Đối Thoại Điểm Tin ngày 06 tháng 04 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Trung
Quốc phản đối lãnh đạo Hạ viện Mỹ, tổng thống Đài Loan gặp nhau
Không
có tài xế? Không sao. Tắc-xi rô-bốt đang nhắm mở rộng tại San Francisco
Vụ
‘chuyến bay giải cứu’: Hàng chục quan chức nhận hối lộ hơn 180 tỷ đồng, bị đề
nghị truy tố
Mỹ
cam kết giải quyết tàn dư chiến tranh đến khi Việt Nam hết bom mìn thời chiến
Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: Hàng chục quan chức nhận hối
lộ hơn 180 tỷ đồng, bị đề nghị truy tố
Mỹ cam kết giải quyết tàn dư chiến tranh đến khi Việt
Nam hết bom mìn thời chiến
Ông Trump: Ẩn chứa sau các cáo buộc hình sự là việc
can thiệp vào hoạt động tranh cử
Ông Trump trình diện tòa án New York, tạo quang cảnh
mang tính ‘hiện tượng’
Trung Quốc điều đội tàu sân bay đến vùng ngoài khơi
Đài Loan trước cuộc họp của bà Thái ở Mỹ
Tại sao Pháp cần tăng tuổi hưu nhưng người dân phản
đối?
Trung Quốc phản đối lãnh đạo Hạ viện Mỹ, tổng thống
Đài Loan gặp nhau
Đà
Lạt: xây Tượng Nữ thần Tình yêu để thúc đẩy du lịch!
Bất
thường trong rất bình thường
Ít
nhất hai người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay trực thăng ở Vịnh Hạ Long
Hàng
loạt fanpage bán hàng tại Việt Nam bị Facebook khóa
Việt
Nam tiến hành thanh tra việc quản lý thông tin thuê bao di động
Front
Line Defenders: Nhà hoạt động Đỗ Công Đương bị giết trong năm 2022
Báo
Hàn Quốc nói Samsung VN dùng hoá chất cấm, báo trong nước im lặng
Triển
lãm tư liệu và việc kiện để lấy lại Hoàng Sa?
800
ngàn tấn bom mìn chưa nổ trên đất Việt Nam
Hai
mươi bảy dự án bất động sản tại Bình Dương gây khiếu kiện đông người
Chánh
Thanh tra tỉnh Lâm Đồng bị cáo buộc “Nhận hối lộ” trong “siêu dự án” 25.000 tỷ
đồng
Xét
xử phúc thẩm vụ buôn lậu gần 200 triệu lít xăng dầu từ Singapore về Việt Nam
Xét
xử vụ án cháy chung cư Carina khiến 13 người chết
Hà
Nam: Khởi tố và bắt giam nguyên Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
Cảnh
sát biển Đài Loan phát hiện 12 người Việt trốn trên tàu cá
Dời
chợ đêm, xây sòng bạc tại Đà Lạt: ý dân trên báo Nhà nước và thực tế!
Vụ công ty F88: Đảng “săn phù thủy” hay trấn áp “tư bản” bành
trướng vô độ?
“Đối
tác chiến lược” không thay thế được nội trị…
Đại
biểu Quốc hội: Vắc-xin COVID-19 do trong nước sản xuất bị thất bại, cần dừng
lại
'Mặt xanh, mặt đỏ'
của châu Âu sẽ gặp Chủ tịch Tập Cận Bình
Bà Trần Lệ Xuân, người mẹ
không muốn con trai út có nếp nhăn sư tử
Toàn quyền Úc gặp tứ trụ
Việt Nam, hy vọng gì về vấn đề nhân quyền?
Gia đình kêu gọi VN trả
tự do cho ông Châu Văn Khảm nhân chuyến thăm của Toàn quyền Úc
'Chuyến bay giải cứu':
Công an nói về 'chiêu trò' của cựu lãnh đạo Cục lãnh sự
Vụ xét xử Trump:
Nước Mỹ đi xuống địa ngục, vị cựu tổng thống nói
Việt Nam: 'Rối
loạn nội bộ' làm ngưng trệ các dự án điện gió, điện mặt trời?
Đài Loan đang lâm
nguy trong 'mối tình tay ba'?
Tàu chiến Trung Quốc đến gần Đài Loan sau khi chủ tịch Hạ Viện Mỹ
tiếp TT Thái Anh Văn
Putin cáo
buộc tình báo phương Tây can dự vào ‘‘một số vụ khủng bố’’ tại Nga
Tổng
thống Pháp : Trung Quốc, đối tác thiết yếu cho kinh tế châu Âu và giải quyết
xung đột Ukraina
Pháp muốn
củng cố vị thế ở Châu Á-Thái Bình Dương nhưng lực bất tòng tâm
Tổng thống Ukraina thăm đồng minh chiến lược Ba Lan
Mỹ : Bị
truy tố, Donald Trump tố cáo “một sự sỉ nhục” đối với quốc gia
Liệu Pháp
và Liên Âu có thể lay chuyển được Trung Quốc trong vấn đề Ukraina?
Pháp :
Đối thoại giữa chính phủ và nghiệp đoàn về cải cách hưu trí “thất bại”
Pháp :
Các bể nhân tạo trữ nước hút từ mạch ngầm và nguy cơ gây căng thẳng xã hội
Đẩy
mạnh hợp tác quân sự : Đòn mới Trung Quốc – Nga dọa phương Tây ?
Trung
Quốc tập trận sát Đài Loan trước cuộc gặp giữa TT Thái Anh Văn và chủ tịch Hạ
Viện Mỹ
Chip
bán dẫn : Trung Quốc đòi làm sáng tỏ các hạn chế xuất khẩu
Nhật
Bản sửa đổi luật cho phép tài trợ quân đội nước ngoài
NATO
chính thức kết nạp Phần Lan, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử
TT
Pháp Macron công du Trung Quốc để thảo luận về Ukraina và thúc đẩy quan hệ kinh
tế song phương
TP
New York tăng cường an ninh trong bối cảnh cựu tổng thống Donald Trump phải ra
trình diện tòa
Giăng
nợ, tự Trung Quốc rơi vào bẫy
Trung
Quốc cảnh báo cuộc gặp Thái-McCarthy sẽ « làm tổn hại » quan hệ Trung-Mỹ
(AFP) -
Matxcơva cho biết sẵn sàng gửi trả Ukraina trẻ em bị đưa sang Nga. Ngày 04/04/2023, bà Maria
Lvova-Belova, ủy viên phụ trách trẻ em Nga, hiện bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy
nã, đề nghị các gia đình liên lạc trực tiếp với bà vì bà khẳng định “không
được bất kỳ quan chức nào của Ukraina liên lạc” về chủ đề này. Chính
quyền Kiev cáo buộc Nga “bắt cóc” 16.000 trẻ em Ukraina kể
từ đầu cuộc xâm lược cách đây hơn 1 năm. Phía Nga khẳng định ngược lại là “đã
cứu” những em này khỏi giao tranh và đã tiến hành thủ tục để các em
đoàn tụ với gia đình. Theo một báo cáo của ủy ban này, được công bố trong buổi
họp báo, có 380 trẻ mồ côi Ukraina đã được tiếp nhận trong các gia đình ở Nga.
Những em được nhận nuôi được cấp quốc tịch Nga và vẫn giữ quốc tịch Ukraina.
(AFP) -
Taliban cấm phụ nữ làm việc cho Liên Hiệp Quốc. Từ tháng 12/2022, phụ nữ Afghanistan đã bị
cấm làm việc cho các tổ chức nhân đạo, từ ngày 05/04/2023, biện pháp này được
áp dụng với cả nhân viên nữ địa phương của phái bộ Manua. Theo số liệu của Liên
Hiệp Quốc, có khoảng 400 phụ nữ Afghanistan (trên tổng cộng 3.900 nhân viên)
làm việc cho định chế quốc tế có ở quốc gia Trung Á này. Ngày 05/04, các quan
chức của Liên Hiệp Quốc gặp chính quyền Taliban tại Kabul để được giải thích rõ
ràng hơn.
(AFP) - Tỉ
phú sáng lập tập đoàn Foxconn muốn tranh cử tổng thống Đài Loan. Ông Terry Gou muốn làm ứng viên của Quốc
Dân đảng, đảng đối lập với đảng Dân Tiến cầm quyền, trong đợt bầu người kế
nhiệm bà Thái Anh Văn, đã giữ hai nhiệm kỳ, vào tháng 01/2024. Tỉ phú 72 tuổi
giải thích về lựa chọn với báo giới ngày 05/04/2023 rằng “chiến tranh
có nguy cơ xảy ra bất kỳ lúc nào” và đảng Dân Tiến của tổng thống
Thái Anh Văn phải bị loại bỏ để “tránh chiến tranh” với
Trung Quốc. Theo ông, “giới trẻ bỏ phiếu cho đảng Dân Tiến ủng hộ Đài
Loan độc lập, ghét và bài Trung Quốc là đi ngược với lợi ích của họ”.
(AFP) -
Hội Chữ Thập Đỏ cắt giảm 1.500 việc làm trong vòng 12 tháng tới. Theo thông cáo được đăng trên trang
web của tổ chức ngày 04/04/2023, lý do là ngân sách bị giảm 430 triệu franc
Thụy Sĩ cho giai đoạn 2023 đến đầu 2024. Hội Chữ Thập Đỏ hoạt động ở hơn 100
nước trên thế giới với ngân sách hiện được ấn định là 2 tỉ đô la.
(AFP) -
Pháp có hai tỉ phú giầu nhất thế giới. Đây là sự kiện chưa từng có đối với Pháp, ông Bernard
Arnault, chủ tập đoàn LVMH và bà Françoise Bettencourt Meyers, người thừa kế
tập đoàn L’Oréal, được tạp chí Mỹ Forbes hôm 04/04/2023 lần lượt xếp là người
đàn ông và phụ nữ giầu nhất thế giới. Tài sản của tỉ phú Bernard Arnault hiện
được thẩm định là 211 tỉ đô la. Còn đối với tỉ phú Françoise Bettencourt
Meyers, đây là năm thứ ba liên tiếp, bà trở thành phụ nữ giầu nhất thế giới,
nhưng đứng thứ 11 trên bảng xếp hạng tổng thể. Năm 2023, Pháp có 43 tỉ phú,
trong đó có 7 phụ nữ.
(AFP) -
Cảnh sát Israel bắt hơn 350 người trong các vụ xô xát ở Jerusalem. Vụ việc xảy ra sáng 05/04/2023 tại đền
Al-Aqsa ở Jerusalem. Những người bị bắt giữ bị cảnh sát cáo buộc là “những kẻ
gây bạo loạn” vì “dùng vũ lực chặn đường lên núi Đền”. Những vụ ẩu đả này xảy
ra gần vào giữa mùa chay Ramadan của người Hồi Giáo, còn người Do Thái chuẩn bị
lễ Phục sinh tối 05/04, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa người Israel và
Palestine từ đầu năm nay.
(AFP) -
Trung Quốc : Cựu chủ tịch tập đoàn tài chính Nhà nước Everbright bị điều tra. Trong một thông cáo ngày 05/04/2023,
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc cho biết ông Lý
Tiểu Bằng (Li Xiaopeng) bị nghi ngờ “vi phạm kỷ luật và luật pháp
nghiêm trọng”, nhưng không nêu thêm chi tiết. Đây là cụm từ vẫn được đảng
cộng Sản Trung Quốc sử dụng để nói đến việc tham nhũng và những người bị điều
tra thường bị kết án. Cổ đông chính của công ty China Everbright là bộ Tài
Chính Trung Quốc.
(AFP) -
Nga khẳng định bắn hạ một drone của Ukraina gần nhà máy điện hạt
nhân Zaporijia. Hãng tin Nga RIA Novosti trích một quân nhân Nga cho biết, drone
bị rơi là do Ba Lan sản xuất, nặng hơn 2 kg, nhưng không cho biết ngày xảy ra
sự việc. Vụ việc được công bố vào lúc ông Rafael Grossi, giám đốc Cơ quan Năng
lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) thăm vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga vào hôm
05/04/2023 để thảo luận về vấn đề bảo đảm an ninh cho nhà máy điện hạt nhân
Zaporijia.
(AFP) -
Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary được kêu gọi sớm phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy
Điển. Ngày
04/04/2023, sau buổi lễ chính thức kết nạp Phần Lan vào NATO, ông Antony
Blinken kêu gọi hai nước thành viên cuối cùng “khẩn trương phê chuẩn
các nghị định thư” để “đón Thụy Điển vào Liên minh Bắc Đại
Tây Dương sớm nhất có thể”. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa phê chuẩn vì cáo buộc Thụy
Điển dung túng những “thành phần khủng bố” người Kurdistan.
Quốc Hội Hungary cũng nhiều lần lùi ngày phê chuẩn đơn xin của Thụy Điển.
TIN TỨC: Thứ Năm,
ngày 06 tháng 04 năm 2023
1)
FRONT LINE
DEFENDERS KHẲNG ĐỊNH TNLT ĐỖ CÔNG ĐƯƠNG BỊ GIẾT TRONG TÙ
Tổ chức
nhân quyền Front Line Defenders đưa tin nhà báo Đỗ Công Đương của VN vào danh
sách 401 người đấu tranh cho nhân quyền trên thế giới bị sát hại trong năm
2022.
Cần biết là ông Đỗ Công Đương chết mà không rõ nguyên
nhân trong nhà tù số 6, tỉnh Nghệ An, vào đầu tháng 8 năm ngoái và thi thể của
ông không được giao cho gia đình.
Tổ chức quốc tế, có trụ sở tại thủ đô Dublin của Ái
Nhĩ Lan, đã ghi tên ông Đương trong phần tưởng nhớ các nhà hoạt động nhân quyền
đã thiệt mạng trong báo cáo về tình hình nhân quyền của thế giới năm vừa qua,
công bố vào ngày 4/4.
Ông Đương sinh năm 1964 và hoàn toàn khoẻ mạnh trước
khi bị bắt giữ năm 2018 với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” và “lợi
dụng quyền tự do dân chủ”. Ông là một trong số nhiều tù nhân lương tâm chết
trong thời gian thi hành án tù trong vài năm gần đây. Những người khác được ghi
nhận là cựu giáo chức Đào Quang Thực, mục sư Đinh Diêm, ông Phan Văn Thu và
Đoàn Đình Nam.
Trong báo cáo công bố vào hôm thứ Ba, tổ chức nói trên
cho biết bạo quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp người hoạt động nhân quyền, bắt giữ
và tiếp tục cầm tù dài hạn nhiều người đấu tranh cho quyền con người. Đồng thời
xử dụng công cụ luật pháp để kiểm soát quyền truy cập thông tin và ngăn chặn
quyền tự do ngôn luận trực tuyến.
Trong khi đó vào ngày 3/4, tổ chức Giám sát Nhân quyền
cho biết hơn 160 tù nhân chính trị đang giam giữ ở Việt Nam chỉ vì thực hành
các quyền căn bản của công dân.
2) MÁY BAY TRỰC
THĂNG RƠI, 5 DU KHÁCH GẶP NẠN
Chiếc
máy bay trực thăng Bell 505 chở 5 người ngắm cảnh vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) bị
rơi lúc 18 giờ 20 phút ngày 5/4 khiến 2 tử nạn. Thông tin về chiếc máy bay gặp
nạn được người dân sống gần khu vực giáp ranh giữa Quảng Ninh và Hải Phòng phát
hiện và báo cho Đồn biên phòng Cát Bà (Bộ đội biên phòng Hải Phòng). Vị
trí máy bay rơi được xác định tại tọa độ 20 độ 51 phút 51,2 giây độ vĩ bắc -
107 độ 01 phút 13,4 độ kinh đông.
Lực
lượng tìm kiếm cứu nạn đã tìm được 2 thi thể nạn nhân (1 nam, 1 nữ)
khoảng 60 tuổi, trong đó thi thể người phụ nữ không còn nguyên vẹn.
Bay
trực thăng ngắm vịnh Hạ Long là sản phẩm du lịch cao cấp đã được phục vụ khách
quốc tế từ nhiều năm qua. Khoảng 2 năm trở lại đây, tỉnh Quảng Ninh mở rộng loại
hình du lịch bằng trực thăng cỡ nhỏ, phục vụ du khách quốc nội ngắm Vịnh Hạ
Long từ độ cao. Tuy nhiên, mức độ an toàn của loại hình này là điều du khách cần
quan tâm, nhất là trong bối cảnh Việt Nam phát phiển du lịch ồ ạt và bỏ qua mọi
yếu tố về môi trường, sức khỏe và tính mạng của con người.
3) ĐÀI LOAN
PHÁT GIÁC 12 NGƯỜI VIỆT TRỐN TRÊN TÀU CÁ
Cục hải cảnh Đài Loan vừa phát giác 12 công dân VN
trên một tàu cá ở ngoài khơi huyện Bình Đông vào tối 3/4. Theo nhận định, đây
có thể là nạn nhân của một đường dây buôn người.
Nội vụ diễn ra khi tin tức về việc phát giác 7 thi thể
người Việt trôi giạt nằm trong số 14 người vượt biên đến Đài Loan đang gây xôn
xao dư luận.
Thông tấn xã Đài Loan CNA cho biết giới chức trách
dùng radar đã xác định vị trí con tàu cách bờ biển Bình Đông khoảng 2 hải lý.
Một tàu tuần duyên của hải cảnh Đài Loan đã đến nơi vào lúc 9 giờ tối, kiểm tra
chiếc tàu cá và phát giác là có rất ít ngư cụ trên tàu. Một cuộc tìm kiếm kỹ
lưỡng hơn đã phát giác 9 người đàn ông và 3 phụ nữ dưới hầm tàu, tất cả đều là
người Việt.
Hải cảnh Đài Loan huy động thêm hai tàu nữa để hộ tống
tàu cá vào cảng Fangliao. Các công tố viên sẽ tiếp tục điều tra để xác định
đường dây buôn người được cho là đứng sau hành trình của những người Việt Nam.
4) TRUNG CỘNG ĐIỀU ĐỘNG MẪU HẠM ĐẾN
EO BIỂN ĐÀI LOAN ĐỂ ĐE DỌA
Bộ quốc
phòng Đài Loan vào hôm thứ Tư 5/4 cho biết một hải đội Trung Cộng, cầm đầu là
hàng không mẫu hạm Sơn Đông, đang kéo đến vùng biển ở đông nam đảo quốc này,
cùng ngày với Tổng thống Thái Anh Văn gặp gỡ chủ tịch hạ viện Hoa Kỳ Kevin
McCathy ở Los Angeles.
Bộ quốc phòng Đài Loan cho biết các chiến hạm Trung
Cộng đã đi qua kênh Ba Sĩ ngăn cách Đài Loan với Philippines, và sau đó đi vào
vùng biển phía đông nam Đài Loan. Bộ này cho biết các chiến hạm này đang đi
huấn luyện ở tây Thái Bình Dương. Lực lượng hải quân và không quân Đài Loan
đang theo dõi chặt chẽ hải đội Trung Cộng.
Trong khi đó Trung Cộng tiếp tục điều động chiến đấu
cơ và chiến hạm xâm phạm vùng biển và không phận xung quanh Đài Loan. Ngoài
việc gây ra mối đe dọa đáng kể đối với an ninh quốc gia của Đài Loan, hành động
này còn phá hoại hiện trạng an ninh và ổn định khu vực. Bộ quốc phòng Đài Loan
nhấn mạnh những hành động như vậy hoàn toàn không phải là hành động của một
quốc gia hiện đại có trách nhiệm.
Bộ này cung cấp hai bức hình, một ảnh đen trắng không
rõ nét, chụp chiếc mẫu hạm Sơn Đông từ trên không, và bức còn lại của một thủy
thủ Đài Loan đang nhìn vào tàu Sơn Đông và một con tàu không xác định khác ở
đằng xa.
Trung Cộng hiện chưa đưa ra bình luận nào về hải đội
Sơn Đông xuất hiện trùng với thời điểm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang đến
Bắc Kinh. Vào tháng 3 năm ngoái, tàu Sơn Đông đã đi qua eo biển Đài Loan, chỉ
vài giờ trước khi hai tổng thống Trung Cộng và Hoa Kỳ chuẩn bị đàm thoại.
Quân đội Đài Loan sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình
hình eo biển Đài Loan, giữ vững nguyên tắc “không leo thang xung đột, không gây
tranh chấp” để đối phó với mọi thách thức.
Tập
Cận Bình đang chuẩn bị Trung Quốc cho chiến tranh
Lợi
– hại cho Việt Nam nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ
Chuyên
gia: VN nên nâng cấp quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt
Gordon
Moore, tác giả ‘Định luật Moore’, qua đời
Tập
ở Moscow, Kishida ở Kyiv: Trung – Nhật tăng cường cạnh tranh ngoại giao
Thái
Kỳ: Biểu tượng quyền lực mới tại Trung Quốc
02/04/1805:
Ngày sinh Hans Christian Andersen
Bao
nhiêu trực thăng của hãng Bell Helicopter Textron rơi và bao nhiêu người chết?06/04/2023
Bán vé vào Hội An06/04/2023
Trả
lại môn Văn cho nhà trường phổ thông06/04/2023
Tình
hình Ukraine ngày thứ 40606/04/2023
Mấy
ý kiến việc thu tiền khách vào tham quan phố cổ Hội An06/04/2023
Gã
“độc cô cầu bại” cuối cùng đã chiến bại06/04/2023
Chuyện buồn cười!06/04/2023
Lại
rộ lên chuyện giải cứu đồng bào bị kẹt05/04/2023
Phan
Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 406, 05-04-2023
Phúc
Lai - Nhận xét về tin tức hóng được từ cuộc xâm lược Ukraine của Putox ngày
05/04/2023
Lê
Quang - Citypass cho Hội An ?
Nguyễn
Hồng Lam - Hội An, Stop!
Lê
Nguyễn - Lại rộ lên chuyện giải cứu đồng bào Việt kẹt !
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
“Đối tác chiến lược” không thay
thế được nội trị… 06/04/2023
Đấu thầu dự án PPP và điểm
nghẽn trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) 06/04/2023
Làm cho lắm! 06/04/2023
Gã “độc cô cầu bại” cuối cùng
đã chiến bại 06/04/2023
Bước ngoặt mới cho quan hệ
Viêt-Mỹ? (bài 2) 05/04/2023
HRW kêu gọi Toàn quyền
Australia nêu vấn đề nhân quyền với lãnh đạo Việt Nam 05/04/2023
Ai đã khiến các bệnh viện “chết
lâm sang”? 05/04/2023
Toà án Nga, từ đổi mới quay
ngược về thời vô pháp Liên Xô 05/04/2023
Hồng Vệ binh mới! 04/04/2023
Góp ý Dự thảo Luật Đất đai sửa
đổi: Một số điểm cần lưu ý trong Dự thảo Luật Đất đai 2023 04/04/2023
Thông tin mỗi ngày
·
R F I
·
Thuy
My
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Tiền 'bôi trơn' hàng trăm chuyến bay giải
cứu đã qua những đâu?
Phạm Dự
https://vnexpress.net/tien-boi-tron-hon-1-000-chuyen-bay-giai-cuu-da-qua-nhung-dau-4589623.html
Thứ tư, 5/4/2023, 16:20 (GMT+7)
Bộ Công an xác định để thực hiện các chuyến bay giải cứu,
hơn 100 doanh nghiệp đã chi tiền bôi trơn trên 170 tỷ đồng cho 21 cán bộ của 5
bộ, địa phương để được "qua cửa".
Tháng 3/2020, khi tình hình Covid-19 phức tạp, Việt
Nam tổ chức giải cứu 30 công dân đầu tiên từ Vũ Hán, Trung Quốc, về nước. Với
phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau", Chính phủ cho phép thực
hiện các chuyến bay giải cứu đưa công dân hồi hương, người dân chỉ phải trả tiền
vé máy bay, không mất chi phí cách ly.
Nhưng cơ sở cách ly của quân đội ngày càng quá tải,
Chính phủ chấp thuận phương án cùng lúc thực hiện chuyến bay giải cứu và chuyến
bay combo (người dân tự nguyện trả phí toàn bộ gồm vé máy bay, tiền cách
ly...).
Nhiệm vụ này được giao cho tổ công tác 5 Bộ: Ngoại
giao, Y tế, Giao thông Vận tải, Công an, Quốc phòng. Với chuyến bay combo còn
có thêm sự tham gia của Văn phòng Chính phủ, cơ quan đại diện ngoại giao Việt
Nam ở nước ngoài, UBND các tỉnh, thành phố.
Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay combo phải
xin chủ trương của UBND cấp tỉnh, thành phố - nơi thực hiện cách ly công dân về
nước. Khi được cấp tỉnh đồng ý tiếp nhận cách ly, doanh nghiệp gửi hồ sơ về Cục
Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để đơn vị này tổng hợp, lấy ý kiến tổ công tác 5 bộ.
Có ý kiến của tổ công tác liên bộ, Bộ Ngoại giao trình
lãnh đạo Chính phủ thông qua Văn phòng Chính phủ để phê duyệt chuyến bay. Doanh
nghiệp nào qua các bước này sẽ được triển khai thực hiện.
Từ đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, nhà chức trách
đã cấp phép và tổ chức hơn 1.000 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân từ 62 quốc
gia, vùng lãnh thổ về nước. Riêng Bộ Ngoại giao đã đề xuất Chính phủ phê duyệt
772 chuyến bay đưa công dân về nước, trong đó có 400 chuyến bay giải cứu, 372
chuyến bay combo. Việc tổ chức các chuyến bay cứu hộ này là "chủ trương
nhân đạo, sự quan tâm về bảo hộ công dân" của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an
cho hay.
Theo kết luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra (Bộ
Công an), khi triển khai các chuyến bay có sự chồng chéo, không rõ ràng về thẩm
quyền giữa các bộ, ngành. Một số cán bộ có thẩm quyền đã lợi dụng việc này để
nhũng nhiễu, tạo cơ chế xin - cho. Điều này buộc doanh nghiệp phải nâng giá vé
máy bay và các chi phí phát sinh khác để có tiền "bôi trơn, đưa hối lộ".
Cơ quan điều tra phát hiện doanh nghiệp bị làm khó bởi
một số cá nhân ở Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Giao thông vận tải, Y tế,
Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an và các địa phương như Hà Nội, Quảng Nam.
Nhà chức trách cũng phát hiện dấu hiệu nhận hối lộ xảy ra tại quân đội nên tách
hành vi, chuyển hồ sơ để Bộ Quốc phòng xử lý theo thẩm quyền.
UBND tỉnh, thành phố là nơi đầu tiên doanh nghiệp phải
xin chủ trương về cách ly y tế, đây là yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ cấp phép
chuyến bay. Thiếu giấy chấp thuận cho cách ly của địa phương, doanh nghiệp sẽ
không thể hoàn tất hồ sơ. Cơ quan An ninh điều tra đã phát hiện tiêu cực trong
cấp giấy này tại Hà Nội và Quảng Nam.
Cụ thể, bị can Chử
Xuân Dũng khi đương chức Phó Chủ tịch UBND Hà Nội, từ tháng 4 đến
12/2021, đã ký 66 văn bản đồng ý cho 16 công ty được đưa người từ nước ngoài về
cách ly. Với trọng trách này, ông Dũng đã 9 lần nhận 2 tỷ đồng để ký chấp thuận
cho cách ly với 4 công ty.
Phó Chủ tịch UBND Quảng Nam Trần
Văn Tân đã thay mặt lãnh đạo tỉnh ký chấp thuận cho công dân trên chuyến
bay giải cứu được cách ly trên địa bàn. Khi thực hiện nhiệm vụ, ông Tân bị cáo
buộc nhận 5 tỷ đồng của hai lãnh đạo Công ty Bầu Trời Xanh (hiện là bị can
trong vụ án).
Bộ Ngoại giao được xem là cơ quan quan trọng nhất với
nhiệm vụ tham mưu, cấp phép chuyến bay. Kết quả sau hơn một năm điều tra cho thấy
đây là đơn vị có nhiều cán bộ sai phạm nhất trong vụ án này, khi tới 13 người bị
đề nghị truy tố về hành vi Nhận hối lộ và Lợi dụng chức
vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo cáo buộc của công an, một số cán bộ ở Bộ Ngoại
giao đã tạo thành "nhóm lợi ích", nhũng nhiễu doanh nghiệp để buộc
chi tiền. Cục trưởng Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan "chỉ chọn các doanh nghiệp
do cấp trên chỉ định xuống, người quen nhờ hoặc đã chi tiền". Bà Lan còn
hướng dẫn các doanh nghiệp mượn nhiều pháp nhân khác nhau để được cấp nhiều
chuyến bay. Doanh nghiệp nào chưa "bôi trơn" sẽ bị gây khó dễ bằng
nhiều cách.
Cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài được giao
tập hợp danh sách công dân có nhu cầu về nước và doanh nghiệp muốn thực hiện
chuyến bay. Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) chỉ ra tại Nhật Bản, Angola,
Đại sứ và Tổng lãnh sự đã yêu cầu doanh nghiệp phải chia lợi nhuận hoặc chi tiền
bồi dưỡng căn cứ số lượng công dân về trên các chuyến bay.
Trong 13 bị can là cựu cán bộ của Bộ Ngoại giao, 4 người
bị cáo buộc lợi dụng chức vụ để hưởng lợi cá nhân, tổng cộng 1,76 tỷ đồng; 9
người nhận hối lộ tổng cộng 80 tỷ đồng. Ở nhóm nhận hối lộ, cựu thứ trưởng Tô
Anh Dũng bị cáo buộc 21,5 tỷ đồng, bà Lan nhận 25 tỷ đồng, cựu thứ trưởng Vũ Hồng
Nam 1,8 tỷ đồng, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Osaka Nhật Bản Nguyễn Hồng Hà 2 tỷ đồng...
Tổng tiền các bị can nhận hối lộ tại 4 bộ và địa
phươngNguồn: Kết luận điều traBộ Ngoại giaoBộ Công anBộ Y tếBộ Giao thông Vận tảiĐịa
phươngVnExpress
Theo kết luận điều tra, để được cấp phép thực hiện, hồ
sơ của chuyến bay phải qua Văn phòng Chính phủ, nơi tập hợp tham mưu để phê duyệt.
Từ tháng 4/2020, khi đề xuất duyệt 162 chuyến bay, bốn cán bộ của Văn phòng
Chính phủ đã nhận 14,6 tỷ đồng tiền hối lộ của doanh nghiệp.
Trong đó, ông Nguyễn Quang Linh, cựu trợ lý của một
phó thủ tướng, đã 5 lần nhận 4,2 tỷ đồng để giúp đỡ Công ty Lữ Hành Việt, ATA
và Investco được duyệt 26 chuyến bay. Ông Linh đã nộp lại 4,4 tỷ đồng khắc phục
hậu quả. Do ông khai đưa một phần tiền nhận hối lộ cho người khác nên cơ quan
điều tra tách xử lý ở giai đoạn sau của vụ án này.
Ngoài các đơn vị trên, 3 cán bộ ở Cục Quản lý xuất nhập
cảnh (Bộ Công an) cũng bị cáo buộc nhận 44,2 tỷ đồng. Trong đó, cựu Cục phó Trần
Văn Dự nhận 7,6 tỷ đồng, cựu Phó Phòng tham mưu Vũ Anh Tuấn nhận 27,3 tỷ đồng,
cán bộ Vũ Sỹ Cường 9,3 tỷ đồng.
Bộ Y tế được giao nhiệm vụ phê duyệt hoặc từ chối đề
xuất của Bộ Ngoại giao về tần suất, số lượng chuyến bay, phù hợp với tình hình
dịch bệnh. Theo cáo buộc, lúc thẩm định, Phạm Trung Kiên (thư ký của một thứ
trưởng) đã yêu cầu doanh nghiệp chi ít nhất 50 triệu đồng một chuyến bay combo
hoặc 500.000 đến 2 triệu đồng một hành khách. Ông Kiên đã 251 lần nhận tiền của
19 cá nhân, doanh nghiệp, tổng cộng 42,6 tỷ đồng.
Người còn lại tại Bộ Y tế bị đề nghị truy tố trong vụ
án là ông Bùi Huy Hoàng, cựu chuyên viên Cục Y tế dự phòng. Ông Hoàng bị cáo buộc
vì động cơ vụ lợi đã làm trung gian môi giới hối lộ 3,3 tỷ đồng và được hưởng lợi
670 triệu đồng. Như vậy, hai người ở Bộ Y tế bị cáo buộc đã nhận và môi giới hối
lộ 45,2 tỷ đồng.
Tại Bộ Giao thông Vận tải, Cơ quan An ninh điều tra
xác định, vì động cơ vụ lợi, bị can Ngô Quang Tuấn khi là chuyên viên Vụ Hợp
tác quốc tế đã nhận hối lộ 1,7 tỷ đồng để ưu ái doanh nghiệp. Bị can Vũ Hồng
Quang, cựu Phó phòng Vận tải thuộc Cục Hàng không Việt Nam, đã nhận hối lộ 1,9
tỷ đồng để đề xuất cấp phép bay vượt quá số lượng người được phê duyệt.
Trong đại án này, cơ quan điều tra cáo buộc 21 người của
4 bộ và hai địa phương đã nhận hối lộ tổng cộng hơn 170 tỷ đồng. Tất cả hiện bị
đề nghị truy tố về các tội Nhận hối lộ và Lợi dụng chức
vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Hơn 100 doanh nghiệp được cấp phép thực hiện chuyến
bay đưa công dân hồi hương. Nhưng thực tế chỉ 20 doanh nghiệp thực sự triển
khai, số còn lại là cho mượn pháp nhân hoặc đứng ra xin cấp phép sau đó bán quyền
được tổ chức các chuyến bay cho doanh nghiệp khác thực hiện.
Song song với việc xin cấp phép, doanh nghiệp phải ký
hợp đồng đặt cọc tiền thuê máy bay với hãng hàng không, ký hợp đồng thuê khách
sạn... Nếu không xin được "giấy phép", doanh nghiệp sẽ thiệt hại lớn
về kinh tế nên dùng nhiều cách để làm bằng được.
Theo kết luận điều tra, để có chi phí "bôi
trơn", doanh nghiệp phải nâng giá vé máy bay, "vẽ" thêm nhiều
chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch. Kết luận điều
tra không thể hiện thông tin về chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện
chuyến bay. Tuy nhiên, cơ quan công an chỉ rõ nhóm bị can là công an tại Cục Quản
lý Xuất nhập cảnh, thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, đã yêu cầu doanh nghiệp chi
50-230 triệu đồng cho phần thủ tục "qua tay" họ với mỗi chuyến bay.
Trong 54 người bị cáo buộc có sai phạm trong vụ án, 21
người là chủ doanh nghiệp, đại diện cho nhóm 20 doanh nghiệp thực hiện các chuyến
bay với cách chung là lợi dụng quan hệ hoặc thông qua trung gian đưa hối lộ.
Minh chứng cho việc này là tại Công ty Bầu Trời Xanh,
bị can Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng khai quá trình xin thực hiện 109
chuyến bay và chủ trương cách ly y tế đã chi 38,5 tỷ đồng để hối lộ quan chức
có thẩm quyền. Công ty An Bình để thực hiện 66 chuyến bay cũng phải chi 34,6 tỷ
đồng.
Bị can Võ Thị Hồng, giám đốc Công ty Minh Ngọc, khai
đã chi 3,3 tỷ đồng cho chuyên viên Hoàng hối lộ giúp các cá nhân trong tổ công
tác 5 bộ khi muốn xin cấp phép hai chuyến bay combo. Phi vụ này thất bại nhưng
bà Hồng không dừng lại, thông qua Giám đốc Công ty Vitravo, đã nhờ đã hối lộ
7,4 tỷ đồng để được cấp phép 7 chuyến bay.
Bị can Nguyễn Thị Tường Vy, Giám đốc Công ty ATA, đã
đưa chi 11,8 tỷ đồng hối lộ quan chức để được xin cấp phép 32 chuyến bay cho
nhóm 3 công ty của mình. Trong đó, Vy đưa nhiều nhất cho Nguyễn Mai Anh, chuyên
viên của Văn phòng Chính phủ, 3 tỷ đồng. Tương tự, Giám đốc Công ty G19 cũng
chi 3,1 tỷ đồng để xin cấp phép 12 chuyến.
Sau hơn một năm điều tra vụ án, ngày 3/4, Cơ quan An
ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị truy tố tổng cộng 54 người về 5 tội: Đưa
hối lộ, Môi giới hối lộ,Nhận hối lộ, Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành
công vụ.
Bộ Công an cho rằng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng,
phức tạp, xảy ra trong bối cảnh Covid-19 bùng phát. 54 bị can đã lợi dụng tình
hình dịch bệnh để trục lợi vì mục đích cá nhân.
Đốn hạ, di dời hơn 1.300 cây xanh ở cửa
ngõ TP HCM
Gia Minh - Đình Văn
https://vnexpress.net/don-ha-di-doi-hon-1-300-cay-xanh-o-cua-ngo-tp-hcm-4589764.html
Thứ tư, 5/4/2023, 14:06 (GMT+7)
TP HCM Hơn 1.300 cây xanh trên đường Mai Chí Thọ, TP
Thủ Đức và gần sân bay Tân Sơn Nhất bị đốn hạ, di dời để thi công hai công
trình giao thông trọng điểm.
Ngày 5/4, đại diện Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh
TP HCM, cho biết việc đốn hạ, di dời hơn 1.081 trên dải phân cách và vỉa hè đường
Mai Chí Thọ dự kiến hoàn thành cuối tháng 4.
14 loại cây xanh gồm: sọ khỉ, lim xanh, giáng hương,
bàng Đài Loan... từ 13 đến hơn 20 năm tuổi được mé nhánh, tỉa cành, đào gốc đưa
về vườn ươm chăm sóc trước khi trồng lại ở nơi khác. Hơn 200 cây cao tuổi, thân
yếu khó phục hồi sẽ bị đốn hạ.
Việc di dời hàng cây trên đường Mai Chí Thọ để lấy mặt
bằng thi công nút
giao ba tầng An Phú ở cửa ngõ phía Đông TP HCM với tổng mức đầu tư
3.400 tỷ đồng.
Công trình này gồm hầm chui hai chiều nối cao
tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ; hai cầu vượt,
một nối đường Mai Chí Thọ với Lương Định Của qua đường dẫn cao tốc, một cầu vượt
rẽ phải từ đường dẫn cao tốc qua Mai Chí Thọ; một đảo tròn trung tâm, tháp biểu
tượng, cùng các hạng mục đài phun nước, chiếu sáng mỹ thuật...
Ngoài khu vực trên, khoảng 110 cây lim sét, căm xe... ở
đường Trần Quốc Hoàn và Phan Thúc Duyện, quận Tân Bình cũng được di dời để
làm đường
nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoàn, tổng vốn 4.800 tỷ đồng.
Đường nối dài khoảng 4 km, bắt đầu ở nút giao Trần Quốc
Hoàn - Phan Thúc Duyện, kết thúc tại đoạn giao đường C12 - Cộng Hoà - Trường
Chinh. Trên tuyến có một cầu cạn dài gần một km, 4 làn xe; hai hầm chui ở các nút
giao, mỗi hầm cho 2 làn xe.
Cựu giám đốc công ty đầu tư chung cư
Carina: 'Tôi không có động cơ sai phạm'
Hải Duyên
Thứ tư, 5/4/2023, 16:40 (GMT+7)
TP HCM Bị cáo Nguyễn Văn Tùng cho rằng cả gia đình đều
sống tại chung cư Carina, nên không có động cơ sai phạm trong vụ cháy gây hậu
quả thảm khốc.
Trưa 5/4, phiên xử Nguyễn Văn Tùng (46 tuổi, nguyên
giám đốc Công ty Hùng Thanh - chủ đầu tư chung cư Carina) và Nguyễn Quốc Tuấn
(Trưởng ban quản lý) về tội Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy tiếp
tục với phần thẩm vấn.
Cáo trạng xác định, Tùng được Ban quản lý chung cư
thông báo về tình trạng hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động không hoạt động
nhưng không triển khai sửa chữa, thay thế. Việc không trang bị đầy đủ phương tiện
PCCC trước khi bàn giao chung cư cho phía công ty quản lý vận hành (Công ty
SEJCO) cũng như đôn đốc công ty này thực hiện đúng các nội dung trong hợp đồng
là không đảm bảo yêu cầu về PCCC.
Trả lời HĐXX, bị cáo Tùng nói không phạm tội như cáo
trạng truy tố, cho rằng không tham gia bàn giao hệ thống PCCC tại chung cư
Carina bởi việc này diễn ra từ năm 2016, đến năm 2017 mình mới làm Giám đốc
Công ty Hùng Thanh. Do đó, bị cáo chỉ nhận bàn giao từ giám đốc tiền nhiệm và
tiếp tục thực hiện hợp đồng mà chủ đầu tư đã ký với Công ty SEJCO trước đó.
Nguyên giám đốc Công ty Hùng Thanh thừa nhận bản thân
không có chuyên môn nên thực tế đã không kiểm tra hệ thống PCCC mà dựa hoàn
toàn vào báo cáo của Công ty SEJCO - đơn vị chịu trách nhiệm vận hành chung cư,
trong đó có cả hệ thống PCCC. Khi bị cáo phát hiện SEJCO thực hiện không đúng hợp
đồng về công tác đảm bảo phòng cháy, an ninh... đã nhiều lần gửi văn bản yêu cầu
chấn chỉnh.
"Theo quy định của pháp luật, vận hành chung cư
là trách nhiệm của ai?", chủ tọa hỏi, Tùng không trả lời. Chủ tọa phân
tích, trách nhiệm vận hành chung cư trong đó có hệ thống báo cháy là của chủ đầu
tư. Chủ đầu tư đã thuê công ty khác để vận hành thì vẫn phải có trách nhiệm kiểm
tra. Nếu công ty vận hành làm không được thì chủ đầu tư có thể thuê người khác.
Trong khi đó, đại diện Công ty Hùng Thanh còn tháo cả hệ thống PCCC cho người
khác mượn để đối phó với cơ quan chức năng.
Tùng cho rằng việc này không ảnh hưởng đến công tác
PCCC, song cho biết có nhận được các biên bản báo cáo về thực trạng hệ thống
báo cháy tại chung cư hư hỏng nhưng không được SEJCO đề xuất khắc phục. Bản
thân mình và vợ con cũng là cư dân của Carina, nên luôn mong muốn đem lại đời sống
tốt nhất cho cư dân.
"Bị cáo không có động cơ gì để làm sai dẫn đến vụ
cháy, vì toàn bộ hư hỏng của chung cư không phải lấy tiền của bị cáo, hay tiền
của công ty, mà là tiền cư dân đóng. Do đó, những đề xuất của SEJCO bị cáo chưa
bao giờ từ chối, không có lý do gì để không chấp nhận đề xuất sửa chữa",
Tùng trả lời.
Trả lời thẩm vấn sau đó, bị cáo Nguyễn Quốc Tuấn thừa
nhận quá trình kiểm tra đã phát hiện hệ thống báo cháy không đảm bảo, có báo
cho lãnh đạo Công ty SEJCO nhưng chưa nhận được ý kiến chỉ đạo. "Thời điểm
đó bị cáo mới về nhận nhiệm vụ Trưởng ban quản lý chung cư được 20 ngày, chưa kịp
báo cáo và đề xuất với chủ đầu tư thì xảy ra vụ cháy", Tuấn khai.
Cáo trạng xác định, ông Tuấn với tư cách Trưởng ban quản
lý chung cư, biết rõ tình trạng hệ thống PCCC không hoạt động nhưng không thực
hiện đầy đủ trách nhiệm, không kiên quyết yêu cầu chủ đầu tư thay thế, sửa chữa
nhằm khắc phục, vận hành hoạt động báo cháy, chữa cháy và cứu hộ. Ngoài ra, việc
không đóng cửa thang bộ thoát hiểm đã khiến khói độc theo đó lên các tầng trên
làm nhiều người chết và bị thương - thuộc trách nhiệm của Ban quản lý.
Về việc cửa thoát hiểm của chung cư đều mở khi xảy ra
hỏa hoạn, Tuấn nói đây là trách nhiệm của bảo vệ, phải kiểm tra, chứ bình thường
cửa này luôn đóng.
Vụ hỏa hoạn thảm khốc bắt nguồn từ tia lửa nhỏ phát ra
từ chiếc xe Attila để dưới hầm chung cư Carina lúc 1h15 ngày 23/3/2018. 8 phút
sau, hệ thống chiếu sáng khu vực tầng hầm bị tắt, lửa bùng lên dữ dội, cháy lan
các xe máy và ôtô để trong hầm. Khói, khí nóng và khí độc theo buồng thang
thoát hiểm dẫn lên các tầng trên chung cư.
Hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động không hoạt động.
Lửa càng lúc càng lớn, kéo dài hơn 13 phút nữa vẫn không có nhân viên bảo vệ
hay bất kỳ người nào phát hiện. Từ đây, đám cháy lan ra các hướng rồi bùng lên
phía trên cùng khói độc khiến 13 người
chết, 72 người bị thương, hơn 500 xe máy, 81 ôtô... bị
thiêu rụi.
Nhân viên lĩnh 20 năm tù vì lừa công ty
Ngọc Trường
https://vnexpress.net/nhan-vien-kinh-doanh-lanh-20-nam-tu-vi-lua-cong-ty-4589815.html
Thứ tư, 5/4/2023, 17:02 (GMT+7)
ĐÀ NẴNG Lê Quốc Huy trong thời gian làm nhân viên kinh
doanh Viettrolimex Đà Nẵng đã lừa đảo hơn 2,3 tỷ đồng tiền thu công nợ từ khách
hàng.
Ngày 5/4, TAND Đà Nẵng tuyên phạt Lê Quốc Huy, 37 tuổi,
án 20 năm tù về tội Tham ô tài sản; 3 năm 6 tháng tù về tội Làm
giả, sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; tổng hình phạt 23 năm 6
tháng tù.
Huy làm nhân viên kinh doanh của Công ty cổ phần Điện
tử và Tin học Đà Nẵng (Viettrolimex Đà Nẵng) và đã đề nghị công ty xuất 508 hóa
đơn các loại hàng điện, điện tử, điện lạnh, tổng trị giá hơn 9,524 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, từ ngày 7/5/2019 đến 2/3/2021, số hàng
này được Huy bán sỉ cho 29 khách hàng tại tỉnh Bình Định, Quảng Bình, Quảng Trị,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Đà Nẵng. Huy nhiều lần đề nghị công ty xuất hàng
cho khách có công nợ thấp nhưng lại giao bán hàng cho khách có công nợ cao.
Khi thu hết công nợ của khách hàng, Huy chỉ nộp hơn
7,2 tỷ đồng cho công ty, còn 2,3 tỷ đồng đã chiếm đoạt. Để che giấu hành vi,
Huy ghi vào sổ theo dõi các khách hàng đang nợ số tiền này và nhờ một số người
quen trên mạng đóng giả khách hàng xác nhận đúng công nợ khi công ty liên lạc.
Huy đến cơ sở khắc dấu đặt làm 7 con dấu, sau đó đóng
dấu và giả chữ ký của người đại điện theo pháp luật của các công ty, cửa hàng
này trong 36 biên bản đối chiếu công nợ và 25 thư xác nhận công nợ với công ty.
Tại phiên tòa, Huy khai đã dùng toàn bộ số tiền tham ô
có được để mua quần áo và chi tiêu.
'Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong vụ cháy
chung cư Carina'
Hải Duyên
https://vnexpress.net/co-dau-hieu-bo-lot-toi-pham-trong-vu-chay-chung-cu-carina-4589885.html
Thứ tư, 5/4/2023, 18:04 (GMT+7)
TP HCM Theo tòa, vụ án cháy chung cư Carina làm 13 người
chết có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, cần trả hồ sơ điều tra bổ sung một cách toàn
diện.
Chiều 5/4, quan điểm được TAND TP HCM đưa ra sau một
ngày xét xử Nguyễn Văn Tùng (46 tuổi, cựu giám đốc Công ty Hùng Thanh - chủ đầu
tư chung cư Carina) và Nguyễn Quốc Tuấn (Trưởng ban quản lý) về tội Vi
phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.
Chủ tọa Phạm Lương Toản cho biết, các căn cứ sẽ được
nêu trong quyết định trả hồ sơ. Trong ba ngày, luật sư có thể gửi các kiến nghị
về những vấn đề chưa được làm rõ trong quá trình xét hỏi tại tòa.
Trước đó, trong phần trả lời thẩm vấn của VKS, bị cáo
Tuấn cho biết khi phát hiện các hư hỏng trong hệ thống PCCC đã báo cáo ông Trần
Kim Lương (Phó giám đốc Công ty SEJCO - đơn vị được chủ đầu tư thuê quản lý vận
hành). Trong giai đoạn đầu, ông cũng báo cáo nhưng chủ đầu tư nói "hệ thống
PCCC lớn nên phải biết hư hỏng cái gì thì mới có thể sửa chữa".
Theo hợp đồng ký giữa Công ty Hùng Thanh và SEJCO, những
hư hỏng, sửa chữa có giá trị dưới 5 triệu đồng thì Ban quản lý sẽ ứng trước tiền
rồi quyết toán với chủ đầu tư, mức cao hơn thì phải xin ý kiến chủ đầu tư đồng
ý mới làm.
Khi được ông Nguyễn Minh Mẫn (nguyên Tổ trưởng kỹ thuật
chung cư Carina) báo rằng hệ thống PCCC hư hỏng thì Tuấn nói "để cuối
tháng báo cáo cho chủ đầu tư và lấy bơm bù áp (Hùng Thanh cho mượn) về"
nhưng chưa kịp báo cáo thì xảy ra hỏa hoạn. Việc cửa thoát hiểm mở vào hôm
cháy, ông không biết lý do. Sau khi xảy ra hỏa hoạn, ông mới biết bố trí thiếu
bảo vệ.
Quá trình vận hành, SEJCO có ký hợp đồng với Công ty bảo
vệ Gia Khang. Ông biết bảo vệ phải có chứng chỉ PCCC và đã yêu cầu công ty này
hộp nhưng công ty này chưa nộp.
Bị thẩm vấn, ông Nguyễn Bá Thịnh (Phó giám đốc Công ty
bảo vệ Gia Khang, người liên quan) cho biết, sau khi ký hợp đồng bảo vệ với
SEJCO, công ty đã giao khoán cho ông Trần Quang Ngọc chịu trách nhiệm bảo vệ
chung cư Carina. Công ty Gia Khang giao toàn bộ giá trị hợp đồng cho ông Ngọc
và được trả lại 500.000 đồng/vị trí bảo vệ.
Theo ông Thịnh, bảo vệ chỉ có trách nhiệm bảo vệ an
ninh, tài sản tại chung cư. Tuy nhiên, đại diện VKS cho rằng nhận thức này
không đúng, vì ngoài bảo vệ tài sản, trật tự thì bảo vệ chung cư còn phải chịu
trách nhiệm về PCCC theo quy định của pháp luật. Hợp đồng với SEJCO cũng quy định
nhân viên bảo vệ phải có chứng chỉ nghiệp vụ PCCC.
Trả lời đại diện VKS, bị cáo Tùng nói sau khi xảy ra hỏa
hoạn mới biết Công ty SEJCO ký hợp đồng với Công ty Gia Khang bảo vệ chung cư.
Đối với công tác kiểm tra PCCC định kỳ, bị cáo thừa nhận không tham gia vì
không có chuyên môn và đã giao cho Công ty SEJCO. Tuy nhiên, ông có ký biên bản
Ban quản lý đưa.
Vụ hỏa hoạn thảm khốc tại chung cư Carina 5 năm trước
bắt nguồn từ tia lửa nhỏ phát ra từ chiếc xe Attila để dưới hầm lúc 1h15 ngày
23/3/2018. Ngọn lửa sau đó bùng lên dữ dội, cháy lan các xe máy và ôtô để trong
hầm. Hệ thống đèn bị tắt, hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động không hoạt động.
Khói, khí nóng và khí độc theo buồng thang thoát hiểm
dẫn lên các tầng trên chung cư ngày càng lớn, kéo dài hơn 13 phút nhưng vẫn
không có nhân viên bảo vệ nào phát hiện. Từ đây, đám cháy lan ra các hướng rồi
bùng lên phía trên cùng khói độc khiến 13 người chết,
72 người bị thương, hơn 500 xe máy, 81 ôtô... bị
thiêu rụi.
Đến nay, chủ đầu tư chung cư Carina đã bồi thường gần
120 tỷ đồng cho các nạn nhân.
Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra nhiều lần
trả hồ sơ để xác định thiệt hại, xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
liên quan. Tuy nhiên, cơ quan điều tra, VKS sau đó bảo lưu quan điểm xác định
chỉ có bị cáo Tùng và Tuấn chịu trách nhiệm hình sự. Trong đó, Tùng biết hệ thống
báo cháy của chung cư bị hư hỏng nhưng không sửa chữa khắc phục, còn Tuấn không
hối thúc chủ đầu tư khắc phục hư hỏng.
Trước phiên xử này, luật sư Nguyễn Thành Công (bào chữa
cho bị cáo Tùng) đã kiến
nghị các cơ quan tố tụng xem xét trách nhiệm của nhiều đơn vị, cá nhân
liên quan bao gồm ông Trần Kim Lương, Công ty bảo vệ Gia Khang, cán bộ PCCC
Công an quận 8 phụ trách tại chung cư... vì có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Đào 10 hồ chứa nước chống bụi sân bay Long
Thành
Phước Tuấn
https://vnexpress.net/dao-10-ho-chua-nuoc-chong-bui-san-bay-long-thanh-4589788.html
Thứ tư, 5/4/2023, 15:16 (GMT+7)
ĐỒNG NAI Các nhà thầu thi công san lấp nền sân bay Long
Thành đào 10 hồ chứa cung cấp nước tưới trên công trường để hạn chế bụi.
Thông tin được Trung tá Võ Thanh Phong, Giám đốc Ban
điều hành liên danh gói thầu 3.4 (dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành) cho
biết, ngày 5/4. 10 hồ chứa được đào nhằm cung cấp nước cho 60 xe tưới (trong đó
có 2 xe chữa cháy được điều từ Miền Tây lên) chống bụi ở công trường thi công
sân bay.
"Mỗi hồ có thể chứa 1.200 m3 nước lấy từ các giếng
khoan, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho toàn công trường", trung tá Phong
nói và cho biết đơn vị này cũng đang cho làm 78 km đường nội bộ thảm đá để hạn
chế bụi phát sinh khi các xe chở vật liệu ra vào công trường.
Liên quan đến tình trạng bụi ở dự án sân bay Long
Thành, đoàn kiểm tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết bụi phát tán do đơn
vị thi công tưới nước không đầy đủ toàn công trường theo báo cáo đánh giá tác động
môi trường đã được duyệt. Quá trình san lấp nền hơn 2.500 ha, lớp đất hữu cơ bề
mặt bị bóc để lộ toàn bộ phần đất không được thực vật che phủ.
Bên cạnh đó, áp lực thời gian khiến lượng phương tiện
di chuyển lớn, hoạt động liên tục phát sinh bụi. Ngoài ra, Nam Bộ đang là mùa
khô nên thường có lốc xoáy, cuốn nhiều bụi lên cao, phát tán ra xung quanh.
"Với diện tích lớn vậy, dù đơn vị thi công có dừng máy móc phương tiện thì
bụi vẫn phát tán do gió và lốc xoáy", đại diện đoàn kiểm tra nói.
Để hạn chế bụi phát tán thời gian tới, đoàn kiểm tra
đã yêu cầu chủ đầu tư phải cho tưới nước thường xuyên hơn trên các đường vận
chuyển, đồng thời lắp biển báo hạn chế tốc độ trên đường; kiểm soát nghiêm việc
xe chở đất không phủ bạt, che chắn; lu, lèn chặt các vị trí đã san lấp xong và
trên bãi lưu trữ đất đào dư thừa để giảm thiểu phát tán bụi do lốc, gió xoáy
gây ra...
Trước đó, từ đầu tháng ba, khi vào cao điểm mùa khô ở
Nam Bộ, bụi từ công trường theo gió bay xa khoảng 10 km, ảnh hưởng hàng chục
nghìn hộ dân ở huyện Long Thành, Nhơn Trạch và TP Biên Hòa. UBND tỉnh Đồng Nai
và Bộ Giao thông Vận tải sau đó đã yêu cầu chủ đầu tư có biện pháp hạn chế bụi;
lập đoàn thăm hỏi, có chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành rộng 5.000 ha
có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 336.630 tỷ đồng. Giai đoạn 1, sân bay xây một
đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25
triệu khách mỗi năm, dự kiến hoàn thành năm 2026.
Rơi máy bay trực thăng chở khách ngắm vịnh
Hạ Long, 5 người gặp nạn
05/04/2023 20:31 GMT+7
4/5 nạn nhân đến từ Đà Nẵng.
Ông Phạm Quang Hiển - bí thư Huyện ủy Cát Hải, TP Hải Phòng - cho biết một máy
bay đã rơi tại khu vực giáp ranh giữa vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và vịnh Lan Hạ
(Hải Phòng).
Ngày 5-4, máy bay trực
thăng Bell 505 số hiệu VN-8650 do Công ty Bay dịch vụ miền Bắc (VHN) điều hành
và quản lý bị mất liên lạc, rơi tại khu vực biển giáp ranh giữa Hải Phòng và Quảng
Ninh.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 5-4, ông Phạm Quang Hiển - bí thư Huyện
ủy Cát Hải, TP Hải Phòng - cho biết các lực lượng chức năng của huyện và thành
phố được huy động để tìm kiếm cứu nạn máy bay trực thăng Bell 505 số hiệu
VN-8650, do Công ty Bay dịch vụ miền Bắc (VHN) điều hành và quản lý, bị mất
liên lạc, rơi tại khu vực biển giáp ranh giữa vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và vịnh
Lan Hạ (Hải Phòng).
Theo ông Hiển, thông tin địa phương nhận được thì trên
máy bay có năm người và hiện nay lực lượng cứu hộ đã tìm thấy hai nạn nhân. Hiện
tại các lực lượng tìm kiếm vẫn đang tập trung tìm các nạn nhân còn lại.
Theo thông tin ban đầu, máy bay cất cánh lúc 16h56 tại
Tuần Châu, đến 17h04 thì bị mất liên lạc.
Trực thăng phát nổ trước khi
rơi xuống biển?
Thông tin từ Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng
Ninh cho biết vào khoảng 17h15 ngày 5-4, ngư dân phát hiện một máy bay phát nổ
và rơi xuống biển tại khu vực đảo Hòn Nét thuộc địa phận huyện Cát Hải, TP Hải
Phòng giáp ranh với vịnh Hạ Long.
Cục Tuyên huấn Bộ Quốc Phòng cho biết chiếc máy bay
Bell 505, số hiệu VN-8650 của Công ty trực thăng miền Bắc thuộc Tổng công ty Trực
thăng Việt Nam (Binh đoàn 18) do đại tá Chu Quang Minh điều khiển, chở bốn
khách du lịch người Việt Nam thực hiện dịch vụ du lịch ngắm cảnh vịnh Hạ Long từ
trên cao.
Danh tính 5 nạn nhân vụ rơi máy bay
1 - Chu Quang Minh (59 tuổi), phi công
2 - Hồ Tá Lực (59 tuổi)
3 - Phạm Thị Bê (65 tuổi)
4 - Nguyễn Thị Hội (60 tuổi)
5 - Hồ Thị Oanh (61 tuổi)
Bốn hành khách đến từ Đà Nẵng
Theo thông tin từ văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự
cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thì đây là chuyến bay thứ 4 trong ngày của chiếc
máy bay trên. Được biết, trong số 5 người bị nạn có 4 khách du lịch đến từ Đà Nẵng
(1 nam và 3 nữ).
Máy bay cất cánh lúc 16h56 và bị mất liên lạc lúc
17h15 cùng ngày 5-4. Ngay khi máy bay mất tín hiệu, Công ty trực thăng miền Bắc
đã phối hợp với bộ đội biên phòng và lực lượng quân sự địa phương khẩn trương
tìm kiếm, cứu nạn.
Lúc 19h18 cùng ngày, lực lượng tại hiện trường báo cáo
đã vớt được hai thi thể cùng một số mảnh vỡ nghi là của máy bay tại vị trí mép
bờ, tọa độ 20051’51.2”N-107001’13.4”E.
Thông tin giới thiệu về dịch vụ bay trực thăng ngắm vịnh
Hạ Long, chiếc trực thăng Bell 505 là loại có năm chỗ ngồi, có sân bay helipad
riêng trên đảo Tuần Châu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chuyên phục vụ các chuyến
bay ngắm cảnh Hạ Long.
Hành trình tour trực thăng Hạ Long thường kéo dài 10
phút, ngắm cảnh theo lộ trình đảo Tuần Châu - đảo Đầu Gỗ - hòn Gà Chọi - đảo
Titop - vịnh Bái Tử Long - đảo Rều - đảo Tuần Châu.
Chiếc máy bay là thế hệ máy bay mới, nhẹ do hãng Bell
Helicopter của Mỹ sản xuất năm 2018. Máy bay được chứng nhận an toàn bởi Cục Quản
lý hàng không liên bang Mỹ (US FAA) và Cơ quan An toàn hàng không Liên minh
châu Âu (EUASA).
Các lực lượng tích cực tìm
kiếm
Thông tin từ văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết hiện tại đoàn công tác do thiếu tướng Lã
Phong - chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn - dẫn đầu đã tới hiện trường chỉ đạo công tác tìm kiếm nạn nhân mất tích.
Về lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm hiện có 34
cán bộ, chiến sĩ (biên phòng Hải Phòng, Quảng Ninh) cùng 14 phương tiện.
Hiện các lực lượng tiếp theo cũng đang cơ động ra hiện
trường (1 tàu, 2 xuồng và 2 đội thợ lặn của Quân chủng Hải quân).
Thông tin từ Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cũng
cho biết, 21h tối nay, đơn vị đã điều phương tiện gồm 1 tàu, 2 xuồng phối hợp
triển khai công tác cứu nạn ngay trong đêm. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh
cũng tổ chức lực lượng, phương tiện cơ động ra vị trí máy bay bị nạn gồm 3 tàu,
2 xuồng và 25 cán bộ, chiến sĩ.
Kiến nghị xử lý tình trạng 'quan chức
né tòa hành chính' ở Khánh Hòa
05/04/2023 19:22 GMT+7
Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa tiếp tục
kiến nghị về thực trạng người bị kiện là chủ tịch UBND các cấp không
tham gia tố tụng, làm kéo dài việc giải quyết nhiều vụ án hành
chính, gây bức xúc cho dân.
Chiều 5-4, lãnh đạo Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa cho
biết vừa gởi văn bản đến lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa để phản ánh,
kiến nghị giải quyết, chấm dứt tình trạng vi phạm Luật tố tụng
hành chính của chính lãnh đạo UBND các cấp trong các vụ án hành
chính trên địa bàn.
Chủ tịch UBND hoặc người đại diện vắng mặt
100% các buổi đối thoại
Theo Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa, tình trạng trên đã kéo dài
nhiều năm qua. Tồn tại và hạn chế lớn nhất vẫn là do chủ tịch UBND hoặc
người đại diện của UBND các cấp liên quan trong các vụ án hành chính
không chấp hành nghiêm quy định của Luật tố tụng hành chính, không tham gia
đối thoại, không tham gia phiên tòa.
Đồng thời, người bị kiện là UBND, chủ tịch UBND
còn không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ hoặc cung cấp không đúng thời hạn
yêu cầu của Tòa án nhân dân làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, gây bức xúc
cho người khởi kiện.
Theo Đoàn luật sư, chủ tịch UBND hoặc người đại diện
của UBND tỉnh Khánh
Hòa vắng mặt 100% các phiên đối thoại theo luật định để giải
quyết các vụ án hành chính đã được tòa án thụ lý.
Các tình trạng trên đã làm kéo dài quá trình tố tụng,
khiến nhiều vụ án hành chính vi phạm thời hạn giải quyết vụ án. Hoặc một số
vụ án bị hủy, sửa theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, do có khó khăn
trong việc đánh giá tài liệu chứng cứ không được cung cấp đầy đủ trong hồ sơ vụ
án.
Nhiều vụ án chủ tịch UBND vắng mặt không
lý do
Theo thạc sĩ Nguyễn Đình Thanh (Tòa án nhân dân
tỉnh Khánh Hòa), Luật tố tụng hành chính quy định: chủ tịch UBND
hoặc UBND bị kiện có nghĩa vụ phải nộp cho tòa tài liệu, chứng cứ;
hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài
liệu mà chủ tịch UBND hoặc UBND đã căn cứ vào đó để ban hành quyết
định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị kiện.
Đồng thời, cũng theo luật đã nêu, các đương sự
trong vụ án hành chính phải có mặt theo giấy triệu tập của tòa và
tham gia phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ án.
Thế nhưng, thực tế trong các vụ án hành chính ở
Khánh Hòa, tòa án đã có thông báo thụ lý vụ án, triệu tập hợp lệ
nhưng chủ tịch UBND liên quan hầu hết đều gởi đơn đề nghị tòa án
giải quyết vắng mặt trong suốt quá trình tố tụng và vắng mặt không
lý do nhiều cuộc họp, đối thoại để giải quyết vụ án.
Theo Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa, thực trạng
này đã kéo dài và việc chủ tịch UBND các cấp vắng mặt là vi phạm Luật
tố tụng hành chính hiện hành.
Kiến nghị công khai, trả lời bằng văn
bản "Mật"
Theo Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa, cách đây hơn
nửa năm, vào tháng 7-2022, Đoàn luật sư tỉnh đã có văn bản kiến nghị
với Tỉnh ủy Khánh Hòa về tình trạng bị kiện là chủ tịch, UBND các
cấp không tham gia tố tụng và đề nghị xem xét, tăng cường chỉ đạo khắc
phục vi phạm, chấp hành pháp luật tố tụng hành chính trên địa bàn
tỉnh.
Sau đó, Đoàn luật sư tỉnh đã nhận phản hồi
của Ban nội chính Tỉnh ủy bằng công văn đóng dấu "Mật" nên
không thể triển khai, phổ biến cho các luật sư thực hiện (vì nếu phổ
biến sẽ vi phạm Luật bí mật nhà nước).
Vì vậy, ngày 4-4-2023, Đoàn luật sư
tỉnh Khánh Hòa tiếp tục có văn bản kiến nghị bí thư Tỉnh ủy Khánh
Hòa, đồng thời là trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp, trưởng Ban
chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Khánh Hòa quan tâm,
chỉ đạo khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật tố tụng hành chính
của các cơ quan của tỉnh đã nêu.
'Trùm' buôn lậu xăng dầu khai được tướng
Vũ Hồng Văn vận động đầu thú
Trước tòa phúc thẩm, "trùm" buôn
lậu xăng dầu Đào Ngọc Viễn khai được tướng Vũ Hồng Văn vận động đầu thú nhưng cấp
sơ thẩm chưa xem xét tình tiết giảm nhẹ này.
Chiều 5-4, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ buôn lậu xăng
dầu liên tỉnh bước vào phần xét hỏi. Bị cáo Đào Ngọc Viễn (54 tuổi, giám đốc Công ty TNHH Đại
Dương Hải Phòng) là người đầu tiên trả lời thẩm vấn.
Trước hội đồng xét xử bị cáo Viễn giữ nguyên yêu cầu
kháng cáo một phần bản án sơ thẩm. Bị cáo cho rằng án sơ thẩm tuyên bị cáo 17
năm tù là quá nặng và xin cấp phúc thẩm xem xét lại vai trò của bị cáo trong vụ
án.
Theo bị cáo Viễn, mình chỉ góp vốn 10% để nhập xăng lậu
từ Singapore về Việt Nam, bị cáo thừa nhận hành vi buôn lậu nhưng phủ nhận vai
trò cầm đầu.
Bị cáo Viễn còn đề nghị hội đồng xét xử xem xét trả lại
2 tàu biển mà bị cáo dùng để vận chuyển xăng lậu vì liên quan đến tài sản chung
của vợ chồng bị cáo, do bị cáo vay của ngân hàng.
Ngoài ra, bị cáo Đào Ngọc Viễn cũng đề nghị hội đồng
xét xử xem lại các tình tiết giảm nhẹ mà cấp sơ thẩm chưa xem xét. Cụ thể, cấp
sơ thẩm chưa xét tình tiết bị cáo tự nguyện đi đầu thú.
"Khi bị cáo đi trình diện đầu thú thì có gặp anh
Vũ Hồng Văn - giám đốc Công an tỉnh Đồng
Nai (thiếu tướng Vũ Hồng Văn, nay là cục trưởng A03, Bộ
Công an - PV) vận động bị cáo ra đầu thú.
Hội đồng xét xử cho rằng không có căn cứ nào để xem
xét bị cáo tự nguyện ra đầu thú. Tuy vậy, bản án sơ thẩm đã xem xét giảm nhẹ
cho bị cáo Viễn vì tình tiết chủ động ra trình diện.
Trước đó, xử sơ thẩm, TAND tỉnh Đồng Nai đã tuyên phạt bị cáo Đào
Ngọc Viễn (54 tuổi, giám đốc Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng) 17 năm tù, Phan
Thanh Hữu (65 tuổi, giám đốc Công ty TNHH thương mại Phan Lê Hoàng Anh) 16 năm
tù, Nguyễn Minh Đức (39 tuổi, Công ty TNHH dầu khí Vượng Đạt) 10 năm tù cùng về
tội buôn lậu.
Ba bị cáo Viễn, Hữu và Đức giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu
do đã bàn bạc, góp vốn mua xăng từ Singapore vận chuyển bất hợp pháp về Việt
Nam tiêu thụ, nhằm thu lợi bất chính. Hành vi của các bị cáo diễn ra thường
xuyên, lặp lại nhiều lần, từ tháng 3-2020 đến tháng 2-2021.
Ngoài các bị cáo đầu vụ, các bị cáo là doanh nghiệp,
thuyền trưởng, thuyền viên, nhân viên… đã có vai trò giúp sức vận chuyển, tiêu
thụ xăng lậu cho các "trùm" buôn lậu gần 198 triệu lít xăng.
Chi tiết số tiền 21 cựu quan chức nhận hối
trong vụ án 'chuyến bay giải cứu'
Hoàng An - Minh Đức
05/04/2023 | 11:47
TPO - Theo cơ quan điều tra, trong vụ án
“chuyến bay giải cứu”, bị can Phạm Trung Kiên, thư ký thứ trưởng Bộ Y tế là người
nhận hối lộ cao nhất với số tiền hơn 42 tỷ đồng; cựu cán bộ nhận thấp nhất cũng
lên đến hàng chục nghìn USD.
Trong kết luận điều tra vụ án “chuyến bay giải cứu”,
cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cáo buộc trong số 54 bị can bị đề nghị truy
tố, có 21 bị can phạm tội “Nhận hối lộ”.
Số này có cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh
Dũng, nhận 21,5 tỷ đồng của đại diện các doanh nghiệp. Đổi lại, ông Dũng đã
hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cấp phép thực hiện chuyến bay đưa công
dân Việt Nam về nước cách ly, thu lợi nhuận lớn.
Cùng ông Dũng, bị can Vũ Hồng Nam, cựu Thứ
trưởng Bộ Ngoại giao với vai trò là Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao nhận hối lộ 60.000 USD và 450 triệu đồng
(tương đương hơn 1,8 tỷ đồng).
Các bị can Chử Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ tịch
UBND TP Hà Nội nhận hối lộ số tiền hơn 2 tỷ đồng; Trần Văn Tân,
nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) nhận 6 tỷ đồng.
Bị can Nguyễn Quang Linh, nguyên Trợ lý
Phó Thủ tướng Thường trực có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất Phó Thủ tướng Thường trực
phê duyệt chuyến bay cho cơ quan, tổ chức. Quá trình thực hiện công vụ, ông
Nguyễn Quang Linh đã giúp Công ty Lữ Hành Việt được phê duyệt 18 chuyến bay;
giúp Công ty ATA, Investco được phê duyệt chuyến bay khi chưa có sự thống nhất,
đề xuất của Tổ công tác 5 Bộ. Kết quả điều tra xác định, ông Linh đã nhận hối lộ
của Công ty Lữ Hành Việt và bị can Nguyễn Mai Anh (chuyên viên Vụ QHQT VPCP) với
tổng số tiền 180.000 USD và 100 triệu (tương đương hơn 4,2 tỷ đồng).
Ngoài những quan chức cấp cao nêu trên, cơ quan An
ninh điều tra cáo buộc bị can Nguyễn Thanh Hải với vai trò Vụ trưởng
Vụ QHQT, nhận hối lộ của Đại diện Công ty Bluesky, Công ty Lữ Hành Việt, hơn
3,6 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 2,3 tỷ đồng; bị can Nguyễn Tiến Thân,
nguyên chuyên viên vụ QHQT Văn phòng Chính phủ nhận hối lộ hơn 3,6 tỷ đồng.
Bị can Phạm Trung Kiên, thư ký, giúp việc
cho thứ trưởng Bộ Y tế nhận hối lộ tới hơn 42 tỷ đồng.
Bị can Vũ Anh Tuấn, nguyên Phó Trưởng
phòng Tham mưu Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an nhận hối lộ hơn 27 tỷ đồng,
hưởng lợi cá nhân hơn 22 tỷ đồng.
Bị can Nguyễn Thị Hương Lan, nguyên Cục
trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) bị cơ quan điều tra cho rằng, đã tiếp xúc, gặp
gỡ những doanh nghiệp lớn, “thân cận” hoặc những doanh nghiệp có mối quan hệ với
lãnh đạo các cấp. Bà Lan không tiếp xúc, gặp gỡ và gây khó khăn với doanh nghiệp
nhỏ hoặc không thân quen. Từ hành vi “can thiệp” của bà Lan, có 8 đại diện
doanh nghiệp liên hệ đưa hối lộ bà này hơn 20 tỷ đồng và 210.000 USD, tổng cộng
hơn 25 tỷ đồng.
Bị can Vũ Sỹ Cường, nguyên cán bộ Phòng
tham mưu Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an đã nhận hối lộ hơn 9,3 tỷ đồng,
hưởng lợi hơn 5,5 tỷ đồng.
Bị can Đỗ Hoàng Tùng, nguyên Phó Cục trưởng
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao bị xác định nhận hối lộ hơn 6,3 tỷ đồng và hơn
254.000 USD, tổng cộng hơn 12 tỷ đồng.
Bị can Lưu Tuấn Dũng, Phó Phòng bảo hộ
công dân Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ hơn 527 triệu đồng.
Bị can Nguyễn Hồng Hà, nguyên Tổng lãnh sự
Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản có vai trò, nhiệm vụ bảo hộ công dân, nhưng đã lợi
dụng chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ hơn 2 tỷ đồng.
Bị can Nguyễn Mai Anh, nguyên chuyên viên
Vụ QHQT, Văn phòng Chính phủ nhận hối lộ 3 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 2,8 tỷ đồng
Bị can Lê Tuấn Anh, nguyên Chánh văn phòng
Cục Lãnh sự dù không trực tiếp yêu cầu, đòi hỏi nhưng đại diện các doanh nghiệp
liên hệ đưa 938 triệu đồng và hơn 36 ngàn USD, tổng cộng hơn 1,7 tỷ đồng, trong
đó hưởng lợi hơn 1,3 tỷ đồng.
Bị can Ngô Quang Tuấn, nguyên chuyên viên
Vụ Hợp tác quốc tế Bộ GTVT nhận hối lộ hơn 1,7 tỷ đồng.
Bị can Vũ Hồng Quang, nguyên Phó Trưởng
phòng vận tải Hàng không, Cục hàng không Việt Nam nhận hối lộ hơn 1,9 tỷ đồng,
hưởng lợi hơn 1,7 tỷ đồng.
Bị can Trần Văn Dự, nguyên Phó Cục trưởng
Cục Quản lý xuất nhập cảnh nhận hối lộ hơn 7,6 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 3,1 tỷ đồng.
Bị can Lý Tiến Hùng, nguyên cán bộ Đại sứ
quán Việt Nam Tại Liên Bang Nga, nhận hối lộ 18.900 USD (tương đương hơn 437
triệu đồng)
Bị can Vũ Ngọc Minh, nguyên Đại sứ đặc mệnh
toàn quyền Việt Nam tại Angola, nhận hối lộ 864 triệu đồng.
Như vậy, tổng số tiền các cá nhân bị cáo buộc nhận hối
lộ nêu trên, lên tới hơn 140 tỷ đồng. Trong đó, người nhận cao nhất là bị can
Phạm Trung Kiên, thư ký thứ trưởng Bộ Y tế, nhận hơn 42 tỷ đồng; cựu cán bộ nhận
thấp nhất cũng lên đến hàng chục nghìn USD.
Bắt cựu Phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hà
Nam
Đình Phong
https://tienphong.vn/bat-cuu-pho-giam-doc-so-tnmt-tinh-ha-nam-post1523647.tpo
05/04/2023
TPO - Ông Nguyễn Thành Nam, nguyên Phó
Giám đốc Sở TM&MT tỉnh Hà Nam bị công an khởi tố, bắt tạm giam về tội “ Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ ”.
Công an tỉnh Hà Nam cho biết, thực hiện chỉ đạo của
Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Hà Nam, Cơ quan CSĐT Công
an tỉnh đã phối hợp với Viện KSND tỉnh thu thập tài liệu, chứng cứ, đấu tranh mở
rộng vụ án “Thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại tỉnh Hà Nam từ năm
2010 đến năm 2021.
Căn cứ tài liệu thu thập, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà
Nam đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi
tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Nguyễn Thành Nam
(SN 1958, nguyên Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hà Nam) về tội “Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật
Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
Quyết định tố tụng và lệnh nêu trên đối với Nguyễn
Thành Nam đã được Viện KSND tỉnh Hà Nam phê chuẩn. Cùng ngày, Cơ quan CSĐT Công
an tỉnh Hà Nam đã thi hành quyết định và lệnh nêu trên.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Nam đang củng cố hồ sơ,
điều tra mở rộng làm rõ sai
phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xử lý theo quy định pháp luật.
Cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh ‘làm
giá’ chung chi 200 triệu một chuyến bay giải cứu
Hoàng An - Minh Đức
05/04/2023 | 13:42
TPO - Cơ quan điều tra cho rằng,
3 cá nhân thuộc Cục QLXNC Bộ Công an đã tạo thành “lợi ích nhóm”, trong đó Vũ
Anh Tuấn là người trực tiếp liên hệ yêu cầu và thỏa thuận với các đại diện
doanh nghiệp tham gia chuyến bay với chi phí từ 50 – 200 triệu đồng/1 chuyến
bay.
Kết luận điều tra của cơ quan An ninh điều tra Bộ Công
an cho thấy, quá trình thực hiện chủ trương đưa công dân Việt Nam về nước trong
đại dịch COVID-19, Bộ Công an ủy quyền cho Cục
Quản lý xuất nhập cảnh (QLXNC) tiếp nhận xem xét, đề xuất cho ý kiến về
việc phê duyệt hoặc không phê duyệt kế hoạch tổ chức các chuyến bay của Bộ Ngoại
giao - làm sao cho phù hợp với tình hình dịch bệnh, khả năng cách ly y tế tại địa
phương.
Theo kết luận, tháng 6/2021, Cục QLXNC phân công bị
can Trần Văn Dự, Phó Cục trưởng, chịu trách nhiệm duyệt, ký các văn bản trả lời
Bộ Ngoại giao cho ý kiến về kế hoạch tổ chức chuyến bay Combo; Phòng Tham mưu
được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện việc đề xuất, soạn thảo văn bản để bị can
Dự duyệt, ký.
Tại Phòng Tham mưu, bị can Vũ Anh Tuấn với nhiệm vụ là
Phó Trưởng phòng, Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban chỉ đạo, đã chỉ đạo bị can Vũ Sỹ Cường
(thành viên Tổ tham mưu) nghiên cứu, đề xuất và soạn thảo văn bản trình bị can
Vũ Anh Tuấn duyệt, ký nháy trước khi trình bị can Trần Văn Dự ký văn bản trả lời
Bộ Ngoại giao.
Cơ quan điều tra cho rằng, quá trình thực hiện, 3 cá
nhân trên tạo thành “lợi ích nhóm”. Trong đó, Vũ Anh Tuấn là người trực tiếp
liên hệ yêu cầu và thỏa thuận với các đại diện doanh nghiệp tham gia chuyến bay
với chi từ 50 – 200 triệu đồng/1 chuyến hoặc phải chi 500 – 1,5 triệu đồng/1
khách tùy từng thời điểm để được Cục QLXNC chấp thuận đề nghị của Bộ Ngoại
giao.
Trường hợp doanh nghiệp không đồng ý theo yêu cầu, Vũ
Anh Tuấn sẽ “gây khó dễ” qua việc Cục QLXNC không chấp thuận hoặc trả lời sát
ngày doanh nghiệp tổ chức chuyến bay. Do đó, doanh nghiệp buộc phải đưa hối lộ.
Không những thế, Vũ Anh Tuấn còn phối hợp với Phạm
Trung Kiên, thư ký thứ trưởng Bộ Y tế, yêu cầu, gợi ý chỉ dẫn cho doanh nghiệp
liên hệ, chi tiền cho Kiên để được Bộ Y tế trả lời nhanh.
Trong việc nhận hối lộ, theo cơ quan điều tra, có nhiều
trường hợp Vũ Anh Tuấn trực tiếp nhận tiền của doanh nghiệp hoặc chỉ đạo Vũ Sỹ
Cường nhận tiền hối lộ mà không báo cáo bị can Trần Văn Dự.
Điển hình trong số các đại diện doanh nghiệp đưa hối lộ
có bị can Trần Thị Mai Xa, Giám đốc Công ty Masterlife, cuối tháng 6/2021, Xa
mượn pháp nhân Công ty Thắng Lợi, Công ty Nam Á và Công ty Quang Trung, nộp hồ
sơ xin tổ chức chuyến bay Combo.
Tuy nhiên, với mục đích gây khó khăn cho doanh nghiệp,
khi Cục QLXNC nhận được văn bản xin ý kiến của Bộ
Ngoại giao, bị can Tuấn đã đề xuất bị can Dự ký văn bản chưa chấp thuận cấp
phép chuyến bay combo. Việc làm này của Tuấn khiến Trần Thị Mai Xa phải liên hệ
với Vũ Sỹ Cường đặt vấn đề nhờ giúp đỡ, bị can Cường báo cáo và được Tuấn chỉ đạo,
yêu cầu bị can Xa phải chi 1 triệu đồng/1 khách và 10.000 USD/1 chuyến bay mới
được chấp thuận cấp phép.
Bị can Xa sau đó phải chi 20.000 USD (khoảng 463 triệu
đồng). Số tiền này, ông Tuấn giữ lại 9.000 USD và chia cho Cường 11.000 USD.
Sau lần trót lọt này, ông Tuấn gọi trực tiếp bà Xa yêu
cầu những lần xin cấp phép sau phải làm việc trực tiếp với mình, ra giá 200 triệu
đồng/1 chuyến bay.
Quá trình điều tra xác định, thông thường, ba bị can Dự,
Tuấn, Cường sẽ cùng bàn bạc, tổng hợp tiền để chia. Tuy nhiên, có những lúc ba
người tự nhận tiền riêng rẽ của doanh nghiệp mà không thông báo cho nhau biết.
Theo kết luận, bị can Tuấn nhận tiền của doanh nghiệp
nhiều nhất, 46 lần với tổng số 27,3 tỷ đồng, trong số này hưởng lợi 22,8 tỷ đồng;
bị can Dự nhận hối lộ 7,6 tỷ đồng; bị can Cường nhận 9,3 tỷ.
Từ những sai phạm trên, cả ba bị Cơ quan An ninh điều
tra Bộ Công an, đề nghị truy tố về tội “Nhận hối lộ”.
Cơ quan công quyền chậm trễ, người dân chịu
thiệt
Ngọc Phó
Thứ năm, 06/04/2023 (GMT+7)
(Thanh tra)- Nộp hồ sơ xin chuyển mục đích
sử dụng đất để giao dịch và được hẹn 1 tháng sau trả kết quả. Sau hơn 3 tháng vẫn
chưa có kết quả, bà Nguyễn Thị Mộng Nguyệt (trú xã Hoà Khánh, TP Buôn Ma Thuột)
phải đền cọc 1,35 tỷ đồng do chậm thực hiện chuyển quyền sử dụng đất cho người
mua.
Theo đơn của bà Nguyệt, vào ngày 21/3/2022, bà có thoả
thuận chuyển nhượng cho bà Lương Thị Thanh Thảo 1 lô đất (12x25m) tại thửa đất
số 3050, tờ bản đồ số 15, xã Hoà Khánh, Buôn Ma Thuột, với giá 1,5 tỷ đồng.
Sau khi ký hợp đồng đặt cọc, bà Thảo giao trước cho bà
Nguyệt 1,35 tỷ đồng và bà Nguyệt cam kết từ ngày 31/3 đến hết ngày 31/6/2022 sẽ
bàn giao 2 sổ đỏ có 120m2 đất thổ cư cho bà Thảo; nếu không thực
hiện đúng hạn sẽ chịu phạt cọc gấp 2 lần số tiền bà Thảo đã đặt cọc (2,7 tỷ đồng).
Ngày 18/4/2022, bà Nguyệt đến bộ phận một cửa TP Buôn
Ma Thuột nộp hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép và được hẹn đến
ngày 18/5/2022 nhận kết quả tại quầy số 3.
Đến ngày hẹn, Phòng Tài nguyên và Môi trường
(TN&MT) vẫn chưa có kết quả trả. Bà Nguyệt liên tục đến liên hệ nhưng vẫn
được hẹn mà không có văn bản trả lời.
Về phần bà Thảo, ngày 31/6/2022, yêu cầu bà Nguyệt đi
công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất thì được hẹn thêm 1 tuần nữa (ngày 7/7) để
chờ kết quả giải quyết của Phòng TN&MT Buôn Ma Thuột.
Tiếp đó, do bà Nguyệt không xong hồ sơ nên bà Thảo khởi
kiện ra TAND TP Buôn Ma Thuột yêu cầu tuyên buộc bà Nguyệt phải trả số tiền 2,7
tỷ đồng; trong đó có 1,35 tỷ đồng đền cọc. Đồng thời, đề nghị tiếp tục duy trì
Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 11/2022 ngày 4/8/2022 của
TAND TP Buôn Ma Thuột để đảm bảo cho việc thi hành án.
Ngày 12/9/2022, Viện KSND TP Buôn Ma Thuột có Quyết định
số 06 kháng nghị phúc thẩm đối với Bản án dân sự sơ thẩm số 147/2022 của TAND
TP, với lý do: “Toà án chưa xác minh lý do hồ sơ đăng ký chuyển đổi mục đích sử
dụng đất bị chậm trễ, kéo dài để xác định có lỗi chủ quan của bà Nguyệt hay
không, nhưng toà án đã tuyên buộc bà Nguyệt phải chịu phạt cọc 1,35 tỷ đồng, là
đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, vi phạm quy định tại Điều 108 Bộ luật Tố tụng
Dân sự”.
Ngày 16/2/2023, TAND tỉnh Đắk Lắk mở phiên toà phúc thẩm
vụ kiện trên.
Trước khi xét xử, toà đã xác minh bổ sung hồ sơ thì đại
diện Phòng TN&MT Buôn Ma Thuột xác định: “Ngày 18/5/2022, bà Nguyệt không
có mặt theo giấy hẹn và phòng không trả lời bất cứ giấy tờ gì cho bà. Do phòng
cần thẩm định nhu cầu sử dụng đất của bà Nguyệt, nên đến ngày 13/7, UBND TP
Buôn Ma Thuột mới ban hành Quyết định số 6502 cho phép bà Nguyệt chuyển đổi mục
đích sử dụng đất của thửa đất số 3050, tờ bản đố số 15, xã Hoà Khánh”.
Đồng thời, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Buôn Ma
Thuột cho biết, ngày 22/7, mới tiếp nhận hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất của
bà Nguyệt.
Lẽ ra toà phúc thẩm cần triệu tập đại diện Phòng
TN&MT Buôn Ma Thuột để làm rõ nguyên nhân chậm trễ hồ sơ, nhưng toà xử
không chấp nhận kháng cáo của bà Nguyệt; công nhận hợp đồng đặt cọc giữa bà
Nguyệt và bà Thảo và buộc bà Nguyệt phải trả cho bà Thảo 2,7 tỷ đồng như án sơ
thẩm đã tuyên.
Để làm rõ nội dung cơ quan công quyền có chậm trễ
trong giải quyết hồ sơ của công dân hay không, nhóm phóng viên đã làm việc với
lãnh đạo Phòng TN&MT Buôn Ma Thuột.
Ông Nguyễn Doãn Trường Giang, chuyên viên của Phòng
TN&MT Buôn Ma Thuột đưa ra bảng thống kê quy trình xử lý hồ sơ của bà
Nguyệt thể hiện: Ngày nhận hồ sơ (8/4/2022) thành công. Ngày 24/6, trình lãnh đạo
Phòng TN&MT thành công. Ngày 13/7, UBND TP mới có quyết định cho chuyển mục
đích sử dụng đất và ngày 23/8/2022, hồ sơ của bà Nguyệt vẫn đang trong quy
trình xử lý.
Như vậy, vào ngày hẹn trả hồ sơ cho bà Nguyệt
(18/5/2022) không thể thực hiện được vì hồ sơ đang xử lý theo hệ thống quy
trình thực hiện theo quy định của UBND TP Buôn Ma Thuột về việc thống nhất quy
trình giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất.
Ông Giang cho biết thêm, việc ký
xác minh của toà phúc thẩm về thời gian bà Nguyệt không liên hệ với Phòng
TN&MT là do sau khi có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của
toà sơ thẩm (ngày 4/8/2022), bà Nguyệt mới không đến liên hệ với phòng.
Ông Giang cũng thừa nhận, thực tế do sơ suất của cán bộ
quản lý nên việc xác nhận cho bà Nguyệt là thiếu sót, dẫn đến kết quả xét xử vụ
án về sau.
Còn bà Nguyệt khẳng định trước và sau ngày 18/5/2022,
đã nhiều lần đến Phòng TN&MT liên hệ nhận kết quả và đang còn giữ nhiều cuộc
ghi âm khi làm việc với cán bộ phòng. Sau đó, bà lên hệ thống xử lý điện tử thì
biết là hồ sơ của bà đang chạy trên quy trình.
Ông Nguyễn Ngọc Lân, Trưởng phòng TN&MT Buôn Ma
Thuột cho hay, số lượng hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn TP rất lớn
và thực hiện theo quy trình khép kín. Trong quá trình xử lý có chậm trễ do khối
lượng lớn mà biên chế ít.
Quá trình giải quyết hồ sơ của bà Nguyệt vì lý do phải
kiểm tra hạ tầng, mật độ xây dựng, hiện trạng sử dụng đất… Bên cạnh đó, chủ sử
dụng đất kê khai cam kết về hạn mức sử dụng đất chưa đúng, nên phải mời bà Nguyệt
lên thay đổi thành phần hồ sơ… dẫn đến thời gian giải quyết hồ sơ của bà Nguyệt
chưa đảm bảo theo thời gian quy định.
“Đối với hồ sơ chậm giải quyết, phải xem xét lý do
khách quan, chủ quan, nếu thuộc cơ quan Nhà nước thì phải xin lỗi công dân…”,
ông Lân khẳng định.
Tuy nhiên, ngày 16/3/2023, bà Nguyệt có đơn kiến nghị
gửi Phòng TN&MT và đã nhiều lần liên hệ, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả
trả lời cho bà.
No comments:
Post a Comment