Đối Thoại Điểm Tin ngày 18 tháng 04 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Quan
chức Mỹ: G7 sẽ chống ‘bất kỳ sự uy hiếp nào’ từ Trung Quốc
Hai
người lập ‘đồn công an chìm’ cho Trung Quốc ở Mỹ bị truy tố
Mỹ-Nhật-Hàn
tập trận, Triều Tiên lên án Mỹ ‘đe dọa hạt nhân’
Các
bộ trưởng G-7 kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine
Ghế
chủ tịch của Nga tại Hội đồng Bảo an gây tranh cãi nhất trước nay
Thủ tướng Phạm Minh Chính mời Thủ tướng Úc thăm Việt Nam
Ngoại trưởng Mỹ uống bia 333 ở HN, nhiều người ngậm
ngùi về bia Việt trong tay người Thái
Hai người lập ‘đồn công an chìm’ cho Trung Quốc ở Mỹ
bị truy tố
Mỹ: Xả súng tiệc sinh nhật ở Alabama, 4 người chết, 28
người bị thương
WFP tạm dừng hoạt động ở Sudan sau khi 3 nhân viên
thiệt mạng
Chính quyền quân quản Myanmar phóng thích 3.000 tù
nhân dịp Tết cổ truyền
Quan chức Mỹ: G7 sẽ chống ‘bất kỳ sự uy hiếp nào’ từ
Trung Quốc
Các bộ trưởng G-7 kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine
Những
đột phá bởi chuyến thăm Hà Nội của Blinken
Hoa
Kỳ sẽ cung cấp thêm cho Việt Nam một tàu tuần duyên nữa
Gang
Thép Thái Nguyên báo lỗ, công ty thép Trung Quốc xây dựng nhà máy ở Việt Nam
VinFast
xuất khẩu lô xe điện thứ hai sang Bắc Mỹ
40%
ô tô trượt kiểm định lần đầu sau vụ sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm
Hoa
Kỳ có bỏ qua yếu tố nhân quyền trong nâng cấp quan hệ với Việt Nam?
Diễn
biến “lạ” từ truyền thông Việt Nam xung quanh vụ blogger Thái Văn Đường “mất
tích”
Bình
Định: Xét xử đường dây đánh bạc ngàn tỷ
Cựu
giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội thừa nhận “là người có lỗi cao nhất”
Philippines
áp thuế chống bán phá giá với xi măng Việt Nam
Công
an Hà Tĩnh xác nhận YouTuber Thái Văn Đường về nước
Chuyến
thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ: Nhân quyền có phải là chủ đề quan trọng?
Blogger
Thái Văn Đường mất tích ở Thái, bạn bè nghi bị an ninh Việt Nam dẫn giải
Ngoại
trưởng Mỹ thăm tu viện tại Hà Nội: “Một thông điệp mạnh ủng hộ tự do tôn giáo”
Trực
tiếp: Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ tới Việt Nam và các bình luận bên lề
Việt
Nam đón Blinken: Có bước ngoặt nào trong quan hệ hay không?
Đoàn
cấp cao Bộ Công an Việt Nam thăm Trung Quốc
Grab Việt Nam bị phạt 60 triệu đồng do hiển thị bản đồ sai lệch về
chủ quyền VN ở Biển Đông Việt Nam
Nhà hoạt động Phạm Thanh
Nghiên kể về hành trình sang Mỹ tỵ nạn
Ông Putin tới thăm
vùng Kherson của Ukraine bị Nga chiếm đóng
Từ Marguerite
Duras, tác giả 'Người Tình' đến cô hoa hậu châu Á ở Paris
FBI bắt giữ hai
công dân gốc Trung Quốc liên quan đến 'đồn cảnh sát' ở New York
Tỵ nạn ở Thái Lan,
Thái Văn Đường bị 'bắt cóc' hay 'xâm nhập trái phép' về Việt Nam
Tìm hiểu câu chuyện
linh mục Công giáo VN 'tham gia bộ máy chính quyền'
Đọc lạ̣i bài
Đặng Tiến bình luận thơ thời chiến của Nguyễn Bắc Sơn
G7 lập liên minh năng
lượng nguyên tử gồm Anh, Mỹ, Canada, Nhật và Pháp
Vladimir
Kara-Murza, gương mặt chỉ trích Putin bị án tù 25 năm ở Nga
Giới hoạt động Hong Kong
lo sợ khi căng thẳng TQ và Đài Loan dâng cao
Vietnam Airlines bị nghi
chậm công bố kiểm toán tài chính do thua lỗ
VinFast bàn giao lô
xe ô tô điện VF8 thứ 2 đến Bắc Mỹ
Quan hệ Việt-Mỹ sẽ
có chuyển biến trong 'vài tuần, vài tháng' tới?
G7
lên án tham vọng quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông
Chiến
tranh Ukraina : Tổng thống Nga Putin bất ngờ tới thăm tỉnh Kherson và Louhansk
Làm thế
nào để châu Âu có thể hãm đà xích lại gần nhau giữa Nga và Trung Quốc ?
Mỹ đóng
cửa một đồn công an Trung Quốc phi pháp tại New York
Hải quân
Hàn - Nhật - Mỹ tập trận phòng thủ chống tên lửa
Bộ trưởng
Quốc Phòng Trung Quốc công du Nga thắt chặt quan hệ quân sự song phương
Pháp: Phe
phản đối cải tổ hưu trí kêu gọi tẩy chay bài nói chuyện của TT Macron
Nga hụt
hơi xích gần với Trung Quốc buộc Việt Nam cân nhắc nâng cấp quan hệ với Mỹ ?
Tàu
khu trục Mỹ USS Milius qua eo biển Đài Loan
Các
ngoại trưởng G7 cố phô trương lập trường thống nhất về Trung Quốc
Mối
đe dọa Trung Quốc : 3 lý do phương Tây cần bảo vệ Đài Loan
Đối
ngoại thất bại, nội trị trắc trở, sau cơn mưa trời lại sáng với Macron ?
Drone
: Công cụ gây ảnh hưởng mới và hiệu quả của Thổ Nhĩ Kỳ
Nga
chuẩn bị thay đổi giàn chỉ huy chiến dịch tấn công Ukraina
Ngừng
nhập ngũ cốc Ukraina : Liên Âu chỉ trích quyết định đơn phương của Ba Lan
và Hungary
Biện
pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ có thể gây nguy cơ cho đồng đô la
Kỷ
niệm 50 năm ngày giỗ của danh họa Picasso
Trung
Quốc, trọng tâm hội nghị ngoại trưởng G7 - Nhật Bản
(Reuters)
- Miến Điện thả hơn 3.000 tù nhân. Chính quyền Naypyidaw ngày 17/04/2023 thông báo phóng thích
3.113 tù nhân nhân dịp năm mới, tức là ngày Tết Thingyan (Tết Té Nước) truyền
thống của người Miến Điện. Quyết định được loan báo vài ngày sau khi chính
quyền quân sự bị lên án về vụ không kích khiến 171 người thiệt mạng. Trong số
người được trả tự do, có 98 người nước ngoài.
(Yonhap) -
Hàn Quốc : Bộ trưởng Quốc Phòng hứa đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí. Ông Lee Jong Sup hôm nay 17/04/2023
hứa hợp tác với các doanh nghiệp và ngành công nghiệp quốc phòng trong nước để
đạt 20 tỉ đô la xuất khẩu vũ khí trong năm 2023. Seoul đã đạt kỷ lục 17,3 tỉ đô
la hồi năm 2022, ký được những hợp đồng lớn với Vacxava, cung cấp nhiều loại vũ
khí cho Ba Lan, trong đó có xe tăng K2, pháo tự hành K-9, máy bay tấn công hạng
nhẹ FA-50 và bệ phóng tên lửa Chunmoo. Hàn Quốc đặt mục tiêu chiếm 5% thị phần
xuất khẩu vũ khí toàn cầu vào năm 2027, trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ
tư thế giới.
(AP) - Nhà
đấu tranh cho dân chủ Hồng Kông Hoàng Chi Phong lại bị ba tháng tù.Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) ngày
17/04/2023 bị kết án vì vi phạm lệnh cấm của tòa án về việc tiết lộ thông tin
cá nhân về một nhân viên cảnh sát đã làm bị thương một người biểu tình trong
các cuộc biểu tình chống chính phủ năm 2019. Hoàng Chi Phong đã nổi tiếng từ
những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 2014 trên tại Hồng Kông và đã bị giam
giữ sau khi tuyên bố nhận tội trong một vụ án an ninh quốc gia lớn nhất của
thành phố, với khả năng bị án chung thân.
(AFP) -
Nhà đối lập Nga Vladimir Kara-Mourza bị kết án 25 năm tù giam. Kara-Mourza hôm nay 17/04/2023 bị
một tòa án buộc nhiều tội, trong đó có tội « phản bội nghiêm trọng »,
« phát tán thông tin sai lệch » về quân đôi Nga và làm việc bất hợp
pháp cho một tổ chức bị Matxcơva xem là « không được hoan nghênh ».
Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc Volker Türk đòi Nga trả tự do ngay lập tức cho
nhà đối lập. Anh, Đức … cũng đề nghị tương tự.
(AFP) -
Cựu thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay 17/04/2023 được trao huân chương cao
quý nhất của Đức. Lễ trao Huân chương Thập tự Liên bang cấp độ cao nhất cho cựu
thủ tướng Merkel, 68 tuổi, diễn ra vào 18 giờ hôm nay (giờ địa phương).
Đích thân tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier trao huân chương cho bà
Merkel. Trước bà Merkel, mới chỉ có hai người tiền nhiệm Konrad Adenauer và
Helmut Kohl được nhận phần thưởng danh dự này.
(AFP) - Vụ
máy bay Ukraina bị bắn hạ gần Teheran hồi năm 2020 : 10 quân nhân Iran bị
kết án từ 1 đến 10 năm tù giam. Bị cáo đầu tiên, chỉ huy hệ thống phòng thủ Tor M-1, đã bị kết
án 10 năm tù vì chống lệnh của cấp trên và bắn hạ máy bay, 9 quân nhân khác bị
kết án từ 1 đến 3 năm tù. Vụ lực lượng vũ trang Iran hồi năm 2020 phóng 2 tên
lửa vào máy bay Boeing của hãng hàng không Ukraina, bay từ Teheran đến Kiev, đã
khiến 176 người trên chuyến bay thiệt mạng, đa phần là người Iran và Canada.
(Reuters)
- Giao tranh tại Sudan: Số người thiệt mạng đã lên đến gần 100. Theo số liệu tạm thời của nghiệp
đoàn các bác sĩ tại Sudan sáng 17/04/2023, các cuộc giao tranh giữa Quân Đội
Sudan và Lực Lượng Hỗ Trợ Nhanh (RSF) trong 2 ngày qua đã làm ít nhất 97 thường
dân thiệt mạng và hơn 590 người bị thương. Tổ Chức Y Tế Thế Giới cảnh báo: Một
số bệnh viện ở thủ đô Khartoum sắp cạn kiệt nguồn máu, thiết bị truyền máu,
dịch truyền và nhiều thiết bị cấp cứu khác.
Tin Tức: Thứ Ba 18.04.2023
1/ ÔNG ĐƯỜNG VĂN THÁI BỊ BẮT CÓC TẠI THÁI LAN ĐƯA VỀ VN
Bất chấp bản tin của công an tỉnh Hà Tĩnh là
ông Đường Văn Thái đã bị bắt giam khi băng rừng trở về VN, nhiều người tỵ nạn
Việt ở Thái Lan đã trưng ra các bằng chứng là ông đã bị bắt cóc tại Thái Lan.
Cần biết là vào ngày 14/4,
bạn bè của ông Đường Văn Thái đăng tin tức trên mạng, nội dung nghi ngờ ông
"đã bị bắt cóc đưa về Việt Nam" vì họ không liên lạc được gì với ông
kể từ 5 giờ chiều ngày 13/4. Trong khi đó, vào ngày 16/4, công an Hà Tĩnh cho
biết là vào chiều ngày 14/4 họ đã bắt giữ ông Thái với hành vi “xâm nhập trái
phép” vào Việt Nam.
Đáng chú ý, ông Thái đã
được Cao uỷ Tỵ nạn LHQ cấp quy chế tị nạn vào tháng 7 năm 2020. Điều này khác
với trường hợp nhà báo Trương Duy Nhất, người trước đó cũng mất tích ở Thái Lan
vào tháng Giêng năm 2019, sau khi ông này chỉ vừa nộp đơn xin quy chế tị nạn.
Bà Grace Bùi, một nhà hoạt
động nhân quyền trợ giúp người tị nạn ở Thái Lan cho biết là vào sáng ngày 13/4,
bà đã làm việc với tòa đại sứ Mỹ cũng như bộ ngoại giao Thái Lan về việc ông Đường
Văn Thái mất tích.
Bà cho biết là vào sáng
14/4 đã quyết định cùng một số người tị nạn Việt Nam đến chỗ ông Đường đang trú
ngụ để xem tình hình. Đến nơi ở thì thấy cửa vẫn khóa và hai người thân thiết
với ông Thái cho biết là đã uống cà phê với ông đến chiều ngày 13/4.
Bà Grace cho rằng cảnh sát
Thái Lan không dính líu. Bà suy đoán về khả năng ông Thái bị đánh thuốc mê và
được đưa về Việt Nam qua đường bộ.
Lần cuối ông Đường Văn Thái
phát biểu trực tiếp trên mạng có tựa đề là “Toà xử Nguyễn Lân Thắng trước thềm
Ngoại trưởng Mỹ thăm Việt Nam”, được cho là ở công viên gần nhà.
2/ HOA KỲ SẼ VIỆN TRỢ THÊM CHO VN MỘT TÀU TUẦN DUYÊN NỮA
Hoa Kỳ sẽ viện trợ cho Việt
Nam thêm một tàu tuần duyên nhằm giúp tăng cường an ninh trên biển.
Theo bản tin hải quân loan
ngày 17/4, phái đoàn các nghị sĩ và dân biểu Hoa Kỳ trong chuyến thăm Việt Nam hôm
8/4 vừa qua cho biết quốc hội và chính phủ Mỹ đều ủng hộ việc nâng cấp quan hệ
với Việt Nam lên đối tác chiến lược. Trong khuôn khổ này, ngoài hai tàu tuần
duyên mà phía Mỹ đã cung cấp cho Việt Nam, sẽ sớm cung cấp thêm cho Hà Nội một
tàu tuần duyên nữa.
Vào ngày 20/4 năm ngoái, Đại
sứ Mỹ Marc Knapper khi đến nhận nhiệm vụ mới tại Hà Nội cũng nhắc đến vấn đề
chuyển giao tàu tuần duyên cho Việt Nam. Ông Knapper nhắc lại cam kết hợp tác
của Hoa Kỳ trong lĩnh vực này để tăng cường năng lực của VN trên phương diện an
ninh hàng hải.
Vào năm 2021, Hoa Kỳ đã bàn
giao cho hải cảnh Việt Nam là tàu CBS 8021 và vào năm 2017 là chiếc CBS 8020.
3/ PHILIPPINES ÁP THUẾ CHỐNG PHÁ GIÁ VỚI XI MĂNG VN
Hàng chục công ty xi măng
VN đã phải chịu đóng thuế bán phá giá tạm thời từ Philippines sau hai năm xem
xét đơn khởi kiện của các công ty xi măng tại Phi.
Báo chí lề đảng trích nguồn
tin từ Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết như trên vào hôm 17/4. Một số tên công
ty xi măng Việt Nam được nêu tên gồm có Xi măng Long Sơn, Hạ Long, Thăng Long,
Vissai Ninh Bình, Vicem Tam Điệp và Vicem Hải Phòng.
Philippines là thị trường
nhập cảng xi măng lớn của VN với khoảng 7 triệu tấn mỗi năm. Vào đầu năm 2021,
một số nhà máy xi măng tại Phi khởi kiện các công ty xuất cảng xi măng Việt Nam
đã bán phá giá, gây thiệt hại cho ngành sản xuất xi măng của nước này.
Bộ Thương mại Phi đã mở
cuộc điều tra chống bán phá giá đối với xi măng Việt Nam vào ngày 24/4 năm 2021.
Trước đó phía Phi đồng ý là xi măng VN xuất cảng vào nước này không gây ra
thiệt hại đáng kể đối với các công ty trong nước và thiệt hại của ngành xi măng
Phi còn do những hậu quả khác, như đại dịch Vũ Hán, làm giảm nhu cầu của thị
trường nội địa.
Thời gian áp thuế tạm thời
là trên 20%, kéo dài 5 năm đối với các công ty xuất cảng xi măng VN.
4/ HAI CÔNG DÂN MỸ LẬP ĐỒN CÔNG AN CHÌM CHO TRUNG CỘNG
Hai công dân Mỹ gốc Á ở thành phố New York đã
bị bắt giam với cáo buộc thành lập một “đồn công an chìm” cho Trung Cộng tại
khu phố Tàu ở Manhattan, theo thông báo của công tố viện vào hôm 17/4.
Hai bị can có tên là Liu
Jianwang 61 tuổi và Chen Jinping 59 tuổi. Cả hai bị cáo buộc âm mưu hoạt động
như một đặc vụ của bạo quyền Trung Cộng mà không thông báo cho chính quyền Hoa
Kỳ và cản trở công lý.
Vụ việc xảy ra trong lúc bộ
tư pháp Mỹ tăng cường điều tra các nỗ lực đàn áp xuyên quốc gia của các đối thủ
như Trung Cộng và Iran nhằm đe dọa các công dân sống ở Hoa Kỳ.
Ông Breon Peace, công tố
viên liên bang ở Brooklyn, cho biết là vụ truy tố này cho thấy nhà cầm quyền Trung
Cộng đã vi phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia bằng cách thiết lập một “đồn công
an chìm” ở giữa thành phố New York.
Các công tố viên nói ông Lu
vào năm 2018 đã tìm cách thuyết phục một cá nhân mà Trung Cộng coi là kẻ đào
thoát trở về nước. Họ cho biết cá nhân đó đã báo cáo bị quấy rối và đe dọa. Vào
năm ngoái, Trung Cộng đã yêu cầu ông Lu giúp xác định nơi ở của một cá nhân
sống ở tiểu bang California, người được coi là một nhà hoạt động ủng hộ dân
chủ.
Hai người này đã thú nhận
với cơ quan FBI là đã xóa thông tin liên lạc của họ với một quan chức Trung Cộng
sau khi biết mình đang bị điều tra.
Các truy tố được đưa ra sau
khi ông Christopher Wray, tổng giám đốc FBI, tường trình với một ủy ban thượng
viện Hoa Kỳ vào tháng 11 năm ngoái là ông rất lo ngại về sự hiện diện của các
đồn công an kiểu này tại các thành phố Hoa Kỳ.
Ông Wray nói rằng nhà cầm
quyền Trung Cộng thiết lập sự hiện diện của công an tại Hoa Kỳ là “vi phạm chủ
quyền” và phá vỡ sự hợp tác thực thi pháp luật.
5/ LẠI NỔ SÚNG Ở MỸ, 4 NGƯỜI CHẾT
VÀ 28 NGƯỜI KHÁC BỊ THƯƠNG
Ít nhất 4 người thiệt mạng,
trong đó có một cầu thủ bóng bầu dục của trường trung học, trong một vụ nổ súng
tại buổi tiệc sinh nhật được tổ chức bên trong một phòng tập khiêu vũ ở thị
trấn nhỏ Dadeville ở tiểu bang Alabama vào ngày 15/4 vừa qua.
Giới chức trách cho biết
hơn 28 người bị thương, một số trong tình trạng nguy kịch, trong vụ nổ súng
cách thủ phủ Montgomery khoảng 100 cây số về hướng đông bắc. Họ cũng cho biết
vụ nổ súng bắt đầu ngay sau 10 giờ rưởi tối, giờ địa phương, ngày 15/4.
Một trong 4 người thiệt
mạng trong vụ này là một cầu thủ bóng bầu dục của trường trung học. Đây là tiệc
sinh nhật lần thứ 16, còn gọi là “Sweet 16”, của cô em gái khi nội vụ xảy ra. Bữa
tiệc được tổ chức bên trong phòng tập khiêu vũ, được chuyển đổi từ một ngân
hàng cũ nằm cách tòa thị chính khoảng nửa dãy nhà ở Dadeville, một thị trấn có
khoảng 3 ngàn cư dân.
Giới chức trách không cung
cấp thông tin về nguyên nhân dẫn đến vụ nổ súng, hoặc có bất cứ nghi phạm nào
đã bị giết hoặc bị bắt hay không.
Các vụ xả súng hàng loạt đã
trở nên phổ biến ở Mỹ, với hơn 163 vụ từ đầu năm 2023 đến nay.
VNTB – Vụ án Tuấn
‘tim’ và trách nhiệm của Bộ Y tế
VNTB – Ông đốc-tờ Thanh vướng lao
lý
VNTB – “Nước ta là nước dân chủ.”
VNTB
– Trích thư gửi Ngoại trưởng Blinken về Thiền Am bên bờ vũ trụ
Vì
sao Tập không tiếp cựu tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu?
ASEAN
và giá trị của “Con đường thứ ba” (P2)
16/04/1947:
Nổ phân bón khiến 581 người thiệt mạng ở Texas
ASEAN
và giá trị của “Con đường thứ ba” (P1)
15/04/1920:
Vụ án Sacco-Vanzetti thu hút sự chú ý của cả nước Mỹ
Ông
Ngô Đình Quỳnh: “Tôi luôn giữ hình ảnh rực rỡ về cha tôi, Ngô Đình Nhu”
Chuyển
động Quốc Phòng (7/4 – 13/4/2023)
Trí
tuệ nhân tạo sẽ cách mạng hóa ngoại giao như thế nào?
Đường
Văn Thái ‘xâm nhập Việt Nam’ và không tin thì… thôi!18/04/2023
Không
ông Tuấn này thì ông Tuấn khác thôi…17/04/2023
Cuộc
phản công của Ukraine đang đến gần17/04/2023
Nhận
xét tổng quan về tiến trình dân chủ hóa đất nước từ hải ngoại17/04/2023
Bang giao
mơ hồ luận giải16/04/2023
45 năm sau…16/04/2023
Đạo đức
của việc tranh luận16/04/2023
Vụ
rò rỉ tài liệu mật của Lầu Năm Góc: Những bước ngoặt mới trong một âm mưu quen
thuộc16/04/2023
Sức
mạnh loài thú trong xã hội loài người và những Giordano Bruno thời thần quyền
Cộng sản16/04/2023
Phiên
xử ông Nguyễn Lân Thắng và ngoại giao Việt – Mỹ16/04/2023
Mai
Bá Kiếm - Bà Bạch Tuyết hàm hồ khi tự cho « nghệ thuật là một nghề sang và sạch
sẽ nhất »
Dương
Quốc Chính - Định luật bảo toàn phản động
Huỳnh
Duy Lộc - Vĩnh biệt nhà phê bình Đặng Tiến
Hoàng
Hưng - Vĩnh biệt nhà nghiên cứu văn học Đặng Tiến (Pháp)
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Không ông Tuấn này thì ông Tuấn
khác thôi…(*) 18/04/2023
Facebook “đỏ đèn” vụ xử Nguyễn
Lân Thắng 18/04/2023
Văn Giang với Nguyễn Lân Thắng 18/04/2023
Bảo hiểm Nhân Thọ: tàn nhẫn
quá! 18/04/2023
Cuộc phản công của Ukraine đang
đến gần 18/04/2023
Nga hụt hơi xích gần với Trung
Quốc buộc Việt Nam cân nhắc nâng cấp quan hệ với Mỹ? 18/04/2023
Đạo đức của việc tranh luận* 17/04/2023
ASEAN và giá trị của “Con đường
thứ ba” (Phần 1) 17/04/2023
Nhà nước vẫn giữ quyền ban phát
đất đai như một công cụ kiểm soát tôn giáo 17/04/2023
Chuyến thăm Việt Nam của Ngoại
trưởng Mỹ: Nhân quyền có phải là chủ đề quan trọng? 17/04/2023
Bang giao mơ hồ luận giải 17/04/2023
Ông Nguyễn Lân Thắng bị cáo
buộc những gì 17/04/2023
Phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc:
Tây Nguyên – “quá chút nữa thì không còn cưỡng lại nổi” 16/04/2023
Thông tin mỗi ngày
·
R F I
·
Thuy
My
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Lo 'lạm
phát' tượng đài hoành tráng
GIA LINH - NGỌC ÁNH
https://tienphong.vn/lo-lam-phat-tuong-dai-hoanh-trang-post1526663.tpo
17/04/2023 | 06:04
P - Chuyện đề xuất xây
dựng tượng Quốc tổ Hùng Vương ở Đắk Lắk, Lâm Đồng phần nào phản chiếu thực tế
nhiều địa phương đua nhau xin xây dựng tượng đài hoành tráng, kinh phí từ chục
tỷ đến trăm tỷ đồng. Một số chuyên gia nhận định, nhiều tượng đài đang được xây
dựng chạy theo số lượng thay vì chất lượng.
Nguy cơ “lạm phát”
Trong năm 2023, nhiều
dự án xây dựng tượng đài được công bố. Nhiều dự án được công bố trước đó cũng dự
kiến hoàn thành. Đầu tháng 4, Hải Phòng vừa có tờ trình về việc xây tượng đài
Chiến thắng Cát Bi hơn 131 tỷ đồng, đặt tại Cảng hàng không Cát Bi.
Tôn trọng văn hoá vùng
miền
Xoay quanh đề xuất xây
tượng đài Quốc tổ Hùng Vương trên đồi Phượng Hoàng trong khu du lịch thác Prenn
(thuộc địa bàn phường 3, TP Đà Lạt và xã Hiệp An, huyện Đức Trọng), hoạ sĩ Lý
Trực Sơn cho rằng việc này chưa cần thiết và gây lãng phí. Số tiền đầu tư ước
tính lên tới 70 tỷ đồng cho bức tượng cao 51m. Hoạ sỹ cho rằng, việc xây tượng
Hùng Vương ở Lâm Đồng là đề xuất chưa xác đáng. Nếu các tỉnh khác cũng muốn dựng
tượng Quốc tổ, vậy không biết sẽ có bao nhiêu bức tượng được dựng lên. “Người
dân cả nước không ai là không biết tới Hùng Vương, không cần thiết phải dựng tượng
ở nhiều nơi mới là thành kính. Tây Nguyên nên dựng tượng Đăm Săn, Xinh Nhã… dù
kích thước nhỏ cũng vẫn phù hợp với yếu tố văn hoá và lịch sử vùng miền”, họa
sĩ Lý Trực Sơn nói. NGỌC ÁNH
Năm nay, dự án Khu lưu
niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (gọi tắt là
tượng đài Con tàu tập kết) trị giá 255 tỷ đồng dự kiến hoàn thành. Tượng đài có
diện tích khoảng 3.200 m2, phù điêu lớn hình cánh cung, giá trị xây lắp dự kiến
khoảng 89 tỷ đồng. Việc tỉnh tiếp tục cho xây tượng đài khiến dư luận xôn xao,
bởi năm 2021, tỉnh Thanh Hoá phải tạm dừng dự án do vấp phải sự phản đối từ dư
luận. Dự án gặp khó khăn nguồn vốn và ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19…
Phải có quy hoạch, xin
ý kiến và trình tự nghiêm ngặt
Nghị định số 605 về
các hoạt động mỹ thuật đã được ban hành. Trong đó, Điều 20 nói rõ về quy hoạch
tượng đài, tranh hoành tráng. Quy hoạch này là căn cứ để xây dựng kế hoạch, làm
cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng. Về thẩm quyền phê
duyệt quy hoạch: Quy hoạch cấp quốc gia do Bộ VHTTDL xây dựng, trình Thủ tướng
phê duyệt sau khi có ý kiến bằng văn bản của bộ, ngành liên quan. Quy hoạch cấp
tỉnh do Sở quản lý văn hóa xây dựng trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, sau khi
có ý kiến bằng văn bản của Bộ VHTTDL. Nghị định này cũng có các điều quy định
chi tiết về trình tự hồ sơ, quá trình xin ý kiến, lập hội đồng thẩm định, giám
sát thi công... Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng tượng đài,
tranh hoành tráng, tuy nhiên UBND cấp tỉnh phải xin ý kiến Bộ VHTTDL trước khi
cấp phép đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng cấp quốc gia, tượng
đài và tranh hoành tráng về Chủ tịch Hồ Chí Minh, các công trình xây dựng trong
khu di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được Nhà nước xếp hạng. NGUYÊN
KHÁNH
Trước đó, vào năm
2020, tượng đài Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều
người cho rằng, Vĩnh Thạnh là 1 trong 3 huyện miền núi ở tỉnh Bình Định nhưng đổ
tiền xây công trình tượng đài với tổng mức vốn phê duyệt gần 48 tỷ đồng, trong
khi đời sống người dân còn rất khó khăn, thiếu thốn. Công trình Tượng đài Khởi
nghĩa Vĩnh Thạnh được khởi công xây dựng, trên diện tích đất hơn 3.000 m2 ở đồi
Lâm Viên (thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh).
PGS.TS Đinh Hồng Hải,
Trưởng bộ môn Nhân học Văn hóa, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học
Quốc gia Hà Nội) nhận định: thuật ngữ “lạm phát” tượng đài được các chuyên gia
cảnh báo nhiều năm qua, nhưng đến nay việc xây dựng tượng đài vẫn là một trào
lưu ở nhiều tỉnh thành.
“Về mặt số lượng, tượng
đài ở Việt Nam quá nhiều trong khi chất lượng lại là một dấu hỏi lớn. Khác với
các công trình dân sinh như bệnh viện, trường học, cầu đường… công năng của tượng
đài chỉ là để tưởng niệm hoặc làm đẹp. Vì vậy, chúng không được coi là những
công trình thiết yếu”, PGS.TS Đinh Hồng Hải nêu.
Không phải công năng
hay tính thiết yếu, tính nghệ thuật và ý nghĩa biểu tượng mới thực sự là mục
đích xây dựng của các tượng đài. Vì vậy, những tượng đài hay đài tưởng niệm được
xây trên thế giới đều mang ý nghĩa lớn và vào những dịp rất đặc biệt.
“Các cổng Khải hoàn
môn ở châu Âu thường được xây dựng sau khi kết thúc những cuộc chiến lớn.
Eiffel hoặc tượng Nữ thần Tự do đều là những công trình được xây dựng ở những
không gian và thời gian rất đặc biệt. Kinh phí xây dựng những công trình này dĩ
nhiên là rất lớn nhưng ý nghĩa biểu tượng và giá trị nghệ thuật của chúng là vô
giá”, PGS.TS Đinh Hồng Hải chia sẻ.
Thiếu thẩm
mỹ
Tượng đài ra đời với mục
đích tốt đẹp là thể hiện sự ghi ơn đối với người có công, ghi dấu mốc kỷ niệm đặc
biệt. Hoạ sĩ Lý Trực Sơn khẳng định, tượng đài ngoài trời là một trong những biểu
hiện văn hoá quan trọng của dân tộc, vùng miền. Tuy nhiên, nhiều công trình ở
Việt Nam đặt nặng tính tuyên truyền mà quên đi yếu tố nghệ thuật, thẩm mỹ. Ông
cho rằng, nhiều tượng đài ở Việt Nam không được đánh giá cao ở góc độ mỹ thuật,
trong khi tính mỹ thuật đáng lẽ phải được coi là tiêu chí quan trọng. Hoạ sĩ khẳng
định làm tượng phải có tính kỷ niệm, biểu tượng. Quan niệm tượng cao, tượng to
mới thể hiện sự hãnh diện làm ảnh hưởng tới quy hoạch cũng như tính thẩm mỹ của
nhiều tượng đài trên cả nước. “Nếu không đảm bảo về mỹ thuật, tượng đài to như
quả núi cũng không có giá trị. Trên một ngọn núi ở địa phận tỉnh Thanh Hoá có
dòng chữ Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược được khắc rất lớn. Tôi cho rằng
khẩu hiệu được khắc lên như vậy còn mang tính biểu tượng nhiều hơn so với tượng
đài”, họa sĩ Lý Trực Sơn chia sẻ với PV Tiền Phong.
Trong 12 ngày đêm lịch
sử ở Hà Nội cuối năm 1972, hai mẹ con ở ngôi nhà số 47 Khâm Thiên (Hà Nội)
không may bị sức ép của bom B52 cướp đi sinh mạng. Người mẹ qua đời nhưng vẫn
giữ nguyên tư thế đứng ôm chặt đứa con. Tuy không có mặt tại hiện trường nhưng
khi nghe kể về hình ảnh đau thương ấy, họa sĩ Nguyễn Tự lập tức cho ra đời một
tác phẩm điêu khắc, lấy nguyên mẫu hình ảnh người mẹ bế con, chân đạp lên quả
bom B52. Hoạ sĩ Lý Trực Sơn khẳng định bức tượng của hoạ sĩ Nguyễn Tự tuy nhỏ
nhưng mang lại ý nghĩa rất lớn.
“Đôi khi, lãnh đạo địa
phương chưa hiểu biết đầy đủ về nghệ thuật, việc đua nhau xây tượng đài hiện
nay là thể hiện tính sĩ diện của các địa phương. Việc thẩm định giá trị nghệ
thuật của tượng đài gần như bị bỏ ngỏ, một số hội đồng thẩm định được lập ra
nhưng không thực sự làm đúng vai trò”, hoạ sĩ Lý Trực Sơn nói. Hoạ sĩ đề xuất
nên dừng việc xây tượng quy mô, hoành tráng, cho tới khi nào mặt bằng văn hoá
và nhu cầu, nhận thức về thẩm mỹ của người dân được nâng cao.
Nếu cứ xây dựng tượng
đài theo phong trào như hiện nay sẽ tiêu tốn những khoản tiền khổng lồ của Nhà
nước. Vấn đề còn nghiêm trọng hơn khi xây tượng đài lên rồi dù xấu cũng không
ai dám phá bỏ.
“Vấn đề này cần sự vào
cuộc của các cơ quan quản lý cấp cao nhất của Nhà nước để chỉ đạo, quy hoạch.
Dĩ nhiên, việc xây dựng mọi tượng đài cần đặc biệt chú trọng ý nghĩa biểu tượng,
giá trị nghệ thuật nên cần có sự đánh giá của các chuyên gia”, PGS.TS Đinh Hồng
Hải đề xuất.
Cựu Giám đốc
Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn hầu tòa
17/04/2023 06:18 GMT+7
Sáng nay (17.4), TAND
TP.Hà Nội mở phiên xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm
trọng, xảy ra tại Bệnh viện (BV) Tim Hà Nội và một số đơn vị liên quan.
Theo dự kiến, phiên
tòa kéo dài 5 ngày, thẩm phán Nguyễn Xuân Văn ngồi ghế chủ tọa. 19 luật sư đăng
ký bào chữa; bị cáo Nguyễn Quang Tuấn,
cựu Giám đốc BV Tim Hà Nội, có 2 luật sư.
Trong vụ án này, 12 bị
cáo cùng bị truy tố tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong đó, bị cáo Tuấn bị khởi tố khi đang là Giám đốc BV Bạch Mai, để xử lý sai
phạm thời làm Giám đốc BV Tim Hà Nội. Các bị cáo khác gồm: Hoàng Thị Ngọc Hưởng,
cựu Phó giám đốc BV Tim Hà Nội; Nguyễn Thị Dung Hạnh, cựu Kế toán trưởng, Trưởng
phòng Tài chính kế toán BV Tim Hà Nội; Nguyễn Đức Đảng, Chủ tịch HĐQT Công ty
CP thiết bị y tế Hoàng Nga (Công ty Hoàng Nga); Phan Tuấn Đạt, cựu Chủ tịch
HĐQT, Phó giám đốc Công ty CP công nghệ sinh học Kim Hòa Phát (Công ty Kim Hòa
Phát)…
Cáo trạng của Viện
KSND tối cao xác định, từ năm 2015, với tư cách Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng mua
sắm BV Tim Hà Nội,
bị cáo Tuấn chủ trương cho một số doanh nghiệp được ký gửi vật tư để BV sử dụng
trước, sau đó sẽ hợp thức cho các doanh nghiệp trúng thầu nhằm thanh toán. Do
quen biết, các bị cáo Nguyễn Đức Đảng, Phan Tuấn Đạt đặt vấn đề và được bị cáo
Tuấn đồng ý cho công ty của mình bán các mặt hàng vật tư tiêu hao can thiệp tim
mạch vào BV Tim Hà Nội, với đơn giá theo thỏa thuận giữa 3 người.
Từ năm 2016 - 2017, BV
Tim Hà Nội tổ chức 5 gói thầu mua sắm vật tư tiêu hao can thiệp tim mạch, tổng
trị giá hơn 595 tỉ đồng. Trong đó, gói thầu số 5 năm 2016 tổ chức theo hình thức
đấu thầu rộng rãi có trị giá trên 247 tỉ đồng, 4 gói thầu năm 2017 được áp dụng
theo hình thức chỉ định thầu rút gọn trị giá gần 348 tỉ đồng. Để hợp thức hồ sơ
thầu, bị cáo Tuấn cùng các cựu lãnh đạo, cán bộ BV đã có hành vi lợi dụng chức
vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu. Nhóm này thông đồng
với các bị cáo thuộc Công ty Hoàng Nga và Công ty Kim Hòa Phát thực hiện nhiều
sai phạm từ khâu lập hồ sơ thầu, đơn giá, chủng loại, số lượng stent và các vật
tư sẽ bán cho BV; đồng thời câu kết với công ty thẩm định giá để ban hành chứng
thư thẩm định giá theo yêu cầu của BV, nhằm đảm bảo cho 2 công ty trúng thầu.
Kết quả không nằm
ngoài dự tính, Công ty Hoàng Nga và Công ty Kim Hòa Phát trúng hàng loạt gói
thầu cung cấp trang thiết bị y tế cho BV Tim Hà Nội, qua đó
gây thiệt hại hơn 53,6 tỉ đồng, là số tiền chênh lệch giữa giá thiết bị y tế
trúng thầu với giá thị trường.
Theo chỉ đạo của bị
cáo Tuấn, BV Tim Hà Nội còn đề nghị các nhà thầu chi hỗ trợ cho BV từ 2 - 5%
giá trị gói thầu; trong đó Công ty Hoàng Nga hằng năm hỗ trợ 300 triệu đồng,
Công ty Kim Hòa Phát hằng năm hỗ trợ 60 triệu đồng; các khoản tiền này không được
hạch toán vào sổ sách. Ngoài ra, bị cáo Tuấn khai nhận vào các dịp trước Tết âm
lịch năm 2016 và 2017 được bị cáo Đảng biếu tổng số tiền 10.000 USD để "cảm
ơn".
Trước khi phiên tòa mở,
các bị cáo tự nguyện khắc phục tổng cộng hơn 21,3 tỉ đồng, riêng bị cáo Tuấn nộp
6,23 tỉ đồng. Cơ quan điều tra cũng kê biên 13 bất động sản, phong tỏa hơn 3 tỉ
đồng cùng hàng chục ngàn USD trong tài khoản ngân hàng của một số bị cáo.
Cựu giám đốc
Bệnh viện Tim Hà Nội phân trần lý do đấu thầu sai
Thanh Lam
https://vnexpress.net/cuu-giam-doc-benh-vien-tim-ha-noi-phan-tran-ly-do-dau-thau-sai-4594528.html
Thứ hai, 17/4/2023,
17:32 (GMT+7)
Hà Nội - Tại tòa, cựu
giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn giải thích do "tình trạng
cấp bách, nguy cơ đóng cửa vì thiếu vật tư", ông đã chỉ định 4 gói thầu,
không đấu thầu tập trung.
Chiều 17/4, trong
phiên xét xử vụ án vi phạm quy định đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội,
ông Tuấn nhanh chóng thừa nhận cáo buộc Vi phạm các quy định về đấu thầu gây
hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 3 điều 222 Bộ luật Hình sự, nói
"nhận thức được sai phạm". Tuy nhiên, ông khẳng định không vụ lợi,
không được thoả thuận ăn chia gì từ việc chênh giá.
Ông khai chủ trương
"cho một số doanh nghiệp ký gửi vật tư cho bệnh viện sử dụng trước" rồi
hợp thức hóa thủ tục đấu thầu sau, có từ trước khi ông chuyển về đây làm giám đốc.
Tại Bệnh viện Tim Hà Nội, với các mặt hàng "truyền thống, bệnh viện đã
dùng nhiều năm", ông chỉ đạo cấp dưới mua bằng hoặc thấp hơn giá các năm
trước đó.
Thời gian này, theo
ông, chưa có cơ sở xác định giá chính xác, bệnh viện chỉ đối chiếu giá các năm
trước và giá các bệnh viện khác đã mua. Ông thừa nhận việc này là sai, nếu khi
đó "so sánh với bảng giá thị trường sẽ không phát sinh sai phạm".
Lần đấu thầu năm 2016,
ông Tuấn bị cáo buộc chỉ định thầu rút gọn, áp dụng kết quả đấu thầu năm trước,
giúp Công ty Hoàng Nga và Công ty Kim Hoà Phát trúng 4 gói thầu vật tư năm 2017
mà không cần đấu thầu lại.
Khai tại tòa về quyết
định này, ông Tuấn trình bày năm 2017, Hà Nội chủ trương đấu thầu tập trung
song quá trình này diễn ra rất chậm. Vật tư dùng cho năm 2017, về nguyên tắc phải
được đấu thầu xong trong quý I/2017, nhưng thực tế, mãi cuối năm 2017 mới có kết
quả đấu thầu.
"Nếu đợi kết quả
đấu thầu tập trung thì cả năm 2017, bệnh viện coi như không có vật tư, như thế
sẽ phải đóng cửa. Bệnh viện từ đó mới có chủ trương "vay" trước hai
công ty này để dùng, phục vụ bệnh nhân", ông Tuấn khai.
Ông nói do thiếu vật
tư mà Hà Nội vẫn chưa thể đấu thầu tập trung nên đã gửi văn bản báo cáo Sở Y tế,
Sở Tài chính Hà Nội và Trung tâm mua sắm công đề xuất chỉ định thầu khẩn cấp,
áp dụng kết quả đấu thầu năm 2016. Trong các văn bản, ông Tuấn đã gửi kèm chi
tiết số lượng vật tư còn trong kho, số lượng "vay mượn", số lượng đã
sử dụng, dự kiến cần mua... để nêu rõ tình hình thiếu thốn này.
"Cho dù vật tư
thiếu, nhu cầu chữa bệnh cấp thiết, nhưng việc mượn vật tư của doanh nghiệp để
dùng trước là sai quy định. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm", bị cáo Tuấn
nói tại TAND Hà Nội.
Đề cập đến hai cựu chủ
tịch công ty Hoàng Nga và Kim Hoà Phát, ông Tuấn dành lời cảm ơn đã giúp bệnh
viện có vật tư "mà không cần biết có thu được tiền hay không", nhờ đó
bác sĩ có thể kịp thời khám chữa cho bệnh nhân.
"Tôi không nghĩ
việc vay mượn vật tư, xin hai công ty hỗ trợ bệnh viện lại liên luỵ đến họ",
ông Tuấn trầm giọng, một lần nữa khẳng định không tư lợi.
Năm bị cáo là cựu cán
bộ Bệnh viện Tim Hà Nội trong phiên toà hôm nay đều thừa nhận hợp thức hoá hồ
sơ từ khâu lập báo giá, chọn đơn vị thẩm định giá, lập hồ sơ đấu thầu và suốt
quá trình chấm thầu, thực hiện hợp đồng. Họ thực hiện theo phân công của cấp
trên và giám đốc Tuấn, không được hưởng lợi ích vật chất.
Bị cáo Phạm Huy Lập, cựu
Giám đốc Công ty Hoàng Nga, thừa nhận doanh nghiệp hoạt động kiểu công ty gia
đình, kinh nghiệm non trẻ, nhận thức pháp luật hạn chế. Với nỗ lực bán sản phẩm,
ông đã không nhận thức được sai phạm cho đến khi bị bắt và được cơ quan tố tụng
phân tích.
Trong vụ án, con gái
ông là bị cáo Phạm Thị Kim Oanh (cựu Kế toán trưởng công ty Hoàng Nga) và con rể
là bị cáo Nguyễn Đức Đảng (cựu Chủ tịch HĐQT công ty Hoàng Nga) cũng bị truy tố.
Trong phần trả lời trước
đó, cựu Chủ tịch công ty Kim Hoà Phát, bị cáo Phan Tuấn Đạt, cho hay quen ông
Tuấn do là bạn cùng trường đại học. Năm 2015, biết được mặt hàng tốt, tính năng
ưu việt và được quốc tế công nhận, ông Đạt giới thiệu với ông Tuấn, nói "nếu
thấy hợp lý thì đưa vào bệnh viện sử dụng", không đưa ra yêu cầu về giá.
Bệnh viện Tim Hà Nội
sau đó đề nghị công ty này ký gửi vật tư để bệnh viện sử dụng trước. Ông Đạt
cho rằng lỗi sai của mình là đồng ý với chủ trương này, song khi đó không nhận
thức ra đây là việc làm sai quy định về đấu thầu thiết bị y tế.
Bị cáo nói "chưa
đồng ý hoàn toàn" với kết luận định giá do Hội đồng định giá tài sản Bộ Y
tế đưa ra, nhưng nhận thức mình làm sai nên khắc phục toàn bộ hậu quả, 6,6 tỷ đồng,
là phần chênh lệch Kim Hoà Phát được hưởng từ các hợp đồng đấu thầu sai.
Sáng nay, Hội đồng định
giá tài sản Bộ Y tế vắng mặt tại toà. Theo nguyện vọng của các luật sư, HĐXX
cho hay sẽ tiếp tục triệu tập đơn vị này nếu phát sinh tình tiết cần làm rõ
trong quá trình xét xử. Theo các kết luận do Hội đồng này đưa ra, các vật tư y
tế trong vụ án đã bị thông đồng thổi giá lên 2-20 triệu đồng mỗi sản phẩm.
Để hợp thức hồ sơ thầu
mua vật tư này, nhà chức trách cáo buộc ông Tuấn cùng cấp dưới đã lợi dụng quyền
hạn, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu. Sai phạm được xác định từ
khâu lập hồ sơ thầu, đơn giá, chủng loại đến việc ban hành chứng thư thẩm định
giá.
Theo cáo trạng, hành
vi sai phạm của 12 bị cáo diễn ra với 5 gói thầu giai đoạn năm 2016-2017. Công
ty Hoàng Nga tham gia và trúng 5 gói thầu các thiết bị như stent, dụng cụ thả
dù, dù đóng ống động mạch... Công ty Kim Hòa Phát trúng 4 gói thầu gồm 400
stent và một số vật tư khác.
VKS xác định hành vi của
ông Tuấn và các bị can đã gây thiệt hại cho nhà nước hơn 53,6 tỷ đồng. Trước
phiên xét xử, các bị cáo đã khắc phục tổng hơn 21 tỷ đồng, trong đó riêng ông
Tuấn 6,23 tỷ đồng.
Sáng mai, VKS công bố
bản luận tội.
Trùm buôn
lậu 200 triệu lít xăng và nhiều đồng phạm được giảm án
Hải Duyên
https://vnexpress.net/trum-buon-lau-200-trieu-lit-xang-va-nhieu-dong-pham-duoc-giam-an-4594413.html
Thứ hai, 17/4/2023,
12:22 (GMT+7)
TP HCM - Tòa phúc thẩm
ghi nhận ông Phan Thanh Hữu, cầm đầu đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng, có
nhiều tình tiết giảm nhẹ nên giảm án từ 17 xuống 13 năm tù.
Ngày 17/4, quyết định
được TAND Cấp cao tại TP HCM đưa ra sau gần hai tuần xử phúc thẩm.
Theo HĐXX, bị cáo Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH TM
Phan Lê Hoàng Anh) đã nộp lại số tiền thu lợi bất chính hơn 156 tỷ đồng và nộp
thay cho đồng phạm 3,9 tỷ đồng; từng có thời gian phục vụ trong quân ngũ, gia
đình có công với cách mạng nhưng cấp sơ thẩm chưa ghi nhận. Trong vụ án này, Hữu
có con Phan Lê Hoàng Anh cũng đang bị tạm giam, vợ bị cáo bị mù, cha mẹ già cần
người chăm sóc... Từ đó, tòa giảm nhẹ cho bị cáo một phần hình phạt để thể hiện
sự khoan hồng của pháp luật.
HĐXX cũng chấp nhận
kháng cáo của Phan Lê Hoàng Anh, giảm án từ 3 năm 6 tháng xuống 2 năm 6 tháng
tù. Theo tòa, bị cáo phạm tội với vai trò giúp sức cho cha nhưng không được hưởng
lợi, tự nguyện dùng 19 tỷ đồng trong tài khoản của mình để khắc phục thiệt hại
cho cha...
Có vai trò tương đương
ông Hữu, bị cáo Đào Ngọc Viễn (54 tuổi, Giám đốc Công ty
TNHH Đại Dương Hải Phòng) cũng được giảm từ 16 xuống 15 năm tù về tội Buôn lậu,
buộc nộp lại số tiền thu lợi bất chính còn thiếu là 37 tỷ đồng.
Lý do tòa giảm nhẹ là
đến phiên phúc thẩm bị cáo đã nộp tổng cộng 9 tỷ đồng khắc phục thiệt hại. Quá
trình điều tra vụ án, Viễn tự nguyện ra trình diện thể hiện sự ăn năn nhưng
chưa được cấp sơ thẩm xem xét, phạm tội lần đầu, gia đình có công với cách mạng...
HĐXX cũng ghi nhận
tình tiết đã khắc phục toàn bộ 74 tỷ đồng thu lợi bất chính của Nguyễn Hữu Tứ
(người chịu trách nhiệm tiêu thụ xăng lậu cho Hữu), giảm án từ 15 năm xuống 13
năm tù.
Đối với kháng cáo của
hầu hết bị cáo còn lại, tòa cũng chấp nhận chuyển từ hình phạt tù sang phạt tiền,
giảm án bằng thời gian tạm giam, hoặc đến 9 năm tù. Lý do là họ đều đã nộp lại
số tiền thu lợi bất chính, thân thân tốt, có vợ hoặc chồng cùng bị giam trong vụ
án hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo...
Riêng kháng cáo của cựu
cán bộ hải quan Ngô Văn Thụy, HĐXX không chấp nhận, tuyên y án 15 năm tù. Tòa
cho rằng có đủ căn cứ xác định bị cáo đã nhận tổng cộng hơn 832 triệu đồng từ Hữu
và Tứ để không kiểm tra các tàu buôn lậu. Hành vi của bị cáo là xâm hại đến hoạt
động đúng đắn của Nhà nước, gây mất niềm tin trong nhân dân. "Lý do kháng
cáo thể hiện bị cáo không thành khẩn. Tại phiên phúc thẩm, bị cáo không có thêm
tình tiết giảm nhẹ nào mới nên không có cơ sở giảm án", bản án nêu.
Tòa cũng bác toàn bộ
kháng nghị của VKS về việc tăng án 10 bị cáo bởi "mức án cấp sơ thẩm áp dụng
là tương xứng và thể hiện sự nhân đạo của pháp luật".
Về tang vật là các tàu
hàng, xe bồn và các tài sản, tòa giữ nguyên phán quyết của cấp sơ thẩm - tuyên
tịch thu sung công quỹ.
Bản án xác định, từ
tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, nhóm Hữu và Viễn đã dùng tàu Pacific Ocean (trọng
tải 3.000 tấn), Western Sea (5.000 tấn) vận chuyển 48 chuyến xăng lậu với tổng
cộng hơn 198 triệu lít, trị giá hơn 2.596 tỷ đồng về Việt Nam. Trong đó, nhóm
này đã tiêu thụ hơn 197 triệu lít, thu lợi hàng trăm tỷ đồng, riêng ông Hữu hưởng
hơn 156 tỷ.
Ngoài việc hợp tác với
ông Hữu, cuối năm 2020, ông Viễn cùng Nguyễn Minh Đức và Phạm Hùng Cường (đang
bỏ trốn) góp 19,3 tỷ đồng mua hai tàu Khánh Hòa 01 và Khánh Hòa 03 để chở xăng
lậu. Sau khi tàu Pacific Ocean của Viễn chở về vùng biển Khánh Hòa, xăng sẽ được
sang qua hai tàu trên, đưa vào cảng Bắc Vân Phong chở đi tiêu thụ tại Khánh Hòa
và các tỉnh Nam Trung bộ. Từ tháng 2 đến tháng 4/2021, nhóm Viễn, Đức và Cường
đã buôn lậu 3 chuyến, tương đương 5,7 triệu lít, trị giá gần 98 tỷ đồng.
Hàng loạt
cây xanh bị cắt trụi
Phước Tuấn
https://vnexpress.net/hang-loat-cay-xanh-bi-cat-trui-4594506.html
Thứ hai, 17/4/2023,
16:41 (GMT+7)
Bình Dương - Hơn 50
cây dầu từ 5 đến 10 tuổi, đường kính khoảng 50 cm bị chủ đầu tư khu dân cư Hiệp
Thành 3 cắt trụi khiến người dân tiếc nuối.
Sáng 17/4, hàng cây dầu
cao hàng chục mét, trên đường số 8, ở TP Thủ Dầu Một trông tiêu điều, thiếu sức
sống. Chúng bị cắt tỉa hết cành và ngọn, chỉ còn phần thân trơ trọi.
Ngoài khu vực này, nhiều
tuyến đường khác cũng có nhiều cây xanh bị cắt tỉa, ước tính hơn 50 cây, chủ yếu
là cây dầu.
Bà Loan, một người bán
cà phê trong khu dân cư Hiệp Thành 3, nói rằng thời tiết đang nắng nóng, người
dân cần cây xanh che mát, không hiểu vì sao đơn vị quản lý lại cắt trụi hết lá
cành.
"Tôi nghĩ cắt tỉa
cũng nên có lộ trình để che mát hai bên đường chứ không nên cắt trụi như vậy",
bà nói và cho biết những cây dầu này phủ tán rộng che bóng mát các cửa hàng,
quán ăn... gần 10 năm nay.
Đại diện Công ty Cổ phần
Xây dựng Tư vấn Đầu tư Bình Dương - Biconsi (chủ đầu tư Khu dân cư Hiệp Thành
3) cho biết việc cắt tỉa cây nhằm phòng chống gãy đổ trong mùa mưa.
"Chúng tôi cho cắt
ngang cây nhằm tạo tán, việc này đã được thực hiện một lần rồi và cây sau đó vẫn
sinh trưởng tốt, tạo tán đẹp nên lần này tiếp tục làm", đại diện công ty
nói và cho biết việc cắt tỉa đã thông báo đến cư dân trước khi tiến hành.
TP HCM dự
kiến tăng phí làm hồ sơ nhà, đất
Lê Tuyết
https://vnexpress.net/tp-hcm-du-kien-tang-phi-lam-ho-so-nha-dat-4594402.html
Thứ hai, 17/4/2023,
14:18 (GMT+7)
Phí giao dịch đảm bảo,
thẩm định cấp giấy chứng nhận nhà, đất trên địa bàn thành phố dự kiến tăng từ
1/6, tối đa 90 lần so với mức hiện hành.
Theo tờ trình của UBND
thành phố gửi HĐND, các mức phí giao dịch đảm bảo khi cá nhân, tổ chức làm hồ
sơ thế chấp, xóa thế chấp, phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đều tăng. Hồ sơ cấp mới, đổi, cấp lại hiện do thành phố bù ngân sách sắp tới
cũng bị thu phí.
Tùy loại giao dịch, mức
tăng phí khác nhau. Trong đó, mức tăng thấp nhất là 1,26-1,7 lần với nhóm thẩm
định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mức tăng cao nhất là 90 lần với
thủ tục xóa đăng ký giao dịch đảm bảo của tổ chức.
Cụ thể, mức thu giao dịch
đảm bảo đối với hồ sơ cá nhân từ 80.000 đồng (thế chấp) và 20.000 đồng (xóa thế
chấp) sẽ tăng 630.000- 900.000 đồng. Đối với tổ chức, mức phí mới là 1,5-1,8
triệu đồng mỗi hồ sơ.
Với phí thẩm định cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, loại chuyển nhượng hồ sơ cá nhân, hộ gia
đình, cộng đồng dân cư hiện là 650.000- 950.000 đồng sẽ tăng 820.000 đồng - 1,4
triệu đồng. Hồ sơ của tổ chức, cơ sở tôn giáo từ 900.000 đồng-1,65 triệu đồng sẽ
tăng 1,6-2,3 triệu đồng.
Đối với loại cấp mới,
đổi, cấp lại hiện không thu do ngân sách bù, thành phố đề xuất thu 650.000 đồng
- 3 triệu đồng cho mỗi hồ sơ.
Mức phí
đăng ký giao dịch bảo đảm |
||
Tên thủ
tục thế chấp |
Mức phí
hiện hành (đồng/hồ sơ) |
Mức phí
dự kiến (đồng/hồ sơ) |
Loại hồ
sơ cá nhân, cộng đồng dân cư |
||
Đăng ký |
80.000 |
630.000-900.000 |
Xóa đăng
ký |
20.000 |
630.000-900.000 |
Loại hồ
sơ tổ chức |
||
Đăng ký |
80.000 |
1.500.000-1.800.000 |
Xóa đăng
ký |
20.000 |
1.500.000-1.800.000 |
Mức phí
thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận |
||
Loại hồ
sơ chuyển nhượng |
Mức phí
hiện hành (đồng/hồ sơ) |
Mức phí
dự kiến (đồng/hồ sơ) |
Quyền sử
dụng đất |
||
Cá nhân,
hộ gia đình |
650.000-950.000 |
820.000-1.400.000 |
Tổ chức |
900.000-1.650.000 |
1.600.000-2.300.000 |
Cấp mới,
cấp đổi, cấp lại |
||
Cá nhân,
hộ gia đình |
Chưa thu
(thành phố bù ngân sách) |
650.000-2.800.000 |
Tổ chức |
2.000.000-3.000.000 |
Theo UBND thành phố,
việc tăng phí căn cứ theo chi phí cơ bản do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài
chính và Ngân hàng Nhà nước quy định để đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử
dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Chi phí này bao gồm các khoản: nhân công, vật
liệu, dụng cụ, thiết bị, quản lý và kiểm tra nghiệm thu, thuê đất, ngân hàng (về
thu phí qua thẻ). Các loại phí trên được miễn đối với trẻ em, hộ nghèo, người
cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng...
Nếu tờ trình được HĐND
TP HCM thông qua vào kỳ họp chuyên đề tổ chức vào ngày mai, mức phí này sẽ được
áp dụng từ ngày 1/6.
Trong quý 1, Văn phòng
đăng ký đất đai thành phố tiếp nhận và giải quyết gần 70.000 hồ sơ, giảm hơn
54.000 hồ sơ so với cùng kỳ, nguồn thu phí trong cả quý chỉ hơn 19 tỷ đồng. Ba
tháng đầu năm, đơn vị chỉ còn 48 tỷ đồng, kể cả 29,7 tỷ đồng kết dư từ năm
2022. Sau khi chi cho các khoản, chỉ còn đủ tiền trả lương tháng 1/2023 cho
1.108 cán bộ công nhân viên, còn lương tháng 2 đến nay chưa có nguồn chi trả.
Hiện, đơn vị này chỉ đủ khả năng nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người
lao động.
Phó Phòng
Tài nguyên và Môi trường ở Cà Mau bị trộm gần 30 cây vàng
Tân Lộc
17/04/2023
TPO - Ngày 17/4, theo
nguồn tin của Tiền Phong, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau đang điều tra vụ nhà
riêng của Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện U Minh bị trộm gần 30
cây vàng.
Theo thông tin ban đầu,
chiều 15/4 vợ chồng ông T.M.T - Phó trưởng Phòng Tài Nguyên và Môi trường
(TN&MT) huyện U Minh - khóa cửa nhà đi công việc. Đến sáng 16/4, hàng xóm
phát hiện nhà của ông T có dấu hiệu bị cạy cửa nên gọi điện báo cho vợ chồng ông
biết.
Nhận được tin báo, vợ
chồng ông T lập tức quay về, thấy cửa nhà bị cạy, mở tung. Kiểm tra tài sản
trong nhà, vợ chồng ông T phát hiện nhiều vàng được cất trong phòng riêng bị trộm
lấy đi.
Vụ việc sau đó được
trình báo đến cơ quan công an. Ngay sau đó, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh
Cà Mau cử người đến hiện trường thu thập chứng cứ, khám nghiệm hiện trường vụ
trộm. Đồng thời, phối hợp cùng Công an huyện U Minh xác minh điều tra vụ việc.
Theo thống kê ban đầu,
vợ chồng ông T.M.T mất trộm 10 lượng vàng 24K và khoảng 16 lượng vàng 18K.
Được biết, đến sáng
nay (ngày 17/4), Cơ quan CSĐT cũng đã phát hiện những vật chứng quan trọng của
vụ trộm được quăng cạnh đường giao thông liên xã của huyện U Minh.
Giám đốc
chi nhánh xăng dầu ở Sóc Trăng khai mang tiền tham ô đi cá độ
Tuấn Anh
17/04/2023
TPO - Làm việc với cảnh
sát, cựu Giám đốc chi nhánh Công ty Cổ phần thương mại dầu khí Cửu
Long khai dùng tiền chiếm đoạt của công ty để tiêu xài cá nhân và cá độ
bóng đá.
Ngày 17/4, Cơ quan Cảnh
sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng tổ chức thực nghiệm hiện trường vụ án tham
ô tài sản xảy ra tại Chi nhánh Công ty Cổ phần thương mại dầu khí Cửu Long, địa
chỉ 379, đường Bạch Đằng, phường 9, thành phố Sóc Trăng.
Giám đốc chi nhánh này
là ông Nguyễn Văn Nghĩa (43 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp). Tháng 7/2020, ông Nghĩa
được lãnh đạo doanh nghiệp bổ nhiệm làm Giám đốc chi nhánh tại tỉnh Sóc Trăng.
Đầu năm 2021, ông
Nghĩa lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thu tiền nhiên liệu khi bán cho
các đại lý.
Đến khi cơ quan chức
năng kiểm tra, số tiền ông này chiếm đoạt của Công ty xăng dầu khoảng trên 13 tỷ đồng. Vụ án đã
được Công an tỉnh Sóc Trăng thụ lý và khởi tố vụ án vào cuối năm 2022.
Làm việc với cảnh sát,
ông Nghĩa khai dùng tiền chiếm đoạt của công ty để tiêu xài cá nhân và cá độ
bóng đá.
Nghi phạm
khai cướp ngân hàng vì bị công ty tài chính doạ giết người thân
Hương Chi
17/04/2023
TPO - Khai với cán bộ
điều tra, nghi phạm cướp tiền ngân hàng cho biết do vay tiền một công ty tài
chính và không đủ khả năng trả nợ, bị dọa giết người thân nên đã lên kế hoạch
đi cướp.
Chiều 17/4, nguồn tin
riêng của Tiền Phong cho biết, nghi phạm cướp tiền tại Chi nhánh ngân hàng Sacombank (huyện Bàu Bàng, tỉnh
Bình Dương) đã bị bắt giữ. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc với công an, đối
tượng không thành khẩn khai báo nhân thân.
Cụ thể, nghi phạm khi
thì khai tên Nguyễn Tấn Phong (23 tuổi, quê Tây Ninh), lúc thì khai tên Nguyễn
Tấn Phát (26 tuổi, quê Bình Phước). Do đối tượng không có giấy tờ tùy thân nên
cơ quan chức năng tạm thời gọi nghi phạm với tên Phát trong thời gian xác minh
tiếp theo.
Quá trình lấy lời
khai, Phát nói có vay tiền của một công ty tài chính có trụ sở tại TPHCM với số
tiền hơn 20 triệu đồng. Do không có việc làm ổn định, đối tượng không có khả
năng trả nợ và đã nhiều lần bị đòi nợ, bị hăm dọa giết cả những người thân
trong gia đình.
Phát khai, do cần tiền
trả nợ và tiêu xài nhưng không muốn gia đình biết nên đối tượng đã nảy sinh ý định
cướp ngân hàng. Khi đến ngân hàng
Sacombank trên quốc lộ 13 (thuộc huyện Bàu Bàng), thấy chỉ có hai bảo vệ nên đối
tượng đã đột nhập vào cướp tiền. Sau khi lấy được tiền, Phát bỏ chạy thì bị bảo
vệ và công an bắt giữ.
Trước đó, Tiền Phong
đã đưa tin, khoảng 11h trưa cùng ngày, nam thanh niên đột nhập ngân hàng đề nghị
nhân viên ngân hàng đưa tiền. Trong quá trình tẩu thoát, đối tượng nổ súng uy
hiếp khiến một bảo vệ ngân hàng bị thương nhẹ. Đối tượng sau đó bị bảo vệ và
công an bắt giữ. Tại hiện trường, công an thu giữ 1 khẩu súng dạng ổ xoay, 1 ba
lô màu đen, bên trong chứa nhiều cọc tiền hơn 700 triệu đồng; 1 túi nilong bên
trong có 6 viên đạn.
Cựu Giám đốc
Bệnh viện Tim Hà Nội: 'Chỉ định thầu là sai, nhưng không còn cách nào khác'
Hoàng An
17/04/2023
TPO - Quá trình xét hỏi,
cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn thừa nhận sai phạm
khi chỉ định thầu, nhưng bị cáo nói "không còn cách nào
khác".
Cựu Giám đốc
Bệnh viện Tim Hà Nội nhận sai
Sau nhiều giờ công bố
cáo trạng, chiều 17/4, HĐXX xét hỏi bị cáo Nguyễn Quang Tuấn (cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội) cùng 11 đồng phạm vụ án
“thông thầu”, gây thiệt hại hơn 53,6 tỷ đồng.
Trong khoảng 30 phút
trình bày, ông Tuấn nhiều lần thừa nhận bản thân mắc sai phạm như cáo trạng quy
kết.
Bên cạnh đó, ông Tuấn
cũng thừa nhận, đã đồng ý cho Công ty Hoàng Nga của bị cáo Nguyễn Đức Đảng và
Công ty Kim Hòa Phát của Phan Tuấn Đạt gửi bán vật tư, thiết bị tiêu hao vào bệnh
viện. Sau đó, ông chỉ đạo bà Hoàng Thị Ngọc Hưởng (Phó Giám đốc bệnh viện) và
ông Đoàn Trọng Bình (cựu Phó phòng Vật tư) hợp pháp hóa hồ sơ sao cho giá mua
hàng hóa ở thời điểm làm hồ sơ thấp hơn giá mà các mặt hàng đã được hai nhà thầu
bán ở bệnh viện từ nhiều năm trước.
Sau khi các bộ phận
hoàn tất thủ tục, ông Tuấn ký rồi để cấp dưới tự làm việc, mà không cần báo cáo
lại Giám đốc.
"Bị cáo chỉ định
thầu là sai, nhưng bị cáo không còn cách nào khác", ông Nguyễn Quang Tuấn
nói.
Khi Chủ tọa hỏi:
"Bị cáo nhận thức ra sao về hành vi của mình?". Ông Tuấn trả lời:
"Đã nhận thức được sai phạm" và nhận lỗi cao nhất bởi ông là người chỉ
đạo, phụ trách chính mọi hoạt động của bệnh viện.
Ngoài những sai phạm
trong quá trình chỉ đạo thông thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội khai nhận,
vào dịp trước Tết Âm lịch các năm 2016 và 2017, bị cáo Nguyễn Đức Đảng đã đến
phòng làm việc biếu ông 10.000 USD và một chai rượu. Ở giai đoạn điều tra, ông
Tuấn đã hoàn trả số tiền 10.000 USD và tác động gia đình nộp khắc phục thêm 6,2
tỷ đồng.
Đồng phạm
khai thực hiện theo chỉ đạo
Tới lượt mình, bị cáo
Đoàn Trọng Bình cũng thừa nhận cáo trạng buộc tội ông là đúng.
Theo ông Bình, trong
giai đoạn 2016 – 2017, Bệnh viện Tim Hà Nội có tổ chức đấu thầu 5 gói thầu mua
sắm trang thiết bị. Mọi hoạt động đấu thầu phải thực hiện theo quy định pháp luật,
song ông làm theo chỉ đạo của ông Nguyễn Quang Tuấn.
Ông Bình khai thêm,
khi còn công tác đã ký quyết định chấp thuận cho Công ty Hoàng Nga và Công ty
Kim Hòa Phát ký gửi vật tư, thiết bị để sử dụng trước khi đấu thầu. Sau đó, bệnh
viện mới lập danh mục vật tư, hóa chất, đơn giá của các gói thầu để giám đốc
phê duyệt. Đối với việc lập danh mục thiết bị trước khi diễn ra đấu thầu không
thông qua Hội đồng mua sắm và tổ chức họp, mà theo đơn giá do các công ty Hoàng
Nga, Kim Hòa Phát đề nghị.
Tiếp đó, các thành
viên Hội đồng mua sắm và ông Nguyễn Quang Tuấn sẽ ký hợp thức để hoàn thiện thủ
tục chỉ định Công ty Đầu tư và Định giá AIC làm đơn vị thẩm định giá.
Trước khi thẩm định
giá, phía AIC được bệnh viện liên hệ, trao đổi để cung cấp thông tin sao cho việc
thẩm định giá khớp mức giá mà các bên chuẩn bị từ trước.
Với chiêu thức thông
thầu như trên, Công ty Đầu tư và định giá AIC ban hành chứng thư thẩm
định giá theo đơn giá đã được bị cáo Nguyễn Quang Tuấn phê duyệt.
Có chứng thư thẩm định
giá này, ông Bình yêu cầu cấp dưới hoàn thiện hợp thức các thủ tục đấu thầu, lập
tờ trình, biên bản họp để các thành viên Hội đồng mua sắm, Tổ chuyên gia, Tổ thẩm
định và giám đốc Nguyễn Quang Tuấn ký hợp thức hồ sơ gói thầu mua sắm vật tư.
Còn bà Hoàng Thị Ngọc
Hưởng cho hay, bản thân không chủ động liên hệ với phía AIC "dàn xếp"
phát hành chứng thư thẩm định giá. Mọi sai phạm dẫn đến phải ra tòa hôm nay do
thực hiện chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện.
Trong cáo trạng, Viện
kiểm sát cáo buộc ông Tuấn là Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng mua sắm Bệnh viện Tim
Hà Nội, có chủ trương cho một số doanh nghiệp được ký gửi vật tư tại bệnh viện
sử dụng trước, sau đó chỉ đạo cấp dưới hợp thức, hoàn thiện thủ tục cho các
doanh nghiệp trúng thầu để thanh toán.
Do có quan hệ từ trước,
hai bị cáo Nguyễn Đức Đảng, Phan Tuấn Đạt đến đặt vấn đề và được ông Tuấn đồng
ý cho doanh nghiệp của họ bán các mặt hàng vào bệnh viện với đơn giá theo thỏa
thuận.
Năm 2016-2017, khi Bệnh
viện Tim Hà Nội tổ chức đấu thầu mua sắm vật tư tiêu hao can thiệp tim mạch, với
tổng trị giá hơn 595 tỷ đồng, ông Tuấn cùng bị cáo Hưởng, Bình với nhóm cựu cán
bộ Bệnh viện Tim Hà Nội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn can thiệp trái pháp luật
vào hoạt động đấu thầu; thông đồng với lập khống hồ sơ, đơn giá, chủng loại thiết
bị y tế...
Cùng lúc đó, nhóm Tuấn
thông đồng với 3 bị cáo tại Công ty đầu tư và định giá AIC, ban hành chứng thư
thẩm định giá theo yêu cầu, từ đó "tại điều kiện" cho Công ty Hoàng
Nga, Công ty Kim Hòa Phát trúng thầu trái quy định, gây thiệt hại 53,8 tỷ đồng
đối với gói thầu số 5 (năm 2016) và 4 gói chỉ định thầu rút gọn của năm 2017.
Vụ nổ súng
cướp ngân hàng ở Bình Dương: Sacombank lên tiếng
ÁNH HỒNG
và 1 tác giả khác
https://tuoitre.vn/vu-no-sung-cuop-ngan-hang-o-binh-duong-sacombank-len-tieng-20230417213011142.htm
17/04/2023 21:40 GMT+7
Sau khi xảy ra vụ cướp,
phòng giao dịch ngân hàng phải tạm đóng cửa để điều tra. Sacombank cho biết
tăng cường chất lượng của bảo vệ, cũng như có phương án xử lý với tình huống
tương tự.
Ngày 17-4, trao đổi với
Tuổi Trẻ Online, đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết đã phát đi thông cáo
liên quan vụ phòng giao dịch của ngân hàng này tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình
Dương bị cướp vào trưa cùng ngày.
Theo ngân hàng, có xảy
ra vụ kẻ cướp nổ súng để cướp phòng giao dịch vào lúc
11h30 ngày 17-4 nhưng bảo vệ, nhân viên của ngân hàng đã kịp thời khống chế được
tên cướp, bàn giao cho công an.
Sau khi phải tạm ngưng
hoạt động vào chiều 17-4 để cơ quan điều tra khám nghiệm hiện trường làm rõ vụ
án, dự kiến từ 7h30 sáng mai 18-4, phòng giao dịch ngân hàng sẽ trở lại hoạt động
bình thường.
Video: Lời khai của kẻ
cướp ngân hàng tại Bình Dương sau khi bị bắt
"Trước tình hình
gia tăng các vụ cướp ngân hàng
hiện nay, ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng của lực lượng bảo vệ cũng
như sẵn sàng các phương án xử lý khi xảy ra các tình huống đe dọa đến an toàn
hoạt động tại các điểm giao dịch", thông cáo của Sacombank cho biết.
Như Tuổi Trẻ Online
đã thông tin, Công an huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã bắt giữ Nguyễn Tấn
Phát, 26 tuổi, ngụ thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, để điều tra về hành vi
cướp phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank.
Số tiền phát hiện
trong ba lô của Phát sau vụ cướp là khoảng 700 triệu đồng. Công an cũng đã thu
giữ một khẩu súng của nghi phạm (đã bắn hết đạn trong ổ) và 6 viên đạn còn đựng
trong túi ni lông.
3 năm liên
tiếp xảy ra cướp ngân hàng
Điểm trùng hợp hy hữu
là địa bàn huyện Bàu Bàng liên tục có phòng giao dịch ngân hàng bị cướp.
Trước vụ cướp phòng
giao dịch Ngân hàng Sacombank ngày 17-4, phòng giao dịch của Ngân hàng BIDV tại
huyện Bàu Bàng cũng liên tiếp bị cướp 2 lần trong vòng 3 tháng (tháng 12-2021
và tháng 3-2022).
Theo Công an huyện Bàu
Bàng, vụ cướp Ngân hàng Sacombank được khống chế nhanh vì nhân viên ngân hàng
đã có sự cảnh giác và có sự hỗ trợ của người dân đến giao dịch, nên đề nghị
Công an tỉnh Bình Dương có hình thức khen thưởng phù hợp.
Bắt tạm
giam hiệu trưởng dâm ô hai học sinh lớp 9
https://tuoitre.vn/bat-tam-giam-hieu-truong-dam-o-hai-hoc-sinh-lop-9-20230417151920902.htm
17/04/2023 15:42 GMT+7
Sau khi gọi hai học
sinh lớp 9 lên phòng làm việc, hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS xã Bình Sơn
(huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) hỏi về chuyện tình dục và có hành vi dâm ô.
Ngày 17-4, Cơ quan cảnh
sát điều tra Công an huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình) cho biết đã khởi tố vụ án
hình sự, khởi tố và bắt tạm giam bị can ông B.C.T. (52 tuổi, là hiệu trưởng Trường
tiểu học và THCS xã Bình Sơn) để điều tra về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
Trước đó, ngày 7-4,
Công an xã Bình Sơn tiếp nhận tin báo, thụ lý vụ việc em Tr.T.H.N. (15 tuổi) và
P.T.T. (15 tuổi) là học sinh lớp 9 Trường tiểu học và THCS xã Bình Sơn bị ông
B.C.T. có hành vi dâm ô.
Làm việc với cơ quan
công an, em N. và em T. đã tố cáo trong lúc học tập tại trường đã bị ông B.C.T.
gọi lên phòng làm việc. Tại đây, ông B.C.T. có hỏi về chuyện tình dục,
có những lời nói khiếm nhã và hành vi không đúng mực, dùng tay sàm sỡ và sờ vào
bộ phận nhạy cảm trên thân thể các em ngay tại phòng làm việc.
Sau khi sự việc xảy
ra, các em đã báo cáo với thầy cô giáo trong nhà trường và báo cho gia
đình biết.
Ông T. đã đến nhà hai
học sinh để xin lỗi các em và gia đình. Ông T. cũng thừa nhận sai trái và nhận
trách nhiệm về hành vi của bản thân.
Địa phương
nói về tháp Trầm Hương: Sẽ khắc phục các mục gây nguy hiểm
17/04/2023 22:14 GMT+7
Theo chánh Văn phòng
UBND tỉnh Khánh Hòa, lãnh đạo doanh nghiệp chủ đầu tư dự án sửa
chữa, cải tạo tháp Trầm Hương thống nhất sẽ khắc phục ngay hạng mục
mà bạn đọc báo Tuổi Trẻ phản ánh, lo lắng gây nguy hiểm.
Ngày 17-4, phóng
viên Tuổi Trẻ Online đã có mặt tại tháp
Trầm Hương bên biển Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) - nơi
vừa xảy ra tai nạn khiến một nữ du khách bị té chết khi chụp ảnh -
để quan sát những vấn đề mà bạn đọc báo đã phản ánh, lo ngại nguy
hiểm.
Lo ngại
nguy hiểm tại tháp Trầm Hương là đúng thực tế
Bạn đọc Yêu Biển
nêu: Ai đã đến tháp Trầm Hương TP Nha Trang sẽ thấy được nguy cơ xảy
ra tai nạn rất cao. Đoạn trên sàn tháp có mấy chỗ họ thiết kế xẻ rãnh khoảng
cách giữa các bước đi rộng và sâu, chỉ cần bước lệch chân hay không chú ý là sẽ
lọt bàn chân xuống cái rãnh. Nhẹ thì ngã hoặc nguy cơ gãy chân rất cao, đặc biệt
nguy hiểm cho trẻ em và người cao tuổi.
Vẫn theo bạn đọc
nêu trên, "không hiểu sao, nơi mỗi ngày có hàng nghìn lượt người qua lại
vãng cảnh chụp hình, họ lại thiết kế xây dựng mặt sàn nguy hiểm như thế".
Một bạn đọc khác
(Hung Le) cũng cho rằng "đoạn trên tòa tháp thiết kế rãnh bậc thang dễ bị
hụt chân, sao không làm đường thẳng đi an toàn?".
Một người nữa nêu
ý kiến: "Bậc thang hơi cao đối với người lớn tuổi nên tôi đi một lần thấy
mỏi, đau chân và lần sau chỉ đi đường bên lề và nhìn lên không dám đi nữa".
Những phản ánh nêu
trên của bạn đọc đều đúng thực tế và lo ngại nguy hiểm của họ là
có cơ sở, nhất là đối với trẻ em, người cao tuổi hay ngay cả với phụ
nữ đi lại mang giày, guốc cao gót mà sơ ý khi bước chân trên các lối
đi đó.
Ngay tại tháp Trầm
Hương, một người đàn ông trung niên thường xuyên đi bộ qua tháp này
cũng nói "lối đi lại mà đặt các bệ đá kiểu như thế này là
bất tiện, khó đi".
Video: Nữ du khách té
từ độ cao năm bậc thang đá chết tại chỗ khi chụp hình ở tháp Trầm Hương
Theo quan sát của
phóng viên, các lối lên xuống tháp Trầm Hương, từ đường hay quảng
trường 2-4, đều khá cao, gồm nhiều bậc thang có bề mặt lát bằng đá
trơn, láng mặt. Vì mỗi bậc thang chỉ bề rộng vừa phải, nên lối lên
xuống có phần dốc đứng hơn. Thế nhưng các lối lên xuống đó đều không
có lan can tay vịn giúp cho người lớn tuổi hay trẻ nhỏ an toàn và an
tâm hơn.
Còn khu vực sân tháp Trầm
Hương, phía giáp quảng trường 2-4, được thiết kế làm sân
khấu biểu diễn. Cả khu vực sân khấu rộng và các khu vực để đặt
nhạc cụ biểu diễn ở hai bên đều được lát gạch khá láng và trơn. Đó
cũng là các nơi người dân, du khách thường đi lại.
Các lối đi nối với
sân khấu và các khu đặt nhạc cụ đó cũng đều thiết kế theo kiểu các
bục có bề mặt đá trơn, có khoảng cách rộng và sâu như bạn đọc đã
phản ánh.
Sẽ sửa
lại lối đi tại tháp Trầm Hương
Sau khi quan sát
thực tế, phóng viên Tuổi Trẻ Online đã chuyển các ý kiến kể
trên của bạn đọc đến lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa và giám
đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh để nhờ kiểm tra, xem xét.
Chiều 17-4, ông
Nguyễn Thanh Hà - chánh Văn phòng UBND tỉnh Khánh
Hòa - đã có phản hồi. Ông Hà cho biết ông đã
trao đổi với ông Nguyễn Thanh Hải - tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Yến
Sào Khánh Hòa, đơn vị chủ đầu tư dự án sửa chữa, cải tạo tháp
Trầm Hương - để khắc phục những hạn chế, lo ngại mà bạn đọc Tuổi
Trẻ Online đã phản ánh.
Cụ thể, theo ông
Hà, tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Yến Sào Khánh Hòa đã thống nhất
sẽ cho thực hiện ngay việc sửa lại các lối đi, không để còn rãnh sâu
giữa các bậc đá cao. Cách khắc phục là nâng thêm mặt cỏ lên hoặc hạ
thấp bậc đá xuống. Đồng thời sẽ xem xét xử lý khả năng trơn trượt
của các bậc thang, sân khấu như đã nêu.
Chiều tối 17-4, Phó
chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Đinh Văn Thiệu cũng cho biết sẽ có ý
kiến, đề nghị các đơn vị sớm xem xét, khắc phục những vấn đề mà
người dân đã phản ánh, lo ngại tại tháp Trầm Hương.
Chủ đầu tư
'té ngửa' khi đơn vị khác giả mạo làm lễ khởi công
https://tuoitre.vn/chu-dau-tu-te-ngua-khi-don-vi-khac-gia-mao-lam-le-khoi-cong-20230417130720671.htm
17/04/2023 13:41 GMT+7
Phát hiện dự án thủy
điện Sơn Nham chưa hoàn tất thủ tục đã làm lễ khởi công, UBND huyện Sơn Hà liên
hệ với chủ đầu tư yêu cầu dừng. Được tin, chủ đầu tư "té ngửa" vì
không hiểu chuyện gì, đã gửi đơn trình báo công an đề nghị làm rõ vụ việc.
Trưa 17-4, lãnh đạo
UBND huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi cho biết đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc
tổ chức khởi công dự án thủy điện Sơn Nham. Bước đầu xác minh đây là hành vi giả mạo chủ đầu tư.
Theo đó, vào chiều
13-4, chính quyền huyện Sơn Hà nhận được thông tin dự án thủy điện Sơn Nham
đang dựng rạp tại Nhà văn hóa xã Sơn Nham, chuẩn bị làm lễ khởi công.
Sau khi kiểm tra thấy
các hồ sơ pháp lý của dự án chưa hoàn thành, chính quyền huyện đã liên lạc chủ
đầu tư là Công ty CP Đầu tư xây dựng thủy điện Sơn Linh, yêu cầu dừng ngay việc
tổ chức lễ khởi công.
"Phía chủ đầu tư
cũng "té ngửa" nói đang làm việc với các cơ quan liên quan về các thủ
tục pháp lý của dự án và chưa có phương án xây dựng, nên không tổ chức khởi
công", lãnh đạo huyện Sơn Hà nói.
Thấy sự việc bất thường,
UBND huyện Sơn Hà yêu cầu công an đến hiện trường kiểm tra, xử lý.
Người tự xưng là chủ đầu
tư khi làm việc với Công an huyện Sơn Hà không xuất trình được giấy phép tổ chức
lễ khởi công, giấy tờ liên quan đến dự án.
Tối cùng ngày, đơn vị
tự xưng là Công ty CP Tập đoàn đầu tư bất động sản và quản lý dự án INCO (trụ sở
tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đứng ra dựng rạp tổ chức lễ khởi công đã nhanh
chóng tháo dỡ rạp và rút đi.
Giả mạo chủ
đầu tư
Trao đổi với Tuổi
Trẻ, ông Trần Quốc Hoàn - phó giám đốc Công ty CP Đầu tư thủy điện Sơn Linh
- cho biết ngày 13-4, đơn vị cùng lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công
Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và chính quyền huyện Sơn Hà... đi kiểm tra thực địa
để khảo sát thiết kế, điều chỉnh quy hoạch, nâng quy mô dự án từ 6,8MW lên 9MW
thì nhận được thông tin dự án đang tổ chức lễ khởi công.
"Chúng tôi rất bất
ngờ và lập tức có đơn trình báo đến UBND tỉnh Quảng Ngãi, UBND huyện Sơn Hà,
Công an tỉnh Quảng Ngãi, yêu cầu ngăn chặn và làm rõ động cơ giả mạo
chủ đầu tư tổ chức lễ khởi công dự án thủy điện Sơn Nham. Hiện
chúng tôi đã làm việc với Công an tỉnh Quảng Ngãi", ông Hoàn nói.
Cũng theo chủ đầu tư,
họ chưa từng biết Công ty CP Tập đoàn đầu tư bất động sản và quản lý dự án INCO
là ai, và sau sự việc đơn vị này cũng không liên hệ với chủ đầu tư.
"Nói thật chúng
tôi cũng té ngửa trước sự việc hy hữu trên. Cần làm rõ động cơ của đơn vị giả mạo
chủ đầu tư tổ chức lễ khởi công", ông Hoàn nói.
Hiện công an đang xác
minh, làm rõ động cơ việc giả mạo chủ đầu tư, tổ chức lễ khởi công dự án thủy điện
Sơn Nham.
Dự án thủy điện Sơn
Nham được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp quyết định chủ trương đầu tư ngày 14-8-2019;
công suất 6,8MW, chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư xây dựng thủy điện Sơn Linh.
Dự án đang trong giai
đoạn khảo sát thiết kế, điều chỉnh quy hoạch, nâng công suất lên 9MW và đang kiểm
kê áp giá đền bù; chưa có kế hoạch khởi công.
Đến lượt Đắk
Lắk đồng loạt kiểm tra các cơ sở F88
https://tuoitre.vn/den-luot-dak-lak-dong-loat-kiem-tra-cac-co-so-f88-20230417105925447.htm
17/04/2023 11:24 GMT+7
Sau một số tỉnh thành,
đến lượt Công an Đắk Lắk đồng loạt kiểm tra việc cho vay, cầm đồ tại các cơ sở
F88 ở tỉnh này.
Sáng 17-4 tại một số
tuyến đường như Nguyễn Tất Thành, Hà Huy Tập… của TP Buôn Ma Thuột, nhiều cán bộ,
chiến sĩ công an đã có mặt, kiểm tra đồng loạt các cơ sở F88 ở đó.
Theo lãnh đạo Công an
tỉnh Đắk Lắk, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an,
Công an tỉnh giao Phòng cảnh sát hình sự phối hợp với công an các địa phương thực
hiện kiểm tra đồng loạt các cơ sở F88.
Việc kiểm tra này nhằm
xác định các cơ sở F88 tại Đắk Lắk có vi phạm pháp luật về cầm đồ, cho vay lãi
nặng như một số địa phương hay không.
"Phòng phối hợp
và các địa phương chủ trì kiểm tra tại các cơ sở F88.
Hiện chưa có thông tin cụ thể vì anh em đang làm", lãnh đạo Phòng cảnh sát
hình sự Công an Đắk Lắk cho biết.
Trao đổi thêm về việc
này, một lãnh đạo Công an TP Buôn Ma Thuột cho biết sáng nay đã tiến hành kiểm
tra đồng loạt 6 cơ sở F88 tại địa phương.
Cơ quan
công an tiến hành thu thập các hồ sơ, kiểm tra việc cho vay, cầm đồ tại các cơ
sở F88 này.
"Việc kiểm tra thực
hiện theo chỉ đạo của cấp trên, xem các cơ sở F88 này có dấu hiệu vi phạm pháp
luật về cho vay lãi nặng, cầm đồ lãi suất trái quy định không? Công an cũng sẽ
xem xét toàn diện hoạt động cho vay, thu nợ của các cơ sở F88
tại TP Buôn Ma Thuột để xử lý theo quy định nếu có sai phạm", vị này nói.
Trước đó, công an cũng
đã kiểm tra các cơ sở F88 ở nhiều tỉnh thành.
Sáng nay cựu
giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn hầu tòa
17/04/2023 09:55 GMT+7
Ông Nguyễn Quang Tuấn
hầu tòa với cáo buộc thông đồng với các công ty cung cấp thiết bị y tế trong đấu
thầu, giúp cho thiết bị đã bị nâng giá cao hơn thị trường trúng thầu, gây thiệt
hại hơn 53 tỉ đồng.
Sáng nay 17-4, TAND TP
Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử cựu giám đốc Bệnh viện
Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn (56
tuổi) về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Video: Xét xử cựu giám
đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 53 tỉ
đồng
Bốn cựu lãnh đạo Bệnh
viện Tim Hà Nội là thuộc cấp của ông Tuấn cùng bị đưa ra xét xử gồm: Hoàng Thị
Ngọc Hưởng - cựu phó giám đốc; Nguyễn Thị Dung Hạnh - cựu kế toán trưởng; Đoàn
Trọng Bình và Nghiêm Tuấn Linh - cùng là cựu phó trưởng phòng phụ trách phòng vật
tư.
Bảy người còn lại bị
xét xử gồm các cựu lãnh đạo, nhân viên của Công ty Kim Hòa Phát, Công ty CP đầu
tư và định giá AIC, Công ty cổ phần thiết bị y tế
Hoàng Nga.
Dự kiến phiên tòa diễn
ra trong năm ngày, do thẩm phán Nguyễn Xuân Văn làm chủ tọa. Có 19 luật sư đăng
ký bào chữa cho các bị cáo. Trong đó, có hai luật sư bào chữa cho ông Nguyễn
Quang Tuấn.
Một kiểm
sát viên vắng mặt
Tại phần thủ tục, theo
thông báo từ HĐXX, trong ba kiểm sát viên được phân công giữ quyền công tố, một
người vắng mặt do bị ốm.
Chủ tọa cho biết việc
này không ảnh hưởng đến quá trình xét xử. Các bị cáo và luật sư cũng không có ý
kiến gì về sự vắng mặt của kiểm sát viên này.
Ông Phùng Đình Dũng
(chuyên viên phòng hành chính - quản trị), đại diện theo ủy quyền của Bệnh viện
Tim Hà Nội, được triệu tập với tư cách nguyên đơn dân sự có mặt tại tòa.
Tòa còn triệu tập hàng
chục người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đại diện Công ty AIC - đơn vị thẩm
định giá, tuy nhiên một số người vắng mặt.
Đại diện viện kiểm sát
nhận định sự vắng mặt của những người này không làm ảnh hưởng đến quá trình xét
xử.
Trình bày ý kiến, luật
sư của bị cáo Phan Tuấn Đạt - chủ tịch HĐQT Công ty Kim Hòa Phát - đề nghị triệu
tập thêm một số thành viên trong hội đồng định giá tài sản để làm rõ nội dung kết
luận định giá đối với các vật tư y tế.
Về đề nghị trên, đại
diện viện kiểm sát cho biết phiên tòa diễn ra nhiều ngày, quá trình xét xử nếu
thấy cần thiết thì HĐXX có thể xem xét.
Sau ít phút hội ý, tòa
thông báo tiếp tục xét xử. Viện kiểm sát sau đó công bố bản cáo trạng dài 37
trang.
Gây thiệt
hại 53 tỉ đồng
Cáo trạng xác định từ
năm 2015, ông Nguyễn Quang Tuấn đã có chủ trương cho một số doanh nghiệp được
ký gửi vật tư tại Bệnh viện Tim Hà Nội để bệnh viện sử dụng trước, sau đó chỉ đạo
cấp dưới hợp thức, hoàn thiện các thủ tục cho các doanh nghiệp trúng thầu để
thanh toán.
Do có mối quan hệ quen
biết từ trước, chủ tịch Công ty Hoàng Nga và chủ tịch Công ty Kim Hòa Phát đã đến
đặt vấn đề với ông Tuấn để được bán mặt hàng vật tư tiêu hao can thiệp tim mạch
(stent) vào bệnh viện.
Tuy nhiên giá bán các
thiết bị y tế này sẽ theo thỏa thuận từ trước giữa ông Tuấn với lãnh đạo các
công ty trên.
Thời điểm đó Đoàn Trọng
Bình là thành viên hội đồng mua sắm, thành viên tổ thẩm định đấu thầu. Bình biết
rõ việc ông Nguyễn Quang Tuấn đồng ý cho Công ty Kim Hòa Phát ký gửi stent cũng
như bán thiết bị này vào bệnh viện theo giá công ty đề nghị.
Do vậy khi lập danh mục
mua sắm và dự toán các gói thầu năm 2016, Bình đã yêu cầu Công ty Kim Hòa Phát
cung cấp thêm ba báo giá của ba đơn vị đối với mặt hàng stent và các mặt hàng
can thiệp tim mạch khác.
Trong đó, báo giá của
Công ty Kim Hòa Phát được để giá thấp nhất nhằm dễ dàng trúng thầu. Hành vi này
bị kết luận làm mất tính công bằng, minh bạch của hoạt động đấu thầu.
Danh mục cũng được
giám đốc bệnh viện sửa lại là 807 mặt hàng, tổng trị giá gần 400 tỉ đồng để phù
hợp với kế hoạch chi năm 2016.
Phó giám đốc bệnh viện
Hoàng Thị Ngọc Hưởng còn cùng với Bình liên lạc, thông đồng với Công ty CP đầu
tư và định giá AIC để hợp thức hồ sơ, chỉ định công ty này là đơn vị thẩm định
giá trái quy định.
Lãnh đạo bệnh viện đã
thông đồng để đơn vị thẩm định giá làm theo "đặt hàng" đúng giá trên
danh mục mua sắm do bệnh viện cung cấp.
Cáo trạng cũng xác định
những hành vi trên cũng được làm theo chỉ đạo của giám đốc Nguyễn Quang Tuấn.
Các bị cáo trong vụ án này đã gây thiệt
hại tài sản nhà nước hơn 53,6 tỉ đồng.
Thiết kế
phòng cháy chữa cháy không đạt yêu cầu: Tại anh hay tại ả?
17/04/2023 18:16 GMT+7
Theo thống kê, Cục C07
phát hiện khoảng 40% hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy lần đầu không đạt yêu
cầu, phải hướng dẫn khắc phục và phải nộp lại nhiều lần.
Chiều 17-4, Phòng cảnh
sát phòng cháy chữa
cháy và cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an TP.HCM tổ chức hội
nghị hướng dẫn các giải pháp tháo gỡ, khắc phục những tồn tại, vướng mắc về
phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Tham dự hội nghị có
hơn 300 đại diện các đơn vị tư vấn, thiết kế xây dựng trong lĩnh vực PCCC.
2/3 số cơ
sở kinh doanh phòng cháy chữa cháy không đạt điều kiện
Tại hội nghị, đại tá
Huỳnh Quang Tâm - trưởng Phòng PC07 - cho biết hiện tại trên địa bàn TP.HCM có
khoảng 981 doanh nghiệp đang hoạt động tư vấn, thiết kế, thi công, kinh doanh
trong lĩnh vực PCCC.
Tuy nhiên, qua kiểm
tra của Phòng PC07 thì số cơ sở đảm bảo điều kiện kinh
doanh PCCC hiện chỉ có 267 cơ sở (tỉ lệ 27,22%), số cơ sở không
hoạt động tại địa chỉ đăng ký (không liên lạc được) là 51 (tỉ lệ 5,2%), số cơ sở
không đảm bảo điều kiện là 663 (tỉ lệ 67,58%).
Theo đại tá Huỳnh
Quang Tâm, trên cơ sở thống kê 329 hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, 67 hồ sơ nghiệm
thu về PCCC nộp qua cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (C07)
phát hiện khoảng 40% hồ sơ nộp lần đầu thiết kế không đạt yêu cầu của tiêu chuẩn
quy định cơ quan cảnh sát PCCC, phải hướng dẫn chủ đầu tư khắc phục và phải nộp
nhiều lần tiếp theo.
Những lần tiếp theo đó
khoảng 30% hồ sơ đã khắc phục các kiến nghị của cơ quan công an, cấp giấy chứng
nhận thẩm duyệt.
70% hồ sơ còn lại đã
khắc phục một phần hoặc đầy đủ các kiến nghị của cơ quan công an nhưng phát
sinh các lỗi khác, chưa đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt. Hoặc hồ
sơ phát sinh lỗi mới do chủ đầu tư thay đổi phương án thiết kế, không có hồ sơ
phát sinh lỗi do công an chưa kiến nghị đầy đủ tại lần thẩm duyệt trước.
"Quy
định về phòng cháy chữa cháy thay đổi liên tục, theo không kịp"
Qua phân tích cho thấy
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc hồ sơ phải nộp lại nhiều lần có cả nguyên nhân
chủ quan và khách quan.
Cụ thể như năng lực
thiết kế của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn, thiết kế còn hạn chế, chưa kịp thời cập
nhật các quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC, cách hiểu và vận dụng tiêu chuẩn, quy
chuẩn chưa đúng.
Bên cạnh đó, còn có
nguyên nhân chủ đầu tư phó mặc trách nhiệm, ủy quyền, thậm chí "khoán trắng"
cho các đơn vị tư vấn thiết kế.
Chủ đầu tư thiếu kiểm
tra, đôn đốc quá trình thực hiện dẫn đến không kịp thời nắm bắt và chỉ đạo khắc
phục các hạn chế, thiếu sót trong thiết kế dự án, công trình đã được công an chỉ
ra.
Cá biệt còn tình trạng
chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, thiết kế vẫn mang tư tưởng xin - cho phép áp dụng một
số giải pháp thay thế nhằm mục đích giảm chi phí khi thi công, thẩm mỹ cho công
trình hoặc một số lý do khác nhưng không bảo đảm theo quy định của quy chuẩn,
tiêu chuẩn hiện hành.
Từ đó dẫn đến một số tồn
tại chủ yếu như: chưa cập nhật quy chuẩn, tiêu chuẩn mới mà vẫn áp dụng các
tiêu chuẩn cũ đã hết hiệu lực thi hành, đối với công trình có sử dụng tiêu chuẩn
nước ngoài để thiết kế về PCCC; không thực hiện việc chấp thuận áp dụng tiêu
chuẩn nước ngoài trước khi thẩm duyệt…
Tại hội nghị, PC07 đề
nghị các đơn vị, doanh nghiệp tư vấn, thiết kế, thi công, kinh doanh trong lĩnh
vực PCCC nghiên cứu, khắc phục những tồn tại, nguyên nhân mà Cục C07 đã chỉ ra
để cùng thực hiện tốt trong thời gian tới.
Bà Lê Bích Trang -
giám đốc Công ty Hoàng Quân Phát (chuyên tư vấn, thiết kế xây dựng về lĩnh vực
PCCC), cho biết các quy định về PCCC thay
đổi liên tục khiến đơn vị tư vấn, thiết kế không theo kịp.
Theo bà, các đơn vị
kinh doanh phải được tập huấn, hướng dẫn chi tiết bằng các văn bản mới có thể nắm
được và tư vấn lại cho chủ đầu tư.
Khi các quy chuẩn,
tiêu chuẩn mới được áp dụng, các đơn vị tư vấn cần có lộ trình để hiểu rõ mà áp
dụng, không lúng túng trong việc thực hiện.
"Quy định thay đổi
gấp gáp làm cho doanh nghiệp trở tay không kịp, không biết áp dụng như thế nào,
làm sao cho đúng, tư vấn cho chủ đầu tư ra sao cho đúng quy định.
Ví dụ công trình mới
áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn như thế nào? Công trình cũ, hiện hữu áp dụng quy
chuẩn, tiêu chuẩn gì? Những công trình hiện hữu phải phân định rõ từ năm nào,
những phần nào phải làm mới, những phần nào phải xây dựng lại", bà Trang
nêu ý kiến.
No comments:
Post a Comment