Sunday, November 26, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 26 tháng 11 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Nhóm con tin thứ nhì được phóng thích đã về đến Israel

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza giữ vững; thêm con tin Israel, tù nhân Palestine sắp được thả

Năm người bị thương ở Kyiv trong vụ tấn công bằng drone được nói lớn nhất nhắm vào Ukraine

Lãnh tụ Triều Tiên xem ảnh vệ tinh viễn thám chụp các 'khu vực mục tiêu', căn cứ Mỹ

Vụ án Trương Mỹ Lan và nghi vấn ‘ô dù rất lớn’

Chuyên gia: Việt Nam đứng trước ‘cơ hội vàng’ về chip và bán dẫn, nhưng phải biết thay đổi tư duy

 Nạn ‘siêu lợn hoang’ khiến Canada nhức đầu, đang lan dần sang Mỹ

 Lãnh tụ Triều Tiên xem ảnh vệ tinh viễn thám chụp các 'khu vực mục tiêu', căn cứ Mỹ

 Hai người Palestine bị hành quyết, treo xác vì bị cáo buộc cộng tác với Israel

 

 

RFA

Ghi chép từ tang lễ của Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ

Các nền tảng xuyên biên giới đáp ứng hơn 90% yêu cầu chặn, gỡ tài khoản, kênh của Việt Nam

Sáu người nước ngoài chờ ra tòa tại Việt Nam do tham gia đường dây ma túy

Tòa Hàn Quốc tuyên hai nữ tiếp viên VN vô tội trong vụ mang tinh dầu cần sa

Kế hoạch sử dụng 15,5 tỷ USD chuyển đổi sang năng lượng sạch cho Việt Nam sẽ được công bố tại COP28

Đại án Vạn Thịnh Phát: Tham nhũng nghiêm trọng mang tính hệ thống và vấn đề cải cách tăng trưởng

Tội phạm vẫn tăng cao dù Công an được tăng cường nhiều nguồn lực

Thầy Thích Tuệ Sỹ viên tịch ở chùa Phật Ân Đồng Nai

Chủ tịch Tân Hiệp Phát và hai con gái chiếm đoạt 767 tỷ đồng

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch

Nhận hối lộ trong vụ Vạn Thịnh Phát nhưng không vụ lợi sẽ được miễn trách nhiệm hình sự

Việt Nam được bầu vào Uỷ ban Di sản Thế giới giữa lúc Vịnh Hạ Long bị liệt vào danh sách “không nên tới”

Bà Trương Mỹ Lan và hậu quả “bên trọng, bên khinh”

Việt Nam và Malaysia cần ủng hộ sáng kiến COC của Philippines

Mười một người Việt ở Úc với visa du học sinh bị bắt trong đường dây tội phạm trồng cần sa

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công an triệu tập người tuyên truyền Pháp luân công

Giới phát triển địa ốc Việt Nam đối mặt áp lực trả nợ khi nguồn tiền mặt xuống thấp

Chủ tịch Tân hoàng Minh và con trai bị truy tố lừa đảo hơn 8.640 tỷ đồng

Ban chỉ đạo TW Phòng/Chống Tham nhũng thúc đẩy việc đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng

 

BBC

Mỹ: Đại học Harvard hứng chịu chỉ trích liên quan chính sách tuyển sinh ưu tiên

Ukraine: Tranh cãi gay gắt liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống 2024

Israel-Hamas: Khi thoả thuận ngừng bắn kết thúc, giai đoạn quyết định của cuộc chiến bắt đầu

Em bé Ukraine mất tích có liên quan tới đồng minh của Putin

Hamas thả nhóm con tin Israel đầu tiên và 12 người Thái Lan

Thầy Tuệ Sỹ trong vận mệnh Phật giáo Việt Nam

Video,Công an VN nói bà Trương Mỹ Lan đã ‘rút ruột’ Ngân hàng SCB hơn 304 ngàn tỷ VNDThời lượng, 4,33

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch

Trung Quốc thử miễn thị thực 15 ngày cho thêm 5 nước châu Âu và Malaysia

Video,Huda Kattan: Biểu tượng trang điểm nói có sự phân biệt giới tính trong ngành chăm sóc sắc đẹpThời lượng, 2,39

Cơn sốc Hà Lan: ông Geert Wilders theo chủ nghĩa dân túy, bài Hồi giáo thắng cử

Video,Định hướng dư luận ra sao trong vụ bắt ông Lưu Bình Nhưỡng?Thời lượng, 4,45

 

RFI

Mỹ và Trung Quốc tố cáo đối phương khuấy động tình hình ở Biển Đông

Biên giới Miến Điện - Trung Quốc: Quân nổi dậy chiếm được một cửa khẩu thương mại

Israel-Hamas: Sẽ có thêm con tin và tù nhân được trả tự do trong ngày thứ hai hưu chiến

 CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Chiến tranh Ukraina : Kiev hứng chịu đợt tấn công bằng drone « quy mô » nhất từ đầu cuộc chiến

Philippines và Úc tuần tra chung trên biển và trên không

Định mệnh Israel : Những cuộc chiến không mong muốn, vì sự tồn vong

Israel-Hamas : 10 con tin Thái Lan được tự do, thắng lợi ngoại giao của Bangkok

Bắc Triều Tiên : Kim Jong Un « nghiên cứu » ảnh vệ tinh chụp các căn cứ quân sự của Mỹ và Hàn Quốc

Trung Quốc thao dượt quân sự ở biên giới Miến Điện

Pháp và Trung Quốc sẽ gia tăng hợp tác đại học và nghiên cứu

Mêhicô : Trung bình mỗi ngày có 10 phụ nữ bị giết hại

 KẺ DU MỤC - Không có lời từ biệt sau cùng

 Yves Duteil :  50 năm sự nghiệp sáng tác

Israel-Hamas: Thỏa thuận hưu chiến bắt đầu có hiệu lực, 13 con tin sẽ được trả tự do

Bầu cử Quốc Hội Hà Lan : Lãnh đạo cực hữu cố thành lập liên minh cầm quyền

Tư pháp Hàn Quốc yêu cầu Nhật bồi thường 16 nạn nhân nô lệ tình dục

Henri Cernuschi : Từ đam mê đến bảo tồn nghệ thuật châu Á tại Pháp

Có nên lo ngại bùng phát một đại dịch mới từ Trung Quốc ?

 (AFP) - Tại Hoa Kỳ, viên cảnh sát Derek Chauvin, người gây ra cái chết cho George Floyd bị đâm trong tù. Theo báo New York Times hôm 24/11/2023, Chauvin đã được đưa vào bệnh viện. Tại thành phố Minneapolis, ngày 25/05/2020, viên cảnh sát da trắng này đã ghì cổ George Floyd, một người Mỹ da đen, trong gần 10 phút. Cái chết của George Floyd làm dấy lên phong trào chống kỳ thị Black Lives Matter và chống nạn bạo lực cảnh sát trên toàn nước Mỹ. Chauvin bị đã xét xử và kết án hơn 22 năm tù.

(Yonhap) - Hàn Quốc và Pháp cam kết đẩy mạnh hợp tác công nghệ cao và chống biến đổi khí hậu. Trong chặng dừng tại Paris hôm 24/11/2023, tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã hội kiến đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron tại điện Elysée. Đôi bên đồng ý đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực sản xuất bình điện cho xe ô tô, chia sẻ kinh nghiệm về năng lượng hạt nhân, năng lượng tái tạo, công nghệ bán dẫn… Về địa chính trị, Paris khẳng định ủng hộ Seoul trước mối đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên. Seoul cho biết thêm lãnh đạo hai nước đã đề cập đến những hồ sơ nhạy cảm, như hợp tác quân sự giữa Matxcơva với Bình Nhưỡng. 

(Reuters) - Bắc Kinh báo động tàu khu trục Mỹ USS Hopper xâm nhập hải phận Trung Quốc. Trên mạng WeChat quân đội Trung Quốc hôm 25/11/2023 « lấy làm tiếc » về sự cố tàu khu trục của Mỹ không xin phép trước, đã thâm nhập hải phận của Trung Quốc, xem đây là hành vi « gây rủi ro » cho khu vực Biển Đông. Bắc Kinh cũng lên án Philippines mở cửa cho một « lực lượng nước ngoài » vào Biển Đông sau khi hôm thứ Ba, 21/11/2023, Hải Quân Philippines tuần tra chung với Hoa Kỳ trong khu vực.

(AFP) - Indonesia tăng cường các hoạt động tuần tra trên biển ngăn chận thuyền nhân Rohingya từ Miến Điện tràn sang Aceh. Cảnh sát Indonesia hôm nay cho biết trong tuần đã có hơn 1000 người Rohingya từ Miến Điện đến xin tị nạn. Tuần duyên Indonesia giờ đây sẽ « tuần tra 7 ngày trên 7 và 24 giờ trên 24 ». 

(AFP) - Tòa thánh Vatican: Giáo hoàng Phanxicô hủy các buổi tiếp xúc với giáo dân sáng 25/11/2023 do bị cảm nhẹ. Thông cáo ngắn gọn của Tòa Thánh được đưa ra một tuần lễ trước chuyến công du Dubai của lãnh đạo giáo hội Công Giáo. Giáo hoàng dự trù sẽ phát biểu vào ngày 02/12/2023 nhân hội nghị khí hậu COP28. 

(AFP) - Novak Djokovic và đồng đội từ chối xét nghiệm chống dopping. Dẫn đầu đội tuyển Serbia dự Cúp Davis, tay vợt số 1 thế giới Djokovic từ chối xét nghiệm xem có dùng thuốc kích thích hay không trước trận đấu với đội của Anh hôm Thứ Năm 23/11/2023. Serbia đã loại đội Anh và chỉ sau đó Novak Djokovic và các đồng đội mới chịu cho lấy mẫu thử máu và nước tiểu. Chiều 25/11/2023, đội tuyển Serbia so tài với đội Ý ở vòng bán kết giải quần vợt Cúp Davis 2023.

(AFP) - Vùng Québec - Canada là khách mời danh dự của Hội Chợ Sách Paris. Hội Chợ Sách Paris năm tới dự trù diễn ra từ ngày 12 đến 14/04/2024. Ban tổ chức hôm 24/11/2023 thông báo lần thứ ba vinh danh các cây bút của vùng Québec. Nhiều nhà văn Québec từng đoạt các giải thưởng lớn của văn đàn Pháp. Năm 2020, Dominique Fortier nhận giải thưởng Renaudot. Ba năm sau đến lượt Kevin Lambert được trao các giải Décembre và Médicis 2023 nhờ tiểu thuyết « Lạy Chúa cho con giữ được niềm vui ». Hội Chợ Sách Paris tổ chức gần tháp Eiffel năm nay đã thu hút được 102 ngàn khách tham quan.

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Chủ Nhật 26.11.2023


1.TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ, LÃNH ĐẠO TỐI CAO GHPGVNTN VIÊN TỊCH
Đại lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, vị trưởng lão nổi tiếng uyên bác, thông tuệ của Phật giáo Việt Nam, Chánh Thư ký kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vừa viên tịch chiều 24/11/2023.

Trưởng lão Hòa thượng sinh năm 1943 tại Paksé, Lào, có nguyên quán tại tỉnh Quảng Bình và xuất gia từ nhỏ. Ông có con đường tu học trải dài từ Sài Gòn đến Huế và Nha Trang. Ông được thọ giáo với những vị trưởng lão hàng đầu của Phật giáo Việt Nam như Thích Thiện Siêu và Thích Trí Thủ. Nhưng về sau, ông bất đồng với hòa thượng Thích Trí Thủ, cũng là bậc tôn sư của ông, về việc sát nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vào Giáo hội Phật Giáo quốc doanh. Sau này, Thích Trí Thủ trở thành Chủ tịch Hội đồng Trị sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Nhà nước thành lập.

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ từng bị nhà cầm quyền CSVN bắt vào năm 1984 tại chùa Quảng Hương Già Lam ở Gò Vấp và bị kết án tử hình 4 năm sau đó với cáo buộc “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” cùng với Hòa thượng Thích Trí Siêu. Dưới áp lực quốc tế, Hòa Thượng được giảm xuống tù chung thân và sau đó được phóng thích vào năm 1998. Trước khi thả, nhà cầm quyền yêu cầu ông ký vào lệnh ân xá do họ soạn và có sẵn chữ ký của Trần Đức Lương, khi ấy là Chủ tịch nước nhưng ông khảng khái tuyên bố “Không ai có quyền kết án tôi, không ai có quyền ân xá tôi”.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ thông thạo nhiều ngoại ngữ và có thể chơi được nhiều nhạc cụ. Ông là nhà nghiên cứu, nhà giáo, dịch giả, nhà thơ, nhà văn có nhiều tác phẩm đã xuất bản, trong đó nổi bật như “Triết học về tánh Không”, “Đại cương về thiền quán”, “Tổng quan về nghiệp”, “Thiền định Phật giáo”, “Huyền thoại Duy-ma-cật”, “Du-già Bồ-tát giới”, “Tô Đông Pha, Những phương trời viễn mộng” và những tập thơ như “Giấc mơ Trường Sơn”, “Thiên lý độc hành”, “Hoàng cầm tình khúc”…
Hồi tháng 9 năm 2022, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã công bố di chúc của Đức Đệ Ngũ Tăng thống - Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, về việc tái lập Hội đồng Giáo phẩm Trung ương. Ông được bầu làm Chánh Thư ký kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất-tổ chức luôn bị CSVN bách hại. Đầu tháng 9/2023, ngài ngã bệnh và viên tịch ngày 24/11/2023 tại Sài Gòn.

2.CHỦ TỊCH TÂN HIỆP PHÁT VÀ HAI CON GÁI BỊ CÁO BUỘC CHIẾM ĐOẠT 767 TỶ

Kết luận của cơ quan Cảnh sát Điều tra nêu rằng Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát, ông Trần Quí Thanh, và hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích đã cho một số doanh nghiệp, cá nhân vay tiền nhưng không ký hợp đồng cầm cố tài sản mà buộc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng rồi chiếm đoạt tài sản với số tiền lên đến 767 tỷ đồng. Cơ quan này đã chuyển hồ sơ lên Viện Kiểm sát đề nghị truy tố ba cha con ông Thanh với tội danh “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Khoản 4, Điều 175 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Ông Trần Quí Thanh từng được công luận nhắc đến qua những phi vụ dùng tiền để đối phó với những người tiêu dùng khi họ lên tiếng cáo buộc sản phẩm nước đóng chai của họ kém chất lượng. Nổi tiếng nhất là vụ án “con ruồi” trong chai nước ngọt của tập đoàn này hồi năm 2015. Người tố cáo là ông Võ Văn Minh, một người bán nước giải khát tại Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã phải nhận bảy năm tù với cáo buộc “cưỡng đoạt tài sản”.
Từ đầu tháng 4/2023, ông Trần Quí Thanh và con gái Trần Uyên Phương bị khởi tố và bị bắt tạm giam; còn con gái Trần Ngọc Bích được cho tại ngoại.

3. DO THÁI: SẼ CÓ THÊM CON TIN VÀ TÙ NHÂN ĐƯỢC TRẢ TỰ DO VÀO NGÀY NGỪNG BẮN THỨ HAI

Theo thông báo từ chính quyền Tel-Aviv, sẽ có thêm 14 con tin ở Gaza được phong trào Hồi Giáo Palestine trả tự do và 42 tù nhân Palestine được phóng thích từ các nhà tù Israel vào ngày ngừng bắn thứ hai (25/11) tại dải Gaza theo thỏa thuận giữa Israel và Hamas.
Vào ngày đầu tiên, 23/11, có 13 con tin Israel cùng với 10 người Thái Lan và 1 người Philippines đã được phía Hamas giao cho Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế để đưa sang Israel qua ngả Ai Cập. Theo thỏa thuận giữa hai bên, trong 4 ngày hưu chiến, sẽ có tổng cộng 50 con tin và 150 tù nhân Palestine được thả.
Những con tin là trẻ em và phụ nữ được trả cho Israel sẽ được khám sức khỏe. Riêng người lớn sẽ được thẩm vấn về vấn đề an ninh.

 

 

VNThoibao

 

VOA – Hoà Thượng Tuệ Sỹ và GHPGVNTN trong dòng sống của dân tộc và hướng đi của thời đại

VNTB – Khung Trời Cũ

VNTB – Hình sự hóa quan hệ dân sự

VNTB – Tà thuyết về văn hóa

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

25/11/1960: Chị em nhà Mirabal bị chế độ Trujillo ám sát

Chuyển động Quốc Phòng (17/11 – 23/11/2023)

Thế giới hôm nay: 24/11/2023

Tây Balkan: Mặt trận thứ hai của Nga ở châu Âu

23/11/1936: Số đầu tiên của tạp chí Life được xuất bản

Thế giới hôm nay: 23/11/2023

Tác động toàn cầu từ cuộc chiến Israel-Hamas

Thế giới hôm nay: 22/11/2023

Henry Kissinger và Graham Allison nói về cách kiểm soát vũ khí AI

21/11/1783: Bay qua Paris bằng khinh khí cầu

 


Báo Tiếng Dân

Cuộc khổ nạn của thầy Tuệ Sỹ25/11/2023

 

Thuy My

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 25/11/2023

Nguyễn Viện - Thích Tuệ Sỹ, một hành giả vô úy giữa trần gian sầu lụy

Đỗ Duy Ngọc - Ngài Thích Tuệ Sỹ

 

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Cuộc khổ nạn của Thầy Tuệ Sỹ 26/11/2023

Tà thuyết về văn hóa 26/11/2023

Dọn “rác” cứu du lịch 26/11/2023

“Ông nay mặt thớt quyền dao lộng hành” 26/11/2023

ChatGPT trên tiến trình cá nhân hóa 26/11/2023

Thầy Tuệ Sỹ trong vận mệnh Phật giáo Việt Nam 25/11/2023

Cướp bằng niềm tin! 25/11/2023

Trung Quốc: Mô hình kinh tế gây bế tắc 25/11/2023

Âm mưu chiếm lĩnh bầu trời của Trung Quốc 25/11/2023

Bất an với 3 Dự án thủy điện Đắk R’lấp: Những câu trả lời khó hiểu! 24/11/2023

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Vụ Công ty Kim Anh: Cựu giám đốc 7 lần tự tay ký nhận thành viên, nộp tiền xong nói hồ sơ giả mạo

Nhóm PV

https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-24h/vu-cong-ty-kim-anh-cuu-giam-doc-7-lan-tu-tay-ky-nhan-thanh-vien-nop-tien-xong-noi-ho-so-gia-mao-d201305.html

Sau khi ông Quân nộp tiền vào Công ty Kim Anh, ông Thế lại ký đơn cho rằng hồ sơ giả mạo dù trước đó chính tay ký giấy làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công nhận thành viên.

Tự tay ký công nhận thành viên, vẫn nói hồ sơ giả mạo

Trước đó, từ năm 2008, xuất phát từ tình anh em "kết nghĩa vườn đào", vợ chồng ông Đoàn Văn Vinh và vợ chồng ông Nguyễn Lương Thế lấy tư cách Công ty Kim Anh đấu giá thành công lô đất A D4 phố Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hai bên góp vốn theo tỷ lệ 50/50, số tiền phải nộp 215 tỷ đồng. Vợ chồng ông Vinh đã nộp đủ 50% vốn góp vào dự án, vợ chồng ông Thế lại chưa đủ tiền để nộp riêng 50% cho cổ phần của vợ chồng ông Thế. Theo quy chế đấu giá nếu không nộp đủ tiền đúng hạn dự án sẽ bị thu hồi.

Ông Vinh cho biết, xuất phát từ tình cảm anh em kết nghĩa nên đã đem hết khả năng và tài sản của gia đình mình để tạo điều kiện giúp đỡ vợ chồng ông Thế có đủ tiền để nộp vào phần còn thiếu của dự án Phố Wall.

Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, ông Vinh cùng ông Thế lại tiếp tục đầu tư công sức, thời gian để xin chuyển đổi mục đích dự án từ nhà cao tầng xuống thấp tầng và phải nộp thêm số tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất lần 2.

Khi dự án đủ điều kiện được khởi công, năm 2015, ông Thế bắt đầu cuộc hành trình khiếu kiện của mình nhằm đẩy ông Đoàn Minh Quân (con trai ông Vinh) - thành viên Công ty Kim Anh ra khỏi công ty.

Sau đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Công an TP Hà Nội đều khẳng định không có căn cứ kết luận hồ sơ là giả mạo.

Một điều khá bất ngờ là từ năm 2012, chính tay ông Thế ký giấy làm thủ tục cấp giấy chứng nhận (GCN) đăng ký kinh doanh (ĐKKD), Công ty Kim Anh đã có 7 lần họp hội đồng thành viên trong đó đều khẳng định ông Đoàn Minh Quân chiếm 50% vốn điều lệ, không ai khiếu nại cho rằng hồ sơ là giả mạo.

Tới năm 2015, sau 3 năm hoạt động, dự án bắt đầu có tín hiệu thu được “quả ngọt” thì ông Thế liên tiếp khiếu nại cho rằng, hồ sơ của gia đình ông Vinh là giả mạo.

Ngay sau đó, Chi cục Thuế quận Cầu Giấy ra thông báo yêu cầu Công ty Kim Anh thực hiện nghĩa vụ tài chính thì ông Thế lại ra Văn bản số 19/TB-KA yêu cầu ông Quân phải nộp đủ tiền theo tỷ lệ góp vốn 50%, tương đương hơn 72 tỷ đồng, dù trước đó ông Thế “tố” nhiều nơi hòng thu GCNĐKKD lần thứ 5 để đẩy ông Quân ra khỏi công ty.

Sau khi ông Quân nộp đủ hơn 72 tỷ đồng, lấy lý do hồ sơ thay đổi ĐKKD lần thứ 5 của Công ty Kim Anh được Phòng ĐKKD, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 31/10/2012 là giả mạo, ông Thế tiếp tục hành trình khiếu kiện nhằm thu hồi GCN đăng ký doanh nghiệp lần thứ 5 của công ty.

Các biên bản ông Thế ký thông báo yêu cầu nộp tiền, khẳng định ông Quân là thành viên Công ty Kim Anh và Thông báo về việc giải quyết khiếu nại của Sở KH&ĐT Hà Nội khẳng định khiếu nại của ông Thế không có cơ sở

Cuối cùng vụ việc cũng được làm rõ trắng đen, lấy lại công bằng cho gia đình ông Vinh. Công an Hà Nội, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm kinh tế và tham nhũng đều khẳng định: “Không phải là kê khai giả mạo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp”.

Sau đó, các bộ, ngành gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Công an họp liên ngành khẳng định hồ sơ cấp GCNĐKKD ngày 31/10/2012 không phải hồ sơ giả mạo.

Tiếp đến, Văn phòng Chính phủ 2 lần có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực khẳng định việc cấp GCN đăng ký doanh nghiệp lần 5 của Công ty Kim Anh là đúng quy định pháp luật.

Cả Tòa và Viện đều bác kháng nghị của vợ chồng ông Thế

Sau những trả lời rõ ràng, ông Thế, bà Kim Anh vẫn tiếp tục khiếu nại, khởi kiện ra tòa.

Qua hai cấp xét xử, TAND cấp cao tại Hà Nội đã bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Thế và bà Kim Anh.

Cụ thể, ngày 12/8/2019, tại Bản án phúc thẩm số 13/2019/KDTM-PT, TAND cấp cao tại Hà Nội (giữ nguyên Bản án sơ thẩm số 07/2019/KDTM-ST ngày 06/03/2019 của TAND TP Hà Nội) đã tuyên xử: Không chấp nhận yêu cầu của ông Thế về việc tuyên bố các hợp đồng chuyển nhượng phần vốn đã ký chuyển nhượng cho ông Đoàn Minh Quân vô hiệu.

Không bằng lòng với phán quyết của tòa phúc thẩm, ông Thế cùng vợ là bà Nguyễn Kim Anh, đại diện Công ty Kim Anh tiếp tục gửi đơn tới TAND tối cao để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án phúc thẩm số 13/2019/KDTM-PT ngày 12/8/2019 của TAND cấp cao tại Hà Nội, về vụ án “Tranh chấp giữa các thành viên công ty”.

Qua nghiên cứu đơn đề nghị và tài liệu có trong số hồ sơ vụ án, TAND tối cao có Thông báo số 295/TB-TA về việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm gửi ông Thế.

Theo đó, TAND tối cao có ý kiến: Ngày 20/11/2009, Công ty TNHH Kim Anh (ông Thế và bà Kim Anh là thành viên) ký hợp đồng góp vốn kinh doanh dự án tại khu đất Lô A-D4 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội (tên thương mại dự án Phố Wall), phương thức góp vốn tiền mặt mỗi bên 50% với vợ chồng ông Đoàn Văn Vinh và bà Đỗ Thị Kim Ngân (bố mẹ đẻ ông Quân).

Ngày 12/8/2012, Công ty Kim Anh và ông Vinh lập bản xác nhận vốn góp vào dự án Phố Wall tại khu đất nêu trên.

Trong đó, Công ty Kim Anh xác nhận ông Vinh đã chuyển đầy đủ 100% số vốn góp 50%, phù hợp với 02 phiếu chuyển tiền của ông Vinh cho Công ty Kim Anh.

Ngày 22/10/2012, các bên lập Biên bản thỏa thuận số 09/BBTT về việc tiếp tục triển khai thực hiện Hợp đồng góp vốn kinh doanh ngày 20/11/2009.

Trong đó, có nội dung ông Vinh, bà Ngân đồng ý ủy quyền cho con trai là anh Đoàn Minh Quân thay mặt ông Vinh, bà Ngân đứng tên toàn bộ phần vốn góp chiếm tỉ lệ 50% dự án tương đương 50% vốn điều lệ Công ty Kim Anh. Ông Quân đồng ý ủy quyền cho ông Vinh và bà Ngân ký toàn bộ các văn bản, giấy tờ liên quan đến dự án.

Theo xác minh và Báo cáo số 686 ngày 14/9/2016 của PC46 Công an thành phố Hà Nội xác định: “Việc ông Vinh nhận ủy quyền của con trai nhưng không ký tên mình mà ký hộ tên con trai là Đoàn Minh Quân trong các hợp đồng chuyển nhượng và các giấy khác là không đúng quy định.

Nhưng xét thấy việc ký tên thay ông Quân trong các văn bản nêu trên, ông Vinh không có vụ lợi, động cơ mục đích cá nhân, không làm phát sinh tranh chấp phần vốn góp, cũng như lợi ích của các bên trong dự án xây dựng khu nhà phố Wall, không làm thiệt hại đến tài sản hoặc xâm phạm quyền lợi, lợi ích của các dự án mà Công ty Kim Anh có từ trước”.

 Ngoài ra, Công ty Kim Anh, ông Thế và bà Kim Anh đều thừa nhận không bị phía ông Vinh, bà Ngân, anh Quân lừa dối khi ký kết và thực hiện các thỏa thuận về dự án Phố Wall này.

Từ những căn cứ nêu trên, TAND tối cao khẳng định những khiếu nại của Công ty Kim Anh, ông Thế và bà Kim Anh cho rằng các nội dung hợp đồng thỏa thuận nêu trên bị vô hiệu là không có căn cứ chấp nhận.

“Tòa án cấp sơ thẩm đã nhập hai vụ tranh chấp có liên quan vào làm một, xác định đúng bản chất việc tranh chấp, thu thập đầy đủ các chứng cứ, xét xử chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của anh Quân do ông Vinh đại diện là có căn cứ.

Vì vậy, không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 13/2019/KDTM-PT ngày 12/8/2019 nêu trên” - thông báo của TAND tối cao nêu rõ.

Tiếp đến, ngày 11/8/2022, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng có Văn bản số 402/TB-VKS thông báo về việc không kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án phúc thẩm số 13/2019/KDTM-PT ngày 12/8/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội giải quyết vụ án “Tranh chấp giữa các thành viên công ty” giữa nguyên đơn là ông Đoàn Minh Quân với bị đơn là ông Nguyễn Lương Thế, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là Công ty Kim Anh, bà Nguyễn Kim Anh, ông Đoàn Văn Vinh và bà Đỗ Thị Kim Ngân.

Hiện tại ông Quân trở thành thành viên duy nhất sở hữu toàn bộ phần vốn góp chiếm 100% vốn điều lệ của Công ty Kim Anh. Vợ chồng ông Nguyễn Lương Thế hoàn toàn không còn liên quan, nắm phần vốn góp tại Công ty Kim Anh.

Trước đó, ông Thế đã bị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 2/12/2021 để thi hành hàng loạt các bản án có liên quan khác.

Đến ngày 17/11/2022, Sở KH-ĐT Hà Nội đã cấp GCNĐKDN thay đổi lần thứ 6 cho Công ty Kim Anh có 100 tỷ đồng vốn điều lệ do một mình ông Đoàn Minh Quân là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Vợ chồng ông Nguyễn Lương Thế hoàn toàn không còn liên quan, nắm phần vốn góp tại Công ty Kim Anh.

Ngày 20/02/2023, Công ty Kim Anh thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 7 về việc chuyển đổi mô hình thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên do Công ty tăng vốn điều lệ.

Sự việc đã được rất nhiều các cơ quan kiểm tra, xử lý có kết luận đầy đủ, rõ ràng, thông báo tới vợ, chồng ông Nguyễn Lương Thế theo đúng quy định của pháp luật.

Song theo phản ánh vẫn còn một số cá nhân có dấu hiệu thông tin thất thiết về những phán quyết, quyết định của Tòa và Viện kiểm sát nhân dân tối cao gây ảnh hưởng tới uy tín và thương hiệu của Công ty Kim Anh khi đang nỗ lực hoàn thiện dự án theo đúng quy định.

 

Bất ngờ ứng dụng giao đồ ăn Hàn Quốc rút khỏi Việt Nam, tài xế không giấu được tiếc nuối: Vì sao như vậy?

Thùy Anh 

https://soha.vn/bat-ngo-ung-dung-giao-do-an-han-quoc-rut-khoi-viet-nam-tai-xe-khong-giau-duoc-tiec-nuoi-vi-sao-nhu-vay-20231125233438327.htm

Thông tin BAEMIN sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam khiến không ít người bất ngờ. Nhưng bất ngờ hơn là câu chuyện về cách ghi nhận của giới tài xế hợp tác với hãng.

Trong số rất nhiều ứng dụng giao đồ ăn, cái tên BAEMIN đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người. Ứng dụng nào chào sân tại Việt Nam vào cuối năm 2018, tạo được ấn tượng tốt và thu hút sự chú ý đáng kể với đông đảo người dùng với “đội quân xanh mint” phủ xanh đường phố, những thiết kế với phông chữ đặc trưng và ấn tượng, cũng như những hình tượng nhân vật đại diện thương hiệu như Mèo Mập đáng yêu và shipperman mũ xanh dí dỏm.

Sự ra đi của công ty giao thức ăn đến từ xứ sở Kim Chi có nhiều lý do, gồm áp lực cạnh tranh lớn, chiến lược kinh doanh, đặt trong bối cảnh giai đoạn kinh tế khó khăn cả ở trong nước và thế giới.

Nhưng điều gây bất ngờ lớn mà nhiều người nhận thấy trong vài ngày lại là câu chuyện về cách ghi nhận của giới tài xế hợp tác với hãng này. Vì sao họ mến yêu BAEMIN như vậy?

Câu trả lời được ghi nhận từ rất nhiều ý kiến của giới tài xế bày tỏ những ngày qua là: Hãng giao đồ ăn này chu đáo và tận tâm với các tài xế.

Anh Nguyễn Thành An (sinh năm 1994, sinh sống tại quận Bình Thạnh, TP. HCM) cho biết đã gắn bó với BAEMIN từ năm 2019. Suốt 4 năm qua, anh có rất nhiều kỷ niệm với công ty.

Tình cờ biết tới BAEMIN, anh An đã nộp hồ sơ xin “đầu quân". Anh hoàn toàn bất ngờ với chế độ đãi ngộ. Anh cho biết: “Những ngày lễ, tết như tết thiếu nhi 1/6 và Trung thu hay Giáng sinh, công ty đều tổ chức cho các bé con của tài xế. Còn 8/3 và 20/10 thì tài xế nữ cũng được BAEMIN tổ chức tặng hoa và ăn bánh…”

Bên cạnh đó, anh An còn rất hài lòng về chế độ lương thưởng. Công ty có thưởng tuần, thưởng ngày, thưởng khung giờ cao điểm, thưởng đơn hàng xa, thưởng đơn giá trị lớn cho các tài xế.

Ngoài ra, “tiền tips" các bác tài cũng được nhận 100%.

Nguồn thu nhập BAEMIN mang lại cho Thành An khá ổn định. Anh tiết lộ trung bình mỗi tháng sẽ nhận về khoảng 12 triệu đồng. Vào cao điểm của năm 2020, con số có thể lên đến hơn 20 triệu đồng.

“Thật sự khi nghe tin, mình thấy buồn, nghẹn ngào lắm vì đã gắn bó suốt 4 năm qua. BAEMIN cũng đã hết lòng với anh em nên cũng cầu chúc công ty sẽ gặt hái nhiều thành công ở nhiều thị trường khác.”

Chung cảm xúc với Nguyễn Thành An, anh Trần Đăng Khôi (sinh năm 1992, hiện sống tại Hoàng Mai, Hà Nội) cũng cảm thấy buồn khi BAEMIN không còn hoạt động tại Việt Nam. Anh làm tài xế cho công ty mới được 2 năm. Năm 2021, do không tìm được việc làm, anh Khôi thử sức làm tài xế công nghệ.

“Làm shipper đồ ăn tuy không nặng nhọc như chở khách. Vào giờ cao điểm như buổi trưa, tôi có thể tranh thủ để kiếm thêm thu nhập. Ngược lại, khi nào ít khách, tôi lại có thời gian đỡ đần vợ con”, anh Khôi cho biết.

Nhờ công ty có đãi ngộ tốt, anh và các đồng nghiệp bớt được một phần áp lực, do đó, phần lớn các anh có thái độ niềm nở với khách. Đăng Khôi bộc bạch: “Phần lớn các khách đều vui vẻ và quý chúng tôi. Sắp tới không còn làm cho BAEMIN, tôi nghĩ mình sẽ hụt hẫng một thời gian."

Cả anh An và anh Khôi đều khẳng định sẽ làm trọn vẹn với BAEMIN đến ngày cuối cùng hãng này ở Việt Nam.


Hành trình bóc gỡ đường dây chuyên mang thai hộ

https://www.anninhthudo.vn/hanh-trinh-boc-go-duong-day-chuyen-mang-thai-ho-post559075.antd

ANTD.VN - Khoảng 800 triệu đồng/lần đối với thai đơn và 1,5 tỷ đồng/lần khi mang thai đôi là cái giá mà những cặp vợ chồng hiếm muộn phải trả cho người làm dịch vụ đẻ thuê. Việc hỗ trợ các gia đình hiếm muộn vì mục đích nhân đạo lại trở thành “món hàng” để các đối tượng thi nhau ra giá, mặc cả và hưởng lợi.

Việc môi giới, tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại vốn bị pháp luật nghiêm cấm. Tuy nhiên, nhiều đối tượng vẫn bất chấp và mới đây CAQ Đống Đa (Hà Nội) đã bắt giữ đường dây chuyên tổ chức mang thai hộ do 2 chị em ruột cầm đầu.

Những phụ nữ mang thai đáng ngờ

Cuối tháng 8-2023, qua công tác nắm tình hình địa bàn, các trinh sát Đội Cảnh sát hình sự - CAQ Đống Đa nắm được thông tin về một số nhà tại địa chỉ ngõ 70 phố Kim Hoa, phường Phương Liên, quận Đống Đa có rất nhiều phụ nữ mang thai ăn ở sinh hoạt tập trung, có biểu hiện nghi vấn. Ngôi nhà này vốn của Trần Thị Bích Thuận (SN 1976, trú tại phường Phương Liên).

Qua xác minh, Trần Thị Bích Thuận là mẹ đơn thân, lại không có công ăn việc làm ổn định. Em gái Trần Thị Bích Thuận là Trần Thị Bích Vân (SN 1983, ở phường Trung Phụng, quận Đống Đa) có 1 tiền án về tội “Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại”. Vân thường xuyên qua lại nhà của Thuận. Với những thông tin thu thập được, các trinh sát xác định nhiều khả năng đây là hang ổ của một nhóm chuyên mang thai hộ. Đội Cảnh sát hình sự - CAQ Đống Đa đã báo cáo Ban Chỉ huy CAQ xác lập chuyên án để đấu tranh, bóc gỡ.

Ngày 12-9, cơ quan công an đã có đủ căn cứ để kiểm tra, khám xét nơi ở của Trần Thị Bích Thuận và Trần Thị Bích Vân. Tại nhà của Thuận, cơ quan công an phát hiện một số phụ nữ đang mang thai, quê quán ở nhiều tỉnh thành khác nhau, không có quan hệ họ hàng, thân thích, có biểu hiện bất minh… nên đã mời tất cả về trụ sở để làm rõ.

Tại đây, người phụ nữ tên M (quê quán Cà Mau) là một trong những người phụ nữ đang mang thai trình bày, thông qua mạng xã hội M biết Trần Thị Bích Thuận là môi giới trong việc đẻ thuê. Do đang có nhu cầu kiếm tiền từ việc mang thai hộ nên M đã liên hệ với Thuận và tìm đến ngôi nhà ở phố Kim Hoa. Trần Thị Bích Thuận ra giá sẽ trả cho chị M số tiền 280 triệu đồng/lần mang thai hộ. Số tiền này sẽ được chia thành nhiều đợt theo giai đoạn phát triển của thai nhi. Chị M khai nhận mang thai hộ giúp vợ chồng anh T (quê quán Nghệ An). Ngày 11-4-2023, M được Thuận đưa đi cấy phôi thai thành công tại bệnh viện. Đến giai đoạn này, chị M nhận được 50 triệu đồng.

Cơ quan điều tra đã tiến hành làm việc với vợ chồng anh T. Hai người này trình bày do lớn tuổi, không có khả năng mang thai nhưng muốn có con nên đã liên lạc với Vân là người có thể tìm được người mang thai hộ. Vân đã hướng dẫn vợ chồng anh T đến bệnh viện tạo và lưu trữ phôi. Toàn bộ hồ sơ, thủ tục về việc lưu trữ phôi sau đó được giao lại cho Vân, chi phí trọn gói là 800 triệu đồng. Số tiền này được chia thành nhiều đợt chuyển cho Vân qua tài khoản ngân hàng và chị M chính là người phụ nữ được Thuận - Vân móc nối giúp vợ chồng anh T mang thai hộ. Đến thời điểm bị phát hiện, vợ chồng anh T đã chuyển khoản cho Vân 500 triệu đồng.

Tiếp tục mở rộng điều tra, CAQ Đống Đa đã làm việc với vợ chồng anh D (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội). Anh D cho biết vợ chồng anh đã thỏa thuận với Vân để tìm người mang thai hộ với giá 1 tỷ đồng nếu mang thai đơn và 1,5 tỷ đồng nếu mang thai đôi. Anh D đã chuyển cho Vân 200 triệu đồng để tiến hành cấy phôi cho người phụ nữ nhận mang thai hộ.

Tại cơ quan công an, Vân và Thuận đều có thái độ quanh co, bất hợp tác. Tuy nhiên, với các tài liệu chứng cứ thu thập được, cơ quan công an xác định chị em Vân - Thuận đã có hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại. Căn cứ các tài liệu chứng cứ, CAQ Đống Đa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Trần Thị Bích Thuận và Trần Thị Bích Vân về tội “Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại”.

Vỏ bọc là những hồ sơ hợp pháp

Từng có tiền án về tội danh này, Trần Thị Bích Vân tỏ ra rất bình thản. Cả 2 chị em phủ nhận mọi tài liệu chứng cứ, kiên quyết không khai báo thành khẩn. “Quá trình điều tra, lấy lời khai của các đối tượng và những người liên quan gặp rất nhiều khó khăn. Do đã có “kinh nghiệm” chấp hành án phạt tù trước đây và sự chuẩn bị trong trường hợp bị cơ quan công an phát hiện nên các đối tượng và người liên quan đều không hợp tác.

Trước các câu hỏi của cán bộ điều tra, các đối tượng đều trả lời “3 không” - không biết, không nhớ và không rõ. Thuận và Vân đã có sự chuẩn bị trước, thống nhất không khai nhận và dặn dò những người liên quan viện nhiều lý do để phủ nhận tội danh” - cán bộ Đội Cảnh sát hình sự - CAQ Đống Đa chia sẻ. Tuy nhiên, với quyết tâm và kinh nghiệm, các điều tra viên đã đưa ra các chứng cứ khiến các đối tượng không thể chối cãi.

Hầu hết những phụ nữ nhận mang thai hộ đều được Vân và Thuận tuyển chọn thông qua mạng xã hội. Hai bên liên lạc trao đổi qua điện thoại về một phần nội dung công việc. Nếu những người phụ nữ đồng ý với mức giá và các điều kiện do Thuận và Vân đưa ra thì sẽ được đón về căn nhà ở phố Kim Hoa ăn ở, sinh hoạt chờ kết nối với người có nhu cầu nhờ mang thai hộ.

Người được Thuận và Vân chọn phải có sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn, cần tiền gấp để giải quyết công việc và thường là người ở các vùng sâu, vùng xa. Tùy theo các trường hợp cụ thể mà các “bà trùm” sẽ ra giá cho mỗi vụ. Trong đó, một phần số tiền sẽ được các đối tượng chi trả cho người mang thai hộ, phần còn lại dùng để chi cho việc khám, nuôi dưỡng người mang thai và hưởng lợi riêng. Trong nhiều trường hợp, chính người nhận mang thai hộ cũng không biết tên, địa chỉ của những người thuê mình mang thai. Điều này gây khó khăn cho cơ quan công an trong việc điều tra, đánh giá việc mang thai hộ vì mục đích thương mại hay không.

Theo CAQ Đống Đa, hoạt động của loại tội phạm môi giới đẻ thuê luôn tiềm ẩn phức tạp. Trong khi đó, pháp luật lại cho phép việc mang thai hộ với mục đích nhân đạo. Lợi dụng yếu tố này, các đường dây môi giới và tổ chức đẻ thuê đã được hình thành một cách tinh vi dưới vỏ bọc là những “bộ hồ sơ hợp pháp”. Qua những vụ án trên, cơ quan công an khuyến cáo những gia đình có nhu cầu chính đáng về việc mang thai hộ với mục đích nhân đạo, cần tìm đến cơ sở uy tín được cấp phép, để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Hầu hết những phụ nữ nhận mang thai hộ đều được Vân và Thuận tuyển chọn thông qua mạng xã hội. Hai bên liên lạc trao đổi qua điện thoại về một phần nội dung công việc. Nếu những người phụ nữ đồng ý với mức giá và các điều kiện do Thuận và Vân đưa ra thì sẽ được đón về căn nhà ở phố Kim Hoa ăn ở, sinh hoạt chờ kết nối với người có nhu cầu nhờ mang thai hộ. Người được Thuận và Vân chọn phải có sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn, cần tiền gấp để giải quyết công việc và thường là người ở các vùng sâu, vùng xa. Tùy theo các trường hợp cụ thể mà các “bà trùm” sẽ ra giá cho mỗi vụ.

 

"Luật ngầm" của ông chủ Tân Hiệp Phát và thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt chiếm đoạt 767 tỷ đồng

Trang Anh

https://soha.vn/luat-ngam-cua-ong-chu-tan-hiep-phat-va-thu-doan-tinh-vi-xao-quyet-chiem-doat-767-ty-dong-2023112601333607.htm

Ông chủ tập đoàn Tân Hiệp Phát - Trần Quí Thanh bị cáo buộc chiếm đoạt 767 tỷ đồng của nhiều nạn nhân với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.

"Cuộc chơi của Thanh, phải chơi theo luật của Thanh"

Như đã đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã hoàn tất kết luận đề nghị truy tố bị can Trần Quí Thanh (SN 1953), chủ tịch Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát , và 2 con gái là Trần Uyên Phương (SN 1981, Phó Giám đốc ty Tân Hiệp Phát), Trần Ngọc Bích (1984, giám đốc Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Ông Thanh bị cáo buộc chiếm đoạt 767 tỷ đồng, Trần Uyên Phương 350 tỷ đồng và Trần Ngọc Bích 600 tỷ đồng của nhiều nạn nhân.

Trong đó, riêng bà Đặng Thị Kim Oanh (được biết đến là một nữ đại gia , chủ tịch của hai công ty lớn), bị 3 cha con ông chủ Tân Hiệp Phát chiếm đoạt hai dự án có giá trị hơn 600 tỷ đồng.

Theo kết luận điều tra, lợi dụng quy định về cho vay, hợp đồng chuyển nhượng, Chủ tịch Tân Hiệp Phát cùng 2 con gái đã "lách luật" cho một số người vay với lãi suất dưới mức cấu thành tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (cho vay với mức lãi suất gấp 5 lần 100%/năm sẽ phạm vào tội Cho vay lãi nặng). 

Thông tin trên VnExpress cho biết, khi cho vay, ông Thanh không làm hợp đồng vay tiền có cầm cố tài sản mà buộc các doanh nghiệp, cá nhân phải làm hợp đồng chuyển nhượng dự án, cổ phần trong dự án. Giá trị của các dự án, bất động sản ghi trong hợp đồng có giá trị thấp hơn nhiều lần thực tế.

Khi bên vay làm thủ tục chuyển nhượng tài sản cho bên Tân Hiệp Phát, ông Thanh chỉ đạo hai con gái làm thủ tục sang tên cho mình để nắm quyền kiểm soát, định đoạt tài sản. Dù bên vay trả đủ gốc và nợ lãi theo thỏa thuận, ông Thanh đã "dùng thủ đoạn gian dối hoặc các lý do để không trả lại tài sản".

Trường hợp bà Đặng Thị Kim Oanh, để được vay 500 tỷ đồng (lãi suất 3%/tháng) thì phải đồng ý với điều kiện chuyển nhượng 50% cổ phần dự án Minh Thành cho Trần Uyên Phương giá 235 tỷ đồng, chủ cũ của dự án chuyển 50% còn lại cho Trần Ngọc Bích và Công ty TCS (công ty của gia đình ông Thanh quản lý) giá 265 tỷ đồng.

Thêm vào đó, bà Oanh phải chuyển 100% cổ phần đang sở hữu của dự án Nhơn Thành cho Trần Ngọc Bích giá 150 tỷ đồng. Phía bà Oanh nói thỏa thuận như vậy "rất rủi ro" khi bản chất chỉ vay 500 tỷ đồng mà phải làm hợp đồng chuyển nhượng cả hai dự án trị giá hơn 1.200 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, ông Thanh nói: "Tôi vẫn làm việc với những người khác như thế, đây là cuộc chơi của Thanh, phải tuân theo luật của Thanh".

Do không tìm được nguồn tài chính khác, bà Oanh chấp nhận "luật ngầm" ông chủ Tân Hiệp Phát, giao toàn bộ con dấu, hồ sơ tài liệu liên quan dự án cho con gái của ông Thanh.

Tuổi Trẻ Online nêu, sau khi trả lãi lần 1, bà Oanh hỏi về việc trả nợ gốc, nợ lãi và nhận lại dự án thì ông Thanh lại đưa ra "luật chơi" nếu mua lại 100% Công ty Minh Thành trước ngày 13/2/2020 thì giá bán là 350 tỷ còn nếu trước ngày 13/8/2020 thì giá là 444,5 tỷ đồng (gần gấp đôi giá thế chấp vay ban đầu).

Đến lần trả lãi thứ 3, do quên nên nhóm bà Oanh mang tiền lãi (31,5 tỷ đồng) đến trụ sở Tân Hiệp Phát chậm một ngày nhưng bị từ chối. Sau nhiều lần năn nỉ thì ông Thanh gặp và yêu cầu phía bà Oanh phải nộp tiền phạt thêm 35 tỷ.

Đầu tháng 7/2020, nhiều nhà đầu tư muốn mua lại dự án Minh Thành Đồng Nai với giá 1.200 tỷ nên bà Oanh nhiều lần liên hệ phía Tân Hiệp Phát để xin trả nợ gốc và nhận lại dự án nhưng đều không được phản hồi. Theo cơ quan điều tra cáo buộc, do thời điểm đó, giá trị dự án tăng lên gấp nhiều lần số tiền 350 tỷ cho vay, nên ông chủ tập đoàn này đã dùng nhiều thủ đoạn gây khó dễ để chiếm đoạt.

Hành vi phạm tội nhiều lần, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt 

Ngoài vụ án lừa đảo của bà Oanh, ông Thanh cùng hai con gái còn bị cáo buộc gây ra 3 vụ chiếm đoạt tài sản khác với cùng một thủ đoạn.

C01 kết luận, từ tháng 1/2019 đến tháng 3/2019, ông Thanh và "cò" - người chuyên giúp ông Thanh cho vay lãi, đã cho ông Nguyễn Văn Chung  (cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH Đo đạc, tư vấn, thiết kế, xây dựng DCB - Công ty DCB) vay 35 tỷ đồng với lãi suất 3%/tháng. Theo thỏa thuận, ông Chung phải làm thủ tục chuyển nhượng cho phía ông Thanh 29 thửa đất có giá trị 48 tỷ đồng tại 230 Hồ Học Lãm, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM.

Tháng 3/2019, khi ông Chung đề nghị trả 35 tỷ đồng tiền gốc trước thời hạn 16 ngày thì ông Trần Quí Thanh yêu cầu phải nộp thêm 14 tỷ đồng mà không có lý do. Do không nộp thêm tiền nên Chung bị nhóm ông Thanh chiếm đoạt 29 thửa đất có giá trị 83 tỷ đồng. Trừ đi 35 tỷ đồng đã giải ngân, ông Thanh bị cáo buộc đã chiếm đoạt 48 tỷ đồng của ông Chung.

Đến ngày 5/11/2020, ông Chung tố cáo việc ông có vay tiền của bà Trần Uyên Phương (con gái ông Thanh) và ký "hợp đồng giả cách" chuyển nhượng lô đất hàng ngàn mét vuông tại quận Bình Tân nhưng sau đó ông bị mất luôn lô đất này.

Tương tự, ông Thanh cùng hai con gái bị cáo buộc đã chiếm đoạt 4 thửa đất tại xã Hiệp Phụng, huyện Bình Chánh, TP Thủ Đức của ông Lâm Sơn Hoàng có giá trị 195 tỷ đồng. Trừ đi 115 tỷ đồng tiền gốc đã giải ngân, ông Thanh bị cáo buộc đã chiếm đoạt 80 tỷ đồng.

Trong vụ thứ 4, ông chiếm đoạt 2 thửa đất tại 643 và 643A Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, TP HCM có giá trị 118 tỷ đồng của anh Nguyễn Huy Đông. Trừ đi 80 tỷ đồng đã giải ngân, ông Thanh bị cáo buộc đã chiếm đoạt của anh Đông 38 tỷ đồng.

Báo Người lao động dẫn theo kết luận của C01, tại cơ quan điều tra, mặc dù đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội song bị can Trần Quí Thanh vẫn ngoan cố, chưa thành khẩn khai báo, không nhận thức rõ hành vi vi phạm pháp luật của bản thân.

Dù bị can phạm tội lần đầu, là chủ doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội, tạo việc làm cho hàng ngàn người lao động song đã lợi dụng những quy định về cho vay, hợp đồng chuyển nhượng trong Bộ luật Dân sự để thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.

Bên cạnh đó, các bị can Trần Uyên Phương, và Trần Ngọc Bích, là những người có trình độ, có hiểu biết về pháp luật song đã cùng bố đẻ là Trần Quí Thanh thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của các bị hại. Hành vi của 2 bị can đủ yếu tố cấu thành tội với vai trò giúp sức.

"Qua đó, bị can Thanh cùng các đồng phạm chiếm đoạt tài sản có giá trị đặc biệt lớn, gây bức xúc trong xã hội. Cần phải xử lý bằng một bản án nghiêm khắc trước pháp luật để giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung"- báo này dẫn kết luận nêu.


Phim “Nhà bà Nữ”, “Đất rừng Phương Nam” trắng tay!

Minh Khuê

https://nld.com.vn/van-nghe/phim-nha-ba-nu-dat-rung-phuong-nam-trang-tay-20231125221321859.htm

(NLĐO) - Phim “Tro tàn rực rỡ” do Bùi Thạc Chuyên đạo diễn giành Bông sen vàng tại Liên hoan phim (LHP) Việt Nam lần thứ 23. Các phim: “Nhà bà Nữ” của đạo diễn Trấn Thành, “Đất rừng Phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng trắng tay.

Phim "Tro tàn rực rỡ" được đạo diễn Bùi Thạc Chuyên chuyển thể từ hai truyện ngắn "Tro tàn rực rỡ" và "Củi mục trôi về" từ tập truyện ngắn "Đảo" của nữ nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Phim ra rạp Việt vào tháng 12-2022 nhưng không gặt hái thành công doanh thu. Tác phẩm không "lội ngược dòng" phòng vé như phim độc lập "Đêm tối rực rỡ" của đạo diễn Aaron Toronto.

Trong đêm bế mạc LHP Việt Nam lần thứ 23, "Tro tàn rực rỡ" được xướng tên giành giải thưởng Bông sen vàng danh giá. Đây là một kết quả dễ đoán và an toàn! Ngoài giải cao nhất của hạng mục, phim còn mang về cho đạo diễn Bùi Thạc Chuyên giải thưởng cá nhân hạng mục "Đạo diễn xuất sắc". 

Nhà quay phim Nguyễn K’Linh của "Tro tàn rực rỡ" cũng nhận giải "Quay phim xuất sắc". Nam diễn viên Lê Công Hoàng của "Tro tàn rực rỡ" nhận giải "Nam diễn viên phụ xuất sắc" và nhạc sĩ Tôn Thất An cũng nhận giải "Âm nhạc xuất sắc" của phim "Tro tàn rực rỡ".

Các phim thương mại doanh thu ấn tượng nhưng tạo ra ý kiến trái chiều trên các nền tảng mạng xã hội: "Nhà bà Nữ", "Đất rừng Phương Nam" hoàn toàn trắng tay tại sự kiện.

Giải Bông sen bạc được trao cho các phim: "Mẹ ơi, Bướm đây!", phim "Em và Trịnh", phim "Đào, Phở và Piano". Phim "Mẹ ơi, Bướm đây!" còn được xướng tên tại các giải "Tác giả kịch bản xuất sắc" dành cho Lưu Huỳnh, hai giải "Nữ diễn viên chính xuất sắc" cho Đinh Y Nhung và Mai Cát Vi. 

Nữ diễn viên Bùi Lan Hương nhận giải "Nữ diễn viên phụ xuất sắc" nhờ vai diễn trong "Em và Trịnh", Vic Võ Hoàng của phim "Em và Trịnh" nhận giải "Âm thanh xuất sắc"

Phim "Con Nhót mót chồng" của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng nhận giải thưởng của Ban giám khảo. Ngoài ra, vai diễn ông Xỉn của Thái Hòa trong phim cũng nhận được giải "Nam diễn viên chính xuất sắc" nhưng anh vắng mặt tại sự kiện và được nhận thay.

Phim được khán giả yêu thích nhất là "Siêu lầy gặp siêu lừa" của đạo diễn Võ Thanh Hòa. Phim "Cô gái từ quá khứ" của đạo diễn Bảo Nhân – Nam Cito nhận giải "Kỹ xảo điện ảnh xuất sắc" và nhà quay phim Nguyễn Phan Linh Đan cũng được vinh danh giải thưởng "Quay phim xuất sắc".

Họa sĩ Ghia Ci Fam của phim "Người vợ cuối cùng" nhận giải "Họa sĩ thiết kế mỹ thuật xuất sắc" và đây cũng là giải duy nhất của tác phẩm mới nhất do Victor Vũ đạo diễn.

Ở thể loại phim tài liệu, tác phẩm "Những đứa trẻ trong sương" do Hà Lệ Diễm thực hiện đã giành Bông sen vàng. Hai phim "Hai bàn tay" và "Trời Hà Nội mãi xanh – tập 2: Bầu trời của hòa bình" giành Bông sen bạc. Phim "Đường đến hòa bình" và "Người ơi, đừng khóc cuối đường" nhận giải thưởng của Ban giám khảo. Nhiều giải cá nhân khác cũng tìm được chủ nhân.

Ở thể loại phim khoa học, Bông sen vàng thuộc về phim "Nghiên cứu về ứng dụng công nghệ trong chữa cháy", Bông sen bạc thuộc về phim "Rác chìm".

Ở thể loại phim hoạt hình, Bông sen vàng thuộc về phim "Giấc mơ của con" và Bông sen bạc thuộc về phim "Nụ cười", "Bà của Đỗ Đỏ".

 

Nhiều quán nhậu ở TPHCM "vắng như chùa Bà Đanh" vì khách sợ… uống bia

An Huy và Hoàng Hướng

https://dantri.com.vn/xa-hoi/nhieu-quan-nhau-o-tphcm-vang-nhu-chua-ba-danh-vi-khach-so-uong-bia-20231124200525552.htm

(Dân trí) - Nhiều chủ quán nhậu, karaoke trên địa bàn TPHCM than đang chật vật gồng lỗ vì khách đến quán giảm. Họ nói khách ngại uống bia vì sợ CSGT kiểm tra nồng độ cồn.

21h ngày 22/11, trong tiếng nhạc xập xình, ông Lưu Văn Bình (42 tuổi) chủ một quán nhậu chơi nhạc DJ trên đường Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp) ngồi nhìn ra dòng xe chạy vun vút trên đường chờ khách ghé.

Trong quán, nữ nhân viên đang nhún nhảy chơi một số bản nhạc DJ phục vụ 8 người khách đang ngồi ăn mồi, uống bia. "Dạo này vắng khách lắm, họ sợ cảnh sát giao thông (CSGT) phạt nồng độ cồn nên không ghé đông nhưng thời gian trước. Trong khi, tôi thuê nhân viên nữ chơi nhạc DJ như vậy hết 400.000 đồng/giờ", ông Bình nói với vẻ hơi buồn.

Khách không chơi xả láng như xưa

Quán ông Bình là một trong hàng chục quán nhậu dọc đường Phạm Văn Đồng rơi vào cảnh ế ẩm thời điểm giữa tuần.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Dân trí, trên đường này, ngoài một số quán có mặt bằng lớn, đầu tư âm thanh, ánh sáng hiện đại có lượng khách tương đối, còn lại nhiều quán nhậu quy mô vừa và nhỏ chỉ lác đác vài nhóm khách.

Ông Bình cho biết, khoảng 3 tháng trở lại đây, khi CSGT thường xuyên lập chốt tại các giao lộ trên đường Phạm Văn Đồng, lượng khách đến quán ông vắng hơn một nửa. Khách đến quán ăn nhậu phần lớn đi xe ôm. Cũng có khách lái xe máy đến quán nhưng không uống bia nhiều nên doanh thu cũng không được bao nhiêu.

"Tôi thuê mặt bằng mỗi tháng hết 30 triệu đồng, trả lương 5 nhân viên hết 40 triệu đồng. Tính ra mỗi tháng, quán phải có doanh thu hơn 100 triệu thì mới gồng được.

Lượng khách vài tháng nay giảm hẳn nên tôi phải lấy thu nhập từ một số mảng kinh doanh khác đắp vào mới duy trì được đến nay. Đầu tư số tiền lớn mở quán mà giờ đóng cửa thì cũng không nỡ", ông Bình nói.

Ông Bình cho biết quy định xử phạt nồng độ cồn hiện rất căng. Trong hơi thở có một chút nồng độ cồn cũng bị phạt nên ít người dám uống bia. "Quán tôi có món tôm hấp bia, thịt bò nấu rượu vang… nhiều khi khách đến quán kỹ quá cũng không dám ăn thì bảo sao doanh thu không giảm", ông Bình nói.

Bên cạnh đó, ông Q.V. (45 tuổi) chủ một quán karaoke 10 phòng trên đường Nguyễn Duy Trinh (TP Thủ Đức) cũng thừa nhận từ khi CSGT xiết chặt kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông, lượng bia tiêu thụ tại cơ sở của ông giảm rõ.

Ông V. cho biết, thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát, mỗi đêm lượng bia tiêu thụ ở quán ông không dưới 20 thùng. Hiện nay, mỗi đêm quán ông bán nhiều lắm cũng chưa đến 7 thùng bia.

"Khách đến quán karaoke chủ yếu là đi tăng 2 sau khi ăn uống ở một nơi nào đó. Doanh thu quán chủ yếu từ tiền hát và bia. Thức uống có cồn này chiếm một nửa thu nhập của quán. Khách không còn uống bia xả láng như trước thành ra doanh thu cũng giảm gần 50%", ông V. nói.

Theo ông V., không chỉ quán karaoke mà các quán nhậu cũng trong tình cảnh tương tự. Một phần lượng bia giảm cũng do lượng khách giảm. Năm nay tình hình kinh tế khó khăn nên khách cũng đắn đo trong việc chi tiêu ăn uống, vui chơi.

Phòng nào khách uống bia nhiều doanh thu mới tăng, vì quán đâu có bán đồ ăn. Khách đến quán karaoke đi xe ôm, taxi là nhiều. Cũng có trường hợp khách nhậu ở quán rồi lái xe máy về nhưng không đông như xưa.

"Mấy năm trước có vài công ty bất động sản trúng đất, cho nhân viên ăn chơi dữ lắm. Năm nay ngành này chết ngắc nên khách giảm nhiều. Tôi ước tính kinh tế khó khăn khiến khách giảm 30% và giảm thêm 20% nữa do sợ vi phạm nồng độ cồn", ông V. chia sẻ.

Trong khi đó, qua khảo sát của phóng viên, một số tài xế hãng xe ôm công nghệ như Grab, Gojek, Be… thừa nhận lượng khách đến quán nhậu bằng xe ôm công nghệ có tăng lên nhưng không thể kiểm chứng được nhiều hay ít, do lượng tài xế hoạt động trong lĩnh vực này quá đông.

Anh Trần Thanh Long (24 tuổi, tài xế Grab bike) cho biết, mỗi tài xế chạy xe lâu năm đều biết kinh nghiệm trong việc chọn điểm dừng đón khách. Tầm 21h trở đi, tài xế sẽ đậu xe gần các phố ăn nhậu như Phạm Văn Đồng, Trường Sa, Hoàng Sa…

Những nơi này sẽ có xác xuất "nổ cuốc" lớn hơn so với các khu vực khác và khách phần lớn là người đã có hơi men, sợ CSGT kiểm tra.

"Tôi đặt ra chỉ tiêu là mỗi tối phải đón được ít nhất 2 vị khách ăn nhậu ở một số điểm mới về nghỉ ngơi. Những vị khách này có hơi men trong người nên tiền bo cũng thoáng hơn", anh Long nói.

Chủ quán đang gồng lỗ

 Anh Đan, quản lý của một quán nhậu ở đường Phạm Văn Đồng (TP Thủ Đức), cho biết, tình hình kinh doanh của quán nhậu khoảng 3 tháng trở lại đây trở nên khó khăn. Không phải riêng nguyên nhân cao điểm đo nồng độ cồn khiến người dân ngại đi nhậu, anh Đan chỉ ra còn một nguyên nhân khác do tình hình kinh tế cuối năm, ai cũng muốn dành dụm để chi tiêu cho gia đình.

Thời gian trước, quán thu nhập khá ổn định, trung bình doanh thu mỗi ngày từ 12 đến 15 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay, mỗi ngày có một vài bàn, chỉ thu được 3-4 triệu đồng, thậm chí có ngày chẳng có đồng nào. Trong khi đó, tiền mặt bằng, điện nước, lương nhân viên, tiền nguyên liệu… khó có thể nào trang trải.

"Lúc trước, quán tôi có 3 nhân viên phục vụ, 1 người giữ xe, 2 người đứng bếp, tuy nhiên thời gian này phải cắt giảm nhân viên bởi không có khách không thể nào trang trải. Dù có các chương trình khuyến mãi như bia đồng giá, tặng món, thậm chí đã liên tục chạy quảng cáo nhưng cũng chẳng mấy khả thi.

Bên cạnh đó, việc các nhãn hàng bia ngưng ký hợp đồng tài trợ do không bán đạt chỉ tiêu khiến quán mất đi một khoản trang trải", anh Đan tâm sự.

Các quán nhậu tại khu vực trung tâm quận 1 cũng trong tình trạng tương tự. Anh Nguyễn Tấn Đạt (44 tuổi), tổng quản lý một quán nhậu trên đường Hoàng Sa (phường Đa Kao, quận 1) cho biết, từ đợt cao điểm kiểm tra nồng độ cồn, tình hình kinh doanh của quán cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.

Theo anh Đạt, tâm lý đi nhậu của người dân đã có nhiều thay đổi trong thời gian gần đây. Trước đây, mỗi ngày quán tiếp từ 500 đến 700 khách nhưng nay mỗi ngày chỉ có khoảng 100 khách. Doanh thu quán sụt giảm cộng thêm phải trả tiền mặt bằng, chi phí nhiều khoản nên buộc phải cắt giảm nhân viên.

"Để thích ứng với tình hình này, quán đã có nhiều chương trình, quan tâm khách cũ, gọi điện hỏi thăm nhưng họ cũng chia sẻ đang cao điểm kiểm tra ngại nhậu xa nên chọn nhậu gần nhà hoặc ở nhà tổ chức nhậu.

Trên Fanpage, chúng tôi cũng giới thiệu bán mang đi tuy nhiên lượng khách đặt hàng rất ít. Thực sự, người dân đi ăn nhậu chú trọng không gian, phong cảnh, tới quán ngồi nói chuyện vẫn vui và thoải mái hơn ở nhà", anh Đạt cho hay.

Ngoài ra, quán khuyến khích khách nhậu gửi xe lại, hỗ trợ gửi xe miễn phí, không để khách tự đi xe về. Nhiều khách cũng đồng tình, tuy nhiên một số khách cũng muốn chạy về để sáng hôm sau có phương tiện đi làm.

Trong khi đó, một số quán với mặt bằng sẵn có nhưng việc kinh doanh cũng không mấy thuận lợi.

Anh Quang (48 tuổi) chủ quán nhậu trên đường Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1 cho biết, những tháng gần đây lượng khách giảm hơn 50%, quán không có doanh thu.

"Nếu tình trạng này kéo dài, sang năm quán tôi chắc cũng không cầm cự nổi, buộc phải đóng cửa. Chốt kiểm tra nồng độ cồn chỉ cách quán tôi chỉ hơn chục mét, khách đi ngang không dám vào nên doanh thu đâu có. Giờ đa phần chỉ là khách quen ghé quán, mỗi ngày thu về chỉ được 1 đến 2 triệu đồng không đủ trang trải, chi trả các chi phí.", anh Quang bộc bạch.

 

100 tấn tôm hùm bông bán không ai mua, nông dân lại "ngồi trên lửa"

Trung Thi

https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/100-tan-tom-hum-bong-ban-khong-ai-mua-nong-dan-lai-ngoi-tren-lua-20231125170051834.htm

(Dân trí) - Từ khi Trung Quốc đưa tôm hùm bông vào danh sách "động vật quý hiếm, nguy cấp" và ngưng nhập khẩu, hàng loạt hợp tác xã nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa chưa tìm được đầu ra cho loài hải sản cao cấp này.

Ngày 25/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị thực trạng cung ứng con giống, thức ăn, vật tư nghề nuôi biển; truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi biển Việt Nam.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu lên nhiều giải pháp để phát triển bền vững nghề nuôi biển, cũng như gỡ nút thắt xuất khẩu tôm hùm bông.

Người nuôi tôm hùm bông "khóc ròng"

Phát biểu tại hội nghị, ông Võ Văn Thái, Giám đốc Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Vân Phong, cho hay, người nuôi tôm hùm bông ở Khánh Hòa đang rơi vào cảnh vô cùng khó khăn sau khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu.

"Từ tháng 8 đến nay, khoảng 100 tấn tôm hùm bông của hợp tác xã không bán được, khiến chúng tôi đứng ngồi không yên", ông Thái chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Ánh Quyên, hộ nuôi trồng thủy sản lớn tại Nha Trang (Khánh Hòa) cũng phải kêu cứu khẩn cấp khi tôm hùm bông không xuất khẩu được.

"Bây giờ không xuất khẩu được, người dân hết tiền để mua thức ăn cho tôm. Đi vay bên ngoài với lãi suất cao cũng không được. Bởi, tôm không xuất bán được nên không ai dám cho vay", bà Quyên nói.

Không chỉ tại Khánh Hòa mà các vùng nuôi tôm hùm bông ở Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận cũng rơi vào cảnh vắng người mua.

Ông Lê Nguyên Quốc, phường Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa (Phú Yên), cho biết gia đình thả nuôi 50 lồng tôm hùm bông, với 150 con/lồng; thời gian bắt đầu thả nuôi từ tháng 11/2022, vốn đầu tư con giống, thức ăn đến nay khoảng 2-3 tỷ đồng, nhưng đến kỳ xuất bán lại không có người mua.

"Thị trường Trung Quốc ngưng thu mua, khiến giá tôm hùm bông giảm sâu. Với số tôm hiện tại, tôi ước tính thua lỗ gần 1 tỷ đồng", anh Quốc chia sẻ.

Theo người nuôi này, thời điểm trước tháng 8, tôm hùm bông có giá 1,7-1,8 triệu đồng/kg, nay chỉ còn 1-1,1 triệu đồng/kg đối với tôm loại 1, còn tôm loại 2 có giá dưới 1 triệu đồng.

Xuất khẩu tôm hùm vào Trung Quốc sụt giảm

Ông Lê Bá Anh, Phó cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT) thông tin, Trung Quốc chiếm 98-99% thị phần tôm hùm xuất khẩu của Việt Nam; các thị trường khác chỉ chiếm 1-2%. Tuy nhiên trong 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc chỉ đạt hơn 95 triệu USD, giảm hơn 46% so với cùng kỳ 2022.

Theo Bộ NN&PTNT, nguyên nhân khiến tôm hùm bông ế hàng là do tháng 5 vừa qua, Trung Quốc cập nhật danh mục các loài động vật hoang dã cần được bảo vệ và tôm hùm bông nằm trong danh sách này.

Đến tháng 8, việc xuất khẩu tôm hùm bông qua Trung Quốc bị ngưng trệ do hải quan các cửa khẩu kiểm soát chặt tôm hùm bông khai thác tự nhiên nhập khẩu.

Cụ thể, Trung Quốc không nhập khẩu tôm hùm bông khai thác tự nhiên, chỉ nhập khẩu tôm hùm bông nuôi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nếu con giống được khai thác từ tự nhiên đưa vào nuôi cũng bị xem là sản phẩm tôm hùm tự nhiên.

Hiện Cục thủy sản đang trao đổi với Cục Ngư nghiệp Trung Quốc để làm rõ thêm danh mục đối tượng thủy sản quý hiếm, nguy cấp, phương thức kiểm soát của phía Trung Quốc để hướng dẫn vấn đề tôm hùm bông và chủ động với các loài thủy hải sản thuộc danh mục.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết các bộ, ngành Trung ương đang tiến hành trao đổi song phương với Trung Quốc để tìm đầu ra cho con tôm hùm bông.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các địa phương hướng dẫn, tuyên truyền, vận động người nuôi tôm hùm thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thủy sản; chỉ đạo cơ quan chức năng, chuyên môn kiểm soát chặt việc nhập khẩu tôm hùm giống trên địa bàn; rà soát, kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện cơ sở nuôi tôm hùm, đặc biệt các cơ sở xuất khẩu tôm hùm bông.

 

Chọn giờ đẹp để mổ lấy con nhiều nguy hiểm

HÀ LÊ

https://laodongtre.laodong.vn/suc-khoe/chon-gio-dep-de-mo-lay-con-nhieu-nguy-hiem-1269935.ldo

 

Những năm gần đây, xu hướng mổ đẻ khi chưa có chuyển dạ (mổ đẻ chủ động) do chọn ngày giờ sinh đẹp trở nên phổ biến. Khi mổ lấy thai chủ động, thời gian phục hồi của mẹ sẽ lâu hơn phương pháp sinh thường và việc sinh mổ cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho cả mẹ và em bé.

Trẻ có nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp sau sinh do mổ lấy thai chủ động

Trung tâm Sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung ương liên tục tiếp nhận trẻ sinh mổ chủ động gặp các biến chứng nặng phải thở máy, có trẻ cần duy trì thuốc trợ tim, vận mạch. Đặc biệt, có 2 trường hợp trẻ tổn thương phổi nặng, suy hô hấp, suy tuần hoàn, trong đó có 1 ca không qua khỏi.

ThS.BS Nguyễn Thị Hồng Loan - khoa Điều trị tích cực sơ sinh, Trung tâm Sơ sinh (Bệnh viện Nhi Trung ương) chia sẻ về trường hợp bé trai Đ.T.D, 1 ngày tuổi, ở Thái Bình, là con thứ 2 trong gia đình. Đây là lần thứ 2 sản phụ sinh mổ nên gia đình lo lắng những biến chứng của vết mổ đẻ cũ nên quyết định sinh mổ chủ động khi thai nhi được 37 tuần. Sau sinh, trẻ được hỗ trợ thở CPAP (thở áp lực dương liên tục qua mũi). Tuy nhiên, tình trạng suy hô hấp tiến triển, trẻ được đặt nội khí quản chuyển đến Trung tâm Sơ sinh (Bệnh viện Nhi Trung ương). Bệnh nhi vào viện trong tình trạng tổn thương phổi nặng, suy tuần hoàn.

Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ khoa Điều trị tích cực sơ sinh – Trung tâm Sơ sinh đã tiến hành hỗ trợ thở máy cho trẻ. Đồng thời, bệnh nhi được bơm surfatant vào phổi để hỗ trợ hô hấp, kết hợp với thuốc vận mạch, trợ tim liên tục. Sau 7 ngày điều trị, thật may mắn, tình trạng của bé Đ.T.D đã cải thiện và ổn định.

Không may mắn như trường hợp trên, một ca khác là bé trai 1 ngày tuổi ở Nam Định, đẻ mổ chủ động tại bệnh viện địa phương khi thai kỳ ở tuần thứ 36. Khi mẹ phải nằm theo dõi thai kỳ trong 1 tuần, gia đình đã quá lo lắng và mong muốn sinh mổ khi chưa có cơn chuyển dạ.

Trẻ sau sinh suy hô hấp, tăng áp phổi nặng, được chuyển đến Trung tâm Sơ sinh (Bệnh viện Nhi Trung ương) trong tình trạng tím tái, SPO2: 50%, suy tuần hoàn. Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành cho trẻ thở máy tần số cao, duy trì thuốc trợ tim, vận mạch, thuốc giãn mạch phổi. Mặc dù đã được hồi sức tích cực nhưng tình trạng bệnh nhi không cải thiện, trẻ tử vong sau 3 ngày.

Cân nhắc khi chọn sinh mổ theo giờ

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định mổ chủ động khi chưa chuyển dạ trong một số trường hợp như trọng lượng em bé quá lớn, thai nhi bắt đầu có các dấu hiệu suy thai, thai nhi bị suy dinh dưỡng... hoặc mẹ bầu gặp các triệu chứng như bị nhau tiền đạo trung tâm, nhau thai bị can xi hóa; một số mẹ có tiền sử sản khoa nặng nề như tiền sử thai lưu nhiều lần, thai lưu trước chuyển dạ.

ThS.BS Nguyễn Thị Hồng Loan cho biết thêm, mổ lấy thai nếu đúng chỉ định sẽ giúp giảm tỉ lệ tai biến cho thai nhi. Tuy nhiên, mổ lấy thai cũng là nguyên nhân của những tai biến khác đối với trẻ như hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh. Trẻ được sinh ra do mổ đẻ chủ động có thể bị suy hô hấp với nhiều mức độ: từ khó thở thoáng qua đến suy hô hấp nặng cần thở máy, thậm chí phải cần đến ECMO (tim phổi nhân tạo). Một số trường hợp nặng có thể tử vong. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mổ lấy thai chủ động khi không có chuyển dạ khiến nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp ở trẻ cao gấp 2,6 lần so với mổ đẻ có chuyển dạ và cao gấp 1,9 lần so với đẻ thường.

Ngoài ra, trẻ sinh mổ còn bị suy giảm khả năng miễn dịch hơn trẻ sinh thường. Nguyên nhân là khi sinh mổ, trẻ giảm tiếp xúc với vi khuẩn trong những ngày đầu tiên sau sinh vì điều kiện vệ sinh vô trùng chặt chẽ khi mổ, trẻ không có nhiều cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn cơ thể mẹ và vi khuẩn chủ yếu từ môi trường bệnh viện (khi bé nằm trong bệnh viện). Trong khi đó, nếu sinh thường thì trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn cơ thể người mẹ khi đi qua đường âm đạo (vi khuẩn có sẵn ở âm đạo) và môi trường xung quanh.

Việc sinh mổ còn có thể dẫn đến những biến chứng cho người mẹ trong lần mang thai sau, nhất là nguy cơ chửa ngoài dạ con, vỡ tử cung ở mẹ, nhau thai bám vào vết mổ cũ... Bác sĩ khuyến cáo, trước khi đề nghị chọn ngày giờ sinh mổ, sản phụ cần tìm hiểu kỹ những ích lợi và tác hại của nó, lắng nghe những tư vấn của bác sĩ. Nếu bác sĩ không chỉ định mổ lấy thai, sản phụ nên sinh con theo cách tự nhiên.

 

Nguyên nhân Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình bị kỷ luật

Nhật Quang

https://www.phapluatplus.vn/nha-nuoc-va-phap-luat/nguyen-nhan-pho-giam-doc-so-khoa-hoc-va-cong-nghe-tinh-hoa-binh-bi-ky-luat-d201297.html

 

Ông Trần Hồng Quang, PGĐ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình đã vi phạm quy định về chế độ làm việc của cơ quan và nhiều vi phạm khác.

Mới đây, UBKT Tỉnh ủy Hòa Bình vừa tiến hành Kỳ họp thứ 24, nhiệm kỳ 2020-2025 xem xét kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và thi hành kỷ luật đối với ông Trần Hồng Quang, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.

Sau khi xem xét báo cáo kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đối với ông Trần Hồng Quang, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, UBKT Tỉnh ủy Hòa Bình nhận thấy:

Ông Trần Hồng Quang đã vi phạm quy định về chế độ làm việc của cơ quan; vi phạm nguyên tắc sinh hoạt đảng, nhiệm vụ của đảng viên; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương của đảng viên, cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Những khuyết điểm vi phạm ông Trần Hồng Quang đã phát sinh đơn thư khiếu kiện, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân đồng chí, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, nguyên nhân, khuyết điểm vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, UBKT Tỉnh ủy quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Trần Hồng Quang, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.

 

Cựu giám đốc Bệnh viện Thủ Đức dùng hơn 100 tỷ đồng tham ô để 'chạy án'

Hải Duyên

https://vnexpress.net/cuu-giam-doc-benh-vien-thu-duc-dung-hon-100-ty-dong-tham-o-de-chay-an-4681296.html

 

TP HCMÔng Nguyễn Minh Quân khai dùng 103 tỷ đồng tham ô trong các vụ đấu thầu mua sắm thiết bị y tế để mua biệt thự, xe sang... sau đó bán bớt để lấy tiền "chạy án", theo cáo trạng.

Ông Nguyễn Minh Quân, cựu giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức và Nguyễn Văn Lợi, Giám đốc Công ty Nguyễn Tâm (một trong các doanh nghiệp "sân sau" của Quân) sẽ bị TAND TPHCM đưa ra xét xử ngày 29/11, về tội Tham ô tài sản theo khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015 (khung hình phạt từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình).

Ngoài ra hai bị cáo này và bà Nguyễn Trần Ngọc Diễm (vợ ông Quân) còn bị truy tố về tội Rửa tiền. Bị cáo Trần Hậu Nghĩa, Giám đốc Công ty thiết bị y tế Hải Đăng, cùng 5 cựu lãnh đạo, cán bộ của Bệnh viện Thủ Đức bị truy tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Phiên xử do thẩm phán Phạm Lương Toản, Chánh tòa hình sự TAND TP HCM làm chủ tọa, kéo dài đến ngày 1/12. Ngoài hội đồng xét xử 5 người còn có 4 kiểm sát viên được phân công giữ quyền công tố tại tòa cùng hai người dự khuyết.

Từ năm 2016 đến năm 2020, Bệnh viện TP Thủ Đức đã tổ chức đấu thầu 31 gói mua sắm trang thiết bị y tế, phục vụ khám chữa bệnh. Trong đó có 28 gói đã phê duyệt kết quả trúng thầu hoàn thiện việc thanh toán với tổng giá trị hơn 346 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, vì mục đích tư lợi, Quân chỉ đạo Lợi thành lập 4 công ty "sân sau" thuê và nhờ người thân đứng tên để tham gia thâu tóm các gói thầu. Lợi giao cho nhân viên lập các hợp đồng mua bán khống, lòng vòng giữa các công ty để nâng giá thiết bị máy móc cao hơn 30%-50% giá thị trường.

Tiếp đó, Quân chỉ đạo Lợi sử dụng 3 trong 4 công ty để nộp hồ sơ dự thầu với giá máy móc thiết bị đã được nâng khống. Lợi chỉ đạo Nghĩa làm một hồ sơ có tiêu chí tốt hơn 2 hồ sơ còn lại, mục đích để một công ty trúng thầu.

Tại bệnh viện, ông Quân với vai trò là Giám đốc, hàng năm đều ký các quyết định thành lập các tổ để thực hiện việc mua sắm, dự toán, đấu thầu, ký hợp đồng... rồi giao cho cấp làm thủ tục theo quy định. Tuy nhiên, thực tế các tổ đấu thầu không hoạt động theo quyết định được phân công, chỉ ký hoàn thiện, hợp thức hồ sơ. Các nhân viên bệnh viện biết rõ nhóm công ty dự thầu đều là "sân sau" của ông Quân nhưng vẫn làm theo chỉ đạo.

Cơ quan công tố xác định, 4 công ty do Lợi quản lý đã trúng thầu 27/28 gói với tổng giá trị hơn 345 tỷ đồng. Lợi đã chỉ đạo nhân viên chuyển cho vợ chồng Quân, Diễm hơn 103 tỷ đồng là số tiền nâng khống giá thiết bị y tế từ 27 gói thầu.

Số tiền chiếm đoạt được Quân chỉ đạo Lợi rút hoặc chuyển vào tài khoản của mình và vợ hoặc tài khoản của các công ty để vợ chồng Quân mua nhà đất. Trong đó, vợ chồng Quân sử dụng tiền chiếm đoạt được mua căn biệt thự du lịch nghỉ dưỡng thuộc một dự án ở Nha Trang; biệt thự thuộc Dự án Khu trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son; bất động sản ở TP Thủ Đức; 2 ôtô sang...

Ông Quân khai, đã sử dụng 11,8 tỷ đồng để mua khu đất tại phường Linh Xuân, TP Thủ Đức. Khi những sai phạm trong việc đấu thầu tại bệnh viện bị phát hiện, điều tra, vợ chồng Quân đã bán một khu đất này với giá 19 tỷ đồng để lấy tiền "chạy án", song bất thành.

Liên quan đến các hành vi sai phạm và trách nhiệm cá nhân, nhà chức trách đánh giá, quá trình điều tra, ông Quân chưa thành khẩn khai báo, đổ lỗi, đùn đẩy cho cấp dưới, nên cần xử lý nghiêm để đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa chung.

Đối với bà Diễm, khi bệnh viện chuyển tiền cho các công ty trúng thầu, Diễm đã yêu cầu Lợi chuyển tiền cho mình. Bà này đã nhận tổng cộng gần 68 tỷ đồng từ Lợi để mua các bất động sản...

Ngoài vụ án này, ông Quân còn bị cáo buộc về hành vi vi phạm đấu thầu liên quan mua kit xét nghiệm Covid của Việt Á, gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng.

Thoát tội 'chạy án' do khai báo trước khi bị phát giác

Năm 2021, 2022, khi đang đương nhiệm Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức, ông Quân bị Bộ Công an điều tra các sai phạm nên đã 8 lần chi tổng cộng hơn 3,7 triệu USD cho Bùi Trung Kiên (cựu cán bộ Phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - C03, Bộ Công an) để "chạy án".

Kiên đồng ý giúp ông Quân và Nguyễn Văn Lợi để không vướng lao lý với giá 2,2 triệu USD. Kiên sau đó 5 lần nhận đủ số tiền trên từ ông Quân. Đến tháng 5/2021, thấy C03 vẫn kiểm tra quyết liệt, Kiên bị ông Quân đòi lại tiền nên đã trả 1,15 triệu USD, còn chiếm đoạt 1,05 triệu USD (tương đương 23,5 tỷ đồng).

Ông Quân sau đó tiếp tục tìm "cửa" khác, được luật sư Bùi Thị Hồng Giang Lê liên hệ Lê Thanh An (cán bộ phòng 5, C03) để "chạy án" với giá 1,5 triệu USD.

Trong vụ án này, 6 người bao gồm hai cựu cán bộ của C03 Bộ Công an đã bị xét xử, riêng ông Quân được xác định là "chủ động khai báo trước khi bị phát giác" nên được miễn trách nhiệm hình sự.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment