Tuesday, February 28, 2023

VNTB – Quyền sở hữu nhà đất sẽ tiếp tục rối rắm
Trần Dzạ Dzũng
28.02.2023 4:56
VNThoibao



(VNTB) – “Đã có luật thừa kế thì việc ghi tên các thành viên trong họ gia đình vào quyền sử dụng đất chỉ làm thêm phức tạp và kiện tụng sau này”

 Đất của hộ gia đình sẽ ghi tên tất cả thành viên hộ trên sổ hồng

Theo Nghị quyết số 671 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thời gian lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 03-01-2023 và kết thúc vào ngày 15-3-2023.

Trên thực tế thì đến tận lúc này vẫn chưa thấy tổ chức cuộc họp tổ dân phố để lấy ý kiến nhân dân về một luật mà gần như ai cũng có “quyền và nghĩa vụ liên quan”. Một trong những điều rõ nét nhất về “các liên quan” ấy là theo dự thảo luật đất đai sửa đổi, thửa đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình thì sẽ cấp một sổ hồng ghi đầy đủ tên thành viên trên sổ, và trao cho người đại diện.

Phía soạn thảo đưa ra lý giải: Nhà nước gặp khó khăn khi thực hiện bảo hộ quyền sử dụng đất hợp pháp của các thành viên hộ gia đình sử dụng đất khi có những rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện giao dịch dân sự, do quyền sử dụng đất của từng thành viên trong hộ gia đình không được xác lập cụ thể; phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp về quyền sử dụng đất của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất khi thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất, trong khi việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp lại rất khó khăn do thiếu cơ sở pháp lý và thường kéo dài.

Để giải quyết loạt vấn đề trên, phía chấp bút soạn thảo nói rằng sắp tới đây, trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình thì sẽ cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn được người dân gọi là sổ hồng) ghi đầy đủ tên thành viên trên sổ và trao cho người đại diện.

Đối với trường hợp sổ hồng đã cấp cho đại diện hộ gia đình trước ngày Luật có hiệu lực thi hành, nếu các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì được cấp đổi Giấy chứng nhận và ghi đầy đủ tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất.

Trường hợp các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì cấp một Giấy chứng nhận ghi tên đại diện hộ gia đình trên Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện hộ gia đình.

Việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình để ghi tên trên Giấy chứng nhận do các thành viên này tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Phản biện đề xuất trên, theo ghi nhận tính đến hạ tuần tháng 2-2023, tựu trung có những ý kiến như sau:

“Đã có luật thừa kế thì việc ghi tên các thành viên trong họ gia đình vào quyền sử dụng đất chỉ làm thêm phức tạp và kiện tụng sau này”

 “Mai mốt dựng lấy vợ cho con, xách cái sổ hồng ra thêm người nên phải làm lại. Nhà thông gia bớt đứa con gái do gả qua nhà chồng, vậy là cũng xách ra làm lại. Mỗi năm tụi nó đẻ một đứa, lại xách ra làm tiếp. Nhà tổ đứng tên nhiều người, có sổ hồng chung, nhưng họ dù ở riêng thì ghi vô làm sao, hay huỷ luôn sổ hồng?”;

“Nếu như đất nhà nước giao cho hộ gia đình nông nghiệp, nông dân, ngư nghiệp thì tất cả các thành viên đều có quyền được đứng tên trên sổ hồng. Nhưng đối với đất hình thành từ nguồn gốc khác thì những thành viên trong hộ gia đình phải xác định ai được ghi tên trên sổ hồng. Chẳng hạn, nếu bố mẹ thấy con cái có đóng góp vào xây nhà, mua đất thì việc con cái cùng đứng tên là hợp lý, hoặc con cái nhỏ thì không có quyền đứng chung vào sổ hồng của gia đình”;

“Việc có tên trong sổ đỏ/ sổ hồng cũng không đủ yếu tố để chứng minh quyền lợi hợp pháp của những người có tên trong sổ ấy. Ví dụ như nhà của cha mẹ để lại nhưng cha mẹ đã mất và không có di chúc. Nếu như trong số con cái, có người ra ở riêng hoặc định cư hay làm việc tại nước ngoài, những người còn lại tại Việt Nam âm thầm đem sổ ấy đi đăng ký tên không có những đối tượng đang ở tại Việt Nam thì sao?”…


No comments:

Post a Comment