Sunday, June 23, 2024

VNTB – Bao giờ tái khởi động dự luật về quyền lập hội?
Hoài Nguyễn
24.06.2024 2:55
VNThoibao



(VNTB) – Quyền biểu tình, quyền tự do lập hội là quyền tự do chính trị cơ bản mà cho đến nay Việt Nam vẫn chưa ban hành luật.

 Bình đẳng hội, đoàn là điều bất khả thi với Hà Nội?

Người viết bài này chia sẻ băn khoăn của nhà chức trách là thực sự làm khó trong soạn thảo về một dự luật cần mang tính bình đẳng giữa các hội đoàn, bởi về nguyên tắc thì nếu tách biệt các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức giáo hội để tạo sự bình đẳng giữa các hội; đó là chưa kể có thể tính cả tổ chức hội đoàn được gọi là “Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Dĩ nhiên ở đây theo pháp luật của một số quốc gia, quyền lập hội không phải là một quyền tuyệt đối, nên nó có thể được giới hạn trong các trường hợp vì an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng… Tuy nhiên tinh thần chung thì việc quy định những trường hợp quyền lập hội có thể bị hạn chế, không chỉ thể hiện tinh thần của Hiến pháp 2013 mà còn tránh được quyền này bị hạn chế một cách tùy tiện bởi chủ thể công quyền.

 

Tu chỉnh “một luật cho tất cả”?

Để giải quyết những ngần ngại trên, tại sao không tu chỉnh Hiến pháp 2013, Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Theo đó “quy định của pháp luật” ở đây là một khi Quốc hội vẫn chưa thể ban hành luật chuyên ngành điều chỉnh từng lĩnh vực, thì trong quản lý nhà nước, Hiến pháp luôn được coi là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, và những quyền hiến định được phép thực hiện và bảo đảm thực hiện theo quy định của những văn bản pháp luật khác có giá trị pháp lý thấp hơn Hiến pháp.

Như vậy, cần thiết phải quy định hiệu lực trực tiếp đối với những quyền hiến định, tránh để đây là “quyền treo”, để các cá nhân có thể thụ hưởng những quyền này trên thực tế mà không cần phải chờ đợi các văn bản pháp luật khác.

“Nội luật hóa” là bức thiết

Khoản 1 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 quy định: Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.

Khoản 1 và khoản 2 ở Điều 2 Luật điều ước quốc tế năm 2016 quy định: “Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.

Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là điều ước quốc tế đang có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Khoản 1, Điều 22, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR), đã ghi nhận: “Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình”.

Việt Nam ký kết và thông qua Công ước ICCPR vào ngày 24-9-1982, nhưng nội luật hóa điều ước quốc tế vẫn chưa đầy đủ. Cụ thể Điều 25, Hiến pháp năm 2013, chỉ quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội…”. Như vậy, chủ thể của quyền lập hội theo quy định của Hiến pháp chỉ là công dân. Việc quy định như vậy sẽ hạn chế quyền lập hội của những công dân nước khác khi họ có nguyện vọng tham gia các tổ chức thành lập tại Việt Nam.

Nhìn tổng thể, sau 11 năm ban hành Luật hiến pháp, tính đến hiện tại thì luật này cần được tu chỉnh bổ sung để tương thích với yêu cầu hội nhập kinh tế

No comments:

Post a Comment