Đối Thoại Điểm Tin ngày 21 tháng 12 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Quan hệ Mỹ-Trung sẽ có nhiều
biến động hơn trong năm 2024
Trần
Tuấn Anh dính chàm: Hệ luỵ chế độ ‘thái tử Đảng’?
Thủ lãnh Houthi dọa tấn công
tàu chiến Mỹ nếu Washington nhắm vào Yemen
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm
hàng không mẫu hạm ở Trung Đông
Trần Tuấn Anh
dính chàm: Hệ luỵ chế độ ‘thái tử Đảng’?
Việt Nam lo ngại
trước sự đổ bộ của làn sóng công nghiệp hỗ trợ từ Trung Quốc
Ông Trump có làm tổng thống được
chăng, bất chấp các rắc rối pháp lý?
Quan hệ Mỹ-Trung sẽ có nhiều biến động hơn trong năm 2024
Trung Quốc, Triều Tiên tổ chức cuộc
gặp cấp cao sau vụ phóng tên lửa
Thủ lãnh Hamas đến Ai Cập giữa lúc
đàm phán sâu về lệnh ngừng bắn mới
Ngô Thế Vinh và câu chuyện của dòng
sông Mekong
USCIRF
kêu gọi Thái Lan không trục xuất nhà hoạt động Lù A Da về Việt Nam
Thủ
tướng Cam Bốt gây ngờ vực tại Hà Nội về dự án thủy lộ Phù Nam
Đảng
cộng sản Việt Nam khai trừ cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng
Hội
đồng Tiền lương Quốc gia VN “chốt” tăng lương tối thiểu vùng thêm 6%/tháng từ
1/7/2024
"Lò"
ông Trọng chuẩn bị đốt củi Việt Á!
Chuyên
gia lý giải việc Việt Nam tuyên bố “Đài Loan là một phần của Trung Quốc”
‘Tín
nhiệm thấp’ trên 50%: bất thường cần làm rõ?
WB
khuyến nghị Việt Nam xem xét gia hạn các chương trình hỗ trợ kinh tế
Trung
Quốc sẽ nhập khẩu chính ngạch dưa hấu Việt Nam đạt chuẩn của Bắc Kinh
Gia
đình nữ sinh bị thiếu tá tông chết kháng cáo bản án sơ thẩm
Đồng
Nai quyết định thực hiện trên 800 cuộc thanh tra trong năm 2024
Đồng
Nai: Tuyên phạt vợ chồng giám đốc lừa bán đất dự án 17 và 20 năm tù
Hoãn
phiên phúc thẩm vụ cựu Cục phó quản lý thị trường nhận hối lộ
Dự
án 88: Việt Nam gia tăng cưỡng bức điều trị tâm thần cho tù nhân chính trị mà
không báo gia đình!
Giám
đốc Sở Tài chính TP HCM Lê Duy Minh bị bắt do nhận hối lộ
Quốc hội Việt Nam dự kiến họp phiên bất thường lần 5 để thông qua
Luật Đất đai sửa đổi
Hai
tạp chí bị Cục Báo chí, Bộ Thông tin- Truyền thông xử phạt do vi phạm quy chế
Bất lợi pháp lý của
cựu Tổng thống Trump ở Colorado có thể 'hóa vàng'
Việt Nam và
'ngoại giao cây tre' sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập
Vì sao đài báo
VN hay lo lắng 'dân Anh, Mỹ, EU đói khổ'?
Anh: Lạm phát
tháng 11 chỉ còn 3,9% và giá xăng bán lẻ cũng giảm
Ukraine muốn huy
động thêm 500.000 quân - Tổng thống Zelensky nói
Lo ngại giá dầu thế
giới tăng sau các vụ tấn công ở Biển Đỏ
Đức: Thợ mộc
được AfD ủng hộ ‘thắng cử làm thị trưởng’ ở Saxony
Mỹ nói cam kết quốc
phòng Việt-Trung không ảnh hưởng tới quan hệ Việt-Mỹ
Việt Nam: Nên giảm
số lượng án tử hình về ma túy?
Nền tảng truyền
trực tuyến Twitch buộc phải cấm hình khoả thân do AI tạo ra
EU điều tra mạng X
của Elon Musk về 'thông tin sai lệch'
Câu chuyện Chúa
Giê Su ‘sang Phương Đông tu tập’ được kể lại ra sao?
Biên
giới Liban-Israel : Chiến sự leo thang, Israel tấn công sâu hơn vào lãnh thổ
Liban
Những tham vọng của Nga và Trung Quốc ở Bắc Cực
Biển Đông: Bắc Kinh cảnh cáo Manila là sẽ "kiên quyết đáp
trả" mọi tính toán sai lầm
Trung Quốc dùng đòn kinh tế gây áp lực với Đài Loan trước bầu cử
tổng thống
Bình Nhưỡng tuyên bố sẵn sàng đáp trả bằng vũ khí hạt nhân
Pháp : Quốc Hội thông qua luật nhập cư mới, nội bộ đảng cầm quyền
gặp khủng hoảng
Tổng thống Ukraina thừa nhận chiến tranh chưa có hồi kết
Gaza : Nhiều tín hiệu tích cực ủng hộ thoả thuận ngừng bắn mới
giữa Israel và Hamas
Năm thế kỷ sô cô la tại Pháp : Khởi đầu từ hôn nhân của vua
Pháp và công chúa Tây Ban Nha
Luật nhập cư Pháp: ‘‘Nụ hôn tử thần’’ cực hữu làm chao đảo phe cầm
quyền
Tên lửa: Bắc Triều Tiên và Nga đấu khẩu với Mỹ và các đồng minh
Hệ thống chia sẻ dữ liệu về tên lửa Bắc Triều Tiên có lợi gì
cho Mỹ và đồng minh Nhật, Hàn?
Trung Quốc lại dọa trừng phạt tập đoàn vũ khí Lockheed Martin của
Mỹ
Chiến dịch phản công của Ukraina chỉ gặp khó khăn hay đã thất bại
?
Donald Trump bị tước quyền tranh cử tổng thống tại bang Colorado
Xung đột Afghanistan và phong trào tẩy chay Olympic Matxcơva 1980
Mỹ, Nhật, Hàn chia sẻ dữ liệu ''trực tiếp'' về tên lửa Bắc Triều
Tiên
Gaza: Mỹ sẵn sàng tiếp tục cung cấp cho Israel mọi vũ khí cần
thiết
(Reuters)
– New Zealand xem xét khả năng gia nhập liên minh AUKUS. Tân thủ tướng New Zealand, Christopher
Luxon, hôm nay, 20/12/2023, trong chuyến thăm Úc, chuyến công du nước ngoài đầu
tiên từ khi nhậm chức vào tháng 11, cho biết ông đang xem xét lợi ích của việc
tham gia một phần hiệp ước phòng thủ AUKUS, tập trung chủ yếu vào việc chia sẻ
công nghệ quân sự trong bối cảnh thế giới phải đối mặt ngày càng nhiều thách
thức. Cũng theo thủ tướng New Zealnd, dự án mua sắm và phát triển vũ khí của
AUKUS giữa Mỹ, Anh và Úc sẽ giúp bảo đảm hòa bình ổn định vùng Thái Bình
Dương.
(Reuters)
- Philippines lại chỉ trích Trung Quốc về yêu sách ở Biển Đông. Phát biểu ngày 20/12/2023, bộ
trưởng Quốc Phòng Philippines đã chỉ trích Bắc Kinh về việc cáo buộc Manila
kích động căng thẳng và gây rối ở Biển Đông. Theo ông Gilberto Teodoro, chỉ có
Trung Quốc là tin vào những gì chính họ nói ra, vì “sự thật và thực tế là không
có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới ủng hộ một cách dứt khoát yêu sách của họ
đối với toàn bộ Biển Đông”. Cách nay hơn một tuần, Manila và Bắc Kinh đã cáo
buộc lẫn nhau về một vụ va chạm giữa tàu của họ ở Biển Đông, mà Trung Quốc cho
rằng “hoàn toàn do Philippines gây ra”. Tổng thống Philippines hôm 16/12 cho
rằng nước ông cần phải “thay đổi mô hình” trong cách giải quyết vấn đề Biển
Đông, vì những nỗ lực ngoại giao với Trung Quốc đang đi "theo hướng
xấu".
(AFP) –
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường hợp tác song phương
với Nga. Hôm
qua, 19/12/2023, trong cuộc gặp với thủ tướng Mikhail Mishustin ở Bắc Kinh, ông
Tập Cận Bình tuyên bố việc duy trì quan hệ chặt chẽ với Nga là một “lựa chọn
chiến lược” dựa trên lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước, đồng thời kêu gọi
đẩy mạnh hợp tác song phương về kinh tế, thương mại, năng lượng, v.v. Về phần
mình, thủ tướng Nga, trong cuộc gặp với đồng nhiệm Trung Quốc Lý Cường, cũng
khẳng định mối quan hệ giữa Matxcơva và Bắc Kinh đang đạt mức “cao nhất mọi
thời đại”.
(Reuters)
– Trung Quốc và Nicaragua nâng cấp quan hệ song phương. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày
20/12/2023 thông báo, trong cuộc điện đàm giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng
thống Nicaragua Daniel Ortega, nhân kỷ niệm hai năm tái lập bang giao, hai bên
đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên mức « đối tác chiến lược ». Bắc Kinh
tuyên bố mở rộng hỗ trợ kinh tế cho quốc gia Trung Mỹ hiện đang hứng chịu các
lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Sự việc cho thấy Trung Quốc thúc đẩy các
tham vọng chiến lược của Bắc Kinh ngay tại« sân sau » của Mỹ.
(AFP) –
Cựu ngôi sao truyền hình Pháp bị truy tố vì tội hiếp dâm.Viện Công tố Nanterre ngày 19/12/2023
thông báo, cựu nhà báo, Patrick Poivre d'Arvor, 76 tuổi đã bị truy tố với tội
danh cưỡng hiếp nhà văn Florence Porcel năm 2009. Đây là bản cáo trạng đầu tiên
nhằm vào một cựu ngôi sao dẫn chương trình của kênh truyền hình TF1. Ông bị
khoảng 20 phụ nữ tố cáo về các hành vi cưỡng hiếp hoặc tấn công tình
dục.
(RFI) -
Ấn Độ : Ít nhất 140 dân biểu đối lập đã bị loại khỏi cuộc họp Quốc hội. Kể từ hôm thứ hai 18/12/2023, Quốc
hội Ấn Độ đã cấm hơn 140 dân biểu, tức là hơn 2/3 số thành viên phe đối lập,
vào phòng họp ngay trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu về các đạo luật quan trọng.
Phe đối lập cho đây là hành động “giết hại nền dân chủ”. Còn theo các dân biểu
đảng cầm quyền, nhóm dân biểu đối lập nói trên đã la hét và ngăn cản công việc
của Quốc Hội.
Tin tức: Thứ Năm 21/12/2023.
1/ ĐẢNG CSVN KHAI TRỪ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LƯU BÌNH NHƯỠNG.
Đảng cs VN vừa quyết định
khai trừ ra khỏi đảng ông Lưu Bình Nhưỡng, cựu đại biểu quốc hội kiêm phó ban dân
nguyện.
Quyết định nói trên do Ủy
ban Kiểm tra Trung ương đảng cs VN đưa ra tại kỳ họp thứ 34 diễn ra từ ngày 18
đến 20/12 tại Hà Nội. Lý do khai trừ đảng đối với ông Nhưỡng là vì ông này đã
“suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống”, cũng như “vi phạm quy định của
đảng và pháp luật”.
Cần nhắc lại, vào ngày
14/11 vừa qua, công an tỉnh Thái Bình ra quyết định truy tố và bắt giữ ông
Nhưỡng, khám xét nơi ở và nơi làm việc để điều tra về tội “cưỡng đoạt tài sản”.
Theo quyết định này, các hành động nói trên là nhằm mở rộng vụ án Phạm Minh
Cường 37 tuổi, thường gọi là “Cường quắt”, quê quán ở tỉnh Thái Bình, với cáo
buộc “cưỡng đoạt tài sản”.
Ông Lưu Bình Nhưỡng bị cho là
đã can thiệp vào cơ quan điều tra để tiếp tay việc cưỡng đoạt tài sản của ông Phạm
Minh Cường.
Ông Lưu Bình Nhưỡng là đại
biểu quốc hội thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre. Ông là người có những tiếng nói
mạnh mẽ tại nghị trường về nhiều vấn đề xã hội ở Việt Nam.
2/ FACEBOOKER SONNIE TRAN BỊ CÔNG AN CÂU LƯU NHIỀU GIỜ.
Một Facebooker thường viết
bài phân tích về tình hình hoạt động và tài chính của hãng VinFast, mới bị công
an tạm giữ, chất vấn ở thành phố Sài Gòn trong hàng chục tiếng đồng hồ, theo
một nguồn tin cho biết.
Theo nguồn tin này, từ tối ngày
18/12, ông Trần Mai Sơn 37 tuổi, chủ nhân trang Facebook có tên Sonnie Tran, bị
các nhân viên công an buộc phải đi theo họ về đồn Tổng cục Cảnh sát phía nam,
nằm trên đường Nguyễn Trãi, quận Nhất – Sài Gòn.
Ông Sơn phải “làm việc” với
công an ở đó hai lần trong các ngày từ 18 đến 20/12, với tổng thời gian lên đến
khoảng 35 giờ, nguồn tin không muốn nêu danh tính cho hay.
Khi liên lạc được với ông
Sơn, ông chỉ nói ngắn gọn là ông không muốn thảo luận về vấn đề này vì không
muốn gặp rắc rối thêm nữa. Trong khi đó, nguồn tin ẩn danh nói rằng phía công
an thông báo với ông Sơn là ông bị hãng xe hơi VinFast cáo buộc là các bài viết
của ông trên mạng xã hội có nội dung tiêu cực gây tác động xấu đến hãng.
Công an đã chất vấn ông Sơn
về nguyên nhân khi viết bài mổ xẻ về tình hình VinFast và có tổ chức nào đứng
sau việc làm của ông không. Công an cũng thu giữ một số đồ điện tử của ông Sơn
và sao chép dữ liệu từ các máy móc này.
Cần biết trang Facebook
mang tên Sonnie Tran của ông Sơn có tổng cộng hơn 3 ngàn độc giả. Ông Sơn tự
giới thiệu là ông làm việc cho CapIgnite, một nền tảng gọi vốn cộng đồng có mục
đích giúp các hãng khởi nghiệp gọi vốn từ các nhà đầu tư vào tiền điện tử mã
hóa hoặc các nhà đầu tư khác.
Trên cả trang cá nhân lẫn
trong diễn đàn, ông Sơn đều thể hiện quan điểm là ông viết các bài về VinFast
chỉ nhằm cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư tự xem xét, cân nhắc các rủi ro
mà rút ra quyết định. Ông nêu ra là đã có những vụ đổ vỡ doanh nghiệp lớn như
FLC, Vạn Thịnh Phát-SCB vì thông tin bị giấu giếm, bị thao túng nên các nhà đầu
tư không biết rõ được tình hình.
3/ TRUNG CỘNG TIÊU CHUẨN HÓA DƯA HẤU VIỆT.
Sản phẩm dưa hấu của Việt
Nam nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch của giới chức Trung Cộng sẽ chính thức được
nhập vào thị trường Hoa Lục qua đường chính ngạch.
Tổng cục Quan Thuế Trung Cộng
thông báo như trên vào trung tuần tháng 12 vừa qua. Theo quy định mới, các cơ
sở trồng trọt và chế biến muốn xuất cảng dưa hấu sang Hoa Lục phải đăng bạ với bộ
nông nghiệp Việt Nam. Danh sách đăng bạ đó phải được Tổng cục Quan Thuế Trung Cộng
thẩm định.
Trước khi xuất cảng dưa hấu
sang Hoa Lục phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình giám sát gồm các đòi hỏi về
vườn trồng, cơ sở đóng gói, kiểm nghiệm kiểm dịch trước khi xuất cảng.
Thống kê cho thấy trong 11
tháng đầu năm 2023, Trung Cộng nhập cảng chính thức gần 45 tỷ Hoa tệ nông sản
Việt Nam, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Con số thống kê về nhập cảng
nông sản của Trung Cộng vào Việt Nam chưa được nêu rõ.
VNTB – Việt Nam tiếp tục ‘độc quyền chính trị’ về công
đoàn
VNTB – Trần Tuấn
Anh bị đe dọa vào danh sách… ‘củi’
Vì
sao Biden sẽ không quay lưng với Netanyahu?
Triển
vọng nước Nga sau cuộc bầu cử thời chiến của Putin
Phải
chăng Putin là người đã khiến Tập thanh trừng Ngoại trưởng Tần Cương?
Tại
sao nhiệm kỳ hai của Trump có thể cực đoan hơn cả nhiệm kỳ đầu?
17/12/1862:
Ulysses S. Grant trục xuất người Do Thái
16/12/1998:
Tổng thống Clinton ra lệnh không kích Iraq
RFA
Phỏng vấn BS Ngô Thế Vinh về Kênh Funan và Đồng Bằng Sông Cửu Long21/12/2023
Cái chết của
Socrates21/12/2023
Bổn cũ soạn lại!21/12/2023
Chuyện
cần nói trước khi qua năm mới20/12/2023
Phát
biểu của Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 18/1220/12/2023
Thủ
tướng Cam Bốt gây ngờ vực ở Hà Nội về dự án thủy lộ Phù Nam20/12/2023
Giám
đốc Sở Tài chính TP.HCM: Âm thịnh, dương suy?20/12/2023
Còn lại gì?19/12/2023
Không
thể “giải cứu” mà là điều chỉnh19/12/2023
Dương
Quốc Chính - Bỏ phiếu cướp chính quyền ?
Lê
Xuân Nghĩa - Chúng chơi nguyên bầy như thế này thì đỡ vào mắt
Dương
Quốc Chính - Ban Kinh tế Trung ương, nhà tù hay trường học ?
Thái
Vũ - Ứng xử văn minh nơi công cộng
Nguyễn
Đình Bổn - Tần Cương, chàng đang ở đâu?
Huỳnh
Thị Tố Nga - Miếng ăn là miếng tồi tàn
Mai
Bá Kiếm - Sở Tài chính TPHM : Âm thịnh, dương suy ?
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Gần 18.000 cán bộ bị kỷ luật vẫn không làm trong sạch bộ máy độc
tài 21/12/2023
Mục ruỗng chưa? (*) 21/12/2023
Không thể giải cứu mà là điều chỉnh 21/12/2023
Triển vọng nước Nga sau cuộc bầu cử thời chiến của Putin 21/12/2023
Chuyên gia: Kênh Funan của Campuchia lấy nước từ Mekong, Việt Nam
cần một chiến lược mới cho ĐBSCL 21/12/2023
Thủ tướng Cam Bốt gây ngờ vực tại Hà Nội về dự án thủy lộ Phù Nam 21/12/2023
Phải chăng Putin là người đã khiến Tập thanh trừng Ngoại trưởng
Tần Cương? 21/12/2023
Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung kể về cuộc vượt thoát khỏi sự truy
đuổi của an ninh VN 20/12/2023
Việt Nam gia nhập ‘Cộng đồng chia sẻ tương lai’: Tập Cận Bình có
‘đưa trâu qua rào’ thành công? 20/12/2023
Tòa Tối cao Colorado ra phán quyết lịch sử loại ông Trump khỏi lá
phiếu vì liên quan đến bạo loạn 20/12/2023
Điện thoại thông minh làm suy yếu khả năng chú ý của trẻ em và
người lớn ra sao 20/12/2023
Trà ngọt, tình có chát… 20/12/2023
Trí tuệ nhân tạo ngốn rất nhiều điện. Liệu nó có thể được thỏa
mãn? 19/12/2023
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Khai trừ ra khỏi Đảng
đối với ông Lưu Bình Nhưỡng
https://www.anninhthudo.vn/khai-tru-ra-khoi-dang-doi-voi-ong-luu-binh-nhuong-post561784.antd
ANTD.VN - Căn cứ quy định của Đảng, UBKT
Trung ương quyết định kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lưu Bình
Nhưỡng.
Từ ngày 18 đến ngày 20/12/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra
Trung ương đã họp Kỳ thứ 34. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư
Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Tại Kỳ họp này, xem xét đề nghị của Ban Thường vụ Đảng bộ Khối
các cơ quan Trung ương về thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương
nhận thấy:
Ông Lưu Bình Nhưỡng, nguyên Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy
ban Thường vụ Quốc hội đã suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương
trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để
trục lợi; vi phạm Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ
chức đảng và cơ quan nhà nước.
Căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định kỷ luật
Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lưu Bình Nhưỡng.
Trước đó, ngày 14-11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh
Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh
khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963, trú tại quận
Tây Hồ, Hà Nội) để điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản.
Đây là kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường (SN1986,
thường gọi là Cường “quắt”, là đối tượng hình sự, có 3 tiền án, trú tại xã Thụy
Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) về tội Cưỡng đoạt tài sản.
Quá trình bắt, khám xét, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh
Thái Bình thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật phục vụ
công tác điều tra mở rộng vụ án.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đang tiếp tục
mở rộng điều tra vụ án theo quy định.
Chợ
trăm tỷ xây 6 năm vẫn chưa xong
Điền Bắc
https://daidoanket.vn/cho-tram-ty-xay-6-nam-van-chua-xong-10269478.html
Được phê duyệt cách đây 6 năm, sau nhiều lần
gia hạn, đến nay dự án chợ Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An) vẫn chưa thể hoàn thành
nhưng một phần chợ đã đi vào hoạt động. Hiện dự án này tiếp tục được tỉnh Nghệ
An cho phép gia hạn thêm 1 năm.
Dự án đầu tư, xây dựng, sở hữu, kinh doanh trung tâm thương mại
kết hợp chợ truyền thống Hoàng Mai (gọi tắt là Dự án chợ Hoàng Mai) được UBND
tỉnh Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư tại quyết định số 1812/QĐ-UBND ngày
5/5/2017. Dự án chợ Hoàng Mai do Hợp tác xã đầu tư, xây dựng, quản lý và khai
thác chợ Hải An - Hoàng Mai (HTX Hải An - Hoàng Mai) làm chủ đầu tư.
Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng công trình trung tâm
thương mại và chợ có quy mô 17 ki ốt 5 tầng, 28 ki ốt 3 tầng, 80 ki ốt 2 tầng,
67 quầy hàng và 210 điểm kinh doanh truyền thống được thực hiện trên diện tích
1,08ha (tại phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai) với tổng mức đầu tư hơn 152,4
tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm, dự kiến sẽ hoàn thành và đi
vào hoạt động trong quý III/2019. Tuy nhiên, đến thời hạn trên, do dự án vẫn
chưa hoàn thành nên ngày 25/3/2021, UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định số 775
về việc điều chỉnh chủ trương, gia hạn thời gian hoàn thành và đi vào hoạt động
trong quý III/2021.
Thế nhưng, một lần nữa dự án này vẫn không triển khai thực hiện
đúng tiến độ. Sau đó, UBND tỉnh Nghệ An đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường
tiến hành kiểm tra. Và một lần nữa, Dự án chợ Hoàng Mai được tỉnh Nghệ An cho
phép gia hạn tiến độ xây dựng thêm 12 tháng kể từ ngày 30/9/2023. Sau khi được
gia hạn lần 3, UBND tỉnh Nghệ An đã giao các địa phương liên quan đến dự án
giám sát, đôn đốc nhà đầu tư hoàn thành đúng thời hạn; phối hợp với chủ đầu tư
và các cơ quan liên quan giải quyết các vướng mắc (nếu có) theo quy định của
pháp luật.
Ghi nhận thực tế, dù chưa hoàn thành nhưng Dự án chợ Hoàng Mai
đã được chủ đầu tư đưa vào hoạt động một phần (gồm các ki ốt 5 tầng mặt tiền
QL1A, và một số quầy hàng nhỏ lẻ phía trong…), các phần còn lại của dự án đã
được chủ đầu tư xây thô và bỏ hoang lâu ngày.
Trao đổi với báo chí, ông Vũ Ngọc Tới - Tổng Giám đốc HTX Hải An
- Hoàng Mai thông tin: Dự án chưa hoàn thành đúng tiến độ như đã đề ra do nhà
đầu tư đang có một số khó khăn cần giải quyết như, về hiện trạng hạ tầng giao
thông, kinh tế - xã hội khu vực quanh dự án. Ông Tới nêu ví dụ, khi nhà đầu tư
đề xuất và thực hiện đầu tư dự án với kỳ vọng hạ tầng giao thông xung quanh, cụ
thể là các tuyến đường (gồm: Đường quy hoạch rộng 18m phía Đông Nam; đường quy
hoạch rộng 24m phía Đông Bắc và đường quy hoạch rộng 13,5m phía Tây Nam) sẽ
được nhà nước đầu tư; giúp kết nối khu vực dự án với các khu dân cư xung quanh
thị xã Hoàng Mai tạo thuận lợi về giao thông, nhân dân, khách hàng sẽ dễ dàng
tiếp cận chợ Hoàng Mai, tiểu thương thuận lợi trong việc buôn bán, kéo theo sự
phát triển kinh tế - xã hội của khu vực xung quanh dự án.
Tuy nhiên, đến nay các tuyến đường quy hoạch nêu trên vẫn chưa
hoàn thành, dẫn đến kinh tế - xã hội khu vực xung quanh dự án phát triển chậm,
tiểu thương buôn bán ế ẩm, có hiện tượng bỏ điểm kinh doanh và nhiều điểm kinh
doanh trong đình chợ, ki ốt xung quanh chưa được cho thuê, do đó, ảnh hưởng đến
tiến độ.
Ông Phạm Văn Hào - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai cho biết:
Dự án chợ Hoàng Mai hiện đang nằm trong danh mục các dự án chậm tiến độ và đã
được UBND tỉnh Nghệ An cho phép gia hạn thêm 12 tháng. Nếu hết thời gian gia
hạn mà chủ đầu tư không hoàn thành thì chúng tôi sẽ có báo cáo tham mưu gửi
UBND tỉnh xử lý theo quy định.
Nhiều lãnh đạo, nguyên
lãnh đạo Bộ Công Thương vi phạm đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật
ANTD.VN - Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương,
những vi phạm của nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương và một số cơ
quan liên quan gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục; nguy cơ thiệt hại rất
lớn tiền, tài sản của Nhà nước, lãng phí nguồn lực xã hội; dư luận bức xúc, ảnh
hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước, đến mức phải
xem xét, xử lý kỷ luật.
Từ ngày 18 đến ngày 20/12/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra
Trung ương đã họp Kỳ thứ 34. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư
Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét kết
quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương.
Theo đó, UBKT Trung ương nhận thấy:
Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã vi phạm nguyên tắc tập trung
dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để
Bộ Công Thương và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định của
Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác tham mưu, ban hành cơ chế phát
triển điện mặt trời, điện gió; trong thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh;
Trong tham mưu, ban hành cơ chế kinh doanh, điều hành nguồn cung
ứng, cấp phép kinh doanh xăng, dầu; quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá; trong
lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức đấu thầu, thực hiện các dự án/gói thầu do
Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) thực hiện; nhiều cán bộ, đảng viên bị xử
lý kỷ luật, xử lý hình sự.
Trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về
Ban cán sự đảng Bộ Công Thương các nhiệm kỳ 2016-2021, 2021-2026; Ban Thường vụ
Đảng ủy Bộ, Đảng ủy các Cục, Vụ liên quan và các đồng chí: Trần Tuấn Anh, Ủy
viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Ban cán sự
đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Đỗ Thắng Hải, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ
trưởng; Hoàng Quốc Vượng, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công
Thương;
Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ,
Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ; Trần Hữu Linh, Bí thư Đảng ủy, Tổng Cục trưởng
Tổng cục Quản lý thị trường;
Hoàng Tiến Dũng, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng
lượng tái tạo; Trần Duy Đông, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;
Phương Hoàng Kim, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát
triển bền vững; Đặng Huy Cường, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thành viên Hội
đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nguyên Bí thư Đảng ủy, Tổng Cục
trưởng Tổng cục Năng lượng; Lý Quốc Hùng, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học
và Công nghệ; Võ Văn Quyền, nguyên Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong
nước, Bộ Công Thương.
Liên quan đến những vi phạm, khuyết điểm trên còn có trách nhiệm
của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam các nhiệm kỳ 2015-2020,
2020-2025 và các đồng chí: Trịnh Đình Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy
viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên
Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
Dương Quang Thành, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối
Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn
Điện lực Việt Nam; Trần Đình Nhân, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập
đoàn Điện lực Việt Nam; Nguyễn Danh Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn
Điện lực Việt Nam, Giám đốc Công ty Mua bán điện.
Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc
phục; nguy cơ thiệt hại rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, lãng phí nguồn lực
xã hội; dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan
quản lý nhà nước, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và cấp
ủy, tổ chức đảng ở một số bộ, ngành, địa phương, đơn vị liên quan phối hợp, chỉ
đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các tổ chức đảng và đảng viên
có vi phạm, báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.
UBKT Trung ương sẽ tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, xem xét, xử lý
các tổ chức đảng, đảng viên tại các địa phương, đơn vị có liên quan trong thực
hiện các dự án năng lượng tái tạo.
Cũng tại kỳ họp này, xem xét kết quả giám sát đối với các tổ
chức đảng và đảng viên, UBKT Trung ương nhận thấy bên cạnh những ưu điểm là cơ
bản, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp còn có
một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ
chức thực hiện Quy chế làm việc; công tác cán bộ; quản lý, sử dụng đất đai, tài
nguyên, khoáng sản; thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
kê khai tài sản, thu nhập.
Ban Thường vụ Đảng ủy và đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bí
thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam còn có một số vi phạm, khuyết
điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế làm
việc; công tác tổ chức, cán bộ; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; thực hiện,
quản lý đầu tư các dự án; kê khai tài sản, thu nhập.
UBKT Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được giám
sát tiếp tục phát huy ưu điểm, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc,
rút kinh nghiệm sâu sắc, khắc phục các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; yêu
cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp chỉ đạo kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm
đối với tổ chức đảng có liên quan về trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo trong công
tác tham mưu, thực hiện chức năng quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng
sản, báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.
Cùng đó, xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm
tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBKT Tỉnh
ủy, kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập đối với các đồng chí Thường trực
Tỉnh ủy Lâm Đồng, UBKT Trung ương nhận thấy: Bên cạnh những ưu điểm là cơ bản,
các tổ chức đảng, đảng viên được kiểm tra còn có một số vi phạm, khuyết điểm
trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi
hành kỷ luật đảng, trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Đảng và kê
khai tài sản, thu nhập.
UBKT Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được kiểm
tra kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những vi phạm,
khuyết điểm đã được chỉ ra; phát huy ưu điểm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các
cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp thực hiện kiểm tra, giám sát, trọng tâm là:
kiểm tra các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thực
hiện quy định những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương; công
tác cán bộ; quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; thực hiện các dự
án đầu tư và những vấn đề nổi cộm, bức xúc, dư luận quan tâm, báo cáo kết quả
về UBKT Trung ương.
Cũng tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã thảo luận để trình Ban
Bí thư xem xét, ban hành Quy định giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám
sát và kỷ luật của Đảng, đồng thời quyết định một số nội dung quan trọng khác.
Xử
lý 12 đại dự án thua lỗ: Tránh “vết xe” đã từng gây vướng
Minh Phương
https://daidoanket.vn/xu-ly-12-dai-du-an-thua-lo-tranh-vet-xe-da-tung-gay-vuong-10269473.html
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023,
phương hướng nhiệm vụ năm 2024 diễn ra ngày 20/12, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
tại doanh nghiệp (CMSC) cho biết: Thời gian qua, sau khi có phương án xử lý,
một số dự án, doanh nghiệp (DN) đã có lãi, giảm lỗ lũy kế, đã đóng góp cho ngân
sách nhà nước (NSNN), giảm dư nợ trung hạn và dài hạn của các dự án/DN.
Theo báo cáo của CMSC, trong số 12 đại dự án thua lỗ của ngành
Công thương trong những năm qua, có 8 dự án, DN đã được Bộ Chính trị đồng ý chủ
trương, định hướng xử lý cụ thể.
Ông Hồ Sỹ Hùng - Phó Chủ tịch CMSC cho biết: Sau khi có phương
án xử lý, một số dự án, DN đã có lãi, giảm lỗ lũy kế, đã đóng góp cho NSNN,
giảm dư nợ trung hạn và dài hạn của các dự án/DN, bảo đảm duy trì việc làm, đời
sống cho hàng nghìn lao động, góp phần ổn định chính trị - xã hội tại địa
phương.
Đề cập về quá trình xử lý những dự án này, ông Hùng cho hay: Các
dự án đã qua "nhiều đời chính sách" nên việc xử lý cần tránh những
“vết xe” vướng mắc trước đây. Mỗi dự án cụ thể đòi hỏi giải pháp xử lý phức
tạp. “Ví dụ với dự án gang thép Thái Nguyên, Ủy ban cùng Tổng công ty đàm phán
với nhà thầu Trung Quốc về điều kiện, khả năng xử lý” - ông Hùng cho hay.
Đối với giải pháp xử lý khó khăn của Công ty TNHH MTV Công
nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS), CMSC đã phối hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam rà
soát tài sản, chi phí tài chính đưa vào chi phí đầu tư, không đưa vào chi phí
sản xuất kinh doanh. Từ đó, có hình thức phù hợp, tạo điều kiện cho DQS phục
hồi, sản xuất kinh doanh bình thường, có khả năng cạnh tranh.
Một số dự án, DN đã có lãi, giảm lỗ lũy kế như: Nhà máy sản xuất
phân bón DAP 1 - Hải Phòng của Công ty cổ phần DAP - Vinachem từ năm 2017 đến
nay sản xuất ổn định, hàng năm có lãi và hết lỗ lũy kế từ tháng 1/2022. Dự án
sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ - PVN có nhiều chuyển biến tích cực như: Duy
trì vận hành sản xuất khai thác tối đa, hiệu quả 27 dây chuyền sợi DTY, doanh
thu bù đắp được chi phí biến đổi và có lợi nhuận trước định phí.
Các dự án, DN sản xuất phân bón (Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy
sản xuất phân đạm Hà Bắc; Dự án Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình và Dự án Nhà máy
sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai ) duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước
nâng công suất chạy máy bình quân so với công suất thiết kế. Mặc dù, còn lỗ lũy
kế nhưng từ năm 2021 đến nay, do thị trường thuận lợi (giá phân bón cao nhất
trong vòng 10 năm trở lại đây), 3 dự án, DN này ước lãi 2.632 tỷ đồng vào năm
2022.
“Hiện còn 3 dự án, DN còn lại (không tính phương án xử lý dự án
nhà máy bột giấy Phương Nam do Bộ Công thương thực hiện) giao Ủy ban chỉ đạo
việc xây dựng phương án xử lý gồm Tisco 2, VTM, DQS. Đến nay, Ủy ban đã hoàn
thiện phương án và tới đây sẽ trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét” - ông
Hùng nói.
Theo CMSC, trong năm nay, 19 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước nộp
ngân sách đạt hơn 79.252 tỷ đồng, bằng 199,96% kế hoạch năm 2023 và bằng
120,22% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, có 16/19 Tập đoàn, Tổng công ty hoàn
thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách Nhà nước (NSNN).
Tổng doanh thu Công ty mẹ của 19 Tập đoàn, Tổng công ty đạt
1.135.743,61 tỷ đồng, bằng 105,15% kế hoạch năm 2023 và bằng 96,57% so với cùng
kỳ năm 2022. Lợi nhuận trước thuế đạt 53.256,32 tỷ đồng (không tính Tập đoàn
Điện lực Việt Nam) bằng 166,09% kế hoạch năm 2023 và bằng 110,92% so với cùng
kỳ năm 2022.
Trong đó, có 14/19 Tập đoàn, Tổng công ty hoàn thành và vượt kế
hoạch về doanh thu. 15/19 Tập đoàn, Tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về
lợi nhuận trước thuế, 3 Tập đoàn, Tổng công ty không hoàn thành kế hoạch lợi
nhuận là Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG), Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường
cao tốc Việt Nam (VEC), Tổng công ty Cổ phần Hàng không Việt Nam (VNA).
Đáng chú ý năm 2023, một số Tập đoàn, Tổng công ty đã tích cực
mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đóng góp vào sự tăng trưởng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước như: Sản lượng xuất khẩu sản phẩm thuốc lá vượt
24% kế hoạch năm, tăng 24% so với cùng kỳ và chiếm 79% sản lượng xuất khẩu toàn
ngành; kim ngạch xuất khẩu gạo của Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1)
ước đạt 523,31 triệu USD, bằng 176,4% kế hoạch năm (Công ty mẹ ước đạt 360,02
triệu USD, bằng 141,6% kế hoạch năm); kim ngạch xuất khẩu gạo của Tổng công ty
Lương thực miền Nam (Vinafood2) đạt 700,774 triệu USD, bằng 209,75% kế hoạch
năm...
Nhiều dự án kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng đã được hoàn
thành hoặc được tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để triển khai thực hiện trong năm
nay. Đáng chú ý như: Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Kho
Cảng nhập LNG Thị Vải công suất 1 triệu tấn đã hoàn thành và đưa vào vận hành
cuối tháng 10/2023; Dự án xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên hoàn thành
và bắt đầu khai thác từ ngày 2/12/2023...
“Năm 2024, sau khi các vướng mắc, khó khăn đã được các cấp có
thẩm quyền hướng dẫn, xử lý làm cơ sở để các tập đoàn, tổng công ty hoàn thiện
thủ tục đầu tư các dự án trọng điểm, có vai trò trong phát triển kinh tế - xã
hội thì tiến độ giải ngân sẽ gia tăng” - lãnh đạo CMSC cho biết.
Ban
cán sự đảng Bộ Công Thương bị xem xét kỷ luật
PV
https://daidoanket.vn/ban-can-su-dang-bo-cong-thuong-bi-xem-xet-ky-luat-10269445.html
Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã vi phạm
nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng
lãnh đạo, chỉ đạo
Từ ngày 18 đến ngày 20/12/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra
Trung ương đã họp Kỳ thứ 34. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư
Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ
họp này, xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự
đảng Bộ Công Thương, UBKT Trung ương nhận thấy:
Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã vi phạm nguyên tắc tập trung
dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để
Bộ Công Thương và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định của
Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác tham mưu, ban hành cơ chế phát
triển điện mặt trời, điện gió; trong thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh;
trong tham mưu, ban hành cơ chế kinh doanh, điều hành nguồn cung ứng, cấp phép
kinh doanh xăng, dầu; quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá; trong lập, thẩm định,
phê duyệt, tổ chức đấu thầu, thực hiện các dự án/gói thầu do Công ty Cổ phần
Tiến bộ Quốc tế (AIC) thực hiện; nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật, xử
lý hình sự.
Trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về
Ban cán sự đảng Bộ Công Thương các nhiệm kỳ 2016-2021, 2021-2026; Ban Thường vụ
Đảng ủy Bộ, Đảng ủy các Cục, Vụ liên quan và các đồng chí: Trần Tuấn Anh, Ủy
viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Ban cán sự
đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Đỗ Thắng Hải, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ
trưởng; Hoàng Quốc Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công
Thương; Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ, Vụ
trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ; Trần Hữu Linh, Bí thư Đảng ủy, Tổng Cục trưởng Tổng
cục Quản lý thị trường; Hoàng Tiến Dũng, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Điện
lực và Năng lượng tái tạo; Trần Duy Đông, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Xuất
nhập khẩu; Phương Hoàng Kim, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng
và Phát triển bền vững; Đặng Huy Cường, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thành
viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nguyên Bí thư Đảng ủy,
Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng; Lý Quốc Hùng, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ
Khoa học và Công nghệ; Võ Văn Quyền, nguyên Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Thị
trường trong nước, Bộ Công Thương.
Liên quan đến những vi phạm, khuyết điểm trên còn có trách nhiệm
của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam các nhiệm kỳ 2015-2020,
2020-2025 và các đồng chí: Trịnh Đình Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy
viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên
Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Dương Quang Thành,
nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng
ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Trần Đình Nhân,
nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Nguyễn
Danh Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Giám đốc
Công ty Mua bán điện.
Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc
phục; nguy cơ thiệt hại rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, lãng phí nguồn lực
xã hội; dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan
quản lý nhà nước, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và cấp
ủy, tổ chức đảng ở một số bộ, ngành, địa phương, đơn vị liên quan phối hợp, chỉ
đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các tổ chức đảng và đảng viên
có vi phạm, báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.
UBKT Trung ương sẽ tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, xem xét, xử lý
các tổ chức đảng, đảng viên tại các địa phương, đơn vị có liên quan trong thực
hiện các dự án năng lượng tái tạo.
Gần 10 năm thi công dở
dang, siêu đề án Công viên động vật hoang dã Quốc gia ở Ninh Bình chờ giải cứu
Diệu Anh
Đề án Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại Ninh Bình
được triển khai xây dựng từ năm 2014, với quy mô gần 1.500ha. Tuy nhiên, sau
gần 10 năm triển khai xây dựng, đến nay, dự án vẫn dang dở, tỉnh Ninh Bình đang
quyết tâm tháo gỡ các vướng mắc để dự án này trở thành hiện thực.
Siêu đề án 7.368 tỉ đồng
Theo tìm hiểu của PV Lao Động, Đề án Công viên động vật hoang dã
Quốc gia được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt quy hoạch xây dựng với diện tích
gần 1.500ha, tại 2 xã Phú Long và Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Tổng mức đầu tư cho dự án là khoảng 7.368 tỉ đồng, trong đó, vốn
xã hội hóa khoảng 5.247 tỉ đồng (71,2%) và vốn Ngân sách Nhà nước khoảng 2.121
tỉ đồng (28,8%). Đề án này do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT)
tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư, thời gian hoàn thành và đưa vào khai thác chậm
nhất là cuối năm 2025.
Đề án trên được triển khai nhằm bảo tồn các loài động vật quý
hiếm, với quy mô bao gồm 6 phân khu chính: Phân khu động vật hoang dã; Phân khu
chăm sóc - nghiên cứu và phát triển; Phân khu Trung tâm dịch vụ; Phân khu vui
chơi giải trí theo chủ đề; Phân khu cây xanh sinh thái; Phân khu tái định cư và
nhà công vụ.
Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai xây dựng, đến nay Đề án này
mới chỉ thi công xong khu nhà làm việc của Ban quản lý và các hạng mục tuyến
đường kết nối. Nhiều hạng mục khác như hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước
tạm, hệ thống đường nội bộ, hàng rào hổ, hồ cảnh quan... đang thi công dở dang.
10 năm gần như bất động
Theo đại diện lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh Ninh Bình, đến thời điểm
hiện tại, phần vốn ngân sách Nhà nước, đã bố trí cho Đề án là 159,316 tỉ đồng
(chỉ đạt 7,51% kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước) để đầu tư cho các hạng mục như:
Lập quy hoạch xây dựng, lập Đề án tổng thể; cắm mốc giới; rà phá bom mìn; xây
dựng giao thông kết nối, phòng cháy, chữa cháy kết hợp cấp nước Công viên; xây
dựng cơ sở hạ tầng khu nuôi thả thú dữ châu Á.
Đối với nguồn vốn xã hội hóa, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang
dã nước Việt đã đầu tư dự án Trang trại Bảo tồn gấu Ninh Bình với quy mô gần
10ha, mức đầu tư gần 205 tỉ đồng (chỉ đạt 3,9% kế hoạch vốn xã hội hóa). Như
vậy, theo phân kỳ đầu tư, đến năm 2025, đề án sẽ được đưa vào vận hành, khai
thác, tuy nhiên, đến nay, đề án mới thực hiện được một phần rất nhỏ.
Từ năm 2017 đến nay cũng như trong kế hoạch đầu tư công trung
hạn giai đoạn 2021-2025, nguồn ngân sách Nhà nước không được bố trí để thực
hiện đề án. Trong khi đó, việc kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện xây
dựng Công viên còn khó khăn do cơ sở vật chất và hạ tầng của Công viên chưa
được đầu tư đồng bộ.
Bên cạnh đó, địa điểm thực hiện là vùng núi, điều kiện khó khăn.
Các hạng mục đầu tư trong đề án trước đây xây dựng quá chi tiết, dẫn đến trong
quá trình triển khai gặp nhiều vướng mắc. Một số hạng mục đầu tư từ nguồn ngân
sách Nhà nước không còn phù hợp... Chính vì vậy, đề án cần có những điều chỉnh
cho phù hợp.
Ông Trần Song Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình - cho biết,
đây là đề án có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt kinh tế, du lịch, bảo vệ môi
trường mà còn có ý nghĩa quốc tế, được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Do vậy,
tỉnh Ninh Bình quyết tâm tháo gỡ các vướng mắc để đề án này trở thành hiện
thực.
Cũng theo ông Tùng, vừa qua UBND tỉnh Ninh Bình đã tổ chức
hội nghị nghe báo cáo về việc điều chỉnh Đề án tổng thể xây dựng Công viên động
vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình.
Tại hội nghị, đơn vị tư vấn đã đề xuất kéo dài tiến độ thực hiện
đề án đến năm 2035, điều chỉnh quy mô sử dụng đất các phân khu thuộc đề án.
Đồng thời, điều chỉnh tổng mức đầu tư, tăng nguồn vốn xã hội hóa, một số hạng
mục đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách giờ chuyển sang nguồn vốn xã hội hóa.
"UBND tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu các đơn vị liên quan, tăng
cường công tác truyền thông, minh bạch hóa việc thu hút các dự án đầu tư vào Công
viên. Các sở, ngành có liên quan tiếp tục đóng góp ý kiến, sớm hoàn thiện Đề án
để Sở NNPTNT tổng hợp, hoàn chỉnh, báo cáo UBND tỉnh trong thời gian sớm
nhất" - ông Tùng cho hay.
Dấu
hiệu vi phạm hình sự của 3 tướng quân đội trong vụ Việt Á
Việt Dũng
Cơ quan tố tụng cho rằng, Trung tướng Đỗ Quyết
và 2 Thiếu tướng Hoàng Văn Lương, Lê Bách Quang có dấu hiệu thiếu trách nhiệm
trong vụ Việt Á sản xuất, bán kit cho Học viện Quân y...
Trong cáo trạng truy tố, chuẩn bị đưa ra xét xử với 7 bị cáo
liên quan đến sai phạm tại Công ty
Việt Á, Học viện Quân y, Cơ
quan Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương đã chỉ ra sai phạm của một số cá nhân
liên quan, trong đó có Trung tướng Đỗ Quyết và 2 Thiếu tướng Hoàng Văn Lương,
Lê Bách Quang.
Theo Viện kiểm sát, hành vi của Trung tướng Đỗ Quyết, Thiếu
tướng Hoàng Văn Lương do tin tưởng cấp dưới trong nghiên cứu thực hiện đề tài
và đấu thầu mua kit xét nghiệm nên "chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi
phạm của cấp dưới".
Thiếu tướng Hoàng Văn Lương vì tin tưởng, không xem biên bản bàn
giao do Công ty Việt Á soạn thảo, Hồ Anh Sơn - Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y
dược học quân sự, Học viện Quân y trình nên đã ký.
Thiếu tướng Lê Bách Quang, chủ tịch các hội đồng, do tin tưởng
kết quả nghiên cứu của Học viện Quân y nên thông qua nghiệm thu giai đoạn 1 và
nghiệm thu đề tài. Viện kiểm sát đánh giá hành vi của các cá nhân trên có dấu
hiệu tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Tuy nhiên, do thời hạn điều tra vụ án đã hết nên Cơ quan điều
tra hình sự Bộ Quốc phòng tách hành vi sai phạm của những người này để thu thập
thêm tài liệu, chứng cứ, đánh giá mức độ sai phạm và xem xét trong cùng vụ án
thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng cùng với bị can Nguyễn Thị Lan Anh
đã được tách ra điều tra sau.
Theo cáo trạng, trong phiếu đề xuất nhiệm vụ khoa học của Đề tài
nghiên cứu phát triển kit chẩn đoán viêm phổi do virus Corona, ông Hồ Anh Sơn
đã đưa Công ty Việt Á tham gia (theo yêu cầu của Trịnh Thanh Hùng - cựu Phó Vụ
trưởng Vụ khoa học và công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật thuộc Bộ Khoa học
và Công nghệ), trình Thiếu tướng Hoàng Văn Lương - nguyên Phó Giám đốc Học viện
Quân y ký.
Ngày 2.3.2020, Hồ Anh Sơn trình Trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc
Học viện Quân y ký văn bản đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng
nghiệm thu giai đoạn 1.
Sau đó, Phan Quốc Việt chỉ đạo Vũ Đình Hiệp - Phó Tổng Giám đốc
Việt Á xây dựng biên bản Học viện Quân y bàn giao cho Công ty Việt Á với một số
nội dung để chứng minh mối quan hệ giữa hai bên, theo đề nghị của Bộ Y tế,
trước khi cấp phép chính thức lưu hành sản phẩm kit test.
Nội dung biên bản có nêu: "... Học viện Quân y đồng ý để
Công ty Việt Á toàn quyền sử dụng sản phẩm của đề tài đăng ký lưu hành sản phẩm
và đăng ký cấp chứng nhận lưu hành tự do tại Bộ Y tế cũng như sử dụng logo của
Học viện Quân y trên bao bì".
Hiệp đã chuyển biên bản và nhờ Hồ Anh Sơn trình Thiếu tướng
Hoàng Văn Lương ký. Theo cáo buộc, ông Lương không xem nội dung biên bản mà ký
và đưa ngay lại cho Hồ Anh Sơn.
Cơ quan công tố cho rằng, Học viện Quân y không có thẩm quyền
chuyển giao kết quả cho Công ty
Việt Á theo nội dung
biên bản trên.
Mặt khác, các ngày 22 và 29.10, ngày 25.12.2021, lần lượt Hội
đồng nghiệm thu sản phẩm, quy trình của Học viện Quân y, Hội đồng cấp cơ sở Học
viện Quân y (do Thiếu tướng Hoàng Văn Lương là chủ tịch) và Hội đồng đánh giá,
nghiệm thu đề tài của Bộ Khoa học và Công nghệ (do Thiếu tướng Lê Bách Quang là
chủ tịch) đều nghiệm thu, thông qua và đánh giá kết quả đề tài ở mức
"Đạt".
Tuy nhiên, thực chất việc các hội đồng tổ chức nghiệm thu chỉ
mang tính hình thức và không đúng bản chất, vì sản phẩm để chứng minh cho kết
quả nghiên cứu đề tài không được sản xuất theo quy trình nghiên cứu và cũng
không rõ nguồn gốc... Trong khi đó, quá trình mua kit xét nghiệm COVID-19 tại
các tỉnh, thành (Bắc Ninh, Bắc Giang, TPHCM), của Học viện Quân y được xác định
gây thiệt hại hơn 27,7 tỉ đồng.
Các quyết định mua sắm sản phẩm của Việt Á ở các tỉnh, thành
trên đều ứng trước, hợp thức hồ sơ thanh toán sau. Việc mua sắm do Trung tướng
Đỗ Quyết trình ký thủ trưởng, rồi thực hiện.
Vụ án tại Xuyên Việt
Oil: Nợ ngân hàng gần 5.500 tỷ, nữ giám đốc cầm cố cả 33 triệu lít dầu
Chi Chi Tổng hợp
Ngoài số
tiền nợ thuế "khủng" 1.529 tỷ, Xuyên Việt Oil còn khoản nợ 5.500 tỷ
tại 4 ngân hàng, tất cả đều là nợ xấu.
Khởi tố
một loạt cá nhân liên quan đến vụ án ở Xuyên Việt Oil
Cơ
quan An ninh điều tra Bộ Công an đang thụ lý, điều tra vụ án "Vi phạm quy
định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” xảy ra tại Công ty TNHH
Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên
quan.
Liên
quan đến vụ án này, ngày 19/12, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi
tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với ông Lê Duy
Minh , nguyên Cục trưởng Cục thuế TP.HCM (nay là Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM)
để điều tra về tội Nhận hối lộ quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Trước
đó, ngày 14/12, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để
tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở đối với ông Lê Đức Thọ (sinh năm 1970; nơi thường
trú và chỗ ở hiện tại: phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; khu
đô thị Star Lake - Tây Hồ Tây, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà
Nội) để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác để trục lợi" quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự.
Hồi
tháng 9 năm nay, Bộ Công an cũng đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết
định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với: Mai
Thị Hồng Hạnh, sinh năm 1979, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du
lịch Xuyên Việt Oil và Nguyễn Thị Như Phương, sinh năm 1992; Phó Giám đốc Công
ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil.
Hai
bị can trên bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài
sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ
luật Hình sự.
Công ty Xuyên Việt Oil
nợ xấu gần 5.500 tỷ tại 4 ngân hàng
Công
ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil có trụ sở chính tại
465-467 Hai Bà Trưng, P. Võ Thị Sáu, Q.3 TP.HCM, là 1 trong số gần 40 doanh
nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn trên cả nước, được quyền xuất nhập khẩu
xăng dầu. Công ty Xuyên Việt Oil đã bị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép xuất,
nhập khẩu xăng dầu từ ngày 11/8/2023.
An
ninh Tiền tệ thông tin, vào cuối tháng 8, Xuyên Việt Oil có dư nợ gần 5.500 tỷ
tại 4 ngân hàng trong nước, tất cả đều thuộc nhóm nợ xấu. Trong đó có 3 ngân
hàng thuộc nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước và 1 ngân hàng thương mại
cổ phần tư nhân.
Đáng
chú ý, tài sản thế chấp của Xuyên Việt Oil tại các ngân hàng rất đa dạng, từ sổ
tiết kiệm, xăng dầu, siêu xe, cổ phần... thậm chí là cả công ty Xuyên Việt Oil.
Tiêu
biểu như, ô tô được mang ra thế chấp có 1 Roll Royce Ghost màu xanh, 1 xe
Lexus, 5 chiếc xe xitec chở xăng dầu nhãn hiệu Huyndai.
Ngoài
ra, tài sản cầm cố cho khoản vay của Xuyên Việt Oil tại ngân hàng còn có gần 33
triệu lít dầu DO với tổng trị giá 450 tỷ đồng (tính theo đơn giá bình quân
13.751 đồng/lít), tờ Kiến thức Đầu tư cho hay.
Một
năm trước khi bị bắt, vào tháng 9/2022, nữ giám đốc Mai Thị Hồng Hạnh đã mang
giấy chứng nhận toàn bộ cổ phần đang nắm giữ tại Xuyên Việt Oil (tức 98% vốn
điều lệ) để đăng ký thế chấp cho một ngân hàng.
Theo báo Giao thông, trước khi vụ án tại Xuyên Việt Oil xảy ra,
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này đã đi lùi khi doanh thu về bán hàng
và cung cấp dịch vụ năm 2022 đạt 11.911 tỷ đồng, giảm 10.446 tỷ đồng (46,7%) so
với năm 2021. Kết quả kinh doanh năm 2022, Xuyên Việt Oil gánh lỗ sau thuế 800
tỷ đồng, lỗ lũy kế 3.533 tỷ đồng.
Song song với doanh thu sụt giảm mạnh, tài sản của Xuyên Việt
Oil cũng hao hụt. Đến hết năm 2022, tổng tài sản của công ty còn 8.483 tỷ đồng,
giảm 3.672 tỷ đồng (30,2%) so với cuối năm 2021.
Số tiền Quỹ Bình ổn xăng dầu hình thành tại doanh nghiệp này
cũng là con số rất lớn, lên tới hàng trăm tỉ đồng. Bộ Công thương đã yêu cầu
doanh nghiệp chuyển nộp ngay toàn bộ tiền Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vào ngân
sách nhà nước.
Vụ 11 học sinh ăn 2
gói mì chan cơm: Tiền trợ cấp sách vở mỗi thầy nói một kiểu?
Nguyên Bảo
https://tuoitre.vn/vu-11-hoc-sinh-an-2-goi-mi-chan-com-tien-tro-cap-sach-vo-moi-thay-noi-mot-kieu-2023122019474251.htm
Sau
phản ánh suất ăn bán trú không đủ định lượng, Trường phổ thông dân tộc bán trú
tiểu học Hoàng Thu Phố 1 (huyện Bắc Hà, Lào Cai) lại tiếp tục vướng nghi vấn
“mập mờ” trong việc chi trả khoản trợ cấp mua sách vở hằng tháng của học sinh.
Ông Ngô Xuân Dũng - phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán
trú tiểu học Hoàng Thu Phố 1 - vừa có cuộc trao đổi riêng với Tuổi Trẻ
Online về vấn đề này.
Hiệu
trưởng nói đã trả tiền trợ cấp cho phụ huynh học sinh
Trước đó, ngày 18-12, trong chương trình Chuyển động 24h phát
trên VTV1 phản ánh dù mới bắt đầu năm học mới hơn 3 tháng, nhưng toàn bộ sách
giáo khoa môn khoa học của hơn 20 em học sinh lớp 5A1 Trường phổ thông dân tộc bán trú
tiểu học Hoàng Thu Phố 1 đều cũ, nhiều quyển rách nát, mất bìa. Trong khi mỗi
tháng một học sinh được Nhà nước hỗ trợ 150.000 đồng để mua sách giáo khoa và
đồ dùng học tập.
Khi phóng viên hỏi học sinh có được mua sách giáo khoa mới
không, học sinh trả lời không được mua, sau khi mượn ở thư viện mới ghi tên
mình vào sách.
Còn ông Trần Ngọc Hà - hiệu trưởng nhà trường - cho biết:
"Các cháu mượn thêm sách tham khảo, sách chính khóa là học sinh tự mua.
Tiền trợ cấp 150.000 đồng/học sinh trả cho phụ huynh các cháu để mua sách giáo
khoa, vở, bút".
Tuy nhiên, ông Sùng Seo Sanh cho biết gia đình ông có 6 con từng
học Trường tiểu học Hoàng Thu Phố 1 nhưng chưa nhận được một đồng tiền chế độ chính sách cho học sinh vùng cao nào.
Thầy
hiệu phó nói khác
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 19-12, ông
Ngô Xuân Dũng cho biết sự việc vừa qua là một cú sốc rất lớn với cán bộ,
giáo viên, học sinh và người dân. Sau khi trấn tĩnh lại, trường cũng kiểm soát,
động viên tinh thần cán bộ giáo viên, nhân viên và các em học sinh.
Thời điểm này các hoạt động đã bình thường.
Trước thông tin phản ánh "tiền trợ cấp sách vở mất hút, phụ
huynh không nhận được", ông Dũng khẳng định "một số hộ nói không nhận
được tiền là đúng".
Theo ông Dũng, đặc thù của bà con vùng cao đều là người dân tộc
thiểu số, một số phụ huynh thường đi làm ăn xa, việc trang bị đồ dùng học tập
cho các em khó khăn, "trên này các em đến trường không phải mang theo bất
cứ thứ gì, chỉ đến người không thôi".
Để có đồ dùng cho học sinh đi học ngay từ đầu năm học mới, những
thiết bị cần thiết như sách vở, bút… nhà trường phải tổ chức họp phụ huynh và thống nhất phương án trường sẽ giới
thiệu các đầu mối cung cấp văn phòng phẩm và được đại diện các phụ huynh nhất
trí "mua chịu" sách vở, quần áo cho học sinh sử dụng trước, khi có
kinh phí cấp về sẽ trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp.
"Đầu năm chưa có tiền trợ cấp, vì tiền hỗ trợ chính sách từ
tháng 9 đến tháng 12 đến cuối tháng 12 mới phát, có trường tận tháng 1 mới
phát. Nếu thời điểm đó nhà trường mới cung cấp chi phí học tập cho học sinh để
phụ huynh mua thì từ tháng 9 đến tháng 11, 12 học sinh đến trường sẽ thiếu
sách, thiếu vở, bút… Vì vậy qua phỏng vấn một số hộ nói không được nhận tiền là
đúng.
Năm nay tất cả sách vở, đồ dùng học tập, quần áo, giày dép… đều
mua chịu, vì thời điểm này vẫn chưa có kinh phí", ông Dũng nói.
Ông Dũng cho biết thêm sách giáo khoa với chương trình giáo dục
phổ thông năm 2018 sẽ bổ sung theo lộ trình từ lớp 1 đến lớp 4, các lớp còn lại
sẽ bổ sung những đầu sách thiếu, mượn lại sách cũ. Số tiền còn lại sẽ trang bị
cho học sinh bằng những vật dụng khác, không phải toàn bộ chi cho sách vở.
No comments:
Post a Comment