NÓI VỚI NGƯỜI CS: Quy Định 41 Của Bộ Chính TriTiến Văn
02.06.2024
DLSN
Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ
đội thân mến,
Nếu đặt Việt Nam hiện nay trong một môi trường chính trị đa đảng
có cạnh tranh, chúng ta có thể khẳng định ngay rằng Đảng Hồ-Tàu hoàn toàn không
có cơ hội cầm quyền.
Tạm chưa cần xét đến những tội ác của nó đã gây ra cho đất nước
và dân tộc trong suốt mấy thập niên qua, chỉ cần xét đến những biến đổi, khủng
hoảng nhân sự của đảng này, chúng ta cũng thấy ngay sự yếu kém, tội lỗi của nó
trước con mắt cử tri của cả nước trong một cuộc bầu cử giả định.
Bộ máy lãnh đạo cao nhất của đảng Hồ-Tàu là Bộ Chính Trị đã bộc
lộ những suy đồi, yếu kém nội tại ngày càng trầm trọng trong 10 năm qua, từ
khóa 12 và khóa 13 hiện nay.
Tại khóa 12, trên tổng số 19 thành viên đã có tới 3 thành viên
bị loại khỏi Bộ Chính Trị, trong đó có một bị truy tố hình sự với án tù lên tới
30 năm, bị khai trừ hẳn khỏi đảng; còn hai thành viên khác, đều phải chấm dứt
sự nghiệp hoặc do cái chết đầy bí hiểm, hoặc phải cáo bệnh về vườn cũng không
rõ nguyên nhân.
Ở khóa 13, chỉ sau vài năm, sự khủng hoảng trong tổ chức chính
trị cao nhất này của đảng Hồ-Tàu còn diễn biến ngoài dự kiến của các nhà quan
sát quốc tế.
Cho tới nay, khóa 13 chưa kết thúc, nhưng đã có tới 4 thành viên
bộ chính trị bị loại khỏi bộ máy trong đó có 2 thành viên đã được cơ cấu vào vị
trí ‘tứ trụ’ – tức bốn người có khả năng nắm ghế tổng bí thư.
Điều đặc biệt cần phải nhắc tới là việc xây dựng nhân sự của
đảng Hồ-Tàu luôn luôn được xếp vào hạng “tối mật”. Trong cả hai khóa, 12 và 13,
công tác nhân sự, chọn người vào các vị trí cao cấp đều do Nguyễn Phú Trọng chỉ
đạo trên cương vị là trưởng tiểu ban nhân sự.
Căn cứ vào những gì Nguyễn Phú Trọng phát biểu và bày tỏ, y là
kẻ hết sức quan tâm và khao khát muốn xây dựng một bộ máy nhân sự trong sạch,
liêm khiết, trách nhiệm ở mức cao nhất cho đảng Hồ-Tàu. Vì theo y, “công tác
nhân sự có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự sinh tồn của Đảng”.
Thế nhưng, cho đến nay, trái với ý muốn của Nguyễn Phú Trọng, bộ
máy nhân sự cao cấp nhất của đảng Hồ-Tàu liên tiếp tự lộ ra những nhân vật mắc
những khuyết tật nặng tới mức phải tự “xin thôi chức” để về vườn hầu tránh bị
truy tố hình sự.
Qui trình “xin thôi chức”-hạ cánh an toàn đã được đảng Hồ-Tàu
mới lập thành văn bản cách đây vài năm, đó là Qui Định 41 của Bộ Chính Trị ban
hành vào cuối năm 2021, do chính Võ Văn Thưởng, khi đó là thường trực ban bí
thư, kí.
Theo qui định này, người đứng đầu một cơ quan phải chịu trách
nhiệm và thôi giữ chức vụ khi:
“…để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lí, phụ
trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.”
hoặc
“Người đứng đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn
được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng…”
Thưa anh chị em và quí vị, đọc những điều trên đây chúng ta
không khỏi nực cười vì trong hệ thống chính trị độc đảng do đảng Hồ-Tàu nắm giữ
chẳng có cơ quan, đơn vị nào lại không tham nhũng, đục khoét công quĩ của dân.
Đây là một sự thật hiển nhiên không cần chứng minh.
Hơn nữa, khi chưa có Qui Định 41, đảng Hồ-Tàu cũng vẫn cho các
đồng đảng cao cấp của chúng hạ cánh an toàn. Chúng ta có thể nhắc lại hai
trường hợp về vườn “hạ cánh an toàn” điển hình là Lê Khả Phiêu và Nguyễn Tấn
Dũng.
Nhưng một câu hỏi cần đặt ra là: Tại sao, ngày nay bọn chóp bu
lại phải lập ra hẳn một văn bản như Qui Định 41 cho một vấn đề đã thường xuyên
diễn ra?
Bằng cách suy luận và dựa vào những thực tế đang diễn ra, chúng
ta có thể thấy rằng Qui Định 41 đối với bọn chóp bu đảng Hồ-Tàu là cần thiết để
chúng dễ dàng giải quyết các cuộc đấu đá, tranh giành đang ngày càng trở nên
khốc liệt và thường xuyên hơn. Chúng muốn tránh cái nguy cơ sẽ có những cuộc
tranh giành căng thẳng tới mức không ai chịu lùi.
Với Qui Định 41, kẻ đang chiếm thế thượng phong có thể dùng văn
bản này để nhắc khéo cho đối thủ biết trước những rủi ro có thể xảy ra nếu
không chịu rút lui trước.
Trong hai trường hợp “xin thôi chức” hết sức đột ngột và nhanh
chóng của Vương Đình Huệ và Võ Văn Thưởng vừa qua là một bằng chứng cho thấy
phần nào “hiệu quả” của Qui Định 41. Cả hai nhân vật đã từng được cho là có khả
năng leo lên ghế tổng bí thư nhưng cả hai đã đột ngột “xin thôi chức” và hoàn
toàn tuyệt đối im lặng từ đó đến nay.
Nhưng Qui Định 41, hay bất cứ qui định nào của đảng Hồ-Tàu, cũng
không thể giải quyết được vấn nạn căn bản của đảng Hồ-Tàu:
Suy thoái tất yếu do thiếu cạnh tranh minh bạch.
Hoàng Ân cùng Tiến Văn xin tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị cùng
anh chị em trong chuyên mục tuần tới.
02/06/2024
No comments:
Post a Comment