VNTB – Bộ chính trị điều động nhân sự, xây dựng vây cánhCảnh Chân
28.10.2024 2:45
VNThoibao
Tuy nhiên trong một động thái mới đây, ông Bùi Văn Cường, tổng thư ký quốc hội đã phải từ chức về làm người tử tế. Chưa biết ông Cường có hạ cánh an toàn sau giai đoạn tranh ghế khốc liệt vừa qua không. Nhưng ông Cường về hưu non cũng không có gì lạ, vì những vị trí này phải được thay đổi để “phù hợp với người đứng đầu mới”, sau khi những sếp cũ phải từ chức để “chịu trách nhiệm người đứng đầu”. Bộ sậu mới lên thì sẽ phải lọc máu bộ sậu cũ là chuyện hiển nhiên.
Tức là khi các quan thầy chủ chốt đã ổn định vị trí, thì bây giờ là lúc các hàng ghế phía dưới sẽ có nhiều thay đổi. Mới đây nhất, ngày 26/10, ông Vũ Đại Thắng, bí thư Quảng Bình (một tỉnh miền trung) được đưa ra thay bí thư Quảng Ninh (một tỉnh sát biên giới Trung Quốc). Trước đó một ngày, ngày 25/10, Thái Thanh Quý, bí thư Nghệ An được chuyển ra làm Phó trưởng Ban kinh tế trung ương. Cũng trong ngày 25/10, thượng tướng Nguyễn Doãn Anh, Phó tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam được điều về Thanh Hóa làm bí thư tỉnh. (2)
Như vậy, các ghế mà những người này để lại như ghế tổng thư ký quốc hội, bí thư Quảng Bình, bí thư Nghệ An, phó tổng tham mưu trưởng đang bị trống và sẽ sớm được trám vô bằng người khác. Trong khi nhiệm kỳ 2021-2026 chỉ còn khoảng 1,5 năm nữa là kết thúc. Thì những việc “điều động”, bổ sung nhân sự này có hai nguyên nhân. Một là chạy chức, mua bán ghế. Hai là xây dựng vây cánh để chuẩn bị cho việc tranh giành quyền lực trong nhiệm kỳ 2026-2031.
Mua bán ghế thì là chuyện bình thường như đường nông thôn trong chính trị cộng sản. Nhưng trong lúc kinh tế phát triển thì khác, còn trong bối cảnh kinh tế hiện nay thì hệ luỵ của nó sẽ nặng nề hơn nhiều. Đã bỏ tiền ra mua, thì phải tìm cách bù vô, chẳng ai bỏ hàng trăm tỷ đồng mua ghế để ngồi làm việc tốt, thanh liêm cả. Số tiền đó sẽ được bù vào bằng tiền thuế của dân, tiền hối lộ của các doanh nghiệp… Doanh nghiệp đang lao đao, làm không ra tiền mà vẫn phải chịu cảnh quan liêu, thì sao mà gồng gánh nổi. Khi doanh nghiệp trong nước đóng cửa, doanh nghiệp nước ngoài không dám tới thì người dân sẽ thất nghiệp, trộm cướp, tệ nạn xã hội sẽ bùng nổ.
Trong trường hợp thứ hai, điều động quan chức để củng cố thế lực chuẩn bị vây cánh thì lại càng nguy hiểm hơn. Vì các cán bộ này sẽ ngồi không yên chỗ, đứng núi này trông núi nọ. Tâm lý chỉ còn một năm rưỡi nhiệm kỳ, ngồi tạm rồi đi, thì làm sao tập trung phát triển cơ quan, địa phương được? Không phải cứ chuyển tới đâu là vào làm việc ngay tới đó, mà vẫn phải cần thời gian để làm quen nhân sự, các số liệu, sổ sách… Đó là chưa kể chuyện ăn mừng vị trí mới, rồi tiệc chia tay vị trí cũ, bao nhiêu bao thư, tiền bạc sẽ bị phung phí cho những lần “điều động” này!?
Việc “điều động”, “sắp xếp” nhân sự này được coi như là “cơ chế” của đảng cộng sản từ trước đến nay. Các vị trí chủ chốt ở trung ương và địa phương được bộ chính trị tùy ý “bổ nhiệm”, “chỉ định” mà không thông qua bầu cử hay một quy trình pháp lý nào cả. Hoặc nếu có bầu cử thì cũng bầu theo chỉ đạo, bầu cho có chứ không có gì là minh bạch, trung thực.
Thời gian gần đây Tô Lâm, Phạm Minh Chính thường xuyên kêu gọi “đổi mới cơ chế”, nhưng có đổi mới cỡ nào mà không có dân chủ, không có bầu cử tự do thì cũng không có gì mới! Nếu đổi mới cơ chế thật sự chỉ có cách phúc quyết hiến pháp, bầu cử tự do, mà điều đó là không thể, vì đảng cộng sản có đời nào chịu từ bỏ chế độ độc tài đâu!
_____________________
Tham khảo:
(1) https://vnexpress.net/ong-tran-cam-tu-lam-thuong-truc-ban-bi-thu-4808402.html
No comments:
Post a Comment