Đối Thoại Điểm Tin ngày 05 tháng 04 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
BBC
Kỳ vọng gì qua cuộc
điện đàm giữa ông Tô Lâm với ông Trump?
Động đất 7,1 độ ở Papua New Guinea, Mỹ cảnh báo
sóng thần
Ông Trump áp thuế 46%: dập tắt tham vọng tăng
trưởng GDP 8% của Việt Nam?
Đảo không người, chỉ có chim cánh cụt, bị ông
Trump đánh thuế
Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị khởi tố, bắt
tạm giam
Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh bị khởi tố,
truy nã
Thuế mới của Trump: 'nhà đàm phán' Hồ Đức Phớc đến
Mỹ có xoay chuyển được tình thế?
Đề nghị kỷ luật ông Trương Hòa Bình và màn ra mắt
của tướng Nguyễn Duy Ngọc
Đòn thuế của ông Trump gây thương tổn cho các
ngành hàng nào của Việt Nam?
Hàn Quốc phế truất Tổng thống Yoon Suk-yeol
Hiểu thế nào khi Tổng thống Trump nói Việt Nam
đánh thuế hàng Mỹ 90%?
Sư Minh Tuệ được nêu tên khi Việt Nam bị Mỹ 'quan
ngại' về tôn giáo
Ông Trump áp thuế toàn cầu, Việt Nam chịu 46%,
chứng khoán châu Á lao dốc
Ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam: mục đích chính là
gì?
Nike dính đòn đau nếu Mỹ áp thêm thuế cho Việt Nam
'SpaceX tính đặt nhiều trạm mặt đất Starlink tại
Việt Nam', sẽ ở đâu?
Việt Nam đối mặt với tình trạng phá sản hàng loạt
của các nhà sản xuất năng lượng tái tạo
Anh tổ chức hội nghị với Việt Nam và các nước khác
về di cư bất hợp pháp
Trump Organization nhắm đến các dự án tỷ đô tại
Việt Nam giữa rủi ro thuế quan
Thủ tướng Chính chơi golf có giúp Việt Nam 'né'
được thuế quan của ông Trump?
Việt Nam cho thử nghiệm Starlink, giảm thuế, tăng
nhập hàng Mỹ để né trả đũa từ ông Trump
Ông Tô Lâm kỳ vọng gì ở thanh niên Việt Nam?
Thương chiến: Việt Nam có đang là 'cửa sau' của
Trung Quốc?
Tổng lãnh sự Việt Nam cảnh báo người Việt cư trú
có giấy tờ tại Mỹ
Lãnh
đạo Việt Nam tuyên bố sẵn sàng giảm thuế xuống 0% đối với hàng nhập từ Mỹ
Chiến tranh thương mại leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ
Mỹ tấn công thương mại toàn cầu: Thị trường chứng khoán thế giới
hoảng loạn
Tòa Bảo Hiến Hàn Quốc phế truất tổng thống Yoon Suk Yeol
Chống di dân bất hợp pháp : Pháp thắt chặt điều kiện nhập cư và
quá trình hội nhập
Áp thuế nặng với Việt Nam, Trump làm rung chuyển ngành giày dép và
may mặc thế giới
Thuế quan : Donald Trump làm cho nước Mỹ hay Trung Quốc vĩ đại trở
lại ?
Liệu Mỹ có “quỵt” nợ Trung Quốc ?
Tổng thống Mỹ tuyên chiến thương mại với thế giới, tấn công mạnh
vào châu Á và EU
Hà Nội họp khẩn sau khi Trump thông báo áp thuế 46% đối với hàng
hóa Việt Nam
Thuế hải quan của Donald Trump gây náo loạn toàn thế giới
Động đất ở Miến Điện : Chính quyền quân sự ban hành lệnh tạm ngừng
bắn
Hai tháng cầm quyền đầu tiên của Trump: « Cờ vua » Mỹ đọ « cờ vây
» Trung Quốc ?
Cuộc chiến thuế quan toàn cầu : Những ẩn ý của chính quyền Trump
Bảo hộ thương mại : Những câu hỏi sau bức tường thành kiên cố
để bảo vệ thị trường Mỹ
"Ngày Giải phóng" : Mỹ tăng thuế quan với toàn thế giới
Trung Quốc bất ngờ tập trận mô phỏng tấn công các cơ sở hạ tầng
chiến lược của Đài Loan
(Reuters) – Bộ Tài Chính Trung Quốc loan
báo « áp thuế nhập khẩu 34 % vào tất cả hàng của Mỹ ». Trong thống cáo hôm 04/04/2025 chính
quyền Bắc Kinh đáp trả chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ, biện pháp này
« có hiệu lực từ ngày 10/04/2025 ».
(AFP) –
Đài Loan dự trù 2,7 tỷ đô la hỗ trợ các doanh nghiệp quốc gia bị thiệt hại vì
chính sách thuế quan của Mỹ. Họp báo sáng nay 04/04/2025 thủ tướng Trác Vinh Thai (Cho
Jung Tai) nhấn mạnh « kế hoạch nói trên chủ yếu nhắm vào các tập đoàn công
nghiệp cũng như các nhà sản xuất nông nghiệp Đài Loan ». Mỹ tăng 32 % thuế
nhập khẩu đánh vào hàng của Đài Loan, nhưng miễn tăng thế nhắm vào linh kiện
bán dẫn và bọ điện tử Đài Loan, vốn chiếm 60 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Đài
Loan. Năm 2024, thặng dự thương mại của Đài Loan với Mỹ lên tới 74 tỷ đô
la.
(AFP) –
Chiến tranh thương mại : Canada « ăn miếng, trả miếng », đánh
thuế 25 % xe hơi Hoa Kỳ. Đúng ngày biện pháp đánh thuế 25 % nhắm vào tất cả các
loại xe hơi sản xuất ở nước ngoài thâm nhập thị trường Mỹ có hiệu lực, thủ
tướng Mark Carney loan báo, xe của Mỹ xuất khẩu sang Canada cũng bị mức thuế
tương ứng. Biện pháp này liên quan đến 10 % xe hơi sản xuất tại Hoa Kỳ.
(AFP) –
Đòn thuế đối ứng Mỹ giáng cho toàn cầu là một « cuộc khủng hoảng
đố với toàn nước Nhật ». Hôm nay, 04/04/2025, phát biểu trước Quốc Hội, thủ tướng
Shigeru Ishiba đã tuyên bố như trên và cam kết Tokyo « làm hết sức
mình » để tìm được đồng thuận với tất cả các bên. Năm ngoái, Hoa Kỳ là thị
trường mua vào 20 % hàng xuất khẩu của Nhật Bản. Việc Mỹ tăng thuế 24 % nhắm
vào hàng Nhật Bản và đánh thuế 25 % nhắm vào xe hơi của nước ngoài, đã mang lại
một hậu quả trực tiếp : hãng xe Nissan thông báo ngừng bán sang Hoa
Kỳ hai kiểu xe SUV sản xuất tại Mêhicô.
(AFP) –
Liên Hiệp Quốc cáo buộc quân đội Miến Điện tiếp tục tấn công các vùng bị động
đất, bất chấp tuyên bố ngừng bắn. Theo Phủ Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc hôm nay, 04/04/2025,
quân đội Miến Điện tiến hành ít nhất 53 cuộc tấn công, đặc biệt với các cuộc
không kích và pháo kích kể từ khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 02/04.
(Bloomberg)
– Quan chức quân sự Mỹ và Trung Quốc họp tại Shanghai. Sự kiện diễn ra trong hai ngày 2
và 03/04/2024, đúng vào lúc Bắc Kinh mở chiến dịch tập trận quy mô với bài tập
phong tỏa Đài Loan. Đây là cuộc trao đổi đầu tiên trong lĩnh vực quân sự giữa
các quan chức hai nước dưới chính quyền Trump. Phía Trung Quốc đưa tin, đôi bên
bàn về « An ninh hàng hải ». Theo thông cáo của Lầu Năm Góc, trong
các cuộc thảo luận, hai bên tập trung vào mục tiêu « giảm thiểu nguy cơ
xảy ra sự cố do các thao tác không an toàn và các hành vi thiếu tính
chuyên nghiệp của phía bên quân đội Trung Quốc ».
(AFP) –
Thượng đỉnh Liên Âu và 5 nước Trung Á để nâng cấp hợp tác. Thượng đỉnh lần thứ ba được tổ chức hôm
nay, 04/04/2025, tại Samarcande, Uzbekistan, với sự tham gia của chủ tịch Ủy
Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Antonio Costa, cùng
tổng thống 5 nước Kazakhstan, Kirghizstan, Uzbekistan, Tadjikistan và
Turkmenistan. Liên Âu thông báo khoản trợ giúp 12 tỉ euro cho Trung Á trong
khuôn khổ dự án cơ sở hạ tầng « Global Gateway », đối trọng với dự án
Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc.
(AFP) –
Một thủ lĩnh của phong trào Hồi Giáo Palestine Hamas bị quân đội Israel tiêu
diệt tại Saida miền nam Liban. Bất chấp lệnh ngừng bắn tại Liban có hiệu lực từ cuối tháng
11/2024, quân đội Israel hôm 04/04/2025 thông báo « trừ khử » chỉ huy
Hamas tại khu vực miền đông ở Liban Hassan Farhat và hai người con. Hassan
Farhat bị Israel cáo buộc là « đầu não nhiều vụ tấn công khủng bố nhắm vào
thường dân và các quân nhân Israel ».
(AFP) –
Sau 30 năm hoạt động tại Nga, tổ chức bảo vệ người bị SIDA /AIDS mang tên Elton
John bị Matxcơva cấm cửa. Trong quyết định hôm 03/04/2025 tư pháp Nga đưa tổ chức
này vào danh sách các hiệp hội « bất hảo ». Lý do Elton John AIDS
Foundation đi ngược lại đường lối của nước Nga và « cộng tác chặt chẽ với
các tổ chức nước ngoài ». Tổ chức này hoạt động từ năm 1992 dưới sự bảo
trợ của ngôi sao làng nhạc Pop người Anh, Elton John. Mục tiêu nhằm chống mọi
hình thức phân biệt đối xử nhắm vào các cộng đồng bị nhiễm HIV và tìm cách nâng
đỡ những người đồng tính, chuyển giới và những ca nghiện ma túy.
TIN TỨC: THỨ BẢY 05.04.2025
1/ CHỦ TỊCH CÔNG TY CÂY XANH CÔNG MINH BỊ KHỞI TỐ,
TRUY NÃ
Chiều 4/4, Bộ Công an Việt Nam đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin tình
hình, kết quả các mặt công tác công an quý 1 năm 2025, nhiệm vụ công tác trọng
tâm các tháng tiếp theo. Tại sự kiện này, Thượng tá Trần Văn Hùng - Cục phó Cục
An ninh điều tra, Bộ Công an - cho biết cơ quan điều tra đã khởi tố ông Nguyễn
Công Minh - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, với cáo buộc gây thiệt
hại gần 100 tỉ đồng cho nhà nước. Cùng bị khởi tố là hai cán bộ dưới quyền, gồm
bà Lê Thị Hòa - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc; và bà Ngô Thị Ngọc Lý - Kế
toán trưởng.
Được biết ông
Nguyễn Công Minh đã bỏ trốn từ ngày 4/6/2023. Do đó, Cơ quan an ninh điều tra
đang làm các thủ tục để truy nã quốc tế.
Cơ quan an ninh cho biết đang tiến hành định giá tài sản đối với các dự án
trồng và chăm sóc cây xanh do Công Minh thực hiện để có căn cứ xác minh thiệt hại
và xử lý người liên quan. Cơ quan an ninh điều tra cho biết đã xác định được việc
Công ty Cây xanh Công Minh đã thông đồng với các chủ đầu tư để được tham gia
xây dựng giá gói thầu từ giai đoạn lập dự án, sau khi giá hợp đồng được phê duyệt.
Bằng sự thông đồng này, Công ty Cây xanh Công Minh sẽ được chỉ định trúng
thầu hoặc sử dụng các pháp nhân khác trong hệ thống công ty để tham gia đấu thầu
và được trúng thầu.
2/ QUÂN ĐỘI ISRAEL MỞ RỘNG 'KHU VỰC AN NINH' Ở
PHÍA BẮC GAZA
Quân đội Israel cho biết vào hôm qua thứ Sáu rằng họ đang mở rộng quyền kiểm
soát trên bộ ở phía Bắc Gaza, vài ngày sau khi chính phủ công bố kế hoạch chiếm
giữ các khu vực rộng lớn thông qua một chiến dịch ở phía Nam.
Những người lính thực hiện chiến dịch tại Shejaia, một vùng ngoại ô phía Đông
thành phố Gaza ở phía Bắc, đã thả dân thường ra theo các tuyến đường có tổ chức,
trong khi quân đội tiến vào để mở rộng khu vực mà Israel xác định là vùng an
ninh tại Gaza.
Những hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một chiếc xe tăng của
Israel trên đồi Al Muntar ở Shejaia, ở vị trí có thể nhìn rõ Thành phố Gaza và
xa hơn nữa là bờ biển. Một viên chức y tế địa phương cho biết trong một tin nhắn
rằng cuộc pháo kích ở phía Đông Gaza không ngừng nghỉ.
Israel tiếp tục hoạt động ở Gaza bằng một loạt các cuộc không kích dữ dội
vào ngày 18 tháng 3 và đưa quân trở lại sau hai tháng tạm dừng, trong đó có 38
con tin được trả tự do để đổi lấy hàng trăm tù nhân và người bị giam giữ
Palestine. Những nỗ lực tái khởi động đàm phán do Ai Cập và Qatar làm trung
gian đã bị đình trệ.
3/ LÃNH ĐẠO QUÂN ĐỘI MYANMAR GẶP GỠ CÁC NHÀ LÃNH
ĐẠO NƯỚC NGOÀI
Người đứng đầu chính quyền quân sự bị ruồng bỏ của Myanmar đã gặp các nhà
lãnh đạo Ấn Độ và Thái Lan trong một hội nghị thượng đỉnh khu vực tại Bangkok
vào thứ Sáu, và Liên Hiệp Quốc cho biết quân đội của ông ta đang hạn chế viện
trợ nhân đạo sau trận động đất khiến hơn 3.100 người thiệt mạng trong cuộc nội
chiến.
Bị hầu hết các nhà lãnh đạo thế giới xa lánh kể từ khi lãnh đạo cuộc đảo
chính năm 2021 lật đổ chính phủ được bầu và châm ngòi cho xung đột trên toàn quốc,
chuyến đi nước ngoài hiếm hoi của Min Aung Hlaing khai thác một cơ hội do trận
động đất mở ra để tăng tốc ngoại giao.
Bên lề hội nghị thượng đỉnh BIMSTEC, Tổng thống Min Aung Hlaing đã có cuộc
họp song phương với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra và Thủ tướng Ấn Độ
Narendra Modi, với chủ đề chung là phục hồi sau trận động đất.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, với cuộc nội chiến kéo dài
tàn phá Myanmar kể từ cuộc đảo chính, Modi đã kêu gọi lệnh ngừng bắn sau trận động
đất ở đất nước 55 triệu dân này phải được thực hiện vĩnh viễn.
Người phát ngôn Randhir Jaiswal cho biết trong một bài đăng trên X:
"Giải quyết xung đột bằng biện pháp chính trị là cách duy nhất để tiến về
phía trước, bắt đầu bằng các cuộc bầu cử toàn diện và đáng tin cậy".
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc cho biết chính quyền quân sự
đang hạn chế nguồn cung cấp viện trợ cho các khu vực bị động đất, nơi
cộng đồng địa phương không ủng hộ sự cai trị của họ.
Cơ quan này cũng cho biết đang điều tra 53 vụ tấn công được báo cáo của
chính quyền quân sự nhằm vào phe đối lập, bao gồm cả các cuộc không kích, trong
đó có 16 vụ diễn ra sau lệnh ngừng bắn vào ngày 2 tháng 4.
4/
HÀN QUỐC PHẾ TRUẤT TỔNG THỐNG YOON SUK-YEOL
Tòa án Hiến
pháp Hàn Quốc đã đồng ý thông qua quyết định luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol
vào sáng hôm qua, ngày 4/4. Tuyên bố thiết quân luật ngắn ngủi của ông Yoon vào tháng
12 năm ngoái đã đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn chính trị. Quyền lực của
ông đã bị đình chỉ vào tháng 1/2025 khi Quốc hội bỏ phiếu luận tội. Những người
ủng hộ và phản đối ông Yoon đã xuống đường trước khi có phán quyết.
Sau phán quyết mới nhất
của tòa án, cảnh sát đang được đặt trong tình trạng sẵn sàng đề phòng các cuộc
biểu tình bạo lực. Sau khi ông Yoon bị luận tội, một cuộc bầu cử bổ sung phải
được tổ chức trong vòng 60 ngày. Ông Yoon cũng đối mặt với một cáo buộc nổi dậy
riêng và sẽ được đưa ra xét xử vào một ngày sau đó.
Thẩm phán tuyên bố Tổng
thống Yoon đã không tuân thủ các thủ tục khi ban hành thiết quân luật. Tòa án
nhận thấy việc ông Yoon sử dụng "quyền lực trong tình trạng khẩn cấp quốc
gia" là không chính đáng.
Thẩm phán Moon Hyung-bae,
quyền Chủ tịch Tòa án Hiến pháp, khẳng định.
"Đó là tình huống có
thể giải quyết bằng các biện pháp khác chứ không chỉ bằng triển khai quân
đội". Thẩm phán Moon nói tiếp, việc ông Yoon triển khai quân đội để thi hành thiết quân luật "xâm
phạm tính hợp lệ của Quốc hội”.
Phán quyết đã được đưa
ra: Hội đồng thẩm phán Tòa án Hiến pháp đã đồng thuận thông qua việc luận tội
Yoon Suk-yeol. Điều này có nghĩa là ông bị cách chức tổng thống ngay lập tức.
Hàn Quốc hiện có 60 ngày để tổ chức một cuộc bầu cử bổ sung tìm người thay thế.
VNTB – Đại Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Quốc Hận
30 Tháng Tư sẽ được tổ chức tại Washington, D.C.
VNTB – Tiếp tục kỷ luật quan chức trước
đại hội 14: Tô Lâm quyết giành hết ghế về phe mình
VNTB
– Bộ Công an sửa luật, mở đường cho tội phạm tham nhũng
VNTB
– Chính làm gì cho tuổi trẻ nơi Chính lớn lên?
05/04/1774: Benjamin Franklin viết “Thư
ngỏ gửi đến Lord North”
Việt Nam sẽ ứng phó thế nào với mức thuế
quan gây sốc của Trump?
Cú sốc thuế quan lớn nhất cho nền kinh tế
thế giới trong 100 năm qua05/04/2025
Nước Mỹ dân túy có mong kết thúc thương
mại toàn cầu để đi đến tự cung tự cấp?05/04/2025
Trump đánh thuế 46% lên hàng Việt: Cơ hội
thức tỉnh hay cú đánh gục?05/04/2025
Hãy ký thỉnh nguyện thư để bảo vệ VOA,
cũng là để bảo vệ báo chí tự do04/04/2025
Minh Tuệ: Thông điệp về hòa giải, hòa hợp…04/04/2025
Mức thuế vô lý của Tổng thống Trump sẽ gây
ra thảm họa kinh tế04/04/2025
Chính sách thuế của Trump khiến chỉ số Dow
Jones giảm 1600 điểm, đồng đô la lao dốc04/04/2025
50 năm từ khi Sài Gòn sụp đổ, Việt Nam
không thể hàn gắn bằng cách xóa bỏ một nửa quá khứ03/04/2025
Chính sách thuế của Trump là sai, nhưng nó
phản ánh tâm trạng hiện tại03/04/2025
Nguyễn Danh Lam – Thuốc đắng giã tật
Dương
Quốc Chính - Trong cái rủi không chừng có cái may
Lê
Học Lãnh Vân – Mức thuế mới của Hoa Kỳ : Ứng phó ra sao ? (2)
Phúc
Lai – Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh của Putler ở Ukraine ngày
03/04/2025
Hoàng
Quốc Dũng - Nhìn lại lịch sử để thông não tiếp
Văn
Công Hùng – Ghi chép ngày 04.04.2025
Mai
Phan Lợi - Từ ánh hào quang rực rỡ đến bóng tối pháp đình của Quang Linh Vlog
và Hằng Du Mục
Nguyễn
Văn Tiến Hùng - Các bạn này bị bắt, có gì vui không ?
Lê
Thiếu Nhơn - Thôi thì hết dự khuyết
Lưu
Nhi Dũ - Nguyên bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị gọi tên
Hà
Phan – Một loạt quan chức bị kỷ luật
Văn
Công Hùng – Ghi chép ngày 03.04.2025
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Vì đâu nên nỗi…! 04/04/2025
Chat với AI về mức thuế 46% mà
Mỹ áp lên hàng hóa từ Việt Nam (phần 2) 04/04/2025
Chuyện thuế 46%. Thuốc đắng giã
tật 04/04/2025
50 years after fall of Saigon,
Vietnam can’t heal by erasing half its past | Opinion 04/04/2025
Chat với AI về hành động đánh
thuế 46% của Mỹ đối với hàng hóa từ Việt Nam 03/04/2025
Chuyên gia về chủ nghĩa phát
xít, GS Đại học Yale, rời bỏ nước Mỹ 03/04/2025
Ban đầu có Ngôi Lời 03/04/2025
Gặp nhau “tâm tình”, điểm lại 02/04/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
6
CỰU CẦU THỦ BÓNG ĐÁ BÀ RỊA - VŨNG TÀU BÁN ĐỘ VÀ CÁ ĐỘ NHƯ THẾ NÀO?
6 cầu thủ biên chế của
CLB Bà Rịa - Vũng Tàu bị cáo buộc có hành vi tham gia cá độ, bán độ nhằm thu
lợi bất chính hàng trăm triệu đồng khi thi đấu tại giải hạng Nhất và Cúp Quốc
gia mùa giải 2023/24.
Sáng 4/4, TAND tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu đưa vụ án "Đánh bạc" và "Tổ chức đánh bạc"
ra xét xử đối với 6 bị cáo là cầu thủ CLB bóng đá tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Các bị cáo gồm: Nguyễn
Sơn Hải (31 tuổi); Nguyễn Quang Huy (21 tuổi); Phạm Văn Phong (21 tuổi); Lê
Bằng Gia Huy (23 tuổi); Nguyễn Khánh Duy (22 tuổi) và Trần Kỳ Anh (21 tuổi).
Phiên tòa sau đó được
HĐXX thông báo hoãn, do vắng một số người liên quan và lý do khác. Theo cáo
trạng, 6 cựu cầu thủ trên thuộc biên chế của CLB bóng đá Bà Rịa - Vũng Tàu, thi
đấu tại giải hạng Nhất và Cúp Quốc gia mùa giải 2023/24.
Trong thời gian thi đấu,
Gia Huy giữ vị trí tiền vệ, Hải là thủ môn và những người còn lại ở vị trí tiền
đạo, có hành vi tham gia đánh bạc (cá độ) và tổ chức đánh bạc (bán độ) bằng
cách dàn xếp tỷ số 2 trận đấu, để thu lợi bất chính.
Cơ quan điều tra xác định
các cầu thủ gồm: Gia Huy, Hải, Kỳ Anh, Quang Huy, Văn Phong có hành vi cá độ
giữa trận đấu giữa CLB Bà Rịa - Vũng Tàu và CLB SHB Đà Nẵng ở giải hạng Nhất,
diễn ra ngày 24/12/2023 tại sân vận động Bà Rịa.
Cụ thể, trước 2 ngày diễn
ra trận đấu (tối 22/12), các cầu thủ Gia Huy, Hải, Phong, Quang Huy gặp nhau
bàn bạc, thống nhất đá dưới sức để đặt cược CLB đối thủ thắng, trên trang web
cá độ đá bóng “FBxxxx”. Khi biết được thông tin, Kỳ Anh cũng đã tham gia cá độ
cùng các đồng nghiệp.
Tổng cộng các cầu thủ đã
chuyển tiền tham gia cá độ hơn 65 triệu đồng.
Kết quả, CLB SHB Đà Nẵng
thắng CLB Bà Rịa - Vũng Tàu tỷ số 3-1. Sau trận đấu, Hải nhận 8 triệu đồng tiền
thắng cược từ cá độ; Gia Huy và Quang Huy được 13 triệu đồng; Kỳ Anh được 4,6
triệu đồng. Riêng Phong do nạp tiền cá độ không thành công nên đưa tài khoản
cho Hải thực hiện.
Ngoài cá độ, cơ quan điều
tra xác định Gia Huy, Hải, Quang Huy, Phong và Duy có hành vi bán độ trong trận
đấu giữa CLB của mình với CLB Đồng Nai trong khuôn khổ Cúp Quốc gia diễn ra
ngày 24/11/2023 tại sân vận động Đồng Nai.
Trước khi diễn ra trận
đấu, 5 cầu thủ trên đã bàn bạc thống nhất dàn xếp tỷ số (bán độ) để kiếm tiền
tiêu xài.
Để thực hiện ý định, Gia
Huy liên hệ tìm người dàn xếp và được giới thiệu gặp một người tên Quân (chưa
rõ lai lịch). Sau khi gặp nhau tại Đồng Nai, cả 5 cầu thủ đã gặp Quân trao đổi
và thống nhất Quân trả cho mỗi người 25-30 triệu đồng, với điều kiện các cầu
thủ phải tuân theo tín hiệu của Quân ngồi trên khán đài.
Kết quả, CLB Đồng Nai
thắng với tỷ số 2-0, nên Hải cùng 4 cầu thủ nhận được mỗi người 24 triệu đồng.
Trong vụ án này, cơ quan
điều tra đã ra quyết định tách hồ sơ để tiếp tục điều tra, xử lý những đối
tượng có liên quan khác.
HOA HẬU THÙY TIÊN BỊ TẠM HOÃN XUẤT CẢNH
https://lifestyle.znews.vn/hoa-hau-thuy-tien-bi-tam-hoan-xuat-canh-post1543377.html
Theo nguồn tin của Báo
Thanh tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định tạm
hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên.
Tối 4/4, nguồn tin
của Báo Thanh tra cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc
Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP.HCM).
Thời hạn tạm hoãn xuất
cảnh kể từ ngày 15/3/2025 đến ngày 15/5/2025. Theo nguồn tin, Nguyễn Thúc Thùy
Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh để phục vụ việc xác minh, điều tra. Chiều cùng ngày,
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) vừa ban hành Quyết định số
39/QĐ-XPHC về việc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn
Thúc Thùy Tiên.
Theo quyết định, Thùy
Tiên bị phạt 25 triệu đồng vì đã không thông báo rõ ràng cho người tiêu dùng về
việc cô được tài trợ khi cung cấp thông tin sản phẩm trên nền tảng mạng xã hội.
Hành vi này vi phạm điểm b khoản 3 Điều 47 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tại họp báo thường kỳ của
Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản cho biết ngày 3/4, Cơ quan Cảnh sát
điều tra của Bộ Công an đã khởi tố các bị can liên quan đến vụ livestream quảng
bá sản phẩm kẹo rau củ Kera của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt (CER
Group).
Cơ quan CSĐT Bộ Công an
đã khởi tố 5 bị can để điều tra tội Sản xuất hàng giả là thực phẩm và Lừa dối
khách hàng (theo Điều 193 và 198 Bộ luật Hình sự) gồm:
- Nguyễn Phong (Chủ tịch Hội đồng
quản trị Công ty cổ phần Asia Life);
- Lê Tuấn Linh (Giám đốc, đại diện
pháp luật Công ty cổ phần tập đoàn Chị Em Rọt);
- Lê Thành Công (thành viên Hội
đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn Chị Em Rọt);
- Phạm Quang Linh (còn gọi là Quang
Linh Vlog, thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn Chị Em Rọt);
- Nguyễn Thị Thái Hằng (còn gọi là Hằng Du
Mục; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn Chị Em Rọt).
Cùng ngày, Cơ quan CSĐT
Bộ Công an đã áp dụng biện pháp tạm giam đối với 5 bị can nói trên.
Hằng Du Mục, Quang Linh
Vlogs và hoa hậu Thuỳ Tiên đã tham gia livestream quảng bá sản phẩm kẹo rau củ
Kera của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt (CER Group), do Công ty Cổ phần
Asia Life (Đắk Lắk) sản xuất. Trong livestream quảng cáo, họ khẳng định "1
viên kẹo tương đương với 1 đĩa rau".
CTCP Tập đoàn Chị Em Rọt
được xác định có hành vi cung cấp thông tin không chính xác cho người tiêu dùng
theo quy định; không thông báo trước cho người tiêu dùng việc tài trợ cho người
có ảnh hưởng dưới mọi hình thức để sử dụng hình ảnh, lời khuyên, khuyến nghị
của người này nhằm xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua,
sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Bên cạnh việc phạt hành
chính 80 triệu đồng, Tập đoàn Chị Em Rọt phải có biện pháp khắc phục hậu quả là
cải chính thông tin không chính xác.
HẰNG DU MỤC VÀ QUANG LINH VLOGS BỊ KHỞI TỐ, BẮT TẠM GIAM
Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs cùng 3 bị can
khác bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố để điều tra tội Sản xuất hàng giả là
thực phẩm và Lừa dối khách hàng.
00:00/01:10
Bắt tạm giam Hằng Du Mục
và Quang Linh Vlogs Cơ quan CSĐT Bộ Công an ngày 3/4 đã khởi tố, bắt tạm giam
đối với Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs để điều tra tội Sản xuất hàng giả là
thực phẩm và Lừa dối khách hàng.
Chiều 4/4, tại họp báo thường kỳ của Bộ Công
an, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản cho biết ngày 3/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra
của Bộ Công an đã khởi tố các bị can liên quan đến vụ livestream quảng bá sản
phẩm kẹo rau củ Kera của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt (CER Group).
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố 5 bị can để
điều tra tội Sản xuất hàng giả là thực phẩm và Lừa dối khách hàng (theo Điều
193 và 198 Bộ luật Hình sự) gồm:
- Nguyễn Phong (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ
phần Asia Life);
- Lê Tuấn Linh (Giám đốc, đại diện pháp luật Công ty cổ
phần tập đoàn Chị Em Rọt);
- Lê Thành Công (thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ
phần tập đoàn Chị Em Rọt);
- Phạm Quang Linh (còn gọi là Quang Linh Vlog, thành viên
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn Chị Em Rọt);
- Nguyễn Thị Thái Hằng (còn gọi là Hằng Du Mục; Chủ tịch Hội
đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn Chị Em Rọt). Cùng ngày, Cơ quan CSĐT Bộ
Công an đã áp dụng biện pháp tạm giam đối với 5 bị can nói trên.
Trong một diễn biến liên quan, Cơ quan Cảnh
sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với
hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh) - theo Báo Thanh tra.
Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kể từ ngày
15/3/2025 đến ngày 15/5/2025. Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh để
phục vụ việc xác minh, điều tra. Hiện, Cơ quan Cơ quan cảnh sát Bộ Công an
(C01) đang tiến hành điều tra mở rộng vụ án, làm rõ toàn bộ sai phạm của các cá
nhân có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 20/3, Cục Phát thanh, truyền
hình và thông tin điện tử (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và ông
Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs).
Theo đó, Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị
phạt do quảng cáo không đúng, gây nhầm lẫn về chất lượng sản phẩm đã được công
bố. Số tiền xử phạt áp dụng cho hành vi này là 70 triệu đồng mỗi cá nhân. Cả
hai cũng phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính thông tin
đối với hành vi vi phạm. Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs và hoa hậu Thuỳ Tiên đã
tham gia livestream quảng bá sản phẩm kẹo rau củ Kera của Công ty Cổ phần Tập
đoàn Chị Em Rọt (CER Group), do Công ty Cổ phần Asia Life (Đắk Lắk) sản xuất.
Trong livestream quảng cáo, họ khẳng định "1 viên kẹo tương đương với 1
đĩa rau".
CTCP Tập đoàn Chị Em Rọt được xác định có hành
vi cung cấp thông tin không chính xác cho người tiêu dùng theo quy định; không
thông báo trước cho người tiêu dùng việc tài trợ cho người có ảnh hưởng dưới
mọi hình thức để sử dụng hình ảnh, lời khuyên, khuyến nghị của người này nhằm
xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua, sử dụng sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ.
Bên cạnh việc phạt hành chính 80 triệu đồng,
Tập đoàn Chị Em Rọt phải có biện pháp khắc phục hậu quả là cải chính thông tin
không chính xác.
Đáng chú ý, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia còn xử
phạt hành chính bà Nguyễn Thúc Thùy Tiên (Hoa hậu Thùy Tiên) số tiền 25 triệu
đồng do không thông báo trước cho người tiêu dùng về việc được tài trợ để cung
cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Theo lãnh đạo Ủy ban, đại diện Tập đoàn Chị Em
Rọt và bà Nguyễn Thúc Thùy Tiên đều đã nhận thức rõ và chủ động thừa nhận thiếu
sót trong việc tìm hiểu, thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là quy định liên quan đến việc người có ảnh
hưởng cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.
Trước đó, liên quan vụ việc kẹo rau củ Kera,
Sở An toàn thực phẩm TP.HCM đã ban hành quyết định xử phạt đối với Tập đoàn Chị
Em Rọt do sai phạm trong ghi nhãn và công bố sản phẩm; Cục Phát thanh, truyền
hình và thông tin điện tử, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành 2 quyết
định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục)
và ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) do có sai phạm trong hoạt động quảng
cáo.
DIỄN BIẾN MỚI VỀ VỤ ÁN XẢY RA TẠI TẬP ĐOÀN THUẬN AN
https://lifestyle.znews.vn/dien-bien-moi-ve-vu-an-xay-ra-tai-tap-doan-thuan-an-post1543308.html
Cục Cảnh sát điều tra tội
phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đã khởi tố 3 vụ án với 30 bị
can liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Thuận An.
Chiều 4/4, tại họp báo
quý của Bộ Công an, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều
tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an), đã thông tin
về vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.
Thượng tá Vũ Thanh Tùng
cho biết Cục C03 đã khởi tố 3 vụ án với 30 bị can liên quan đến sai phạm tại
Tập đoàn Thuận An.
Các vụ án liên quan đến
sai phạm tại Tập đoàn Thuận An gồm: Vụ án ''Vi phạm quy định về đấu thầu, Đưa
hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công
vụ..." xảy ra tại Tập đoàn Thuận An. Vụ án này cơ quan điều tra đã khởi tố
22 bị can, dự kiến hoàn tất kết luận điều tra vào đầu quý 2. Hai vụ án còn lại
là vụ "Đưa hối lộ, Nhận hối lộ" xảy ra tại TP.HCM và vụ "Đưa hối
lộ, Nhận hối lộ" xảy ra tại tỉnh Đắk Lắk với 4 người bị khởi tố.
Qua điều tra, đến nay cơ
quan công an đã thu giữ hơn 200 tỷ đồng và khoảng 140.000 USD.
Trước đó, ông Nguyễn Duy
Hưng (Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thuận An) và Nguyễn Khắc Mẫn (Phó Tổng giám
đốc CTCP Tập đoàn Thuận An) bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về đấu
thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Đưa hối lộ".
Liên quan đến vụ án, ngày
22/4/2024, ông Phạm Thái Hà (khi đó là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý
Chủ tịch Quốc hội) bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".
Đến chiều 4/5/2024, Bộ
Công an cho hay đã khởi tố, tạm giam 8 bị can, trong đó có ông Dương Văn Thái
(nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang) về tội ''Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi
thi hành công vụ''.
Giữa tháng 4/2024, Cục
C03 đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan
đến gói thầu của Tập đoàn Thuận An tại tỉnh này.
Theo văn bản này, Cục C03
đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, tổ chức có
liên quan cung cấp thông tin và toàn bộ hồ sơ liên quan đến gói thầu số 3 thi
công xây dựng (đoạn Km0-Km20+500) dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn
tránh phía đông TP Buôn Ma Thuộc.
BỘ
TRƯỞNG, THỨ TRƯỞNG VI PHẠM GÌ TRONG TRIỂN KHAI DỰ ÁN CƠ SỞ 2 BỆNH VIỆN BẠCH MAI
VÀ VIỆT ĐỨC?
Thanh tra Chính phủ kết luận bộ trưởng Bộ Y
tế, thứ trưởng phụ trách đã có hành vi vi phạm trong nhiều khâu, từ phê duyệt
chủ trương tuyển tư vấn nước ngoài đến buông lỏng để xảy ra nhiều sai phạm liên
quan cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức.
Ngày 4-4, Thanh tra Chính phủ đã công khai kết luận thanh tra dự
án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt
Đức, trong đó chỉ rõ những vi phạm, khuyết điểm của bộ trưởng, thứ trưởng Bộ Y tế thời
kỳ liên quan.
Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ kết luận dự án 2 bệnh viện bị
dừng thi công "trùm mền" nhiều năm nay, cùng với những sai phạm trong
quá trình triển khai đã gây thiệt hại và lãng phí hơn 1.000 tỉ đồng.
Bộ trưởng kết luận có nội dung trái quy định
Theo kết luận, trong những năm qua, nhu cầu chăm sóc sức khỏe,
khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng, gây quá tải tại các cơ sở
khám chữa bệnh, đặc biệt đối với các bệnh viện, viện tuyến trung ương, tuyến
cuối.
Xuất phát từ thực trạng đó, Đảng, Nhà nước đã chủ trương đầu tư
xây dựng một số bệnh viện tuyến trung ương và tuyến cuối để cung ứng dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh, góp phần giảm quá tải.
Ngày 16-1-2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt
đề án "Đầu tư xây dựng mới 5 bệnh viện, viện tuyến trung ương...",
trong đó có cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức.
Sau khi được phê duyệt, Bộ Y tế đã khẩn trương tập trung triển
khai thực hiện 2 dự án.
Tuy nhiên theo Thanh tra Chính phủ, quá trình triển khai dự án
đã có nhiều thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm, sai phạm, trong đó chủ yếu là xuất
phát từ các nguyên nhân chủ quan.
Do đó cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức phải dừng thi công
từ tháng 1-2021 đến nay, không đạt được các mục tiêu đề ra, gây lãng phí, thiệt
hại ngân sách nhà nước.
Quá trình triển khai, các cơ quan có trách nhiệm không thực hiện đúng chủ
trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước về sự nghiệp chăm sóc sức khỏe
của nhân dân, gây bức xúc trong dư luận xã hội, kết luận nêu.
Cụ thể, theo thanh tra, quá trình triển khai các đơn vị có trách
nhiệm đã cố ý trình, phê duyệt chủ trương thuê tư vấn nước ngoài lập dự án đầu
tư khi chưa làm rõ về khả năng đáp ứng của đơn vị tư vấn. Việc này bị kết luận
là vị phạm quy định Luật Đấu thầu.
Đáng chú ý, kết luận nêu bộ trưởng Bộ Y tế kết
luận tại thông báo số 417 ngày 9-5-2014 "có nội dung trái quy định"
Luật Đầu thầu năm 2005 khi xác định rõ Công ty VK Group (là đơn vị tư vấn nước
ngoài) phải lập xong dự án đầu tư bao gồm thuyết minh và thiết kế cơ sở khi
chưa triển khai các bước lựa chọn nhà thầu.
Các đơn vị liên quan còn cố ý vi phạm các quy định của pháp luật
về xây dựng khi báo cáo không trung thực, không khách quan, không đủ cơ sở đáp
ứng điều kiện áp dụng phương thức tuyển chọn, không đảm bảo tính cạnh tranh.
Bộ trưởng, thứ trưởng buông lỏng quản lý
Kết quả thanh tra cho thấy, những sai phạm trong quá trình triển
khai 2 dự án có tính hệ thống, vi phạm sau có nguyên nhân từ vi phạm trước. Các
yếu tố chủ quan xảy ra ở hầu hết các khâu, từ chuẩn bị đến đầu tư, phê duyệt
chủ trương, lựa chọn nhà thầu, tổ chức đấu thầu.
Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra các nguyên nhân để xảy ra sai
phạm liên quan 2 dự án, trong đó nêu rõ trách nhiệm của bộ trưởng và thứ trưởng
Bộ Y tế.
Theo kết luận, bộ trưởng Bộ Y tế, thứ trưởng phụ trách đã có
hành vi vi phạm trong việc phê duyệt chủ trương tuyển tư vấn nước ngoài lập dự
án, thiết kế dự án thiếu căn cứ, không đáp ứng các điều kiện theo quy định của
pháp luật.
Lãnh đạo bộ còn kết luận "chỉ đạo trái pháp luật về đơn vị
tư vấn nước ngoài thực hiện các gói thầu tư vấn lập dự án khi chưa thực hiện
quy trình lựa chọn nhà thầu".
Bộ trưởng, thứ trưởng Bộ Y tế bị kết luận là "thiếu trách
nhiệm, buông lỏng quản lý không đôn đốc kiểm tra, giám sát và không thực hiện
đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn khác của người quyết định đầu tư.
Từ đó để xảy ra nhiều thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm, sai phạm
trong hầu hết các khâu thực hiện dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả, không sử
dụng hết nguồn vốn được cấp", kết luận nêu.
Ban Y tế trọng điểm và các đơn vị, cá nhân có liên quan trong
quản lý dự án không đáp ứng năng lực về kinh nghiệm, chuyên môn, trong khi sử
dụng tư vấn không đảm bảo chất lượng, không đáp ứng các điều kiện về năng lực.
Kiến nghị xử lý trách nhiệm bộ trưởng, thứ
trưởng và Bộ Y tế phải bồi thường 354 tỉ
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế kiểm
điểm, có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định pháp luật đối với bộ
trưởng, thứ trưởng phụ trách hai dự án theo từng thời kỳ liên quan đến các vi
phạm sai phạm được nêu trong kết luận.
Kiểm điểm theo quy định của pháp luật đối với thứ trưởng có liên
quan đến vi phạm khác của Ban Y tế trọng điểm đã được chỉ ra trong kết luận
thanh tra.
Tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm đối với Vụ Trang
thiết bị và công trình y tế (nay là Cục Hạ tầng và thiết bị y tế),
Ban quản lý dự án y tế trọng điểm gồm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng...
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Y tế bồi thường thiệt hại ngân
sách nhà nước hơn 354 tỉ đồng. Trong đó 80 tỉ đồng từ bốn gói thầu tư vấn do
giá hợp đồng vượt định mức, 253,6 tỉ đồng chi phí phát sinh từ dừng thi công
đến 31-12-2024...
Bộ Xây dựng phải kiểm tra an toàn công trình, xử lý
trách nhiệm thẩm tra chi phí, đảm bảo công trình đạt cấp I, độ bền bậc I.
Bộ Tài chính sửa Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm
2013 để lượng hóa thiệt hại, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp của các nhà
thầu như Tổng công ty 319, Tổng công ty Thành An, Công ty cổ phần Hồng Hà do
lập hóa đơn sai năm 2015-2016, nguy cơ thất thu ngân sách.
Đáng chý ý, Thanh tra Chính phủ yêu cầu các bộ phải chuyển thông
tin đến Bộ Công an nếu
phát hiện thêm vi phạm khác.
DỰ
ÁN BỆNH VIỆN BẠCH MAI VÀ VIỆT ĐỨC CƠ SỞ 2 GÂY LÃNG PHÍ HƠN 1.200 TỈ NHƯ THẾ
NÀO?
Thanh tra Chính phủ xác định tại dự án Bệnh
viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, riêng 4 gói thầu tư vấn gây thiệt hại 80 tỉ,
còn giá trị lãng phí do dừng thi công, không sử dụng hết nguồn vốn... lên đến
hơn 1.200 tỉ đồng.
Theo kết luận thanh tra được công bố ngày 4-4, dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức được
Thủ tướng phê duyệt nhưng đã phải dừng thi công do hàng loạt sai phạm nghiêm
trọng trong đấu thầu và thuê tư vấn nước ngoài.
Hai bệnh viện được Nhà nước đầu tư hàng chục nghìn tỉ đồng nhưng
vẫn để bỏ hoang, cỏ mọc vì không sử dụng được trong 10 năm qua. Theo Thanh tra
Chính phủ, số tiền thiệt hại và lãng phí tại hai dự án này lên đến hơn 1.200 tỉ
đồng.
Tại buổi công bố kết luận trước đó, khi nói về hình ảnh 2 bệnh
viện bị bỏ hoang, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường phải thốt lên
đó là hình ảnh gây xót xa trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội và điển
hình của sự lãng phí trong đầu tư công.
Giá một số thiết bị cao hơn nhiều lần giá nhập
khẩu, chuyển Bộ Công an điều tra
Đáng chú ý, sau thanh tra dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và
Việt Đức, Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ, tài liệu vụ việc có dấu hiệu vi
phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng đến Bộ Công an để xem
xét điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Thanh tra Chính phủ chuyển sang Bộ Công an hồ sơ, tài
liệu liên quan 4 gói thầu tư vấn có dấu hiệu cố ý vi phạm quy định pháp luật về
đấu thầu xây dựng trong việc trình phê duyệt chủ trương.
Cụ thể, cơ quan thanh tra xác định trong 4 gói thầu tư vấn có
dấu hiệu cố ý vi phạm các quy định của pháp luật về đấu thầu, xây dựng trong
việc trình phê duyệt chủ trương thuê tư vấn nước ngoài lập dự án khi chưa làm
rõ về khả năng đáp ứng của đơn vị tư vấn trong nước.
Tại các gói thầu thiết kế này, việc tổ chức chỉ định thầu tư vấn
lập dự án, tư vấn thiết kế kiến trúc bị kết luận có nhiều nội dung trái pháp
luật, vi phạm quy định về đấu thầu xảy ra trong tất cả các khâu lập, thẩm định,
phê duyệt hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ đề xuất, thương thảo ký kết hợp đồng.
Cũng tại 4 gói thầu này còn để xảy ra các hành vi bị cấm trong
đấu thầu như cố ý báo cáo sai, không trung thực khi đánh giá hồ sơ đề xuất làm
sai lệch kết quả chỉ định thầu.
Những vi phạm nêu trên theo thanh tra đã dẫn đến việc ký kết các
hợp đồng tư vấn bị đội giá lên gấp nhiều lần, gây thiệt hại ngân sách nhà nước
với số tiền tạm tính khoảng 80 tỉ đồng.
Thanh tra Chính phủ cũng chuyển hồ sơ, tài liệu liên quan quá
trình đấu thầu ký kết hợp đồng đối với gói thầu thiết bị y tế Bạch Mai 01 có
nhiều vi phạm, đặc biệt có dấu hiệu vi phạm hành vi bị cấm trong đấu thầu, có
sự sai khác trong nội dung yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Giá một số thiết bị trong hợp đồng cao hơn nhiều lần giá thiết
bị nhập khẩu sau thuế, có nguy cơ gây thiệt hại ngân sách nhà nước, kết luận
nêu.
Gây lãng phí hơn 1.200 tỉ
Thanh tra Chính phủ cũng chuyển thông tin để Bộ Công an xem xét
điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các nội dung có nhiều vi
phạm pháp luật về đấu thầu, xây dựng xảy ra ở hầu hết các khâu trong quá trình
triển khai dự án.
Đáng chú ý, theo thanh tra, những sai phạm được chuyển sang Bộ
Công an cùng với những sai phạm khác được nêu trong kết luận, xảy ra tại cơ sở
2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức lên đến hơn 1.200 tỉ đồng.
Thanh tra Chính phủ kết luận việc điều chỉnh thiết kế cơ sở
phương án móng cọc khoan nhồi sang ép cọc bê tông không thuộc trường hợp được
điều chỉnh. Nhưng Ban Y tế trọng điểm đã trình và được bộ trưởng Bộ Y tế phê
duyệt là trái quy định.
Việc thực hiện thi công kéo dài thời gian làm tăng chi phí so
với phương án móng cọc khoan nhồi được phê duyệt ban đầu khi chưa điều chỉnh
thiết kế cơ sở. Phương án này gây lãng phí, có dấu hiệu thiệt hại số tiền tạm
tính khoảng 20,7 tỉ đồng.
Dự án dừng thi công từ tháng 1-2021 đến nay đã làm phát sinh
nhiều chi phí. Hậu quả việc dừng thi công đã làm cho dự án không thể hoàn thành
theo đúng tiến độ để bàn giao, đưa vào sử dụng dẫn tới một số hạng mục đã thực
hiện bị hư hỏng, xuống cấp.
Cùng với đó, việc dừng thi công khiến cho chi phí công tác bảo
hành, chi phí quản lý, tiền điện, bảo lãnh ngân hàng... tăng lên với tổng số
tiền tạm tính khoảng 253,6 tỉ đồng. Trong đó dự án Bệnh viện Việt Đức là 102,5
tỉ đồng, Bạch Mai là 145 tỉ đồng.
Theo kết luận hai dự án đã khánh thành kỹ thuật rồi lại tạm
ngừng hoạt động nên có nguy cơ gây lãng phí vốn nhà nước do không trích được
khấu hao và không tính đủ chi phí khấu hao trong giá dịch vụ khám chữa bệnh.
Tính đến thời điểm thanh tra, nếu thực hiện trích khấu hao trong
4 năm từ 2021-2024 với khối nhà chính của hai dự án thì giá trị lãng phí tạm
tính khoảng 217,1 tỉ đồng, kết luận nêu.
Hai dự án còn bị xác định gây lãng phí khi không sử dụng hết
nguồn vốn. Với nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, cơ
quan thanh tra viện dẫn nếu lấy tiền trong từng năm gửi ngân hàng thương mại
thì số lãi tạm tính khoảng 309,1 tỉ đồng.
Với nguồn vốn ngân sách nhà nước, nếu tính theo lãi suất danh
nghĩa trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm thì khoản tiền lãi vay phải trả cho
phần vốn đã bố trí cho hai dự án nhưng không được sử dụng hết có giá trị tạm
tính khoảng 453,4 tỉ đồng, kết luận nêu.
Theo Phó tổng Thanh tra Nguyễn Văn Cường, hiện tượng lãng phí
tại 2 dự án diễn ra rất phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, gây ra nhiều
hệ lụy đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó hệ lụy về vật chất như suy giảm nguồn
lực, tăng gánh nặng chi phí do quản lý, sử dụng tài sản công không hiệu quả.
Hệ lụy phi vật chất như việc lãng phí cơ hội khám chữa bệnh của
nhân dân, gây nhức nhối trong dư luận xã hội, làm suy giảm lòng tin của người
dân vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân của Đảng, Nhà nước.
TRÁCH NHIỆM CỦA
BÀ NGUYỄN THỊ KIM TIẾN TRONG SAI PHẠM TẠI DỰ ÁN BỆNH VIỆN BẠCH MAI - VIỆT ĐỨC
CƠ SỞ 2
Minh Đức
TPO - Theo kết luận của
Thanh tra Chính phủ về những sai phạm trong quá trình triển khai Dự án Bệnh
viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 giai đoạn 2014–2024 đã nêu rõ trách nhiệm
trực tiếp của nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cùng hai nguyên Thứ trưởng
Nguyễn Trường Sơn và Nguyễn Viết Tiến trong việc để xảy ra các vi phạm này. Theo kết luận, hai gói thầu XDBM-01 và XDVĐ-01
của hai Dự án Bệnh viện Bạch Mai - Việt Đức cơ sở 2, với
giá trị lên tới 4.389,9 tỷ đồng (chiếm 76,6% giá trị tổng hợp đồng xây lắp), là
trung tâm của hàng loạt sai phạm.
Cụ thể, kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt khi
chưa có thiết kế kỹ thuật, dự toán, bản vẽ thi công. Giá gói thầu được xác định
không chính xác, dựa trên tổng mức đầu tư sơ sài, chưa tính đủ các chi phí cần
thiết. Hồ sơ mời thầu không đầy đủ, thiếu bảng khối lượng, đơn giá chi tiết,
không có căn cứ lập giá mời thầu – vi phạm
khoản 1 Điều 7, Luật Đấu thầu 2013.
Sau khi đấu thầu, liên danh Tổng Công ty 36 – 319 – Thành
An trúng thầu gói XDBM-01, còn liên danh Tổng Công ty Xây
dựng Hà Nội – Hồng Hà Việt Nam trúng thầu gói XDVĐ-01.
Nhưng hợp đồng ký kết thiếu hàng loạt nội dung bắt buộc như thời điểm giao mặt
bằng, ngày khởi công – hoàn thành, điều khoản điều chỉnh giá…
8 ngày sau khi ký hợp đồng, các nhà thầu đã đề xuất điều
chỉnh thiết kế cơ sở dù công trình chưa khởi công, chưa có thiết kế kỹ thuật –
vi phạm nghiêm trọng Luật Xây dựng năm 2014.
Cả hai dự án khởi công khi chưa có thiết kế bản vẽ thi
công, vi phạm nghiêm trọng quy định cấm trong Luật Xây dựng. Việc điều chỉnh
phương án móng (từ khoan nhồi sang ép cọc) đã tăng thời gian thi công lên hàng
trăm ngày, gây đội chi phí và làm lãng phí nguồn lực. Tổng thiệt hại tạm tính
hơn 20,7 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ cho rằng, trách nhiệm trực tiếp thuộc
về Bộ trưởng Bộ Y tế, Ban Quản lý dự án, liên danh nhà thầu, cùng các đơn vị,
cá nhân liên quan đến quá trình phê duyệt, điều chỉnh và thi công.
Vi phạm nghiêm trọng Luật Đấu thầu
Vẫn theo kết luận, Dự
án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch
Mai còn thực hiện 1 gói
thầu thiết bị y tế trị giá 51,4 tỷ đồng, nhưng cũng xảy ra hàng loạt sai phạm
trong lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu và ký hợp đồng.
Thanh tra xác định có
dấu hiệu vi phạm hành vi bị cấm trong đấu thầu. Đặc biệt, giá của một số thiết
bị trong hợp đồng cao gấp hơn 3 lần so với giá nhập khẩu sau thuế (13,2 tỷ đồng
so với hơn 4 tỷ đồng), có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng ngân sách Nhà
nước.
Ban Quản lý dự án còn
không cung cấp tài liệu quan trọng khi làm việc với đoàn thanh tra – vi phạm
Luật Thanh tra năm 2022.
Vụ việc đã được chuyển
hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra về các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu.
Hai dự án được khởi
công từ đầu năm 2015, cơ bản hoàn thành phần xây dựng đến cuối 2020, nhưng đã
dừng thi công từ tháng 1/2021 đến nay. Nhiều hạng mục chậm hàng nghìn ngày. Tại
Dự án Bạch Mai cơ sở 2, hạng mục điện, nước của Tổng Công ty Thành An chậm hơn
3.200 ngày. Hạng mục kiến trúc của Tổng Công ty 36 chậm
2.903 ngày.
Tại Dự án Việt Đức cơ
sở 2, các hạng mục kết cấu, điện nước đều chậm từ 500 đến 950 ngày, vượt xa
tiến độ cam kết.
Kết luận nêu rõ, tình
trạng chậm tiến độ nghiêm trọng, dừng thi công kéo dài, gây lãng phí tài sản
công, thiệt hại cho ngân sách và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát
triển y tế.
Trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế
Đáng chú ý, kết luận thanh tra chỉ đích danh trách nhiệm của các
lãnh đạo Bộ Y tế qua từng thời kỳ.
Cụ thể, bà Nguyễn
Thị Kim Tiến, Bộ
trưởng Bộ Y tế giai đoạn 2011–2019, là người
trực tiếp ký các quyết định liên quan đến cả hai dự án trong thời gian từ năm
2013 đến 2017.
Ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng phụ trách xây dựng cơ bản,
đồng thời là người đứng đầu Ban Quản lý dự án chuyên trách từ 2016 đến 2019.
Ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng từ năm 2021, tiếp tục phụ
trách Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế.
Thanh tra Chính phủ
kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Y tế tổ chức kiểm điểm, xử
lý nghiêm trách nhiệm của các cá nhân nêu trên theo đúng quy định pháp luật.
Thanh tra Chính phủ đã
chuyển toàn bộ hồ sơ các sai phạm trong công tác đấu thầu, thi công, điều chỉnh
thiết kế… sang Bộ Công an để tiếp tục điều tra.
No comments:
Post a Comment