ĐẢNG NÓI CHO AI NGHE ?Phạm Trần
63 năm sau ngày phát động công tác xây dựng Đảng trên 3 mặt Tư tưởng, chính trị, tổ chức” , theo quyết định của Đại hội lần thứ III tại Hà Nội năm 1960, đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã sa lầy hơn vào suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" và tham nhũng.
Dòng chảy này là
hậu quả tất yếu của tình trạng có nhiều cán bộ, đảng viên chỉ biết vinh thân phì
gia, vây bè kết cánh, độc tài, phản dân chủ và không được nhân dân “đồng tình ủng
hộ” như đảng tuyên truyền.
Tạp chí Tuyên
giáo ngày 22/05/2022 đã thừa nhận:” Bên cạnh phần lớn cán bộ,
đảng viên luôn tuân thủ và thực hành tốt đạo đức cách mạng đối với công việc, vẫn
còn không ít cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về nhiều
mặt, trong đó có suy thoái về đạo đức công vụ với nhiều biểu hiện cơ bản như:
Phai nhạt lý tưởng, lười học tập lý luận chính trị; chỉ lo vun vén lợi ích
nhóm, lợi ích cá nhân; không chấp hành kỷ luật, kỷ cương; quan liêu, hách dịch,
nhũng nhiễu khi giải quyết công việc liên quan đến tổ chức và nhân dân. Thực tế
những năm qua, đã có hàng nghìn cán bộ, đảng viên vi phạm phẩm chất đạo đức,
lối sống đã bị kỷ luật, trong đó, có cả những đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo
thiếu gương mẫu, đạo đức, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, tham nhũng, tiêu
cực, lợi ích nhóm, cá nhân chủ nghĩa, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ
được giao và phải chịu các hình thức kỷ luật đảng như cảnh cáo, cách chức, khai
trừ ra khỏi Đảng; bị pháp luật trừng trị, khởi tố, bắt giam.”
Chi tiết hơn, hãng
tin chính thức của nhà nước, Thông tấn xã
Việt Nam (TTXVN), cho biết:”Trong 10 năm qua, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các
cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168.000 đảng viên, trong đó
có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Trung ương, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung
ương quản lý, trong đó có 33 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ
quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của
Đảng đến nay, đã kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 8 Ủy viên,
nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng trong lực
lượng vũ trang.” (Theo TTXVN, ngày 30/06/2022)
VẪN CỨ Ỳ RA
Với hình ảnh có nhiều cấp cán bộ vướng
vào vòng lao lý như thế, tưởng đâu vấn đề “xây dựng, chỉnh đốn đàng” đã có biến
chuyển theo hướng tốt hơn, nhưng ngược lại, đã tụt dốc hơn bao giờ hết.
Bằng chứng đi xuống này được báo điện
tử của Chính Phủ nhìn nhận:" Từ khi bước vào công cuộc Đổi mới năm 1986, Đảng ta
đã ban hành nhiều nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, như: Hội nghị Trung
ương 3 (khóa VII) năm 1992 về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng; Hội
nghị Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII) năm 1999 "Một số vấn đề cơ bản và cấp
bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay"... Chỉ tính riêng 10 năm gần đây,
ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ, các hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương đều
bàn và ban hành những nghị quyết, kết luận, quy định hết sức quan trọng, chặt
chẽ về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; lần sau sâu sắc, toàn diện và cụ thể,
rõ ràng hơn so với lần trước.” (báo Chính phủ ngày 17/08/2022)
Nhưng tại
sao không có chuyển biến gì, dù Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định:
"Công tác xây dựng Đảng luôn là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng nước ta". ? (Diễn văn tại Hội
nghị cán bộ toàn quốc ngày 9/12/2021)
Thậm chí tình
trạng suy thoái tư tưởng và tham nhũng của đảng viên còn được cảnh giác, nếu không
chận đứng, sẽ “đe dọa sự sống còn của chế độ”
Biết như thế,
nhưng mọi người, mọi cấp và mọi nơi cứ ỳ ra không nhúc nhích khiến ông Trọng phải thừa nhận:” Hiện nay, công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm: "Một bộ phận cán
bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức chưa đầy đủ ý
nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chưa nêu cao tinh
thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến
đấu, đặc biệt là sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói không đi đôi với làm, vi phạm kỷ
luật Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tự
phê bình và phê bình; công tác kiểm tra, giám sát của nhiều tổ chức đảng và cán
bộ, đảng viên còn hạn chế. Hệ thống chính trị ở nước ta chưa thực sự trong
sạch, vững mạnh như mong muốn".
LAN RỘNG
Lý do vì
suy thoái và tham nhũng đã lan nhanh từ trong nội bộ đảng sang cả “hệ thống chính
trị”. Vì vậy, Nghị quyết Trung ương 4, khóa đảng XIII đã quyết định:” Mở
rộng phạm vi không chỉ xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn bao gồm cả xây dựng hệ
thống chính trị. Theo đó, khi tổ chức thực hiện phạm vi rộng, liên quan đến cả
hệ thống chính trị, nhiều người, nhiều cơ quan dẫn đến việc thực hiện sẽ gặp
khó khăn nếu như người đứng đầu ở cơ sở thiếu kiên quyết, thiếu sáng tạo…”
Nhưng càng mở rộng, đảng
càng bế tắc vì đảng viên đã tự tìm cách thoát thân để tự cứu mình khiến cho tình
trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” lan nhanh như hiện nay.
Cụ thể hơn, nhiều đảng
viên, kể cả cấp lãnh đạo đã không còn coi Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh là kim chỉ nam cho hành động của mình. Nhiều người đã không còn làm theo yêu
cầu của đảng mà làm theo ý riêng cho phù hợp với hoàn cảnh của mình và địa phương
mình.
Bằng chứng của tình
trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, hay “trên nóng dưới lạnh” đã diễn ra
trong công tác chống tham nhũng và xây dựng đảng. Vì vậy đảng phải thành lập các
Ban phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương để cùng chống tham nhũng trên
phạm vi cả nước với Ban Chỉ đạo, phòng, chống Tham nhũng Trung ương do ông Nguyễn
Phú Trọng đứng đầu.
Thế nhưng, sau hơn 10
năm làm công tác này, ông Trọng vẫn than phiền:”Vì sao chúng ta chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng những
người thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra
đó?" (tuyên bố ngày 21/01/2022)
Như vậy rõ ràng
Đảng nói mà có ai nghe đâu.-/-
Phạm Trần
(04/023)
No comments:
Post a Comment