Bộ Ngoại giao phản đối Trung Quốc lập danh sách khảo sát trong vùng biển Việt Nam
2023.04.07
RFA
Reuters
Bà Hằng đưa ra trả lời này khi được báo chí hỏi về hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 4 do Trung Quốc điều vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ tháng 3 vừa qua.
Bà Hằng cho biết tàu Hải Dương Địa Chất 4 đã rời khỏi vùng biển Việt Nam.
“Việt Nam khẳng định lập trường nhất quán là tất cả mọi hoạt động ở Biển Đông cần tuân thủ luật quốc tế, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và tài phán trong vùng biển của chúng tôi đã được thiết lập theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc 1982” - Bà Hằng nhấn mạnh.
Khi được hỏi về việc Tổ chức Khoa học tự nhiên Trung Quốc (NSFC) công bố danh sách 33 khu vực “khảo sát thường xuyên” bao trùm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, bà Hằng cho biết, việc khảo sát, nghiên cứu khoa học trong phạm vi quần đảo Trường Sa và vùng biển của Việt Nam - vốn đã được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982 - mà không được sự cho phép của Việt Nam là "vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam với vùng biển của mình, do đó không có giá trị".
Trung Quốc hiện đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang tranh chấp giữa các nước.
No comments:
Post a Comment