Đối Thoại Điểm Tin ngày 07 tháng 10 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Chiến
lược giao tiếp của Mỹ với Trung Quốc có hiệu quả không?
Nguyên
nhân gây khói mù lâu nay trên khắp Đông Nam Á
Ông
Biden nói không thể ngăn cản kế hoạch xây thêm tường biên giới
Việt Nam nói Mỹ tăng cường
áp đặt quy định đối với hàng nhập khẩu
TT Biden: Không có lựa chọn trong việc xây thêm tường
biên giới
TT Marcos:
Philippines điều tra vụ đâm tàu ở Biển Đông làm 3 người chết
Nga tìm cách trở
lại hội đồng nhân quyền LHQ, thách thức phương Tây
Nga tỏ ý sẽ sớm
rút lại việc phê chuẩn hiệp ước cấm thử hạt nhân
Truyền
thông thể hiện quyền lực chế độ và phát ngôn của lãnh đạo gây "bão"
mạng xã hội
RSF
hối thúc Việt Nam trả tự do cho Phạm Đoan Trang nhân dịp ba năm bà bị bắt
Nhà
hoạt động nữ quyền Iran được trao giải Nobel Hòa bình 2023
Việt
Nam và Trung Quốc chuẩn bị cho chuyến thăm có thể của ông Tập đến Hà Nội vào
thời gian tới
Các
mạng xã hội lớn xóa nội dung “chống Nhà nước” Việt Nam
Cựu
TNLT Nguyễn Viết Dũng: Tôi bị công an bắt cóc, tra tấn và bức cung
Liên
quân 10 nước tập trận ở Biển Đông và thông điệp tới Trung Quốc
Yêu
cầu xử lý người đăng clip: Một hình thức lạm quyền!
Bình
Dương: Tạm đình chỉ điều tra với cựu bí thư Bến Cát do chưa có kết quả giám
định
Cựu
lãnh đạo Công ty lâm nghiệp Bình Thuận lĩnh ba năm tù về tội huỷ hoại rừng
Nghệ
An: Kỷ luật Chủ tịch UBND huyện; Đề nghị xử lý nguyên giám đốc Sở TN&MT
Bộ
Chính trị, Ban Bí Thư kỷ luật lãnh đạo Quảng Ninh dính líu AIC và FLC
Công
an Hà Nội ra quyết định khởi tố ba người theo cáo buộc tội “Chiếm đoạt tài
liệu”
Việt
Nam phản bác các chỉ trích về việc bắt giữ và kết án hai nhà hoạt động môi
trường
Đồng
bằng Sông Cửu Long sẽ không còn cát vào năm 2035
Bộ
Ngoại giao Việt Nam nói về khả năng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ
Bộ
Thông tin- Truyền thông Việt Nam công bố kết luận kiểm tra TikTok
CIVICUS:
Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam tệ hơn sau khi vào Hội đồng Nhân quyền LHQ
Việt Nam - Trung
Quốc chuẩn bị cho khả năng ông Tập sắp thăm Hà Nội
Biden mở rộng xây
tường biên giới với Mexico - liệu có thể ngăn chặn vượt biên?
BBC chứng kiến tàu
TQ chặn thuyền tiếp tế Philippines
Làm nông trong vùng
chiến trận Ukraine: ‘Chúng tôi mất hết’
Nhân chứng vụ xả
súng ở Siam Paragon: ‘Kĩ năng sinh tồn là rất quan trọng’
Ông Putin tuyên bố
thử thành công tên lửa năng lượng hạt nhân Burevestnik
Ý kiến: Tội trốn
thuế - chiêu thức chính trị hóa các vụ án ‘nhạy cảm’ quen thuộc của Việt Nam
TT Biden duyệt xây
thêm đoạn tường biên giới Mỹ-Mexico khi số người vượt biên tăng
Jon Fosse trở
thành nhà văn Na Uy thứ tư nhận Nobel Văn chương
Tại sao lại cầu cứu
BBC trong giờ phút thập tử nhất sinh?
Giấy chứng nhận
quyền sở hữu xe hơi ở Singapore lên tới 106.000 USD
Hậu quả toàn cầu từ
cuộc khủng hoảng trong Quốc hội Hoa Kỳ
Quốc
tế lên án vụ Nga oanh kích khiến 51 thường dân Ukraina thiệt mạng
Việt Nam và Trung Quốc chuẩn bị cho chuyến thăm Hà Nội của ông Tập
Cận Bình
Mỹ : Tổng thống Biden thông báo tiếp tục xây tường ở biên giới
Mêhicô
Les canards de Paris : Xe bus du lịch lội nước đầu tiên ở
thủ đô Pháp
Biển Đông : Manila phản đối tầu hải cảnh Trung Quốc định gây va
chạm với tầu Philippines
Nobel Hòa Bình 2023 tôn vinh nhà đấu tranh nhân quyền Iran Narges
Mohammadi
Chủ tịch Hạ Viện Mỹ bị truất phế : Khủng hoảng nội bộ bên đảng
Cộng Hòa
TT Zelensky : Ukraina sẽ được châu Âu cấp thêm nhiều hệ thống
phòng không
Hạm Đội Biển Đen rút khỏi căn cứ Sebastopol : Một chiến thắng quan
trọng cho Ukraina ?
Chiến tranh Ukraina : Nga biến nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia
thành « nơi tra tấn »
TT Putin : Nga có thể sẽ tiến hành trở lại các vụ thử nghiệm hạt
nhân
Thượng Karabakh : Nga rút lực lượng gìn giữ hòa bình
Cộng Đồng Chính Trị Châu Âu tập trung bàn về chiến tranh Ukraina
và khủng hoảng Azerbaijan-Armenia
Ukraina : Cuộc chiến sống còn khiến châu Âu không thể mỏi gối chồn
chân
Việt Nam : Dự án khí đốt với Exxon và Gazprom bị trì hoãn vì tranh
chấp với Trung Quốc ở Biển Đông
Liên Âu thông qua chính sách chung về tị nạn và di dân
Quan hệ Việt – Mỹ : Sự hội tụ của những chính sách đối ngoại
thực dụng
Nhà văn Na Uy Jon Fosse đoạt Nobel Văn Học 2023
(Yonhap)
- Bắc Triều Tiên dường như đã chuyển pháo cho Nga dùng trên chiến trường
Ukraina. Đây
là thông tin được phát hôm 05/10/2023 trên kênh truyền hình Mỹ CBS. Trích một
nguồn tin xin ẩn danh trong chính phủ Mỹ, đài CBS cho biết dường như việc
chuyển vũ khí diễn ra nhân chuyến thăm đặc biệt của Kim Jong Un đến vùng Viễn
Đông Nga. Hiện chưa biết liệu đợt chuyển vũ khí nói trên có nằm trong một
chương trình cung ứng dài hạn cho Nga hay không và đổi lại Bắc Triều Tiên nhận
được gì từ Nga.
(Yonhap)
- Donald Trump đã chia sẻ thông tin về tàu ngầm hạt nhân của Mỹ với một tỉ phú
Úc. Theo
thông tin được loan báo hôm 05/10/2023 trên đài ABC News và báo New York Times,
sự việc trên diễn ra hồi tháng 04/2021 tại dinh thự của ông Trump ở Mar-a-Lago
bang Florida, trước khi Donald Trump hết nhiệm kỳ tổng thống. Cuộc trao đổi của
ông Trump với tỉ phú Úc, Anthony Pratt, có thể gây hại cho hạm đội tàu ngầm hạt
nhân của Mỹ. Tỉ phú Úc, Anthony Pratt sau đó đã chia sẻ thông tin với khoảng 45
người khác (theo ABC News), trong đó có các nhân viên công ty, các nhà báo và
lãnh đạo Úc, kể cả các cựu thủ tướng Úc.
(AFP) -
Một công ty Pháp đã bán phần mềm gián điệp cho các nước chuyên quyền. Trang mạng độc lập, Mediapart, của
Pháp hôm 05/10/2023 dẫn kết quả điều tra của nhiều cơ quan truyền thông quốc
tế, cho biết công ty chuyên về phòng thủ mạng của Pháp, Nexa, đã bán Predator,
phần mềm gián điệp, nghe lén cho chính quyền nhiều nước bị xem là chuyên quyền,
trong đó có Việt Nam, Ai Cập và Madagascar. Phần mềm Predator do nhóm
Intellaxa, đặt dưới sự lãnh đạo của những người từng làm việc tại các cơ quan
mật vụ của Israe, thiết kế. Intellaxa, có trụ sở tại châu Âu, đã bị Mỹ trừng
phạt hồi tháng 07/2023.
(AFP) -
Cựu tổng thống Pháp Sarkozy bị truy tố. Theo một nguồn tin tư pháp hôm nay, 06/10/2023, cựu
tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị truy tố với hai tội danh : Thứ nhất là
che giấu mua chuộc nhân chứng liên quan đến việc ông Ziad Takieddine, nhà môi
giới song tịch Pháp – Liban rút lại các cáo buộc nhắm vào ông Sarkozy cuối năm
2020 và tội danh thứ hai là tham gia vào tổ chức tội phạm có tổ chức nhằm thực
hiện hành vi gian lận phán quyết. Quyết định này sẽ mở đường cho khả năng mở
phiên tòa để xét xử một nhân vật hàng đầu của cánh hữu Pháp.
(AFP) -
Thiếu khẩu trang mùa dịch Covid, chính phủ Pháp bị buộc phải bồi thường. Tòa phúc thẩm hành chính của Pháp ngày
06/10/2023, tuyên rằng Nhà nước « đã phạm lỗi khi không duy trì đủ mức
khẩu trang dự trữ cho phép chống dịch bệnh » và đã « phạm lỗi trong
thông tin chính phủ về tính tiện ích của việc đeo khẩu trang ». Vào đầu
mùa dịch Covid-19 năm 2020, chính phủ đã tỏ ra lừng chừng về lợi ích của đeo
khẩu trang, đồng thời chủ trương dành khẩu trang cho các nhân viên y tế trực
tiếp đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao trong bối cảnh kho dự trữ bị thiếu
hụt.
TIN TỨC: Tin Tức: Thứ Bảy 07.10.2023
TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI YÊU CẦU VIỆT NAM
TRẢ TỰ DO CHO NHÀ BÁO PHẠM ĐOAN TRANG
Tổ chức Phóng viên
Không Biên Giới (RFS) vào hôm qua 6/10 một lần nữa hối thúc nhà cầm quyền CSVN
trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang đúng 3 năm ngày nhà báo này bị bắt.
Bà Trang bị bắt ngày
6/10 năm 2020 tại Sài Gòn. Năm 2021, bà bị kết án 9 năm tù giam với cáo buộc
“Tuyên truyền chống nhà nước”. Bà Trang là đồng sáng lập Luật Khoa Tạp Chí và
là người điều hành Nhà xuất Bản Tự Do trước khi bị bắt. Phạm Đoan Trang cũng là
tác giả của một số cuốn sách không được nhà nước cấp phép xuất bản như “Cẩm
nang nuôi tù”, “Chính trị bình dân”, “Từ trên mạng xuống đường” v.v…
Trong thông cáo yêu cẩu
trả tự do cho bà Trang, ông Cesdric Alvani, Giám đốc Văn phòng Châu Á- Thái
Bình Dương của RSF nêu rõ: “Nhà báo Phạm Đoan Trang, người can đảm liều mạng
sống của mình để đưa thông tin đến cho công chúng, xứng đáng được vinh danh như
một anh hùng thay vì bị áp chế bởi chế độ cầm quyền Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi
cộng đồng quốc tế tăng cường áp lực đối với chế độ này nhằm trả tự do cho bà
Phạm Đoan Trang cùng tất cả những nhà báo và những nhà bảo vệ quyền tự do báo
chí đang bị giam cầm ở Việt Nam.”
CỰU TNLT NGUYỄN VIẾT DŨNG TỐ BỊ TRA TẤN TRƯỚC KHI BỊ
BẮT VÀ TRONG KHI Ở TÙ
Cựu TNLT Nguyễn Viết
Dũng, còn gọi là Dũng Phi Hổ, người vừa mãn hạn tù cuối tháng 9 cho biết anh bị
đánh đập dã man trước khi bị bắt và bị tra tấn, ngược đãi trong suốt thời gian
ở tù.
Anh Nguyễn Viết Dũng kể
lại sự kiện kinh hoàng xảy ra vào năm 2016, trước khi bị bắt khoảng ba tháng,
đã hai lần bị công an Thành Hồ và công an Nghệ An đánh đập, tra tấn dã man. Sự
tàn ác của công an cộng sản đối với anh thời điểm đó đã khiến dư luận phẫn nộ.
Nguyễn Viết Dũng bị bắt
ngày 27/9/2017 và bị kết án 7 năm tù giam, 5 năm quản chế trong phiên sơ thẩm
diễn ra ngày 12/4/2018. Phiên phúc thẩm ngày 15/8 cùng năm đã tuyên án anh 6
năm tù giam, giảm một năm so với phiên sơ thẩm.
Trong thời gian bị tam
giam, Nguyễn Viết Dũng liên tục bị công an điều tra đánh đập, ép cung, bức cung
và mớm cung. Tại nhà tù Nam Hà, anh bị biệt giam trong buồng kỷ luật suốt hai
năm, trong đó có 10 ngày bị cùm chân chỉ vì phản đối việc cưỡng bức lao động.
Sức khỏe của TNLT này giảm sút nghiêm trọng và mang nhiều căn bệnh sau thời
gian bị biệt giam. Ngoài ra, bác sĩ chẩn đoán sai bệnh, dẫn đến điều trị và
uống sai thuốc nên không những bệnh cũ không thuyên giảm còn mắc thêm bệnh mới.
Nguyễn Viết Dũng sinh
năm 1986 và đã trải qua hai lần tù. Anh bị bắt lần đầu vào năm 2015 và bị kết
án 1 năm tù giam vì biểu tình bảo vệ cây xanh tại Hà Nội. Trước khi tham gia
các hoạt động nhân quyền, anh là một trong những học sinh, sinh viên học giỏi
nổi tiếng của tỉnh Nghệ An.
NGHỆ
AN: KỶ LUẬT CHỦ TỊCH UBND HUYỆN; ĐỀ NGHỊ XỬ LÝ NGUYÊN GIÁM ĐỐC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
Vào ngày hôm qua,
6/10, truyền thông lề đảng loan tin về kết luận của Ủy ban Kiểm tra tỉnh Nghệ
An thi hành kỷ luật đối với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nghĩa Đàn và đề nghị
xử lý theo thẩm quyền nguyên giám đốc sở Tài nguyên Môi trường.
Ông Võ Tiến Sĩ, chủ
tịch UBNN huyện Nghĩa Đàn bị thi hành kỷ luật bằng cái gọi là “khiển trách” với
lý do đã để một số cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức lối sống, vi phạm các quy định trong công tác quản lý nhà nước về
đất đai.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh
ủy Nghệ An cũng đã đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An xem xét, xử lý theo
thẩm quyền với ông Võ Duy Việt, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
theo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An.
UBKT cho rằng với
chức trách là Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, ông Võ Duy
Việt phải chịu trách nhiệm của người đứng đầu về những khuyết điểm, vi phạm của
Sở trong công tác quản lý khoáng sản và việc chấp hành chủ trương của Đảng, pháp
luật của Nhà nước về quy hoạch, cấp phép, khai thác khoáng sản giai đoạn 2017 -
2020.
VNTB – Kiến trúc Hà
Nội sau ba cuộc cải tạo tư sản
VNTB –
Tham nhũng tiếp tục lan rộng
VNTB – Dịch sốt xuất huyết bùng phát không theo chu kỳ là
hệ lụy của cách… trị tham nhũng?
VNTB –
Không thể chấp nhận cách nói tắt đầy ‘ngớ ngẫn’ như vậy
VNTB –
Cường quốc vé số: nguồn thu từ xổ số cao hơn nhà đất
Chuyển
động Quốc Phòng (29/9 – 5/10/2023)
Thăng
trầm trong chính sách ngoại giao chiến lang của Trung Quốc
Tại
sao không thể làm ngơ trước vụ ám sát Hardeep Singh Nijjar ở Canada?
Tại
sao Tập Cận Bình không tin tưởng quân đội?
Vladimir
Medinsky: Người đứng sau những trang sử bị bóp méo của Putin
Trương
Đức Giang: ‘Người thứ ba’ ở Bắc Đới Hà và tương lai chính trị Trung Quốc
Về
cái gọi là ‘quỹ lớp’, ‘quỹ trường’07/10/2023
Giải
Nobel Hoà Bình năm nay được trao cho nhà đấu tranh cho nữ quyền Narges
Mohammadi 07/10/2023
Đọc
hiểu văn bản: Con Chào Mào mũ đỏ của Mai Văn Phấn06/10/2023
Lại
câu chuyện ‘hành xử trong giáo dục’06/10/2023
Giải
Nobel văn học là giải thưởng đầy uy tín, béo bở và khá điên rồ06/10/2023
Rượu
thưởng không uống, đòi uống rượu phạt!06/10/2023
“Chỉ
cần gửi tiền là được rồi”06/10/2023
Kinh hoàng!06/10/2023
“Đều
là chăm lo cho các con cả”!06/10/2023
Từ
chuyện cơ thủ Trần Quyết Chiến phản đối đường ‘lưỡi bò’05/10/2023
Nguyễn
Thông - Một kiểu đưa tin láu cá và nham hiểm
Nguyễn
Văn Tuấn - Little Sài Gòn hậu Covid
Nguyễn
Đình Bổn - Văn chương rồi cũng khác hoặc sẽ không còn nữa!
Lưu
Trọng Văn - Chỉ cần gửi tiền là được rồi
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
“Chỉ cần gửi tiền là được rồi” 06/10/2023
Kinh hoàng! 06/10/2023
Rượu thưởng không uống, đòi uống rượu phạt! 06/10/2023
Thăng trầm trong chính sách ngoại giao chiến lang của Trung Quốc 06/10/2023
Có thể tin được mấy phân 06/10/2023
Về quả bóng tuyết tội ác trong ngành giáo dục 06/10/2023
Có nên dẹp bỏ Ban đại diện cha mẹ học sinh? Giáo dục 06/10/2023
Từ vụ án của ông Hàn Đức Long nghĩ về vụ án Hồ Duy Hải 06/10/2023
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Giả danh các bác sỹ
bệnh viện Quân y để lừa đảo, chiếm đoạt gần 50 tỷ đồng
https://www.anninhthudo.vn/gia-danh-cac-bac-sy-benh-vien-quan-y-de-lua-dao-chiem-doat-gan-50-ty-dong-post553982.antd
ANTD.VN - Với thủ đoạn
giả các bác sỹ Bệnh viện 103, 108, Phạm Viết Trung cùng các đồng phạm đã lừa
đảo, chiếm đoạt gần 50 tỷ đồng của hơn 7.000 bị hại trên toàn quốc.
Cơ quan Cảnh sát điều
tra huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt
tạm giam đối với Phạm Viết Trung (SN 1995, trú tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư,
tỉnh Ninh Bình) và 5 bị can khác về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Các quyết định, lệnh này đã được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Trước đó, ngày 3-10,
Công an huyện Tiên Du phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm
công nghệ cao Công an tỉnh Bắc Ninh triệt phá thành công chuyên án bắt giữ nhóm
các đối tượng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Quá trình điều tra làm
rõ, từ tháng 5-2022, Phạm Viết Trung thuê tầng 7 tòa nhà ở phường Khương Trung,
quận Thanh Xuân, Hà Nội. Trung mở văn phòng và thuê nhiều đối tượng làm việc
bằng hình thức giả danh các đơn vị y tế (Bệnh viện 103, 108) để lừa đảo bán cho
những người bệnh các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng qua mạng Internet.
Ngày 6-10-2022, Trung
đăng ký thành lập Công ty cổ phần dược phẩm SPARTA (địa chỉ trụ sở chính tại
thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Công ty do Phạm Viết Trung làm Chủ
tịch HĐQT, Giám đốc quản lý điều hành. Đối tượng chia thành các nhóm chuyên
doanh các mặt hàng thuốc, thực phẩm chức năng. Các nhóm này sẽ tạo lập fanpage
trên mạng xã hội giả mạo trang của “Bệnh viện quân đội 108 – Chuyên khoa nội
tiết” hoặc “Bệnh viện quân y 103”, mục đích để người bệnh khi truy cập vào
fanpage trên sẽ lầm tưởng đây là fanpage chính thống của các đơn vị y tế, và để
lại thông tin họ tên, số điện thoại.
Sau khi có được các
thông tin này, nhóm lừa đảo sẽ gọi điện, tự xưng là bác sỹ của Bệnh viện 108
hoặc Bệnh viện 103 để tư vấn, mời chào mua các liệu trình thuốc điều trị bệnh
tiểu đường, huyết áp được các đối tượng đưa thông tin gian dối là sản phẩm độc quyền
do Bệnh viện điều chế, sản xuất, từ đó bán với giá cao, thu lời bất chính.
Với thủ đoạn này trong
thời gian từ tháng 6-2022 đến nay, Trung và đồng phạm đã chiếm đoạt được gần 50
tỷ đồng của hơn 7.000 bị hại trên toàn quốc, trong đó có nhiều bị hại trên địa
bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 4-10, Cơ quan
CSĐT Công an huyện Tiên Du đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra Lệnh bắt bị
can để tạm giam đối với Phạm Viết Trung cùng 5 bị can khác về tội “Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản”. Vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng.
Hơn 50 năm ở… nhầm đất
Nguyễn Chung
http://daidoanket.vn/hon-50-nam-o-nham-dat-5740615.html
Hơn 50
năm qua, 268 hộ dân với gần 1.000 nhân khẩu thuộc diện quản lý của tỉnh Nghệ An
nhưng lại đang sinh sống trên địa giới hành chính của tỉnh Thanh Hóa. Điều đó
khiến người dân gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như phát triển kinh
tế, đồng thời đẩy chính quyền địa phương vào nhiều tình huống khó giải quyết.
Người dân nói khó
Hiện nay ở thôn 10, xã
Quỳnh Lộc, thị xã Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An) có 925 nhân khẩu "ở nhờ"
trên đất của xã Trường Lâm, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa). Điều này đang gây ra
nhiều bất cập cho đời sống của người dân cũng như trong quản lý nhân khẩu của
chính quyền sở tại.
Bà Nguyễn Thị Hiền - một
người dân sinh ra và lớn lên tại đây cho biết: Nếu tính cả đất ở, đất vườn của
gia đình bà đang sở hữu hơn 2.000m2, ngặt nỗi là không có sổ đỏ. Thời điểm giá
đất lên cao, ở thôn bên cạnh người ta bán được 300 triệu đồng/1m chạy dài,
nhưng giá trị đất của gia đình chỉ được định giá bằng 1/3 vì không có sổ. Nếu
có giao dịch về đất đai thì cũng chỉ người trong xóm mua bán với nhau. Nhiều
lúc cần vốn để kinh doanh, buôn bán nhưng cũng đành chịu vì không có sổ đỏ để
thế chấp, vay ngân hàng. "Không riêng gì nhà tôi mà ở khu này nhà nào cũng
thế. Ở thì trên đất Thanh Hóa nhưng thuế và các khoản đóng góp thì chúng tôi
nộp về xã Quỳnh Lộc, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Các thủ tục hành chính thì
vẫn được UBND xã hỗ trợ nhưng một số công trình xã hội, đường sá thì không được
quan tâm như nơi khác vì liên quan đến vị trí đất không phải do tỉnh Nghệ An
quản lý” - bà Hiền phân trần.
Ông Nguyễn Văn Trường -
Trưởng thôn 10, xã Quỳnh Lộc cho biết: Từ những năm 1964, có khoảng 20 hộ dân
được chính quyền xã Quỳnh Dị, huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) vận động đi khai
hoang ở vùng đất giáp ranh với tỉnh Thanh Hóa. Sau nhiều năm sinh sống, dân số
ngày càng đông, hiện nay đã có gần 300 hộ sinh sống tại đây. Qua quá trình rà
soát, kiểm tra, các cơ quan chức năng xác định vị trí đất mà các hộ dân đang
sinh sống thuộc địa giới hành chính của tỉnh Thanh Hóa quản lý.
Theo ông Trường, đây là
vấn đề lịch sử để lại, bắt nguồn từ việc di dân theo chính sách vào đầu những
năm 1960. Theo thống kê, hiện nay thôn 10 có 440 hộ với khoảng 1.400 nhân khẩu.
Trong số này có tới 268 hộ với 925 nhân khẩu đang sinh sống trên địa giới của
thôn Hòa Lâm, xã Trường Lâm. Tổng số diện tích đất thuộc địa giới tỉnh Thanh
Hóa mà người dân thôn 10 đang sử dụng, canh tác khoảng 30ha. "Chúng tôi
chỉ biết kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền xem xét cấp sổ đỏ cho người dân.
Mặc dù 2 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa đã nhiều lần họp bàn về vấn đề này nhưng chưa
đưa ra được giải pháp. Người dân ở đây không chịu sáp nhập về Thanh Hóa vì còn
nguồn gốc, tổ tiên. Còn nếu cắt đất của Thanh Hóa cho Nghệ An thì không ai đồng
ý do liên quan đến điều chỉnh địa giới hành chính nên rất khó" - ông
Trường nói.
Theo quan sát của chúng
tôi, tại đây, nhà cửa được người dân xây dựng kiên cố, nằm san sát nhau trên
địa giới hành chính của xã Trường Lâm, thị xã Nghi Sơn. Kể cả khu nhà văn hóa
thôn 10, xã Quỳnh Lộc cũng không ngoại lệ.
Chính quyền loay hoay
Thực tế cho thấy, hiện
tại, gần 1.000 người trong thôn 10, xã Quỳnh Lộc, đang trong tình cảnh “dở khóc
dở cười” bởi nhiều bất cập trong cuộc sống. Không chỉ người dân mà cả chính
quyền địa phương cũng rất khó khăn, lúng túng trong công tác quản lý hành chính.
UBND xã Trường Lâm đã
nhiều lần kiến nghị lên cấp trên sớm giải quyết dứt điểm về ranh giới hành
chính để quản lý vì còn liên quan đến nhiều vấn đề khác như an ninh trật tự,
cấp phép, quản lý xây dựng, các chế độ chính sách…
Nói về những bất cập đã
tồn tại gần 60 năm qua, ông Cao Văn Sự - Chủ tịch UBND xã Trường Lâm, thị xã
Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) cho biết: Đây là vấn đề rất bế tắc, chưa có giải
pháp. Chúng tôi mong muốn cơ quan cấp trên xem xét một là điều chỉnh lại địa giới
hành chính, hai là bàn giao nhân khẩu về Thanh Hóa, đảm bảo quyền lợi cho người
dân. Cái khó ở đây, mặc dù đất đai được xác định do xã Trường Lâm quản lý nhưng
nếu có xảy ra vi phạm thì chúng tôi cũng không thể xử phạt vì về mặt con người,
họ lại thuộc quyền quản lý của xã Quỳnh Lộc, thị xã Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An).
Trong khi đó, ông Nguyễn
Hữu Túy - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lộc cho biết, vì một số lý do về pháp lý và
nguyện vọng của người dân nên đến nay vẫn chưa cấp được sổ đỏ; các gia đình
chính sách, khó khăn không được hưởng chế độ hỗ trợ về nhà ở; xây dựng nhà mới...
"Tới đây, thị xã
Hoàng Mai (Nghệ An) và thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sẽ bố trí buổi làm việc,
cùng lắng nghe ý kiến của nhân dân, trên cơ sở đó sẽ đưa các giải pháp để tháo
gỡ. Nếu người dân sáp nhập về Thanh Hóa thì thị xã Nghi Sơn sẽ cấp sổ đỏ cho họ.
Còn nếu không đồng tình thì tìm giải pháp khác, vì nếu thay đổi địa giới hành
chính phải trình lên Trung ương” - ông Túy nói.
Hơn 90.000 ca mắc sốt
xuất huyết
Dương Toàn
http://daidoanket.vn/hon-90000-ca-mac-sot-xuat-huyet-5740514.html
Thống
kê từ Bộ Y tế, cả nước hiện ghi nhận hơn 93.800 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), 26
trường hợp tử vong. Tại Hà Nội, số ca mắc SXH vẫn tiếp tục tăng, toàn thành phố
đã ghi nhận trên 15.300 ca.
Tuần 38/2023, cả nước
ghi nhận 5.758 trường hợp mắc SXH. So với tuần trước số mắc giảm 4,3%. Trong
đó, số ca nhập viện so với tuần trước giảm 5,6%. Tích lũy từ đầu năm đến nay cả
nước ghi nhận 93.814 trường hợp mắc, 26 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm
2022 (228.490/117) số mắc giảm 58,9%, tử vong giảm 91 trường hợp.
Tại Hà Nội, theo thống
kê từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC), trong tuần này, trên địa bàn
thành phố tiếp tục có thêm gần 2.600 trường hợp mắc SXH (tăng 1,5 lần so với
tuần đầu của tháng 9/2023). Như vậy, cộng dồn 9 tháng năm 2023, thành phố đã
ghi nhận 15.354 trường hợp mắc SXH (tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022),
trong đó có nhiều ổ dịch phức tạp, kéo dài. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận,
huyện, thị xã; 557/579 xã, phường, thị trấn.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt
đới trung ương, theo thống kê, từ tháng 9, số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất
huyết tăng lên đáng kể. Hiện tại, cơ sở y tế này đang điều trị cho hơn 200 bệnh
nhân sốt xuất huyết tại nhiều khoa. Các bệnh nhân được chuyển đến từ nhiều
tỉnh, thành miền Bắc, trong đó phần lớn là Hà Nội.
Bệnh SXH do 4 tuýp huyết
thanh của virus Dengue (D1, D2, D3, D4) gây ra, trong đó D1 và D2 chiếm 90%.
Người bệnh nhiễm chủng virus nào thì có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với
các chủng Dengue đó, nhưng vẫn có nguy cơ mắc các chủng khác. Đáng lưu ý, SXH
tái nhiễm lần 2 rất nguy hiểm do tình trạng bệnh thường nặng hơn lần đầu.
Theo các chuyên gia y
tế, SXH diễn biến khó lường và phức tạp, thường gặp ở cả trẻ em và người lớn.
Ước tính có khoảng 10-30% số người mắc SXH nặng phải nhập viện mỗi năm. Nếu
không được cấp cứu và điều trị kịp thời, người bệnh, đặc biệt là các đối tượng
có nguy cơ cao như trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mãn tính, béo phì
có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như tụt huyết áp, suy tim, suy thận, sốc
mất máu, suy đa tạng, xuất huyết não, hôn mê…
Dự báo thời gian tới, do
đang vào cao điểm mùa mưa nên số ca mắc tiếp tục có diễn biến phức tạp và xu
hướng gia tăng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch,
đặc biệt là các hoạt động diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy tại các địa
phương.
Trường
xin lỗi sau ồn ào soát cặp, người của hơn 2.000 học sinh
Thúy Diễm
(dantri.com.vn)
Tối 6/10, một lãnh đạo Trường THCS&THPT
Đông Du (Đắk Lắk) cho biết, nhà trường đã gửi thư ngỏ gửi toàn thể phụ huynh về
việc kiểm soát học sinh.
Tối 6/10, một lãnh đạo
Trường THCS&THPT Đông Du (Đắk Lắk) cho biết, nhà trường đã gửi thư ngỏ gửi
toàn thể phụ huynh về việc kiểm soát học sinh.
Trong đó, nhà trường
xin lỗi phụ huynh nhà trường về những ồn ào liên quan đến thông tin trái chiều
khi nhà trường thực hiện các biện pháp kiểm soát học sinh trước khi vào trường.
Lãnh đạo nhà trường
cho rằng, nhờ việc thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp kiểm soát tốt
vấn đề an ninh mà nhà trường đã xây dựng được một môi trường học tập, sinh hoạt
thân thiện, an toàn, lành mạnh, tạo sự yên tâm cho phụ huynh học sinh.
Tuy nhiên một số phụ
huynh, học sinh còn chưa đồng tình nên tạm thời nhà trường sẽ dừng các biện
pháp kiểm soát học sinh khi vào cổng. Trường sẽ nghiên cứu triển khai các biện
pháp kiểm soát phù hợp hơn.
Như Dân trí đưa
tin, vào mỗi buổi sáng, Trường THCS&THPT Đông Du bố trí 3 khu vực ngay cổng
để soát cặp và người của hơn 2.000 học sinh trước khi vào trường.
Việc làm này của nhà
trường gây ra tranh cãi, một số phụ huynh đồng tình, một số phụ huynh khác cho
rằng không đúng, sợ ảnh hưởng tâm lý của trẻ em. Nhiều học sinh cũng không
thích việc làm này của nhà trường.
Sau vụ việc, Sở
GD&ĐT Đắk Lắk đã chỉ đạo nhà trường dừng ngay việc kiểm soát học sinh, vì
không đúng theo quy định, không phù hợp môi trường giáo dục.
Phá đường dây cho hơn 100 người vay nặng lãi,
thu lợi hàng trăm triệu đồng
Diệu
Bình
Ngày 7/10, Công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) cho
biết, vừa phá đường dân cho vay nặng lãi, bắt khẩn cấp 2 đối tượng từ Hà Nội
vào TP.Đà Nẵng có hành vi "Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự".
Theo cơ quan công an,
sau thời gian trinh sát, nắm thông tin, thu thập hồ sơ tài liệu chứng cứ, lực
lượng chức năng đã bắt khẩn cấp Dương Phan Quốc Minh (SN 1996) và Phùng Quang
Linh (SN 1999, cùng có hộ khẩu thường trú tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội) về hành
vi cho vay nặng lãi. Thời điểm bắt giữ, cả hai cùng thuê chỗ ở tại thị xã Điện
Bàn, Quảng Nam.
Qua đấu tranh, cả hai
khai nhận bắt đầu hoạt động cho vay tại địa bàn TP.Đà Nẵng từ tháng 3/2023 cho
đến nay và hoạt động riêng lẻ nhau.
Các đối tượng sử dụng
phương thức rãi tờ rơi hoặc đăng quảng cáo cho vay để người vay liên hệ. Tùy
theo hoàn cảnh và nhu cầu của người vay, các đối tượng đưa ra lãi suất từ
182,5%/1 năm đến 268,5%/ 1 năm hoặc với nhiều gói vay theo 35 ngày đến 50 ngày
và đáo hạn nhiều lần, với số tiền vay thấp nhất là 5triệu đồng/1 người và cao
nhất là 30triệu đồng/ 1 người.
Tính đến thời điểm bị
bắt giữ, đối tượng Minh đã cho khoảng 90 người vay với số tiền khoảng 700 triệu
đồng và thu lợi bất chính hàng trăm triệu. Đối tượng Linh cho khoảng 30 người
vay và thu lợi bất chính hàng chục triệu.
Tiến hành khám xét
khẩn cấp nơi ở các đối tượng, Công an thu giữ nhiều tang vật, tài liệu, dữ liệu
điện tử liên quan đến hoạt động cho vay của các đối tượng.
Hiện vụ việc đang tiếp
tục được điều tra, làm rõ.
Thanh
tra Chính phủ vào cuộc vụ tranh chấp đất đai lớn ở miền Trung
Hoàng
Bin
Gần 6 năm kể từ ngày đặt cọc mua đất tại 3 dự
án do Công ty CP Bách Đạt An làm chủ đầu tư, Công ty Hoàng Nhất Nam phân phối,
gần 1.000 khách hàng vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ
đỏ).
Ròng rã 6 năm đòi sổ đỏ
Năm 2017, Công ty CP Bách Đạt An ký hợp đồng giao Công ty Hoàng
Nhất Nam môi giới phân phối hơn 1.100 lô đất tại thị xã Điện Bàn gồm 3 dự án:
Hera Complex Riverside có diện tích 18,26ha, 7B mở rộng diện tích 19,53ha và
Khu đô thị Bách Đạt diện tích 8,17ha.
Tổng số tiền khách hàng mua đất đã nộp cho nhà phân phối là Công
ty Hoàng Nhất Nam khoảng 555 tỉ đồng, Công ty Hoàng Nhất Nam nộp cho Bách Đạt
An 282 tỉ đồng. Sau đó, hai bên xảy ra tranh chấp, khách hàng không có sổ đỏ.
Kết quả qua nhiều cấp tòa án xét xử đều thống nhất buộc Công ty
Bách Đạt An phải tiếp tục hợp đồng, liên hệ cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam để
thực hiện các thủ tục ra sổ đỏ, bàn giao đất cho người dân. Tuy nhiên, đến nay
Công ty Bách Đạt An vẫn chưa thi hành án dù bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân từ khắp nơi liên tục gửi đơn tố
cáo Công ty CP Bách Đạt An lừa đảo và cầu cứu chính quyền tỉnh Quảng Nam can
thiệp giải quyết.
Trong số này, người mua ít thì một lô, nhiều 3 - 4 lô, đa phần
đã đặt cọc 95% giá tiền lô đất, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sổ đỏ.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Chinh (trú tại phường Cẩm Lệ, TP Đà
Nẵng), do tin lời hứa hẹn sớm có sổ đỏ nên năm 2017 bà gom góp vay mượn gần 1
tỉ đồng mua đất tại dự án Hera Complex Riverside (Công ty Bách Đạt An làm chủ
đầu tư), bây giờ sổ đỏ không thấy mà tiền cũng không đòi lại được.
Vụ tranh chấp kéo dài gây mất an ninh trật tự
Tại buổi tiếp công dân của UBND tỉnh Quảng Nam ngày 25.9, ông
Trần Kim Luyện cùng nhóm công dân đại diện cho 1.000 người mua đất dự án của
Công ty Bách Đạt An bức xúc cho biết: “Suốt thời gian qua, biết bao người phải
khổ sở, bỏ công ăn việc làm để đi đòi đất. Chúng tôi đề nghị chính quyền địa
phương có biện pháp xử lý chủ đầu tư để sớm ra sổ đỏ cho dân”.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, cả 3 dự án do Công ty CP
Bách Đạt An làm chủ đầu tư đều có hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ, chưa đầu tư hoàn
thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với
Nhà nước, chưa được nghiệm thu hoàn thành dự án, chưa đảm bảo điều kiện để huy
động vốn theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, chủ đầu tư là Công ty CP Bách Đạt An đã ký hợp đồng
huy động vốn tại 3 dự án trên với Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Nhất Nam. Các
nhà phân phối đã tổ chức ký thỏa thuận mua đất nền đối với các lô đất của dự án
cho người dân và đã được người mua tự chuyển nhượng nhiều lần trong thực tế.
Trong khi đó tiến độ của các dự án trên không đảm bảo như cam
kết với người mua đã gây ra khiếu kiện, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam - báo cáo nhấn mạnh.
Đến nay, Cục Thuế tỉnh Quảng Nam đã áp dụng các biện pháp cưỡng
chế thuế đối với Công ty CP Bách Đạt An thu được gần 82 tỉ đồng, còn nợ tiền sử
dụng đất hơn 7,8 tỉ đồng. Công ty này cũng đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp do bị cưỡng chế thuế (nợ thuế quá 90 ngày). Công ty Hoàng Nhất
Nam có đơn đề xuất tỉnh cho phép làm chủ đầu tư 3 dự án trên trong trường hợp
tỉnh thu hồi dự án.
Đại diện Cục Thi hành án Quảng Nam khẳng định, nếu doanh nghiệp
không thực hiện nghĩa vụ thi hành án sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Trả lời tại buổi tiếp công dân mới đây, ông Lê Trí Thanh - Chủ
tịch UBND tỉnh Quảng Nam - cho biết: “Đây là các dự án hết sức phức tạp, liên
quan đến nhiều vấn đề, nhiều bên. Tỉnh thực hiện theo đúng bản án. Hiện nay, Ủy
ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ đang kiểm tra, thanh tra để cho ý
kiến chỉ đạo giải quyết trong thời gian tới" - ông Thanh nói.
Theo các bản án, Công ty Cổ phần Bách Đạt An
phải chủ động làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh để lập, hoàn chỉnh hồ
sơ, thủ tục pháp lý, tháo gỡ vướng mắc, tổ chức thi công xây dựng hoàn thành dự
án, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước để được cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, giải quyết quyền lợi của người dân. Tuy nhiên, chủ đầu tư thiếu
trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện, không thực hiện các nội dung mà UBND
tỉnh, các ngành, địa phương đã yêu cầu - theo UBND tỉnh Quảng Nam.
Nhiều
tình tiết cần được làm rõ trong vụ khởi tố cựu chủ tịch phường Bắc Sơn
Theo ông Trường, còn nhiều tình tiết cần làm
rõ trong vụ “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại phường Bắc
Sơn từ năm 2012 đến năm 2014.
Ông Phan Công Trường
(SN 1955, trú tại số 91 đường Trần Hưng Đạo, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn,
Thanh Hóa) là bị can trong vụ án hình sự “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng” trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định xảy
ra tại phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ năm 2012 đến năm 2014.
Bị quy kết chịu trách
nhiệm thiệt hại hơn 1,8 tỷ đồng
Theo nội dung cáo
trạng xác định, do thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, xác minh về nguồn gốc
và thời điểm sử dụng đất nên Phan Công Trường - Chủ tịch UBND phường Bắc Sơn,
Nguyễn Thị Mai, Mai Phong Tùng là công chức địa chính phường Bắc Sơn đã xác nhận
không đúng về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất vào đơn xin xác nhận nguồn gốc
và thời gian sử dụng đất dẫn đến UBND thị xã Bỉm Sơn cấp GCNQSDĐ trái quy định
cho các hộ Nguyễn Đình Thi - Hoàng Thị Nga; Phạm Văn Trưởng - Nguyễn Thị Tuyến;
Nguyễn Thị Nga; Vũ Văn Chuyển - Lê Thị Phương; Vũ Văn Quy - Vũ Thị Liên; Hoàng
Cát Hanh - Nguyễn Thị Oanh; Mai Anh Quang - Mai Thị Xinh; Vũ Mạnh Hà - Mai Thị
Luyến gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước số tiền 1.806.000.000 đồng (Một tỷ
tám trăm linh sáu triệu đồng).
Trong đó xác định Phan
Công Trường phải chịu trách nhiệm về thiệt hại 1.806.000.000 đồng (Một tỷ tám
trăm linh sáu triệu đồng), Mai Phong Tùng chịu trách nhiệm về thiệt hại
1.666.000.000 đồng (Một tỷ sáu trăm sáu mươi sáu triệu đồng), Nguyễn Thị Mai
chịu trách nhiệm về thiệt hại 140.000.000 đồng (Một trăm bốn mươi triệu đồng).
Hành vi của Phan Công
Trường, Nguyễn Thị Mai, Mai Phong Tùng đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của
cơ quan hành chính Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai, làm giảm sút lòng
tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, tục tiếp xấu phạm đến lợi ích của
Nhà nước, gây thiệt hại cho NSNN.
Đây là vụ án được thực
hiện với lỗi vô ý. Trong đó, Phan Công Trường phải chịu trách nhiệm với vai trò
là người đứng đầu, thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo công chức chuyên môn,
tin tưởng vào sự tham mưu của chuyên môn nên thiếu kiểm tra, hướng dẫn dẫn đến
gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, ngay trong
việc phân công nhiệm vụ, Trường đã không phân công đúng người có chức năng,
nhiệm vụ mà phân công cho lao động hợp đồng (ông Hiếu) làm nhiệm vụ của công
chức địa chính, sau đó, lại phân công công chức địa chính (Tùng) phối hợp kiểm
tra dẫn đến giữa ông Hiếu và Tùng có sự đùn đẩy trách nhiệm, người này tin
tưởng vào người kia dẫn đến việc xác nhận sai nguồn gốc đất cho 8 hộ gia đình
nêu trên nên Trường phải chịu trách nhiệm chính trong vụ án.
Còn Nguyễn Thị Mai và
Mai Phong Tùng là công chức địa chính trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
nhưng thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, xác minh nguồn gốc và thời điểm sử
dụng đất nên Mai và Tùng phải chịu trách nhiệm tương ứng với hậu quả mà mình đã
gây ra.
Nói về nội dung trên,
ông Phan Công Trường cho biết, vào năm 2004, ông được điều chuyển về làm
Chủ tịch UBND phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Tại thời điểm này,
100% các hộ dân trên địa bàn phường Bắc Sơn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất (GCNQSDĐ).
Để cấp được giấy
CNQSDĐ cho nhân dân và phục vụ công tác GPMB khu công nghiệp, Đảng ủy, UBND
phường đã thống nhất chủ trương: UBND phường, phải thuê Viện Quy hoạch tỉnh
Thanh Hóa thực hiện quy hoạch Khu dân cư, để có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ cho
nhân dân.
Thời điểm đó, ngân
sách phường không có nguồn, bản thân ông đã phải thế chấp sổ đỏ vay lãi ngân
hàng, trả cho Viện quy hoạch.
Với cương vị là Chủ
tịch UBND phường, vì công việc chung và phải đảm bảo tiến độ cấp GCNQSDĐ trên
địa bàn, nguồn gốc đất phức tạp, ông không thể kiểm tra từng hồ sơ mà luôn nhắc
nhở mọi người phải cẩn thận, thực hiện đúng quy trình.
Tuy nhiên, để xảy ra
những sai sót là điều đáng tiếc và ngày hôm nay ông cùng 2 cán bộ địa chính
đang bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Chia sẻ về vụ án, ông
Trường cho hay, vụ án đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thị xã Bỉm Sơn
ra Bản kết luận điều tra số 18/KLĐT-CSĐT ngày 27/5/2023 và VKSND thị xã Bỉm Sơn
đã ban hành Cáo trạng số 26/CT-VKSBS ngày 19/6/2023.
Gần đây nhất, ngày
7/8/2023, ông Trường nhận được thông báo từ Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm
Sơn về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Theo đó, VKSND thị xã
Bỉm Sơn đã ban hành Quyết định số 04/QĐ-VKSBS ngày 4/8/2023 về việc trả hồ sơ
vụ án hình sự để điều tra bổ sung theo quy định của pháp luật.
Theo ông Trường, ông
chấp nhận với mức vi phạm của mình nhưng không thể chịu trách nhiệm về vi phạm
của người khác, không thể bồi thường cho những người được hưởng lợi, khi mà họ
cố tình lừa dối chính quyền.
Trong đó, việc ông
Tổng Giám đốc Công Ty TNHH Nông –công nghiệp Hà Trung cũng phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật, đối với hành vi xác nhận không đúng sự thật về nguồn gốc
đất, vì hành vi đó, đã giúp sức cho các hộ dân lừa dối UBND phường, hoàn toàn
đủ yếu tố là đồng phạm của tội “lừa đảo để chiếm đoạt tài sản”.
VPĐKQSDĐ thị xã Bỉm
Sơn là đơn vị có trách nhiệm nhận, kiểm tra và chỉ khi tài liệu đúng, đủ thì
mới gửi về UBND phường để xác nhận, nội dung của UBND phường.
Có nghĩa là, UBND cấp
phường có trách nhiệm, nhưng không có nghĩa vụ phải kiểm tra sự chính xác của
hồ sơ gửi về từ VPĐKQSDĐ, nên không thể kết tội chủ tịch UBND phường và công
chức địa chính cấp phường, mà những người có trách nhiệm chính, trách nhiệm đầu
tiên và cuối cùng đối với việc Quyết định chấp nhận và cấp GCNQSDĐ là VPĐKQSDĐ
và người ký GCNQSDĐ. Cơ quan điều tra khẳng định cán bộ VPĐKQSDĐ không phải
chịu trách nhiệm đối với việc cấp GCNQSDĐ cho các hộ trên là việc xử lý không
khách quan.
Đã trả hồ sơ nhưng lại
được cấp GCNQSDĐ
Cũng theo ông Trường,
đối với 04 hộ (Nguyễn Thị Nga, Phạm Văn Trưởng, Vũ Văn Quy, Vũ Văn Chuyển),
VPĐKQSDĐ thị xã Bỉm Sơn đã trả hồ sơ ngày 25/62013. UBND phường Bắc Sơn không
nhận được yêu cầu bổ sung hay xác nhận lại các hồ sơ này.
Sau đó, ngày
30/7/2013, ông Mai Quang Bính, Phó Trưởng phòng TN & MT thị xã Bỉm Sơn đã
làm việc với Công Ty TNHH Nông –công nghiệp Hà Trung.
Tiếp đó là 4 hộ trên
đã được cấp GCNQSDĐ. Việc này, UBND phường Bắc Sơn không hề hay biết và thiết
nghĩ không phải chịu trách nhiệm, đối với việc cấp GCNQSDĐ cho các hộ này mà
trách nhiệm phải thuộc Phòng TN&MT, VPĐKQSDĐ thị xã Bỉm Sơn.
Bên cạnh đó, việc
“công nhận quá hạn mức đất ở” là do UBND thị xã Bỉm Sơn, căn cứ vào nội dung
“Biên bản hội nghị ngày 03/8/2008 giữa Sở Tài nguyên – Môi trường, với UBND thị
xã Bỉm Sơn” và cấp 250 mét vuông đất ở, cho các hộ có thời điểm sử dụng đất trước
khi Luật đất đai 1987 có hiệu lực pháp luật, chưa được UBND tỉnh xem xét quyết
định, nhưng đã thực hiện là trái pháp luật.
Ngày 3/2/2023, UBND
thị xã Bỉm Sơn có công văn số 221/UBND- TNMT gửi Chủ tịch UBND các xã, phường
về đất có nguồn gốc nông trường Hà Trung (cũ) giao với hạn mức công nhận đất ở
là 250 mét vuông là không đúng quy định về hạn mức đất ở.
“Chủ tịch UBND thị xã
yêu cầu Chủ tịch UBND các phường, xã và Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký
đất đai thị xã Bỉm Sơn trong quá trình tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp GCN quyền sử
dụng đất hoặc đăng ký biến động về đất đai của hộ gia đình, cá nhân, nếu phát
hiện hồ sơ nào đã được cấp GCN quyền sử dụng đất với hạn mức công nhận đất ở là
250m2 thì hướng dẫn nhân dân lập lại hồ sơ cấp GCN quyền sử dụng đất theo đúng
quy định về hạn mức công nhận đất ở của UBND tỉnh”, văn bản nêu rõ.
“Như vậy, nội dung
triển khai cấp 250m2 đất ở là do UBND thị xã Bỉm Sơn thực hiện sai quy định nên
quy trách nhiệm cho công chức địa chính, chủ tịch phường Bắc Sơn là không
đúng”, ông Trường nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, tại phần
xác nhận của UBND phường Bắc Sơn, trong đơn xin cấp GCNQSDĐ của hộ bà Hoàng Thị
Nga, bằng mắt thường, cũng thấy nhận xét của UBND phường chỉ ghi về nguồn gốc
sử dụng đất, thời điểm hình thành từ năm 1990 và dòng chữ: “Đất ông Minh được
nông trường Hà Trung giao dất làm nhà ở năm 1987 và làm kinh tế phụ gia đình”
đã được viết thêm nhưng cơ quan CSĐT không đi giám định kỹ thuật mà chỉ căn cứ
vào lời khai của chị Mai, để xác định: Thời điểm viết các nội dung trên, là
không đảm bảo khách quan.
Bên cạnh đó, ông Phan
Công Trường thông tin, tại kết luận điều tra, đã xác định hành vi của ông và
công chức địa chính UBND phường Bắc Sơn, đã gây ra thiệt hại cho Ngân sách Nhà
nước là 1.806.000.000 đồng (Một tỷ, tám trăm lẻ sáu triệu đồng), nhưng trên thực
tế, một số hộ đã được thu hồi và hủy GCNQSDĐ nên tại thời điểm khởi tố vụ án,
khởi tố bị can và hiện nay, Nhà nước không bị thiệt hại nhưng ông Trường và hai
cán bộ địa chính lại phải chịu về điều khoản này.
Dẹp bỏ tình trạng
‘những thế lực chống lưng’
https://vietnamnet.vn/dep-bo-tinh-trang-nhung-the-luc-chong-lung-2198751.html
“Những
thế lực chống lưng” thường là lạm quyền, biểu hiện sự xuống cấp về đạo đức. Bức
xúc xã hội sẽ lên cao khi các vi phạm được bao che gây ra bất công xã hội.
Vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội khiến 56 người tử
vong, xây dựng vượt đến 30% số tầng trong giấy phép, không lối thoát hiểm,
không an toàn phòng cháy chữa cháy nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động cho đến ngày
xảy ra thảm họa. Trong khi đó, đã có sẵn hàng lang pháp lý, chế tài xử lý các
vi phạm cũng như lực lượng chức năng và đội ngũ thực thi các quy định này.
Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị phát biểu thẳng
thắn rằng, đằng sau công trình vi phạm như vậy có “những thế lực chống lưng”
nên “khi xử lý chính quyền không chỉ đương đầu với chủ công trình mà còn cả thế
lực chống lưng đó”.
“Những thế lực chống lưng” còn phổ biến nhiều lĩnh vực khác.
Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật, hành xử vô nguyên tắc lại được bỏ qua hoặc
không xử lý kịp thời, làm nguồn cơn tái diễn các hình thức vi phạm, gây bức xúc
xã hội. Tình trạng này cần được chấn chỉnh, dẹp bỏ để củng cố tinh thần thượng
tôn pháp luật.
Muôn hình vạn trạng các vi phạm
Nhiều công trình vi phạm xây dựng, không ngăn chặn từ đầu, kéo
dài đến khi hoàn thành. Như tại Phú Quốc (Kiên Giang) có 79 căn biệt thự xây
dựng trên đất công, rừng phòng hộ và cả tòa nhà đồ sộ xây dựng tăng thêm đến
473m2 thành 12 tầng thay vì theo giấy phép chỉ 6 tầng.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có đến 680 căn nhà, trong đó có 198
biệt thự và 290 nhà liên kề đã thi công và có giao dịch mua bán khi chưa được
cấp thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp
giấy phép đầu tư dự án theo quy định. Hàng loạt biệt thự trái phép trên Núi
Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Biết bao công trình đầu tư công mới làm xong đã xuống cấp, hư
hỏng trầm trọng phải lấy ngân sách khắc phục sửa chữa. Nhà thầu nếu làm ăn gian
dối, thi công ẩu biết sẽ bị xử lý nghiêm và chịu thiệt hại nhiều hơn, buộc tự
bỏ chi phí ra làm lại hẳn không dám liều.
Những ai tham gia giao thông không khó phát hiện các chiếc xe
tải, container chạy bạt mạng trên đường phố vào giờ cấm. Xe khách một doanh
nghiệp kinh doanh vận tải vi phạm tốc độ đến 6.000 lần/tháng, thậm chí có chủ
doanh nghiệp nói rằng “không ai dám nhốt xe tôi”.
Xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mới đây làm 5 người
chết, 4 người bị thương đã được xác định lỗi thuộc về xe khách Thành Bưởi loại
50 chỗ ngồi chạy quá tốc độ, cố vượt xe tải cùng chiều và lao thẳng vào một xe
ô tô 16 chỗ chạy chiều ngược lại, dẫn đến thương vong thảm khốc.
Cơ quan chức năng xác định, trước khi gây tai nạn, tài xế xe
khách Thành Bưởi là Hoàng Văn Tính đã bị giữ bằng lái 3 tháng do lỗi vi phạm
tốc độ, nghĩa là không được tiếp tục hoạt động lái xe cho đến khi hết thời hạn
này. Đây là điều sơ đẳng mà bất cứ một tài xế, chủ xe và chủ doanh nghiệp vận
tải nào cũng phải biết.
Chỉ cán bộ một ngân hàng tại thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) khi bị
kiểm tra nồng độ cồn đã không chấp hành mà còn dùng tay gạt máy đo nồng độ cồn,
có lời lẽ xưng hô "mày", "tao" với lực lượng CSGT.
Hay như vụ việc trưởng Công an phường Bãi Cháy (Quảng Ninh)
Nguyễn Thành Nam điều khiển ô tô khi đã uống
rượu, đi sai làn đường dẫn đến va chạm giao thông rồi còn chửi bới, đe doạ
người dân.
Chủ đầu tư mầm non tư
thục than: “Nhiều khi GV trong trường đông hơn trẻ đi học”
Việt
Dũng
GDVN- Lần đầu tiên, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị đối
thoại giữa các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giáo dục.
Ngày 6/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức
Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Buổi đối thoại có sự tham dự của ông Dương Anh Đức – Phó Chủ
tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành có
liên quan của thành phố và lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, Phòng Giáo dục và Đào tạo
của 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức.
Nhiều khi giáo viên đông hơn trẻ đi học
Mở đầu buổi đối thoại, ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, buổi đối thoại này có sự tham dự
của 108 doanh nghiệp, đại diện cho hơn 1.000 đơn vị ngoài công lập, như trung
tâm ngoại ngữ, kỹ năng sống, trường tư thục các cấp học, tư vấn du học và các
tổ chức dịch vụ khác trên địa bàn thành phố.
Theo ông Nguyễn Bá Linh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn
Giáo dục Việt Mỹ cho biết , một trong những khó khăn hiện tại của tập đoàn là
vấn đề quỹ đất.
Khi có nhu cầu mở rộng cơ sở hoạt động, chi phí đầu tư cho việc
giải phóng mặt bằng là rất cao, nên ông Linh đề nghị cần có một cơ chế để hỗ
trợ doanh nghiệp để vay vốn, giải phóng mặt bằng.
Bà Đào Thị Tin – Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Ân
Phúc cho hay, sau đại dịch Covid-19, có nhiều khi số lượng giáo viên trong
trường còn đông hơn trẻ đi học.
Hiện các trường vẫn phải cầm cự hoạt động, cố gắng đảm bảo thu
nhập, chi trả tiền bảo hiểm xã hội cho giáo viên. Thế nhưng, bà Tin nói rằng
việc co kéo đang trở nên hết sức khó khăn. Hiện nay, đơn vị đang phải nhận
quyết định xử phạt do nợ tiền bảo hiểm xã hội.
Cũng đồng quan điểm này, ông Ngô Ngọc Luyến – Chủ đầu tư và cũng
là điều hành của Trường mầm non Nam Mỹ (huyện Bình Chánh) nói, sau đại dịch,
nhiều cán bộ và giáo viên không trụ nổi nên đã xin nghỉ việc.
Nhiều cơ sở, trường mầm non tư thục đã phải sử dụng linh hoạt
nhiều biện pháp để có thể duy trì được hoạt động. Một trong những khó khăn được
các chủ trường nêu ra là chính sách đóng bảo hiểm xã hội, hoàn thành nghĩa vụ
thuế.
Nhà đầu tư mong rằng, thành phố sẽ có thêm nhiều chính sách ưu
đãi về thuế, để có thể chia sẻ những khó khăn với các trường.
Cũng tại hội nghị này, chủ đầu tư, các chủ trường, chủ các trung
tâm cũng đã chia sẻ những khó khăn có liên quan đến hồ sơ đăng ký biến động sử
dụng đất, cấp phép lao động đối với giáo viên người nước ngoài, kinh doanh
trong lĩnh vực dạy thêm học thêm, hỗ trợ nâng chuẩn trình độ cho giáo viên
ngoài công lập.
Không cứng nhắc trong xử lý các hồ sơ, thủ tục
Ngay sau khi các phòng, ban chức năng thuộc Sở Giáo dục và Đào
tạo Thành phố Hồ Chí Minh, các sở ban ngành có liên quan giải đáp các thắc mắc
của các chủ đầu tư, chủ trường, ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở Giáo dục và
Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các nhà đầu tư phải thường xuyên cập nhật
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đang hoạt động.
Ông Nguyễn Văn Hiếu đề nghị, Phòng Quản lý cơ sở Giáo dục ngoài
công lập trực thuộc Sở cần phải tổ chức việc họp giao ban định kỳ với các đơn
vị ngoài công lập, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương mới
từ các Bộ, ngành để hỗ trợ các đơn vị trong công tác quản lý, vận hành các cơ
sở giáo dục.
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch Ủy
ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố mở
thêm các kênh tiếp nhận thông tin, thường xuyên có phản hồi cho doanh nghiệp
đầu tư trong lĩnh vực này, công khai lên Cổng thông tin điện tử của Sở.
Lãnh đạo thành phố đề nghị các Sở, ban ngành có liên quan có mặt
tại hội nghị đối thoại cần lắng nghe ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, trên
tinh thần cầu thị, có sự chia sẻ và hướng giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp,
qua đó góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục ngoài công lập, đáp
ứng với yêu cầu học tập ngày càng đa dạng của người dân thành phố.
Ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh nhấn mạnh, lãnh đạo thành phố sẽ kiến nghị các cơ quan cấp trên sửa
đổi, bổ sung một số quy định còn bất cập, quán triệt tinh thần làm việc với các
Sở, ban ngành của thành phố là hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp, không cứng nhắc
trong việc xử lý hồ sơ, thủ tục cho họ.
No comments:
Post a Comment