Đối Thoại Điểm Tin ngày 23
tháng 06 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Mỹ
nói sẽ ‘dốc sức’ cho quan hệ với Việt Nam bất chấp tình thân với Nga
Mỹ
nói tình hình ở Biển Đông rất đáng lo ngại
Số
người chết tăng lên 54 trong thảm kịch ngộ độc rượu ở Ấn Độ
Hàng
không mẫu hạm của Mỹ đến Hàn Quốc tập trận
Việt Nam tăng cường bồi đắp trên Biển Đông ‘để củng cố
chỗ đứng’
Việt Nam nói họ
cam kết bảo vệ nhân quyền, hỗ trợ nhóm dễ bị tổn thương
Hai chuyên gia
nước ngoài cảnh báo về sự thăng tiến của ông Tô Lâm, đương kim Chủ tịch VN
Mỹ trừng phạt các
giám đốc điều hành AO Kaspersky Lab của Nga về các nguy cơ trên mạng
Một cựu binh Mỹ
qua đời tại viện dưỡng lão, hàng trăm người xa lạ đến tiễn biệt
Philippines không
xem xét viện dẫn hiệp ước với Mỹ trong vụ va chạm ở Biển Đông
Reuters: Mỹ, TQ
đã đàm phán hạt nhân bán chính thức lần đầu sau 5 năm, có bàn về Đài Loan
Bạc
Liêu: bắt chuyên viên Sở Giao thông câu kết doanh nghiệp làm giả hồ sơ cải tạo
xe
Bắt
giám đốc Công ty TĐP liên quan sai phạm tại Vườn quốc gia U Minh Thượng
Ông
Phạm Minh Chính sắp thăm Trung Quốc lần thứ ba trong vòng một năm qua
Chùa
Ba Vàng dừng khoá tu mùa hè 2024 sau clip “vong nhập” gây xôn xao dư luận
Vụ
chủ tịch Tân Hoàng Minh bị lừa 80 tỷ đồng: Tòa trả hồ sơ đề nghị điều tra bổ
sung
Khất
sĩ Thích Minh Tuệ mang đến sự tương phản đáng hổ thẹn cho giới tinh hoa Việt
Nam
Thêm
bốn tổ chức nhân quyền kêu gọi Thái Lan trả tự do cho ông Y Quynh Bdap
Hệ
lụy khó lường của việc Campuchia làm kênh đào Phù Nam bất chấp Hiệp định Mekong
1995
Nhà
sách Tân Việt ở Hà Nội thu hồi để tiêu huỷ toàn bộ quả địa cầu có đường lưỡi bò
Hà
Nội kêu gọi Trung Quốc và Philippines kiềm chế ở bãi Cỏ Mây
Việt
Nam tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi thao túng tiền tệ của Mỹ
Trợ
lý Ngoại trưởng Mỹ thăm Việt Nam, khẳng định cam kết đối tác chiến lược toàn
diện
Việt
Nam cần làm gì trước việc Philippines yêu cầu mở rộng thềm lục địa
Chính
phủ Việt Nam bị tố cáo giấu thông tin về nạn buôn người để che đậy cho quan
chức
Toà án ở Tiền Giang tuyên án 24 năm tù hai người với tội hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền
Chính
quyền Quảng Ninh đề nghị làm rõ clip cô gái bị vong nhập trong khóa tu mùa hè
chùa Ba Vàng
Philippines
gọi hành động của mới của hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông là cướp biển
BBC
Biển Đông căng
thẳng, Việt Nam muốn nói chuyện với Philippines
Doanh nhân Phạm Văn
Tam vừa bị khởi tố là ai?
Tự do học thuật ở
Việt Nam: khi giáo dục đi liền với chính trị
Đài Loan tập trận
mô phỏng sát thực tế chiến tranh với Trung Quốc
Ông Đinh Tiến Dũng
mất chức, điều gì đang xảy ra tại Bộ Chính trị?
Biden - Trump dốc
sức chuẩn bị tranh luận trực tiếp trên truyền hình
Biển Đông: Tiết lộ
của đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh về căng thẳng Mỹ - Trung Quốc
FBI khám nhà con
của doanh nhân David Dương và thị trưởng Sheng Thao, tại sao?
Ông Putin thăm Việt
Nam: Tại sao có hai cuộc hội đàm?
Việt Nam tiếp tục
bận rộn cân bằng ngoại giao với hai cường quốc Nga và Mỹ
Việt Nam bị cáo
buộc đưa thông tin sai lệch về nạn buôn người cho Mỹ
'Vong nhập' trong
khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng: Thế hệ trẻ học được gì từ người tu hành?
Tổng thống Putin thăm Việt Nam: Châu Âu phản ứng khác Mỹ
Ông Putin tới Việt Nam: Quốc tế nói gì khác với báo chí
Việt Nam?
Nhiều người Việt bất chấp nguy hiểm để nhập cư lậu vào
châu Âu, Mỹ, vì sao?
Ông Putin đến Hà Nội: Việt Nam quan trọng như thế nào với
Nga?
Ông Nguyễn Văn Yên bị cách tất cả các chức vụ, tại sao?
Thượng tọa Thích Chân Quang bị cấm thuyết giảng hai năm:
nhìn lại các vụ việc nổi cộm
Tổng thống Putin thăm Việt Nam, mục đích chính là gì?
Đất hiếm Việt Nam: Thua Trung Quốc, mất lợi thế khi
Brazil vào cuộc đua?
Hàng loạt cán bộ Viện Pháp y tâm thần Biên Hòa bị bắt
giữ: Có hay không việc tiếp tay chạy án?
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm chính thức Việt Nam
- Chương trình nghị sự có gì?
Thế độc tôn của VinFast bị đe dọa khi 'trùm' xe điện
Trung Quốc chào sân Việt Nam?
Nouvelle-Calédonie : Pháp đưa nhiều nhà lãnh đạo đòi độc lập
về tạm giam ở lục địa
Mỹ dự định triển khai Trung đoàn thủy quân lục chiến ở
Guam
Hiệp ước quân sự Nga - Triều: Seoul dọa sẽ không hạn chế viện trợ
quân sự cho Kiev
EURO 2024 : Các ông lớn gây thất vọng sau hai loạt trận vòng bảng
Nhật hoàng thăm cấp Nhà nước Anh Quốc
Tranh cử TT Mỹ : Trump đến bang Pennsylvania vận động cử tri
“lưỡng lự”
Tàu sân bay Mỹ đến Hàn Quốc chuẩn bị đợt tập trận quy mô lớn
Nga chấp nhận đối thoại với Mỹ nhưng phải gộp cả chủ đề Ukraina
Bộ trưởng Kinh tế Đức đến Trung Quốc tìm cách tránh chiến tranh
thương mại
Cú sốc cực hữu đe dọa nước Pháp
TT Nga Putin công du Việt Nam : Cơ hội Hà Nội trắc nghiệm
chính sách ngoại giao đa phương hóa
Trung Quốc đe dọa « tử hình » những « kẻ ly khai
ngoan cố » Đài Loan
Slovakia : Thủ tướng Fico đòi điều tra chính phủ tiền nhiệm
về việc cấp vũ khí cho Kiev
LHQ : Afghanistan chưa thể được tái hội nhập do thiếu tiến bộ
về quyền phụ nữ
Pháp và Trung Quốc phóng vệ tinh để hiểu thêm về Vũ trụ
Euro 2024 : Vắng Mbappé, Pháp bị Hà Lan cầm hòa
Nhạc ngoại lời Việt : "Mơ về em" do ai sáng tác ?
Lầu Năm Góc cho phép Ukraina mở rộng phạm vi sử dụng vũ khí Mỹ để
tự vệ
(RFI) –
Trung Quốc : Phó trưởng ban tuyên truyền Trung ương bị điều tra tham
nhũng. Tối
21/06/2024, sau cuộc họp trù bị cho một cuộc họp chính trị dự kiến diễn ra
tháng 7, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc và Ủy ban Giám sát
Quốc gia tiết lộ cuộc điều tra nhắm vào ông Trương Kiến Xuân (Zhang Jianchun),
59 tuổi, vì đã « vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và vi phạm
pháp luật », cụm từ thường liên quan đến tham nhũng. Từ hai tuần gần
dây, hàng chục nhân vật đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng nêu tên trong
khuôn khổ điều tra vì bị tình nghi tham nhũng.
(AFP) –
Mỹ : Tòa án Tối cao xác nhận quyền tước vũ khí người phạm tội bạo lực gia
đình. Ngày
21/06/2024, Tòa khẳng định các đạo luật cho phép tạm thời tước vũ khí những
người « được cho là mối đe dọa thực sự đối với sự an toàn thể
chất của người khác » là hợp hiến. Trong một thông cáo, tổng
thống Joe Biden đã hoan nghênh phán quyết của Tòa và nhấn mạnh « không
một nạn nhân nào của nạn bạo lực gia đình phải lo sợ rằng thủ phạm những vụ bạo
lực đó có thể có được vũ khí ».
(AFP) –
Mỹ trừng phạt lãnh đạo tập đoàn Nga Kaspersky. Sau khi cấm sử dụng phần mềm chống
virus của tập đoàn này trên lãnh thổ Mỹ, ngày 21/06/2024, Washington trừng phạt
12 lãnh đạo của Kaspersky, phụ trách về phát triển, nhân sự, truyền thông. Mỹ
cáo buộc tập đoàn chuyên về an ninh mạng có liên hệ chặt chẽ với chính quyền
Matxcơva, nhưng Kaspersky bác bỏ cáo buộc trên.
(Reuters)
– Hội Đồng Bảo An chuẩn bị họp về thỏa thuận an ninh mới giữa Nga và Bắc Triều
Tiên. Nhật
Bản và Mỹ nằm trong số những nước kêu gọi tổ chức họp, dự kiến diễn ra ngày
28/06/2024, sau khi Matxcơva và Bình Nhưỡng ký thỏa thuận hỗ tương quân sự nếu
một trong hai nước bị tấn công. Ngày 21/06, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio
Guterres kêu gọi Nga phải tuân thủ các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối
với Bắc Triều Tiên.
(Reuters)
– Thỏa thuận thị thực mới giữa Úc - Trung Quốc có hiệu lực. Kể từ ngày 21/06/2024, Úc và Trung
Quốc cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần lên tới 5 năm cho công dân hai nước. Đây
là một dấu hiệu mới về việc bình thường hóa quan hệ song phương, đặc biệt sau
chuyến công du Úc của thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Trước đây, công dân Trung
Quốc phải xin thị thực có thời hạn tối đa 1 năm để đến du lịch Úc hoặc thời hạn
tối đa là 10 năm đối với những người đến thường xuyên.
(AFP) –
Nhật hoàng công du Anh Quốc lần thứ hai. Đến Anh ngày 22/06/2024, Nhật hoàng Naruhito và nữ
hoàng Masako có nhiều hoạt động cá nhân trong hai ngày 23 và 24/06. Lễ đón
chính thức được tổ chức tại điện Buckingham ngày 25/06. Trong bối cảnh Anh
chuẩn bị bầu cử Hạ Viện, có khả năng Nhật hoàng sẽ gặp thủ tướng mãn nhiệm
Rishi Sunak.
(AFP) –
Pháp : Một tháng rưỡi trước Olympic 2024, nước sông Seine vẫn ô
nhiễm. Theo
báo cáo về chất lượng nước sông được công bố ngày 21/06/2024, nước sông Seine
vượt ngưỡng ô nhiễm, nồng độ vi khuẩn E.Coli vẫn rất lớn, do đó vẫn không thể
bơi lội. Lý do là vì mưa giông kéo dài nhiều ngày (từ 10-16/06) ở vùng
Île-de-France. Ban tổ chức đang chịu áp lực vì thời tiết trong hai tuần tới
cũng không khả quan. Theo cục khí tượng Météo France, trời có thể mưa đến ngày
05/07, chỉ ba tuần trước lễ khai mạc Olympic.
(AFP) –
Mỹ : Một gia đình đòi NASA bồi thường hơn 80.000 đô la. Ngày 21/06/2024, luật sư của gia
đình Alejandro Otero, sống tại một thành phố ở bang Florida, kiện lên tòa vì
một mảnh vỡ không gian nặng khoảng 700 gr đã rơi xuống và xuyên thủng mái nhà
của họ vào tháng 3. Sau khi phân tích, NASA xác nhận vật thể đó là từ một lô
pin cũ trên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS), nằm trong khối rác được thải ra năm
2021, từng được cơ quan vũ trụ Mỹ bảo đảm là sẽ trở lại Trái đất mà « không
gây nguy hiểm ».
TIN TỨC: CHỦ NHẬT 23.06.2024
1.CÁC
CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ TIẾP TỤC KÊU GỌI THÁI LAN TRẢ TỰ DO CHO ÔNG Y QUYNH
BDAP
Hôm 19/6, có thêm 4 cơ quan nhân quyền là Diễn đàn
Nhân quyền và Phát triển Châu Á (FORUM-ASIA), Liên minh xã hội dân sự toàn cầu
(CIVICUS), Mạng lưới Dân chủ Châu Á (Asia Democracy Network) và Những Người Bảo
vệ Tuyến đầu (Front Line Defenders), kêu gọi chính quyền Thái Lan trả tự
do cho ông Y Quynh Bdap và không cho phép an ninh Việt Nam dẫn độ ông về nước.
Ông Y Quynh Bdap, người đồng sáng lập tổ chức Người
Thượng Vì Công Lý (MSFJ), đấu tranh cho nhân quyền và quyền tự do tôn giáo của
các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên. Năm 2018, ông và gia đình phải đào tị sang
Thái Lan và đã được Văn phòng Cao ủy LHQ cấp quy chế tị nạn.
Ngày 10/6, ông được phỏng vấn định cư ở Đại Sứ quán
Canada tại Thái Lan nhưng đã bị bắt vào ngày hôm sau 11/6.
Tháng 1 năm 2024, tòa án CSVN đã mở phiên xét xử vắng
mặt và kết án ông 10 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố”.
Tuyên bố chung của bốn tổ chức nhân quyền quốc tế nói
trên khẳng định sự việc liên quan đến ông Bdap “nêu bật một xu hướng đàn áp
xuyên quốc gia đáng lo ngại, trong đó các nhà hoạt động Việt Nam và những người
bảo vệ nhân quyền đang tìm nơi ẩn náu ở Thái Lan phải chịu đựng sự giám sát có
hệ thống, bạo lực thể xác và sách nhiễu tư pháp từ chính quyền Thái Lan.”
Ngoài các cơ quan nhân quyền quốc tế, một tổ chức nhân
quyền của Thái Lan có tên Ủy ban Nhân quyền Quốc gia (NHRC) cũng bày tỏ lo ngại
cho sự an toàn của ông Y Quynh Bdap và kêu gọi Chính phủ nước này dừng kế hoạch
trục xuất nhà hoạt động người Việt Nam.
2.TRỢ
LÝ NGOẠI TRƯỞNG MỸ ĐẾN VIỆT NAM
Chỉ một ngày sau chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin,
trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel J.Kritenbrink đã đến Hà Nội, mang theo các cam
kết của Washington trong quan hệ với Việt Nam.
Ông Daniel J. Kritenbrink, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam
và nay là Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình
Dương, sẽ ở Hà Nội trong hai ngày 21 và 22-6. Dự kiến, ông Kritenbrink sẽ gặp
các quan chức cấp cao Chính phủ Việt Nam “để nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ của Hoa
Kỳ trong việc thực hiện Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam và
hợp tác với Việt Nam để hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do
và rộng mở”.
Hai bên cũng sẽ thảo luận về các mục tiêu chung cho
các hội nghị cấp bộ trưởng của ASEAN và đối tác vào tháng tới ở Lào.
Chuyến đi của ông Kritenbrink đã được lên kế hoạch
“rất lâu trước” chuyến thăm Hà Nội của ông Putin.
Hồi tháng 2 vừa qua, ông Kritenbrink đã đến Singapore,
Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và Brunei trong chuyến đi từ ngày 23-2 đến 4-3.
Được biết, lần này trợ lý ngoại trưởng Mỹ không kết
hợp đi các nước khác, ngoại trừ Việt Nam.
3.HOA
KỲ, ĐẠI HÀN VÀ NHẬT BẢN CHUẨN BỊ TẬP TRẬN
Một hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân
của Mỹ, tàu Theodore Roosevelt, đã đến thành phố cảng Busan của Đại Hàn vào hôm
qua (thứ bảy 22/6) để tham gia cuộc tập trận quân sự trong tháng này.
Cuộc tập trận mang tên "Freedom Edge," với
sự tham gia của hải quân ba nước Hoa Kỳ, Đại Hàn và Nhật Bản, bao gồm các cuộc
thao diễn tác chiến trên biển, chống tàu ngầm và tập trận phòng không.
Tàu Theodore Roosevelt sẽ đóng vai trò là tàu chỉ huy
cho cuộc tập trận.
Chỉ huy Nhóm Tác chiến Hàng không Mẫu hạm Chín, ông
Christopher Alexander nói trong một cuộc họp báo: “Mục đích là cải thiện khả
năng vận hành tương liên giữa hải quân của chúng ta và bảo đảm rằng chúng ta
sẵn sàng ứng phó bất kì cuộc khủng hoảng hoặc tình huống bất ngờ nào”.
Bảy tháng trước, một hàng không mẫu hạm khác của Mỹ,
tàu Carl Vinson cũng đã đến Đại Hàn. Các cuộc tập trận của Đại Hàn với các nước
đồng minh nhằm biểu thị sự đoàn kết trước sức mạnh ngày càng tăng của Trung
Quốc và các mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.
4.VẤN
ĐỀ NỮ QUYỀN CẢN TRỞ AFGHANISTAN HỘI NHẬP VỚI THẾ GIỚI
Ngày 21/06/2024, bà Rosa Otunbayeva, lãnh đạo phái bộ
Liên Hiệp Quốc về Afghanistan khẳng định, những hạn chế về quyền phụ nữ vẫn
sẽ « cản trở » Afghanistan hội nhập trở lại với cộng
đồng quốc tế. Cũng theo bà Otunbayeva, sự tham dự của chính phủ Taliban tại
vòng đàm phán ở Doha, thủ đô Qatar không là sự « hợp pháp
hóa ».
Khi lên nắm quyền vào năm 2021, ban đầu Taliban tuyên
bố sẽ theo đuổi chính sách điều hành đất nước ôn hòa hơn, và hứa sẽ cho phép
phụ nữ được học lên bậc đại học.
Nhưng thực tế sau đó, Taliban đã ra lệnh đóng cửa các
trường trung học dành cho nữ sinh, cấm phụ nữ học đại học và làm việc cho các
tổ chức phi chính phủ bao gồm của Liên Hợp Quốc. Thậm chí, phụ nữ bị hạn chế đi
lại nếu như không có nam giới đi kèm, và cấm họ đến các địa điểm công cộng như
công viên hay phòng tập thể dục.
Một trong những quy định hà khắc của Taliban, nữ bệnh
nhân chỉ được các nữ y tá và nữ bác sĩ chăm sóc. Trong khi lệnh cấm phụ nữ học
đại học đồng nghĩa với việc tất cả nữ sinh y khoa không thể hoàn thành việc học
và tốt nghiệp. Điều này sẽ dẫn tới sự thiếu hụt các nữ bác sĩ, nữ hộ sinh, và
nữ y tá trong tương lai.
VNTB
– Tại sao không phải “xử lý nghiêm” mà lại “xử lý dứt điểm”?
VNTB
– Quảng bá là tốt nhưng nên chăng cần xem lại cách thực hiện!
VNTB
– Nhắc đến đất đai, đủ mọi phiền phức
VNTB – Con người
xã hội chủ nghĩa ngày càng man rợ?!
23/06/1972:
H.R. Haldeman hối thúc Nixon ngăn chặn FBI trong vụ Watergate
22/06/1898:
Ngày sinh Erich Maria Remarque
Nội
chiến Lê – Mạc dưới thời Mạc Phúc Nguyên (1546-1561)
Thời của “mặt
trận”!23/06/2024
Hãy
chặn đứng tên ác tăng Thích Trúc Thái Minh (Bài 1)23/06/2024
Cách mạng màu…
đỏ23/06/2024
Biếm:
Vợ nhà báo cách mạng22/06/2024
Báo
chí Đảng, dĩ nhiên là khác báo chí Việt Nam22/06/2024
Báo
cáo Dự án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành không nghiêm túc ngay từ
đầu (Bài 4)22/06/2024
Nhất
bên trọng, nhất bên khinh22/06/2024
Hội
nghị thượng đỉnh về hoà bình cho Ukraine tại Thụy Sĩ22/06/2024
Sự
thật và dối trá qua chuyến thăm Hà Nội của Putin22/06/2024
Bản
tường trình thầy Thích Chân Quang lạm dụng tình dục và bội tín với tập thể phật
tử21/06/2024
Phúc
Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 22/06/2024
Lưu
Nhi Dũ - Nghĩ vụn về nghề báo
Mai
Quốc Ấn - Một tên ma tăng đáng sợ!
Hiệu
Minh - Vài suy nghĩ vụn vặt về nước Nga
Phúc
Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 21/06/2024
Lê
Xuân Nghĩa - Thâm hơn mực tàu
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 22.06.2024
Nguyễn
Thông - Nhất bên trọng, nhất bên khinh
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Thư Kiến Nghị 23/06/2024
Nhà văn Vũ Ngọc Tiến và “Hoa lạc thiền môn” 23/06/2024
Viết ngắn về cuộc chiến tranh Nga – Ukraine 23/06/2024
Loạt bài mới về sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành (Bài 4) 22/06/2024
Biển Đông: Tiết lộ của đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh về căng thẳng Mỹ –
Trung Quốc 22/06/2024
Việt Nam quá gắn bó với phương Tây, sẽ không có trục Moscow-Hà Nội 22/06/2024
Về chuyến thăm của Putin 22/06/2024
Về giá sàn bán gạo xuất khẩu 22/06/2024
Nghĩ vụn về nghề báo 22/06/2024
Viết cho ngày 21/6 22/06/2024
Chính sách của Donald Trump 2016 và 2024 có gì khác biệt? 22/06/2024
Cái gọi là “Chính phủ ngầm” của Trump 22/06/2024
Putin thăm Việt Nam: Giai đoạn kế tiếp về cuộc cạnh tranh quyền
lực của các nước lớn 21/06/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
CÁN BỘ SỞ GTVT CÂU KẾT LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP LÀM GIẢ
HỒ SƠ
Cán bộ Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu bắt tay với lãnh
đạo doanh nghiệp làm giả Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo
để trục lợi vừa bị khởi tố, tạm giam. Ngày 22/6, nguồn tin của Tiền Phong, Cơ quan
Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu vừa tống đạt quyết định khởi tố 3 đối
tượng để điều tra hành vi "làm giả Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe
cơ giới cải tạo để trục lợi".
Các đối tượng bị khởi tố gồm: Phan Quang Nghệ
(SN 1988) - chuyên viên Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái thuộc
Sở Giao thông vận tải tỉnh Bạc Liêu; Bùi Thiều Đỗ Lê (SN 1979) - nguyên Phó
Giám đốc Công ty TNHH MTV Cơ khí ô tô Lâm Vinh (TP. Cần Thơ) và Trần Quang
Thuận (SN 1981, ngụ TP. Bạc Liêu).
Theo kết quả điều tra, Phan Quang Nghệ đã cấu
kết với Trần Quang Thuận và Bùi Thiều Đỗ Lê để làm giả hồ sơ cải tạo xe, cấp
Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo, nhằm trục lợi.
Trên cơ sở kết quả điều tra, Công an tỉnh Bạc
Liêu đã khởi tố, bắt tạm giam Phan Quang Nghệ về hành vi “giả mạo trong công
tác” và “nhận hối lộ”.
Quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi
nơi cư trú đối với Trần Quang Thuận về hành vi “đưa hối lộ”; và Bùi Thiều Đỗ Lê
về hành vi “làm giả tài liệu của tổ chức”.
KHỞI
TỐ MỘT GIÁM ĐỐC LIÊN QUAN SAI PHẠM Ở VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG
Công an tỉnh Kiên Giang xác định bị can Thắng
với vai trò đồng phạm, đã gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng trong dự án bảo tồn
và phát triển bền vững Vườn Quốc gia U Minh Thượng.
Ngày 22/6, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an
tỉnh Kiên Giang phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tống đạt quyết định
khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Văn
Thắng (45 tuổi, ngụ phường An Hòa, thành phố Rạch Giá), Giám đốc Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Một thành viên Thắng Định Phát vì tội vi phạm quy định về đầu tư
công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Mở rộng điều tra vụ án hình sự
"Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng
và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Vườn Quốc Gia U
Minh Thượng, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an tỉnh Kiên Giang xác định bị can
Thắng với vai trò đồng phạm, đã gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng trong dự án bảo
tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia U Minh Thượng đến năm 2020.
Liên quan đến vụ án nói trên, trước đó vào
tháng 3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Kiên Giang đã tống đạt
quyết định khởi tố vụ án và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông
Phạm Quốc Dân (nguyên Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Thượng) về hành vi thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cùng bị khởi tố và bắt tạm giam với ông Dân
còn có hai người khác là Bùi Ngọc Hà (Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và Xây
lắp 579 Hà Nội) và Nguyễn Viết Thành (nguyên nhân viên Công ty Cổ phần Tư vấn
và Đầu tư xây dựng Triệu Xuân Thịnh) về hành vi vi phạm quy định về đầu tư công
trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị can trên bị khởi tố, bắt tạm giam vì có
sai phạm liên quan đến "Dự án đầu tư, khôi phục, bảo vệ và phát triển Vườn
Quốc gia U Minh Thượng" (Dự án khôi phục) và "Dự án Bảo tồn và Phát
triển Vườn Quốc gia Minh Thượng đến năm 2020" (Dự án bảo tồn) được Vườn
Quốc gia U Minh Thượng làm chủ đầu tư có tổng nguồn vốn gần 227 tỷ đồng.
Qua thanh tra, cơ quan chức năng đã phát hiện
nhiều sai phạm, thất thoát hàng tỷ đồng ngân sách nhà nước.
Tháng 7/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công
an tỉnh Kiên Giang ra quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về đầu tư
công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Vườn Quốc gia U
Minh Thượng.
Đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an
tỉnh Kiên Giang ra quyết định khởi tố bổ sung vụ án "Thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng; quyết định
khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với các bị can nêu trên.
VÌ SAO CỰU GIÁM ĐỐC CDC THỪA THIÊN - HUẾ BỊ BẮT?
https://lifestyle.znews.vn/vi-sao-cuu-giam-doc-cdc-thua-thien-hue-bi-bat-post1482300.html
Vừa được toà án tuyên miễn hình phạt tù thì
ông Hoàng Văn Đức, cựu giám đốc CDC Thừa Thiên - Huế lại bị bắt để điều tra
hành vi vi phạm trong đấu thầu vaccine. Theo nguồn tin tại Công an Thừa Thiên - Huế, cơ quan công an
vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Hoàng Văn Đức - cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật (CDC) tỉnh Thừa Thiên - Huế để điều tra về hành vi vi phạm trong đấu
thầu vaccine.
Cùng bị khởi tố với ông Đức còn có bà Trần Thị
Kim Xinh, nguyên Phó trưởng Khoa dược - vật tư y tế CDC Thừa Thiên - Huế và Lê
Nguyễn Thy Loan, nhân viên phòng kế hoạch tài chính CDC Thừa Thiên - Huế.
Được bết, trong khoảng thời gian từ nửa cuối
năm 2020 đến đầu năm 2022, nhiều lần khác nhau, bằng tiền cá nhân, Trần Thị Kim
Xinh mua gần 20 loại vaccine với tiền gần 5 tỷ đồng. Sau đó, Xinh cùng
Hoàng Văn Đức, Lê Nguyễn Thy Loan đưa số vaccine này vào CDC Thừa Thiên - Huế
để tổ chức tiêm chủng, thu lợi bất chính.
Số tiền kiếm được từ hoạt động này, ông Đức,
bà Xinh và Loan không nhập vào theo dõi trong hệ thống tài chính của đơn vị mà
được cất riêng để tiêu xài cá nhân.
Trước đó, ngày 8/5, TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế
mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Hoàng Văn Đức (SN 1970 - cựu Giám đốc) và Hà
Thúc Nhật (SN 1983 - cựu Trưởng phòng Tài chính kế hoạch kiêm kế toán trưởng)
CDC Thừa Thiên - Huế về tội danh "Vi phạm các quy định đấu thầu gây hậu
quả nghiêm trọng".
Kết luận điều tra cho thấy, từ ngày 4/3/2020
đến ngày 1/9/2020, Hoàng Văn Đức ký 8 quyết định đấu thầu rút gọn cho 3 nhà
thầu là Công ty Cổ phần công nghệ y tế Phương Tây (Hà Nội), Công ty TNHH Phát
Thiện (TP.Huế) và Nhà thuốc Thành Đạt (Huế) với tổng giá trị 9,236 tỷ
đồng.
Hành vi của hai bị cáo gây thiệt hại cho Nhà
nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng. Trong đó, 6 gói thầu thiệt hại trên 100
triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng.
Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích
lại 2-3% giá trị hợp đồng, trong đó Công ty CP công nghệ y tế Phương Tây gần 65
triệu đồng, Công ty TNHH Phát Thiện hơn 110 triệu đồng và nhà thuốc Thành Đạt
50 triệu đồng.
Hoàng Văn Đức giao Nhật quản lý số tiền trên.
Cuối năm 2020, Nhật lấy 30 triệu đồng, đưa Đức
50 triệu đồng. 50 triệu này Đức khai là dùng để đối ngoại. Số còn lại để chi
tiêu cơ quan nhưng không có hóa đơn, chứng từ, sổ sách chứng minh nên không
biết dùng vào việc gì.
Trong quá trình xét hỏi cũng như hồ sơ chứng
cứ, HĐXX xét thấy các bị cáo là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự,
nhận thức được hành vi cũng như hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra,
nhưng do chủ quan, nóng vội nên dẫn đến việc phạm tội.
Bị cáo Hoàng Văn Đức là giám đốc chỉ đạo trực
tiếp Hà Thúc Nhật thực hiện các hành vi trái pháp luật nên phải chịu trách
nhiệm chính. Hà Thúc Nhật là đồng phạm thực hành nên phải chịu trách nhiệm về
hành vi phạm tội của mình.
Tuy nhiên các bị cáo Đức và Nhật dù có nhận
tiền của các doanh nghiệp sau khi ký kết hợp đồng nhưng không có thỏa thuận
trước, không biết số tiền nhận là do phạm tội mà có và nộp lại toàn bộ số tiền
đã nhận.
Các bị cáo ở tuyến đầu chống dịch, có thành
tích trong phòng chống dịch, thời điểm phạm tội do dịch bệnh COVID-19 diễn biến
phức tạp, vật tư y tế các bị cáo đấu thầu là phục vụ cho phòng chống dịch bệnh.
Vì vậy, HĐXX quyết định áp dụng Điều 59 Bộ
luật hình sự để miễn hình phạt chính là án tù cho các bị cáo Hoàng Văn Đức và
Hà Thúc Nhật.
Tuy nhiên, HĐXX áp dụng hình phạt bổ sung là
cấm Hoàng Văn Đức đảm nhiệm chức vụ quản lý trong thời gian một năm. Cấm Hà
Thúc Nhật làm công việc liên quan đến kế toán, tài chính trong thời gian một
năm. Ngoài ra, các bị cáo liên đới nộp lại toàn bộ số tiền gây thiệt hại cho
Nhà nước.
Tấn công cảnh sát để giải vây cho đối tượng bị truy nã
https://lifestyle.znews.vn/tan-cong-canh-sat-de-giai-vay-cho-doi-tuong-bi-truy-na-post1482296.html
Trong lúc công an đang bắt đối tượng truy nã
thì Trọng và Hùng sử dụng hung khí chống trả để giải vây cho đồng bọn... Ngày 22/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi
tố bị can, bắt tạm giam Lê Hồng Trọng (25 tuổi) và Trần Văn Hùng (38 tuổi, cùng
trú TP. Long Xuyên) để điều tra hành vi “Chống người thi hành công vụ”.
Trước đó, chiều 13/6, Công an TP. Long Xuyên
phối hợp với Công an tỉnh An Giang bắt giữ Trần Hồng Sang (30 tuổi, trú TP.
Long Xuyên) bị truy nã đặc biệt về tội “Cướp tài sản”.
Khi công an đang thi hành bắt giữ Sang (đang
lẩn trốn tại TP. Long Xuyên) thì Trọng (là em của Sang) sử dụng hung khí chống
trả lực lượng làm nhiệm vụ. Còn Hùng dùng tay xô ngã lực lượng làm nhiệm vụ,
nhằm giải vây cho Sang.
Lực lượng công an nhanh chóng khống chế, bắt
giữ Trọng và Hùng đưa về trụ sở làm việc.
ĐƯỜNG
DÂY LIÊN TỈNH IN ẤN VÀ TIÊU THỤ SÁCH GIÁO KHOA GIẢ VẬN HÀNH THẾ NÀO?
Đường dây sản xuất,
buôn bán sách giáo khoa giả có quy mô đặc biệt lớn tại Đà Nẵng và TP.HCM vừa
được triệt phá. Trong hai năm, đường dây này đã tiêu thụ khoảng 4 triệu cuốn
sách giả.
Qua vụ việc trên, nhiều người bày tỏ sự lo
ngại về những nguy cơ từ sách giáo khoa lậu, sách giả có thể gây ra và cần phải rà
soát, chấn chỉnh, xử lý tình trạng này.
Hai năm, tiêu thụ 4
triệu cuốn sách
Qua công tác nghiệp vụ, Công an Đà Nẵng đã
phát hiện đường dây có dấu hiệu sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả hoạt động
liên tỉnh với nhiều người tham gia.
Lãnh đạo Công an Đà Nẵng chỉ đạo các đơn vị
liên quan xác lập chuyên án để tập trung đấu tranh, xóa sổ đường dây sản xuất,
buôn bán sách giáo khoa giả này.
Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 14-6,
ban chuyên án bắt quả tang một số nghi phạm cùng trú phường An Hải Bắc, quận
Sơn Trà (Đà Nẵng) về hành vi buôn bán hàng giả.
Khám xét nơi ở của nhóm trên, công an phát
hiện hàng trăm thùng sách các loại nghi vấn làm giả.
Tiếp tục đấu tranh mở rộng, ban chuyên án phối
hợp Công an TP.HCM bắt Nguyễn Trung Luật (43 tuổi, trú quận 12), Phạm Ngọc
Quang (47 tuổi, trú quận Gò Vấp) là hai nghi phạm cầm đầu đường dây sản xuất,
buôn bán sách giáo khoa giả với quy mô rất lớn tại TP.HCM.
Lực lượng công an cũng tiến hành bắt giữ nhiều
người khác là quản lý xưởng in, đầu mối chuyên cung cấp cho các tỉnh, nhân
viên khảo sát thị trường, nhận và giao sách đi tiêu thụ…
Bước đầu xác định khoảng đầu năm 2022, nghi
phạm Luật đã trao đổi và thống nhất cùng Quang - giám đốc Công ty quảng cáo
Quang Thắng - sản xuất sách giáo khoa giả của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam và một số nhà xuất bản khác. Từ
đó sẽ đưa sách ra thị trường tiêu thụ.
Luật cung cấp giấy in, đặt số lượng để Quang
tổ chức việc sản xuất sách giả tại hai xưởng in ở TP.HCM.
Quang giao Phạm Xuân Năng, quản lý xưởng, thực
hiện điều hành toàn bộ hoạt động tại các xưởng in.
Năng đặt bản kẽm, trao đổi, thống nhất với
Luật về số lượng, nhận tiền thanh toán, sau đó chuyển lại cho Quang.
In xong, giấy được để nguyên khổ và vận chuyển
về xưởng gia công của Luật để cắt, đóng bìa, dán tem giả, đóng thùng…
Sách được đưa đến 3 kho để cất giấu, chờ mang
đi tiêu thụ thông qua các đầu nậu.
Số sách giáo khoa giả tại Đà Nẵng công an phát
hiện, thu giữ là do một số nghi phạm ở đây đặt mua từ đầu nậu để bán lại cho
các nhà sách.
Theo Công an Đà Nẵng, chỉ tính trong 2 năm, số
sách mà đường dây này đã tiêu thụ là khoảng 4 triệu bản.
Nhiều nguy cơ từ sách
giả
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh
đạo một công ty sách tại Đà Nẵng cho rằng những sản phẩm không đúng chất lượng,
kỹ thuật, màu sắc, mực in, định lượng giấy… khi đến tay người tiêu dùng (là các em học sinh) sẽ rất nguy hại.
Cùng với đó, việc in không đạt tiêu chuẩn
khiến sách dễ bị bung bìa, nhòe chữ, mất chữ hoặc sai nội dung, công thức… dẫn
tới sai lệch nội dung.
Không chỉ vậy, sách lậu, sách giả không được
thẩm duyệt của cơ quan chuyên môn, cơ quan chức năng, có thể có những thông tin
không tốt, tiềm ẩn các nguy cơ.
Ngoài ra, sách lậu, sách giả còn gây hại cho
những nhà xuất bản chân chính, những công ty sách làm ăn đàng hoàng, tử tế, gây
thất thu cho Nhà nước…
"Cần phải rà soát thường xuyên, liên tục,
từ khâu sản xuất, phân phối, tiêu thụ… để kịp thời chấn chỉnh và khi phát hiện
vi phạm phải xử lý nghiêm, thậm chí là xử lý hình sự" - vị này nói.
KHỞI
TỐ 3 NGƯỜI LÀM GIẢ GIẤY THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ XE CƠ GIỚI CẢI TẠO
Một cán bộ thuộc Sở
Giao thông vận tải tỉnh Bạc Liêu cùng hai người liên quan đã bị khởi tố bị can
vì phối hợp làm giả giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo để
trục lợi.
Ngày 22-6, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phan Quang Nghệ (36 tuổi,
chuyên viên Phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái thuộc Sở Giao thông
vận tải tỉnh Bạc Liêu) về hành vi giả mạo trong công tác và nhận hối lộ.
Cơ quan cảnh sát điều tra cũng tống đạt quyết
định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối
với Trần Quang Thuận (43 tuổi, ngụ phường 8, thành phố Bạc Liêu) về hành vi đưa
hối lộ và Bùi Thiều Đỗ Lê (46 tuổi, nguyên phó giám đốc Công ty TNHH một thành
viên cơ khí ô tô Lâm Vinh tại thành phố Cần Thơ) về hành vi làm giả tài liệu
của tổ chức.
Theo điều tra ban đầu của công an, Phan Quang
Nghệ đã cấu kết với Trần Quang Thuận và Bùi Thiều Đỗ Lê để lập hồ sơ, cải tạo
xe, cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo giả nhằm trục lợi.
Vụ án đang được cơ quan công an tiếp tục điều
tra mở rộng.
VỤ
CHẬM NỘP HỌC PHÍ 2 NGÀY BỊ HỦY KẾT QUẢ TRÚNG TUYỂN LỚP 10: TRƯỜNG CHƯA BÁO CÁO
LÊN SỞ
Lãnh đạo Sở Giáo dục
và Đào tạo chưa nhận được báo cáo vụ chậm nộp học phí 2 ngày, bị hủy kết quả
trúng tuyển lớp 10.
Sáng 22-6, ông Phạm Đăng Khoa - giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk - cho biết đã đọc đầy đủ thông tin trên Tuổi
Trẻ Online nhưng vẫn chưa nhận được báo cáo vụ chậm nộp học
phí 2 ngày, bị hủy
kết quả trúng tuyển lớp 10.
Trường học phải là nơi
đề cao tính giáo dục
Ông Khoa cho biết mỗi kỳ tuyển sinh đầu cấp,
các trường sẽ báo cáo về phương án tuyển sinh để sở, địa phương nắm, phê duyệt.
Đối với các trường ngoài công lập, họ chỉ gửi phương án tuyển sinh lên và sở
đều giao cho họ quyền chủ động, không khống chế về chỉ tiêu, điểm số. Tùy vào
khả năng cơ sở vật chất, giáo viên giảng dạy để các trường chủ động việc tuyển
sinh của mình.
Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng giảng dạy, sở
yêu cầu các trường khống chế số lượng học sinh trên một lớp cũng như việc kiểm
tra đánh giá học lực, hạnh kiểm theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về việc gia đình chỉ chậm nộp học phí 2 ngày,
học sinh bị hủy kết quả, trong khi học sinh đã học trường này thời gian dài,
ông Khoa nói phải chờ báo cáo của trường mới đưa ra các đánh giá, chỉ đạo xử lý
được.
Tuy nhiên ông cho rằng cái quan trọng nhất của
nhà trường là tính giáo dục, hướng đến môi trường thân thiện.
"Nhà trường phải là nơi đề cao tính giáo
dục, thuyết phục, chứ không phải cứng nhắc xử lý. Tôi đang yêu cầu trường,
phòng chức năng báo cáo cụ thể sự việc để có đánh giá và thông tin với báo
chí", ông Khoa nói.
Mong con được đi học
như các bạn
Như Tuổi Trẻ Online đã đưa
tin, em N.M.L. (16 tuổi, trú xã Tâm Minh, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) bị
Trường tiểu học, THCS, THPT Victory (TP Buôn Ma Thuột) hủy kết quả đậu vào lớp 10 vì bố của em chậm nộp học phí nhập
học cho con 2 ngày.
Em L. được gia đình gửi học tại trường này từ
lớp 2 đến hết lớp 9 và đã trúng tuyển vào lớp 10. Trường ra thông báo đến hết
8-6, nếu học sinh nào đã trúng tuyển mà không nộp học phí thì bị hủy kết quả.
Ông Nguyễn Quang T., cha em L., cho biết có
nắm quy định nhưng do nhà ở xa không nộp trực tiếp được nên đã gọi điện thoại
xin số tài khoản của nhà trường. Tuy nhiên do tài khoản vợ chồng ông tạm không
đủ để chuyển khoản nên đến 10-6, ông mới đóng học phí nhập học cho con. Lúc này thì Trường
tiểu học, THCS, THPT Victory đã hủy kết quả trúng tuyển của cháu L..
Ông T. làm đơn trình bày nguyên nhân việc chậm
nộp tiền không phải cố tình, mà do gặp sự cố bất ngờ, rất mong trường tạo điều
kiện cho con ông được đến trường như bao bạn cùng trang lứa. Hơn nữa, đây cũng
là ngôi trường cháu đã gắn bó nhiều năm.
Tuy nhiên hiệu trưởng nhà trường có văn bản
khẳng định rất hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của gia đình học sinh, nhưng
việc hủy kết quả trúng tuyển đối với cháu L. là đúng quy định, "đảm bảo
tính công bằng, minh bạch trong công tác tuyển sinh".
Trước đó, trả lời báo chí, cả chủ tịch hội
đồng quản trị lẫn hiệu trưởng đều khẳng định đây là trường tư, chậm nộp học phí
thì hủy kết quả.
THỦ
TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH SẮP SANG TRUNG QUỐC
https://tuoitre.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-sap-sang-trung-quoc-20240622143836542.htm
Thủ tướng Phạm Minh
Chính sẽ đến Đại Liên (Trung Quốc) từ ngày 24 đến ngày 27-6 để tham dự Hội nghị
thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thường niên các nhà
tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tổ chức tại thành phố
Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24 đến 27-6.
Chuyến đi diễn ra theo lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành
WEF Klaus Schwab.
Chuyến thăm thứ ba tới
Trung Quốc trong một năm qua
Theo trang web của WEF, sự kiện năm nay ở Đại
Liên sẽ quy tụ hơn 1.500 nhà lãnh đạo cấp cao từ các nước, các tổ chức quốc tế,
doanh nhân, học giả khắp thế giới.
Hội nghị sẽ tập trung thảo luận quanh sáu chủ
đề, trong đó có kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp trong kỷ nguyên trí tuệ nhân
tạo, các ngành công nghiệp, đầu tư vào con người...
Dự kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có bài
phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc toàn thể ngày 25-6.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Tổng thống Ba
Lan Andrzej Duda và Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab cũng sẽ phát biểu trong
cùng phiên khai mạc, trang web của WEF cho biết thêm.
Đây là chuyến thăm Trung Quốc thứ ba của Thủ
tướng Phạm Minh Chính trong vòng một năm qua.
Năm ngoái, cũng vào tháng 6, người đứng đầu
Chính phủ đã có chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên trên cương vị mới và
dự WEF Thiên Tân.
Ba tháng sau, vào tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh
Chính đến Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây) dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và
Hội nghị thượng đỉnh thương mại - đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) 2023.
Chuyến đi của Thủ tướng Phạm Minh Chính lần
này diễn ra trong bối cảnh hai nước Việt Nam và Trung Quốc đang hướng tới kỷ
niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Quan hệ hai nước thời gian qua chứng kiến
nhiều phát triển tích cực, trong đó có chuyến thăm lịch sử của Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng (tháng 10-2022) và Tổng bí thư,
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (tháng 12-2023).
Lan tỏa thông điệp của
Việt Nam đến thế giới
WEF là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động
theo hình thức hợp tác công - tư, được giáo sư Klaus Schwab thành lập năm 1971
với trụ sở tại Geneve (Thụy Sĩ). WEF hiện có khoảng 700 đối tác là lãnh đạo của
các tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực khác nhau.
Sự kiện quan trọng nhất của WEF là hội nghị
thường niên được tổ chức vào tháng 1 hằng năm tại Davos của Thụy Sĩ. Bên cạnh
đó là các diễn đàn khu vực như Hội nghị WEF Thiên Tân (hoặc Đại Liên, Trung
Quốc), Hội nghị WEF ASEAN.
Các sự kiện của WEF thu hút sự tham gia của
các nhà lãnh đạo chính trị, kinh doanh, văn hóa, xã hội, nghiên cứu - học
thuật… hàng đầu thế giới để định hình các chương trình nghị sự ở cấp độ khu vực
và toàn cầu.
Từ khi Việt Nam và WEF thiết lập quan hệ năm
1989, hợp tác giữa Việt Nam và WEF được lãnh đạo hai bên quan tâm thúc đẩy,
phát triển trên nhiều lĩnh vực.
Việt Nam đã năm lần tham dự Hội nghị thường
niên WEF Davos ở cấp Thủ tướng vào các năm 2007, 2010, 2017, 2019 và 2024; các
năm khác thường tham dự ở cấp phó thủ tướng.
Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị WEF
ở Đại Liên lần này cho thấy sự coi trọng của Việt Nam đối với WEF. Đồng thời
đây cũng là cơ hội Việt Nam nêu thông điệp, đóng góp quan điểm và kinh nghiệm
cho các vấn đề kinh tế toàn cầu.
NHÓM CÁN BỘ CDC THỪA THIÊN-HUẾ CHIẾM ĐOẠT HƠN 1 TỶ
ĐỒNG PHÍ TIÊM CHỦNG VẮC XIN
Ngọc Văn
TPO - Các đối tượng Nguyễn Hoàng Đức - nguyên
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên-Huế (CDC TT-Huế) cùng hai
cựu cán bộ, nhân viên cơ quan này vừa bị lực lượng công an khởi tố về hành vi
lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ.
Chiều 22/6, thông tin từ Phòng Cảnh sát Điều
tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh TT-Huế
cho biết, vừa quyết định khởi tố vụ án,
khởi tố bị can, khám xét nơi ở của 3 bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng, cấm đi
khỏi nơi cư trú 1 đối tượng về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ. Hai đối tượng
bị bắt tạm giam là Nguyễn Hoàng Đức - nguyên Giám đốc và Trần Thị Kim Xinh
- nguyên Phó phụ trách khoa Dược CDC TT-Huế. Đối tượng Lê Nguyễn Thi Loan -
nhân viên thu phí CDC TT-Huế, bị khởi tố, nhưng cho tại ngoại, cấm đi khỏi
nơi cư trú.
Theo thông tin ban đầu, CDC TT-Huế là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y
tế tỉnh TT-Huế, được giao nhiệm vụ tiêm chủng vắc xin dịch vụ theo quy định của
Bộ Y tế. Tiền tiêm chủng được thu theo Quyết định số 01/QĐ –KSBT ngày 2/5/2018
của CDC TT-Huế.
Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn được giao, từ tháng
6/2020 đến tháng 12/2021, các đối tượng Hoàng Văn Đức, Trần Thị Kim Xinh, Lê
Nguyễn Thi Loan đã không thực hiện đúng quy định về mua vắc xin, không hạch
toán phí tiêm chủng theo quy định để chiếm đoạt số tiền hơn 1,1 tỷ đồng.
CÁN
BỘ SỞ GTVT BẠC LIÊU LÀM GIẢ GIẤY TỜ ĐỂ TRỤC LỢI
Trần Thanh Phong- tranthanhphongtn@gmail.com
https://thanhnien.vn/can-bo-so-gtvt-bac-lieu-lam-gia-giay-to-de-truc-loi-185240622124202589.htm
Công an tỉnh Bạc Liêu vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Phan
Quang Nghệ, cán bộ Sở GTVT tỉnh này, về hành vi giả mạo trong công tác và nhận
hối lộ.
Ngày 22.6, tin từ Cơ quan CSĐT Công an
tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị vừa triển khai quyết định khởi tố vụ
án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Phan Quang Nghệ (36 tuổi),
chuyên viên Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, thuộc Sở Giao
thông vận tải (GTVT) tỉnh Bạc Liêu; khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối
với Trần Quang Thuận (43 tuổi, ở TP.Bạc Liêu) và Bùi Thiều Đỗ Lê (45 tuổi,
nguyên Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Cơ khí ô tô Lâm Vinh, TP.Cần Thơ) để điều tra về hành vi làm giả giấy chứng nhận thẩm định thiết
kế xe cơ giới cải tạo để trục lợi.
Theo hồ sơ của cơ quan công an, trong quá
trình công tác, Phan Quang Nghệ đã cấu kết với Trần Quang Thuận và Bùi Thiều Đỗ
Lê để lập nhiều hồ sơ, cải tạo xe, cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ
giới cải tạo giả nhằm trục lợi.
Qua quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an
tỉnh Bạc Liêu đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phan
Quang Nghệ về hai hành vi giả mạo trong công tác và nhận hối lộ. Đồng thời, quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư
trú đối với Trần Quang Thuận về hành vi đưa hối lộ và Bùi Thiều Đỗ Lê về hành vi làm giả tài liệu của tổ
chức.
Hiện vụ án đang được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh
Bạc Liêu tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ.
No comments:
Post a Comment