Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 25/02/2023
lundi 27 février 2023
Thuymy
Cá nhân tui thì khác: tui hy vọng là Putox không ngu để xua quân đánh Ukraine, đó là một dự báo sai. Tại sao lại sai như vậy – vì quan tâm đến tình hình của tui vào thời điểm đó là không đủ. Putox vẫn cho tấn công vì dựa trên những dự báo sai của tình báo Nga.
Trong khi đó thì tui biết được rằng quân đội Nga dù đã cải tổ nhưng không đâu vào đâu đồng thời Ukraine lại cải tổ quân đội từ 2018 (sau Nga 10 năm). Sai lầm của tui là cho rằng Putox biết được điều này. Ngược lại lão ta không hề biết mà cho rằng quân đội Ukraine thì yếu kém, và quân đội Nga thì hùng mạnh như duyệt binh trên quảng trường Đỏ.
Nhưng nếu quan tâm đủ mức có thể đưa ra dự báo là SẼ tấn công (như linh cảm năm 2018 khi viết bài về vụ Nga tập trận khủng ở Viễn Đông) thì tui chắc chắn sẽ đoán được là ngày 24/02. Sau này khi tui viết bài “Putox và những mốc thời gian” tui cũng nhắc đến điều đó: ngày 23/02 là ngày Quân đội và Hải quân Nga, do vậy Putox chắc chắn sẽ cho binh lính ăn chơi nốt ngày lễ đó rồi sáng hôm sau đánh sớm. Chuyện này diễn ra không chỉ một lần mà rất rất nhiều lần trong lịch sử của đất nước khó hiểu này.
• Thứ hai. Tay Hoàng Việt này phỏng vấn kiểu gì mà nói như máy khâu, nói tranh cả phần của người được mời phỏng vấn. Đến vấn đề thứ hai là xe tăng, cậu cố lái sang chuyện bây giờ nếu Ukraine nhận xe tăng của Phương Tây sẽ khó tích hợp với hệ thống của Ukraine.
Bình loạn : Đã lái được xe tăng Liên Xô thì xe gì cũng lái được hết. Lâu nay truyền thông Tây Phi cứ cố ca ngợi xe tăng Nga về những tiêu chí nào là vỏ thép, nào là ERA, nào là pháo to, nào là khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng pháo... tất cả đều quên hoặc cố tình lờ đi một điều là khả năng lái bằng vô-lăng. Trông thế thôi nó là cả một câu chuyện công nghệ. Nhìn cái ca-bin của Leopard với T-90 trông nó giống nội thất Mercedes so với chuồng gà vậy. Về khả năng tích hợp với hệ thống chỉ huy tui nói rồi.
Vừa qua trận Vuhledar xe tăng Nga như lũ mù, không phải chỉ là vấn đề của thiếu kính ngắm đâu. Đến như ngồi vào cái ô tô con thôi chúng ta cũng thấy mình y như mù, tất cả chỉ là cảm giác chứ xung quanh người đi xe máy nhao nhao chúng ta như bất lực – xe tăng nó còn mù bằng tỉ lần. Câu chuyện ở đây là com-mu-ni-cây-sân của xe tăng với các lực lượng khác xung quanh, trong đó có sự trợ giúp của vệ tinh quân sự để kết nối với trung tâm chỉ huy ở nhà.
Trong chiều thông tin khác, người Ukraine bảo lái xe tăng và F-16 phê dễ sợ. Như đang chạy Minsk khù khờ nặng như đống sắt quay ra lái Dream vậy.
• Thứ ba. Thiếu tướng Hồng quân nhầm – Nga vừa tổ chức kỷ niệm 80 năm chiến thắng Stalingrad (ông nói trận đấu xe tăng Kursk). Trận này sẽ được kỷ niệm vào tháng Bảy năm nay. Ông đoán sẽ có trận đấu xe tăng lớn giữa Nga và Ukraine.
Tui thì cho rằng xe tăng Nga bây giờ chỉ để phòng ngự, chạy được là may, đấu điếc gì. Tuy nhiên không nên lạc quan tếu như thế - người Ukraine chẳng dùng xe tăng để chống xe tăng đâu, mà họ sẽ dùng... kỵ binh. Đùa thôi, xe tăng Nga sẽ được giao cho các phương tiện khác, như không kích (tên lửa, bom lượn, UAV và đặc biệt là họ còn rất nhiều Swichblade) và pháo binh dùng đạn chính xác, đồng thời việc dùng bom lượn phá hậu cần làm chúng thiếu xăng dầu đạn dược cũng được kết hợp. Sau đó xe tăng của Ukraine sẽ được sử dụng để che chắn cho... kỵ binh dùng xe chiến đấu Bradley tấn công. Lúc đó những xe tăng còn lại của Nga mới bị diệt nốt bằng xe tăng và các vũ khí chống tăng đi kèm trên xe bọc thép.
• Thứ tư. Quân đội Nga đứng thứ mấy thế giới? Hoàng Việt huyên thuyên bảo thứ tư. Thiếu tướng Hồng Quân cho rằng thứ hai.
Bình loạn : Về tổ chức, quân đội Nga khác với quân đội Hoa Kỳ, do đó nếu quân số chính thức thì Nga ít hơn Mỹ, nhưng nếu sổ sách ăn lương, Nga nhiều hơn Mỹ. Tại sao thì tui không nói đâu. Về khí tài:
Vũ khí hạt nhân cả chiến thuật lẫn chiến lược, từ cả góc độ tuyên bố của Nga lẫn thừa nhận của Mỹ đều cho thấy Nga lớn hơn Mỹ nhiều.
Vũ khí quy ước: riêng con số 17.000 xe tăng của Nga đã làm cho Mỹ chết khiếp. Có điều bao nhiêu % chạy được lại là câu chuyện khác. Về đạn dược chúng ta đều biết hết rồi, họ có kho đạn khủng từ thời Liên Xô, riêng nửa năm qua bắn đến 7 – 8 thậm chí có nguồn cho rằng từ 9 đến 10 triệu quả đạn pháo các loại (trên cơ sở ước tính bắn 200 ngày trong 1 năm chiến tranh và trung bình 1 ngày bắn 50.000 quả đạn các loại kể cả súng cối).
Về điểm này Hoàng Việt nói từ 20.000 đến 50.000 – không chính xác lắm. Theo những nguồn tin phương Tây dùng theo dõi thời gian thực từ vệ tinh, Nga bắn ngày ít nhất là 50.000 và nhiều có thể đạt 70.000, trung bình là 60.000 quả đạn một ngày. Về lượng đạn Ukraine bắn Hoàng Việt nói đúng: năm ngoái họ bắn 7.000, và bây giờ lúc cao trào là 5.000 đạn một ngày.
Về nhân lực, nếu quân Nga đưa ra trận 500.000 quân thì có 200 đến 250.000 quân cầm súng, còn lại là hỗ trợ. Nếu Mỹ dùng 500.000 quân thì chỉ có 50.000 quân cầm súng thôi, còn lại là bọn phục vụ.
Nếu tính như trên đây thì quân sự Nga luôn dẫn đầu thế giới về mọi chỉ số xét từ góc độ số lượng.
• Thứ năm. Hoàng Việt có nói một điểm: có những lúc tưởng chừng Ukraine thua đứt – điều này đúng. Nhưng cũng có những lúc Nga bất lợi lắm rồi, nhưng họ lại phục hồi lại được.
Bình loạn : Ở đây cần làm rõ một chút. Đúng là mấy ngày đầu chiến tranh tưởng Ukraine thua dứt điểm, thua đến nơi rồi. Hồi đó tui với ông Quang Phan còn nói với nhau: người Ukraine trước hết mà không mất chính quyền đã là thắng rồi. Chưa ai dám nghĩ đến việc họ đánh tan tác cả cánh quân Nga ở miền bắc.
Nhưng riêng về Nga thì từ đầu chiến tranh đến giờ trừ cú chiếm miền nam gồm các thành phố Berdyansk, Melitopol, Kherson ra thì chỉ có thua, nói nhanh cho nó vuông. Với Mariupol, họ chiếm bằng một giá quá đắt cho cả hai bên: số lượng lính của họ và số lượng thường dân Ukraine bị họ giã nát thành phố một cách tàn bạo. Ngay cả khi họ chiếm được cặp hai thành phố Serevodonetsk và Lysychansk thì cái giá họ phải trả cũng quá đắt mà thu lại lại chẳng được mấy lợi ích về chiến lược. Còn về khía cạnh “phục hồi” thì không hẳn – họ không hề phục hồi được các đơn vị theo nghĩa về chất, nghĩa là trong các trận đánh thì giữ thương vong tối thiểu và đưa về bổ sung quân số với số lượng ít nhất, cho quân nghỉ ngơi và quay lại... mà ở đây là bơm thêm vào với những quân số chất lượng thấp. Như thế không gọi là phục hồi đúng nghĩa, mà là sự cào cấu.
• Thứ sáu. Câu hỏi về không quân Nga. Tay Hoàng Việt tiếp tục luyên thuyên tranh phần. Hắn hỏi tại sao không thấy không quân Nga mấy khi xuất hiện. Thiếu tướng Hồng Quân thì cho rằng hệ thống phòng không của Ukraine tốt nên bắn rơi nhiều, không quân Nga ít phát huy tác dụng. Ông còn nói một điều rằng Ukraine dùng các vũ khí phòng không cá nhân (Stinger) bắn máy bay Nga.
Bình loạn : Ở đây có điểm cần giải thích rõ thêm: vấn đề đầu tiên của máy bay chiến đấu Nga là thiếu vũ khí chính xác có dẫn đường, do vậy phi công phải sà thấp, thậm chí ném bom bổ nhào (không có bom thông minh), dẫn đến họ làm mồi cho vũ khí phòng không vác vai rất nhiều.
Hồi đầu chiến tranh, không quân Nga làm chủ bầu trời Ukraine, bay vào tận thủ đô Kyiv và không quân Ukraine chiến đấu trong tuyệt vọng. Tui còn nhớ ông Viện trưởng viện chiến lược Bộ quốc phòng còn nói: Nga đánh tan hết hệ thống phòng không – không quân Ukraine.
Nhưng được vài tháng, nhất là thời gian diễn ra #The_Battle_of_Donbas, máy bay Nga vừa rơi nhiều, vừa bay ít dần đi, và tui có báo cáo với các bác một vấn đề là do bay với tần suất quá cao, máy bay của họ hỏng rất nhiều và dần khả năng sửa chữa sẽ kém đi. Một vấn đề nữa không kém nghiêm trọng là máy bay chiến đấu Nga còn phụ thuộc vào linh kiện mua của Tây, ví dụ hệ thống gì đó chống tên lửa phòng không của máy bay trực thăng Nga (cả Kamov và Mil) không còn mua được của Pháp nữa, dẫn đến nó không còn khả năng tự vệ; hệ thống phân biệt trời đất cũng có vấn đề làm máy bay dễ lao xuống đất. Cuối cùng là “landing gear” hay càng đáp của một loại Sukhoi rất mới cũng phụ thuộc vào... Pháp và do đó chẳng có để mà bay.
Vấn đề đặt ra chất chi là nóng: Máy bay Tây Phi thì sao?
• Thứ bảy. Dự đoán bao giờ kết thúc chiến tranh.
Thiếu tướng Hồng Quân nói hiện nay chỉ có 48% người Mỹ ủng hộ Ukraine chiến đấu. Hiện nay Đảng Cộng Hòa chiếm đa số trong Quốc hội Hoa Kỳ, họ là lực lượng không muốn kéo dài chiến tranh.
Hiện nay các điều kiện do Nga và Ukraine đưa ra quá xa nhau.
Thiếu tướng Hồng Quân thận trọng không đưa ra được kịch bản cụ thể khẳng định bên nào thắng – hoặc Nga hoặc Ukraine, mà có thể sẽ có thoả thuận ngừng bắn hoặc thậm chí kịch bản không ngừng bắn được mà chia cắt lâu dài như bán đảo Triều Tiên.
Bình loạn : Thỏa thuận ngừng bắn mà yêu cầu Ukraine chấp nhận mất diện tích đất lớn hơn nhiều so với 24/02 là không thể chấp nhận được, ngay bây giờ mà người Ukraine cũng đã đặt mục tiêu chiếm lại đến biên giới 1991 còn gì. Như vậy thoả thuận ngừng bắn chỉ có thể có được sau khi người Ukraine tấn công chiếm lại ít nhất là đến biên giới 1991 ở Donbas và hai tỉnh Zaporizhzhia cùng Kherson. Về Crimea tui không dám đoán.
Tại sao tui lại vẫn nghĩ rằng phải là như thế? Vì câu hỏi logic sẽ là: nếu không như thế thì xin xe tăng với 1 triệu quả đạn pháo (có nguồn bảo là 700.000 quả Excalliburg và 300.000 quả ngu để bắn kèm) để làm gì, ngắm à?
• Một số điểm cần ca ngợi cụ thiếu tướng:
Cuộc chiến không phải ủy nhiệm, tự người Ukraine chiến đấu.
Người Ukraine dùng cả vũ khí của mình lẫn của phương Tây. Nhưng nhiều thứ vũ khí Ukraine chưa có.
Họ chiến đấu cho đất nước mình nhưng còn xác định chiến đấu cho cả phương Tây.
Bình loạn : Nói quá chuẩn! Đùa vậy thôi chứ bạn Hoàng Việt có vẻ bênh Ukraine, nên dẫn dắt nhiều cho ra vẻ có lợi cho Nga nhưng vẫn có ý lái sang chiều ngược lại. Cơ mà vẫn nói lắm quá.
2. VỀ ĐỀ XUẤT 12 ĐIỂM CỦA TRUNG QUỐC CHO TIẾN TRÌNH HÒA BÌNH UKRAINE
(1). Tôn trọng chủ quyền của tất cả các quốc gia
(2). Từ bỏ tâm lý chiến tranh lạnh
(3). Chấm dứt chiến sự
(4). Nối lại đàm phán hòa bình
(5). Giải quyết khủng hoảng nhân đạo
(6). Bảo vệ thường dân và tù nhân chiến tranh
(7). Giữ an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân
(8). Giảm thiểu rủi ro chiến lược
(9). Tạo thuận lợi cho xuất khẩu ngũ cốc
(10). Ngừng các biện pháp trừng phạt đơn phương
(11). Giữ ổn định chuỗi cung ứng và công nghiệp
(12). Thúc đẩy tái thiết sau xung đột
Trong 12 điểm đó, các điểm (3) và (4) chính là yêu cầu ngừng bắn, tất nhiên khi Trung Quốc đưa ra thì sẽ là yêu cầu cả hai bên ngừng bắn chứ không riêng bên nào. Điểm (2) thì nêu yêu cầu Nga – Putox bỏ trước vì họ là người lải nhải nhiều nhất. Điểm (8) là cái gì tui không hiểu. Điểm (10) chủ yếu thể hiện sự lo sợ của Trung Quốc trước tình thế các nước mạnh đồng loạt trừng phạt Nga và chắc chắn điều tương tự sẽ xảy ra với Trung Quốc nếu dám thôn tính Đài Loan, và bây giờ nếu can dự vào Ukraine thì hậu quả tương tự cũng có thể xảy ra. Ngoài ra cùng điểm (2) thì điểm số (10) cũng thể hiện mối quan tâm địa chiến lược của Trung Quốc.
Bây giờ tui xin đi sâu ngâm cứu điểm đầu tiên. Chúng ta cùng nhớ lại, năm 2014 sau khi Nga sáp nhập Crimea, Bắc Kinh đã không tán thành một cách rõ ràng lắm. Và, nhìn chung thì Bắc Kinh không tán thành sự can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine và đã kêu gọi kiềm chế và đàm phán giữa các bên. Khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi đó là Hồng Lỗi được hỏi liệu Chính phủ nước này có công nhận Crimea là một phần của Nga sau khi cư dân của Crimea bỏ phiếu ly khai khỏi Ukraine hay không, đã tuyên bố: “Trung Quốc luôn tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia. Vấn đề Crimea cần được giải quyết về mặt chính trị trong khuôn khổ luật pháp và trật tự. Tất cả các bên nên kiềm chế và không làm gia tăng căng thẳng”.
Nhưng sau đó khi có một nghị quyết của Liên hợp quốc vào cuối tháng Ba 2014 kêu gọi các quốc gia “không công nhận những thay đổi về tình trạng” của khu vực Crimea, Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng. Trước đó vào giữa tháng Ba, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea là bất hợp pháp, Trung Quốc cũng đã bỏ phiếu trắng. Như vậy là họ không phản đối nó.
Như trong bài trước tui đã viết, thái độ của Trung Quốc đối với vấn đề chủ quyền, luôn là thái độ hai mặt. Đầu tiên khi là uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an lại là nước lớn, anh buộc phải tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là hiến chương LHQ. (Trường hợp của Nga trong cuộc chiến tranh Ukraine là siêu siêu ngoại lệ, do những lý do ngu xuẩn và lãng xẹt của Putox mà nước này phải giẫm đạp các kiểu, thậm chí phóng uế vào Hiến chương LHQ) Do vậy Trung Quốc về nguyên tắc không được phép có những phát biểu xâm phạm chủ quyền của Ukraine.
Vấn đề chủ quyền và chủ nghĩa ly khai với Trung Quốc cũng là siêu, siêu nhạy cảm (hôm trước tui viết đây là lý do để người Trung Quốc không thể ủng hộ Nga trong trò ly khai của Donbas).
Nếu như Nga thắng dễ trong cuộc chiến, từ đó bước đầu thiết lập chính quyền bù nhìn ở Ukraine, sau đó thành lập Liên bang chẳng hạn, thì Nga trở nên mạnh kinh khủng và trong trường hợp đó việc hình thành một cực Nga – Trung để đối trọng với phương Tây là đẹp luôn.
Nhưng nếu Nga thua trong cuộc chiến này theo kiểu bê xê lết rồi vỡ bung bét ra, thì câu chuyện sẽ khác, chưa biết là tin tốt hay tin xấu với Trung Quốc. Trước mắt, họ phải tận dụng cơ hội để lôi kéo được càng nhiều mảnh vỡ từ Nga ra, càng tốt, có vẻ đây là tin tốt. Nhưng đồng thời vụ “bung bét” này sẽ để lại mình Trung Quốc... trơ trọi, điều đó sẽ khiến cho phương Tây đỡ hẳn bận bịu với Nga, và Trung Quốc sẽ trở nên thu hút rất mạnh mẽ sự chú ý của phương Tây. Chúng ta cần hình dung Trung Quốc hướng ra bên ngoài là vừa muốn bành trướng, vừa muốn náu mình.
Vậy chỉ còn một góc độ nữa: Trung Quốc muốn Nga suy yếu nhưng không vỡ bung bét. Bản thân vấn đề chủ quyền của Nga, với Trung Quốc không phải chuyện quan trọng, ông thu giữ được cái gì là việc của ông, mà vị thế của Nga đến đâu và như thế nào trong chiến lược địa chính trị của Trung Quốc, mới là vấn đề. Vì thế Nga sẽ giữ được đất đến đâu trong cái diện tích đã chiếm được, việc Trung Quốc đưa ra có thể chỉ là ướm thử, chứ thực tế “mày không giữ được để nó (Ukraine) chiếm lại thì kệ mẹ mày.”
Cách tiếp cận của Trung Quốc vẫn khôn lỏi như vậy. Nga Putox thích chủ quyền hả? OK thì tao bảo phải tôn trọng chủ quyền, mày tuyên bố đến đâu thì tao tôn trọng đến đó. Nhưng mặt khác thì quốc tế công nhận của Ukraine đến đâu, tao cũng tôn trọng đến đó. Vai của tao là vai của người tôn trọng công lý quốc tế, còn võ bẩn đòn ngầm ở đâu tao... không biết, he he.
Nôm na, cái điểm (1) tôn trọng chủ quyền quốc gia nghĩa là anh phải tự đi chiến đấu lấy mà giành giật, đến khi nào cả hai bên cùng oải, xuội hẳn ngồi vào bàn với nhau thì tôi vẫn... tôn trọng. Khôn như ông làng tôi đầy.
Tuy nhiên vẫn có thể trong đó bao hàm ý tích cực: thôi éo oánh được nữa đâu, liệu mà rút, hoặc vừa oánh vừa lùi, đến khi nào khoanh gọn được chiến tranh, thì ngồi vào mà đàm, đàm được đến đâu thì chủ quyền đến đó. Nôm na vậy. Trung Quốc mà, đã sang Nga gặp Putox trong thời điểm hiện tại, làm gì có chuyện chỉ có nịnh – chắc chắn còn phải doạ hoặc đe hoặc đe doạ nữa.
3. Không gọi là đoán mò nhưng vẫn có thể là đoán mò.
Anh Lê Hồng Anh trưa nay nói với tui: Putox bất chấp bầu cử sang năm, và bây giờ chỉ thích kéo dài chiến tranh vì phương Tây sẽ mỏi. Đúng, sang năm 2024 Mỹ bầu cử, thì đúng là mỏi thật. Nhưng nếu Putox vẫn thua bét nhè và kéo dài đến bầu cử ở Nga, thì cũng chưa biết thế nào. Nhìn chung là chẳng ai thích, đến tầm đó nghĩa là cỡ năm rưỡi nữa mà cứ như thế này thì số quân Nga thiệt mạng khéo lên đến 300.000 thì đúng là vỡ nợ.
Cũng anh Lê Hồng Anh trước đây cho rằng Nga cứ dừng lại là chết – nghĩa là không thể cố thủ được vì không có khả năng hậu cần. Thời gian qua họ làm được điều đó, vì giảm quy mô tấn công, dịch chuyển hậu cần ra xa tiền tuyến và lợi dụng người Ukraine chưa có cách nào để khắc chế được trò đó. Nhưng đó có phải là giải pháp lâu dài đâu – trước sau người Ukraine họ cũng tính ra cách thôi mà. Vì vậy phải có phương án khoanh gọn chiến tranh – chẳng hạn như ở Kherson hiện nay dùng sông Dnipro là ranh giới tự nhiên sẽ biến thành đường giới tuyến.
Trước đây tui và Quang Phan đã tính tình huống xấu nhất – khi Nga chuẩn bị tấn công Phase2 hay The Battle of Donbas thì Nga có thể chiếm được toàn bộ miền đông Ukraine, trong đó có cả “thủ đô miền đông” Kharkiv, Sumy, Poltava, cả hai tỉnh Donbas, Dnipropetrovsk, Zaporizhzhia và Kherson, thậm chí cả một phần Mykolaiiv mà tệ nữa là mất cả Odesa – biến Ukraine thành một nước không có biển. Trong trường hợp này sông Dnipro là giới tuyến mà người Ukraine không thể vượt qua.
Tình huống đỡ xấu hơn khi The Battle of Donbas nổ ra, là người Ukraine để cho Nga tiến được đến giới tuyến tự nhiên khác: sông Siverskiy Donets và cố thủ ở bên này, không cho quân Nga sang sông và từ đó tìm cách đàm phán ngừng bắn. Tình huống này có thể sẽ bao gồm cả vùng đông bắc tỉnh Kharkiv, trong đó có các thành phố Kupyansk và Izyum như trước tháng Chín năm ngoái.
Cả hai tình huống trên đây chúng tôi nói với nhau, khi Ukraine mới chỉ có đâu 200 khẩu súng đại liên hình như của Thụy Điển. Mãi sau đó mới có câu chuyện M777.
Đến đây chúng ta cùng nhìn lại rằng: lúc đó Nga mạnh kinh khủng đến như thế nào, và quân Ukraine yếu đến như thế nào khi không đủ sức giữ phía Nam mà phải tập trung cho phía Bắc. Ngay cả tui trùm lạc quan tếu, cũng phải đưa ra những tình huống rất xấu như vậy và mong muốn rằng, chẳng hạn bị chiếm nửa nước đến sông Dnipro, cũng chưa chắc mất chính quyền và hi vọng sau đó chiếm lại được dù mất dăm, bảy năm.
Còn với tình huống đỡ xấu hơn như trên, thì khá giống bây giờ nhưng bây giờ đã là sau The Battle of Kharkiv đuổi Nga chạy re kèn khỏi Kupyansk và Izyum sau đó là Lyman, The Battle of Kherson đuổi quân Nga chạy tóe khói về bên kia sông Dnipro.
Chẳng ai nghĩ giờ này, thời điểm 1 năm của cuộc chiến lại ngồi bàn về xe tăng Leopard với bom lượn, và rồi còn có nhiều thứ nữa.
Một khi Nga đã không giữ được ranh giới tự nhiên thì chỉ có chạy cho đến khi nào người ta không thèm đuổi nữa. Vậy thôi.
Hôm nay Leopard về rồi. Ảnh: Bộ trưởng quốc phòng Oleksii Reznikov chui vào trong xem thử và khi ra ông hỏi: “Đường đến Mátxcơva đi lối nào í nhể?”
PHÚC LAI 25.02.2023
No comments:
Post a Comment