Saturday, April 22, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 22 tháng 04 năm 2023


·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly

 

Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Tài liệu rò rỉ cho thấy Nga-Trung hợp tác kiểm duyệt ra sao

Tại sao các nước lo lắng về xung đột Sudan?

Ngoại trưởng Trung Quốc cảnh cáo Đài Loan chớ ‘đùa với lửa’

Nga vượt lằn ranh mới trong chiến dịch đàn áp kẻ thù của Putin

Cái mà ngoại trưởng Mỹ có được từ chuyến thăm Hà Nội

Tài liệu rò rỉ cho thấy Nga-Trung hợp tác kiểm duyệt ra sao

Ngoại trưởng Trung Quốc cảnh cáo Đài Loan chớ ‘đùa với lửa’

Tại sao các nước lo lắng về xung đột Sudan?

SEA Games, ‘bao’ và... ‘ăn, ở thế nào’

Nga vượt lằn ranh mới trong chiến dịch đàn áp kẻ thù của Putin

Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ gì với 1,166 km cao tốc sẽ xây trên mặt đất?

Trung Quốc có chèn ép Việt Nam sau chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Mỹ?

 

 

 

RFA

Nỗi khổ người lao động tại thành phố có mức sống cao nhất VN

Kiên Giang khởi tố vụ án liên quan các gói thầu sai phạm với Việt - Á

Project 88: Việt Nam dùng luật làm vũ khí bỏ tù các nhà hoạt động môi trường

Việt Nam trục xuất 23 người tị nạn Sri Lanka về nước

Tham nhũng khó giải quyết rốt ráo nếu ông Trọng chỉ chăm "đốt lò"

TPHCM yêu cầu báo chí xóa tin về nhà phê bình Đặng Tiến

Cảnh sát đặc nhiệm Thái Lan vào cuộc vụ blogger Đường Văn Thái nghi bị bắt cóc

Có bất thường khi Việt Nam không treo cờ Mỹ khi Thủ tướng Việt Nam tiếp Ngoại trưởng Blinken?

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn bị án ba năm tù

Phú Yên và Bình Thuận kỷ luật, miễn nhiệm hai lãnh đạo liên quan đến những sai phạm về đất đai

Con trai bà Phương Hằng khiếu nại việc không được thăm gặp mẹ ở trại giam T30

Hà Nội: Văn phòng UBND thành phố đứng đầu Chỉ số hài lòng của người dân năm 2022

Hà Nội, TPHCM chậm quy hoạch vì khó khăn trong nguồn vốn và quy định đấu thầu phức tạp

Vinapaco đề xuất chấm dứt dự án nghìn tỷ đắp chiếu gần 10 năm qua

Đồng Nai: Thanh tra toàn bộ các gói thầu của AIC trong 11 năm

Cựu trưởng Công an quận Tây Hồ bị y án bảy năm rưỡi tù

Liên đoàn Quốc tế Nhà báo quan ngại về trường hợp ông Đường Văn thái bị bắt cóc

HRW kêu gọi Australia gây áp lực đối với Việt Nam về nhân quyền

 

BBC

 

Tàu ngầm buôn lậu cocaine hé lộ cuộc khủng hoảng ma túy ở châu Âu

Tổng thư ký Nato tái khẳng định Ukraine sẽ gia nhập liên minh

Năm lịch sử 1963: KGB, Kennedy, Johnson và Ngô Đình Diệm

Phó Thủ tướng Anh từ chức vì cáo buộc 'hù dọa, bắt nạt nhân viên'

Trước khi thăm Mỹ, TT Hàn Quốc xác nhận 'sẽ vẫn bán cho Ba Lan vũ khí hạng nặng'

SpaceX Starship: Tên lửa siêu lớn của Elon Musk phát nổ khi phóng thử

Biển Đông: Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc

Quầng sáng đột ngột chói lòa ở Kyiv 'có thể là thiên thạch bốc cháy'

Nga: TT Putin sa thải tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương khi tập trận

RFI

Lo ngại tên lửa Bắc Triều Tiên, Nhật Bản đặt quân đội trong tình trạng báo động

Philippines và Trung Quốc cam kết cùng giải quyết các bất đồng về Biển Đông

Trung Quốc giận dữ vì chuyến thăm Đài Loan của tổng thống Guatemala

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Hợp tác quân sự với Nga, Trung Quốc khai thác thế yếu của Matxcơva

Đồng minh của Ukraina họp tại Đức bàn cách tăng cường viện trợ quân sự cho Kiev

Tổng thống Mỹ Biden điện đàm với tổng thống Pháp Macron về chuyến đi Trung Quốc

Trung Quốc tuyên bố không có bất kỳ « nhượng bộ nào » về vấn đề Đài Loan

Biểu tình phản đối cải cách hưu trí tại Pháp : Một nhãn quan khác

Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc trên Biển Đông

Hội điện ảnh Ateliers Varan Vietnam đưa đời thực lên màn ảnh

Ngày Ukraina được kết nạp vào NATO còn rất xa vời dù TT Zelensky cố gây sức ép

Nghịch lý trong chiến tranh Ukraina

Phương Tây cần phối hợp với “Nam Bán Cầu” xây dựng ‘‘trật tự thế giới mới’’

Ngoại trưởng Lavrov cảm ơn Cuba đã ''cảm thông'' với Nga về chiến tranh Ukraina

Trung Quốc thả một số người biểu tình chống chính sách « zero Covid-19 »

Tổng thống Brazil mở chuyến công du châu Âu đầu tiên từ khi tái đắc cử

Tên lửa không gian lớn nhất thế giới nổ sau ít phút cất cánh lần đầu

Manila cấm Mỹ trữ vũ khí tại Philippines để dùng vào các chiến dịch ở Đài Loan

 

( AFP ) - Việt Nam bị tố cáo bắt cóc một blogger ở Thái Lan. Hôm nay, 21/04/2023, tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch tố cáo Việt Nam đã bắt cóc ở Thái Lan một blogger chỉ trích chế độ Hà Nội. Ông Thái Văn Đường đã trốn qua Thái Lan vào năm 2019 để tránh bị chính quyền Việt Nam bắt giữ và đang được hưởng quy chế tị nạn tại đây. Nhưng vào tuần trước blogger này đã mất tích. 

( AFP ) - Chiến sự tiếp diễn ở Sudan. Hôm nay, 21/04/2023, các trận giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn ở Sudan giữa quân đội chính quy và lực lượng bán quân sự, mặc dù đã có nhiều lời kêu gọi ngưng bắn nhân ngày lễ kết thúc tháng Ramadan của người Hồi Giáo. Chiến sự bắt đầu từ ngày 15/04 cho đến nay đã khiến hơn 400 người chết và hơn 3.500 người bị thương. Hoa Kỳ vừa thông báo triển khai binh lính đến vùng này để nếu cần sẽ di tản nhân viên sứ quán Mỹ ở Khartoum. Hàn Quốc và Nhật Bản hôm nay cũng thông báo điều máy bay quân sự đến Sudan để di tản các công dân của họ.

( AFP ) - Singapore xử tử một người vì tội buôn bán cần sa. Một công dân Singapore sẽ bị xử tử bằng cách treo cổ vào thứ tư tuần tới, 26/04, chỉ vì tội tham gia mưu toan buôn bán 1kg cần sa. Thông báo này đã được gởi đến gia đình tử tù và được các tổ chức nhân quyền đăng trên các mạng xã hội hôm nay. Ân Xá Quốc Tế đã lên án quyết định “cực kỳ tàn nhẫn” này. Singapore hiện là một trong những quốc gia có luật chống ma túy khắt khe nhất, chỉ cần buôn bán nữa ký cần sa là có thể lãnh án tử hình. 

(AFP) - Bắc Triều Tiên bác bỏ kêu gọi của nhóm G7 về phi hạt nhân hóa. Hôm nay, 21/04/2023, Bắc Triều Tiên đã bác bỏ lời kêu gọi của các ngoại trưởng nhóm G7 không tiến hành thêm các vụ thử hạt nhân và bắn tên lửa đạn đạo mới. Ngoại trưởng Choe Son Hui nhắc lại quy chế cường quốc hạt nhân là “vĩnh viễn và không thể đảo ngược”. 

(AFP) - Nhật Bản công bố bản án đầu tiên trong vụ bê bối tham nhũng lớn của Thế Vận Hội Tokyo 2020. Cựu chủ tịch 84 tuổi của công ty Nhật Bản Aoki Holdings tài trợ cho Thế Vận Hội Olympic Tokyo 2020 vào hôm nay 21/04/2023 đã bị tuyên án 30 tháng tù treo về tội hối lộ để được chọn làm đối tác chính thức của Olympic Tokyo. Đây là bản án đầu tiên được tuyên bố trong vụ án tham nhũng cực lớn liên quan đến sự kiện này, dính líu đến nhiều công ty Nhật Bản. Vụ việc thậm chí còn ảnh hưởng đến đơn của thành phố Sapporo (miền bắc Nhật Bản) xin đăng cai tổ chức Thế Vận Hội mùa đông 2030.

(AFP) - Brazil sắp trở thành nước xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới. Sản lượng ngô tại Brazil dự kiến ​​năm 2023 này sẽ đạt 124,9 triệu tấn (tăng 10,4% so với năm ngoái), một kỷ lục sẽ đưa nước này vượt qua Hoa Kỳ để trở thành quốc gia xuất khẩu ngô hàng đầu thế giới, một vị trí mà Brazil chỉ đạt được duy nhất một lần trước đây vào năm 2013. Sản lượng. Theo bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Brazil có thể xuất khẩu 52 triệu tấn ngô trong năm nay, tăng mạnh so với mức 31,9 triệu tấn vào năm 2022, và soán ngôi Hoa Kỳ, quốc gia có xuất khẩu dự kiến ​​là 49 triệu tấn.

(AFP) - Chiến đấu cơ Nga để “rơi” bom đạn xuống thành phố Belgorod sát Ukraina làm 2 người bị thương. Theo Bộ Quốc Phòng Nga, một chiến đấu cơ Su-34 của Quân Đội Nga khi bay qua Belgorod vào ngày 20/04/2023, đã bất ngờ để đạn rơi xuống dưới. Chính quyền Thành phố cho biết một vụ nổ dữ dội đã xẩy ra, để lại một hố sâu lớn và làm 2 thường dân bị thương. Các hãng thông tấn Nga cho biết thêm rằng vụ việc xảy ra lúc 10:15 tối giờ địa phương.

(JDD) - Pháp: Một nhóm dân biểu độc lập đệ trình dự luật hủy bỏ luật cải cách hưu trí. Nhóm dân biểu độc lập LIOT ((Libertés, Indépendants, Outre-mer et territoires) trong Quốc Hội Pháp vào hôm qua, 19/04/2023, đã đệ trình một dự thảo luật nhằm mục đích rất đơn giản là hủy bỏ luật cải cách hưu trí mà tổng thống Pháp vừa ban hành. Nội dung dự luật khá ngắn gọn, chỉ bao gồm 2 điều khoản, nhưng sẽ lại làm rung chuyển Hạ Viện Pháp một lần nữa. 

 

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: Thứ Bảy ngày 22 tháng 04, năm 2023

 

GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI BỊ TUYÊN ÁN 3 NĂM TÙ VÌ TỪNG ĐƯỢC TẶNG THƯỞNG NHIỀU HUÂN, HUY CHƯƠNG

Chiều 21/4, Hội đồng xét xử bắt đầu tuyên án đối với cựu giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn và 11 người khác trong vụ nâng giá vật tư y tế gây thiệt hại hơn 53 tỉ đồng. Trong đó, ông Nguyễn Quang Tuấn, giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội, người được xác định có vai trò chính của vụ án, bị tuyên phạt 3 năm tù giam và không bị cấm đảm nhiệm chức vụ hay cấm hành nghề sau khi chấp hành xong bản án.

Đây là mức án thấp hơn so với khung hình phạt ông Tuấn bị truy tố từ 10-20 năm tù. Trước đó, trong phần luận tội, đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án 4-5 năm tù với cựu giám đốc Bệnh viện Tim về tội vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Lý do ông Nguyễn Quang Tuấn hưởng mức án nhẹ được giải thích là vì sai phạm của ông “không liên quan đến chuyên môn”. Và vì “Quá trình công tác bác sĩ Tuấn được tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý, bản thân là giáo sư tiến sĩ đào tạo nhiều thế hệ bác sĩ, có công cứu sống nhiều người trong cuộc đời y nghiệp và được nhân dân khen ngợi”.

Nhiều người cho rằng bản án trên quá nhẹ so với hậu quả mà ông Tuấn và đồng phạm gây ra cho người dân.

 

DỰ ÁN 88: VIỆT NAM VŨ KHÍ HÓA LUẬT ĐỂ BỎ TÙ CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Bản phúc trình dài 88 trang có tên “Weaponizing the law to prosecute the Vietnam Four” (tạm dịch “Vũ khí hóa luật để truy tố bốn người”) vừa được Dự Án 88 (Project 88) công bố hôm qua 21/4/2023, khẳng định nhà nước CSVN sử dụng luật để làm vũ khí kết án những nhà hoạt động môi trường. Bản Phúc trình bằng tiếng Anh, nhắc đến 4 nhà hoạt động môi trường nổi tiếng, đều đang ngồi tù là luật gia Đặng Đình Bách, nhà hoạt động môi trường Ngụy Thị Khanh, nhà báo Mai Phan Lợi và ông Bạch Hùng Dương.

Cả 4 người đều bị bắt, bị kết án với tội danh ngụy tạo “trốn thuế” sau khi có nhiều hoạt động nhằm thúc giục Chính phủ Việt Nam thực thi cam kết đối với chính sách phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính xuống mức zero vào năm 2050. Đây là điều kiện tiên quyết cho thỏa thuận chuyển đổi năng lượng trị giá 15 tỷ đô la giữa nhóm các nước G7 với Việt Nam.

Ông Ben Swanton, một trong những người điều hành Dự án 88, nêu trong thông cáo rằng: “Thật là một sự sỉ nhục khi nhóm các nước G7 ký thỏa thuận 15 tỷ USD cho Việt Nam chuyển đổi năng lượng mà không có những yêu cầu về nhân quyền cụ thể.”

“Dự Án 88” là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm thúc đẩy quyền con người cho Việt Nam. Cuối bản Phúc trình, tổ chức này kêu gọi quốc tế quan tâm đến bốn TNLT này, đồng thời kêu gọi điều tra vai trò của Bộ trưởng công an Tô Lâm trong vụ bắt bớ trên.

 

IFJ LÊN TIẾNG VỀ VỤ BẮT CÓC BLOGGER THÁI VĂN ĐƯỜNG

IFJ-Liên đoàn Quốc tế các Nhà báo hôm 20/4 đã lên tiếng quan ngại vụ blogger Đường Văn Thái bị mất tích tại Thái Lan với những nghi vấn bị mật vụ cộng sản bắt cóc.  

Cơ quan này lên án biện pháp bắt cóc và cho rằng ông Thái đang bị giam giữ tại Hà Tĩnh. IFJ đồng thời cũng kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay cho ông.

Thông cáo ngày 20/4 của IFJ nêu rõ “Biện pháp bắt cóc ông Đường Văn Thái cho thấy nguy cơ lớn lao mà các nhà báo Việt Nam phải đối mặt; cũng như tạo một tiền lệ tồi tệ về sự an nguy của những người làm công tác truyền thông ở nước ngoài. Những cách thức trừng phạt mang tính đàn áp và nặng nề tại Việt Nam đối với truyền thông độc lập, phê phán có nghĩa ông Thái chắc chắn phải đối mặt sự khủng bố do những việc đã làm.”

Liên đoàn Quốc tế các Nhà báo (IFJ) có trụ sở chính tại Brussels (Bỉ) là một tổ chức nghiệp đoàn quốc tế tập hợp các nhà báo và phấn đấu cho quyền và sự tự do báo chí.

IFJ thành lập năm 1926, là thành viên liên kết của UNESCO (associate status). IFJ hiện có khoảng 650.000 thành viên, từ 121 quốc gia và vùng lãnh thổ.

 

 

Việt Nam Thời Báo

 

VNTB – Cần có chế tài trong quyền lực chính trị

VNTB – Cải thiện chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi

VNTB – Nhà nước pháp quyền ở chính thể độc đảng

VNTB – Tâm lý sợ trách nhiệm: nhìn từ điều luật hình sự 117

VNTB – Ngành y tế cần thoát khỏi sự phụ thuộc vào bảo hiểm y tế

 

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Immanuel Wallerstein với lý thuyết Hệ thống Thế giới Hiện đại và Trung tâm-Ngoại vi

Chuyển động Quốc Phòng (7/4 – 13/4/2023)

Thế giới hôm nay: 21/04/2023

Sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc sẽ còn kéo dài sau thời kỳ Putin

Mặt trận thứ hai của Putin: Kiểm soát người dân Nga

Thế giới hôm nay: 19/04/2023

Mỳ ăn liền: Phát minh đáng tự hào nhất của người Nhật

18/04/2014: Ngày chết chóc nhất trên Đỉnh Everest

Thế giới hôm nay: 18/04/2023

Vì sao Tập không tiếp cựu tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu?

 

Báo Tiếng Dân

Lại nói chuyện thiết chế và cá nhân20/04/2023

 

 

Thuy My

Dương Quốc Chính - « Người đẹp ôm quái vật »

Nguyễn Thông - Trông người ngó ta

Thọ Nguyễn - Câu chuyện cuối tuần: Cái ổ bi

Kim Văn Chính - Tại sao biên chế công an tăng ?

Mai Bá Kiếm - Tiêu chuẩn « ăn theo » vận động viên

Quan Thế Dân - Nói thêm về chuyện ông Tuấn “Tim

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

Nhân 10 năm tủ sách tâm lý học giáo dục Cánh Buồm: Lại nhớ về ông anh Phạm Toàn 22/04/2023

Trông người ngó ta 22/04/2023

TPHCM yêu cầu báo chí xóa tin về nhà phê bình Đặng Tiến 22/04/2023

Việt Nam: Chú khỉ trầm cảm khi cuộc đời ‘bị đánh cắp’ 22/04/2023

Với Đặng Tiến, phê bình văn học là yêu thương và sáng tạo 21/04/2023

Điều cần nói về bạo lực học đường 21/04/2023

Tại đây, “Vào đời” đã ra đời 21/04/2023

Mừng trong nước mắt thảm sầu! 21/04/2023

HRW kêu gọi Australia gây sức ép với Việt Nam tại Đối thoại Nhân quyền song phương 21/04/2023

Lại nói chuyện thiết chế và cá nhân 20/04/2023

Có cần phải “phá tiếp” Sơn Chà/Trà? 20/04/2023

Tài năng… bẻm mép! 20/04/2023

 

Thông tin mỗi ngày

 

·         Jonathan London

·         Nghiên cứu Quốc tế

·         Nguyễn Xuân Diện

·         R F I

·         Thuy My

·         Luat Khoa

·         VietNam Thời Báo

·         SaiGon Báo

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Người dân đổ xô đến quỹ tín dụng ở Bảo Lộc rút tiền

Trùng Dương

 https://zingnews.vn/nguoi-dan-do-xo-den-quy-tin-dung-o-bao-loc-rut-tien-post1424050.html

Thứ sáu, 21/4/2023 18:37 (GMT+7)

Từ tin đồn giám đốc quỹ tín dụng vỡ nợ, hàng trăm người dân đã đến Quỹ Tín dụng nhân dân phường 2, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, rút tiền khiến nơi này quá tải.

Sự việc xuất phát từ thông tin bà Đỗ Thị Yên, Giám đốc Quỹ Tín dụng nhân dân phường 2 vỡ nợ, bỏ trốn khỏi địa phương.

Trao đổi với Zing, lãnh đạo Công an TP Bảo Lộc khẳng định đến nay đơn vị không nhận được bất kỳ đơn từ phản ánh, tố cáo nào liên quan đến tài chính, tiền bạc của gia đình bà Đỗ Thị Yên.

Vị lãnh đạo này khẳng định thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội về việc bà Yên vỡ nợ, bỏ trốn là không đúng sự thật, thiếu kiểm chứng.

Ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch HĐQT Quỹ TDND phường 2, cũng khẳng định thời điểm trước, sau Tết Âm lịch 2023, bà Đỗ Thị Yên bị bệnh, phải điều trị dài ngày tại bệnh viện nên có đơn xin nghỉ một thời gian.

“Trong thời gian điều trị bệnh, bà Yên hạn chế nghe điện thoại, gặp người lạ nên có thông tin thất thiệt người này vỡ nợ, bỏ trốn khỏi địa phương. Chúng tôi khẳng định bà Yên không vay mượn, không tham gia huê hụi, nợ nần của tổ chức, cá nhân nào. Hiện, bà Yên vẫn đi làm bình thường”, ông Trung nói và cho biết thông tin thất thiệt lan truyền khiến người dân đổ xô đến quỹ rút tiền sẽ gây thiệt hại kinh tế cho gia đình của chính người gửi.

Theo ông Trung, khi người gửi rút tiền trước thời hạn, theo quy định chỉ được nhận lãi suất không kỳ hạn là 0,5%/năm.

Trong sáng 21/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Lâm Đồng đã phát đi văn bản khẳng định Quỹ TDND phường 2 không liên quan đến các trường hợp vỡ nợ như tin đồn.

“Vừa qua xuất hiện tin đồn thất thiệt liên quan đến một số cán bộ, nhân viên và người thân của cán bộ đang làm việc tại Quỹ TDND phường 2. Ngân hàng Nhà nước khẳng định thông tin trên là không có cơ sở, hoạt động của Quỹ TDND phường 2 vẫn đảm bảo, các cá nhân đang làm việc tại đây không liên quan đến những trường hợp vỡ nợ như tin đồn”, văn bản Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Lâm Đồng nêu.

Ông Võ Văn Thanh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, khẳng định các cá nhân là cán bộ nhân viên đang làm việc tại Quỹ TDND phường 2 không liên quan đến các vụ vỡ nợ phát sinh trên địa bàn.

“Người dân nếu có nhu cầu đến rút tiền gửi tại quỹ tín dụng, Ngân hàng Nhà nước và Quỹ TDND cam kết đảm bảo thanh khoản, giải quyết đầy đủ các nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng, thành viên”, ông Thanh nói.

Đến chiều 21/4, sau khi chính quyền và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên truyền, tình hình tại trụ sở Quỹ TDND phường 2 đã “hạ nhiệt”.

"Đa phần khách hàng đến rút tiền là người lớn tuổi, họ chưa được tiếp cận các thông tin chính thống về vụ việc", lãnh đạo Quỹ TDND phường 2 thông tin.

Hiện, Công an TP Bảo Lộc đã vào cuộc xác minh, làm rõ người tung tin thất thiệt nói trên.

 

Tiến sĩ lừa 576 tỷ đồng bị đề nghị mức án chung thân

Hồng Hạnh

 https://zingnews.vn/tien-si-lua-576-ty-dong-bi-de-nghi-muc-an-chung-than-post1424230.html

Thứ sáu, 21/4/2023 20:16 (GMT+7)

Tiến sĩ chiếm đoạt 576 tỷ đồng của 574 bị hại nhờ chiêu “dạy làm giàu” đã bị VKS đề nghị mức án chung thân.

Chiều 21/4, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên xử bị cáo Phạm Thanh Hải (57 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại đầu tư và Phát triển công nghệ quốc tế - IDT) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đại diện VKS đã trình bày bản luận tội.

Bị hại tin tưởng tuyệt đối

Sau 3 ngày xét hỏi, VKS đánh giá hành vi của bị cáo Hải là nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho nhiều người song tại tòa, bị cáo chưa thành khẩn, ăn năn.

Tự bào chữa cho mình, bị cáo Hải tiếp tục khẳng định bản thân không lừa đảo, mà muốn lan tỏa ước mơ và những bài học kinh doanh. Bị cáo cho rằng các dự án đầu tư đều có thật và có khả năng sinh lãi cao. Trước khi bị bắt, tất cả khoản đầu tư đều đang hoạt động tốt.

Hải cho rằng bị cáo chỉ có nghĩa vụ trả lãi đúng hạn, chứ không chèo kéo, xúi giục hay hứa hẹn với các nhà đầu tư. Trước câu hỏi lấy tiền đâu trả lãi 40-50% cho những nhà đầu tư ký hợp đồng ngắn hạn, Hải thừa nhận dựa vào nguồn tiền của các nhà đầu tư sau. Hải khẳng định đó là hình thức “đầu tư tiếp sức”.

Về dự án cây trồng tỷ đô macca, Hải đầu tư hơn 20 tỷ đồng để mua 2 triệu cổ phần của công ty Maccadamia. Tại tòa, đại diện công ty này cho biết các năm 2021, 2022, công ty đều lãi hơn một tỷ đồng/năm.

Hải khẳng định 9 dự án tỷ USD đúng lúc sắp sinh lời, thì bị cáo bị bắt, nếu không mỗi dự án có thể có lời một tỷ USD/năm. VKS cáo buộc 7 dự án chưa có lãi hoặc đang lỗ, chỉ hoạt động trên pháp lý.

87 bị hại có mặt tại tòa theo ủy quyền của những người còn lại chia làm 2 ý kiến: đòi lại tiền hoặc xin tự dàn xếp do “tin tưởng tuyệt đối” Hải.

Căn cứ các tài liệu, chứng cứ và lời khai tại tòa, VKS đề nghị mức án chung thân đối với Phạm Thanh Hải. Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị HĐXX buộc Hải trả lại tiền chiếm đoạt cho các bị hại có yêu cầu bồi thường.

 Huy động 2.725 tỷ đồng trong 1 năm

Theo cáo trạng, năm 2007, ông Hải thành lập Công ty IDT, nhưng hoạt động kém hiệu quả. Từ năm 2008, do cần tiền chi tiêu, bị cáo bắt đầu huy động vốn cho cá nhân ông ta thông qua các hoạt động "núp" danh nghĩa IDT.

Hải tự giới thiệu là Tiến sỹ vật lý, nhiều kinh nghiệm kinh doanh tại Liên Xô cũ (nay là LB Nga), có tài đầu tư, kinh doanh. Hải lập trang web "hoclamgiau”... để tổ chức các hội thảo, đưa thông tin gian dối về những dự án lãi suất cao, làm giàu từ cây công nghiệp “tỷ đô”. Sau đó, Công ty IDT triển khai các dự án có lãi suất cao, làm giàu từ cây macca nhằm thu hút nhà đầu tư.

VKS xác định ông Hải đưa ra các hợp đồng góp vốn với lãi suất 40-50%/năm, hứa cắt lãi ngay khi nộp tiền. Nếu nhà đầu tư mở rộng mạng lưới, họ được thưởng ở mức 2-10% mỗi hợp đồng. Từ tháng 10/2014 đến tháng 10/2015, ông Hải huy động được hơn 2.725 tỷ đồng từ 2.574 nhà đầu tư. Việc sử dụng số tiền này ra sao, ông không cho nhà đầu tư biết.

Quá trình thu và chi sau khi huy động vốn, ông Hải trả lãi với tổng số tiền trên 1.198 tỷ đồng, chi thưởng hơn 40 tỷ đồng và chi phí hội thảo, văn phòng với tổng số tiền trên 55 tỷ đồng. Bị cáo còn đầu tư vào các dự án của 9 công ty với tổng chi phí khoảng 99 tỷ đồng, cho nhiều cá nhân vay tổng số tiền trên 38 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra đã ghi lời khai đối với 574 bị hại, trong đó có 294 người yêu cầu bồi thường. Nhiều trường hợp khác từ chối đến làm việc, có người đã mất hoặc chuyển nơi công tác. Căn cứ tài liệu thu thập được, nhà chức trách xác định bị cáo đã chiếm đoạt trên 576 tỷ đồng.

Trước đó, Hải từng bị tuyên án tù chung thân trong phiên sơ thẩm diễn ra tại TAND TP Hà Nội. Nhưng đến phiên xử phúc thẩm, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung số bị hại. Tại phiên xét xử lần thứ hai, số bị hại được xác định tăng từ 508 người lên 574 người.

 

'Chi phí làm phòng cháy chữa cháy cao hơn xây nhà xưởng'

Thi Hà

https://vnexpress.net/chi-phi-lam-phong-chay-chua-chay-cao-hon-xay-nha-xuong-4596418.html

Thứ sáu, 21/4/2023, 17:48 (GMT+7)

Một doanh nghiệp cho biết chi phí xây nhà xưởng khoảng 1,2 tỷ đồng trong khi để đáp ứng đủ yêu cầu phòng cháy chữa cháy cần số tiền 1,5 tỷ đồng.

Phản ánh này được ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch công đoàn Tân Thanh Container Corporation nêu tại cuộc họp tháo gỡ về phòng cháy chữa cháy (PCCC), ngày 21/4.

Ông Hùng cho biết công ty đầu tư xây nhà xưởng khoảng 1,2 tỷ đồng nhưng chưa thẩm định, nếu muốn đi vào hoạt động phải áp dụng quy định mới về PCCC. "Chi phí để đáp ứng quy định này lên tới 1,5 tỷ đồng. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, chúng tôi không biết lấy tiền đâu để trang trải", ông Hùng nói.

Tương tự, đại diện Nidec Việt Nam cho biết đang có dự án cải tạo kho hàng khoảng 500 m2. Nếu áp dụng quy định PCCC mới cần tổng chi phí 5 tỷ đồng (trước dịch nhà thầu báo chi phí này chỉ 800 triệu đồng) tức chi phí tăng gấp 6 lần. "Chúng tôi không đủ tiền để đầu tư PCCC theo quy định mới", đại diện Nidec nói.

Bà Lý Kim Chi, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM (HUBA), cho hay trong 18 tháng Bộ Xây dựng ban hành liên tục 3 Thông tư 01, 02 và 06. Đặc biệt, Thông tư 06/2022 đã khiến các doanh nghiệp cũ đang hoạt động hoặc sửa chữa có liên quan đến PCCC gặp trở ngại. Nhiều lần "kêu cứu", ngày 11/4, Bộ Công an đã ban hành công văn 1091 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo bà Chi, động thái này cũng chỉ giải quyết một phần khó khăn cho các doanh nghiệp có dự án đang hoạt động hoặc sửa chữa. Riêng với những doanh nghiệp xây mới vẫn khốn đốn vì khó áp dụng thực tế vào điều kiện sản xuất hiện nay.

Bà Chi dẫn chứng, trong hiệp hội có doanh nghiệp xây nhà xưởng 3.000-5.000 m2 để phục vụ sản xuất, quy định mới về PCCC buộc xây bể chứa nước khoảng 400 khối. Ngoài ra, nhà xưởng phải sử dụng các vật liệu được thẩm định chống cháy, mà các vật liệu này tại thị trường Việt Nam không có, phải nhập khẩu với giá thành cao. Điều đó làm tăng chi phí cho doanh nghiệp lên gấp vài lần trong bối cảnh họ đang "gồng mình" để duy trì hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, các doanh nghiệp ở TP HCM còn cho rằng yêu cầu về PCCC hiện khá "cứng nhắc" và thiếu khảo sát thực tế tại doanh nghiệp.

Ông Lê Trọng Lập - Phó chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp TP HCM (HBA) dẫn chứng, Bộ Xây dựng đưa ra các quy định chuẩn kính chống cháy áp dụng các công trình nhưng Việt Nam chưa có đơn vị nào sản xuất. Hay như sơn chống cháy, Việt Nam cũng chưa làm được mà phải nhập khẩu. Từ sau dịch, hoạt động nhập khẩu còn khó khăn, các cửa khẩu phía Bắc kiểm soát chặt nên công trình của nhiều doanh nghiệp không được nghiệm thu vì chưa lắp loại kính này.

Ông Lập đề nghị khi soạn thảo văn bản, các cơ quan chức năng cần xem xét năng lực sản xuất vật liệu xây dựng của Việt Nam như thế nào. Liệu các yêu cầu trong quy định có đi quá sớm so với thực tiễn.

Đồng quan điểm, ông Kiều Huỳnh Sơn - Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp cơ khí điện TP HCM, đề nghị các quy định về PCCC mới không nên áp dụng như nhau với các ngành hàng. Như với ngành cơ khí điện, nguy cơ cháy nổ thấp hơn nhiều so với các ngành hàng khác nên không thể đánh đồng về các tiêu chuẩn khi kiểm tra nhà xưởng. Ngay cả các doanh nghiệp FDI có nhà xưởng ở nhiều nước trên thế giới nhưng khi gặp các tiêu chuẩn mới của Việt Nam cũng "khó đáp ứng nổi".

Trước hàng loạt bất cập, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM Nguyễn Ngọc Hòa kiến nghị bộ ngành có thẩm quyền xem xét các quy chuẩn PCCC khả thi, phù hợp hơn với sức chịu đựng của nền kinh tế, hoặc có phân kỳ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Ngoài ra, hướng dẫn trong văn bản 1091 của Cục Cảnh sát PCCC dù đã tháo gỡ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nhưng vẫn cần luật hóa thành thông tư. Bởi các doanh nghiệp lo ngại, văn bản này vẫn là hướng dẫn nội bộ ngành PCCC sẽ dẫn đến nguy cơ mỗi đơn vị sẽ thực thi khác nhau.

Tiếp nhận ý kiến phản ánh, ông Huỳnh Ngọc Quan - Phó phòng Cảnh sát PCCC cứu nạn cứu hộ TP HCM, cho biết sẽ ghi nhận ý kiến của doanh nghiệp và sớm giải quyết những khó khăn theo thẩm quyền. Với những vấn đề vượt thẩm quyền, cơ quan ông sẽ kiến nghị Chính phủ tháo gỡ.

Trước đó, đầu tháng tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính ra công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tìm cách gỡ khó về phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp. Công an TP HCM hôm 11/4 đã cho phép nghiệm thu từng phần; công trình đã duyệt theo quy chuẩn cũ chưa phải áp dụng tiêu chuẩn mới.

Theo Công an TP HCM, qua khảo sát nhiều cơ sở sản xuất không đảm bảo được điều kiện PCCC, nếu áp quy định mới sẽ khó cho doanh nghiệp. Do đó, Bộ Công an đã đề nghị cơ sở sản xuất ở thời điểm nào áp dụng quy định PCCC thời điểm đó. Với nhà xưởng cũ hoặc đang sửa chữa sẽ áp dụng quy định trước đó chứ chưa áp quy định mới. Tình trạng đình chỉ hoạt động theo đó được kỳ vọng sẽ không diễn ra ồ ạt.

 

Cựu giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn bị phạt 3 năm tù

Thanh Lam

https://vnexpress.net/cuu-giam-doc-benh-vien-tim-ha-noi-nguyen-quang-tuan-bi-phat-3-nam-tu-4596104.html

Thứ sáu, 21/4/2023, 14:35 (GMT+7)

HÀ NỘI - Tòa tuyên ông Nguyễn Quang Tuấn án 3 năm tù, đánh giá phạm tội trong bối cảnh ngành y khó khăn, việc mua sắm vật tư y tế không đáp ứng kịp do các quy định pháp luật.

14h20 hôm nay, TAND Hà Nội công bố phán quyết sau 5 ngày xét xử và nghị án, nhận định đây là vụ án rất nghiêm trọng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị vật tư y tế. Hành vi của cựu giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn và 11 đồng phạm làm ảnh hưởng uy tín của ngành y tế và bệnh viện, gây bất an trong nhân dân, đi ngược công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng hiện nay.

Ông Tuấn là người chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm chính và cao nhất, chi phối hành vi của những bị cáo khác.

Theo TAND Hà Nội, ông Tuấn phạm tội do nôn nóng "trong hoàn cảnh ngành y tế đang khó khăn, vật tư y tế mua sắm không đáp ứng kịp do các quy định pháp luật". Ông thành khẩn, nhận hết trách nhiệm.

"Sai phạm của bị cáo Tuấn không liên quan chuyên môn ngành y mà hoàn toàn thuộc công tác quản lý", bản án nêu.

HĐXX ghi nhận ông Tuấn là bác sĩ có chuyên môn tim mạch đầu ngành, được trong nước và quốc tế đánh giá cao; từng được UBND Hà Nội trao tặng danh hiệu Công dân ưu tú, cứu sống nhiều bệnh nhân.

Xét các tình tiết giảm nhẹ nêu trên, tòa tuyên ông Tuấn 3 năm tù về tội Vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, 11 đồng phạm còn lại từ 2 năm tù treo đến 3 năm 6 tháng tù.

Ông Tuấn không bị tuyên cấm đảm nhiệm chức vụ hay cấm hành nghề sau khi chấp hành sau bản án.

Trước đó, ông Tuấn bị VKS đề nghị 4-5 năm tù, 11 đồng phạm từ 24 tháng tù treo đến 4 năm tù.

Bản án nêu, về nguyên tắc phải buộc 12 người trong vụ án liên đới bồi thường, song thiệt hại của vụ án 53,6 tỷ đồng là chính là số tiền các bị cáo thuộc Công ty Hoàng Nga và Kim Hoà Phát chiếm hưởng. Do đó, toà chỉ buộc các bị cáo này bồi thường.

Toà ghi nhận bị cáo Phan Tuấn Đạt, cựu Chủ tịch công ty Kim Hoà Phát, đã hoàn thành nghĩa vụ này với việc nộp đủ 6,6 tỷ đồng; vợ chồng bị cáo Phạm Thị Kim Oanh và Nguyễn Đức Đảng (cựu Chủ tịch công ty Hoàng Nga) đã bồi thường cho bệnh viện 33 tỷ đồng, còn phải nộp 14 tỷ đồng.

Số tiền 10.000 USD được Hoàng Nga biếu, ông Tuấn đã nộp lại cùng 6 tỷ đồng tự nguyện khắc phục, HĐXX tuyên sung công quỹ nhà nước.

Trong những ngày tranh tụng tại toà, các bị cáo đều thừa nhận sai phạm, vì những động cơ khác nhau. Cựu giám đốc Tuấn phân trần lý do đấu thầu sai do "không còn cách nào khác". Bởi giai đoạn năm 2016-2017, Bệnh viện Tim Hà Nội thiếu vật tư, bệnh nhân đông, nếu đấu thầu theo phương thức truyền thống đến cuối năm vẫn chưa xong, bệnh viện "có nguy cơ phải đóng cửa".

Bốn cựu cán bộ của bệnh viện khẳng định không hưởng lợi, chỉ làm theo chỉ đạo của giám đốc Tuấn. Các bị cáo thuộc Công ty Hoàng Nga và Công ty Kim Hoà Phát, hai doanh nghiệp hưởng lợi từ chênh giá, nói có sai sót trong thẩm định giá, song khẳng định vật tư tốt, chất lượng cao, không thông đồng về giá với ông Tuấn. Nhận thức được hưởng lợi cao nhất vụ án, các bị cáo thuộc hai công ty đã bồi thường tổng cộng 15 tỷ đồng trong số thiệt hại 53,6 tỷ đồng, trước khi vụ án được xét xử.

Tại lời sau cùng, ông Tuấn nói sai phạm là "bài học đau xót" của cuộc đời, sau quá trình phấn đấu và cống hiến tận tuỵ cho bệnh nhân và ngành tim mạch nước nhà. Ông và các cán bộ dưới quyền đều xin toà giảm tội cho đồng nghiệp.

Bản án xác định ông Tuấn "chủ mưu" trong sai phạm đấu thầu gây thiệt hại hơn 53 tỷ đồng cho Bệnh viện Tim Hà Nội. Do có quan hệ từ trước với hai doanh nghiệp Hoàng Nga và Kim Hoà Phát, ông Tuấn tạo điều kiện để họ ký gửi vật tư cho bệnh viện sử dụng trước. Sau đó, ông Tuấn chỉ đạo cấp dưới gian lận đấu thầu để hợp thức hóa, thanh toán cho hai doanh nghiệp theo hình thức trúng thầu.

 

Thiếu tá CSGT và hai người bị ôtô chở hàng cấm tông tử vong

Hoàng Nam

https://vnexpress.net/thieu-ta-cong-an-bi-tong-tu-vong-khi-chan-xe-nghi-cho-hang-cam-4596532.html

Thứ sáu, 21/4/2023, 19:45 (GMT+7)

LONG AN - Thiếu tá Nguyễn Xuân Hào, Đội CSGT Công an huyện Đức Hòa, bị tài xế ôtô 5 chỗ tông tử vong khi yêu cầu dừng xe để kiểm tra, nghi vấn chở hàng cấm.

Chiều 21/4, ngoài thiếu tá Hào, hai người đi xe máy phía trước ôtô là anh Huỳnh Nguyễn Chí Mẫn (29 tuổi) và bà Phan Thị Kim Thanh (50 tuổi) cũng bị tông chấn thương nặng, tử vong sau đó.

Đại tá Lâm Minh Hồng, Giám đốc Công an Long An, cho biết gần 17h, Công an huyện Đức Hòa phối hợp cơ quan chức năng tuần tra tại xã Mỹ Hạnh Nam để bắt tội phạm vận chuyển hàng cấm. Lực lượng chức năng phát hiện từ đằng xa xe 5 chỗ lao đến với tốc độ rất nhanh, hướng TP HCM, có biểu hiện nghi vấn.

Camera an ninh nhà dân ghi nhận, một CSGT trong tổ công tác đi bộ ra giữa đường yêu cầu một ôtô bán tải và xe lôi (chở hàng) dừng lại thành hàng ngang, đề nghị các xe máy di chuyển ra chỗ khác. Thiếu tá Nguyễn Xuân Hào và một số cảnh sát mặc thường phục cũng đến hỗ trợ.

Cảnh sát yêu cầu ôtô 5 chỗ dừng lại để kiểm tra nhưng tài xế không chấp hành, tông thẳng vào nhóm cảnh sát, trong đó có thiếu tá Hào và xe máy của anh Mẫn và bà Thanh (công nhân đi làm về) rồi lật ngang. Sự việc xảy ra trong vài giây.

Cảnh sát phá cửa kính ôtô, bắt 2 nghi phạm. Video: Nam An - Tuấn Việt

Cảnh sát phá cửa kính ôtô, khống chế tài xế và một người khác đưa về trụ sở. Ba nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.

 

Cựu chủ tịch Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai sắp bị xét xử tại Hà Nội

Thanh Lam

https://vnexpress.net/cuu-chu-tich-tinh-binh-thuan-nguyen-ngoc-hai-sap-bi-xet-xu-tai-ha-noi-4596471.html

Thứ sáu, 21/4/2023, 16:46 (GMT+7)

Ông Nguyễn Ngọc Hai, nguyên chủ tịch Bình Thuận cùng 11 cựu cán bộ sẽ bị xét xử trong vụ giao đất "vàng" trái quy định cho doanh nghiệp, gây thiệt hại hơn 45 tỷ đồng.

TAND Hà Nội sẽ xét xử vụ án vào ngày 10/5, kéo dài 5 ngày do thẩm phán Nguyễn Thanh Nhã làm chủ toạ. 30 luật sư đăng ký bào chữa cho các bị cáo, riêng ông Hai có 7 người.

Tòa cũng triệu tập đại diện UBND Bình Thuận với vai trò nguyên đơn dân sự và Công ty Tân Việt Phát, trong vai trò người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

Vụ án được VKSND Tối cao phân công cho VKSND Hà Nội thực hiện quyền công tố. Ông Nguyễn Ngọc Hai bị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, theo khoản 3, Điều 219 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt 10-20 năm tù.

Bị cáo buộc cùng tội danh là nhiều cán bộ của tỉnh Bình Thuận, gồm: ông Lương Văn Hải (cựu phó chủ tịch UBND tỉnh); Hồ Lâm, Lê Nguyễn Thanh Danh (cựu giám đốc và phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường); Ngô Hiếu Toàn (cựu phó giám đốc Sở Tài chính); Đặng Hoài Nhân, Nguyễn Thị Thu Phong (cựu giám đốc và phó giám đốc Trung tâm Quỹ đất); Nguyễn Thanh Cho, Lê Nam Hưng (nguyên chi cục trưởng và chi cục phó Quản lý đất đai); Lê Anh Huy, Phạm Duy Cường (cựu trưởng và phó phòng Kinh tế đất thuộc Chi cục Quản lý đất đai).

Riêng ông Nguyễn Văn Phong, cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận (lúc phạm tội là Giám đốc Sở Tài chính) bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 3 Điều 360 Bộ luật Hình sự.

Cáo trạng nêu, năm 2013, UBND tỉnh Bình Thuận chủ trương bán đấu giá 3 lô đất diện tích hơn 92.600 m2 thuộc phường Phú Hài, TP Phan Thiết với giá khởi điểm hơn 111 tỷ đồng (1,2 triệu đồng/m2) để xây nhà ở thương mại nhưng không có đơn vị, cá nhân nào tham gia. Hai năm sau, giá đất ở Bình Thuận liên tục tăng. Tháng 7/2016, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Hai ra quyết định điều chỉnh giá đất ở khu vực có ba lô đất trên lên 1,6 triệu đồng/m2.

Đầu năm 2017, Công ty CP Tân Việt Phát có công văn gửi UBND tỉnh xin giao ba lô đất này không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất để làm Trung tâm Thương mại dịch vụ và Dân cư Đô thị Tân Việt Phát 2.

Sở Tài nguyên - Môi trường có công văn tham mưu cho UBND tỉnh, về việc giao chỉ tính giá khởi điểm ban đầu năm 2013 (1,2 triệu đồng/m2). Sở Tài chính đồng ý với giá đó.

Tháng 2/2017, UBND tỉnh gửi công văn cho Sở Tài nguyên - Môi trường và Trung tâm Phát triển quỹ đất, đồng ý chủ trương giao đất cho Tân Việt Phát với đề xuất trên. Doanh nghiệp sau đó nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, rồi được giao đất thực hiện dự án.

Cáo trạng cho rằng, ông Nguyễn Ngọc Hai là Chủ tịch UBND tỉnh, chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh, biết rõ quy định của pháp luật về căn cứ thời điểm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, nhưng vẫn giao cho Công ty Tân Việt Phát và áp dụng giá thấp hơn (tính theo mức của năm 2013).

Những đồng phạm là lãnh đạo, cán bộ UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn cũng đều biết quy định của pháp luật về căn cứ thời điểm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định tại Điều 108 Luật Đất đai, nhưng vẫn thống nhất đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh giao đất với khung giá cũ cách đó 4 năm. Việc này gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn 45,3 tỷ đồng, cáo trạng nêu.

VKSND Tối cao cũng kiến nghị khi xét xử, toà án cần yêu cầu các cá nhân vi phạm phải khắc phục hậu quả số tiền nhà nước thiệt hại hơn 44,4 tỷ đồng (đã trừ 900 triệu đồng gia đình 3 bị can đã khắc phục), đồng thời yêu cầu Công ty Tân Việt Phát có trách nhiệm phối hợp cùng các bị can khắc phục.

 

Hơn 100 người trình báo tiền tiết kiệm bị chuyển thành mua bảo hiểm

Hải Duyên - Quỳnh Trang

https://vnexpress.net/hon-100-nguoi-trinh-bao-tien-tiet-kiem-bi-chuyen-thanh-mua-bao-hiem-4595918.html

Thứ sáu, 21/4/2023, 05:00 (GMT+7)

TP HCMKéo nhau đến công an trình báo, 112 người cho rằng bị ngân hàng phối hợp bảo hiểm giả chữ ký, kê khống thu nhập... chuyển tiền tiết kiệm thành hợp đồng bảo hiểm.

Ngày 20/4, rất đông người tiếp tục đến Công an TPHCM nộp đơn tố giác, cho rằng Ngân hàng Sài Gòn (SCB) liên kết với Công ty bảo hiểm Manulife Việt Nam có hành vi chiếm đoạt tiền thông qua việc "dụ gửi tiết kiệm đầu tư để lãi hơn" nhưng lại thành "bảo hiểm nhân thọ". Hai tháng trước họ đã khiếu nại 2 đơn vị này nhưng không được giải quyết, nên đề nghị cơ quan điều tra khởi tố vụ án, xử lý những người liên quan; buộc Manulife và SCB trả lại hàng chục tỷ đồng đã thu và bồi thường thiệt hại. Hiện, Công an TP HCM tiếp nhận tổng cộng 112 người trình báo cùng nội dung.

Chị Nguyễn Thị Hà, nhân viên văn phòng ở quận 10, cho biết hồi tháng 7/2020 đến ngân hàng SCB để đáo hạn sổ tiết kiệm 90 triệu đồng thì được nhân viên tư vấn mua gói "Tâm an đầu tư" là sản phẩm liên kết giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm.

Nhân viên ngân hàng nói đây là gói "tiết kiệm đầu tư" có lãi suất cao hơn với mức từ 8,7 đến 15% và "có tặng kèm bảo hiểm nhân thọ". Được nhân viên đưa ra bảng mô tả lãi suất và tư vấn có thể rút toàn bộ vốn và lãi sau 5-6 năm nên chị yên tâm đồng ý. Chị sau đó tất toán một khoản tiết kiệm khác trị giá 100 triệu đồng để mua gói đầu tư này.

Đến năm thứ hai chị tiếp tục đầu tư thêm 100 triệu đồng cho hai hợp đồng trước đó. Cuối năm 2022 nghe thông tin nhiều khách hàng gửi tiết kiệm bị biến thành hợp đồng bảo hiểm, chị tìm hiểu và nhận ra mình cũng là nạn nhân. Chị liên hệ với ngân hàng và bảo hiểm thì mới hay phần lớn tiền gửi đầu tư trong năm đầu đã bị ngân hàng chuyển vào đóng phí hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Chị không được rút toàn bộ số tiền đã đóng như cam kết ban đầu.

"Ngay từ đầu tôi đã nói rõ không tham gia bảo hiểm nên khi họ chuyển hợp đồng qua tôi cũng không quan tâm đến nội dung mà chỉ nghĩ đó là sản phẩm tặng kèm nên ký vào", chị Hà giải thích. "Họ cũng không đưa cho tôi toàn bộ bản đầy đủ mà chỉ có tờ cuối, sau này mới biết các điều khoản bên trong thể hiện thời hạn hợp đồng là 50 năm - tức tôi phải đóng tiếp 48 năm nữa".

Chị cho biết thêm, toàn bộ chữ ký, nội dung đơn yêu cầu bảo hiểm trong hợp đồng đều do nhân viên ngân hàng tự điền và kê khống. Chị là nhân viên văn phòng, mức thu nhập mỗi tháng chỉ có 10 triệu đồng nhưng trong hợp đồng thể hiện thu nhập của chị là 50 triệu đồng một tháng.

Nhận gia đình mình là nạn nhân tương tự, anh Tiến làm nghề kinh doanh quần áo ở quận Bình Thạnh, được mẹ uỷ quyền đi tố cáo với cơ quan điều tra do sức khoẻ bà đã yếu. Ba năm trước, mẹ anh nghe theo nhân viên ngân hàng tư vấn đã tất toán toàn bộ số tiền tiết kiệm 400 triệu đồng tích góp để mua gói "Tâm an đầu tư". Sau này bà mới biết thực chất hợp đồng này là để mua bảo hiểm nhân thọ.

"Mẹ tôi hàng ngày ở nhà trông cháu vậy mà trong đơn yêu cầu bảo hiểm nhân viên họ tự viết thu nhập của bà là 100 triệu đồng mỗi tháng. Trong đơn yêu cầu thay đổi hạn mức bảo hiểm họ cũng tự động ký tên vào mà mẹ tôi không hay biết", anh Tiến nói và cho biết, trong hợp đồng bảo hiểm ký với khách hàng có rất nhiều bất thường.

Trong đơn gửi cơ quan điều tra, nhiều người cho rằng ngay từ đầu nhân viên bảo hiểm và ngân hàng đã tư vấn sai sự thật, đánh tráo khái niệm "tiết kiệm Tâm an đầu tư" và "bảo hiểm nhân thọ" khiến khách hàng hiểu lầm. Toàn bộ tiền tiết kiệm của họ (hàng tỷ đồng) đã bị chuyển thành hợp đồng bảo hiểm. Họ sẽ mất phần lớn số tiền đã nộp nếu rút sau 5-6 năm tham gia.

Để che giấu việc thực chất là bảo hiểm nhân thọ chứ không phải tiết kiệm, đại lý bảo hiểm và nhân viên ngân hàng không cung cấp bất kỳ giấy tờ nào thể hiện các khoản phí khách hàng phải trả, các quy tắc bồi thường, quyền lợi của khách hàng... khi tham gia. Sau 10-15 ngày, khi tiền tiết kiệm của khách tại ngân hàng chuyển cho công ty bảo hiểm, họ mới nhận được hợp đồng. Phía bảo hiểm chỉ bàn giao hợp đồng mà hoàn toàn không giải thích, tư vấn trong khi khách hàng hiểu đây chỉ là một sản phẩm tặng kèm nên không quan tâm đến nội dung trong hợp đồng.

Hồ sơ khai báo thông tin thể hiện trong hợp đồng do đại lý bảo hiểm tự ghi, khai khống, thậm chí giả chữ ký khách hàng... sau đó đề nghị khách hàng ký vào tờ cuối của hợp đồng dày hàng chục trang để hoàn tất thủ tục tham gia sản phẩm.

Phía Manulife chấp nhận toàn bộ hồ sơ từ phía đại lý và nhân viên mà không có động thái yêu cầu hay xác thực đối với những khách hàng có nhiều điểm bất thường trong hợp đồng như chữ ký, chữ viết trong cùng một tờ đơn hoàn toàn khác nhau, thu nhập cao bất thường lên đến 150-170 triệu đồng một tháng kể cả người già đã về hưu. Sức khỏe của khách hàng kể cả người cao tuổi đều tốt trong khi đối với một hợp đồng nhân thọ thông thường điều kiện về sức khoẻ tại thời điểm tham gia bảo hiểm là rất khó khăn.

Với một số hợp đồng, toàn bộ số tiền tiết kiệm đầu tư đóng trong năm đầu đều được Manulife ghi nhận là phí bảo hiểm. Những hợp đồng còn lại, phần lớn số tiền đóng trong năm đầu được chuyển sang đóng phí bảo hiểm, đến năm thứ hai mức phí bảo hiểm hạ xuống tới 80-90% mức phí của năm đầu.

"Nếu khách hàng thực sự có nhu cầu bảo vệ bản thân trước những rủi ro với mức phí lên đến hàng trăm triệu đồng một năm, thì không có lý do gì sang năm thứ hai đã yêu cầu hạ mức bảo hiểm xuống mức tối thiểu như vậy. Quyền lợi bảo hiểm sẽ giảm đi rất nhiều và số tiền đóng trong năm đầu trở nên vô nghĩa", đơn tố cáo nêu.

Cũng theo trình bày của nhóm khách hàng, thu nhập của họ không đủ khả năng đóng mức phí 50-500 triệu đồng một năm. Việc tham gia bảo hiểm sẽ vô nghĩa nếu khách hàng không đủ khả năng về tài chính. Do đó, nếu được tư vấn đúng bản chất là sản phẩm bảo hiểm thì họ sẽ không tham gia.

Trả lời VnExpress về các tố giác của khách hàng, đại diện Manulife cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng xem xét giải quyết các yêu cầu một cách nghiêm túc, công bằng và thỏa đáng. Việc xử lý các yêu cầu sẽ căn cứ trên quy định của pháp luật và các quy tắc, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm mà khách hàng đã ký kết nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng như của công ty.

"Chúng tôi sẽ không khoan nhượng cho bất cứ hành vi sai trái hoặc gian lận nào. Nếu phát hiện các hành vi này, chúng tôi sẽ ngay lập tức chuyển đến cơ quan chức năng liên quan để xử lý", người này nói.

SCB đang hợp tác với Manulife để giải quyết. Công an TP HCM hiện chưa đưa ra quan điểm về các tố giác của người dân, song cho biết sẽ làm rõ những bất thường, nếu có, trong giao dịch.

Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: khởi tố vụ án; không khởi tố vụ án; tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng VKS cùng cấp hoặc Viện trưởng VKS có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 2 tháng.

 

Ba cán bộ Gia Lai bị kỷ luật do liên quan dự án sân golf

Trần Hóa

https://vnexpress.net/ba-can-bo-gia-lai-bi-ky-luat-do-lien-quan-du-an-san-golf-4596327.html

Thứ sáu, 21/4/2023, 20:35 (GMT+7)

Ông Nguyễn Văn Hoan, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cán bộ liên quan bị kỷ luật vì liên quan sai phạm dự án sân golf Đăk Đoa.

Trong danh sách Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai đưa ra tại kỳ họp ngày 21/4, những nguời bị khiển trách gồm: ông Nguyễn Văn Hoan, ông Lê Tiến Anh, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) và ông Nguyễn Minh Khoa, Trưởng phòng Quản lý Giá và Công sản (Sở Tài chính). Ba người này bị kỷ luật vì tham mưu không đúng trong quá trình đầu tư dự án sân golf Đăk Đoa.

Liên quan sai phạm tại dự án sân golf này, trước đó ngày 15/9/2022, Thủ tướng cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Võ Ngọc Thành. Ba tháng sau, ba phó chủ tịch tỉnh bị thôi chức.

Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ xem xét kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường; ông Phạm Duy Du, nguyên giám đốc Sở; ông Huỳnh Minh Sở, Phó giám đốc Sở; ông Trịnh Hữu Tùng, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh; ông Nguyễn Đình Thanh Trí, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin; bà Nguyễn Thị Diễm Tình, Trưởng phòng Kế hoạch, Tài chính và Thống kê. Những người này có trách nhiệm liên quan sai phạm đầu tư, mua sắm các dự án, phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin ở tỉnh.

 

Hơn 50.000 hồ sơ của cán bộ đi B chưa tìm được chủ nhân

Sơn Hà

https://vnexpress.net/hon-50-000-ho-so-cua-can-bo-di-b-chua-tim-duoc-chu-nhan-4596308.html

Thứ sáu, 21/4/2023, 15:28 (GMT+7)

70% trong 72.000 hồ sơ đi B của cán bộ vào chiến trường miền Nam giai đoạn 1959-1975 vẫn chưa tìm được chủ nhân và gia đình để trao trả.

Sáng 21/4, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức trao bản sao hồ sơ cho cán bộ đi B thuộc Hội Cựu giáo chức, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giám đốc Trung tâm Trần Việt Hoa đánh giá 72.000 hồ sơ của cán bộ đi B là khối tài liệu đồ sộ, phản ánh chân thực giai đoạn lịch sử khi đất nước thực hiện chủ trương điều động cán bộ vào chiến trường miền Nam lao động, chiến đấu.

Người đi B là cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc theo Hiệp định Genève năm 1954, sau đó bí mật trở vào miền Nam công tác (1959-1975). Nhóm thứ hai là cán bộ dân sự người miền Bắc đi B (1959-1975). Cả hai nhóm này chủ yếu là y sĩ, bác sĩ, giáo viên, kỹ sư, nhà văn, nghệ sĩ, nhà báo vào Nam công tác theo con đường dân sự do Ủy ban Thống nhất Chính phủ quản lý.

Trước khi đi, cán bộ phải gửi lại toàn bộ hồ sơ, kỷ vật cho Ủy ban Thống nhất Chính phủ, bao gồm tư trang, vật dụng, giấy tờ cá nhân như: Sơ yếu lý lịch, phiếu cán bộ, thẻ Đảng, số Đoàn, huân chương, huy chương, giấy khen, bằng khen, ảnh, nhật ký.

Lý giải sau gần 50 năm đất nước thống nhất, đến nay mới có khoảng 30% cán bộ đi B, gia đình nhận được hồ sơ, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III cho biết nhiều địa phương đổi địa danh, tên gọi, trong khi cán bộ đi B được quản lý theo địa chỉ cũ khiến việc tìm kiếm, trao trả hồ sơ khó khăn.

Trung tâm vẫn đang tìm kiếm để trao trả bởi đây là kỷ vật, tài liệu làm cơ sở giải quyết chế độ, chính sách cho người hoạt động cách mạng, thương binh, bệnh binh, liệt sĩ, người tham gia kháng chiến. Cơ quan này cũng đã phân loại hồ sơ theo quê quán cán bộ đi B, phục vụ tra cứu trên website của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. Riêng bản chính hồ sơ sẽ là tài liệu lưu trữ vĩnh viễn.

Đại diện cho cán bộ đi B được nhận hồ sơ dịp này, bà Đặng Thị Thanh Bình nói khi nhận nhiệm vụ vào Nam năm 1965, bà vừa tốt nghiệp ngành sư phạm. Hành trang khi đó chỉ là tuổi trẻ và sự hăng hái.

Sau khi trải qua nhiều lớp đào tạo, huấn luyện, bà được phân vào Bình Long, Phước Long, nơi chiến trường khốc liệt. "Nhận lại kỷ vật trước lúc đi B, tôi rất cảm động, bởi chúng rất quý giá với tôi và gia đình", bà nói.

 

Khởi tố vụ án liên quan các gói thầu Việt Á tại Kiên Giang

Ngọc Tài - Dương Đông

https://vnexpress.net/khoi-to-vu-an-lien-quan-cac-goi-thau-viet-a-tai-kien-giang-4596542.html

Thứ sáu, 21/4/2023, 20:22 (GMT+7)

Nhà chức trách xác định có dấu hiệu tội phạm trong việc thực hiện các gói thầu mua sắm của tỉnh với Công ty Việt Á, giai đoạn 2020-2021.

Ngày 21/4, Công an tỉnh Kiên Giang khởi tố vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng liên quan các gói thầu mua sắm với Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á. Hiện, cơ quan điều tra chưa công bố hành vi sai phạm cụ thể của đơn vị, cá nhân liên quan.

Trước đó, Thanh tra tỉnh Kiên Giang đã chỉ ra nhiều vi phạm trong việc Sở Y tế và CDC đã ký 4 hợp đồng với Công ty Việt Á trong hai năm 2020-2021, lần lượt trị giá 58 tỷ đồng và gần 790 triệu đồng. Khi thực hiện dự toán thầu, hai đơn vị này sử dụng giá của Công ty Việt Á thay vì dùng giá tham chiếu tự thu thập. Hậu quả, giá mỗi bộ kit test mua của Việt Á đắt hơn 70.000 đồng so với thị trường, Chloramin B cao hơn 25.450 đồng/kg...

Thanh tra cũng cho rằng Sở Y tế đã phê duyệt dự toán mua sắm không đúng thẩm quyền, kế hoạch lựa chọn nhà thầu không trình UBND tỉnh phê duyệt; các gói thầu mua thuốc kết quả trúng thầu gồm 1.276 mặt hàng, trị giá 444 tỷ đồng nhưng giá trị thực mua chỉ 290 tỷ đồng.

Liên quan đến những sai phạm này, tháng 8/2022, Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang Hà Văn Phúc bị kỷ luật cảnh cáo, Giám đốc CDC Cao Thành Nam bị khiển trách, một số can bộ cấp dưới bị kỷ luật cảnh cáo. Ông Phúc sau đó bị HĐND tỉnh cho thôi chức.

 

Khởi tố 4 bị can nhận hối lộ ở trung tâm đăng kiểm tại Bắc Giang

HÀ QUÂN

https://tuoitre.vn/khoi-to-4-bi-can-nhan-hoi-lo-o-trung-tam-dang-kiem-tai-bac-giang-20230421195003336.htm

21/04/2023 20:30 GMT+7

Ngày 21-4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Bắc Giang đã khởi tố thêm 4 bị can trong vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ tại Trung tâm đăng kiểm 98-01S.

Cụ thể, Công an Bắc Giang đang điều tra, mở rộng vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ xảy ra tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang và Trung tâm Kiểm định kỹ thuật phương tiện, thiết bị giao thông cơ giới Bắc Giang (Trung tâm đăng kiểm 98-01S).

Qua đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Bắc Giang đã ra các quyết định khởi tố bị can đối với 4 cán bộ, nhân viên về tội nhận hối lộ.

Danh sách gồm Chu Văn Khang (62 tuổi) - nguyên giám đốc Trung tâm đăng kiểm 98-01S và hai đăng kiểm viên Nguyễn Quyết Thắng (37 tuổi), Hà Anh Đức (44 tuổi). 

Người còn lại là Hoàng Thế Hanh (47 tuổi) - nguyên trưởng phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang.

Cơ quan công an xác định các bị can có hành vi nhận tiền trong nghiệm thu xe cải tạo không đúng quy định.

Trước đó vào ngày 26-3, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Hoàng Văn Quý (37 tuổi) - chuyên viên tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang - về tội đưa hối lộ.

Qua điều tra, công an xác định giai đoạn 2019 - 2022, Hoàng Văn Quý đã nhận tiền của các chủ xe cải tạo. 

Sau khi nhận tiền, bị can Quý lập khống hồ sơ thiết kế, thi công cải tạo xe cơ giới.

Cụ thể, sau khi hồ sơ thiết kế được sở trên thẩm định và cấp giấy chứng nhận, Quý liên hệ và hối lộ cho đăng kiểm viên ở Trung tâm đăng kiểm 98-01S. Qua đó, nhiều xe cải tạo không đúng quy định vẫn được nghiệm thu.

 

Bắt nữ giám đốc vừa lừa bán đất ảo, vừa chứa chấp sử dụng ma túy

BÁ SƠN

https://tuoitre.vn/bat-nu-giam-doc-vua-lua-ban-dat-ao-vua-chua-chap-su-dung-ma-tuy-20230421171835341.htm

21/04/2023 17:30 GMT+7

Nữ giám đốc Công ty bất động sản Thủy Phát Land lừa ký hợp đồng bán đất ảo thu tiền của khách hàng, bị khởi tố về hai tội và bị bắt khi đang trốn truy nã.

Ngày 21-4, Công an tỉnh Bình Dương cho biết sau một ngày phát thông báo truy tìm nữ giám đốc bán đất ảo, công an đã bắt được bị can.

Trần Thị Thủy, 34 tuổi, quê Trà Vinh, là giám đốc Công ty TNHH đầu tư và phát triển Thủy Phát Land, trụ sở chính tại phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, bị bắt khi đang trốn truy nã tại TP.HCM.

Thủy được di lý về Bình Dương để điều tra. Đáng chú ý, nữ giám đốc này bị khởi tố "kép" về hai tội trong hai vụ án khác nhau.

Vào tháng 1-2023, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Thuận An, tỉnh Bình Dương đã khởi tố bị can và ra quyết định truy nã Thủy về hành vi "chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy".

Sau đó, vào ngày 20-4-2023, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Thủy để điều tra về hành vi "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Việc điều tra về hành vi "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" là để làm rõ đơn tố cáo của nhiều người dân về việc Thủy đã ký hợp đồng, nhận cọc chuyển nhượng đất nhưng thực tế chỉ là "bán đất ảo", không có đất để bàn giao như cam kết, sau đó Thủy bỏ trốn, chiếm đoạt tiền cọc.

Tiêu biểu như Thủy đã ký hợp đồng, đã nhận cọc của bà T. số tiền 330 triệu đồng để chuyển nhượng lô đất tại Bình Phước từ tháng 1-2021. 

Tuy nhiên, trên thực tế, Thủy không được chủ đất ủy quyền, cũng không nhận chuyển nhượng đất nên không thể ra công chứng cho bà T., mà hứa hẹn nhiều lần.

Sau đó, Thủy thừa nhận không có đất để sang tên cho bà T. và cam kết sẽ trả lại số tiền đã nhận cọc 330 triệu đồng, cùng lãi 150 triệu đồng. Tuy nhiên, Thủy mới đưa cho bà T. được 50 triệu đồng thì cắt liên lạc.

Tương tự, Thủy sử dụng tư cách pháp nhân của Công ty Thủy Phát Land do mình làm giám đốc chuyển nhượng 3 lô đất tại xã Quang Minh, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước cho một người phụ nữ khác là bà H..

Giá hợp đồng chuyển nhượng là 1,31 tỉ đồng, bà H. đã đưa cho Thủy số tiền 615 triệu đồng. Nhưng trên thực tế không có đất để ra công chứng, Thủy lại khất lần và cuối cùng hứa hoàn trả cho bà H. số tiền đã cọc 615 triệu đồng cùng tiền bồi thường 150 triệu đồng. 

Hứa xong thì Thủy cũng không thực hiện và "mất hút".

 

Tiếp tục giải quyết tin báo tội phạm vụ chuyển nhượng 'đất vàng' ở Phú Yên

DUY THANH

https://tuoitre.vn/tiep-tuc-giai-quyet-tin-bao-toi-pham-vu-chuyen-nhuong-dat-vang-o-phu-yen-20230421123940912.htm

21/04/2023 15:40 GMT+7

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên phục hồi giải quyết tin báo tội phạm liên quan vụ giao, cho chuyển nhượng lô "đất vàng" A2 đường Hùng Vương (TP Tuy Hòa) trái pháp luật.

Ngày 21-4, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho hay thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên vừa có quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm liên quan vụ giao, cho phép chuyển nhượng lô "đất vàng" A2 đường Hùng Vương (phường 6, TP Tuy Hòa).

Giao "đất vàng" sai luật

Đây là một trong những vụ giao, chuyển nhượng trái phép "đất vàng" ở tỉnh Phú Yên mà Tuổi Trẻ Online từng phản ánh.

Vào năm 2019, Thanh tra tỉnh Phú Yên cho biết năm 2007, UBND tỉnh Phú Yên giao lô đất A2 đường Hùng Vương rộng 1.183m2 cho Công ty PYMEPHARCO với thời hạn 70 năm để công ty làm Trung tâm kinh doanh dược, mỹ phẩm và dịch vụ y tế Phú Yên.

Khi đó tỉnh giao đất không qua đấu giá, chỉ thu hơn 3,5 tỉ đồng cho ngân sách.

Tuy nhiên, PYMEPHARCO không thực hiện dự án nêu trên mà đầu năm 2013 xin chuyển nhượng diện tích đất trên cho một chi nhánh ngân hàng thương mại với giá 16 tỉ đồng. Việc chuyển nhượng này được UBND tỉnh Phú Yên chấp thuận.

Cơ quan chức năng kết luận việc UBND tỉnh Phú Yên giao đất có thu tiền sử dụng đất lô đất trên là không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không đúng quy định của Luật Đất đai.

Việc chấp thuận chủ trương đầu tư (kể cả điều chỉnh), thỏa thuận địa điểm đầu tư và chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất là vi phạm pháp luật.

UBND tỉnh cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với trụ sở một chi nhánh ngân hàng thương mại là vi phạm quy định Luật Đất đai và quyết định của Thủ tướng.

Phục hồi giải quyết tin báo tội phạm sau 2 năm

Nguồn tin cho hay việc phục hồi giải quyết nguồn tin báo tội phạm liên quan đến vụ việc này được thực hiện căn cứ các kết luận giám định tư pháp của Chi cục Quản lý đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên, kết luận giám định tư pháp của giám định viên chuyên ngành tài chính kế toán thuộc Sở Tài chính tỉnh Phú Yên.

Trước đó, người dân phản ảnh dấu hiệu vi phạm pháp luật của vụ giao, cho chuyển nhượng trái luật lô "đất vàng" A2 Hùng Vương (TP Tuy Hòa) này đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên.

Sau một thời gian thụ lý, ngày 4-3-2021, cơ quan điều tra ban hành quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin tội phạm liên quan đến vụ này.

Liên quan đến vụ giao, cho chuyển nhượng lô "đất vàng" này, cơ quan điều tra đề nghị UBND tỉnh Phú Yên cung cấp các thông tin, tài liệu về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đối với 2 cựu lãnh đạo UBND tỉnh và 1 cựu giám đốc Sở Tài chính tỉnh Phú Yên.

 

Kỷ luật hàng loạt cán bộ liên quan sai phạm tại dự án sân golf Đak Đoa

ĐÌNH CƯƠNG

https://tuoitre.vn/ky-luat-hang-loat-can-bo-lien-quan-sai-pham-tai-du-an-san-golf-dak-doa-20230421150407329.htm

21/04/2023 16:06 GMT+7

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai, giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư Gia Lai (Sở Kế hoạch và Đầu tư) cùng một trưởng phòng Sở Tài chính Gia Lai bị kỷ luật vì liên quan đến dự án sân golf Đak Đoa.

Ngày 21-4, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai đã tổ chức kỳ họp lần thứ 32, xem xét kỷ luật nhiều cán bộ sở ngành ở Gia Lai do để xảy ra sai phạm tại dự án sân golf Đak Đoa.

Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai đã thi hành kỷ luật hình thức khiển trách đối với các ông: Nguyễn Văn Hoan - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lê Tiến Anh - giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) và Nguyễn Minh Khoa - trưởng phòng quản lý giá và công sản (Sở Tài chính).

Các ông này có trách nhiệm liên quan đến các khuyết điểm, sai phạm theo thông báo số 314-ngày 25-7-2022 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Theo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai, những khuyết điểm, vi phạm của các đảng viên nêu trên làm giảm uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi sinh hoạt, công tác, đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định.

Cũng tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai đang xem xét, kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường và các cá nhân: Phạm Duy Du - nguyên giám đốc sở; Huỳnh Minh Sở - phó giám đốc sở; Trịnh Hữu Tùng - giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh; Nguyễn Đình Thanh Trí - giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin; Nguyễn Thị Diễm Tình - trưởng Phòng Kế hoạch, Tài chính và Thống kê vì có vi phạm trong việc cấp sổ đỏ tại dự án sân golf Đak Đoa, Gia Lai và sai phạm trong việc đầu tư, mua sắm các dự án, phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin tại sở này.

Dự án sân golf Đak Đoa được phê duyệt chủ trương đầu tư bởi Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng (ngày 1-4-2021).

Dự án do Công ty cổ phần Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 1.142 tỉ đồng, nhằm xây dựng sân golf 36 lỗ tiêu chuẩn quốc tế tại thị trấn Đak Đoa, xã Glar và xã Tân Bình, huyện Đak Đoa (dự kiến hoàn thành vào năm 2024).

Dự án có quy mô 174,01ha, trong đó phải chuyển mục đích sử dụng 155,93ha rừng sản xuất sang mục đích khác để thực hiện dự án.

Trong quá trình xem xét dự án này, lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và địa phương rà soát, kiểm tra lại nhiều vấn đề như: xác định rõ rừng thông thuộc loại rừng nào, đánh giá các yêu cầu đối với nhà đầu tư, tình hình đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số liên quan dự án…

Dự án sau đó gây nhiều tranh cãi trong dư luận vì việc chuyển đổi hơn 150ha rừng thông cổ thụ sang mục đích khác để làm sân golf.

Nhiều lãnh đạo tỉnh đã bị kỷ luật vì nhiều sai phạm liên quan đến dự án trên.

Cụ thể, ông Võ Ngọc Thành đã bị cách chức chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021-2026 và xóa tư cách chủ tịch tỉnh nhiệm kỳ trước đó.

Ba ông Đỗ Tiến Đông, Hồ Phước Thành, Kpă Thuyên bị cho thôi chức phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.

 

Hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội lĩnh 3 năm tù

Hoàng An

https://tienphong.vn/huong-nhieu-tinh-tiet-giam-nhe-cuu-giam-doc-benh-vien-tim-ha-noi-linh-3-nam-tu-post1528005.tpo

21/04/2023 | 15:34

TPO - Với cáo buộc để xảy ra sai phạm trong đấu thầu mua sắm vật tư y tế, ông Nguyễn Quang Tuấn (cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội) bị tòa tuyên phạt 3 năm tù giam.

Chiều 21/4, sau năm ngày xét xử và nghị án, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quang Tuấn (cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai) mức án 3 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Mức án này dưới khung đề nghị 4 - 5 năm tù của Viện kiểm sát.

Cùng tội nêu trên, nhóm thuộc cấp của ông Tuấn, gồm: Hoàng Thị Ngọc Hưởng (cựu Phó giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội ), Đoàn Trọng Bình và Nghiêm Tuấn Linh (đều là nguyên Phó phòng phụ trách vật tư bệnh viện) cùng bị tuyên phạt mức án 2 năm 6 tháng tháng tù; Nguyễn Thị Dung Hạnh (cựu Kế toán trưởng bệnh viện) 2 năm tù.

Đối với nhóm bị cáo đại diện các doanh nghiệp và đơn vị thẩm định giá, gồm: Nguyễn Đức Đảng (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Nga); Phạm Thị Kim Oanh (vợ ông Đảng, cựu kế toán trưởng công ty); Phạm Huy Lập (Giám đốc Công ty Hoàng Nga); Phan Tuấn Đạt (Chủ tịch HĐQT công ty Kim Hoà Phát); Trần Phú Hưng (Phó TGĐ Công ty đầu tư và định giá AIC); Nguyễn Hồng Dũng (Phó TGĐ Công ty đầu tư và định giá AIC) và Nguyễn Trung Dũng (Nhân viên Công ty đầu tư và định giá AIC) bị tuyên các mức án từ 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 3 năm tù giam.

Về dân sự, tòa buộc bị cáo thuộc nhóm Công ty Hoàng Nga, Công ty Kim Hòa Phát, phải bồi thường toàn bộ số tiền thiệt hại trong vụ án.

Đồng thời, tịch thu sung quỹ Nhà nước một số khoản tiền của các bị cáo đã nộp giai đoạn điều tra, trong đó, sẽ thu hơn 220 triệu đồng (tương đương 10.000 USD) và hơn 6 tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Quang Tuấn.

Căn cứ hồ sơ vụ án, quá trình xét hỏi tại tòa, HĐXX có đủ cơ sở xác định, từ năm 2015, Nguyễn Quang Tuấn có chủ trương cho một số doanh nghiệp được ký gửi thiết bị vật tư vào bệnh viện trước, sau đó, hợp thức đấu thầu thanh toán.

Theo HĐXX, ở giai đoạn 2016 - 2017, Bệnh viện Tim Hà Nội triển khai thực hiện 5 gói thầu mua sắm vật tư, hóa chất. Trong đó, 1 gói thầu tổ chức đấu thầu rộng rãi (năm 2016); 4 gói còn lại theo hình thức chỉ định thầu rút gọn (năm 2017).

Do quen biết ông Tuấn, Nguyễn Đức Đảng và Phan Tuấn Đạt, đến đặt vấn đề và được ông Tuấn chấp thuận cho doanh nghiệp của hai bị cáo bán vật tư y tế cho bệnh viện trước. Sau đó, hợp thức bằng hồ sơ đấu thầu sau.

Quá trình thực hiện, ông Tuấn chỉ đạo nhóm cựu cán bộ Bệnh viện Tim Hà Nội thông đồng với hai doanh nghiệp của Đảng, Đạt để “dàn xếp” giá. Đồng thời, cấu kết với nhân viên Công ty Đầu tư và thẩm định giá AIC, phát hành chứng thư thẩm định theo mức giá được ông Tuấn phê duyệt từ trước để hợp thức hồ sơ

Sai phạm của ông Tuấn cùng nhóm đồng phạm gây thiệt hại cho bệnh viện và Quỹ bảo hiểm tổng số tiền hơn 53,6 tỷ đồng.

Theo HĐXX, hành vi phạm tội của các bị cáo làm ảnh hưởng đến danh dự ngành y tế, Bệnh viện Tim Hà Nội, gây dư luận xấu trong xã hội.

Riêng bị cáo Nguyễn Quang Tuấn, do nôn nóng thiếu hiểu biết, với mong muốn để có thiết bị cho bệnh viện hoạt động nên khi đấu thầu xảy ra sai phạm.

Trong vụ án, bị cao Nguyễn Quang Tuấn giữ vai trò chính, các bị cáo Hoàng Thị Ngọc Hưởng; Đoàn Trọng Bình; Nguyễn Thị Dung Hạnh và Nghiêm Tuấn Linh giúp sức tích cực.

Quá trình điều tra, bị cáo thành khẩn khai báo, dù không nằm trong trường hợp buộc phải khắc phục hậu quả song bị cáo vẫn tác động gia đình nộp hơn 6 tỷ đồng.

"Ông Tuấn là người được dư luận trong và ngoài nước đánh giá có chuyên môn cao, nhiều đóng góp cho ngành y tế và xã hội, từng là Đại biểu Quốc hội. Do đó, cần áp dụng các tình tiết có lợi để giảm nhẹ hình phạt", HĐXX nhận định.

Đối với nhóm thuộc doanh nghiệp, các bị cáo Nguyễn Đức Đảng và Phan Tuấn Đạt, giữ mức độ sai phạm cao hơn những cá nhân còn lại.

 

Một phó hiệu trưởng tham gia đường dây cá độ hơn 10 tỷ đồng ở Gia Lai

Tiền Lê

https://tienphong.vn/mot-pho-hieu-truong-tham-gia-duong-day-ca-do-hon-10-ty-dong-o-gia-lai-post1528095.tpo

21/04/2023

TPO - Quá trình điều tra, cơ quan chức năng phát hiện một phó hiệu trưởng trường tiểu học tham gia đường dây cá độ bóng đá hơn 10 tỷ đồng ở Gia Lai. 

Ngày 21/4, ông Nguyễn Văn Anh- Trưởng phòng GD&ĐT huyện Chư Pưh (Gia Lai) xác nhận với báo chí, đang chờ kết luận của cơ quan điều tra để có hình thức xử lý đối với ông Hồ Văn Huân (SN 1970, Phó hiệu trưởng một trường tiểu học ở huyện này) vừa bị công an bắt giữ, khởi tố về hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá.

Trước đó, qua điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Gia Lai), Công an huyện Chư Pưh khám xét khẩn cấp nhà ở của đối tượng Nguyễn Thanh Bình (SN 1980, trú thôn Phú Hà, xã Ia Blứ, Chư Pưh) và Trương Viết Việt (SN 1990, trú thôn Phú An, xã Ia Le, huyện Chư Pưh), phát hiện các tài liệu, tang vật liên quan hành vi tổ chức cá độ bóng đá qua mạng.

Lực lượng công an đã truy tìm, vận động đầu thú các đối tượng đã lấy tài khoản từ đối tượng Bình và Việt để cá độ bóng đá, trong đó có ông Hồ Văn Huân; Nguyễn Văn Quốc (SN 1990, trú xã Ia Le, huyện Chư Pưh), Võ Danh Thành (SN 1982, trú xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh); thu giữ 6 điện thoại di động và 1 máy tính xách tay cùng các tang vật, tài liệu liên quan.

Theo cơ quan công an, Bình đã chia ra nhiều tài khoản nhỏ cho các con bạc trên địa bàn huyện Chư Pưh chơi cá độ bóng đá từ 5 đến 50 triệu đồng/trận đấu ở các giải bóng đá trên thế giới.

Sau khi có được tài khoản cá độ bóng đá, các đối tượng trên đã sử dụng máy tính xách tay, điện thoại di động thông minh truy cập vào các trang web như bong88.com, vivu88.com... để thực hiện hành vi cá độ bóng đá trên mạng.

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định các đối tượng tham gia cá độ bóng đá hàng trăm trận với số tiền từ 5 đến 50 triệu đồng/trận. Tổng số tiền các đối tượng cá độ bóng đá qua mạng tới thời điểm bị bắt giữ lên tới 10 tỷ đồng.

Tại cơ quan công an, Bình khai nhận, khi về quê thấy có người nói làm cá độ bóng đá trên mạng sẽ có tiền, mỗi tuần kiếm vài triệu đồng tiêu xài. Bình nghĩ kiếm tiền nhẹ nhàng như vậy làm cũng được, làm nhỏ công an không biết.

 

Giám đốc công ty xây dựng ‘sập bẫy’ chuyển nhượng dự án

Phú Hưng - Cảnh Huệ

https://tienphong.vn/giam-doc-cong-ty-xay-dung-sap-bay-chuyen-nhuong-du-an-post1528170.tpo

21/04/2023

TPO - Tuấn tự bịa việc mình có gói thầu dự án hơn 56 tỷ đồng và sẽ sang nhượng nếu giám đốc công ty xây dựng đồng ý chuyển cho Tuấn 1,2 tỷ đồng. Sau khi có tiền, Tuấn liền cắt đứt liên lạc với nạn nhân.

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An đã khởi tố đối tượng Trần Anh Tuấn (SN 1977, trú tại phường Hưng Dũng, thành phố Vinh) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, qua nắm bắt tình hình, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An phát hiện Tuấn có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của một bị hại là giám đốc một công ty xây dựng tại huyện Yên Thành.

Để thực hiện hành vi lừa đảo, Trần Anh Tuấn thông tin tới bị hại rằng bản thân đang có một gói thầu dự án giá trị 56 tỷ đồng vừa trúng thầu tại địa bàn Nghệ An. Tuấn hứa sẽ nhường lại toàn bộ gói thầu trên nếu bị hại trích lại cho Tuấn 18% tổng số kinh phí dự án.

Để tạo lòng tin, Tuấn luôn thể hiện có nhiều mối quan hệ lớn, có khả năng chuyển lại gói thầu cho bị hại. Do tin tưởng Tuấn, nạn nhân đã chuyển vào tài khoản của Tuấn 1,2 tỷ đồng.

Tuy nhiên trên thực tế Tuấn không hề trúng gói thầu nào. Số tiền anh ta nhận từ bị hại đã dùng để tiêu xài cá nhân. Khi bị hại yêu cầu trả lại tiền, Tuấn đã chuyển lại 100 triệu đồng rồi cắt đứt mọi liên lạc với nạn nhân.

Tại Cơ quan điều tra, bước đầu Tuấn đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

Hiện vụ án đang tiếp tục được điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

 

Khởi tố bổ sung tội 'tham ô' với hai nhân viên thuộc CDC Đắk Lắk và Cty Việt Á

Khả Hưng

https://tienphong.vn/khoi-to-bo-sung-toi-tham-o-voi-hai-nhan-vien-thuoc-cdc-dak-lak-va-cty-viet-a-post1528065.tpo

21/04/2023

TPO - Trong quá trình làm tạm ứng hàng hóa phục vụ xét nghiệm Covid-19 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Cty Việt Á), Hằng đã thỏa thuận với Na thực hiện làm hàng khống.

Ngày 21/4, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bổ sung tội danh "Tham ô tài sản" đối với bị can Đinh Lê Lê Na (33 tuổi), nhân viên kinh doanh của Cty Việt Á phụ trách khu vực Tây Nguyên và Trần Thị Nguyên Hằng (43 tuổi), nhân viên khoa Xét nghiệm Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk.

Theo kết quả điều tra bước đầu, năm 2021, Hằng được CDC Đắk Lắk phân công phụ trách phòng Xét nghiệm sinh học phân tử; lập dự trù hóa chất, sinh phẩm, thuốc thử, trang thiết bị y tế cho phòng xét nghiệm PCR; quản lý vật tư tiêu hao, sinh phẩm, hóa chất phòng xét nghiệm sinh học phân tử, nhưng không ghi chép sổ theo dõi hàng hóa tiếp nhận, sổ hàng hóa sử dụng theo quy trình được ban hành.

Trong quá trình làm tạm ứng hàng hóa phục vụ xét nghiệm Covid-19 của Cty Việt Á, Hằng là người trực tiếp lập dự trù hàng hóa. Lợi dụng mối quan hệ quen biết với Lê Na, Hằng đã thỏa thuận với Lê Na thực hiện làm hàng khống.

Cụ thể, Hằng ký nhận trên các phiếu giao hàng nhưng không có hàng hóa kèm theo, sau đó vẫn thực hiện thủ tục thanh toán tiền đối với số lượng hàng theo các phiếu giao hàng này.

Sau đó, Công ty Việt Á tính toán tiền hàng khống và chuyển khoản để Na chi trả lại cho Hằng gần 1 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 27/5/2022, 2 bị can trên cùng 4 bị can khác là Giám đốc và nhân viên của CDC Đắk Lắk đã bị khởi tố về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo Cơ quan CSĐT, từ tháng 7/2020 đến tháng 11/2021, CDC Đắk Lắk triển khai kế hoạch thực hiện xét nghiệm sàng lọc COVID-19 trên địa bàn tỉnh nên đã tạm ứng sinh phẩm, vật tư xét nghiệm và nhận được 87.497 Kit xét nghiệm.

Để thực hiện thanh toán một phần tiền vật tư, sinh phẩm đã tạm ứng, các cá nhân thuộc CDC Đắk Lắk đã hợp thức hóa hồ sơ bằng 4 gói thầu mua sắm sinh phẩm, vật tư xét nghiệm COVID-19, với tổng giá trị thanh toán hơn 13 tỷ đồng rồi thực hiện việc thanh toán Kit xét nghiệm cho Cty Việt Á và 1 số công ty khác với đơn giá cao hơn nhiều so với giá thành chi phí sản xuất thực tế của Cty Việt Á, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước hơn 6 tỷ đồng.

 

Hy hữu vụ thay thẩm phán phiên tòa phúc thẩm

Ngân Hà- Kiến Nghĩa

https://tienphong.vn/hy-huu-vu-thay-tham-phan-phien-toa-phuc-tham-post1527921.tpo

21/04/2023

TP - Theo nguồn tin của Tiền Phong, TAND Cấp cao tại Hà Nội vừa quyết định thay đổi thẩm phán chủ tọa phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính công dân khởi kiện UBND huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) liên quan việc thu hồi đất để doanh nghiệp xây nhà máy thủy điện Chiêm Hóa.

Đây được xem là sự việc khá hy hữu đối với thực tế hoạt động xét xử, nhất là khi quyết định đúng đắn này của TAND Cấp cao ra đời trong thời điểm phiên tòa phúc thẩm đã được mở.

Trước đó, ông Nguyễn Văn Tuân ở thôn Đầm Hồng, xã Ngọc Hội, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) - người khởi kiện hành chính có đơn khiếu nại gửi TAND Cấp cao và báo Tiền Phong cho rằng thẩm phán chủ tọa phiên tòa phúc thẩm có dấu hiệu không vô tư trong giải quyết vụ án. Về phần mình, báo Tiền Phong sau khi nhận được văn bản của ông Tuân đã kịp thời chuyển đơn tới TAND Cấp cao tại Hà Nội và Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội đề nghị xem xét giải quyết theo thẩm quyền.

Theo hồ sơ vụ án, 14 năm trước, vào ngày 5/10/2009, UBND huyện Chiêm Hoá ban hành Quyết định 824 thu hồi đất để xây dựng nhà máy thuỷ điện Chiêm Hoá. Ngày 6/10/2009, UBND huyện Chiêm Hoá ban hành Quyết định số 2340, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đất cho các hộ gia đình bị thu hồi. Gia đình ông Tuân bị thu hồi gần 22.000 m2 đất (gồm đất ở, đất trồng cây hàng năm, đất thuỷ sản…), tức là gần như toàn bộ diện tích đất đai gia đình đang có. Ông Tuân cho biết, cũng từ đây, gia đình ông bắt đầu một giai đoạn cực kỳ khó khăn, tha phương ly tán. Cả gia đình 11 nhân khẩu (gồm cha và 6 anh chị em cùng các cháu) không còn đất sản xuất, công ăn việc làm không có. Mẹ ông thì mất sớm. Do không còn đất sản xuất, phần đất thu hồi lại bị hụt so với diện tích thực tế nên mức tiền đền bù nhận được không đủ để cả gia đình duy trì cuộc sống. Chị và em gái ông phải phiêu dạt sang Trung Quốc kiếm sống. Cha ông sau ít năm cũng mất vì bệnh tật, chỉ còn lại mấy anh em gồng gánh nuôi nhau .

Tháng 1/2022, tại phiên tòa sơ thẩm, ông Tuân đề nghị tuyên hủy một phần quyết định thu hồi đất số 824 của UBND huyện Chiêm Hóa và một phần quyết định 2340 của Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hóa phê duyệt phương án bồi thường thu hồi đất nêu trên.

HĐXX sơ thẩm TAND tỉnh Tuyên Quang nhận định, UBND huyện Chiêm Hoá khi thực hiện việc thu hồi đất đã không có văn bản xác định nguồn gốc đất, tổng số diện tích đất hộ ông Tuân đang sử dụng. Quá trình tiến hành công tác giải phóng mặt bằng, kê khai đất và tài sản trên đất bị thu hồi; kiểm kê đất, tài sản trên đất thu hồi với hộ ông Tuân thực hiện chưa bảo đảm, không có chữ ký của chủ sử dụng đất; diện tích đất trong bản tự kê khai và trong biên bản kiểm kê không trùng khớp nhưng không được làm rõ. Do vậy, HĐXX chấp thuận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn Tuân, tuyên huỷ một phần Quyết định 824 và Quyết định 2340 của UBND huyện Chiêm Hoá đối với phần diện tích đất đã bị thu hồi và phần bồi thường của gia đình ông Tuân.

Đến giai đoạn phúc thẩm, sau gần 6 tháng kể từ khi thẩm phán chủ tọa phiên tòa phúc thẩm ấn định ngày xét xử, ngày 7/3/2023 phiên toà được mở nhưng lại bị tạm dừng. Ông Tuân đã có đơn khiếu nại, cho rằng thẩm phán vi phạm về thời hạn mở phiên tòa; có nhiều dấu hiệu không vô tư khách quan trong giải quyết vụ án và đề nghị được thay đổi thẩm phán này.

Đến ngày 10/4/2023, Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội đã có quyết định thay đổi thẩm phán chủ toạ phiên toà trên, “để đảm bảo việc tiến hành giải quyết, xem xét vụ án đúng theo quy định pháp luật”.


 

 

 

No comments:

Post a Comment