã hội lan truyền câu chuyện một tài xế đột tử tại sân bay, cùng những phản ánh liên quan tới việc người nhà nạn nhân vẫn phải trả khoản phí sân đỗ.

Cụ thể, tài xế này được phát hiện đột tử trên xe từ ngày 4/10. Phía an ninh sân bay đã tiếp nhận vụ việc và bàn giao thi thể tài xế xấu số cho cơ quan chức năng.

Đến ngày 11/10, người nhà nạn nhân đến sân bay để lấy chiếc ôtô ra khỏi bãi đỗ thì phải thanh toán khoản tiền sân đỗ là 1,4 triệu đồng./.

 

3 cựu cán bộ công an bắn trộm dê và lời khai không được chấp nhận

T.Nhung

https://vietnamnet.vn/3-cuu-can-bo-cong-an-ban-trom-de-va-loi-khai-khong-duoc-chap-nhan-2201130.html

Tại cơ quan điều tra, 3 cựu công an khai không biết 2 con dê là của người dân chăn nuôi, nghĩ là dê hoang nên đã dùng súng bắn chết và lấy mang về. VKSND cho rằng, lời khai này không có căn cứ chấp nhận, không đúng với bản chất của vụ án.

Ngày 12/10, TAND TP Hà Nội đưa 3 cựu cán bộ Công an thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) ra xét xử tội Trộm cắp tài sản. 3 bị cáo gồm: Nguyễn Văn Nhân (SN 1992), Bùi Tiến Tùng (SN 1994) và Bùi Đình Việt (SN 1984) bị truy tố khoản 1, Điều 173 BLHS.

Theo cáo trạng của VKSND TP Hà Nội, Khoảng 11h30 ngày 26/6, tại trụ sở Công an thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), Bùi Tiến Tùng và Nguyễn Văn Nhân ngồi nói chuyện rồi rủ nhau đi bắn chim. Sau khi thống nhất, Nguyễn Văn Nhân gọi điện thoại cho Bùi Đình Việt rủ đi cùng. 

Sau đó, Tùng điều khiển xe ô tô chở 2 đồng nghiệp mang theo khẩu súng hơi màu đen, hộp đạn chì đi từ trụ sở Công an thị trấn Đại Nghĩa đến khu vực xã An Phú, huyện Mỹ Đức để bắn chim.

Khoảng hơn 12h cùng ngày, cả 3 đi vào khu vực thôn Đức Dương, xã An Phú, nhưng không phát hiện được chim để bắn. Khi Tùng điều khiển xe ô tô đi qua khu vực núi Đốt thuộc thôn Đức Dương, người này nghe thấy tiếng dê kêu và đã dừng xe.

Tại đây, 3 cán bộ công an nhìn thấy 1 con dê (dê bé, lông màu đen trắng) đang đứng tại mỏm đá phía chân múi Đốt, cách ô tô khoảng 100m. 

Lúc này, Nhân ngồi trong xe ô tô, kê khẩu súng hơi vào cánh cửa sau bên phải xe, ngắm và bắn 2 phát, con dê bé bị trúng đạn rơi xuống đất. Ngay sau đó, con dê to chạy đến và bị cáo Nhân tiếp tục bắn 1 viên khiến con dê to cũng trúng đạn.

Sau khi bắn chết 2 con dê, những người này ngồi chờ trong xe ô tô khoảng 5 phút. Thấy không có động tĩnh gì, Nhân bảo 2 đồng nghiệp đi nhặt xác 2 con dê.

Theo điều tra, Tùng và Việt ra khỏi xe ô tô, đi bộ theo đường đất đến khu vực chân núi Đốt. Sau đó Tùng cho con dê bé vào chiếc túi nilon, trong khi đó Việt kéo con dê to dưới mương nước. Khi cách xe ô tô khoảng 15m, Nhân đi đến giúp đồng nghiệp kéo con dê to cho vào bao tải, rồi bỏ 2 con dê vào cốp sau xe ô tô.

Cùng thời điểm trên, anh Nguyễn Văn Xa (SN 1981, ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội), là người chăn dê tại khu vực núi Đốt, đứng cách vị trí 2 con dê khoảng 120m nên đã thấy sự việc. 

Anh Xa nhìn thấy 3 người đàn ông bỏ 2 con dê vào cốp xe ô tô nên đã gọi điện thoại cho anh trai là Nguyễn Văn Khang (SN 1978) thông báo sự việc. Ông Khang bảo vợ là bà Chu Thị Dụng (SN 1987) cùng con gái là cháu Nguyễn Thị Thanh Nhạ (SN 2007) đi ra chặn xe ô tô của những người này.

 

Lời khai dê hoang là không đúng với bản chất của vụ án

Khoảng 14h20 cùng ngày, khi Tùng điểu khiển xe ô tô đi đến khu vực cầu Ái Nàng (cách vị trí núi Đốt 3-4 km) thì nhìn thấy 4-5 người dân chặn đầu xe. Nghi ngờ người dân phát hiện ra việc bắn chết dê, Tùng không dừng xe mà điều khiển ô tô chuyển hướng rẽ trái, đi vào khu vực đường làng để bỏ chạy.

Chạy được khoảng 1-2 km, đến đoạn đường không đi được xe ô tô, Tùng điểu khiển xe quay đầu lại thì bị nhiều người dân dùng xe máy chặn giữa đường, không cho đi qua, yêu cầu xuống xe giải quyết.

Khi Tùng và Việt xuống xe nói chuyện, người dân kiểm tra, phát hiện ở trong cốp xe ô tô có xác 2 con dê, một số người dân đã đánh Tùng và Việt bị thương tích nhẹ.

Sau khi tiếp nhận thông tin của quần chúng nhân dân, Công an xã An Phú đã đến hiện trường, đưa các đối tượng về trụ sở Công an xã để làm việc. Tuy nhiên, người dân ngăn cản, không cho đưa 3 người đàn ông đi.

Đến khoảng 17h20 cùng ngày, những người này bị dẫn về nhà anh Nguyễn Văn Xa để làm rõ việc bắn trộm 2 con dê. Và đến tối cùng ngày, 3 người trộm dê được đưa đến Công an huyện Mỹ Đức để làm việc.

Tại cơ quan điều tra, những người này khai không biết 2 con dê là của người dân chăn nuôi, nghĩ là dê hoang nên đã dùng súng bắn chết dê và lấy mang về.

Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả khám nghiệm hiện trường, lời khai của người bị hại, lời khai của người làm chứng, kết quả xác minh và các tài liệu chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra, VSKND thấy lời khai của các bị can là không có căn cứ chấp nhận, không đúng với bản chất của vụ án.

Cơ quan điều tra xác định, 2 con dê có tổng giá trị hơn 5,7 triệu đồng là của nhà anh Xa. Trước khi diễn ra phiên tòa, gia đình các bị cáo đã tự nguyện bồi thường cho anh Xa số tiền 20 triệu đồng. Anh Xa đã nhận tiền và không yêu cầu bồi thường dân sự và có đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho các bị cáo.

 

TP.HCM: 'vắc xin nhà nước' hụt hơi, vắc xin dịch vụ dư dả

Xuân Mai

https://tuoitre.vn/tp-hcm-vac-xin-nha-nuoc-hut-hoi-vac-xin-dich-vu-du-da-20231012221046952.htm

Nguồn vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng tại TP.HCM và cả nước dần cạn kiệt, chỉ đủ dùng trong 2 tuần tới. Nhiều phụ huynh đưa con đến trạm y tế tiêm theo lịch nhưng không có vắc xin, trong khi vắc xin dịch vụ lại đầy đủ.

Đây không phải lần đầu tiên các địa phương cạn kiệt vắc xin tiêm chủng mở rộng. Riêng TP.HCM lần gần nhất thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng là tháng 5 vừa qua, sau 5 tháng tình trạng này lại tái diễn.

TP.HCM: vắc xin tiêm chủng thiếu hụt

Sở Y tế TP.HCM cho biết vắc xin thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tại TP.HCM đang cạn dần. Trong đó, loại DPT-VGB-Hib (vắc xin 5 trong 1) chỉ còn khoảng 3.000 liều, vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B còn 89 liều... Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) dự báo số vắc xin trên chỉ đủ tiêm trong vòng 2 tuần nữa.

Một số trạm y tế ở TP.HCM đã "khát" vắc xin tiêm chủng mở rộng từ lâu vì không đủ cung cấp tiêm phòng bệnh cho trẻ trên địa bàn. Bác sĩ Nguyễn Văn Mót (trạm y tế phường Đông Hưng Thuận, quận 12) cho biết nhiều loại vắc xin đã cạn kiệt, kể cả vắc xin bại liệt dạng uống.

"Phụ huynh đưa con đến trạm y tế tiêm mà chúng tôi không có vắc xin. Nhân viên y tế tư vấn phụ huynh thông cảm, sau đó lưu trẻ vào danh sách và sẽ gọi phụ huynh đưa trẻ đến tiêm sớm nhất khi vắc xin phân bổ về. Trong trường hợp không thể trì hoãn, trẻ có thể tiêm vắc xin dịch vụ, nhưng điều này cũng khó đối với gia đình không có điều kiện", bác sĩ Mót chia sẻ.

Tình trạng gián đoạn nguồn cung vắc xin tiêm chủng mở rộng tương tự xảy ra tại Hà Nội. Đưa con gái nhỏ 18 tháng tuổi đến trạm y tế tiêm phòng sởi - rubella theo đúng lịch tiêm chủng, chị Hoa (Ứng Hòa, Hà Nội) lại bế con về vì trạm hết vắc xin.

Bác sĩ trạm hướng dẫn chị đăng ký tiêm và hẹn tháng sau quay lại. Nếu không đợi thì có thể tiêm dịch vụ, chị đành đưa con về để đợi tháng sau quay lại. Cả hai vợ chồng làm việc tự do, kinh tế khó khăn, không dư dả để cho con đi tiêm dịch vụ. Con đầu của chị cũng chỉ tiêm các mũi tiêm miễn phí tại trạm y tế.

 Bà Nguyễn Thị Minh Tâm, trạm trưởng trạm y tế xã Viên Nội, Ứng Hòa, TP Hà Nội, cho hay hiện trạm còn năm loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tổ chức tiêm chủng theo lịch thường xuyên, tuy nhiên các loại vắc xin bị gián đoạn, phân bổ nhỏ giọt.

"Khoảng vài tháng trở lại đây hầu hết chỉ có năm loại vắc xin trong số trên 10 loại trong chương trình. Tháng này hết vắc xin 5 trong 1 thì tháng sau được phân bổ; vắc xin sởi - rubella tháng trước tiêm nhưng tháng này hết.

Đối với những trẻ đến điểm tiêm nhưng không còn loại vắc xin theo lịch tiêm chủng, chúng tôi thường hướng dẫn trẻ tiêm dịch vụ để không gián đoạn, nhưng nhiều loại vắc xin có giá thành cao khiến nhiều gia đình thêm khoản chi phí", bà Tâm chia sẻ.

Nhanh nhất tháng 12 mới có vắc xin

Đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết ngành y tế TP tiếp tục kiến nghị Bộ Y tế đẩy nhanh lộ trình cung ứng vắc xin tiêm chủng mở rộng. HCDC tiếp tục điều phối hợp lý nguồn vắc xin còn lại để tiêm cho trẻ.

Tại Viện Pasteur TP.HCM, bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc - điều hành phòng khám tiêm chủng của viện - thông tin hiện đơn vị có đầy đủ các loại vắc xin để phục vụ nhu cầu tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em, chỉ thiếu vắc xin uốn ván (dành cho bà bầu).

Sở Y tế TP.HCM cũng cho biết hiện vắc xin 5 trong 1 thuộc nguồn dịch vụ tại TP vẫn có. Trong trường hợp cần thiết, phụ huynh cân nhắc đưa trẻ đến tư vấn và tiêm vắc xin theo nhu cầu.

Trước đó, nguồn cung ứng vắc xin tiêm chủng mở rộng bị gián đoạn từ đầu năm 2023, khi có thay đổi về cơ chế mua sắm vắc xin. Mọi năm vắc xin tiêm chủng mở rộng do Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đảm nhiệm mua sắm, phân bổ. Tuy nhiên khi kết thúc chương trình mục tiêu y tế - dân số, việc mua sắm vắc xin trong chương trình được giao về cho các địa phương.

Thời điểm đó, địa phương gặp khó trong việc tìm nguồn cung ứng, đấu thầu dẫn đến tiêm chủng bị gián đoạn. Bộ Y tế đã trình Chính phủ cho phép tiếp tục sử dụng ngân sách trung ương để mua vắc xin trong chương trình.

Đến ngày 10-7, Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Y tế, tiếp tục sử dụng ngân sách trung ương mua vắc xin tiêm chủng mở rộng.

Tuy nhiên cho đến nay hoạt động này vẫn đang trong quá trình xét duyệt, mà một nguyên nhân quan trọng là sau nhiều năm, giá vắc xin đã thay đổi, quá trình duyệt giá bị kéo dài. Trong lúc chờ đợi mua vắc xin, cuối tháng 7-2023 Bộ Y tế cũng nhận được nguồn viện trợ của Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (hơn 200.000 liều vắc xin 5 trong 1).

* Tiêm chủng mở rộng thiếu, dịch vụ lại nhiều

Nghịch lý hiện nay là vắc xin tiêm chủng mở rộng tại TP.HCM dần cạn kiệt nhưng vắc xin dịch vụ vẫn còn nhiều. Ghi nhận tại một số trung tâm tiêm chủng lớn ngày 12-10 còn đầy đủ các loại vắc xin phục vụ tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ.

Trẻ cần tiêm vắc xin 5 trong 1, nhân viên y tế tại trung tâm tiêm chủng ở quận Phú Nhuận cho biết vắc xin này và vắc xin 6 trong 1 tại trung tâm có đầy đủ.

* Đang đẩy nhanh tiến độ mua sắm

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho hay hiện đơn vị đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ mua sắm vắc xin tiêm chủng mở rộng. Theo đó, vắc xin sản xuất trong nước sẽ được cung ứng sớm hơn.

Vắc xin nhập khẩu cần có thời gian để đưa về Việt Nam. Ngay khi có vắc xin, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương sẽ phân bổ ngay đến các địa phương để tiêm chủng.

 

Đề nghị kỷ luật Ban cán sự đảng UBND tỉnh Phú Yên nhiệm kỳ 2016-2021

Theo Ttxvn

https://tuoitre.vn/de-nghi-ky-luat-ban-can-su-dang-ubnd-tinh-phu-yen-nhiem-ky-2016-2021-20231012194949012.htm

Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên thông báo kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 và thi hành kỷ luật một số đảng viên có vi phạm.

Theo Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy ngày 12-10, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Phú Yên đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng kiểm tra, thanh tra để UBND tỉnh, các tổ chức, cá nhân và các chủ đầu tư trong tổ chức thực hiện các dự án/gói thầu có liên quan đến Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) và các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái AIC, các dự án/gói thầu thực hiện không đúng quy định của pháp luật về đấu thầu có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Liên quan đến hạn chế, khuyết điểm, vi phạm nêu trên, có trách nhiệm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016, nhiệm kỳ 2016 - 2021 và một số lãnh đạo sở, ngành, cán bộ chuyên môn có liên quan với vai trò là chủ đầu tư, thẩm định, phê duyệt các dự án/gói thầu.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, căn cứ các quy định của Đảng, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy tiến hành kiểm điểm trách nhiệm, xem xét, đề nghị xử lý kỷ luật với Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016 và một số đảng viên có liên quan.

Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên quyết định thi hành kỷ luật ông Phạm Trung Chánh, phó chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân, bằng hình thức cảnh cáo.

Ông Chánh đã vi phạm những điều đảng viên không được làm, quy chế làm việc và trách nhiệm nêu gương; thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; buông lỏng kiểm tra, giám sát để các cơ quan tham mưu lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đất của huyện vi phạm trình tự, thủ tục; ký các quyết định chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở cho hộ gia đình, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật đất đai; không kịp thời xử lý phản ánh của địa phương gây dư luận xấu.

Ông Đoàn Văn Thủy, hiện đang giữ chức vụ trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đồng Xuân (đảng ủy viên, bí thư chi bộ, trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Xuân giai đoạn 2016 - 2020) bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên quyết định thi hành kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Trong thời gian giữ chức vụ đảng ủy viên, bí thư chi bộ, trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Xuân (giai đoạn 2016 - 2020), ông Thủy đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý;

Không kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực quản lý, tham mưu lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đất, thực hiện trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, ký nhiều tờ trình tham mưu UBND huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở cho hộ gia đình, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật đất đai; tham mưu chủ tịch UBND huyện quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai không đúng quy định.

Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên đề nghị Ban thường vụ Tỉnh ủy xem xét kỷ luật ông Nguyễn Duy Dương, đảng viên chi bộ khu phố Trần Phú, Đảng ủy phường 7, Thành ủy Tuy Hòa, nguyên tỉnh ủy viên, nguyên giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Trong thời gian giữ chức vụ phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, ông Dương đã tham mưu UBND tỉnh thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất và cho thuê đất để thực hiện dự án khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường, đất san lấp để phục vụ dự án hầm đường bộ Đèo Cả vi phạm quy định của pháp luật đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật.


Xử lý 192 đảng viên, cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Phạm Duy

https://www.phapluatplus.vn/giao-thong-do-thi/xu-ly-192-dang-vien-can-bo-cong-chuc-vi-pham-nong-do-con-d199607.html

Từ ngày 30/8 đến 5/10, 6 tổ công tác của Cục CSGT phối hợp với công an các địa phương đã kiểm tra, xử lý 192 trường hợp là đảng viên, cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn.

Chiều 11/10, Cục CSGT (Bộ Công an) thông tin cho biết, từ ngày 30/8 đến 05/10, 6 tổ công tác của Cục CSGT phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an đã kiểm tra tại 45 tỉnh, thành phố. Kết quả đã trực tiếp kiểm soát 150.763 phương tiện, phát hiện và bàn giao cho công an địa phương xử lý 5.284 trường hợp vi phạm.

Trong đó có 5.053 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, 44 trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, 24 trường hợp người điều khiển phương tiện trong cơ thể có chất ma túy, 10 trường hợp vi phạm về tải trọng và kích thước hàng hóa, 157 trường hợp vi phạm khác.

Đối với các trường hợp vi phạm về nồn độ cồn qua xác minh nhanh, ghi nhận 192 trường hợp người vi phạm là đảng viên, cán bộ, công chức. Những trường hợp vi phạm này bên cạnh việc bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, cơ quan cảnh sát giao thông sẽ gửi thông tin vi phạm về các cơ quan, đơn vị để xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật về công chức, viên chức và điều lệ của cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang.

Trong quá trình kiểm tra, xử lý nồng độ cồn, các tổ công tác đã phát hiện, lập biên bản, bàn giao cho công an địa phương khởi tố: 03 vụ, 04 đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng chất ma túy trái phép; 03 vụ chống người thi hành công vụ (tại tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Hải Phòng); 02 vụ, 02 đối tượng về hành vi làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức (Tại tỉnh Cao Bằng và Thái Nguyên giả danh nhà báo).

Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, trong 9 tháng đầu năm 2023, cả nước đã phát hiện xử lý 547.768 trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn, 1.701 trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có chất ma túy trong cơ thể.

 

9 tháng đầu năm, cả nước có gần 5.000 người tử vong vì tai nạn giao thông

Diệu Nhi

https://www.phapluatplus.vn/giao-thong-do-thi/9-thang-dau-nam-ca-nuoc-co-gan-5000-nguoi-tu-vong-vi-tai-nan-giao-thong-d199621.html

Trong 9 tháng đầu năm 2023, toàn quốc xảy ra 8.335 vụ tai nạn giao thông khiến 4.765 người tử vong, bị thương 5.802 người.

Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2023, tình hình trật tự an toàn giao thông về cơ bản được bảo đảm.

Theo đó, tai nạn giao thông (TNGT) được kiềm chế và kéo giảm về số vụ và số người chết so với cùng kỳ năm 2022, giảm 90 vụ (-1.07%) và giảm 60 người chết (-1.24%).

Số vụ tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn trong các dịp cao điểm giảm sâu so với các năm trước. 9 tháng đầu năm 2023, toàn quốc xảy ra 8.335 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.765 người, bị thương 5.802 người. So với cùng kỳ năm 2022 số vụ giảm 90 vụ (-1.07%), giảm 60 người chết (-1.24%), tăng 216 người bị thương (+3.87%).

Cũng theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, có 33 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2022, trong đó 13 địa phương giảm trên 20% số người chết là: Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Thái Nguyên, Kiên Giang, Điện Biên, Hà Nội, Lai Châu, Tiền Giang, Bến Tre, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Quảng Trị, Bìa Rịa - Vũng Tàu. Đặc biệt, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên - Huế giảm trên 40% số người chết do TNGT.

Bên cạnh đó, số người chết do TNGT tại hai thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang và Thừa Thiên - Huế cũng được kéo giảm sâu so với cùng kỳ cả về tỷ lệ phần trăm và số lượng tuyệt đối; còn 29 địa phương có số người chết do TNGT tăng so với cùng kỳ 2022, trong đó 9 tỉnh tăng trên 40% là: Phú Thọ, Nam Định, Kon Tum, Long An, Thái Bình, Đồng Nai, Lạng Sơn, Thanh Hóa và Hà Tĩnh. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng (22 vụ), làm chết và bị thương nhiều người, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng cho biết, 9 tháng đầu năm 2023, tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có xu hướng tăng, trên các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng điểm, nhất là tại cửa ngõ ra, vào các thành phố lớn, nguyên nhân là do số lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao. Đồng thời, gia tăng hành vi chống người thi hành công vụ trong quá trình xử lý vi phạm về TTATGT (xảy ra 44 vụ, tăng 23 vụ so với cùng kỳ năm 2022).

 

Cựu Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ninh bị đề nghị mức án 15-17 năm tù

Tr.Đức

https://nld.com.vn/phap-luat/cuu-giam-doc-so-gd-dt-quang-ninh-bi-de-nghi-muc-an-15-17-nam-tu-20231012142706101.htm

(NLĐO)- VKSND tỉnh Quảng Ninh đề nghị tuyên phạt bị cáo Vũ Liên Oanh, cựu giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ninh, 6-7 năm tù về tội “Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, 9-10 năm tù về tội “Nhận hối lộ”; tổng hình phạt 15-17 năm tù

Sáng 12-10, TAND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, đưa và nhận hối lộ, xảy ra tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Quảng Ninh.

Trước khi bước sang phần tranh tụng, VKSND tỉnh Quảng Ninh đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Vũ Liên Oanh, cựu giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ninh, từ 6-7 năm tù về tội "Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", từ 9-10 năm tù về tội "Nhận hối lộ"; tổng hình phạt 15-17 năm tù.

Bị cáo Ngô Vui, cựu trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Sở GD-ĐT Quảng Ninh, bị đề nghị 5-6 năm tù về tội "Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", 6-7 năm tù về tội "Nhận hối lộ"; tổng hình phạt 11-13 năm tù.

Bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn NSJ Group, bị đề nghị 8-9 năm về tội "Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", 12-13 năm tù về tội "Đưa hối lộ"; tổng hình phạt 20-23 năm tù.

14 bị cáo còn lại, người bị đề nghị mức án cao nhất 6-7 năm tù và thấp nhất 24-30 tháng cho hưởng án treo.

Theo VKSND, bị cáo Vũ Liên Oanh khi đương chức Giám đốc Sở GD-ĐT vì động cơ vụ lợi đã thông đồng với nhà thầu, lợi dụng chức vụ quyền hạn chỉ đạo cấp dưới phối hợp với nhà thầu từ khâu lập dự án, tạo mọi điều kiện để Công ty NSJ Group đảm bảo trúng thầu 6/6 gói thầu mua sắm thiết bị giáo dục.

Bị cáo Oanh cũng chỉ định thầu trái pháp luật khi chọn Công ty VNNew làm tư vấn lập dự án, nhằm hợp thức hồ sơ thầu; chỉ định Công ty AIC và Công ty Gia Lộc là đơn vị thẩm định giá ban hành chứng thư thẩm định giá theo giá do công ty của bị cáo Nga cung cấp.

Bản luận tội đánh giá hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu của bị cáo Oanh đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 80 tỉ đồng.

Đại diện VKS nhấn mạnh là người thành lập và điều hành mọi hoạt động của NSJ Group, MQF và VNNew, từ năm 2016, bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga thống nhất với bị cáo Oanh về việc tham gia các dự án của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ninh, với đơn giá do bị cáo Nga đưa ra. Bị cáo Nga cũng chỉ đạo lập hồ sơ dự thầu cho "quân xanh, quân đỏ"; liên hệ với các hãng sản xuất và các công ty trung gian để nâng giá các thiết bị giáo dục từ nước ngoài trước khi nhập khẩu về Việt Nam.

Mặc dù bị cáo Nga không thừa nhận đã hối lộ hơn 30 tỉ đồng cho nhóm bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Sở GD-ĐT, VKS đưa ra quan điểm cho rằng căn cứ lời khai các bị cáo khác và tài liệu điều tra đủ cơ sở kết luận có phạm tội.

Theo cáo trạng, trong quá trình thực hiện 6 dự án từ năm 2016 đến 2019, vào các dịp cuối năm, sau khi Công ty NSJ trúng thầu và thực hiện xong các gói thầu, Hoàng Thị Thúy Nga (Chủ tịch NSJ Group) đến gặp và đưa tiền "cảm ơn" cho Vũ Liên Oanh, Ngô Vui (Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở GD-ĐT Quảng Ninh) và Hà Huy Long (Phó trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở GD-ĐT Quảng Ninh) tổng số 18,7 tỉ đồng và 500.000 USD, tương đương 30,16 tỉ đồng.

Trong đó, Nga đã 4 lần đến gặp Oanh (3 lần tại cơ quan, 1 lần tại nhà của Oanh) và đưa cho Oanh tổng số 14 tỉ đồng để "cảm ơn và chúc Tết".

Với bị Ngô Vui, bị cáo Nga gặp Vui trực tiếp 3 lần để đưa tiền và 2 lần đưa tiền cho Vui thông qua con gái Vui là Ngô Hoàng A.. Tổng số tiền là 14,8 tỉ đồng.

Còn với Hà Huy Long, Nga đã 4 lần chuyển tiền cho Long để cảm ơn sau khi các dự án đã hoàn thành với tổng số tiền 1,36 tỉ đồng.

Trong phần xét hỏi tại phiên tòa ngày 11-10, trong khi các bị cáo Vũ Liên Oanh Ngô Vui và Hà Huy Long đều thừa nhận việc nhận tiền thì Hoàng Thị Thúy Nga vẫn một mực phủ nhận việc đưa tiền.

Chiều 12-10, phiên tòa tiếp tục với phần tranh tụng.

 

NÓI THẲNG: Nên "khai tử" Quỹ Bình ổn giá xăng dầu!

Thùy Dương

https://nld.com.vn/goc-nhin/dang-sau-mot-chuyen-kho-tin-20231002221545976.htm

Việc sử dụng, quản lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đang rất lộn xộn, thiếu nguyên tắc, thiếu giám sát. Có nhiều lý do cho thấy nên xem xét "khai tử" công cụ điều hành giá thiếu minh bạch và khó kiểm soát này.

Câu chuyện doanh nghiệp (DN) đầu mối có dư nợ bị ngân hàng thương mại tự động cấn trừ nợ từ tài khoản Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG) - vốn do người dân đóng góp và không được trích cho mục đích khác - khiến dư luận những ngày gần đây không khỏi ngỡ ngàng.

Việc kết luận ngân hàng này đúng hay sai, thực hiện trên căn cứ nào... thuộc về trách nhiệm của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, dù bên nào đúng thì sự việc cũng cho thấy việc sử dụng, quản lý Quỹ BOG đang rất lộn xộn, thiếu nguyên tắc và thiếu giám sát.

Câu hỏi đặt ra là các DN đầu mối xăng dầu đã quản lý, trích lập, sử dụng Quỹ BOG như thế nào; có mở và kê khai tài khoản chi tiết cũng như công khai mục đích sử dụng tài khoản không... mà dẫn đến tình huống ngân hàng "trích nhầm"? Việc thu - chi quỹ theo quyết định điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính có được thực hiện dưới sự giám sát nghiêm ngặt hay không?

Theo quy định, định kỳ ngày mùng 1 hằng tháng, ngân hàng thương mại - nơi thương nhân đầu mối xăng dầu mở tài khoản tiền gửi Quỹ BOG - phải gửi sao kê giao dịch phát sinh về Bộ Công Thương và Bộ Tài chính. Trong đó, cần thể hiện rõ số dư đầu kỳ báo cáo, số trích lập và số sử dụng trong kỳ báo cáo. Như vậy, quy định có vẻ như rất rõ ràng nhưng việc quản lý vẫn tồn tại cả sự bất cập lẫn bất ổn. 

Bất cập ở chỗ cơ quan quản lý nhà nước tuy có vai trò, trách nhiệm điều hành nhưng không có khả năng cũng như không có quy định cụ thể làm cơ sở để cập nhật được tài khoản ngân hàng của DN đầu mối. Kẽ hở này dẫn đến tình trạng thương nhân hoàn toàn có thể chỉ báo cáo số dư Quỹ BOG trên sổ sách, còn số tiền thực trong tài khoản lại là chuyện khác.

Đáng nói hơn, do Quỹ BOG được giao cho DN quản lý nên việc sử dụng theo quyết định của liên bộ Tài chính - Công Thương thường được DN linh hoạt tính vào giá bán lẻ xăng dầu, qua đó DN có thể giảm trừ phần chi quỹ vào doanh thu bán hàng. Điều này khiến dòng tiền ra - vào tài khoản ngân hàng của Quỹ BOG có thể không tách bạch với các tài khoản khác của DN.

Bất ổn ở chỗ cơ quan điều hành giá xăng dầu không thể dự đoán được chính xác biến động của thị trường trong tương lai. Trong tình huống có những bất ổn địa chính trị đẩy giá thế giới liên tục tăng, kéo giá bán lẻ trong nước tăng theo, Quỹ BOG sẽ chịu áp lực lớn. Đã có nhiều thời điểm phải xả quỹ mạnh và liên tục khiến quỹ âm. 

Trong bối cảnh giá đầu vào tăng, DN phải tìm cách bù đắp thâm hụt, cân đối dòng tiền thông qua nguồn vốn tín dụng. Khi đó, liệu có chắc rằng DN có dư nợ không rơi vào tình trạng bị ngân hàng trừ nợ thông qua tài khoản dương khác - dù đó là tài khoản Quỹ BOG vốn bất khả xâm phạm?

Gần 10 năm nay, rất nhiều chuyên gia đã lên tiếng đề nghị bỏ Quỹ BOG khỏi công thức tính giá xăng dầu. Nhưng, với danh nghĩa "bình ổn" giá mặt hàng cực kỳ thiết yếu, Quỹ BOG vẫn có lý do để tồn tại. Đáng nói là, trong khi chỉ có một lý do để tồn tại mà lý do này đi ngược với nguyên tắc thị trường - thì có nhiều lý do cho thấy nên xem xét "khai tử" công cụ điều hành giá thiếu minh bạch và khó kiểm soát này.

 

“Nổ” là Phó tổng giám đốc, chiếm đoạt 32 tỷ đồng

https://www.anninhthudo.vn/no-la-pho-tong-giam-doc-chiem-doat-32-ty-dong-post554618.antd

ANTD.VN - Vũ Thị Thu Hương tự "nổ" rằng mình là Phó Tổng giám đốc một doanh nghiệp để lừa đảo chiếm đoạt 32 tỷ đồng tiền góp vốn của bạn học cũ.

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định truy nã đối với Vũ Thị Thu Hương (SN 1973; trú tại phường Kim Liên, quận Đống Đa, TP Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Theo tài liệu điều tra, trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2021, Vũ Thị Thu Hương đã nói dối bạn học Đại học rằng mình là Phó tổng giám đốc phụ trách đầu tư của Tập đoàn TH, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư thương mại và công nghệ Hà Nội. Hương được giao huy động tiền góp vốn vào các dự án của Tập đoàn TH, ai tham gia sẽ được hưởng lãi suất cao. Tin tưởng lời đối tượng, một số người bạn của Hương đã ký hợp đồng góp vốn và vay vốn. Tổng số tiền Hương nhận là hơn 32 tỷ đồng. Sau khi nhận tiền, Hương không đầu tư vào Tập đoàn TH mà bỏ trốn.

Căn cứ vào tài liệu điều tra, ngày 25-4-2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can Vũ Thị Thu Hương với tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Tuy nhiên, đối tượng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Ngày 22-8-2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định truy nã đối với Vũ Thị Thu Hương.

Nếu phát hiện đối tượng ở đâu, người dân có thể báo ngay cho Phòng Cảnh sát hình sự CATP Hà Nội (SĐT: 0934350505), cơ quan Công an nơi gần nhất, Tổng đài 113 hoặc cung cấp thông tin Công an thành phố Hà Nội.

 Yêu cầu đối tượng truy nã ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment