Thursday, April 20, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 20 tháng 04 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

 

Ông chủ Tân Hiệp Phát: vì sao từ đỉnh cao lao xuống vòng lao lý?

Giám đốc mạng của Anh: Trung Quốc nhắm ‘chiếm ưu thế công nghệ toàn cầu’

Mỹ viện trợ quân sự thêm cho Ukraine 325 triệu đô

TQ có thể sớm triển khai máy bay gián điệp siêu thanh không người lái

 Việt Nam phủ nhận việc tiếp tay đàn áp người Nga phản chiến sau khi Mỹ lên tiếng

Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: 54 người bị truy tố, khung hình phạt cao nhất là tử hình

CPJ giục Việt Nam thả Đường Văn Thái, kêu gọi Thái Lan điều tra sự 'biến mất' của nhà báo bất đồng chính kiến

Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác ngăn chặn và buôn bán gỗ bất hợp pháp

Rò rỉ thông tin tình báo quân sự tổn hại an ninh Mỹ ra sao?

 Bị truy tố, cơ hội thắng cử của ông Trump tới đâu?

TQ có thể sớm triển khai máy bay gián điệp siêu thanh không người lái

 

 

 

RFA

Bệnh nhân có đòi được tiền từ bác sĩ Tuấn viện Tim?

Công an Đắk Lắk đề nghị truy tố giảng viên Đặng Đăng Phước

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bị truy nã vẫn chưa thôi quốc tịch Việt Nam

Thủ tướng Việt Nam phê bình bốn tỉnh bị cho có ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài

Vụ chuyến bay giải cứu: 54 người bị truy tố với khung cao nhất là tử hình

Người Việt tị nạn biểu tình tại Bangkok: "Phản đối bắt cóc blogger Đường Văn Thái!"

"Đốt lò": Nhân sự chuyên môn có thực sự bị lãng phí do việc xử lý tham nhũng?

Rầm rộ ra quân lấy lại vỉa hè lần này có thành công?

Australia phát hành đồng hai đô la kỷ niệm cuộc chiến Việt Nam có hình cờ Việt Nam Cộng Hòa

Việt Nam đẩy nhanh việc xây lấp đảo ở Biển Đông

Việt Nam và Campuchia sẽ diễn tập quân sự chung ở biên giới

Việt Nam yêu cầu rà soát sáu công ty Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực phát thanh và truyền hình

Đảng nói “tôn trọng” trí thức nhưng cơ chế, chính sách nào cho họ tự do “phản biện”?

Ngôi nhà dưới đáy vực

Tàu khảo sát Trung Quốc rời vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam sau thời gian liên tục xuất hiện

Nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS Nimitz quay lại Biển Đông

Hà Nội và Bắc Kinh đồng ý sớm vận hành thí điểm khu Thác Bản Giốc - Đức Thiên

Hãng hàng không Hạ Môn - Trung Quốc mở đường bay đến Hà Nội

Nhật Bản bàn giao thiết bị y tế cho bốn bệnh viện Trung ương Việt Nam

 

 

BBC

Việt Nam: Chú khỉ trầm cảm khi cuộc đời 'bị đánh cắp'

Vụ Cà Mau 'thảm sát đàn chó' gây chấn động dư luận Việt Nam

Video,Việt Nam còn bao nhiêu con hổ hoang dã?

Hãng Seagate bị Mỹ phạt 300 triệu đô la vì bán ổ cứng cho Huawei

Nội chiến Myanmar: Những trẻ em thiệt mạng trong vụ không kích đẫm máu

Video,Đem bánh mì hương vị Hội An khởi nghiệp trên đất Nhật, Thời lượng 4,52

Vịnh Hạ Long ngập trong rác, chính quyền ở đâu?

Dư âm chuyến thăm của ông Blinken và những mong đợi Mỹ - Việt

Giới nghệ sỹ tiếc thương nhà phê bình Đặng Tiến, báo VN bị cấm đưa tin?

12 người bị bắt sau vụ hỏa hoạn chết người ở bệnh viện tại Bắc Kinh

Tổng thống Hàn Quốc để mở khả năng viện trợ quân sự cho Ukraine

 

 

RFI

Chiến tranh Ukraina: Hoa Kỳ thông báo viện trợ quân sự mới cho Kiev

Manila cấm Mỹ trữ vũ khí tại Philippines để dùng vào các chiến dịch ở Đài Loan

Nghị Viện Châu Âu không chấp nhận tài trợ xây biên giới ngăn di dân

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Tình báo Bắc Âu: Nga sử dụng tàu thuyền dân sự để chuẩn bị các hoạt động phá hoại

Một phần của châu Á hứng chịu thời tiết khắc nghiệt

Trung Quốc và Nga tuyên bố nâng quan hệ quân sự lên tầm mức mới

Trung Quốc chuẩn bị triển khai drone do thám siêu thanh

Bắc Triều Tiên chuẩn bị phóng vệ tinh do thám đầu tiên

Thế Vận Hội Paris 2024 : Lo ngại về thử nghiệm công nghệ giám sát thông minh

Hàn Quốc có thể cấp vũ khí cho Ukraina nhưng với điều kiện

Ukraina: Odessa bị drone Nga tấn công, Kiev nhận tên lửa Patriot đợt đầu tiên

Chiến tranh Ukraina : Nga thăm dò mức độ ủng hộ của châu Mỹ Latinh

Iceland cho tàu ngầm hạt nhân Mỹ được tiếp liệu ở ngoài khơi nước này

Liên Hiệp Châu Âu đạt đồng thuận về sản xuất chip bán dẫn

Miến Điện : Quần đảo Coco, con ngựa thành Troy của Bắc Kinh ở Ấn Độ Dương ?

"100 ngày" của Macron: Hòa giải với dân Pháp hay một Waterloo được báo trước?

Mỹ: Fox News chi gần 800 triệu đô la để khỏi ra tòa vì tội vu khống

Bộ xương khủng long T-Rex được bán đấu giá 5,6 triệu euro tại Zurich

(AFP) – Nga cảnh cáo đại sứ Mỹ tại Matxcơva về mọi «hoạt động nhằm khuynh đảo chế độ». Thông cáo của bộ Ngoại Giao Nga ngày 18/04/2023 cho biết đã triệu đại sứ Hoa Kỳ bà Lynne Tracy lên để cảnh cáo về mọi hoạt động "nhằm làm xáo trộn xã hội Nga", hay "dưới vỏ bọc ngoại giao nhưng nhằm mục đích lật đổ chế độ" sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Matxcơva cáo buộc Mỹ, Anh và Canada « can thiệp trắng trợn » vào công việc nội bộ của nước Nga, một ngày sau khi nhà đối lập Vladimir Kara-Murza, mang hai quốc tịch Anh và Nga, lãnh án 25 năm tù. Trong chính sách ngoại giao mới của Nga vừa được thông qua cuối tháng 3/2023, Mỹ và các nước đồng minh phương Tây thậm chí bị xếp vào diện « mối nguy hiểm đe dọa đến sự sống còn » của Liên bang Nga.  

(AFP) – Tổng thống Brazil lên án Nga « vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina ». Bị chỉ trích là « loa phóng thanh cho chính sách tuyên truyền của Nga và Trung Quốc », hôm 18/04/2023 tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva phải làm sáng tỏ lập trường. Tiếp tổng thống Rumani Klaus Iohannis tại Brasilia, ông Lula nhắc lại quyết tâm tìm kiếm một « giải pháp hòa bình chấm dứt chiến tranh Ukraina », đồng thời « lên án hành vi xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina ». Trước đó, phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ John Kirby chỉ trích tổng thống Lula tại Bắc Kinh đã tố cáo Washington đổ thêm dầu vào lửa, «khuyến khích chiến tranh» thay vì « bắt tay vào hòa đàm ». 

(Reuters) – Hoa Kỳ hối thúc NATO cảnh giác Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Hôm qua, 18/04/2023, thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman cho rằng NATO và các đồng minh nên giữ nguyên mức báo động cao trước những dấu hiệu cho thấy tổng thống Nga Vladimir Putin có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong cuộc xung đột ở Ukraina.  Phát biểu này của bà Sherman được đưa ra trong phiên họp thường niên của NATO về kiểm soát vũ khí, lần đầu tiên được tổ chức ở Bắc Mỹ kể từ năm 2004. 

(AFP) – Lãnh đạo ngoại giao Ả Rập Xê Út đến Damas. Hôm qua, 18/04/2023, ngoại trưởng Ả Rập Xê Út Fayçal ben Farhane đã đến Damas, bắt đầu chuyến thăm Syria đầu tiên kể từ khi nội chiến Syria bùng nổ năm 2011. Đích thân tổng thống Bachar al-Assad đã tiếp ngoại trưởng Ả Rập Xê Út. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh Ả Rập Xê Út và Iran, một đồng minh thân thiết của Damas, vừa nối lại bang giao.  

(AP) – Cháy một bệnh viện ở Bắc Kinh: 29 người chết, 12 người bị bắt. Vụ hỏa hoạn xảy ra chiều ngày 18/04/2023 tại bệnh viện Trường Phong, ở phía tây thủ đô Bắc Kinh, cách quảng trường Thiên An Môn chừng 25 phút lái xe. Hơn 70 bệnh nhân đã được chuyển đến một nơi an toàn. Các giới chức địa phương vẫn đang điều tra về nguyên nhân hỏa hoạn. Nhiều người sử dụng Internet cho biết vụ cháy bệnh viện tại Bắc Kinh là đề tài bị kiểm duyệt trên mạng xã hội Vi Bác (Weibo).

(AFP) – Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc hôm nay, 19/04/2023, vào giữa năm nay 2023, dân số Ấn Độ sẽ lên đến 1,4286 tỷ người, vượt qua dân sốTrung Quốc, chỉ là 1,4257 tỷ người. Ấn Độ như vậy sẽ soán ngôi nước đông dân nhất thế giới mà Trung Quốc luôn nắm giữ từ trước đến nay. Ngay từ năm ngoái, dân số Trung Quốc lần đầu tiên bị giảm sụt kể từ năm 1960, năm đã có hàng triệu người bị chết đói do chính sách nông nghiệp thảm khốc của cựu lãnh đạo Mao Trạch Đông. 

(AFP) – Afghanistan: 85 % dân số sống dưới ngưỡng nghèo khó. Báo cáo của Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc được công bố ngày 18/04/2023 báo động 34 trên tổng số 40 triệu người dân Afghanistan sống trong cảnh bần cùng. GDP đã sụt giảm hơn 20 % kể từ tháng 8/2021 khi phe Taliban giành lại chính quyền. Từ tháng 12/2022, phụ nữ Afghanistan bị cấm làm việc cho các tổ chức phi chính phủ và gần đây họ bị cấm cộng tác luôn cả với Liên Hiệp Quốc. 

 

 

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: Thứ Năm, ngày 20 tháng 04 năm 2023

1/ BIỂU TÌNH Ở BANGKOK PHẢN ĐỐI VỤ BẮT CÓC ÔNG ĐƯỜNG VĂN THÁI

Lo lắng cho sự an toàn của mình, hơn 300 người Việt tỵ nạn tại Thái Lan đã mở cuộc biểu tình nhằm phản đối vụ an ninh VN bắt cóc ông Đường Văn Thái, đồng thời khẩn cầu thế giới sớm định cư người tỵ nạn tại Thái.

Cuộc biểu tình xảy ra vào sáng hôm qua, thứ Tư 19/4, với khoảng 40 người tỵ nạn tập trung trước văn phòng Cao uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp quốc tại thủ đô Bangkok nhằm phản đối vụ bạo quyền VN bắt giữ ông Đường Văn Thái.

Cần biết là ông Đường Văn Thái mất tích vào chiều tối 13/4 khi đang tị nạn chính trị tại Thái Lan. Qua hôm sau, công an tỉnh Hà Tĩnh thông báo đã bắt giữ ông vào chiều 14/4.

Người biểu tình mang theo hai biểu ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh với nội dung "Phản đối nhà cầm quyền bắt cóc người tị nạn" và "SOS! Người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan đang gặp nguy hiểm".

Ông Nguyễn Văn Tráng, người từng nhiều lần bị nhà chức trách tỉnh Thanh Hóa kêu gọi đầu thú khi đang tị nạn chính trị tại Thái Lan, cho biết là vụ bắt cóc ông Thái tại Thái Lan cho thấy tình trạng vi phạm luật quốc tế của bạo quyền VN.

Ông Lê Thương, một cựu chiến binh VN đang tỵ nạn Thái Lan từ năm 2018, cho biết thêm là người Việt tại Thái đang vô cùng lo sợ trước vụ này. Ông đã đại diện cho nhóm người biểu tình để trao thỉnh nguyện thư có hơn 300 chữ ký cho Cao ủy Tỵ nạn LHQ, nội dung khẳng định vụ ông Thái xâm nhập về VN từ Lào là vô cùng bịa đặt của bạo quyền VN.

2/ CÔNG AN ĐẮC LẮC ĐỀ NGHỊ TRUY TỐ GIẢNG VIÊN ĐẶNG ĐĂNG PHƯỚC

Công an tỉnh Đắc Lắc vừa đề nghị truy tố giảng viên âm nhạc Đặng Đăng Phước với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước CSVN” sau 7 tháng bắt giam ông này.

Ông Phước 60 tuổi là giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắc Lắc, bị bắt vào ngày 8/9 năm ngoái vì những hoạt động ôn hòa nhằm bảo vệ nhân quyền và chỉ trích nhà nước độc đảng trong nhiều vấn đề xã hội.

Bà Lê Thị Hà, vợ ông Đặng Đăng Phước, cho biết gia đình đã thuê hai luật sư Nguyễn Văn Miếng và Lê Xuân Anh Phú để bào chữa. Bà Hà vào hôm 18/4 cho biết là Luật sư Phú đã tiếp cận hồ sơ vụ án và được gặp gỡ ông Phước vào chiều ngày 11/4.

Trong buổi gặp gỡ đầu tiên với thân chủ, Luật sư Phú khẳng định với đại diện của viện kiểm sát rằng ông Phước là một người thầy đúng mực, luôn giúp đỡ mọi người, và những gì ông làm là đúng với trách nhiệm và lương tâm của một con người.

Các bài viết của ông Phước mà cáo buộc đưa ra liên quan đến vụ công an đàn áp xã Đồng Tâm, hoà hợp dân tộc, chống tham nhũng, phê phán chính sách đối phó với đại dịch Vũ Hán.

Ông cũng bị cáo buộc trực tiếp hát và đánh đàn cho nhiều bài hát có nội dung gây chiến tranh tâm lý nhằm mục đích chống nhà nước. Trong số các bài hát mà phía công an nêu ra gồm có “Gánh xiếc to trên quê hương bé nhỏ” của nhạc sĩ Tuấn Khanh, “Chúng đi buôn” và “Con đường Việt Nam”. Tuy nhiên, phía công an không xác định được cụ thể thông tin cá nhân của nhạc sĩ Tuấn Khanh để điều tra về bài hát được cho là của ông.

3/ BẠO QUYỀN VN TRUY TỐ MỘT MỤC SƯ Ở MỸ

Công an tỉnh Đắc Lăc vừa truy tố Mục sư Tin lành A Ga đang sống lưu vong ở tiểu bang North Carolina của Mỹ về tội “phá hoại chính sách đại đoàn kết”, đồng thời bắt giam thầy truyền đạo Y Krếc Byă thuộc hội thánh Đấng Christ Tây Nguyên với cùng tội danh.

Mục sư A Ga, hiện là thường trú nhân ở Mỹ, cho biết hội thánh đấng Christ rất hòa đồng với các hệ phái khác. Theo ông thì công an phải đàn áp vì hội thánh này càng ngày càng phát triển nên họ lo sợ.

Cần biết là vào hôm 8/4, bộ công an thông báo về việc công an Đắc Lắc truy tố ông A Ga, gọi ông là thành viên phản động FULRO lưu vong. Ông A Ga, người sáng lập Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, tị nạn ở Hoa Kỳ từ năm 2018, sau một thời gian lánh nạn ở Thái Lan.

Tờ báo Đắc Lắc cho biết công an xác định trong thời gian qua, 2 ông A Ga và Y Krếc Byă cùng một số người khác đã ra lệnh tiến hành những âm mưu và hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết, tổ chức hàng trăm buổi hội họp tập huấn trực tuyến để thu thập các thông tin xuyên tạc, gây chia rẽ trong lòng dân tộc.

4/ VỤ CHUYẾN BAY GIẢI CỨU: 54 NGƯỜI BỊ TRUY TỐ CÓ THỂ LÃNH ÁN TỬ HÌNH

Vào hôm qua, 54 quan chức trong vụ án tham nhũng các chuyến bay giải cứu đã bị chính thức truy tố với bản án cao nhất là tử hình.

Các tội danh gồm “đưa - nhận hối lộ”, “lợi dụng quyền hạn khi thi hành công vụ” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại bộ ngoại giao, thành phố Hà Nội và một số tỉnh trên cả nước Việt Nam trong đợt dịch Vũ Hán vừa qua.

Vào ngày 4/4, bộ công an cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án và chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát đề nghị truy tố số bị can về các tội danh như vừa nêu. Trong số quan chức kể trên, có  hai thứ trưởng ngoại giao Tô Anh Dũng và Vũ Hồng Nam cùng ông Nguyễn Quang Linh, cố vấn phó thủ tướng Phạm Bình Minh.

Ngoài ra còn có bà Nguyễn Thị Hương Lan, cục trưởng cục lãnh sự; ông Chử Xuân Dũng, phó chủ tịch Hà Nội; và Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, phó giám đốc công an Hà Nội, cũng bị truy tố tội nhận hối lộ.

Vụ án chuyến bay giải cứu, hay còn được biết đến là vụ án tại cục lãnh sự của bộ ngoại giao, nổ ra vào tháng Giêng năm ngoái. Kể từ khi đại dịch Vũ Hán bùng phát cho đến tháng 12 năm 2021, nhà cầm Việt Nam đã tổ chức hơn 2 ngàn chuyến bay để đưa gần 200 ngàn công dân Việt Nam từ 62 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu về nước. 

5/ ÚC PHÁT HÀNH ĐỒNG TIỀN KỶ NIỆM CUỘC CHIẾN VN CÓ HÌNH VNCH

Đồng tiền 2 Úc kim vừa được phát hành nhằm kỷ niệm cuộc chiến VN có hình cờ Việt Nam Cộng Hòa.

Công ty độc quyền sản xuất tiền bạc Australia Mint vừa phát hành đồng bạc hai Úc kim lần đầu tiên hôm 6/4 với thiết kế màu sắc kỷ niệm 50 năm kết thúc sự tham gia của Úc vào cuộc chiến Việt Nam vào năm 1973.

Một người sưu tập tiền ở Perth đã phải chờ đến 16 giờ đồng hồ để mua được một đồng tiền trong khi nhiều người khác phải xếp hàng dài để mua. Australia Mint cho biết chỉ phát hành giới hạn 5 ngàn đồng bạc với giá 80 Úc kim, trong khi bản vàng phát hành 80 ngàn đồng và được bán với giá là 15 Úc kim.

Cả hai đồng tiền đều có hình máy bay trực thăng UH-1 bao quanh bởi đường tròn màu sắc giống như ba miếng huân chương trao cho các cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam. Trong hình ảnh của đồng tiền này có hình cờ Việt Nam Cộng Hòa.

Hiện giá của một đồng bạc được bán trên eBay là từ 1200 đến 2300 Úc kim và giá đồng vàng là khoảng 80 Úc kim. 

 

 

 

Việt Nam Thời Báo

 

 

VNTB – Món nợ tuổi hai mươi

VNTB – Người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan biểu tình vì lo sợ bị bắt cóc như Đường Văn Thái

VNTB – Khi Tổng bí thư ngồi bàn giấy nói chuyện Đảng quang vinh

VNTB – Độc đảng cai trị không thể tạo nên một hệ thống chính trị trong sạch

VNTB – Doanh nghiệp ngành điều của Việt Nam kêu cứu

 

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Mặt trận thứ hai của Putin: Kiểm soát người dân Nga

Thế giới hôm nay: 19/04/2023

Mỳ ăn liền: Phát minh đáng tự hào nhất của người Nhật

18/04/2014: Ngày chết chóc nhất trên Đỉnh Everest

Thế giới hôm nay: 18/04/2023

Vì sao Tập không tiếp cựu tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu?

ASEAN và giá trị của “Con đường thứ ba” (P2)

16/04/1947: Nổ phân bón khiến 581 người thiệt mạng ở Texas

ASEAN và giá trị của “Con đường thứ ba” (P1)

15/04/1920: Vụ án Sacco-Vanzetti thu hút sự chú ý của cả nước Mỹ

 

Báo Tiếng Dân

Fox News, chợ truyền thông đầu mối20/04/2023

Lại nói chuyện thiết chế và cá nhân20/04/2023

Chiến tranh Ukraine và “Chủ nghĩa có lợi” (Phần 3)20/04/2023

Fox News và Dominion giải quyết vụ kiện phỉ báng với số tiền 787,5 triệu đô la19/04/2023

Tài năng… bẻm mép!19/04/2023

Thấy gì từ nạn bạo lực học đường ở Việt Nam?19/04/2023

Chiến tranh Ukraine và “Chủ nghĩa có lợi” (Phần 2)19/04/2023

Cơ chế là cơ chế gì?19/04/2023

Tình hình Ukraine ngày thứ 41919/04/2023

Chiến tranh Ukraine và “Chủ nghĩa có lợi” (Phần 1)19/04/2023

 

 

Thuy My

Hoàng Quốc Dũng - Tốn kém phát khùng, chỉ tại thằng khùng !

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 420, 19-04-2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 19/04/2023

Ngô Trường An - Cậu tôi

Nguyễn Đắc Kiên - Hãy khóc cho chính chúng ta !

Lê Học Lãnh Vân - Nhìn những phiên tòa (tiếp theo)

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Lại nói chuyện thiết chế và cá nhân 20/04/2023

Có cần phải “phá tiếp” Sơn Chà/Trà? 20/04/2023

Tài năng… bẻm mép! 20/04/2023

Cái giá cho sự không im lặng ở nước Nga hiện nay 20/04/2023

Hai điểm quan trọng nổi bật mà quan hệ Mỹ – Việt đạt được qua chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken 20/04/2023

Việt Nam giữa tam giác Mỹ – Trung – Nga 20/04/2023

ASEAN và giá trị của “Con đường thứ ba” (P. 2) 20/04/2023

Đảng nói “tôn trọng” trí thức nhưng cơ chế, chính sách nào cho họ tự do “phản biện”? 19/04/2023

Nó leo lên được chức đó thì nó không hiền đâu em! 19/04/2023

Thành phố gì kỳ có công chức gì lạ 19/04/2023

Không ông Tuấn này thì ông Tuấn khác thôi…(*) 18/04/2023

Facebook “đỏ đèn” vụ xử Nguyễn Lân Thắng 18/04/2023

Văn Giang với Nguyễn Lân Thắng 18/04/2023

Bảo hiểm Nhân Thọ: tàn nhẫn quá! 18/04/2023

 

 

Thông tin mỗi ngày

 

·         Jonathan London

·         Nghiên cứu Quốc tế

·         Nguyễn Xuân Diện

·         R F I

·         Thuy My

·         Luat Khoa

·         VietNam Thời Báo

·         SaiGon Báo

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Manulife lên tiếng vụ 34 người nộp đơn tố cáo SCB và Manulife

Thanh Thương

https://zingnews.vn/manulife-len-tieng-vu-34-nguoi-nop-don-to-cao-scb-va-manulife-post1423460.html

Thứ tư, 19/4/2023 16:51 (GMT+7)

Đại diện Manulife cho biết doanh nghiệp đang xem xét giải quyết các yêu cầu của những khách hàng này một cách nghiêm túc, công bằng và thỏa đáng.

Liên quan đến thông tin hơn 30 người nộp đơn tố cáo Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) liên kết với Công ty bảo hiểm Manulife Việt Nam tư vấn đầu tư gói bảo hiểm "Tâm an đầu tư", trao đổi với Zing chiều 19/4, đại diện Manulife Việt Nam cho biết đơn vị đã ghi nhận tình hình vụ việc.

"Công ty đang xem xét giải quyết các yêu cầu của những khách hàng này một cách nghiêm túc, công bằng và thỏa đáng", đại diện doanh nghiệp nói và khẳng định không khoan nhượng cho bất cứ hành vi sai trái hoặc gian lận và sẽ ngay lập tức chuyển đến cơ quan chức năng xử lý nếu phát hiện sai phạm.

"Tâm an đầu tư" là sản phẩm gì?

Manulife cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc xử lý các yêu cầu của khách hàng, nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng như của công ty phù hợp với quy định của pháp luật và các quy tắc, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm mà khách hàng đã ký kết với công ty.

Về sản phẩm bảo hiểm "Tâm an đầu tư", đây là sản phẩm của Manulife được công ty cung cấp và phân phối bởi Ngân hàng SCB đã được Bộ Tài chính phê duyệt theo công văn 12200/2017.

Sản phẩm Tâm an đầu tư là dòng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ kết hợp với đầu tư. Khi tham gia, nhà bảo hiểm quảng cáo khách hàng có nhiều quyền lợi khác nhau bao gồm: Linh hoạt lựa chọn 6 quỹ đầu tư; linh hoạt cân đối giữa nhu cầu đầu tư và bảo vệ; chủ động điều chỉnh danh mục đầu tư thông qua việc mua bán cũng như chuyển đổi quỹ; quyền lợi bảo vệ toàn diện đến tuổi 85 với mức bảo vệ cao và phí bảo hiểm cạnh tranh.

Tuy nhiên, thực tế khoản phí bảo hiểm của khách hàng sẽ bị trừ nhiều chi phí, trước khi được phân bổ vào quỹ liên kết đầu tư như phí ban đầu, phí bảo hiểm rủi ro...

Phí ban đầu là chi phí công ty thu để thanh toán các loại chi phí để thẩm định hồ sơ, phát hành hợp đồng và trả hoa hồng cho đại lý. Với phí bảo hiểm cơ bản 100 triệu đồng, năm đầu tiên khách hàng sẽ mất tương ứng 65% và 50% phí bảo hiểm cơ bản trong hai năm đầu và khoản này không được hoàn lại.

Về phí bảo hiểm rủi ro, là chi phí khách hàng phải trả để mua các quyền lợi bảo hiểm. Khoản phí này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sức khỏe, số tiền bảo hiểm... Đáng chú ý, với bảo hiểm liên kết đầu tư, khách hàng chịu toàn bộ rủi ro đầu tư, tùy thuộc vào biến động thị trường và hiệu quả của danh mục.

Hơn 330 khách hàng khiếu nại bị lừa tới hơn 60 tỷ đồng

Theo một danh sách tổng hợp của các khách hàng trong vụ việc này có tới gần 330 người tham gia sản phẩm "Tâm an đầu tư" với tổng số tiền lên tới hơn 60 tỷ đồng.

Phản ánh tới Zing, chị Phạm Lại Thiên Kim, 32 tuổi (quận 10, TP.HCM) cho biết gia đình chị gồm 3 người tham gia sản phẩm "Tâm an đầu tư" được phân phối qua kênh ngân hàng SCB với tổng số tiền gần 400 triệu đồng.

Chị cho biết từ tháng 10/2020, chị đến ngân hàng SCB để làm thủ tục gửi tiết kiệm thì được nhân viên Manulife, tư vấn tham gia sản phẩm đầu tư sinh lời với mức lãi suất 15%/năm và có thể đóng thêm tiền vào hoặc giảm số tiền đóng tương tự như gửi tiết kiệm linh hoạt và sau 5 năm sẽ nhận được toàn bộ gốc và lãi 15%, lại có kèm theo quyền lợi bảo hiểm.

Chúng tôi hoàn toàn không được tư vấn về các rủi ro có thể xảy ra khi đầu tư mà được tư vấn rằng đây là một hình thức đầu tư sinh lời lãi cao là 15%

Chị Phạm Lại Thiên Kim (quận 10, TP.HCM)

"Chúng tôi hoàn toàn không được tư vấn về các rủi ro có thể xảy ra khi đầu tư mà được tư vấn rằng đây là một hình thức đầu tư sinh lời lãi cao và giống như gửi tiết kiệm linh hoạt nên chắc chắn sẽ nhận được lãi 15%", chị nói.

Đến ngày 30/12/2022 và 6/1/2023, chị Kim đã gửi email cho ngân hàng SCB và Manulife yêu cầu hủy hợp đồng, hoàn lại 100% tiền đã đóng, thì phía ngân hàng và bảo hiểm không giải đáp chất vấn của khách hàng và phía Manulife đã từ chối hoàn tiền.

Hiện, giấy nộp tiền và tất cả những tin nhắn tư vấn từ nhân viên công ty bảo hiểm và ngân hàng, chị Kim và gia đình vẫn lưu lại.

Tương tự, người thân của chị Kim là bà Trương Thị Bích Ngọc (59 tuổi, TP.HCM) cho biết khi đến gửi tiết kiệm tại ngân hàng đã bị nhân viên ngân hàng tư vấn mua gói bảo hiểm bảo vệ sức khỏe và có lãi giống như gửi tiết kiệm.

"Do không có trình độ hiểu biết và nghe nhân viên tư vấn đây là sản phẩm giống như gửi tiết kiệm nên tôi đã tin tưởng không đọc hợp đồng và ký tên. Đến nay do không có khả năng đóng tiền tiếp vì số tiền quá lớn nên tôi muốn rút hết tiền nhưng không được ngân hàng và bảo hiểm chấp nhận", bà cho biết.

Chưa hết, theo bà Ngọc, phía công ty bảo hiểm đã tự động khấu trừ 11,7 triệu đồng từ tài khoản đầu tư để duy trì hợp đồng trong khi tranh chấp hợp đồng vẫn đang diễn ra. "Đến tháng 11/2022 tôi mới nhận được thư từ chối khiếu nại của Manulife. Theo lý, hợp đồng đang tranh chấp phải được đóng băng và Manulife không được phép tự ý trừ tiền khi chưa có sự đồng ý của tôi", bà nói.

Thực tế, gia đình chị Kim là một trong hàng loạt khách hàng của SCB đang làm đơn khiếu nại vì gửi tiền tiết kiệm biến thành bảo hiểm đầu tư. Trong đó, rất nhiều khách hàng là người cao tuổi cũng thừa nhận mình không được tư vấn trung thực và đầy đủ từ đầu và trình độ hiểu biết hạn chế nên tin tưởng hoàn toàn vào người tư vấn.

 

Xét xử tiến sĩ dạy làm giàu, lừa đảo 576 tỷ đồng

Trọng Phú/VOV

https://zingnews.vn/xet-xu-tien-si-day-lam-giau-lua-dao-576-ty-dong-post1423168.html

Thứ tư, 19/4/2023 20:23 (GMT+7)

Tiến sĩ dạy làm giàu Phạm Thanh Hải được xác định chiếm đoạt của 574 bị hại với tổng số tiền là 576 tỷ đồng.

Ngày 19/4, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với bị cáo là Phạm Thanh Hải, 57 tuổi, cựu Chủ tịch công ty IDT. Tổng số bị hại được xác định trong vụ án là 574 người, với số tiền chiếm đoạt 576 tỷ đồng. Tại phiên tòa ngày 19/4, thư ký của tòa xác định có 85 bị hại và người liên quan có mặt.

Cáo trạng xác định ông Hải thành lập công ty IDT từ năm 2007, hoạt động dịch vụ hỗ trợ giáo dục, tư vấn quản lý; sản xuất bán buôn bán lẻ thực phẩm, hóa chất công nghiệp và tổ chức hội nghị, hội thảo. Việc kinh doanh không hiệu quả, một năm sau, ông Hải lập website hoclamgiau.vn, tổ chức các hội thảo dạy làm giàu.

Tại các buổi học, hội thảo, ông Hải tự giới thiệu là tiến sĩ, nhiều kinh nghiệm kinh doanh, có tài đầu tư, kinh doanh. Công ty IDT đang triển khai các dự án có lãi cao, làm giàu từ cây công nghiệp macca, có siêu dự án...

Để tạo tin tưởng cho nạn nhân, ông Hải đưa ra các hợp đồng góp vốn với lãi suất 40-50%/năm, cắt lãi ngay khi nộp tiền. Ông Hải mở rộng mạng lưới huy động vốn bằng cách chi 2-10% tiền "thưởng kết nối" dành cho những người môi giới hợp đồng mới.

Trước đó, ông Hải từng bị tuyên án tù chung thân trong phiên sơ thẩm diễn ra tại TAND TP Hà Nội. Đến phiên xử phúc thẩm, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung số bị hại. Tại phiên xét xử lần thứ hai, số bị hại được xác định tăng từ 508 người lên 574 người.

 

Sếp về hưu bị đề nghị 18 năm tù vụ chiếm đất vàng của đại gia

Danh Lam

https://vnexpress.net/sep-ve-huu-bi-de-nghi-18-nam-tu-vu-chiem-dat-vang-cua-dai-gia-4595447.html

Thứ tư, 19/4/2023, 16:55 (GMT+7)

Hà Nội - Ông Lương Thế Hiển, cựu Phó chánh văn phòng sở Tài nguyên Môi trường, bị đề nghị 18-20 năm tù cáo buộc lừa chiếm của đại gia 3 lô "đất vàng" 676 m2 trên phố Bà Triệu.

Mức án đề nghị 18-20 năm tù với ông Hiển được đại diện VKSND Hà Nội nêu trong bản luận tội công bố chiều 19/4, sau hơn một ngày xét hỏi. Vợ ông Hiển, bà Nguyễn Thị Liên, cùng 63 tuổi, bị đề nghị 30-36 tháng tù treo, cùng tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.

VKS đánh giá, sao kê ngân hàng cho thấy bà Liên không hưởng lợi từ hành vi của chồng, tích cực khai báo, góp phần nhanh chóng giải quyết vụ án. Ông Hiển phạm tội với vai trò chính, hưởng lợi toàn bộ số tiền, giá trị "đặc biệt lớn" song không nhận tội, cũng chưa khắc phục hậu quả. Ông khai báo gian dối nhân thân lai lịch, cản trở điều tra nguồn gốc quá trình sử dụng tiền hưởng lợi, nên cần án phạt nghiêm khắc.

Về dân sự, VKS đề nghị toà buộc ông Hiển trả lại số tiền hưởng lợi bất chính 320 tỷ đồng cho người mua đất, ông Lê Hải An. Ông An phải có trách nhiệm trả lại các thửa đất trên cho anh Nguyễn Thanh Thuỷ, bị hại. Các sổ đỏ với tổng diện tích 670 m2 do Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cấp năm 2018 cho ông An phải buộc thu hồi, huỷ bỏ.

Ông An trong vụ án này được xác định là người có quyền nghĩa vụ liên quan. Sau 3 lần mở phiên toà, ông tiếp tục vắng mặt với lý do mắc Covid-19.

Tại bản luận tội, cơ quan công tố đề nghị tiếp tục kê biên các tài sản nhà đất đứng tên ông Hiển và tài sản mua từ tiền phạm tội mà có, gồm 4 mảnh đất tổng diện tích hơn 2.600 m2 tại Hà Nội và Phú Thọ, để đảm bảo thi hành án.

Vụ án khởi điểm từ năm 2017, khi anh Thuỷ muốn mua gom các diện tích đất 670 m2 trên phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để gộp thành một, song không thuộc trường hợp được mua. Đại gia này vì thế nhờ ông Hiển (cựu phó chánh văn phòng Sở tài nguyên Môi trường Hà Nội, đã nghỉ hưu) giúp đỡ.

Ổng Hiển nói có thể đứng tên thay ông Thủy mua đất và gộp sổ đỏ. Tiền công 7 tỷ đồng. Ông Thuỷ đồng ý và thống nhất cùng ông Hiển lập các hợp đồng giả cách (các bên thực hiện nhằm che giấu đi một hợp đồng khác) để hợp thức việc đứng tên làm thủ tục.

Hai người sau đó ký hợp đồng hợp tác kinh doanh thể hiện ông Thủy và vợ ông Hiển mỗi người góp 100 tỷ đồng đất tại phố Bà Triệu. Tiếp đó, hai bên ký biên bản thanh lý hợp đồng về việc ông Thủy chuyển nhượng 50% vốn góp của mình cho ông Hiển. Ông Thủy viết 3 giấy nhận tiền tổng cộng 200 tỷ đồng từ vợ chồng ông Hiển.

Tháng 10/2017, ông Thủy ký 11 hợp đồng công chứng để chuyển nhượng diện tích đất theo 11 giấy chứng nhận cho vợ chồng ông Hiển. Ít ngày sau, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp 11 giấy chứng nhận đứng tên vợ chồng ông Hiển.

VKS cáo buộc, khi thực hiện xong thủ tục và được gộp sổ đỏ cho 3 mảnh đất trên, "lẽ ra ông Hiển phải trả lại nhà đất cho anh Thuỷ như thoả thuận, nhưng lại chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất trên cho ông Lê Hải An, giá 320 tỷ đồng".

Quá trình xét hỏi tại tòa hai ngày qua, bà Liên khai không có việc hợp tác kinh doanh, không có việc giao nhận tiền để góp vốn mua đất tại phố Bà Triệu. Các giấy tờ, hợp đồng bà ký đều do chồng sai khiến, không đọc nội dung. Bà cũng không trao đổi, không tham gia giao dịch mua bán nhà đất với ông Thủy hoặc bên thứ ba, không giúp chồng chiếm đoạt tài sản của anh Thuỷ.

Anh Thuỷ cho hay, gặp ông Hiển trong một chuyến đi Nhật và được biết phó chánh văn phòng Sở Tài nguyên Môi trường về hưu này chuyên làm giấy tờ, đất đai nhanh với chi phí thoả thuận. Anh Thuỷ do đó rất tin tưởng.

Bị hại này cho hay thời điểm 2017 đã mua xong 3 khu "đất vàng" trên phố Bà Triệu cùng các nhà xen kẽ thuộc diện thuê, song muốn gộp tất cả làm một và xin cấp sổ đỏ chung nên mới nhờ ông Hiển với tiền công 7 tỷ đồng.

Giải thích việc lập các hợp đồng giả cách hợp tác kinh doanh bất động sản, anh Thuỷ nói: "Ông Hiển yêu cầu phải có tên ông ta trong đó thì "đàn em" ở Sở mới nể và mới tạo điều kiện làm nhanh được".

Anh Thuỷ khai các hợp đồng đều ký tại nhà riêng của ông Hiển, soạn theo ý chi của ông Hiển và luật sư riêng; bà Liên chỉ đi lại trong nhà, không tham gia, chồng bảo gì ký đó. "Tôi nói thật, việc hợp tác kinh doanh này không có thật, cốt để làm giấy tờ sổ đỏ cho thuận lợi thôi", anh Thuỷ khẳng định với HĐXX.

Sếp về hưu đổ tội cho vợ

Sau cách ly, trở lại phòng xử, nghe toà phổ biến lại các lời khai này, ông Hiển lập tức phản đối, tố vợ gian dối, "tuyệt đối không đáng tin".

Sếp về hưu này khai việc hợp tác kinh doanh là có thật. Theo đó, ông và anh Thuỷ góp mỗi người 100 tỷ đồng để mua lại 3 lô đất trên. Anh Thuỷ không có tiền, chủ động vay ông 100 tỷ đồng, nhưng sau đó nhận thấy không thể trả, anh Thuỷ đề nghị rút tên khỏi hợp đồng. Ông Hiển do đó góp thêm 100 tỷ đồng để mua toàn bộ số đất.

"Tôi đưa anh Thuỷ tổng 2.600 cây vàng và 9 tỷ đồng, quy đổi ra 200 tỷ đồng tiền mặt để anh ấy và đội cò mồi đi mua đất giúp, việc này có thật", ông Hiển khai.

Đối chất, anh Thuỷ phản bác: "Vô lý, chẳng lẽ tôi tự dưng đi làm thuê cho ông, đi mua đất giúp ông?".

Ông Hiển sau đó không giải thích rõ ràng về việc một mình góp 200 tỷ đồng, và tại sao để vợ ký hợp đồng hợp tác kinh doanh, chứ không tự ký.

Trước việc này, VKS cho hay kết quả điều tra xác định chính anh Thuỷ mới là người trực tiếp trả tiền mua đất, dựa theo các giấy báo nộp tiền, tiền thuế phí, chứng từ chuyển tiền mặt, sao kê ngân hàng. Những tài liệu này "hoàn toàn trái lời khai ông Hiển".

Kết quả thực nghiệm điều tra cho thấy anh Thuỷ không thể một mình mang va ly, bao tải tiền chứa 50 tỷ đồng bên trong chứa 100 cọc tiền, mỗi cọc mệnh giá 50 triệu đồng (VKS xác định khoảng 84 kg) để đi từ căn hộ ra cửa thang máy vì quá nặng. Do đó, VKS thấy đủ căn cứ xác định giữa ông Hiển và anh Thuỷ không có hợp tác kinh doanh. Việc giao nhận 200 tỷ đồng, mục đích ký giấy tờ chỉ để nhờ ông Hiển mua đất và gộp sổ đỏ.

Giai đoạn điều tra, ông Hiển khai một mình sử dụng 320 tỷ đồng tiền bán đất, không cho vợ, và từ chối khai báo sử dụng số tiền này ra sao. Song tại phiên toà, ông Hiển thay đổi lời khai, nói vợ chiếm hưởng 120 tỷ đồng và cáo buộc bà Liên biết rõ việc ký hợp đồng kinh doanh với anh Thuỷ.

Ngược lại, bà Liên khẳng định không được hưởng lợi gì. Tài khoản ngân hàng chồng mở cho bà để nhận tiền ông An mua đất, sau đó phải chuyển lại cho chồng hết. "Tôi thi thoảng được ông ấy mua túi, mua quần áo và cho đi chơi, ngoài ra không được cho gì", bà cho hay nhiều năm nay hai người độc lập kinh tế.

Ông Hiển sau đó lần thứ ba tố vợ khai gian dối "hoàn toàn không đáng tin". Ông cho biết quan hệ hai người vài năm nay xấu đi, đã ly thân. Ông cáo buộc vợ cố tình khai sai để đổ tội cho mình.

Phiên toà đang tiếp tục với phần tranh luận của các luật sư.

 

Tạm ngưng việc cô giáo chủ nhiệm lớp có nữ sinh tự tử

DOÃN HÒA

https://tuoitre.vn/tam-ngung-viec-co-giao-chu-nhiem-lop-co-nu-sinh-tu-tu-20230419161247986.htm

19/04/2023 17:00 GMT+7

Trường ĐH Vinh, Nghệ An đã tạm đình chỉ cô giáo chủ nhiệm lớp 10 có nữ sinh tự tử tại nhà riêng nghi liên quan đến bạo lực học đường.

Chiều 19-4, ông Nguyễn Huy Bằng - hiệu trưởng Trường ĐH Vinh - cho biết nhà trường đã tạm đình chỉ công tác giáo viên chủ nhiệm lớp 10A15 đối với cô Đặng Việt Hà, Trường THPT chuyên ĐH Vinh.

"Cô Hà đang phối hợp làm việc với cơ quan công an. Nhà trường đã cử người khác thay thế cô giáo này chủ nhiệm 10A15. Thời gian tạm đình chỉ công tác đến khi có kết luận cuối cùng của các cơ quan chức năng", ông Bằng nói.

Ông Bằng cho biết thêm: "Chúng tôi yêu cầu trường chuyên báo cáo liệu có hay không nhóm lập ra để tẩy chay học sinh và yêu cầu công an hỗ trợ xác minh các thông tin trên không gian mạng".

Video: Tạm đình chỉ cô giáo chủ nhiệm lớp có nữ sinh tự tử ở Nghệ An

Ban giám hiệu Trường THPT chuyên ĐH Vinh cho hay nhà trường đã dừng công tác chủ nhiệm lớp 10A15 đối với cô Hà từ ngày 18-4. Cô Hà có trách nhiệm bàn giao hồ sơ quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp 10A15 cho giáo viên chủ nhiệm mới.

Tại buổi gặp gỡ các cơ quan báo chí ngày 17-4, chia sẻ về thông tin em N.T.Y.Ng. bị cô lập, cô Hà cho biết trước khi nhập học lớp 10 vào trường, em Ng. có chơi thân với một nhóm bạn. Một thời gian sau thì các bạn và Ng. không còn chơi chung nữa.

Sau đó, cô Hà cũng đã tìm hiểu, gặp riêng nhóm học sinh trên và nhóm này trả lời "không hợp nhau nên không chơi nữa". Cô Hà giải thích, học sinh có một số nhóm chat riêng trên mạng xã hội, nhưng vì nhóm kín nên cô không biết được câu chuyện và nội tình.

Tối 18-4, Ban giám hiệu Trường ĐH Vinh, Nghệ An cho biết đã có báo cáo ban đầu gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh Nghệ An liên quan đến việc nữ sinh lớp 10 Trường THPT chuyên ĐH Vinh tử vong.

Theo nội dung báo cáo của Trường ĐH Vinh, tối 15-4 nhà trường nhận được thông tin em N.T.Y.Ng. - học sinh lớp 10A15, Trường THPT chuyên ĐH Vinh - đã mất tại nhà riêng.

Báo cáo ban đầu cho biết ngay sau khi có thông tin trên, Trường ĐH Vinh đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT chuyên, trợ lý quản lý học sinh, bí thư Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm và đại diện học sinh lớp 10A15 để nghe báo cáo sự việc.

Về đoạn video clip lan truyền trên mạng xã hội, nhà trường khẳng định bối cảnh trong đoạn clip không nằm trong khuôn viên nhà trường. Nữ sinh bị đánh trong clip không phải là em Ng.. Những người tham gia đánh cũng không phải là học sinh của Trường THPT chuyên ĐH Vinh.

Trường ĐH Vinh đã cử đại diện của ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo, học sinh đến phúng viếng, đưa tiễn em Ng. về nơi an nghỉ cuối cùng.

Liên quan vụ việc này, Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị kịp thời quan tâm, động viên, ổn định tinh thần học tập của học sinh, tránh những diễn biến tiêu cực tâm lý các em.

 

Khởi tố 22 giám đốc, trưởng phòng... 6 công ty ở TP.HCM cho vay lãi suất 2.555%/năm

MINH HÒA

https://tuoitre.vn/khoi-to-22-giam-doc-truong-phong-sau-cong-ty-o-tp-hcm-cho-vay-lai-suat-2-555-nam-20230419184520679.htm

19/04/2023 19:28 GMT+7

Công an TP.HCM vừa khởi tố 22 người núp bóng 6 công ty cho vay với lãi suất cao nhất lên đến 2.555%/năm.

Ngày 19-4, đại diện Phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh đã khởi tố 22 người là giám đốc các công ty: Phúc Lộc Thọ, Bảo Tín Kim Long, Gofigo, Infobot, Infinity cùng một số trưởng phòng, trưởng nhóm và nhân viên về tội "cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".

Viện Kiểm sát nhân dân quận Bình Thạnh đã phê chuẩn quyết định trên.

Đại diện Phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết trước đó Công an quận Bình Thạnh phối hợp Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM kiểm tra hành chính các công ty: Phúc Lộc Thọ, Bảo Tín Kim Long (ngành nghề kinh doanh chính được cấp phép hoạt động là dịch vụ cầm đồ), Gofigo, Infobot, Solution Lab, Infinity (ngành nghề kinh doanh được cấp phép hoạt động là dịch vụ tư vấn quản lý, trừ tư vấn tài chính, kế toán, pháp luật, kiểm toán, dịch vụ pháp lý).

Các công ty này cùng có văn phòng làm việc tại các tầng 7, 8, 11 tòa nhà Thủy Lợi 4, số 102 Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh.

Qua kiểm tra, phát hiện, tạm giữ nhiều tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan hành vi cho vay tín dụng tiêu dùng trái quy định.

Quá trình điều tra, Công an quận Bình Thạnh xác định sáu công ty trên đều có chung bộ máy tổ chức nhân sự, các nhân viên làm việc chung với nhau và cùng thực hiện các hoạt động cho vay tín dụng tiêu dùng trái quy định (núp bóng hoạt động cho vay cầm đồ) trên nền tảng trực tuyến tại các trang web senmo.vn, thantaioi.vn, caydenthan.vn.

Hoạt động cho vay được tổ chức xuyên suốt, có phân công cụ thể vai trò của từng giám đốc, trưởng phòng, trưởng nhóm, nhân viên của các công ty để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể (từ quảng cáo, tìm kiếm người vay; tư vấn, hướng dẫn người vay thao tác trên các trang web cho vay trực tuyến; kiểm tra, xác minh thông tin người vay; duyệt vay, thu hồi nợ…).

Những người này đã cho vay với lãi suất thấp nhất cho một giao dịch là 183%/năm, cao nhất cho một lần giao dịch là 2.555%/năm (gấp từ 10 lần đến 128 lần so với lãi suất cho vay cao nhất trong giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự), thu lợi bất chính hơn 442 triệu đồng.

Bên cạnh việc tập trung đấu tranh, triệt phá các ổ nhóm hoạt động "tín dụng đen" núp bóng công ty kinh doanh tài chính, tư vấn pháp luật, Công an TP.HCM đã chỉ đạo công an 21 quận, huyện và TP Thủ Đức khẩn trương tiếp nhận, giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm của người dân đối với các hành vi cưỡng đoạt tài sản bằng thủ đoạn tạt sơn, chất bẩn vào nhà người dân để gây sức ép buộc phải trả nợ.

 

Bắt hàng loạt cán bộ chỉnh sửa dữ liệu để phân lô đất tại Lâm Đồng

MAI VINH

https://tuoitre.vn/bat-hang-loat-can-bo-chinh-sua-du-lieu-de-phan-lo-dat-tai-lam-dong-20230419133615329.htm

19/04/2023 14:02 GMT+7

Hàng loạt cán bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng bị bắt vì chỉnh sửa dữ liệu để phân lô, tách thửa.

Ngày 19-4, Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam nhiều cán bộ liên quan đến những sai phạm trong lĩnh vực đất đai, cụ thể chỉnh sửa dữ liệu làm sai lệch hồ sơ để phân lô, tách thửa.

Trước đó, tối 18-4, Công an huyện Bảo Lâm đã công bố quyết định khởi tố bị can, khám xét chỗ ở và nơi làm việc của ông Tạ Duy Phước (39 tuổi, phường 2, TP Bảo Lộc), cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng chi nhánh huyện Bảo Lâm, để điều tra hành vi giả mạo trong công tác.

Theo cơ quan điều tra, trong quá trình công tác tại chi nhánh Bảo Lâm, ông Phước đã lợi dụng chức vụ để chỉnh sửa dữ liệu làm sai lệch hồ sơ đăng ký tách thửa, biến động trong cấp đổi và cập nhật đường giao thông.

Công an huyện Bảo Lâm cũng đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Văn Sáng (44 tuổi, ngụ quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) và ông Đỗ Ngọc Châu (38 tuổi, ngụ huyện Thường Tín, TP Hà Nội), trưởng và phó ban dữ liệu cơ sở dữ liệu Trung tâm Kỹ thuật - Công nghệ địa chính, Cục Đăng ký đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Đồng thời bắt ông Lương Công Vũ (38 tuổi, ngụ thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm), cán bộ địa chính thị trấn Lộc Thắng.

Cả 3 người nói trên bị bắt tạm giam 3 tháng để điều tra hành vi nhận hối lộ.

Thông tin từ Công an huyện Bảo Lâm, trong quá trình thực hiện công tác đo vẽ để cập nhật, chỉnh lý bản đồ sử dụng và quản lý đất đai cũng như các hồ sơ biến động ở huyện Bảo Lâm, các bị can Sáng, Châu đã câu kết với Vũ để làm sai lệch hồ sơ địa chính, cập nhật biến động hồ sơ đất sai quy định.

Cả 3 cán bộ này được cho nhận tiền của rất nhiều người để thực hiện các hành vi trái pháp luật.

Hiện Công an tỉnh Lâm Đồng đang mở rộng điều tra vụ án để làm rõ các sai phạm cũng như trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

 

Cựu thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế ra giá đến 200 triệu đồng mỗi chuyến bay

THÂN HOÀNG

https://tuoitre.vn/cuu-thu-ky-cua-thu-truong-bo-y-te-ra-gia-den-200-trieu-dong-moi-chuyen-bay-20230419102339029.htm

19/04/2023 10:45 GMT+7

Ông Phạm Trung Kiên - cựu thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - bị viện kiểm sát xác định nhận số tiền lớn nhất, với 253 lần nhận “lót tay” 42,6 tỉ trong vụ "chuyến bay giải cứu".

Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố cựu thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế cùng 53 người khác sáng nay (19-4) trong vụ "chuyến bay giải cứu".

Cáo trạng vụ án chuyến bay giải cứu được viện kiểm sát ban hành sau hơn hai tuần Cơ quan an ninh Bộ Công an kết luận điều tra.

25 quan chức, cán bộ nhận hối lộ 165 tỉ cấp phép chuyến bay giải cứu

Theo cáo trạng, khi dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước để phòng chống dịch.

Văn phòng Chính phủ, tổ công tác của một số bộ ngành (ngoại giao, y tế, công an, giao thông vận tải, quốc phòng) và địa phương thực hiện quy trình cấp phép chuyến bay và cho chủ trương cách ly.

Tuy nhiên, chủ trương đúng đắn, nhân văn giải cứu người dân mắc kẹt trong dịch trên đã bị nhiều quan chức, cán bộ của nhiều bộ ngành đến địa phương lợi dụng, tạo ra nhóm lợi ích, nhận hối lộ của các doanh nghiệp để giúp cấp phép chuyến bay giải cứu.

Trong số 54 người bị truy tố, viện kiểm sát cáo buộc 25 quan chức, cán bộ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, nhiệm vụ được giao nhận hối lộ tổng số tiền gần 165 tỉ khi tham gia các khâu đề xuất, cấp phép doanh nghiệp được thực hiện chuyến bay giải cứu, chuyến bay combo.

Ra giá từ 50 đến 200 triệu đồng/ chuyến bay

Phạm Trung Kiên, khi làm thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, trong 9 tháng đã có đến 253 lần nhận tiền hối lộ với số tiền lên đến 42,6 tỉ trong vụ chuyến bay giải cứu, cáo trạng nêu.

Mặc dù chỉ là thư ký của thứ trưởng nhưng Kiên là người nhận hối lộ số tiền lớn nhất trong vụ án này.

Thời điểm đó, Bộ Y tế phân công Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên làm nhiệm vụ xem xét, duyệt ký văn bản trả lời Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan chức năng khi những nơi này xin ý kiến về chuyến bay giải cứu, chuyến bay combo và xin cho khách lẻ được về nước.

Các cơ quan chức năng thông qua Phạm Trung Kiên để trình thứ trưởng xem xét, ký duyệt văn bản trả lời.

Cơ quan truy tố cáo buộc, quá trình thực hiện nhiệm vụ, thư ký Kiên đã yêu cầu đại diện các doanh nghiệp, cá nhân chi tiền từ 50 triệu đến 200 triệu một chuyến bay.

Đối với chuyến bay combo, thư ký Kiên ra giá với doanh nghiệp phải "chung chi" từ 500.000 - 2 triệu đồng một khách.

Với hình thức "đếm đầu người" cho khách lẻ, Kiên ra giá từ 7-15 triệu đồng/khách.

Chỉ trong 8 tháng của năm 2021, Phạm Trung Kiên đã có đến 253 lần nhận tiền của 18 cá nhân đại diện doanh nghiệp và một số khách lẻ.

Ngoài ra Kiên còn cùng với Vũ Anh Tuấn (nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an) yêu cầu, gợi ý các doanh nghiệp liên hệ, chi tiền cho Kiên để được Bộ Y tế chấp thuận chuyến bay cũng như kịp trả lời các văn bản liên quan "chuyến bay giải cứu".

Nhận tiền tại trụ sở Bộ Y tế, chuyển tiền vào tài khoản mẹ vợ

Trong 253 lần nhận hối lộ, đa phần những cuộc gặp mặt ngã giá và đưa nhận tiền của cựu thư ký thứ trưởng đều diễn tra tại trụ sở Bộ Y tế hoặc doanh nghiệp chuyển khoản vào tài khoản của mẹ vợ Kiên.

Một số ít lần Kiên nhận tiền ở bên ngoài trụ sở bộ.

Từ tháng 7 đến tháng 11-2021, Kiên đã yêu cầu tổng giám đốc và phó tổng giám đốc Công ty Bluesky phải chi 150 triệu đồng một chuyến để được chấp thuận cấp phép chuyến bay combo.

Ông Kiên đã có bảy lần nhận hơn 6 tỉ đồng từ lãnh đạo công ty này. Trong đó có năm lần ông Kiên nhận hối lộ ngay tại trụ sở Bộ Y tế, số tiền ít nhất 300 triệu đồng, nhiều nhất hơn 1,3 tỉ đồng.

Một lần, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng - phó tổng giám đốc Công ty Bluesky - chuyển vào tài khoản mẹ vợ của thư ký Kiên số tiền 1,2 tỉ.

Khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, cựu thư ký của ông Đỗ Xuân Tuyên chuyển trả lại 1,2 tỉ đồng vào tài khoản bà Hằng, cáo trạng nêu.

Trong một "phi vụ" khác, tháng 6-2021, Trần Thị Mai Xa (giám đốc Công ty cổ phần Masterlife) gặp ông Kiên tại trụ sở Bộ Y tế để nhờ giải quyết sớm thủ tục cấp phép chuyến bay combo cho công ty và một số doanh nghiệp do bà Xa mượn pháp nhân.

Trước đề nghị trên, thư ký Kiên đồng ý và yêu cầu doanh nghiệp phải chi từ 1-2 triệu đồng/khách. Trong nửa cuối năm 2021, Kiên có 5 lần nhận hối lộ tổng số tiền 5.000 USD và 1,6 tỉ đồng từ phía bà Xa.

Vụ này, cựu thư ký của thứ trưởng đã có 4 lần nhận hối lộ với hình thức doanh nghiệp chuyển tiền vào số tài khoản của mẹ vợ mình và một lần nhận tiền trực tiếp tại trụ sở Bộ Y tế. Khi vụ án bị khởi tố, Kiên đã chuyển khoản trả lại bà Xa 1,4 tỉ.

Cũng trong tháng 6-2021, Phạm Trung Kiên gặp bà Hoàng Diệu Mơ - giám đốc Công ty An Bình - và yêu cầu phải chi 150 triệu/chuyến bay. Cựu thư ký của thứ trưởng đã giúp nữ giám đốc được cấp phép 34 chuyến bay và nhận "lại quả" 5,1 tỉ.

Trong đó, lần nhiều nhất bà Mơ chuyển khoản cho mẹ vợ Kiên 2,4 tỉ, lần ít nhất chuyển 300 triệu. Những lần còn lại Kiên nhận từ 600 triệu đến 1,2 tỉ từ bà Mơ đều tại trụ sở Bộ Y tế.

Đáng chú ý, viện kiểm sát cáo buộc ông Kiên có đến 114 lần nhận hối lộ từ Vũ Hồng Quang - cán bộ Cục Hàng không Việt Nam.

Ông Quang đã liên hệ, tiếp xúc nhờ Kiên giúp để Bộ Y tế chấp thuận cho khách lẻ được về nước trong chiến dịch "chuyến bay giải cứu".

Kiên đồng ý đề nghị trên và yêu cầu phải chi 7-15 triệu đồng/khách. Tổng số tiền cựu thư ký thứ trưởng đã nhận từ cán bộ Cục Hàng không hơn 7,4 tỉ đồng.

 

Nguyên hiệu trưởng Cao đẳng nghề An Giang bị phạt 5 năm tù

BỬU ĐẤU

https://tuoitre.vn/nguyen-hieu-truong-cao-dang-nghe-an-giang-bi-phat-5-nam-tu-20230419102223549.htm

19/04/2023 10:45 GMT+7

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt nguyên hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề An Giang 5 năm tù và kế toán trưởng nhận mức án 3 năm tù giam.

Ngày 19-4, TAND tỉnh An Giang đã tuyên phạt bị cáo Huỳnh Thanh Quang - nguyên hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề An Giang - 5 năm tù giam và bị cáo Trương Thị Kim Tú, kế toán của trường, nhận mức án 3 năm tù về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Ngoài ra, hội đồng xét xử còn buộc hai bị cáo phải khắc phục hậu quả gần 2,6 tỉ đồng để nộp lại ngân sách.

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, từ tháng 1-2014 đến tháng 7-2019, ông Quang đã không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý, sử dụng nguồn thu, vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.

Cụ thể, ông Quang đã chỉ đạo lập danh sách chi cho các đối tượng (cán bộ, nhân viên văn phòng) không trực tiếp giảng dạy để Quang ký duyệt mục "thủ trưởng đơn vị", còn bà Tú ký duyệt kế toán trưởng trên chứng từ thanh toán.

Qua đó đã chi cho 145 cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ văn phòng, quản lý không trực tiếp giảng dạy với tổng số tiền gần 2,4 tỉ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu từ sự nghiệp.

Đặc biệt, ông Quang đã chỉ đạo chi cho các cán bộ, nhân viên văn phòng không thuộc đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi giảng dạy, qua đó đã chi cho 145 cán bộ, nhân viên với tổng số tiền trên 5,3 tỉ đồng.

Việc chi thanh toán trên đã gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hơn 7,7 tỉ đồng (trong đó, từ nguồn ngân sách nhà nước cấp là trên 872 triệu đồng, nguồn thu sự nghiệp trên 6,8 tỉ đồng). Hiện nay đã thu hồi được số tiền do 32 người tự nguyện giao nộp trên 4,7 tỉ đồng.

 

Cựu trợ lý nguyên phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhận tiền phê duyệt gần 30 chuyến bay giải cứu

THÂN HOÀNG

https://tuoitre.vn/cuu-tro-ly-nguyen-pho-thu-tuong-pham-binh-minh-nhan-tien-phe-duyet-gan-30-chuyen-bay-giai-cuu-20230419082651774.htm

19/04/2023 08:42 GMT+7

Viện kiểm sát truy tố ông Nguyễn Quang Linh - cựu trợ lý của nguyên phó thủ tướng Phạm Bình Minh - với cáo buộc đã nhận tiền giúp doanh nghiệp được phê duyệt gần 30 chuyến bay giải cứu, chuyến bay combo.

Ông Nguyễn Quang Linh - cựu trợ lý của nguyên phó thủ tướng - bị cáo buộc nhận hối lộ trong vụ "chuyến bay giải cứu" - Ảnh: Bộ Công an

Ngày 19-4, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng vụ án "chuyến bay giải cứu".

Vụ án với các tội danh đưa hối lộ, nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan.

Ông Nguyễn Quang Linh - cựu trợ lý của nguyên phó thủ tướng Phạm Bình Minh - bị truy tố về tội nhận hối lộ.

53 người khác, trong đó có hai cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nhiều cán bộ của bộ này, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Cục Xuất nhập cảnh Bộ Công an, cựu phó giám đốc Công an Hà Nội... cùng bị truy tố.

Theo cáo trạng, ông Nguyễn Quang Linh khi giữ vai trò là trợ lý của phó thủ tướng, có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất phó thủ tướng phê duyệt chuyến bay cho cơ quan, tổ chức.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công vụ, ông Linh đã lợi dụng vị trí công tác giúp Công ty Lữ Hành Việt, Công ty ATA, Investco được phê duyệt nhiều chuyến bay giải cứu trong dịch COVID-19 khi chưa có sự thống nhất, đề xuất của Tổ công tác 5 bộ.

Ông Linh đã giúp các công ty trên được phê duyệt gần 30 chuyến bay giải cứu, chuyến bay combo trong thời điểm dịch COVID-19.

Kết quả điều tra xác định ông Nguyễn Quang Linh đã nhận hối lộ của Công ty Lữ Hành Việt và bị can Nguyễn Mai Anh tổng số tiền 180.000 USD và 100 triệu đồng, tương đương hơn 4,2 tỉ đồng.

Quá trình điều tra, ông Nguyễn Quang Linh và gia đình đã nộp khắc phục số tiền trên 4,4 tỉ đồng.

Ông Linh được đánh giá "thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tích cực hợp tác với cơ quan điều tra" nên được đề nghị áp dụng những tình tiết giảm nhẹ khi định khung hình phạt.

 

Xét xử cựu chủ tịch TP Hạ Long Phạm Hồng Hà

TIẾN THẮNG

https://tuoitre.vn/xet-xu-cuu-chu-tich-tp-ha-long-pham-hong-ha-20230418232940151.htm

19/04/2023 08:36 GMT+7

Ngày 19-4, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Ninh mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Hồng Hà - cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long - cùng 27 bị cáo khác.

Bị cáo Phạm Hồng Hà - cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long kiêm trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) - phải hầu tòa vì liên quan vụ án hình sự xảy ra tại Công ty CP Quản lý đường sông số 3.

Cựu chủ tịch TP Hạ Long thỏa thuận ăn chia "hoa hồng" thế nào?

Ngày 19-4, TAND tỉnh Quảng Ninh mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "nhận hối lộ" xảy ra tại Công ty CP Quản lý đường sông số 3.

An ninh tại khu vực TAND tỉnh được thắt chặt, chỉ những người có giấy triệu tập và một số ít cơ quan báo chí được tham dự phiên tòa.

Trong vụ án trên, bị cáo Phạm Hồng Hà - cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long, nguyên trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long - bị truy tố về hai tội danh "tham ô tài sản" và "nhận hối lộ".

Nội dung cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh xác định từ năm 2016, Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh có bàn giao một số tuyến đường thủy nội địa trên khu vực vịnh Hạ Long cho Ban quản lý vịnh Hạ Long tiếp quản theo phân cấp.

Sau khi được giao quản lý, Ban quản lý vịnh Hạ Long đã làm chủ đầu tư và triển khai đấu thầu công khai các gói thầu về công tác quản lý, bảo trì, đầu tư, xây lắp, cung cấp, vận chuyển trên tuyến đường thủy nội địa thuộc vịnh Hạ Long.

Khi biết Ban quản lý vịnh Hạ Long chuẩn bị tổ chức đấu thầu, Phạm Văn Phả khi đó là chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Quản lý đường sông số 3 đã nhờ Bùi Sĩ Giáp - trưởng phòng kỹ thuật và tu bổ, tôn tạo cảnh quan Ban quản lý vịnh Hạ Long - để có thể gặp ông Phạm Hồng Hà - chủ tịch UBND TP Hạ Long kiêm trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long - nhằm mục đích xin được thực hiện các gói thầu.

Sau quá trình gặp gỡ, ông Hà đồng ý và yêu cầu phải trích phần trăm "hoa hồng" với tỉ lệ 5% giá trị hợp đồng cho riêng cá nhân ông Hà, kèm theo đó là 3-5% giá trị hợp đồng dành cho Giáp.

Ngoài ra, với các gói thầu đầu tư, xây dựng không thể "bớt xén" được khối lượng công việc thì phải trích lại 3% hợp đồng cho ông Hà và 2% cho Bùi Sĩ Giáp. Riêng Phạm Thái Dương - nhân viên Ban quản lý vịnh Hạ Long - là người trực tiếp thực hiện các hồ sơ thì được trích lại 1% giá trị các hợp đồng.

Bằng chiêu trò "quân xanh, quân đỏ", trong khoảng thời gian từ năm 2017 - 2021, Công ty CP Quản lý đường sông số 3 đã ký kết được 18 hợp đồng với Ban quản lý vịnh Hạ Long có tổng giá trị hơn 69 tỉ đồng.

Lập khống hồ sơ, hưởng lợi trên 4,5 tỉ đồng

Quá trình điều tra, cơ quan công an xác định các bị can trong vụ án đã lập khống hồ sơ nghiệm thu để chiếm đoạt qua bốn hợp đồng quản lý, bảo trì số tiền hơn 4,5 tỉ đồng.

Đối với bốn hợp đồng đầu tư, xây lắp không cắt xén được khối lượng công việc thì Công ty CP Quản lý đường sông số 3 đã trích lại cho các bị cáo Phạm Hồng Hà, Bùi Sĩ Giáp và Phạm Thái Dương số tiền 517 triệu đồng.

Theo tỉ lệ phần trăm "hoa hồng" đã được thống nhất từ trước, cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long được xác định có sáu lần nhận hối lộ trực tiếp từ Phạm Văn Phả, tổng số tiền 725 triệu đồng để giúp Công ty CP Quản lý đường sông số 3 trúng các gói thầu về công tác quản lý, bảo trì, xây lắp cũng như bớt xén khối lượng thi công công việc trên tuyến đường thủy nội địa do Ban quản lý vịnh Hạ Long làm chủ đầu tư.

Bùi Sĩ Giáp có bảy lần nhận tổng số tiền 732 triệu đồng và Phạm Thái Dương được trích lại 1% với 9 lần nhận tổng số tiền hơn 168 triệu đồng từ lãnh đạo Công ty CP Quản lý đường sông số 3.

Với các hành vi trên, Phạm Hồng Hà và Bùi Sĩ Giáp bị đề nghị truy tố các tội "tham ô tài sản" và "nhận hối lộ" quy định tại điểm a, khoản 4, điều 353 và các điểm c, e thuộc khoản 2, điều 354 của Bộ luật hình sự.

Phạm Thái Dương cũng bị đề nghị truy tố các tội "tham ô tài sản" và "nhận hối lội" nhưng được quy định tại điểm a, khoản 4, điều 353 và điểm a, khoản 1, điều 364.

Đối với Phạm Văn Phả cùng dàn lãnh đạo, cán bộ khác của Công ty CP Quản lý đường sông số 3 bị truy tố về các tội danh "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "tham ô tài sản", quy định tại khoản 4, điều 353 Bộ luật hình sự.

Theo cáo trạng, trừ bị cáo Phạm Hồng Hà, tất cả 27 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Quản lý đường sông số 3 đều có tình tiết giảm nhẹ khi hợp tác với cơ quan điều tra, thành khẩn khai báo. Ông Phạm Hồng Hà thì có nhiều thành tích xuất sắc được Nhà nước và các cấp tặng thưởng huân chương.

 

Cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bị truy tố vì 37 lần nhận hối lộ vụ ‘chuyến bay giải cứu’

THÂN HOÀNG

https://tuoitre.vn/cuu-thu-truong-bo-ngoai-giao-to-anh-dung-bi-truy-to-vi-37-lan-nhan-hoi-lo-vu-chuyen-bay-giai-cuu-20230419031401268.htm

19/04/2023 08:36 GMT+7

Viện kiểm sát truy tố ông Tô Anh Dũng - cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao - tội nhận hối lộ với cáo buộc 37 lần nhận tiền của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các "chuyến bay giải cứu", tổng cộng 21,5 tỉ đồng.

Ngày 19-4, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành cáo trạng vụ án "chuyến bay giải cứu", truy tố hai cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, Vũ Hồng Nam cùng 52 người khác.

Cáo trạng này được ban hành sau hơn hai tuần Cơ quan an ninh Bộ Công an kết luận điều tra. Hai cựu thứ trưởng bị truy tố về tội nhận hối lộ liên quan duyệt kế hoạch tổ chức chuyến bay tham gia "chuyến bay giải cứu".

Cùng tội danh có ông Nguyễn Quang Linh (cựu trợ lý của phó thủ tướng), Nguyễn Thị Hương Lan (cựu cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) và một số đại sứ, cán bộ ngoại giao làm việc tại Nhật Bản, Malaysia, Nga, Angola...

Cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng nhận hối lộ 21,5 tỉ

Từ tháng 4-2020 đến tháng 1-2022, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao đã tập hợp, đề xuất lãnh đạo Chính phủ phê duyệt tổ chức thực hiện 772 chuyến bay đưa công dân từ nước ngoài về nước (400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo).

Quá trình cấp phép các chuyến bay công dân tự trả phí, một số cán bộ có nhiệm vụ, quyền hạn tại Bộ Ngoại giao đã tạo thành nhóm lợi ích, đưa ra nhiều yêu cầu, gây khó khăn cho doanh nghiệp. 

Do đó các doanh nghiệp phải tìm cách tiếp xúc, gặp gỡ, thỏa thuận và ra giá chung chi cho mỗi chuyến bay giải cứu.

Ông Dũng, với chức vụ là thứ trưởng, có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch tổ chức chuyến bay theo đề xuất của Cục Lãnh sự trước khi xin ý kiến của tổ công tác 5 bộ (Ngoại giao, Y tế, Công an, Giao thông vận tải, Quốc phòng).

Biết được vai trò của ông Tô Anh Dũng, 13 cá nhân đại diện doanh nghiệp đã tìm cách tiếp cận, móc nối, đặt vấn đề để thứ trưởng Bộ Ngoại giao khi đó giải quyết các thủ tục liên quan đến cấp phép "chuyến bay giải cứu" đưa công dân về nước khi xảy ra dịch COVID-19.

Trong các lần gặp nhau đầu tiên, ông Dũng đã đồng ý với các doanh nghiệp về việc sẽ hỗ trợ, chỉ đạo cán bộ cấp dưới tại Cục Lãnh sự làm thủ tục, giúp xin cấp phép bay được cấp phép, tổ chức chuyến bay combo.

Kết quả điều tra xác định cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng và đại diện 13 doanh nghiệp không thỏa thuận về số tiền sẽ phải chung chi nhưng cả hai bên đều hiểu việc doanh nghiệp được tham gia tổ chức chuyến bay sẽ có lợi nhuận.

Lần đầu tiên vào tháng 5-2020, tại phòng làm việc của cựu thứ trưởng ở Bộ Ngoại giao, ông Dũng gặp bà Hoàng Diệu Mơ (tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình) và đã giới thiệu công ty của bà Mơ với Hãng hàng không Vietnam Airlines để tổ chức chuyến bay combo.

Theo cáo trạng, ông Tô Anh Dũng đã tám lần nhận hối lộ của nữ tổng giám đốc Diệu Mơ tổng số tiền 8,5 tỉ. Trong đó 6 lần ông Dũng nhận tiền tại phòng làm việc và hai lần nhận tiền ở gần cổng trụ sở Bộ Ngoại giao.

29 lần khác, ông Tô Anh Dũng nhận tiền của các doanh nghiệp cũng diễn ra tại phòng làm việc của thứ trưởng, ngoài quán cà phê hoặc nhà hàng.

Đại diện doanh nghiệp sẽ phải chi tiền "cảm ơn" và thực tế ông Dũng đã nhiều lần nhận tiền hối lộ. Tổng cộng ông Dũng bị quy kết nhận hối lộ 21,5 tỉ của các doanh nghiệp trong vụ "chuyến bay giải cứu".

Cựu cục trưởng Cục Lãnh sự nhận hối lộ 25 tỉ

Cấp dưới của ông Tô Anh Dũng là cựu cục trưởng Nguyễn Thị Hương Lan bị xác định nhận hối lộ số tiền lớn nhất trong nhóm lãnh đạo, cán bộ thuộc Bộ Ngoại giao bị khởi tố liên quan vụ án "chuyến bay giải cứu".

Theo cáo buộc, bà Nguyễn Thị Hương Lan có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký tham gia các chuyến bay combo của doanh nghiệp.

Tuy nhiên nữ cục trưởng chủ yếu chỉ lựa chọn các doanh nghiệp được cấp trên chỉ định, do người thân nhờ hoặc doanh nghiệp đã chi tiền trước để đưa vào danh sách đề xuất cấp phép chuyến bay.

Nữ cục trưởng còn hướng dẫn doanh nghiệp mượn nhiều pháp nhân khác để được cấp nhiều chuyến bay mà không bị chú ý là doanh nghiệp được ưu tiên riêng của Cục Lãnh sự.

Với doanh nghiệp chưa thỏa thuận đưa hối lộ, bà Lan và nhiều thuộc cấp gây khó dễ bằng cách không đưa vào danh sách (dù lãnh đạo Chính phủ đồng ý chủ trương cấp phép), thường xuyên thông báo ngày bay sát với ngày doanh nghiệp nhận được thông báo hoặc đổi kế hoạch bay...

Mục đích việc gây khó này của bà Lan bị quy kết là để ép doanh nghiệp phải gặp gỡ và đưa hối lộ mới đề xuất cấp phép.

Biết vai trò của bà Lan, từ tháng 5-2020 đến tháng 1-2022, tám đại diện doanh nghiệp đã tiếp cận, đưa tiền cho nữ cục trưởng để được cấp phép chuyến bay.

Bà Lan đã có hơn 30 lần nhận tiền từ các doanh nghiệp, ít thì vài trăm triệu, nhiều cả vài tỉ. Những lần đưa, nhận hối lộ này đều diễn ra tại phòng làm việc của cục trưởng tại Bộ Ngoại giao hoặc ở nhà riêng bà Lan, có lần nhận ngay trên xe ô tô riêng của bà trước cổng bộ.

Tổng số tiền bà Lan đã nhận hối lộ là hơn 25 tỉ.

Ông Vũ Hồng Nam bị xác định có vai trò là đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản. "Tuy nhiên ông Nam đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao nhận hối lộ 60.000 USD và 450 triệu", kết luận nêu.

Tổng số tiền ông Nam bị cơ quan điều tra cáo buộc nhận hối lộ hơn 1,8 tỉ đồng.

Kết quả điều tra xác định ông Nam nhận hối lộ số tiền trên để giúp Công ty Nhật Minh bán vé máy bay và khách sạn lưu trú cho 6 chuyến bay đưa công nhân từ Nhật Bản về nước.

Ông Nam được đánh giá là hợp tác với cơ quan điều tra, thành khẩn khai báo và đã nộp lại toàn bộ số tiền nhận hối lộ.

 

UBND TP Phú Quốc chịu trách nhiệm xử lý tòa nhà 12 tầng xây trái phép trên đường Trần Hưng Đạo

SƠN LÂM
và 1 tác giả khác

https://tuoitre.vn/ubnd-tp-phu-quoc-chiu-trach-nhiem-xu-ly-toa-nha-12-tang-xay-trai-phep-tren-duong-tran-hung-dao-20230419180831036.htm

19/04/2023 18:58 GMT+7

Ngày 19-4, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang cho biết đã có văn bản gửi Sở Xây dựng và UBND TP Phú Quốc về việc xử lý công trình xây dựng trái phép 12 tầng trên đường Trần Hưng Đạo, ấp Cửa Lấp, xã Dương Tơ, TP Phú Quốc.

Đây là công trình khách sạn nằm trên trục đường vào cửa ngõ trung tâm Phú Quốc mà báo Tuổi Trẻ đã phản ánh, vốn từ một tòa nhà trái phép 6 tầng từ trước dịch COVID-19, sau đó tiếp tục "nối" thêm 6 tầng.

Đến tháng 8-2022, UBND TP Phú Quốc đã ban hành quyết định xử phạt 61,5 triệu đồng, gồm: 55 triệu đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng được duyệt; 6,5 triệu đồng đối với hành vi chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn, diện tích 473m2.

Biện pháp khắc phục đi kèm quyết định là trong 10 ngày, người vi phạm phải tháo dỡ công trình xây dựng tổng diện tích 2.746,8m2 và khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước với diện tích 473m2.

Video: Sớm xử lý tòa nhà 12 tầng xây trái phép ở cửa ngõ trung tâm Phú Quốc

Tuy nhiên, theo báo cáo từ Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang, đầu tháng 4-2023, chủ đầu tư đã nộp phạt tiền nhưng chưa khắc phục hậu quả theo quyết định xử phạt của UBND TP Phú Quốc.

Dù đã hết thời hạn thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng UBND TP Phú Quốc vẫn chưa ban hành quyết định cưỡng chế, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

Sở Xây dựng báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo UBND TP Phú Quốc tiếp tục xử lý các bước tiếp theo là ban hành quyết định cưỡng chế, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với công trình này.

Theo văn bản của Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Quốc Anh chỉ đạo yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với UBND TP Phú Quốc khẩn trương xử lý dứt điểm vụ việc. 

Đồng thời, giao trách nhiệm cho chủ tịch UBND TP Phú Quốc giải quyết theo thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước UBND tỉnh nếu để kéo dài làm phát sinh hậu quả phức tạp.

 

Cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng cùng 17 người bị truy tố ở khung hình phạt tới tử hình

Minh Đức - Hoàng An

https://tienphong.vn/cuu-thu-truong-to-anh-dung-cung-17-nguoi-bi-truy-to-o-khung-hinh-phat-toi-tu-hinh-post1527354.tpo

TPO - Viện KSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố 54 bị can trong vụ án "chuyến bay giải cứu". Trong đó số 18 người bị đề nghị truy tố ở khung hình phạt từ 20 năm tù đến tử hình với cáo buộc “Nhận hối lộ” có cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng. 

Ngày 19/4, Viện KSND Tối cao đã ban hành trạng truy tố 54 bị can trong vụ "Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ", "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và một số tỉnh, thành phố…

Cáo trạng của Viện kiểm sát ban hành sau hai tuần Cơ quan An ninh Bộ Công an hoàn tất kết luận kết thúc việc điều tra. Nội dung cáo trạng thể hiện trong số 21 bị can bị truy tố ở nhóm tội “Nhận hối lộ”, Viện kiểm sát đã áp khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình đối với 18 bị can.

Theo cáo trạng, từ đầu 2020 - 2021, cơ quan chức năng Việt Nam đã cấp phép và tổ chức hơn 1.000 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước.

Từ tháng 4/2020 - 1/2022, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đã đề xuất lãnh đạo Chính phủ phê duyệt tổ chức 772 chuyến bay đưa công dân về nước, trong đó có 400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo.

Quá trình thực hiện, biết được vai trò của các bị can tại Bộ Ngoại giao như: Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự); Tô Anh Dũng và Vũ Hồng Nam (đều là cựu Thứ trưởng)...đại diện các doanh nghiệp (phần lớn là doanh nghiệp lữ hành du lịch) đã móc nối, đưa hối lộ, nhằm mục đích để nhóm cán bộ "tạo điều kiện" cấp phép thực hiện các chuyến bay.

Ngoài hành vi đưa hối lộ tại Bộ Ngoại giao, Viện kiểm sát xác định, nhóm doanh nghiệp còn đưa hối lộ cho nhóm quan chức địa phương và các cán bộ tại Bộ GTVT, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Cơ quan điều tra cáo buộc để có chi phí "bôi trơn", nhóm doanh nghiệp phải nâng giá vé máy bay, "tăng" thêm nhiều chi phí phát sinh với công dân Việt Nam ở nước ngoài, có nhu cầu về nước cách ly.

Không chỉ bị quan chức của 5 Bộ và các địa phương trong nước gây sức ép, doanh nghiệp còn phải chung chi cho một số cán bộ tại đại sứ quán ở nước ngoài.

Cụ thể, cơ quan tố tụng xác định 21 quan chức đã nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ để trục lợi gần 180 tỷ đồng trong quá trình hoàn thiện hồ sơ. Trong đó, có 18 người bị viện kiểm sát truy tố về tội "Nhận hối lộ" theo khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình. Số này bao gồm cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, cựu Cục trưởng Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng và cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân.

Cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia cùng 3 thuộc cấp của ông này bị cáo buộc "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". 23 người đại diện cho các doanh nghiệp lữ hành du lịch bị truy tố ở nhóm tội "Đưa hối lộ"...

Ngoài ra, quá trình điều tra vụ án còn làm rõ, 2 sĩ quan công an còn nhận hàng triệu USD để môi giới chạy án và lừa đảo, gây thiệt hại tài sản và làm giảm uy tín của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan tố tụng nói riêng.

Trong đó, cựu thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội cùng 3 đồng phạm khác bị truy tố tội "Môi giới hối lộ". Ông Tuấn bị cáo buộc đã nhận 2,65 triệu USD (khoảng 61,6 tỷ đồng) để chạy án cho hai bị can Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng, là Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc Công ty Bầu trời xanh. Ông Tuấn khai, trừ đi 400.000 USD giữ lại, đã đưa hết 2,25 triệu USD cho ông Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng điều tra Cục An ninh điều tra Bộ Công an) theo từng lần Hằng chuyển tiền đến.

Theo điều tra, đây là vụ án nghiêm trọng xảy ra trong thời điểm đại dịch COVID-19, khi các bị can đã bất chấp quy định để lợi dụng dịch bệnh và khiến uy tín của Việt Nam bị giảm sút. Việc này cũng tạo điều kiện cho các thế lực thù địch xuyên tạc, kích động gây hoang mang trong nhân dân.

 

Vợ cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng nhận túi quà 50.000 USD tại quán cà phê

Hoàng An - Minh Đức

https://tienphong.vn/vo-cuu-thu-truong-to-anh-dung-nhan-tui-qua-50000-usd-tai-quan-ca-phe-post1527353.tpo

19/04/2023

TPO - Viện kiểm sát cáo buộc, đại diện Công ty ATA đã gặp mặt, đưa một túi quà bên trong có 50.000 USD cho bà Trần Phi Nga (vợ cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng), song bà Nga khai không biết bên trong túi quà có tiền.

Viện KSND Tối cao vừa hoàn thành cáo trạng, đề nghị truy tố bị can Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) về hành vi “Nhận hối lộ”.

Theo cáo trạng, ông Dũng bị cáo buộc đã nhận 21,5 tỷ đồng của đại diện các doanh nghiệp.

Trong vụ án, ông Dũng được phân công phụ trách, chỉ đạo Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao. Cục này là đầu mối tiếp nhận hồ sơ từ các doanh nghiệp tham gia thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước trong thời gian dịch Covid – 19.

Ngoài ra, ông Dũng còn giữ vai trò ký văn bản xin ý kiến 4 Bộ (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải) và ký đề xuất gửi Lãnh đạo Chính phủ phê duyệt kế hoạch đưa công dân về nước.

Biết được vai trò của Tô Anh Dũng, từ tháng 5/2020 đến tháng 01/2022, 13 cá nhân đại diện doanh nghiệp đã tiếp cận, đặt vấn đề nhờ Tô Anh Dũng giải quyết cấp phép chuyến bay và được Tô Anh Dũng đồng ý. Trong quá trình thực hiện, Tô Anh Dũng 37 lần nhận tiền của các doanh nghiệp.

Đáng chú ý, trong các lần nhận tiền này, Viện kiểm sát cáo buộc, bị can Nguyễn Thị Tường Vy (Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư ATA Việt Nam), thông qua mối quan hệ, đã gặp bà Trần Phi Nga (vợ Tô Anh Dũng).

Quá trình gặp mặt bà Trần Phi Nga vào ngày 7/7/2021, Vy đưa cho bà Nga tại quán Highland Coffee trong khuôn viên Khu đô thị Ciputra, quận Tây Hồ, Hà Nội 1 túi quà.

“Bà Nga khai đã nhận túi quà và đưa cho Tô Anh Dũng, nhưng không biết bên trong có gì. Tô Anh Dũng khai túi quà Vy gửi cho Dũng có 50.000 USD”, Viện kiểm sát kết luận.

Quá trình điều tra, ông Dũng và gia đình đã nộp 2 tỷ đồng khắc phục hậu quả. Cơ quan truy tố cho rằng, ông Dũng thành khẩn khai báo, ăn năn hối lỗi. Đây được xem là tình tiết giảm nhẹ cho bị can.

 

Bộ Tư pháp thông tin về quốc tịch của cựu Chủ tịch AIC

Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Hoàng An

https://tienphong.vn/bo-tu-phap-thong-tin-ve-quoc-tich-cua-cuu-chu-tich-aic-nguyen-thi-thanh-nhan-post1527468.tpo

19/04/2023

TPO - Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị cáo buộc là người "đạo diễn" vụ án thông thầu xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, gây thiệt hại cho Nhà nước 152 tỷ đồng.

Tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1 do Bộ Tư pháp tổ chức chiều 19/4, PV đặt câu hỏi đến thời điểm hiện nay, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Công ty AIC) vẫn còn sử dụng quốc tịch Việt Nam hay đã thôi quốc tịch?

Trả lời câu hỏi, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) cho biết, Cục này chưa nhận bất kỳ thông tin nào liên quan đến sự thay đổi quốc tịch của bà Nhàn.

Được biết hồi đầu tháng 1/2023, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm, tuyên phạt vắng mặt bà Nhàn mức án 16 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, 14 năm tù về tội “Đưa hối lộ”. Tổng hợp hình phạt, buộc bị cáo phải chấp hành 30 năm tù.

Cơ quan tố tụng cáo buộc bà Nhàn HĐXX nhận định, năm 2003, với cương vị chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã thiết lập quan hệ với ông Trần Đình Thành và ông Đinh Quốc Thái, nhằm mục đích để AIC được chỉ định tham gia đấu thầu, trúng 16 gói thầu cung cấp trang thiết bị y tế tại dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, với tổng giá trị 665 tỷ đồng.

Bà Nhàn sau đó trực tiếp đưa hối lộ và chỉ đạo Phó tổng giám đốc AIC Trần Mạnh Hà nhiều lần đưa cho các ông Trần Đình Thành và Đinh Quốc Thái mỗi người 14,5 tỷ đồng; đưa ông Phan Huy Anh Vũ 14,8 tỷ đồng và cựu Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Nai Bồ Ngọc Thu 1 tỷ đồng.

Theo HĐXX, trong vụ án, bị cáo Nhàn là người điều hành mọi hoạt động của Công ty AIC, đồng thời, chỉ đạo nhân viên “móc nối” với cán bộ thuộc sở ban ngành tại Đồng Nai thiết lập công ty “quân xanh”, “quân đỏ” để thông thầu. Ngoài ra, bà Nhàn còn chỉ đạo Hoàng Thị Thúy Nga thông đồng với công ty thẩm định giá đảm bảo cho AIC đấu thầu.

Sau khi trúng thầu, bà Nhàn tiếp tục chỉ đạo thuộc cấp chi tiền cho những người liên quan. Hành vi của bà Nhàn giúp Công ty AIC hưởng lợi trái phép hơn 140 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Nhà nước 152 tỷ đồng. Do đó, Viện kiểm sát truy tố bà Nhàn về hai tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ” là đúng. Song quá trình điều tra, bà Nhàn bỏ trốn cùng 8 người khác, số này có: Trần Mạnh Hà, Phó tổng giám đốc Công ty AIC; Đỗ Văn Sơn, nguyên kế toán trưởng AIC; Nguyễn Thị Sen, nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị y tế và môi trường....

Theo quyết định truy nã, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: 001169009999, cấp ngày 23/9/2019. Nơi thường trú: Căn hộ 1102, chung cư Pacific Place, số 83B phố Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nơi ở hiện tại: Căn hộ 1709-1710, chung cư Pacific Place, số 83B phố Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Vào tháng 8/2022, khi đang bị truy nã liên quan đến vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị khởi tố trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh.

 

Báo chí bị hạn chế tại phiên xét xử cựu Chủ tịch UBND TP Hạ Long

Hoàng Dương

https://tienphong.vn/bao-chi-bi-han-che-tai-phien-xet-xu-cuu-chu-tich-ubnd-tp-ha-long-post1527374.tpo

19/04/2023

TPO - Sáng 19/4, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Ninh mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Hồng Hà , cựu Chủ tịch UBND TP Hạ Long cùng 27 bị can có liên quan. Đây là phiên tòa được mở công khai nhưng báo chí bị hạn chế vào tham dự, dù phóng viên đã liên hệ đăng ký tham dự đưa tin theo yêu cầu trước đó.

Ngày 19/4, TAND tỉnh Quảng Ninh mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; "Nhận hối lộ" xảy ra tại Công ty CP quản lý đường sông 3.

Trong vụ án trên, bị cáo Phạm Hồng Hà, cựu Chủ tịch UBND TP Hạ Long, nguyên trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long bị truy tố về hai tội danh "Tham ô tài sản" và “Nhận hối lộ”.

Từ sáng sớm, nhiều người dân cùng phóng viên đại diện của các báo, tạp chí có mặt tại cổng TAND tỉnh Quảng Ninh để tham dự phiên tòa. Nhưng khu vực trên bị lực lượng chức năng phong tỏa cấm đường. Khi phóng viên Tiền Phong (PV) xuất trình thẻ nhà báo và đề nghị được vào bên trong tham dự phiên tòa thì bị từ chối với lý do không có trong danh sách.

Trước đó, ngày 17/4, phóng viên Tiền Phong đã có buổi làm việc trực tiếp với Chánh văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh đề nghị được tham dự phiên tòa. Vị đại diện này yêu cầu phải có giấy giới thiệu của tòa soạn mặc dù PV đã xuất trình thẻ nhà báo. Sau khi trình bày vì tòa soạn ở xa, việc xin giấy giới thiệu sẽ mất thời gian và đề nghị phía TAND tỉnh Quảng Ninh tạo điều kiện. Trong khi Luật Báo chí năm 2016 quy định rõ "Nhà báo được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo".

Chánh văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục yêu cầu phải làm đơn gửi Chánh án TAND đề nghị tham dự phiên tòa kèm theo đó là phải công chứng, chứng thực thẻ nhà báo để nộp lại cho TAND tỉnh Quảng Ninh.

PV đã làm theo đúng yêu cầu của Chánh văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh và nộp toàn bộ giấy tờ, thủ tục trên vào lúc 10h trưa cùng ngày (17/4).

Đến chiều 18/4, PV nhận được cuộc gọi từ Chánh văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh thông báo là sẽ không được tham dự phiên tòa xét xử ông Phạm Hồng Hà, cựu Chủ tịch UBND TP Hạ Long vì lý do không được “sếp” phê duyệt.

Khi PV thắc mắc vì đây không phải là phiên tòa xử kín, cũng không mang yếu tố bí mật quốc gia mà đây là một vụ án kinh tế có liên quan đến quan chức cấp huyện và được người dân cũng như dư luận quan tâm tại sao lại không được tham dự? Chánh văn phòng TAND tỉnh Quảng Ninh cười trừ và trả lời: “Cái này chị không biết, em phải đi hỏi sếp chị. Mà em yên tâm, bọn chị cũng bắc loa ngồi ngoài đường vẫn nghe được”.

Đến sáng 19/4, ngày xét xử công khai vụ án trên, đoạn đường trước TAND tỉnh Quảng Ninh bị phong tỏa, chỉ những người có trong danh sách “kín” mới được vào bên trong phiên tòa.

Không chỉ có PV báo Tiền Phong mà hàng chục PV của các báo khác cũng gặp tình cảnh tương tự. Tất cả đều phải ngồi ngoài đường để “hóng” thông tin qua chiếc loa phóng thanh lúc tịt lúc rè phát ra từ bên trong sân của TAND tỉnh Quảng Ninh.

Đây là trường hợp chưa từng có trong tiền lệ tại TAND tỉnh Quảng Ninh, việc hạn chế báo chí tác nghiệp tại một phiên tòa công khai là đi ngược lại Luật báo chí quy định.

Như Tiền Phong đã đưa tin, ngày 14/5/2022, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Phạm Hồng Hà (62 tuổi), cựu Chủ tịch UBND TP Hạ Long kiêm trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Trong quá trình điều tra, ông Phạm Hồng Hà bị thay đổi tội danh từ "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" thành tội danh "Tham ô tài sản" và "Nhận hối lộ".

Theo khoản 2, Điều 25, Luật Báo chí năm 2016 quy định về "Quyền và nghĩa vụ của nhà báo" như sau:

a) Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp;

b) Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;

c) Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;

d) Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;

đ) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;

e) Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật.

 

Hai cán bộ Cục Đăng ký đất đai - Bộ TN&MT bị bắt vì nhận hối lộ, làm sai lệch hồ sơ địa chính

Kim Anh

https://tienphong.vn/hai-can-bo-cuc-dang-ky-dat-dai-bo-tnmt-bi-bat-vi-nhan-hoi-lo-lam-sai-lech-ho-so-dia-chinh-post1527417.tpo

19/04/2023

TPO - Nhiều cán bộ liên quan đến các sai phạm về đất đai trên địa bàn huyện Bảo Lâm vừa bị khởi tố, bắt tạm giam về các hành vi nhận hối lộ và giả mạo trong công tác. Trong đó, có hai cán bộ thuộc Cục Đăng ký đất đai - Bộ TN&MT.

Ngày 18/4, Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với ông Tạ Duy Phước (39 tuổi, cán bộ Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm, thuộc Sở TN&MT tỉnh), để điều tra về hành vi “Giả mạo trong công tác”.

Lực lượng chức năng cũng đã thi hành lệnh khám xét nơi ở và nơi làm việc của bị can Tạ Duy Phước để phục vụ công tác điều tra.

Cơ quan công an bước đầu xác định, Phước đã lợi dụng chức vụ, nghề nghiệp để làm sai lệch hồ sơ đăng ký biến động cấp đổi đường giao thông và tách thửa trái quy định pháp luật.

Trước đó, Công an huyện Bảo Lâm cũng đã khởi tố, bắt tạm giam (thời hạn 3 tháng) đối với ông Lê Văn Sáng (44 tuổi, ngụ quận Hoàng Mai, TP Hà Nội), ông Đỗ Ngọc Châu (38 tuổi, ngụ huyện Thường Tín, TP Hà Nội) và ông Lương Công Vũ (38 tuổi, nguyên công chức địa chính thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm) để điều tra, làm rõ hành vi “Nhận hối lộ”.

Ông Sáng và ông Châu nguyên là Trưởng và Phó ban dữ liệu cơ sở Trung tâm Kỹ thuật - Công nghệ địa chính thuộc Cục Đăng ký đất đai - Bộ TN&MT (nay đổi thành Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai).

Qua một số tài liệu, chứng cứ thu thập được, cơ quan điều tra bước đầu xác định, khi đo vẽ để cập nhật, chỉnh lý bản đồ sử dụng và quản lý đất đai, cũng như các hồ sơ biến động ở huyện Bảo Lâm, các bị can Sáng và Châu đã câu kết với Lương Công Vũ để làm sai lệch hồ sơ địa chính, cập nhật biến động hồ sơ đất sai quy định.

Quá trình thực thi các phần việc nói trên, Sáng, Châu và Vũ được cho là đã nhận tiền hối lộ của nhiều cá nhân có đất trên địa bàn huyện Bảo Lâm.

Công an tỉnh Lâm Đồng đang phối hợp với công an huyện Bảo Lâm mở rộng điều tra vụ án để làm rõ các sai phạm cũng như trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment