Saturday, February 4, 2023

Sabeco (Bia Sài Gòn) từ hạt sạn của Vũ Huy Hoàng thành viên Ngọc quý của tỷ Phú Thái Lan
Mai Bá Kiếm
4-2-2023
Tiengdan

Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần của Sabeco đạt 35.235 tỷ đồng, tăng gần 33% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế của Sabeco gần 5.500 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận cao nhất của hãng bia Sài Gòn từ trước đến nay.

Ông Thapana Sirivadhanabhakdi – CEO ThaiBev, tự hào: “Sabeco là viên ngọc quý của chúng tôi – một tài sản quý hiếm trong tất cả các tài sản liên quan tới ngành sản xuất bia trong khu vực Đông Nam Á”. Đọc câu này tôi phải nhắc lại tội ác tày trời của cha con Vũ Huy Hoàng – Vũ Quang Hải.

BIA SÀI GÒN: HẠT SẠN CỦA VŨ HUY HOÀNG!

Từ lúc làm chủ tịch Hà Tây (2003) đến khi làm bí thư Lạng Sơn (2006), Vũ Huy Hoàng đã thừa tiền con Vũ Quang Hải (SN 1986) sang Anh học “tài chính, quản trị kinh doanh” (theo báo viết). Về nước năm 2007 (21 tuổi, không biết tốt nghiệp chưa), Hải được đặt lên ghế chuyên viên Ban Đầu tư – TCT Tài chính Dầu khí.

Bốn năm sau, Vũ Quang Hải được “trực thăng câu” từ ghế chuyên viên lên ghế TGĐ CT Đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí (PVFI). PVFI thành lập năm 2007 và 3 năm 2008-2010 báo cáo tài chính đều ghi nhận lãi. Nhưng, khi Hải làm TGĐ, theo báo cáo, năm 2011 lỗ 155 tỷ đồng; năm 2012 lỗ 67 tỷ đồng!

Tháng 5/2013, Cục Xúc tiến Thương mại – trực thuộc Bộ Công thương “xin” bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho quý tử Vũ Quang Hải về Cục Xúc tiến. Từ DN chuyển sang cơ quan Bộ không qua thi tuyển, vẫn phiên ngang Hải mang hàm vụ phó!

Cuối năm 2014, Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) Phan Đăng Tuất có công văn xin Vũ Quang Hải (28 tuổi) về làm phó TGĐ, thành viên HĐQT Sabeco, Vũ Huy Hoàng phải cắn răng, bóp d… ký QĐ chuyển quý tử về lãnh đạo Sabeco.

Để “kiện song toàn bộ máy”, Vũ Huy Hoàng cũng đoạn trường, bức xúc… xích cử Chánh Văn phòng Bộ Công thương, kiêm thư ký riêng của mình là Võ Thanh Hà (SN 1974) về làm Chủ tịch HĐQT Sabeco, thay Phan Đăng Tuất – người nhân danh xin “kiện toàn và trẻ hóa bộ máy”.

Đây là bước “kiện toàn tơ duyên” trước khi Bộ Công thương “gả” Sabeco về tay tỷ phú Thái lan Charoen Sirivadhanabhakdi.

BÁN “SẠN” BẰNG GIÁ KIM CƯƠNG!

Có lẽ được mối mai dẫn dắt, tháng 10/2017, tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi thành lập Công ty TNHH Vietnam Beverage (VietBev) để đủ tư cách pháp nhân đấu giá cổ phiếu Sabeco vào ngày 18/12/2017, tức lập VietBev trước 2 tháng đấu giá mới tài!

Bộ Công thương đầu nhiệm kỳ của bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã chào bán 343.642.587 cổ phiếu SAB của Sabeco tương đương 53,59% cổ phần. VietBev đã đấu mức giá “siêu khủng” 320.000 đồng/ cổ phiếu, và chỉ 9 ngày sau, tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi đã chuyển đủ số tiền 4,8 tỷ USD về VN.

Dân chơi xứ Thái không đấu cuội như Tân Hoàng Minh. Anh “Bãi Vịt quay” trong vai thủ tướng “nổ dòn như pháo” với báo chí rằng “Nếu bán cổ phần vào thời điểm đầu năm 2017 thì chỉ thu lại được khoảng 2 tỷ USD. Nhưng Chính phủ đã lựa chọn phương án niêm yết cổ phiếu Sabeco lên sàn chứng khoán và kết quả thu lại được 5 tỷ USD. Con số gấp tăng gần 2,5 lần chỉ trong vòng 1 năm cho thấy chiến lược đúng đắn được Chính phủ lựa chọn”.

GIŨA MÀI HẠT SẠN!

Ngày 3/6/2022, giá cổ phiếu SAB chỉ còn 155.200 đồng/cổ phiếu. Báo chí VN cười ngạo rằng “Nếu so với con số 320.000 đồng/CP, ThaiBev đã bỏ ra để thâu tóm cổ phần của SAB thì khoản đầu tư này đã mất đi hơn 50% giá trị, giá cổ phiếu”.

Rồi, mấy hôm nay báo chí đồng thanh ca tụng Sabeco là “viên đá quý” của Đông Nam Á! Mẹ nó, mình là cựu nhà báo mà còn “xin lỗi chịu hết nổi!”

Nhưng “quê xệ” nhất là vụ Cục Thuế TP.HCM đã ra quyết định về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích từ tài khoản ngân hàng của Sabeco số tiền thuế và phạt nộp thuế chậm trả là hơn 3.140 tỉ đồng.

Tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi đã lỗ hơn 2,4 tỷ USD do giá cổ phiếu SAB rớt từ 320.000 đ xuống còn 155.200 đ, mà còn bị đòi cưỡng chế truy thu thuế 3.140 tỉ đồng. Ông “thâu tóm” Sabeco từ 18/12/2017, nhưng phải gánh món nợ từ năm 2007-2015 do bộ hạ của Vũ Huy Hoàng gây nên!

3.140 tỷ đồng tiền cưỡng chế gồm tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định trong quá trình thanh tra từ năm 2010 đến 2014 và tiền phạt vi phạm hành chính về thuế của Sabeco; trong đó, số chậm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 2007- 2015 là hơn 2.645 tỉ đồng, và tiền phạt vi phạm hành chính là hơn 494 tỉ đồng.

Sau khi Sabeco phải đối quyết định cưỡng chế trái pháp luật của Cục thuế TPHCM, ngày 2/1/2019, Văn phòng Chính phủ, đã có có văn bản hỏa tốc gửi Bộ Tài chính và UBND TP.HCM rằng, trong thời gian Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành xem xét, xử lý kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ liên quan đến vấn đề này thì Bộ Tài chính chỉ đạo Cục Thuế TP.HCM chưa cưỡng chế Sabeco nộp tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính.

Đương nhiên, Cục thuế TPHCM dừng cưỡng chế từ 2/1/2019 đến tháng 4/2020, Cục thuế TP lặng lẽ, âm thầm gửi thông báo cho Sabeco rằng “Quyết định cưỡng chế ngày 24/12/2018 đã hết hiệu lực”. Bóp cổ doanh nghiệp nước ngoài đâu có dễ?

No comments:

Post a Comment