Việt Nam đẩy nhanh việc xây lấp đảo ở Biển Đông2023.04.19
RFA
Planet Labs
Việt Nam tiếp tục đẩy nhanh việc xây lấp ở Biển Đông nhưng điều tra do RFA thực hiện không phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu nào của việc quân sự hóa các tiền đồn.
Các hình ảnh vệ tinh qua Planet Labs (một công ty cung cấp hình ảnh vệ tinh trái đất của Mỹ) cho thấy công tác xây lấp đã được thực hiện ở 27 thực thể do Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa.
Các bến mới được sử dụng là nơi trú cho các tàu đã được xây dựng tại năm thực thể mới bao gồm Đá Tiên Nữ, Đảo Phan Vinh, Nam Yết, bãi Thuyền Chài và Đảo Sơn Ca, đưa con số các thực thể có các cơ sở như vậy lên chín thực thể.
Quần đảo Trường Sa với hàng trăm các thực thể nằm ở một khu vực thường xuyên chịu tác động bởi bão và Chính phủ Việt Nam nói Việt Nam sử dụng nơi này để bảo vệ các ngư dân của mình ngoài biển.
Một số thực thể đã được xây dựng thêm so với những phát hiện hồi tháng 12 năm ngoái về việc mở rộng đảo của Việt Nam do cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thực hiện.
Hai thực thể là Đảo Sơn Ca và bãi Thuyền Chài đã có những thay đổi đáng kể kể từ hồi cuối năm ngoái.
Số diện tích đất trên bãi Thuyền Chài đã tăng từ 24 ha trong báo cáo của AMTI lên đến 31 ha theo phát hiện mới của RFA.
Đá Tiên Nữ vốn chỉ có hai cấu trúc thép cho đến năm 2021 bây giờ đã biến thành một đảo nhỏ với các tòa nhà và bến cảng và cầu tàu.
AMTI ước tính đến cuối năm 2022, Đá Tiên Nữ có khoảng 26 ha đảo nhân tạo.
Nam Yết, thực thể cỡ trung ở Trường Sa, đã được mở rộng đáng kể lên đến 47 ha, với một cảng và có thể chứa các tàu lớn hơn bao gồm cả tàu hậu cần.
Nếu nhìn gần hơn vào Nam Yết theo hình ảnh của Planet Labs, có thể phát hiện một số tòa nhà, hai nhà chứa radar và một chỗ đậu máy bay trực thăng ở mạn phía đông của đảo nhưng không có các cơ sở quân sự rõ ràng nào.
Ông Greg Poling, Giám đốc AMTI, cho biết Việt Nam đã xây các chỗ đỗ máy bay trực thăng trên phần lớn các thực thể mà nước này kiểm soát trong các năm gần đây để tạo điều kiện cho hậu cần.
Cho đến lúc này, mới chỉ có một sân bay nhỏ với đường băng dài 1.200 mét được Hà Nội xây ở Trường Sa.
Reuters hồi năm 2016 cho biết Việt Nam đã chuyển một số giàn phóng tên lửa lưu động đến năm thực thể ở Trường Sa.
Theo báo cáo này, các giàn phóng này được giấu không bị phát hiện bởi vệ tinh và vẫn chưa được trang bị nhưng có thể được đưa vào hoạt động chỉ trong hai đến bay ngày khi có đạn pháo.
Chính phủ Việt Nam bác bỏ thông tin này.
No comments:
Post a Comment