Friday, September 8, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 08 tháng 09 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Triều Tiên hạ thủy ‘tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật’

Tổng thống Biden sắp thăm Việt Nam, người Việt ở Mỹ nghĩ gì?

Microsoft tình nghi Trung Quốc dùng AI làm lung lạc cử tri Mỹ

Trung Quốc sắp ra luật cấm các biểu hiện làm ảnh hưởng ‘tinh thần quốc gia’

AmCham: Chuyến thăm của TT Biden củng cố cam kết của Mỹ về Việt Nam hùng mạnh, độc lập

 

RFA

12 tổ chức quốc tế thúc giục TT Biden áp lực Hà Nội chấm dứt đàn áp chính trị

Thứ trưởng BCA: Nguyên nhân sâu xa vụ Đắk Lắk từ phân hóa giàu nghèo, quản lý đất đai

Bình Thuận họp báo về việc phá rừng nguyên sinh làm hồ chứa nước

Tổng thống Philippines phản đối “các tàu dân quân” ở Biển Đông

Việt Nam sẽ sớm ký hiệp định liên chính phủ về gạo với Philippines

Hoa Kỳ có đang bất chấp nhân quyền để cải thiện quan hệ với Việt Nam?

Nhân sĩ, trí thức, các tổ chức XHDS độc lập hối thúc chính phủ thực thi Điều 25 Hiến Pháp

Công luận phản đối dự án phá 600 hecta rừng tự nhiên ở Bình Thuận!

IFC đầu tư gần 1,9 tỷ USD cho Việt Nam

Bộ TT&TT: Hơn 12 triệu SIM không có thông tin thuê bao chính xác

Bamboo Airways, Vietjet Air lên tiếng vụ hai tiếp viên Việt bị bắt ở Hàn Quốc

Năm người Việt xuất cảnh trái phép sang Campuchia bị bắt cóc, tống tiền

TNLT Lê Trọng Hùng đang tuyệt thực đến ngày thứ năm ở Trại giam số 6 để bảo vệ Hiến pháp

Công khai minh bạch tài sản quan chức- "Nút thắt" của chính sách phòng chống tham nhũng (Phần hai)

Cơ quan giám sát Hoa Kỳ: Việt Nam đang trên “quỹ đạo tương tự Trung Quốc về quản lý và kiểm soát tôn giáo”

Hai tiếp viên hàng không Việt Nam bị bắt do đem dầu cần sa vào Hàn Quốc

Hoa Kỳ bác bỏ bản đồ mới của Trung Quốc

Hoa Kỳ đánh thuế chống bán phá giá trên 220% đối với mắc áo thép Việt Nam

Bình Thuận vẫn bảo vệ quyết định chuyển đổi 600 ha rừng làm hồ chứa nước

 

BBC

VN có nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ cũng không để 'thoát Trung'?

Việt Nam ký hiệp định với Philippines khi giá gạo toàn cầu tăng cao

Thêm bốn thành viên giáo phái The Grace Road Church bị bắt ở Fiji

CEO hãng quản lý boyband Nhật từ chức vì nạn lạm dụng tình dục của cố sáng lập viên

Trung Quốc muốn cấm mặc đồ 'gây tổn thương cảm xúc dân tộc'

Cuộc chiến Ukraine: Mỹ cấp đạn xuyên giáp cho Kyiv

Video 'Ấm trà Tàu trốn khỏi Bảo tàng Anh Quốc' gây tiếng vang ở Trung Quốc

Cựu phi công Mỹ bất tuân lệnh trong chiến tranh VN nhận Huân chương Danh dự

Nữ phóng viên BBC chứng kiến cảnh cướp ngày ở Oxford Street, London

Arm, hãng sản xuất chip của Anh muốn đạt giá trị thị trường hơn 50 tỷ USD

4 điều có thể bạn chưa biết về Mậu Thân 1968

Frank Snepp nói vì sao Hoa Kỳ đã 'bỏ rơi' Việt Nam Cộng hòa

Bà Suu Kyi ốm nhưng không được chăm sóc y tế, con trai bà nói

 

RFI

Chiến tranh Ukraina: Tên lửa Nga giết hại 17 thường dân tại một khu phố chợ

Mỹ viện trợ cho Ukraina đạn xe tăng chứa uranium nghèo

Tuyên bố chung thượng đỉnh Đông Á cam kết ‘‘duy trì khu vực như một trung tâm tăng trưởng’’ toàn cầu

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Pháp rút bài học “bị sỉ nhục” ở châu Phi

Drone « Hải Ly » của Ukraina: Ác mộng đối với dân Nga

Yếu tố Việt Nam trong cuộc đối đối đầu Mỹ - Trung

Tuyên bố Chủ tịch ASEAN 2023 dành ưu tiên cho an ninh hàng hải và Miến Điện

Một phái đoàn cao cấp của Trung Quốc sẽ đến thăm Bắc Triều Tiên

Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy nối lại đàm phán gia nhập Liên Âu

Nhật Bản phóng thành công tàu đổ bộ Mặt trăng sau ba lần hoãn do thời tiết

Thượng đỉnh khí hậu Nairobi: Châu Phi khẳng định tiềm năng ‘‘tăng trưởng xanh’’

Trung Quốc: Mười năm « Những con đường tơ lụa mới » và các thành tựu trái ngược

« Cuộc chiến sinh tồn » của Donald Trump

Trung Quốc và « ChatGPT xã hội chủ nghĩa »

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ: Việt Nam thụt lùi về tự do tôn giáo

ASEAN họp thượng đỉnh mở rộng trong bối cảnh cạnh tranh giữa các cường quốc

Ngoại trưởng Mỹ đến Kiev để khẳng định ủng hộ cuộc phản công của Ukraina

(AFP) - Thủ tướng Úc sẽ thăm Trung Quốc vào cuối năm nay. Hôm nay 07/09/2023, sau cuộc gặp bên lề thượng đỉnh Đông Á tại Jakarta với người đồng cấp Trung Quốc Lý Cường (Li Qiang), thủ tướng Anthony Albanese thông báo ông sẽ thăm Trung Quốc theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Úc tới Trung Quốc kể từ năm 2016, một dấu hiệu tốt trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Canberra sau nhiều năm căng thẳng do các vấn đề chính trị và kinh tế. 

(AFP) - Kinh tế Trung Quốc tiếp tục sụt giảm trong tháng 8, dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Theo số liệu chính thức được công bố hôm nay 07/09/2023, xuất khẩu của Trung Quốc giảm liên tiếp từ 4 tháng nay. Kim ngạch xuất khẩu đã giảm 8,8% vào tháng 8 và giảm 14,5% vào tháng 7, so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu, vốn là đòn bẩy tăng trưởng quan trọng đối với Trung Quốc và hỗ trợ hàng chục nghìn doanh nghiệp, hiện đang bị ảnh hưởng bởi nhu cầu sụt giảm ở nước ngoài và sự phục hồi kinh tế chậm chạp trong nước. Căng thẳng địa chính trị với Hoa Kỳ và mong muốn của một số nước phương Tây giảm phụ thuộc vào Trung Quốc hoặc đa dạng hóa chuỗi cung ứng cũng giải thích cho sự sụt giảm xuất khẩu của Trung Quốc. 

(AFP) - Dự án nhà máy bán dẫn số 1 thế giới TSMC tại Hoa Kỳ đang tiến triển nhanh chóng. Hôm qua 06/09/2023, chủ tịch công ty Đài Loan TSMC, ông Mark Liu, cho biết như vậy. TSMC là nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới, với các khách hàng lớn như Apple và Intel của Mỹ. TSMC kiểm soát hơn một nửa sản lượng chất bán dẫn, linh kiện thiết yếu cho nền kinh tế toàn cầu, từ ô tô đến điện thoại di động và tên lửa. Nhà máy đặt tại Arizona này, một trong những dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Hoa Kỳ, bị trì hoãn đến năm 2025 vì TSMC gặp khó khăn do thiếu công nhân có trình độ. 

(AFP) - Ít nhất ba thành viên ASEAN tẩy chay cuộc họp do Miến Điện chủ trì quy tụ tư lệnh các lực lượng Không Quân Đông Nam Á. Thông báo hôm nay 07/09/2023 được đưa ra nhân cuộc họp thường niên cấp tư lệnh không quân ASEAN. Trên nguyên tắc, Miến Điện sẽ giữ chức chủ tịch luân phiên Hiệp hội các nước Đông Nam Á và sự kiện đầu tiên được dự trù sẽ là cuộc họp thường niên quy tụ lãnh đạo cao cấp của 10 nước thành viên ASEAN để bàn về hợp tác quốc phòng, chống khủng bố và cứu hộ trong trường hợp thiên tai. Trước mắt, đại diện của Malaysia, Philippines và Indonesia cho biết sẽ vắng mặt để phản đối tập đoàn quân sự Miến Điện tiến hành đảo chính hồi tháng 2/2021. Tư lệnh không quân Miến Điện, tướng Htun Aung, đã bị Hoa Kỳ và Anh Quốc trừng phạt.  

(Inquirer) - Việt Nam và Philippines thỏa thuận mua bán gạo trong 5 năm. Bên lề hội nghị ASEAN hôm nay, 07/09/2023, ở Jakarta thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và tổng thống Ferdinand Marcos Jr., cam kết ký kết một thỏa thuận dài hạn, cho phép bảo đảm an ninh lương thực của Philippines. Hồi tháng 8, Việt Nam cam kết bán cho Philippines khoảng 500.000 tấn gạo với giá rẻ.

(AFP) - Chính quyền Mỹ cấm mọi khai thác dầu khí mới ở bắc bang Alaska. Hôm qua, chính quyền đã ra một quyết định mới ngăn chặn mọi khai thác tại một khu vực rộng hơn 4 triệu hecta, diện tích tương đương với Đan Mạch, đảo ngược quyết định trước đó của tổng thống tiền nhiệm Donald Trump. 

(AFP) - Tổng thống Đài Loan thăm Eswatini. Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn bắt đầu chuyến thăm Eswatini, quốc gia nhỏ bé ở miền nam châu Phi. Eswatini là một trong 13 nước còn công nhận Đài Loan. Theo thông cáo của Đài Bắc, Đài Loan cam kết hỗ trợ Eswatini về kho dự trữ dầu chiến lược. Kể từ khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền vào năm 2016, Bắc Kinh liên tục tìm cách cô lập Đài Bắc về mặt ngoại giao.

(Reuters) - Pháp không muốn trông thấy cờ Nga tại Thế Vận Hội Paris 2024. Trả lời báo thể thao L’Equipe hôm 06/09/2023, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố là đương nhiên quốc kỳ của Nga không thể xuất hiện nhân sự kiện này, do Matxcơva đã đưa quân lâm lược Ukraina. Lá cờ của một quốc gia « phạm tội ác chiến tranh không có chỗ đứng » tại Olympic Paris. Các vận động viên Nga có được tham dự sự kiện thể thao này hay không lại là chuyện khác, vì quyết định thuộc thẩm quyền của Ủy Ban Olympic Quốc Tế .

(AFP) - Ban nhạc rock Rolling Stones chuẩn bị cho ra mắt đĩa mới Hackney Diamonds. Họp báo hôm qua 06/07/2023 tại Luân Đôn, Mick Jagger và ban nhạc đã ra mắt giới hâm mộ bản Angry. Đây là một trong số 12 ca khúc trong cuốn album sắp được phát hành vào ngày 20/10/2023. Báo Anh Daily Telegraph đánh giá Angry là nhạc phẩm hay nhất từ 40 năm nay ! 

(AFP) - Hai triệu euro để mua được chiếc đàn dương cầm của Freddie Mercury, ban nhạc Queen. Trong phiên bán đấu giá hôm qua, 06/09/2023, đàn piano gắn liền với tên tuổi và sự nhiệp của cố danh ca Freddie Mercury đã được bán với giá hơn 1,7 triệu bảng Anh. Chính là với nhạc cụ này, Freddie Mercury đã sáng tác gần như toàn bộ những ca khúc của mình, trong đó có bản nhạc bất hủ Bohemian Rhapsody. Riêng bản thảo ca khúc này được bán ra với giá 1,3 triệu bảng Anh.

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Sáu 08.09.2023

1) TƯỚNG CÔNG AN THỪA NHẬN CÓ YẾU TỐ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRONG VỤ TẤN CÔNG Ở ĐẮC LẮC

Liên quan đến nguyên nhân vụ tấn công hai trụ sở công quyền xã tại tỉnh Đắc Lắc, tướng Trần Quốc Tỏ, thứ trưởng Bộ Công an lần đầu tiên nhắc đến vấn đề “đất đai”, một thực tế “nhạy cảm” trong chế độ cộng sản.

Mặc dù vẫn khẳng định vụ tấn công là do thế lực “thù địch” xúi giục, nhưng ông Trần Quốc Tỏ cho biết còn có nguyên nhân khác là sự “phân hóa giàu nghèo” và “tranh chấp đất đai” giữa người dân và chính quyền địa phương. Lời thú nhận của tướng Tỏ được đưa ra với cương vị đại biểu quốc hội, trước phiên họp của Uỷ ban Tư pháp vào hôm 6/9.

Ông Tỏ cho biết thêm là vụ tấn công ở Đắc Lắc vào tháng 6 vừa qua là điều rất đáng tiếc, nhưng khẳng định đó là hệ quả tất yếu của việc thế lực thù địch không ngừng chống phá, chứ không đơn thuần là vấn đề sơ suất.

Đây là lần đầu tiên phía cơ quan công quyền thừa nhận vụ hàng chục người Thượng tấn công vào hai đồn công an xã ở Đắc Lắc còn có nguyên nhân khác, chứ không chỉ đơn thuần là "các thế lực thù địch lôi kéo, giật dây" như báo chí lề đảng tuyên truyền.

RFA

 

2/ NHÂN SĨ VN HỐI THÚC NHÀ NƯỚC THỰC THI ĐIỀU 25 TRONG HIẾN PHÁP

Vào ngày 5/9 vừa qua, hàng loạt tổ chức xã hội độc lập và nhiều nhân sĩ VN trong và ngoài nước đã công bố một bản tuyên bố chung với tựa đề “Đã đến lúc công dân thực hiện điều 25 Hiến pháp”.

Điều 25 trong hiến pháp 2013 quy định rõ là “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp và biểu tình”. Tuyên bố chung có đoạn nhắc đến yêu sách của ông Nguyễn Ái Quốc vào năm 1919 gửi đến hội nghị Versailles của Pháp, yêu cầu tổng ân xá cho những công dân Việt bị án tù chính trị, xóa bỏ các tòa án công cụ để khủng bố dân chúng An Nam, tự do báo chí và tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp.

Bản tuyên bố hôm 5/9 có chữ ký của hàng chục nhân sĩ trí thức và được đồng ký tên bởi các tổ chức xã hội dân sự độc lập như Diễn đàn Xã hội Dân sự mà đại diện là Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A.

Bản tuyên bố nhắc lại nội dung trong bản Tuyên ngôn Độc lập của ông Hồ Chí Minh tuyên bố vào 78 năm trước. Theo đó thì tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng, trong đó có quyển được sống, quyền tự do và quyền mưa cầu hạnh phúc. Vậy thì cách tốt nhất là thực thi ngay cái hiến pháp đang có sẵn, thực hiện điều 25 ghi trong đó.

Cuối cùng bản tuyên bố đưa ra lời kêu gọi là để đất nước phát triển bền vững và ngăn chận tham nhũng, mọi công dân hãy tích cực thực thi các quyền được ghi trong điều 25 hiến pháp 2013 và đòi nhà cầm quyền tạo điều kiện thuận lợi để thực thi các quyền hiến định đó.

RFA

3/ KHỐI ASEAN LO NGẠI VỀ CUỘC XUNG ĐỘT MỚI

Tổng thống Indonesia Joko Widodo vào hôm qua 6/9 kêu gọi giới lãnh đạo thế giới hãy từ bỏ các cuộc đối đầu khi gặp nhau tại hội nghị thương mại và an ninh do khối ASEAN tổ chức.

Cần biết là hội nghị ASEAN kỳ này có Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris, Thủ tướng Trung Cộng Lý Cường và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cùng với giới lãnh đạo nhiều nước khác.

Tình trạng căng thẳng với các cuộc đàm phán về các vấn đề từ thương mại, kỹ thuật cho đến sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Cộng ở Biển Đông, tập đoàn quân phiệt Miến Điện từ chối hợp tác với khối ASEAN về kế hoạch hòa bình, cuộc chiến ở Ukraine và nỗi nghi ngờ Bắc Hàn có kế hoạch cung cấp vũ khí cho Nga.

Indonesia và các nước Đông Nam Á khác trong tuần này đã cảnh báo về sự cạnh tranh “tai hại” giữa các cường quốc, ám chỉ căng thẳng Mỹ - Hoa. Ông Widodo, đương kim chủ tịch khối ASEAN, nhấn mạnh là mọi quốc gia đều có trách nhiệm không tạo ra xung đột mới hay cuộc chiến tranh mới.

Ông nhấn mạnh là các sự hợp tác và chủ nghĩa đa phương có nguy cơ bị thay thế bởi “sự thống trị của kẻ mạnh”. Theo ông thì thế giới sẽ bị hủy diệt nếu xung đột và căng thẳng ở nơi này được chuyển sang nơi khác.

Vào hôm thứ Tư 6/9, Thủ tướng Trung Cộng Lý Cường cảnh báo không nên bắt đầu một cuộc “Chiến tranh Lạnh” mới và cảnh báo các nước không nên đứng về bên nào trong bất kỳ cuộc xung đột nào.

Trong khi đó phó tổng thống Mỹ nhắc lại cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với Đông Nam Á và vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

VOA

 

 

VNThoibao

 

 VNTB – Tinh dầu cần sa: mua nhiêu cũng có, ai mua cũng được

VNTB – Không nên cứ mãi đổ thừa thế lực thù địch

VNTB – Không có đất làm hồ, vậy đất đâu để trồng rừng?

VNTB – Đảng nói và Đảng làm … nhiều khi nói vậy mà không phải vậy

VNTB – Hội Nghề cá Việt Nam lên án hành động xua đuổi, ngăn cản, cướp phá tài sản của ngư dân của Trung Quốc

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Chuyển động Quốc Phòng (1/9 – 7/9/2023)

Thế giới hôm nay: 08/09/2023

Quân Nga đang tiến bộ như thế nào?

Trí tuệ nhân tạo và tương lai của xung đột vũ trang

Thế giới hôm nay: 06/09/2023

Chúng ta nên đối phó với sự suy tàn của Trung Quốc như thế nào?

05/09/1970: Mỹ phát động chiến dịch lớn cuối cùng trong Chiến tranh Việt Nam

Thế giới hôm nay: 05/09/2023

BRICS mở rộng không phải là thắng lợi cho Trung Quốc

Thế giới hôm nay: 04/09/2023

 


Báo Tiếng Dân

Phải bảo vệ khu rừng ở xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam07/09/2023

 

 

Thuy My

Hoa Kỳ và Việt Nam sẵn sàng nâng cao hợp tác

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 07/09/2023

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 561, 07-09-2023

Kim Văn Chính - Công luận và lẽ phải

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

Nhân sĩ, trí thức, các tổ chức XHDS độc lập hối thúc chính phủ thực thi Điều 25 Hiến pháp 08/09/2023

Công luận phản đối dự án phá 600 hecta rừng tự nhiên ở Bình Thuận! 08/09/2023

Phá 600 ha rừng làm hồ có cứu được 100.000 người dân thiếu nước không? 08/09/2023

Nhìn thấy gì ở dự án hồ thủy lợi Ka Pét sẽ làm mất hơn 600 hecta rừng tự nhiên? 08/09/2023

Khi Thụy Điển chính thức gia nhập NATO 08/09/2023

Nhận thức khác và nhận thức lại về cộng sản 07/09/2023

Đánh trống bỏ dùi 07/09/2023

Đoan Trang – cô gái có đôi mắt ngơ ngác ấy… 07/09/2023

Người bị kết án tử hình bị cùm chân 24/7 có trái luật pháp hay không? 07/09/2023

Chúng ta nên đối phó với sự suy tàn của Trung Quốc như thế nào? 07/09/2023

Nếu ông Tập Cận Bình qua đời, Trung Quốc sẽ có những lựa chọn gì thời hậu ĐCSTQ? 07/09/2023

Khu rừng hơn 600 ha sắp chuyển thành hồ thủy lợi 06/09/2023

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Đưa vào diện theo dõi chỉ đạo vụ án 'buôn lậu' tại Chi cục Thú y vùng VI

Cẩm Nương

https://tuoitre.vn/dua-vao-dien-theo-doi-chi-dao-vu-an-buon-lau-tai-chi-cuc-thu-y-vung-vi-20230907193354649.htm

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM quyết định đưa vụ án “buôn lậu, đưa hối lộ và nhận hối lộ” tại Chi cục Thú y vùng VI, Trạm kiểm dịch động vật cảng - bưu điện vào diện theo dõi, chỉ đạo.

Đó là một trong những nội dung từ cuộc họp định kỳ của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM (gọi tắt ban chỉ đạo) chiều 7-9 do Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên (trưởng ban chỉ đạo) chủ trì.

Ông Nên đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, hoạt động tích cực, hiệu quả của các thành viên ban chỉ đạo cùng cơ quan thường trực ban chỉ đạo trong thời gian qua. Qua việc thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đối với đơn vị, lĩnh vực được phân công phụ trách.

Tham mưu chỉ đạo xử lý dứt điểm 1 vụ án, 3 vụ việc thuộc diện theo dõi, chỉ đạo và thành lập, triển khai kịp thời đoàn kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác giám định, định giá tài sản và đoàn kiểm tra công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án và thu hồi tài sản cho Nhà nước bị thất thoát trong các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế.

Theo trưởng ban chỉ đạo, hiện Đảng và Nhà nước đang tập trung quyết liệt vào công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nhiều vụ án lớn được đưa ra xét xử, dư luận xã hội đồng tình ủng hộ. Vì vậy, để tiếp tục phát huy hiệu quả, thuyết phục, cần phải tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan này.

Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực thực sự gương mẫu, trong sạch, liêm chính, có bản lĩnh, dũng khí bảo vệ cái đúng, thường xuyên tự soi, tự sửa. Tránh tình trạng “Chân mình còn lấm bê bê lại cầm bó đuốc đi rê chân người” như lời Tổng bí thư thường căn dặn.

Thời gian tới, ông Nên đề nghị thành viên ban chỉ đạo tiếp tục rà soát, triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được phân công.

Cần chú trọng kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đối với các cơ quan, đơn vị có hồ sơ hành chính, tư pháp, bổ trợ tư pháp quá hạn, tồn đọng, có dư luận, phản ánh hoặc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực.

Giao cơ quan thường trực khẩn trương tham mưu ban chỉ đạo hoàn thành hai đề án nâng cao hiệu quả phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện theo dõi, chỉ đạo, trọng tâm phải kết thúc việc xác minh, điều tra, xử lý đúng yêu cầu tiến độ.

Đặc biệt với các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo trung ương theo dõi xảy ra tại Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm…

Ngoài ra, thường trực ban chỉ đạo cũng thống nhất đưa ra khỏi diện theo dõi, chỉ đạo 3 vụ việc, 1 vụ án do đã được các cơ quan chức năng điều tra, xử lý theo quy định.

Đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo đối với vụ án “buôn lậu, đưa hối lộ và nhận hối lộ” xảy ra tại Chi cục Thú y vùng VI, Trạm kiểm dịch động vật cảng - bưu điện liên quan đến việc nhập khẩu trái phép hàng hóa là sản phẩm động vật nhai lại (bột hồng cầu, bột xương bò, cừu…) có xuất xứ từ các quốc gia thuộc diện quy định không được nhập về Việt Nam.

 

Đề nghị truy tố ông Diệp Dũng và đồng phạm gây thiệt hại cho Saigon Co.op

Đan Thuần

https://tuoitre.vn/de-nghi-truy-to-ong-diep-dung-va-dong-pham-gay-thiet-hai-cho-saigon-co-op-20230408215429821.htm

Liên quan vụ án, hai bị can Võ Thành Trung - tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đô Thị Mới - và Tôn Thất Hào - tổng giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Đại Á - cùng bị đề nghị truy tố về tội danh trên.

Ngoài ra, các bị can bị đề nghị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng gồm: Hồ Mỹ Hòa - giám đốc tài chính, ủy viên hội đồng quản trị Saigon Co.op; Nguyễn Thành Nhân - cựu tổng giám đốc, thành viên hội đồng quản trị Saigon Co.op; Trần Trung Liệt - cựu kế toán trưởng Saigon Co.op; Hàng Thanh Dân - cựu trưởng ban kiểm soát Saigon Co.op (từ năm 2015 đến tháng 7-2019), hiện là ủy viên hội đồng quản trị Saigon Co.op; Phạm Thị Minh Ngọc - phó ban kiểm soát Saigon Co.op (từ tháng 9-2017 đến nay), trưởng ban kiểm toán nội bộ Saigon Co.op (từ tháng 8-2016 đến nay); Nguyễn Thị Thùy Trang - ủy viên ban kiểm soát Saigon Co.op nhiệm kỳ 2014 - 2019, trưởng ban kiểm soát Saigon Co.op (từ tháng 7-2019 đến nay).

Trước đó, Viện KSND TP.HCM đã trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung 5 nội dung trong vụ án. Sau đó cơ quan điều tra đã thu thập hồ sơ tài liệu, xác minh, ghi lời khai 41/56 người đại diện pháp luật của các công ty tham gia góp vốn vào Saigon Co.op năm 2016.

Trong số này, có 4 cá nhân không có mặt tại địa phương nên không thể tiến hành ghi lời khai, 15 cá nhân còn lại có địa chỉ ngoài TP.HCM nên chưa tiến hành xác minh, ghi lời khai. 

Qua xác minh, công an xác định số tiền 3.000 tỉ đồng mà 56 công ty tham gia góp vốn vào Saigon Co.op (huy động lần 1) có nguồn gốc từ Công ty bất động sản Sài Gòn Vina (1.000 tỉ đồng), Công ty cổ phần khu du lịch Bắc Mỹ An (800 tỉ đồng), Công ty Thùy Dương Đức Bình (750 tỉ đồng), Công ty TNHH MTV Anh Anh Minh (150 tỉ đồng), Công ty TNHH MTV Phước Hùng Anh (150 tỉ đồng), Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đô Thị Mới (150 tỉ đồng).

Kết luận điều tra thể hiện, Công ty bất động sản Sài Gòn Vina và Công ty Thủy Dương Đức Bình sử dụng hợp đồng hợp tác đầu tư để làm tài sản thế chấp vay tiền từ ngân hàng; 4 công ty còn lại không cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến hợp đồng tín dụng, hợp đồng hợp tác để làm tài sản thế chấp vay tiền do không tìm được hồ sơ, tài liệu.

Theo kết luận điều tra trước đó, từ năm 1999 đến tháng 1-2020, Saigon Co.op có 9 lần tăng vốn điều lệ. Ở lần thứ 9, ông Diệp Dũng chỉ đạo tăng từ 3.200 tỉ đồng lên 6.797 tỉ đồng (tăng thêm 3.597 tỉ đồng, tương ứng 53%). 

Hành vi này của ông Dũng, theo kết luận thanh tra, chưa đúng quy định của Luật hợp tác xã, điều lệ tổ chức và hoạt động của Saigon Co.op.

Ngày 19-8-2016, ông Dũng đã tự ý dùng 1.000 tỉ đồng từ 3.000 tỉ đồng từ huy động vốn đặt cọc cho thương vụ mua lại chuỗi Big C Việt Nam. Tiếp đó, ông Dũng tự ý ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty Đại Á và Công ty Đô Thị Mới với số tiền 1.000 tỉ đồng trên.

Theo hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đô Thị Mới và Công ty cổ phần địa ốc Đại Á, Saigon Co.op được nhận tỉ lệ lợi nhuận cố định 7%/năm. 

Tuy nhiên, sau đó Dũng tự ý ký thỏa thuận bổ sung điều chỉnh tỉ lệ lợi nhuận từ 7%/năm xuống còn 0%/năm, gây thiệt hại cho Saigon Co.op hơn 115,6 tỉ đồng

 

Phụ huynh không cho con học trường mới: ‘Cần sự cam kết an toàn cho con’

Đoàn Nhạn

https://tuoitre.vn/phu-huynh-khong-cho-con-hoc-truong-moi-can-su-cam-ket-an-toan-cho-con-20230907170204226.htm

Đã 3 ngày sau lễ khai giảng nhưng 54 học sinh thôn Nam Yên, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng vẫn chưa được ba mẹ chuyển đến trường mới học.

Ngày 7-9, các em vẫn được ba mẹ đưa đến chờ đợi ở sân trường cũ - nơi được thông báo ngưng hoạt động dạy học để sáp nhập.

Vì lo lắng cho các con

Chị T. (một phụ huynh có con học lớp 3, Trường tiểu học Hòa Bắc) cho biết chị và các phụ huynh khác đã theo dõi cuộc đối thoại của huyện thông qua báo chí. Trước đó phụ huynh đã nhiều lần nêu ý kiến nhưng vẫn chưa ai trả lời một cách xác đáng vấn đề họ lo lắng nhất nên không tiếp tục dự đối thoại chiều 6-9.

Chị T. nói nhà chị cách trường mới 3km, đường đến trường phải qua hai đoạn dốc lớn và nhiều đoạn đường trũng dễ ngập nước khi mưa xuống.

"Cây cầu Phò Nam bắc qua sông để đến trường là điều tôi lo lắng nhất khi cầu dài mà lan can cầu lại thưa. Các cháu học sinh tiểu học còn quá bé, sẽ không ý thức được nên rất nguy hiểm. Đoạn đường này còn có các ngã ba khuất tầm nhìn thường xảy ra tai nạn giao thông. Tôi và nhiều phụ huynh đi làm từ sớm và về muộn không thể đưa đón con đi học được", chị T. nói.

Tại buổi đối thoại chiều 6-9, chính quyền có nói sẽ bố trí người trực để giữ các cháu nhưng thực tế trước đây các cháu đi học về vẫn thoải mái đi lại. "Không ai cam kết cho sự an toàn của con chúng tôi" - chị bày tỏ.

"Chúng tôi hoàn toàn hiểu về trường mới các con sẽ thụ hưởng được các điều kiện giáo dục tốt hơn nhưng an toàn của con em là trên hết. Nếu vẫn không có giáo viên dạy ở điểm trường, tôi dự kiến xin cho con học gần chỗ làm của tôi ở thành phố, để trên đường đi làm sẽ đưa đón cháu", chị nói và cho biết sẽ bàn bạc với các phụ huynh khác đồng ý đối thoại một lần nữa nếu những giải pháp chính quyền đưa ra có cam kết

Tiếp tục vận động

Cô Lê Thị Thanh Xuân - hiệu phó phụ trách Trường tiểu học Hòa Bắc - cho biết hiện việc vận động phụ huynh vẫn đang được tiếp tục. Đến chiều 7-9, mới có một phụ huynh đồng ý sẽ cho con đến trường mới. 

Tại buổi đối thoại chiều 6-9, ông Tô Văn Hùng - bí thư Huyện ủy Hòa Vang - nhấn mạnh chủ trương sáp nhập các điểm trường lẻ về trường chính là đúng đắn, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 

"Mong phụ huynh nhận ra cái đúng để sớm đưa con em đến trường, chính quyền phải vận động bằng được phụ huynh đưa con đến lớp", ông Hùng nhắn nhủ.

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, TP Đà Nẵng đầu tư xây dựng điểm trường chính của Trường tiểu học Hòa Bắc, nhằm đưa học sinh các điểm trường lẻ về trường chính để thuận lợi cho việc giảng dạy tốt, chất lượng cao hơn.

Hiện Trường tiểu học Hòa Bắc tại thôn Phò Nam đã xây dựng xong và tiến hành dồn ghép các điểm trường lẻ gồm thôn Nam Yên, An Định, Lộc Mỹ và Nam Mỹ về học tại trường mới.

Đến nay người dân hai thôn An Định và Lộc Mỹ đã chấp hành. Tuy nhiên người dân thôn Nam Yên vẫn không đồng tình.

 

CEO Bất động sản Nhật Nam vừa bị tạm giữ khẩn cấp là ai?

Nguyễn Lê

https://vietnamnet.vn/ceo-bat-dong-san-nhat-nam-vu-thi-thuy-vo-ca-si-khanh-phuong-bi-tam-giu-la-ai-2186562.html

Bà Vũ Thị Thuý giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nhật Nam Group và nhiều công ty khác. Công ty của bà Thúy được giới thiệu có quỹ tài sản khổng lồ, sở hữu hệ sinh thái riêng đa lĩnh vực với quy mô lớn.

Chủ tịch nhiều công ty bất động sản

Theo thông tin từ văn bản của UBND tỉnh Hòa Bình ngày 30/8/2022 về việc xử lý nội dung thông tin liên quan đến CTCP Đầu tư thương mại Bất động sản Nhật Nam (Công ty Nhật Nam) có dấu hiệu, hành vi, hoạt động huy động vốn có nguy cơ phức tạp về an ninh kinh tế, an ninh trật tự cho thấy, Công ty này có trụ sở chính tại 54 Ngô Thị Thu Minh, phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Người đại diện theo pháp luật là Vũ Thị Thúy, sinh ngày 14/02/1983; hộ khẩu thường trú tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

Cổ đông góp vốn gồm: Vũ Thị Thúy, Mai Thanh Tùng (sinh năm 1987, chồng Vũ Thị Thúy), Vũ Đức Tại (sinh năm 1985).

Công ty Nhật Nam (tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ bất động sản Nhật Nam) được thành lập vào ngày 2/7/2019.

Đến ngày 30/7/2019, Công ty Nhật Nam nhanh chóng chuyển hướng sang mô hình công ty cổ phần, với 3 cổ đông sáng lập là bà Vũ Thị Thúy, ông Vũ Đức Tại và ông Mai Thanh Tùng. Theo đó, vốn điều lệ doanh nghiệp cũng tăng từ 50 tỷ lên 200 tỷ đồng. Bà Thúy là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nhật Nam Group.

Cuối năm 2022, CTCP Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam được thành lập tại địa chỉ 79A-81 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ (Hà Nội).

Ngày 21/2/2023, CTCP Sông Đà Invest được thành lập và có trụ sở chính tại tòa nhà Vincom Centre, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1 (TP.HCM).

Cả hai doanh nghiệp này đều do bà Vũ Thị Thúy làm Chủ tịch HĐQT.

Một diễn biến khác có liên quan, năm 2022, bà Thúy tham gia HĐQT CTCP Sông Đà 1.01 (SJC) với vai trò cổ đông lớn sở hữu 23,53% vốn. Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường, bà Thuý được bầu làm Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện trước pháp luật của SJC. 

Đầu tháng 7/2023, trong bản công bố thông tin hé lộ, bà Vũ Thị Thúy là vợ của ông Phạm Khánh Phương (ca sĩ Khánh Phương), Thành viên HĐQT CTCP Sông Đà 1.01 (SJC). Bà Thúy đang nắm giữ 22 cổ phiếu SJC.

Đầu tháng 8/2023, các cổ đông liên quan đến bà Thúy đồng loạt đăng ký thoái vốn khỏi SJC. Trong đó, ca sĩ Khánh Phương đăng ký bán toàn bộ 908.576 cổ phiếu, tỷ lệ 13,1%. Công ty Sông Đà Nhật Nam đăng ký bán hết 240.800 cổ phiếu SJC, giao dịch từ 4-25/8.

Hệ sinh thái khủng

Trên website của Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam (songdanhatnamgroup.vn) có giới thiệu: Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam được biết đến là công ty hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực với trọng tâm là bất động sản và tài chính.

Bên cạnh đó, Sông Đà Nhật Nam còn sở hữu một chuỗi hệ thống dịch vụ gồm: nhà hàng, khách sạn, spa, karaoke…

“Hiện nay, công ty đang sở hữu rất nhiều bất động sản trải dài từ Bắc tới Nam, bao gồm: TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Phú Quốc, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Nội... Các quỹ đất này đều nằm ở vị trí đắc địa đã giúp Sông Đà Nhật Nam triển khai được nhiều những chiến lược kinh doanh nổi bật và phù hợp hơn…

Người đứng đầu và điều hành thời điểm hiện tại của Công ty Sông Đà Nhật Nam là Chủ tịch Vũ Thị Thúy. Ngoài quỹ tài sản khổng lồ, chị Vũ Thị Thúy còn sở hữu hệ sinh thái riêng đa lĩnh vực với quy mô lớn. Nắm giữ thế mạnh về tiềm lực tài chính, vị nữ chủ tịch lại càng tự tin hơn trên thị trường bất động sản khi đóng vai trò là người đầu tàu của Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam”, phần giới thiệu trên website.

Đáng chú ý, Công ty này cũng giới thiệu tiêu chí chỉ “bán bất động sản có sổ đỏ 100%”. 

Công ty này cũng giới thiệu hiện đang sở hữu các quỹ đất tại Hà Nội, Thanh Hóa, Tây Ninh, Buôn Mê Thuột, Phú Quốc… và sở hữu nhiều căn biệt thự tại Hà Nội, Thanh Hóa, Phú Quốc,… 

Hiện, website có tên: nhatnamgroup.com.vn – nơi từng đăng tải nhiều chính sách hợp tác đầu tư để thu hút các nhà đầu tư “đổ” tiền vào đã không truy cập được.

Bà Vũ Thị Thuý, Tổng giám đốc Công ty Nhật Nam bị tạm giữ vì có hành vi đưa ra thông tin sai sự thật về công ty có nhiều bất động sản, dự án đầu tư, có lợi nhuận cao để huy động vốn của nhiều cá nhân, rồi sử dụng một phần tiền này để trả lãi cho các cá nhân trên. Từ đó, bà Thúy chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn.
Tổng giám đốc Công ty Nhật Nam bị điều tra theo Khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

Cựu Giám đốc Hancorp ký khống, gây thất thoát nhiều tỷ đồng

T.Nhung

https://vietnamnet.vn/cuu-giam-doc-hancorp-ky-khong-gay-that-thoat-tien-ty-2186751.html

Ký khống vào các hợp đồng và hồ sơ, ông Đào Xuân Hồng (cựu Tổng giám đốc Công ty Hancorp) đã gây thất thoát tiền tỷ của Nhà nước.

Ngày 7/9, TAND TP Hà Nội tuyên phạt cáo Đào Xuân Hồng (cựu TGĐ Công ty CP thiết bị và vật liệu xây dựng Hancorp - Công ty Hancorp) mức án 4 năm 6 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Liên quan đến vụ án, các bị cáo Phạm Đình Diên (cựu Giám đốc Chi nhánh xây dựng Hà Nội trực thuộc Công ty CP xây dựng K2), Phạm Văn Tuấn (cựu Trưởng ban quản lý dự án nhà máy gạch bê tông khí chưng áp) và Ôn Đặng Hải Giang (SN 1976, cựu GĐ Công ty G.A.T) nhận án từ 18- 36 tháng tù treo.

Theo cáo buộc, Công ty Hancorp trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội, có 95,52% vốn Nhà nước. Ông Đào Xuân Hồng giữ chức vụ Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty Hancorp từ năm 2010 đến 7/2013. 

Ngày 12/8/2019, Cơ quan điều tra - Công an TP Hà Nội nhận được đơn tố giác tội phạm của Công ty Hancorp. Trong đơn, Công ty này tố ông Đào Xuân Hồng có hành vi ký khống 2 hợp đồng kinh tế để chiếm đoạt tổng số tiền gần 850 triệu đồng.

Vào cuộc điều tra, cơ quan chức năng làm rõ, trong năm 2012 – 2013, Công ty Hancorp không tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2012 và Hội nghị triển khai công tác năm 2013.

Tuy nhiên, ông Hồng đã chỉ đạo ông Phạm Văn Tuấn (nhân viên Cty) liên hệ để bị cáo Hồng ký khống 2 Hợp đồng dịch vụ có nội dung: Công ty Cyan thực hiện tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2012 trị giá hơn 420 triệu đồng và hợp đồng thực hiện tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất năm 2013 trị giá hơn 425 triệu đồng.

Sau khi ký hợp đồng và được Công ty Cyan xuất hóa đơn GTGT khống, ông Hồng đã chỉ đạo bà Lê Thu Hằng (kế toán Công ty Hancorp) chuyển khoản thanh toán 2 Hợp đồng với tổng số tiền gần 850 triệu đồng cho Cyan Hà Nội, gây thất thoát số tiền này của Nhà nước.

Ngoài ra, trong năm 2011 - 2012, khi thực hiện đầu tư xây dựng nhà máy gạch bê tông khí chưng áp, mặc dù 4 hạng mục: Nhà nghiền, nhà nồi hơi, nhà kho; móng máy; hạ tầng kỹ thuật; nhà phối liệu chưa được thi công, nhưng ông Hồng đã chỉ đạo ông Phạm Đình Diên (GĐ Chi nhánh xây dựng Hà Nội), là nhà thầu thi công lập hồ sơ xác nhận khống khối lượng hoàn thành để bị cáo Hồng duyệt thanh toán chuyển số tiền gần 4,4 tỷ đồng cho Chi nhánh xây dựng Hà Nội.

Đến nay Chi nhánh xây dựng Hà Nội không thực hiện thi công 4 hạng mục này, gây thất thoát của Nhà nước số tiền hơn 4,3 tỷ đồng. Theo cáo trạng, hành vi của Đào Xuân Hồng gây thiệt hại cho Công ty Hancorp hơn 5,2 tỷ đồng.

Đối với ông Phạm Đình Diên, cáo buộc cho rằng bị cáo này đã không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình. Thực hiện theo chỉ đạo của ông Hồng, ông Diên đã lập khống hồ sơ xác nhận khối lượng thi công hoàn thành 4 hạng mục công trình xây dựng để quyết toán khống, làm thất thoát số tiền hơn 4,3 tỷ đồng của Công ty Hancorp. Hành vi của ông Diên bị xác định có vai trò đồng phạm giúp sức cho ông Đào Xuân Hồng.

Cáo buộc cho rằng, ông Phạm Văn Tuấn với vai trò là Trưởng ban quản lý dự án nhà máy gạch đã không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.

Ông Tuấn biết 4 hạng mục xây dựng không được thi công nhưng vẫn ký vào bản kết toán xác nhận các hạng mục đã thi công và chứng từ hồ sơ quyết toán, giúp ông Diên sử dụng làm chứng từ thanh toán với Công ty Hancorp, dẫn đến thất thoát số tiền hơn 4,3 tỷ đồng của Công ty Hancorp.

Đối với ông Ôn Đặng Hải Giang, cáo buộc cho rằng bị cáo là giám đốc Công ty G.A.T, được Công ty Hancorp thuê giám sát việc xây dựng nhà máy gạch.

Ông Giang biết 4 hạng mục không được xây dựng nhưng vẫn thực hiện theo sự chỉ đạo của ông Hồng và Diên, ký vào hồ sơ thanh toán, dẫn đến làm thất thoát số tiền hơn 4,3 tỷ đồng của Công ty Hancorp đến nay không thu hồi được.

 

Phối hợp điều tra đường dây đưa người xuất cảnh trái phép rồi tra tấn dã man nhằm cưỡng đoạt tiền

https://www.anninhthudo.vn/phoi-hop-dieu-tra-duong-day-dua-nguoi-xuat-canh-trai-phep-roi-tra-tan-da-man-nham-cuong-doat-tien-post551014.antd

ANTD.VN - Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) phối hợp với Công an tỉnh An Giang và các đơn vị chức năng đang tập trung điều tra vụ án liên quan đến người Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Campuchia, rồi bị bắt cóc, tra tấn, tống tiền.

Theo thông tin ban đầu, đêm 25-8, tổ công tác Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình tuần tra tại thị trấn Long Bình, huyện An Phú (tỉnh An Giang), phát hiện 4 đối tượng: Lê Minh Hoàn (SN 1991, quê tỉnh Bắc Giang); Nguyễn Hữu Linh (SN 1991, quê Thanh Hoá); Nguyễn Văn Tuấn (SN 1982, quê Hải Dương); Phạm Thị Tình (SN 1984, quê Ninh Bình), có hành vi nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Lực lượng Biên phòng cửa khẩu Long Bình đã bàn giao hồ sơ vụ việc cùng đối tượng đến Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh An Giang tiếp nhận điều tra xử lý. Căn cứ các tài liệu chứng cứ, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh An Giang đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 5 đối tượng về hành vi “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”, gồm: Trần Thiết Thoại (SN 1982), Huỳnh Thị Út (SN 1980, vợ của Thoại), Nguyễn Thanh Hoàng (SN 1967), Nguyễn Thanh Toàn (SN 1992, là con của Hoàng, cùng ở tại huyện An Phú, tỉnh An Giang) và Trương Văn Chung (SN 1995, quê quán tỉnh Nghệ An).

Xác định tính chất nghiêm trọng của vụ án, Công an tỉnh An Giang lập chuyên án, phối hợp cùng Cục Cảnh sát hình sự và các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an khẩn trương, điều tra, truy xét các đối tượng phạm tội.

Mở rộng điều tra, cơ quan Công an đã làm rõ khoảng giữa tháng 8-2023, Trương Văn Chung nhận được tin nhắn qua mạng xã hội của một người nữ lạ với nội dung: “Có dịch vụ đưa công dân Việt Nam vượt biên trái phép sang Đài Loan bằng đường tàu biển xuất phát từ An Giang hoặc Bà Rịa - Vũng Tàu với giá 6.500 USD/người". Chung liên hệ trao đổi thì được hứa nếu giới thiệu được một người qua Đài Loan (Trung Quốc) trót lọt thì sẽ được trả công 7 triệu đồng.

Thấy "kiếm ăn được", Chung đã đăng các tài quảng cáo tìm người cần đi Đài Loan. Đến ngày 21-8, Hoàn và Linh đã liên hệ với Chung để nhờ sắp xếp cho 5 người vượt biên sang Đài Loan kiếm việc làm.

Mấy ngày sau, nhóm 5 người đã tập trung tại một khách sạn ở TP. Hồ Chí Minh rồi lên xe ô tô di chuyển đến cửa khẩu Khánh Bình thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Tại đây, Hoàng và Toàn thuê vợ chồng Thoại, Út sử dụng xe máy đưa 5 người sang Campuchia với số tiền công là 100.000 đồng/người, bằng đường tiểu ngạch.

Khi sang đến trước cổng Casino "Yong Yuan", 5 người được một xe ô tô đến đón và đưa về căn nhà tại TP Sampeou Poun, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia.

Tại đây, các nạn nhân bị nhóm đối tượng bịt khẩu trang, dùng súng, dao, gậy khống chế, trói chân, tay rồi đánh đập, bắt cởi áo rồi đốt nilon cho chảy rơi vào người. Quá trình này, các đối tượng còn liên hệ và cho người nhà các nạn nhân xem cảnh đánh đập, nhằm ép buộc phải chuyển tiền chuộc người. Không dừng lại ở đó, các nạn nhân còn bị nhóm đối tượng này cướp tài sản là tiền mặt mang theo người và điện thoại di động.

Xót xa và lo sợ, người nhà các nạn nhân Linh, Hoàn, Tình đã chuyển số tiền gần 500 triệu đồng cho các đối tượng. Riêng Mùa bị đánh chấn thương sọ não, không được cấp cứu kịp thời nên đã tử vong. Thi thể nạn nhân xấu số đã được đưa về Việt Nam mai táng.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh An Giang và lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, Tổ công tác gồm các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh An Giang và Phòng Trọng án Cục Cảnh sát hình sự đã sang Vương quốc Campuchia phối hợp với lực lượng chức năng sở tại tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và phối hợp truy xét nóng các đối tượng gây án.

Bước đầu, cơ quan chức năng xác định các đối tượng có tính chất hoạt động xuyên quốc gia. Trước khi gây án, chúng đã lên kế hoạch tỉ mỉ, tính toán che giấu hành vi kể từ khi đưa ra thông tin lừa nạn nhân vượt biên trái phép qua Campuchia để đi Đài Loan, thuê nhà trọ trong ngày bằng hình thức đặt cọc, bắt giữ và tra tấn nạn nhân rất dã man, tàn độc. Nhóm này còn mang theo vũ khí để thực hiện các hành vi phạm tội và sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng. Hành vi của các đối tượng đã có dấu hiệu phạm các tội: “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép", "Giết người", "Cướp tài sản" và "Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản”.

Ban Chuyên án và cơ quan chức năng thuộc Vương quốc Campuchia đã bắt giữ, xác định được nhiều đối tượng liên quan.

 

Trường bị tố thu học phí 14 tỷ đồng rồi đóng cửa trước năm học mới

Hoài Thu

https://cand.com.vn/Ban-doc-cand/truong-bi-to-thu-hoc-phi-14-ty-dong-roi-dong-cua-truoc-nam-hoc-moi-i706350/

Trường TH, THCS, THPT Quốc tế Chồi Xanh (tên cũ là Trường Quốc tế Chồi Xanh, đóng tại phường Cẩm Châu, TP Hội An, Quảng Nam) đã bất ngờ ra thông báo đóng cửa ngay đầu năm học mới. Đáng ngại là, các phụ huynh đã đóng học phí hơn 14 tỷ đồng cho nhà trường, nhưng con em họ lại rơi vào cảnh không có trường học. Bức xúc về sự việc này, hàng chục phụ huynh học sinh đã phản ánh, gửi đơn đến Sở GD&ĐT, Công an tỉnh Quảng Nam.

Thu học phí tiền tỷ rồi… “đóng cửa”

Theo phản ánh của nhiều phụ huynh có con đang theo học tại Trường quốc tế Chồi Xanh đến các cơ quan chức năng, Trường TH, THCS, THPT Quốc tế Chồi Xanh (tên cũ là Trường Quốc tế Green Shoots) đã đi vào hoạt động từ năm 2013 đến nay và có địa chỉ cụ thể tại phường Cẩm Châu, TP Hội An, Quảng Nam do bà Catherine Clare Mckinley (52 tuổi, quốc tịch Anh) điều hành. Công ty TNHH Giáo dục Chồi Xanh Việt Nam làm chủ đầu tư.

Vừa qua, nhiều phụ huynh tin tưởng đã đăng ký cho con nhập học và nộp học phí khi nhà trường tổ chức tuyển sinh năm học 2023-2024. Cụ thể, phụ huynh có con em theo học tại trường sẽ phải đóng học phí mỗi năm từ 350-400 triệu đồng cho các cấp học từ mẫu giáo đến THPT.

Tuy nhiên vào ngày 22/8, khi gần đến ngày tựu trường năm học mới các phụ huynh của Trường TH, THCS, THPT Quốc tế Chồi Xanh lại bất ngờ nhận được thông tin từ bà Catherine Clare Mckinley qua email rằng bà đã chuyển con em của họ qua công ty TNHH Phát triển Giáo dục APU, tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng.

Bà Catherine cũng không kèm bất cứ giải thích, lý do hoặc trao đổi nào về việc con em của họ sẽ học ở Trường APU mặc dù hóa đơn chuyển tiền học phí được nộp cho Trường Chồi Xanh trước đó.

Theo phản ánh của nhiều phụ huynh, hiện tại con của họ không có trường để học. “Trường APU thông báo hiện nay họ không phải là trường mà con em chúng tôi nộp tiền học phí và được học”. Càng lo lắng, hoang mang hơn khi phía Công ty Chồi Xanh cũng không có bất cứ trao đổi nào về số tiền đã nhận của phụ huynh trong khi đã tháo dỡ hết các công trình tại điểm trường, không có giáo viên. Và hiện nhà trường đã không còn hoạt động tại địa chỉ phường Cẩm Châu, TP Hội An, Quảng Nam”, một phụ huynh bức xúc.

Trong khi đó, hiện bà Catherine Clare Mckinley đã về Anh; bà Sue Lyn Ryan (người đại diện theo pháp luật của công ty Chồi Xanh) cũng đã về Úc, những nhân viên tại trường không hợp tác giải quyết sự việc. Những cá nhân này có dấu hiệu sử dụng các khoản tiền học phí của phụ huynh học sinh đã nộp không đúng mục đích, học phí đã nộp cho năm học mới nhưng hiện nay trường đã đóng cửa, chủ sở hữu trường đã ngừng hợp đồng với giáo viên, nhân viên làm việc. Trường không có bất cứ hoạt động giảng dạy nào, không có bất kì cá nhân nào ở công ty Chồi Xanh đứng ra chịu trách nhiệm cho việc làm của họ đối với học sinh -  Phụ huynh phản ánh.

Bức xúc trước việc các phụ huynh đã nộp học phí cho con em vào đầu năm học có tổng cộng hơn 14 tỉ đồng, nhưng hiện trường đã đóng cửa, không một lời giải thích… Các phụ huynh đã làm đơn phản ánh gửi đến Sở GD&ĐT; Công an tỉnh Quảng Nam đề nghị vào cuộc điều tra, làm rõ hành vi gian dối của nhà trường và cá nhân bà Catherine Clare Mckinley...

Cơ quan chức năng vào cuộc

Nhận được thông tin phán ánh của các phụ huynh, đầu tháng 9/2023 Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam đã thành lập đoàn kiểm tra, nắm tình hình của nhà trường.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Quảng Nam, Trường TH, THCS, THPT Quốc tế Chồi Xanh (tên cũ là Trường Quốc tế Chồi Xanh) được UBND tỉnh Quảng Nam cấp phép thành lập theo Quyết định số 309/QĐ-UBND ngày 23/1/2014; Đổi tên theo Quyết định số 3632/QĐ-UBND ngày 12/11/2019. Trường do Công ty TNHH Giáo dục Chồi Xanh Việt Nam làm chủ đầu tư. Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam đã công nhận bà Thái Thị Quyên làm Hiệu trưởng từ ngày 12/1/2022.

Đại diện Sở GD&ĐT Quảng Nam cho biết, căn cứ kết quả làm việc và báo cáo của hiệu trưởng nhà trường, đồng thời nắm bắt thông tin qua trao đổi với bà Catherine McKinley (chủ đầu tư trường), giai đoạn đầu mới thành lập (năm 2014), Trường TH, THCS, THPT Quốc tế Chồi Xanh có quy mô nhỏ. Hầu hết học sinh ở lứa tuổi mầm non và tiểu học là con em người có quốc tịch nước ngoài đang sống và làm việc tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Từ giữa học kỳ 1 năm học 2020-2021, dịch bệnh COVID-19 khiến Trường TH, THCS, THPT Quốc tế Chồi Xanh gặp khó khăn trong tổ chức dạy học, nhất là công tác tuyển sinh. Do là trường tư thục, nguồn thu học phí sụt giảm nên các hoạt động bị ảnh hưởng.

Từ năm 2022, Công ty TNHH Giáo dục Chồi Xanh Việt Nam đã kí hợp đồng thuê địa điểm của Trường TH, THCS, THPT Hoàng Sa. Đến cuối năm học 2022-2023, nhà trường tuyển sinh được 95 học sinh thông qua việc sử dụng hồ sơ của cơ sở giáo dục Đại Thành Quang, trên cơ sở kí hợp đồng thuê mặt bằng với công ty này. Phần lớn học sinh có cha mẹ là người nước ngoài (chỉ có 11 học sinh quốc tịch Việt Nam), đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường gồm 43 người.

Tuy nhiên, đến tháng 7/2023, công ty thông báo kế hoạch chuyển địa điểm sang Trường APU-American International School (Trường Quốc tế Hoa Kỳ APU), có trụ sở tại Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Qua thông tin trao đổi với Sở GD&ĐT Quảng Nam, bà Catherine Mckinley cũng thừa nhận đến nay, hai bên không ký được hợp đồng do không thống nhất được các điều khoản. Năm học mới sắp bắt đầu, địa điểm cũ không còn, các phương án chuyển địa điểm mới chưa được thực thi. Nhiều gia đình học sinh đã nộp trước học phí nhưng chủ sở hữu trường đã ngừng hợp đồng với giáo viên, nhân viên làm việc.

Đại diện Sở GD&ĐT Quảng Nam cho biết đã liên hệ với bà Catherine McKinley, chủ đầu tư Trường TH, THCS, THPT Quốc tế Chồi Xanh tuy nhiên bà này chưa trở lại Việt Nam để giải quyết những khó khăn trên.

Ông Thái Viết Tường, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam cho biết để kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết tình hình, giúp ổn định việc học tập của học sinh, Sở GD&ĐT đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Đại sứ quán Anh, yêu cầu bà Catherine McKinley trở lại Việt Nam để phối hợp giải quyết.

 

Vay 200 triệu, trả gần 1 tỷ nhưng vẫn thiếu nợ... 10 tỷ đồng

Anh Thư

https://cand.com.vn/tai-chinh-40/vay-200-trieu-tra-gan-1-ty-nhung-van-thieu-no-10-ty-dong-i706316/

Cả gia đình chị S sống trong nỗi bất an lo lắng vì bị các đối tượng cho vay liên tục nhắn tin đe dọa, phá hoại tài sản trước nhà làm áp lực đòi nợ…

Ngày 7/9, chị T.T.S (SN 1988, ngụ phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) đã đến Công an trình báo về việc bị các đối tượng cho vay liên tục nhắn tin gọi điện, đe dọa. Ngoài ra các đối tượng này còn cho người mang các chậu cây cảnh đến ném và đập trước nhà chị khiến cả gia đình chị S sống trong sợ hãi. Công an phường Phú Thọ Hòa đã lập biên bản điều tra xử lý.

Theo chị S, tối 30/8, một người đàn ông mang 10 chậu cây cảnh đến trước nhà chị S, cũng là cửa hàng vải của gia đình, ném, đập xuống phía trước nhà đồng thời la hét, đe dọa.

Trước đó tối 28/8, các đối tượng cũng mang nhiều bình thủy tinh đến ném phía trước nhà chị S. Điện thoại chị S liên tục nhận được cuộc gọi, tin nhắn từ số máy lạ, chửi bới đe dọa đòi nợ. Vì quá lo lắng nên đến nay chị S không dám ra đường và cũng không dám cho 2 con đi học.

Chị S cho hay, do làm ăn thua lỗ nên năm 2018 chị S có vay của một tiệm cầm đồ 200 triệu đồng, nhiều lần trả lãi lên đến gần 1 tỷ đồng nhưng các đối tượng vẫn cho là chị S còn thiếu nợ nên đã thực hiện các hành vi “khủng bố” tinh thần như trên. Mới đây các đối tượng nhắn tin chị S thiếu nợ họ 10 tỷ đồng.

Công an phường Phú Thọ Hòa đã trích xuất camera, lấy lời khai xác định những người liên quan để làm rõ

 

Xã có hàng trăm ca sốt xuất huyết: Chính quyền bác thông tin lấy nước bẩn vào làng gây ô nhiễm

LÊ KHÁNH

http://daidoanket.vn/xa-co-hang-tram-ca-sot-xuat-huyet-chinh-quyen-bac-thong-tin-lay-nuoc-ban-vao-lang-gay-o-nhiem-5727582.html

Lãnh đạo xã Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì, TP Hà Nội) bác thông tin HTX nông nghiệp thôn Vĩnh Ninh tự động lấy nguồn nước bẩn, chưa qua xử lý từ sông Nhuệ, sông Tô Lịch để làm nước tưới tiêu gây ô nhiễm môi trường.

Một xã có hơn 257 ca dịch sốt xuất huyết?

Như Báo Đại Đoàn Kết Online, thời gian qua tại thôn Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội có hàng trăm người nhập viện do sốt xuất huyết.

Chỉ tính riêng ở Hà Nội, huyện Thanh Trì là một trong số huyện của Hà Nội có số người mắc sốt xuất huyết cao nhất, xã Vĩnh Quỳnh chiếm 70% số người mắc bệnh sốt xuất huyết của huyện. Tính đến hết ngày 22/8 xã này đã có 257 người mắc bệnh cao gấp 6 lần so với cả năm 2022. Đáng chú ý, riêng thôn Vĩnh Ninh có 229 bệnh nhân, chiếm gần 90% số ca mắc sốt xuất huyết của toàn xã.

Để làm rõ vì sao chỉ một xã mà có hơn 257 ca, ông Lưu Đình Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quỳnh cho hay, số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh tại xã, đặc biệt ở thôn Vĩnh Ninh vào trung tuần tháng 7 vừa qua.  Sau đó, dịch lan nhanh sang cụm 13 rồi ra cả thôn và các thôn khác trên địa bàn xã. Đến nay xã có hơn 257 ca mắc và 1 ổ dịch đang hoạt động tại thôn Vĩnh Ninh.

Theo ông Hùng, để khống chế ổ dịch phải diệt được các mầm bệnh từ muỗi, bọ gây, xã đã chia nhỏ các khu vực để các đơn vị, các thôn thực hiện việc vệ sinh môi trường. Mặt khác, xã cũng đẩy mạnh các đội ngũ cộng tác viên cùng nhân viên y tế đến từng nhà để phát tờ rơi hướng dẫn các gia đình có bệnh nhân cách phòng chống muỗi đốt và vệ sinh lại nhà cửa.

Ông Hùng cũng nhấn mạnh, đa phần người dân có ý thức trong việc diệt loăng quăng bọ gậy nhưng đâu đó vẫn có người do bận công việc chưa thực sự chú ý. Một số nơi chứa nước mưa, nước tù đọng, thậm chí những nơi trang trọng như ban thờ có lọ đựng hoa, đựng chén nước lâu ngày vẫn là nơi muỗi đẻ, sinh sôi nảy nở.

“Năm nay dịch sốt xuất huyết bùng phát sớm, một số người dân cũng chủ quan không báo sớm. Khi có ca mắc sẽ tăng rất nhanh. Nhờ sự vào cuộc kịp thời của cơ quan chức năng cộng thêm ý thức người dân đến nay dịch đã tạm thời được kiểm soát. Trong thời gian tới xã tiếp tục phát động, duy trì nền nếp vệ sinh môi trường vào chiều thứ sáu hằng tuần tại các cơ quan, đơn vị, trường học; và sáng thứ bảy hằng tuần đối với các thôn, tổ dân phố; tiếp tục phát huy vai trò của các tổ xung kích với khẩu hiệu không có bọ gậy, không có muỗi và sốt xuất huyết”, ông Hùng nói thêm.

Để xử lý triệt để xã Vĩnh Quỳnh cũng đã bố trí 157 tổ xung kích diệt bọ gậy chống dịch sốt xuất huyết. Mỗi tổ có 2-3 người là thành viên từ các hội, đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, dân phòng… Mỗi tổ phụ trách 50 hộ gia đình để giám sát những người bị sốt ngoài cộng đồng, tổng hợp các trường hợp sốt để báo cáo về xã, thôn…

“Có thời điểm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã huy động 25 máy phun thuốc diệt muỗi tiến hành phun diện rộng và phun thành 2 đợt nên đến nay dịch sốt xuất huyết trên địa bàn xã cơ bản đã được kiểm soát. Xã cũng tuyên truyền người dân diệt muỗi trưởng thành nhưng quan trọng là diệt bọ gậy, vệ sinh trong nhà, làm sạch môi trường xung quanh”, ông Hùng nói.

Nước từ các nhánh sông chảy vào gây ô nhiễm

Về tình trạng mương, cống nước bao quanh thôn Vĩnh Ninh nhiều rác thải, gây hôi thối nồng nặc vị Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quỳnh cho biết, vấn đề này đã tồn tại từ vài năm nay.

Theo ông Hùng, xã Vĩnh Quỳnh trong đó có thôn Vĩnh Ninh là “rốn” của huyện Thanh Trì và thành phố. Khi nước thải từ các nơi chảy về qua sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Sét đã chảy vào cùng rác thải tích đọng lại gây ô nhiễm.

“Đa phần người dân cũng rất ý thức, không xả rác ra mương cống. Chỉ có hệ thống nước thải gia đình xả ra nhưng không đáng là bao. Chủ yếu nước từ các nhánh sông chảy vào gây ô nhiễm. Về rác thải do Xí nghiệp thuỷ lợi vớt dọn”, ông Hùng nói.

Bên cạnh việc ô nhiễm do các nhánh sông chảy vào thì một số ý kiến cho rằng, cứ đến mùa mưa là nước thải của Nghĩa trang Văn Điển tràn ra, bụi và nước thải của hai nhà máy hóa chất rất lớn đó là nhà máy phân lân và nhà máy pin Văn Điển tràn về tất cả các kênh mương gây ô nhiễm môi trường cực kỳ nghiêm trọng.

Trước vấn đề này, ông Hùng phân trần, không có chuyện nước thải từ Nghĩa trang Văn Điển cũng như từ hai nhà máy hóa chất rất lớn đó là nhà máy phân lân và nhà máy pin Văn Điểm tràn về.

“Nước từ Nghĩa trang Văn Điển cũng như từ nhà máy phân lân không có nên không có chuyện nước thải chảy về thôn Vĩnh Ninh. Đặc biệt, nước hoa màu được lấy từ nước sông Hồng chứ không phải lấy nước thải từ sông Nhuệ, sông Tô Lịch. Vào mùa mưa thì nước các nơi chảy về sạch hơn, vào mùa hè ô nhiễm nhất”, ông Hùng nói.

"Tại các cuộc họp, cử tri cũng như xã hoặc lãnh đạo huyện Thanh Trì, Đại biểu Quốc hội cũng đã ý kiến rất nhiều lên thành phố. Về giải pháp chúng tôi đang chờ đợi dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, huyện Thanh Trì sớm hoàn thành để xử lý nguồn nước bẩn từ các nơi đổ về. Dự án được kỳ vọng làm hồi sinh các dòng sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ", ông Hùng cho hay.

 

Người dân TP.HCM than trời với hóa đơn điện tháng 8, ngành điện lực lý giải ra sao?

Quang Sung

https://danviet.vn/tphcm-ly-giai-vi-sao-hoa-don-dien-thang-8-tang-cao-20230907172637486.htm

EVNHCMC lý giải do chuyển đổi thời gian ghi điện cũ ghi từ ngày 3 đến ngày 20 hàng tháng, về ghi điện vào mỗi cuối tháng; cộng với tháng 8 nắng nóng khiến hóa đơn tiền điện của nhiều gia đình tăng cao.


ại buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội TP.HCM chiều ngày 7/9, ông Bùi Trung Kiên - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã có giải đáp về việc nhiều người dân thắc mắc hóa đơn tiền điện tháng 8/2023 tăng cao.

Theo ông Kiên, trong những năm qua, lịch ghi chỉ số tính tiền điện của khách được phân theo ngày từ ngày 3 đến 25 hàng tháng, để đảm bảo đủ nguồn nhân lực ghi chỉ số hàng ngày. Hiện nay với công nghệ đã trang bị EVNHCMC đã không còn cử nhân viên đi ghi điện hàng ngày, thay vào đó là ghi điện tự động từ xa hoàn toàn.

Để tiếp tục khai thác hiệu quả hơn hệ thống nêu trên, EVNHCMC đã có kế hoạch triển khai ghi chỉ số công tơ vào cuối hàng tháng từ tháng 9/2022. Mục tiêu đến năm 2024 sẽ hoàn tất 100% khách hàng mục đích sinh hoạt, khách hàng mục đích ngoài sinh hoạt có sản lượng tiêu thụ <50.000 KWh/tháng sẽ chỉ ghi điện 1 ngày vào cuối mỗi tháng.

Theo ông Kiên, riêng trong tháng 8/2023, các Công ty Điện lực, tùy theo khả năng đã triển khai thay đổi ngày ghi điện về cuối tháng cho hơn 400.000 khách hàng thuộc các phiên ghi điện cũ ghi từ ngày 3 đến ngày 20 hàng tháng. Do đó ngày sử dụng điện trong kỳ hóa đơn tháng 8 đối với các khách hàng này tăng thêm từ 11 đến 28 ngày, tương ứng với lịch phát hành hóa đơn và thanh toán cũng dời về đầu tháng 9/2023.

"Một số khách hàng đã thắc mắc vì sao tiền điện tháng 8 tăng nhiều so với tháng trước, nguyên nhân chính là do chuyển ngày ghi điện về cuối tháng nên số ngày sử dụng điện của khách hàng tháng 8 tăng thêm từ 11 đến 28 ngày tùy theo phiên ghi điện cũ. Ngoài ra 1 nguyên nhân khách quan nữa có thể Khách hàng chưa để ý là các ngày trong tháng 8 thời tiết nắng nóng hơn, nên nhu cầu sử dụng điện cũng tăng hơn so với tháng 7. Khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra lượng điện tiêu thụ hàng ngày của gia đình mình trên ứng dụng CSKH-EVNHCMC để rõ hơn", ông Kiên cho biết.

Lãnh đạo EVNHCMC thừa nhận việc thay đổi này gây ra một số bất tiện cho khách hàng. EVNHCMC khẳng định đơn giá và định mức bậc thang vẫn không thay đổi, tính đúng theo quy định hiện hành. Đơn vị này cũng khuyến khích người dân tải và sử dụng ứng dụng CSKH-EVNHCMC để theo dõi và kiểm tra lượng điện tiêu thụ của gia đình.

 

Xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm, tham nhũng tiêu cực

Diệu Phúc

https://www.phunuonline.com.vn/xu-ly-nghiem-minh-kip-thoi-cac-sai-pham-tham-nhung-tieu-cuc-a1500557.html

PNO - Ngày 7/9, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực TPHCM - đã chủ trì cuộc họp định kỳ của Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, hoạt động tích cực, hiệu quả của các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo trong thời gian qua.  

"Trong việc thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với đơn vị, lĩnh vực được phân công phụ trách, tham mưu chỉ đạo xử lý dứt điểm 1 vụ án, 3 vụ việc thuộc diện theo dõi, chỉ đạo và thành lập, triển khai kịp thời 2 đoàn kiểm tra về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực" - Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nêu. 

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh: "Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang tập trung quyết liệt vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với nhiều vụ án lớn được đưa ra xét xử, dư luận xã hội đồng tình ủng hộ.

Vì vậy, để công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục phát huy hiệu quả, thuyết phục, cần phải tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan này; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thực sự gương mẫu, trong sạch, liêm chính, thường xuyên tự soi, tự sửa, tu dưỡng, rèn luyện, học tập để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tránh tình trạng "Chân mình còn lấm bê bê; lại cầm bó đuốc đi rê chân người" như lời đồng chí Tổng bí thư thường căn dặn".

Về phương hướng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo trong thời gian tới, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đề nghị, các thành viên Ban Chỉ đạo tiếp tục rà soát, triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo và các nội dung kết luận của đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo tại các phiên họp.

Trong đó, cần chú trọng kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; nhất là đối với các cơ quan, đơn vị có hồ sơ hành chính, tư pháp, bổ trợ tư pháp quá hạn, tồn đọng, có dư luận, phản ánh hoặc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực; xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên yêu cầu, các cơ quan tiến hành tố tụng đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện theo dõi, chỉ đạo, trọng tâm là phải kết thúc việc xác minh, điều tra, xử lý đúng yêu cầu tiến độ đối với các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi chỉ đạo xảy ra tại Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố, Tổng công ty Lương thực Miền Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm…

Ngoài ra, tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo cũng thống nhất đưa ra khỏi diện theo dõi, chỉ đạo đối với 3 vụ việc, 1 vụ án do đã được các cơ quan chức năng điều tra, xử lý theo theo quy định; đồng thời, đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo đối với vụ án “Buôn lậu”, “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ” xảy ra tại Chi Cục Thú y vùng VI, Trạm Kiểm dịch động vật Cảng - Bưu Điện liên quan đến việc nhập khẩu trái phép hàng hóa là sản phẩm động vật nhai lại (bột hồng cầu, bột xương bò, cừu…) có xuất xứ từ các quốc gia thuộc diện quy định không được nhập về Việt Nam.

 

Những câu chuyện đáng buồn!

Thu Phong

https://www.phunuonline.com.vn/nhung-cau-chuyen-dang-buon-a1500205.html

PNO - Vì món đồ từ thiện, người ta sẵn sàng chen lấn, ẩu đả, vì mâm cúng "giật cô hồn", người ta sẵn sàng chém nhau. Từ bao giờ, tình người trở nên rẻ rúng đến vậy?

Ngày 31/8, trên mạng xã hội phát tán đoạn video ghi lại cảnh hỗn loạn giành đồ từ thiện ở TPHCM khiến nhiều người lắc đầu ngao ngán.

Điểm phát quà từ thiện là tại một cơ sở thẩm mỹ trên đường An Dương Vương, quận 6. Nơi này phát 2,5 tấn gạo và 500 phong bì, mỗi phong bì trị giá 300.000 đồng.

Hàng trăm người đã chen lấn, xô đẩy, la hét, thậm chí phá đổ cả cổng rào để xông vào giành giật. Có người bị té ngã. Có người bị ngất xỉu do chen lấn. Có người nhảy xuống hồ nước trước cơ sở này để tìm cách vào bên trong. Các nhân viên bảo vệ khu phố, công an phường không thể điều tiết đám đông.

Chủ cơ sở thẩm mỹ sau đó cho biết nhiều đồ đạc bị hư hỏng, mất trộm, nhiều người cầm dao đe dọa nhân viên. Cơ sở này cũng đăng thông báo trên Facebook xin lỗi người dân đã đến đây vào ngày 31/8 để nhận quà, trong đó có phong bì trị giá 300.000 đồng như thông báo trước đó, mà không được.

Hình ảnh người dân chen lấn để giành giật quà từ thiện cho thấy rất nhiều vấn đề.

Liệu, tất cả những người có mặt tại buổi phát quà hôm đó, và cố chen lấn, giành giật bằng được, có phải là người nghèo? Bởi, có không ít người (không phải là tất cả), dù không hề thiếu thốn, vẫn rất thích nhận quà từ thiện mà không biết rằng mình đang tranh phần với người nghèo. Có thể, số tiền, số quà này đối với họ không lớn, nhưng với người nghèo cũng giúp họ giải quyết phần nào khó khăn.

Vấn đề thứ hai, nếu tất cả những người đến nhận quà đều là người nghèo thì sao? Nếu vậy, thì ở đây, lại không hề có một chút gì để gọi là có tí tình tương thân tương ái. Nếu chúng ta đều là những người nghèo, lẽ nào không biết thương nhau, nhường nhịn nhau một tí, sao phải cố tranh đoạt bằng được.

Một vấn đề nữa, không ít người bất bình với cách làm từ thiện của chủ sơ sở thẩm mỹ khi không báo trước với chính quyền địa phương để có phương án chuẩn bị, chỉ đến khi có quá đông người dân đến thì mới liên hệ phường. Đành rằng, làm từ thiện là tốt, nhưng nếu làm không đúng cách sẽ phát sinh nhiều vấn đề, như vụ việc vừa rồi, vừa gây mất an ninh trật tự, và có không ít người bị thương.

Sự việc chen lấn giành quà từ thiện bất chấp này cũng khiến nhiều người nhớ đến câu chuyện 3 người bị chém trong vụ tranh nhau giật đồ cúng cô hồn xảy ra cũng trong ngày 31/8.

Buổi trưa 31/8, nhóm thanh niên khoảng hơn chục người đi ngang cửa hàng sơn nước ở đường Nguyễn Thị Nhỏ, phường 16, quận 11 thì thấy chủ nhà vừa cúng xong con heo quay. Nhóm này dừng lại chờ lấy thịt heo và mâu thuẫn với 1 người chạy xe ba gác đậu trên vỉa hè. Hai bên suýt ẩu đả và được những người xung quanh can ngăn. Nhóm thanh niên bỏ đi. Tưởng rằng mọi việc sẽ dừng lại ở đó. Không ngờ một lúc sau, những người này quay lại và mang theo hung khí, tấn công người lái xe ba gác, chủ nhà và 1 người dân gần đó.

Không ai mong sẽ chứng kiến những câu chuyện này thêm 1 lần nào nữa, mà mong được thấy cảnh người dân xếp hàng trật tự, nhận quà từ thiện trong vui vẻ, nhường nhịn. Cũng chẳng ai mong sẽ nhìn thấy ai đó, chỉ vì chút lợi nhỏ trước mắt, để rồi tức giận nhất thời, gây thương tích cho người khác, và hậu quả là kẻ vào bệnh viện, người vướng vòng lao lý. 

 

Ngân hàng BIDV đại hạ giá khoản nợ sau 15 lần "ế", phút chốc "bay màu" hàng trăm tỷ đồng

Pha Lê

https://soha.vn/ngan-hang-bidv-dai-ha-gia-khoan-no-sau-15-lan-e-phut-choc-bay-mau-hang-tram-ty-dong-20230907142641337.htm

Dù có rất nhiều tài sản đảm bảo nhưng BIDV bán số nợ trên chỉ là gần 236 tỷ đồng, chỉ bằng gần 46% tổng nợ.

Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV đã phát đi thông báo đấu giá lần thứ 16 khoản nợ liên quan đến Công ty TNHH Xây dựng Kinh doanh Nhà Bách Giang, Công ty TNHH XD TM Cao Nguyên.

Với khoản nợ của Nhà Bách Giang, hợp đồng tín dụng trung hạn số 00130/2007/0000872 ngày 11/05/2007 và Hợp đồng tín dụng trung hạn số 01/4102004666/2012/HĐTD ngày 25/12/2012 ký giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Công ty TNHH Xây dựng Kinh doanh Nhà Bách Giang có giá trị dư nợ tạm tính đến ngày 11/03/2022 là 253.229.173.505 đồng, trong đó, dư nợ gốc là 97.364.806.300 đồng, dư nợ lãi là 155.656.262.941 đồng.

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ trên là tài sản hình thành từ vốn vay là toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản đầu tư trên đất bao gồm toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất: Cả giá trị đền bù, giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng và các chi phí đầu tư khác tại Khu đất I, II, III và IV thuộc về Công ty Bách Giang thuộc Dự án KDC khu phố 4, Phường Phước Long A, Quận 9 được phê duyệt theo Quyết định 185/QĐ-UB ngày 15/01/2004 của UBND TP.HCM V/v thu hồi, tạm giao đất, Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 31/03/2011 của UBND Quận 9 v/v phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) khu nhà ở Phường Phước Long A, Quận 9 và các văn bản pháp lý có liên quan (theo HĐTC số 01/2012/HĐTCTS/1583111-62770 ngày 25/12/2012).

Cùng với đó là toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất, cả giá trị đền bù, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng và các chi phí đầu tư khác tại khu đất I5 và I7 thuộc Công ty Bách Giang theo Quyết định giao đất số 185/QĐ-UB ngày 15/01/2004 của UBND TP.HCM. Vị trí khu I5 và I7 (68.514 m2) được xác định theo công văn số 3141/QHKT-ĐB2 ngày 14/10/2004 của Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM (theo HĐTC số 116/2007/HĐ ngày 14/05/2007 và 117/2007/HĐ ngày 21/05/2007).

Trong khi đó, khoản nợ của Cao Nguyên hình thành từ hợp đồng tín dụng trung hạn số 00130/2007/0000874 ngày 11/05/2007 và Hợp đồng tín dụng trung hạn số 01/0302396742/2012 ngày 25/12/2012 ký giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Công ty TNHH XD TM Cao Nguyên có giá trị dư nợ tạm tính đến ngày 11/3/2022 là 262.010.599.738 đồng, trong đó, dư nợ gốc là 100.694.806.300 đồng; dư nợ lãi là 161.315.793.438 đồng.

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Cao Nguyên là toàn bộ quyền lợi của Công ty Cao Nguyên hình thành từ vốn vay và vốn tự có trong việc liên doanh đầu tư – kinh doanh dự án Đầu tư khu hạ tầng kỹ thuật nội bộ khu nhà ở I5 và I7 KDC Khu phố 4, Phường Phước Long A, Quận 9 của Công ty Bách Giang theo Hợp đồng liên doanh số 20/HĐLD.07 ngày 06/03/2007 và Hợp đồng liên doanh số 49/HĐLD.07 ngày 17/05/2007 (theo HĐTC số 117/2007/HĐ ngày 21/05/2007).

Tổng số khoản nợ trên lên đến 516 tỷ đồng. Tuy nhiên, BIDV bán số nợ trên chỉ là gần 236 tỷ đồng, chỉ bằng gần 46% tổng nợ. BIDV cho biết thêm, tiền lãi của các khoản nợ nên trên sẽ tiếp tục phát sinh từ ngày 12/03/2022 cho đến khi thanh toán hết nợ gốc tiền vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Sài Gòn.

Việc "đại hạ giá" khoản nợ không phải là điều hiếm thấy của BIDV. Cuối tháng 5 vừa qua, BIDV cũng chấp nhận mất hết lãi và gần nửa nợ gốc hạ giá khoản nợ của Thép Việt Nhật.

Theo đó, khoản nợ của Công ty Cổ phần thép Việt Nhật tại BIDV bao gồm toàn bộ dư nợ gốc và dư nợ lãi, phí phát sinh đến thời điểm thực hiện giao dịch mua bán nợ. Tổng dư nợ của khoản nợ tính đến ngày 23/5/2022 là 447 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 194 tỷ đồng, dư nợ lãi là 253 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ trên là 2 bất động sản tại Hải Phòng, gồm quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất tại thửa số 187 có địa chỉ 159 Bạch Đằng và toàn bộ tài sản gắn liền với đất tại Nhà máy cán Km 9 quốc lộ 5 tại Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng.

Ngoài ra tài sản thế chấp cho khoản vay của Thép Việt Nhật còn có nhiều loại xe ô tô như Toyota Camry GLI, xe Toyota Hiace 16 chỗ, xe ô tô du lịch 05 chỗ Mercedes E240, xe đầu kéo màu trắng hiệu Freightlin, xe đầu kéo màu vàng hiệu International...

Giá khởi điểm cho toàn bộ tài sản này được ngân hàng đưa ra là hơn 114,6 tỷ đồng, còn thấp hơn cả dư nợ gốc mà công ty thép này đang nợ BIDV.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment