Friday, April 18, 2025

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 18 tháng 04 năm 2025 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

BBC

Tòa án Anh phán quyết: Vietjet Air 'nợ quỹ đầu tư hơn 180 triệu USD'

Phường Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, vì sao gây tranh cãi?

3 giờ trước

Thuế đối ứng của ông Trump và thế lưỡng nan của giới xuất khẩu Việt Nam

Thương chiến Mỹ-Trung: 'Ngọn tre' Việt Nam cuối cùng có phải ngả về một phía?

50 năm kết thúc chiến tranh: Đại sứ Ted Osius kể về công cuộc hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam

Nga đang tịch thu nhà của người Ukraine ở Mariupol như thế nào?

Chiến tranh Việt Nam, những góc nhìn từ một hội thảo tại Mỹ

Campuchia muốn gì trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình?

Vì sao Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm là đòn đau giáng vào Mỹ?

Trường Harvard chống lại Trump - Điều này có thể kéo dài được bao lâu?

Trung Quốc bất ngờ thay nhà đàm phán để giải quyết cuộc chiến thuế quan với Mỹ

Doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc 'chịu không nổi' thuế ông Trump

Việt Nam

Vì sao Việt Nam gấp rút khai thác máy bay Trung Quốc COMAC?

Ông Tập thăm Hà Nội: Việt Nam có xích lại gần Trung Quốc để 'chơi' Mỹ?

Có gì đáng chú ý từ 'cuộc gặp đáng yêu' của ông Tập Cận Bình ở Việt Nam?

Ông Hồ Đức Phớc 'hoàn thành nhiệm vụ' đi Mỹ, tiếp theo là gì?

Amanda Nguyễn: người phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ

Công bố danh sách sáp nhập: Lại đúng như lời đồn!

Dự án golf Hưng Yên của Tập đoàn Trump: Còn giá trị trong đàm phán thuế quan?

Ông Tập Cận Bình đi Việt Nam: cơ hội giải quyết vấn đề Biển Đông nhưng 'đừng quá thân mật'

Nhân viên Samsung đứng ngồi không yên trước thuế quan Trump áp lên Việt Nam

Ông Tô Lâm yêu cầu 'phải lấy tiêu chuẩn cao nhất' về nhân sự

Ông Tập Cận Bình đi Việt Nam: thương mại, đường sắt, Biển Đông và gì nữa?

Liệu Việt Nam có khả năng đối mặt với trận động đất lớn 7 độ?

 

RFI

Nhật Bản bắt đầu đàm phán với Mỹ về thuế quan

Trung Quốc kêu gọi Phnom Penh chống chính sách bảo hộ mậu dịch của Trump

Ngoại trưởng Mỹ công du Pháp với trọng tâm là chiến tranh Ukraina

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Đài Loan trong thế bị Mỹ - Trung kềm kẹp

Thuế đối ứng : Nhật Bản có những lá chủ bài nào để đàm phán với Mỹ ?

Nhìn lại 50 năm chế độ Khmer Đỏ và cách cai trị kiểu diệt chủng

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc : Tập đoàn máy bay Boeing điêu đứng

Điều tra báo chí : Bắc Triều Tiên, nhà cung cấp đạn pháo hàng đầu cho Nga

Bang giao Paris-Alger lại căng thẳng : Pháp triệu hồi đại sứ và trục xuất 12 nhà ngoại giao Algérie

Vì sao Trung Quốc chọn Boeing để trả đũa cuộc chiến thuế quan của Trump vào thời điểm này ?

Nợ Mỹ và đô la “quật ngược” chiến lược thuế quan của Trump ?

Ba tháng sau khi cầm quyền, chiến lược Ukraina của Trump vẫn trong ngõ cụt

Y tế: Thế giới có thể đối phó với đại dịch mới?

Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi Việt Nam hợp lực chống đòn thuế quan của Mỹ

Thỏa thuận khoáng sản : Đàm phán giữa Mỹ và Ukraina có tiến triển

Đại học Harvard không tuân lệnh Donald Trump, Nhà Trắng đình chỉ trợ cấp 2,2 tỷ đôla

Phá giá đô la và tái cơ cấu nợ của Mỹ : Kế hoạch còn nguy hiểm hơn chiến tranh thương mại

Kiểm soát đất hiếm : Đòn hiểm của Trung Quốc để trả đũa Mỹ và khống chế châu Âu

 

(WSJ) – Chính sách thuế quan của Hoa Kỳ nhằm ngăn chận Con Đường Tơ Lụa kết nối Trung Quốc với toàn cầu. Báo tài chính Mỹ The Wall Street Journal hôm 16/04/2025 trích dẫn nhiều nguồn tin thông thạo cho rằng, ngoài những mục tiêu thương mại và đối nội, chính quyền Trump khai chiến với toàn cầu về thuế quan trước hết nhằm « cô lập Trung Quốc ». Washington đàm phán với hơn 70 quốc gia chính là để « ngăn chận hàng Trung Quốc » tràn ra thế giới qua chương trình Một Vành Đai, Một Con Đường mà Bắc Kinh đã khởi động từ 2013.

(AFP) – Chiến tranh thuế của Trump: Lãnh đạo tập đoàn chip bán dẫn Mỹ Nvidia đi Trung Quốc với hy vọng cứu vãn thị trường Hoa Lục. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, tổng giám đốc của hãng, Jensen Huang,  gốc Đài Loan, đã gặp một quan chức cao cấp Trung Quốc phụ trách thương mại quốc tế tại Bắc Kinh hôm nay, 17/04/2025. Nvidia là một trong các nhà cung cấp chip bán dẫn chính phục vụ cho Trí tuệ nhân tạo (AI). Doanh thu tại Trung Quốc của Nvidia là 17 tỉ đô la (năm 2024), chiếm 13% tổng doanh thu. Dưới thời tổng thống Biden, Washington giới hạn việc xuất sang Trung Quốc các vi mạch GPU tân tiến nhất của Nvidia dùng cho AI. Theo Nvidia, các đòi hỏi mới của chính quyền Mỹ về xuất khẩu một số loại vi mạch GPU có thể khiến hãng thiệt hại 5,5 tỉ đô la riêng trong quý một năm nay.

(AFP) – TSMC  chưa thấy sự thay đổi trong thái độ của khách hàng bất chấp những biện pháp thuế quan của Donald Trump. Tập đoàn sản xuất chip lớn nhất thế giới hôm nay, 17/04/2025, báo cáo lợi nhuận ròng của quý I/2025 đã tăng mạnh 60,3%, đạt 361,56 tỷ NT$ (11,1 tỷ đô la), vượt kỳ vọng. Doanh thu quý này cũng tăng gần 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

(Reuters) – Mỹ tăng cường trừng phạt dầu hỏa Iran, nhắm luôn cả vào các cơ sở năng lượng của Teheran ở hải ngoại. Tuy đã nối lại đàm phán về hạt nhân Iran, Washington vẫn chủ trương gây áp lực tối đa. Hôm 16/04/2025, bộ Tài Chính Hoa Kỳ ban hành một đợt trừng phạt mới nhắm vào các « cơ sở năng lượng của Iran ». Trong số này có cả một nhà máy lọc dầu và tàu dầu của Iran được cho là hoạt động để cung cấp dầu hỏa cho Trung Quốc. Qua trung gian cơ sở này, Bắc Kinh bị cáo buộc lách lệnh trừng phạt của phương Tây, mua vào « hơn một tỷ đô la dầu thô của Iran ».

(AFP) – Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA): Viễn cảnh Iran sở hữu vũ khí hạt nhân không còn "xa vời". Mặc dù Iran khẳng định chương trình hạt nhân của mình chỉ phục vụ mục đích dân sự, các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ và Israel, từ lâu nghi ngờ Iran muốn phát triển vũ khí hạt nhân. Ông Rafael Grossi hôm qua, 16/04/2025, cho biết Iran vẫn còn một chặng đường dài trước khi có thể chế tạo vũ khí nguyên tử, nhưng Teheran gần như đã hội đủ điều kiện để làm được điều này. Ông Grossi cũng nhấn mạnh có sự kiểm chứng của quốc tế để bảo đảm tính "hòa bình" của chương trình hạt nhân Iran, thay vì chỉ tin vào những khẳng định của phía Teheran.

(AFP) – Tập hợp tại Paris và Marseille tỏ tình liên đới với các phóng viên thiệt mạng tại Gaza. Chiều ngày 16/04/2025, hơn 200 nhà báo Pháp đã tập hợp trước Nhà Hát Bastille, Paris và hơn 150 người ở thành phố Marseille, miền nam nước Pháp để tỏ tình liên đới với gần 200 phóng viên đã thiệt mạng tại Gaza từ tháng 10/2023. Gaza là nơi « chôn nhiều xác các nhà báo nhất » trên thế giới. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới lưu ý Gaza là nơi duy nhất mà một nhà báo thiệt mạng trong lúc tác nghiệp bị gọi là « quân khủng bố ».

(AFP) – Miến Điện ân xá cho gần 5.000 tù nhân nhân dịp năm mới. Chính quyền quân sự hôm nay, 17/04/2025, thông báo sẽ phóng thích 4.893 tù nhân trong đợt ân xá đầu năm mới. Nhiều tù nhân khác cũng được giảm án tù, ngoại trừ những kẻ phạm trọng tội. Mặc dù thường xuyên có các đợt ân xá nhân các dịp lễ quốc gia hoặc lễ hội Phật giáo, nhiều tù nhân chính trị nổi bật, trong đó có bà Aung San Suu Kyi, vẫn bị giam giữ.

(AFP) – Phụ nữ là người có cơ thể phụ nữ : Các hiệp hội bảo vệ người chuyển giới lo ngại các hậu quả sau phán quyết của Tòa án Tối cao Anh. Hôm qua, 16/04/2025, năm thẩm phán của cơ quan tư pháp cao cấp nhất nước Anh đã thống nhất đưa ra phán quyết khẳng định mối liên hệ giữa người phụ nữ và cơ quan sinh dục phụ nữ có từ khi sinh. Theo các thẩm phán, phán quyết này là cơ sở hợp pháp cho các quyết định loại trừ người chuyển giới thành nữ tại một số cơ sở được coi là chỉ dành riêng cho « phụ nữ », như một số trung tâm tạm trú hay bệnh viện. Phán quyết nói trên là kết quả của cuộc chiến pháp lý kéo dài 4 năm giữa chính quyền xứ Scotland, kiên quyết bảo vệ quyền của những người chuyển giới, và hiệp hội nữ quyền « For Women Scotland ».

(AFP) – Hiệp hội các Giám mục Pháp kêu gọi Vatican mở hồ sơ liên quan đến tu sĩ Pierre. Bà Véronique Margron, chủ tịch Hiệp hội các tu sĩ và nữ tu Pháp (Corref) hôm nay, 17/04/2025, đã yêu cầu mở tất cả các hồ sơ liên quan đến tu sĩ Pierre, bao gồm cả những hồ sơ của Vatican, để các nhà nghiên cứu và nhà báo có thể điều tra về hành vi lạm dụng tình dục của ông cũng như sự miễn trừ mà ông được hưởng. Một cuốn sách điều tra cho thấy dường như từ mùa thu năm 1955, Vatican đã biết về những cáo buộc nhắm vào tu sĩ Pierre. Mặc dù vậy, ông vẫn có thể tiếp tục công việc mà không bị trừng phạt, nhờ vào sự thờ ơ của các quan chức trong Giáo hội Công Giáo. Hội đồng Giám mục Pháp đã thông báo sẽ liên hệ với Vatican để làm rõ vụ việc này.

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

TIN TỨC: THỨ SÁU 18.04.2025

 

1/ NHẬT BẢN BẮT ĐẦU ĐÀM PHÁN VỚI MỸ VỀ THUẾ QUAN

Nhật Bản đã khởi động cuộc đàm phán với Hoa Kỳ về thuế quan, nhưng chưa đạt kết quả cụ thể và hai bên sẽ gặp lại nhau vào cuối tháng này.

Trong cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa hai nước vào hôm 16/4 tại Washington, Tổng thống Donald Trump đã bất ngờ đến gặp phái đoàn và nêu bật những tiến bộ lớn. Tại Tokyo, thủ tướng Shigeru Ishiba tỏ vẻ ít lạc quan hơn, và chờ đợi tiến trình thương thuyết.

Trong chính sách thuế đối ứng của Mỹ áp dụng với toàn cầu, Nhật Bản bị đánh thuế 24% và là một trong số quốc gia châu Á hàng đầu bị nhắm tới cùng với Trung Cộng, Việt Nam và Đài Loan.

Phái đoàn Nhật Bản, cầm đầu là Bộ trưởng phục hồi kinh tế Ryosei Akazawa, đã có một cuộc họp 70 phút với Bộ trưởng tài chính Mỹ Scott Bessent. Trước đó, ông Akazawa đã được Tổng thống Trump tiếp đón tại phòng bầu dục trong gần một giờ đồng hồ.

Ông Trump khẳng định đôi bên đã có những tiến bộ quan trọng. Trên mạng, ông Trump gắn liền thương mại với hỗ trợ quân sự giữa Washington và Tokyo. Nhưng về phía Tokyo, Bộ trưởng Akazawa đã không cung cấp nhiều thông tin và chi tiết về cuộc tiếp xúc đầu tiên với chính quyền Mỹ.

Ông chỉ nhắc lại là thuế đối ứng 10% sẽ tác động đến đầu tư của Nhật Bản vào Hoa Kỳ. Nhật Bản cũng lấy làm tiếc là Mỹ tăng thuế 25% đối với xe hơi Nhật và 25% đối với nhôm và thép của nước này xuất cảng sang Hoa Kỳ.

Riêng Thủ tướng Shigeru Ishiba tuyên bố vẫn còn là “có khoảng cách” với Hoa Kỳ sau cuộc đối thoại ở Washington và ông chờ đợi là sẽ đối mặt với một số khó khăn, cho dù Tổng thống Trump đã khẳng định Nhật Bản là một ưu tiên.

Thặng dư mậu dịch của Nhật với Hoa Kỳ vào năm ngoái là hơn 70 tỷ Mỹ kim. Tokyo có chưa đầy 90 ngày để tìm thỏa hiệp với Mỹ về thuế quan.

RFI

 

2/ NGOẠI TRƯỞNG MỸ CÔNG DU NƯỚC PHÁP ĐỂ BÀN VỀ UKRAINE

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và đặc phái viên của Tổng thống Trump về chiến tranh Ukraine Steve Witkoff đã đến Paris vào hôm qua 17/4, nhằm thảo luận với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về tình hình Ukraine.

Sau khi hội kiến Tổng thống Macron, Ngoại trưởng Rubio sẽ gặp người đồng nhiệm Pháp Jean-Noel Barrot. Về phần mình, ông Andrii Yermak, đại diện của tổng thống Ukraine, cũng có mặt tại Paris và đã dự trù các cuộc gặp gỡ với những quốc gia đồng minh, bao gồm Pháp, Đức và  Anh.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã khẳng định chỉ cần 24 giờ để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Gần ba tháng sau khi lên nắm chính quyền, ông buộc phải thừa nhận là cuộc tàn sát ở Ukraine vẫn tiếp diễn.

Cần nhắc lại, ông Trump đang đàm phán trực tiếp với Nga, thông qua nhân vật thân tín là Steve Witkoff, người đã thảo luận với phía Nga vào cuối tuần trước và cho rằng có tiến triển.

Những cuộc thảo luận với các đối tác Âu châu cũng được lên kế hoạch. Mặc dù không tham gia trực tiếp vào các cuộc đàm phán với Nga, nhưng Âu châu vẫn có vai trò và tiếng nói trong hồ sơ này. Pháp và Anh đã đề nghị tham gia vào việc bảo đảm an ninh cho Ukraine bằng cách điều quân ra chiến trường.

Về tình hình chiến sự, quân đội Nga vào rạng sáng hôm qua đã oanh kích thành phố Dnipro, ở miền đông Ukraine, khiến 3 người thiệt mạng và ít nhất 28 người bị thương.

RFI

 

3/ BẮC HÀN NỔI GIẬN VÌ MỸ ĐIỀU ĐỘNG OANH TẠC CƠ B-1

Thông tấn xã Bắc Hàn vào hôm qua 17/4 loan tin là Bắc Hàn đã tức giận chỉ trích Mỹ vì đã triển khai oanh tạc cơ chiến lược B-1B trong cuộc tập trận chung gần đây với Nam Hàn.

Một phát ngôn nhân của bộ quốc phòng Bắc Hàn tuyên bố việc triển khai oanh tạc cơ của Mỹ trong khu vực đã trở thành một "hoạt động quân sự thường lệ", đồng thời gọi đó là "trò lừa gạt liều lĩnh", theo trích dẫn của thông tấn xã Bắc Hàn.

Trong tuyên bố nói trên, bộ quốc phòng Bắc Hàn còn nhấn mạnh đến các hành động quân sự gần đây của Mỹ và Nam Hàn là mối đe dọa công khai đối với an ninh của nhà nước Bắc Hàn.

Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Mỹ cũng như Nam Hàn đối với tuyên bố nói trên của bộ quốc phòng Bắc Hàn.

Trước đó, bộ quốc phòng Nam Hàn vào ngày 15/4 thông báo hai nước Nam Hàn và Hoa Kỳ đã tổ chức cuộc tập trận không quân chung trên bán đảo Triều Tiên, với sự tham gia của oanh tạc cơ B1-B của Mỹ. Tham gia cuộc tập trận này còn có chiến đấu cơ F-35A và F-16 của Nam Hàn.

Bộ quốc phòng Nam Hàn nhấn mạnh là cuộc tập trận mới nhằm chứng minh năng lực của các đồng minh trong việc ứng phó các mối đe dọa hạt nhân và phi đạn đang gia tăng từ Bắc Hàn.

Đây là cuộc tập trận chung lần thứ hai của Mỹ và Nam Hàn từ đầu năm đến nay, sau cuộc tập trận vào ngày 20/2.

Thanhnien

 

 

VNThoibao

VNTB – Những giọt sữa đầu tiên mẹ cho con uống khi vừa chào đời là sữa giả…

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 18/04/2025

Chiến lược ba lớp của Trung Quốc cho cuộc thương chiến kéo dài

 

Báo Tiếng Dân

Nhân vụ gần 600 loại sữa giả…17/04/2025

 

Thuy My

 

Lê Học Lãnh Vân - Sài Gòn và giấc mộng hòa giải năm mươi năm

Tôn Thất Long - Sài Gòn thăng trầm

Dương Quốc Chính - Đặt tên phường và duy trì tên quận huyện

Nguyễn Ngọc Chính - Ý kiến… bỏ túi

Nguyễn Thanh Lợi - "Nhốt" Sài Gòn vô phường : Chẳng thà không đặt còn hơn

Nguyễn Thông - Nhân chuyện máy bay Tàu

Hà Phan - Hết sữa giả đến thuốc giả

Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 17.04.2025

 

Tin Trong Nước

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Lý do Việt Nam gấp rút cắt giảm một nửa chính quyền địa phương 18/04/2025

Vì sao Việt Nam gấp rút khai thác máy bay Trung Quốc COMAC? 18/04/2025

Trump có đang đẩy Việt Nam vào vòng tay Trung Quốc? 18/04/2025

Tôi chưa bao giờ lo sợ cho tương lai của đất nước mình như thế 18/04/2025

Tuyên bố chung Việt – Trung lần thứ tư dưới “triều đại Tập” 17/04/2025

Mô hình địa phương hai cấp và số phận các thành phố 17/04/2025

Sài Gòn và giấc mộng hòa giải năm mươi năm 17/04/2025

Việt Nam thoát khỏi ngã ba đường: Đến lúc phải thay đổi 16/04/2025

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

VỤ LÀM GIẢ CHỨNG CHỈ, GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ: SỞ Y TẾ TP.HCM CHUYỂN VỤ VIỆC CHO CÔNG AN

Thu Hiến

https://tuoitre.vn/vu-lam-gia-chung-chi-giay-phep-hanh-nghe-so-y-te-tp-hcm-chuyen-vu-viec-cho-cong-an-20250418071459819.htm

Sở Y tế TP.HCM cảnh báo: hiện nay trên mạng xuất hiện nhiều website và hội nhóm trên mạng xã hội quảng cáo các dịch vụ làm giả chứng chỉ, giấy phép hành nghề.

Ngày 18-4, PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho hay từ thông tin báo Tuổi Trẻ Online đăng tải qua bài viết "Giả chữ ký phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM làm giả chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh", Sở Y tế đã chỉ đạo tổ công tác đặc biệt khẩn trương rà soát, xác minh và làm rõ nội dung phản ánh.

Đồng thời, đơn vị cũng đã kịp thời chuyển toàn bộ thông tin đến Công TP.HCM để phối hợp điều tra và xử lý theo quy định pháp luật.

Qua kiểm tra dữ liệu quản lý cấp chứng chỉ hành nghề (CCHN) và giấy phép hành nghề (GPHN), Sở Y tế xác định: chứng chỉ hành nghề số 000050/HCM-CCHN ghi ngày cấp 12-10-2024 có nội dung là văn bằng chuyên môn: cử nhân kỹ thuật y học ngành xét nghiệm và phạm vi hoạt động chuyên môn: kỹ thuật viên xét nghiệm hoàn toàn không trùng khớp với hồ sơ lưu trữ tại Sở Y tế.

Thực tế, chứng chỉ hành nghề mang số hiệu nêu trên đã được cấp ngày 6-4-2012 cho một cá nhân khác.

Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy hành vi giả mạo có tổ chức, lợi dụng uy tín của cơ quan quản lý để lừa đảo và trục lợi.

Sở Y tế đã kịp thời chuyển toàn bộ thông tin đến Công an TP.HCM để phối hợp điều tra và xử lý theo quy định pháp luật.

Sở cũng cảnh báo, hiện nay, trên không gian mạng xuất hiện nhiều trang web và hội nhóm trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok...) quảng cáo công khai các dịch vụ làm giả chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề (CCHN/GPHN).

Các tài khoản này thường đưa ra những lời mời gọi hấp dẫn như: chỉ cần cung cấp ảnh CCCD và ảnh thẻ 3x4 là có thể nhận chứng chỉ hành nghề trong vòng 1-3 ngày, với chi phí khoảng 2,5 triệu đồng, cam kết giao tận nhà.

Những hoạt động này hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân nếu để lọt người không có chuyên môn hành nghề khám, chữa bệnh.

Sở Y tế TP.HCM cảnh báo người dân tuyệt đối không sử dụng các dịch vụ làm giả CCHN/GPHN được quảng cáo trên mạng hoặc từ các nguồn không chính thống. Việc sử dụng giấy tờ giả có thể bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần chủ động kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của CCHN/GPHN của nhân sự trước khi tiếp nhận hành nghề.

Cần thực hiện tra cứu thông tin tại Cổng tra cứu hành nghề y dược của TP.HCM để tránh tuyển dụng nhầm người không đủ điều kiện.

Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo, đề nghị thông báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.

Người dân có thể phản ánh qua dường dây nóng của Sở Y tế: 0989.401.155; tổng đài Sở Y tế: 1900.63.85.63 hoặc trực tiếp liên hệ Công an TP.HCM.

 

THƯỢNG ÚY CÔNG AN HY SINH KHI VÂY BẮT NHÓM MUA BÁN, VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP MA TÚY

Tiến Nguyễn
https://tuoitre.vn/thuong-uy-cong-an-hy-sinh-khi-vay-bat-nhom-mua-ban-van-chuyen-trai-phep-ma-tuy-20250418065231125.htm

Thượng úy Nguyễn Đăng Khải - cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an tỉnh Quảng Ninh - đã anh dũng hy sinh khi đang thực hiện nhiệm vụ.

Sáng 18-4, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết lực lượng Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy với quy mô lớn do Nguyễn Hữu Đằng (58 tuổi, trú tại phường Hùng Thắng, TP Hạ Long) cầm đầu. Chuyên án được xác lập để đấu tranh, triệt phá.

Khoảng 20h20 tối 17-4, tại khu vực gần chung cư Dragon Castel (TP Hạ Long), Nguyễn Hữu Đằng bị bắt quả tang khi đang chuẩn bị giao dịch 16 bánh heroin. 

Các mũi trinh sát tiếp tục triển khai vây bắt những người liên quan trong đường dây, trong đó có Bùi Đình Khánh (31 tuổi, trú tại tổ 6, khu 1, phường Giếng Đáy, TP Hạ Long) và một nhóm người từ tỉnh Phú Thọ đến Quảng Ninh để giao dịch ma túy.

Trong quá trình tổ chức truy bắt tại khu vực gần trạm thu phí Đại Yên, tổ công tác phát hiện và bắt giữ Hà Thương Hải (31 tuổi, trú tại Trung tâm 2, Thu Cúc, Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ). 

Tuy nhiên, những người còn lại trên xe đã chống trả quyết liệt bằng súng AK nhằm giải cứu đồng bọn. Trong loạt tấn công bất ngờ và tàn bạo đó, thượng úy Nguyễn Đăng Khải đã bị trúng đạn của chúng.

Dù được đồng đội khẩn trương đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bãi Cháy nhưng thượng úy Khải đã không qua khỏi do vết thương quá nặng.

Ngay trong đêm 17-4, trung tướng Nguyễn Văn Long - thứ trưởng Bộ Công an, cùng lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an đã trực tiếp có mặt và cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh khẩn trương họp khẩn để chỉ đạo phương án truy bắt những kẻ còn lẩn trốn.

 

Các vị lãnh đạo cũng đồng thời chỉ đạo triển khai nhanh chóng các chế độ, chính sách đối với cán bộ chiến sĩ hy sinh và bị thương khi làm nhiệm vụ.

Qua đấu tranh ban đầu, Nguyễn Hữu Đằng và Hà Thương Hải đã khai nhận hành vi mua bán trái phép chất ma túy

Tang vật thu giữ gồm 16 bánh heroin, 2 khẩu súng quân dụng, 1 quả lựu đạn, 3 ô tô cùng nhiều vật chứng liên quan. 

Công an tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương truy bắt những kẻ còn lại gồm: Bùi Đình Khánh và Hoàng Văn Đông, Hà Quang Sơn, sinh năm 1994, cùng trú tại Trung tâm 1, Thu Cúc, Tân Sơn, Phú Thọ, đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng phong tỏa tuyến giao thông đường thủy, đường bộ, tuyến biên giới, cửa khẩu, kiểm soát các phương tiện ra vào tỉnh.

Đến 4h30 sáng 18-4, lực lượng chức năng đã bắt giữ thêm Hà Quang Sơn và Hoàng Văn Đông khi đang trên đường bỏ trốn.

 

SẮP XÉT XỬ CỰU VỤ PHÓ THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG GỢI Ý DOANH NGHIỆP CHI 14 TỶ ĐỂ 'MUA NHÀ TO HƠN'
Hoàng An

https://tienphong.vn/sap-xet-xu-cuu-vu-pho-thuoc-bo-cong-thuong-goi-y-doanh-nghiep-chi-14-ty-de-mua-nha-to-hon-post1734146.tpo

TPO - Với cáo buộc gợi ý các chủ doanh nghiệp chi tiền để được cấp phép làm thương nhân nhập khẩu, buôn bán xăng dầu, bị cáo Nguyễn Lộc An, cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương sẽ bị đưa ra xét xử về tội "Nhận hối lộ".

Lần thứ hai bị truy tố nhận hối lộ

Tòa án nhân dân TP Hà Nội vừa có quyết định đưa vụ án liên quan bị cáo Nguyễn Lộc An (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương) ra xét xử sơ thẩm. Phiên tòa dự kiến được xét xử công khai vào ngày 6/5, Thẩm phán Đặng Mạnh Cẩm Yến, được phân công làm chủ tọa.

Trước đó, Viện KSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị cáo Nguyễn Lộc An (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước thuộc Bộ Công Thương) về tội “Nhận hối lộ”, theo quy định tại Điều 345 Bộ luật Hình sự.

Cùng vụ án, bị cáo Nguyễn Tuấn Quỳnh, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Long Hưng bị truy tố về tội “Đưa hối lộ”; các bị cáo Trần Trác Việt Đức, Giám đốc Công ty Bách Khoa Việt và Đỗ Thị Tuyết Nga, kế toán trưởng, bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”.

Cáo trạng xác định, quá trình kiểm tra thực tế trước khi cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu cho Công ty Bách Khoa Việt, bị cáo Nguyễn Lộc An đã nhận của bà Trần Thị Loan Phương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Bách Khoa Việt, số tiền 200 triệu đồng để hỗ trợ, giúp doanh nghiệp này được cấp giấy phép sớm.

Ngoài ra, Viện kiểm sát còn cáo buộc, trước khi tiếp nhận hồ sơ, thực hiện quy trình kiểm tra, cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho Công ty Bách Khoa Việt, ông An nhận thêm 9 tỷ đồng của bà Trần Thị Loan Phương để hướng dẫn doanh nghiệp "hợp thức" hồ sơ cấp phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và không kiểm tra đầy đủ năng lực thực tế.

Theo đó, vào tháng 8/2015, bà Phương đến nhà ông An tại tòa nhà Viglacera, quận Ba Đình, Hà Nội, nhờ giúp cho Công ty Bách Khoa Việt được làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu.

Tại buổi gặp này, ông An đồng ý và một tháng sau, ông An gọi điện thoại bảo bà Phương hỗ trợ 9 tỷ đồng để mua nhà "to hơn", nói chuyển vào tài khoản vợ mình. Công ty Bách Khoa Việt của bà Phương sau đó chuyển đủ tiền.

Từ việc gợi ý doanh nghiệp chi tiền, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước cũng đề nghị cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải ký giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho Công ty Bách Khoa Việt trái quy định.

Quá trình điều tra, cơ quan tố tụng cáo buộc Nguyễn Lộc An còn nhận 5 tỷ đồng từ bị cáo Nguyễn Tuấn Quỳnh (cựu Chủ tịch Công ty Long Hưng).

Dùng toàn bộ tiền nhận hối lộ mua nhà, chi tiêu cá nhân

Cụ thể, khi thực hiện quy trình kiểm tra, cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu cho Công ty Long Hưng, Nguyễn Lộc An đã "tạo điều kiện" trong quá trình kiểm tra, không kiểm tra đầy đủ năng lực thực tế, sắp xếp lịch trình kiểm tra, ký biên bản kiểm tra và báo cáo, đề nghị cựu Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải ký giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trái quy định.

Sau đó, Nguyễn Lộc An đề nghị Nguyễn Tuấn Quỳnh phải chi cho ông ta 10 tỷ đồng (nhưng về sau ông An đem trả lại ông Quỳnh 5 tỷ đồng) để đảm bảo điều kiện kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của Công ty Long Hưng.

Toàn vụ án, cơ quan tố tụng xác định hành ông Nguyễn Lộc An nhận hối lộ với tổng số tiền 14,2 tỷ đồng. Tiền được đề nghị chuyển vào tài khoản của vợ ông là bà Nguyễn Kim Ngọc để mua căn biệt thự số 14D3 khu đất đấu giá 18,6 ha tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Còn dư 200 triệu, ông An chi tiêu hết.

Theo cơ quan truy tố, bà Nguyễn Kim Ngọc không biết số tiền có được do chồng nhận hối lộ nên không đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với Nguyễn Tuấn Quỳnh, Viện kiểm sát cho rằng ông ta có hành vi đưa hối lộ 5 tỷ đồng cho Nguyễn Lộc An, và được An giúp đỡ trong quá trình kiểm tra điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu không đúng quy định.

Riêng bà Trần Thị Loan Phương, cơ quan tố tụng xác định nữ doanh nhân này đã chi cho Nguyễn Lộc An 200 triệu đồng để Công ty Bách Khoa Việt được hỗ trợ cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu.

Trước khi nộp hồ sơ đề nghị Bộ Công Thương thực hiện quy trình kiểm tra, cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu, theo gợi ý của Nguyễn Lộc An, bà phương đã chi 9 tỷ đồng để được hướng dẫn hợp thức hồ sơ và không bị kiểm tra đầy đủ năng lực thực tế…

Hành vi của bà Phương đã phạm tội “Đưa hối lộ” nhưng do nữ doanh nhân nhận thức được sai phạm, chủ động làm đơn tố giác hành vi phạm tội của Nguyễn Lộc An và từ đơn tố giác đó, cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra vụ án.

Căn cứ vào các quy định pháp luật, cơ quan tố tụng quyết định miễn trách nhiệm hình sự cho bà Trần Thị Loan Phương nhưng toàn bộ số tiền 9,2 tỷ đồng đưa hối lộ cần tịch thu sung công quỹ Nhà nước.

 

TẠI SAO SỮA GIẢ BÁN CÔNG KHAI NHIỀU NĂM KHÔNG BỊ PHÁT HIỆN?

Lê Nga

https://vnexpress.net/tai-sao-sua-gia-ban-cong-khai-nhieu-nam-khong-bi-phat-hien-4875222.html

Doanh nghiệp tự công bố chất lượng trong khi cơ quan chức năng lỏng lẻo hậu kiểm tạo lỗ hổng để gian thương lợi dụng sản xuất, đưa ra thị trường sữa giả.

573 nhãn hiệu sữa bột giả do 11 doanh nghiệp trong đường dây sản xuất, kinh doanh dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai, được bán suốt 4 năm qua, doanh thu gần 500 tỷ đồng. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là tại sao ngần ấy năm sữa giả được bán, quảng cáo công khai mà không bị phát hiện và trách nhiệm do đâu?

Sữa giả bán ngoài thị trường, tuồn vào bệnh viện

Hiện cơ quan điều tra chưa công bố danh sách 573 nhãn hiệu sữa giả. Tuy nhiên những sản phẩm sữa của 11 doanh nghiệp trên có mặt ở nhiều nơi từ các cửa hàng bán lẻ, sàn thương mại điện tử, trúng thầu cung cấp cho bệnh viện. Chị Trần Bảo Linh ở Hà Nội nói mẹ của chị uống sữa hiệu Hofumil Gold Plus ngay sau khi phẫu thuật tuyến giáp ở Bệnh viện 108. Sữa do nhân viên y tế phát, một hộp giá gần một triệu đồng. Đây là sữa do Công ty cổ phần Dược phẩm quốc tế Rance Pharma sản xuất - doanh nghiệp trong đường dây sữa giả - được đưa vào Bệnh viện 108 theo hình thức đấu thầu và đã trúng thầu.

Mặc dù chưa rõ sữa Hofumil Gold Plus có phải giả hay không, bệnh viện 108 vẫn thu hồi và hoàn tiền cho các bệnh nhân đã mua sữa trong đợt điều trị tại viện. Đại diện Bệnh viện 108 cho biết đang rà soát, kiểm tra bởi "bệnh viện cũng chỉ là nạn nhân như các tập thể, người tiêu dùng khác".

Thu Hà, một biên tập viên ở Hà Nội, bày tỏ phẫn nộ khi phát hiện loại sữa cô cho chồng uống sau ca phẫu thuật não là sản phẩm nghi giả, bởi do doanh nghiệp trong đường dây trên sản xuất. Cách đây 5 tháng, chồng cô bị chấn thương sọ não, phải mổ mở hộp sọ để xử lý vết tụ máu và vết nứt sọ. Cô mua sữa nhãn hiệu Nitrogen cho chồng uống vì được giới thiệu sữa dành cho người cần bổ sung dinh dưỡng sau phẫu thuật.

"Chồng tôi có bị ảnh hưởng sức khỏe do uống loại sữa này không? Ai chịu trách nhiệm đền bù những tổn thất về vật chất, sức khỏe, tinh thần người dùng phải hàng giả?", Thu Hà đặt vấn đề.

Lỗ hổng pháp lý

Bàn về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng tồn tại những "lỗ hổng, khoảng trống" trong công tác quản lý và trong các văn bản pháp lý khiến sữa giả bán công khai mà không bị phát hiện.

Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Bộ Công thương, cho hay doanh nghiệp có nhiều dòng sản phẩm phân phối trên diện rộng nhưng không bị phát hiện sai phạm trong thời gian dài có thể xuất phát từ một số nguyên nhân. Ví dụ, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục, giấy tờ kinh doanh đầy đủ đúng quy định pháp luật hiện hành để che đậy vi phạm của sản phẩm trong khi chỉ có thể phát hiện khi đem đi kiểm nghiệm. Sản phẩm cũng chưa bị người dùng phản ánh vấn đề chất lượng để cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm nghiệm.

Các doanh nghiệp thuê một số người nổi tiếng, diễn viên điện ảnh, người mẫu có sức ảnh hưởng xã hội, cộng đồng mạng để quảng cáo và bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng qua các kênh quảng cáo trên mạng xã hội. Cách này để né tránh, gây khó khăn cho công tác giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức năng.

Hiện, theo quy định, việc quản lý an toàn thực phẩm thuộc phạm vi của các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Công thương và UBND các cấp. Sự chồng chéo trong quản lý khiến việc kiểm soát thiếu hiệu quả.

Về trách nhiệm của Bộ Công thương, ông Linh nói "chỉ quản lý đối với các loại sữa bình thường, còn sữa có vi chất thuộc thẩm quyền Bộ Y tế". Bộ Công thương không cấp phép và quản lý trực tiếp các sản phẩm do Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược Dinh dưỡng Hacofood Group (hai công ty sản xuất sữa giả) đang sản xuất, kinh doanh. "Ngoài ra, theo quy định, Bộ Công thương chỉ có thể tiến hành kiểm tra đối với các doanh nghiệp khi phát hiện dấu hiệu vi phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao", ông Linh nói.

Trong khi đó, Bộ Y tế phản biện rằng đã phân cấp quản lý và hậu kiểm cho địa phương. Cụ thể, theo Nghị định 15/2018 của Chính phủ, để đưa một sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp cần phải công bố và đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm. Theo đại diện Cục An toàn Thực phẩm, thực tế, 96% thực phẩm hiện do doanh nghiệp tự công bố tại các Chi cục thực phẩm hay các cơ quan thẩm quyền tại địa phương. Việc trao quyền này "không phải lỗ hổng bởi đây là xu hướng trên thế giới", đại diện Bộ Y tế cho hay. Tại các nước phát triển, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình, không cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Sau khi doanh nghiệp công bố chất lượng, việc hậu kiểm sản xuất kinh doanh sản phẩm sẽ do sự phối hợp liên ngành, kiểm tra định kỳ và đột xuất. Tuy nhiên, việc hậu kiểm cũng có quy định riêng, có kế hoạch "chứ không phải thích kiểm tra lúc nào thì kiểm tra" để tránh vấn đề gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp.

Một lãnh đạo Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội cho biết khi kiểm tra "không nhất thiết phải lấy mẫu kiểm tra chất lượng, mà doanh nghiệp công bố chỉ tiêu gì thì kiểm tra chỉ tiêu ấy".

"Chỉ tiêu chất lượng ghi trên nhãn do doanh nghiệp tự công bố và chịu trách nhiệm nên cơ quan chức năng chỉ kiểm tra những chỉ tiêu mà họ công bố", lãnh đạo này cho biết, thêm rằng việc kiểm tra đột xuất hay lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng thường diễn ra khi sản phẩm bị kiện cáo, có dấu hiệu vi phạm, lừa dối người tiêu dùng. Hơn nữa, kiểm nghiệm sữa chi phí đắt đỏ, nếu kiểm nghiệm mà không phát hiện vi phạm thì bên kiểm tra phải trả phí, ngược lại có vi phạm thì doanh nghiệp mới trả phí kiểm nghiệm.

Luật sư Đặng Văn Cường cho hay công tác quản lý đối với hàng hóa nói chung và thực phẩm nói riêng theo hai hình thức là "tiền kiểm" và "hậu kiểm". Đối với những loại hàng hóa đặc biệt như thuốc chữa bệnh, sữa cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi, quy định là phải tiền kiểm. Đối với các loại hàng hóa là thực phẩm thì hiện nay cách quản lý việc sản xuất, kinh doanh là "hậu kiểm".

"Cách quản lý hậu kiểm có nhược điểm so với tiền kiểm là nếu đơn vị kinh doanh không tuân thủ pháp luật, sản xuất ra hàng kém chất lượng thì hàng hóa đã lưu hành, đã giao dịch, có người bị hại rồi cơ quan chức năng mới phát hiện, mới xử lý", luật sư Cường giải thích. Đặc biệt, các văn bản pháp luật hiện nay chưa quy định cụ thể về việc bắt buộc lấy mẫu kiểm nghiệm, chủ thể lấy mẫu kiểm nghiệm và thời gian kiểm nghiệm đối với sản phẩm sau khi đã đưa ra thị trường. Điều này dẫn đến tình trạng trong kế hoạch kiểm tra định kỳ hằng năm của các đơn vị có thể chỉ kiểm tra về mặt hình thức thủ tục hành chính mà không kiểm tra kỹ về chất lượng hàng hóa trên cơ sở lấy mẫu để kiểm nghiệm bởi cơ quan chuyên môn.

Thực tế thì cơ quan quản lý nhà nước cũng không có đủ nhân lực, phương tiện vật chất kỹ thuật để thực hiện hoạt động tiền kiểm đối với tất cả hàng hóa sản phẩm dịch vụ. Các quốc gia phát triển chủ yếu quản lý theo hình thức hậu kiểm, gắn trách nhiệm cho doanh nghiệp sản xuất về chất lượng sản phẩm và sẽ xử lý nghiêm nếu doanh nghiệp vi phạm.

Để giảm bớt những rủi ro cho người tiêu dùng, những hệ lụy cho xã hội, đòi hỏi người kinh doanh phải có đạo đức kinh doanh, ý thức tuân thủ pháp luật trong quá trình sản xuất và kinh doanh các loại hàng hóa mà nhà nước quản lý theo hình thức hậu kiểm.

Cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải có kế hoạch hậu kiểm, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với hàng hóa. Việc kiểm tra hàng hóa không chỉ bằng mắt thường, kiểm tra tình trạng hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ mà còn phải lấy mẫu để kiểm nghiệm bằng các máy móc thiết bị chuyên dụng để phát hiện ra chất lượng có đảm bảo theo tiêu chuẩn công bố hay không.

Bộ Y tế cho hay đang xây dựng dự thảo sửa đổi Nghị định 15, trong đó đề xuất nhiều quy định liên quan đến công tác hậu kiểm. Điều này nhằm kiểm soát, nâng cao hơn nữa chất lượng thực phẩm nói chung, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe nói riêng, và kiểm soát tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký bản công bố; tự công bố sản phẩm... Trong dự thảo Luật An toàn thực phẩm sửa đổi, Bộ Y tế cũng đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt hơn với sữa, thực phẩm bổ sung.

Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 17/4 yêu cầu các bộ ngành đơn vị liên quan điều tra nhanh vụ sữa giả, tăng cường kiểm tra thị trường, đồng thời rà soát siết chặt quy định pháp luật liên quan, nếu quy định nào chưa phù hợp thực tiễn thì đề xuất sửa.

 

PHÁT HIỆN ĐƯỜNG DÂY MUA BÁN CẦN SA QUA DỊCH VỤ 'SHIPPER' TẠI HÀ NỘI

Thùy An/An ninh Thủ đô

https://lifestyle.znews.vn/phat-hien-duong-day-mua-ban-can-sa-qua-dich-vu-shipper-tai-ha-noi-post1546508.html

Hết hạn thị thực, nam thanh niên quốc tịch Nigeria không về nước, ở lại Việt Nam trái phép, tham gia vào đường dây mua bán, vận chuyển ma túy dạng cần sa thông qua dịch vụ "shipper".

Qua công tác rà soát, nắm tình hình địa bàn, Công an phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát hiện có hoạt động mua bán ma túy dạng cần sa liên quan tới người nước ngoài. Việc vận chuyển cần sa được các đối tượng thông qua dịch vụ "shipper công nghệ". Từ những thông tin thu thập được, đơn vị đã chủ động phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy CATP Hà Nội tổ chức trinh sát, mật phục.

Chiều 14/4, trinh sát xác định có khả năng "đơn hàng” đang được giao đi nên bí mật theo sát. Khi “shipper” H.T.P. (SN 2004, trú tại tỉnh Nghệ An) điều khiển xe máy Honda Wave RSX, BKS: 94K1-321.xx đến trước cửa số 16 Hàng Bông, phường Hàng Gai, thì bị tổ công tác dừng xe, yêu cầu kiểm tra hành chính.

Qua đó, lực lượng chức năng đã thu giữ 1 túi nylon màu tím, bên trong có 1 hộp giấy đựng thảo mộc khô là cần sa. Tài xế xe công nghệ khai nhận bản thân nhận đơn hàng qua "app" chứ không hề biết bên trong có gì. Người này cũng cho biết trước đó, thông qua ứng dụng đã gặp một người nước ngoài tại sảnh tòa S219, khu đô thị ở xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm (Hà Nội) sau đó nhận gói hàng mang đi giao cho khách theo lịch trình.

Căn cứ tài liệu chứng cứ thu thập được, cùng lời khai của tài xế xe công nghệ, lực lượng Công an đã đến địa điểm giao nhận hàng trước đó. Tới nơi, trinh sát phát hiện người nước ngoài đã đưa hàng cho "shipper" đang đứng ở khu vực trước sảnh tòa S216 khu đô thị, trên tay xách 1 túi nylon màu tím.

Kiểm tra tại chỗ, tổ công tác phát hiện bên trong gói hàng cũng là cần sa. Nhân thân của đối tượng ngoại quốc được làm rõ là Udeh Ifesinachi Oliver (SN 2001, quốc tịch Nigeria). Khám xét khẩn cấp nơi ở của Udeh Ifesinachi Oliver, lực lượng Công an cũng thu giữ thêm các túi nylon chứa cần sa, 2 cân điện tử, máy hàn nhiệt, máy in… được phục vụ cho quá trình đóng gói và vận chuyển ma túy.

Tại cơ quan Công an, Udeh Ifesinachi Oliver khai nhận ngày 19/1/2024, đối tượng nhập cảnh vào Việt Nam. Đầu năm 2025, khi đến quán bar ở quận Tây Hồ (Hà Nội) chơi, thanh niên này quen biết với một người tên Gustavo, cũng mang quốc tịch Nigeria. Gustavo nhanh chóng tiết lộ bản thân đang hoạt động mua bán cần san và đề nghị Oliver tham gia cùng.

Đến ngày 31/3/2025, thị thực của Oliver hết hạn và không có tiền để về nước, nên Oliver liên lạc với Gustavo nhờ giúp đỡ. Ngay sau đó, dưới sự hường dẫn của Gustavo, Oliver thông qua mạng xã hội đã thuê một căn hộ ở khu đô thị Vinhomes Ocean Park 1 và bắt đầu công việc đóng gói, “ship” cần sa theo chỉ đạo của Gustavo.

Khi có khách, Gustavo sẽ nhắn thông tin tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại của khách hàng và số lượng cũng như loại ma túy cần mua. Việc của Oliver là đóng gói rồi ngụy trang trong hộp giấy như một gói hàng bình thường và chuyển đi qua dịch vụ giao hàng công nghệ. Toàn bộ việc trao đổi và thanh toán tiền với khách đều do Gustavo thực hiện...

Chỉ huy Công an phường Hàng Gai cho biết thời gian gần đây xuất hiện tình trạng các đối tượng người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam theo dạng du lịch. Tuy nhiên, hết hạn thị thực, các đối tượng không về nước mà sống lang thang trái phép và hoạt động phạm tội như trộm cắp, buôn bán ma túy.

Do vậy, cơ quan Công an khuyến cáo người dân cần cẩn trọng khi phát hiện người ngoại quốc tiếp cận, đồng thời đề nghị các cơ sở kinh doanh lưu trú kiểm tra thông tin, giấy tờ và khai báo với cơ quan chức năng để thuận lợi cho việc quản lý.

 

SẼ XỬ LÝ HƠN 1.000 HỌC SINH, SINH VIÊN LIÊN QUAN VỤ ÁN MR PIPS

Thùy An/An ninh Thủ đô

https://lifestyle.znews.vn/se-xu-ly-hon-1000-hoc-sinh-sinh-vien-lien-quan-vu-an-mr-pips-post1546514.html

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho biết có hơn 1.000 học sinh, sinh viên liên quan vụ án Phó Đức Nam (còn gọi là Mr Pips). Những người này sẽ bị xử lý nghiêm vì biết là lừa đảo nhưng vẫn tham gia.

Chiều 17/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cùng các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 4, TP Hà Nội, tiếp xúc với cử tri quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm.

Tại hội nghị, nhiều cử tri cùng đề cập đến vấn đề tội phạm công nghệ cao, lừa đảo trên không gian mạng, lộ lọt dữ liệu cá nhân… khiến người dân lo lắng, bất an, mất tài sản trong thời gian qua.

Cử tri Nguyễn Thị Hòe (huyện Gia Lâm) nêu tình hình tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là tội phạm lừa đảo mạng xã hội, qua điện thoại ngày càng nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và tài sản của nhân dân.

Bà Hòe đề nghị Quốc hội chỉ đạo quyết liệt các cơ quan chức năng truy tìm nguồn tiết lộ thông tin cá nhân của công dân và xử lý nghiêm việc mua bán dữ liệu cá nhân; đấu tranh có hiệu quả với tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là tình trạng lừa đảo qua mạng xã hội, qua điện thoại.

Cử tri Trần Thị Hương (quận Hoàng Mai) cho hay tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân ngày càng phổ biến, việc mua bán dữ liệu diễn ra công khai, nhưng nay đang thiếu quy định, chế tài xử lý mạnh.

"Cử tri kỳ vọng dự luật bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ sớm được Quốc hội xem xét, thông qua để bảo vệ người dân trước hoạt động của tội phạm công nghệ cao, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng".

Tương tự, cử tri Nguyễn Ngọc Phúc (quận Hoàng Mai) cho hay tình trạng lừa đảo trên không gian mạng diễn biến phức tạp, khó lường, gây ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp, an ninh trật tự xã hội. "Cần có chế tài mạnh, xử lý nghiêm loại tội phạm này để răn đe, bảo vệ cuộc sống của người dân", ông đề kiến nghị.

Trao đổi với cử tri, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho hay tình hình tội phạm sử dụng mạng xã hội, công nghệ cao diễn biến ngày càng phức tạp, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu.

Loại tội phạm này lợi dụng tính ẩn danh trên không gian mạng, lợi dụng địa bàn ở nước ngoài… nhắm vào những người bị hại ở Việt Nam. Thậm chí, có tình trạng "các đối tượng ở Việt Nam sang nước ngoài để lừa chính những người Việt Nam trong nước".

Theo ông Tùng, năm 2024, Công an TP Hà Nội đã phá hai vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.

Vụ thứ nhất liên quan đến Phó Đức Nam (sinh năm 1994, ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Mr Pips) và Lê Khắc Ngọ (sinh năm 1990, ở Hà Nội) cầm đầu. Vụ này cơ quan công an đã bắt giữ, khởi tố về các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Không tố giác tội phạm" và "Rửa tiền" đối với 33 bị can, truy nã quốc tế 5 bị can, thu giữ tài sản lên đến 5.300 tỷ đồng.

Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết biết thêm, liên quan đến vụ Phó Đức Nam, có đến hơn 1.000 học sinh, sinh viên liên quan và "những người này sẽ rơi vào vòng lao lý", "phải xử lý nghiêm bởi biết là lừa đảo nhưng vẫn tham gia vào".

Vụ thứ hai do đối tượng Đỗ Huy Hoàng (quận Nam Từ Liêm) lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với thủ đoạn dụ dỗ người dân chuyển tiền để đầu tư tiền ảo. Cơ quan chức năng thu giữ tổng giá trị các tài sản ôtô, bất động sản khoảng 500 tỷ đồng, phối hợp với các ngân hàng, tổ chức tín dụng phong tỏa số tiền 22 tỷ đồng.

"Lỗi này phần lớn đến từ người dân, mặc dù Công an Hà Nội nói riêng và lực lượng công an cả nước nói chung, cùng với các cơ quan thông tấn, báo chí đã nhiều lần cảnh báo", ông Tùng nói và cho rằng việc này "đáng phải lên án".

Về vấn đề này, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cho biết thời gian qua lực lượng Công an TP Hà Nội đã rất tích cực, chủ động phòng chống, đấu tranh với loại tội phạm này.

Theo Bí thư Hà Nội, loại tội phạm này rất phức tạp. "Cơ quan chức năng của cả nước và Hà Nội đang rất tích cực triệt phá, nhưng bà con nhân dân cũng cần cảnh giác hơn, phải cùng nhau tuyên truyền, cảnh báo cho người thân của mình, nhất là không tiếp tay cho loại tội phạm này”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói và đề nghị phía Công an TP Hà Nội tiếp tục có các giải pháp phòng chống, ngăn ngừa loại tội phạm này.

 

KỶ LUẬT CẢNH CÁO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT

Bảo Trung 

https://laodong.vn/giao-duc/ky-luat-canh-cao-hieu-truong-truong-thpt-buon-ma-thuot-1492891.ldo

Đắk Lắk - Ông Lê Văn Thái - Hiệu trưởng Trường THPT Buôn Ma Thuột đã bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do dính nhiều sai phạm.

Ngày 17.4, nguồn tin của Báo Lao Động xác nhận, bà Lê Thị Thanh Xuân - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã ký quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Lê Văn Thái - Hiệu trưởng Trường THPT Buôn Ma Thuột. Ông Thái bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo.

Ông Thái bị kỷ luật do sai phạm trong công tác quản lý về thực hiện quy chế chuyên môn; quy chế dân chủ cơ sở và quản lý tài chính, tài sản trong năm học 2022 2023 và năm học 2023 – 2024.

Trước đó, tháng 3.2024, Báo Lao Động đã phản ánh việc nhiều cán bộ, giáo viên tại Trường THPT Buôn Ma Thuột đã có đơn phản ánh sự bức xúc về những phát ngôn, cách lãnh đạo, điều hành và vi phạm trong công tác tài chính của ông Lê Văn Thái - Hiệu trưởng.

Ngoài ra, đoàn kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã làm việc với nhà trường và chỉ ra nhiều vi phạm.

Sở xác định việc triển khai các nội dung trong quy chế phối hợp tại trường chưa cụ thể, thiếu nhịp nhàng dẫn đến thiếu sự thống nhất trong triển khai thực hiện.

Việc trường sử dụng kinh phí chi cho các hoạt động dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi... sửa chữa nhà xe, chi hỗ trợ từ nguồn thu, chi thanh toán dạy thừa giờ cho cán bộ quản lý và một số nội dung khác còn bất cập hoặc chưa đúng quy định.

Có nhiều chứng từ phát sinh chưa được thanh toán kịp thời. Các nguồn thu từ năng lượng mặt trời và căng tin nhà trường chưa được làm rõ.

 

 

No comments:

Post a Comment