Thủ tướng nên cho Tô đại tướng nghỉ hưuMộc Hạ
28-5-2023
Tiengdan
Theo quy định về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong Hiến pháp, thủ tướng Việt Nam có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, hoặc cho nghỉ hưu theo chế độ các cấp lãnh đạo trong bộ máy nhà nước từ phó thủ tướng trở xuống.
Tháng 2 năm ngoái, thủ tướng Phạm Minh Chính đã ra quyết định cho Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn nghỉ hưu, theo các quy định số 235/QD-TTg và 293/QĐ-TTg, dù lúc đó ông Sơn chỉ mới 61 tuổi (ông Sơn sinh năm 1961).
Nhưng có điều lạ là, đối với bộ trưởng công an Tô Lâm, năm nay 66 tuổi (ông Tô Lâm sinh ngày 10-7-1957), vượt quá tuổi quy định về hưu của nhà nước và bộ công an, nhưng ông ta vẫn tại vị.
Theo quy định của chính phủ về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ lãnh đạo, cụ thể là nghị định số 83/2022 /NĐ-CP ngày 18/10/2022, do Phó thủ tướng lúc đó là ông Phạm Bình Minh ký, áp dụng cho các “Cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên“, như sau:
“Cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức theo quy định tại Nghị định này nhưng phải bảo đảm tuổi nghỉ hưu không vượt quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ“.
Bây giờ xét đến các quy định đặc thù của ngành công an. Tại Nghị định số 103/2015/NĐ-CP, ban hành ngày 20-10-2015, số năm được kéo dài của các vị là chuyên gia nghiên cứu hay giảng dạy có thể lên tới 10 năm, cụ thể như sau:
“Sĩ quan CAND là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia cao cấp có thể được kéo dài hạn tuổi phục vụ để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu trong CAND. Thời gian kéo dài là không quá 10 năm với giáo sư, không quá 7 năm đối với phó giáo sư, không quá 5 năm đối với tiến sỹ, chuyên gia cao cấp“.
Tuy có học hàm học vị là giáo sư, tiến sĩ, nhưng ông Tô Lâm không thuộc diện giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học hay một viện nghiên cứu nào, mà ông chỉ giữ chức bộ trưởng công an, cho nên nghị định này không thể áp dụng trong trường hợp của ông.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa thoát được cái bẫy của tổng bí thư với quy định 96 của Bộ Chính trị, qua việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị. Quy định này knock out ngay tại chỗ nếu một người “có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp“.
Đòn đánh tuy hiểm nhưng không phát huy tác dụng vì công tác định hướng và chỉ đạo của Tổng Trọng chưa thật sự rõ ràng, nên kết quả bỏ phiếu vừa rồi, Thủ tướng Phạm Minh Chính vẫn ở tốp đầu, phe Tổng Trọng cho dù tức điên, nhưng chưa làm gì được, nên buộc lòng quay trở lại với quân bài Nguyễn Thị Thanh Nhàn (AIC) để tiếp tục diệt Chính.
Thật ra, Nguyễn Phú Trọng nếu thiếu sự cộng tác đắc lực của Tô Lâm, cũng chỉ như con hổ giấy, cho nên, nếu Chính loại được Tô đại tướng khỏi vòng chiến, chẳng phải là miếng đánh thần sầu hay sao?!
Điểm đặc biệt của cuộc đại chiến cung đình, đó là cuộc chiến không tiếng súng và cũng không tuyên bố, vì nó diễn ra trên mặt trận pháp lý, tựa như ván cờ thế, ai đi trước… sẽ thắng to!
No comments:
Post a Comment