Đối Thoại Điểm Tin ngày 07 tháng 04 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Trung
Quốc khẳng định sẽ có biện pháp ‘mạnh’ sau cuộc gặp Mỹ-Đài
Việt Nam sắp
điều tra TikTok vì ‘nội dung độc hại’
Việt Nam bị
cơ quan giám sát cho thuê máy bay ra cảnh báo sau vụ tranh chấp thu hồi máy bay
Stormy Daniels nói ông Trump không đáng bị đi tù vì
vụ tiền bịt miệng
Việt Nam bị cơ quan giám sát cho thuê máy bay ra cảnh báo sau vụ tranh
chấp thu hồi máy bay
Stormy Daniels nói ông Trump không đáng bị đi tù vì vụ
tiền bịt miệng
Hàng nghìn người chạy sang Thái Lan vì quân đội
Myanmar và phiến quân giao tranh
Trung Quốc điều đội tàu sân bay đến vùng ngoài khơi
Đài Loan trước cuộc họp của bà Thái ở Mỹ
Tổng thống Đài Loan thảo luận về ‘tình hình khu vực’
trước cuộc gặp với ông McCarthy
Pháp: Lại tiếp tục biểu tình chống cải cách hưu bổng
Toàn
quyền Úc thăm Việt Nam: Đôi ủng dưới chân sao ông Thưởng lại đặt lên bàn tiệc?
Đoàn
Dân biểu Quốc hội Châu Âu thăm Việt Nam, chỉ trích tình trạng nhân quyền tồi tệ
Người
Chăm bức xúc khi Ban quản lý Tháp Bà Ponagar cấm kể về văn hoá dân tộc
UBND
Xuyên Mộc trần tình về cáo buộc cưỡng chế phi pháp Tịnh thất Thiên Quang
Bộ
Ngoại giao Việt Nam nói phim tài liệu vụ rơi máy bay MH370 thiếu chính xác
Tìm
thấy thi thể bốn nạn nhân và hộp đen vụ máy bay trực thăng rơi
HRW:
Việt Nam muốn chặn tài trợ quốc tế đến các tổ chức xã hội dân sự
Báo
Hàn Quốc nói Samsung VN dùng hoá chất cấm, báo trong nước im lặng
Quy
định sẽ thu phí vào phố cổ Hội An gây "bão" trên mạng xã hội!
Phiên
xử vụ án Cienco 1 gây thất thoát gần 60 tỷ đồng tạm hoãn
Bình
Định: Kiến nghị tạm dừng thu phí BOT các đoạn đường hư hỏng
Hà
Nội: Cấm các tour du lịch đến phố cà phê “đường tàu”
Đại
sứ Trung Quốc thăm mộ tử sĩ Trung Quốc ở Bắc Giang
Đoàn
Thượng nghị sĩ Mỹ tới thăm Việt Nam, thảo luận vấn đề nhân quyền và Trung Quốc
Không
lạc quan về việc hoàn tất đàm phán bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông trong năm
nay
Mỹ
sẽ bàn giao hai tàu tuần tra loại biên cho Philippines
Đà
Lạt: xây Tượng Nữ thần Tình yêu để thúc đẩy du lịch!
Bất
thường trong rất bình thường
Ít nhất hai người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay trực thăng ở
Vịnh Hạ Long
Hàng
loạt fanpage bán hàng tại Việt Nam bị Facebook khóa
Tranh luận về dàn lãnh
đạo Việt Nam từ chức và quan hệ Việt - Mỹ - Trung
Việt
Nam - Hoa Kỳ có khả năng thành đối tác chiến lược trong năm nay?
Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao nếu Việt - Mỹ nâng cấp đối
tác chiến lược?
Cơ quan giám sát
cho thuê hàng không cảnh báo Việt Nam sau tranh chấp thu hồi máy bay
Báo quốc tế: Vụ bắt 52
cán bộ VN 'cho thấy hạn chế của chiến dịch Đốt lò
Bà Trần Lệ Xuân, người mẹ
không muốn con trai út có nếp nhăn sư tử
'Mặt xanh, mặt đỏ'
của châu Âu sẽ gặp Chủ tịch Tập Cận Bình
Toàn quyền Úc gặp tứ trụ
Việt Nam, hy vọng gì về vấn đề nhân quyền?
Gia đình kêu gọi VN trả
tự do cho ông Châu Văn Khảm nhân chuyến thăm của Toàn quyền Úc
'Chuyến bay giải cứu':
Công an nói về 'chiêu trò' của cựu lãnh đạo Cục lãnh sự
Vụ xét xử Trump:
Nước Mỹ đi xuống địa ngục, vị cựu tổng thống nói
Việt Nam: 'Rối
loạn nội bộ' làm ngưng trệ các dự án điện gió, điện mặt trời?
Đài Loan đang lâm
nguy trong 'mối tình tay ba'?
'Chuyến bay giải
cứu': Các ‘ông lớn’ ở VN nhận tiền hối lộ triệu đô?
Nguyên thủ Pháp thuyết phục chủ tịch Trung Quốc gọi điện cho tổng
thống Ukraina
Bộ Quốc
Phòng Anh : Nga tấn công trở lại và tiến đến trung tâm thành phố Bakhmut
Ukraina
Bộ Quốc
Phòng Mỹ điều tra vụ rò rỉ tài liệu mật liên quan đến Ukraina
Tàu chiến
Trung Quốc đến gần Đài Loan sau khi chủ tịch Hạ Viện Mỹ tiếp TT Thái Anh Văn
Chiến
tranh Ukraina: Tổng thống Pháp kêu gọi Trung Quốc ‘‘đưa Nga trở lại với lẽ
phải’’
Ukraina
muốn Ba Lan thành lập “liên minh” cung cấp chiến đấu cơ cho Kiev
Nga triển
khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus : Châu Âu có nên lo ?
Thế giới
theo Tập Cận Bình : Mạnh được yếu thua
Khả
năng hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ và vai trò của Hàn Quốc
Việt
Nam điều tra “toàn diện” TikTok để truy quét các “nội dung độc hại”
Đài
Loan, đấu trường thường trực của Trung Quốc và Mỹ
Putin
cáo buộc tình báo phương Tây can dự vào ‘‘một số vụ khủng bố’’ tại Nga
Cựu
nhân viên bảo vệ: Putin lo cho mạng sống của mình ‘‘một cách bệnh hoạn’’
Freedom
House: Thêm nhiều nước truy bức công dân của mình ở ngoại quốc
An
ninh mạng: Liên Âu dự tính lập ‘‘lá chắn’’ phản ứng nhanh
Pháp:
Ngày biểu tình thứ 11 chống cải tổ hưu trí
Nguồn
gốc Covid-19 : Loài lửng chó có thể là vật trung gian gây lây nhiễm sang người
Pháp
muốn củng cố vị thế ở Châu Á-Thái Bình Dương nhưng lực bất tòng tâm
(C4ISRNET) - Nga tổ chức diễn tập cứu hộ ở Bắc Cực với các quốc
gia ngoài vùng Bắc Cực. Theo Bộ Tình Trạng Khẩn Cấp Nga, cuộc diễn tập An Toàn Bắc Cực
2023 sẽ được tổ chức trên 9 khu vực thuộc vùng Bắc Cực của Nga trong hai ngày
06-07/04/2023. Điểm đáng chú ý là cuộc diễn tập này có sự tham gia của 9 quốc
gia không thuộc vùng Bắc Cực, đến từ châu Phi, Mỹ Latinh và vùng Âu-Á. Nga đang
ngày càng tìm cách hợp tác với các đối tác khác, bao gồm cả những đối tác mà
phương Tây coi là đối thủ chiến lược. Một báo cáo của Viện Bắc Cực được công bố
vào tháng trước cho thấy điện Kremlin đang tích cực khuyến khích các công ty
Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông đầu tư vào các sáng kiến ở Bắc Cực mà trước đây
có sự tham gia của các công ty phương Tây.
(NHK) –
Philippines muốn tăng cường hợp tác an ninh với Nhật – Mỹ. Chủ tịch Thượng Viện Philippines,
ông Juan Miguel Zubiri, trong chuyến công du Nhật, có cuộc trả lời
phỏng vấn đài NHK, hôm qua, 05/04. Lãnh đạo Thượng Viện Philippines cho biết
Manila mong muốn thiết lập khuôn khổ hợp tác ba bên về an ninh Mỹ - Nhật – Philippines.
(Reuters)
– Tổng thống Belarus công du Nga hai ngày. Chuyến đi diễn ra trong hai ngày,
hôm qua 05/04 và hôm nay, 06/04. Tối 06/04, lãnh đạo hai bên chủ trì cuộc
họp Hội đồng Nhà nước Tối cao của Liên minh Nga-Belarus. Hồi tuần trước,
theo người phát ngôn điện Kremlin, một nội dung của chuyến đi của tổng thống
Belarus Lukashenko là thảo luận về ‘‘kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức’’ tại
Ukraina, của tổng thống Belarus. Tuy nhiên, trong hiện tại chưa hề có thông tin
nào liên quan đến Ukraina trong những phát biểu đầu tiên của lãnh đạo hai nước.
(AP) - Cận
Đông: Chiến binh Palestine lại bắn rocket vào miền nam Israel. Loạt pháo đã được bắn vào sáng sớm
ngày 06/04/2023 sau một đêm căng thẳng tại thánh địa nhạy cảm nhất của thành
phố Jerusalem, Đền Thờ Hồi Giáo Al-Aqsa, nơi cảnh sát Israel xung đột với những
người theo đạo Hồi vẫn cố gắng ở lại qua đêm tại nơi này, bất chấp những thỏa
hiệp có từ lâu về việc quản lý khu phức hợp này.
(Reuter) -
Airbus mở thêm nhà máy lắp ráp máy bay tại Trung Quốc. Tổng giám đốc tập đoàn chế tạo máy
bay châu Âu, Guillaume Faury, hôm 06/04/2023 thông báo mở thêm một nhà máy thứ
nhì tại Hoa Lục. Thông báo được đưa ra trong khuôn khổ chyến công du Trung Quốc
của tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Cũng ông Faury xác nhận đơn đặt hàng của
Bắc Kinh mua thêm máy bay Airbus. Năm 2022, Airbus thông báo bán được 292 chiếc
cho Trung Quốc.
(Yonhap) -
NATO hoan nghênh kế hoạch để Hàn Quốc « gián tiếp cung cấp » đạn dược
cho Ukraina. Trong
cuộc họp tại Bruxelles hôm 05/04/2023 với 4 đối tác châu Á -Thái Bình Dương gồm
Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Úc, ông Jens Stoltenberg một mặt yêu cầu
Seoul cho biết rõ khả năng cung cấp đạn dược cho Ukraina, đồng thời hoan nghênh
Hàn Quốc gián tiếp thông báo « nâng cao mức sản xuất » các đầu đạn
nhằm cung cấp cho các thành viên NATO. Lãnh đạo Liên Minh Bắc Đại Tây Dương tuy
nhiên tránh đi sâu vào chi tiết, không nêu đích danh những thành viên nào trong
khối đặt mua đạn dược của Hàn Quốc
(AFP) -
Azerbaïdjan khẳng định phá vỡ một âm mưu đảo chính do Iran giật dây. Vào lúc quan hệ giữa Bakou và
Teheran đang xấu đi, hôm 06/04/2023, bộ Nội Vụ Azerbaïdjan thông báo bắt giữ 6
nghi can có liên hệ với tình báo Iran. Những người này có nhiệm vụ « đào
tạo một nhóm kháng chiến nhằm chuẩn bị một cuộc đảo chính lật đổ chính
quyền » tại Bakou, để dựng lên một chính quyền Hồi Giáo theo hệ phái Shia
như tại Iran. Tháng Giêng 2023, Bakou đã « tạm đình chỉ » các hoạt
động của sứ quán Azerbaïdjan tại Teheran. Là một đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ,
Azerbaïdjan luôn có quan hệ « phức tạp » với Iran. Azerbaïdjan là
khách hàng mua vũ khí của Israel, kẻ thù của chế độ Teheran. Bakou tố cáo Iran
yểm trợ Armenia trong xung đột tại vùng Thượng Kharabakh.
TIN
TỨC: Thứ Sáu, ngày 07 tháng 04 năm 2023
BẠO QUYỀN CSVN ÉP BUỘC THÁO
DỠ CHÙA THIÊN QUANG
Bạo
quyền tỉnh Bà Rịa vừa ra lệnh tháo dỡ chùa Thiên Quang, được xây dựng từ năm
2000, nhưng vị sư trụ trì chùa này cho biết là nếu ông chịu gia nhập hàng ngũ
Phật giáo quốc doanh thì ngôi chùa có thể được tồn tại.
Cần biết là ngôi chùa Thiên Quang tại xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc, là
một cơ sở tôn giáo độc lập được hình thành từ năm 2000. Đây là nơi sinh hoạt
cho tăng chúng ở khu vực này. Từ khi các tu sĩ ở đây quyết định đi theo Giáo
hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, một giáo hội không được bạo quyền VN công
nhận, họ bị cho là “đưa vào tầm ngắm”.
Đại đức Thích Thiên Thuận, sáng lập chùa Thiên Quang, cho biết là rất
bàng hoàng về quyết định tháo dỡ của nhà cầm quyền. Ông cho biết thêm là bạo
quyền đã đến vận động tăng chúng gia nhập hàng ngũ Phật giáo quốc doanh nhưng
các chư tăng đều từ chối vì muốn sinh hoạt độc lập. Đại đức Thích Thiên Thuận
cho biết nếu ông thuận theo yêu cầu của bạo quyền thì họ sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho ông và ngôi chùa cũng như ông sẽ được “yên ổn”.
Hôm 17/3, nhà cầm quyền huyện Xuyên Mộc phát đi thông báo về việc “đề
nghị di dời tài sản, hiện vật ra khỏi công trình” này, bao gồm cả tượng Phật và
không gian thờ tự, trong vòng 20 ngày.
Hôm 5/4, bà Tina Spicher, phó lãnh sự Đức tại thành phố Sài Gòn, đến
thăm ngôi chùa này và gặp gỡ các chư tăng ở đây. Trước đó, vào cuối năm 2021,
giới ngoại giao phương Tây, bao gồm Đức và Mỹ, đã đến thăm chùa sau khi cơ sở
này nhận được quyết định tương tự của chính quyền ký vào ngày 5/11. Sau đó, hai
cơ quan ngoại giao của Đức và Mỹ đã gửi công hàm đến nhà cầm quyền, bày tỏ sự
quan tâm của họ đối với ngôi chùa này, đồng thời kêu gọi VN tôn trọng quyền tự
do tôn giáo.
PHÁI ĐOÀN NGHỊ SĨ MỸ THẢO
LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM
Một phái đoàn gồm năm Thượng nghị sĩ và Dân biểu Mỹ sẽ tới thăm Việt Nam
và Indonesia trong hai tuần tới đây để thảo luận một loạt các vấn đề bao gồm
như nhân quyền, biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của Trung Cộng trong khu vực.
Thông cáo của Thượng nghị sĩ tiểu bang Oregon Jeff Merkley, thành viên
của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, vào hôm 5/4 cho biết mục đích của chuyến đi
lần này là để tăng cường hợp tác song phương và đa phương với các thành viên
ASEAN.
Tham gia phái đoàn là Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen, Dân biểu Pramila
Jayapal, Lloyd Doggett và Ilhan Omar. Thông cáo của ông Jeff Merkley nói rằng
Việt Nam và Indonesia là những đối tác quan trọng của Mỹ và chỉ có làm việc
cùng nhau mới có thể giải quyết các thách thức hiện nay.
Trong chuyến đi kéo dài 8 ngày, phái đoàn sẽ có 35 cuộc gặp gỡ với các
quan chức chính phủ của các tổ chức thuộc ASEAN và xã hội dân sự, cộng đồng
người Mỹ làm việc ở cả hai nước.
Tại Việt Nam đoàn sẽ tìm hiểu về di sản chiến tranh và các nỗ lực hướng
đến hòa giải, bao gồm các dự án rà phá bom mìn, xử lý dioxin, tù nhân chiến
tranh, những người mất tích trong chiến tranh, giúp đỡ các trẻ em bị ảnh hưởng
do hậu quả chiến tranh.
Đoàn cũng sẽ đi thăm vùng đồng bằng sông Mekong vốn đang bị ảnh hưởng
bởi tình trạng nước biển dâng lên, thảo luận với các sinh viên và chuyên gia về
biến đổi khí hậu.
QUY ĐỊNH THU PHÍ VÀO PHỐ CỔ
HỘI AN GÂY BÃO TRÊN MẠNG
Theo kế hoạch của VN, mọi du khách trong nước và quốc tế đến khu phố cổ
Hội An phải mua vé trước khi tiến vào. Giá vé cho khách quốc tế là 120 ngàn
đồng, khách nội địa là 80 ngàn đồng, bắt đầu từ ngày 15 tháng 5 năm 2023.
Vào ngày 5/4, ông Nguyễn Văn Sơn,
chủ tịch Hội An, tuyên bố thành phố này là di sản văn hóa thế giới thì toàn thể
khu phố là di sản chứ không riêng một di tích nào. Theo ông này thì nguồn thu
từ vé vào cửa là nhằm mục đích tu sửa di tích và cải tạo hạ tầng cơ sở. Do đó,
mọi du khách đến tham quan Hội An phải có “trách nhiệm mua vé”.
Tuy nhiên quyết định này vẫn gây bão trên mạng dư luận, với nhiều người
cho rằng phương thức tận thu này đã tạo hình ảnh xấu cho du lịch Việt Nam, vì
không ai phải trả tiền vé khi vào một thành phố cả, cho dù đó là phố cổ.
Theo báo cáo năm 2019 của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội
An cho biết là mỗi năm đơn vị đã nhận tiền từ khá nhiều dự án và chương trình
của các chính phủ và tổ chức quốc tế như quỹ Đại sứ Canada, quỹ Đại sứ Hoa kỳ,
quỹ Công chúa Hòa Lan, quỹ JICA Nhật Bản.
ĐỀ NGHỊ BA LAN LẬP LIÊN
MINH CUNG CẤP CHIẾN ĐẤU CƠ CHO UKRAINE
Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào hôm 5/4 cho biết là Ba Lan sẽ giúp thành
lập một liên minh các cường quốc phương Tây để cung cấp chiến đấu cơ cho
Ukraine.
Lời
khẳng định nói trên được đưa ra trong lúc Ba Lan xác nhận sẽ viện trợ thêm 10
chiến đấu cơ Mig-29 cho Ukraine. Phát biểu tại thủ đô Warsaw trong chuyến viếng
thăm Ba Lan, ông Zelensky khẳng định là Ba Lan đã đóng vai trò thiết yếu trong
việc thúc đẩy các nước phương Tây gửi chiến xa cho Ukraine. Ông Zelensky tin
tưởng là Ba Lan có thể đóng vai trò tương tự trong một liên minh cung cấp máy
bay cho Ukraine.
Trong khi đó, chính phủ Ba Lan cho biết sẽ viện trợ thêm 10 chiến đấu cơ
Mig cho Ukraine, ngoài 4 chiếc được cung cấp trước đó. Tổng thống Ba Lan là
người đã loan báo quyết định trên, đồng thời nhấn mạnh rằng Ba Lan sẵn sàng gửi
toàn bộ đội máy bay bao gồm 28 chiếc Mig-29 của mình cho Ukraine.
Tuy nhiên hiện chưa có thỏa thuận nào từ phía Hoa Kỳ hoặc một nước cung
cấp viện trợ quân sự lớn nào khác liên quan đến việc gửi các chiến đấu cơ F-16
của Mỹ mà Ukraine yêu cầu.
Về tình hình chiến sự, Tổng thống Zelensky đã công nhận là lực lượng
Ukraine vẫn đang bảo vệ thành phố Bakhmut ở miền đông và đang gặp khó khăn
trước các cuộc tấn công không ngừng của Nga.
Ông bác bỏ tuyên bố của Nga nói rằng đã chiếm được thành phố và khẳng
định là quân Ukraine đang ở Bakhmut. Ngay cả thủ lãnh lực lượng đánh thuê
Wagner của Nga cũng xác nhận là quân Ukraine chưa rời bỏ thành phố này.
LẠI TIẾP TỤC BIỂU TÌNH TẠI
PHÁP CHỐNG CẢI CÁCH HƯU BỔNG
Giới biểu tình tại Pháp đã gây gián đoạn giao thông tại phi trường chính
yếu của Paris và cảnh sát đã bắn hơi cay vào các thành phố khác trong đợt đình
công và biểu tình mới nhất ngày 6/4 chống lại các cải cách hưu bổng gây tranh
cãi của Tổng thống Emmanuel Macron.
Cần biết là nỗ lực nâng tuổi nghỉ hưu trong nước từ 62 lên 64 tuổi của
ông Macron đã châm ngòi cho cơn bão phẫn nộ của công chúng kéo dài hàng tháng
trời. Các cuộc đàm phán giữa giới lãnh đạo nghiệp đoàn và Thủ tướng Elisabeth
Borne đã kết thúc vào ngày 5/4 mà không có bước đột phá nào, khiến những người
biểu tình quay trở lại đường phố.
Tuy nhiên số người đình công đã giảm, đặc biệt là trong lĩnh vực giao
thông vận tải, kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng Giêng năm nay.
Khoảng 400 ngàn người đã tham gia cuộc biểu tình ở Paris vào ngày hôm qua, giảm
so với 450 ngàn người vào tuần trước đó.
Vào hôm qua, xe điện ngầm Paris hoạt động gần như bình thường, hoàn toàn
trái ngược với những ngày trước đó. Theo bộ giáo dục, chưa đến 8% giáo viên
đình công. Tuy nhiên nhà máy lọc dầu của Total-Energies khá lớn vẫn đóng cửa.
Cảnh sát đã giải tán những người biểu tình bạo động bằng hơi cay sau khi
họ đập phá một chi nhánh của ngân hàng Credit Agricole. Các chuyên gia cho rằng
bạo lực xảy ra trong các cuộc biểu tình trên toàn quốc, với hàng chục người
biểu tình và cảnh sát bị thương, đã khiến những bộ phận dân chúng ít hoạt động
hơn mất hứng thú.
Chuyển
động Quốc Phòng (31/3 – 6/4/2023)
Nhìn
lại cục diện thế giới năm 2022: Định hình trong bất định
06/04/1832:
Chiến tranh Black Hawk bắt đầu
Tập
Cận Bình đang chuẩn bị Trung Quốc cho chiến tranh
Lợi
– hại cho Việt Nam nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ
Chuyên
gia: VN nên nâng cấp quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt
Gordon
Moore, tác giả ‘Định luật Moore’, qua đời
Việt
Nam điều tra TikTok về nội dung “độc hại”07/04/2023
Môn
Văn trong nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa07/04/2023
Cái khó ở Hội An06/04/2023
Vòi bạch
tuộc hút máu dân06/04/2023
Chiến
trường Bakhmut: Cái chết được ship đến và được quan sát trên video06/04/2023
Bao
nhiêu trực thăng của hãng Bell Helicopter Textron rơi và bao nhiêu người chết?06/04/2023
Bán vé vào Hội An06/04/2023
Trả
lại môn Văn cho nhà trường phổ thông06/04/2023
Tình
hình Ukraine ngày thứ 40606/04/2023
Mấy
ý kiến việc thu tiền khách vào tham quan phố cổ Hội An06/04/2023
Tuấn
Khanh - Tư cách nào để gọi nhau là đồng bào?
Huy
Đức - Những tháo gỡ mà nền kinh tế cần
Đặng
Sơn Duân – Chờ xem Bắc Kinh sẽ làm gì ?
Lê
Xuân Nghĩa - Tôi ủng hộ Trung Quốc oánh Mỹ
Dương
Quốc Chính - Có nên thu phí du lịch ở Hội An ?
Tạ
Duy Anh - Bán vé vào Hội An
Mai
Bá Kiếm - Bao nhiêu trực thăng của hãng Bell Helicopter Textron rơi, và bao
nhiêu người chết ?
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Hiểu thế nào về quyền tự do ngôn luận? 07/04/2023
Vòi bạch tuộc hút máu dân 07/04/2023
Môn Văn trong nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa 07/04/2023
Trả lại môn Văn cho nhà trường phổ thông 07/04/2023
Đúng nhận, sai cãi 07/04/2023
Sự hối tiếc của cựu Tổng thống Bill Clinton khi đã thuyết phục
Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân 07/04/2023
“Đối tác chiến lược” không thay thế được nội trị… 06/04/2023
Đấu thầu dự án PPP và điểm nghẽn trong dự thảo Luật Đất đai (sửa
đổi) 06/04/2023
Làm cho lắm! 06/04/2023
Gã “độc cô cầu bại” cuối cùng đã chiến bại 06/04/2023
Bước ngoặt mới cho quan hệ Viêt-Mỹ? (bài 2) 05/04/2023
HRW kêu gọi Toàn quyền Australia nêu vấn đề nhân quyền với lãnh
đạo Việt Nam 05/04/2023
Thông tin mỗi ngày
·
R F I
·
Thuy
My
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Bà
Phương Hằng bị yêu cầu bồi thường hơn 88 tỷ đồng
https://zingnews.vn/ba-phuong-hang-bi-yeu-cau-boi-thuong-hon-88-ty-dong-post1419406.html
Thứ
năm, 6/4/2023 21:08 (GMT+7)
Theo
kết luận điều tra, 10 bị hại yêu cầu bà Nguyễn Phương Hằng bồi thường thiệt hại
về vật chất cũng như tổn thất tinh thần.
Ngày
6/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM hoàn tất kết luận điều tra, chuyển
hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng
Giám đốc Công ty CP Đại Nam) và 4 đồng phạm về tội Lợi dụng các quyền tự do dân
chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Ngoài
hành vi của bà Phương Hằng và đồng phạm, nội dung kết luận điều tra còn ghi nhận
những yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất cũng như tổn thất tinh thần của
các bị hại đối với cá nhân bà Nguyễn Phương Hằng.
Vợ
chồng ca sĩ Thủy Tiên - Công Vinh và ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng yêu cầu bà Phương Hằng
bồi thường 88,3 tỷ đồng.
Cụ
thể, về yêu cầu bồi thường của 10 bị hại, bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy
Tiên) và chồng là ông Lê Công Vinh yêu cầu bà Phương Hằng và đồng phạm bồi thường 30,4
tỷ đồng tiền tổn thất vật chất; 14,9 tỷ đồng tiền tổn thất về
tinh thần do các phát ngôn xúc phạm vợ chồng Thủy Tiên và Công Vinh.
Ông
Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng) yêu cầu bà Phương Hằng và đồng phạm xin lỗi
công khai và bồi thường thiệt hại về vật chất số tiền 43 tỷ đồng.
Ông
Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), nhà báo Nguyễn Đức Hiển đều không yêu
cầu bồi thường về vật chất, song hai người này yêu cầu bà Nguyễn Phương Hằng và
đồng phạm xin lỗi do các phát ngôn xúc phạm mình.
Bà
Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh) chưa yêu cầu bồi thường về vật chất, nữ ca
sĩ yêu cầu bà Phương Hằng và đồng phạm phải xin lỗi do các phát ngôn xúc phạm
cô.
Bà
Đặng Thị Hàn Ni yêu cầu bà Hằng và đồng phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy
định của pháp luật.
Bà
Đinh Thị Lan không yêu cầu bồi thường. Bà Lê Thị Giàu và bà Trương Thị Việt Hà
không yêu cầu bồi thường về vật chất nhưng có yêu cầu bà Phương Hằng và đồng phạm
xin lỗi do bài viết xúc phạm hai bà.
Theo
kết luận điều tra, bị can Nguyễn Phương Hằng thông qua các tài khoản mạng xã hội
YouTube và TikTok, tổ chức nhiều buổi phát sóng trực tiếp (livestream) qua mạng
Internet để xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng uy tín, danh dự của ông Võ Nguyễn
Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị
Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni), ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật
TP.HCM), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng Lê Công Vinh, ông
Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), bà Đinh Thị Lan.
Bị
can Nguyễn Phương Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức
năng của mạng xã hội trên Internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung
thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác, trong đó sử dụng
những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Quá
trình điều tra, bị can Nguyễn Phương Hằng khai nhận các thông tin đã phát ngôn
về các cá nhân trên là do đọc trên mạng Internet, báo chí và nằm mơ, chưa được
kiểm chứng và không có căn cứ.
Đối
với các cá nhân sử dụng kênh YouTube để chia sẻ thông tin liên quan đến Nguyễn
Phương Hằng nhằm mục đích "câu like", tăng thu nhập, CQĐT Công an
TP.HCM và các đơn vị chức năng liên quan đang xác minh, làm rõ để xử lý.
Công
an TP.HCM xác định 3 bị can Nhi, Hà, Tân đã thực hiện các nhiệm vụ: đăng tin
trên mạng xã hội Facebook về tiêu đề, thời điểm, đường dẫn đến kênh YouTube,
TikTok sẽ phát livestream; in các nội dung mà bị can Nguyễn Phương Hằng sẽ phát
ngôn, đưa cho bị can Nguyễn Phương Hằng trước các buổi livestream; chuẩn bị, sử
dụng các phương tiện, thiết bị điện tử để phục vụ livestream và phát livestream
trên các tài khoản mạng xã hội của bị can Nguyễn Phương Hằng.
3 bị
can này còn tham gia dẫn chương trình trong các buổi livestream, thông báo số
lượng người xem, đọc các bình luận trên livestream phát trực tiếp...
Đối
với bị can Đặng Anh Quân, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM xác định ông Quân đã trực
tiếp tham gia nhiều buổi livestream cùng Nguyễn Phương Hằng. Trong các buổi
livestream này, Đặng Anh Quân đã phát ngôn, bình luận, cùng tương tác với Nguyễn
Phương Hằng về những nội dung xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm
của nhiều cá nhân.
Hành
vi của Đặng Anh Quân là giúp sức tích cực cho Nguyễn Phương Hằng thực hiện hành
vi phạm tội liên tục, nhiều lần trong thời gian dài, gây bức xúc trong dư luận
xã hội, làm phức tạp tình hình trên không gian mạng, gây ảnh hưởng xấu đến tình
hình trật tự an toàn xã hội.
Thêm
hai thành viên HĐQT Eximbank xin từ nhiệm
https://zingnews.vn/them-hai-thanh-vien-hdqt-eximbank-xin-tu-nhiem-post1419312.html
Thứ
năm, 6/4/2023 16:17 (GMT+7)
Hai
thành viên HĐQT Eximbank từ nhiệm đợt này là ông Nguyễn Hiếu và ông Nguyễn
Thanh Tùng, là hai nhân sự thuộc hai nhóm cổ đông khác nhau mới được bầu vào
HĐQT Eximbank năm ngoái.
Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Eximbank (EIB)
- vừa có thông báo nhận được đơn từ nhiệm của 2 thành viên HĐQT là ông Nguyễn
Hiếu và ông Nguyễn Thanh Hùng với lý do cá nhân. Cả hai thành viên HĐQT này đều
nộp đơn xin từ nhiệm vào ngày 5/4.
Đáng
chú ý, ông Nguyễn Hiếu và ông Nguyễn Thanh Tùng là nhân sự lãnh đạo được đề cử
bởi hai nhóm cổ đông khác nhau và mới được bầu vào HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VII
(2020-2025) tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra ngày
15/2/2022.
Trong
đó, ông Nguyễn Thanh Tùng là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Bamboo
Capital, là nhân sự được đề cử bởi nhóm cổ đông lớn gồm ông Nguyễn Hồ Nam, bà
Lê Thị Mai Loan, CTCP Thắng Phương, CTCP Đầu tư và Dịch vụ Helios.
Trong
khi đó, thời điểm ông Nguyễn Hiếu tham gia HĐQT Eximbank, ông cũng là Thành
viên HĐQT Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC). Ông được đề cử bởi nhóm cổ đông
lớn gồm các quỹ Lafelle Limited, Education Management Holdings Limited, ông Trần
Công Cận và bà Ngô Thu Thúy, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Âu Lạc.
Liên
quan tới nhân sự HĐQT Eximbank, tại phiên họp cổ đông bất thường lần 2 ngày
14/2 vừa qua, các cổ đông ngân hàng này đã thống nhất bầu bổ sung 3 thành viên
HĐQT mới, bao gồm bà Lê Thị Mai Loan, ông Phạm Quang Dũng và thành viên HĐQT độc
lập ông Trần Anh Thắng.
Ở
chiều ngược lại, các cổ đông Eximbank cũng thống nhất miễn nhiệm 3 thành viên
HĐQT là bà Lê Hồng Anh và ông Đào Phong Trúc Đại và ông Võ Quang Hiển. Trong
đó, các nhân sự này từng đại diện cho nhóm cổ đông Tập đoàn Thành Công và
Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) trước khi rút vốn.
Sau
phiên họp bất thường này, HĐQT Eximbank được vận hành với 7 thành viên do bà
Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch. Với việc ông Nguyễn Hiếu và ông Nguyễn Thanh Tùng
từ nhiệm, hiện HĐQT Eximbank chỉ còn 5 thành viên.
Theo
kế hoạch, Eximbank sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 vào ngày
14/4 tới tại TP.HCM. Nội dung chính của phiên họp lần này là bàn về phương án
tăng vốn điều lệ thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu; sửa đổi, bổ sung điều lệ
ngân hàng và kế hoạch kinh doanh năm 2023...
Năm
nay, Eximbank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 13,5%, đạt 210.000 tỷ đồng vào
cuối năm. Các chỉ tiêu huy động vốn dự kiến tăng 11%, đạt 165.000 tỷ và dư nợ cấp
tín dụng (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) tăng 12,3%, dự kiến đạt 146.600
tỷ đồng.
Cuối
năm 2022, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của Eximbank là 1,8% và ngân hàng đặt mục tiêu
kiểm soát tỷ lệ này không quá 1,6% trong năm nay.
Với
các chỉ tiêu tài chính kể trên, Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm
nay ở mức 5.000 tỷ đồng, tăng gần 35%. Năm 2022, nhà băng này cũng ghi nhận
lợi nhuận trước thuế tăng ấn tượng 207% so với cùng kỳ, đạt 3.709 tỷ đồng và
vượt xa kế hoạch (2.500 tỷ).
Với
kế hoạch tăng vốn, Eximbank cho biết vốn điều lệ hiện tại của ngân hàng
là 14.814 tỷ đồng, ngân hàng dự kiến phát hành thêm 265,6 triệu cổ phiếu mới,
tương ứng tỷ lệ 18%, để nâng tổng vốn điều lệ lên gần 17.470 tỷ đồng.
Thời
gian thực hiện trong năm nay, sau khi được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Bộ
trưởng Tài chính lo hãng hàng không bị thiệt vì vé 0 đồng
https://zingnews.vn/bo-truong-tai-chinh-lo-hang-hang-khong-bi-thiet-vi-ve-0-dong-post1419202.html
Thứ
năm, 6/4/2023 16:25 (GMT+7)
Đại
biểu Quốc hội và Bộ trưởng Tài chính đều cho rằng tình trạng giá vé máy bay 0 đồng
không tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các hãng hàng không.
Liên
quan đến giá trần đối với dịch vụ hàng không, góp ý tại Hội nghị Đại biểu Quốc
hội chuyên trách sáng 6/4, đại biểu Phạm Văn Hòa (tỉnh Đồng Tháp) cho rằng cần
quy định thêm giá vé tối thiểu và tối đa. Hiện nay, có tình trạng giá vé máy
bay 0 đồng, không tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các hãng hàng không.
"Tôi được biết sắp tới còn có thêm nhà đầu tư vào hàng không", đại biểu
tiết lộ.
Đại
biểu dẫn chứng dịp nghỉ lễ 30/4, giá vé máy bay lại tăng cao do đó ông cho rằng
cần quy định mức giá trần và tối thiểu. "Lỗ lãi của doanh nghiệp vừa qua
chủ yếu do dịch bệnh. Nếu cứ lỗ thì làm gì có nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực
hàng không", vị đại biểu Quốc hội nêu quan điểm.
Cân nhắc quy định giá vé tối thiểu
Liên
quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết sẽ tiếp thu ý kiến
của Bộ Giao thông Vận tải là cần phải xác định giá trần đối với vé máy bay nội
địa để bảo vệ người tiêu dùng.
"Còn
quy định giá tối thiểu, ý kiến của đại biểu cũng là ý kiến hợp lý và Bộ sẽ báo
cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội. Bởi quy định giá tối thiểu bảo vệ
doanh nghiệp, để những doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp hoạt động được. Giá
vé máy bay 0 đồng, 200.000-500.000 đồng thì không đủ bù chi phí nhiên liệu",
Bộ trưởng nhìn nhận.
Theo
Bộ trưởng Tài chính, nếu không quy định giá tối thiểu, doanh nghiệp hàng không
chuyên nghiệp sẽ bị hàng không giá rẻ đánh bại, dẫn đến lợi nhuận độc quyền.
Phó
chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Thị Phú Hà cho biết
một số ý kiến đề nghị không quy định giá trần đối với dịch vụ tại cảng biển và
dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa, song cũng có ý kiến và đặc biệt
là Bộ Giao thông Vận tải đề nghị quy định giá trần đối với các dịch vụ này.
“Thường
trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận thấy đây là vấn đề lớn, có tác động, ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền lợi, đời sống người dân, doanh nghiệp, ngân sách Nhà
nước. Đề nghị Chính phủ đánh giá tác động cụ thể trong trường hợp bỏ giá trần
theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để có căn cứ
cho Quốc hội xem xét, quyết định”, bà Hà nêu rõ.
Quy định về giá dịch vụ y tế đang "rất mờ
ám"
Liên
quan đến vấn đề giá dịch vụ y tế trong dự thảo Luật giá (sửa đổi), đại biểu
Nguyễn Anh Trí (TP Hà Nội) cho biết trong dự thảo luật này, những quy định về
giá dịch vụ y tế "rất mờ ám hoặc gần như không có". Trong khi đó, vấn
đề liên quan đến giá rất phức tạp, là thành tố quan trọng, dễ phát sinh tiêu cực.
Nhấn
mạnh trong công tác đấu thầu, đại biểu Quốc hội cho rằng giá là đích đến của mọi
cuộc thương thảo cũng là vấn đề mà kẻ xấu hay lợi dụng tìm kẽ hở để trục lợi.
"Bởi
vậy giá dịch vụ y tế là vấn đề phức tạp hơn nhiều, bởi nó có nhiều loại hình, hạng
mục, chủng loại... với các mức giá rất khác nhau. Đơn cử như giá khám chữa bệnh
từ xa khác với khám với chữa bệnh trực tiếp, giá khám bác sĩ trong nước khác
giá khám bác sĩ nước ngoài, giá dịch vụ thường và giá cấp cứu…", vị đại biểu
dẫn chứng.
Do
vậy, ông Trí cho rằng nếu dự thảo luật này không quy định cụ thể, rõ ràng thì mọi
thiệt thòi sẽ đổ lên bệnh nhân. "Giá là một thành tố rất quan trọng nhằm hạn
chế tư nhân hóa bệnh viện công. Khoảng 200.000 đồng/giường/người bệnh được bảo
hiểm y tế chi trả khác hẳn giường dịch vụ là 2-3,2 triệu đồng", ông nói.
Do
vậy, đại biểu Trí cho rằng cần quy định cụ thể vấn đề liên quan đến giá dịch vụ
y tế vào dự thảo luật để làm cơ sở xây dựng các thông tư về giá dịch vụ y tế,
thuốc... sau này.
Về
vấn đề định giá, đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh đây là nội dung rất quan trọng,
thời gian qua có nhiều vấn đề nóng liên quan đến định giá nhưng Bộ Tài chính
"chỉ đứng ngoài cuộc" như y tế, giáo dục, kit test Covid-19, đất
đai... Các cơ quan chuyên môn phải tham gia định giá, tuy nhiên Bộ Tài chính chỉ
ở vai trò hỗ trợ.
Đại
biểu đề nghị cần có quy định để giúp Bộ Tài chính tham gia sâu hơn vào công tác
này và chịu trách nhiệm phần lớn vào định giá. "Khi nói về giá thì phải là
Bộ Tài chính chứ không thể là Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế... đặc biệt đối với
giá dịch vụ", đại biểu nhấn mạnh.
Đề
xuất không dùng tiền người dân vào quỹ bình ổn giá xăng dầu
https://zingnews.vn/de-xuat-khong-dung-tien-nguoi-dan-vao-quy-binh-on-gia-xang-dau-post1419149.html
Thứ
năm, 6/4/2023 09:38 (GMT+7)
Theo
đại biểu Quốc hội, quỹ bình ổn giá xăng dầu là tiền của người dân nhưng lại
giao doanh nghiệp quản lý, sử dụng tiền vào mục đích khác sẽ "không công bằng".
Góp
ý dự thảo Luật giá (sửa đổi) tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng
6/4, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng giá là vấn đề tác động trực tiếp,
ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp, do đó cần quy định cụ thể ngay trong luật
để đảm bảo công khai, minh bạch, hạn chế sự can thiệp của Nhà nước.
Liên
quan đến quỹ bình ổn giá, vị đại biểu cho rằng cần hạn chế mức thấp nhất vận động
người dân, doanh nghiệp tham gia vào quỹ bình ổn này.
"Quỹ
bình ổn giá là do Nhà nước trực tiếp quản lý và Nhà nước phải đầu tư từ ngân
sách để khi có sự đột biến như giá xăng dầu thời gian qua thì Nhà nước sử dụng
để can thiệp vào thị trường. Quỹ bình ổn giá là của Nhà nước mà vận động người
dân tham gia thì sẽ không hay", ông nhìn nhận.
"Quỹ
bình ổn giá xăng dầu là tiền của dân nhưng doanh nghiệp lại quản lý, sử dụng"
Về
vấn đề duy trì quỹ bình ổn giá xăng dầu, đại biểu cho rằng nên duy trì quỹ này
vì quỹ bình ổn giá xăng dầu thời gian qua đã tham gia vào thị trường, hạn chế mức
giá trần của xăng dầu.
Tuy
nhiên, hiện nay quỹ này giao cho doanh nghiệp quản lý là không hợp lý mà giao
cho Bộ Tài chính bởi quỹ bình ổn giá xăng dầu là tiền của người dân mà giao
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sử dụng tiền vào mục đích khác sẽ "không
công bằng với người dân".
Do
đó, Chính phủ cần nghiên cứu quản lý hợp hơn. Theo kinh tế thị trường không nên
có quỹ bình ổn này tuy nhiên do tình hình Việt Nam đang khó khăn về xăng dầu,
do đó đại biểu cho rằng Chính phủ phải có lộ trình và tiến tới không sử dụng quỹ
này đảm bảo giá xăng dầu được điều chỉnh hợp lý theo giá thị trường.
Tương
tự, đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cũng chỉ ra bất cập quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Theo ông, làm sao quy định rõ cơ chế quản lý làm sao để công khai minh bạch quỹ
bình ổn này và hài hòa lợi ích người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.
Thời
gian qua, đại biểu cho rằng quỹ bình ổn giá xăng dầu này có rất nhiều bất cập,
bởi đây là quỹ không dùng ngân sách Nhà nước nhưng do doanh nghiệp trích lập và
sử dụng song lại theo quyết định của cơ quan nhà nước là Bộ Công Thương.
"Bên
cạnh đó, quỹ bình ổn giá xăng dầu là tiền của dân, khi giá xăng dầu thấp thì thị
trường thấp, tức giá 10 đồng nhưng người dân phải mua 13 đồng và dùng 3 đồng
trích vào quỹ bình ổn. Nhưng khi giá tăng lên cao bù 3 đồng vào để giảm, nhưng
thực ra vẫn là tiền của dân", ông dẫn chứng.
Điều
này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp quản lý quỹ không công khai minh bạch, rõ
ràng, thậm chí doanh nghiệp cũng "kêu khổ". Theo đó, đại biểu đề nghị
xem xét kỹ, nhà nước can thiệp bằng công cụ chính sách và xây dựng kho dự trữ của
Nhà nước.
Nên duy trì quỹ bình ổn giá xăng dầu
Liên
quan đến vấn đề định giá, báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc,
dự thảo luật sẽ quy định theo hướng Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn phương pháp định
giá chung, đối với các giá chuyên ngành, phân cấp cho bộ, ngành, địa phương quản
lý, đối với các mặt hàng chuyên ngành thì do cơ quan quản lý chuyên ngành chủ
trì.
Về
quỹ bình ổn xăng dầu, Bộ trưởng Tài chính cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của các đại
biểu. Thời gian qua, quỹ bình ổn này đã phát huy hiệu quả, cần duy trì để bình ổn
giá, ổn định cuộc sống người dân. Ngoài quỹ bình ổn còn có biện pháp liên quan
đến thuế, phí...
Báo
cáo một số vấn đề lớn về Dự án Luật Giá (sửa đổi), Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài
chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Thị Phú Hà cho biết nhiều ý kiến tán thành
duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu.
Đa
số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách và Cơ quan soạn thảo cho
rằng trong điều kiện hiện nay nên duy trì quỹ bình ổn xăng dầu vì quỹ bình ổn
là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, là biện pháp kinh
tế, không phải là can thiệp hành chính.
"Trong
bối cảnh hiện nay, khi thị trường xăng dầu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn vận
hành theo quy luật thị trường, còn có sự điều hành của Nhà nước; quản lý điều
hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước vẫn thông qua giá cơ sở…", bà nói.
Trong
trường hợp vẫn giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu, Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân
sách đề nghị trong quản lý, điều hành, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, Chính
phủ cần bảo đảm tính công khai, minh bạch, hiệu quả.
Sáu
vi phạm của TikTok tại Việt Nam
Lưu Quý
https://vnexpress.net/sau-vi-pham-cua-tiktok-tai-viet-nam-4590365.html
Thứ
năm, 6/4/2023, 18:16 (GMT+7)
Sáu
vi phạm của TikTok tại Việt Nam được đánh giá đã gây ra nhiều hệ lụy với đời sống,
kinh tế, xã hội.
Thời
gian qua, TikTok vươn lên trở thành một trong
những mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam, nhưng cũng được cho là đã sử dụng
thuật toán để lan toả các trào lưu xấu.
Trong
cuộc họp chiều 6/4, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Phát thanh, truyền hình và
Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết TikTok chưa có biện
pháp kiểm soát hiệu quả nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng,
Nhà nước; tin giả; nội dung nhảm nhí, độc hại, gây nguy hiểm với trẻ em.
Thứ
hai, TikTok dùng thuật toán phân phối tự động để tạo xu hướng và phát tán nội
dung câu view, bất chấp sự phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ.
TikTok
cũng đã mở thêm mảng thương mại điện tử, dẫn đến vi phạm thứ ba là nền tảng
không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả hoạt động thương mại, kinh doanh, buôn
bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái, các loại thuốc kích dục, thực phẩm chức
năng không rõ nguồn gốc.
Với
người làm nội dung, thường được gọi là "idol", Bộ đánh giá nền tảng
chưa có biện pháp quản lý hiệu quả. "TikTok không quản lý hoạt động của
các idol, dẫn đến nhiều người có xu hướng tạo những nội dung nhảm nhí, thiếu
văn hóa, nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, thậm chí còn tạo trend để thu lời từ
những nội dung này", ông Do nói.
Ông
lấy ví dụ về một số trò thách đấu trực tuyến xuất hiện trên mạng xã hội gần
đây, trong đó "nội dung càng sốc, hở, phản cảm càng được tặng nhiều quà và
có khả năng quy đổi ra tiền. Điều đáng nói là TikTok nhận được 70% từ số tiền
thu được".
Thứ
năm, nền tảng để nội dung vi phạm bản quyền xuất hiện tràn lan. "Trước
đây, sau khi bị phản ánh, tình trạng vi phạm bản quyền ca khúc trên TikTok có
giảm. Tuy nhiên đến nay lại gia tăng vi phạm bản quyền phim", đại diện Bộ
cho biết.
TikTok
cũng bị đánh giá không có biện pháp quản lý và để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh
riêng tư, cá nhân để tung tin giả, bôi nhọ, xúc phạm người khác. "Việc tự
ý quay phim, sử dụng hình ảnh khi chưa được sự đồng ý vi phạm điều 32 và Điều
38 Bộ luật Dân sự về quyền của cá nhân đối với hình ảnh, quyền về đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình", ông Do nói.
Theo
Bộ Thông tin và Truyền thông, vi phạm không chỉ xảy ra trên TikTok, mà đang dần
lan ra một số nền tảng video ngắn khác như Reels của Facebook hay Short của
YouTube. Điều này tạo ra các hệ lụy nguy hiểm như tạo môi trường thuận lợi cho
tin giả phát tán, gây thiệt hại về kinh tế và bất ổn cho xã hội. Giới trẻ có thể
bắt chước, học theo trào lưu xấu, phản cảm, làm lệch lạc nhận thức, lối sống.
Ông
Do cho biết có tình trạng các mạng xã hội dùng thuật toán "lách" bộ
công cụ tự động rà quét, khiến việc phát hiện và xử lý vi phạm gặp khó khăn.
"Với lượng thông tin khổng lồ sản sinh mỗi ngày trên các nền tảng như
TikTok, nếu mạng xã hội đối phó, không hợp tác chủ động chặn lọc triệt để bằng
thuật toán, việc gỡ nội dung vi phạm sẽ kém hiệu quả", ông Do nói.
TikTok
chưa bình luận về các đánh giá trên. Trước đó, ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện
TikTok Việt Nam, cho biết nền tảng sẽ cập nhật Tiêu chuẩn cộng đồng vào ngày
21/4 "để luôn đảm bảo TikTok là môi trường an toàn, hòa nhập, chào đón mọi
người dùng", bên cạnh việc đầu tư vào công nghệ kiểm duyệt.
"TikTok
sẽ thực hiện xóa nội dung và tài khoản vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng. Các nhà
sáng tạo sẽ được thông báo về việc bị xóa và nhận được hướng dẫn về cách kháng
cáo. Ngoài ra, nội dung TikTok cho là không phù hợp với nhóm người dùng trên 13
tuổi sẽ không đủ điều kiện được đề xuất tại trang dành cho bạn (For You)",
ông Thanh nói.
Bộ
Thông tin và Truyền thông cho biết thời gian tới sẽ triển khai các giải pháp để
yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Bộ sẽ phối
hợp với Bộ Công thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng Cục
Thuế kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam, trong đó có việc
đánh giá về tác động, ảnh hưởng đối với cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.
Chủ
tịch quận Cẩm Lệ bị bắt
Ngọc
Trường
https://vnexpress.net/chu-tich-quan-cam-le-bi-bat-4590399.html
Thứ
năm, 6/4/2023, 19:26 (GMT+7)
ĐÀ
NẴNG Ông Hồ Văn Khoa, Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ
liên quan đến dự án nạo bùn hệ thống thoát nước.
Chiều
6/4, VKSND TP Đà Nẵng phê chuẩn lệnh bắt tạm giam ông Hồ Văn Khoa và ông Trần
Phước Mỹ, Phó phòng Quản lý đô thị UBND quận Cẩm Lệ, để điều tra về tội Nhận
hối lộ.
Nhà
chức trách cũng thực hiện lệnh khám xét nơi ở và nơi làm việc của hai bị can,
song chưa công bố thông tin.
Động
thái này được đưa ra trong quá trình mở rộng điều tra vụ án nhận gần 3 tỷ đồng của Công ty
TNHH Thy Nghĩa Hưng khi tham gia đấu thầu và thi công dự án nạo vét bùn hệ thống
cống thoát nước năm 2021 trên địa bàn quận Cẩm Lệ.
Trước
đó, ngày 8/12/2022, Công an Đà Nẵng đã bắt tạm giam ông Võ Thiên Sinh, cựu Phó
chủ tịch Thường trực UBND quận Cẩm Lệ và cấp dưới về tội Nhận hối lộ; Nguyễn
Đặng Nhất Huy, 39 tuổi, cựu phó giám đốc Công ty TNHH Thy Nghĩa Hưng, bị bắt về
tội Đưa hối lộ.
Ông
Khoa giữ chức Chủ tịch quận Cẩm Lệ từ tháng 8/2020. Hôm qua, Ban Thường vụ
Thành uỷ Đà Nẵng đã có quyết định kỷ luật khai trừ Đảng đối với ông Khoa và ông
Sinh vì vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về thực
hiện trách nhiệm nêu gương, vi phạm Luật phòng chống tham nhũng.
Theo
Thành uỷ Đà Nẵng, vi phạm của hai ông này gây hậu quả rất nghiêm trọng; gây dư
luận xấu; làm mất uy tín của bản thân, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng,
cơ quan nhà nước.
Một
phóng viên bị cáo buộc cưỡng đoạt tiền doanh nghiệp
Phạm
Dự
https://vnexpress.net/mot-phong-vien-bi-cao-buoc-cuong-doat-tien-doanh-nghiep-4590408.html
Thứ
năm, 6/4/2023, 19:02 (GMT+7)
ĐIỆN
BIÊN Nguyễn Mạnh Thắng, Phó phòng Kinh tế Nội chính báo Điện Biên Phủ, bị bắt
quả tang nhận 100 triệu đồng của hai doanh nghiệp "để không viết bài sai
phạm".
Ngày
6/4, ông Thắng, 49 tuổi, bị Công an thành phố Điện Biên Phủ tạm giữ để làm rõ
hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Theo
điều tra ban đầu, quá trình làm việc ông Thắng phát hiện hai doanh nghiệp trên
địa bàn có sai phạm nên yêu cầu đưa tiền "để không đăng tải nội dung lên
báo". Sợ bị ảnh hưởng, hai doanh nghiệp đồng ý.
Sáng
4/4, ông Thắng đang nhận hai phong bì (mỗi cái 50 triệu đồng) của doanh nghiệp
tại quán cà phê ở thành phố Điện Biên Phủ thì cảnh sát ập vào bắt quả tang. Kiểm
tra túi, cảnh sát tìm thấy 5 phong bì của các doanh nghiệp khác với tổng số tiền
là 118,5 triệu đồng.
Khám
xét chỗ ở và nơi làm việc của ông Thắng, Công an thành phố Điện Biên Phủ thu giữ
nhiều tài liệu liên quan.
Phó
giám đốc Trung tâm đăng kiểm Lâm Đồng bị bắt
Khánh
Hương – Trường Hà
https://vnexpress.net/pho-giam-doc-trung-tam-dang-kiem-lam-dong-bi-bat-4590398.html
Thứ
năm, 6/4/2023, 18:50 (GMT+7)
Ông
Phan Hoàng Vũ, Phó giám đốc trung tâm đăng kiểm Lâm Đồng, và 3 người bị cáo buộc
nhận "lót tay" rồi bỏ qua các lỗi khi đăng kiểm xe cho công ty của vợ
một thanh tra sở.
Ngày
6/4, ông Vũ và Phạm Tấn Tấn, Phó phòng Kiểm định; Hồ Tấn Phương, Huỳnh Tấn Hiệp
(đăng kiểm viên) và Phùng Văn Hồng, Thanh tra viên Sở Giao thông Vận tải bị
Công an tỉnh Lâm Đồng bắt tạm giam 3 tháng về hành vi Đưa hối lộ, Nhận
hối lộ, Môi giới hối lộ.
Trung
tâm đăng kiểm Lâm Đồng trực thuộc Sở Giao thông Vận tải. Theo điều tra ban đầu,
vợ của bị can Phùng Văn Hồng làm Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phúc - chuyên thiết
kế, cải tạo ôtô, đưa đến Trung tâm đăng kiểm 49-01S ở Đà Lạt và 49-02S ở Bảo Lộc
(chi nhánh của Trung tâm đăng kiểm Lâm Đồng) để đăng kiểm.
Mỗi
lần đem xe đến, ông Hồng kẹp 500.000 đồng vào hồ sở đưa cho đăng kiểm viên để
được bỏ qua các lỗi không nghiêm trọng.
ông
Hồng đã thiết kế và cải tạo 200 phương tiện. Trong đó, ông Hồng trực tiếp nộp
29 hồ sơ đăng ký nghiệm thu tại trung tăm đăng kiểm và chi bồi dưỡng cho đăng
kiểm viên 14,5 triệu đồng.
Theo
cơ quan điều tra, ông Hồng còn có hành vi giả chữ ký của nhân viên và vợ trong
các bản thiết kế, cải tạo xe cơ giới để gửi lên Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng
xin thẩm định, phê duyệt.
Hiện,
nhà chức trách chưa công bố hành vi sai phạm của ông Phan Hoàng Vũ. Vụ án đang
được Công an tỉnh Lâm Đồng điều tra mở rộng.
Chuỗi
cáo buộc sai phạm trong ngành đăng kiểm bắt nguồn từ giữa tháng 12/2022, khi cảnh
sát giao thông TP HCM phát hiện nhiều xe tải có sai số trong dữ liệu đăng kiểm
và vạch trần thủ đoạn phi pháp của các trung tâm. Đến cuối tháng 3, Công an TP
HCM và 32 địa phương đã khởi tố 64 vụ án, hơn 500 bị can về 7 tội danh.
Nhiều
lần giăng bẫy 'làm sổ đỏ' cho đất không giấy tờ
Ngọc
Trường
https://vnexpress.net/nhieu-lan-giang-bay-lam-so-do-cho-dat-khong-giay-to-4590384.html
Thứ
năm, 6/4/2023, 17:54 (GMT+7)
ĐÀ
NẴNG Trần Thị Thu Hạnh nhận một tỷ đồng của ông Quang để lo thủ tục cấp sổ đỏ
cho giấy không giấy tờ nhưng thực tế lại giao sổ giả.
Chiều
6/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng đã khởi tố, bắt giam Trần Thị Thu Hạnh
(28 tuổi, quê Quảng Nam) để điều tra hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm
giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu
giả của cơ quan, tổ chức.
Theo
điều tra, ông Quang ở TP Tam Kỳ (Quảng Nam) được người quen giới thiệu gặp Hạnh
để nhờ làm sổ đỏ thửa đất 100 m2 mua bằng giấy viết tay chưa được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (giấy tờ ba lá).
Tháng
1/2022, Hạnh gặp mặt ông này tại quán cà phê, giới thiệu mình là Tổng giám đốc
một công ty tư vấn và có nhiều mối quan hệ với nhiều người ở chính quyền quận
Liên Chiểu, có thể giải quyết mong muốn của ông.
Ông
Quang tin tưởng đã giao một hồ sơ đất tại khối Đà Sơn, phường Hoà Khánh Nam cho
Hạnh và đồng ý trả chi phí 400 triệu đồng "phí làm sổ". Cuối tháng
2/2022, Hạnh giao một sổ đỏ đứng tên ông Quang theo đúng địa chỉ lô đất.
Đầu
tháng 5/2022, ông Quang tiếp tục nhờ Hạnh làm giúp sổ đỏ cho lô đất 200 m2 tại
khối Quang Thành, phường Hoà Khánh Bắc. Hạnh tư vấn ông tách đôi lô đất, chi
phí lo thủ tục 580 triệu đồng. Cô ta hứa sau khi làm xong sổ đỏ sẽ bố trí cấp
lô đất khác cho ông ở đường Lê Đại Hành, quận Cẩm Lệ.
Nạn
nhân chuyển đủ tiền và tương tự lần trước, Hạnh giao hai sổ đỏ đứng tên ông và
vợ. Ông Quang sau đó mang một sổ đỏ đi thế chấp vay 480 triệu đồng.
Thấy
dễ lừa, Hạnh lại gợi ý các thửa đất này trong diện giải toả, quy hoạch, nếu ông
Quang muốn tách thành nhiều lô nhỏ để khi giải toả sẽ được cấp lô đất khác thì
sẽ "làm giúp" với phí 600 triệu đồng.
Cuối
tháng 5/2022, Hạnh gửi qua đường bưu điện cho ông Quang 4 sổ đỏ tại khối Quang
Thành (diện tích mỗi lô 50 m2), cùng hai quyết định giao đất tách lô đất 100 m2
thành hai lô 50 m2.
Hạnh
đưa cho ông Quang các quyết định giao đất diện tích 94 m2, 100 m2, 130 m2 tại
đường Lê Đại Hành và đường Nguyễn Phước Lan; đồng thời điều chỉnh tên sai thông
tin của người vợ trong các quyết định giao đất.
Ông
Quang sau đó nghi ngờ các sổ đỏ trên là giả nên đã trình báo công an. Phòng Kỹ
thuật hình sự Công an thành phố Đà Nẵng giám định tất cả các giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất Hạnh đưa cho ông Quang đều là giả.
Kiến
nghị dừng thu phí BOT Nam Bình Định do đường hỏng
Phạm
Linh
https://vnexpress.net/kien-nghi-dung-thu-phi-bot-nam-binh-dinh-do-duong-hong-4590086.html
Thứ
năm, 6/4/2023, 09:53 (GMT+7)
Khu
Quản lý đường bộ 3 vừa kiến nghị Cục Đường bộ Việt Nam tạm dừng thu phí BOT Nam
Bình Định (dự án mở rộng quốc lộ 1) đến khi khắc phục xong hư hỏng.
BOT
Nam Bình Định (thị xã An Nhơn) thuộc dự án mở rộng quốc 1, đoạn qua tỉnh Bình Định
và tỉnh Phú Yên dài hơn 40 km, theo hình thức BOT (xây dựng - khai thác - chuyển
giao).
Dự
án có tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng do Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Định
làm chủ đầu tư. Công trình thu phí từ năm 2016, thời gian thu trong hơn 25 năm
(305 tháng).
Theo
Khu Quản lý đường bộ 3, sau 8 năm khai thác, nhiều đoạn mặt đường thuộc dự án bị
bong bật, rạn nứt lớn, dồn ụ, vạch sơn tim đường bị mờ... Một số đoạn bị đọng
nước, mặt cầu đọng nhiều đất, rác gây lấp lỗ thoát nước như tại cầu Suối Lữ, Suối
Dứa, cầu Vượt.
Các
cơ quan chức năng đã làm việc trực tiếp, có nhiều văn bản đôn đốc sửa chữa
nhưng chủ đầu tư vẫn chưa khắc phục triệt để, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Năm
2018, trạm BOT Nam Bình Định bị người dân và doanh nghiệp phản ứng vì giá vé
cao, vị trí đặt trạm không hợp lý, trong khi chất lượng đường thấp, hư hỏng.
Sau đó, chủ đầu tư đã giảm giá 5.000 đồng mỗi vé cho các xe
qua trạm.
Theo
đó, mức phí xe dưới 12 ghế, dưới 2 tấn, ôtô buýt là 30.000 đồng; 45.000 đồng với
xe 12 - 30 ghế, xe tải 2-4 tấn; xe 31 ghế trở lên, ôtô tải 4-10 tấn là 70.000 đồng;
115.000 đồng với xe tải 10-18 tấn, xe container 20 feet và xe tải 18 tấn trở
lên, xe container 40 feet là 175.000 đồng.
Doanh
nghiệp lãi bao nhiêu tiền qua các chuyến bay giải cứu?
Phạm
Dự
https://vnexpress.net/doanh-nghiep-lai-bao-nhieu-tien-qua-moi-chuyen-bay-giai-cuu-4590378.html
Thứ
năm, 6/4/2023, 22:31 (GMT+7)
Bộ
Công an kết luận sau khi trừ chi phí tổ chức, doanh nghiệp lãi hàng tỷ đồng mỗi
chuyến bay giải cứu song phải trích một phần để hối lộ quan chức tại một số bộ,
ngành.
Từ
tháng 4/2020, Việt Nam bắt đầu tổ chức các chuyến bay giải cứu, chuyến bay
combo (công dân tự trả phí) đưa công dân về nước khi tình hình Covid-19 phức tạp.
Doanh nghiệp muốn tổ chức phải được sự chấp thuận của tỉnh nơi thực hiện cách
ly khi công dân về nước, Bộ Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải và
Văn phòng Chính phủ.
Theo
kết luận của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, hơn 100 doanh nghiệp được cấp
phép thực hiện chuyến bay đưa công dân hồi hương. Để có chi phí "bôi
trơn", doanh nghiệp phải nâng giá vé máy bay, "vẽ" thêm nhiều
chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch.
Cơ
quan điều tra không kết luận về chi phí cụ thể mà doanh nghiệp phải bỏ ra để
"bôi trơn". Tuy nhiên, kết luận nêu rõ nhóm bị can là công an tại Cục
Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an), thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, đã yêu cầu
doanh nghiệp chi 50-230 triệu đồng cho phần thủ tục "qua tay" họ với mỗi
chuyến bay.
Không
chỉ bị quan chức trong nước gây sức ép, doanh nghiệp còn phải chung chi cho một
số cán bộ tại đại sứ quán.
Kết
quả điều tra xác định, từ tháng 5/2020 đến tháng 1/2022, Đại sứ quán Việt Nam ở
Malaysia tổ chức 21 chuyến bay. Trong đó có 8 chuyến bay giải cứu đưa gần 1.900
người mãn hạn tù ở 19 trại về nước, cách ly tập trung ở cơ sở của quân đội.
Ông
Trần Việt Thái với cương vị là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam ở Malaysia
đã phân công hai Bí thư thứ 2 là Nguyễn Hoàng Linh và Nguyễn Lê Ngọc Anh xây dựng
kế hoạch. Sau khi khảo sát, nhóm ba cán bộ này thống nhất thu của mỗi người mãn
hạn tù 20,3 triệu đồng, ai không có hộ chiếu bị thu thêm 4,6 triệu đồng.
Đại
sứ quán sau đó thông báo mức tiền trên cho từng người mãn hạn tù, người thân của
họ và chủ lao động. Ai có nhu cầu về nước phải nộp tiền nhưng không biết được
chi vào các khoản cụ thể nào. Kết quả, nhóm bị can Thái, Linh, Lê Anh đã thu
44,6 tỷ đồng của gần 1.900 người.
Các
bị can khai dùng 33 tỷ đồng lo chi phí tổ chức 8 chuyến bay. Trong đó tiền vé
máy bay 16,5 tỷ đồng, làm hộ chiếu 1,9 tỷ đồng, phát tiền tại sân bay 5,4 tỷ đồng,
bồi dưỡng cho cán bộ tại trại chờ và chi phí xét nghiệm Covid-19 là 7,9 tỷ đồng...
Sau
khi trừ các chi phí, họ lãi 11,6 tỷ đồng. Trừ đi các khoản ăn chia tập thể, bỏ
5 tỷ đồng vào quỹ đơn vị, ông Thái được hưởng lợi 580 triệu đồng, Ngọc Anh và
Hoàng Linh mỗi người 480 triệu đồng, cơ quan điều tra cáo buộc.
Tại
Nhật Bản, Đại sứ quán Việt Nam đã tổ chức 57 chuyến bay giải cứu. Nhưng do số
người muốn về nước rất lớn, Đại sứ Vũ Hồng Nam đã gửi nhiều công điện, điện mật
về nước đề nghị Chính phủ tăng cường các chuyến bay giải cứu hoặc chuyến bay
combo.
Khi
biết chủ trương này, Lê Văn Nghĩa, Giám đốc Công ty Nhật Minh, đề nghị ông Nam
cho bán vé máy bay và đưa công dân về nước, cách ly tại khách sạn của mình ở
Khánh Hoà. Ông Nam đồng ý, ký công điện gửi tỉnh Khánh Hoà, Thanh Hoá, Thái
Nguyên xin cho công dân được cách ly tại các địa phương này.
Từ
tháng 11/2020 đến cuối tháng 9/2021, ông Nam xin được Cục Lãnh sự cấp phép 6
chuyến bay, đưa gần 1.500 công dân về nước. Việc này bị cơ quan điều tra đánh giá
là "không đúng chức năng, vượt quá thẩm quyền của Đại sứ quán".
"Giấy
phép thông hành xong", ông Nam cung cấp danh sách công dân đăng ký với Đại
sứ quán cho công ty của Nghĩa để liên hệ bán vé máy bay, khách sạn. Có chuyến
bay, Nghĩa tự bán vé combo mà không thông qua Đại sứ quán.
Kết
luận xác định, Nghĩa tham gia tổ chức 6 chuyến bay, thu lợi nhuận khoảng 18 tỷ
đồng. Anh ta hai lần đưa hối lộ 1,8 tỷ đồng cho ông Nam.
Tại
Nhật Bản, ông Nguyễn Hồng Hà, Tổng lãnh sự tại Osaka, thống nhất cùng Nguyễn Thị
Thanh Hằng, Phó giám đốc Công ty Bầu trời xanh, để tổ chức chuyến bay đưa công
dân về nước. Ông Hà sẽ chịu trách nhiệm xin Cục Lãnh sự cho tổ chức chuyến bay,
còn can Hằng lo thủ tục thuê máy bay, bán vé. Hai bên thống nhất chia đôi lợi
nhuận từ các chuyến bay.
Tháng
6/2021, ông Hà cùng Hằng tổ chức thành công 2 chuyến bay đưa 440 công dân về nước.
Công ty của Hằng lãi khoảng 3 tỷ đồng nên đã chuyển khoản cho ông Hà gần 1,5 tỷ
đồng. Hai tháng sau, bà Hằng được ông Hà xin Cục lãnh sự giúp cho tổ chức 2
chuyến bay nên "cảm ơn" 600 triệu đồng.
Tại
Angola, Đại sứ Vũ Ngọc Minh đã đồng ý giúp đỡ Đào Minh Dương, Chủ tịch Công ty
Vijasun, tổ chức một chuyến bay đưa công dân về nước. Ông Minh sẽ hỗ trợ Công
ty Vijasun xin cấp phép, đăng thông tin chuyến bay trên website và chuyển danh
sách công dân đăng ký.
Theo
thoả thuận, ông Minh sẽ lấy chi phí là 3 triệu đồng trên mỗi hành khách. Đầu
năm 2022, Vijasun tổ chức thành công chuyến bay combo đưa 298 công dân từ
Angola về nước. Trên thực tế, chuyến bay có 10 trẻ em nên ông Dương chỉ tính
288 người lớn nên đã chuyển khoản 864 triệu đồng cho ông Minh.
Bộ
Công an cho hay đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, nhà chức trách đã cấp phép
và tổ chức hơn 1.000 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân từ 62 quốc gia, vùng
lãnh thổ về nước. Riêng Bộ Ngoại giao đã đề xuất Chính phủ phê duyệt 772 chuyến
bay đưa công dân về nước, trong đó có 400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay
combo.
Sau
hơn một năm điều tra sai phạm liên quan các chuyến bay giải cứu, ngày 3/4, Cơ
quan An ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị truy tố tổng cộng 54 người về 5 tội: Đưa
hối lộ, Môi giới hối lộ, Nhận hối lộ, Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi
hành công vụ.
Cơ
quan điều tra cáo buộc 21 người của 4 bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông
Vận tải) và hai cựu phó chủ tịch UBND Hà Nội, UBND tỉnh Quảng Nam đã nhận hối lộ
tổng cộng hơn 170 tỷ đồng.
Bộ
Ngoại giao là cơ quan có nhiều người bị cáo buộc sai phạm nhất với 13 bị can.
Trong số này, 8 người ở các đại sứ quán bị đề nghị truy tố về tội Nhận
hối lộ, và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Dược
phẩm Hoa Linh: 'Vô cùng bối rối khi các nhà thuốc đòi trả hàng'
Thứ
năm, 6/4/2023, 22:31 (GMT+7)
Công
ty dược phẩm Hoa Linh cho biết nhân viên xuống tận nơi xin lỗi khách hàng, giải
thích "livestream bán dầu gội giá 11.000 đồng" chỉ là chương trình
bán hàng khuyến dùng nhưng các nhà thuốc đòi trả hàng khiến họ gặp nhiều khó
khăn.
Trả
lời Tuổi Trẻ Online ngày 6-4, đại diện Công ty dược phẩm Hoa Linh cho biết đơn vị và
nhãn hàng Nguyên Xuân triển khai bán hàng livestream trên nền tảng TikTok, và
xem đây là chương trình bán hàng khuyến dùng (là bán và tặng).
Cho nhân viên xuống tận nơi xin lỗi khách hàng
"Khi
khách hàng mua các sản phẩm dầu gội Nguyên Xuân, hoặc các combo sản phẩm dầu gội,
dầu xả của thương hiệu này với dung tích khác nhau sẽ được tặng kèm một sản phẩm
khác của công ty.
Ưu
đãi này chỉ áp dụng duy nhất một lần trong livestream diễn ra vào 21h ngày
4-4-2023 với số lượng có hạn, và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn", vị này
khẳng định.
Đại
diện Dược phẩm Hoa Linh cho biết hiện các trình dược viên của công ty đang tích
cực xuống tận nơi để giải thích, xin lỗi khách hàng, xin dán bảng giá niêm yết
giá bán lẻ của công ty rõ ràng, tìm các giải pháp khắc phục… Tuy nhiên, các nhà
thuốc đòi trả hàng khiến đơn vị gặp nhiều khó khăn.
"Đây
là lần đầu tiên doanh nghiệp triển khai bán hàng livestream trên TikTok nên còn
nhiều thiếu sót, dẫn đến những thông tin gây hiểu nhầm về giá bán. Qua sự việc
này, các nhà thuốc phản ứng, đòi trả hàng khiến chúng tôi vô cùng bối rối và gặp
nhiều khó khăn. Chúng tôi đã xin lỗi khách hàng và xin nhận trách nhiệm".
Theo
ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trong ngày 5 và 6-4, tại TP.HCM,
nhiều cửa hàng bán thuốc tỏ ra bất bình trước sự việc trên và đã chọn trả lại
hàng, ngưng bán dòng sản phẩm dầu gội Nguyên Xuân.
Theo
ông Nguyễn Hưng Thịnh - chủ một tiệm thuốc tại quận Bình Thạnh, dầu gội Nguyên
Xuân được bán với giá phổ biến từ 60.000 - 79.000 đồng chai 200ml, nhưng bộ gội
xả này không bán chạy như các sản phẩm khác của Hoa Linh là kem đánh răng Ngọc
Châu, thuốc ho Bảo Thanh... Sau sự cố trên, tiệm thuốc của ông Thịnh đang tính
toán ngưng bán sản phẩm này.
"Khách
tới thắc mắc sao livestream bán giá 11.000 và 18.000 đồng mà giá dầu gội Nguyên
Xuân tại tiệm thuốc bán đắt vậy. Chỉ một sản phẩm lệch giá, khách có thể suy ra
các sản phẩm khác cũng có vấn đề, từ đó nghi ngờ uy tín của nhà thuốc, giải
thích rất mệt", ông Thịnh cho biết.
Trong
khi đó, dù nhận được lời xin lỗi từ công ty nhưng bà Cẩm Lai, đại diện một nhà
thuốc tại quận Tân Phú, cho biết vẫn quyết định trả lại hàng.
Theo
bà Lai, sau livestream, rất nhiều khách hàng đến bày tỏ bất bình về giá bán
chênh lệch, và tố nhà thuốc "ăn dày", dù thật sự mỗi chai dầu gội
Nguyên Xuân bán ra chỉ lời vài nghìn đồng. "Chúng tôi quá bất bình nên đã
chọn trả lại hàng, và sẽ không bán sản phẩm của thương hiệu này nữa", bà
Lai bức xúc.
Sau
buổi livestream bán hàng trên, làn sóng phản ứng gay gắt từ các nhà bán lẻ, đại
lý thuốc ngày càng dữ dội. Dược phẩm Hoa
Linh đã đăng thư xin lỗi khách hàng trên trang mạng xã hội. Tuy nhiên, nhiều
người chưa "hài lòng" với lời xin lỗi này.
Nguyên
nhân của sự việc bắt đầu từ clip giới thiệu cho phiên livestream 4-4 của hot
KOL Hà Linh.
Trong
clip "nhá hàng" dầu gội Nguyên Xuân đăng tải trên TikTok, Hà Linh đã
giới thiệu dầu gội đầu xanh chỉ 18 "cành", dầu gội đầu nâu chỉ 11
"cành".
Trong
khi đó, thực tế giá bán của sản phẩm này tại các kênh phân phối chính thức của
hãng đều dao động từ 60.000 - 102.000 đồng/sản phẩm tùy kích thước.
Khởi
tố con gái tướng công an... dỏm lừa hơn 3,3 tỉ đồng
https://tuoitre.vn/khoi-to-con-gai-tuong-cong-an-dom-lua-hon-3-3-ti-dong-20230406204011206.htm
06/04/2023
19:34 GMT+7
Công
an tỉnh Hải Dương vừa khởi tố đối tượng giả danh là con gái lãnh đạo cấp tướng
trong lực lượng Công an nhân dân, thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt hơn 3,3
tỉ đồng của một người phụ nữ.
Ngày
6-4, thông tin từ Công an tỉnh Hải Dương cho biết Phòng an ninh mạng và phòng,
chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hải Dương vừa điều tra làm rõ
Lê Thị Hoài (sinh năm 1982, ở xã Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) về
hành vi giả danh lãnh đạo cấp tướng trong Công an nhân dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn
3 tỉ đồng của một phụ nữ ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Theo
tài liệu điều tra, Hoài quen biết với chị N. (sinh năm 1976, ở Tứ Kỳ, Hải
Dương) khi cùng tham gia một chương trình từ thiện. Khoảng đầu năm 2020, Hoài nảy
sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền của chị N.. Hoài nói với chị N. mẹ Hoài mất
sớm, có bố tên L. làm lãnh đạo cấp tướng trong lực lượng Công an nhân dân và bảo
chị N. kết bạn với các tài khoản mạng xã hội của ông L. để làm quen,
tâm sự.
Theo
đó, Hoài tự lập tài khoản Facebook và Zalo đăng ký bằng số điện thoại cá nhân để
kết bạn với chị N., tự giới thiệu là ông "L", quá trình nói chuyện chỉ
nhắn tin, gửi ảnh, không gọi điện trực tiếp để tránh bị chị N. phát hiện.
Khi
thấy chị N. nảy sinh tình cảm với ông "L", Hoài dùng danh nghĩa Hoài
và ông "L" nhiều lần hỏi vay tiền chị N., tổng số lần vay hơn 3 tỉ đồng.
Chị N. nhiều lần yêu cầu Hoài và ông "L" trả tiền nhưng Hoài đều tìm
lý do không trả.
Cuối
năm 2022, phát hiện người sử dụng tài khoản mạng xã hội không phải là bố của
Hoài, chị N. đã trình báo lên cơ quan công an. Sau khi vào cuộc, Phòng an ninh
mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hải
Dương đã điều tra, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của
Hoài.
Ngày
16-2-2023, Phòng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Công an tỉnh Hải Dương quyết định khởi tố vụ án hình sự "lừa đảo chiếm đoạt
tài sản" và chuyển Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương tiếp tục
điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Ngày
20-3-2023, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương đã ra quyết định khởi
tố bị can đối với Lê Thị Hoài về hành vi lừa đảo chiếm
đoạt tài sản. Tổng số tiền chiếm đoạt từ ngày 4-10-2021 đến ngày 27-9-2022 là
hơn 3,3 tỉ đồng. Hiện Hoài đang nuôi con nhỏ nên được áp dụng biện pháp ngăn chặn
cấm đi khỏi nơi cư trú.
Phó
phòng báo Điện Biên Phủ cưỡng đoạt 100 triệu của hai doanh nghiệp
06/04/2023
19:34 GMT+7
Phó
trưởng phòng kinh tế - nội chính báo Điện Biên Phủ yêu cầu hai doanh nghiệp đưa
tiền để bỏ qua sai phạm.
Ngày
6-4, Công an tỉnh Điện Biên cho biết Công an thành phố Điện Biên Phủ vừa bắt quả
tang Nguyễn Mạnh T. (49 tuổi, là phó trưởng phòng kinh tế - nội chính báo Điện
Biên Phủ) về hành vi cưỡng
đoạt tài sản.
Theo
tài liệu của cơ quan công an, trong quá trình tác nghiệp báo chí, lợi dụng việc
phát hiện hành vi sai phạm của các doanh nghiệp, Nguyễn Mạnh T. đã đe dọa, yêu
cầu các doanh nghiệp phải đưa tiền để không đăng báo về những nội dung sai phạm.
Do
lo sợ ảnh hưởng đến công việc nên hai doanh nghiệp đã đồng ý đưa tiền cho T. để
bỏ qua những sai phạm.
Ngày
4-4, khi hai doanh nghiệp đưa 100 triệu đồng cho T. tại quán cà phê Pha Đin
(thành phố Điện Biên Phủ) thì bị lực lượng chức năng phát hiện bắt quả tang.
Thu
giữ tại chỗ trong ví cầm tay của T. có 5 phong bì của các doanh nghiệp với tổng
số tiền là 118,5 triệu đồng.
Khám
xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc và trên ô tô của T., cơ quan công an thu giữ
nhiều đồ vật, tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội.
Hiện
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Điện Biên Phủ đang tiếp tục củng cố
hồ sơ để xử lý.
Bắt
thêm cán bộ quản lý thị trường ở Bình Thuận do nhận hối lộ
06/04/2023
17:08 GMT+7
Nguyễn
Hoàng Chương là thành viên đoàn liên ngành do Đội quản lý thị trường số 2 chủ
trì. Khi đi kiểm tra việc trữ đất sét, Chương đã nhận tiền từ chủ cơ sở này.
Ngày
6-4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã
khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam Nguyễn Hoàng Chương - cán bộ Đội quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản
lý thị trường tỉnh - về hành vi nhận hối lộ.
Viện
kiểm sát nhân dân huyện Hàm Thuận Nam đã phê chuẩn các quyết định trên.
Việc
khởi tố, bắt tạm giam bị can Chương trên cơ sở mở rộng điều tra vụ án đưa
và nhận hối lộ xảy
ra tại xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam từ tháng 6-2022.
Bị
can là thành viên trong đoàn liên ngành huyện Hàm Thuận Nam do Đội quản lý thị
trường số 2 chủ trì, kiểm tra việc tàng trữ đất sét tại Công ty TNHH Ngọc Mai,
Bình Thuận.
Qua
kiểm tra, đoàn liên ngành đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lập hồ
sơ hạ thấp khối lượng đất sét mà công ty tàng trữ không có nguồn gốc hợp pháp,.
Liên
quan vụ án này, trước đó Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Thuận Nam
đã khởi tố, bắt tạm giam các bị can Trần Văn Thăng (quyền đội trưởng Đội quản
lý thị trường số 2) cùng các kiểm soát viên Ngô Minh Phúc, Bùi Viết Mạnh về
hành vi nhận hối lộ.
Còn
các bị can khác gồm: Lê Văn Thanh (cựu trung úy Công an huyện), Phạm Anh Tùng
(phó chủ tịch UBND xã Tân Lập), Phạm Minh Thắng (nguyên cán bộ Đội quản lý thị
trường số 2), Nguyễn Anh Phong (cán bộ Phòng kinh tế hạ tầng huyện) và Phạm Phú
Tưởng (cán bộ Chi cục Thuế khu vực huyện) bị khởi tố và bắt tạm giam về hành vi
lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Riêng
các bị can Võ Văn Tánh, Trần Văn Quý và Đoàn Vĩnh Tân (cùng trú tại Đồng Nai) bị
khởi tố về hành vi đưa hối lộ.
Bắt
phó giám đốc Trung tâm Đăng kiểm Lâm Đồng cùng bốn đồng phạm
06/04/2023
18:02 GMT+7
Công
an tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố và tạm giam phó giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ
giới Lâm Đồng cùng bốn bị can liên quan đến hành vi đưa, nhận hối lộ và làm giả
tài liệu cơ quan nhà nước.
Chiều
6-4, Công an tỉnh Lâm Đồng đã tống đạt quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam
3 tháng đối với ông Phan Hoàng Vũ (54 tuổi, phó giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe
cơ giới Lâm Đồng) cùng bốn bị can khác về tội đưa, nhận, môi giới hối lộ và một
số sai phạm khác như làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức…
Các
bị can bị khởi tố và bắt tạm giam có bốn cán bộ, nhân viên Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Lâm Đồng,
gồm: Phan Hoàng Vũ (phó giám đốc), Phạm Tấn Tấn (phó phòng kiểm định), Hồ Tấn
Phương, Huỳnh Ngọc Hiệp (đăng kiểm viên). Ngoài ra còn Phùng Văn Hồng (Thanh
tra Sở Giao thông vận tải Lâm Đồng).
Các
bị can bị khởi tố để điều tra tội đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ và
làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức…
Nguồn
tin của Tuổi Trẻ cho hay bị can Phùng Văn Hồng có quan hệ qua
lại với lãnh đạo một công ty chuyên thiết kế, cải tạo ô tô.
Từ
năm 2018 - 2022, công ty này đã thực hiện thiết kế và hợp thức hóa việc thi
công cải tạo hàng trăm chiếc xe. Do có quan hệ làm ăn nên ông Hồng trực tiếp nộp
đăng ký nghiệm thu tại các trung tâm đăng kiểm 29 bộ hồ sơ (của công ty trên)
và trực tiếp chi bồi dưỡng cho đăng kiểm viên 14,5 triệu đồng.
Các
hồ sơ đăng kiểm được thực hiện tại các trung tâm đăng kiểm 49-01S (TP Đà Lạt)
và 49-02S (TP Bảo Lộc). Ngoài ra, ông Hồng còn làm giả chữ ký trong các bản
thuyết minh thiết kế, cải tạo xe cơ giới để gửi lên Sở Giao thông vận tải xin
thẩm định và phê duyệt.
Khai
trừ Đảng chủ tịch và phó chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ
https://tuoitre.vn/khai-tru-dang-chu-tich-va-pho-chu-tich-ubnd-quan-cam-le-20230406180343557.htm
06/04/2023
18:30 GMT+7
Chiều
tối 6-4, Thành ủy Đà Nẵng đã có thông tin báo chí liên quan đến kết quả xem
xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên. Trong đó quyết định khai trừ Đảng
đối với chủ tịch và phó chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ.
Trước
đó vào ngày 5-4, Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổ chức hội nghị xem xét, thi
hành kỷ luật đối với ông Hồ Văn Khoa - phó bí thư Quận ủy, chủ tịch UBND
quận Cẩm Lệ và ông Võ Thiên Sinh - ủy viên Ban thường vụ Quận
ủy, phó chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ.
Ban
thường vụ Thành ủy nhận thấy ông Hồ Văn Khoa và ông Võ Thiên Sinh đã vi phạm
quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về thực hiện trách
nhiệm nêu gương, vi phạm Luật phòng,
chống tham nhũng.
Đồng
thời đánh giá vi phạm của ông Khoa và ông Sinh gây hậu quả rất nghiêm trọng,
gây dư luận xấu, làm mất uy tín của bản thân, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ
chức đảng, cơ quan nhà nước.
Ban
thường vụ Thành ủy Đà Nẵng quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Khoa và ông
Sinh bằng hình thức khai trừ.
Cũng
trong chiều nay, cơ quan tố tụng đã quyết định khởi tố ông Hồ Văn Khoa.
Vào
lúc 15h45, lực lượng công an và viện kiểm sát đã
tiến hành khám xét nơi làm việc của ông Khoa ở trụ sở quận Cẩm Lệ.
Ngay
sau đó, việc khám xét tiếp tục được tiến hành ở nhà riêng của ông này trên đường
Bùi Xương Tự (quận Cẩm Lệ).
Trước
đó, Ủy ban kiểm tra Thành ủy cũng đã xem xét, kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu
vi phạm đối với Đảng ủy Trường đại học Bách khoa nhiệm kỳ 2020 - 2025 và quyết
định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Đảng ủy Trường đại học
Bách khoa nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Ủy
ban kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng đánh giá Đảng ủy trường này vi phạm quy chế làm
việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát
để nhiều cán bộ, đảng
viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước
trong thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.
Đồng
thời có quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ đối với bà Lâm Thị
Hồng Tâm (kế toán viên), ông Hoàng Quang Huy (trưởng phòng kế hoạch - tài
chính) và ông Đoàn Quang Vinh (nguyên hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa).
Đà
Nẵng: khởi tố chủ tịch quận Cẩm Lệ để điều tra tội nhận hối lộ
06/04/2023
16:06 GMT+7
Chiều
6-4, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online xác nhận cơ quan tiến hành tố tụng đã có quyết
định khởi tố ông Hồ Văn Khoa, chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng), để điều tra
về tội nhận hối lộ.
Trước
đó, Công an Đà Nẵng đã khởi tố vụ
án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với các ông:
Võ Thiên Sinh (44 tuổi), trú phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ - cựu phó chủ tịch
UBND quận Cẩm Lệ.
Võ
Thành Quý (36 tuổi), trú phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ - cựu trưởng Phòng quản
lý đô thị quận Cẩm Lệ.
Nguyễn
Đặng Nhất Huy (41 tuổi), trú phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ - cựu phó giám đốc
Công ty TNHH Thy Nghĩa Hưng.
Các
bị can bị khởi tố để điều tra về hai tội danh đưa hối lộ và nhận hối lộ liên
quan đến công tác nạo vét bùn hệ thống cống thoát nước năm 2021 trên địa bàn quận
Cẩm Lệ.
Trong
đó, ông Võ Thiên Sinh và thuộc cấp bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi
nhận hối lộ của doanh nghiệp trong gói thầu
thi công nạo vét cống thoát nước trên địa bàn quận này.
Công ty liên quan vụ án trúng nhiều gói thầu nạo vét
Theo
tìm hiểu, Công ty TNHH Thy Nghĩa Hưng (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng)
thành lập năm 2016 với nhiều ngành nghề kinh doanh. Trong đó có thoát nước, xử lý nước thải,
thi công nạo vét bùn…
Từ
khi thành lập đến nay, công ty này tham gia nhiều gói thầu tại Đà Nẵng. Trong
đó, riêng tại quận Cẩm Lệ, công ty này trúng các gói thầu như duy tu, nạo vét
bùn các tuyến mương, cống thoát nước trên địa bàn quận này năm 2022 (hơn 7,8 tỉ
đồng, bên mời thầu là Phòng quản lý đô thị quận Cẩm Lệ).
Năm
2021, công ty này cũng trúng thầu trên 8 tỉ đồng và năm 2020 trúng gói thầu
thuê dịch vụ duy tu, nạo vét các tuyến mương, cống thoát nước trên địa bàn quận
Cẩm Lệ (7,6 tỉ đồng).
Năm
2021, doanh nghiệp này còn trúng gói thầu nạo vét, khơi thông dòng chảy lạch
sông Cẩm Lệ dọc tuyến đường Thăng Long (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) với giá trị hơn
4,4 tỉ đồng.
Công
ty này cũng từng trúng một số gói thầu tại các quận huyện khác ở Đà Nẵng.
Tổng
cục Hải quan xin giảm tội cho cựu đội trưởng chống buôn lậu nhận hối lộ
06/04/2023
18:38 GMT+7
Bị
cáo Ngô Văn Thụy (cựu đội trưởng đội 3 Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải
quan) kháng cáo xin giảm nhẹ đối với hình phạt 15 năm tù về tội nhận hối lộ.
Chiều
6-4, phiên tòa phúc thẩm vụ buôn lậu xăng dầu liên
tỉnh tiếp tục phần xét hỏi.
Trước
hội đồng xét xử, bị cáo duy nhất bị xét xử tội nhận hối lộ trong vụ án là
ông Ngô Văn Thụy,
59 tuổi, cựu đội trưởng đội 3 Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan,
giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo không bị viện kiểm sát
kháng nghị.
Bị
cáo Thụy cho biết đã nộp lại toàn bộ 832 triệu đồng nhận từ bị cáo Nguyễn Hữu Tứ,
Trần Ngọc Thanh (sống như vợ chồng với Tứ) và Phan Thanh Hữu.
Tại
phiên tòa này, bị cáo Thụy bổ sung đơn đề nghị của Tổng cục Hải quan xin giảm nhẹ hình phạt cho bị
cáo; cha bị cáo là người có công với cách mạng, có huân chương kháng chiến...
Bản
thân bị cáo đi bộ đội từ năm 1982 đến năm 1990 mới chuyển ngành và một số bằng
khen, giấy khen của bị cáo trong thời gian công tác.
Bị
cáo Thụy cho rằng sau khi tiếp bị cáo Tứ và Thanh tại nhà riêng, bị cáo không
biết cả hai đã nhét phong bì vào ngăn bàn. "Bị cáo không biết, mấy ngày
sau bị cáo mới biết", bị cáo Thụy khai.
Tương
tự, đối với việc nhận hối lộ từ
bị cáo Hữu, bị cáo Thụy khai không biết Hữu nhưng có một lần Hữu vào nhà riêng
của bị cáo và biếu quà Tết. Theo bị cáo Thụy, ban đầu bị cáo không thấy tiền,
sau đó nhiều ngày mới thấy bọc ni lông có 500 triệu trong ngăn kéo bàn.
Bị
cáo Nguyễn Hữu Tứ (một đầu mối tiêu thụ xăng lậu lớn của Hữu) cho biết tại nhà
riêng của Thụy, trước khi lên lầu dùng cơm theo lời mời của Thụy thì Tứ đã đưa
tiền cho Thanh nhét vào ngăn kéo bàn mà không nói cho Thụy biết.
Bị
cáo Hữu (66 tuổi, giám đốc Công ty TNHH thương mại Phan Lê Hoàng Anh) cũng khai
nhét túi ni lông tiền vào ngăn kéo bàn nhà Thụy mà không nói cho Thụy biết.
Trước
đó, TAND tỉnh Đồng Nai xử sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo 15 năm tù về tội nhận hối
lộ.
Theo
hồ sơ vụ án, đội 3 Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan do
Thụy làm đội trưởng có chức năng kiểm tra, khám xét, bắt giữ đối với các hành
vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả tại các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà
Mau.
Qua
công tác nghiệp vụ, Thụy biết các tàu Nhật Minh do bị cáo Phan Thanh Hữu làm chủ
hay ra hải phận quốc tế mua xăng nhập lậu đưa về tỉnh Vĩnh Long tiêu thụ. Cuối
tháng 1-2021, Thụy đã chỉ đạo toàn bộ lực lượng của đội đến TP Cần Thơ để tổ chức
bắt giữ.
Vào
thời điểm trên, bị cáo Tứ biết Thụy đang chuẩn bị bắt các tàu chở xăng lậu nên
báo cho Hữu biết.
Hữu
nhờ Tứ tìm cách can thiệp. Tứ gọi điện cho một người quen ở Hải đội 3 thuộc Cục
Điều tra chống buôn lậu để xin số điện thoại của Thụy nhờ can thiệp.
Sau
đó, Thụy đã không tổ chức bắt tàu buôn lậu xăng như
kế hoạch mà chỉ đạo lực lượng rút về lại TP.HCM.
Tại
nhà riêng của Thụy, Thụy đã nhận của Tứ, Thanh tổng cộng trên 332 triệu đồng. Cụ
thể, Tứ bỏ phong bì 10.000 USD (hơn 231 triệu đồng) và cho mật khẩu một thẻ ATM
đứng tên Tứ có số tiền dư 101 triệu đồng "gọi là quà biếu".
Khi
nghe Tứ báo lại, Hữu chưa yên tâm nên đến nhà riêng của Thụy để tiếp tục
"biếu" thêm 500 triệu đồng.
No comments:
Post a Comment