Đối Thoại Điểm Tin ngày 02 tháng 12 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Tin
nói Israel muốn có một vùng đệm ở Gaza thời hậu chiến
Thỏa
thuận ngừng bắn sụp đổ, giao tranh tiếp diễn ở Gaza
Chiến tranh lại tiếp tục ở Gaza sau khi thỏa thuận ngừng
bắn sụpđổ
Blogger ‘chống tham nhũng’ nổi tiếng Trần Minh Lợi bị bắt lần
hai
TBT Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam ‘coi trọng cao độ’ và ‘ưu tiên
hàng đầu’ quan hệ Việt - Trung
Số ca bệnh hô hấp ở TQ tăng vọt, nghị sĩ
Mỹ yêu cầu cấm qua lại với Trung Quốc
Mỹ cùng 3 nước đồng minh trừng phạt
Triều Tiên sau vụ phóng vệ tinh
Chủ tịch Trung Quốc yêu cầu lực lượng
hải cảnh siết thực thi luật hàng hải
Tin nói Israel muốn có một vùng đệm ở
Gaza thời hậu chiến
Việt Nam công bố kế hoạch thực hiện huy động nguồn hỗ trợ
hơn 15 tỷ đô la để giảm sử dụng than
Facebooker Trần Minh Lợi bị bắt giam với cáo buộc “Lợi dụng
các quyền tự do dân chủ”
Công an Thái Bình rà soát các kiến nghị và phiếu chuyển của
ông Lưu Bình Nhưỡng
Việt Nam - Trung Quốc xem xét liên kết tuyến đường sắt xuyên
qua trung tâm đất hiếm
Tỉnh Bắc Ninh lập đoàn kiểm tra vụ lãnh đạo đi chơi golf
trong giờ làm
166 người Việt kẹt giữa vùng chiến sự Myanmar kêu cứu vì hết
lương thực
Loay hoay tìm cách xử lý người trúng đấu giá bỏ cọc
Cảnh sát Giao thông Sài Gòn đo nồng độ cồn 24/7 có giúp giảm
tai nạn?
Mỹ khởi xướng điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh
nhập khẩu từ Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đến Việt Nam chuẩn bị cho
chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình
Cựu giám đốc BV Thủ Đức lãnh 21 năm tù về tội “Tham ô” và
“Rửa tiền”
Giải đua mở rộng các đảo ở Biển Đông
Việt Nam sẽ giúp Palestine nửa triệu USD thông qua Liên Hiệp
Quốc
Ông Phạm Minh Chính đến Dubai dự COP28 bàn về giảm phát thải
Vụ Việt Á: Cựu Giám đốc CDC Nam Định lĩnh án tù vì tội “Nhận
hối lộ”
Cựu Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức đối mặt với án tù từ 21 - 23
năm về tội “Tham ô” và “Rửa tiền”
Khởi tố, bắt giam Chủ tịch HĐQT Công ty LDG vì
xây gần 500 căn nhà trái phép
Henry Kissinger: Trung Quốc tiếc thương 'người
bạn cũ quý giá nhất'
Nga-Ukraine: Putin ký lệnh tăng 15% quân số,
Zelensky nói đẩy nhanh củng cố công sự
Video,Giao thông Thái Lan: Vì sao tài xế
không bấm còi inh ỏi như ở Việt Nam?Thời lượng, 3,10
Hành trình 'lòng vòng' của thẻ căn cước Việt
Nam cho thấy điều gì?
Nguyễn Quí Đức: 'Nhà' là nơi mình sinh ra
Henry Kissinger: Người định hình thế giới đầy
tranh cãi
Cảnh sát Anh bắt 16 người biểu tình
'làm ồn' ngoài tư dinh Thủ tướng Sunak
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời ở
tuổi 100
30/04: Những xui xẻo định mệnh của VNCH
Hòa thượng Tuệ Sỹ còn ảnh hưởng bao nhiêu
tới Phật giáo và Phật tử Việt Nam hiện nay?
Israel
mở lại chiến dịch tấn công Hamas ở Gaza nhưng các thương lượng về hưu chiến
tiếp tục
Bắc Kinh và Hà Nội xem xét nâng cấp tuyến đường sắt xuyên qua vùng
giàu đất hiếm của Việt Nam
COP28: Mục tiêu giảm năng lượng hóa thạch được đưa vào dự thảo
thỏa thuận
Nguyễn Văn Vĩnh dịch “Bệnh tưởng” của Molière mở đường khai
sinh kịch nói Việt Nam
Mỹ có khả năng kềm hãm tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông ?
Cuộc chiến khí hậu: Cần có một ‘‘đại tự sự’’ để thúc đẩy toàn nhân
loại
COP28: Cam kết tài chính cho“ Quỹ tổn thất và thiệt hại” còn quá
ít
Liên Hiệp Châu Âu: Chi tiêu quốc phòng đạt mức kỷ lục trong năm
2023
Dân biểu đảng của tổng thống Zelensky chỉ trích tổng tư lệnh lực
lượng vũ trang Ukraina
Báo Mỹ tiết lộ: Israel đã biết về kế hoạch tấn công của Hamas từ
hơn một năm trước
Tư pháp Hoa Kỳ: Quan chức Ấn Độ can dự vào âm mưu sát hại một nhà
ly khai người Sikh quốc tịch Mỹ
Liên Hiệp Quốc : Mục tiêu loại trừ SIDA có thể đạt được vào năm
2030
Ukraina : Chiến trường Avdiivka ác liệt hơn cả Bakhmut, châu Âu
còn chờ Trân Châu Cảng ?
Biển Baltic và những thách thức chiến lược cho Nga
COP28: Khai mạc Hội nghị Khí hậu ‘‘quan trọng nhất’’ kể từ Paris
2015
Israel và Hamas đạt thỏa thuận kéo dài ‘‘hưu chiến nhân đạo’’ thêm
một ngày
Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời
COP28 cho ra đời "Quỹ tổn thất và thiệt hại"
(Reuters/Yonhap) - Mỹ và các đồng minh
trừng phạt Bắc Triều Tiên vì vụ phóng vệ tinh do thám lên quỹ đạo. Thông báo của Mỹ được đưa ra vào hôm
30/11/2023. Các nước phối hợp với Mỹ lần này gồm Úc, Nhật và Hàn Quốc.Trong khi
đó, khi đi thị sát bộ tư lệnh Không quân vào Ngày Hàng Không 29/11, lãnh đạo
Bắc Triều Tiên Kim Jong Un yêu cầu không quân tăng cường tư thế chiến đấu để
sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa quân sự từ kẻ thù.
(AFP) - Nga sẽ đẩy mạnh cắt giảm sản xuất dầu
lửa xuống còn 500.000 ngàn thùng/ngày đến cuối tháng 03/2024. Phó thủ tướng Nga, Alexandre Novak,
chuyên trách năng lượng, hôm 29/11/2023 thông báo như trên sau cuộc họp của
khối OPEC mở rộng. Các biện pháp kiểu này trên hết nhằm giảm nguồn cung dầu
trên thị trường để kích thích giá, một phương tiện để Matxcơva tăng doanh thu
từ việc bán chất đốt, vốn là một nguồn thu ngân sách chính trong bối cảnh chiến
tranh Ukraina và các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga.
(Reuters) - Singapore và Zurich (Thụy Sỹ) là
những thành phố có mức sống đắt đỏ nhất thế giới năm nay. Trong vòng 11 năm qua, năm nay là năm thứ 9
Singapore là nước đứng đầu bảng các nơi có mức sống đắt nhất. Sau Singapore và
Zurich là Geneve, New York (Mỹ) và Hồng Kông và Los Angeles. Cơ quan phân tích,
tư vấn Economist Intelligence Unit (EIU) hôm 30/11/2023
công bố bảng xếp hạng và cảnh báo khủng hoảng giá cả sinh hoạt toàn cầu vẫn
chưa kết thúc. Nhưng tại châu Á, mức tăng giá trung bình tương đối thấp so với
các khu vực khác.
(Reuters) - Bắc Kinh mua chuộc chính
khách Đài Loan bằng những chuyến du lịch giá rẻ. Theo các nguồn tin từ Đài Loan ngày
30/11/2023, Trung Quốc đã bảo trợ cho các chuyến đi giảm giá tới Trung Quốc cho
hàng trăm chính trị gia Đài Loan trước các cuộc bầu cử quan trọng trên hòn đảo
vào tháng tới. Các cơ quan an ninh Đài Loan đang xem xét hơn 400 chuyến thăm
Trung Quốc trong tháng qua, hầu hết do các nhà lãnh đạo dư luận địa phương. Các
cơ quan này tin rằng các chuyến đi, với chỗ ở, phương tiện đi lại và bữa ăn
giảm giá, đã được các đơn vị thuộc Văn Phòng Các Vấn Đề Đài Loan của Trung Quốc
trợ cấp.
(Reuters) - Nhật Bản yêu cầu quân đội Mỹ
ngừng sử dụng máy bay Osprey sau vụ tai nạn nghiêm trọng. Theo phát ngôn viên Chính phủ Nhật Bản hôm
01/12/2023,Nhật Bản đã yêu cầu Hoa Kỳ đình chỉ tất cả các chuyến bay V-22
Osprey không khẩn cấp trên lãnh thổ của mình. Yêu cầu được đưa ra vụ rớt máy
bay Osprey cách nay hai ngày ở miền tây Nhật Bản, trong một tai nạn máy bay
quân sự Mỹ gây tử vong đầu tiên ở Nhật trong 5 năm gần đây. Tuy nhiên phía quân
đội Mỹ vẫn cho loại phi cơ này hoạt động.
(AFP) - New Zealand cấm sử dụng điện thoại di
động trong trường học. Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon ngày 01/12/2023 cho biết
chính quyền nước ông sẽ cấm sử dụng điện thoại di động trong các trường học
trên toàn quốc – Mục tiêu nhằm góp phần giúp các học sinh tập trung hơn vào
việc học tập. Các trường học ở New Zealand từng tự hào về tỷ lệ học sinh biết
đọc, biết viết thành thạo thuộc hạng cao nhất thế giới. Tuy nhiên, trình độ
đọc, viết của các học sinh New Zealand đã giảm xuống đến mức làm dấy lên lo
ngại về một cuộc “khủng hoảng” trong ngành giáo dục.
(AFP) - Nepal lần đầu công nhận hôn nhân giữa
những người thuộc cộng đồng LGBT+. Nhà chức trách Nepal hôm 30/11/2023 thông báo từ nay trở
đi người đồng tính, chuyển giới… chính thức được kết hôn. Chính quyền Nepal xem
đây là thắng lợi cho tất cả mọi người. Trước đó, hôm 29/11, bà Maya Gurung, một
phụ nữ chuyển giới 41 tuổi và một người đàn ông 27 tuổi, tên là Surendra
Pandey, từng làm đám cưới năm 2017 theo nghi lễ Hindou, đã được cấp giấy chứng
nhận kết hôn tại Lamjung, miền trung Nepal.
Tin Tức: Thứ Bảy 02.12.2023
1. ĐẮC LẮC: ÔNG TRẦN MINH LỢI BỊ BẮT GIAM THEO
ĐIỀU 331
Ông Trần Minh Lợi, chủ danh khoản facebook nổi tiếng một thời “Chống
giặc nội xâm” lại bị nhà cầm quyền bắt tạm giam lần thứ hai sau một thời gian
mãn án tù với cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo điều 331-BLHS. Truyền
thông quốc doanh đưa tin ông Trần Minh Lợi
(55 tuổi), bị khám nhà và bị bắt giam hôm qua 1/12. Trước đó, ông được
biết đến qua trang fabebook “Chống giặc nội xâm”, chuyên đưa các thông tin về
hành vi sai phạm của quan chức, cán bộ nhà nước.
Năm 2017, ông từng bị bắt giam và bị kết án với cáo buộc “đưa hối lộ”
trong một vụ án đánh bạc. Theo tường thuật của báo chí lề đảng, ngày 15-1-2016,
Công an huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) bắt tạm giam 6 người đang đánh bài ăn tiền.
Ông Lợi xúi người nhà một bị can đưa 60 triệu đồng cho 1 cán bộ công an để được
tại ngoại. Tuy nhiên, ông bác bỏ mọi cáo buộc và cho rằng mình chỉ đấu tranh chống
nạn tham nhũng. Ông bị kết án 4 năm 6 tháng tù giam và mãn hạn tù vào năm 2020.
Sau khi ra tù, ông thành lập công ty tư vấn nhận "hỗ trợ pháp
lý" cho nhiều người dân và tiếp tục sử dụng mạng xã hội để đấu tranh chống
nạn tham nhũng.
2. CỰU GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN THỦ ĐỨC BỊ TUYÊN 21
NĂM TÙ GIAM VÌ THAM Ô VÀ RỬA TIỀN
Liên quan đến vụ án xảy ra tại bệnh viện thành phố Thủ Đức, ngày 1/12,
tòa án thành Hồ đã tuyên phạt ông Nguyễn Minh Quân (53 tuổi) cựu Giám đốc Bệnh
viện Thủ Đức 16 năm giam tù về tội "tham ô tài sản", 05 năm tù về tội
"rửa tiền". Tổng cộng hai tội danh là 21 năm tù giam. Ngoài ra, ông
này bị buộc bồi thường 102,52 tỷ đồng cho Bệnh viện TP.Thủ Đức. Tám người khác
bị tuyên các mức án từ hai năm rưỡi đến 15 năm tù giam với các tội danh “tham ô
tài sản”, “rửa tiền” và “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bà Nguyễn Trần Ngọc Diễm -Giám đốc Công ty Ngọc Đạo (vợ ông Quân) là bị
cáo duy nhất được hưởng án treo 3 năm và bị thử thách 5 năm với hành vi cáo buộc
là “rửa tiền”.
Ông Quân bị luận tội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, thành lập bốn công
ty để tham gia đấu thầu và trúng 27 gói thầu cung cấp máy móc, thiết bị y tế,
chiếm đoạt 102 tỷ đồng của Bệnh viện TP Thủ Đức, trong suốt thời gian từ năm
2016 đến năm 2000.
3. MỸ VÀ BA NƯỚC ĐỒNG MINH TRỪNG PHẠT BẮC HÀN
SAU VỤ PHÓNG VỆ TINH
Ngày 30/11, Hoa Kỳ đã đưa ra các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Bắc
Hàn sau khi nước này phóng vệ tinh do thám hồi tuần trước. Đây là vụ phóng
thành công vệ tinh trinh sát đầu tiên mà Bình Nhưỡng nói rằng được thiết kế để
theo dõi các hoạt động quân sự của Mỹ và Hàn Quốc. Các biện pháp ban hành hôm
30/11 bao gồm phong tỏa mọi tài sản ở Hoa Kỳ của những đối tượng bị nhắm mục
tiêu và về tổng thể là cấm người Mỹ giao dịch với các đối tượng đó. Những ai thực
hiện một số giao dịch nhất định với họ cũng có nguy cơ bị trừng phạt.
Một số quốc gia đồng minh của Mỹ như Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc
cũng phối hợp với Wasington để thực hiện lệnh trừng phạt.
Mười một công dân Bắc Hàn đã bị Bộ ngoại giao Nam Hàn đưa vào danh
sách sổ đen hôm 1/12 và bị cấm mọi giao dịch tài chính vì liên đến việc phát
triển vệ tinh và tên lửa đạn đạo của nước này. Danh sách này bao gồm các quan
chức cấp cao của Cơ quan Công nghệ Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên, là cơ
quan giám sát vụ phóng vệ tinh, và của cục công nghiệp đạn dược.
Hai đại diện các ngân hàng Triều Tiên có trụ sở tại Nga và một đại diện
có trụ sở tại Trung Quốc cũng bị trừng phạt.
Dự kiến, các cố vấn an ninh quốc gia của Đại Hàn, Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ
hội đàm tại thủ đô Seoul vào ngày 8-9/12 để thảo luận về vấn đề an ninh.
4. KHÔNG CÓ THÊM THỎA THUẬN NGỪNG BẮN TẠI DẢI
GAZA
Chỉ hai giờ sau khi lệnh ngừng bắn kết thúc, các quan chức y tế Gaza
ghi nhận có 54 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong các cuộc
không kích đánh trúng ít nhất 8 ngôi nhà. Hôm thứ Tư, Hamas đã trả tự do cho 16
con tin để đổi lấy 30 người Palestine bị giam giữ trong các nhà tù của Israel.
Trong khi đó, hai tay súng Hamas đã giết chết 3 người và làm bị thương 8 người
khác tại một bến xe buýt ở Jerusalem.
Cuộc chiến tạm dừng từ ngày 24/11 và được gia hạn hai lần, đã cho phép
hai bên hàng ngày trao đổi các con tin Israel bị cầm giữ ở Gaza để nhận những
tù nhân Palestine, trong khi các xe tải chở hàng viện trợ đi vào Gaza.
Israel đã thề sẽ tiêu diệt Hamas để đáp trả vụ tấn công bừa bãi hôm
7/10 của nhóm chiến binh này. Israel nói rằng trong vụ đó, các tay súng Hamas
đã giết chết 1.200 người và bắt 240 con tin. Hamas, vốn thề sẽ hủy hoại Israel,
đã cai trị Gaza từ năm 2007.
Hamas đã thả hai con tin Israel và dự kiến sẽ giải thoát thêm nhiều
con tin khác “trong vài giờ tới.” Trước đó Israel và Hamas đã đồng ý gia hạn lệnh
ngừng bắn, bắt đầu vào thứ Sáu, thêm ít nhất một ngày. Hôm thứ Tư, Hamas đã trả
tự do cho 16 con tin để đổi lấy 30 người Palestine bị giam giữ trong các nhà tù
của Israel. Trong khi đó, hai tay súng Hamas đã giết chết 3 người và làm bị
thương 8 người khác tại một bến xe buýt ở Jerusalem.
VNTB – Trung Quốc ‘dòm ngó’ mỏ đất hiếm Việt
Nam
VNTB – Bệnh viêm phổi bí ẩn ở trẻ em tăng đột biến
VNTB – Vì sao lại giả danh công an để lừa đảo?
VNTB – Cánh tay nối dài của đại sứ quán Việt Nam
tại Đức?
Henry Kissinger: Kẻ đạo đức giả hay nhà hiện thực tàn nhẫn?
Chuyển động Quốc Phòng (24/11 – 30/11/2023)
Phụ nữ trẻ Trung Quốc đang thách thức Đảng Cộng sản
Nakba: Hướng tới khung pháp lý để xóa bỏ ‘thảm họa’ của
người Palestine
Tại sao một nhà nước Palestine là giải pháp an ninh tốt nhất
cho Israel?
Tên đường (Kỳ 4)02/12/2023
Vì sao Việt Nam cần lo ngại nhiều hơn đối với dự án đào kênh
Phù Nam – Techo của Campuchia?02/12/2023
Người Việt, người Do Thái, người Arab, và lọ Hummus02/12/2023
Di sản của Kissinger vẫn còn hiện hữu khắp Việt Nam và
Campuchia02/12/2023
Tình hình Ukraine ngày thứ 64602/12/2023
Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine
ngày 1-12-202301/12/2023
Căn cước – một kiểu ‘trở về’ vạch xuất phát!01/12/2023
Biệt Kinh… Kỳ!01/12/2023
Chuyện cái đèn cù01/12/2023
Henry Kissinger01/12/2023
Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của
Nga Putox ngày 01/12/2023
Bông Lau - Khởi đầu của cuộc sụp đổ
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Bàn
về dạy thêm học thêm 02/12/2023
Henry
Kissinger 02/12/2023
166
người Việt kẹt giữa vùng chiến sự Myanmar kêu cứu vì hết lương thực 02/12/2023
Mỹ
có khả năng kềm hãm tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông? 02/12/2023
Vô
đề 01/12/2023
Khi
cái chết trở nên điều huyền thoại 30/11/2023
Hàm
ý của Tập Cận Bình gặp Joe Biden 30/11/2023
Bi
hài chuyện “đèn cù” về cái tên thẻ 30/11/2023
Nhận
hối lộ “không vụ lợi”: “sự ngụy biện, cưỡng từ – đoạt lý”! 30/11/2023
Cuộc
đua đứt gánh của Trung Quốc và Ấn Độ để đại diện cho các nước đang phát triển 30/11/2023
Tại
sao một nhà nước Palestine là giải pháp an ninh tốt nhất cho Israel? 30/11/2023
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Bỏ thi bắt buộc môn
ngoại ngữ: Lo ngại tiếng Anh thành "môn phụ" như địa lý
"Không
phải thi bắt buộc, học sinh sẽ không học nữa"
Chị
Phan Thanh Huyền (42 tuổi, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) không đồng tình với phương án
bỏ thi ngoại ngữ bắt buộc tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
"Tôi
thấy phương án thi này sẽ làm cho giáo
dục ngoại ngữ giật lùi", chị Huyền bày tỏ.
Chị
Huyền có con trai sinh năm 2006, sẽ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2024, trước khi
kỳ thi này đổi mới cách khảo thí. Điều chị lo lắng là các lứa học sinh sinh năm
2007 trở đi sẽ không còn xem tiếng Anh là môn quan trọng để dành thời gian học
tập một cách nghiêm túc.
"Khi
không phải bắt buộc thi tiếng Anh, học sinh sẽ xem tiếng Anh như mấy môn đang
bị gọi là môn phụ, học cho xong, học lấy điểm cho đủ môn, nhất là các trường ở
nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khi không phải bắt buộc thi tiếng Anh.
Việc
dạy và học tiếng Anh vốn đã kém chất lượng nay sẽ càng trở nên hình thức, đối
phó. Các cháu nông thôn sẽ ngày càng thiệt thòi khi không có ngoại ngữ, mất
công cụ quan trọng để cạnh tranh trên thị trường lao động trong tương lai.
Nhìn
tình trạng các môn học như lịch sử, địa lý, tin học, công nghệ, giáo dục kinh
tế và pháp luật… sẽ thấy, học sinh nếu không thi thì cũng sẽ không học. Đó là
thực tế", chị Huyền nêu quan điểm.
Cùng
suy nghĩ, chị Nguyễn Thanh Loan (40 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) lo ngại học sinh
vốn thiếu động lực học ngoại ngữ nay càng có lý do chính đáng để
"buông".
"Ngoại
trừ những học sinh dùng tiếng Anh để xét tuyển đại học, hay được gia đình định
hướng học ngoại ngữ từ sớm, tôi tin các cháu khác sẽ không học tiếng Anh.
Những
kỳ thi tốt nghiệp THPT trước đây, điểm thi tiếng Anh ở khu vực nông thôn và khu
vực thành thị chênh lệch khá lớn. Tiếng Anh có nhiều điểm liệt nhất trong các
môn thi.
Giờ
bỏ thi tiếng Anh bắt buộc, ai có lợi thế vẫn có lợi thế, ai yếu thế thì càng
yếu thế hơn. Học sinh nông thôn vốn thiếu thốn cả điều kiện lẫn động lực học
ngoại ngữ nay có lý do chính đáng để "buông".
Tôi
còn lo ngại các nhà trường sẽ không tích cực hỗ trợ, thúc đẩy học sinh học
tiếng Anh nữa. Chất lượng giáo viên tiếng Anh ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa
liệu có bị thả lỏng hay không với việc bỏ thi ngoại ngữ bắt buộc này?",
chị Loan đặt câu hỏi.
Đừng
lấy thi cử làm công cụ thúc ép học sinh phải học
Cô
H.B.M, giáo viên hóa học THPT tại Thanh Hà, Hải Dương, chia sẻ, học sinh của cô
rất vui khi nhận thông tin về phương án thi tốt nghiệp THPT 2025.
Phần
lớn học sinh của cô M. học định hướng khoa học tự nhiên, dùng tổ hợp khối A
(toán, vật lý, hóa học) để xét tuyển đại học. Phương án thi mới giảm số môn
thi, qua đó giảm áp lực cho các em.
"Nhiều
học sinh của tôi học khá tiếng Anh, dễ dàng vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT nếu
phải thi tiếng Anh bắt buộc. Tuy nhiên khi không phải thi tiếng Anh, các em
được tập trung hơn cho 3 môn chính thuộc tổ hợp xét tuyển, chỉ cần học thêm một
môn ngữ văn", cô M. cho hay.
Theo
cô M., phương án thi mới có cả ưu điểm và nhược điểm với học sinh nông thôn. Ưu
điểm là giảm tải, giảm chi phí học hành của các gia đình. Nhược điểm là có nguy
cơ kéo mặt bằng trình độ ngoại ngữ của học sinh xuống thấp hơn.
"Khi
tiếng Anh là môn thi bắt buộc, học sinh phải đi học thêm tiếng Anh vì lo lắng
học chính khóa tại trường không đủ kiến thức để thi. Học tiếng Anh để thi khác
với học tiếng Anh để sử dụng trong đời sống, nên dù học bắt buộc để thi bắt
buộc, các em vẫn yếu khả năng sử dụng.
Chính
vì thế, việc dồn nhiều thời gian, tiền bạc vào học tiếng Anh chỉ vì nó là môn
thi bắt buộc gây tốn kém, áp lực với học sinh nông thôn mà hiệu quả thực chất
thì không có.
Khi
tiếng Anh không còn là môn thi bắt buộc, học sinh nào có nhu cầu thi đại học
hoặc học ngành nghề liên quan sẽ chọn. Còn những học sinh chỉ có mục đích tốt
nghiệp sau đó đi lao động phổ thông sẽ không chọn. Tôi cho rằng như thế là hợp
lý với năng lực và định hướng nghề của học sinh bậc THPT.
Tuy
nhiên nhược điểm của việc bỏ thi tiếng Anh bắt buộc là những học sinh vốn gặp
khó khăn với tiếng Anh sẽ không học nữa, vô tình mất đi cơ hội làm việc, thăng
tiến trong tương lai.
Do
đó, tôi nghĩ câu chuyện căn cơ không nằm ở việc tiếng Anh là môn thi bắt buộc
hay lựa chọn, mà ở việc cần nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ trong nhà trường
ở các vùng nông thôn. Phải có giải pháp chiến lược cho việc này.
Còn
thi bắt buộc ngoại ngữ thêm 5-10 năm nữa mà cách thức dạy và học vẫn như hiện
nay thì không có gì thay đổi cả", cô M. nói.
Ông
Đào Chí Mạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hội Hợp B, Vĩnh Phúc - cho rằng
không có phương án thi hoàn hảo nhất, chỉ có phương án phù hợp nhất. Ông Mạnh
đánh giá phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 là phù hợp.
"Ngoại
ngữ là môn học rất cần thiết. Nhưng việc thi bắt buộc hay bỏ thi bắt buộc không
liên hệ nhiều lắm tới chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
Có
không ít nhận định cho rằng việc dạy ngoại ngữ hiện nay thiên về năng lực thi
cử thay vì năng lực sử dụng ngôn ngữ. Cũng như chúng ta vẫn đang lấy thi cử làm
công cụ thúc ép học sinh phải học thay vì đưa việc học thành nhu cầu nội tại
của con trẻ.
Tôi
cho rằng, phụ huynh và học sinh cần thay đổi
suy nghĩ về mục đích của học tập. Quan niệm không thi thì không học, môn nào
không thi môn ấy là môn phụ không cần phải học là quan niệm sai lầm.
Để
nâng cao năng lực ngoại ngữ, ngoài việc thay đổi mục đích học từ thi cử sang sử
dụng thì cũng cần thay đổi cách xếp loại đánh giá trong nhà trường theo hướng
đánh giá năng lực.
Ngoài
ra, việc xét công nhận tốt nghiệp THPT không chỉ căn cứ vào kết quả kỳ thi mà
còn xét kết quả học tập của học sinh trong 3 năm phổ thông. Do vậy, không cần
quá lo ngại về việc nếu không thi ngoại ngữ thì học sinh sẽ không học",
ông Mạnh chia sẻ quan điểm.
Thi công dự án cải
tạo, mở rộng quốc lộ 19, cả 5 nhà thầu đều chậm trễ tiến độ
ANTD.VN - Ban QLDA 2 (chủ đầu tư) vừa có văn bản báo cáo Bộ GTVT
về tình hình triển khai dự án cải tạo, nâng cấp QL19 đoạn Km90 - Km108 trên địa
bàn tỉnh Gia Lai.
Theo đó, dự án cải tạo, nâng cấp QL19 đoạn Km90 - Km108 trên địa
bàn tỉnh Gia Lai có chiều dài khoảng 18 km, tổng mức đầu tư khoảng 522,2 tỷ
đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Dự án chỉ có 1 gói thầu xây lắp
được khởi công từ ngày 30/6/2023, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.
Trên công trường, các nhà thầu đang tổ chức 5 mũi thi công gồm:
49 máy móc, thiết bị; 16 kỹ sư và 102 công nhân. Lũy kế sản lượng đến nay đạt
48,7 tỷ đồng (đạt 13,55% giá trị hợp đồng). Theo thống kê của chủ đầu tư, toàn
bộ 5 nhà thầu thi công tại dự án đều đang chậm so với kế hoạch đề ra.
Cụ thể các nhà thầu thi công gồm nhà thầu P&T; Nhà thầu Đại
Phong (Công ty CP Xây dựng hạ tầng Đại Phong); Nhà thầu Hiệp Cường (Công ty CP
Đầu tư xây dựng Hiệp Cường); Nhà thầu Thăng Long và nhà thầu Đông Đô (Công ty
CP Tập đoàn Đông Đô) đều thi công bị chậm.
Theo chủ đầu tư, dự án thi công chậm nguyên nhân khách quan là
mặt bằng bàn giao theo kiểu "xôi đỗ", nhà thầu huy động chậm do đã
vào mùa mưa, giai đoạn mùa khô thiếu nguồn vật liệu đấp đắp bởi chưa cấp giấy
phép mỏ đất.
Nguyên nhân chủ quan do công tác triển khai thi công của Công ty
Đông Đô, Công ty Hiệp Cường chậm, chưa tập trung và chưa quyết liệt.
Cũng theo đại diện Ban QLDA 2, mặt bằng mới được địa phương bàn
giao 14,9/18 km. Trong đó, có khoảng 12 km đủ điều kiện thi công, nhưng thực tế
thi công được 5,5/18 km (5 cầu chưa được bàn giao), công tác bàn giao mặt bằng
chậm, đến nay mới kiểm đếm xong, chưa áp giá, phương án đền bù giải phóng mặt
bằng chưa phê duyệt.
Bên cạnh đó, một số đoạn tuyến chưa được bàn giao, mặt bằng được
bàn giao không liên tục; các phạm vi đào đất có khối lượng lớn để điều phối
hiện đang bị vướng mặt bằng nên công tác đắp đường tạm, đắp nền K95, K98 tận
dụng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, nguồn vật liệu đất đắp cho dự án đã được địa phương
hướng dẫn thực hiện nhưng nhà thầu còn lúng túng trong việc tìm kiếm và tiếp
cận các hộ dân có nhu cầu cải tạo khai hoang và mỏ đất phù hợp làm vật liệu đất
đắp.
"Ban QLDA 2 sẽ có văn bản đôn đốc các nhà thầu có tiến độ
triển khai chậm như Công ty Hiệp Cường, Công ty Đông Đô, Công ty Thăng Long và
yêu cầu các nhà thầu đẩy nhanh các điều kiện để có thể thảm bê tông nhựa khi
điều kiện thời tiết thuận lợi", đại diện chủ đầu cho hay.
70% trẻ em Việt Nam bị
quấy rối, bắt nạt trực tuyến
https://www.anninhthudo.vn/70-tre-em-viet-nam-bi-quay-roi-bat-nat-truc-tuyen-post559760.antd
ANTD.VN - Rất nhiều trẻ em Việt Nam bị bắt nạt trực tuyến
hoặc có trải nghiệm không mong muốn trên mạng Internet. Bảo vệ trẻ em trên môi
trường mạng là vấn đề cấp thiết.
Chia sẻ tại hội thảo “Phòng chống thông tin độc hại và lừa đảo
trẻ em trên môi trường mạng” vừa diễn ra, TS Trịnh Thanh Bình- Phó Chủ tịch
HĐQT& Giám đốc Tài chính, Công ty Lancs Networks cho biết, qua khảo sát
hiện có 21% trẻ em tại Việt Nam từng là nạn nhân của nạn bắt nạt trực tuyến,
gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của trẻ; 70% trẻ em có trải nghiệm không
mong muốn như lộ thông tin cá nhân, nhắn tin quấy rối và bắt nạt trực tuyến;
Việt Nam xếp thứ 28 trong 30 nền kinh tế được khảo sát về an
toàn trực tuyến cho trẻ em, với điểm số 12.7/100, thấp hơn mức trung bình toàn
cầu là 42.
Việc trẻ em Việt Nam không được bảo vệ trên môi trường mạng dẫn
tới hậu quả là nhận thức lệch lạc, hành vi không phù hợp; Ảnh hưởng đến kỹ năng
xã hội và phát triển tình cảm; Tăng nguy cơ bị trầm cảm và kiểm soát bản thân
kém; Phát triển thể chất kém, lười vận động và lười biếng.
Báo cáo mới nhất của Tổ chức ChildFund Việt Nam cũng cho biết,
có tới 76% trẻ em có xu hướng tìm kiếm và chấp nhận bạn mới trên mạng xã hội.
Còn theo số liệu thống kê của Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và
dân số, gần 36,5% trẻ em đã phải trải nghiệm các thông tin, hình ảnh liên quan
đến bạo lực trên Internet; Hơn 13% trẻ em bị tiếp xúc không mong muốn với các
tài liệu khiêu dâm trên mạng.
Các thông tin độc hại, lừa đảo trở thành nguy cơ tiềm ẩn, cạm
bẫy khó nhận biết luôn rình rập các em trong khi đa số trẻ chưa có đủ kỹ năng
để tự bảo vệ mình khi tham gia hoạt động trên không gian mạng. Điều này đặt ra
nhiều thách thức cho các gia đình, nhà trường và cơ quan quản lý Nhà nước trong
Phòng chống thông tin độc hại, lừa đảo và bảo vệ an toàn trên môi trường mạng.
Các chuyên gia cho rằng, để bảo vệ trẻ em, cần thiết phải có
chính sách, hành lang pháp lý đủ mạnh. Bên cạnh đó, công tác giáo dục, truyền
thông nâng cao nhận thức cần được đẩy mạnh. Cùng với đó, cần các giải pháp công
nghệ toàn diện để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Vụ Bệnh viện Sản - Nhi
Quảng Ninh: Anh trai Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn kháng cáo
ANTD.VN - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh vừa có Thông báo kháng
cáo trong vụ vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại
Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh.
Cụ thể, sau phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 10 vừa qua, TAND tỉnh
Quảng Ninh nhận được kháng cáo 4 bị cáo trong vụ án, trong đó có bị cáo Nguyễn
Anh Dũng, anh trai ruột bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Công ty AIC.
Ngoài ra, 3 bị cáo khác có kháng cáo gồm: Cao Việt Bách, Tạ Hải Anh và Nguyễn
Thị Thu Phương.
Trong kháng cáo của mình, bị cáo Nguyễn Thị Thu Phương cho rằng
bản thân không phạm tội như truy tố, nên kháng cáo kêu oan. Các bị cáo còn lại
đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt để sớm được trở về với gia đình và xã hội.
Trước đó, sau 4 ngày xét xử và nghị án, chiều 26-10, TAND tỉnh
Quảng Ninh đã quyết định tuyên phạt các mức án khác nhau đối với 16 bị cáo
trong vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu, xảy tại Công ty CP Tiến bộ Quốc tế
và Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh”, gây thiệt hại hơn 50,6 tỷ đồng.
Cụ thể, Chủ tịch Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) Nguyễn Thị
Thanh Nhàn bị tuyên phạt 10 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu
quả nghiêm trọng”. Đây là vụ án thứ 3, bị cáo Nhàn phải lĩnh án, đều liên quan
đến sai phạm về đấu thầu. Trong đó, bản án tại vụ án sai phạm về đấu thầu ở tại
Bệnh viên Đa khoa Đồng Nai đã có hiệu lực pháp luật.
Các bị cáo có vai trò giúp sức tích cực cho Nguyễn Thị Thanh
Nhàn là Nguyễn Hồng Sơn (cựu Phó Tổng giám đốc Công ty AIC, hiện bỏ trốn) bị
tuyên phạt 7 năm tù; Trương Thị Xuân Loan (cựu Trưởng Ban QLDA 3 Công ty AIC,
hiện bỏ trốn) bị tuyên phạt 5 năm tù; Nguyễn Thị Thu Phương (cựu Trưởng bộ phận
Thư ký tài chính Công ty AIC) bị áp dụng 6 năm tù; Nguyễn Thị Tích (cựu Trưởng
phòng hồ sơ pháp chế của Công ty AIC, kiêm Tổng giám đốc Công ty Mopha, hiện bỏ
trốn) bị tuyên phạt 3 năm tù.
Tiếp đến, Đỗ Văn Sơn (cựu Kế toán trưởng Công ty AIC) bị tuyên
phạt 30 tháng tù; Nguyễn Anh Dũng (cựu Tổng Giám đốc Công ty Phúc Hưng, anh
trai bị cáo Nhàn) bị xử phạt 36 tháng tù. Các bị cáo khác trong nhóm giúp sức
cho bị cáo Nhàn tại Công ty AIC và các đơn vị liên quan lần lượt bị tuyên phạt
với án cao nhất là 30 tháng tù (hưởng án treo) và thấp nhất là 18 tháng tù.
Với nhóm bị cáo thuộc cơ quan Nhà nước và cũng với tội “Vi phạm
quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, Hoàng Đình Sơn (cựu Phó Trưởng
ban quản lý dự án Sở Y tế Quảng Ninh) bị tuyên phạt 36 tháng tù và Nguyễn Quý
Thịnh (cựu Trưởng phòng hành chính - tổng hợp thuộc Ban QLDA) bị áp dụng 24
tháng tù; Phạm Ngọc Dũng (cựu chuyên viên Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở Y tế
Quảng Ninh) cũng phải nhận 24 tháng tù.
Về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, Lương Văn
Tám (cựu Giám đốc Ban QLDA, Sở Y tế Quảng Ninh) bị tuyên phạt 30 tháng tù; Lê
Thị Phú (cựu Phó Trưởng phòng Quản lý giá, Sở Tài chính Quảng Ninh) cũng bị áp
dụng 30 tháng tù nhưng được hưởng án treo.
Quá trình xét xử cho thấy, Dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Sản -
Nhi Quảng Ninh được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt năm 2009 với tổng vốn
135,645 tỷ đồng. Đến năm 2012, UBND tỉnh phê duyệt Dự án Đầu tư mua sắm trang
thiết bị cho bệnh viện này là hơn 238 tỷ đồng. Dự án gồm 2 giai đoạn và chia
thành 6 gói thầu mua sắm trực tiếp.
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người trực tiếp chỉ đạo cấp dưới
thông đồng với các cá nhân tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình
y tế (thuộc Sở Y tế), Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh tổ chức việc móc nối đấu
thầu để trúng cả 6 gói thầu trên.
Cơ quan tố tụng xác định, giá trị trang thiết bị của 6 gói thầu
tại thời điểm mở thầu so với giá trị đã quyết toán (số tiền hơn 237,3 tỷ đồng)
có sự chênh lệch, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 50,6 tỷ đồng.
Ngoài hình phạt nêu trên, về dân sự, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng
Ninh cũng tuyên buộc Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn, các bị cáo và các pháp
nhân liên phải bồi thường, khắc phục hậu quả vụ án theo quy định pháp luật.
Doanh nghiệp
"quay lưng" với chính sách nâng cao tay nghề cho công nhân
Tùng
Nguyên
(Dân
trí) - 22 doanh nghiệp nằm trong diện được đào tạo nghề cho người lao động đang
làm việc đều không đăng ký, thậm chí, khi Sở LĐ-TB&XH TPHCM mời lên làm
việc thì cả 22 doanh nghiệp đều... trốn.
Chiều
30/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM đã có báo cáo về công tác
đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao cho người lao động trong các doanh nghiệp năm
2023.
Theo
đó, ngày 13/3, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao
động thành phố phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố để thu thập thông tin về tình
hình sử dụng lao động, nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu bồi dưỡng nâng cao tay
nghề cho người lao động.
Kết
quả, có 308 doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố tham
gia thực hiện khảo sát (13 doanh nghiệp nhà nước, 282 doanh nghiệp ngoài nhà
nước và 13 doanh nghiệp FDI).
Trên
cơ sở thông tin do 308 doanh nghiệp cung cấp và đối chiếu với quy định hiện
hành, ngành lao động xác định có 22 doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho
người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Từ
đó, Sở LĐ-TB&XH đã triển khai đến 22 doanh nghiệp các thủ tục liên quan để
chuẩn bị thực hiện việc đào tạo nghề cho người lao động. Thời hạn các doanh
nghiệp phản hồi đăng ký tham gia đào tạo nghề là ngày 30/9 nhưng không doanh
nghiệp nào trả lời.
Sở
LĐ-TB&XH mời 22 doanh nghiệp trên đến làm việc vào ngày 19/10 để triển khai
công tác đào tạo nghề cho người lao động nhưng cả 22 doanh nghiệp không đến
tham dự.
Mãi
đến ngày 26/10, Sở LĐ-TB&XH mới nhận được thông tin phản hồi của 1 công ty.
Tuy nhiên, công ty này không đăng ký tham gia đào tạo nghề (mặc dù trong khảo
sát trước đó, công ty nêu nhu cầu là 9 người).
Do
đó, trong năm 2023, Sở LĐ-TB&XH không có đủ cơ sở để tổ chức các hoạt động
đào tạo nghề cho người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp.
Theo
lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, trong năm 2024, để công tác tổ chức đào tạo nghề cho
người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp được thuận lợi, Sở sẽ tiếp
tục phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố để triển khai đến các doanh
nghiệp, thu thập thông tin nhu cầu tham gia đào tạo nghề cho người lao động.
Trên
cơ sở đăng ký của doanh nghiệp, Sở LĐ-TB&XH mới đặt hàng, giao nhiệm vụ cho
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố tổ chức hoạt động đào tạo
nghề.
Đối
với công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất
nghiệp, tính đến ngày 30/10, có hơn 138.000 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất
nghiệp nhưng chỉ có 957 người có nhu cầu học nghề.
Chủ tịch LDG bị bắt vì
680 căn biệt thự trái phép: 2 công ty cùng lên tiếng
Khổng Chiêm
(Dân
trí) - Công ty Đầu tư LDG cho biết vụ việc của Chủ tịch HĐQT không làm ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh. Còn Tập đoàn Đất Xanh khẳng định cá nhân ông
Hưng cũng như LDG không còn liên quan đến công ty.
Ông
Nguyễn Khánh Hưng - Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư LDG (mã chứng khoán: LDG)
vừa bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Lừa dối khách hàng. Ông Hưng có liên quan
đến vụ Công ty LDG xây dựng trái phép 680 căn biệt thự, nhà liền kề thuộc dự án
khu dân cư Tân Thịnh tại xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Sau
sự việc này, Công ty Đầu tư LDG và Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) cùng
công bố thông tin.
Đầu
tư LDG cho biết, vi phạm của ông Hưng vẫn đang trong quá trình điều tra, ông
Hưng đã và đang phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình làm rõ các
vấn đề liên quan. Sự việc chỉ liên quan đến dự án khu dân cư Tân Thịnh tại Đồng
Nai, không liên quan đến các dự án khác mà công ty đang đầu tư phát triển.
Đồng
thời, trong vai trò Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Khánh Hưng đã ủy quyền toàn bộ
các vấn đề liên quan đến Công ty Đầu tư LDG cho Ban tổng giám đốc cũng như Ban
điều hành để đảm bảo mọi hoạt động công ty diễn ra bình thường.
Vụ
việc của ông Hưng sẽ không làm thay đổi, ảnh hưởng đến kế hoạch, chiến lược,
hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của Đầu tư LDG. Các quyền lợi, lợi ích
hợp pháp của khách hàng, cổ đông, đối tác sẽ vẫn được đảm bảo, thông báo của
LDG nhấn mạnh.
Đầu
tư LDG cũng khẳng định công ty vẫn hoạt động bình thường, các hoạt động kinh
doanh, phục vụ khách hàng, giao dịch với đối tác vẫn được thực hiện. Sau sự
việc Chủ tịch HĐQT bị khởi tố, bắt tạm giam, Ban tổng giám đốc đã bố trí nhân
sự để xử lý các yêu cầu, cung cấp thông tin liên quan đến sự việc.
Ông
Ngô Văn Minh - Quyền Tổng giám đốc - là người nhận ủy quyền giải quyết các công
việc từ ông Nguyễn Khánh Hưng.
Trong
khi đó, Tập đoàn Đất Xanh do ông Lương Trí Thìn làm Chủ tịch HĐQT khẳng định
Công ty Đầu tư LDG cũng như cá nhân ông Hưng không còn liên quan đến công ty.
Sở
dĩ Đất Xanh có thông báo này vì trước đây, Đầu tư LDG từng là công ty liên kết
của Đất Xanh. Nhưng vào tháng 7/2020, Đất Xanh đã thoái toàn bộ vốn.
Cá
nhân ông Hưng làm Phó Tổng giám đốc Đất Xanh và Phó Chủ tịch HĐQT Đất Xanh từ
năm 2004. Tuy nhiên, tháng 1/2021, ông đã từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT và
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh.
Ông
Hưng sinh năm 1978 tại Quảng Bình, trình độ cử nhân luật, làm Tổng giám đốc LDG
từ tháng 11/2015 và trở thành Chủ tịch HĐQT công ty này từ tháng 12/2016.
Đầu
tư LDG được thành lập từ năm 2010, tên gọi ban đầu là Công ty cổ phần Địa ốc
Long Điền, vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Ngành nghề kinh
doanh chủ yếu của LDG từ khi thành lập đến nay là kinh
doanh bất động sản gồm sản phẩm đất nền, nhà phố, căn hộ, khu đô thị…
Hiện
nay, địa bàn kinh doanh của LDG đã được mở rộng ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam
với các tỉnh thành như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, Bà
Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, Cần Thơ…
Nhận nhà 15 năm, cư
dân vẫn mòn mỏi chờ đợi sổ hồng
Cao Nguyên
https://laodong.vn/bat-dong-san/nhan-nha-15-nam-cu-dan-van-mon-moi-cho-doi-so-hong-1274624.ldo
Mặc dù nhận nhà 15 năm nay nhưng gần 100 hộ dân tại chung cư G4, khu đô thị mới Yên Hòa
(phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) vẫn mòn mỏi chờ đợi chủ đầu tư
hoàn thiện thủ tục để đủ điều kiện được cấp sổ hồng.
Theo tìm hiểu của PV Lao Động, tại dự án chung cư G4, khu đô thị
mới Yên Hòa vẫn còn 99 hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà tại dự án này.
Một số người dân ở đây chia sẻ, họ nhận bàn giao nhà từ năm
2008. Tuy nhiên, đã 15 năm trôi qua họ vẫn chưa nhận được sổ hồng mặc dù lỗi
không phải do họ.
Chính vì vậy, người dân mong muốn phía chủ đầu tư hợp tác với
UBND TP Hà Nội để sớm tìm cách tháo gỡ vướng mắc để bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của người mua nhà.
“Việc nhà không có sổ đỏ trong thời gian dài khiến chúng tôi gặp
rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là con cái khi đi học, thủ tục vay ngân hàng, hay
việc mua bán….” - một người dân ở đây chia sẻ.
Mới đây, UBND TP Hà Nội có báo cáo trả lời kiến nghị cử tri
trước kỳ họp thứ 12 HĐND thành phố. Theo phản ánh của cử tri, tại chung cư G4,
các hộ dân đã nhận bàn giao căn hộ từ năm 2008, hoàn thành nghĩa vụ tài chính
và đầy đủ điều kiện pháp lý theo hợp đồng mua nhà với chủ đầu tư.
Đến nay, mới chỉ có 33/132 căn hộ được cấp giấy chứng nhận, còn
lại vẫn chưa có giấy chứng nhận.
Về vấn đề này, UBND TP Hà Nội cho biết, năm 2014, Sở Tài nguyên
và Môi trường (TNMT) đã thẩm định hồ sơ pháp lý tại toà chung cư G4 do Công ty
Cổ phần Xây dựng Dân dụng, nay là Công ty Cổ phần Xây dựng Dân dụng Hà Nội
(HCCI, mã chứng khoán: XDH) làm chủ đầu tư tiến hành song song cấp giấy chứng
nhận cho người mua nhà theo quy định.
Dự án chung cư G4 trong quá trình thực hiện có sự điều chỉnh quy
mô từ 9 tầng lên thành 12 tầng với 2 đơn nguyên, tổng cộng 132 căn hộ. Việc
điều chỉnh này dẫn đến thay đổi thiết kế so với phê duyệt ban đầu, nhưng chưa
được UBND TP Hà Nội phê duyệt chấp thuận điều chỉnh.
Đến tháng 12.2015, Thanh tra TP Hà Nội đã có kết luận thanh tra
dự án khu đô thị mới Yên Hoà do HCCI làm chủ đầu tư, trong đó xác nhận có những
tồn tại cần khắc phục tại chung cư G4.
Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội sau đó đã có văn bản đề nghị
chủ đầu tư khẩn trương bổ sung hồ sơ, tài liệu làm căn cứ xác định việc chấp
hành khắc phục các tồn tại nói trên, chấp hành nghĩa vụ tài chính phát sinh từ
việc điều chỉnh thiết kế, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có phản hồi.
Năm 2019, Sở TNMT tiếp tục có văn bản đề nghị HCCI hoàn thiện
các thủ tục về xây dựng, đất đai, nghĩa vụ tài chính tại khu đô thị mới Yên
Hoà.
Văn bản cho biết, trong thời gian chờ chủ đầu tư hoàn thiện các
thủ tục trên, Văn phòng Đăng ký đất đai tạm dừng tiếp nhận hồ sơ cấp giấy chứng
nhận. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành, sở sẽ thực hiện cấp ngay giấy chứng nhận
cho người mua nhà.
Tuy nhiên, đến nay HCCI vẫn chưa có báo cáo đầy đủ về việc khắc
phục các nội dung trên. Văn phòng Đăng ký đất đai đã tổng hợp và đưa dự án này
vào danh sách cần tháo gỡ báo cáo UBND thành phố.
Trong khi đó, phía chủ đầu tư giãi bày việc nâng tầng trên không
có yếu tố kinh doanh, công ty không được hưởng lợi từ việc điều chỉnh nâng
tầng.
Công ty đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét, chấp thuận phê duyệt Quy
hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc của chung cư nhằm tháo gỡ công tác
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho dân cư nhà G4.
Đề xuất được hưởng
lương hưu ở mức tối đa 75% khi nghỉ hưu ở tuổi 52
Minh Hương
Trong khuôn khổ Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, chiều 1.12, Đại
hội tổ chức 10 trung tâm thảo luận. Tại Trung tâm thảo luận số 6, bà Nguyễn Thị
Minh - Phó Chủ tịch Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có nhiều kiến
nghị, đề xuất với Quốc hội, Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
trong đó nổi bật là vấn đề lương hưu và
tuổi nghỉ hưu với lao động trong hầm lò.
Tham gia thảo luận tại Trung tâm số 6, bà Nguyễn Thị Minh - Phó
Chủ tịch Công đoàn TKV cho biết, theo quy định, thợ mỏ được nghỉ hưu sớm hơn 10
tuổi so với lao động làm việc trong điều kiện bình thường. Đến năm 2028, lao
động mỏ được nghỉ hưu ở tuổi 52.
Thực tế, nếu muốn nghỉ ở tuổi 52 mà không bị trừ % tham gia bảo
hiểm xã hội thì họ phải đi làm từ năm 17 tuổi. Trong khi đó, số lao động làm
việc khai thác than trong hầm lò của TKV nếu muốn được nghỉ hưu ở tuổi 52 thì
đều không có cơ hội đạt được mức lương hưu tối đa 75% vì không đủ số năm tham
gia bảo hiểm xã hội theo quy định 35 năm vì 17 tuổi còn chưa học xong cấp 3.
Vì thế, vị Phó Chủ tịch Công đoàn TKV đề nghị các cơ quan chức
năng xem xét về tuổi nghỉ hưu, cũng như thời gian tham gia bảo hiểm xã hội đối
với những người làm việc trong hầm lò, để vừa bảo đảm đúng pháp luật, vừa phù
hợp với thực tiễn để thợ lò được hưởng lương hưu ở mức tối đa 75% khi nghỉ hưu
ở tuổi 52, thời gian đóng bảo hiểm xã hội 30 năm.
Tham gia thảo luận, bà Trần Thị Hồng Vân - Chủ tịch CĐCS Công ty
TNHH Nissei Electric Việt Nam cũng góp ý với nội dung nâng cao chất lượng đội
ngũ chủ tịch của CĐCS doanh nghiệp.
Bà Vân cho hay, trên thực tế nhiều nhiệm vụ tại công đoàn cơ sở
rất khó để quán xuyến hết. Với vai trò là cán bộ công đoàn không chuyên trách,
bà Vân cho biết cũng đã phải nỗ lực rất nhiều.
"Để vừa làm tốt công việc chuyên môn vừa thực hiện công
việc công đoàn, hoàn thành công việc chuyên môn là điều kiện tiên quyết đối với
cán bộ công đoàn cơ sở, vì nếu không làm được việc chuyên môn thì không thể làm
việc của công đoàn" - bà Vân nói.
Theo Luật Công đoàn Việt Nam 2012 và theo Điều lệ Công đoàn hiện
nay thì gần 100% cán bộ công đoàn tại cơ sở là kiêm nhiệm, nhất là công ty vốn
tư nhân, FDI.
Và tại Điều 24 luật Công đoàn 2012: ‘‘Cán bộ công đoàn không
chuyên trách được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với Chủ tịch, Phó
Chủ tịch công đoàn cơ sở’’.
Từ thực tiễn làm việc tại công ty nước ngoài trong một môi
trường công nghiệp, bà Vân chia sẻ, tác phong làm việc tuân thủ nghiêm ngặt giờ
giấc, thời gian được tính từng giây, từng phút. Thật sự phải có tâm huyết thì
mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ công đoàn.
"Nhưng với 24 giờ/tháng làm việc thì không đủ" - bà
Vân khẳng định.
Để Chủ tịch công đoàn cơ sở có thể đánh đổi, dám đấu tranh vì
lợi ích của người lao động thì chỉ có thể là tiềm lực kinh tế. Vì vậy, bà Vân
đề nghị Đại hội cần có quyết sách, xây dựng tạo nguồn kinh phí thực sự có thể
thu hút đội ngũ cán bộ công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm,
uy tín và phương pháp công tác tốt.
"Nhằm tăng tính chủ động chăm lo cho tập thể người lao động
kịp thời tại cơ sở, theo tôi cần quan tâm thực hiện chế độ chính sách đối với
cán bộ công đoàn cơ sở, đặc biệt tại các khu vực ngoài Nhà nước quan hệ lao
động phức tạp, tập trung đông công nhân. Chế độ chính sách này hoặc là từ tổ
chức công đoàn, hoặc là từ chuyên môn trên cơ sở phối hợp bằng văn bản giữa
chuyên môn và công đoàn" - bà Vân nêu.
Kết luận thảo luận, bà Thái Thu Xương nhận định, những ý kiến
nghị, đề xuất của các đại biểu hết sức tâm huyết, mang những nỗi niềm của đoàn
viên, người lao động để Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam tiếp thu, chỉnh sửa. Bà
Thái Thu Xương cho hay sẽ ghi nhận tất cả ý kiến đóng góp, có báo cáo, tiếp
thu, giải trình.
Tài khoản Zalo của 1
giám đốc bất ngờ đăng bài viết chửi bới lãnh đạo sở
Cao Nguyên
Trên
tài khoản Zalo của 1 giám đốc ban quản lý rừng đã đăng tải thông tin có nội
dung chửi bới 2 lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk và một số cán bộ.
Chiều 1-12, trên tài khoản Zalo của ông Trần
Xuân Phước, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng (tỉnh Đắk
Lắk), bất ngờ đăng thông tin chửi bới nhiều lãnh đạo, cán bộ Sở NN-PTNT tỉnh
Đắk Lắk.
Theo đó, bài viết đăng giấy mời của Sở NN-PTNT
tỉnh Đắk Lắk về việc làm rõ nội dung phản ánh đối với ông Trần Xuân Phước và 1
tấm ảnh chụp lại đoạn tin nhắn có nội dung chửi bới, xúc phạm ông Nguyễn Hoài
Dương - Giám đốc Sở NN-PTNT và một số lãnh đạo, cán bộ của sở này.
Theo nội dung giấy mời, Sở NN-PTNT nhận được một
số văn bản phản ánh đối với ông Phước về đạo đức, lối sống và thực thi công vụ.
Để có căn cứ giải quyết theo quy định của pháp luật, Sở NN-PTNT tổ chức buổi
làm việc với ông Phước vào ngày 5-12.
Để làm rõ vấn đề này, phóng viên đã gọi điện,
nhắn tin qua số điện thoại của ông Phước nhưng không nhận được phản hồi.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoài Dương cho biết
trước đây ông Phước làm Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản
lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk. Do có một số vi phạm và không hợp tác với đơn vị
hỗ trợ bảo vệ động vật nên mới đây Sở NN-PTNT đã điều ông Phước về làm Giám đốc
Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng. Sau khi nhận nhiệm vụ mới, ông
Phước đã nhắn tin chửi bới nhiều người, trong đó có ông Dương.
Phá hủy 20 lán trại
của 'vàng tặc' ở thủ phủ vàng Bồng Miêu
Thanh Ba/VTC News
https://soha.vn/pha-huy-20-lan-trai-cua-vang-tac-o-thu-phu-vang-bong-mieu-20231202080110757.htm
Lực
lượng chức năng Quảng Nam đã phá hủy, vô hiệu hóa 4 máy nổ, 1 máy phát điện, 20
lán trại, 7 hố ngâm ủ quặng,... ở thủ phủ vàng Bồng Miêu.
Theo đó, để bàn giao địa bàn cho đơn vị thi công
dự án đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh), các đơn vị
nghiệp vụ Công an tỉnh Quảng Nam và Công an huyện Phú Ninh đã tổ chức truy
quét, xử lý hoạt động khai thác vàng trái phép trên địa bàn xã Tam Lãnh, nhất
là khu vực Núi Kẽm.
Cụ thể, Công an tỉnh và Công an huyện Phú Ninh
tổ chức 2 tổ công tác tiến hành kiểm tra, truy quét xử lý hoạt động khai thác
vàng trái phép theo 2 hướng từ Hố Gần và Thác Trắng đến khu vực Núi Kẽm.
Tại hiện trường các khu vực trên, lực lượng chức
năng không phát hiện người hoạt động khai thác vàng trái phép. Tuy nhiên, ở thủ
phủ vàng Bồng Miêu còn nhiều lán trại, máy móc phục vụ hoạt động khai thác vàng
trái phép.
Thượng tá Huỳnh Văn Công - Phó trưởng Phòng Cảnh
sát Kinh tế Công an tỉnh cho biết, Tổ công tác đã kiểm tra, truy quét toàn diện
các cửa hầm lò ở khu vực Núi Kẽm, vô hiệu hóa 4 máy nổ, 1 máy phát điện, 20 lán
trại, 7 hố ngâm ủ quặng, khoảng 1.500m dây dẫn nước, khoảng 900m dây điện và
nhiều công cụ thô sơ khác.
Sau khi kiểm tra, truy quét hoạt động khai thác
vàng trái phép tại khu vực hầm lò Núi Kẽm, Tổ công tác đã làm sạch địa bàn, bàn
giao cho Công an huyện Phú Ninh, Công an xã Tam Lãnh và Ban Quản lý dự án đầu
tư xây dựng tỉnh để tiếp tục thực hiện dự án đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu.
Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu được Bộ
Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công Thương) cấp phép khai thác khoáng sản vàng gốc
tại khu vực mỏ Bồng Miêu, xã Tam Lãnh. Thời hạn giấy phép khai thác ngày
5/3/2016.
Tháng 7/2017, Bộ TNMT phê duyệt kế hoạch đóng
cửa mỏ, giao Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chủ trì.
Tháng 3/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường phê
duyệt đề án đóng cửa mỏ Bồng Miêu - một trong những mỏ vàng có trữ
lượng lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng khai thác vàng
trái phép tại Bồng Miêu vẫn tiếp diễn.
TP.HCM: Sẽ đo nồng độ
cồn cả ngày lẫn đêm đến gần Tết
Từ
nay đến trước Tết Nguyên đán 2024, cảnh sát giao thông ở TP.HCM chia làm 10
cụm, trong đó năm cụm đo nồng độ cồn khu vực trung tâm và năm cụm ở vùng ven.
Mỗi ngày cảnh sát giao thông (CSGT) chia ra làm bốn ca, mỗi ca
sáu tiếng, thực hiện kiểm tra nồng độ cồn theo kế hoạch trên toàn TP.HCM.
Vì sao CSGT kiểm tra
nồng độ cồn cả ngày? Nhiều người dân băn khoăn cho rằng có nhất
thiết phải kiểm tra nồng độ cồn vào ban ngày, nhất là buổi sáng, vì việc này ít
nhiều gây trở ngại cho họ khi đi đường.
Đo
nồng độ cồn cả ngày lẫn đêm
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Phòng CSGT (PC08) Công an TP.HCM
cho biết theo kế hoạch từ ngày 24-11 đến trước Tết Nguyên đán 2024, CSGT TP.HCM
chia làm 10 cụm, trong đó năm cụm kiểm tra nồng độ cồn khu vực trung tâm và năm
cụm ở vùng ven. Các cụm được kết hợp giữa lực lượng CSGT quận, huyện, TP Thủ
Đức phối hợp các đội, trạm thuộc PC08 ở gần nhau.
Các cụm này thực hiện kế hoạch, chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn
cả ngày lẫn đêm trên các tuyến đường và địa bàn của các đội, trạm trong cụm đó
đảm trách. Mỗi ngày chia ra làm bốn ca, mỗi ca sáu tiếng. Mỗi ca tuần tra, kiểm
soát của mỗi cụm có khoảng 20 cán bộ chiến sĩ tham gia xử lý vi phạm, địa điểm
kiểm tra thay đổi tùy theo tình hình thực tế.
Theo đại diện PC08, việc triển khai kiểm tra theo cụm sẽ lợi thế
hơn; từng cụm sẽ được lập chốt, tuần tra, kiểm soát khu vực rộng hơn. CSGT sẽ
chủ động đổi địa bàn tuần tra, kiểm soát để luân phiên khu vực tuần tra, đảm
bảo nguyên tắc không bị trùng lặp hoặc bỏ sót địa bàn.
Việc triển khai theo cụm sẽ góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, kéo
giảm các vụ tai nạn giao thông do nồng độ cồn, chất kích thích gây ra.
Kiểm
tra không có nồng độ cồn, cảnh sát mời tiếp tục đi!
Một cán bộ CSGT ở TP.HCM cho biết việc đo nồng độ cồn vào ban ngày là thực
hiện theo kế hoạch và vẫn phát hiện trường hợp vi phạm. Theo cán bộ này, ban
ngày vẫn có người đi nhậu và vi phạm nhưng ít hơn so với ban đêm.
"Nếu biết sáng mai mình đi làm sớm thì có thể đêm trước
mình không nhậu. Còn nếu đã nhậu thì phải biết kiểm soát tửu lượng. Nếu chắc
chắn hơn thì sáng mai mình có thể di chuyển bằng xe công nghệ, xe công cộng
hoặc nhờ người khác chở", vị cán bộ này nói.
Nhiều người đi đường tỏ ra khá bất ngờ khi thấy CSGT kiểm tra
nồng độ cồn vào ban ngày. Lúc 12h45, CSGT dừng xe máy ông N.X.T. (41 tuổi, ngụ
huyện Bình Chánh) kiểm tra. Ông T. có kết quả đo nồng độ cồn là 0,04mg/l khí
thở (chưa vượt quá 0,25mg/l khí thở). Ông T. bị lập biên bản và sẽ bị phạt tiền
từ 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng, tạm giữ xe 7
ngày.
Ông T. cho biết buổi trưa có ăn cơm với đối tác và chỉ
"nhấp môi" một ly bia để dùng bữa cho ngon miệng nhưng đã bị CSGT
phát hiện và lập biên bản. "Buổi trưa tưởng công an không kiểm tra nồng độ
cồn, lúc nãy có ngồi ăn cơm trưa và uống một ly bia, vẫn tỉnh táo chạy xe bình
thường", ông T. phân trần.
Còn ông Nguyễn Đức Hùng (55 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) bị CSGT dừng
xe kiểm tra. Sau khi kiểm tra không có nồng độ cồn, CSGT cảm ơn và mời ông tiếp
tục đi. Ông Hùng cho biết trước đây CSGT thường kiểm tra nồng độ cồn vào ban
đêm nhưng hiện nay bất ngờ khi thấy CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra nồng độ cồn
vào ban ngày.
Trong khi đó, ông Lê Thọ (trú tại quận Phú Nhuận) cho rằng có
người say xỉn lái xe nhưng không phải vụ tai nạn giao thông nào cũng do nồng độ
cồn gây ra.
"Cần xác định thời gian dễ phát sinh tai nạn giao thông do
người đi xe có nồng độ cồn để lập chốt kiểm tra" - ông Thọ nói và nêu thực
trạng vào ban ngày, giờ cao điểm người dân đi học, đi làm nhưng bị dừng xe kiểm
tra nồng độ cồn như vừa qua là không hợp lý lắm.
Đà
Nẵng đo nồng độ cồn chủ yếu buổi trưa và tối
Thượng tá Phạm Hồng Hải, phó trưởng Phòng CSGT Công an Đà Nẵng,
cho biết việc kiểm tra nồng độ cồn được thực hiện xuyên suốt. Ngoài thời gian
thường xuyên trong ngày thì tập trung vào các ngày lễ, Tết, ngày cuối tuần và
mốc thời điểm tập trung chủ yếu là buổi tối và buổi trưa. "Qua công tác
tuần tra có thể dừng tại một điểm, chốt để kiểm tra, xử lý một cách toàn diện,
linh hoạt", ông Hải cho biết.
4 ngày, phát hiện và
di dời 3 quả bom lớn sót lại sau chiến tranh
Ba
quả bom, trong đó có hai quả trọng lượng hơn 300kg còn sót lại sau chiến tranh
liên tiếp được người dân phát hiện tại Quảng Bình tuần qua.
Thông tin từ Nhóm cố vấn bom mìn
(MAG) tại Việt Nam ngày 2-12 cho biết tuần qua, Đội xử lý bom mìn lưu động của
MAG tại Quảng Bình đã phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, chính quyền địa
phương và các đơn vị liên quan xử lý, di dời an toàn ba quả bom lớn sót lại sau
chiến tranh.
Cụ thể, ngày 30-11, trong khi đi rà phế liệu, một người dân đã
phát hiện một quả bom lộ thiên phần đuôi ở địa bàn biên giới xã Dân Hóa, huyện
Minh Hóa.
Nhận tin báo, Đội xử lý bom mìn lưu động của MAG
tại Quảng Bình nhanh chóng có mặt tại hiện trường, phối hợp triển khai phương
án và đã đào đất để làm lộ thiên quả bom rồi đưa ra khỏi mặt đất.
Theo các chuyên gia của MAG, đây là loại bom MK81, trọng lượng
118kg, bán kính sát thương khoảng 1km. Vị trí phát hiện quả bom cách Nhà văn
hóa của bản Bãi Dinh và Trường tiểu học Dân Hóa khoảng 500m, tiềm ẩn rất nhiều
nguy hiểm.
Với sự nỗ lực, cố gắng của các chuyên gia và lực lượng chức
năng, quả bom được đưa về trạng thái an toàn để di chuyển về khu vực hủy nổ có
kiểm soát, chờ tiêu hủy tập trung.
Trước đó, ngày 27-11, trong khi xúc cá bên bờ suối, người dân xã
Trọng Hóa, huyện Minh Hóa cũng phát hiện một quả bom lớn nằm dưới một hố cạn,
bên bờ suối giáp với khu vực trồng tràm phía sau trạm kiểm lâm xã, cách khu vực
nhà dân sinh sống khoảng 100m, cách đường 12A khoảng 150m.
Ngay sau đó, hiện trường phát hiện quả bom được đặt hàng rào bảo
vệ và biển cảnh
báo nguy hiểm.
Quả bom được xác định là loại bom M117, trọng lượng hơn 300kg.
Sau khi được các chuyên gia xử lý an toàn để di chuyển, Đội xử lý bom mìn lưu
động của MAG tại Quảng Bình đã vận chuyển quả bom này về kho, chờ tiêu hủy tập
trung.
Cũng trong ngày 27-11, tại địa bàn xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch,
trong lúc đào đất để xây hố biogas trong chăn nuôi, gia đình chị Hoàng Thị Lân
cũng phát hiện một quả bom. Để đảm bảo an toàn, gia đình chị Lân đã cho thợ
ngừng thi công và báo chính quyền địa phương, cơ quan chức năng.
Theo các chuyên gia của MAG, đây cũng là bom loại M117, trọng
lượng hơn 300kg. Các chuyên gia đã kiểm tra quả bom kỹ lưỡng, đưa về trạng thái
an toàn. Sau đó, Đội xử lý bom mìn lưu động của MAG tại Quảng Bình đã di dời
thành công quả bom ra khỏi khu vực nhà dân.
Anh Nguyễn Thanh Hà, quản lý hoạt động hiện trường của MAG
tại tỉnh Quảng Bình,
cho biết việc di dời 3 quả bom khó khăn do nằm trong khu vực dân cư, đường sá
tiếp cận khó khăn và tốn nhiều thời gian...
Hiện cả ba quả bom nguy hiểm trên đã được đưa về kho T92 của Bộ
chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình, chờ tiêu hủy tập trung theo quy định.
Từ đầu năm 2023 đến nay, tại Quảng Bình, với sự hỗ trợ của Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ và Chính phủ Nhật Bản, MAG đã thực hiện hơn 210 nhiệm vụ khẩn
theo tin báo bom mìn của người dân; xử lý an toàn 285 vật liệu nổ.
Công
an vào cuộc vụ tuốc bin điện gió trồng 'nhầm' chỗ
https://tuoitre.vn/cong-an-vao-cuoc-vu-tuoc-bin-dien-gio-trong-nham-cho-20231202000137212.htm
Phòng
cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Trị đã vào cuộc xác minh vụ 21 trụ tuốc bin
gió của hai nhà máy điện gió Hướng Linh 1 và 2 (Hướng Hóa, Quảng Trị) bị trồng
'nhầm' ra ngoài đất được cấp.
Liên quan vụ việc đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Quảng Trị phát
hiện 21 trụ tuốc bin gió của hai nhà máy điện gió Hướng Linh 1 và 2 (huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) bị trồng "nhầm" ra ngoài đất được cấp,
đoàn này đã có những kiến nghị tới UBND tỉnh kiểm tra và làm rõ trách nhiệm của
các cá nhân, tổ chức liên quan.
Sáng 1-12, Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Trị đã vào
cuộc xác minh vụ việc. Một tổ công tác của đơn vị này trực tiếp đến Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị để
thu thập tài liệu liên quan.
Truy
trách nhiệm từng cá nhân, tổ chức liên quan
Theo kiến nghị của đoàn kiểm tra liên ngành, đoàn đã yêu cầu chủ
đầu tư của hai dự án điện gió Hướng Linh 1 và 2 chịu trách nhiệm về những thiếu
sót, sai phạm trong quá trình thực hiện dự án.
Đoàn cũng kiến nghị UBND tỉnh giao các sở ngành liên quan kiểm
tra, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến các dấu hiệu vi
phạm pháp luật của Công ty CP Tổng công ty Tân Hoàn Cầu khi thực hiện hai dự án
này. Trong đó có việc thực hiện dự án trên đất có rừng khi chưa thực hiện thủ
tục chuyển mục đích sử dụng rừng cũng như những vi phạm về việc phá rừng.
Những cá nhân và tổ chức liên quan gồm Sở Tài Nguyên và Môi
trường, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cả UBND huyện
Hướng Hóa. Ngoài ra, Sở Xây dựng và Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng được kiến nghị
vào cuộc rà soát lại toàn bộ thủ tục pháp lý của hai dự án điện gió.
Đoàn cũng đề nghị UBND tỉnh giao công an vào cuộc điều tra những
dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện dự án.
Chủ đầu tư phủ nhận sai
Nhà máy điện gió Hướng Linh 1 gồm 15 tuốc
bin với tổng vốn đầu tư 1.700 tỉ đồng tại xã Hướng Linh (huyện Hướng Hóa) được
vận hành từ cuối tháng 10-2019. Nhà máy điện gió Hướng Linh 2 cũng gồm 15 tuốc
bin nhưng vốn đầu tư là 1.400 tỉ đồng. Nhà máy điện gió Hướng Linh 1 và Hướng
Linh 2 đều được cấp 15 "sổ đỏ" với tổng diện tích lần lượt là gần
7,3ha và 5,4ha.
Tuy nhiên, theo kết quả kiểm tra của đoàn
kiểm tra liên ngành của tỉnh mới đây cho thấy toàn bộ 15 trụ tuốc bin gió của
Nhà máy điện gió Hướng Linh 1 và 6 trụ tuốc bin gió của Nhà máy điện gió Hướng
Linh 2 đã xây dựng ngoài diện tích đất được tỉnh cấp. Trước đó, công ty này đã
ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường thông qua hình thức nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân.
"Như vậy, chủ đầu tư đã sử dụng đất
chưa được cấp "sổ đỏ" để xây dựng tuốc bin gió là vi phạm quy định.
Vì những diện tích này chưa được UBND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng
đất, chuyển mục đích sử dụng rừng, chưa được UBND tỉnh cho thuê đất", đoàn
kiểm tra xác định.
Trả lời Tuổi Trẻ, ông Mai Văn Huế - chủ
tịch hội đồng quản trị Công ty Tân Hoàn Cầu - cho rằng năm 2015 toàn bộ 3.000ha
đất ở vùng này đã được Chính phủ thay đổi quy hoạch thành đất năng lượng.
"Thời điểm đó vì quy định của pháp
luật với loại đất này mới chỉ là quy định chung, chứ chưa có hướng dẫn chi tiết
dưới luật nên tôi được chọn vị trí phù hợp nhất để triển khai dự án của
mình", ông Huế nói.
Hỏi vì sao thời điểm đó Sở Xây dựng còn cấp
phép xây dựng từng trụ tuốc bin gió? ông Huế khẳng định đối với điện thời điểm
đó đã có quy hoạch vùng rồi thì không cần phải cấp phép xây dựng.
Với những quan điểm của ông Huế, ông Hồ
Xuân Hòe - giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trưởng đoàn kiểm
tra liên ngành - khẳng định chủ đầu tư nói như vậy là không có căn cứ.
"Vì mọi dự án đều phải được chính
quyền địa phương giao đất. Trong đó sẽ có giao bao nhiêu diện tích, ở đâu, có
địa chỉ và tọa độ cụ thể chứ không thể nói quy hoạch cả vùng 3.000ha là muốn
làm ở đâu thì làm trong đó được", ông Hòe cho hay.
Hai nhà máy điện gió vi phạm luật bảo vệ rừng
Theo xác minh của đoàn
kiểm tra, Công ty CP Tổng công ty Tân Hoàn Cầu còn vi phạm về luật bảo vệ rừng
khi triển khai hai dự án điện gió nói trên.
Đoàn xác định dự án triển
khai có ảnh hưởng đến gần 1ha rừng, nhưng phía chủ đầu tư chưa làm các thủ tục
đề nghị kiểm tra hiện trường để xác định hiện trạng trên đất lâm nghiệp có rừng
hay không để thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp
Cựu giám đốc Bệnh viện
Thủ Đức lĩnh 21 năm tù
Hải Duyên
https://vnexpress.net/cuu-giam-doc-benh-vien-thu-duc-linh-21-nam-tu-4683463.html
TP HCMTòa cho rằng ông Nguyễn Minh Quân chỉ đạo toàn
bộ hành vi phạm tội, gây sức ép với cấp dưới để các công ty sân sau được trúng
thầu, tham ô 102 tỷ đồng nên cần xử nghiêm.
Ngày
1/12, ông Nguyễn Minh Quân, cựu giám đốc Bệnh viện Thủ Đức, bị TAND TP HCM
tuyên phạt 16 năm tù về tội Tham ô tài sản; 5 năm tù về tội Rửa
tiền; tổng hợp hình phạt là 21 năm. HĐXX xác định toàn bộ số tiền tham ô
đều do Quân chiếm hưởng, nên buộc phải bồi thường 102 tỷ đồng.
Với
vai trò đồng phạm, Nguyễn Văn Lợi, Giám đốc Công ty Nguyễn Tâm, bị phạt tổng
cộng 15 năm tù.
Nguyễn Thị Ngọc Diễm (vợ ông Quân) bị tuyên 3 năm tù, cho hưởng
án treo, về tội Rửa tiền. 5 bị cáo còn lại là cựu cán bộ Bệnh viện
Thủ Đức lĩnh từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm 6 tháng về tội Vi phạm quy định
đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Bản án xác định, từ năm 2016 đến năm 2020, Bệnh viện Thủ Đức đã
tổ chức đấu thầu 31 gói mua sắm trang thiết bị y tế, phục vụ khám chữa bệnh.
Trong đó có 28 gói đã phê duyệt kết quả trúng thầu hoàn thiện việc thanh toán
với tổng giá trị hơn 346 tỷ đồng. Để can thiệp thâu tóm toàn bộ các gói thầu
này, ông Quân đã chỉ đạo Lợi thành lập 4 công ty sân sau thuê và nhờ người thân
đứng tên.
Thực hiện chỉ đạo của Quân, Lợi giao cho nhân viên lập các hợp
đồng mua bán khống, lòng vòng giữa các công ty để nâng giá thiết bị máy móc cao
hơn 30%-50% giá thị trường. Quân sau đó chỉ đạo Lợi sử dụng 3 công ty để nộp hồ
sơ dự thầu với giá máy móc thiết bị đã được nâng khống. Lợi chỉ đạo Nghĩa cố
tình làm một hồ sơ có tiêu chí tốt hơn 2 hồ sơ còn lại, mục đích để một công ty
trúng thầu.
Tại bệnh viện, ông Quân hàng năm đều ký các quyết định thành lập
các tổ để thực hiện việc mua sắm, dự toán, đấu thầu, ký hợp đồng... rồi giao
cho cấp dưới làm thủ tục theo quy định. Tuy nhiên, thực tế các tổ đấu thầu
không hoạt động theo quyết định được phân công, chỉ ký hoàn thiện, hợp thức hồ
sơ.
Mặc dù biết các công ty tham gia đấu thầu là đơn vị sân sau của
Quân nhưng Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Lan Anh (hai Phó giám đốc Bệnh viện Thủ Đức)
cùng các nhân viên vẫn lập hồ sơ, thực hiện theo chỉ đạo khiến thất thoát tài
sản Nhà nước.
Theo tòa, hành vi trái pháp luật của các cán bộ Bệnh viện Thủ
Đức đã tạo điều kiện cho các công ty của Quân trúng thầu 27/28 gói với tổng giá
trị hơn 345 tỷ đồng; chiếm đoạt 102 tỷ đồng từ việc nâng khống giá thiết bị y
tế. Quân đã lợi dụng vị trí người đứng đầu bệnh viện để chỉ đạo, gây sức ép với
nhân viên dưới quyền, thành viên các tổ chấm thầu ký hợp thức hóa hồ sơ thầu,
"thông thầu, gian lận trong đấu thầu, không đảm bảo minh bạch trong hoạt
động đấu thầu".
"Quân là giám đốc bệnh viện, chủ tài khoản, quyết định việc
chi tiền nhưng đã lợi dụng chức vụ để chiếm hưởng, nên có đủ căn cứ xác định bị
cáo phạm tội Tham ô", bản án nêu. Các bị cáo tham gia nhiều
gói thầu, phạm tội nhiều lần.
HĐXX ghi nhận bị cáo Quân, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Lan Anh là
các bác sĩ giỏi, có nhiều thành tích, công sức đóng góp vào việc phòng chống
đại dịch Covid -19, sự phát triển của Bệnh viện Thủ Đức và ngành y tế. Các bị
cáo khác cũng có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Để che giấu tiền chiếm đoạt, Quân chỉ đạo Lợi rút tiền mặt hoặc
chuyển tiền vào các tài khoản cho mình và vợ để mua bất động sản, ôtô sang.
No comments:
Post a Comment