Wednesday, December 27, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 27 tháng 12 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Hai cửa khẩu đường sắt Texas – Mexico tạm đóng cửa; tác động sẽ ra sao?

Thêm cầu qua sông Tiền, cao tốc từ Sài Gòn được kéo dài đến Cần Thơ

Ông Tập quyết chặn đứng bất cứ ai ‘tách Đài Loan khỏi Trung Quốc’

Vài bị cáo chủ chốt vụ ‘chuyến bay giải cứu’ có thể được giảm án

Việt Nam đứng trước nguy cơ nợ nần chồng chất nếu xây đường sắt cao tốc

Thủ tướng Việt Nam cam kết hợp tác với Trung Quốc và các nước Mekong

Israel tấn công thêm vào Gaza; TT Netanyahu nói Hamas phải bị tiêu diệt

Nga: Ukraine tấn công vào cảng Crimea làm hư hại tàu chiến

Israel không kích ở Syria giết chết cố vấn cao cấp của Vệ binh Cách mạng Iran

 

 

RFA

An Giang cấm triệt để tín đồ Phật giáo Hoà Hảo thuần tuý dựng kỳ đài kỷ niệm lễ Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo chủ

Vỉa hè là của ông nội tao

Philippines bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc về Manila ở Biển Đông

Cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng bị khởi tố thêm tội danh

Công ty Keyhinge Toys VN cho chừng 1250 công nhân nghỉ việc

 

Chính phủ Việt Nam cam kết tới cuối năm 2099 sẽ cải thiện nhân quyền: không nghiêm túc!

 

RSF: Việt Nam bị xếp trong nhóm năm quốc gia rủi ro nhất trên thế giới đối với nhà báo

 

Viện Kiểm sát đề nghị giảm án tại phiên tòa phúc thẩm “các chuyến bay giải cứu”

Phó TT giao sáu bộ, ngành gỡ khó cho hãng Bamboo Airways

 

Thiên tai trong năm 2023 làm 166 người chết, mất tích, thiệt hại 8.200 tỷ đồng

 

Trung Quốc cảnh báo mảnh vỡ tên lửa sẽ rơi xuống Biển Đông trong hôm nay

 

Các ông "Củi"

 

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình bị bắt

Công an Trà Vinh phạt hành chính hai người Khmer theo cáo buộc "xúc phạm, chia rẽ”

Quy hoạch Điện VII và Quy hoạch Điện VII điều chỉnh đầy sai phạm.

Nhớ Phạm Chí Dũng, tù nhân lương tâm, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập

Tàu có thuỷ thủ Việt Nam bị UAV tấn công ngoài khơi Ấn Độ sẽ cập cảng Mumbai ngày 25/12

Khởi tố giám đốc Chi cục đăng kiểm Long An

 

BBC

Đại án 'chuyến bay giải cứu': Ba bị cáo bị tuyên y án chung thân

Video,Nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài: Vì sao vẫn đấu tranh ‘chống Cộng’?Thời lượng, 5,18

Hãng tàu biển Maersk chuẩn bị nối lại tuyến vận tải qua Biển Đỏ

Nga xác nhận tàu chiến bị hư hại ở Biển Đen

Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Ukraine lần đầu tiên tổ chức đón Giáng sinh vào ngày 25/12

Thủ tướng Netanyahu nói Israel đang phải trả cái giá 'nặng nề' cho cuộc chiến ở Gaza

Vatican bổ nhiệm Tổng Giám mục Zalewski làm đại diện thường trú của Giáo hoàng tại VN

Landais Alzheimer: Ngôi làng tại Pháp nơi mọi cư dân đều bị bệnh sa sút trí nhớ

Donald Trump sẽ định hình ngoại giao của Hoa Kỳ ra sao nếu tái đắc cử?

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và làn gió dân chủ - nhân quyền ở Đức

Israel tấn công Gaza khi LHQ kêu gọi thêm viện trợ

 

RFI

Không Quân Ukraina phá hủy tàu đổ bộ lớn thuộc hạm đội Hắc Hải của Nga ở Crimée

Nga: Nhà đối lập Alexeï Navalny bị chuyển đến nhà tù ở Bắc Cực

Tổ Chức Y Tế Thế Giới báo động về nạn đói tại các bệnh viện Gaza

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

 Toàn cảnh kinh tế thế giới 2023

Bắc Kinh tìm cách thao túng các cuộc bầu cử tại Đài Loan như thế nào?

LHQ yêu cầu Bắc Kinh bảo đảm "không gian nhân đạo" cho dân tị nạn Bắc Triều Tiên

Những chiến đấu cơ F-16 đầu tiên dường như đã đến Ukraina

Serbia điều tra về cáo buộc gian lận bầu cử của đảng cầm quyền

Teheran đòi Israel trả giá vì đã giết một chỉ huy Vệ Binh Cách Mạng Iran ở Syria

Tấn công tàu hàng trên Hồng Hải: Ẩn số Iran vẫn khiến Mỹ đau đầu

Máy bay tình nghi buôn người: Hơn 200 hành khách được trở về Ấn Độ

Từ Noel chiến chinh đến một năm 2024 đầy thách thức

 Cộng đồng Công Giáo Việt Nam nóng lòng chờ đón giáo hoàng Phanxicô

Giáng Sinh buồn thảm ở Bethlehem, Gaza tiếp tục bị oanh kích

Thông điệp Giáng sinh của giáo hoàng Phanxicô: "Trái tim chúng ta hướng về Bethlehem"

Lễ Giáng Sinh 25/12 tại Ukraina: Đoạn tuyệt với Nga, gắn bó với phương Tây

Lễ Giáng Sinh tại Trung Quốc diễn ra trong không khí đầy nghi kỵ

Ukraina nhận được 1,34 tỉ đô la từ Ngân Hàng Thế Giới

 

(AFP) - Hải Quân Ấn Độ tăng cường sự hiện diện ở biển Ả Rập sau hàng loạt vụ tấn công nhắm vào các tàu buôn. Thông cáo của Hải Quân Ấn Độ được đưa ra vào đêm qua rạng sáng nay 26/12/2023, theo đó 3 tàu chiến và 1 máy bay trinh sát tuần tra biển đã được điều đến biển Ả Rập. Ấn Độ cũng gia tăng nỗ lực chống cướp biển tại vùng Vịnh Aden, ngoài khơi Yemen. Hải Quân cho biết New Delhi cũng đã điều một tàu khu trục có khả năng phóng tên lửa đến vùng này.

(AFP) - Đài Bắc tiến hành thủ tục tố tụng nhắm vào một công dân muốn gây ảnh hưởng có lợi cho Trung Quốc trong kỳ bầu cử của Đài Loan. Theo thông báo hôm nay 26/12/2023 của tư pháp Đài Loan, một thành viên một nhóm thân Bắc Kinh bị tố cáo mua chuộc cử tri Đài Loan để dồn phiếu cho ứng cử viên thân Bắc Kinh, với giá 60 euro/cử tri. Kỳ bầu cử tổng thống và Quốc Hội Đài Loan sẽ diễn ra ngày 13/01/2024. Hiện giờ Đài Bắc đang lo ngại về sự can thiệp của Trung Quốc vì kết quả bầu cử sẽ ảnh hưởng tới tương lai của Đài Loan.

(Yonhap) - Hàn Quốc khởi động dự án nghiên cứu phát triển động cơ máy bay tiêm kích. Theo thông báo hôm nay, 26/12/2023, của chính phủ Hàn Quốc, động cơ máy bay tiêm kích phải được phát triển từ nay đến năm 2030, nhằm đạt bước tiến về các công nghệ then chốt trong lĩnh vực quốc phòng. Trong năm nay, Seoul đã đưa mục tiêu phát triển động cơ máy bay tân tiến vào danh sách 30 công nghệ quốc phòng chiến lược và danh sách đầu tư phát triển trong vòng 15 năm. Hiện nay, chỉ có một vài nước, như Mỹ, Anh, sở hữu công nghệ phát triển động cơ máy bay.

(Yonhap) - Hàn Quốc vẫn hạn chế nhập khẩu thủy hảisản Nhật Bản. Hôm nay, 26/12/2023, phó giám đốc Văn phòng Điều phối Chính sách chính phủ Hàn Quốc (OPC), Park Ku-yeon cho biết chính phủ nước này vẫn “cấm nhập khẩu hải sản từ 8 quận xung quanh Fukushima”. Còn với hải sản từ các khu vực khác của Nhật, chính phủ sẽ tiến hành kiểm tra mức độ phóng xạ của từng lô hàng và trong trường hợp phát hiện chất phóng xạ, sẽ yêu cầu giấy chứng nhận phân tích bổ sung và cấm nhập khẩu.

(Reuters) – Trung Quốc thông báo: Mảnh vỡ tên lửa sẽ rơi xuống Biển Đông. Theo thông báo của Cơ quan An Toàn Hàng Hải Trung Quốc hôm nay, 26/12/2023,  các mảnh vỡ dự kiến ​​sẽ rơi ngoài khơi tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc trong khoảng từ 11 giờ sáng (03:00 GMT) đến 12 giờ trưa (04:00 GMT). Đây là lần thứ sáu Trung Quốc triển khai tên lửa Trường Chinh 5, tên lửa đẩy mạnh nhất của nước này.

(RFI) – Tập đoàn ô tô Nhật Bản Daihatsu vướng vào bê bối gian lận kiểm tra an toàn. Hôm qua 25/12/2023, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Daihatsu, công ty con của Toyota, đã thông báo tạm dừng sản xuất tại tất cả các nhà máy của công ty ở Nhật Bản, ít nhất là cho đến cuối tháng 1/2024. Doanh nghiệp này thừa nhận đã có những vi phạm trong quá trình kiểm tra an toàn đối với các sản phẩm của mình trong suốt một thập kỷ. Việc Bộ Giao Thông Vận Tải mở  điều tra đã buộc ban lãnh đạo Toyota và Daihatsu phải tạm dừng hoạt động sản xuất tại các nhà máy Daihatsu.

(NHK) - Nhật Bản có kế hoạch gửi qua Mỹ tên lửa Patriot đang được quân đội sử dụng. Các tên lửa mà Tokyo quyết định gửi tới Mỹ là loại PAC2 được sử dụng chủ yếu để đánh chặn máy bay và tên lửa hành trình, cũng như loại PAC3 dùng để đánh chặn tên lửa đạn đạo. Các quan chức Bộ Quốc Phòng Nhật cho biết họ sẽ thảo luận chi tiết hơn về dự án này với Mỹ vào năm tới, nhưng đồng thời khẳng định kho dự trữ tên lửa Patriot của nước này hiện không đủ.

 

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

Tin Tức: Thứ Tư, ngày 27/12/2023

 

1/ VN BỊ XẾP VÀO 5 NƯỚC NGUY HIỂM NHẤT ĐỐI VỚI GIỚI NHÀ BÁO

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã xếp Việt Nam đứng thứ 4 trong nhóm năm quốc gia nguy hiểm nhất đối với các nhà báo trong năm nay, chỉ đứng sau Trung Cộng, Miến Điện và Belarus.

Tổ chức báo chí nói trên, có trụ sở ở Paris, công bố báo cáo năm 2023 về các nhà báo bị giết hại và bị bắt giữ trên toàn thế giới. Mặc dù không có nhà báo nào bị sát hại ở Việt Nam tuy nhiên cho đến nay bạo quyền Hà Nội đang giam giữ 36 nhà báo. Theo thống kê của tổ chức này, số nhà báo bị cầm tù ở VN và 3 quốc gia nói trên chiếm hơn nửa số nhà báo trên thế giới bị giam giữ.

Báo cáo vào tháng 5 của tổ chức này xếp Việt Nam đứng thứ 178 trên 180 quốc gia được khảo sát về tự do báo chí, tức sụt bốn hạng so với năm 2022.

Theo tổ chức Phóng viên Không biên giới, các nhà báo độc lập thường xuyên bị bạo quyền Hà Nội nhắm đến vì là nguồn thông tin tự do duy nhất ở một quốc gia mà báo chí viết theo lệnh của bạo quyền độc đảng. Ông Nguyễn Lân Thắng, một cộng tác viên của đài Á châu Tự do, được tổ chức Phóng viên Không Biên giới nêu bật trong số các nhà báo bị cầm tù với cáo buộc 6 năm tù.

Bình luận về thống kê nói trên, nhiều nhà đấu tranh ở VN cho biết là quyền tự do báo chí ở Việt Nam hiện nay là "rất tệ". Sự đàn áp vượt biên giới cũng diễn ra với vụ bắt cóc nhà đấu tranh Đường Văn Thái ở Thái Lan vào tháng 4 năm nay.

Theo tổ chức báo chí nói trên, các nhà báo bị cầm tù tại Việt Nam bị từ chối tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế. Báo cáo cũng nhắc đến hai nhà báo độc lập là Phạm Chí Dũng và Lê Trọng Hùng đã bắt đầu một cuộc tuyệt thực vào giữa năm 2023 để phản đối các điều kiện giam giữ.

RFA

2/ ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG BỊ CÁO BUỘC THÊM TỘI DANH

Ông Lưu Bình Nhưỡng, phó ban dân nguyện của quốc hội, vừa bị bộ công an VN truy tố thêm tội danh “lợi dụng chức vụ và quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, với số tiền lên đến hàng trăm ngàn Mỹ kim.

Quyết định nói trên được công an tỉnh Thái Bình đưa ra vào hôm qua 26/12. Theo cáo trạng thì ông Lưu Bình Nhưỡng trong thời gian nắm ghế phó ban dân nguyện của quốc hội đã có hành vi lợi dụng tống tiền nói trên.

Cần biết là vào ngày 14/11, ông Nhưỡng bị bắt giam để điều tra về cáo buộc “cưỡng đoạt tài sản”. Theo cáo buộc này, ông Nhưỡng đã can thiệp để tiếp tay cho việc cưỡng đoạt tài sản của ông Phạm Minh Cường. Đến ngày 20/12, ông Nhưỡng bị khai trừ ra khỏi đảng CSVN.

Ông Lưu Bình Nhưỡng từng được cho là người có tiếng nói mạnh mẽ tại nghị trường về nhiều vấn đề xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là sự lạm quyền của bộ công an.

RFA

3/ NGA XÁC NHẬN MỘT CHIẾN HẠM BỊ HƯ HẠI NẶNG Ở BIỂN HẮC HẢI

Vào hôm qua 26/12, Nga lên tiếng xác nhận một chiến hạm loại lớn đã bị hư hại trong cuộc tấn công của Ukraine vào một hải cảng ở Hắc Hải.

Cuộc không kích diễn ra tại cảng Feodosiya ở vùng Crimea do Nga chiếm đóng vào sáng sớm thứ Ba. Bộ quốc phòng Nga cho biết tàu đổ bộ cỡ lớn Novocherkassk đã bị phi cơ Ukraine trang bị phi đạn tấn công.

Người đứng đầu không quân Ukraine trước đó cho biết các chiến đấu cơ của họ đã phá hủy con tàu. Một người bị thiệt mạng trong vụ tấn công này và nhiều người khác bị thương. Sáu tòa nhà bị hư hại và một số người được di tản đến các trung tâm lưu trú tạm thời.

Các hoạt động vận tải của hải cảng được cho là vẫn hoạt động bình thường sau khi khu vực này bị phong tỏa, đồng thời đám cháy do vụ tấn công gây ra đã được kiểm soát.

Cuộc tấn công vào rạng sáng thứ Ba không phải là vụ đầu tiên mà Novocherkassk trở thành mục tiêu của lực lượng Ukraine. Vào tháng 3 năm ngoái, bộ quốc phòng Ukraine báo cáo là chiến hạm này đã bị hư hại trong một cuộc tấn công vào hải cảng Berdyansk của Ukraine bị chiếm đóng, theo đó thì một tàu tấn công đổ bộ khác bị đánh chìm.

Cần biết là Nga đã chiếm giữ và sát nhập bán đảo Crimea từ Ukraine từ năm 2014. Lực lượng của Nga đóng giữ tại đó đã nắm vai trò quan trọng trong cuộc xâm lược vào Ukraine vào tháng 2 năm ngoái.

Lực lượng Nga ở Crimea kể từ đó đã liên tục bị Ukraine tấn công. Vào tháng trước, quân đội Ukraine cho biết là kể từ khi bắt đầu cuộc chiến với Nga, họ đã phá hủy 15 tàu hải quân Nga và làm hư hại 12 tàu khác ở Hắc Hải.

BBC

4/ MỘT TƯỚNG LÃNH VỆ BINH CÁCH MẠNG IRAN THIỆT MẠNG Ở SYRIA

Một cuộc không kích của Do Thái ở bên ngoài thủ đô Damascus của Syria vào hôm thứ Hai 25/12 đã giết chết một cố vấn cao cấp của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, theo các nguồn tin an ninh và truyền thông nhà nước Iran cho biết.

Các nguồn tin cho biết là viên cố vấn Sayyed Razi Mousavi đang chịu trách nhiệm điều phối liên minh quân sự giữa Syria và Iran.

Đài truyền hình nhà nước Iran đã cắt ngang chương trình tin tức thường kỳ để thông báo rằng ông Mousavi đã bị hạ sát. Đài này mô tả ông Mousavi là một trong những cố vấn lâu đời nhất của Lực lượng Vệ binh ở Syria.

Họ cho biết ông là một trong số những người đi cùng Qassem Soleimani, người cầm đầu Lực lượng Quds tinh nhuệ đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ ở Iraq vào năm 2020.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi nói vụ ám sát ông Mousavi cho thấy sự yếu kém của Do Thái. Trong khi đó Lực lượng Vệ binh Cách mạng cho biết Do Thái sẽ gánh hậu quả vì đã giết chết ông Mousavi, một thiếu tướng của Lực lượng Vệ binh.

Do Thái trong nhiều năm qua đã thực hiện các cuộc không kích nhắm vào các mục tiêu có liên quan đến Iran ở Syria, nơi mà ảnh hưởng của Iran đang tăng lên kể từ khi nước này ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến nổ ra ở Syria vào năm 2011.

Đầu tháng này, Iran cho biết các cuộc không kích của Do Thái đã giết chết hai thành viên Vệ binh Cách mạng ở Syria, những người từng làm cố vấn quân sự ở đó.

VOA

 

 

VNThoibao

 

VNTB – Phò mã Tống Viết Hòa

VNTB – Giá vàng tăng liên tục

VNTB – Ông Lưu Bình Nhưỡng phạm tội cưỡng đoạt tài sản

VNTB – 154 dự án điện “trời ơi”

VNTB –  Không dọn ổ kỹ, đại bàng đi chỗ khác

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 27/12/2023

Geert Wilders, người chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử Hà Lan, là ai?

26/12/1917: Chính phủ Mỹ quốc hữu hoá đường sắt quốc gia

Thế giới hôm nay: 26/12/2023

Nếu Nga thắng, điều gì sẽ xảy ra với Ukraine?

Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc tăng cường vai trò giám sát kinh tế

24/12/1964: Việt Cộng đánh bom Khách sạn Brinks

23/12/1983: Tạp chí “Science” công bố báo cáo đầu tiên về mùa đông hạt nhân

“Cánh tay phải” của Putin đã giúp ám sát Prigozhin như thế nào?

Chuyển động Quốc Phòng (15/12 – 21/12/2023)

 


Báo Tiếng Dân

 

Chuyện uống chè (Kỳ 3)24/12/2023

 

 

Thuy My

Đặng Sơn Duân - VinFuture, đế chế Phù Nam hay là tương lai của Việt Nam

Nguyễn Văn Tuấn - Những cây cầu miền Tây và nhà tài trợ

Phan Thúy Hà - Nghe bác Phan Khánh nhắc chuyện đời sơ

Dương Quốc Chính - Bất động sản trung tâm tăng giá

Nguyễn Thông - Kinh tế cộc đuôi

Huy Đức - Vinashin và sự phản bội công cuộc cải cách theo hướng thị trường

Phạm Lưu Vũ - Vô phúc tử tôn...luận (2)

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Về ba chữ “chung vận mệnh” 27/12/2023

Mừng Chúa Giáng sinh: Thượng đế chỉ cho họ một chiếc giày và tạ ơn Thượng đế, họ đã tìm được chiếc khác cho nhân loại 27/12/2023

Nộp tiền chống trượt: thực chứ nghi ngờ “thực hư” gì nữa? 27/12/2023

Cái bạt tai của bế tắc từ mọi phía 27/12/2023

Cổ vũ cho ai? 27/12/2023

Đêm nay Noel… 26/12/2023

Nghĩ vụn bên cây thông! 26/12/2023

Phật tại tâm, Chúa tại tâm 26/12/2023

Lễ Giáng sinh bị hủy bỏ ở chính quê hương của Jesus 26/12/2023

Nhân ngày Noel – Để trả lời câu hỏi lớn: Chúa Jesus là Bồ tát hóa thân? 25/12/2023

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

 

Cựu giám đốc Sở Y tế Tây Ninh khai 3 lần nhận 'quà' của Chủ tịch NSJ

Hải Duyên

https://vnexpress.net/cuu-giam-doc-so-y-te-tay-ninh-khai-3-lan-nhan-qua-cua-chu-tich-nsj-4693870.html

Thứ tư, 27/12/2023, 09:59 (GMT+7)

TP HCMÔng Hoa Công Hậu, cựu giám đốc Sở Y tế Tây Ninh, khai không thỏa thuận nhận lợi ích khi cho NSJ Group trúng thầu, song có 3 lần nhận "quà" hơn một tỷ đồng từ doanh nghiệp.

Ngày 27/12, ông Hoa Công Hậu, 61 tuổi; Lê Thành Lữ, 57 tuổi, cựu phó Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Y tế Tây Ninh; Hoàng Thị Thúy Nga, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty NSJ Group và 9 đồng phạm bị TAND TP HCM xét xử về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Liên quan vụ án, hai người khác là cựu cán bộ Sở Y tế Tây Ninh bị cáo buộc Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Thiệt hại của vụ án này là hơn 13 tỷ đồng.

Có gần 20 luật sư bào chữa cho các bị cáo. Sở Y tế tỉnh Tây Ninh tham gia phiên tòa với tư cách là bị hại; 30 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, trong đó có đại diện UBND tỉnh Tây Ninh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh...

Theo cáo trạng được công bố tại tòa, ông Hậu khi là Giám đốc Sở Y tế Tây Ninh đã chỉ đạo và trực tiếp ký các vǎn bản xin chủ trương mua sắm, tổ chức đấu thầu mua máy chụp CT cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh; là người chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu.

Hoàng Thị Thúy Nga biết Sở Y tế tỉnh Tây Ninh có nhu cầu trang bị hệ thống máy CT Scanner 128 lát cắt cho bệnh viện tỉnh, nên tháng 7/2017 đến gặp ông Hậu cho biết công ty của mình là đơn vị phân phối thiết bị này và đặt vấn đề được cung cấp.

Ông Hậu biết bà Nga có quan hệ với nhiều lãnh đạo và đã trúng thầu nhiều gói thiết bị y tế tại các tỉnh, nên đã đồng ý. Ông chỉ đạo Lữ cho Công ty NSJ giới thiệu hệ thống CT Scanner 128 lát cắt và chấp thuận giá mua là 28 tỷ đồng theo đề nghị của Nga. Đồng thời, ông Hậu chỉ đạo ông Lữ tham mưu để mình ký tờ trình gửi UBND tỉnh chỉ định mua thiết bị do công ty của Nga phân phối. Quá trình lập hồ sơ mời thầu, Giám đốc Sở Y tế Tây Ninh còn chỉ đạo cấp dưới xử lý hồ sơ tạo lợi thế cho NSJ trúng thầu.

Về phía NSJ, khi được ông Hậu nhận lời giúp, bà Nga chỉ đạo nhân viên tiếp cận người của Sở Y tế thuyết phục lựa chọn thiết bị do công ty mình cung cấp; chuẩn bị hồ sơ dự thầu thay cho nhiều công ty "quân xanh" tham gia. Thực tế, các bên thỏa thuận để NSJ thắng thầu.

Nhà chức trách kết luận, giá trị máy chụp do NSJ cung cấp là hơn 14 tỷ đồng. Do đó, hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước hơn 13 tỷ đồng.

Từ năm 2018 đến năm 2020, sau khi NSJ trúng thầu, vào nhiều dịp lễ, Tết ông Hậu đã 3 lần nhận quà biếu và tiền với tổng giá trị một tỷ đồng. Tuy nhiên, bà Nga không thừa nhận việc tặng quà, tiền cho chủ đầu tư và các bên liên quan.

Tại tòa sáng nay, ông Hậu là người đầu tiên bị thẩm vấn. Cựu giám đốc Sở Y tế thừa nhận hành vi như cáo trạng, cho biết việc mua sắm máy chụp CT cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh xuất phát từ nhu cầu của bệnh viện. Hơn nữa, theo đề án của Bộ Y tế phê duyệt, bệnh viện này sẽ là vệ tinh của Chợ Rẫy.

"Bà Nga tìm gặp bị cáo khi chủ trương mua sắm máy chưa được phê duyệt, không thỏa thuận về việc trúng thầu sẽ được nhận lợi ích gì. Tuy nhiên, sau đó bị cáo có 3 lần nhận quà biếu. Bà Nga cho nhân viên mang tới chứ không đưa trực tiếp, trong đó có một tỷ đồng tiền mặt", bị cáo Hậu khai.

Chiều nay HĐXX tiếp tục thẩm vấn các bị cáo. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến 29/12.

Bà Nga từng là Phó tổng giám đốc Công ty AIC, sau đó làm Chủ tịch Hội đồng sáng lập NSJ Group và lập 7 công ty kinh doanh nhiều lĩnh vực giao cho cấp dưới đứng tên pháp nhân. Thực tế, bà Nga bỏ vốn và điều hành mọi hoạt động.

Ngoài vụ án này, bà Nga đã bị TAND TP Hà Nội, TP HCM, tỉnh Quảng Ninh tuyên phạt mức án tổng hợp 30 năm tù do vi phạm đấu thầu, đưa hối lộ tại: AIC và Sở Y tế Đồng NaiSở Y tế Cần ThơSở Giáo dục tỉnh Quảng Ninh.

 

Doanh nghiệp 'cát tặc' mua chuộc nhiều lãnh đạo An Giang

Quốc Thắng

https://vnexpress.net/doanh-nghiep-cat-tac-mua-chuoc-nhieu-lanh-dao-an-giang-4693559.html

Thứ tư, 27/12/2023, 09:00 (GMT+7)

Theo Bộ Công an, Công ty Trung Hậu - Tổng 68 khai thác cát vượt trữ lượng cấp phép 3,2 triệu m3, trị giá 253 tỷ đồng, rồi dùng tiền kiếm được mua chuộc hàng loạt lãnh đạo tỉnh An Giang.

Công ty Cổ phần đầu tư Trung Hậu - Tổng 68 có trụ sở tại huyện Bình Chánh, TP HCM, do ông Lê Quang Bình là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Doanh nghiệp này được UBND tỉnh An Giang cấp phép khai thác tại mỏ cát trên địa bàn xã Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Theo đó, Trung Hậu - Tổng 68 được phép khai thác hơn 1,5 triệu m3 cát để cung cấp cho 4 công trình: dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh TP Long Xuyên; công trình đường kênh Long Điền A-B và dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau thuộc Dự án công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định, ông Lê Quang Bình đã lợi dụng giấy phép khai thác khoáng sản được cấp, chỉ đạo nhân viên và thuê người tổ chức khai thác hơn 4,7 triệu m3 cát - vượt trữ lượng được cấp phép trên 3,2 triệu m3. Trị giá khoản dư này tạm tính là 253 tỷ đồng.

Tiếp đó, Trung Hậu - Tổng 68 đã bỏ ngoài sổ sách không khai báo và nộp nghĩa vụ tài chính với số cát khai thác vượt giấy phép.

Để tiêu thụ số cát khai thác trái phép, ông Bình cùng đồng phạm lập nhiều công ty trung gian, quản lý mua bán hóa đơn đầu vào khống để hợp thức nguồn gốc cát lậu. Số tiền thu được, tổng giám đốc này khai chi cho một số cán bộ cơ quan chức năng, trong đó có ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang.

Sau 4 tháng điều tra sai phạm của Trung Hậu - Tổng 68, nhà chức trách xác định, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư đã lợi dụng vị trí công tác, chỉ đạo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tạo điều kiện cho doanh nghiệp này được cấp phép thăm dò, khai thác, nâng trữ lượng, công suất khai thác, bỏ qua những sai phạm trong quá trình khai thác tại mỏ cát. Ông Thư sau đó được Tổng giám đốc Công ty Trung Hậu 68 chung chi 1,2 tỷ đồng.

Còn ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, bị cáo buộc can thiệp, chỉ đạo giúp Trung Hậu - Tổng 68 được cấp phép khai thác, điều chỉnh trữ lượng, công suất và khai thác trái quy định của pháp luật. Cơ quan điều tra xác định hành vi này giúp doanh nghiệp thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn, gây thiệt hại tài sản Nhà nước.

Ngày 25/12, ông Bình bị bắt tạm giam về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Trước đó, ông Trần Anh Thư và Nguyễn Việt Trí bị bắt về hành vi Nhận hối lộ.

Đến nay, Bộ Công an đã khởi tố tổng cộng 22 người, trong đó có 7 cựu cán hộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và Trung tâm quan trắc, bị điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thành công vụ. Ông Lê Quang Bình, Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc Trung Hậu 68, bị điều tra tội Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Đưa hối lộ và In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Bộ Công an đang mở rộng điều tra vụ án. Còn trước đó, hồi cuối tháng 7, Thanh tra Chính phủ từng chỉ ra nhiều sai phạm trong cấp phép khai thác cát tại An Giang, giai đoạn từ 1/7/2011 đến 31/12/2020. Thời gian này, UBND tỉnh An Giang cấp 4 giấy phép thăm dò khoáng sản, cát sông tại khu vực không đấu giá, nhưng không thực hiện thủ tục lựa chọn tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản theo quy định.

Từ sau ngày 1/7/2011, UBND tỉnh An Giang thực hiện gia hạn đối với 15 giấy phép khai thác cát cấp trước đó; cấp 7 giấy phép khai thác cát thuộc khu vực khoanh định không đấu giá, nhưng không xác định phục vụ riêng cho các công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước, công trình khắc phục thiên tai, địch họa, công trình hạ tầng giao thông...

Cơ quan quản lý nhà nước bị cho là không thực hiện việc kiểm kê trữ lượng cát tại các mỏ cát lòng sông đã cấp phép, không có biện pháp đảm bảo giám sát chặt chẽ khối lượng cát khai thác thực tế hàng năm tại các mỏ được cấp phép. Cục Thuế và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang không phối hợp thực hiện đối chiếu khối lượng cát khai thác của tổ chức được cấp phép giai đoạn 2015-2020.

Từ đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh An Giang thu hồi các giấy phép khai thác cát đã cấp mới sau ngày 1/7/2011, và các giấy phép được cấp từ trước nhưng được gia hạn sau ngày 1/7/2011 còn hiệu lực hoạt động (ngoại trừ các giấy phép được cấp thông qua đấu giá) mà không chỉ định cung cấp phục vụ cho các công trình theo quy định.

"Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi công bố kết luận, tỉnh An Giang chưa hoàn thành việc thu hồi, điều chỉnh đối với các giấy phép khai thác cát đã cấp và gia hạn còn hiệu lực hoạt động như trên thì sẽ chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xử lý", kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu.

Ngoài ra, tỉnh An Giang bị yêu cầu phải thực hiện kiểm kê, giám sát chặt chẽ trữ lượng cát và khối lượng cát khai thác thực tế của các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác cát trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để đối chiếu.

Hiện ĐBSCL có hơn 80 doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát, khối lượng khoảng 28 triệu tấn mỗi năm. Cùng vấn nạn khai thác cát lậu ở nhiều nơi, khối lượng cát mất đi là không thể kiểm soát. Đây được cho là nguyên nhân khiến các tỉnh miền Tây bị sạt lở nghiêm trọng.

 

Ông chủ Việt Á và bốn cựu sĩ quan ra tòa trong vụ gian lận sản xuất kit test

Thanh Lam

https://vnexpress.net/ong-chu-viet-a-va-bon-cuu-si-quan-ra-toa-trong-vu-gian-lan-san-xuat-kit-test-covid-19-4693800.html

Thứ tư, 27/12/2023, 00:24 (GMT+7)

HÀ NỘI Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt bị xét xử trong vụ án liên quan cựu phó giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự Hồ Anh Sơn cùng 3 cựu sĩ quan Học viện Quân y.

Ngày 27/12, Việt cùng ông Hồ Anh Sơn và 5 người hầu tòa tại Tòa án Quân sự Thủ đô. Đây là vụ án đầu tiên Việt bị xét xử. Ngày 3/1/2024, ông chủ Việt Á sẽ tiếp tục là bị cáo trong vụ đại án liên quan cựu bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.

Hôm nay, ông Sơn, 47 tuổi, bị VKS Quân sự Trung ương truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ba cựu sĩ quan Học viện Quân y bị cáo buộc Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, gồm: ông Nguyễn Văn Hiệu, từng là đại tá, Trưởng Phòng Trang bị Vật tư; Ngô Anh Tuấn, từng là thiếu tá, Trưởng Phòng Tài chính và Lê Trường Minh, cựu thiếu tá, cựu trưởng Ban Hóa dược.

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á Phan Quốc Việt bị truy tố cả hai tội danh trên; Vũ Đình Hiệp (cấp phó của ông Việt) bị cáo buộc Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Liên quan vụ án, ông Trịnh Thanh Hùng, cựu vụ phó thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

4 luật sư đăng ký bào chữa cho 7 bị cáo. Bị hại trong vụ án được VKS Quân sự Thủ đô xác định là Học viện Quân y, bị đơn dân sự là Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.

Tại phần thủ tục, HĐXX thông báo danh sách 16 người được Tòa án Quân sự Thủ đô triệu tập với tư cách nhân chứng, trong đó có trung tướng Đỗ Quyết, nguyên Giám đốc Học viện Quân y; đại tá Phạm Nhật Quang, nguyên Chánh thanh tra Học viện Quân y... Song ông Quyết, ông Quang và 4 người có đơn xét xử vắng mặt.

HĐXX quyết định tiếp tục xét xử vì những người này đều đã có lời khai trong quá trình điều tra, không có ý kiến khác.

Cáo trạng của Viện kiểm sát Quân sự Trung ương nêu, đầu năm 2020 khi Covid-19 bùng phát, Học viện Quân y đề xuất được phát triển kit test xét nghiệm trong đề tài nghiên cứu có tổng kinh phí 18,98 tỷ đồng. Đề tài sau đó được Viện Nghiên cứu Y dược học quân sự (thuộc Học viện Quân y) triển khai; ông Sơn là chủ nhiệm. Công ty Việt Á cùng tham gia với tư cách là đơn vị phối hợp nghiên cứu, chế tạo, theo yêu cầu từ vụ phó Hùng.

Quá trình nghiên cứu, ông Hùng, Sơn và Việt cho rằng kit test của Việt Á tốt hơn nên thống nhất không cần Học viện Quân y chuyển giao quy trình nghiên cứu mà để Việt Á tự sản xuất 20.000 sản phẩm.

Ba bị can đưa bộ kit do Công ty Việt Á cung cấp (không được sản xuất theo quy trình nghiên cứu của Học viện Quân y) để thử nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và sử dụng sản phẩm này để nghiệm thu đề tài.

Theo VKS, do Hội đồng nghiệm thu không biết hành vi gian dối của ba người này, cũng không biết quy trình nghiên cứu của Học viện Quân y không liên quan bộ kit Việt Á nộp nghiệm thu. Hậu quả, quy trình nghiên cứu của Học viện Quân y không có sản phẩm được thử nghiệm, đánh giá và đề tài của Học viện Quân y không hoàn thành.

Tổng giám đốc Việt Á bị cáo buộc tiếp tục sử dụng kết quả nghiệm thu này để gian dối trong làm thủ tục, sau đó được Bộ Y tế ra quyết định cấp phép lưu hành.

VKS xác định, hành vi gian dối của 3 bị can Hùng, Sơn, Việt đã gây thiệt hại 18,5 tỷ đồng - khoản tiền giao Học viện Quân y làm đề tài. Ông Hùng bị cáo buộc nhận "lót tay" 350.000 USD từ Việt Á, ông Sơn nhận 2,5 tỷ đồng.

Ông Sơn còn bị cáo buộc mua, bán tăm bông, ống môi trường ở bên ngoài, dán nhãn Viện Nghiên cứu y dược học quân sự/Học viện Quân y và cung cấp cho Công ty Việt Á, thu lợi 2 tỷ đồng.

Ba cựu sĩ quan quân y còn lại, giai đoạn tháng 5-12/2021, khi Học viện quân y tổ chức các trung tâm xét nghiệm dã chiến tại Bắc Ninh, Bắc Giang và TP HCM, đã xin Việt Á ứng trước vật tư. Họ bị cáo buộc hợp thức hóa hồ sơ bằng đấu thầu, qua đó thanh toán cho Việt Á chênh 27 tỷ đồng so với giá trị thực.

Sau mỗi lần, các cựu sĩ quan này đều được Việt Á "lại quả", tổng từ 1,1 đến 3,6 tỷ đồng, VKS cho hay.

VKS ghi nhận các bị can đã nộp khắc phục tổng gần 19 tỷ đồng, trong đó ông Sơn 5,3 tỷ đồng, ông Hiệu 3,7 tỷ đồng, ông Tuấn 1,1 tỷ đồng, ông Hùng 350.000 USD (tương đương 8,5 tỷ đồng).

Viện kiểm sát Quân sự Trung ương đánh giá, vụ án nảy sinh từ động cơ vụ lợi cá nhân của 7 bị can. Song bên cạnh là sự buông lỏng, thiếu sâu sát trong công tác giao, quản lý, nghiệm thu, quyết toán của các đơn vị có thẩm quyền.

Nhà chức trách xác định Việt Á đã sản xuất hơn 8,7 triệu test, tiêu thụ 8,3 triệu test theo đơn giá 470.000 đồng, gấp hơn 3 lần giá sản xuất. Việt Á bị quy kết hưởng lợi trái phép gần 1.236 tỷ đồng.

 

Cựu giám đốc bị khởi tố về sai phạm gần 20 năm trước

Tư Huynh

https://vnexpress.net/cuu-giam-doc-bi-khoi-to-ve-sai-pham-gan-20-nam-truoc-4693977.html

Thứ tư, 27/12/2023, 11:42 (GMT+7)

BÌNH THUẬN Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, nguyên giám đốc Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi, bị cáo buộc nghiệm thu khống gói thầu gần 20 năm trước, gây thất thoát ngân sách.

Ngày 27/12, ông Nguyễn Hoàng Tuấn bị Công an tỉnh Bình Thuận khởi tố về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 224 Bộ luật Hình sự.

Bị cáo buộc vai trò đồng phạm là Vũ Thông Phán, nguyên phó Phòng kỹ thuật Công ty Khai thác Thủy lợi Bình Thuận; Hoàng Đức Hậu, nguyên giám đốc Công ty Thi công Cơ giới; Trương Thanh Lương, nguyên cán bộ kỹ thuật Công ty Thi công Cơ giới.

Các bị can đều được tại ngoại.

Sai phạm của các bị can xảy ra trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản các công trình do Công ty Khai thác Công trình thủy lợi Bình Thuận được giao quản lý từ năm 2002-2015 (lúc ông Tuấn còn làm Giám đốc).

Trong đó, dự án Công trình kiên cố hóa Kênh mương hệ thống thủy lợi Hồ Núi Đất - Suối Le, huyện Hàm Tân (nay thuộc xã Tân Tiến, thị xã La Gi) có tổng mức đầu tư hơn 10,7 tỷ đồng, được khởi công tháng 9/2002. Mục tiêu của công trình là cấp nước tưới cho 490 ha lúa 3 vụ ở khu vực Suối Sâu và khu tưới kênh tiếp nước Suối Le.

Theo cơ quan điều tra, sau nhiều năm, dù chưa hoàn thành thi công nhưng Công ty Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận và các bên đã tổ chức nghiệm thu và thanh toán vượt khối lượng thực tế tại gói thầu số 4 của công trình. Ông Tuấn và các bị can biết rõ khối lượng thi công thực tế của đơn vị thi công nhưng cố ý làm sai lệch kết quả giám sát thi công, thực hiện các công tác nghiệm thu khối lượng cao hơn so với thực tế... Hành vi này đã gây thiệt hại hơn 1,6 tỷ đồng tài sản của Nhà nước.

Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, đơn vị thi công đã hoàn trả số tiền thanh toán khống.

 

Khởi tố nhiều cán bộ nhận hối lộ tại Chi Cục Đăng kiểm số 8 TP Cần Thơ

Văn Đức/Công an Nhân dân

https://lifestyle.zingnews.vn/khoi-to-nhieu-can-bo-nhan-hoi-lo-tai-chi-cuc-dang-kiem-so-8-tp-can-tho-post1450925.html

Thứ tư, 27/12/2023 00:00 (GMT+7)

Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ khởi tố 3 vụ án, bắt tạm giam 5 bị can là đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm số 8 về hành vi "Nhận hối lộ" với số tiền trên 1,5 tỷ đồng.

Ngày 26/12, cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở đối với đăng kiểm viên Phòng Ngô Phú Nhân (SN 1978, ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) nhận hối lộ trên 70 triệu đồng; đăng kiểm viên Lương Duy Long (SN 1986, ngụ TP Hải Phòng, tạm trú quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) nhận hối lộ trên 170 triệu đồng.

Quá trình điều tra xác định các đăng kiểm viên nhiều lần nhận tiền của đại diện các chủ phương tiện để bỏ qua một số quy trình, quy định về đăng kiểm, nhằm giải quyết nhanh, thủ tục đơn giản, kiểm định đạt theo nhu cầu của người đưa tiền. Việc nhận hối lộ diễn ra thường xuyên, có sự cấu kết, ăn chia giữa đăng kiểm viên máy và đăng kiểm viên vỏ. Nhiều trường hợp chính đăng kiểm viên lại nhận làm dịch vụ trọn gói đăng kiểm cho những phương tiện do mình thực hiện kiểm định; nhiều trường hợp không đi kiểm tra thực tế. Trước đó, cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ phát hiện các đăng kiểm viên của Chi Cục đăng kiểm số 8 thuộc Cục đăng kiểm Việt Nam (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) có hành vi nhận tiền khi tiến hành kiểm tra, kiểm định phương tiện đường thủy. Nhiều trường hợp đăng kiểm viên lợi dụng tư cách đăng kiểm viên “vừa đá bóng, vừa thổi còi” nhận làm dịch vụ trọn gói, kiểm định nhanh “hỏa tốc” chưa đầy 24h.

Xác định có dấu hiệu của tội phạm, ngày 10/4, cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ quyết định khởi tố vụ án hình sự tội "Nhận hối lộ" xảy ra tại Chi Cục đăng kiểm số 8, đồng thời ra lệnh khám xét Chi cục đăng kiểm số 8 là nơi làm việc của các đăng kiểm viên, phối hợp cùng VKSND TP Cần Thơ tiến hành khám xét trong 2 ngày để thu thập thêm tài liệu, chứng cứ phục vụ công tác điều tra.

Ngày 20/4, cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ thực hiện khám xét chỗ ở, bắt bị can để tạm giam đối với Mai Công Hưng (SN 1985 tại Hải Phòng; tạm trú quận Cái Răng, TP Cần Thơ, về tội “Nhận hối lộ” số tiền trên 1 tỷ đồng.

Ngày 12/6, cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố vụ án “Nhận hối lộ”, bắt tạm giam đăng kiểm viên Vũ Văn Huyền (SN 1983 tại Thái Bình, ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) về tội “Nhận hối lộ” số tiền trên 230 triệu đồng. Ngày 27/9, cơ quan CSĐT khởi tố bị can, bắt tạm giam đăng kiểm viên Đoàn Bá Quỳnh (SN 1986 tại Hải Dương, ngụ quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) nhận hối lộ trên 200 triệu đồng.

Quá trình điều vụ án tại Chi cục Đăng kiểm số 8 (Cục Đăng kiểm Việt Nam), đến nay cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đã khởi tố 3 vụ án, khởi tố, bắt tạm giam 5 bị can là đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm số 8 về hành vi “Nhận hối lộ”. Số tiền chứng minh được nhận hối lộ đến nay của các đăng kiểm viên là trên 1,5 tỷ đồng.

Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ kêu gọi chủ sở hữu, người quản lý, điều hành các phương tiện đã chi tiền ngoài quy định cho đăng kiểm viên đến cơ quan CSĐT (Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an TP Cần Thơ, địa chỉ 71 Trần Phú, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, chủ động trình báo để hỗ trợ công tác điều tra vụ án và hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật.

 

Cựu giám đốc Sở Y tế Tây Ninh hầu tòa tại TP.HCM

Dương Quỳnh Trang

 https://lifestyle.zingnews.vn/cuu-giam-doc-so-y-te-tay-ninh-hau-toa-tai-tphcm-post1451062.html

Thứ tư, 27/12/2023 06:30 (GMT+7)

Cựu giám đốc Sở Y tế Tây Ninh Hoa Công Hậu bị đưa ra xét xử về hành vi nhận "lại quả" 1 tỷ đồng, để tạo điều kiện cho NSJ Group thắng thầu, gây thiệt hại 13 tỷ đồng của Nhà nước.

Ngày 27/12, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử đối với bị cáo Hoa Công Hậu (61 tuổi, cựu giám đốc Sở Y tế Tây Ninh) và 13 bị cáo khác liên quan sai phạm trong đấu thầu với NSJ Group, gây thiệt hại hơn 13 tỷ đồng.

Trong vụ án này, ông Hậu, bị cáo Lê Thành Lữ (cựu phó Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Y tế Tây Ninh); Hoàng Thị Thúy Nga (Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty NSJ Group) cùng 9 đồng phạm bị truy tố về cùng tội bị Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Liên quan vụ án, 2 cựu cán bộ Sở Tài chính Tây Ninh là Đặng Thị Mỹ Nga và Vũ Thị Thu Nga bị cáo buộc Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 29/12, do thẩm phán Huỳnh Văn Trực làm chủ tọa. Giữ vai trò công tố là kiểm sát viên Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Đình Hội và Mai Hoàn Đông.

Để phục vụ việc xét xử, tòa triệu tập 30 cá nhân, tổ chức với vai trò người có quyền và nghĩa vụ liên quan; trong đó có UBND, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh... Sở Y tế tỉnh Tây Ninh được xác định là bị hại trong vụ án.

Có 18 luật sư đăng ký bào chữa cho các bị cáo. Riêng ông Hoa Công Hậu có 2 luật sư là Trương Thị Minh Thơ, Nguyễn Thị Phương Thi (Đoàn Luật sư TP.HCM).

Theo cáo trạng, năm 2017, Hoàng Thị Thúy Nga biết Sở Y tế tỉnh Tây Ninh có nhu cầu trang bị hệ thống CT Scanner 128 lát cắt cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh nên đến gặp Hoa Công Hậu đặt vấn đề bán hệ thống CT Scanner của Hãng Siemens Healthcare, do Công ty NSJ làm đại diện phân phối chính thức.

Được ông Hậu ủng hộ, Nga đã gặp Lê Thành Lữ (phụ trách mua sắm thiết bị của Sở Y tế) để Lữ lựa chọn hệ thống CT Scanner của Hãng Siemens Healthcare. Nga cũng chỉ đạo cấp dưới đến Sở Y tế, bệnh viện giới thiệu sản phẩm và thuyết phục chủ đầu tư lựa chọn hệ thống CT Scanner do mình phân phối với mức giá là 28 tỷ đồng.

Hoa Công Hậu chỉ đạo Lê Thành Lữ tham mưu để Hậu ký tờ trình gửi UBND tỉnh, chỉ định mua hệ thống CT Scanner do NSJ phân phối.

Quá trình lập hồ sơ mời thầu, Hậu vừa giao Lữ làm tổ trưởng tổ thẩm định hồ sơ mời thầu, vừa là đại diện Sở Y tế làm việc với Nguyễn Phước Thiện (đơn vị tư vấn). Lữ và Thiện đã lập cài các thông số kỹ thuật chuyên biệt của hệ thống CT Scanner vào yêu cầu mời thầu nhằm tạo lợi thế cho Công ty NSJ trúng thầu, hưởng lợi bất chính, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 13 tỷ đồng.

Cũng theo cáo trạng, từ năm 2018 đến 2020, sau khi NSJ trúng thầu, ông Hậu đã 3 lần nhận quà biếu và tiền của NSJ với tổng giá trị 1 tỷ đồng. Hiện, ông Hậu đã nộp lại số tiền này. Đối với Hoàng Thị Thúy Nga, cáo trạng xác định Nga lợi dụng mối quan hệ với Hậu đã chỉ đạo cấp dưới tạo lập các nhà thầu "quân xanh" để tham gia gói thầu trên nhằm tạo điều kiện cho Công ty NSJ trúng thầu.

Ngoài vụ án này, Hoàng Thị Thúy Nga đang phải chấp hành hình phạt chung là 30 năm tù (mức án cao nhất của hình phạt tù có thời hạn) do Vi phạm đấu thầu, Đưa hối lộ xảy ra tại AIC và Sở Y tế Đồng Nai, Sở Y tế Cần Thơ, Sở Giáo dục tỉnh Quảng Ninh.

 

Bốn cựu sĩ quan Học viện Quân y liên quan vụ Việt Á hầu tòa

Sơn Giang

 https://lifestyle.zingnews.vn/bon-cuu-si-quan-hoc-vien-quan-y-lien-quan-vu-viet-a-hau-toa-post1451039.html

Thứ tư, 27/12/2023 06:00 (GMT+7)

Bốn cựu sĩ quan Học Viện Quân y và Tổng giám đốc công ty Việt Á Phan Quốc Việt bị Tòa án quân sự Thủ đô đưa ra xét xử liên quan sai phạm sản xuất kit test Covid.

Ngày 27/12, Tòa án quân sự Thủ đô mở phiên tòa xét xử đối với bị cáo Hồ Anh Sơn (cựu thượng tá, phó giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y), Tổng giám đốc công ty Việt Á Phan Quốc Việt và 5 bị cáo khác liên quan sai phạm sản xuất kit test Covid.

Trong vụ án này, ông Sơn bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Đồng phạm của ông gồm: Nguyễn Văn Hiệu (cựu đại tá, trưởng phòng Trang bị Vật tư); Ngô Anh Tuấn (cựu thiếu tá, trưởng phòng Tài chính) và Lê Trường Minh (cựu thiếu tá, trưởng ban Hóa dược) bị truy tố về cùng tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Liên quan vụ án, bị cáo Phan Quốc Việt (Tổng giám đốc Công ty Việt Á) bị truy tố cả hai tội danh trên; Vũ Đình Hiệp (cấp phó của Việt) bị cáo buộc tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Trịnh Thanh Hùng (cựu vụ phó thuộc bộ Khoa học Công nghệ) bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Để phục vụ việc xét xử, tòa triệu tập các cá nhân, tổ chức đến tòa với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan như trung tướng Nguyễn Viết Lượng (cựu chính ủy Học viện Quân y); thiếu tướng Hoàng Văn Lương, (cựu phó giám đốc Học viện Quân y); Cục Tài chính Bộ Quốc phòng, Công ty TNHH Khoa học Hợp Nhất...

Học viện Quân y được xác định là bị hại trong vụ án, bị đơn dân sự là Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á. Có 14 luật sư tham gia bào chữa cho 7 bị cáo.

Theo cáo trạng, Hồ Anh Sơn (thời điểm đang là Phó Giám đốc Viện nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân Y) trình Thiếu tướng Hoàng Văn Lương (khi đó là Phó giám đốc Học viện Quân Y) ký công văn gửi Bộ Khoa học Công nghệ về việc đề xuất nhiệm vụ phát triển kít test Covid-19.

Sau khi được Bộ Khoa học Công nghệ giao đề tài Hồ Anh Sơn là chủ nhiệm đề tài, Học viện Quân Y tổ chức nghiên cứu kit test với kinh phí hơn 18 tỷ đồng.

Để được cấp lưu hành chính thức, Phan Quốc Việt đã chỉ đạo cấp dưới soạn biên bản thể hiện Học viện Quân Y đồng ý cho Việt Á được toàn quyền sử dụng kết quả nghiên cứu và được in logo Học viện Quân Y lên sản phẩm.

Bộ Y tế sau đó chấp thuận cho Công ty Việt Á được lưu hành sản phẩm kit test chính thức. Ngay khi được Bộ Y tế cấp phép, Phan Quốc Việt đã "cảm ơn" Trịnh Thanh Hùng số tiền 350.000 USD (khoảng 8 tỷ đồng).

Ngoài ra, năm 2020, Phan Quốc Việt đề nghị Hồ Anh Sơn đi mua tăm bông và các ống môi trường về bán cho Công ty Việt Á để công ty này bán lại, Sơn sẽ được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ việc này.

Đồng ý, Hồ Anh Sơn đã chỉ đạo cấp dưới đi tìm mua các ống falcon, tăm bông trên địa bàn Hà Nội rồi đóng gói và chuyển cho Công ty Việt Á. Trên nhiều sản phẩm, Sơn còn cho đóng logo của Viện nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân Y.

Khi nhận hàng từ Hồ Anh Sơn, Công ty Việt Á bán lại cho một số cơ sở y tế Nhà nước hoặc bệnh viện tư nhân, thu tổng số tiền hơn 3,6 tỷ đồng. Trừ các chi phí khác, Sơn được hưởng lợi hơn 2,1 tỷ đồng qua việc "bắt tay" với Việt Á.

Sai phạm thứ 3 được VKS Quân sự Trung ương xác định là Học viện Quân Y mua kit xét nghiệm của Công ty Việt Á với giá cao trong quá trình chống dịch tại Bắc Ninh, Bắc Giang và TP.HCM.

Theo đó, do được giao nhiệm vụ về Bắc Ninh và Bắc Giang chống dịch, nên Trung tướng Đỗ Quyết (nguyên Giám đốc Học viện Quân Y) ký văn bản đề nghị và được Bộ Quốc phòng đồng ý cho dùng hơn 7,2 tỷ đồng để mua 220 bộ kit (loại 96 test một bộ).

Tuy nhiên, Học viện Quân Y không đấu thầu theo quy định mà tiến hành mua "chỉ định thầu" từ Công ty Việt Á với giá hơn 9,5 tỷ đồng, cao hơn 2,2 tỷ đồng so với báo cáo gửi Bộ Quốc phòng.

Tháng 7/2021, Học viện Quân Y thanh toán hơn 5,1 tỷ đồng cho Công ty Việt Á, cơ quan tố tụng cáo buộc Phan Quốc Việt và Vũ Đình Hiệp (Phó tổng giám đốc Công ty Việt Á) chi "hoa hồng" cho Hồ Anh Sơn 344 triệu đồng; Ngô Anh Tuấn (cựu Thiếu tá, cựu Trưởng phòng Phòng Tài chính, Học viện Quân Y) 148 triệu đồng; Nguyễn Văn Hiệu (cựu Đại tá, cựu Trưởng phòng Phòng trang bị - vật tư, Học viện Quân Y) 492 triệu đồng. Sau đó, Nguyễn Văn Hiệu đưa cho Thiếu tướng Hoàng Văn Lương 50 triệu đồng.

Cũng trong năm 2021, Học viện Quân Y được cử đi chống dịch tại TP.HCM nên đã đề nghị Bộ Quốc phòng cho dùng hơn 17,5 tỷ đồng mua 390 bộ kit (37.440 test) của Công ty Việt Á. Song, giá trị hợp đồng được nâng lên 77.280 test tương ứng hơn 32,2 tỷ đồng, cao hơn 14,6 tỷ đồng so với báo cáo gửi Bộ Quốc phòng.

Cáo trạng xác định, với vai trò là Phó Tổng giám đốc Công ty Việt Á, Vũ Đình Hiệp đã chi hơn 7,1 tỷ đồng "hoa hồng" cho một số sĩ quan có chức vụ tại Học viện Quân Y.

 

Cựu thư ký Phạm Trung Kiên, cựu cục trưởng Hương Lan bị tuyên y án chung thân

Thân Hoàng

https://tuoitre.vn/cuu-thu-ky-pham-trung-kien-cuu-cuc-truong-huong-lan-bi-tuyen-y-an-chung-than-20231227101208014.htm

27/12/2023 11:39 GMT+7

Cựu thư ký Phạm Trung Kiên, cựu cục trưởng Nguyễn Thị Hương Lan bị cáo buộc nhận hối lộ nhiều lần, số tiền đặc biệt lớn, gây bức xúc dư luận nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

3 bị cáo tuyên y án chung thân

Trong phần tuyên án vụ chuyến bay giải cứu sáng nay 27-12, hội đồng xét xử Tòa phúc thẩm tuyên không chấp nhận kháng cáo của cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên, cựu cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Hương Lan và Vũ Anh Tuấn (cựu phó trưởng phòng thuộc Cục Xuất nhập cảnh Bộ Công an).

Cả ba bị cáo trên bị tuyên y án chung thân.

Theo bản án phúc thẩm, bị cáo Phạm Trung Kiên được giao nhiệm vụ thư ký thứ trưởng Bộ Y tế nhưng đã lợi dụng chức vụ được giao gây khó khăn cho các đại diện tham gia chuyến bay combo và chuyến bay giải cứu.

Kiên gây khó khăn để các doanh nghiệp phải đưa tiền theo yêu cầu.

Ông Kiên nhận tiền 253 lần, tương đương 42,6 tỉ đồng trong vụ chuyến bay giải cứu. Ông Kiên dù không có chức năng, nhiệm vụ trong phê duyệt chuyến bay, nhưng lại là cán bộ nhận hối lộ nhiều nhất cả số lần và số tiền.

Trước phiên phúc thẩm, Phạm Trung Kiên đã nộp thêm 400 triệu khắc phục toàn bộ số tiền nhận hối lộ.

Tuy nhiên bản án phúc thẩm nhận định cựu thư ký Phạm Trung Kiên, cựu cục trưởng Nguyễn Thị Hương Lan bị nhận hối lộ nhiều lần, số tiền đặc biệt lớn, gây bức xúc dư luận nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, cần phải có hình phạt nghiêm khắc để đảm bảo tính răn đe.

Giảm án cho nhiều bị cáo

Trong số các bị cáo được tòa phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo có ông Tô Anh Dũng (cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao) được giảm 2 năm tù so với án sơ thẩm. 

Ông Dũng bị tòa phúc thẩm tuyên phạt 14 năm tù về hành vi nhận hối lộ 21,5 tỉ của các doanh nghiệp.

Cũng được tòa chấp nhận một phần kháng cáo, cựu phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân được giảm 1 năm tù so với án sơ thẩm. Ông Tân bị tuyên phạt 5 năm tù về tội nhận hối lộ.

Hầu hết các bị cáo trong nhóm doanh nghiệp phạm tội đưa hối lộ có kháng cáo đều được tòa phúc thẩm chấp nhận giảm một phần mức án.

Số tiền hối lộ đặc biệt lớn

Theo bản án sơ thẩm, trong quá trình tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam mắc kẹt ở nước ngoài do dịch COVID-19 về nước, từ tháng 9-2020 đến tháng 12-2022, 25 bị cáo là cựu quan chức, cán bộ ở nhiều bộ ngành đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, nhận hối lộ số tiền hơn 164 tỉ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại số tiền hơn 10 tỉ đồng.

Trong vụ án, có 23 cá nhân là đại diện doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỉ đồng, có 4 cá nhân môi giới hối lộ hơn 74 tỉ đồng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản số tiền hơn 24 tỉ đồng.

"Các bị cáo là các cán bộ công chức của cơ quan nhà nước đã nhận số tiền lớn, rất lớn, đặc biệt lớn để thực hiện theo yêu cầu của các doanh nghiệp... Việc đưa - nhận tiền diễn ra nhiều lần, thường xuyên, liên tục, có lần lên đến hàng tỉ đồng, hàng trăm ngàn USD", bản án nêu

 

Cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng được giảm từ án chung thân còn 20 năm tù

Thân Hoàng

https://tuoitre.vn/cuu-dieu-tra-vien-hoang-van-hung-duoc-giam-tu-an-chung-than-con-20-nam-tu-20231227093853628.htm

27/12/2023 11:46 GMT+7

Tòa phúc thẩm đánh giá bị cáo Hoàng Văn Hưng đã thừa nhận hành vi phạm tội, nộp lại 18,8 tỉ lừa chạy án, thể hiện sự ăn năn hối cải nên chấp nhận kháng cáo, tuyên giảm từ án chung thân xuống còn 20 năm tù.

Sau hai ngày xét xử và nghị án, sáng nay 27-12 Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã đưa ra phán quyết đối với cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và 19 người khác trong vụ chuyến bay giải cứu.

Trong bốn bị cáo bị tòa sơ thẩm tuyên án chung thân cùng kháng cáo, duy nhất Hoàng Văn Hưng được tòa phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo.

Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên giảm án cho Hoàng Văn Hưng từ chung thân xuống còn 20 năm tù.

Bản án nhận định Hoàng Văn Hưng (cựu trưởng phòng thuộc Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an) từng là điều tra viên thụ lý chính của vụ án chuyến bay giải cứu.

Khi được ông Nguyễn Anh Tuấn (cựu phó giám đốc Công an Hà Nội) liên hệ để giúp đỡ Nguyễn Thị Thanh Hằng (phó tổng giám đốc Công ty Blue Sky) và Lê Hồng Sơn (tổng giám đốc Blue Sky) "chạy án", Hưng đã nhiều lần đến nhà ông Tuấn để trao đổi.

Tại các buổi gặp, điều tra viên Hoàng Văn Hưng tạo niềm tin cho Hằng và Sơn là sẽ giúp cả hai không bị xử lý hình sự. Tại những buổi gặp, ông Hưng hướng dẫn Hằng cách đối phó với cơ quan điều tra, và thông qua bà Hằng hướng dẫn ông Sơn cách khai để thoát tội.

Khi Hằng, Sơn chi tiền "chạy án", Hoàng Văn Hưng đưa thông tin gian dối để lừa đảo chiếm đoạt 800.000 USD, tương đương 18,8 tỉ.

Tòa phúc thẩm nhận định bản án sơ thẩm cáo buộc Hoàng Văn Hưng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là đúng người, đúng tội, không oan.

Tuy nhiên, theo tòa, tại phiên tòa phúc thẩm, Hoàng Văn Hưng đã thể hiện thái độ ăn năn hối cải, thừa nhận hành vi phạm tội, nộp toàn bộ số tiền 18,8 tỉ bị cáo buộc lừa chạy án, gia đình có công với cách mạng... nên được xem là các tình tiết giảm nhẹ và có căn cứ chấp nhận một phần kháng cáo.

Trong ngày đầu tiên bị đưa ra xét xử, cựu điều tra Hoàng Văn Hưng nhiều lần thừa nhận hành vi phạm tội và xin xét xử vắng mặt.

Trước bục khai báo, Hoàng Văn Hưng cúi mặt, giọng nhỏ nhẹ nói "rất đáng tiếc và đau lòng với hành vi sai phạm của mình".

Đôi lúc giọng Hưng nghẹn lại, rưng rưng. Hưng cho biết xin giữ nguyên nội dung kháng cáo đã gửi ngày 28-11 về việc xin nhận tội và nộp lại số tiền 18,8 tỉ bị tòa sơ thẩm cáo buộc lừa chạy án.

 

‘Bà trùm’ thiết bị y tế Hoàng Thị Thúy Nga tiếp tục đưa quan chức vào vòng lao lý

Đan Thuần

https://tuoitre.vn/ba-trum-thiet-bi-y-te-hoang-thi-thuy-nga-tiep-tuc-dua-quan-chuc-vao-vong-lao-ly-20231227101044242.htm

27/12/2023 11:22 GMT+7

Lợi dụng các mối quan hệ quen biết, bà Hoàng Thị Thúy Nga đã nhiều lần chi tiền “lại quả” cho lãnh đạo Sở Y tế Cần Thơ và tỉnh Tây Ninh để thông đồng, tạo điều kiện cho Công ty NSJ trúng thầu cung cấp thiết bị y tế và hưởng lợi bất chính.

Ngày 27-12, Tòa án nhân dân TP.HCM xét xử vụ án thông thầu xảy ra tại Sở Y tế tỉnh Tây Ninh đối với ông Hoa Công Hậu (cựu giám đốc Sở Y tế), Lê Thành Lữ (cựu phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Sở Y tế), bà Hoàng Thị Thúy Nga (chủ tịch hội đồng thành viên Công ty NSJ) cùng nhiều bị cáo khác.

Bà Nga trước đây làm cùng công ty và là cấp dưới của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - cựu chủ tịch Công ty AIC. 

Sau đó bà Nga tách ra mở Công ty NSJ và cũng hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị y tế, thiết bị giáo dục… cho nhiều tỉnh thành.

Lợi dụng mối quan hệ với lãnh đạo, thao túng thầu y tế

Trong vụ án này, bà Nga được xác định đã lợi dụng mối quan hệ với ông Hoa Công Hậu (cựu giám đốc Sở Y tế) đã thông đồng với ông Hậu và Sở Y tế tạo lợi thế cho Công ty NSJ trúng thầu gói thầu mua sắm hệ thống CT Scanner 128 lát cắt.

Bà Nga chỉ đạo cấp dưới tổ chức người đi mua hồ sơ thay cho các nhà thầu "quân xanh" và lập hồ sơ dự thầu cho "quân xanh" rồi phân công nhân viên Công ty NSJ đi nộp thay và tham gia mở thầu tại Sở Y tế, tạo điều kiện để Công ty NSJ trúng thầu, hưởng lợi bất chính, gây thiệt hại cho tài sản nhà nước hơn 13 tỉ đồng.

Cơ quan điều tra xác định từ năm 2018 - 2020, dù không hứa hẹn, thỏa thuận trước nhưng ông Hậu đã 3 lần nhận quà biếu của Công ty NSJ với tổng số tiền 1 tỉ đồng, còn ông Lữ nhận 600 triệu đồng. Hai ông Hậu và Lữ đã nộp lại toàn bộ số tiền để khắc phục hậu quả.

Án chồng án

Ngày 4-1, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên phạt bà Nga mức án 12 năm tù về tội vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty AIC.

Trong vụ án này, bà Nga là phó tổng giám đốc Công ty AIC, có vai trò đồng phạm giúp sức tích cực nhất cho bà Nhàn. Bà Nga bị xác định nhiều lần cùng bà Nhàn tiếp xúc quan chức Đồng Nai đặt vấn đề tạo điều kiện cho AIC tham gia trúng thầu trái pháp luật.

Bà Nga còn chỉ đạo nhân viên dưới quyền thông đồng, cấu kết với chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng 16 gói thầu của dự án, gây thiệt hại hơn 148 tỉ đồng. Khi thực hiện dự án, bà Nga còn cùng bà Nhàn gặp quan chức Đồng Nai để đặt vấn đề cho AIC trúng thầu.

Cùng với tội danh trên, bà Nga tiếp tục bị Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên phạt 8 năm tù trong vụ thông thầu xảy ra tại Sở Y tế Cần Thơ.

Trong vụ án xảy ra tại Cần Thơ, dù bản thân bà Nga không thừa nhận nhưng thư ký và nhân viên cấp dưới của bà Nga đều có lời khai trùng khớp, phù hợp với các tài liệu chứng cứ, chứng minh việc công ty "lại quả" cho bà Bùi Thị Lệ Phi (cựu giám đốc Sở Y tế Cần Thơ) số tiền 3,2 tỉ đồng.

 

Sáng nay, tuyên án 21 bị cáo trong vụ 'Chuyến bay giải cứu'

Hoàng An

https://tienphong.vn/sang-nay-tuyen-an-21-bi-cao-trong-vu-chuyen-bay-giai-cuu-post1599360.tpo

27/12/2023 | 06:31

TPO - Lúc 10h sáng nay (27/12), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ tuyên án 21 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ "Chuyến bay giải cứu".

Trước đó, diễn biến trong hai ngày xét xử ghi nhận các bị cáo đều thành khẩn khai báo, bày tỏ thái độ ăn năn, hối lỗi, trừ bị cáo Trần Minh Tuấn - Giám đốc Công ty Thái Hòa, tiếp tục kêu oan.

Khi nêu quan điểm luận tội, đại diện Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội đề nghị HĐXX giảm án cho bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu điều tra viên Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an) từ chung thân xuống 20 năm tù giam tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Với nhóm "Nhận hối lộ", bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu cán bộ thuộc Bộ Y tế) và Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an) bị đề nghị án sơ thẩm tù chung thân; trái lại, bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan (cựu cục trưởng Cục Lãnh sự) được đề nghị giảm từ chung thân xuống 20 năm tù; trong khi, các ông Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao); Đỗ Hoàng Tùng (cựu Cục phó Lãnh sự, Bộ Ngoại giao); Vũ Sỹ Cường (cựu cán bộ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an); Trần Văn Tân (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam), được đề nghị giảm từ 9 tháng đến 4 năm tù, cấp sơ thẩm tuyên họ từ 6 - 16 năm tù giam. Đối với nhóm "Đưa hối lộ", các bị cáo: Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó tổng giám đốc Công ty Blue Sky); Lê Hồng Sơn (Tổng giám đốc Công ty Blue Sky); Võ Thị Hồng (Giám đốc Công ty Minh Ngọc); Lê Văn Nghĩa (cựu giám đốc Công ty Nhật Minh); Trần Thị Mai Xa (Giám đốc Công ty MasterLife); Lê Thị Ngọc Anh (cựu cán bộ Ban Đối ngoại Trung ương Đảng), được đề nghị giảm từ 6 - 12 tháng tù, cấp sơ thẩm từng tuyên họ từ 3 - 12 năm tù giam.

Cùng nhóm tội này, hai bị cáo: Phạm Bích Hằng (lao động tự do); Hoàng Diệu Mơ (Tổng giám đốc Công ty An Bình), bị đề nghị y án lần lượt 20 tháng tù và 7 năm tù.

Ở nhóm tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", hai bị cáo Nguyễn Hoàng Linh (cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia) được đề nghị 30 tháng tù treo (tòa sơ thẩm 30 tháng tù); Đặng Minh Phương (cựu kế toán Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia) 18 tháng tù treo (tòa sơ thẩm tuyên 18 tháng tù).

Với nhóm bị cáo phạm tội "Môi giới hối lộ", ông Trần Quốc Tuấn (Giám đốc Công ty xúc tiến thương mại Du lịch Việt Nam) bị đề nghị 36 tháng tù treo (cấp sơ thẩm 3 năm tù); Phạm Thị Kim Ngân (cán bộ Tạp chí Thanh tra) được đề nghị giảm 2 tháng tù (sơ thẩm là 15 tháng tù).

Người duy nhất kêu oan trong vụ án là bị cáo Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty Thái Hòa), bị đề nghị án sơ thẩm 18 năm tù, cho hai tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Đưa hối lộ".

Điểm đáng chú ý trong phiên phúc thẩm lần này liên quan đến bị cáo Nguyễn Anh Tuấn (Thiếu tướng, cựu Phó giám đốc Công an TP Hà Nội) được Viện kiểm sát đề nghị giảm từ 5 năm xuống còn từ 4 năm hoặc 4 năm 6 tháng. Trước đó, ông Tuấn nộp đơn kháng cáo, song rút lại với mong muốn được đi chấp hành án sớm.

Vợ ông Tuấn kháng cáo đề nghị trả cho gia đình bà 210.000 USD, 146 lượng vàng bị thu khi bị khám nhà và bỏ lệnh phong tỏa số tiền một tỷ đồng tại ngân hàng. Viện kiểm sát đề nghị kháng cáo này phù hợp nên đề nghị tòa chấp thuận, bởi ông Tuấn đã khắc phục hậu quả.

Người thứ hai là bị cáo Trần Việt Thái (cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia) cũng được đề nghị giảm 6 - 12 tháng tù. Theo Viện KSND Cấp cao, ông Thái vì "vụ lợi" đã lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái công vụ, gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. Dù ông không kháng cáo nhưng đã nộp lại đủ số tiền hưởng lợi, việc giảm án cho ông Thái là thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.

 

Hôm nay, cựu ‘phó tướng’ của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn hầu tòa tại TPHCM

Tân Châu

https://tienphong.vn/hom-nay-cuu-pho-tuong-cua-ba-nguyen-thi-thanh-nhan-hau-toa-tai-tphcm-post1599259.tpo

27/12/2023 | 06:00

TPO - Bà Hoàng Thị Thúy Nga từng là phó Tổng giám đốc Công ty AIC, nơi bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn làm chủ tịch. Bà Nga đang thụ án 30 năm tù từ các bản án trước đây và đang đối diện thêm án mới. 

Hôm nay (27/12), TAND TPHCM mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ sai phạm tại Sở Y tế tỉnh Tây Ninh. Để chuẩn bị cho cho phiên tòa, HĐXX đã triệu tập 30 người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan cùng 20 luật sư bào chữa cho các bị cáo.

Bị cáo Hoa Công Hậu (cựu Giám đốc Sở Y tế Tây Ninh), trong quá trình điều tra đã bị tạm giam ở một tỉnh phía Bắc. Cuối tuần qua, Cơ quan chức năng đã di lý ông Hậu vào TPHCM. Tại phiên tòa hôm nay, ông Hoa Công Hậu, Hoàng Thị Thúy Nga (cựu Chủ tịch Hội đồng sáng lập NSJ Group), Lê Thành Lữ (cựu Phó trưởng Phòng Kế hoạch tài chính, Sở Y tế Tây Ninh) cùng 9 đồng phạm bị xét xử về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Chung vụ án, hai cựu cán bộ Sở Y tế tỉnh Tây Ninh là Đặng Thị Mỹ Nga và Vũ Thị Thu Nga bị xét xử về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo cáo trạng, lúc đương chức Giám đốc Sở Y tế Tây Ninh, ông Hoa Công Hậu đã chỉ đạo và trực tiếp ký các văn bản xin chủ trương mua sắm, tổ chức đấu thầu mua máy chụp CT cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh.

Khi bà Hoàng Thị Thúy Nga đặt vấn đề nhờ giúp đỡ trong việc tham gia đấu thầu, ông Hậu đã đồng ý và chỉ đạo ông Lữ cho Công ty NSJ giới thiệu hệ thống CT Scanner 128 lát cắt và chấp thuận giá mua hệ thống là 28 tỷ đồng theo đề nghị của bà Nga. Ông Hậu đã ký tờ trình gửi UBND tỉnh, xin chỉ định mua hệ thống CT Scanner 128 lát cắt do Công ty NSJ của bà Nga cung cấp.

Ngoài ra, ông Hậu cũng chỉ đạo cấp dưới xử lý hồ sơ, tạo lợi thế cho NSJ trúng thầu. Để Công ty NSJ được trúng thầu hưởng lợi bất chính, ông Hậu và các bị cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước 13 tỷ đồng.

Ông Hoa Công Hậu có 3 lần nhận quà biếu của Công ty NSJ với tổng số tiền 1 tỷ đồng và hiện nay đã nộp lại toàn bộ số tiền này để khắc phục hậu quả.

Trong vụ án này, bà Hoàng Thị Thúy Nga là người chỉ đạo nhân viên tiếp cận người của Sở Y tế Tây Ninh nhằm thuyết phục lựa chọn thiết bị do công ty mình cung cấp cũng như chuẩn bị hồ sơ dự thầu thay cho nhiều công ty ‘quân xanh’ tham gia đấu thầu. Thực tế, các bên thỏa thuận để NSJ thắng thầu. Bà Nga không thừa nhận việc tặng quà, tiền cho chủ đầu tư và các bên liên quan. Còn các công ty ‘quân xanh’ cho rằng, giúp Công ty NSJ vì nể nang và muốn duy trì quan hệ đối tác, không hưởng lợi ích vật chất.

Bà Hoàng Thị Thúy Nga từng là Phó tổng giám đốc Công ty AIC, là công ty do bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (đang trốn nã) làm chủ tịch. Sau đó, bà Nga làm Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn NSJ Group và lập 7 công ty kinh doanh nhiều lĩnh vực, giao cho cấp dưới đứng tên pháp nhân.

Bà Nga hiện đang chấp hành án 30 năm tù, là mức án tổng hợp các bản án của TAND TP Hà Nội, TPHCM, tỉnh Quảng Ninh đã tuyên, do vi phạm đấu thầu, đưa hối lộ xảy ra tại AIC, các Sở Y tế Đồng Nai, Quảng Ninh và Cần Thơ.

 

 

 

No comments:

Post a Comment