Đối Thoại Điểm Tin ngày 20 tháng 05 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Mỹ
chế tài hơn 300 mục tiêu trong lệnh trừng phạt mới nhắm vào Nga
Giới
lập pháp Mỹ cảnh báo nghiêm trọng về cạnh tranh Trung Quốc
Tổng
thống Biden tán thành việc huấn luyện F-16 cho Ukraine
Từ
kính râm đến máy vắt sữa, Mỹ ngưng xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Nga
Nạn nhân trái phiếu SCB: ‘Vẫn trông chờ trong tuyệt
vọng’
Vụ Đường Văn Thái: 22 tổ chức kêu gọi Cao ủy Tị nạn
LHQ bảo vệ người tị nạn Việt tại Thái Lan
Giới lập pháp Mỹ cảnh báo nghiêm trọng về cạnh tranh
Trung Quốc
Trung Quốc phản đối, không tham gia hội nghị G-20 ở
Kashmir do Ấn Độ quản lý
Nhân vật đối lập Sam Rainsy: Bầu cử ở Campuchia chẳng
khác nào một 'trò đùa'
Các cường quốc G-7 tăng cường trừng phạt Nga nhằm làm
chậm nỗ lực chiến tranh
Mỹ chế tài hơn 300 mục tiêu trong lệnh trừng phạt mới
nhắm vào Nga
Khi ‘cán bộ, công chức sợ trách nhiệm, co cụm, cầu an’
Bài
học nào, kinh nghiệm gì khi nghiên cứu con người Hồ Chí Minh?
Thủ
tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị G7 mở rộng tại Hiroshima: cơ hội gì cho Việt
Nam?
Việt
Nam cảnh báo “sự trở lại” của Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ
Hai
tàu Hải quân Ấn Độ cập Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng
Tàu
nghiên cứu Nga đến Việt Nam tham gia khảo sát khi TQ liên tục ra vào EEZ Việt
Nam
Trung
Quốc gây sức ép lên Việt Nam từ cả hai phía đông và tây?
Tàu
khảo sát Xiang Yang Hong 10 quay lại EEZ của Việt Nam
ĐCSVN
không công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm là “xúc phạm Đảng viên và nhân dân”
Tàu
Hải quân Trung Quốc có kế hoạch thăm cảng Đà Nẵng
Bộ
Công thương giải trình việc tăng giá điện trong mùa nắng nóng
Vụ
án Alibaba: Y án chung thân với cựu Chủ tịch Nguyễn Thái Luyện
Hải
Phòng: Khởi tố cựu phó Chủ tịch huyện Thuỷ Nguyên do liên quan sai phạm đất đai
Bắc
Ninh: Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 99-05D
Hội
đồng Liên Tôn đề nghị Mỹ áp dụng Luật Magnitsky trừng phạt quan chức xâm phạm
tự do tôn giáo
Vụ
Đường Văn Thái: 19 tổ chức nhân quyền kêu gọi LHQ thúc ép Việt Nam phóng thích
Việt
Nam lại rêu rao bị “thế lực thù địch” chống phá!
Cựu Bí thư và cựu Chủ tịch Lào Cai bị bắt ngay sau Hội nghị TW 7
Ân
xá Quốc tế: Việt Nam năm 2022 tiến bộ một bậc trong xếp hạng về án tử hình toàn
thế giới
Việt
Nam phản đối hoạt động gần đây của Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông
Video,Titanic: Công bố bản
quét 3D hoàn chỉnh đầu tiên của xác tàu đắm, Thời lượng 1,17
Mỹ ủng hộ đồng minh
cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine
Bầu cử Thái Lan:
Đảng Move Forward thắng nhưng sắp tới sẽ ra sao?
Lãnh đạo G7 bàn kế hoạch
tăng trừng phạt Nga trong ám ảnh di sản hạt nhân Hiroshima
Thủ tướng Anh nói "di
dân nhập cư quá cao" sau con số 1,1 triệu/nửa năm
Hồ Chí Minh: Tư liệu về
thời gian ở Quảng Tây
Cuộc chiến VN: Bàn
về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản
Thủ tướng Sunak đảo ngược
quyết định cấm Viện Khổng Tử tại Anh
Chiến tranh
Ukraine: Nga tấn công tên lửa lần thứ chín vào Kyiv trong tháng này
Hồ Chí Minh với
bí danh Hồ Quang và Trần Dân Tiên
Chuyên gia LHQ:
Trung Quốc và Nga bán vũ khí sát thương cho quân đội Myanmar
Vụ Đặng Đình Bách: 'Luật
thuế VN mù mờ khiến nhiều tổ chức, cá nhân gặp họa'
Vì sao các nhà khoa học
phải xuống đường biểu tình khí hậu?
Tổng thống Mỹ mở đường cho việc cung cấp F-16 cho Ukraina
Thượng
đỉnh Hiroshima : G7 thể hiện đoàn kết trước Trung Quốc và Nga
Chủ
tịch Trung Quốc phác họa kế hoạch đầy tham vọng với các nước Trung Á
Thượng
đỉnh Liên đoàn Ả Rập khai mạc với sự trở lại của tổng thống Syria
Cannes
2023 : "The Animal Kingdom" và thông điệp về chung sống với thiên
nhiên
LE
PAPILLON – Những đôi cánh của tình yêu
Cựu
tổng thống Pháp Sarkozy bị án tù giam: Tranh cãi bùng nổ trên mặt báo
Thượng đỉnh Hiroshima :
Trung Quốc có 1001 lý do để dè chừng G7
Tổng
thống Hàn Quốc dự hội nghị G7 mở rộng và cuộc gặp ba bên Mỹ-Nhật-Hàn
G7 thông
báo các trừng phạt mới nhằm vào “cỗ máy chiến tranh” của Nga
Chiến
tranh Ukraina : Kiev và nhiều thành phố lại bị Nga tấn công bằng drone
Nga :
Viện Công tố đề nghị mức phạt nhẹ hiếm có đối với nhà đối lập Roïzman
Khan hiếm
dược phẩm ngày càng trầm trọng: Pháp và Châu Âu cấp tốc tìm đối sách
Theo Tổ
chức Y tế Thế giới, khoảng 20 triệu người đã chết trong đại dịch Covid-19
Kiev loan
báo bắn hạ gần như toàn bộ tên lửa Nga trong đợt tấn công mới vào Ukraina
Khai mạc
Thượng đỉnh đầu tiên giữa Trung Quốc và các nước Trung Á
Pháp: Cựu
tổng thống Sarkozy bị y án tù, cánh hữu bất bình
Bầu cử
Thái Lan : Đối lập thắng lớn, báo hiệu chấm dứt chế độ quân sự ?
(AFP) - Chính
phủ Anh công bố chiến lược bán dẫn. Theo chiến lược được công bố hôm nay 19/05/2023, Luân Đôn dự
kiến đầu tư 1 tỉ bảng Anh trong một thập niên nhằm thúc đẩy sự phát triển của
lĩnh vực bán dẫn, giảm nguy cơ nguồn cung ứng bị gián đoạn và bảo vệ an ninh quốc
gia. Thủ tướng Rishi Sunak nhấn mạnh chiến lược tập trung vào các thế mạnh của
Anh, các lĩnh vực nghiên cứu và thiết kế để củng cố ưu thế cạnh tranh của Anh
trên trường quốc tế, duy trì vị thế tiên phong của Anh về các công nghệ mũi
nhọn mới.
(AFP) -
Anh Quốc và Na Uy phối hợp bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới biển. Bộ trưởng Quốc Phòng Anh và Na Uy hôm
18/05/2023 đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược để bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới
biển trước mối đe dọa từ Nga. Theo bộ trưởng Quốc Phòng Anh, Nga có một chương
trình hải quân đặc biệt được thết kể để kiểm tra, đồng thời có thể phá hoại và
tấn công cơ sở ngầm quan trọng của các nước đối thủ. Bộ Quốc Phòng Anh nhận
định việc gia tăng sử dụng đáy biển trong lĩnh vực năng lượng và viễn thông tạo
cơ hội để các đối thủ đe dọa cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng của các nước.
(AFP) - Mỹ
và Đài Loan hoàn tất đàm phán thương mại. Ngày 18/05/2023, Washington thông báo hoàn
tất các cuộc đàm phán nhằm củng cố các mối liên hệ giữa hai nền kinh tế. Đây là
chặng cuối trước khi Mỹ - Đài Loan ký thỏa thuận, một năm sau khi sáng kiến
được đưa ra và bị Bắc Kinh chỉ trích dữ dội. Thỏa thuận chính thức dự kiến sẽ
được ký kết trong những tuần tới. Mục tiêu là xuất khẩu nhiều hơn nữa hàng hóa
Mỹ sang Đài Loan và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và và tạo cơ hội
phát triển kinh tế cho cả đôi bên.
(AFP) - Bộ
trưởng Thương Mại Trung Quốc sắp công du Mỹ. Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ hôm
18/05/2023 cho biết bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc sẽ công du Mỹ vào tuần tới,
gặp đồng nhiệm Mỹ và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai. Đây được xem là
một chuyến công du Mỹ hiếm hoi của một quan chức cấp cao Trung Quốc trong bối
cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước.
(AFP) -
Khoảng 1 tỉ người thuộc 43 quốc gia có nguy cơ mắc bệnh tả, « đại dịch của
người nghèo ». Theo Liên Hiệp Quốc hôm nay 19/05/2023, thế giới đang thiếu nghiêm
trọng các phương tiện chặn đứng dịch bệnh gây tiêu chảy và nôn mửa, đặc biệt
nguy hiểm đối với trẻ em. Liên Hiệp Quốc hiện cần 640 triệu đô la để chống bệnh
tả. Thế giới cần 18 triệu liều vac-xin, nhưng hiện mới chỉ có 8 triệu liều. Năm
nay, tính đến ngày 15/05, đã có 24 nước báo động dịch tả, so với con số 15 nước
cùng kỳ năm ngoái.
TIN TỨC: Thứ Bảy, ngày 20 tháng 05 năm 2023
19 TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN KÊU GỌI LHQ HỐI THÚC VIỆT NAM TRẢ
TỰ DO CHO ÔNG ĐƯỜNG VĂN THÁI
Bức thư
chung của 19 tổ chức nhân quyền quốc tế ký ngày 18/5, gởi đến Văn phòng Cao uỷ
của Liên Hiệp quốc về Người tị nạn (UNHCR) ở Thụy Sĩ, kêu gọi cơ quan này
hối thúc Việt Nam trả tự do cho ông Đường Văn Thái, người được cho là bị mật
vụ Việt Nam bắt cóc ở Thái Lan vào trung tuần tháng Tư vừa qua. Lá thư không
quên nhắc đến nhà báo Trương Duy Nhất, người cũng bị mật vụ bắt cóc và hiện
đang thụ án 10 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.
Lá thư
bày tỏ sự lo ngại cho sự an toàn của hàng trăm người Việt tị nạn tại Thái Lan
có nguy cơ bị bắt cóc hoặc bị cưỡng bức hồi hương bởi mật vụ cộng sản. Mười
chín tổ chức nhân quyền này cho rằng vụ bắt cóc nhà báo Trương Duy Nhất và ông
Đường Văn Thái đều vi phạm trắng trợn luật lệ quốc tế về tị nạn và nhân quyền của
chính quyền Việt Nam.
Trong
thư chung gửi người đứng đầu Cao ủy của LHQ về Người tị nạn, ngoài việc
kêu gọi bảo vệ quyền tị nạn, các tổ chức này còn hướng tới đến việc xoá bỏ các
hình thức tra tấn và án tử hình trên khắp thế giới.
PHÁI ĐOÀN ỦY BAN TỰ DO TÔN GIÁO QUỐC TẾ HOA
KỲ (USCIRF) GẶP ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM
Hôm
18/5, phái đoàn UBTDTGQT Hoa Kỳ đã có cuộc tiếp xúc với đại diện các chức sắc
tôn giáo thuộc Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam- một tập hợp tổ chức tôn giáo không
chịu sự kiểm soát của nhà nước. Dẫn đầu phái đoàn là ông Frederick Davie, uỷ
viên của USCIRF cùng viên chức của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn.
Cuộc gặp
diễn ra tại chùa Giác Hoa (Sài Gòn), thuộc Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Đại diện
các tôn giáo thuộc Hội đồng Liên Tôn Việt Nam đề nghị chính phủ Mỹ có biện
pháp cứng rắn, trừng phạt các quan chức Việt Nam xâm phạm quyền tự do tôn giáo
bằng cách áp dụng Luật Magnitsky. Đặc biệt, đưa Việt Nam vào Danh sách các quốc
gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC).
Đạo luật
Magnitsky toàn cầu được ban hành năm 2016, ủy quyền cho chính phủ Hoa Kỳ xử
phạt những người mà họ coi là có hành động vi phạm nhân quyền bằng cách đóng
băng tài sản và cấm các quan chức này nhập cảnh Hoa Kỳ.
Hiện Hoa
Kỳ đang xếp Việt Nam vào danh sách không có tự do tôn giáo.
PHÚC THẨM VỤ ÁN ALIBABA: Y ÁN CHUNG THÂN ĐỐI VỚI NGUYỄN
THÁI LUYỆN
Sau 12
ngày xét xử, hôm qua 19/5, Toà án nhân dân cấp cao tại Sài Gòn đã tuyên giữ
nguyên bản án sơ thẩm với hình phạt “chung thân” đối với Nguyễn Thái Luyện-cựu
Chủ tịch Công ty Alibaba. Kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Luyện bị Hội
đồng Xét xử bác bỏ do “không thấy có tình tiết giảm nhẹ”.
Vợ của
Luyện là Võ Thị Thanh Mai bị tuyên 16 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”,
7 năm tù về tội “Rửa tiền”, tổng mức án 23 năm tù (giảm 7 năm tù so với bản án
sơ thẩm). Hai em trai của Nguyễn Thái Luyện là Nguyễn Thái Lực và Nguyễn Thái
Lĩnh lần lượt lãnh án 21 năm tù và 16 năm tù cho 2 tội danh “lừa đảo” và “rửa
tiền”. So với bản án sơ thẩm trước đó thì Nguyễn Thái Lực được giảm 6 năm tù,
còn Nguyễn Thái Lĩnh được giảm 1 năm tù giam.
Riêng với
các bị cáo còn lại đều lãnh mức án từ 8 - 17 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản.
Cựu Chủ
tịch HĐQT Công ty CP địa ốc Alibaba bị buộc tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và
tội “rửa tiền” với số tiền lên đến hàng ngàn tỷ đồng và số nạn nhân cũng lên tới
gần 5 ngàn người. Ngoài bản án hình sự, Nguyễn Thái Luyện và vợ là Võ Thị Thanh
Mai phải chịu trách nhiệm dân sự, bồi thường khoản tiền gần 2.450 tỷ đồng cho
hơn 4.500 người bị hại.
Đây là
phiên tòa “kỷ lục” với số lượng bút lục hồ sơ lên đến một triệu, phải đựng
trong 140 thùng hồ sơ và danh sách bị hại theo cáo trạng của VKSND lên đến
3.986 người, có 100 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
LÃNH ĐẠO G7 BÀN KẾ HOẠCH TĂNG TRỪNG PHẠT CHẾ ĐỘ NGA
PUTIN
Hội nghị
thượng đỉnh Nhóm Bảy quốc gia giàu có (G7) đang diễn ra tại Hiroshima, Nhật Bản
với một trong những trọng tâm được nhắm tới là nhằm buộc Moscow phải khuất phục
trước Ukraine.
Các nhà
lãnh đạo G7 bao gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, Anh, Pháp, Ý và Canada dự kiến sẽ
công bố các biện pháp trừng phạt thắt chặt đối với Nga, bàn về chiến lược nhằm
hạ nhiệt cuộc xung đột kéo dài hơn một năm qua giữa Nga và Ukraine.
Chính phủ
Anh tuyên bố trừng phạt bổ sung 86 người và công ty từ khu liên hợp công nghiệp
quân sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin, bên cạnh những người liên quan đến
ngành năng lượng, kim loại và vận chuyển. Nước này cũng sẽ công bố lệnh cấm kim
cương của Nga và cấm nhập khẩu kim loại từ Nga. Tương tự, Chủ tịch Hội đồng
Châu Âu Charles Michel hôm thứ Sáu cho biết Châu Âu sẽ hạn chế việc bán kim
cương của Nga.
Mỹ chuẩn
bị bổ sung 70 công ty vào “danh sách đen” xuất khẩu và mở rộng thẩm quyền trừng
phạt lên 300 công ty cũng như các lĩnh vực mới của nền kinh tế Nga.
Ngoài
ra, “thái độ tiếp cận” đối với Trung cộng cũng được G7 bàn thảo.
VNTB – Đảng lại kêu gọi đạo đức cộng sản, thay vì liêm
chính công vụ
VNTB – Trọng ơi, tự quyết đang làm nhạt đảng khô đoàn
đấy!
VNTB
– Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi
khất thực ở Nhật
VNTB
– Tôn giáo ở Việt Nam là một quyền tự do có định hướng chính trị
Giám
sát ngân hàng số tại Singapore vẫn đi sau so với nhu cầu
Chuyển
động Quốc Phòng (11/5 – 18/5/2023)
Sáng
kiến An ninh Toàn cầu: Kiến trúc An ninh Mới của Trung Quốc cho Vùng Vịnh
Trung
Quốc: Khi người trẻ không muốn làm “phòng nô”
Tại
sao Đài Loan đang mất dần đồng minh?
Mỹ
và châu Âu đối mặt một cuộc khủng hoảng tị nạn mới
16/05/1968:
Công nhân biểu tình, rối loạn xã hội lan rộng ở Pháp
Nhìn
lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Việt Nam
Tình
hình Ukraine ngày thứ 45020/05/2023
Khi
‘cán bộ, công chức sợ trách nhiệm, co cụm, cầu an’20/05/2023
Chống
tham nhũng – Tổng bí thư lại… ‘nói trạng’19/05/2023
Chuyện ăn độn
(Phần 3)19/05/2023
Henry
Kissinger giải thích cách tránh chiến tranh thế giới thứ ba19/05/2023
Chuyện
không chỉ của ông Bộ trưởng19/05/2023
“Chốn
vắng” của Dương Thu Hương19/05/2023
Tình
hình Ukraine ngày thứ 44919/05/2023
Tư bản xanh,
tư bản đỏ…18/05/2023
Chuyện
ăn độn (Phần 2)18/05/2023
Phan
Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 450, 19-05-2023
Phúc
Lai - Thất bại của Putin trong cuộc xâm lược Ukraine : Việt Nam có cơ hội gì về
lãnh thổ ?
Hà
Sĩ Phu - Nhớ Đồi Cù trước đây quá !
Trần
Tiến Dũng - Mùa hè Sài Gòn xưa và nay
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
“Chốn vắng” của Dương Thu Hương 20/05/2023
Tô Thuỳ Yên. Kinh khổ 20/05/2023
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế
Việt Nam đối mặt với những cơn gió ngược 20/05/2023
Nên có thái độ thế nào về Lãnh
tụ? 20/05/2023
Henry Kissinger giải thích cách
tránh Chiến tranh thế giới thứ Ba 20/05/2023
Vì sao tin đồn có đất sống 19/05/2023
Putin sẽ đối phó thế nào? 19/05/2023
Thanh niên trưởng thành và
hướng thiện quay lưng với đảng 19/05/2023
Lịch sử quan hệ Mỹ – Việt và cơ
hội bị bỏ lỡ 19/05/2023
Trung Quốc có chiến lược như
thế nào với Trung Á? 19/05/2023
Tội phạm cũng là con người 18/05/2023
Thông tin mỗi ngày
·
R F I
·
Thuy
My
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Hàng chục cảnh sát kiểm tra công ty tài
chính Shinhan ở TP.HCM
https://zingnews.vn/hang-chuc-canh-sat-kiem-tra-cong-ty-tai-chinh-shinhan-o-tphcm-post1432671.html
Thứ sáu, 19/5/2023 16:45 (GMT+7)
Công an quận 1 phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ kiểm
tra hành chính, lấy lời khai các nhân viên của công ty tài chính Shinhan có trụ
sở ở phường Bến Nghé.
Ngày 19/5, Công an quận 1 phối hợp với các đơn vị nghiệp
vụ Công an TP.HCM kiểm tra hành chính Công ty TNHH MTV Shinhan có trụ sở đặt tại
tòa nhà trên đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé.
Theo ghi nhận, hàng chục cảnh sát có mặt trước tòa nhà
trên vào buổi sáng. Sau đó, họ đi vào bên trong kiểm tra hành chính, lấy lời
khai những người làm việc bên trong công ty. Phía bên ngoài, cảnh sát kiểm tra
nghiêm ngặt, không cho người lạ ra vào.
Theo cảnh sát, việc kiểm tra này chỉ là hoạt động bình
thường, nằm trong kế hoạch của Công an TP.HCM và các quận, huyện, TP Thủ Đức đẩy
mạnh rà soát, xử lý sai phạm tại nhiều công ty tài chính, thu hồi nợ trên địa
bàn.
Trước đó, Công an TP.HCM đã triệt xóa 6 băng nhóm cưỡng
đoạt tài sản núp bóng các công ty tài chính, luật, mua bán nợ.
Nhận hối lộ tiền tỷ tại trung tâm đăng kiểm
ở Bắc Ninh
https://zingnews.vn/nhan-hoi-lo-tien-ty-tai-trung-tam-dang-kiem-o-bac-ninh-post1432601.html
Thứ sáu, 19/5/2023 13:04 (GMT+7)
Các cá nhân tại Trung tâm đăng kiểm 99-05D bị cáo buộc
nhận hối lộ của nhiều chủ phương tiện đến đăng kiểm và nghiệm thu phương tiện cải
tạo xe cơ giới.
Ngày 19/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh vừa ra quyết
định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với ông Trần Kiên (35 tuổi, Giám
đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 99-05D) về tội Nhận hối lộ.
Ngoài ông Kiên, 7 người khác cũng bị CQĐT áp dụng các
biện pháp tố tụng để điều tra làm rõ sai phạm.
Theo cáo buộc, Trung tâm đăng kiểm 99-05D thuộc Công
ty CP đầu tư, xây dựng và tư vấn đăng kiểm do ông Trần Kiên làm giám đốc và người
đại diện pháp luật.
Từ tháng 8/2018 đến nay, các cá nhân thuộc trung tâm
trên có hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của nhiều chủ phương tiện đến đăng kiểm
và nghiệm thu phương tiện cải tạo. Sau đó, họ bỏ qua những lỗi kỹ thuật, hợp thức
hồ sơ cải tạo.
Trước đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã đề nghị Công an tỉnh
Bắc Ninh điều tra làm rõ thông tin phản ánh về việc “cò” ngang nhiên mời chào
làm luật để được đăng kiểm nhanh tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 99-05D. Chi
phí làm nhanh là 1,2-1,5 triệu đồng/xe.
Bắt tạm giam cựu cán bộ ngân hàng lừa đảo
chiếm đoạt tài sản
https://zingnews.vn/bat-tam-giam-cuu-can-bo-ngan-hang-lua-dao-chiem-doat-tai-san-post1432523.html
Thứ sáu, 19/5/2023 09:21 (GMT+7)
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quảng Bình quyết định
khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam Hồ Tuấn Anh (SN
1992) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo kết quả điều tra, đã có quyết định chấm dứt hợp đồng
lao động tại ngân hàng nhưng để có tiền trả nợ các khoản vay cũ, Hồ Tuấn Anh đã
lợi dụng sự tin tưởng của những người quen, cố tình đưa ra thông tin gian dối về
việc cần tiền làm đáo hạn ngân hàng để được nhiều người tin tưởng cho vay với số
tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Sau đó, Hồ Tuấn Anh chiếm đoạt để trả nợ các khoản tiền
vay của mình dẫn đến mất khả năng trả lại số tiền đã vay. Bước đầu Cơ quan điều
tra chứng minh được Hồ Tuấn Anh với thủ đoạn trên đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền
hơn 3,8 tỷ đồng của một số cá nhân.
Ngoài ra, cơ quan điều tra đang xác minh làm rõ hành
vi của Hồ Tuấn Anh và các cá nhân có liên quan có dấu hiệu chiếm đoạt số tiền
hơn 7 tỷ đồng của các của một số người trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình thông qua hình thức vay mượn tiền, đầu tư kinh doanh mỏ cát.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình
thông báo những ai là bị hại liên quan đến vụ án thì liên hệ trực tiếp với
Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Công an tỉnh
Quảng Bình, số 6 Nguyễn Văn Linh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, gặp điều tra
viên Nguyễn Văn Dương để phối hợp giải quyết.
Chuyển hồ sơ dự án AIC trúng thầu tại Kiên
Giang sang công an
https://zingnews.vn/chuyen-ho-so-du-an-aic-trung-thau-tai-kien-giang-sang-cong-an-post1432512.html
Thứ sáu, 19/5/2023 08:20 (GMT+7)
Theo thông báo kết luận thanh tra, AIC Group có dấu hiệu
bất thường của nhà thầu về giá nhập khẩu (giá mua) cao hơn giá dự án hơn 5,5 tỷ
đồng, nên cần được làm rõ.
Tại thông báo kết luận thanh tra mới đây của Thanh tra
tỉnh Kiên Giang về 2 dự án do Sở NN&PTNT Kiên Giang làm chủ đầu tư, cơ quan
này cho biết đã chuyển các gói thầu do Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC (còn
gọi là AIC Group) trúng thầu cho cơ quan điều tra công an tỉnh Kiên Giang do
phát hiện có dấu hiệu tội phạm.
Hai dự án được thanh tra là Dự án Hệ thống quan trắc
theo dõi môi trường nước tự động phục vụ trồng trọt thủy sản kết hợp bảo vệ môi
trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và Dự án Đầu tư xây dựng công trình kiểm
tra giám sát ven biển Tây (tỉnh Kiên Giang).
Có dấu hiệu không minh bạch
Đối với Dự án hệ thống quan trắc điều tra môi trường
nước tự động phục vụ nuôi trồng thủy sản kết hợp bảo vệ môi trường, thanh tra
phát hiện chủ đầu tư không thực hiện thủ tục lựa chọn nhà thầu, không ký kết hợp
đồng tư vấn lập dự án và tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, không thẩm
định hồ sơ thiết kế, dự toán sau khi đã quyết định đầu tư.
Sau khi hoàn thành, Sở NN&PTNT lại giao trách nhiệm
cho Chi cục trưởng Chăn nuôi và Thú y quản lý, sử dụng hệ thống Trạm quan sát
không phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của chi cục.
Thanh tra tỉnh Kiên Giang cũng xác định nhiều nhà thầu
vi phạm nguyên tắc không đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu, không đảm bảo công
bằng, minh bạch.
Cụ thể, tại thời điểm thẩm định giá, hợp đồng ký kết
liên danh giữa Công ty TNHH Định giá Tây Nam (gọi tắt là Công ty Tây Nam) ký hợp
đồng liên doanh với Công ty CP Định giá - Tư vấn và đầu tư build - VINASUN đã hết
thời hạn. Công ty Tây Nam báo cáo kết quả thẩm định giá và hồ sơ đánh giá của
thẩm định viên không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định.
Ngoài ra, không xác định được giá của từng hệ thống,
thiết bị mà chỉ cho ra kết quả giá trị tổng các hạng mục dẫn đến không chính
xác, khách quan, không thực hiện được bàn giao, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng.
Đáng chú ý, Công ty Tây Nam không thực hiện bàn giao,
nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, sử dụng 3 bảng báo giá của 3 đơn vị để làm căn cứ
mà so sánh cả 3 đơn vị báo giá trên đều thuộc “hệ sinh thái” AIC Group. Các nhà
thầu liên quan vi phạm nguyên tắc không đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu,
không đảm bảo công bằng, minh bạch.
Theo thông báo kết luận thanh tra, AIC Group có dấu hiệu
bất thường của nhà thầu về giá nhập khẩu (giá mua) cao hơn giá dự án
hơn 5,5 tỷ đồng, nên cần được cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ. Ngoài ra,
đơn vị này khai báo tăng khối lượng thanh toán hơn 1,2 tỷ đồng và
không thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong thời gian bảo hành công trình.
“Xét thấy dự án Hệ thống quan sát môi trường nước tự động
phục vụ nuôi trồng thủy sản kết hợp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh vi phạm
nghiêm trọng quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, đấu thầu, định giá. Các
đơn vị tư vấn dự án, đơn vị báo giá và đơn vị trúng thầu dự án đều thuộc “Hệ
sinh thái” AIC Group; AIC Group có bất thường về giá nhập khẩu và giá trúng thầu,
có dấu hiệu phạm tội. Do đó, chuyển toàn bộ dự án sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh
xử lý theo quy định của pháp luật”, Thông báo kết luận nêu.
Vợ cựu Chủ tịch Alibaba Nguyễn Thái Luyện
được giảm án
https://zingnews.vn/vo-cuu-chu-tich-alibaba-nguyen-thai-luyen-duoc-giam-an-post1432521.html
Thứ sáu, 19/5/2023 13:02 (GMT+7)
Theo HĐXX, một người bạn đã nộp 6,2 tỷ đồng khắc phục
hậu quả cho bị cáo Võ Thị Thanh Mai tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền,
nên có căn cứ giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Ngày 19/5, sau gần 2 tuần xét xử và nghị án, TAND Cấp
cao tại TP.HCM đưa ra phán quyết đối với bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Cựu chủ tịch
Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba) và các đồng phạm trong vụ Lừa đảo chiếm đoạt
tài sản và Rửa tiền.
Theo HĐXX, bị cáo Nguyễn Thái Luyện có vai trò chủ
mưu, cầm đầu và chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ hoạt động của Alibaba và 22 pháp
nhân trực thuộc. Luyện là người hiểu biết pháp luật hơn các bị cáo trong vụ án,
có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nên buộc phải biết rõ
các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, Nguyễn Thái
Luyện đã rao bán 58 dự án "ma" cho hơn 4.500 bị hại chiếm đoạt
hơn 2.400 tỷ đồng.
Đối với bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện), HĐXX cho rằng
sau khi chồng và em trai bị bắt, Mai sợ số tiền hơn 30 tỷ đồng gửi
trong ngân hàng do bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng (nhân viên kế toán) đứng tên sẽ bị
phong tỏa, nên hôm sau đã chỉ đạo Thắng rút ra. Cùng ngày, Mai chuyển 13 tỷ vào
tài khoản của Nguyễn Thái Lực (em trai Luyện), sau đó yêu cầu rút tiền mặt ra và
giao lại cho mình sử dụng.
Tuy nhiên, quá trình xét xử phúc thẩm, một người bạn
làm ăn chung với vợ chồng Nguyễn Thái Luyện đã nộp 6,2 tỷ đồng khắc
phục cho bị cáo Mai ở 2 tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền, nên có căn
cứ giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.
Đối với các bị cáo khác là đồng phạm của Nguyễn Thái
Luyện, HĐXX đánh giá các bị cáo có vai trò giúp sức cho cựu Chủ tịch Alibaba.
Song, các bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, nộp tiền khắc phục hậu quả,
phạm tội lần đầu, nhân thân tốt... Do đó, HĐXX xem xét áp dụng tình tiết giảm
nhẹ cho các bị cáo.
Từ đó, HĐXX bác kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thái Luyện,
tuyên phạt bị cáo tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tòa chấp nhận
kháng cáo của bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện), tuyên phạt 16 năm tù về tội Lừa
đảo chiếm đoạt tài sản, 7 năm tù về tội Rửa tiền, tổng hợp hình phạt chung 23
năm tù. Các bị cáo là đồng phạm của Luyện bị phạt mức án từ 8-21 năm tù về cùng
tội danh trên.
Về trách nhiệm dân sự, tòa buộc bị cáo Luyện và Mai
liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho 4.530 bị hại số tiền 2.447 tỷ đồng.
Đối với các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tiền mặt và tài sản khác, tuyên
tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của các bị cáo. Ngoài ra, tòa
buộc bị cáo Mai tiếp tục nộp số tiền hơn 6 tỷ đồng còn lại để đảm bảo
nghĩa vụ bồi thường về tội Rửa tiền.
Bản án sơ thẩm thể hiện năm 2016, Nguyễn Thái Luyện
thành lập Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba kinh doanh lĩnh vực bất động sản.
Ngoài ra, Luyện thành lập 22 công ty con, trong đó sử dụng 12 pháp nhân làm chủ
đầu tư 58 dự án bất động sản không có thật tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng
Tàu và Bình Thuận, sau đó tự phân lô, tách thửa trái pháp luật, quảng cáo để
bán cho hàng nghìn người.
Toàn bộ các dự án đều được vẽ trái phép trên đất nông
nghiệp, quảng cáo không đúng sự thật, chuyển nhượng cho khách hàng. Bằng thủ đoạn
trên, Nguyễn Thái Luyện đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền chiếm đoạt
hơn 2.400 tỷ đồng của 4.500 khách hàng.
Xử sơ thẩm hồi tháng 12/2022, đánh giá hành vi của các
bị cáo gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thái
Luyện tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các bị cáo là đồng phạm
của Luyện bị phạt mức án 10-19 năm tù về cùng tội danh trên.
Bị cáo Võ Thị Thanh Mai bị phạt mức án 30 năm tù, bị
cáo Nguyễn Thái Lực (em trai Luyện) nhận mức án 27 năm tù về 2 tội Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản và Rửa tiền. Bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng bị phạt mức án 3 năm tù về
tội Rửa tiền nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm.
Vụ giám đốc sở nhậu xỉn lái xe: Kiểm điểm,
rút kinh nghiệm
https://tuoitre.vn/vu-giam-doc-so-nhau-xin-lai-xe-kiem-diem-rut-kinh-nghiem-20230519104553688.htm
19/05/2023 12:04 GMT+7
UBND tỉnh Đắk Nông khẳng định việc họp xử lý trách nhiệm
diễn ra khách quan và quyết định chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm giám đốc sở nhậu
xỉn lái xe.
Ngày 19-5, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông cho biết đã họp
và thống nhất chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm giám đốc sở nhậu xỉn
lái xe.
Nói thêm về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thu Hường - giám
đốc Sở Nội vụ Đắk Nông - cho biết sau khi báo chí đưa tin giám đốc sở nhậu xỉn
lái xe (là ông Trần Văn Thương - giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đắk
Nông), Sở Nội vụ được giao chủ trì tham mưu xử lý.
Theo đó, UBND tỉnh đã tổ chức cuộc họp có sự tham gia
của nhiều đơn vị để kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với việc ông Thương uống
rượu bia, bị xử lý hành vi nồng độ cồn, không mang giấy phép lái xe vẫn cầm lái
ô tô ở tỉnh Quảng Ngãi.
Theo bà Hường, cuộc họp diễn ra khách quan, nghiêm
túc. Qua ý kiến đánh giá của các thành viên, UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu ông
Thương kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc.
Trước đó, ông Thương đã bị Tỉnh ủy Đắk Nông hạ bậc thi
đua năm 2022 từ hoàn thành tốt nhiệm vụ xuống hoàn thành nhiệm vụ do lỗi nhậu xỉn
lái xe khi về quê ăn Tết.
Sở Nội vụ Đắk Nông cho rằng việc ông Thương bị lực lượng
cảnh sát giao thông tỉnh Quảng Ngãi ghi "nghề nghiệp tự do" là căn cứ
vào căn cước công dân, không phải do ông Thương khai. Vậy nên sở cho rằng báo
chí nói ông Thương thiếu trung thực khi không khai giám đốc sở mà khai nghề
nghiệp tự do là chưa có cơ sở.
Trên thực tế, theo tìm hiểu của phóng viên, các mẫu
căn cước công dân hiện nay và chứng minh nhân dân trước đây không có phần ghi
nghề nghiệp.
Cũng theo bà Hường, không có vùng cấm trong việc xử lý
sai phạm của cán bộ, đảng viên liên quan đến nhậu xỉn còn lái xe. Khi cán bộ, đảng
viên đã uống rượu bia lái xe, ngoài bị xử lý theo quy định, tùy mức độ còn phải
xem xét xử lý kỷ luật về mặt Đảng và Nhà nước.
Nghi vấn cán bộ nhận tiền làm sổ đỏ: Người
trong cuộc giải trình thế nào?
19/05/2023 10:30 GMT+7
Sáng 19-5, ông Hoàng Xuân Phương, phó giám đốc Văn
phòng đăng ký đất đai tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã có xác minh ban đầu vụ cán bộ
nhận tiền làm sổ đỏ xảy ra tại huyện Krông Bông mà báo Tuổi Trẻ đăng trước đó.
Theo ông Phương, đến thời điểm này chưa thể khẳng định
việc cán bộ huyện Krông Bông có "nhận
tiền làm sổ đỏ" hay không nhưng đã có kết quả xác minh ban đầu.
"Sau khi báo
Tuổi Trẻ đăng thông tin xác minh cán bộ huyện nhận tiền làm sổ đỏ, Văn
phòng đăng ký đất đai tỉnh đã làm việc, nhận giải trình từ những người liên
quan", ông Phương nói.
Theo ông Phương, hai người trong cuộc gồm ông H.V.K.,
quyền giám đốc và ông L.V.T., trưởng bộ phận đăng ký thống kê Chi nhánh Văn
phòng đăng ký đất đai huyện Krông Bông, đã giải trình cho tổ xác minh.
Trong giải trình của ông K. xác nhận cuối năm 2022
có hai người đàn ông lạ mặt vào phòng làm việc
của ông nhờ đo đạc, làm sổ đỏ. Một trong hai người sau đó đưa ra một xấp tiền,
mệnh giá 100.000 đồng để lên bàn, trước mặt ông K..
Lúc này, ông K. điện thoại cho ông T. sang hướng dẫn
thủ tục cho người dân. Ông K. không hề biết người đàn ông còn lại đã quay phim
quá trình này.
"Ông K. giải trình rằng mình đẩy trả lại tiền và
yêu cầu ông T. hướng dẫn thủ tục cho người dân, không có nhận tiền" - ông
Phương nói.
Theo ông Phương, trên cơ sở thông tin có được, Văn
phòng đăng ký đất đai cũng chỉ có thể xác minh được đến đây. "Đơn vị không
có điều kiện xác minh để khẳng định sau đó có việc đưa - nhận tiền hay
không", ông Phương nói.
Ông Phương cũng cho biết lĩnh vực đất đai khá nhạy cảm
nên thường có những tố cáo, khiếu nại liên quan đến tác nghiệp của cán bộ trong
lĩnh vực.
Cũng theo ông Phương, trong thời gian qua, Văn phòng
đăng ký đất đai tỉnh đã có nhiều công văn nhắc nhở, chấn chỉnh các đơn vị để
yêu cầu phải thực hiện các thủ tục đất đai chính xác, nhanh gọn, đảm bảo thời
gian theo quy định để tránh bức xúc từ người dân.
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn
Tây nhiệm kỳ 2010-2015
19/05/2023 09:14 GMT+7
Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Tây nhiệm kỳ 2010-2015 bị đề
nghị kỷ luật vì buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát với UBND
huyện dẫn đến chỉ đạo sai quy định trong đền bù, tái định cư thủy điện
Đăkđrinh.
Sáng 19-5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ngãi phát đi
thông cáo kỳ họp thứ 16 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ngãi về việc xem xét,
đề nghị thi hành kỷ
luật đối với Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Tây, nhiệm kỳ 2010-2015.
Cụ thể, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ngãi nhận thấy
Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Tây, nhiệm kỳ 2010-2015 đã thiếu trách nhiệm, buông
lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát đối với Ủy ban nhân dân huyện
và Ban chỉ đạo công tác bồi thường, di dân, tái định cư dự án thủy điện
Đăkđrinh (huyện Sơn Tây).
Dẫn đến Ban chỉ đạo và ông Đinh Kà Để - bí thư Huyện ủy (nhiệm kỳ 2010-2015),
trưởng Ban chỉ đạo - đã chỉ đạo và ký ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo
và thông báo ngày 31-1-2013 có nội dung chỉ đạo trái thẩm quyền, sai quy định
pháp luật, vi phạm quy chế làm việc của Huyện ủy, Ban Thường vụ và Thường trực
Huyện ủy Sơn Tây.
Theo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ngãi, vi phạm của
Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Tây, nhiệm kỳ 2010-2015 đến mức phải xử lý kỷ luật.
Do vậy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thống nhất đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng
Ngãi xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng.
Liên quan đến công tác bồi thường, di dân, tái định cư
dự án thủy điện Đăkđrinh, cuối tháng 12-2022, Ban Thường
vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã ban hành quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Đinh
Kà Để - nguyên bí thư Huyện ủy Sơn Tây, nhiệm kỳ 2010-2015 và nhiệm kỳ
2015-2020 - bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.
Tháng 1 vừa qua, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đưa vụ
án đền bù dự án thủy điện Đăkdrinh ra xét xử và tuyên phạt ông Để 3
năm tù về tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng".
Cựu Bí thư và cựu Chủ tịch tỉnh Lào Cai tạo
điều kiện cho ‘quặng tặc’
Minh Đức
19/05/2023
TPO - Cơ quan tố tụng đã xác định, nhiều quan chức của
tỉnh Lào Cai đã liên quan đến vụ án khai thác trái phép 1,5 triệu tấn quặng
apatit, trong đó có cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và cựu Chủ tịch
UBND tỉnh Lào Cai Doãn Văn Hưởng.
Trong quá trình mở rộng điều tra vụ án Nguyễn Mạnh Thừa
– Giám đốc Công ty TNHH XD TM Lilama (Công ty Lilama) phạm tội: “Vi phạm qui định
về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và phạm tội “rửa tiền”, đến
nay Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lào Cai đã ra quyết định khởi tố vụ án "Lợi
dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và bắt tạm giam 7 bị
can gồm cựu lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và một số sở, ngành tỉnh Lào Cai.
Trong số các bị can bị khởi tố và bắt tạm giam
có cựu
Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Doãn Văn
Hưởng và cựu chuyên viên phòng Kế hoạch - Tài chính Cục Địa chất Việt
Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Ngô Đức Hoàng.
Trước đó, vào tháng 6/2022, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh
Lào Cai đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam 4 bị can gồm cựu lãnh đạo sở
và UBND tỉnh Lào Cai để điều tra, bao gồm: Nguyễn Thanh Dương và ông Lê Ngọc
Hưng, đều là cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, cùng với các ông Mai Đình Định,
nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai và ông Phan Văn Cương,
nguyên Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lào Cai.
Tất cả 7 bị can trên đều bị khởi tố, bắt tạm giam về tội
"Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Theo kết luận điều tra ban hành tháng 7/2022, Công ty
Lilama được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào năm 2009 để thực hiện dự án xây dựng
khách sạn, nhà hàng tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai trên diện tích 3,77ha.
Cơ quan điều tra xác định, diện tích đất 3,77ha thuộc
khai trường số 18 đã được Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai
thác, tuyển quặng apatit giai đoạn 2008-2020 và vẫn còn hiệu lực sau năm 2020.
Tuy nhiên, UBND tỉnh Lào Cai lại có văn bản cho phép Công ty Lilama khai thác
và tận thu apatit.
'Bút tích' của cựu lãnh đạo tỉnh
Cụ thể, tháng 8/2012, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, Nguyễn
Văn Vịnh đã ký Văn bản 2160 với nội dung "Đồng ý chủ trương cho Công ty
Lilama đầu tư dự án nhà hàng, khách sạn tại thôn 2, xã Đồng Tuyển, TP Lào Cai.
Công ty Apatit Việt Nam bàn giao diện tích đất 3,77 ha tại khai trường 18 xã Đồng
Tuyển cho Công ty Lilama để lập dự án. Trong quá trình thực hiện nếu còn khoáng
sản, Công ty Lilama được tận thu và thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định
hiện hành”.
Tháng 12/2012, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ký cấp Giấy
chứng nhận đầu tư cho Công ty Lilama để thực hiện dự án đầu tư nhà hàng khách sạn
trên khu đất 3,77 ha. Vào 29/3/2013, UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho Lilama.
Tháng 5/2013, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai - Doãn
Văn Hưởng ký Văn bản số 1717 về việc thực hiện các biện pháp quản lý khoáng sản
trong khu vực thi công dự án nhà hàng, khách sạn.
Tại Quyết định 1717, UBND tỉnh Lào Cai đồng ý với một
phần tham mưu của Sở TN&MT, nếu có phát hiện quặng, kể cả quặng nghèo, giao
cho Công ty Lilama thu gom, thỏa thuận, thống nhất với Công ty Apatit Việt Nam
để tập kết, quản lý sử dụng theo quy định mà không đề cập đến việc “trong trường
hợp phát hiện thân khoáng có giá trị công nghiệp thì phải báo cáo UBND tỉnh để
chỉ đạo tổ chức khảo sát, đánh giá và xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền giải
quyết theo quy định của Luật Khoáng sản” như tham mưu của Sở TN&MT trước
đó.
Liên quan đến văn bản 2160 và văn bản 1717 của UBND tỉnh
Lào Cai ban hành, cơ quan điều tra đã tiến hành trưng cầu giám định tư pháp, kết
quả xác định hai văn bản này không phải giấy phép khai thác khoáng sản, giấy
phép tận thu.
"Bị can Nguyễn Mạnh Thừa đã lợi dụng vào việc
Công ty Lilama được UBND tỉnh Lào Cai cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án khách sạn,
nhà hàng và sử dụng các trên của UBND tỉnh Lào Cai ban hành chưa đúng quy định
của pháp luật để chỉ đạo khai thác trái phép trong phạm vi diện tích 5,99ha
(trong đó có 3,77ha là diện tích được cấp chứng nhận đầu tư dự án) thuộc khai
trường 18 được tổng số hơn 1,5 triệu tấn..." - cáo trạng của Viện KSND tỉnh
Lào Cai.
Ngoài ra, Công ty Lilama đã lợi dụng sự cho phép này để
tiếp tục khai thác quặng trái phép. Công ty Lilama cũng đã ký hợp đồng với Công
ty Apatit Việt Nam để bán số lượng quặng khai thác trái phép và thu lời bất
chính hàng trăm tỷ đồng.
Kết quả điều tra cho thấy, các bị can đã khai thác
trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng apatit có giá trị được xác định là hơn 610 tỷ
đồng. Trong đó, Nguyễn
Mạnh Thừa đã thu lời bất chính hơn 177 tỷ đồng và Công ty Apatit Việt Nam đã
thu lời bất chính hơn 184 tỷ đồng.
Hiện nay, Công ty Apatit Việt Nam đã tự nguyện nộp
toàn bộ số tiền 184 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Bị can Thừa và gia đình cũng
đã nộp hơn 3 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ; đồng thời cơ quan điều tra phong tỏa
nhiều tài sản là nhà, đất, ôtô của bị can này và Công ty Lilama.
"Hành vi của Nguyễn Mạnh Thừa và các đồng phạm là
nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh trước pháp luật, đồng
thời áp dụng các biện pháp theo quy định pháp luật để thu hồi tối đa tài sản
cho Nhà nước" - kết luận điều tra nêu.
Cơ quan tố tụng xác định trong vụ án này có sai phạm của
nhiều cá nhân là nguyên lãnh đạo, cán bộ thuộc UBND tỉnh Lào Cai trong việc tạo
điều kiện cho Công ty Lilama khai thác quặng trái phép.
Khởi tố cựu Phó chủ tịch UBND huyện Thuỷ
Nguyên
Nguyễn Hoàn
https://tienphong.vn/khoi-to-cuu-pho-chu-tich-ubnd-huyen-thuy-nguyen-post1535769.tpo
19/05/2023
TPO - Cơ quan CSĐT - Công an TP Hải Phòng vừa quyết định
khởi tố bị can Bùi Doãn Nhân - nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên và 2
thuộc cấp do vi phạm các quy định về quản lý đất đai, lập hồ sơ khống hàng chục
lô đất xảy ra năm 2018.
Nguồn tin của Tiền Phong ngày 19/5 cho biết, Cơ quan
CSĐT – Công an TP Hải Phòng đã quyết định khởi tố 3 bị can về tội “Vi
phạm các quy định về quản lý đất đai”, xảy ra tại huyện Thủy Nguyên 5 năm
trước.
Các bị can gồm: Bùi Doãn Nhân – nguyên Ủy viên Huyện ủy,
nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên; Vũ Đình Trung – cán bộ Văn phòng
UBND huyện Thủy Nguyên và Đào Văn Bắc – cán bộ Phòng Khoáng sản (Sở TN&MT
thành phố Hải Phòng). Cả ba bị can đều được tại ngoại và bị cấm đi khỏi nơi cư
trú.
Theo tìm hiểu của PV, trong khoảng thời gian từ năm
2016-2019, bị can Bùi Doãn Nhân giữ chức Phó chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên, bị
can Đào Văn Bắc và Nguyễn Văn Trung, lần lượt giữ chức Phó phòng và cán bộ
Phòng TN&MT huyện Thủy Nguyên.
Nhóm bị can nêu trên đã có hành vi làm sai lệch hồ sơ,
nguồn gốc đất, lập hồ sơ khống cấp đất với nhiều lô đất tại xã Thủy Sơn, xã Thủy
Đường. Hành vi của các bị can bị phát hiện nên cơ quan điều tra đã vào cuộc xác
minh.
Đầu tháng 11/2022, Cơ quan CSĐT – Công an TP Hải Phòng
quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, xảy ra tại
huyện Thủy Nguyên.
Sau đó, Cơ quan điều tra vào cuộc điều tra mở rộng,
xác minh làm rõ việc kiểm tra thẩm định hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất của
Phòng TN&MT huyện Thủy Nguyên đối với hàng chục lô đất của các hộ dân tại
xã Thủy Sơn, xã Thủy Đường, thời điểm cuối năm 2018.
Cơ quan điều tra bước đầu xác định, các bị can nêu
trên đã có hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, làm sai lệch hồ
sơ cấp đất của nhiều hộ dân.
Nguồn tin của Tiền Phong cũng cho biết, tại các Kỳ họp
30, 31 của Ủy
ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy Hải Phòng diễn ra vào cuối tháng 4 và đầu
tháng 5/2023, UBKT Thành ủy Hải Phòng đã xem xét, đề nghị Ban Thường vụ
Thành ủy Hải Phòng thi hành kỷ luật đối với ông Bùi Doãn Nhân – nguyên Phó chủ
tịch UBND huyện Thủy Nguyên.
Ngày 12/5/2023, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã họp
và quyết định thi hành kỷ luật ông Bùi Doãn Nhân với hình thức “Khai trừ ra khỏi
Đảng”.
Vụ 'rút ruột' 50 tỷ đồng chia nhau: Nhóm
tướng lĩnh Cảnh sát biển sắp hầu tòa
Hoàng An
19/05/2023
TP - Dự kiến ngày 31/5, Tòa án quân sự Quân khu Thủ Đô
sẽ mở phiên sơ thẩm, xét xử bị cáo Nguyễn Văn Sơn (Trung tướng, cựu Tư lệnh Bộ
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) về tội “Tham ô tài sản”.
Hầu tòa cùng ông Sơn có các bị cáo: Hoàng Văn Đồng
(Trung tướng, cựu Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển); Doãn Bảo Quyết (Thiếu tướng,
cựu Phó chính ủy); Phạm Kim Hậu (Thiếu tướng, cựu Tham mưu trưởng); Bùi Trung
Dũng (Thiếu tướng, cựu Phó tư lệnh); Nguyễn Văn Hưng (Đại tá, cựu Phó tư lệnh)
và Bùi Văn Hòe (Thượng tá, cựu Phó phòng tài chính).
Phiên tòa do Thẩm phán, Đại tá Phạm Minh Khôi điều
hành; 2 sĩ quan thuộc Viện kiểm sát quân sự Bộ đội Biên phòng giữ quyền công tố
tại tòa. Bào chữa cho các bị cáo có 8 luật sư.
Tòa triệu tập Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển là bị hại, cùng
hơn 40 nhân chứng tham gia tố tụng.
Theo cáo
trạng, năm 2019, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phân bổ 150 tỷ đồng ngân sách Nhà
nước cho Cục Kỹ thuật để mua sắm vật tư, thiết bị. Bị cáo Nguyễn Văn Sơn khi đó
gặp, yêu cầu Nguyễn Văn Hưng phải rút ra 50 tỷ đồng chuyển lại cho Bộ Tư lệnh sử
dụng.
Trước yêu cầu của Sơn, bị cáo Hưng cho rằng, Cục Kỹ
thuật chưa bao giờ làm việc này, muốn rút ra 50 tỷ đồng cần có sự thống nhất
trong thủ trưởng Bộ Tư lệnh. Nguyễn Văn Sơn sau đó tạo điều kiện cho Cục Kỹ thuật
bằng cách chỉ đạo phân bổ thêm 29 tỷ đồng, khiến ngân sách cho cục này tăng lên
179 tỷ đồng.
Tháng 4/2019, tại phòng ăn của thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh
sát biển, ông Sơn cùng các bị cáo Hoàng Văn Đồng, Doãn Bảo Quyết, Phạm Kim Hậu,
Bùi Trung Dũng, nói về việc rút 50 tỷ đồng ngân sách phân bổ cho Cục Kỹ thuật.
Tất cả đồng ý nên ông Sơn sau đó chỉ đạo Nguyễn Văn Hưng thực hiện.
Nhận được chỉ đạo, ông Hưng lại yêu cầu 6 trưởng phòng
nghiệp vụ thuộc Cục Kỹ thuật phải rút đủ 50 tỷ đồng. Khi bị họ phản ứng là khó,
bị cáo Hưng cho rằng “phải xác định việc rút lại 50 tỷ đồng là nhiệm vụ thủ trưởng
giao và phải hoàn thành”.
Sau đó, mỗi trưởng phòng dưới quyền ông Hưng được giao
chỉ tiêu phải rút ruột từ 50 triệu đồng đến 25 tỷ đồng để đủ mức 50 tỷ đồng do
Sơn yêu cầu.
Khi có được số tiền này, bị cáo Nguyễn Văn Sơn chia
cho mình và Hoàng Văn Đồng, Doãn Bảo Quyết, Phạm Kim Hậu, Bùi Trung Dũng, mỗi
người 10 tỷ đồng.
Sau khi vụ
án được phát giác, nhóm các tướng lĩnh Cảnh sát biển nói trên đã nộp lại tiền.
Với 6 trưởng phòng thuộc Cục Kỹ thuật, Viện kiểm sát
Quân sự Trung ương xác định họ có mối quan hệ lệ thuộc, thực hiện mệnh lệnh cấp
trên, không có động cơ vụ lợi và không biết số tiền 50 tỷ đồng sau đó bị chia
cá nhân nên không xử lý hình sự.
Công an kiểm tra công ty tài chính ở trung
tâm TPHCM
Hoàng Thuận
https://tienphong.vn/cong-an-kiem-tra-cong-ty-tai-chinh-o-trung-tam-tphcm-post1535807.tpo
19/05/2023
TPO - Chiều 19/5, lực lượng chức năng vẫn đang tiến
hành kiểm tra một công ty tài chính có văn phòng tại tòa nhà 33 tầng trên đường
Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM.
Sáng cùng ngày, hàng chục cán bộ, chiến sĩ của Công an
quận 1 và các đơn vị liên quan có mặt tại tòa nhà trên để kiểm tra hành chính một
công ty tài chính.
Ghi nhận của PV, nhiều ô tô bán tải của công an các
phường thuộc quận 1 đậu trước tòa nhà; lực lượng bảo vệ dân phố, CSGT túc trực
đảm bảo an ninh trật tự.
Một cán bộ công an có mặt tại tòa nhà cho hay, đây là
hoạt động kiểm tra hành chính các công ty tài chính có trụ sở trên địa bàn để
làm rõ các nghi vấn liên quan đến hoạt động cho vay tiền, tài chính.
Hồi tháng 4, Công an quận 1 cũng tiến hành kiểm tra một
công ty tài chính có văn phòng tại tòa nhà trên đường Pasteur (phường Nguyễn
Thái Bình) do nghi vấn đang hoạt động cưỡng đoạt tài sản.
Liên quan đến các đường dây tội phạm núp bóng dưới
công ty tài chính, công ty luật để chiếm đoạt tài sản, tháng 11/2022, Cơ quan Cảnh
sát điều tra Công an TPHCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 13
người tại Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset về tội “Vu khống”.
Quá trình điều tra, Cơ quan công an xác định, công ty
này là công ty nước ngoài, có trụ sở chính tại quận 1 (TPHCM) do L.J (quốc tịch
Hàn Quốc) làm Tổng Giám đốc. Công ty này có chức năng cho vay, bao gồm cả cho
vay trả góp, cho vay tiêu dùng.
Khách hàng vay phải cung cấp thông tin cá nhân, thông
tin người thân khi ký kết hợp đồng vay với công ty; lãi suất từ 4,58%/tháng,
tương đương 55%/năm dưới hình thức trả góp hàng tháng.
Khi khách hàng đến hạn thanh toán, bộ phận thu hồi nợ
sẽ chia khách hàng theo cấp độ thời gian nợ.
Đối với nhóm nợ từ 1 ngày - 89 ngày, nhân viên dùng phần
mềm để gọi nhắc nợ khách hàng và người thân với tính chất lịch sự, nhẹ nhàng;
nhóm nợ từ 90 ngày - 179 ngày, nhân viên cũng sử dụng phần mềm nhưng điện thoại,
nhắn tin thường xuyên, liên tục nhắc nhở khách hàng hoặc người thân tác động trả
nợ.
Đối với nhóm nợ trên 180 ngày (chia thành 2 nhóm A,
B), các nhân viên sẽ sử dụng điện thoại, các tài khoản mạng xã hội gọi điện, nhắn
tin, chửi bới, đe dọa hoặc cắt hình ảnh người vay tiền, người thân ghép vào ảnh
cáo phó đám tang, ảnh đồi trụy, thông báo truy tìm người trốn nợ, cảnh báo lừa
đảo... để gửi cho khách hàng, người thân, bạn bè, đồng nghiệp của người vay tiền
qua mạng xã hội Zalo, Facebook nhằm gây sức ép buộc người vay tiền trả nợ.
No comments:
Post a Comment