VNTB – Trách nhiệm Hiến pháp của Tổng bí thưHoài Nguyễn
02.06.2024 5:04
VNThoibao
Ghi nhận tại Hội thảo “Mối liên hệ giữa trách nhiệm Hiến pháp, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự”, tổ chức vào ngày 31-5-2024 tại Trường Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM, đã ngầm ý rằng Tổng bí thư đã cho mình cái quyền đứng trên trách nhiệm hiến pháp trong việc gọi là “xử lý kỷ luật” đối với một số người từng giữ chức vụ nhà nước nhưng bị phát hiện sai phạm nghiêm trọng khi đã hết nhiệm kỳ hoặc về hưu.
Trong tham luận của diễn giả ThS Lưu Đức Quang, thì Hiến pháp năm 2013 quy định trách nhiệm hiến pháp đối với các chức danh cao cấp của Quốc hội và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập, thẩm phán, tướng lĩnh các lực lượng vũ trang, quan chức ngoại giao, chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp tỉnh. Khi một người đã nghỉ việc, nghỉ hưu thì họ không còn là cán bộ, công chức; không còn giữ chức vụ, không còn trong biên chế và cũng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Do vậy hình thức xử lý mà Đảng áp dụng là “xóa tư cách giữ chức vụ” cần được bảo đảm tính pháp lý trong hệ thống pháp luật chung của quốc gia.
Ý kiến về chủ đề trên, luật gia Huỳnh Trung Trực nhìn nhận đây là vấn đề cần thiết đặt ra vì Hiến pháp là đạo luật cơ bản, do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của đất nước. Các quy định của hiến pháp có giá trị xuất phát điểm, điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất, là cơ sở pháp luật cho tất cả các ngành luật nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật quốc gia. Đây cũng là những nguyên tắc cơ bản, liên quan trực tiếp đến hoạt động tư pháp hình sự, quy định về quyền con người, quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự.
ThS Bùi Ngọc Sơn của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết theo Hiến pháp, Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của chính phủ vi phạm Hiến pháp. Giả sử như chính phủ và cả Đảng ban hành một văn bản nào đó trái Hiến pháp thì Quốc hội có quyền bãi bỏ. Trong trường hợp này đã phát sinh trách nhiệm của Đảng, của chính phủ trước Quốc hội.
Loại trách nhiệm này có thể gọi là trách nhiệm hiến pháp vì cơ sở của loại trách nhiệm này là hành vi vi phạm luật hiến pháp, chế tài được quy định trong luật hiến pháp, các chủ thể tham gia quan hệ trách nhiệm này là các chủ thể của luật Hiến pháp. Và trách nhiệm hiến pháp cần phải được coi là một loại trách nhiệm pháp lý không thể loại trừ vì Điều 4.3 của Hiến pháp 2013 đã hiến định: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
ThS Lưu Đức Quang đề nghị cần minh định hình thức xóa tư cách giữ chức vụ nhà nước là một biện pháp trách nhiệm hiến pháp nhằm khắc phục lỗ hổng trong vấn đề xử lý kỷ luật đối với một số người từng giữ chức vụ nhà nước nhưng bị phát hiện sai phạm khi đã hết nhiệm kỳ, về hưu; cũng như đảm bảo nguyên tắc “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào” trong công cuộc phòng chống tham nhũng hiện nay ở Việt Nam như khẳng định của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọ
No comments:
Post a Comment