Đối Thoại Điểm Tin ngày 27 tháng 05 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Tù
binh Mỹ sau 50 năm tham gia Chiến tranh Việt Nam
Công
ty cấy ghép não Neuralink loan báo được cho phép thử nghiệm trên người
Nga
công nhận sáng kiến hòa bình của Vatican
NATO
đang dốc sức tìm lãnh đạo mới
Người Việt ở Mỹ góp sức hỗ trợ người tị nạn đồng hương
từ Thái Lan sang định cư
Một phụ nữ Việt tại Mỹ giết chồng bằng búa khi được
yêu cầu ký giấy ly hôn
Tình báo phương Tây: Tin tặc Trung Quốc do thám cơ sở
hạ tầng quan trọng của Mỹ
Hàn Quốc bắt giữ hành khách đã mở cửa máy bay của
Asiana trên không
ispace của Nhật Bản: Cuộc đổ bộ xuống mặt trăng thất
bại do tính sai độ cao
Nga triệu tập các nhà ngoại giao Mỹ để phản đối phát
biểu của ông Sullivan về Crimea
‘Đặc thù’ và ‘đột phá’, vừa bi, vừa hài!
Trung
Quốc hãy mang 4 tốt 16 vàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam!
Ân
xá Quốc tế: Việt Nam tự giễu cợt mình khi bỏ tù “thánh rắc hành” Bùi Tuấn Lâm
EVN
đề nghị tăng giá điện trong tháng chín vì vẫn lỗ
Các
tàu Trung Quốc phớt lờ yêu cầu rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Việt
Nam phản đối Trung Quốc cho lắp đặt phao đèn báo hiệu tại quần đảo Trường Sa
Diễn
biến nhanh của Trung Quốc ở Biển Đông và ứng phó của Việt Nam
Đất
hiếm của Việt Nam trong cuộc cạnh tranh Mỹ- Trung
Bộ
Quốc phòng: Hơn 600 điểm đất quốc phòng có tranh chấp với dân
Hơn
80% doanh nghiệp muốn giảm quy mô, ngừng kinh doanh
Đầu
tháng 6/2023, giãn đăng kiểm thêm sáu tháng cho gần 1,4 triệu ô tô
EVN:
16 nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp sẽ sớm vận hành phát điện
Việt
Nam hạn chế đèn chiếu sáng công cộng tại nhiều thành phố do thiếu điện
VKS
Nghệ An kháng nghị bản án năm năm đối với cô giáo Lê Thị Dung
Việt
Nam yêu cầu Trung Quốc rút tàu Hướng Dương Hồng 10 ra khỏi EEZ của Việt Nam
Thêm
hai nạn nhân Việt chết trong vụ tai nạn ở Trung Quốc
Toà
án Pháp sắp xét xử 19 người trong vụ đưa lậu 39 người Việt vào Anh năm 2019
Pfizer Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty Cổ
phần Vắc-xin Việt Nam
Bộ
Công thương đã duyệt giá tạm thời cho 19 dự án điện tái tạo
Ukraine: ‘Chúng tôi
đã sẵn sàng tiến hành phản công’
Video,Ukraine: Cuộc phản công có thể thay đổi cục diện chiến tranh?
Ukraine: Ảnh vệ tinh tiết lộ tuyến phòng thủ của Nga
trước phản công lớn
Trung Quốc phớt lờ
yêu cầu rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
FBI tiết lộ âm mưu ám sát
Nữ hoàng Elizabeth II của IRA năm 1983
Tàu chiến Nga bị
thuyền drone Ukraine tấn công ở Biển Đen?
Ấn Độ liệu có thể
vượt qua Trung Quốc để trở thành siêu cường?
VN: Thấy gì từ việc
luật sư, người nhà của 'Thánh rắc hành' bị sách nhiễu?
Nga tiếp tục triển
khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus
Vinfast thu hồi lô
xe điện xuất sang Mỹ vì lo ngại an toàn
Belgorod: Nhóm bán
quân sự Nga thề sẽ xâm nhập 'về quê hương' thêm nữa
Di dân: Năm 2022
có 1,2 triệu người tới Anh, gồm 606 nghìn 'có ý định ở lại'
'Thánh rắc hành' -
Bùi Tuấn Lâm bị tuyên 5 năm 6 tháng tù, 4 năm quản chế
Hoa Kỳ: Quan chức
ngoại giao hàng đầu về chính sách Trung Quốc sẽ từ chức
Cathay Pacific:
Tiếp viên bị sa thải vì cáo buộc phân biệt đối xử với khách Trung Quốc
Biển Đông: Tàu Trung Quốc vẫn không rời khỏi vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam
Hoa
Kỳ lại cảnh báo nguy cơ Trung Quốc tấn công tin tặc
Washington
cảnh cáo Kiev không sử dụng thiết bị quân sự Mỹ trên đất Nga
Thư
viện BULAC Paris : Nơi lưu trữ nhiều ấn bản cổ nhất của Việt Nam
Minsk
xác nhận vũ khí hạt nhân chiến thuật Nga đang được chuyển tới Belarus
Chiến
tranh Ukraina : Tại sao không quân Nga ít tham chiến ?
Nga
chỉ cần 2 tháng để chiếm Estonia
Vì sao TT Nga Vladimir Putin
rất muốn Recep Erdogan tái đắc cử tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ?
Vụ
tấn công Capitol: Thủ lĩnh nhóm cực hữu Mỹ Oath Keepers lãnh án 18 năm tù
Chip bán
dẫn : Hàn Quốc muốn Mỹ nới lỏng các quy định hạn chế đầu tư ở Trung Quốc
Neuralink
của Elon Musk được phép thử nghiệm cấy chip vào não người
Cannes
2023: Ken Loach có sẽ lập kỳ công với « The Old Oak » ?
Hai nhóm
vũ trang Nga đánh vào Belgorod khẳng định sẽ mở rộng các vụ đột kích
Ukraina
lên án Nga « khủng bố » với các đợt oanh kích trong đêm
Tình báo
phương Tây: Tin tặc Trung Quốc tấn công cơ sở hạ tầng thiết yếu của Mỹ
Xung đột
Nga-Ukraina : Trung Quốc thực tâm hay chỉ « vờ » làm trung gian
hòa giải ?
Chiến
trường Ukraina: 20.000 lính đánh thuê Nga Wagner đã bỏ mạng
Vụ đột
kích vào Belgorod: Quân đội Nga bất tài, Điện Kremlin vụng về trấn an
(AFP) -
Nhật Bản thông báo loạt trừng phạt mới nhắm vào Nga. Theo tinh thần cam kết của khối G7 nhân
thượng đỉnh Hiroshima, hôm nay, 26/05/2023, Nhật Bản sẽ áp đặt thêm những trừng
phạt mới, bao gồm việc phong tỏa tài sản của 17 công dân và 78 tổ chức Nga.
Ngoài ra, biện pháp này còn cấm xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang 80 chủ thể
Nga. Lệnh cấm xuất khẩu chủ yếu nhằm vào những loại sản phẩm có liên quan đến
tổ hợp công nghiệp – quốc phòng Nhật, cũng như các dịch vụ xây dựng và máy móc.
(Reuters)
- Hoa Kỳ từ chối bán chiến đấu cơ F-35 cho Thái Lan. Hôm qua, 25/05/2023, lực lượng Không
Quân Thái Lan cho biết Hoa Kỳ đã từ chối bán chiến đấu cơ F-35 cho quốc gia
Đông Nam Á này, do vấn đề về huấn luyện và đòi hỏi kỹ thuật. Thái Lan đã có lúc
được các lãnh đạo Hoa Kỳ coi là đồng minh quan trọng ngoài NATO. Năm ngoái,
vương quốc này dành ngân sách hơn 400 triệu đô la để trang bị các chiến đấu cơ
hiện đại thay thế đội máy bay thế hệ cũ loại F-5. Thay vào đó, Hoa Kỳ đề nghị
các chiến đấu cơ F-16, và hy vọng trong vòng 5 đến 10 năm nữa Thái Lan có thể
đáp ứng đủ điều kiện để nhận F-35.
(AFP) -
Bruxelles hối thúc Bắc Kinh thuyết phục Matxcơva rút khỏi Ukraina. Liên Hiệp Châu Âu, hôm qua, 25/05/2023,
đã lên tiếng đề nghị Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình với Matxcơva để có
thể « chấm dứt đổ máu » và rút quân đội ra khỏi Ukraina. Trong vòng
công du Châu Âu nhằm tìm giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Ukraina, hôm
qua, trước khi sang Matxcơva, đặc sứ Trung Quốc Lý Huy đã gặp gỡ Enrique Mora,
cánh tay phải của lãnh đạo ngoại giao Châu Âu. Trong một thông cáo về cuộc gặp,
Bruxelles hy vọng Trung Quốc thuyết phục Nga rút, vô điều kiện, tất cả các lực
lượng và thiết bị quân sự ra khỏi lãnh thổ Ukraina.
(AFP) -
Tổng thống Joe Biden chỉ định tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ. Ngày 25/05/2023, tổng thống Joe Biden đã
chỉ định ứng viên cho chức tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, tướng Charles
Q.Brown, hiện là tư lệnh Không lực. Việc bổ nhiệm của tổng thống còn phải chờ
được Thượng Viện thông qua. Tướng Q. Brown, một người gốc Phi, được tổng thống
Mỹ ca ngợi như là một chiến sĩ mang những phẩm chất quân nhân lớn nhất, đồng
thời là người tích cực chống phân biệt chủng tộc, một nhà « lãnh đạo táo
bạo, nhà yêu nước kiên cường ».
(AFP) -
Kazakhstan phản đối liên minh theo mô hình Nga – Belarus. Phát ngôn viên của tổng thống Kazakhstan
Kassym-Jomart Tokaiev hôm nay, 26/05/2023, trên mạng xã hội Facebook, tuyên bố
« Kazakhstan không có ý định thành lập hay tham gia một liên minh
nào », ngụ ý nói đến sự hội nhập ngày càng được mở rộng giữa
Matxcơva và Minsk. Tuần này, trong một cuộc họp cấp cao khu vực ở Matxcơva, ông
Tokaiev đã nhấn mạnh đến sự chênh lệch trong « mức độ hội nhập giữa
Nga và Belarus ». Ông còn lưu ý thêm : « Công thức
"hai quốc gia, một Nhà nước" đã tạo ra một tiền lệ duy nhất, chưa
từng có, với một không gian duy nhất về chính trị, pháp lý, quân sự, kinh tế,
tiền tệ, văn hóa và nhân đạo ».
(AFP) -
Liên Hiệp Châu Âu hối thúc Cuba « tăng cường » quan hệ kinh tế. Đang thăm La Habana, lãnh đạo ngành
ngoại giao châu Âu, Josep Borrell, hôm qua, 25/05/2023, kêu gọi Cuba thắt chặt
quan hệ kinh tế với Liên Âu trong bối cảnh đất nước hiện đang đối mặt với nhiều
khó khăn từ năng lượng, nhiên liệu, điện… Trước các đối thủ Nga và Trung Quốc,
Liên Hiệp Châu Âu là đối tác thương mại chính của đảo quốc. Nhân chuyến thăm
này, Liên Âu thông báo hỗ trợ 14 triệu euro cho lĩnh vực tư nhân tại Cuba. Lãnh
đạo ngoại giao Liên Âu bày tỏ mong muốn mối quan hệ giữa Mỹ và Cuba sẽ được cải
thiện.
Tin Tức: Thứ Bảy 27.05.2023
1) ÂN XÁ QUỐC TẾ VÀ HRW LÊN ÁN VIỆT NAM KẾT
ÁN ÔNG BÙI TUẤN LÂM
Bản
án 5 năm 6 tháng tù giam, 4 năm quản chế dành cho nhà hoạt động nhân quyền Bùi
Tuấn Lâm khiến công luận và nhiều cơ quan nhân quyền quốc tế phẫn nộ. Montse
Ferrer, Phó giám đốc nghiên cứu lâm thời khu vực của tổ chức Ân xá Quốc tế, nói
rằng “Với bản án này, Việt Nam đang tự giễu cợt mình trong Hội đồng Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc.”.
Ông
Phil Robertson- Phó giám đốc Phân ban Châu Á của HRW khằng định việc kết án ông
Lâm cho thấy “Việt Nam đã trở thành một chế độ độc tài toàn trị vào loại tồi
tệ nhất ở Châu Á”.
Bình
luận về việc luật sư Ngô Anh Tuấn bị đuổi khỏi tòa trong khi chưa kết thúc phần
tranh luận, cựu TNLT Phạm Thanh Nghiên nói rằng “Khi không đủ lý lẽ để tranh tụng
trong các vụ án chính trị, cách tốt nhất để dành phần thắng là đuổi luật sư ra
khỏi phiên tòa và dùng “bạo lực ngôn từ” để bịt miệng “bị cáo”. Sau đó rút bản
án trong túi ra đọc”.
Trong
khi ông Lâm bị kết án tù, vợ và các em trai của ông bị bắt, bị giam giữ trái
phép trong trụ sở Ủy ban phường. Cả ba đều bị đánh đập. Vợ ông Lâm là bà Lê
Thanh Lâm bị kéo lê trên đường, bị phá hủy điện thoại và bị xúc phạm nhân phẩm.
2) TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC TIẾP TỤC ĐÒI TĂNG GIÁ
ĐIỆN
Sau
khi được chấp thuận tăng giá điện lên 3% vào 4/5 vừa qua, Tập đoàn điện lực VN
(EVN) lại tiếp tục kiến nghị chính phủ cho tăng giá điện lần hai vào tháng 9.
Lý do được đưa ra là mức tăng giá trước vẫn không thể bù lỗ.
Tập
đoàn này đề nghị được tiếp tục điều chỉnh giá bán lẻ điện từ ngày
1/9/2023 để bù đắp phần chi phí tăng thêm do các giá đầu vào tăng cao theo
qui định, đảm bảo cân bằng tài chính cho EVN. Cùng với kiến nghị tăng giá bán
điện, EVN cũng đưa ra cảnh báo tình trạng thiếu điện sẽ tiếp diễn do thời tiết
nóng lên, mực nước tại các hồ thủy điện thấp hơn mức bình thường.
Việt
Nam đang đối mặt với tình trạng khí hậu nắng nóng kéo dài, nhiệt độ có nơi lên
tới 38, 40 độ C. Một số nơi bị cắt điện luân phiên và nhà nước kêu gọi người
dân thực hiện việc sử dụng tiết kiệm điện tối đa.
Tình
trạng kinh doanh thua lỗ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thông báo hàng năm
đã trở nên quen thuộc với người dân. Các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước “làm
đâu lỗ đấy” không chỉ là hệ lỵ của cái gọi là “nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN”, mà còn là một chiêu trò mà giới chóp bu cầm quyền sử dụng nhằm vơ vét,
bòn rút tiền bạc của người dân một cách tinh vi.
3) HƠN 80 CƠ QUAN NHÂN QUYỀN KÊU GỌI TRẢ TỰ
DO CHO NHÀ HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐẶNG ĐÌNH BÁCH
Hơn
80 tổ chức quốc tế tranh đấu vì nhân quyền và công bằng khí hậu từ khắp nơi
trên thế giới vừa ký một thỉnh nguyện thư kêu gọi nhà cầm quyền CS Việt Nam trả
tự do ngay lập tức cho nhà hoạt động môi trường Đặng Đình Bách.
Ông
Bách đang thụ án 5 năm tù giam với tội danh bị ép buộc là “trốn thuế” sau khi vận
động cho phong trào chống điện than tại Việt Nam. Ông được cho rằng sẽ tuyệt thực
từ ngày 24/6 cho tới chết để đòi tự do cho mình. Cũng với yêu cầu phóng thích
ông Bách, nhóm ký tên vào Thỉnh nguyện thư cũng vận động chiến dịch tuyệt thực
kéo dài một tháng để tiếp sức với nhà hoạt động môi trường này.
Bà
Meena Jagannath, Điều phối viên của Mạng lưới Luật sư Toàn cầu thuộc tổ chức
Movement Law Lab, một tổ chức mà ông Bách là thành viên, cho biết trong một
thông báo khi tham gia chiến dịch hôm 24/5 rằng: “Ông Bách là một nhà bảo vệ
khí hậu và không nên bị trừng phạt vì đã tham gia vào quá trình chuyển đổi năng
lượng sạch của Việt Nam”.
Các
tổ chức quốc tế nêu trên bày tỏ sự lo lắng cho tính mạng của ông Đặng Đình
Bách. Hai tuần trước, nhà cầm quyền CSVN đã bất ngờ trả tự do cho bà Ngụy Thị
Khanh, một nhà hoạt động môi trường và là đồng nghiệp của ông Bách sau khi đã bị
giam cầm 16 tháng trong tù.
4. NGA VÀ BELARUS KÝ THỎA THUẬN. TT
ZELENSKYY CẢNH BÁO IRAN KHÔNG NÊN CUNG CẤP MÁY BAY CHO NGA
Nga và Belarus
vừa ký một thỏa thuận cho phép Nga triển khai hỏa tiễn hạt nhân chiến thuật
trên lãnh thổ Belarus. Cả hai nước coi đây là một động thái mang tính phòng thủ.
Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói thỏa thuận này là nhằm phản ứng trước
“sự leo thang mạnh mẽ các mối đe dọa” đến từ phương Tây. Belarus là đồng minh
thân cận của Nga và là quốc gia đầu tiên ủng hộ cuộc xâm chiếm của Moscow nhằm
vào Ukraine.
Trong
một diễn biến khác, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói Nga đã phóng 36
máy bay không người lái của Iran về phía nước ông chỉ trong một đêm. Zelenskyy
cảnh báo Iran không nên cung cấp thêm máy bay không người lái cho Nga và nói rằng
hành động này có thể đặt họ vào “mặt tối của lịch sử.” Trong khi đó, người đứng
đầu tập đoàn lính đánh thuê Wagner tuyên bố lực lượng của ông sẽ chuyển giao vị
trí ở Bakhmut cho quân đội Nga.
VNTB – Trung Quốc bỏ lơ lời kêu gọi rút tàu của Việt Nam
VNTB – Băng buôn người chuyển sang Myanmar sau khi Trung
Quốc dựng hàng rào biên giới
VNTB
– Nền kinh tế mà có ‘cục máu đông’ thì không chừng sẽ ‘đột quỵ’
VNTB – Điện điên của Trọng
và điện mới ở Mỹ
VNTB
– Võ Văn Thưởng, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Công Khế & Trần Huỳnh Duy Thức
Tại
sao hiệp ước mới của LHQ về “Biển cả” lại quan trọng đến vậy?
Chuyển
động Quốc Phòng (19/5 – 25/5/2023)
25/05/2020:
George Floyd bị cảnh sát giết hại, châm ngòi biểu tình lịch sử
‘Dự
trữ Chip Chiến lược’ có thể giảm thiểu rủi ro từ chiến tranh Đài Loan
Trung
Quốc nói rõ rằng quân đội của họ không phải là thứ để đùa27/05/2023
Vì
sao tiến trình dân chủ hóa Thái Lan nhanh hơn Việt Nam?27/05/2023
Điện
– minh họa cho… ‘sáng suốt và tài tình’ (tiếp theo)26/05/2023
Giáo
dục – quan liêu và vô cảm với trẻ em26/05/2023
Lực
lượng dân quân thân với Ukraine đã tấn công vùng Belgorod của Nga là ai?26/05/2023
“Nghệ
An như thế mới là Nghệ An”!26/05/2023
Lòng
tham không đáy của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)26/05/2023
Mẹ của Trần Bang26/05/2023
“Quốc
mẫu” do GS Vũ Khiêu phong tặng26/05/2023
Điên nặng điện25/05/2023
Mạc
Văn Trang - Mẹ của Trần Bang
Trần
Quốc Quân - Độc quyền : Giá điện ngày càng cao, lỗ ngày càng khủng khiếp
Đỗ
Duy Ngọc - Lòng tham không đáy của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Giáo dục – quan liêu và vô cảm với trẻ em 27/05/2023
Mẹ của Trần Bang 27/05/2023
Chỉ cần tử tế 27/05/2023
Lòng tham không đáy của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 27/05/2023
Hơn 80 tổ chức quốc tế kêu gọi trả tự do cho ông Đặng Đình Bách 27/05/2023
TS Nguyễn Quang A: Kinh tế VN ‘độ mở quá lớn’, Quốc hội cần có
chính sách ‘nâng đỡ’ tư bản nội địa 26/05/2023
“Thánh rắc hành” Bùi Tuấn Lâm bị kết án 5 năm 6 tháng tù, luật sư
nói bản án không công bằng 26/05/2023
Cộng hòa Nhân dân Belgorod của nước Nga? 26/05/2023
Đôi lời với Tuyên giáo, An ninh và đội ngũ Cộng tác viên dư luận
xã hội 25/05/2023
Thông tin mỗi ngày
·
R F I
·
Thuy
My
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Bắt giữ người livestream, phát ngôn sai sự
thật tại tòa án
https://zingnews.vn/bat-giu-nguoi-livestream-phat-ngon-sai-su-that-tai-toa-an-post1434037.html
Thứ sáu, 26/5/2023 19:54 (GMT+7)
Quá trình làm thủ tục khởi
kiện về đất đai, Nguyễn Mạnh Tiến nhiều lần to tiếng, sử dụng mạng xã hội nhằm
hạ uy tín của các cơ quan Nhà nước.
Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bình Xuyên (Vĩnh
Phúc) cho biết đã bắt giữ Nguyễn Mạnh Tiến (SN 1979, ở thị trấn Tam Hồng, Yên Lạc,
Vĩnh Phúc) về tội Gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ luật
hình sự.
Trước đó, Nguyễn Mạnh Tiến được người dân ở xã Tam Hợp
(Bình Xuyên) thuê ủy quyền làm thủ tục pháp lý liên quan đến vụ kiện về đất
đai.
Quá trình đến TAND huyện Bình Xuyên đề nghị giải quyết
vụ việc, Nguyễn Mạnh Tiến nhiều lần to tiếng gây mất an ninh trật tự.
Ngày 13, 16 và 24/5, Tiến đến trụ sở TAND huyện Bình
Xuyên nộp tài liệu bổ sung khởi kiện. Xong việc, Tiến không về ngay mà đi lại
khắp các hành lang của tòa án, tự ý soi, quay vào các phòng làm việc của cán bộ
tòa án.
Tiến vừa đi vừa sử dụng điện thoại cá nhân quay phát
trực tiếp lên mạng xã hội Facebook, đồng thời bình luận sai sự thật về việc tòa
án không tiếp dân theo quy định nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của tòa án hòng gây áp
lực đối với lãnh đạo và cán bộ thụ lý đơn phải giải quyết nhanh theo yêu cầu của
Tiến.
Mặc dù nhiều cán bộ Tòa án giải thích, yêu cầu dừng
hành vi vi phạm, Tiến không chấp hành. Hành vi của Tiến tác động tiêu cực đến
dư luận xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cán bộ tòa án.
Trước đó, Nguyễn Mạnh Tiến thường xuyên nhận làm thuê
các thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai cho nhiều người. Quá trình làm việc,
Tiến thường có lời nói, hành vi thiếu chuẩn mực, đồng thời lợi dụng mạng xã hội
Facebook nhằm hạ uy tín của các cơ quan Nhà nước.
Công an tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ lập
chuyên án đấu tranh, làm rõ hành vi vi phạm của Nguyễn Mạnh Tiến để xử lý
nghiêm theo quy định của pháp luật.
Vì sao VKS kháng nghị vụ cô giáo lĩnh 5
năm tù ở Nghệ An?
https://zingnews.vn/vi-sao-vks-khang-nghi-vu-co-giao-linh-5-nam-tu-o-nghe-an-post1434576.html
Thứ sáu, 26/5/2023 15:09 (GMT+7)
VKSND tỉnh Nghệ An cho rằng
tòa sơ thẩm chưa xác định rõ được trách nhiệm đầy đủ của bà Lê Thị Dung, Nguyễn
Thị Hương đối với số tiền đã chi trái quy định.
Sau khi cô giáo Lê Thị Dung (cựu Giám đốc Trung tâm
giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) bị TAND huyện này phạt 5 năm
tù do gây thiệt hại gần 45 triệu đồng, ngày 23/5, VKSND tỉnh đã ban hành kháng
nghị phúc thẩm bản án sơ thẩm.
VKS cho hay trong bản án sơ thẩm, HĐXX định tội bị cáo
sau khi kết luận giai đoạn 2012-2017, bà Dung tự kê khai để thanh toán những
khoản sai quy định với tổng số tiền trên 103 triệu đồng. Trong đó, các nội dung
học cao học, tập huấn, kiểm tra đã được thanh toán, nhưng bà Dung vẫn quy ra tiết
dạy để thanh toán tiền thừa giờ, tức là thanh toán trùng (thanh toán lần 2) cho
cùng một nội dung, với hơn 48,3 triệu đồng.
Ngoài ra, bà Dung trực tiếp kiểm tra, ký duyệt, đồng ý
cho 11 cán bộ giáo viên khác thanh toán tiền thừa giờ không có trong quy định tại
Thông tư số 28/2009 của Bộ GD&ĐT, với tổng chi phí trên 175 triệu đồng.
Bị cáo Nguyễn Thị Hương (Kế toán Trung tâm GDTX huyện
Hưng Nguyên) phát hiện nhiều nội dung kê khai trái quy định, song là cấp dưới của
bà Dung và do cả nể, nên làm thủ tục, chứng từ để thanh toán.
Theo VKS, qua giám định tài chính, các khoản nêu trên
là thiệt hại cho ngân sách của Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện. Tuy
nhiên, khi đánh giá tính chất và mức độ tội phạm, cơ quan chức năng lại xác định
hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao của bà Dung đã nhiều lần chiếm đoạt
tài sản từ ngân sách Nhà nước cấp cho trung tâm, với tổng số tiền hơn 48,3 triệu
đồng. Còn hành vi lợi dụng chức vụ của bà Hương nhiều lần giúp sức cho bà Dung
chiếm đoạt số tiền này.
Kháng nghị còn nêu bản án sơ thẩm nhận định bị cáo Lê
Thị Dung và một số đồng nghiệp tự kê khai quy đổi ra tiết dạy cho từng năm học.
Sau đó, bà Dung ký, duyệt chi thanh toán trái quy định cho bản thân hơn 103 triệu
đồng và cho các giáo viên khác trên 175 triệu.
"Như vậy, cấp sơ thẩm chưa xác định rõ được trách
nhiệm đầy đủ của Lê Thị Dung, Nguyễn Thị Hương đối với số tiền đã chi cho bị
cáo và cho các thầy cô giáo khác, qua giám định tài chính được xác định là thiệt
hại trong vụ án", kháng nghị nêu rõ.
Đối với khoản hơn 48,3 triệu đồng (nằm trong tổng số
tiền trên 103 triệu mà bị cáo Dung lập chứng từ thanh toán), tòa sơ thẩm kết luận
bà Dung chiếm đoạt, song chưa làm rõ được hành vi của bị cáo là đã làm trái
công vụ. Nếu xác định có yếu tố chiếm đoạt, là cấu thành một tội phạm khác.
Cũng theo VKS tỉnh Nghệ An, trong giai đoạn sơ thẩm,
Cơ quan CSĐT đã trưng cầu giám định, trưng cầu bổ sung. VKS huyện Hưng Nguyên
có văn bản yêu cầu cơ quan giám định làm rõ một số nội dung. Tuy nhiên, tất cả
kết luận giám định, kết luận giám định bổ sung... chưa thể hiện rõ nội dung quy
chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm GDTX Hưng Nguyên do bị cáo Lê Thị Dung ký từ
2012-2017 có nội dung nào không có hiệu lực thi hành do trái pháp luật không?
Đồng thời, việc xác định thiệt hại do hành vi làm trái
công vụ của các bị cáo gây ra cần bảo đảm sự chính xác và thống nhất về số liệu
để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự. Đó là những căn cứ để VKSND tỉnh
Nghệ An kháng nghị bản án sơ thẩm, đề nghị TAND tỉnh xét xử phúc thẩm theo hướng
hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.
Cựu cảnh sát buôn lậu bị đề nghị mức án
14-16 năm tù
https://zingnews.vn/cuu-canh-sat-buon-lau-bi-de-nghi-muc-an-14-16-nam-tu-post1434567.html
Thứ sáu, 26/5/2023 14:06 (GMT+7)
Theo VKS, bị cáo Hoàng Duy
Tiến đã lợi dụng chức vụ, cùng đồng phạm hợp thức hóa các thủ tục để thực hiện
hành vi phạm tội nên bị đề nghị mức án từ 14-16 năm tù.
Ngày 26/5, TAND TP.HCM tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm
đối với Hoàng Duy Tiến (38 tuổi, cựu cán bộ Đội 7, Phòng Cảnh sát phòng chống tội
phạm về kinh tế, tham nhũng và buôn lậu Công an TP.HCM), Võ Văn Đông (58 tuổi,
nguyên trung tá công an PC03) và đồng phạm tội Buôn lậu.
Nêu quan điểm luận tội, đại diện VKSND TP.HCM đánh giá
dựa vào hồ sơ vụ án và quá trình thẩm vấn công khai tại tòa có đủ cơ sở xác định
bị cáo Hoàng Duy Tiến phạm tội như cáo trạng truy tố.
Với cương vị là cán bộ thuộc Đội chống buôn lậu, PC03
Công an TP.HCM, bị cáo biết rõ các quy định về việc nhập khẩu hàng hóa, am hiểu
các quy định về hải quan và nắm bắt được Quyết định số 18 ngày 19/4/2019 của Thủ
tướng chấp thuận cho nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ phục vụ sản xuất của chính
doanh nghiệp nên cùng đồng phạm hợp thức hóa các thủ tục để thực hiện hành vi
phạm tội.
Từ đó, kiểm sát viên đề nghị HĐXX phạt bị cáo Hoàng
Duy Tiến mức án từ 14-16 năm tù. Bị cáo Võ Văn Đông bị đề nghị mức án từ 8-10
năm tù. Các bị cáo là đồng phạm của Tiến bị VKS đề nghị phạt từ 7-14 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, đại diện VKSND TP.HCM đề nghị
các bị cáo nộp lại toàn bộ số tiền thu lợi bất chính để sung quỹ Nhà nước.
Trong đó, Hoàng Duy Tiến phải nộp lại nhiều nhất là 5 tỷ đồng. Trước đó,
quá trình điều tra, Tiến đã nộp lại số tiền 3,5 tỷ đồng.
Cáo trạng xác định theo quy định, doanh nghiệp chỉ được
phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng không quá
10 năm hoặc phải có văn bản ủy thác nhập khẩu nếu nhập khẩu theo ủy thác. Thủ tục
nhập khẩu hàng hóa phải có các chứng thư giám định kết luận đáp ứng đủ điều kiện.
Hoàng Duy Tiến sử dụng pháp nhân của các công ty lập
ra để nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng về Việt Nam rồi giao lại cho
các chủ hàng. Khi làm hồ sơ hải quan nhập các container hàng về Việt Nam, Tiến
chỉ đạo đồng phạm chỉnh sửa năm sản xuất của hàng hóa để đủ điều kiện nhập khẩu.
Theo cơ quan điều tra, Tiến nhận của chủ hàng 78-90
triệu đồng đối với mỗi container hàng. Cựu cán bộ công an sẽ lo toàn bộ chi phí
đóng thuế, trả tiền vận chuyển về kho, chi phí trả cho công ty giám định, chi
phí cho cán bộ kiểm hóa của hải quan.
Ngoài ra, để giảm chi phí đóng thuế, Tiến đã chỉ đạo
nhân viên khai trị giá hàng nhập thấp hơn giá trị thật và tiêu thụ hàng hóa
ngay sau khi nhận hàng ở cảng để "né" giám định.
Cảnh sát cũng xác định Hoàng Duy Tiến móc nối với Công
ty Cổ phần giám định Đại Minh Việt, lập khống các biên bản giám định hàng hóa,
cấp chứng thư có nội dung để cung cấp cho hải quan.
Để thực hiện việc buôn lậu, Tiến thuê nhân viên đứng
ra thành lập 47 công ty không hoạt động kinh doanh, chỉ sử dụng pháp nhân để
làm thủ tục nhập khẩu, thông quan và giao dịch hàng lậu. Các công ty này do 15
cá nhân đứng tên, không có công ty nào hoạt động kinh doanh thực tế.
Cơ quan điều tra xác định từ tháng 9/2019 đến
24/5/2021, Hoàng Duy Tiến và đồng phạm đã sử dụng tư cách pháp nhân của 45 công
ty, mở 1.146 bộ tờ khai hải quan, nhập lậu trót lọt về Việt Nam 1.280 container
hàng có tổng trị giá hơn 217 tỷ đồng.
Bị cáo 17 năm kêu oan vụ cô bé chết trong
rẫy vắng
https://tuoitre.vn/bi-cao-17-nam-keu-oan-vu-co-be-chet-trong-ray-vang-2023052522281805.htm
26/05/2023 05:52 GMT+7
Cho rằng có dấu hiệu bức
cung, nhục hình, vi phạm về tố tụng nên TAND tối cao đã hủy cả hai bản án sơ và
phúc thẩm, trả hồ sơ để điều tra, xét xử lại vụ bị án kêu oan suốt 17 năm.
Phiên tòa sơ thẩm (lần 2) dự kiến mở ngày 26-5 tại
TAND tỉnh Đắk Lắk để xét xử bị cáo Tưởng Đăng Thế (có tên gọi khác là Thế Tùng,
45 tuổi, trú xã Ea Kênh, Krông Pắk, Đắk Lắk) về tội giết người.
Cái chết oan khuất trong rẫy vắng
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 15h ngày 18-1-2006 bà Nguyễn
Thị Liên (trú thôn Tân Trung, đã mất) không thấy con gái đâu nên đi tìm. Khi ra
sau vườn cà phê cách nhà khoảng 50m, bà thấy con gái Trần Thị Kim Hồng (sinh
năm 1993) nằm bất động, trên mặt và người có nhiều vết thương chảy máu, quần bị
lột khỏi người.
Bà Hồng bế con vào nhà rồi cùng người thân đưa đi cấp
cứu. Nhưng do vết thương quá nặng, Hồng đã không qua khỏi.
Ngay trong đêm 18-1, Công an tỉnh Đắk Lắk đã khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
và xác định đây là vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng.
Ngày 20-1-2006, cơ quan chức năng đã kêu gọi quần
chúng nhân dân tố giác tội phạm. Công an đã thu nhận được hàng chục lá thư,
trong đó có một người chỉ đích danh "Thế Tùng" (tức Tưởng Đăng Thế)
là người đã sát hại chị Hồng.
Ngày 25-1-2006, anh Thế bị công an triệu tập cùng nhiều
người có dấu hiệu nghi vấn khác. Chỉ một ngày sau, anh Thế thừa nhận mình giết
Hồng. Công an đã lập biên bản đầu thú, ghi lời khai và yêu cầu Thế viết bản tường
trình.
Theo kết quả điều tra của Công an tỉnh Đắk Lắk, khoảng
11h ngày 18-1-2006, Thế nhậu với một số người trong thôn. Đến khoảng 13h cùng
ngày, Thế chở ông Trần Đình Cát về và ngủ lại nhà ông này.
Khoảng 14h, Thế tỉnh dậy và nảy sinh ý định trộm cắp
vì biết gia đình ông Trần Phi Hùng và bà Nguyễn Thị Liên (cha mẹ nạn nhân Hồng)
mới bán bắp nên có tiền. Thế đi bộ từ nhà ông Cát đến nhà Hồng (cách 450m), lẻn
vào nhà định trộm thì bị Hồng phát hiện nên Thế kéo Hồng ra phía sau vườn cà
phê cách nhà khoảng 50m.
Bị kéo đi, Hồng la hét lấy tay bám vào cành cà phê nên
Thế lấy cây đập vào mu bàn tay, tay còn lại bịt miệng nạn nhân. Sau đó, Thế đè
nạn nhân ra bóp cổ khoảng 2 phút gây ra thương tích ở vùng cổ.
Thấy nạn nhân còn cựa quậy, Thế lấy cục đá gần đó
"thả rơi tự do" vào đầu nạn nhân. Kết quả giám định pháp y nhận định
đây là nguyên nhân chính khiến Hồng tử vong.
Gây án xong, Thế lột quần nạn nhân để tạo hiện trường
vụ hiếp dâm, rồi về nhà ông Cát ngủ tiếp.
Tối cùng ngày và sáng hôm sau, Thế vẫn đến đám tang nạn
nhân và vẫn chơi đánh bài thắng được 60.000 đồng.
Suốt 17 năm kêu oan
Vụ án tưởng như đã được giải quyết với việc đã bắt được
hung thủ. Đặc biệt, chính hung thủ thừa nhận các hành vi phạm tội của mình, phù
hợp với nhiều tình tiết, dấu vết có tại hiện trường. Tuy nhiên, từ giai đoạn có
luật sư (chỉ định), kiểm sát viên tham gia xét hỏi và ở tất cả các phiên tòa
sau này, Thế đều một mực kêu oan mình không giết Hồng.
Thế cho rằng các lời thừa nhận, bản tường trình là do
Thế bị các điều tra viên đánh đập, mớm cung phải làm theo vì "sợ bị đánh
chết".
Sau đó, tòa tuyên Thế tù chung thân vì tội giết người.
Khi đã chấp hành án, Thế vẫn một mực kêu oan, đồng thời
đưa ra nhiều bằng chứng ngoại phạm, phủ nhận lời khai của nhân chứng trực tiếp
vì người này có mâu thuẫn với mình trước đó...
Ngày 26-6-2018, Viện KSND tối cao đã có quyết định
kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy cả hai bản án sơ thẩm (ngày 4-7-2008)
và phúc thẩm (ngày 26-11-2008) để điều tra lại.
Ngày 22-9-2020, TAND
tối cao đã họp phiên giám đốc thẩm để xem xét lại vụ án. Hội đồng thẩm
phán TAND tối cao cho rằng các bản án sơ và phúc thẩm dựa vào lời khai nhận tội
của Thế và các nhân chứng, nhất là của bà Nguyễn Thị Loan (hàng xóm, người được
cho trực tiếp thấy Thế xuống tay với nạn nhân) để kết tội. Tuy nhiên, hai cấp
tòa chưa làm rõ các mâu thuẫn giữa lời khai của bị cáo và nhân chứng chính vì
"lúc khai thế này, khi khai thế khác".
Không chỉ vậy, hồ sơ thể hiện Thế có 12 lời khai thì
có 7 lời khai (giai đoạn đầu) nhận tội và 5 lời khai không nhận tội. Đối với 5
lời khai không nhận tội bắt đầu từ khi có luật sư, kiểm sát viên tham gia.
Thế cho biết do bị bức cung, nhục hình nên phải khai
nhận việc mà mình không làm. Thế cũng khai mình không ra đầu thú mà bị bắt đưa
về, bị đánh suốt đêm nên phải nhận tội theo yêu cầu của điều tra viên.
Quyết định giám đốc thẩm cũng cho rằng lời khai của
nhân chứng trực tiếp Nguyễn Thị Loan quá nhiều mâu thuẫn về khoảng cách, thời
gian. Khi đoàn liên ngành xác minh trở lại, bà Loan không xác định được vị trí
mình từng đứng, cũng như địa điểm xảy ra án mạng như bà đã từng khai nhiều lần.
Bên cạnh đó, công an cũng chưa làm rõ hoàn toàn mâu thuẫn trước đó giữa bà Loan
và bị án Tưởng Đăng Thế...
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao còn chỉ ra nhiều sai
sót, mâu thuẫn và một số điểm vi phạm tố tụng khác mà không thể khắc phục nên
buộc phải hủy án, điều tra, xét xử lại từ đầu.
Sau hơn hai năm điều tra bổ sung với nhiều lần tiếp tục
trả hồ sơ, vụ án sẽ được xét xử lại từ đầu vào hôm nay 26-5.
Bị đánh khi hỏi cung?
Theo quyết định giám đốc thẩm, ngày 5-5-2006, Thế viết
lời khai: do ban đầu không nhận tội giết người nên các ngày 25, 26-1-2006 và
ngày 6, 12-4-2006 đã bị điều tra viên D.T.B. đánh. Mặt khác, ngày 12-4-2006,
ông Đoàn Quyết Thắng - cán bộ trại tạm giam Đắk Lắk - trích xuất Thế để đi hỏi
cung, khi trở về thì phát hiện Thế bị đánh, có thương tích nên lập biên bản sự
việc.
"Như vậy, Tưởng Đăng Thế bị điều tra viên đánh
khi hỏi cung ngày 12-4-2006 là có thật. Nhưng các lời khai nhận tội trước đó
(các ngày 25, 26-1-2006 và ngày 6-4-2006) có bị đánh đập, ép cung hay không phải
được điều tra, làm rõ" - quyết định giám đốc thẩm nêu rõ.
Tuy nhiên, sau khi điều tra lại, kết luận điều tra cho
rằng ngày 12-4-2006 cán bộ quản giáo thấy Thế có nhiều vết bầm ở vai, lưng và đầu
gối nên đã lập biên bản. Tại biên bản này, Thế khai là bị cán bộ điều tra đánh.
Báo cáo này của quản giáo có trong hồ sơ vụ án nhưng chỉ là bản photo nên không
có cơ sở để xác minh.
Vụ gây thiệt hại 52 tỉ đồng tại Agribank
Trà Vinh: Các bị cáo tiếp tục kêu oan
26/05/2023 18:46 GMT+7
Tại tòa phúc thẩm lần 2, các
bị cáo nguyên là lãnh đạo Công ty Aquafeed Cửu Long và Agribank Trà Vinh vẫn tiếp
tục kêu oan.
Ngày 26-5, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xử phúc
thẩm lần 2 đối với vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm
quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Trong đó, các bị cáo nguyên là lãnh đạo Công ty cổ phần
Aquafeed Cửu Long gồm:
Bị cáo Nguyễn Hữu Lộc, Trần Vũ Dũng (nguyên chủ tịch
và thành viên hội đồng quản trị); Nguyễn Hồng Nam (nguyên tổng giám đốc) và Đỗ
Thái Hòa (nguyên phó tổng giám đốc tài chính) cùng bị xét xử về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Cùng bị xét xử về tội danh trên còn có bị cáo Bùi Thị
Tuyết Mai (nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp thủy sản).
Các bị cáo bị xét xử tội vi phạm quy định cho vay gồm:
Nguyễn Văn Trực (nguyên phó giám đốc phụ trách Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chi nhánh tỉnh Trà Vinh (Agribank Trà Vinh); Nguyễn Quốc Hoàn và Cao Văn
Phong (nguyên lãnh đạo phòng tín dụng Agribank Trà Vinh).
Đầu năm 2018, Tòa án nhân dân tỉnh Trà
Vinh xử sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Lộc 14 năm tù, bị cáo Hòa 12 năm
tù. Các bị cáo còn lại lãnh các mức án từ 5 năm đến 10 năm tù. Các bị cáo này
sau đó kháng cáo kêu oan.
Cuối năm, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xử phúc
thẩm đã tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại. Tuy nhiên bản án phúc
thẩm này bị chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị.
Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao ngày 3-3-2021 tuyên hủy bản án phúc thẩm, giao lại hồ sơ vụ án
cho Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xử lại phúc thẩm.
Tại phiên tòa lần 2 này, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại
TP.HCM vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng cấp sơ thẩm đã xét xử đúng
người, đúng tội, không oan sai nên đề nghị hội đồng xét xử không chấp nhận
kháng cáo kêu oan của các bị cáo trong vụ án.
Trong khi đó, các bị cáo và người bào chữa cho rằng
không có chuyện Công ty Aquafeed Cửu Long nâng khống vốn điều lệ để được ngân
hàng cho vay.
Đồng thời khẳng định việc ký các hợp đồng, luân chuyển
hàng hóa giữa các đối tác, đến việc chuyển tiền vay đến 2 công ty như trên là
các giao dịch có thật, nên không có căn cứ cho rằng Aquafeed "ký hợp đồng
khống, xoay vòng, không có hàng hóa" để làm thủ tục giải ngân.
Phiên tòa diễn ra đến tối cùng ngày mới kết thúc phần
tranh luận. Do tính chất phức tạp của vụ án, hội đồng xét xử thông báo sẽ nghị
án kéo dài. Dự kiến tuyên án vào ngày 6-6.
Dùng chứng từ khống để vay tiền từ
Agribank Trà Vinh
Theo nội dung vụ án, từ ngày 30-6-2010 đến ngày
29-12-2011, các bị cáo Nguyễn Hữu Lộc, Trần Vũ Dũng ngoài cương vị là chủ tịch
và thành viên hội đồng quản trị Công ty Aquafeed Cửu Long, còn giữ nhiều vị trí
quan trọng tại Công ty Công nghiệp thủy sản và Công ty cổ phần Biển Tây.
Bị cáo Lộc và Dũng đã chỉ đạo các bị cáo Hòa, Nam, Mai
ký nhiều hợp đồng mua bán nguyên liệu khống giữa các công ty trên để Công ty
Aquafeed Cửu Long sử dụng 50 hóa đơn khống làm chứng từ để Agribank Trà Vinh
cho vay.
Được giải ngân, Công ty Aquafeed Cửu Long chuyển cho
Công ty Công nghiệp thủy sản 28 tỉ đồng và Công ty Biển Tây 26 tỉ đồng bằng 42 ủy
nhiệm chi để các bị cáo Lộc và Dũng chiếm đoạt.
Các bị cáo Nguyễn Văn Trực, Nguyễn Quốc Hoàn và Cao
Văn Phong đã có hành vi vi phạm quy định về cho vay, gây thiệt hại cho Agribank
Trà Vinh hơn 52 tỉ đồng.
Nữ viên chức dùng hàng chục sổ đỏ giả để lừa
đảo gần 10 tỉ đồng
26/05/2023 18:24 GMT+7
Lên mạng xã hội liên hệ làm
sổ đỏ giả, rồi đem thế chấp để lừa đảo, chiếm đoạt gần 10 tỉ đồng, nữ viên chức
ở Thanh Hóa vừa bị bắt giữ để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo điều tra ban đầu của Công an huyện Ngọc Lặc (tỉnh
Thanh Hóa), Trịnh Thị Huệ, 41 tuổi, trú tại phố Lê Hoàn, thị trấn huyện Ngọc Lặc,
là cán bộ viên chức của một đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện này.
Trong thời gian qua, Trịnh Thị Huệ đã mang nhiều sổ đỏ giả đi thế chấp tại huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc để
vay tiền.
Khi đến hạn trả nợ, do không có tiền trả nên Huệ đã
dùng sổ đỏ giả để làm thủ tục gạt nợ và bị người dân phát hiện, tố giác đến cơ
quan công an.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ và chứng cứ thu thập được,
Công an huyện Ngọc Lặc vừa bắt giữ Huệ để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Khám xét khẩn cấp nơi ở và nơi làm việc của Huệ, công
an thu giữ nhiều giấy tờ, tài liệu liên quan đến hành vi làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức.
Ngoài ra, Công an huyện Ngọc Lặc đã tạm giữ 10 sổ đỏ
mà Trịnh Thị Huệ đã làm giả với mục đích đem đi thế chấp để vay tiền.
Tại cơ quan công an, bước đầu Trịnh Thị Huệ khai nhận
do cần tiền để trả nợ, nên từ cuối năm 2022 đến khi bị phát hiện, bắt giữ, Huệ
đã sử dụng mạng xã hội để liên hệ và làm hàng chục sổ đỏ mang tên mình.
Sau đó, Huệ đem số sổ đỏ giả này
đến huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc để vay với số tiền gần 10 tỉ đồng.
Hiện nay, Công an huyện Ngọc Lặc đang tiếp tục điều
tra, mở rộng. Ai là nạn nhân của Trịnh Thị Huệ, đến Công an huyện Ngọc Lặc trình
báo để được giải quyết.
Ngày 12-6 sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xử cô giáo Lê Thị Dung
https://tuoitre.vn/ngay-12-6-se-mo-phien-toa-phuc-tham-xu-co-giao-le-thi-dung-20230526163714684.htm
26/05/2023 16:55 GMT+7
Dự kiến phiên tòa phúc thẩm
xét xử vụ cô giáo Lê Thị Dung chiếm đoạt gần 45 triệu đồng sẽ mở ngày 12-6. Cô
bị cấp sơ thẩm tuyên phạt 5 năm tù vì cáo buộc liên quan số tiền trên.
Chiều 26-5, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xác nhận
phiên tòa phúc thẩm xét xử bà Lê Thị Dung (51 tuổi, nguyên giám
đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên, tỉnh
Nghệ An) sẽ được mở vào 8h sáng 12-6.
Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Hoàng Ngọc Anh.
Bà Dung bị TAND huyện Hưng Nguyên tuyên phạt 5 năm tù
về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ" trong phiên tòa diễn ra từ ngày 17 đến 24-4.
Trong vụ án này, cùng tội danh với bị cáo Lê Thị Dung,
bị cáo Nguyễn Thị Hương (57 tuổi, ngụ thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên,
Nghệ An) bị tuyên mức án 24 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 48
tháng.
Theo bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Hưng
Nguyên, từ ngày 1-10-2012 đến năm 2017, bà Lê Thị Dung đã lợi dụng chức vụ, quyền
hạn được giao nhiều lần thanh toán trái quy định pháp luật để chiếm đoạt số tiền
gần 45 triệu đồng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, gây thiệt hại cho Trung tâm
Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên.
Việc bà Dung chiếm đoạt tiền được chỉ ra như: một số khoản
thanh toán hai lần cho một nội dung như đã nhận được phụ cấp cấp ủy nhưng vẫn
được tính 3 tiết/tuần cho chức danh bí thư chi bộ; đã được hỗ trợ khi đi học
cao học nhưng vẫn được tính 2 tiết/tuần để thanh toán…
Sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Dung có đơn kháng cáo. Gia đình xin bảo lãnh bà Lê Thị Dung
được tại ngoại.
Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An đã họp và nghe các ngành,
đơn vị liên quan báo cáo nội dung vụ án và các vấn đề liên quan.
Ngày 23-5, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An ban
hành quyết định kháng nghị phúc thẩm đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử
phúc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.
Cư dân tố công ty con của Mường Thanh chiếm
dụng quỹ bảo trì chung cư
26/05/2023 14:25 GMT+7
Bộ Xây dựng vừa chuyển đến
TP Hà Nội đơn kiến nghị của ban quản trị tòa nhà chung cư CT4 Xa La, quận Hà
Đông, tố Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên chiếm dụng quỹ bảo
trì chung cư.
Trong văn bản vừa gửi tới UBND TP Hà Nội, Bộ Xây dựng
cho biết nhận được đơn kiến nghị ghi ngày 6-4 của ban quản trị tòa nhà chung cư CT4
Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông phản ánh Doanh nghiệp tư nhân xây dựng
số 1 tỉnh Điện Biên - công ty con của Tập đoàn Mường Thanh - chủ đầu tư tòa nhà
chung cư CT4 Xa La không chuyển giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung cho ban
quản trị tòa nhà.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư đã tự ý chi tiêu quỹ bảo trì
phần sở hữu chung không đúng quy định, không nộp kinh phí bảo trì phần diện
tích chủ đầu tư sở hữu.
Vì vậy, ban quản trị tòa nhà chung cư CT4 Xa La kiến nghị
UBND TP Hà Nội thanh tra và làm rõ các dấu hiệu sai phạm của chủ đầu
tư.
Sau khi xem xét nội dung đơn kiến nghị, căn cứ thông
tư số 05 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý
đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và quy định của pháp luật, Bộ Xây dựng
chuyển đơn của ban quản trị tòa nhà chung cư CT4 Xa La đến UBND TP Hà Nội để
xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả giải quyết
đến Bộ Xây dựng.
Theo phản ảnh của người dân sống tại chung cư CT4 Xa
La, dự án được chủ đầu tư bàn giao cho cư dân từ năm 2012 nhưng đến nay quỹ bảo
trì chưa được công khai, cư dân không biết số tiền này được quản lý và sử dụng
như thế nào.
Thực trạng này dẫn đến công tác bảo trì sửa chữa tòa
nhà không được đảm bảo, dẫn đến tình trạng xuống cấp về hạ tầng kỹ thuật, hệ thống
chiếu sáng hành lang các tầng cũng như ở cầu thang bộ không được đảm bảo, các cửa
thoát hiểm hỏng nhưng không được sửa chữa và các cửa xả rác ở các tầng hỏng
cũng không được sửa chữa.
Liên quan tới Tập đoàn Mường Thanh, cuối tháng 4-2023
Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã ban hành cáo trạng truy tố ông Lê Thanh Thản, chủ tịch tập đoàn, về tội lừa
dối khách hàng theo điểm d, khoản 2, điều 198 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Đây là diễn biến mới nhất vụ án lừa dối khách hàng,
thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại dự án CT6 Kiến Hưng, phường
Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP Hà Nội liên quan đến ông Lê Thanh Thản.
Trước đó, ông Thản bị khởi tố vào tháng 7-2019 và gây
xôn xao dư luận. Sau khi khởi tố, cơ quan cảnh sát điều tra đã nhiều lần ra kết
luận đề nghị truy tố ông Thản nhưng đều bị viện kiểm sát trả hồ sơ yêu cầu điều
tra bổ sung.
Vì sao không khởi tố vụ sai phạm đất đai tại
quận trung tâm Cần Thơ?
Nhật Huy
26/05/2023
TPO - Cơ quan CSĐT Công an
TP. Cần Thơ có thông báo quyết định không khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các
quy định về quản lý đất đai và thiếu trách nhiệm xảy ra hậu quả nghiêm trọng” ở
quận Ninh Kiều như kiến nghị của Thanh tra thành phố.
Chiều 26/5, nguồn tin của phóng viên Tiền
Phong cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP. Cần Thơ có thông báo về việc
quyết định không khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai
và thiếu trách nhiệm xảy ra hậu quả nghiêm trọng” ở quận Ninh Kiều như
kiến nghị của Thanh tra thành phố.
Theo đó, từ các thông tin, tài liệu từ Bộ Công an, Kiểm
toán Nhà nước khu vực 5, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), UBND quận
Ninh Kiều… cùng với quá trình điều tra, xác minh cho thấy vụ việc không có dấu
hiệu tội phạm, không gây thiệt hại, không phát hiện hành vi trục lợi từ các cán
bộ liên quan. Do đó, Cơ quan CSĐT Công an TP. Cần Thơ quyết định không khởi tố
vụ án hình sự.
Trước đó, tháng 5/2022, Thanh tra TP. Cần Thơ thông
báo Kết luận thanh tra việc chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất,
cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thuộc thẩm quyền
UBND quận Ninh Kiều.
Theo kết luận thanh tra, UBND quận Ninh Kiều thực hiện
cho chuyển mục đích sử dụng đất tại một số phường không căn cứ vào kế hoạch sử
dụng đất hàng năm, dẫn đến cho chuyển mục đích sử dụng đất không đúng chỉ tiêu
hoặc không có chỉ tiêu so với kế hoạch sử dụng đất được UBND thành phố phê duyệt.
Thực hiện cho chuyển mục đích sử dụng đất cho nhiều hộ
gia đình, cá nhân (8 trường hợp) không đúng với kế hoạch sử dụng đất hàng năm
được duyệt, gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định tại Điều 52 Luật Đất đai
năm 2013
Trong đó, đáng chú ý có một số thửa đất cho chuyển mục
đích với diện tích lớn, cá biệt có trường hợp cho chuyển với diện tích rất lớn,
gây hậu quả nghiêm trọng, có dấu hiệu lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định.
Giai đoạn 2018-2020, kết quả thanh tra nhận thấy việc
cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của UBND quận
Ninh Kiều còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Có trường hợp xác nhận thời điểm sử dụng
đất và xác định tiền sử dụng đất chưa phù hợp dẫn đến tính thiếu số tiền sử dụng
đất phải nộp, giá trị tạm tính là hơn 78 triệu đồng.
Có trường hợp công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không phù hợp, vượt hạn mức đất ở theo
quy định. Giá trị sai phạm tạm tính tại thời điểm công nhận quyền sử dụng đất
là 117 triệu đồng.
Thực hiện cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất một số trường hợp theo hình thức giao đất có thu tiền sử
dụng đất không phù hợp quy định, do hộ gia đình, cá nhân không thuộc các trường
hợp giao đất không đấu giá quyền sử dụng đất. Giá trị thu vượt tiền sử dụng đất
phải nộp tạm tính tại thời điểm cấp GCNQSDĐ là hơn 1 tỷ đồng.
Theo kết luận thanh tra, các sai phạm nêu trên, trách
nhiệm chính thuộc về trưởng phòng, phó trưởng phòng và cán bộ, công chức có
liên quan của Phòng TN&MT quận; giám đốc, phó giám đốc và công chức, viên
chức có liên quan của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Ninh Kiều; Chủ tịch
UBND phường An Hòa, Chủ tịch UBND phường An Cư... Ngoài ra, còn có trách nhiệm
của Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, Giám đốc Sở TN&MT tại thời điểm xảy ra
sai phạm.
Cho rằng có dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý đất
đai và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nên thanh tra Thanh tra kiến
nghị Công an TP. Cần Thơ điều tra làm rõ.
Vụ nhập lậu 1.287 container hàng: Cựu
trung tá công an ‘quanh co, chối tội’
Tân Châu
26/05/2023
TPO - Hoàng Duy Tiến (37 tuổi,
cựu đại úy Phòng cảnh sát kinh tế, Công an TPHCM) cầm đầu vụ án, thừa nhận hành
vi phạm tội. Còn bị cáo Võ Văn Đông (55 tuổi, cựu trung tá) theo Viện Kiểm sát
là ‘quanh co, chối tội’.
Trưa nay (26/5), tại phiên tòa sơ thẩm của TAND TPHCM,
xét xử vụ nhập lậu về Việt Nam 1.287 container hàng, đại diện Viện Kiểm sát đã
nêu quan điểm giải quyết vụ án.
Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, qua hồ sơ, chứng cứ
và diễn biến phiên tòa, Viện Kiểm sát nhận thấy đủ cơ sở khẳng định Hoàng
Duy Tiến đã phạm vào tội buôn lậu với vai trò chủ mưu, cầm đầu. Bị cáo
Tiến có nhiều tình tiết giảm nhẹ hình phạt, đó là có lý lịch nhân thân tốt, phạm
tội lần đầu, thành thật khai báo… Từ đó, Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử
(HĐXX) tuyên phạt Hoàng Duy Tiến 14 -16 năm tù.
Cựu
trung tá Phòng cảnh sát kinh tế là bị cáo Võ Văn Đông, theo đại diện
Viện Kiểm sát, bị cáo Đông kêu oan, cho rằng không trao đổi gì về việc nhập
hàng của Tiến và không cung cấp cho Tiến số điện thoại của chủ hàng. Tuy nhiên,
Viện Kiểm sát nhận thấy, bị cáo Võ Văn Đông quanh co, chối tội. Bị cáo Đông có
trao đổi, nhờ bị cáo Tiến nhập 6 container hàng. Đại diện Viện Kiểm sát đề nghị
phạt Võ Văn Đông từ 8 -10 năm tù.
24 bị cáo còn lại, Viện Kiểm sát đề nghị phạt mỗi bị
cáo từ 7 năm đến 14 năm tù. Cả 26 bị cáo trong vụ án này cùng phạm tội “Buôn lậu.
Về dân sự, Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên buộc các bị
cáo phải nộp lại số tiền thu lợi bất chính. Trong đó, buộc bị cáo Hoàng Duy Tiến
nộp lại 5 tỷ đồng. Các bị cáo được cấn trừ các khoản tiền mà các bị cáo đã tạm
nộp.
Theo đại diện Viện Kiểm sát, để kiếm lời bất chính,
các chủ hàng đã thuê Hoàng Duy Tiến thành lập các doanh nghiệp để nhập khẩu máy
móc thiết bị đã qua sử dụng, sau đó các chủ hàng cung cấp cho một nhóm người
chuyên kinh doanh mặt hàng này ở trong nước.
Hoàng Duy Tiến đã thuê một số người đang là bị cáo
trong vụ án, giúp Tiến trong việc làm thủ tục thành lập các công ty, làm hồ sơ
nhập khẩu, làm thủ tục hải quan, giao dịch thanh toán chi phí cho các hoạt động
liên quan…
Để thông quan, Hoàng Duy Tiến đã kê khai gian dối là
hàng nhập khẩu nhằm mục đích sản xuất. Sau khi hàng nhập khẩu trót lọt, Tiến
giao hàng lại cho nhóm người kể trên và nhận từ 78 -90 triệu đồng/container.
Từ tháng 9/2019 đến ngày 24/5/2021, Tiến đã sử dụng tư
cách pháp nhân của 45 công ty, mở 1.153 bộ tờ khai hải quan, nhập lậu về Việt
Nam 1.287 container hàng, với tổng trị giá 218 tỷ đồng.
Cựu trung tá công an Võ Văn Đông là bị cáo duy nhất
trong vụ án này kêu oan. Cáo trạng nêu, Đông gặp Tiến và cho biết có người bạn
có nhu cầu nhập khẩu máy móc cũ từ nước ngoài và đề nghị Tiến nhận nhập khẩu
các container hàng từ nước ngoài về Việt Nam và Tiến đồng ý.
Từ tháng 2/2021 đến ngày 24/5/2021, Tiến đã làm thủ tục,
hồ sơ nhập khẩu và vận chuyển trót lọt về kho cho Đông 6 container hàng máy móc
thiết bị cũ, trị giá hàng hóa 924 triệu đồng.
Khởi tố, bắt tạm giam 2 nguyên lãnh đạo
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Liêm
Trần Kiên
Thứ sáu, 26/05/2023 (GMT+7)
(Thanh tra) - Ngày
25/5/2023, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Hà Nam cho biết, đã ra các quyết
định phê chuẩn khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét chỗ ở đối với Trần Văn Hà
- nguyên Giám đốc và Hà Văn Thạch - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ
đất huyện Thanh Liêm về tội “lạm quyền trong khi thi hành công vụ”.
Theo đó, Viện KSND tỉnh Hà Nam đã ban hành các
quyết định phê chuẩn: Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh
khám xét chỗ ở đối với Trần Văn Hà (sinh năm 1960), trú tại thôn Lác Nội,
xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam - nguyên Giám đốc Trung tâm Phát
triển quỹ đất huyện Thanh Liêm và Hà Văn Thạch (sinh năm 1979), trú tại
thôn Tam Tứ, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam - nguyên Phó Giám đốc
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Liêm về tội “lạm quyền trong khi thi hành
công vụ” theo quy định tại Điều 282 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập được có trong hồ
sơ vụ án xác định: Trong quá trình thực hiện Dự án “Mở rộng nút giao đường
495B và đường sơ tán cứu hộ kết hợp chắn nước núi huyện Thanh Liêm đoạn qua địa
bàn xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm”, Trần Văn Hà và Hà Văn Thạch đã vi phạm
quy định của Luật Đất đai, vượt quá quyền hạn, giao đất tái định cư cho các hộ
dân trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho ngân sách hàng tỷ đồng.
Ngay sau khi phê chuẩn các quyết định tố tụng của Cơ
quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Hà Nam, lãnh đạo Viện KSND tỉnh
Hà Nam đã phân công các kiểm sát viên kiểm sát việc thi hành lệnh bắt bị can để
tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với Trần Văn Hà và Hà Văn Thạch theo quy định.
Quá trình thi hành các lệnh khám xét đã thu giữ một số tài liệu có liên quan đến
vụ án.
Hiện vụ án đang được các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh
Hà Nam điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu, mở rộng vụ án để xử lý đối với
sai phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật./.
Giám đốc doanh nghiệp vây đánh phó chủ tịch
xã
Lê Tân
https://vnexpress.net/giam-doc-doanh-nghiep-vay-danh-pho-chu-tich-xa-4610109.html
Thứ sáu, 26/5/2023, 16:15 (GMT+7)
HẢI DƯƠNG - Phạm Văn Tùng và Nguyễn Văn Mạnh ra tòa vì
đánh vào mũ bảo hiểm, đấm, đá Phó chủ tịch xã An Thượng Nguyễn Văn Hanh gây vỡ
sọ, gãy xương hàm.
Ngày 26/5, TAND thành phố Hải Dương tuyên Phạm Văn
Tùng (39 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Nam Anh) hình phạt 6 năm 6 tháng tù và
Nguyễn Văn Mạnh (30 tuổi, ở phường Nam Đồng) 5 năm 6 tháng tù, cùng về tội Cố
ý gây thương tích.
Theo cáo trạng, ngày 15/4/2022, Tùng được anh Trần
Quang Huỳnh (Giám đốc Công ty TNHH Ngân Giang) thuê chở cát đổ san lấp mặt bằng
thửa đất ở thôn Chùa Thượng, xã An Thượng thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp
này.
Công ty TNHH Ngân Giang chưa có giấy phép xây dựng nên
việc san lấp là không được phép. Ngày 15/4/2022, khi phát hiện việc đổ đất, ông
Nguyễn Tuấn Anh, cán bộ xã An Thượng và hai đồng nghiệp đến nhắc nhở.
17h cùng ngày, người của Tùng vẫn tiếp tục lái ôtô chở
cát san lấp nên bị tổ công tác yêu cầu về trụ sở UBND xã lập biên bản.
21h20, ông Nguyễn Văn Hanh, Phó chủ tịch UBND xã An
Thượng và ông Tuấn Anh thấy xe chuẩn bị đổ cát san lấp nên vào ngăn. Tuy nhiên,
Tùng bảo lái xe "cứ tiếp tục".
Ông Hanh và Tuấn Anh đi theo xe đến vị trí cạnh lối
vào Công ty Ngân Giang, yêu cầu tài xế dừng xe để lập biên bản vi phạm thì Tùng
lao vào tấn công.
Cáo trạng nêu Tùng tát hai phát vào mũ bảo hiểm ông Tuấn
Anh làm tuột mũ, rồi tiếp tục đấm, đá vào đầu và bụng. Mạnh cũng đánh ông Tuấn
Anh.
Ông Hanh đứng ở đầu ôtô ngăn không cho lái xe đi thì bị
Tùng đánh vào mũ bảo hiểm. Ông Hanh chạy ra đường song Tùng đuổi theo đạp ngã
ông rồi đá vào mặt, đầu...
Ông Hanh bị vỡ sọ, đa chấn thương vùng mặt, thương tổn
55%.
No comments:
Post a Comment