Đối Thoại Điểm Tin ngày 29 tháng 09 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Mỹ
tố Trung Quốc thao túng truyền thông toàn cầu
Hành
quyết ‘tùy tiện’ Lê Văn Mạnh: Vì sao Việt Nam thi hành án tử tù bất chấp công
luận
Chiến
thuật Biển Đông của Trung Quốc khiến Manila quyết đoán hơn
Đảng
Cộng hòa mở cuộc điều tra luận tội Tổng thống Biden
Hành quyết ‘tùy tiện’ Lê Văn Mạnh: Vì sao Việt Nam thi
hành án tử tù bất chấp công luận
Hà Nội nhận 110
tỷ đồng tiền quyên góp, chưa phân phát cho nạn nhân vụ cháy chung cư mini
Bà Hoàng Thị Minh Hồng bị kết án 3
năm tù
Đảng Cộng hòa mở
cuộc điều tra luận tội Tổng thống Biden
Chính phủ Mỹ tiệm cận nguy cơ đóng
cửa khi lưỡng viện mâu thuẫn về ngân sách
Binh nhì Travis King bị Triều Tiên
trục xuất đã về đến Mỹ
Kim Jong Un kêu
gọi tăng sản xuất vũ khí hạt nhân để đối phó với ‘Chiến tranh Lạnh mới’
Tập Cận Bình ‘thay’ thủ tướng đọc
bài phát biểu trong đại yến mừng Quốc khánh
Chính phủ Mỹ sẽ
đóng cửa hay không?
Họp
báo tại Quốc hội Mỹ vận động cho các nhà hoạt động Việt Nam bị tù vì phản đối
Formosa
Live
stream chửi Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Minh Sơn bị tuyên sáu năm tù
Vai
trò của Chánh Án Toà án Nhân dân Tối cao trong vụ tử hình Lê Văn Mạnh
Cổ
phiếu VinFast tại Mỹ lao dốc từ gần 100 đô la xuống còn 11.22 đô la một cổ
phiếu
Quỹ
đầu tư GIC của Singapore và các nhà đầu tư Thái Lan muốn mua 20% cổ phần của
Bách Hoá Xanh
Nhà
hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng bị tuyên ba năm tù vì "trốn thuế
6,7 tỷ đồng"
Siết
xe cá nhân để giảm ùn tắc: Khó đủ thứ!
Bảo
vệ người có nguy cơ bị tra tấn trong trại giam: Có khả thi?
Mưa
lớn nhiều giờ khiến Hà Nội chìm trong biển nước gây ách tắc giao thông
Thái
Nguyên: Cựu Bí thư Thành uỷ hầu toà vì gây thiệt hại tài sản nhà nước
Khởi
tố, bắt tạm giam chủ tịch xã và chuyên viên trong vụ xây trái phép 680 căn nhà
TNLT
Lê Trọng Hùng tuyệt thực ngày thứ 25, tinh thần vẫn kiên định
Phải làm gì
với “tự do tránh ngôn luận”
Đắk
Lắk: Chín người dân phản đối phá vườn cà phê và sầu riêng bị tuyên án tù
Việt
Nam cần bỏ mọi cáo buộc đối với nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng
Hãng sản xuất pin mặt trời của Trung Quốc đầu tư 400 triệu đô la
xây dựng nhà máy ở Việt Nam
Tòa
Quảng Ninh sẽ xét xử vụ AIC trong tháng 10 liên quan lũng đoạn đấu thầu và đưa,
nhận hối lộ
Bắt
tạm giam hiệu trưởng và hai kế toán Trường cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa
Trump thất bại khi
xin hoãn phiên tòa xử vụ gian lận dân sự ở New York
Những vấn đề kinh
tế của Trung Quốc ảnh hưởng gì tới thế giới?
Người Việt Nam tị
nạn lo lắng về chương trình bảo vệ của Thái Lan
BBC Tiếng Việt cùng
cảnh sát Pháp giải cứu 'người rơm Việt trong xe tải đông lạnh'
'Săn Tây' để luyện
tiếng Anh: Người nước ngoài phản ứng ra sao?
Nhà hoạt động môi trường
Hoàng Minh Hồng bị tuyên ba năm tù
Nhân vụ 'Quyết
Chiến với đường lưỡi bò', nghĩ tiếp về “ngoại giao công chúng”
Hải Côn: Đài Loan
ra mắt tàu ngầm tự sản xuất nhằm đối phó với Trung Quốc
Ukraine: Tranh cãi
về sử dụng cần sa trong điều trị binh sĩ chịu tổn thương sau chiến tranh
Bắc
Triều Tiên đưa quy chế "cường quốc hạt nhân" vào Hiến pháp
Đài Loan phô trương tàu ngầm “tự chế tạo” đầu tiên
Việt Nam: Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng bị kết án 3
năm tù
Thượng đỉnh Kim – Putin : Hợp tác song phương hay thỏa thuận
ngầm ba bên ?
Đối thủ Trung Quốc xuống dốc, gây lo lắng cho… Hoa Kỳ
Úc cải tổ quân đội, tăng cường năng lực tấn công tầm xa
Nước Cộng hòa ly khai Nagorny-Karabakh tuyên bố tự giải thể đầu
năm 2024
Thượng Karabakh: Người Armenia đang bị Azerbaijan “thanh lọc sắc
tộc”?
Ukraina bắn hạ 34 drone của Nga phóng đến miền Nam
Thủ tướng Canada xin lỗi sau vụ Quốc Hội vinh danh một nhân vật
phát xít Ukraina
Ý thắt chặt chính sách di dân, xét nghiệm để xác định những người
dưới 18 tuổi
Lực lượng phương Tây có tiếp tục hoạt động ở Sahel sau khi Pháp
rút quân khỏi Niger ?
Điện ảnh : Paris cấm quay phim trong mùa Thế vận hội 2024
HRW kêu gọi trả tự do cho nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh
Hồng
Philippines kêu gọi ngư dân tiếp tục hoạt động tại khu vực bãi cạn
Scarborough
Đức kêu gọi Azerbaijan cho quan sát viên quốc tế tới Thượng
Karabakh thẩm định tình hình
Israel và Ả Rập Xê Út tiến gần đến bình thường hóa quan hệ
Bảng xếp hạng ĐH Thượng Hải : Thành tích mới của Pháp và tác
động tích cực tới tuyển sinh - hợp tác
(AFP) - Travis King “vui mừng” trở về Mỹ sau khi được Bắc Triều
Tiên trả tự do. Các
quan chức Mỹ thông báo binh sĩ Travis King được Bắc Triều Tiên trả tự do
đã “vui mừng” trở về nhà hôm qua, 27/09/2023, gần 3
tháng sau khi chạy trốn từ Hàn Quốc sang Bắc Triều Tiên. Người lính 23 tuổi đã
được Bình Nhưỡng phóng thích sau các cuộc đàm phán căng thẳng trong hậu trường
giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên
(RFI) -
Hơn 6.000 người xa lưới pháp luật tại Hồng Kông. Cảnh sát Hồng Kông hôm qua,
27/09/2023, công bố kết quả của chiến dịch “Thunderbolt” thường
niên nhằm kiểm soát tội phạm có tổ chức trong khu vực, tương đương với mafia ở
châu Á. Tổng cộng có 6.400 người trong độ tuổi từ 10 đến 85 bị bắt giữ, đồng
thời hàng triệu đô la tiền mặt và hàng lậu bị thu giữ. Cảnh sát cho biết những
người bị bắt bao gồm 850 người từ Hoa lục.
(AFP) -
Ukraina và Ba Lan tẩy chay các giải UEFA có sự tham gia của Nga. Liên đoàn bóng đá Ukraina và Ba
Lan hôm qua, 27/09/2023, thông báo các câu lạc bộ của hai nước này sẽ tẩy chay
tất cả các giải đấu có sự tham gia của các đội bóng Nga. Liên đoàn bóng đá
Ukraina cũng kêu gọi các thành viên UEFA khác có biện pháp tương tự.
(AFP) -
Nga và Cuba “thảo luận” về vụ tuyển mộ lính cho chiến trường Ukraina. Đại sứ Nga tại Cuba, hôm qua
27/09/2023, cho biết Matxcơva và La Habana đang “đối thoại” sau
khi Cuba tiến hành các vụ bắt giữ liên quan đến việc công dân của họ được Nga
tuyển mộ để sang chiến đấu ở Ukraina. Trong danh sách những người bị bắt, có 3
người bị cáo buộc làm công việc tuyển dụng và 14 người bị cáo buộc tình nguyện
sang Ukraina chiến đấu.
(AFP) -
Nga : Ngân sách quốc phòng năm 2024 dự kiến tăng thêm gần 70%. Ngân sách quốc phòng của Nga cho
năm 2024 sẽ tăng lên thành 10.800 tỉ rup (106 tỉ euro). Như vậy là ngân sách
cho bộ Quốc Phòng sẽ chiếm khoảng 30% tổng ngân sách của Liên bang Nga. Lần đầu
tiên trong lịch sử, ngân sách quốc phòng chiếm đến khoảng 6% GDP. Tài liệu do
bộ Tài Chính Nga công bố hôm nay 28/09/2023 cho thấy Matxcơva quyết tâm tiếp
tục cuộc chiến ở Ukraina. Ngân sách dành cho an ninh nội địa Nga cũng tăng lên
thành 3.400 tỉ rup (33 tỉ euro), chiếm 10% ngân sách nhà nước.
(Reuters)
- Hàng trăm lính đánh thuê Wagner trở lại chiến trường Ukraina. Một phát ngôn viên của quân đội Ukraina
hôm qua 27/09/2023 cho biết là chiến binh Wagner đã trở lại chiến trường ở miền
nam Ukraina, nhưng khẳng định sự hiện diện của đội quân đánh thuê này sẽ làm
thay đổi tình hình chiến sự. Còn phát ngôn viên phủ tổng thống Ukraina, ông
Mykhailo Podolyak, thì cho rằng Wagner không còn tồn tại, gây « hiệu
ứng » truyền thông nhiều hơn là tác động trên thực tế.
(AFP) -
Người Thụy Điển gốc Nga bị nghi làm gián điệp cho Matxcơva có thể lãnh án tù
lên tới 5 năm. Doanh
nhân Thụy Điển gốc Nga Serguei Skvortsov đang bị xử kín vì bị nghi cung cấp
trái phép các công nghệ phương Tây cho Matxcơva. Phiên xét xử bắt đầu từ
04/09/2023 tại một tòa án ở Stockholm. Hôm nay 28/09, chưởng lý Henrij Olin
nhấn mạnh Serguei Skvortsov và 2 công ty của ông ta nằm trong hệ thống cung ứng
của Nga và do tình báo GRU của Nga quản lý.
(AFP) -
Đại diện khoảng hai chục nước họp tại Paris để thúc đẩy việc quay lại phát
triển điện nguyên tử. Hội
nghị diễn ra trong hai ngày 28 và 29/09/2023 tại Paris, dưới sự bảo trợ của
chính phủ Pháp và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OCDE. Tham dự hội nghị
có các bộ trưởng và các nhà công nghiệp hạt nhân của Nhật, Canada, Mỹ, Anh, và
nhiều nước thành viên Liên Âu. Mục tiêu là tăng tốc ngành điện hạt nhân, thúc
đẩy các định chế tài chính quốc tế đầu tư vào lĩnh vực điện hạt nhân để góp
phần đạt các mục tiêu trung hòa khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Tin Tức: Thứ Sáu 29.09.2023
1/ BÀ HOÀNG THỊ MINH HỒNG BỊ KẾT ÁN
3 NĂM TÙ VỀ TỘI “TRỐN THUẾ”
Vào hôm qua 28/9, tòa án thành Hồ đã kết tội “trốn
thuế” đối với nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng, với bản án 3 năm tù
giam cùng hình phạt bổ sung 100 triệu đồng.
Bà Hồng 51 tuổi, sáng lập viên và giám đốc của Trung
tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE), một tổ chức phi
lợi nhuận hoạt động trong lãnh vực bảo vệ thiên nhiên, động vật hoang dã, chống
biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững.
Bà bị bắt vào ngày 31/5 vừa qua với cáo buộc là chỉ huy
nhân viên không xuất hóa đơn giá trị gia tăng và không thực hiện đầy đủ thủ tục
về kế toán cho khoản thu 69 tỷ đồng. Đây là khoản tài trợ của các tổ chức nước
ngoài cho những dự án của tổ chức CHANGE trong thời gian từ 2012 cho đến khi
giải thể năm 2022. Số tiền bị cho là trốn thuế lên tới gần 7 tỷ đồng.
Báo chí lề đảng loan tin là trong phiên toà, bà Hồng
đã “thừa nhận hành vi phạm tội, và khai đã vận động gia đình khắc phục hơn 3 tỷ
rưởi đồng để nhận được “sự khoan hồng của nhà nước”. Hội đồng xét xử đã áp dụng
các tình tiết giảm nhẹ cho bà Hồng như thành khẩn khai báo, khắc phục hậu quả
và được chính phủ tặng bằng khen để giảm nhẹ một phần hình phạt.
Bà Hồng được biết đến là một nhà hoạt động môi trường
nổi tiếng ở Việt Nam và trên trường quốc tế. Năm 2019, tạp chí Forbes đã bình
chọn bà là một trong 50 phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất tại Việt Nam. Bà là người
Việt Nam đầu tiên tới Nam Cực trong chuyến thám hiểm quốc tế với mục tiêu nâng
cao nhận thức của cộng đồng thế giới về vấn đề khí hậu nóng lên toàn cầu...
2/
TNLT LÊ TRỌNG HÙNG TUYỆT THỰC ĐẾN NGÀY THỨ 25 TRONG TÙ
Tính đến ngày hôm qua 28/9, tù nhân lương tâm Lê Trọng
Hùng đã tuyệt thực đến ngày thứ 25 trong trại giam số 6 và dự trù sẽ kéo dài
đến ngày 9/11 tới đây.
Cần biết ông Hùng 44 tuổi đang thọ án 5 năm tù với cáo
buộc “tuyên truyền chống nhà nước CSVN”. Nhà báo độc lập này bị bắt vào ngày
27/3 năm 2021 sau khi tuyên bố ứng cử vào quốc hội trong cuộc bầu cử vào tháng 5
năm đó.
Trong cuộc tuyệt thực lần thứ hai này, ông có mục tiêu
yêu cầu tòa án mở lại phiên phúc thẩm xét xử vụ án của ông, vì khi tòa án xét
xử không có luật sư và người thân cũng không được thông báo. Ông cũng yêu cầu đám
cai tù tôn trọng quyền lợi chính đáng của tù nhân, và đề nghị đại biểu quốc hội
vào gặp vì cá nhân ông đang đề nghị thành lập tòa Bảo hiến.
Vợ ông là bà Đỗ Lê Na, đến trại giam ở huyện Thanh
Chương tỉnh Nghệ An để thăm gặp chồng vào ngày 23/9 vừa qua, và được biết sau
21 ngày nhịn ăn hoàn toàn, chỉ uống nước, ông đã sụt giảm 9 ký. Tuy nhiên tinh
thần của ông vẫn rất kiên cường và đầy lạc quan.
Bà Na nói rằng cả hai vợ chồng đều nhận thức là ít có
khả năng đại biểu quốc hội chịu vào trại giam để gặp ông Hùng, nhưng ông vẫn cứ
tuyệt thực để chứng minh cho người dân và cộng đồng quốc tế về thực chất của quốc
hội Việt Nam hiện nay.
Bà thuật lại lời chồng là “người đại biểu cho quyền
lợi của các cử tri mà lại bỏ mặc nguyện vọng và sinh mạng của cử tri thì họ
đang đại diện cho quyền lợi của đảng”. Trại giam đã áp dụng biện pháp an ninh
nghiêm ngặt khi gia đình thăm gặp ông Hùng vào ngày 23/9.
3/
CỔ PHIẾU VINFAST LAO DỐC TỪ 93 MỸ KIM XUỐNG CÒN 11 MỸ KIM
Cổ phiếu của hãng
xe VinFast trên thị trường chứng khoán Mỹ đã lao dốc liên tục từ mức 93 Mỹ kim
khoảng một tháng trước xuống còn 11 Mỹ kim, tính đến hết phiên giao dịch vào
ngày 27/9.
Số vốn của hãng xe
điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện chỉ còn 26 tỷ Mỹ kim, bằng mức định giá
ban đầu khi sát nhập với công ty Black Spade.
Cần biết là cổ
phiếu của VinFast được lên sàn chứng khoán tại Mỹ vào hôm 15/8 với mức giá là
22 Mỹ kim một cổ phiếu. Mức giá này đã tăng vọt, đưa số vốn của hãng xe VinFast
lên đến 58 tỷ Mỹ kim, cao hơn mức vốn thị trường của các công ty khác như hãng
Ford ở mức 48 tỷ Mỹ kim và General Motors là 46 tỷ Mỹ kim.
Với việc giá cổ
phiếu giảm mạnh liên tiếp trong các phiên giao dịch vừa qua, số vốn của VinFast
hiện xếp thứ 16 thế giới, sau hãng xe Hyundai của Nam Hàn và Li Auto của Trung Cộng.
Hôm 27/9, tập đoàn VinFast
đã gửi đến Uỷ ban Chứng khoán Mỹ bản đăng bạ sửa đổi việc chào bán cổ phiếu phổ
thông từ một số cổ đông, bao gồm các nhà tài trợ của Black Spade.
Theo bản đăng bạ,
nhóm này sẽ đưa ra hơn 75 triệu cổ phiếu phổ thông. Đây là một số lượng cổ
phiếu cao gấp 17 lần so với con số 4 triệu rưởi cổ phiếu niêm yết.
4/
HÀ NỘI CHÌM TRONG BIỂN NƯỚC SAU CƠN MƯA LỚN NHIỀU GIỜ
Mưa lớn liên tục
trong đêm ngày 27/9 đến sáng ngày 28/9 đã khiến thủ đô Hà Nội ngập trong biển
nước, gây ách tắc giao thông trong nhiều giờ đồng hồ.
Các hình ảnh được báo
chí lề đảng và mạng xã hội đăng tải cho thấy các phương tiện giao thông đi
trong nước ngập vào sáng hôm qua 28/9 ở nhiều tuyến đường lớn.
Theo số liệu của trung
tâm khí tượng quốc gia, tại một số quận huyện của Hà Nội, lượng mưa đo được lên
đến 250 ly.
Vào trưa ngày 28/9,
trung tâm này phát đi cảnh báo là trong ba giờ tiếp theo, nội thành Hà Nội
và các vùng lân cận tiếp tục mưa lớn, có nơi trên 80 ly. Đợt mưa này có khả
năng gây ngập úng cho nhiều tuyến phố nội thành với độ sâu đến nửa thước.
Cần biết là mưa lũ
tại các tỉnh miền trung Việt Nam trong 3 ngày qua khiến ít nhất bảy người
thương vong, theo số liệu chính thức của nhà nước.
Việt Nam hằng năm
phải hứng chịu nhiều trận bão, mưa lũ và sạt lở đất đai. Thống kê của nhà nước
VN vào năm ngoái cho thấy ít nhất 450 người chết và mất tích do các thảm họa
này.
VNTB – BBC Tiếng Việt sẽ về đâu sau khi rời London
VNTB
– Bí thư Thành ủy Hà Nội từ chối chủ thuyết Nguyễn Phú Trọng?
VNTB –
Bà Hoàng Thị Minh Hồng bị tuyên 3 năm tù vì tội trốn thuế
VNTB – Thủy điện đồng
loạt xả lũ ngay mùa mưa bão
Không,
trật tự thế giới hiện nay không phải là đa cực!
28/09/2018:
Tuyến vận chuyển Bắc Cực được mở do băng tan
Liên
tiếp bị tấn công, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ đi về đâu?
Đằng
sau cuộc đàn áp tiếng Quảng Đông và các phương ngữ ở Trung Quốc
26/09/1996:
Shannon Lucid trở lại Trái Đất
Tại
sao Mỹ không nên áp dụng chính sách ngăn chặn với Trung Quốc?
Tướng
lĩnh lão thành âm thầm gây áp lực lên Tập tại Bắc Đới Hà?
Bất
động sản Việt Nam gặp khó khăn khi công ty bất động sản Novaland chiến đấu với
chủ nợ29/09/2023
Hội
nghị Trung ương 8 của đảng CSVN và những bất ngờ …29/09/2023
Không chỉ Vinh
Xưa28/09/2023
Vai
trò của Chánh Án Toà án Nhân dân Tối cao trong vụ tử hình Lê Văn Mạnh28/09/2023
Lạm thu:
Xử lý hay dung túng?28/09/2023
Bamboo
Airways của Việt Nam đang chật vật trả lương phi công, một số phi công đã rời
công ty28/09/2023
Tiến sĩ thời nay28/09/2023
‘Cứ
sai là bị kỷ luật hết thì lấy đâu ra người làm việc’?28/09/2023
Sự
giúp đỡ của phương Tây dành cho Ukraine có thể sẽ giảm đi trong năm tới28/09/2023
Giáo
dục lấy học sinh làm con tin28/09/2023
Huỳnh
Chí Viễn - Câu chuyện bánh trung thu
Đỗ
Duy Ngọc - Mặt trận Tổ quốc giữ tiền sao không trao lại sớm cho dân
Ngô
Nhân Dụng - Chính phủ Mỹ sẽ đóng cửa hay không?
Đỗ
Duy Ngọc - Tiến sĩ thời nay
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
TS. Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu): “Tôi chỉ là người nhận thức được
chân lý” 29/09/2023
Bà Hoàng Thị Minh Hồng bị tuyên 3 năm tù vì tội trốn thuế 29/09/2023
Quyết định bởi chính sách 29/09/2023
Đúng là vãi với con số thống kê! 29/09/2023
BBC Tiếng Việt sẽ về đâu sau khi rời London 29/09/2023
Nhà báo Nguyễn Đức: “Ngôi mộ trơ trọi của tử tù Lê Văn Mạnh khiến
tôi hổ thẹn” 29/09/2023
Lời tạm biệt 28/09/2023
Vài điều tóm lại cho gọn 28/09/2023
Giáo dục lấy học sinh làm con tin 28/09/2023
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Có 'tí' rượu bia, cán
bộ ngân hàng xưng 'mày tao' rồi đấm Cảnh sát giao thông
ANTD.VN - Ngày 28-9, Phòng CSGT tỉnh Bắc
Ninh cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Bắc Ninh đã ra quyết định khởi tố vụ án
hình sự, khởi tố bị can đối với Lê Ngọc (SN 1968, cán bộ ngân hàng) về tội
“Chống người thi hành công vụ”.
Theo điều tra, vào khoảng 22h40 ngày 8-9, tổ tuần tra kiểm soát
Phòng CSGT Công an tỉnh Bắc Ninh triển khai nhiệm vụ xử lý chuyên đề vi phạm
nồng độ cồn tại tỉnh lộ 295B (phường Võ Cường, TP Bắc Ninh), đã dừng kiểm tra ô
tô BKS: 99A-010.45 do ông Lê Ngọc (SN 1968, trú tại TP Từ Sơn, Bắc Ninh) điều
khiển.
Khi tổ công tác đề nghị lái xe kiểm tra nồng độ cồn, ông Lê Ngọc
không chấp hành, và dù được giải thích nhiều lần, người này vẫn chây ỳ, sau đó
có hành vi gạt máy đo nồng độ cồn, xưng "mày, tao" với cán bộ làm
nhiệm vụ và đấm vào mặt 1 thành viên tổ công tác.
Trước hành vi chống đối trên, tổ công tác đã cùng nhân dân khống
chế đối tượng và bàn giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Bắc Ninh.
Qua đấu tranh xác định, ông Lê Ngọc là cán bộ 1 Ngân hàng có chi
nhánh tại Bắc Ninh. Kết quả kiểm tra bằng thiết bị sau đó cho thấy đối tượng
Ngọc vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,118 miligam/1L khí thở. Ngoài ra, tài xế này
cũng không có giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe cũng như giấy chứng nhận kiểm
định ATKT và BVMT.
Căn cứ tài liệu, chứng cứ, CQĐT CATP Bắc Ninh đã ra quyết định
hởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Lê Ngọc về tội “Chống người thi
hành công vụ”.
Vi phạm nghiêm trọng
khi còn đương chức, nguyên Chủ tịch phường bị khai trừ Đảng
ANTD.VN - Ông Đào Văn Thơm, nguyên Phó
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Thanh Bình, Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh
Điện Biên, bị khai trừ Đảng do có nhiều vi phạm nghiêm trọng khi còn đương
chức.
Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Điện Biên khóa XIV, nhiệm kỳ
2020-2025 vừa tổ chức Kỳ họp lần thứ 28. Đồng chí Nguyễn Sỹ Quân, Ủy viên Ban
Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét thi hành kỷ luật đối với ông
Đào Văn Thơm - đảng viên Chi bộ thôn Triều Khúc, Đảng bộ xã Tân Triều thuộc
Đảng bộ huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội; nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch
UBND phường Thanh Bình, Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Theo đó, UBKT Tỉnh ủy nhận thấy: Ông Đào Văn Thơm với trách
nhiệm được giao là Phó Bí thư Đảng ủy phường Thanh Bình nhiệm kỳ 2010-2015,
2015-2020, Chủ tịch UBND phường Thanh Bình nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 đã
thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý trong chỉ đạo, thiếu kiểm tra,
không chấp hành chỉ đạo của UBND Thành phố Điện Biên Phủ;
Thực hiện không đúng quy định trong công tác quản lý, sử dụng
đất đai trên địa bàn phường; vi phạm Luật xây dựng năm 2003, Luật đầu tư năm
2005, Luật đất đai năm 2013, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2013, Luật
cán bộ, công chức năm 2008, quy định những điều đảng viên không được làm và
trách nhiệm nêu gương.
Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, trong
đó, có những hậu quả không khắc phục được, làm thất thoát tài sản, ngân sách
nhà nước, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng
và chính quyền địa phương.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả của vi phạm; căn cứ quy
định của Đảng, UBKT Tỉnh ủy quyết định thi hành kỷ luật ông Đào Văn Thơm bằng
hình thức Khai trừ ra khỏi Đảng.
Xử lý 1.541 cơ sở
“chung cư mini” vi phạm quy định PCCC
Nguyễn Cảnh
https://cand.com.vn/Hoat-dong-LL-CAND/xu-ly-1-541-co-so-chung-cu-mini-vi-pham-quy-dinh-pccc-i708656/
Công an TP Hồ Chí Minh đã kiểm tra hơn 10.000
cơ sở nhà chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê để ở
có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ
cao. Qua kiểm tra, phát hiện, xử lý 1.541 cơ sở với tổng số tiền phạt hơn 2,4
tỷ đồng; đình chỉ hoạt động 3 cơ sở, tạm đình chỉ hoạt động 3 cơ sở. Ngoài ra,
có 4 cơ sở bị xử lý trong lĩnh vực xây dựng, 41 cơ sở bị xử lý trong lĩnh vực
đăng ký kinh doanh, 161 cơ sở bị xử lý trong đăng ký thường trú, tạm trú.
Đây là thông tin được Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng Phòng
Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết tại họp báo chiều 28/9.
Thượng tá Lê Mạnh Hà cung cho biết về nguy cơ cháy nổ đối với xe
đạp điện, xe máy điện tại các “chung cư mini”. Hiện nay, xe đạp điện, xe máy
điện là loại hình phương tiện lưu thông phổ biến tại Việt Nam. Thời gian vừa
qua, đã xảy ra các vụ cháy nổ liên quan đến xe điện. Khi các phương tiện sử
dụng điện tăng, góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời nguy cơ xảy ra cháy nổ
đối với xe đạp điện, xe máy điện cũng tăng lên. Do một số nguyên nhân như:
những người sử dụng xe điện thường có tâm lý chủ quan và thói quen sạc pin qua
đêm, không có người trông coi; sạc xe ngay sau khi sử dụng phương tiện mà pin
vẫn còn nóng; mua sắm phương tiện giá rẻ không đảm bảo chất lượng.
Xe điện sử dụng nhiều loại ắc quy, pin như: ắc quy chì acid, ắc
quy khô, pin acid chì, pin niken hidruakim loại loại, pin lithium ion, pin
nickel - cadmium. Phổ biến nhất là loại pin lithium ion, khi cháy, nổ sẽ khó
dập tắt được bằng những bình cứu hỏa thông thường, do cháy pin xe điện không
cần oxy mà là cháy xuất phát từ các phản ứng hóa học bên trong pin.
Cơ quan Công an đã yêu cầu trong quá trình sạc điện cho xe đạp
điện, xe máy điện khu vực để xe trong chung cư, các tủ điện, thiết bị điều
khiển và cấp nguồn cho trạm sạc được bố trí ở khu vực khô ráo, ngăn với khu vực
có nguồn lửa, nguồn nhiệt; bố trí vị trí sạc cho xe điện ngăn cách với khu vực
để xe sử dụng động cơ khác (ngăn cách bằng hành lang, lối đi hoặc không gian
trống không có tải trọng cháy...); khi sạc điện không để xe, ắc quy, pin, bộ
sạc bên trên hoặc gần các vật dụng, hàng hóa dễ cháy, nổ gần nguồn lửa, nguồn
nhiệt, thiết bị sinh lửa sinh nhiệt.
Trong quá trình sạc điện phải có người thường trực và thường
xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý ngay khi có sự cố, khuyến cáo không
nên sạc điện qua đêm; cần bố trí cầu dao điện, áptômat, cầu chì... tại tủ điện
cấp nguồn cho xe điện đảm báo đóng ngắt bằng tay khi xảy ra sự cố cháy, nổ. Bố
trí bình Form chữa cháy hoặc thùng chứa cát để dập lửa.
Lạm quyền khi chứng
thực, một cựu Phó Chủ tịch UBND phường bị bắt
Phương Lan
Chiều 28/9, Cơ quan CSĐT Công an thị xã
Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực
hiện lệnh bắt tạm giam về tội danh “Lạm quyền trong khi thi hành công
vụ” đối với ông Trần Thanh Tùng, cựu Phó Chủ tịch UBND phường Ninh Hải,
thị xã Ninh Hòa.
Dấu hiệu sai phạm của ông Trần Thanh Tùng được phát
hiện sau một cuộc thanh tra và kết luận từ tháng 6/2022.
Theo kết luận này, trong năm 2017, UBND phường Ninh Hải
lập thủ tục xét duyệt hồ sơ, đề nghị UBND thị xã Ninh Hòa cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích 14.238m2 đất trồng
cây lâu năm cho bà Trương Thị X.
Sau khi có được “sổ đỏ” trong tay, tháng 6/2017, bà X
làm thủ tục tách thửa đất nêu trên thành 2 thửa riêng biệt rồi
chuyển nhượng một thửa cho Trần Thanh T là con trai của ông
Tùng.
Mặc dù thời điểm đó, ông Tùng không được người có
thẩm quyền phân công nhiệm vụ chứng thực hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, nhưng vị cán bộ này vẫn lạm quyền ký chứng
thực vào hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà X với con trai
mình.
Nghiêm trọng hơn khi ông Tùng thừa biết thực tế giá
chuyển nhượng thửa đất là 240 triệu đồng, nhưng trong hợp đồng chỉ
ghi số tiền 10 triệu đồng, mà vẫn được ông Tùng chứng thực.
Phát hiện có dấu hiệu tội phạm từ khi có kết luận
thanh tra, UBND thị xã Ninh Hòa đã chuyển hồ sơ vụ việc cho Công an
thị xã Ninh Hòa tiến hành điều tra và xử lý theo quy định pháp
luật.
Tín dụng đen, cuộc đời
đen
Ngọc Thiện
https://antg.cand.com.vn/Vu-an-noi-tieng/tin-dung-den-cuoc-doi-den-i708460/
Lãi suất “cắt cổ”, điều khoản nghiêm khắc
nhưng vẫn có rất nhiều người chấp nhận thực hiện để vay tín dụng đen. Vì đâu mà
họ liều mạng đến như vậy? Đơn giản, vì họ cần tiền mà không thể đi kiếm tìm ở
nơi nào khác. Đã rất nhiều năm, nạn tín dụng đen đội lốt dưới vỏ bọc khác nhau
không ngừng phát triển, lôi kéo hàng ngàn nạn nhân tham gia dẫn đến kiệt quệ
kinh tế vì lãi suất, nhiều người mất nhà cửa, tài sản, gia đình ly tán...
“Vòng kim cô” tín dụng đen
Là nạn nhân của tín dụng đen, anh D.V.H. (30 tuổi, quê Hải
Dương, tạm trú Q Tân Phú, TP Hồ Chí Minh), dù vừa hoàn tất khoản nợ nhưng hiện
tại anh H. vẫn long đong với các khoản vay bù đắp, chắp vá nhằm thoát khỏi
“vòng kim cô” tín dụng đen đã trót vay trước đó. Anh H. là thợ cơ khí, vợ bán
hàng rong tại cổng trường cấp 2. Mong muốn cho vợ có một cái quán nhỏ để ổn
định việc làm, không còn phải cảnh nắng chói mưa giăng trên chiếc xe đẩy, anh
H. quyết định thuê một mặt bằng có giá 5 triệu/tháng, anh cũng nghỉ làm thợ cơ
khí để tập trung bán hàng cùng vợ. Số tiền tích góp được không đủ mở rộng kinh
doanh, hai vợ chồng bàn nhau đi vay nóng bên ngoài một khoản, dự tính cùng lắm
3 tháng sau sẽ hoàn trả.
Vợ chồng anh H. được “giải ngân” 20 triệu với điều kiện cung cấp
đủ giấy tờ gồm: Căn cước công dân, giấy phép lái xe, ảnh chân dung của hai vợ
chồng, số điện thoại bố mẹ hai bên và anh em ruột. Chủ nợ đến tận quán của anh
chị để kiểm tra, chụp ảnh đủ kiểu. Đến ngày hẹn đưa tiền thì chủ nợ yêu cầu
thêm một nội dung nữa là “cần ảnh khỏa thân của vợ”. Anh H. nghe giận tím
người, vợ anh thì la lên phản đối. Chủ nợ trấn an: “Yên tâm, cái này làm niềm
tin cho nhau để có trách nhiệm hơn, cam kết không lộ lọt ra ngoài”. Vợ chồng
anh H. bàn nhau hủy kèo không vay nữa, đi vay chỗ khác.
“Mình nghèo nhưng phải có danh dự, nhân phẩm, cầm cắm cái gì
cũng được, ai lại đi “cầm” cái clip khỏa thân của vợ, xấu hổ, nhục nhã lắm”,
anh H. chia sẻ. Sau khi hủy kèo bên này, vợ chồng anh H. cũng đi vay khắp nơi
nhưng chẳng đáng là bao, buộc lòng họ phải quay lại tín dụng đen nhưng phải nơi
nào không yêu cầu ảnh khỏa thân mới được. Cuối cùng, vợ chồng cũng đươc giải
ngân khoản vay 30 triệu, với lãi suất 1,5%/ngày cùng phí dịch vụ 5%. Công việc
kinh doanh mấy tháng đầu chưa có khách nên để trả lãi mỗi ngày là quá sức với
vợ chồng anh H. Tuy nhiên, nếu trả trễ một ngày, sẽ bị lãi phạt và phải tất
toán gốc trong vòng một tuần. Nhận thức rõ mình đang nằm trong miệng cọp, chỉ
cần thất hẹn là sẽ bị “nuốt chửng” ngay, vợ chồng anh H. cứ giật chỗ này vá chỗ
kia, cố gắng hết sức đắp đổi khoản nợ. Gồng gánh lãi được hơn 6 tháng thì họ
quá sức, cảm giác như bản thân đang làm trâu ngựa cho chủ nợ, đã thế ngày nào
cũng bị tra tấn tinh thần từ các cuộc gọi... nhắc nhở của chủ nợ.
Vợ chồng tôi quyết định phải trả cho bằng hết, bán hết tài sản
trong nhà để trả, thậm chí sang luôn mặt bằng quán đang kinh doanh cũng chấp
nhận. May mắn là vào thời điểm bí bách, bố vợ ở quê có khoản vay của cựu chiến
binh nên đã cho chúng tôi mượn. Trả xong nợ, vợ chồng tôi như được cởi trói”,
anh H. cho biết.
Thế chấp bằng... ảnh khỏa thân
Sau Tết, chị Đ.T.H. (26 tuổi, ngụ TP Dĩ An, Bình Dương) bị cắt
hợp đồng lao động tại công ty. Nghỉ việc, H. được nhận một khoản trợ cấp và bảo
hiểm. Chị trả nợ một phần, số còn lại đầu tư xe cà phê muối đi bán lưu động
trên đường Nguyễn Hữu Thọ (Q 7, TP Hồ Chí Minh). Tiền đầu tư xe đẩy, máy xay cà
phê, nguyên liệu vượt quá số vốn ít ỏi nên H. nghĩ ngay đến việc đi vay bên
ngoài. Trước khi được vay, H. cung cấp giấy tờ tùy thân, nick Facebook và một
ảnh khỏa thân. Ban đầu H. không đồng ý nhưng chủ nợ nói cam kết không lộ lọt và
khi nào thanh toán sẽ xóa toàn bộ dấu vết. H. nghĩ đơn giản chỉ 1-2 tháng là
gom đủ tiền. Máu kinh doanh đang lên cao, tình thế này không vay không được,
chị nhắm mắt đưa chân. Trả lãi đều đặn được 3 tháng, đến tháng thứ 4 thì chậm
mấy ngày, H. chủ động báo cho chủ nợ biết để thông cảm nhưng không ngờ họ đã xử
lý mạnh tay bằng cách tung ảnh khỏa thân của H. lên mạng.
Hoảng sợ khi thấy tấm ảnh khỏa thân của mình trên mạng xã hội.
Chưa kịp hỏi sự tình ra sao thì H. nhận được tin nhắn hình ảnh khỏa thân của
mình từ chủ nợ. H. khóc lóc van xin gỡ ảnh xuống và hứa trong ngày sẽ thanh
toán hết số tiền đã vay. Chấp nhận lời hứa, chủ nợ đã cho gỡ ảnh xuống. Ngay
trong ngày, H. đã đi cầm chiếc xe máy, tháo đôi bông tai và năn nỉ van xin
người chị gái cho mượn đôi vàng cưới để đủ số tiền 22 triệu trả nợ gốc và lãi.
Dù đã trả xong nợ, H. vẫn lo sợ nơm nớp một ngày nào đó tấm ảnh khỏa thân của
mình sẽ lại bị treo trên mạng.
Vay tín dụng đen thế chấp bằng clip hoặc ảnh khỏa thân là độc
chiêu được các đối tượng sử dụng để uy hiếp tinh thần con nợ. Chúng đánh vào tư
tưởng quan niệm rằng, ai cũng coi trọng liêm sỉ và phẩm giá. Bị chửi bới, lăng
mạ, thậm chí đánh đập có thể chấp nhận nhưng để lộ cơ thể lõa lồ của mình ra
trước thiên hạ sẽ là nỗi nhục không gì có thể xóa nhòa được. Bằng cách này,
chúng sẽ khống chế được nạn nhân, buộc họ phải làm theo yêu cầu.
Quyết tâm trấn áp nạn tín dụng đen, chặt đứt “vòi bạch tuộc” của
các đường dây tội phạm này, ngày 22/9, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, các đơn
vị nghiệp vụ vừa triệt xóa 2 băng nhóm tội phạm cho vay lãi nặng trong giao
dịch dân sự và cưỡng đoạt tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Băng nhóm đầu tiên do Phạm Văn Trường (sinh năm 1990, trú tại
phường Tân Chánh Hiệp, Q 12) cầm đầu. Khi khách hàng có nhu cầu vay tiền sẽ gọi
điện đến số hotline của trang web, Trường và đồng bọn sẽ tư vấn các khoản vay
cho khách, khi khách hàng đồng ý thì các đối tượng cho người đến khảo sát công
ty, nhà ở, tài sản của người vay, thẩm định hồ sơ rồi ký hợp đồng, giải ngân
qua tài khoản ngân hàng do người vay cung cấp.
Thông thường, mỗi hồ sơ cho vay sẽ kéo dài trong 25 ngày, người
vay phải chịu khoản phí dịch vụ từ 2-5% số tiền vay và lãi suất vay đứng từ
1-1,5% mỗi ngày. Nếu trường hợp khách vay lần đầu đóng lãi, trả gốc đúng hạn
thì lần thứ 2 sẽ được cho vay tiền mà không cần thẩm định hồ sơ và tài sản. Với
phương thức, thủ đoạn trên, các đối tượng đã thu lợi bất chính số tiền 273
triệu đồng.
Băng nhóm thứ hai do Vũ Huy Hùng (sinh năm 1992, thường trú tại
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) cầm đầu cùng đồng bọn thực hiện. Khi có người
vay, các đối tượng yêu cầu người vay cung cấp ảnh căn cước công dân, ảnh và
clip khỏa thân người vay, Facebook của bố mẹ và bạn bè. Sau khi người vay gửi
đủ các yêu cầu trên thì các đối tượng tiến hành giải ngân bằng hình thức chuyển
khoản đến tài khoản của khách vay hoặc đưa trực tiếp bằng tiền mặt, với lãi
suất vay đứng, vay trả góp từ 10-20%/ngày.
Nếu người vay không trả tiền thì các đối tượng sẽ đòi nợ bằng
cách gọi điện thoại, nhắn tin đe dọa và đăng hình ảnh căn cước công dân, ảnh
khỏa thân lên tài khoản mạng xã hội. Với phương thức, thủ đoạn trên, Hùng và
đồng bọn đã thu lợi bất chính hơn 1 tỉ 300 triệu đồng.
Tín dụng đen vươn về làng quê
Không chỉ hoành hành tại các thành phố lớn, tín dụng đen đã vươn
“vòi bạch tuộc” về các vùng quê, làng bản, len lỏi vào đời sống của người dân.
Mấy tháng nay, cuộc sống của gia đình bà Lê Thị M., (Đức Trọng, Lâm Đồng) trở
nên lao đao vì các khoản nợ “xã hội”. Bà M. cho biết, từ 2 năm nay, tháng nào
bà cũng phải đưa chồng đi chữa bệnh tại TP Hồ Chí Minh. Nhà có mấy sào cà phê
không đủ trang trải, bà phải mượn nóng bên ngoài. Người ta tới tận nhà khảo
sát, xác minh rồi thu thập giấy tờ của hai vợ chồng, sau đó cho vay. Mỗi lần
vay được 10 triệu, lãi suất trả theo tháng, mỗi tháng 800 ngàn đồng, cứ 3 tháng
thì thanh toán gốc một lần. Nếu uy tín thì cho vay tiếp. Vừa rồi đến hẹn tất
toán mà bà chưa có nên bị chủ nợ kéo đến dọa “đưa đi tù” và “gửi thông báo nợ tới
trường của con gái đang học đại học”. Vốn trọng danh dự, chồng bà M. dù ốm đau
những quyết phải lo để trả nợ. Không thể vay mượn bên ngoài được, bà M. đã
“chốt” 3 tạ cà phê non ở đại lý được 15 triệu. vừa đủ trả gốc, lãi và phí dịch
vụ cho chủ nợ. “Suốt mấy tháng vay nợ “xã hội”, vợ chồng tôi luôn căng thẳng
tinh thần, chủ nợ gọi điện liên tục thúc giục, mất ăn mất ngủ”, bà M. thổ lộ.
Gia đình bà M. là một trong hàng trăm nạn nhân sống nơi làng quê vướng vào tín
dụng đen. Thủ tục vay ngắn gọn, nhanh chóng chính là “miếng mồi” khiến cho bao
con người “dính bẫy”, để rồi vô tình siết “chiếc vòng kim cô” vào cổ, khi thoát
ra được cũng hụt hơi, ám ảnh.
Những ngày cuối tháng 9/2023, Công an tỉnh Lâm Đồng đã triệt xóa
thành công băng nhóm cho vay nặng lãi thu lợi bất chính số tiền hàng tỷ đồng
của các đối tượng từ các tỉnh phía Bắc vào hoạt động tín dụng đen.
Để tiếp cận khách hàng, các đối tượng lập nhiều tài khoản, tạo
app rồi quảng cáo cho vay với hình thức không thế chấp trên mạng xã hội. Khi
khách có nhu cầu vay tiền, thông qua Zalo, Facebook để liên hệ, chụp căn cước
công dân hoặc đưa đối tượng trực tiếp đến nơi ở để xác minh. Sau khi thống nhất
số tiền vay, phí dịch vụ và hình thức góp người vay sẽ nhận tiền qua tài khoản
và trả tiền góp hằng ngày. Đến thời điểm hiện tại, các đối tượng đã cho trên
130 khách vay, trên 400 lượt giao dịch với số tiền khoảng 10 tỷ đồng, lãi suất
vay từ 365-820%/năm, thu lợi bất chính trên 1,6 tỷ đồng.
Trung tá Lê Duy Long - Đội trưởng Đội Điều tra tội phạm tuyến,
địa bàn, Phòng Cảnh sát hình sự cho biết, không giống với cách thức truyền
thống như rải tờ rơi, để lại số điện thoại rồi gặp trực tiếp giải ngân, thu
tiền, nhóm đối tượng này ngồi ở nhà thực hiện tất cả công đoạn trên. Đối tượng
cho vay mà chúng nhắm đến thường là những người khó khăn trong tiếp cận tài
chính và rất cần tiền, nên nhiều trường hợp bất chấp lãi cao để vay, sau khi bị
đòi đã bỏ trốn khỏi địa phương gây nên tình trạng mất an ninh, trật tự.
Làm thế nào khi bị tổ chức tín dụng đen “khủng bố” tinh thần?
Theo
luật sư Nguyễn Thanh Biên (Giám đốc Công ty Luật Pilot, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí
Minh), trong trường hợp bị tổ chức tín dụng đen, cho vay lãi nặng “khủng bố”
tinh thần, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội hoặc đe dọa, đập phá đồ
đạc, gây thương tích, bắt cóc, bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ thì ngay
lập tức báo cho Cơ quan công an nơi gần nhất để giải quyết. Để bảo vệ bản thân
mình, cần cung cấp cho Cơ quan công an số điện thoại, nội dung tin nhắn, thu
thập các tài liệu, chứng cứ về việc bị vu khống, bôi nhọ danh dự, như các bài
đăng và hình ảnh bôi nhọ danh dự, các bài đăng vu khống vay tiền, lừa đảo. Ghi
âm những lời lẽ, cuộc gọi vu khống, đe dọa. Đối với tổ chức cá nhân hoạt động
tín dụng đen lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông
tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ
quan, tổ chức, làm nhục danh dự, nhân phẩm của cá nhân; hành vi cho vay lãi
nặng trong quan hệ dân sự có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
Tan hoang kênh tiêu
750 tỷ đồng
ĐIỀN BẮC
http://daidoanket.vn/tan-hoang-kenh-tieu-750-ty-dong-5739590.html
Dự án
kênh tiêu Châu Bình (thuộc hợp phần của dự án hồ chứa nước bản Mồng) được đầu
tư hơn 750 tỷ đồng từ 10 năm trước. Đến nay, dù chưa đưa vào sử dụng nhưng lòng
kênh đã tan hoang, nhiều vị trí đã bị sạt lở, xuống cấp hư hỏng, thậm chí lòng
kênh được người dân chặn để làm nơi thả cả.
Dự án kênh tiêu Châu
Bình ở xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An là một hạng mục quan trọng
nằm trong dự án hồ chứa nước bản Mồng. Dự án kênh tiêu Châu Bình được phê duyệt
vào tháng 10/2012 với số vốn hơn 750 tỷ đồng. Toàn bộ chiều dài con kênh khoảng
10km, đi qua xã Châu Bình (huyện Quỳ Châu) và xã Yên Hợp (huyện Quỳ Hợp).
Dự án do Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư. Kênh tiêu Châu
Bình được xây dựng với mục tiêu tiêu thoát lũ vùng trung tâm thị tứ Châu Bình,
cấp nước cho 180ha đất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân. Vì khi hồ
chứa nước Bản Mồng bắt đầu tích nước nếu không có kênh tiêu Châu Bình thì phần
lớn diện tích của xã Châu Bình sẽ bị ngập. Vì thế, con kênh này đóng một vai
trò rất quan trọng.
Theo thiết kế, con kênh
làm bằng đất, được đào sâu bình quân từ 12 - 15m. Cùng với đó là các hạng mục
xây dựng cầu bắc qua lòng kênh phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên
hơn 10 năm qua, đến nay kênh tiêu Châu Bình vẫn chưa đưa vào hoạt động.
Theo ghi nhận của chúng
tôi trong tháng 9/2023, toàn bộ tuyến kênh đã bị sạt lở nghiêm trọng. Lòng kênh
bị biến dạng, một khối lượng lớn đất sạt lở xuống lòng kênh. Hai bên bờ kênh,
những mảng bê tông cũng gãy vụn, tạo nên một khung cảnh tan hoang. Nhiều vị trí
sạt lở, áp sát con đường bê tông kiên cố chạy song song với tuyến kênh. Một số
điểm người dân địa phương tận dụng để làm lồng nuôi cá. Trong khi đó, một số mố
cầu vốn được xây dựng kiên cố cũng đã sụt lún, nứt toác.
Theo người dân địa
phương, từ nhiều năm qua, dự án này hầu như "án binh bất động" khiến
nhiều điểm bị sạt lở ngày một nghiêm trọng. Nhiều đoạn bê tông rãnh dọc, ngang
gia cố mái, cống tiêu nước, đổ sập hoàn toàn. Dọc theo tuyến kênh, người dân tận
dụng diện tích đất để trồng keo, cũng làm giảm tình trạng sạt lở. “Hiện tượng
sạt lở, hư hỏng diễn ra khoảng 5 năm trước, và cũng từ đó đến nay không thấy
thi công hay gia cố gì, thậm chí cũng chưa thấy kênh tiêu hoạt động” - ông Lê
Văn Nam (xã Châu Bình) nhà gần kênh tiêu cho biết.
Ông Nguyễn Đình Hưng -
Phó Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển
nông thôn (Sở NNPTNT tỉnh Nghệ An) cho biết: Nguyên nhân đến nay dự án kênh
tiêu Châu Bình vẫn chưa được đưa vào sử dụng là do thiếu vốn. Khi có nguồn vốn,
đơn vị thi công sẽ phải khắc phục lại các điểm bị hư hỏng và hoàn thành các
hạng mục còn lại, để dự án sớm đưa vào sử dụng.
Không chỉ kênh tiêu Châu
Bình, quá trình thi công dự án Hồ chứa nước Bản Mồng đến nay vấn đề tái định cư
vẫn còn vướng mắc. Đây là dự án được Chính phủ cho chủ trương đầu tư từ năm
2006, năm 2009 Bộ NNPTNT phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng.
Đến năm 2011, do không cân đối đủ vốn nên công trình phải dừng và năm 2017 mới
tiếp tục.
Đối với công tác bồi
thường, từ năm 2009 đến nay, tỉnh Nghệ An đã bồi thường, giải phóng mặt bằng
được 672ha, kinh phí 574 tỷ đồng. Riêng địa bàn huyện Quỳ Châu đã thực hiện bồi
thường cho 1.611 tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tại 11 thôn, bản thuộc xã Châu
Bình và 7 thôn, bản tại xã Châu Hội bị ảnh hưởng bởi dự án.
Theo số liệu từ UBND
huyện Quỳ Châu, hiện trên địa bàn còn gia đình ông Nguyễn Văn Phương chưa thống
nhất phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với lý do giá đất thấp so với
giá thực tế; 5 hộ tại bản Đồng Phầu, xã Châu Bình chưa được chi trả tiền bồi
thường.
Ngoài ra, có 382 ngôi mộ
tại nghĩa trang bản Kẻ Khoang chưa bồi thường và di dời được do chưa bố trí
được nghĩa trang mới liên quan đến đất Lâm trường Cô Ba chưa được thu hồi; hơn
46ha đất rừng tự nhiên chưa hoàn thiện hồ sơ. Một số hộ gia đình tận dụng quỹ
đất bằng ven sông, suối, đất hoang nhưng bản đồ đo đạc không thể hiện chi tiết
nên không thể kiểm đếm từng gia đình.
Ông Lê Hải Lý - Phó Chủ
tịch UBND huyện Quỳ Châu cho biết: Trên địa bàn hiện có 2 khu tái định cư phục
vụ di dân dự án hồ chứa nước bản Mồng, nhưng đang gặp nhiều vướng mắc. Theo đó,
mặc dù việc tái định cư khu 1 đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên trong quá trình
thi công gặp độ dốc lớn, phải điều chỉnh lại. Trong khi đó, khu phía dưới thì
phải chờ đắp đập phụ mới thi công.
120 huyện, thị xã tại
14 tỉnh có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở
Theo
TTXVN
http://daido anket.vn/120-huyen-thi-xa-tai-14-tinh-co-nguy-co-cao-xay-ra-lu-quet-sat-lo-5739786.html
Theo cơ
quan dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong chiều và tối nay có 120 huyện,
thị xã, thành phố tại 14 tỉnh tiếp tục có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở
đất đá.
Chiều 28/9, Trung tâm Dự
báo Khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và
Môi trường) tiếp tục phát đi thông tin cảnh báo trong chiều và tối nay, tại các
tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục
có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá.
Ngoài các tỉnh trên, lần
cảnh báo này, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia còn “điểm danh”
thêm 7 tỉnh có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá, bao gồm: Lào Cai,
Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Đáng chú ý, theo cơ quan
dự báo, lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp
tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá
trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế
gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế-xã hội.
Trước mắt, trong 6 giờ
tới, tại các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Tuyên Quang,
Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn có mưa với
lượng mưa tích lũy phổ biến từ 30-50mm, có nơi trên 100mm.
Riêng tại các tỉnh Thanh
Hóa và Nghệ An, dự báo sẽ tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ
20-40mm, có nơi trên 70mm.
Các khu vực có nguy cơ
xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá tập trung tại 120 huyện, thị xã, thành phố gồm:
Thành phố Sơn La và các huyện Mộc Châu, Phù Yên, Vân Hồ, Yên Châu, Mai Sơn,
Mường La, Bắc Yên (tỉnh Sơn La); thành phố Hòa Bình, Cao Phong, Lạc Thủy, Yên
Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình);
thị trấn Tam Đảo, Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc).
Các địa phương tiếp theo
là thành phố Lào Cai, Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai, Bảo Thắng, Mường Khương, Văn
Bàn, Bảo Yên, thị xã Sa Pa, (tỉnh Lào Cai); thành phố Yên Bái, Trấn Yên, Văn
Chấn, Trạm Tấu, Yên Bình (tỉnh Yên Bái); Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Lâm Thao,
Phù Ninh, Tam Nông, Tân Sơn, Thanh Ba, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập, thị xã
Phú Thọ, Việt Trì (tỉnh Phú Thọ).
Thành phố Tuyên Quang,
Na Hang, Sơn Dương, Chiêm Hóa, Yên Sơn, Lâm Bình, Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang);
Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình, thị xã Phổ Yên, Sông Công,
thành phố Thái Nguyên, Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên); thành phố Lạng Sơn, Hữu Lũng,
Bình Gia, Lộc Bình, Văn Lãng, Tràng Định, Cao Lộc, Văn Quan, Chi Lăng, Bắc Sơn,
Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn).
Thành phố Bắc Giang, Lục
Nam, Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn, Lạng Giang, Yên
Dũng (Bắc Giang); Bắc Kạn, Pác Nặm, Ba Bể, Ngân Sơn, Na Rì, Bạch Thông, Chợ
Đồn, Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); Đông Triều, Quảng Yên, Cẩm Phả, Uông Bí, Hạ Long,
Ba Chẽ, Vân Đồn, Tiên Yên (Quảng Ninh).
Các khu vực có nguy cơ
sạt lở ở miền Trung gồm: Bá Thước, Lang Chánh, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát,
Thường Xuân, Như Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy (tỉnh Thanh Hóa); Tương Dương, Kỳ
Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Con Cuông, Anh Sơn, Quỳ Hợp, Thanh Chương, Đô Lương,
Tân Kỳ, Nghĩa Đàn (tỉnh Nghệ An).
Cũng theo Trung tâm Dự
báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong 24 giờ qua (từ 14 giờ ngày 27/9 đến 14
giờ ngày 28/9), tại khu vực các tỉnh Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đã có mưa to,
có nơi mưa rất to. Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh
trên đã gần bão hòa (trên 90%) hoặc đạt trạng thái bão hòa./
Đà Nẵng: Nghiêm cấm ép
buộc học sinh học tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài
Hải Châu
DNVN - Chiều 28/9, Sở GD&ĐT Đà Nẵng ra thông cáo báo chí về
việc tổ chức dạy học tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài tại các trường
tiểu học trên địa bàn TP.
Theo Sở GD&ĐT Đà Nẵng, hiện nay phần lớn các trường tiểu học
trên địa bàn TP đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày (còn một số trường trên địa bàn
quận Liên Chiểu và Cẩm Lệ chưa thực hiện đối với học sinh lớp 5 do điều kiện cơ
sở vật chất).
Vì vậy, nhà trường phải tổ chức dạy học đảm bảo theo thời
khóa biểu chính khóa, bao gồm các tiết học theo chương trình và tiết học tăng
cường do đội ngũ giáo viên nhà trường được phân bổ (biên chế và hợp đồng theo
chỉ tiêu) trực tiếp thực hiện, đảm bảo số tiết tối thiểu/tuần/giáo viên, số
buổi tối thiểu/tuần/lớp, số tiết tối đa/ngày/lớp.
Việc tổ chức dạy học tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài
cũng như dạy kỹ năng sống là những môn học tự nguyện, do học sinh và cha mẹ học
sinh đăng ký (không phải học sinh nào cũng có nhu cầu) nên chỉ được tổ chức
ngoài giờ học chính khóa, không chèn trong thời khóa biểu chính khóa.
Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết đã ban hành các văn bản hướng dẫn
tổ chức dạy học môn Tiếng Anh với giáo viên nước ngoài theo hình thức xã hội
hóa trong trường tiểu học từ năm học 2023 - 2024, mới đây nhất là Công văn
2872/SGDĐT-GDTH ngày 26/9/2023 về việc dạy học tiếng Anh với giáo viên người
nước ngoài theo hình thức xã hội hóa trong trường tiểu học.
Theo đó, Sở GD&ĐT Đà Nẵng yêu cầu chỉ triển khai, tổ chức
việc dạy học tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài cho học sinh có cha mẹ
đăng ký tham gia học trên tinh thần tự nguyện; nghiêm cấm gợi ý, ép buộc học
sinh tham gia. Việc tổ chức phải đảm bảo quyền lợi học tập, an toàn và phù hợp
tâm, sinh lý học sinh.
Việc lựa chọn đơn vị phối hợp tổ chức dạy học tiếng Anh với giáo
viên người nước ngoài (cũng như các nội dung liên quan đến mua sắm hàng hóa,
dịch vụ) phải thực hiện đúng quy định của Luật Đấu thầu và Nghị quyết số
98/2022/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND TP Đà Nẵng quy định các khoản thu dịch
vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa
bàn TP.
Các trường chỉ được phép triển khai thực hiện việc dạy học tiếng
Anh với giáo viên người nước ngoài khi xây dựng kế hoạch đầy đủ theo hướng dẫn
của Sở GD&ĐT và được Phòng GD&ĐT các quận, huyện phê duyệt. Nếu trường
nào tổ chức khi chưa được phê duyệt hoặc thực hiện không đúng theo kế hoạch đã
được phê duyệt là sai phạm. Phòng GD&ĐT phải đảm bảo việc phê duyệt kế
hoạch đúng quy định và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Sở GD&ĐT Đà Nẵng cũng cho biết đang tiến hành kiểm tra việc
triển khai thực hiện nhiệm vụ đầu năm học tại phòng GD&ĐT các quận, huyện;
đi thực tế tại một số trường tiểu học để kịp thời phát hiện, nhắc nhở những vi
phạm (nếu có).
Sau đó, Sở sẽ có văn bản đề nghị UBND, Phòng GD&ĐT các quận,
huyện tăng cường kiểm tra, giám sát. Nếu các trường không tiến hành điều chỉnh,
khắc phục vi phạm thì Sở sẽ tiếp tục tổ chức thanh tra, xử phạt và kiến nghị
UBND các quận, huyện phối hợp xử lý sai phạm theo quy định.
Phụ huynh TH Hồng Hà
được trả lại hơn 247 triệu, phê bình GVCN, hiệu trưởng
Việt Dũng
GDVN- Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Bình Thạnh đã có văn bản
phê bình Hiệu trưởng Trường tiểu học Hồng Hà.
Ngày 28/9/2023, bà Phạm Thị Thủy – Phó Trưởng phòng Giáo dục và
Đào tạo Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản cung cấp các thông
tin có liên quan đến việc kinh phí hoạt động của phụ huynh lớp 1/2 Trường tiểu học Hồng Hà.
Theo đó, căn cứ vào báo cáo của nhà trường, Phòng giáo dục và
Đào tạo Quận Bình Thạnh thông tin cụ thể như sau:
Trường tiểu học Hồng Hà tổ chức họp phụ huynh lớp 1 của năm học
2023 – 2024 vào ngày 13/8/2023. Trong phiên họp này, giáo viên chủ nhiệm các
lớp, trong đó có lớp 1/2, phụ huynh lớp thống nhất chọn và bầu Ban đại diện cha
mẹ học sinh tạm thời của lớp.
Sau cuộc họp này, Ban đại diện đã xin ý kiến của trường cải tạo
lại lớp học, vì học sinh của các lớp tích hợp sẽ được học tại phòng học này
trong suốt 5 năm học (từ lớp 1 đến lớp 5).
Phòng học hiện hữu của lớp sẽ được sửa chữa các hạng mục như:
sơn tường, quạt, bảng trượt, tủ…
Phụ huynh cam đoan việc đầu tư cơ sở vật chất của lớp là thực
hiện trên tinh thần tự nguyện, phụ huynh đồng thuận. Nội dung đã nhận được sự
nhất trí của 29/32 phụ huynh (vắng mặt 3 người).
Về hiện trạng lớp học hiện hữu, nhà trường đã trang bị đầy đủ
bàn, ghế, đèn, quạt, bảng tương tác… nhưng phụ huynh vẫn có nguyện vọng cải tạo
lại lớp học khang trang, đầy đủ tiện nghi để con em được học trong suốt 5 năm
học.
Nhà trường đã đồng thuận theo nguyện vọng của phụ huynh, cải tạo
và sửa chữa lớp gồm các hạng mục như lắp đặt máy lạnh, quạt hút, lát lại nền,
làm tủ lớp, tủ giày, xây bồn hoa trước lớp…
Về các khoản thu chi, Ban đại diện đã công khai trên nhóm phụ
huynh, gồm đã thu 313.300.000 đồng (31 em đóng), chi 260.328.500 đồng, và còn
tồn 52.971.500 đồng.
Nhận được thông tin phản ánh, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận
Bình Thạnh đã yêu cầu nhà trường nghiêm túc rút kinh nghiệm qua vụ việc, đồng
thời tiến hành họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh, cha mẹ học sinh của
lớp 1/2 ngay trong ngày 27/9, để trao đổi thông tin, các nội dung có liên quan
đến việc vận động, công tác thu chi của quỹ hoạt động Ban đại diện cha mẹ học
sinh cho đúng quy định.
Đối với kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp
phải thực hiện đúng theo các quy định của Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT và thông tư
16/2018/TT-BGDĐT. Báo cáo kết quả thực hiện về Phòng Giáo dục và Đào tạo ngay
sau cuộc họp.
Về việc khắc phục các khoản thu chi sai quy định, với công trình
cải tạo lại lớp học mà Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp đã quyết toán với
số tiền 227.030.000 đồng, bao gồm chi phí ứng trước cho nhà thầu sửa chữa phòng
học (150 triệu đồng), chi thanh toán tiền sửa phòng học (50 triệu đồng), chi
tiền sơn bàn ghế – lót gạch lớp học (5,5 triệu đồng), chi mua micro (1,53 triệu
đồng), chi trả tiền còn lại chi phí xây dựng lớp học cho bên thầu xây dựng (20
triệu đồng), dù là công trình do phụ huynh tự nguyện nhưng quy trình vận động,
thu chi không đúng quy định nên Ban đại diện lớp sẽ hoàn trả số tiền này cho
phụ huynh của lớp theo đúng quy định.
Với các khoản chi văn nghệ khai giảng, ăn uống gấu bông tập văn
nghệ, mua vải thun làm rèm thay đồ cho học sinh, chi hỗ trợ cô Thu nhờ thêm
người bưng bê và dọn dẹp ăn trưa, chi hỗ trợ cô Thu học kỳ 1, tiền hòa mạng
internet, chi trang phục chị Hằng và chú Cuội, chi tiền lồng đèn với tổng số
tiền là 20.515.000 đồng, do chi sai quy định nên Ban đại diện cha mẹ học sinh
của lớp cũng sẽ trả lại cho phụ huynh.
Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 1/2 sẽ để lại khoản chi mua quà
cho học sinh tựu trường (10 triệu đồng), chi cô Thu – bảo mẫu mua đồ dùng cho
học sinh, dụng cụ vệ sinh lớp học (2,783 triệu đồng) do phục vụ trực tiếp cho
học sinh nên sẽ vẫn thực hiện nội dung này.
Như vậy, phụ huynh của lớp 1/2 Trường tiểu học Hồng Hà, Quận
Bình Thạnh sẽ được hoàn trả lại với tổng số tiền là hơn 247 triệu đồng.
Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Bình Thạnh đã ban hành văn bản
chấn chỉnh, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định về thu, sử dụng học phí
và các khoản thu khác tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn quận Bình
Thạnh, trong thời gian chờ văn bản của Ủy ban Nhân dân Quận Bình Thạnh về hướng
dẫn thu học phí, các khoản thu khác cho năm học 2023 – 2024, các trường chỉ
được tạm thu tiền ăn bán trú theo công văn 508/VP ngày 28/10/2022 của Văn phòng
Ủy ban Nhân dân Quận Bình Thạnh về hướng dẫn thu học phí, các khoản thu khác
năm học 2022 – 2023.
Tất cả các khoản thu phải được đơn vị thông báo đầy đủ, công
khai bằng văn bản đến phụ huynh học sinh.
Chỉ đạo nhà trường giám sát, theo dõi việc thực hiện hoàn trả
thu – chi sai quy định của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 1/2 , có báo cáo
kịp thời về Phòng giáo dục và Đào tạo Quận Bình Thạnh.
Chỉ đạo nhà trường thực hiện việc phê bình đối với bà Huỳnh Ngọc
Thủy – giáo viên chủ nhiệm của lớp 1/2 về các sai phạm như đã nêu ở trên.
Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Bình Thạnh đã có văn bản phê bình
bà Bùi Thị Hải Yến – Hiệu trưởng nhà trường về việc chưa thực hiện tốt vai trò
quản lý nhà trường, chưa thực hiện đúng quy trình vận động, công tác thu chi
Quỹ hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo đúng quy định.
Nhức
nhối vi phạm bản quyền nội dung số: Giả
pháp
nào ngăn chặn?
KHÔI NGUYÊN
DIENDANDOANHNGHIEP.VN Tình trạng vi phạm bản quyền nội dung số đã gây ra nhiều hệ lụy
nghiêm trọng, việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm đòi hỏi sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp…
“Nhức nhối” vi phạm
Theo đó, việc sáng tạo nội dung số đã
và đang trở thành mảnh đất mới đầy tiềm năng dành cho các nhà sản xuất nội dung
và các nhãn hàng, các doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo số. Tuy nhiên, các hoạt
động trong lĩnh vực nội dung số thường xuyên phát sinh những vướng mắc, bất
cập, đặc biệt là tình trạng vi phạm bản quyền nội dung số. Khảo sát của
Liên minh Chống vi phạm bản quyền (CAP) châu Á cho thấy, Việt Nam là quốc gia
có tỷ lệ cao về vi phạm bản quyền qua dịch vụ phát nội dung online, mạng xã hội hay
tin nhắn trực tuyến.
Cụ thể, có tới 41% vi phạm qua nền tảng mạng
xã hội, ứng dụng nhắn tin; 19% thông qua streaming. Tỷ lệ sử dụng các nền tảng
vi phạm bản quyền cũng chiếm tới 61%. Theo Trung tâm Bản quyền Nội dung số Việt
Nam, hiện nay việc vi phạm bản quyền trên môi trường số đã và đang
diễn ra công khai trên nhiều nền tảng bởi người dùng vẫn có xu hướng thích dùng
nội dung không có bản quyền. Độ tuổi vi phạm nhiều nhất là 18-24 với tỷ lệ sử
dụng nội dung lậu lên tới 65%. Lý do cơ bản là các website lậu sẵn sàng cung
cấp nội dung với giá rất rẻ hoặc thậm chí miễn phí chỉ để lấy người dùng.
Các vi phạm về bản quyền số ngày một nhiều, đa
dạng và khó kiểm soát hơn. Thông tin từ Cục Phát thanh, truyền hình và Thông
tin điện tử cho biết, thời gian qua, Cục đã nhận được rất nhiều yêu cầu xử lý
các vi phạm bản quyền nội dung, phần lớn là các nội dung về giải trí như: ca
nhạc, game show... Các nội dung vi phạm được sử dụng trái phép tại nhiều nền
tảng như: các website, ứng dụng (app) OTT được cấp phép, các website đăng ký
tên miền và đặt server ở nước ngoài, các app OTT lậu được chia sẻ trên internet
hoặc được cài đặt qua các thiết bị Android TV Box; các mạng xã hội phổ biến như
Facebook, YouTube, TikTok, Gapo, TalkTV, Instagram, Twitch...
Hành vi vi phạm bản quyền số có các hình thức
phổ biến như: thực hiện livestream, phát trực tiếp trên các mạng xã hội,
website, sao chép nguyên trạng nội dung đã phát hoặc cắt ghép, chỉnh sửa video,
sau đó đăng tải trái phép lên các nền tảng internet... Điều đáng lo ngại là các
hình thức, phương pháp vi phạm bản quyền rất tinh vi và biến đổi liên tục trên
các nền tảng OTT nên rất khó phát hiện và xử lý.
Chia sẻ vấn đề này ở góc nhìn doanh nghiệp,
Luật sư Phạm Thanh Thủy, phụ trách Chống vi phạm bản quyền của truyền hình số
K+ khẳng định: Vi phạm bản quyền nội dung số rất tràn lan trên Internet,
đơn cử như một trận đấu khi được chiếu trên K+ và các đơn vị đồng phân phối của
K+, đồng thời nó còn được chiếu trên nhiều website, app lậu. Dẫn nguồn từ Media
Partners Asia, luật sư Phạm Thanh Thủy cho hay, Việt Nam đứng thứ 3 trong khu
vực về tỷ lệ vi phạm bản quyền, với 15,5 triệu người thường xuyên truy cập các
website lậu; vi phạm trên các nền tảng số hiện là hình thức vi phạm chủ yếu.
Giải pháp nào ngăn chặn?
Trao đổi về giải pháp bảo vệ bản quyền nội
dung số, ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Bản quyền nội dung số, Cục
PTTH&TTĐT (Bộ TT&TT) cho hay, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, cụ
thể là ngăn chặn truy cập website vi phạm bản quyền thời gian qua đã phát huy
tác dụng nhất định, góp phần thay đổi thói quen của người dùng. Tuy vậy, biện
pháp chặn truy cập kể trên vẫn đang tồn tại một số bất cập, đó là: Biện pháp
chặn chưa thống nhất giữa các ISP; thời gian chặn chưa thống nhất giữa các ISP,
có ISP chặn ngay lập tức, nhưng có ISP chặn sau 3 ngày làm việc hoặc lâu hơn;
và chưa linh hoạt để đối phó tên miền mới.
Từ thực tế trên, ông Phạm Hồng Hải đề xuất một
số giải pháp cần hướng tới để phòng, chống vi phạm bản quyền trên mạng một cách
hiệu quả, đó là thiết lập đầu mối phối hợp giữa chủ sở hữu quyền, cơ quan quản
lý nhà nước và các ISP; thiết lập cơ chế chặn linh hoạt - chặn đuổi các tên
miền mới phát sinh sau khi chặn; áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp khác
nhau để chặn truy cập (DNS, IP, CDN); đồng thời, cần phát triển công cụ chặn tự
động để các bên sử dụng nhằm giảm thiểu thời gian và nhân lực.
Cũng đưa ra kiến nghị từ góc độ doanh nghiệp,
luật sư Phạm Thanh Thủy cho rằng, Việt Nam có thể xem xét áp dụng mô hình chặn
chủ động như ở Anh và một số quốc gia đang sử dụng, đó là web lậu thay đổi tên
miền, địa chỉ IP khi bị chặn lần đầu thì các ISP sẽ chủ động chặn tiếp các tên
miền, địa chỉ IP mới đó khi nhận được thông báo từ chủ sở hữu quyền hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần thực hiện lại thủ tục hành chính. Bên
cạnh đó, luật sư Phạm Thanh Thủy cũng cho biết, một trong những giải pháp công
nghệ tạo ra “lá chắn” toàn diện hơn trong việc bảo vệ bản quyền nội dung số là
ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
“Đây được xem là giải pháp đổi mới vượt xa các
hạn chế của các giải pháp truyền thống, cung cấp một cơ chế phòng thủ linh hoạt
và tích cực, chủ động phát hiện và thông báo các nguy cơ vi phạm bản quyền.
Giải pháp này hiện đã được các tập đoàn sáng tạo nội dung số lớn trên thế giới
như YouTube đã triển khai”, luật sư Thủy chia sẻ.
Ngăn ngừa, phòng chống
buôn lậu động vật hoang dã
(TBTCO) - Tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép động vật
hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã vào Việt Nam có xu hướng diễn
biến phức tạp trở lại. Thời gian qua, lực lượng chức năng đã liên tiếp phát
hiện, bắt giữ nhiều vụ, đặc biệt là trên tuyến đường biển và đường hàng không.
Các đối tượng vi phạm hoạt động ngày càng liều lĩnh, với nhiều phương thức, thủ
đoạn mới tinh vi.
Số lượng
vận chuyển ngày càng lớn
Thời
gian qua, hàng loạt các vụ buôn bán, vận chuyển vẩy tê tê, sừng tê giác, ngà
voi và nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm đã bị cơ quan chức năng phát hiện
và bắt giữ.
Theo
ghi nhận của cơ quan chức năng, buôn bán các sản phẩm từ động vật hoang dã vào
Việt Nam qua 3 tuyến đường chính. Đường bộ tập trung cửa khẩu Móng Cái (Quảng
Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Cầu Treo (Hà Tĩnh), một số cửa khẩu trên địa bàn
Nghệ An, Cha lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị), Tà Nùng (Cao Bằng). Tuyến
đường biển qua cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh), Tiên Sa (Đà Nẵng), cảng Hải
Phòng. Tuyến hàng không gồm sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất.
Ngay
vào dịp sau Tết Nguyên đán 2023, lợi dụng thời điểm lễ tết, các đối tượng đã
tìm cách đưa hàng trăm kg, thậm chí hàng tấn ngà voi nhập lậu từ châu Phi về
khu vực cảng Hải Phòng. Đơn cử như vụ bắt 490 kg ngà voi, lô hàng được đưa về
Việt Nam ngày 22/1/2023 (tức 29 Tết), còn thời điểm mở tờ khai vào 28/1 (rơi
vào thứ 7 và mùng 7 tết Quý Mão, chỉ 1 ngày sau thời điểm đi làm trở lại sau kỳ
nghỉ Tết).
Hay
vụ việc bắt giữ 7,6 tấn ngà voi và các sản phẩm từ ngà voi được Cục Hải quan
Hải Phòng phát hiện. Hàng hóa khai báo ban đầu là hạt, xuất phát từ Angola, vận
chuyển qua Singapore rồi sau đó mới cập cảng Hải Phòng. Đây là vụ buôn lậu và
vận chuyển trái phép ngà voi lớn nhất từ trước tới nay.
Gần
đây nhất, lực lượng chức năng tại Nghệ An đã phát hiện, bắt quả tang 2 đối
tượng đang vận chuyển trái phép 1 cá thể hổ, trọng lượng 235 kg, thuộc danh mục
loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm. Trước đó, Nghệ An cũng từng phát
hiện vụ tàng trữ, vận chuyển số lượng lớn động vật hoang dã, quý hiếm có nguồn
gốc từ Lào; bắt 2 đối tượng, thu giữ 72 cá thể rùa đầu to và tê tê.
Những
dẫn chứng nói trên là những ví dụ điển hình cho thấy tình hình buôn lậu đã và
đang có những diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt, theo nhận định của các
chuyên gia, nhà quản lý, khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động buôn
lậu, nhất là hàng cấm sẽ diễn biến phức tạp hơn, bởi các đường dây tội phạm
quốc tế sẽ tìm mọi cách để “tiêu thụ hàng tồn” trong thời gian đại dịch.
Giải
pháp đối phó nhiều thủ đoạn tinh vi
Nhìn
lại những vụ việc đã bị bắt giữ, xử lý gần đây có thể thấy, các đối tượng buôn
lậu đã sử dụng nhiều thủ đoạn mới hết sức tinh vi, nhằm trốn tránh sự kiểm soát
của cơ quan chức năng.
Theo
ông Nguyễn Sỹ Tráng - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng, các đối tượng đã
vận chuyển hàng qua các cảng trung gian để che giấu nguồn gốc. Một số trường
hợp, các đối tượng có thủ đoạn rất tinh vi như: đưa vào các khối gỗ và có những
chất chống lại các hoạt động soi chiếu của cơ quan hải quan.
Cá
biệt, có trường hợp giấu ngà voi, sừng tê giác cắt nhỏ đóng trong hộp thịt, cá
đông lạnh hoặc đúc trong các khối thạch cao. Ngoài ra, đối tượng thường khai
sai tên hàng, đích đến và địa chỉ không rõ ràng. Khi bị đánh động, các đối
tượng bỏ hàng.
Đối
phó với các thủ đoạn tinh vi, việc chủ động và quyết liệt triển khai nhiều kế
hoạch, phương án đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang
dã đang được ngành Hải quan đặt ra cho toàn lực lượng. Các giải pháp được đặt
ra là trang thiết bị hiện đại, sự tích cực, chủ động trong việc thu thập nắm
bắt thông tin; đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng cả trong và ngoài
nước là những công cụ hiệu quả để đấu tranh, triệt xóa buôn lậu nói chung, vận
chuyển trái phép động vật hoang dã nói riêng.
Với
những trang thiết bị hiện đại được ngành cung cấp, đặc biệt là hệ thống máy soi
container, cũng như tăng cường quản lý rủi ro của cơ quan hải quan và sự phối
hợp với các ngành thì việc vận chuyển động vật hoang dã qua các cửa khẩu cảng
biển nói chung sẽ được kiểm soát kịp thời.
Theo
ông Nguyễn Văn Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải
quan), đơn vị đã ban hành các kế hoạch trong diện rộng toàn ngành cũng như phối
hợp với các lực lượng (công an, biên phòng, Interpol) để triển khai kịp thời
thông tin, tụ điểm, đối tượng, sàng lọc, đánh trúng, đánh đúng.
Tội
phạm liên quan đến động vật hoang dã được đánh giá là loại tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia, có sự liên kết với các loại tội phạm khác như rửa tiền, trốn
thuế, tham nhũng. Do đó, giới chuyên gia cũng đưa ra khuyến nghị rằng, để giải
quyết triệt để tình trạng vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã quy mô lớn nằm
ở năng lực và sự quyết tâm của các cơ quan thực thi pháp luật trong việc đảm
bảo bắt giữ đối tượng cầm đầu; cũng như hiệu quả của các cơ quan tiến hành tố
tụng trong việc áp dụng các hình phạt thích đáng cho những đối tượng này.
Các
cơ quan chức năng cần tận dụng thông tin từ những vụ thu giữ ban đầu để thu
thập bằng chứng và xây dựng chuyên án với mục tiêu bắt giữ và xử lý nghiêm các
đối tượng cầm đầu để có thể tiến tới xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng
lưới toàn cầu.
Hệ lụy từ buôn bán lậu sản phẩm từ động vật
hoang dã
Hoạt động buôn bán lậu các sản phẩm từ động vật hoang dã làm
tăng nguy cơ tuyệt chủng các loài hoang dã nguy cấp, quý hiếm, ưu tiên được bảo
vệ tại Việt Nam; làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế do bị đánh
giá là nơi trung chuyển động vật hoang dã từ các quốc gia châu Phi tới các quốc
gia lân cận.
Phó chi cục thi hành
án dân sự ở TP.HCM vi phạm nồng độ cồn
https://tuoitre.vn/pho-chi-cuc-thi-hanh-an-dan-su-o-tp-hcm-vi-pham-nong-do-con-20230928223901598.htm
Một
phó chi cục trưởng chi cục thi hành án dân sự ở TP.HCM đã vi phạm nồng độ cồn
mức 0,346 mg/l khí thở.
Tối 28-9, thông tin từ Phòng cảnh sát giao thông (CSGT) Công an
TP.HCM (PC08), tối 27-9, Trạm CSGT Tây Bắc đã phát hiện 13 trường hợp vi
phạm nồng độ cồn, trong đó có một người là cán
bộ, công chức nhà nước.
Cụ thể, khoảng 20h, tổ công tác lập chốt kiểm tra nồng độ cồn
trên tỉnh lộ 8, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi. CSGT dừng xe ông V.D. và kiểm
tra có mức nồng độ cồn 0,346 mg/l khí thở.
Mức cồn của ông D. vượt quá 0,25 mg/l khí thở. Ông D. sẽ bị phạt
tiền từ 4 - 5 triệu đồng (quy định tại điểm c khoản 7 điều 6 nghị định 100);
tước giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng (quy định tại điểm e khoản 10 điều 6
nghị định 100).
CSGT lập biên bản vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm
này.
Theo thông tin của người đàn ông này cũng như qua công tác kiểm
tra các giấy tờ có liên quan, được biết người điều khiển vi phạm hiện đang là
phó chi cục trưởng chi cục thi hành án dân sự của một huyện trên địa bàn
TP.HCM.
Để thực hiện theo chỉ thị 10/CT-TTg ngày 19-4-2023 của Chính phủ
về tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình
hình mới, Phòng CSGT sẽ tiến hành gửi thông báo vi phạm đến cơ quan chủ quản để
phối hợp xử lý theo quy định.
Quá trình thực thi nhiệm vụ, lực lượng CSGT TP.HCM đã
được quán triệt phải xử lý nghiêm đối với tất cả các trường hợp vi
phạm theo quan điểm "không có vùng cấm, không ngoại lệ" theo
chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công an.
Đối với các trường hợp phát hiện người điều khiển vi phạm nồng
độ cồn là cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên thì lực lượng CSGT sẽ tiến
hành ghi nhận các loại giấy tờ có liên quan, xác minh và gửi thông báo vi phạm
đến cơ quan công tác để tổ chức kiểm điểm và xử lý theo quy định.
No comments:
Post a Comment