Sunday, June 2, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 02 tháng 06 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Seoul cảnh báo công chúng Triều Tiên đang thả thêm bóng bay chứa chất bẩn

Tổng thống Zelenskyy đến Singapore dự Đối thoại Shangri-La

Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc nói có thêm bằng chứng cho thấy hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên

Phó bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng 'bôi nhọ' nước này

Phó bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng 'bôi nhọ' nước này

 Thủ tướng Israel nói không thể có hưu chiến vĩnh viễn ở Gaza cho đến khi Hamas bị tiêu diệt

 

RFA

Bộ Công an thông tin về những khoản tạm giữ lớn từ hai đại án Phúc Sơn và Thuận An

VFA phải báo cáo về tin doanh nghiệp bỏ giá thầu thấp gạo bán cho Indonesia

Các nhà đầu tư Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới tại Việt Nam năm tháng qua

Bỏ chùa theo thầy Thích Minh Tuệ

Một người trong đoàn theo sư Thích Minh Tuệ tử vong

Đoàn theo Sư Minh Tuệ còn được tự do bao lâu?

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa gọi kẻ tham nhũng là “gỗ quý”!

Báo cáo nhân quyền 2023 của EU: Việt Nam có ít tiến bộ nhưng thừa đàn áp

Án tù tuyên cho nguyên giám đốc và nhân viên Trung tâm Đăng kiểm Hà Giang

Bão Maliksi, cơn bão đầu tiên tại Biển Đông năm nay

Năm địa phương phải nhận gạo hỗ trợ kỳ giáp hạt năm 2024

Bắt giữ tám người chuyển gần 200 kilogram ma túy từ Lào về Quảng Nam

Khởi tố ba cựu lãnh đạo tỉnh Hoà Bình vì gian lận tiền ngân sách Nhà nước

Nguyên Chủ tịch huyện ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ra toà vì sai phạm đất đai

Công an tỉnh Kiên Giang bắt thêm người trong vụ lãnh đạo xã ở Phú Quốc nhận hối lộ để phân lô bán nền trái phép

Đại tự lâm nguy (Phần 2)

Cựu Phó Cục trưởng thuộc Văn phòng Quốc hội lừa doanh nhân Lào 1,8 triệu USD

Cựu lãnh đạo tỉnh Lào cai nhận án tù trong vụ khai thác trái phép quặng apatit

Hai vụ án Tập đoàn Thuận An và Phúc Sơn vào diện Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng theo dõi

 

BBC

Đối thoại Shangri-La: Trung Quốc đe dọa một Đài Loan 'ngày càng ly khai'

Áo dài trên quê hương và quanh thế giới

Bộ Công an: Thu hồi 300 tỉ đồng, 2 triệu USD, 500 lượng vàng, 1.000 sổ đỏ vụ án Phúc Sơn

112 nước bãi bỏ hình phạt tử hình: Việt Nam thế nào?

Chế Linh trong cuộc tranh chấp Đoạn buồn đêm mưa

Việt Nam bỏ đấu thầu, chuyển sang bán vàng thông qua ngân hàng quốc doanh: Thuốc đặc trị hay giải pháp tạm thời?

Pháp tiếc thương nữ y tá ‘thiên thần Điện Biên Phủ’

Thích Minh Tuệ - người được chọn?

Ông Trump bị tuyên có tội, công bố án phạt vào tháng 7, cơ hội trở lại Nhà Trắng thế nào?

Đảng Cộng sản Việt Nam họp về chống tham nhũng, nói 'không đấu đá nội bộ'

Khen sư Thích Minh Tuệ, sư Thích Minh Đạo bị kiểm điểm: 'Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng'

Campuchia tuyên bố khởi công kênh đào Phù Nam Techo vào tháng 8

Việt Nam

Ngăn lũ tràn sang Việt Nam, kênh đào Phù Nam Techo khiến miền Tây mất dần mùa nước nổi?

VinFast xem xét lùi tiến độ xây nhà máy ở Mỹ, theo Reuters

Việt Nam: lạm phát tăng cao nhất trong vòng 16 tháng

O Sen Ngọc Mai và video cờ vàng: Công an vào cuộc, trung ương 'xem xét'

Việt Nam tiếp tục khủng hoảng điện do thủ tướng 'vội vàng'?

Việt Nam: giờ làm cao, năng suất có cao?

Kênh đào Phù Nam Techo: ông Hun Sen lên tiếng về thời điểm khởi công

Cán bộ sợ trách nhiệm: hệ quả của chiến dịch 'đốt lò'?

Chủ tịch nước Tô Lâm: Ghế tổng bí thư có dễ dàng?

Việt Nam dịch chuyển sang hệ vũ khí NATO để giảm phụ thuộc Nga?

Cháy nhà trọ ở Hà Nội, 14 người chết, Thủ tướng yêu cầu điều tra

Từ hiện tượng sư Thích Minh Tuệ: Thế nào mới là tu?

 

RFI

Lầu Năm Góc : An ninh của Châu Á cũng là an ninh của Hoa Kỳ

NATO : Cần ít nhất 40 tỉ đô la hỗ trợ quân sự hàng năm cho Ukraina

Manila cảnh báo Bắc Kinh: Cố tình sát hại người Philippines tại Biển Đông là ‘‘hành động gây chiến’’

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Kỷ niệm 80 năm D-Day : Những bí mật cuối cùng trong cuộc đổ bộ của Đồng minh

Thụy Sĩ đối phó với gián điệp Nga dưới vỏ bọc ngoại giao

Ukraina: Kiev bổ nhiễm một sĩ quan đứng đầu hãng tin Ukrinform, báo giới phẫn nộ

Pháp bị tập đoàn thẩm định tài chính Mỹ S&P hạ điểm tín nhiệm

Gaza: Mỹ công bố kế hoạch hòa bình ‘‘ba giai đoạn’’

Nhạc ngoại lời Việt : nguyên tác "Có những tàn phai" là của ai ?

Chiến tranh Gaza và cảnh « địa ngục trần gian » ở Rafah

Tổng thống Mỹ Biden cho phép Ukraina oanh kích các mục tiêu ở Nga để bảo vệ Kharkiv

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump bị tuyên là có tội trong phiên tòa hình sự

Đối thoại An ninh Shangri-La : Mỹ - Trung thông báo nối lại đường dây liên lạc quân sự

Đi tìm lâu đài của Kafka - Bài 1 : Nhà văn dò tìm những mạch ngầm

Liên Âu muốn bảo vệ lợi ích của mình nhưng cố tránh gây tổn hại quan hệ với Trung Quốc

Cam Bốt loan báo khởi động xây kênh đào Funan Techo vào tháng Tám 2024

Trung Quốc loại bỏ thuế ưu đãi với hơn 100 sản phẩm Đài Loan

Hỗ trợ quân sự Ukraina : Nước Pháp ‘‘lên tuyến đầu’’

(IISS) – Tổng thống Ukraina dự Đối Thoại An Ninh Shangri –La. Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế -IISS, bên tổ chức Đối Thoại An Ninh Shangri La, thông báo tổng thống Ukraina đã đến khu trung tâm hội nghị vào hôm nay 01/06/2024. Theo dự kiến ông Volodymyr Zelensky sẽ phát biểu vào trưa Chủ Nhật, 02/06 vào lúc 11 giờ 30 giờ Singapore. Diễn văn này sẽ được phát trực tiếp trên các mạng xã hội và ở trang chủ của viện IISS.

(AFP) – Sáng lập viên Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ Miến Điện, tướng Tin Oo từ trần, thọ 97 tuổi. Con trai ông ngày 01/06/2024 cho biết tướng Tin Oo đã qua đời tại một bệnh viện ở Rangoon. Thăng tiến trong guồng máy quân sự Miến Điện từ thập niên 1970 dưới chế độ của nhà độc tài Ne Win, rồi tham gia hàng ngũ đối lập, tướng Tin Oo lập ra Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ sau cuộc nổi dậy hồi năm 1988. Ông đã trở thành một nhân vật thân tín với bà Aung San Suu Kyi. Sau cuộc đảo chính năm 2021, lật đổ chính quyền dân sự trong tay bà Aung San Suu Kyi, Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ bị tập đoàn quân sự Miến Điện thẳng tay đàn áp và bị giải tán vào năm 2023, ngăn chận mọi khả năng đảng này tham gia bầu cử Quốc Hội được dự trù vào năm 2025.

(AFP) – Nga chủ yếu nhắm vào các cơ sở hạ tầng điện lực của Ukraina, « ít nhất năm vùng bị thiệt hại ». Các giới chức tại Kiev cho biết trong đêm 31/05, ít nhất 5 khu vực bị Nga oanh kích. Các nhà máy điện và cơ sở bị trúng tên lửa Nga được đặt tại Donetsk (miền đông), Zaporijjia và Dnipropetrovsk ở khu vực đông nam Ukraina và Kirovohrad (trung Ukraina) và Ivano Frankivsk ở phía tây.  Từ tháng 3 đến nay, Nga đã 6 lần nhắm vào các nhà máy điện của Ukraina. Ngoài ra, trong đêm qua Ukraina đã bắn hạ 35 tên lửa và 46 drone của Nga. 

(Reuters) – Hàn Quốc khẳng định có thêm bằng chứng Bắc Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga để phục vụ chiến tranh Ukraina. Phát biểu hôm nay 01/05/2024 tại Singapore trong khuôn khổ Đối Thoại An Ninh Shangri La, bộ trưởng Quốc Phòng Hàn Quốc Shin Won Sik khẳng định « có thêm bằng chứng về hợp tác giữa Matxcơva và Bình Nhưỡng ». Seoul đồng thời kêu gọi Bắc Kinh « tích cực » hơn trong tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. 

(AFP) – Liên Hiệp Quốc và Mỹ kêu gọi Hồng Kông trả tự do cho 14 nhà tranh đấu dân chủ. Hôm qua, 31/05/2024, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Matthew Miller lên án việc Hồng Kông truy tố 14 nhà tranh đấu Hồng Kông, vì tội lật đổ, là ‘‘với động cơ chính trị’’. Theo bộ Ngoại Giao Mỹ, các nhà tranh đấu nói trên chỉ tham gia một cách ôn hòa vào các hoạt động chính trị được luật pháp Hồng Kông bảo vệ. Trước đó, cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, Volker Türk, cũng đã yêu cầu Hồng Kông ‘‘trả tự do ngay lập tức’’ cho những người ‘‘bị bắt giữ tùy tiện’’.

(Reuters) – Ấn Độ kết thúc cuộc bầu cử Quốc Hội quy mô khổng lồ kéo dài 6 tuần lễ. Hôm nay, 01/06/2024, là ngày cuối cùng của cuộc bầu cử Quốc Hội tại quốc gia đông dân nhất hành tinh. Tổng cộng hơn 100 triệu cử tri tham gia vào đợt bỏ phiếu cuối cùng diễn ra tại 8 bang. Nhiệt độ cao kỷ lục cản trở bầu cử. 20 nhân viên bầu cử thiệt mạng khi làm nhiệm vụ tại các bang Bihar và Uttar Pradesh hôm qua. Benares (hay Vanarasi), đơn vị bầu cử của thủ tướng Narendra Modi, là một trong những địa điểm bỏ phiếu cuối cùng. Tại Benares, như nhiều nơi khác, nhiệt độ hôm nay lên tới 44°C.

(AFP) – Bắc Kinh phạt công ty kinh doanh địa ốc Evergrande 532 triệu euro vì tội « khai man sổ sách, thổi phồng các hoạt động » tạo nên một cơn bão bất động sản tại Trung Quốc. Ngày 31/05/2024 cơ quan giám sát thị trường tài chính Trung Quốc đòi Evergrander nộp phạt hơn một nửa tỷ euro. Từng là tập đoàn bất động sản lớn nhất trên toàn quốc, từ 2020 Evergrande ngồi trên một núi nợ hơn 300 tỷ euro. Trước mắt không biết tập đoàn này làm thế nào để trả khoản tiền phạt 532 triêu euro nói trên.   

(AFP) – Bầu cử Nam Phi : Đảng ANC cầm quyền từ 30 năm nay mất đa số. Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), gắn liền với tên tuổi của nhà tranh đấu bất bạo động Nelson Maldela, sắp mất đa số quá bán tại Quốc Hội, theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ hôm nay, 01/06/2024. Đảng ANC chỉ giành được 40% phiếu bầu. Hai đảng đối lập Liên minh Dân chủ và đảng Mêkông của cựu tổng thống Zacob Juma, giành được lần lượt 21,1% và 14,8% phiếu bầu. 30 năm sau khi nền dân chủ được xác lập tại Nam Phi, quốc gia này đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp trầm trọng, với gần một phần ba người ở độ tuổi lao động.

(Reuters) – Do xung đột tại Gaza, Pháp cấm các tập đoàn Israel tham gia hội chợ triển lãm vũ khí. Ban tổ chức trong thông cáo hôm 31/05/2024 nói rõ « do quyết định của chính quyền Pháp, không một khu trưng bày nào được dành cho nền công nghiệp quốc phòng của Israel tại hộ chợ quốc tế triển lãm vũ khí Eurosatory 2024 ». Triển lãm về công nghệ quốc phòng và an ninh dự trù mở ra từ ngày 17 đến 21/06/2024 tại khu Villepinte, vùng Seine -Saint-Denis, ngoại ô phía bắc Paris. Tổ chức 2 năm một lần, năm 2022 hơn 1.700 nhà sản xuất, đại diện cho 62 quốc gia tham dự và trong 5 ngày hoạt động, Eurosatory đã thu hút 62.000 khách tham quan. Sáng nay Tel Aviv vừa « khiếu nạn » về quyết định nói trên của Paris. 

(AFP) – Hồi kết cho Hội Chợ Triển lãm xe hơi Genève. Trong thông báo hôm 31/05/2024 ban tổ chức giải thích vì đại dịch Covid-19 và những chuyển biến lớn trong ngành công nghiệp xe hơi, hội chợ triển lãm xe quốc tế tổ chức tại Genève- Thụy Sĩ không thọ được đến 120 năm tuổi. Sau bốn năm phải đóng cửa, cuộc triển lãm hồi tháng 2/2024 đã mất hẳn hào quang. Nhiều tên tuổi lớn trong ngành mà đứng đầu là các hãng xe nổi tiếng của Đức đã vắng mặt, số lượng khách tham quan cũng chỉ bằng ¼ so với hồi năm 2019.

(Reuters) – Mỹ: 10% cử tri Cộng Hòa ít muốn bỏ phiếu cho Trump sau khi cựu tổng thống bị kết tội hình sự. Theo một thăm dò dư luận của Reuters/Ipsos, công bố hôm qua, 31/05/2024, kể từ khi ông Donald Trump bị buộc tội trong vụ án che giấu việc chi tiền để bịt miệng nữ diễn viên khiêu dâm Stormy Daniels, có khoảng 10% cử tri Cộng Hòa có thể sẽ không bỏ phiếu cho cựu tổng thống ngày 05/11 tới. Thăm dò được tiến hành ít giờ sau khi bồi thẩm đoàn ở New York đưa ra phán quyết. Ngoài số 10% cử tri trên, 56% cử tri Cộng Hòa cho biết ‘‘không thay đổi lập trường’’, 35% khẳng định ‘‘sẽ kiên quyết hơn’’ trong việc ủng hộ cựu tổng thống. Theo Reuter, đối với Trump, việc mất đi 10% người ủng hộ quan trọng hơn so với việc ông Trump tiếp tục nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của một phần ba cử tri kiên định nhất.

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: CHÚA NHẬT NGÀY 2/6/2024.

1.BỘ CÔNG AN CÔNG BỐ VỀ SỐ TÀI SẢN TẠM GIỮ TỪ HAI ĐẠI ÁN PHÚC SƠN VÀ THUẬN AN

Hơn 300 tỷ đồng, 2 triệu USD, 500 lượng vàng, hơn 1.000 sổ đỏ của Tập đoàn Phúc Sơn; và 40 tỷ đồng của Tập đoàn Thuận An đang bị tạm giữ để điều tra. Đây là thông tin được Phó Chánh Văn Phòng Bộ Công an- Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, đưa ra tại cuộc họp báo Chính phủ Việt Nam thường kỳ tại Hà Nội vào chiều ngày 1 tháng 6.

Có nhiều quan chức cấp cao của chính phủ đã bị bắt giữ trong hai đại án trên. Cụ thể, Bí thư Hoàng Thị Thúy Lan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Lê Duy Thành của tỉnh Vĩnh Phúc và hai Chủ tịch UBND Quảng Ngãi Cao Khoa, Đặng Văn Minh vì dính dáng đến Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu, tức Hậu “pháo”. Trong vụ Tập đoàn Thuận An của Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng có nhiều lãnh đạo cấp cao dính líu như ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trợ lý Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; ông Dương Văn Thái, Bí thư tỉnh Bắc Giang…

Ngoài ra, hàng chục người khác bị bắt với các tội danh “vi phạm quy định kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; nhận hối lộ; lợi dụng ảnh hưởng với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi”.

2.BIỂN THỦ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, BA CỰU QUAN CHỨC TỈNH HÒA BÌNH BỊ BẮT

Công an tỉnh Hòa Bình hôm 30/5 vừa khởi tố 3 cựu quan chức tỉnh Hòa Bình với tội danh lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ba cựu quan chức này gồm Trần Văn Thành (phó Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình, nguyên Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hòa Bình), ông Trịnh Ngọc Thủy và bà Đinh Thị Ngọc Hoa -đồng Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hoà Bình. Ba người này được cho là đã gian lận tiền ngân sách nhà nước từ năm 2018-2019 nhưng cơ quan công na không cho biết số tiền thất thoát là bao nhiêu.

Trong một diễn biến khác, hôm 30/5, nguyên Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) - Tạ Văn Bửu và nguyên Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đất Đỏ - Huỳnh Văn Phi - vừa bị Toà án Nhân dân tỉnh này trả hồ sơ cho VKSND để điều tra bổ sung. Những người này bị buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong quản lý đất đai tại huyện này gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 38 tỷ đồng.

3.TỔNG THỐNG ZELENSKYY ĐẾN SINGAPORE DỰ ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA

Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelenskyy đã đến Singapore để tham dự hội nghị Đối thoại Shangri-La vào ngày thứ bảy 1/6. Trong một phát biểu trên nền tảng mạng xã hội X, Tổng thống Ukraine nói rằng chuyến đi của ông là để vận động sự ủng hộ từ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho hội nghị thượng đỉnh hòa bình dự kiến diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 6 tại Thụy Sĩ. “An ninh toàn cầu không thể có được khi quốc gia lớn nhất thế giới coi thường đường biên giới được công nhận, luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc; dùng tới nạn đói, bóng tối và hăm doạ hạt nhân,” phát biểu ám chỉ nước Nga, quốc gia xâm lược Ukraine vào năm 2022.

Dự kiến, ông Zelenskyy sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và nói về việc hỗ trợ đất nước đang bị xâm lược của ông trong bài diễn văn trước các đại biểu.

Đây là chuyến đi thứ hai của ông Zelenskyy tới Châu Á kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Vào tháng 5 năm 2023, ông tham dự các cuộc họp G7 tại Nhật Bản.

Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), nơi tổ chức hội nghị an ninh, cho biết ông Zelenskyy sẽ tham gia phiên thảo luận vào Chủ nhật.

4.TỔNG THỐNG MỸ KÊU GỌI HAMAS CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ NGỪNG BẮN MỚI CỦA ISRAEL

Tổng thống Biden hôm 31/5 kêu gọi các phần tử hiếu chiến Hamas đồng ý với đề nghị mới của Israel về việc thả con tin để ngừng bắn ở Gaza. Ông nói: “Là người cả đời dốc lòng với Israel, là tổng thống Mỹ duy nhất từng đến Israel vào thời điểm chiến tranh, là người vừa cử lực lượng Mỹ trực tiếp bảo vệ Israel khi nước này bị Iran tấn công, tôi yêu cầu quý vị hãy lùi lại một bước, nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu bỏ qua thời khắc này.”

 

Tổng thống Mỹ cho rằng ngừng bắn là cách tốt nhất để bắt đầu giảm thang cuộc xung đột chết người. Ông nói: “Chúng ta không thể đánh mất thời khắc này.”

Giới y tế ở Gaza ước tính hơn 36.280 người đã thiệt mạng ở Gaza kể từ khi Israel tấn công khu vực này để đáp trả cuộc tấn công của Hamas vào miền Nam Israel hôm 7/10/2023. Theo thống kê của Israel, cuộc đột kích đó của Hamas đã giết chết khoảng 1.200 người và hơn 250 người bị Hamas bắt làm con tin.

 

VNThoibao

 

VNTB – Nhà báo Huy Đức bị bắt 

VNTB – Thích Chân Quang ỷ là cháu ruột ông Hồ nên muốn làm gì thì làm?!

VNTB – Trách nhiệm Hiến pháp của Tổng bí thư?

VNTB – Angela Phương Trinh có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự

VNTB – Hàng loạt doanh nghiệp cấm nhân viên đi chùa quốc doanh 

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Mạc Đăng Dung mất, Nguyễn Kim bị đầu độc chết, Trịnh Kiểm gây dựng thanh thế

01/06/1990: Bush và Gorbachev đồng ý chấm dứt sản xuất vũ khí hóa học

Liệu đề xuất trở lại nghĩa vụ quân sự của Anh có hợp lý?

 

Báo Tiếng Dân

Sự thách thức lương tri con người và thách thức pháp luật nhà nước01/06/2024

 

 

Thuy My

Lê Nguyễn Hương Trà : Nhà báo Huy Đức bị bắt !

Hoàng Quốc Dũng - Tân Đảo : Dân chủ ngược cũng không xong!

Nguyễn Đình Bổn - Ukraina được tấn công đến đâu ?

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 01.06.2024

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 827, 31-05-2024

Thái Vũ - Minh Tuệ, người làm bừng tỉnh một cơn mê tập thể

Bùi Chí Vinh - Ngụy tu và chân tu

Chu Hồng Quý - Thầy Minh Tuệ, đường về cõi Phật vẫn mịt mùng xa tắp

Liễu Hằng - Đệ nhất chơi ngu

Kim Dung - Dư hương

Mai Quốc Ấn - Lạc lối tu tập, lạc lối đời

 Thái Hạo - Bố thí cho ai thì được phước lớn?

Lê Thiếu Nhơn - Ai giả sư và ai u mê?

Nguyễn Thanh Huy - Cần pháp lý trước những ảo tưởng quyền lực

Nguyễn Thông - Thời sự tháng 5.2024 (4)

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Cấp thiết phải nâng cao chất lượng Đại biểu Quốc hội 02/06/2024

Lằn ranh đỏ gì cho tham nhũng? 02/06/2024

Quan hệ Tập-Putin sẽ còn tồn tại lâu dài 02/06/2024

Kêu than như vô can 01/06/2024

Nghĩ vội: Chúng ta thấy gì từ hiện tượng thầy Thích Minh Tuệ 01/06/2024

Thích Minh Tuệ – người được chọn? 01/06/2024

Công lý lên tiếng: Không ai được phép đứng trên pháp luật 01/06/2024

Những dòng sông vĩnh viễn đổi thay 31/05/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Thủ đoạn nhận hối lộ của giám đốc 3 trung tâm đăng kiểm ở Cần Thơ

Hoài Thanh/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/thu-doan-nhan-hoi-lo-cua-giam-doc-3-trung-tam-dang-kiem-o-can-tho-post1478070.html

Công an TP Cần Thơ đã chỉ ra thủ đoạn nhận hối lộ với số tiền lớn của Châu Ngọc Ý, giám đốc 3 trung tâm đăng kiểm và các bị can khác.

Hành vi của Châu Ngọc Ý (39 tuổi, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 6502D, 6504D và 6506D, thuộc Công ty CP kỹ thuật Cát Tường An Khánh) bị cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ nêu trong kết luận điều tra vừa hoàn tất.

Hồ sơ đã được chuyển qua VKS, đề nghị truy tố Châu Như Ý cùng 9 người khác trong vụ án “Nhận hối lộ” và "Sử dụng, làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Làm khống tài liệu, ký giả tên vợ

Cơ quan điều tra cáo buộc bị can Châu Ngọc Ý với vai trò là người đứng đầu cơ quan nghiệm thu cải tạo, nhận tiền của đại diện các chủ phương tiện để làm dịch vụ trọn gói hồ sơ nghiệm thu cải tạo.

Có trường hợp hợp thức hóa bản vẽ theo từng công đoạn thi công.

Cụ thể, để tránh bị phạt, đại diện chủ các xe đến các Trung tâm đăng kiểm 6502D, 6504D để liên hệ tìm hiểu, làm thủ tục nghiệm thu cải tạo xe cơ giới, hoặc hợp thức hóa thủ tục cho những phương tiện đã cải tạo.

Lúc này, Châu Ngọc Ý hoặc Phạm Minh Nhựt (Phó giám đốc Trung tâm đăng kiểm 6502D) thỏa thuận với chủ phương tiện để nhận tiền dịch vụ làm hồ sơ cải tạo trọn gói gồm: hồ sơ thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công đề nghị nghiệm thu, thực hiện cải tạo đạt, cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo. Đại diện phương tiện không phải làm bất cứ thủ tục hồ sơ gì, hoặc chỉ cần thi công cải tạo.

Giá trọn gói nhận làm dịch vụ trung bình 5-15 triệu đồng; một số loại xe miễn thiết kế, chỉ cần làm, ký biên bản nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo, văn bản đề nghị nghiệm thu xe cơ giới cải tạo, nhận giá 150.000-300.000 đồng.

Theo kết luận điều tra, ban đầu bị can Ý thuê Nguyễn Sĩ Hùng (cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp tư nhân sửa chữa ôtô Phú Hưng) làm bản vẽ thiết kế, thẩm định thiết kế, đứng tên đơn vị thi công cải tạo trong các hồ sơ.

Tháng 12/2018, bị can Ý nhờ Lâm Trương Thái Châu đứng tên đại diện pháp luật Hợp tác xã vận tải Tứ Hải.

Đến tháng 9/2020, Ý thành lập Công ty Thành Châu Gia, giao cho vợ làm giám đốc.

Bị can Ý bị cáo buộc sử dụng 2 pháp nhân này đứng vai trò cơ sở thi công cải tạo trong các hồ sơ nghiệm thu cải tạo mà ông ta nhận làm dịch vụ. Song, thực tế 2 pháp nhân này không tham gia quá trình thi công cải tạo, các hồ sơ ban hành là do Ý tự in ra, tự ký hoặc đưa Thái Châu ký.

Các bản vẽ thiết kế phương tiện cải tạo, Ý thuê các đơn vị có chức năng thiết kế bản vẽ, làm thủ tục thẩm định theo các thông số kỹ thuật do Ý cung cấp.

Còn bị can Nhựt hoàn toàn thuê các đơn vị có chức năng thiết kế, thẩm định thiết kế, thuê/nhờ Công ty ôtô Lâm Vinh, doanh nghiệp tư nhân sửa chữa ôtô Phú Hưng ký thủ tục đề nghị nghiệm thu.

Với các phương thức, thủ đoạn như trên, năm 2017-2023, Châu Ngọc Ý đã thực hiện làm dịch vụ 778 phương tiện, nhận hơn 2,3 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 917 triệu đồng. Phạm Minh Nhựt thực hiện 9 hồ sơ, thu 88,5 triệu đồng, sau khi trừ hết các chi phí, hưởng hơn 40 triệu đồng.

Kết luận điều tra cũng nêu để hợp thức hóa hồ sơ nhận tiền của các chủ xe, Ý sử dụng các đơn vị thân quen để nhờ làm khống hoặc ký tên khống các văn bản của cơ sở cải tạo.

Trong đó, Ý sử dụng 12 Giấy chứng nhận kết quả kiểm định cần cẩu giả do Công ty cổ phần kiểm định an toàn Đông Dương phát hành để hợp thức hóa hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu xe cải tạo gắn cần cẩu, nghiệm thu đạt sai quy định.

Ngoài ra, Ý sử dụng các tài liệu giả do các bị Nguyễn Sĩ Hùng, Trương Anh Dũng, Thái Châu ký số lượng 1.734 văn bản để hợp thức hóa hồ sơ việc nhận hối lộ.

Bị can Ý làm khống và ký giả tên vợ tại 1.038 văn bản để hợp thức hoá hồ sơ thi công. Các tài liệu được làm giả, làm khống có giá dao động 800.000 đồng - 1,5 triệu đồng/giấy.

Nguyên nhân, điều kiện để các bị can phạm tội

Đối với bị can Hùng, ngoài việc giúp sức tích cực cho Châu Ngọc Ý, ông ta còn làm khống, ký giả tên vợ tổng cộng tại 2.030 văn bản các loại, cung cấp cho Ý và các đăng kiểm viên để hợp thức hóa hồ sơ.

Còn bị can Phạm Minh Nhựt là đăng kiểm viên nghiệm thu cải tạo, biết rõ Ý nhận tiền của các chủ phương tiện làm dịch vụ từ thời gian đầu mới vào làm. Ông ta biết nhiều phương tiện không đủ điều kiện nghiệm thu cải tạo, nhưng vẫn ký biên bản nghiệm thu, giúp sức cho Ý nhận tiền.

Bị can Huỳnh Hoàng Tâm với vai trò đăng kiểm viên, biết Ý nhận tiền của các chủ xe làm dịch vụ, có quyền từ chối thực hiện khi hồ sơ không đúng quy định. Tuy nhiên, bị can đã ký biên bản nghiệm thu cải tạo đạt, giúp sức cho Ý nhận tiền…

Bị can Thuấn có hành vi ban hành giả 14 giấy chứng nhận kết quả kiểm định cần cẩu; hoàn toàn không đi kiểm định thực tế và cung cấp cho các bị can thực hiện hành vi trái pháp luật.

Các bị can Điệp, Hải, Uyên có hành vi thu thập thông tin, tài liệu về phương tiện cung cấp cho Thuấn làm, ký ban hành giấy chứng nhận kết quả kiểm định cần trục giả, không đi kiểm định thực tế để giao cho Hùng làm chuyện phạm pháp…

Dũng và Châu sử dụng pháp nhân công ty do họ làm quản lý ký khống nhiều văn bản đề nghị nghiệm thu, biên bản nghiệm thu xuất xưởng, ký đại diện cơ sở cải tạo biên bản kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo dù thực tế không thi công...

Cơ quan điều tra chỉ ra nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội của các bị can là do công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra đối với hoạt động nghiệm thu xe cơ giới cải tạo của Cục Đăng kiểm Việt Nam và đơn vị có liên quan chưa chặt chẽ, chất lượng không cao.

Một số hồ sơ thuộc thẩm quyền, thẩm định thiết kế của Cục nhưng lại giới thiệu cho doanh nghiệp của người thân thực hiện, không đảm bảo công bằng, minh bạch, dễ phát sinh sai phạm tiêu cực, tham nhũng.

Lãnh đạo trung tâm đăng kiểm hám lợi trước mắt, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bỏ qua quy định, quy trình…

Các bị can trong vụ án gồm: Châu Ngọc Ý; Phạm Minh Nhựt; Nguyễn Sĩ Hùng (cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp tư nhân sửa chữa ôtô Phú Hưng); Huỳnh Hoàng Tâm (đăng kiểm viên); Nguyễn Ngọc Thuần (Giám đốc công ty cổ phần kiểm định an toàn Đông Dương); Nguyễn Hoàng Điệp (Giám đốc công ty sản xuất nồi hơi công nghiệp an toàn Việt Nam); Hoàng Ngọc Hải, Lê Thị Hà Uyên; Trương Anh Dũng (Giám đốc Công ty dịch vụ ô tô Ninh Kiều) và Lâm Trương Thái Châu.

 

Khởi tố vụ xây chung cư trái phép, bán cho nhiều người ở TP.HCM

Đàm Đệ/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/khoi-to-vu-xay-chung-cu-trai-phep-ban-cho-nhieu-nguoi-o-tphcm-post1478445.html

Nhiều người tố cáo rằng họ đã bị lừa đảo khi mua phải căn hộ tại chung cư Nguyễn Quyền (TP.HCM) mà chủ đầu tư xây dựng không phép. Theo đó, Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Tân, TP.HCM vừa khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại chung cư Nguyễn Quyền (địa chỉ 279 đường Phan Anh, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân).

Hiện nay, Công an quận Bình Tân chuyển hồ sơ lên Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM để mở rộng điều tra, xử lý theo thẩm quyền. Công an quận Bình Tân cũng thông báo đến các bị hại trong vụ án, là hàng chục người dân có đơn tố cáo về việc bị lừa đảo khi mua căn hộ xây dựng trái phép, không phép tại chung cư Nguyễn Quyền.

Trước đó, 10 người dân có đơn tố giác tội phạm gửi đến Công an quận Bình Tân để tố cáo Công ty TNHH Nguyễn Quyền và bà Trần Thị Ngọc Danh (là Giám đốc công ty) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, đơn tố giác cho biết, những người này mua 12 căn hộ tại tầng trệt, tầng lửng chung cư Nguyễn Quyền trong giai đoạn từ năm 2018-2021. Họ đã thanh toán 95% giá trị căn hộ theo hợp đồng ký kết, còn 5% thống nhất khi nhận giấy tờ căn hộ sẽ hoàn tất.

Nhưng sau đó, họ phát hiện các căn hộ này đã xây dựng trái phép, không phép và sẽ không được cấp giấy tờ, bị cơ quan chức năng cưỡng chế tháo dỡ.

Nhận thấy có dấu hiệu tội phạm, Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Tân đã khởi tố vụ án.

Được biết, chung cư Nguyễn Quyền xây dựng trên khu đất 628m2 với quy mô 156 căn hộ. Chung cư được đưa vào khai thác từ cuối năm 2012. Tuy nhiên, dự án này bị cơ quan quản lý Nhà nước phát hiện là điển hình về vi phạm xây dựng tại địa bàn TP.HCM.

Cụ thể, Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM đã làm rõ chủ đầu tư - là Công ty TNHH Nguyễn Quyền - tự ý ngăn, thiết kế thêm 13 căn hộ tại tầng trệt, tầng lửng của chung cư. Thanh tra đã ra quyết định xử phạt hành chính, buộc tháo dỡ. Mới đây, UBND quận Bình Tân đã phê duyệt phương án tháo dỡ các công trình, hạng mục vi phạm.

Bên cạnh đó, Thanh tra sở Xây dựng TP.HCM còn phát hiện chung cư này còn có nhiều sai phạm nghiêm trọng khác như vi phạm về PCCC, chất lượng công trình, nghĩa vụ tài chính, thuế…

Dù sai phạm bị phát hiện từ năm 2014, nhưng công ty vẫn bán các căn hộ được xây dựng không phép, trái phép nói trên cho khách hàng trong giai đoạn năm 2018-2021.

Ngoài ra, giữa năm 2023, hàng trăm người dân còn gửi đơn tố cáo Công ty TNHH Nguyễn Quyền có hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Cụ thể, công ty còn nợ Điện lực Bình Phú 400 triệu đồng, dẫn đến việc điện thường xuyên bị cắt tại khu chung cư. Trong khi, các hộ dân ở đây đều đặn đóng tiền điện hàng tháng cho công ty và có nhận hoá đơn, biên lai.

 

Bộ Công an thu giữ 1.000 sổ đỏ, 500 lượng vàng trong vụ án Phúc Sơn

Thu Hằng - Quang Phong/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/bo-cong-an-thu-giu-1000-so-do-500-luong-vang-trong-vu-an-phuc-son-post1478226.html

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết ở vụ án Phúc Sơn, Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an đã tạm thu giữ trên 300 tỷ đồng, 2 triệu USD, 500 lượng vàng và hơn 1.000 sổ đỏ.

Tại họp báo Chính phủ vào chiều 1/6, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên - Phó Chánh văn phòng Bộ Công an thông tin về tiến độ điều tra các vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An, Tập đoàn Phúc Sơn.

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết, do tính chất phức tạp của vụ án, phạm vi liên quan nhiều địa phương, khối lượng công việc rất lớn nên tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thống nhất đưa 2 vụ án này vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Về tiến độ mới của đại án Phúc Sơn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can; tạm thu giữ trên 300 tỷ đồng, 2 triệu USD, 500 lượng vàng và hơn 1.000 sổ đỏ. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tập trung củng cố tài liệu, chứng cứ, làm rõ hành vi sai phạm của các bị can và đối tượng có liên quan, mở rộng điều tra vụ án, thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt.

Đối với vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam 8 bị can. Đồng thời, tạm thời thu giữ gần 40 tỷ đồng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra, làm rõ dấu hiệu sai phạm trong việc đấu thầu, triển khai các dự án của Tập đoàn Thuận An.

Đồng thời, tập trung lực lượng để điều tra, mở rộng vụ án, thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước, đề xuất xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm.

Trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn, nhiều cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo ở các địa phương đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

Trong các bị can đã bị khởi tố, bắt tạm giam có nguyên Bí thư Tỉnh ủy Lê Viết Chữ và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Đăng Văn Minh.

Tại Vĩnh Phúc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan; nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Hoàng Anh; nguyên Chủ tịch tỉnh Lê Duy Thành cũng bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến vụ Tập đoàn Phúc Sơn.

Những bị can trên đều bị điều tra về tội “nhận hối lộ” và đã bị các cơ quan có thẩm quyền khai trừ ra khỏi Đảng.

Liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An, đến thời điểm hiện tại Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố 8 bị can.

Trong đó, có bị can Dương Văn Thái, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang; bị can Phạm Thái Hà, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội.

Ba bị can là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.

Ba bị can khác là lãnh đạo, cán bộ quản lý Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang.

 

Người của chi cục kiểm lâm ‘tiếp tay’ doanh nghiệp nuôi nhốt động vật hoang dã

Đan Thuần

https://tuoitre.vn/nguoi-cua-chi-cuc-kiem-lam-tiep-tay-doanh-nghiep-nuoi-nhot-dong-vat-hoang-da-20240601110455426.htm

Một số cá nhân tại hai chi cục kiểm lâm tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long làm giả hồ sơ, nhằm giúp một doanh nghiệp ở Hóc Môn, TP.HCM hợp thức hóa số động vật hoang dã.

Viện kiểm sát nhân dân huyện Hóc Môn đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trương Văn Tuấn (47 tuổi, phó giám đốc Công ty Trương Trần) về tội "vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm" theo khoản 3 điều 244 Bộ luật Hình sự.

Theo hồ sơ, tháng 10-2019, đoàn kiểm tra của Cục Kiểm lâm thuộc Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì, phối hợp Bộ Công an kiểm tra Công ty TNHH MTV khu vui chơi Trương Trần (Công ty Trương Trần) tại xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, do bà T.T.Q. làm giám đốc và Trương Văn Tuấn làm phó giám đốc.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở trại nuôi của Công ty Trương Trần đang nuôi nhốt 79 động vật hoang dã không nguồn gốc hợp pháp nên tạm giữ.

Ngày 9-1-2020, hồ sơ vụ việc được chuyển đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Hóc Môn.

57 động vật hoang dã được gửi lại Công ty TNHH MTV Thảo cầm viên Sài Gòn để tiếp tục chăm sóc, bảo quản (48 con sống, 7 con chết, 2 con sổng chuồng).

Giao lại 2 rái cá lông mượt (cặp bố mẹ đang mang thai); 3 con đã chết (tê tê Java, Hồng Hoàng, gấu chó) và 17 con voọc bạc Đông Dương (do đoàn kiểm tra không thể bắt giữ) cho Công ty Trương Trần nuôi nhốt, chăm sóc và bảo quản chờ xử lý.

Ngoài ra, cơ quan điều tra còn phát hiện Tuấn nuôi nhốt trái phép 1 rắn hổ chúa, 1 rùa Trung Bộ và 5 cầy văn bắc, đã giao Chi cục Kiểm lâm TP.HCM chăm sóc, bảo quản.

Kết quả điều tra xác định Công ty Trương Trần được cấp phép nuôi một số loài động vật hoang dã thuộc nhóm IIB.

Về nguồn gốc động vật hoang dã trên, Tuấn khai quen một số cá nhân làm việc tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long, nên Tuấn có công văn gửi hai chi cục kiểm lâm này để xin tiếp nhận động vật hoang dã do người dân giao nộp.

Khi có động vật hoang dã, hai chi cục kiểm lâm trên báo Tuấn. Sau đó, Tuấn làm bảng kê lâm sản, biên bản do hai chi cục kiểm lâm này lập, cho các cá nhân có thẩm quyền ký tên xác nhận, ngoài ra còn có động vật hoang dã mà Tuấn mua trôi nổi trên thị trường đem về Công ty Trương Trần nuôi nhốt trái phép.

Kết luận giám định số động vật hoang dã bị thu giữ trên có 34 động vật lớp thú thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; 21 động vật lớp chim có tên trong danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật nguy cấp.

Đối với hành vi làm giả hồ sơ về nguồn gốc động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm của các cá nhân tại hai Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long nhằm giúp Trương Văn Tuấn hợp thức hóa động vật hoang dã, Công an huyện Hóc Môn đã khởi tố tội "giả mạo trong công tác".

Tuy nhiên do thời hạn điều tra đã hết nên cơ quan điều tra Công an huyện Hóc Môn đã tách vụ án "giả mạo trong công tác" để tiếp tục điều tra, đề nghị xử lý sau.

 

Chủ tịch UBND TP Móng Cái Hồ Quang Huy bị kỷ luật cảnh cáo

Tiến Thắng

https://tuoitre.vn/chu-tich-ubnd-tp-mong-cai-ho-quang-huy-bi-ky-luat-canh-cao-20240601132246233.htm

Ông Hồ Quang Huy - chủ tịch UBND TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - bị kỷ luật cảnh cáo liên quan vi phạm trong thực hiện dự án đường kết nối từ cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đến cảng Vạn Ninh.

Ngày 1-6, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ninh thông tin về việc thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Hồ Quang Huy - chủ tịch UBND TP Móng Cái - do có vi phạm, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện dự án đường kết nối từ cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đến cảng Vạn Ninh.

Đồng thời, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ninh cũng thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với hai tổ chức đảng là Chi bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường cùng Chi bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Móng Cái (nhiệm kỳ 2020 - 2022).

Có bốn cá nhân khác cũng bị kỷ luật khiển trách, gồm: Hoàng Anh Ngọc - giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất Móng Cái; Phùng Thị Thu Vân - chánh Thanh tra TP Móng Cái, nguyên trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường Móng Cái; Nguyễn Quang Thụy - phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường; Trần Mạnh Hùng - phó trưởng phòng quy hoạch, kế hoạch đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh.

Cơ quan chức năng xác định vi phạm trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại dự án khu đô thị hai bên đường dẫn cầu Bắc Luân II (giai đoạn 1) và dự án khu đô thị phía nam cầu Bắc Luân II, tại phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái.

Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ninh cũng đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với một số tổ chức đảng thuộc thị xã Đông Triều trong công tác tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng tại phường Yên Thọ và các xã Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây.

Sau khi xem xét, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy thống nhất giao Thị ủy Đông Triều lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện việc thi hành kỷ luật đối với Chi bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Đông Triều và 6 cá nhân, gồm: Nguyễn Hoàng Trung - trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phạm Anh Tuấn - giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; Nguyễn Văn Thắng - phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường; Hoàng Phú Khánh - phó trưởng Phòng Quản lý đô thị; Hà Hải Anh - chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường; Nguyễn Thanh Huyền - viên chức Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thị xã.

Thị ủy Đông Triều được giao trách nhiệm khẩn trương, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hậu quả vi phạm, khuyết điểm; tăng cường kiểm tra, giám sát về quản lý đất đai, trật tự xây dựng, đầu tư công, đầu tư ngoài ngân sách.

Đồng thời, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thanh tra toàn diện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều từ đầu năm 2021 đến nay.

 

Xử lý trách nhiệm sau thanh tra với các dự án điện ở Bình Thuận

Quế Hà- quehathanhnien@gmail.com

https://thanhnien.vn/xu-ly-trach-nhiem-sau-thanh-tra-voi-cac-du-an-dien-o-binh-thuan-185240601220110977.htm

Giám đốc Sở Nội vụ Bình Thuận Đỗ Thái Dương cho biết đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật, kiểm điểm trách nhiệm các đơn vị, cá nhân có vi phạm trong kết luận Thanh tra Chính phủ về các dự án điện.

Theo ông Đỗ Thái Dương, sau khi có Kết luận số 1027 ngày 28.4.2023 của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về sai phạm liên quan đến các dự án điện mặt trời (ĐMT), điện gió tại Bình Thuận, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện các kiến nghị xử lý. Đến nay, Sở Công thương đã có tổng hợp trách nhiệm của các đơn vị liên quan và gửi kết quả đến Sở Nội vụ để tham mưu UBND tỉnh Bình Thuận xử lý trách nhiệm, xử lý kỷ luật các đơn vị, cá nhân liên quan đến sai phạm mà TTCP đã nêu.

"Do việc tổng hợp của Sở Công thương chưa sát nội dung nên UBND tỉnh yêu cầu làm lại. Ngày 27.5 vừa qua, UBND tỉnh tiếp tục có công văn gửi Sở Nội vụ yêu cầu thực hiện quy trình xử lý kiểm điểm, kỷ luật các tổ chức, cá nhân liên quan đến sai phạm mà TTCP đã chỉ ra tại các dự án nhà máy điện trên địa bàn", ông Đỗ Thái Dương cho biết.

Kiểm điểm cả UBND tỉnh

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Đoàn Anh Dũng ban hành kế hoạch về việc thực hiện các kiến nghị của TTCP (KLTT số 1027). Mục đích của kế hoạch nhằm làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác tham mưu, chỉ đạo tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Đồng thời, triển khai các biện pháp khắc phục khuyết điểm, vi phạm mà TTCP đã chỉ ra.

Trong số các tổ chức phải kiểm điểm bao gồm: UBND tỉnh, Sở Công thương, Sở TN-MT, Sở KH-ĐT, Sở NN-PTNT, Sở Xây dựng và Văn phòng UBND tỉnh; UBND huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và TP.Phan Thiết. Ngoài ra, các đơn vị phải tiến hành tổ chức kiểm điểm còn có các xã, thị trấn: Hồng Phong, Hòa Thắng và TT.Chợ Lầu (H.Bắc Bình); xã Phong Phú (H.Tuy Phong); P.Mũi Né, Thiện Nghiệp (TP.Phan Thiết); xã Hàm Kiệm (H.Hàm Thuận Nam) và xã Hồng Liêm (H.Hàm Thuận Bắc).

Về kinh tế, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu thu hồi diện tích đất cho thuê vượt mức quy định, tăng sai đến 15,79 ha của Công ty CP năng lượng Hồng Phong và Công ty CP điện gió Hồng Phong và các dự án khác mà Phụ lục 2 (KLTT số 1027 của TTCP) đã nêu. Trên cơ sở điều chỉnh chủ trương đầu tư, yêu cầu điều chỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, kế hoạch phải hoàn thành trong tháng 5.2024, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện xong.

Trong khi đó, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Võ Văn Hòa, Giám đốc Sở Công thương Bình Thuận, cho biết đã thực hiện lại tổng hợp và giao cho Sở Nội vụ chủ trì đối với công tác kiểm điểm, xử lý kỷ luật cán bộ vi phạm. Còn về khắc phục kinh tế, ông Hòa cho biết: "Đã khắc phục cơ bản trong vấn đề tài chính, thuế. Riêng việc khắc phục trong lĩnh vực đất đai hiện Sở TN-MT đang xử lý".

Giao đất xây nhà máy "đè" lên vùng dự trữ khoáng sản quốc gia

Theo KLTT số 1027, tại Bình Thuận có đến 13 dự án ĐMT, điện gió "đè" lên vùng dự trữ khoáng sản quốc gia (vi phạm quy định tại khoản 3, điều 3, Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 6.5.2014 của Thủ tướng Chính phủ). Trong đó có 11 dự án (3 điện gió và 8 ĐMT) đã được Bình Thuận giao đất để xây dựng nhà máy như nhà máy điện gió Phú Lạc (giai đoạn 2) của Công ty CP phong điện Bình Thuận; nhà máy điện gió Thái Hòa của Công ty CP năng lượng Pacific - Bình Thuận; nhà máy điện gió Hồng Phong 1 của Công ty CP điện Hồng Phong 1 (dự án này cho thuê vượt diện tích cấp phép 0,75 ha)...

Chưa hết, nhiều nhà máy điện gió, ĐMT còn được thuê đất với thời gian 50 năm, trái với Thông tư 02 ngày 15.1.2019 của Bộ Công thương như nhà máy điện gió Phú Lạc (giai đoạn 2); nhà máy ĐMT Hồng Phong 1B, Hồng Phong 5.2; nhà máy ĐMT Mũi Né; nhà máy ĐMT Hàm Kiệm, Hàm Kiệm 1... Nhiều dự án chưa được cho thuê đất, nhưng đã xây dựng nhà máy như nhà máy điện gió Đại Phong; nhà máy điện gió Phong điện 1 (giai đoạn 2); nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 hoặc cho thuê đất vượt giấy phép (nhà máy ĐMT Hồng Phong 1A, được Sở TN-MT Bình Thuận cho thuê đất vượt 15,4 ha so với giấy phép).

Về trách nhiệm khắc phục các sai phạm lĩnh vực đất đai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các cơ quan, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình rà soát, xử lý phần diện tích đất các dự án đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xử lý diện tích đất được thuê 50 năm (điều chỉnh thời gian rút ngắn).

Đặc biệt, tham mưu cho UBND tỉnh xử lý diện tích 40,57 ha đất rừng (chưa chuyển đổi công năng) của nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2; xử lý diện tích 14,75 ha đất cho thuê 50 năm của nhà máy điện gió Hồng Phong 1. Xử lý diện tích tăng sai 15,04 ha để xây dựng nhà máy ĐMT Hồng Phong 1A. Xử lý diện tích đất 56,32 ha chưa được cấp thẩm quyền cho thuê đất, bàn giao trên thực địa ở nhà máy ĐMT Phong Phú. Khắc phục việc cho thuê 55,47 ha đất chưa được Thủ tướng đồng ý cho phép xây dựng trên vùng dự trữ khoáng sản quốc gia ở nhà máy ĐMT Hồng Phong 5.2...

 

Ô nhiễm khói bụi ở P.Tân Tạo A, Q.Bình Tân: 'Hít vào trong mũi nó đen xì'

Trần Kha

https://thanhnien.vn/o-nhiem-khoi-bui-o-ptan-tao-a-qbinh-tan-hit-vao-trong-mui-no-den-xi-185240601103600109.htm

Nhiều hộ dân sống trên đường Nguyễn Đình Kiên, khu phố 5, P.Tân Tạo A, Q.Bình Tân (TP.HCM) gần cống 3 gửi đơn cầu cứu đến Báo Thanh Niên để phản ánh tình trạng ô nhiễm khói bụi do các cơ sở sản xuất tại đây xả thải ra môi trường.

Cụ thể, theo đơn của người dân, hiện nay tình trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn khu phố 5, P.Tân Tạo A, Q.Bình Tân diễn ra rất nghiêm trọng từ hoạt động đốt đồng, gang, dệt nhuộm… tự phát tại một số địa chỉ không số nhà với cường độ lớn, liên tục từ sáng đến tối muộn.

Ô nhiễm cây còn héo lá chết, dân sao sống nổi!

Tình trạng ô nhiễm khói bụi diễn ra trong thời gian dài, mặc dù đã có sự nhắc nhở của các cơ quan chức năng nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Ô nhiễm không khí đã ảnh hưởng tiêu cực, tác động trực tiếp đến đời sống cũng như sức khỏe của các hộ dân tại đây

Từ phản ánh người dân, chúng tôi có mặt trên đường Nguyễn Đình Kiên, P.Tân Tạo A, Q.Bình Tân. Khi đến đây, điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận được đó là mùi hôi, khét của các chất đốt bay xộc vào mũi rất khó chịu.

Các cơ sở xả thải khói bụi gây ô nhiễm không khí mà người dân phản ánh đa phần được vây tôn xung quanh, đóng kín cổng. Các ống phía bên trong các cơ sở ở đây xả khói thải khiến cho khu vực bao phủ bởi màn khói.

Chống tay vào hông, tay kia chỉ về phía các ống khói đang xả thải và các cây xanh héo lá, ông N.H.T (51 tuổi) bức xúc: "Khói xả vậy ai chịu nổi. Bụi bẩn bám vào cây lá còn héo chết, bảo người dân sao sống".

Theo ông T., quanh khu vực nhà có nhiều cơ sở nấu chì, gang, nhôm, nhuộm... nên gia đình rất khổ sở vì ô nhiễm.

"Ngủ một đêm dậy mở cửa ra, gạt cái chân xuống nền gạch là bụi nó dính đen thui hết. Có nhà mà đóng cửa suốt làm ăn được gì", ông T. cho biết.

Dẫn chúng tôi vào bên trong nhà, bà B.T.L (51 tuổi) chỉ các vật dụng như nồi, chén bát, khu vực bếp nấu ăn đều bị bụi bám dính dày cộm. Ở phòng ngủ, các chăn, gối đều bị bụi bám dính.

Để ngăn bụi vào nhà, bà L. thường đóng kín cửa. Ngoài ra, bà L. mua thêm các tấm bạt che lại các vị trí hở trong nhà nhưng không mấy hiệu quả.

"Đến bữa ăn, chén bát tôi điều phải rửa lại. Bụi nó bám đầy hết. Sáng ngủ dậy là thở không nổi. Bụi mình hít vào trong mũi nó đen xì. Các thời điểm cơ sở xả khói thải cùng lúc là bụi bay bám lên người mình thấy cục cục luôn", bà L. nói.

Đưa mẹ về quê tránh ô nhiễm

Trong khi đó, ông Nguyễn Cường (55 tuổi) cho hay, ô nhiễm khói bụi tại khu vực này đã kéo dài nhiều năm qua. Mỗi khi người dân phản ánh, chính quyền địa phương xuống làm việc với các chủ cơ sở này thì tình trạng xả thải khói bụi có cải thiện nhưng sau đó lại tái diễn.

Theo ông Cường, lần gần nhất người dân phản ánh ô nhiễm khói bụi tại đây đến cơ quan chức năng địa phương là hơn 1 tháng. Người dân cũng đã phản ánh ô nhiễm này qua tổng đài 1020 (16 lần) và đã nhận tin nhắn phản hồi là đã chuyển thông tin phản ánh của người dân về phường, quận để giải quyết.

"Họ đốt cái gì mà từ sáng đến tối rồi từ tối đến tận khuya. Ra đường thấy khói bụi mà cứ tưởng sương mù", ông Cường bức xúc.

Cũng theo ông Cường, ô nhiễm khói bụi khiến cuộc sống người ở đây đảo lộn, sức khỏe bản thân ông và người thân trong gia đình bị ảnh hưởng. Vợ con, người thân ông Cường thường xuyên bị tức ngực, khó thở và không ngủ được. Không chịu nổi cảnh ô nhiễm không khí, gần đây mẹ ruột ông Cường buộc về quê Quảng Nam ở tạm nhà người thân.

Chị K.T (43 tuổi) đi làm công nhân, tối về mong được nghỉ ngơi nhưng chưa bao giờ có được một giấc ngủ ngon.

Bức xúc tình trạng xả thải khói bụi gây ô nhiễm, chị K.T cùng một số người dân đến các cơ sở này để nói chuyện, góp ý. Chủ cơ sở cũng hứa sẽ có giải pháp xử lý, khắc phục nhưng tình trạng này vẫn tái diễn.

"Nói thì sợ mích lòng hàng xóm mà không nói thì không sống nổi. Thật sự quá ô nhiễm, quá sức chịu đựng của chúng tôi", chị K.T bộc bạch.

UBND P.Tân Tạo A nói gì?

Liên quan đến các cơ sở xả thải gây ô nhiễm này, UBND P.Tân Tạo A, Q.Bình Tân (TP.HCM) đã có thông tin phản hồi Báo Thanh Niên như sau:

Trong thời gian qua, UBND phường có nhận được phản ánh (thông qua điện thoại) của người dân sống trên đường Nguyễn Đình Kiên (Kinh C) về việc ô nhiễm khói bụi tại đây. Tất cả các trường hợp phản ánh, UBND phường đều phối hợp các đơn vị có liên quan kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có vi phạm).

Theo đó, trong năm 2023, UBND P.Tân Tạo A đã phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường Q.Bình Tân kiểm tra 12 cơ sở sản xuất tại tuyến đường Nguyễn Đình Kiên.

Lực lượng chức năng đã tiến hành lấy mẫu nước và khí thải đột xuất 7 cơ sở sản xuất kinh doanh tại tuyến đường trên. Qua đó, đã xử phạt vi phạm hành chính 7 cơ sở với tổng số tiền 159,5 triệu đồng (khí thải, nước thải vượt quy chuẩn).

Trong năm 2024, tính đến ngày 29.5, UBND P.Tân Tạo A đã phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường Q.Bình Tân kiểm tra 7 cơ sở sản xuất, kinh doanh tại tuyến đường Nguyễn Đình Kiên (Kinh C). Trong đó, lấy mẫu nước đột xuất 3/7 cơ sở do có phát sinh nước thải.

Trong thời gian tới, UBND P.Tân Tạo A tiếp tục phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường Q.Bình Tân kiểm tra, lấy mẫu nước, mẫu khí đối với các cơ sở đang hoạt động sản xuất tại tuyến đường Nguyễn Đình Kiên (Kinh C). Sau khi có kết quả phân tích, Phòng Tài nguyên và Môi trường Q.Bình Tân sẽ tiến hành xử lý nếu có vi phạm.

 

Trung tướng Tô Ân Xô tạm dừng làm người phát ngôn Bộ Công an

Luân Dũng

https://tienphong.vn/trung-tuong-to-an-xo-tam-dung-lam-nguoi-phat-ngon-bo-cong-an-post1642461.tpo

TPO - Do yêu cầu, nhận nhiệm vụ mới nên trước mắt, Trung tướng Tô Ân Xô sẽ tạm dừng nhiệm vụ là người phát ngôn Bộ Công an.

Chiều 1/6, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên - Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết: Trung tướng Tô Ân Xô, do yêu cầu, nhận nhiệm vụ mới nên trước mắt sẽ tạm dừng nhiệm vụ là người phát ngôn Bộ Công an.

“Tôi sẽ cung cấp thông tin cho báo chí tại cuộc họp báo hôm nay”, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên nêu. Trung tướng Tô Ân Xô (sinh năm 1963, quê ở tỉnh Bắc Ninh), được điều động, bổ nhiệm giữ chức Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an vào đầu tháng 9/2019.

Tháng 2/2023, Trung tướng Tô Ân Xô thôi chức Chánh Văn phòng Bộ Công an và tiếp tục đảm nhiệm chức danh Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, đồng thời là người phát ngôn Bộ Công an đến khi chuyển nhiệm vụ mới.

Ông Tô Ân Xô từng kinh qua các chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Cục trưởng thuộc Bộ Công an.

 

 

No comments:

Post a Comment