Wednesday, April 5, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 05 tháng 04 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Ông Trump không nhận bất cứ tội nào trong 34 tội đại hình

Chính phủ Việt Nam phản hồi một thư chất vấn của LHQ sau gần hai năm tiếp nhận

Ông Trump trình diện tòa án New York, tạo quang cảnh mang tính ‘hiện tượng’

Bill Gates: Lời kêu gọi tạm dừng AI không 'giải quyết được các thách thức'

 Chính phủ Việt Nam phản hồi một thư chất vấn của LHQ sau gần hai năm tiếp nhận

Chính quyền Việt Nam sẽ ‘xử kín’ nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng

Truy tố ông Trump: tin hay không tin vào nền tư pháp Mỹ?

Ông Trump không nhận bất cứ tội nào trong 34 tội đại hình

Ông Trump trình diện tòa án New York, tạo quang cảnh mang tính ‘hiện tượng’

Hàn Quốc, Mỹ, Nhật tập trận chống tàu ngầm đối phó với các mối đe dọa từ Triều Tiên

Phần Lan gia nhập NATO, Nga dọa 'có biện pháp đối trọng'

 

 

RFA

Cảnh sát biển Đài Loan phát hiện 12 người Việt trốn trên tàu cá

Dời chợ đêm, xây sòng bạc tại Đà Lạt: ý dân trên báo Nhà nước và thực tế!

Vụ công ty F88: Đảng “săn phù thủy” hay trấn áp “tư bản” bành trướng vô độ?

“Đối tác chiến lược” không thay thế được nội trị…

Đại biểu Quốc hội: Vắc-xin COVID-19 do trong nước sản xuất bị thất bại, cần dừng lại

Chuyên gia: VN nên nâng cấp quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt

Phần 2: Lợi - hại cho Việt Nam nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ

Báo Hàn Quốc nói Samsung VN dùng hoá chất cấm, báo trong nước im lặng

Ông Võ Văn Thưởng đề nghị Úc xử lý những người chống phá Việt Nam từ nước ngoài

Vụ chuyến bay giải cứu hoàn tất điều tra, đề nghị truy tố 54 bị can

Việt Nam quyết định thanh tra toàn bộ TikTok vào tháng 5

Việt Nam thiếu 100.000 kỹ sư công nghệ mỗi năm

Việt Nam và Đức đối thoại chiến lược lần thứ bảy

Việt Nam - Nhật Bản cam kết củng cố hợp tác về an ninh

Khách đến khu phố cổ Hội An phải mua vé từ tháng năm

Cựu lãnh đạo Cienco 1 sắp hầu tòa vì làm thất thoát hơn hai trăm tỷ đồng

Ba Trung tâm Đăng kiểm Xe cơ giới Đường bộ ở Lâm Đồng bị khám xét

TNLT Lê Trọng Hùng được trao giải Phóng viên Vỉa hè 2023

Vấn đề vi phạm nhân quyền cần được nêu ra tại chuyến thăm của Toàn quyền Úc

 

BBC

Việt Nam" 'Rối loạn nội bộ' làm ngưng trệ các dự án điện gió, điện mặt trời?

Đài Loan đang lâm nguy trong 'mối tình tay ba'?

Thử nhận xét tranh Bùi Chát

'Chuyến bay giải cứu': Các ‘ông lớn’ ở VN nhận tiền hối lộ triệu đô?

Báo Pháp nói cảnh sát Paris 'phá đường dây ma tuý Việt Nam'

Phần Lan chính thức gia nhập liên minh quân sự Nato

Toàn quyền Úc thăm Việt Nam: 'Nhân quyền sẽ không được bàn thảo'

Thái Anh Văn: Tổng thống Đài Loan - người dám thách thức Trung Quốc - là ai?

Cựu Tổng thống Donald Trump đến New York trước phiên tòa hình sự

 

RFI

Tổng thống Ukraina thăm đồng minh chiến lược Ba Lan

Trung Quốc tập trận sát Đài Loan trước cuộc gặp giữa TT Thái Anh Văn và chủ tịch Hạ Viện Mỹ

Mỹ : Bị truy tố, Donald Trump tố cáo “một sự sỉ nhục” đối với quốc gia

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Đẩy mạnh hợp tác quân sự : Đòn mới Trung Quốc – Nga dọa phương Tây ?

Chip bán dẫn : Trung Quốc đòi làm sáng tỏ các hạn chế xuất khẩu

Pháp : Các bể nhân tạo trữ nước hút từ mạch ngầm và nguy cơ gây căng thẳng xã hội

NATO chính thức kết nạp Phần Lan, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử

TT Pháp Macron công du Trung Quốc để thảo luận về Ukraina và thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương

TP New York tăng cường an ninh trong bối cảnh cựu tổng thống Donald Trump phải ra trình diện tòa

Giăng nợ, tự Trung Quốc rơi vào bẫy

Trung Quốc cảnh báo cuộc gặp Thái-McCarthy sẽ « làm tổn hại » quan hệ Trung-Mỹ

Philippines xác nhận cho Mỹ dùng thêm căn cứ quân sự gần Biển Đông và Đài Loan

Pháp : Ngân sách quốc phòng tăng mạnh « chưa từng có »

Nga dùng drone tấn công Odessa và tăng cường phòng thủ ở trên bán đảo Crimée

Ngoại trưởng Nga Lavrov đổ lỗi cho Liên Âu về quan hệ căng thẳng với Matxcơva

Quốc Hội Đức : Thiếu thốn đủ thứ, quân đội Đức không thể bảo vệ đất nước nếu bị tấn công

Tổng thống Pháp nuôi hy vọng thuần hóa con cọp Trung Quốc

Ẩm thực Pháp : các loài hoa dùng để chế biến món ăn

 (AFP) – Úc chính thức cấm thành viên chính phủ dùng ứng dụng TikTok của Trung Quốc. Trong thông báo vào hôm nay, 04/04/2023, bộ trưởng Tư Pháp Úc, Mark Dreyfus, nói rõ là các thành viên chính phủ không được phép sử dụng TikTok trên các thiết bị làm việc. Quyết định được đưa ra theo khuyến cáo của các cơ quan tình báo Úc và sẽ được đưa vào thực hiện "càng sớm càng tốt". Úc là quốc gia sau cùng trong liên minh "Ngũ Nhãn (Five Eyes)" cấm thành viên trong chính phủ dùng TikTok, sau Hoa Kỳ, Anh, Canada và New Zealand. Các biện pháp cấm đoán tương tự cũng đã được ban hành ở Pháp, Hà Lan và trong Ủy Ban Châu Âu. 

(AFP) – Anh phạt nặng TikTok. Cơ quan Quản lý Kỹ thuật số ICO của Anh hôm nay, 04/04/2023, thông báo phạt trang mạng xã hội TikTok của Trung Quốc 12,7 triệu bảng Anh vì sử dụng « bất hợp pháp » dữ liệu cá nhân trẻ em. ICO cho rằng TikTok đã cho phép đến 1,4 triệu trẻ em dưới 13 tuổi sinh sống ở Anh mở tài khoản nhà mạng này, trái với quy định chính thức. ICO còn chỉ trích TikTok việc sử dụng dữ liệu của trẻ mà không có sự đồng tình từ các bậc phụ huynh. 

(AFP) – Pháp nâng tuổi giới hạn của quân dự bị lên 70 tuổi. Trên đài phát thanh RTL, bộ trưởng Quân Lực Pháp, Sebastien Le Cornu, hôm nay 04/04/2023, cho biết quân đội « sẽ nâng tuổi giới hạn cho quân dự bị trong quân đội lên đến 70 tuổi và có thể sẽ lên đến 72 tuổi cho nhiều vị trí chuyên biệt ». Quy định này sẽ được trình bày trong phiên họp Hội Đồng Các Bộ Trưởng hôm nay về Luật Kế hoạch Quân sự Pháp (LPM). 

(AFP) – Nga bắt đầu đào tạo binh sĩ Belarus sử dụng vũ khí hạt nhân. Hôm nay, 04/04/2023, Matxcơva và Minsk cùng thông báo, binh sĩ Belarus bắt đầu được đào tạo từ ngày 03/4 tại một trung tâm huấn luyện của Nga, nhưng không nêu rõ chương trình đào tạo kéo dài bao lâu. Về phần mình, bộ trưởng Quốc Phòng Nga, Serguei Choigou, khẳng định « một hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M đã được giao cho quân đội Belarus. » 

(AFP) – Cố vấn tổng thống Brazil đến gặp tổng thống Nga. Theo một nguồn tin phủ tổng thống Brazil hôm nay, 03/04/2023, cuộc gặp giữa Celso Amorim, cố vấn chính của Lula da Silva, với tổng thống Vladimir Putin diễn ra hôm 25/03 tại điện Kremlin và kéo dài một giờ đồng hồ. Ngoài ra, ông Celso Amorim còn dùng bữa trưa với đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov, người sẽ đến thăm Brasilia vào 17/4 tới đây. Cuối tháng Giêng năm nay, tổng thống Brazil đưa ra một đề xuất làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột Ukraina nhưng các đường hướng vẫn chưa rõ ràng. Ông sẽ trình bày dự án này với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân chuyến công du Trung Quốc ngày 13/4. 

(AFP) – Hội Đồng Nhân Quyền LHQ lên án Iran tăng số vụ hành quyết. Tổ chức Liên Hiệp Quốc này hôm nay, 04/03/2023, đã thông qua một nghị quyết, bày tỏ « mối quan ngại sâu sắc trước hiện tượng gia tăng số vụ hành quyết, bao gồm cả những người bị kết án tử hình vì đã tham gia các cuộc biểu tình gần đây. » Văn bản còn mở rộng nhiệm kỳ của báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền tại Iran thêm một năm, với 23 phiếu thuận trong tổng số 47 phiếu. Mười sáu thành viên vắng mặt và 8 chống, trong đó có Cuba, Trung Quốc, Pakistan và Việt Nam. 

(Reuters) – Hoa Kỳ tuyên bố bắn hạ một thủ lĩnh IS tại Syria. Ban Chỉ Huy Trung Tâm Mỹ (CentCom) hôm qua, 03/04/2023, thông báo Khalid Ahmad al Jabouri đã bị giết chết trong một cuộc tấn công của quân đội Mỹ tại Syria. Người này bị cáo buộc là kẻ lập kế hoạch các cuộc tấn công khủng bố tại châu Âu và phát triển cơ cấu chỉ huy của IS. 

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Tư 04.04.2023

1/ TNLT LÊ TRỌNG HÙNG ĐƯỢC TRAO GIẢI PHÓNG VIÊN VỈA HÈ 2023

Tù nhân lương tâm Lê Trọng Hùng, người đang lãnh án 5 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước”, vừa được trao giải thưởng Phóng viên Vỉa hè 2023.

Ông Lê Trọng Hùng 44 tuổi là thành viên của “Phong trào Chấn hưng nước Việt” với mục tiêu  khai dân trí cho người dân bằng cách thẳng thừng phanh phui những sai phạm của tầng lớp lãnh đạo đất nước trên cơ sở pháp luật và giải ảo thần tượng lãnh tụ. Ông bị bắt vào tháng 3 năm 2021 sau khi nộp đơn tự ứng cử vào quốc hội trong cuộc bầu cử vào tháng 5 năm đó.

Ông Bùi Xuân Quang, đại diện cho tổ chức Việt Nam Infos trao giải thưởng nói trên, cho biết về việc chọn ông Hùng là vì ông có một thái độ đấu tranh phi thường. Ông Hùng muốn tôn trọng luật pháp và muốn dùng luật pháp để nói lên những điều mà ông suy nghĩ.

Giải thưởng Phóng viên Vỉa hè năm nay còn có hiện vật là 1 ngàn Mỹ kim. Từ Hà Nội, bà Đỗ Lê Na, vợ của ông Lê Trọng Hùng, cho biết gia đình bà rất vui khi nhận được tin chồng mình được trao giải thưởng.

Việt Nam Infos là một trang liên lạc thông tin về Việt Nam được thành lập vào năm 2000. Từ năm 2011 đến nay, tổ chức này đã trao giải thưởng này cho 68 cá nhân, trong đó có ông bà Nguyễn Thuý Hạnh, Trương Văn Dũng, Trịnh Bá Phương, Lưu Minh Vũ, Phạm Thanh Nghiên v.v....

Ông Lê Trọng Hùng là giáo viên của trường câm điếc Xã Đàn ở Hà Nội. Năm 2015, ông nghỉ việc và tố cáo sai phạm của hiệu trưởng nhà trường nhằm bảo vệ quyền lợi cho các đồng nghiệp và học sinh khuyết tật nơi đây.

Ông cùng nhiều người trong nhóm mua bản in hiến pháp Việt Nam để tặng cho người dân nhằm giúp họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình. Từ năm 2015 đến ngày bị bắt, ông Hùng còn tích cực tham gia hoạt động cùng nhóm Cựu Giáo chức Chu Văn An do giáo sư Nguyễn Khắc Mai cùng một số trí thức yêu nước thành lập.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/prisoner-of-conscience-le-trong-hung-honored-with-street-reporter-award-04042023044350.html

2/  PHÁP PHÁ VỠ ĐƯỜNG DÂY SẢN XUẤT MA TÚY CỦA NGƯỜI VIỆT

Tờ báo Le Parisien của Pháp vào hôm 2/4 loan tin là cảnh sát nước này vừa phá vỡ được đường dây ma túy VN do ông trùm Nguyen V. 37 tuổi cầm đầu.

Theo bản tin, cảnh sát vùng Val-de-Marne đã tịch thu được tới 120 ký ma túy đá tại cơ sở kinh doanh mà ông này xử dụng ở Kremlin-Bicêtre làm nơi xuất nhập cảng hàng hóa.

Điều đáng chú ý là, theo nguồn tin của báo Pháp, thì ma túy ecstasy được "sản xuất ở một vài nước phương Đông, trong phòng thí nghiệm của các băng đảng Việt Nam". Loại hàng cấm này thường được đưa vào Đức lâu nay nhưng giờ thì có tại Pháp.

Nguồn tin cũng nói tại các nước thuộc Liên Xô cũ, đường dây ma túy VN luôn tồn tại. Vợ của Nguyen, được cho là một thợ uốn tóc từ Hòa Lan, tới Pháp và cũng đang bị cảnh sát tạm giữ để thẩm vấn. Cả nhóm nghi phạm này gồm 7 người đã bị tạm giam.

Cần biết là vào ngày 16/3 vừa qua, tại phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất, giới chức hải quan đã phát giác và bắt giữ 4 nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines khi chuyển từ Pháp về số lượng lớn ma túy cất giấu trong các tuýp kem đánh răng.

Tuy nhiên họ đã được thả tự do và một trong số 4 phụ nữ nói trên đã cười tươi như hoa bên chiếc bàn đầy ắp ma tuý đã khiến một phần dư luận VN phẫn nộ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-65176830

3/ 54 QUAN CHỨC BỊ TRUY TỐ TỘI DANH VÌ CÁC CHUYẾN BAY GIẢI CỨU

Ông Tô Anh Dũng, thứ trưởng bộ ngoại giao, bị xác định đã nhận hối lộ hơn 1 triệu Mỹ kim để đưa các đại diện công ty vào danh sách thực hiện các chuyến bay giải cứu thời đại dịch Vũ Hán.

Cùng trong danh sách nhận hối lộ là Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, phó giám đốc công an Hà Nội, cùng với 3 công an khác bị truy tố. Vào hôm 31/3 vừa qua, ông Tuấn được bộ công an cho nghỉ việc để chờ hưởng hưu trí.

Tổng cộng tính đến nay có 54 người bị truy tố, liên quan đến các chuyến bay giải cứu nói trên. Trong số này có các quan chức cấp cao như hai thứ trưởng bộ ngoại giao là Tô Anh Dũng và Vũ Hồng Nam. Ngoài ra còn có ông Nguyễn Quang Linh, cố vấn cho Phó thủ tướng Phạm Bình Minh; bà Nguyễn Thị Hương Lan, cục trưởng lãnh sự; và ông Chữ Xuân Dũng, phó chủ tịch Hà Nội.

Theo kết luận điều tra, ông Tô Anh Dũng là người phê duyệt tổ chức kế hoạch "chuyến bay giải cứu" các công dân Việt Nam có nhu cầu về nước, từ đề nghị của cục Lãnh sự, rồi gửi đến các thành viên trong tổ công tác thuộc 5 bộ để xin ý kiến. Ông Dũng bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 1 triệu Mỹ kim để ra lệnh cấp dưới đưa công ty thân quen vào danh sách.

Ngoài ra, ông Nguyễn Quang Linh cũng đã nhận hối lộ hơn 4 tỷ đồng để giúp một số công ty được phê duyệt chuyến bay giải cứu.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/rescue-flights-case-investigation-is-concluded-54-proposed-for-prosecution-04042023092029.html

4/ PHẦN LAN TRỞ THÀNH NƯỚC THỨ 31 GIA NHẬP KHỐI NATO

Lá cờ quốc gia Phần Lan sẽ được  kéo lên tại trụ sở khối NATO ở thủ đô Brussels của Bỉ, đánh dấu việc nước láng giềng của Nga trở thành thành viên thứ 31 của khối Minh ước Bắc Đại tây dương.

Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto và Ngoại trưởng Hoa Kỳ đều cùng các bộ trưởng NATO đã có mặt trong lễ gia nhập.

Việc Phần Lan gia nhập khối này là một bước lùi đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã nhiều lần phàn nàn về sự mở rộng của NATO trước khi tiến hành cuộc xâm lược toàn diện ở Ukraine. Chiều dài biên giới của Nga với các quốc gia thành viên NATO hiện đã được nhân đôi.

Phần Lan có chung đường biên giới phía đông dài hơn 1300 cây số với Nga và đã chính thức nộp đơn xin gia nhập liên minh an ninh phương Tây cùng với Thụy Điển vào tháng 5 năm ngoái, chỉ vì cuộc chiến xâm lăng của Nga.

Cả hai nước này trước đây theo đuổi chính sách không liên kết. Tuy nhiên khi phải đối mặt với một quân đội Nga ngày càng hiếu chiến, họ muốn được bảo vệ theo điều 5 của khối NATO, theo đó một cuộc tấn công vào bất kỳ thành viên nào của khối cũng đều bị coi là cuộc tấn công vào toàn bộ NATO.

Cuộc xâm lược của Nga đã khiến dư luận Phần Lan nghiêng mạnh về việc gia nhập, với tỷ lệ ủng hộ hơn 80%.

Nước Nga cảnh báo là nếu Phần Lan triển khai lực lượng hoặc tài nguyên ở nước này, Moscow sẽ thực hiện các bước bổ sung để bảo đảm an ninh quân sự của Nga một cách đáng tin cậy.

Khối NATO giờ đây sẽ có 7 thành viên ở Biển Baltic, tiếp tục cô lập đường tiếp cận ven biển của Nga tới St Petersburg và vùng Kaliningrad.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cz903rgw36go

5/ CHỦ TỊCH HẠ VIỆN MỸ XÁC NHẬN CUỘC GẶP GỠ BÀ THÁI ANH VĂN

Vào hôm 4/4, ông Kevin McCarthy, chủ tịch hạ viện Hoa Kỳ, lên tiếng xác nhận là ông sẽ gặp gỡ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tại tiểu bang California trong tuần này, bất chấp các đe dọa của Trung Cộng là điều này sẽ dẫn đến một cuộc đối đấu nghiêm trọng.

Cần biết là bà Thái Anh Văn sẽ dừng chân tại Mỹ vào thứ Tư 5/4 sau chuyến công du tới các đồng minh của Đài Loan ở Trung Mỹ.

Chuyến thăm Đài Loan năm ngoái của cựu chủ tịch vạ viện Mỹ bị Trung Cộng xem là một hành động khiêu khích lớn. Trung Cộng đã phản ứng bằng các cuộc tập trận quân sự xung quanh hòn đảo này. Căng thẳng thêm gia tăng sau tranh cãi về cáo buộc khinh khí cầu do thám và nỗ lực ngày càng tăng của Mỹ nhằm cắt đứt khả năng tiếp cận kỹ thuật tiên tiến của Trung Cộng.

Ông McCarthy sẽ gặp nhà lãnh đạo Đài Loan trong một cuộc họp lưỡng đảng tại thư viện Tổng thống Ronald Reagan ở bên ngoài Los Angeles. Cuộc họp ở Mỹ, trái ngược với khi ở Đài Loan, được coi là một sự thỏa hiệp để tránh gây căng thẳng với Trung Cộng.

Nhưng Bắc Kinh tuần trước đã cảnh báo rằng bất kỳ cuộc gặp nào giữa bà Thái Anh Văn và quan chức cấp cao thứ ba của Mỹ đều có thể dẫn đến việc Hoa Kỳ phải gánh chịu "hậu quả nghiêm trọng".

Mỹ duy trì quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh nhưng là nhà cung cấp vũ khí và đồng minh quan trọng nhất của Đài Loan. Kể từ khi bà Thái Anh Văn được bầu lên vào năm 2016, Bắc Kinh đã tăng cường áp lực quân sự, kinh tế và ngoại giao lên hòn đảo này.

Trung Cộng đã đẩy mạnh đầu tư vào các nước Trung Mỹ, một chiến trường ngoại giao quan trọng giữa hai bên, nơi Đài Loan chỉ có 13 đồng minh. Bà đã đến thăm Guatemala và Belize để tái khẳng định quan hệ ngoại giao. Đài Loan đã mất một đồng minh trong khu vực là Honduras vào tháng trước khi nước này chuyển sự trung thành sang Trung Cộng.

Trung Cộng luôn xem Đài Loan, một hòn đảo tự trị với 23 triệu dân, là một tỉnh ly khai và sẽ bị thâu tóm bằng vũ lực nếu cần thiết.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0vzrrjjqw9o

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

Thế giới hôm nay: 05/04/2023

Lợi – hại cho Việt Nam nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ

Chuyên gia: VN nên nâng cấp quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt

Gordon Moore, tác giả ‘Định luật Moore’, qua đời

Tập ở Moscow, Kishida ở Kyiv: Trung – Nhật tăng cường cạnh tranh ngoại giao

Thế giới hôm nay: 03/04/2023

Thái Kỳ: Biểu tượng quyền lực mới tại Trung Quốc

02/04/1805: Ngày sinh Hans Christian Andersen

Singapore: Nghịch lý phát triển

01/04/1924: Hitler bị kết án vì tham gia Đảo chính Nhà hàng Bia

 

Báo Tiếng Dân

Linh Nghiệm của cuộc đời (phần 2)03/04/2023

 

 

Thuy My

 

Ngọc Vinh - Điều chưa nói về Nick Út

Trần Văn Thọ - Những mẩu chuyện cảm động giữa hai thủ tướng Nhật Abe Shinzo và Noda Yoshihiko

Trần Mạnh Hảo - Một nền giáo dục tha hóa tận cùng

Người Già Chuyện - Thêm một bí mật về Dracula

Ngô Nhân Dụng - Đưa một cựu tổng thống ra tòa?

Hà Phan - « Chuyến bay giải cứu » hóa ra dễ hiểu

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

 

 Bước ngoặt mới cho quan hệ Viêt-Mỹ? (bài 2) 05/04/2023

HRW kêu gọi Toàn quyền Australia nêu vấn đề nhân quyền với lãnh đạo Việt Nam 05/04/2023

Ai đã khiến các bệnh viện “chết lâm sang”? 05/04/2023

Toà án Nga, từ đổi mới quay ngược về thời vô pháp Liên Xô 05/04/2023

Hồng Vệ binh mới! 04/04/2023

Góp ý Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Một số điểm cần lưu ý trong Dự thảo Luật Đất đai 2023 04/04/2023

Nho giáo và chuyên chế 04/04/2023

Thái Kỳ: Biểu tượng quyền lực mới tại Trung Quốc 04/04/2023

Công đoàn trong mắt ai? 03/04/2023

Putin đang cố gắng hết sức để ngăn chặn một nước Nga mới 03/04/2023

Truy tố ông Trump: Tiền lệ và hậu quả 03/04/2023

Sài Gòn, ký ức bóng mát 02/04/2023

 

Thông tin mỗi ngày

 

 

·         Nghiên cứu Quốc tế

·         Nguyễn Xuân Diện

·         R F I

·         Thuy My

·         Luat Khoa

·         VietNam Thời Báo

·         SaiGon Báo

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

VinFast tung chính sách mua lại ôtô điện đã qua sử dụng

Minh Khánh

 https://zingnews.vn/vinfast-tung-chinh-sach-mua-lai-oto-dien-da-qua-su-dung-post1418649.html

Thứ ba, 4/4/2023 22:12 (GMT+7)

Hãng xe điện VinFast vừa công bố chính sách mua bán ôtô điện đã qua sử dụng và cam kết giá trị hoàn lại của xe sau 5 năm đầu.

Theo VinFast, chính sách mua bán ôtô điện đã qua sử dụng và cam kết giá trị hoàn lại của xe sau 5 năm đầu giúp người dùng an tâm lựa chọn sử dụng ôtô của hãng, đặc biệt là giá trị còn lại của sản phẩm sau 5 năm sử dụng.

Cụ thể, mức giá bán và thu mua xe đã qua sử dụng của VinFast dựa trên năm sản xuất xe và sẽ được định giá bán/thu mua tương ứng từng năm. Sau 5 năm sử dụng nếu khách hàng có nhu cầu bán lại thì VinFast đưa ra 2 phương án.

Thứ nhất, VinFast (hoặc bên thứ ba do VinFast hỗ trợ thu xếp) sẽ mua theo giá đã trừ tỷ lệ khấu hao. Mỗi mẫu xe sẽ có tỷ lệ khấu hao khác nhau.

Ví dụ VinFast sẽ thu mua mẫu VinFast VF 5 với 90% giá trị ban đầu nếu xe mới sử dụng được một năm. Tỷ lệ khấu hao năm đầu tiên sẽ là 10% và từ năm thứ hai trở đi trừ dần 6%.

Thứ hai, VinFast sẽ bù phần chênh cho khách hàng nếu giá bán lại thực tế thấp hơn mức giá được hãng quy định.

Để được áp dụng chính sách này, người dùng phải đáp ứng một số điều kiện như xe không dùng cho mục đích kinh doanh vận tải taxi; giới hạn số km sử dụng tối đa mỗi năm là 35.000 km, giá sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nếu vượt số km quy định và theo thỏa thuận 2 bên; xe được bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa chính hãng đúng theo quy định của nhà sản xuất; xe vẫn còn trong tình trạng vận hành tốt, không đâm đụng hay sửa chữa lớn, không bị thủy kích;

Bên cạnh đó, VinFast sẽ bù tiền cho khách hàng nếu giá trị còn lại không đúng theo cam kết như trên sau khi bộ phận kỹ thuật của VinFast đưa ra kết quả kiểm tra sau cùng. Hãng giữ quyền thay đổi, hiệu chỉnh chính sách cho phù hợp theo từng thời kỳ và sẽ báo trước 30 ngày kể từ ngày áp dụng chính sách mới;

Mức giá để tính tỷ lệ còn lại là giá sau khi bỏ hết các chính sách khuyến mãi. Ví dụ mẫu VF e34 giá mới là 710 triệu đồng, trừ đi 190 triệu đồng voucher VinFast và 30 triệu đồng voucher Sống Xanh thì giá dùng để tính sẽ là 490 triệu đồng.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

 

Những cuộc ngã giá hàng nghìn USD khi duyệt 'chuyến bay giải cứu'

Phạm Dự

https://vnexpress.net/nhung-cuoc-nga-gia-hang-nghin-usd-khi-duyet-chuyen-bay-giai-cuu-4589276.html

Thứ ba, 4/4/2023, 17:26 (GMT+7)

HÀ NỘI Vũ Anh Tuấn khi làm Phó Phòng Tham mưu, Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an bị cáo buộc đã trực tiếp liên lạc với doanh nghiệp, ra giá chung chi 50-230 triệu đồng cho mỗi chuyến bay giải cứu.

Với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau" trong Covid-19, tháng 4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện các chuyến bay giải cứu đưa công dân hồi hương. Chuyến bay giải cứu nghĩa là người dân chỉ phải trả tiền vé máy bay, không mất chi phí cách ly.

Nhưng cơ sở cách ly ngày càng quá tải nên Chính phủ cho phép thực hiện cùng lúc chuyến bay giải cứu và chuyến bay combo - người dân phải tự nguyện trả phí toàn bộ gồm vé máy bay, tiền cách ly...

Nhiệm vụ này được giao cho tổ công tác 5 Bộ: Ngoại giao, Y tế, Giao thông Vận tải, Công an, Quốc phòng. Trong đó, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) sẽ phê duyệt hoặc từ chối kế hoạch tổ chức chuyến bay (số lượng, tần suất chuyến bay, doanh nghiệp thực hiện, nơi cách ly, người dự kiến về...) trên cơ sở đề xuất của Bộ Ngoại giao.

Cục phó Xuất nhập cảnh Trần Văn Dự được phân công duyệt, ký các văn bản trả lời Bộ Ngoại giao về kế hoạch tổ chức chuyến bay combo. Hai người giúp việc cho ông Dự trong việc này là Vũ Anh Tuấn (Phó Phòng Tham mưu) và Vũ Sỹ Cường (cựu cán bộ Phòng Tham mưu).

Cơ quan điều tra phát hiện ba người đã tạo thành "một nhóm lợi ích", trong đó ông Tuấn được giao liên hệ với doanh nghiệp, yêu cầu chi 50-200 triệu đồng trên một chuyến bay hoặc 500.000-1.500.000 đồng một hành khách, tùy thời điểm.

Doanh nghiệp nào không chấp nhận "chung chi", ông Tuấn sẽ gây khó dễ bằng cách không cho tổ chức chuyến bay hoặc trả lời vào sát ngày, cơ quan điều tra chỉ ra và cho rằng đây là hành vi nhũng nhiễu, ép doanh nghiệp chi tiền hối lộ.

Ông Tuấn còn phối hợp với ông Phạm Trung Kiên (thư ký của một thứ trưởng Bộ Y tế) để gợi ý doanh nghiệp chi tiền nếu muốn được Bộ Y tế trả lời nhanh và ngược lại. Nhiều lần, ông Tuấn trực tiếp nhận tiền hối lộ hoặc chỉ đạo ông Cường nhận tiền thay mà không báo cáo ông Dự.

Cuối tháng 6/2021, khi bà Trần Thị Mai Xa, Giám đốc Công ty Masterlife, nộp hồ sơ xin tổ chức chuyến bay combo, ông Tuấn đề xuất ông Dự ký văn bản "chưa cho cấp phép". Khi bà Xa đặt vấn đề thông qua Cường, ông Tuấn đưa ra giá một triệu đồng một hành khách, tương đương 10.000 USD (khoảng 230 triệu đồng) một chuyến bay.

Bị can Xa sau đó phải chi 20.000 USD (khoảng 463 triệu đồng). Số tiền này, ông Tuấn giữ lại 9.000 USD và chia cho Cường 11.000 USD. Sau lần trót lọt này, ông Tuấn gọi trực tiếp bà Xa yêu cầu những lần xin cấp phép sau phải làm việc trực tiếp với mình, ra giá 200 triệu đồng một chuyến bay.

Ngã giá xong, ông Tuấn và Cường đã tham mưu cho ông Dự duyệt, ký 8 văn bản gửi Bộ Ngoại giao chấp nhận cho doanh nghiệp được tham gia tổ chức chuyến bay.

Quá trình điều tra xác định, thông thường, ba bị can Dự, Tuấn, Cường sẽ cùng bàn bạc, tổng hợp tiền để chia. Tuy nhiên có những lúc ba người tự nhận tiền riêng rẽ của doanh nghiệp mà không thông báo cho nhau biết.

Theo kết luận, ông Tuấn nhận tiền của doanh nghiệp nhiều nhất, 46 lần với tổng số 27,3 tỷ đồng, trong số này hưởng lợi 22,8 tỷ đồng. Ông Dự nhận hối lộ 7,6 tỷ đồng, Cường 9,3 tỷ.

Trước những sai phạm này, ông Dự cùng Tuấn và Cường bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đề nghị truy tố về tội Nhận hối lộ, ngày 3/4.

Cựu thư ký Thứ trưởng Y tế 251 lần nhận hối lộ

Bộ Y tế là một trong 5 bộ trong tổ công tác thực hiện đưa công dân về nước theo quyết định của Chính phủ. Tại đây, Cục Y tế dự phòng được giao nhiệm vụ phê duyệt hoặc từ chối đề xuất của Bộ Ngoại giao về tần suất, số lượng chuyến bay, phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Quy trình được thực hiện như sau, thứ trưởng khi nhận được đề xuất tổ chức chuyến bay giải cứu, combo hoặc khách lẻ xin về nước sẽ chuyển cho Cục Y tế dự phòng tham mưu. Mọi trao đổi giữa cục và thứ trưởng đều thông qua Phạm Trung Kiên (thư ký của thứ trưởng).

Khi thực hiện nhiệm vụ, ông Kiên yêu cầu doanh nghiệp chi 50-200 triệu đồng một chuyến bay combo hoặc 500.000 đến 2 triệu đồng một hành khách. Với khách lẻ xin về nước, thư ký Kiên ra giá 7-15 triệu đồng một người, tùy từng thời điểm.

Theo cáo buộc, ông Kiên còn móc nối với công an Tuấn để gợi ý, chỉ dẫn doanh nghiệp chi tiền. Đơn vị nào đưa hối lộ, ông Kiên sẽ đề xuất để Bộ Y tế chấp thuận chuyến bay, kịp thời trả lời bằng văn bản.

Theo cáo buộc của Cơ quan An ninh điều tra, ông Kiên đã 251 lần nhận tiền của 19 cá nhân, doanh nghiệp, tổng cộng 42,6 tỷ đồng. Trong đó, từ tháng 9/2020 đến 5/2021, ông 114 lần nhận 7,4 tỷ đồng của bị can Vũ Hồng Quang, cựu cán bộ Cục hàng không Việt Nam, để đưa khách lẻ về nước.

Là một trong hai cán bộ tại Bộ Y tế bị đề nghị truy tố, ông Bùi Huy Hoàng bị cáo buộc vì động cơ vụ lợi đã làm trung gian môi giới hối lộ 3,3 tỷ đồng và được hưởng lợi 670 triệu đồng.

Trước sai phạm trên, ông Kiên bị đề nghị truy tố về tội Nhận hối lộ, ông Hoàng về tội Môi giới hối lộ.

Sau hơn một năm điều tra vụ án, ngày 3/4, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị truy tố tổng cộng 54 người về 5 tội: Đưa hối lộMôi giới hối lộNhận hối lộLừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Từ tháng 4/2020 đến 1/2022, 772 chuyến bay đưa công dân về nước đã được tổ chức, trong đó có 400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo. Bộ Công an cho rằng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trong bối cảnh Covid-19 bùng phát. 54 bị can đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi vì mục đích cá nhân.

 

Cựu thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng '37 lần nhận hối lộ của doanh nghiệp'

Phạm Dự

https://vnexpress.net/cuu-thu-truong-ngoai-giao-to-anh-dung-37-lan-nhan-hoi-lo-cua-doanh-nghiep-4589201.html

Thứ ba, 4/4/2023, 11:14 (GMT+7)

Ông Tô Anh Dũng bị cáo buộc 37 lần nhận hối lộ của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các chuyến bay giải cứu trong Covid-19, tổng cộng 21,5 tỷ đồng.

Ngày 3/4, ông Dũng bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đề nghị truy tố về tội Nhận hối lộ. Cùng tội danh có ông Nguyễn Quang Linh (cựu trợ lý của phó thủ tướng), Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) và một số đại sứ, cán bộ ngoại giao làm việc tại Nhật Bản, Malaysia, Nga, Angola...

Ông Dũng với cương vị thứ trưởng, phụ trách Cục Lãnh sự, có nhiệm vụ chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện "chuyến bay giải cứu" đưa công dân về nước khi xảy ra Covid-19. Ông trực tiếp tham mưu, đề xuất lãnh đạo Chính phủ xét duyệt, cấp phép chuyến bay trên ý kiến thống nhất của Tổ công tác 5 Bộ (Ngoại giao, Y tế, Công an, Giao thông vận tải, Quốc phòng).

Từ tháng 4/2020 đến 1/2022, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đã đề xuất lãnh đạo Chính phủ phê duyệt tổ chức 772 chuyến bay đưa công dân về nước, trong đó có 400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo.

Theo kết luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an), từ tháng 5/2020 đến 1/2022, biết vai trò của ông Dũng, 13 cá nhân đại diện cho nhiều doanh nghiệp đã tìm cách tiếp cận, đặt vấn đề để được giải quyết thủ tục. Trong lần gặp đầu tiên, ông Dũng đồng ý với đại diện 13 doanh nghiệp về việc sẽ hỗ trợ, chỉ đạo cấp dưới tại Cục Lãnh sự làm thủ tục giúp cấp phép chuyến bay, tổ chức chuyến bay combo.

Hai bên không thỏa thuận nhưng ông Dũng và các doanh nghiệp đều hiểu sẽ có "phần tiền cảm ơn", cơ quan điều tra cáo buộc.

Theo đó, lần đầu tiên vào tháng 5/2020 tại phòng làm việc ở Bộ Ngoại giao, ông Dũng gặp Hoàng Diệu Mơ (Tổng Giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình) và đã giới thiệu công ty của bà Mơ với hãng hàng không Vietnam Airlines để tổ chức chuyến bay combo.

Cơ quan điều tra xác định, từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2022, ông Dũng đã 8 lần nhận tiền của Mơ (8,5 tỷ đồng); 29 lần nhận tiền các doanh nghiệp khác tại phòng làm việc, nhà riêng, quán cà phê. Tổng cộng, ông Dũng nhận hối lộ 14,1 tỷ đồng và 320.000 USD.

Cựu cục trưởng Lãnh sự bị cáo buộc nhận hối lộ 25 tỷ đồng

Là cấp dưới chịu sự quản lý của ông Dũng, bà Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký tham gia các chuyến bay combo của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bà Lan trực tiếp liên hệ, gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp và giải quyết yêu cầu trong việc xin tổ chức thực hiện, trong khi việc này "không cần thiết" với chức trách của bà, cơ quan điều tra nêu.

Theo cáo buộc, khi thực hiện cấp phép chuyến bay công dân tự trả phí, nhóm lãnh đạo, cán bộ Bộ Ngoại giao đã "tạo thành nhóm lợi ích", đưa ra nhiều yêu cầu gây nhũng nhiễu doanh nghiệp. Trên thực tế, bà Lan "chỉ lựa chọn các doanh nghiệp do cấp trên chỉ định xuống, do người thân quen nhờ hoặc đã và hứa chi tiền". Bà Lan hướng dẫn các doanh nghiệp mượn nhiều pháp nhân khác nhau để được cấp nhiều chuyến bay mà không bị "soi".

Một số trường hợp, bà Lan trực tiếp ký nháy trên các kế hoạch tổ chức chuyến bay do Cục Lãnh sự dự thảo trình lãnh đạo Bộ Ngoại giao ký gửi tổ công tác 5 Bộ. Bà Lan ký phát hành công văn thông báo cho doanh nghiệp, địa phương, đơn vị liên quan về kết quả phê duyệt cấp phép chuyến bay.

Theo kết luận điều tra, bà Lan can thiệp sâu vào kế hoạch tổ chức các chuyến bay combo cho các doanh nghiệp theo từng tuần, tháng cũng như chỉ đạo, đốc thúc cán bộ dưới quyền cấp phép chuyến bay. Doanh nghiệp chưa thỏa thuận đưa tiền sẽ bị gây khó dễ như thông báo sát ngày bay, thay đổi kế hoạch, số công dân trên chuyến bay...

Từ tháng 5/2020 đến 1/2022, trước vai trò này của bà Lan, 8 cá nhân đại diện doanh nghiệp đã tìm cách tiếp cận, đưa tiền để được giải quyết cấp phép chuyến bay nhanh chóng. Bà Lan bị cáo buộc 33 lần nhận tiền, tổng cộng hơn 25 tỷ đồng. Tiền chi dựa vào số lượng công dân được về.

Tại cơ quan điều tra, bà Lan khai chỉ gặp và nhận khoảng 900 triệu đồng của các doanh nghiệp thực hiện chuyến bay combo, không nhớ cụ thể số lần và số tiền của từng lần.

Vụ án được khởi tố cuối tháng 1/2022 để điều tra sai phạm trong thực hiện các chuyến bay giải cứu tại Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Văn phòng Chính phủ, UBND Hà Nội và các đơn vị liên quan. Bộ Công an cho rằng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trong bối cảnh Covid-19 bùng phát. Các bị can đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi vì mục đích cá nhân.

Ngày 3/4, 54 người bị đề nghị truy tố về 5 tội: Đưa hối lộMôi giới hối lộNhận hối hộLừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Đây là một trong 10 vụ án trọng điểm được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực yêu cầu kết thúc điều tra, truy tố, xét xử trong năm nay.

 

Cựu phó giám đốc Công an Hà Nội bị nghi nhận 'chạy án' 61 tỷ đồng

Phạm Dự

https://vnexpress.net/cuu-pho-giam-doc-cong-an-ha-noi-bi-nghi-chay-an-trong-vu-chuyen-bay-giai-cuu-4589119.html

Thứ ba, 4/4/2023, 09:01 (GMT+7)

HÀ NỘI Ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu phó giám đốc Công an Hà Nội, bị cáo buộc nhận hơn 61 tỷ đồng giúp hai doanh nhân không bị xử lý hình sự trong vụ án "chuyến bay giải cứu".

Ngày 3/4, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Tuấn và 53 người về 5 tội: Đưa hối lộMôi giới hối lộNhận hối hộLừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ án xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Văn phòng Chính phủ, UBND Hà Nội và các đơn vị liên quan khi thực hiện các chuyến bay giải cứu. Bộ Công an cho rằng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trong bối cảnh Covid-19 bùng phát. Các bị can đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi vì mục đích cá nhân.

Trong nhóm bị đề nghị truy tố tội Nhận hối lộ có ông Nguyễn Quang Linh (cựu trợ lý của cựu phó thủ tướng), Tô Anh Dũng (cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao), ông Vũ Hồng Nam (cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản), Trần Việt Thái (cựu đại sứ Việt Nam tại Malaysia), Nguyễn Thị Hương Lan (cựu cục trưởng Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) và một số đại sứ, cán bộ ngoại giao làm việc tại Nhật Bản, Malaysia, Nga, Angola.

Ông Chử Xuân Dũng, cựu phó chủ tịch UBND Hà Nội và Trần Văn Tân, cựu phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam, cũng bị đề nghị truy tố về tội Nhận hối lộ.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu thiếu tướng, cựu phó giám đốc Công an Hà Nội bị đề nghị truy tố về tội Môi giới hối lộ. Cơ quan điều tra cáo buộc, từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022, ông Tuấn nhận 2,65 triệu USD (hơn 61,9 tỷ đồng) từ Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại, dịch vụ và du lịch Bầu trời Xanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Travel Sky) rồi "liên hệ, gặp gỡ, tác động, đưa tiền" cho Hoàng Văn Hưng (cựu trưởng phòng điều tra, Cục An ninh điều tra, Bộ Công an) để "lo" cho Hằng, Lê Hồng Sơn (Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ & Du lịch Bầu trời xanh) không bị xử lý hình sự.

Ông Tuấn khai đã sử dụng 400.000 USD và đưa 2,25 triệu USD cho bị can Hưng. Tuy nhiên, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho rằng "chỉ đủ căn cứ kết luận" ông Hưng nhận 800.000 USD, qua hai lần vào tháng 11-12/2022. Số tiền còn lại 1,45 triệu USD là chưa có cơ sở, do đó ông Tuấn phải chịu trách nhiệm về 1,85 triệu USD (1,45 triệu USD + 400.000 USD), tương đương gần 43 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, ông Tuấn được ghi nhận thành khẩn về hành vi phạm tội của bản thân và những người có liên quan, góp phần giúp cơ quan điều tra làm rõ nhiều tình tiết của vụ án. Đầu tháng 3, gia đình ông Tuấn đã nộp 400.000 USD.

Với ông Hưng, khi là Trưởng phòng Phòng Điều tra Cục An ninh điều tra (Bộ Công an) cũng là điều tra viên thụ lý chính vụ án. Ông bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhiều lần liên hệ trao đổi thông tin điều tra với ông Tuấn; gặp bà Hằng ngoài trụ sở làm việc.

Qua đây, ông hướng dẫn bà Hằng, thông qua Hằng hướng dẫn ông Sơn cách thức khai báo khi làm việc với điều tra viên... Tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng không đủ căn cứ kết luận ông Hưng đã nhận tiền trong giai đoạn này, nhưng coi hành vi "lợi dụng chức vụ, quyền hạn" là tình tiết tăng nặng khi truy tố.

Khi ông Hưng bị điều chuyển sang làm Trưởng Phòng Chính trị Hậu cần, Cục An ninh điều tra, dù không còn nhiệm vụ tại vụ án nhưng nhiều lần liên hệ với ông Tuấn để trao đổi về việc "lo" cho bị can Hằng và Sơn. Ông Hưng bị cáo buộc đưa ra những lý do không đúng thực tế (chi tiền cho các cá nhân ở Viện Kiểm sát, Cơ quan điều tra và Cục Nghiệp vụ Bộ Công an để ủng hộ quan điểm không cần xử lý hình sự) và thông tin sai sự thật về vai trò của mình... Hành vi này đủ yếu tố cáo buộc ông Hưng phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ông Tuấn nhiều năm công tác tại Công an Hà Nội. Năm 2015, khi làm Trưởng Công an quận Tây Hồ, ông được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Công an Hà Nội, phụ trách khối an ninh và là Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra. Ngày 31/3, ông nghỉ công tác, chờ hưởng chế độ hưu trí.

Ngày 12/1, ông bị khai trừ Đảng tại kỳ họp 25 của Ủy ban kiểm tra Trung ương.

 

An Giang dừng huy động 400 người thử tải cầu

Ngọc Tài

https://vnexpress.net/an-giang-dung-huy-dong-400-nguoi-thu-tai-cau-4589424.html

Thứ ba, 4/4/2023, 16:47 (GMT+7)

Lãnh đạo UBND An Giang chỉ đạo ngừng huy động người để thử tải cầu bộ hành Nguyễn Thái Học ở TP Long Xuyên sau khi làm việc với các đơn vị liên quan.

Thông tin được Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết chiều 4/4, liên quan kế hoạch huy động người để thử tải cầu bộ hành Nguyễn Thái Học. Thay vào đó, Phân viện Khoa học Công nghệ Giao thông vận tải phía Nam sẽ sử dụng phương pháp khác thay thế con người nhằm đảm bảo an toàn.

Trả lời VnExpress, ông Phạm Văn Hùng, Phó phân viện Khoa học Công nghệ Giao thông vận tải phía Nam, cho biết sẽ chuyển sang phương pháp thử tải bằng nước với mức tương đương 400 người. "Việc này chỉ thử được tải tĩnh nên không thu báo cáo được các chỉ số về tải động", ông Hùng nói và cho biết thời gian kiểm định thay vì vào ngày mai sẽ lùi lại đến khi có đầy đủ trang thiết bị.

Dự án cầu Nguyễn Thái Học bắc qua rạch Long Xuyên, gồm cầu chính dài 120 m, rộng 16 m dành cho ôtô, xe máy và cầu dành cho người đi bộ bên cạnh, rộng 5,7-9,5 m. Toàn dự án tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng, khởi công tháng 5/2019 và khánh thành sau hai năm triển khai. Qua nửa năm vận hành, phần cầu cho người đi bộ bị phản ánh chất lượng chưa đảm bảo, sai thiết kế và phải "dặm vá". Cơ quan công an sau khi vào cuộc nghi thiết kế cầu bị thay đổi.

Để xác minh nghi vấn sai phạm ở dự án cầu đi bộ Nguyễn Thái Học, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang đã trưng cầu Phân viện Khoa học Giao thông vận tải phía Nam thực hiện giám định chất lượng công trình.

Theo phương án phân viện đưa ra, sau khi lắp đặt máy móc, thiết bị tại vị trí kiểm tra, khoảng 400 người sẽ được huy động để thử tải. Công an tỉnh đã đề nghị chính quyền TP Long Xuyên huy động người từ các trường học, dân quân, dân phòng, đoàn thể đóng ở địa bàn. Người tham gia phải nặng từ 60 kg trở lên.

Tuy nhiên, kế hoạch này bị nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông đánh giá là bất hợp lý và nguy cơ mất an toàn nếu quá trình kiểm định xảy ra sự cố. Các chuyên gia cũng đưa ra nhiều biện pháp thử tải khác an toàn hơn như dùng con lăn hoặc thiết bị chuyên dụng, tải trọng tương ứng người để kiểm tra.

 

Kế hoạch 'chạy án' hơn 2 triệu USD trong vụ chuyến bay giải cứu

Phạm Dự

https://vnexpress.net/ke-hoach-chay-an-hon-2-trieu-usd-trong-vu-chuyen-bay-giai-cuu-4589502.html

Thứ tư, 5/4/2023, 00:04 (GMT+7)

"Có quyết tâm cứu Sơn không?", câu nói của điều tra viên Hoàng Văn Hưng tại nhà Phó giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn đã "bật đèn xanh" cho hai doanh nhân 13 lần chi tiền để không bị bắt.

Người tên Sơn được đề cập là Lê Hồng Sơn, Tổng giám đốc Công ty Bầu trời xanh. Để thu lợi từ việc tổ chức 109 chuyến bay giải cứu trong Covid-19, ông Sơn cùng Phó tổng giám đốc Nguyễn Thị Thanh Hằng bị nghi đã chi 38,5 tỷ đồng hối lộ các quan chức.

Đầu năm 2022, khi phát hiện việc này, cán bộ cục nghiệp vụ của Bộ Công an đã gặp, động viên bà Hằng tự thú về hành vi đưa hối lộ. Bà Hằng ngay sau đó liên hệ với người quen là thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Phó giám đốc Công an Hà Nội, theo kết luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) ký ngày 3/4.

Bà Hằng cùng ông Sơn thống nhất nhờ ông Tuấn lo cho cả hai thoát lao lý. Mọi việc do bà Hằng làm đầu mối. Ông Tuấn lại quen Hoàng Văn Hưng, điều tra viên chính của cuộc điều tra này, đang là Trưởng phòng điều tra của Cục An ninh điều tra (Bộ Công an)

Khi bà Hằng đến nhà, ông Tuấn bốc máy gọi ông Hưng. Một tháng sau, Phó giám đốc Công an Hà Nội "thiết kế" năm cuộc gặp giữa bà Hằng và ông Hưng tại hai căn nhà riêng của mình ở quận Tây Hồ và Đống Đa.

Khi chỉ có ba người, bà Hằng trình bày toàn bộ việc đưa hối lộ để thực hiện chuyến bay combo (người dân phải tự nguyện trả phí toàn bộ gồm vé máy bay, tiền cách ly...). Đánh giá tình hình, điều tra viên Hưng bày cách cho Hằng "nhận mọi tội lỗi để cứu Sơn". Theo phân tích của ông Hưng, bà Hằng trực tiếp xin cấp phép và đưa tiền nên không thể "thoát". Còn ông Sơn dù là Tổng giám đốc nhưng đưa hối lộ ít hơn vì thế có thể khai "dựng" ông này giữ chức vụ đó để làm "bù nhìn".

Theo kịch bản của điều tra viên Hưng, khi làm việc với Cơ quan An ninh điều tra, bà Hằng sẽ thành khẩn khai báo, còn ông Sơn "đổ mọi tội lỗi lên đầu Hằng". Ông Hưng hướng dẫn bà Hằng viết tường trình về quá trình đưa hối lộ, đưa xem trước.

Theo chỉ dẫn của trưởng phòng điều tra, bà Hằng gửi đơn xin được làm việc với đến Cơ quan An ninh điều tra. Cùng lúc, bà chi 200.000 USD để ông Tuấn đưa ông Hưng lo trước chi phí.

Trong một vài lần gặp tại nhà ông Tuấn, ông Hưng tiếp tục hướng dẫn bà Hằng và thông qua bà này để hướng dẫn Sơn cách khai báo. Các cuộc gặp đều sau 20h và lần nào ông Hưng cũng gợi ý chi tiền, cơ quan điều tra quy kết.

Từ tháng 3 đến 7/2022, ông Hưng tiết lộ với bà Hằng quan điểm điều tra là ông Sơn buộc phải biết công ty đã chi tiền hối lộ, vì thế phải chịu trách nhiệm. "Có quyết tâm cứu Sơn không?", ông Hưng hỏi thẳng bà Hằng.

Bà Hằng hiểu đây là gợi ý chi tiền nên trả lời "đồng ý", sẵn sàng lo chi phí. Kịch bản "chạy án" lúc này không thay đổi: Bà Hằng nhận hết tội, còn Sơn đổ tội cho Hằng.

Theo cáo buộc, tại nhiều cuộc gặp sau đó, từ tháng 3 đến 9/2022, bà Hằng nhiều lần đưa tiền cho ông Tuấn, tổng cộng 2,6 triệu USD, để chuyển cho điều tra viên Hưng. Mọi giao dịch đều thông qua Phó giám đốc Công an Hà Nội. Bà chưa có cuộc gặp tay đôi hay gọi điện thoại riêng cho ông Hưng.

Đầu tháng 9/2022, dù nhiều lần xuống tiền "cứu Sơn" nhưng bà Hằng và ông Sơn vẫn liên tục bị triệu tập lấy lời khai. Hai người vì thế nhờ ông Tuấn "thiết kế" tiếp cuộc gặp với ông Hưng.

Khi nghe bà Hằng trình bày, ông Hưng hướng dẫn: "Sơn hãy chỉ khai rằng thấy Hằng đưa túi quà cho cán bộ Văn phòng Chính phủ, chứ không biết trong túi là gì". Ông Hưng dặn khi làm việc, nếu điều tra viên ghi không đúng nội dung thì phải yêu cầu chỉnh sửa trước khi ký. Tưởng mọi việc êm xuôi, bà Hằng tiếp tục đưa cho ông Tuấn 2 lần, tổng 600.000 USD để chuyển đến Hưng, kết luận điều tra nêu.

Thời gian này, ông Hưng bị chuyển từ Trưởng phòng Phòng Điều tra sang làm Trưởng phòng Phòng Chính trị Hậu cần. Ông không còn nhiệm vụ gì trong vụ án nhưng khi trao đổi với bà Hằng luôn nói "đây chỉ là luân chuyển về hành chính", mình "vẫn chỉ đạo án".

Ông Hưng liên lạc, nhờ ông Tuấn thiết kế nhiều cuộc gặp với bà Hằng để tạo niềm tin. Có lần, ông đưa ra lý do "VKS làm rất căng" để nhờ ông Tuấn đánh tiếng với Hằng, buộc chi thêm 350.000 USD.

Cuối tháng 11/2022, vẫn tại cuộc gặp ở nhà ông Tuấn, ông Hưng thông báo đã đưa 350.000 USD nhưng VKS chê ít. Từ gợi ý "đây chỉ mới được một nửa" của ông Hưng, bà Hằng hiểu phải là 700.000 USD nên chuẩn bị thêm 350.000 USD, kết luận điều tra nêu.

Thế nhưng, ông Hưng sau đó gọi cho ông Tuấn báo bà Hằng chuẩn bị 450.000 USD do phát sinh khoản chi 100.000 USD riêng cho lãnh đạo cấp Vụ. Theo cơ quan điều tra, đây là những lý do tạo ra để vòi tiền bà Hằng.

Sau khi nhận đủ 450.000 USD, ông Tuấn làm theo yêu cầu của ông Hưng, chuyển thành hai túi, cho vào một chiếc cặp số Samsonite vỏ cứng, cài mã khóa 104.

6h43 ngày 5/12/2022, ông Hưng dùng ứng dụng bảo mật gọi bảo ông Tuấn đưa tiền đến trụ sở Cơ quan An ninh điều tra. Do bận việc nên từ nhà riêng ở phố Đặng Thai Mai, ông Tuấn đưa cặp tiền cho người cháu mang lên ôtô, nhờ chuyển đến cho Hưng.

Hơn hai tiếng sau, ông Hưng dùng sim rác gọi cho cháu ông Tuấn hướng dẫn chỗ đỗ xe, đối diện trụ sở Cơ quan An ninh điều tra trên phố Trần Bình Trọng. Khi xác định được vị trí, Hưng đến lấy tiền rồi mang ra ôtô của mình.

Ông Hưng ngồi tiếp trên xe khoảng 8 phút và trở lại trụ sở cơ quan, không mang theo cặp tiền. Lái xe của Hưng rời đi cùng chiếc cặp đựng tiền.

Ba ngày sau lần cuối cùng vung tiền chạy án, ông Sơn bị bắt về tội Đưa hối lộ. Cơ quan An ninh điều tra cáo buộc, lúc này ông Hưng khẳng định vẫn "kiểm soát được tình hình". Để tạo niềm tin, ông vẽ ra kế hoạch sẽ lo cho Sơn được tội nhẹ nhất hoặc được đình chỉ điều tra, nếu giữ nguyên lời khai. Ông Hưng vẫn không quên gợi ý bà Hằng cần tiếp tục đưa tiền vì "phải gặp một số lãnh đạo để báo cáo, xin chủ trương".

Do ông Tuấn lo sợ khi bị bắt Sơn sẽ khai ra việc chi tiền chạy án, ông Hưng trấn an, nói đã bảo Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tại TP HCM fax lời khai của Sơn để xem. Ông Hưng còn nói: Hai điều tra viên làm việc với Sơn còn trẻ nên sẽ không đủ kinh nghiệm để buộc được Sơn phải khai hết; nếu khai là do bản lĩnh quá kém.

Nhưng đến ngày 6/1 và 11/1, lần lượt ông Tuấn và Hưng bị bắt.

Theo cáo buộc, trong năm 2022, nhóm Hằng và Sơn đã 13 lần đưa cho ông Tuấn, tổng cộng 2,65 triệu USD, tương đương 61,6 tỷ đồng. Ông Tuấn khai, trừ đi 400.000 USD giữ lại, đã đưa hết 2,25 USD cho ông Hưng theo từng lần Hằng chuyển tiền đến.

Ngược lại, ông Hưng khai không nhận bất kỳ khoản tiền nào. Cơ quan điều tra cũng chỉ có đủ căn cứ xác định ông Hưng nhận 2 lần, tổng cộng 800.000 USD của bà Hằng thông qua ông Tuấn.

Do những sai phạm trên, bà Hằng, ông Sơn bị đề nghị truy tố về tội Đưa hối lộ; ông Tuấn về tội Môi giới hối lộ và Hưng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo Cơ quan An ninh điều tra, dù ông Hưng khai không nhận tiền của ai nhưng đủ cơ sở kết luận cựu điều tra viên này đã nhận 800.000 USD của bà Hằng thông qua ông Tuấn. Ông Hưng đã "lợi dụng chức vụ, quyền hạn" để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bởi thực tế không có khả năng can thiệp vào vụ án để "chạy án" cho hai doanh nhân Hằng, Sơn.

Bà Hằng và ông Sơn hiện là bị can, nằm trong số hàng chục chủ doanh nghiệp liên quan đại án chuyến bay giải cứu. Trong vụ án này, ngày 3/4, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị truy tố tổng cộng 54 người, trong đó 21 nghi can về tội Nhận hối lộ, 23 người tội Đưa hối lộ và 4 người tội Môi giới hối lộ. Ông Hưng là người duy nhất bị đề nghị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

Bộ Tài chính không ủng hộ giảm tiếp phí trước bạ cho ôtô trong nước

Quỳnh Trang

https://vnexpress.net/bo-tai-chinh-khong-ung-ho-giam-tiep-phi-truoc-ba-cho-oto-trong-nuoc-4589364.html

Thứ ba, 4/4/2023, 17:20 (GMT+7)

Việc tiếp tục giảm lệ phí trước bạ cho ôtô trong nước ảnh hưởng tới cam kết quốc tế và thu ngân sách địa phương, theo Bộ Tài chính.

Phản hồi đề xuất của các hiệp hội và địa phương về việc tiếp tục giảm lệ phí trước bạ với ôtô sản xuất và lắp ráp trong nước, Bộ Tài chính cho rằng chính sách này hiện không phù hợp.

Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ từng được triển khai để hỗ trợ cho ngành ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước hai năm 2020, 2022 và đạt được hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, Covid-19 đã được kiểm soát và thời điểm này chưa phù hợp để tiếp tục giảm phí trước bạ, theo Bộ Tài chính.

Chính sách này cũng có ảnh hưởng tiêu cực trong việc thực hiện các cam kết quốc tế. "Có ý kiến cho rằng chính sách này có khả năng chưa tuân thủ hoàn toàn quy định theo nguyên tắc đối xử quốc gia trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các Hiệp định thương mại tự do (FTA)", Bộ Tài chính nêu.

Nếu ưu đãi riêng cho nhóm ôtô trong nước, các nước thành viên WTO có thể nhìn nhận đây như một khoản trợ cấp của Chính phủ. Do đó, Việt Nam có thể nhận được yêu cầu giải thích từ các quốc gia không sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam, Bộ Tài chính cho hay.

Vì thế nếu giảm lệ phí trước bạ, cơ quan này nói rằng cần áp dụng chung cho cả ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước lẫn nhóm xe nhập khẩu nguyên chiếc. Phương án này, theo Bộ Tài chính lại ảnh hưởng đến cân đối ngân sách của các địa phương do đây là khoản thu địa phương được hưởng 100%.

Đầu tháng 3 năm nay, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cùng Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), UBND tỉnh Quảng Nam và UBND tỉnh Ninh Bình nêu nhiều đề xuất với Thủ tướng, các Bộ Công Thương, Tài chính, trong đó có việc giảm 50% lệ phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Giữa tháng 3, Hiệp hội các nhà nhập khẩu Ôtô Việt Nam (VIVA) cũng gửi văn bản gửi lên Quốc hội, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ kiến nghị đề xuất ưu đãi lệ phí trước bạ đối cho dòng ôtô nhập khẩu (CBU). Chính phủ sau đó giao Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu chính sách này.

 

Công an tạm giữ bao nhiêu tiền, vàng, đô la khi khám xét vụ ‘chuyến bay giải cứu’

THÂN HOÀNG

https://tuoitre.vn/cong-an-tam-giu-bao-nhieu-tien-vang-do-la-khi-kham-xet-vu-chuyen-bay-giai-cuu-20230404154850236.htm

04/04/2023 16:29 GMT+7

Tổng số tiền các quan chức đã nhận hối lộ, môi giới hối lộ trong vụ “chuyến bay giải cứu” lên đến cả trăm tỉ. Quá trình điều tra, khám xét, công an tạm giữ bao nhiêu tiền, vàng, đô la của những người này?

Bản kết luận điều tra vụ án "chuyến bay giải cứu" cho thấy các quan chức đã nhận hối lộ tổng số tiền lên đến cả trăm tỉ đồng.

Có hơn 21 người bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ, từ quan chức cấp thứ trưởng Bộ Ngoại giao đến lãnh đạo cấp cục một số bộ ngành, hai phó chủ tịch Hà Nội và Quảng Nam, trợ lý phó thủ tướng và trợ lý thứ trưởng…

Người nhận hối lộ nhiều nhất lên đến 42,6 tỉ, người ít từ vài trăm triệu đến vài tỉ. Nhiều người đã nộp lại toàn bộ số tiền nhận hối lộ, một số người nộp lại một phần.

Đáng chú ý nội dung của bản kết luận còn cho thấy quá trình khám xét những người bị bắt trong vụ án "chuyến bay giải cứu", Cơ quan an ninh điều tra đã tạm giữ số lượng lớn tiền, vàng và đô la.

Cơ quan điều tra đã tạm giữ vật chứng, tiền, tài sản trong quá trình điều tra gồm: 146 lượng vàng, 670.000 USD, một tỉ đồng; bốn điện thoại di động, hai thẻ ngân hàng tạm giữ khi khám xét ông Nguyễn Anh Tuấn - cựu phó giám đốc Công an Hà Nội và Hoàng Văn Hưng - nguyên trưởng phòng điều tra Cục An ninh điều tra, Bộ Công an.

Cơ quan điều tra cũng tạm giữ ba điện thoại di động của hai người khác và tám thiết bị ngoại vi chứa dữ liệu camera đã trích xuất, sao lưu.

Cơ quan điều tra nhận định vụ án "chuyến bay giải cứu" là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát.

Vụ án liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị chức năng trong và ngoài nước và được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

"Các bị can đã lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19, vì mục đích lợi nhuận, vụ lợi cá nhân, bất chấp các quy định của pháp luật, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; làm giảm sút lòng tin của nhân dân", Cơ quan an ninh điều tra nhận định trong kết luận.

Quá trình công an thụ lý điều tra vụ án "chuyến bay giải cứu", người là chủ các doanh nghiệp lại tiếp tục móc nối, tiếp xúc với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa hối hộ nhằm "chạy án" và bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hai người đã nhận tiền chạy án là ông Nguyễn Anh Tuấn - cựu phó giám đốc Công an Hà Nội và Hoàng Văn Hưng - nguyên trưởng phòng điều tra Cục An ninh điều tra, Bộ Công an.

Trong đó ông Tuấn đã nhận hơn 61 tỉ để hứa "chạy án" và bị đề nghị truy tố tội môi giới hối lộ, với số tiền phải chịu trách nhiệm là 42,8 tỉ.

Ông Hưng bị đề nghị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền đã chiếm đoạt là hơn 18,8 tỉ đồng.

Hành vi của hai cựu cán bộ công an này bị đánh giá là "gây ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng, đồng thời gây thiệt hại về tài sản cho các cá nhân liên quan". 

 

Giám đốc phòng giao dịch ngân hàng ở Huế chết tại nơi làm việc

NHẬT LINH

https://tuoitre.vn/giam-doc-phong-giao-dich-ngan-hang-o-hue-chet-tai-noi-lam-viec-20230404175643546.htm

04/04/2023 18:23 GMT+7

Giám đốc phòng giao dịch một ngân hàng ở Huế được phát hiện chết trong tư thế treo cổ tại nơi làm việc vào chiều nay.

Chiều 4-4, một lãnh đạo Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đã giao Công an TP Huế xác minh việc giám đốc phòng giao dịch của một chi nhánh ngân hàng ở Huế chết tại nơi làm việc.

Danh tính nạn nhân được xác định là ông Phạm Phú Q. (45 tuổi).

Theo thông tin ban đầu, chiều cùng ngày nhân viên phòng giao dịch trên đến làm việc thì phát hiện ông Q. tử vong trong tư thế treo cổ tại phòng làm việc.

Ông Q. được mọi người đưa đến Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Nhận được tin báo, lực lượng công an đã có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ việc.

 

Cựu trợ lý của nguyên phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhận hối lộ 4,2 tỉ đồng vụ 'chuyến bay giải cứu'

THÂN HOÀNG

https://tuoitre.vn/cuu-tro-ly-cua-nguyen-pho-thu-tuong-pham-binh-minh-nhan-hoi-lo-4-2-ti-dong-vu-chuyen-bay-giai-cuu-20230404014024102.htm

04/04/2023 09:36 GMT+7

Ông Nguyễn Quang Linh - cựu trợ lý của nguyên phó thủ tướng Phạm Bình Minh - bị cơ quan an ninh điều tra xác định đã nhận hối lộ hơn 4,2 tỉ đồng trong vụ án “chuyến bay giải cứu”.

Ngày 4-4, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra vụ án "chuyến bay giải cứu".

Vụ án với các tội danh đưa hối lộ, nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan.

Ông Nguyễn Quang Linh - cựu trợ lý của nguyên phó thủ tướng Phạm Bình Minh - bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ.

Theo kết luận, ông Nguyễn Quang Linh đã lợi dụng vị trí công tác của mình là trợ lý của ông Phạm Bình Minh (khi đó đang là phó thủ tướng) để nhận hối lộ và giúp một số công ty được phê duyệt chuyến bay tham gia "chuyến bay giải cứu".

Ông Linh bị cáo buộc đã vi phạm nguyên tắc, quy chế làm việc, quy định pháp luật của Nhà nước trong việc tham mưu, trình phê duyệt cấp phép cho doanh nghiệp tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước trong đại dịch COVID-19.

Cơ quan an ninh điều tra kết luận ông Linh đã nhận hối lộ hơn 4,2 tỉ đồng. 

Hai quan chức cao nhất bị đề nghị truy tố trong vụ án "chuyến bay giải cứu" này là hai cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và Vũ Hồng Nam.

Hai phó chủ tịch bị đề nghị truy tố gồm: Chử Xuân Dũng - khi bị bắt là phó chủ tịch UBND TP Hà Nội và Trần Văn Tân - khi bị bắt là phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Cả bốn người trên cùng bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ.

Hàng chục cựu lãnh đạo cấp cục, vụ và cán bộ của Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ, Cục Xuất nhập cảnh Bộ Công an, Ban Đối ngoại trung ương… cũng bị đề nghị truy tố vì những sai phạm liên quan vụ "chuyến bay giải cứu".

Kết luận này được ban hành sau hơn một năm Bộ Công an điều tra, khởi tố bắt tạm giam hơn 50 người. Phần lớn họ đều là lãnh đạo, cán bộ của khoảng mười cơ quan nhà nước từ cấp bộ ngành đến chính quyền địa phương.

Trước đó cơ quan điều tra phong tỏa, kê biên, nhận tiền nộp khắc phục hậu quả trong vụ án "chuyến bay giải cứu" là 80 tỉ đồng. Người phát ngôn Bộ Công an từng cho biết có khoảng 2.000 chuyến bay đưa người Việt từ nước ngoài về trong các đợt COVID-19. Có chuyến sau khi trừ chi phí, lợi nhuận vài tỉ đồng.

Ông Nguyễn Quang Linh được bổ nhiệm làm trợ lý cho Phó thủ tướng Phạm Bình Minh từ ngày 31-12-2013. Trước đó ông mang hàm vụ phó Vụ Thư ký - Biên tập, Văn phòng Chính phủ.

 

Nhà thầu đua nhau giảm giá, thậm chí lỗ để thắng thầu

NGỌC HIỂN

https://tuoitre.vn/nha-thau-dua-nhau-giam-gia-tham-chi-lo-de-thang-thau-20230404191714792.htm

04/04/2023 19:47 GMT+7

Các ‘ông lớn’ trong ngành xây dựng nói với Tuổi Trẻ Online việc nhiều nhà thầu đang đua nhau giảm giá, thậm chí chấp nhận lỗ vẫn làm.

Nhà thầu chấp nhận làm dưới giá vốn

Cuộc cạnh tranh của các nhà thầu xây dựng tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn hết sức khốc liệt khi nhu cầu xây dựng sụt giảm trầm trọng. Điều này đang đẩy các nhà thầu cuốn vào cuộc đua giảm giá để có được đơn hàng.

Trong đó, các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành xây dựng Việt Nam cũng phải kêu trời vì bị "phá giá".

Ngành xây dựng đang tồn tại thách thức nghiêm trọng là sự thiếu tin tưởng. Thị trường có quá nhiều nghi ngờ, mánh khóe và quan hệ giữa các doanh nghiệp xây dựng đang đi xuống. Điều quan trọng hiện nay là các doanh nghiệp xây dựng phải tin tưởng nhau, kết nối và hỗ trợ nhau để cùng nhau tạo ra những giá trị lớn hơn cho chủ đầu tư và xã hội.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Phạm Quân Lực - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần xây dựng Coteccons - cho biết tổng thầu xây dựng đầu ngành này đang phải đối mặt với thực trạng do đơn hàng xây dựng khan hiếm nên các nhà thầu đã đua nhau giảm giá để thắng thầu, thậm chí có nhiều đơn vị còn chấp nhận làm dưới giá vốn.

Theo ông Lực, điều này đã tạo nên một "cuộc đua xuống đáy" nguy hiểm trong ngành xây dựng, càng làm càng lỗ. "Nhiều công ty cố gắng hạ giá để có được dự án, điều này đã dẫn tới những ảnh hưởng về chất lượng, sự an toàn và nhiều điều khó lường khác", ông Lực khẳng định.

Tương tự, ông Lê Viết Hải - chủ tịch Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và vật liệu xây dựng TP.HCM) - cũng cho hay do các nhà thầu xây dựng đều thiếu trầm trọng công trình, đơn hàng nên các nhà thầu đã chấp nhận chạy đua về giá.

Theo ông Hải, các nhà thầu lớn, nhà thầu nhỏ đang nhận thầu với tiêu chí "giá nào cũng làm", dẫn đến các doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận rất mỏng trong khi rủi ro lại cao.

Nhà thầu săn tìm khu công nghiệp, nhà ở xã hội

Để giữ công ăn việc làm cho người lao động giai đoạn khó khăn này, các nhà thầu xây dựng buộc phải đa dạng hóa chiến lược kinh doanh, mở rộng các lĩnh vực mà trước nay chưa mặn mà.

Để tránh phụ thuộc vào chu kỳ khó khăn của ngành bất động sản, ông Phạm Quân Lực cho biết Coteccons đã có chiến lược đa dạng hóa kinh doanh khi phát triển sang các lĩnh vực như nhà xưởng công nghiệp, hạ tầng và ưu tiên chăm sóc những khách hàng lớn có sức khỏe hoạt động lành mạnh.

Theo ông Quân, phía doanh nghiệp này đang tập trung vào hiệu quả chất lượng của các dự án, quy mô dự án thay vì tập trung vào số lượng. Trong khi đó, cơ cấu dự án của nhà thầu này hiện đang dịch chuyển dần để đón đầu làn sóng FDI sẽ vào Việt Nam.

Theo ông Quân, điểm sáng gần đây là doanh nghiệp này đã trúng thầu xây dựng dự án của Tập đoàn LEGO tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư của tập đoàn này lên đến 1 tỉ USD.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng "xoay trục" tập trung để được trao cơ hội tại những dự án hạ tầng có nguồn vốn đầu tư công như sân bay Long Thành.

Tương tự, đại diện một nhà thầu lớn khác tại TP.HCM cho biết dù thị trường chững lại nhưng doanh nghiệp này vẫn nỗ lực hoàn thành hàng chục dự án đang xây dựng khắp cả nước và tìm kiếm những đơn hàng mới. Theo vị này, rất khó để tìm kiếm những đơn hàng xây dựng các nhà ở thương mại trong giai đoạn hiện nay, do đó nhà thầu này buộc phải lấn sâu để tìm kiếm các công trình đầu tư cho hạ tầng, công trình đầu tư công và xây dựng nhà xưởng để trước mắt là nuôi nhân viên dù lợi nhuận không cao.

Trong khi đó, ông Lê Viết Hải cho biết Tập đoàn Hòa Bình cũng không còn cách nào khác là phải tìm kiếm thêm các đơn hàng thuộc các công trình công nghiệp, hạ tầng, đầu tư công và nhà ở xã hội.

Tuy vậy, ông Hải thừa nhận rất khó để tăng doanh thu của những mảng này từ chỗ doanh thu 600 - 1.000 tỉ đồng mỗi phân khúc lên vài ngàn tỉ đồng để bù đắp những mảng đang sụt giảm hiện nay như nhà cao tầng, bất động sản du lịch…

Doanh thu giảm do phân khúc nhà ở cao tầng "đóng băng"

Ông Phạm Quân Lực cho biết năm ngoái Coteccons gần như không phát triển khách hàng mới cho phân khúc nhà ở cao cấp mà tập trung vào công tác quản trị rủi ro, thu hồi công nợ. Doanh thu 2022 ghi nhận sự bùng nổ tăng 60,1% so với 2021 nhưng so với giai đoạn thị trường bất động sản tích cực 2014 - 2017, quy mô doanh thu của doanh nghiệp này hiện chỉ đạt xấp xỉ một nửa.

Điều này được ông Lực lý giải là do phân khúc nhà cao tầng đang chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn việc của ngành xây dựng nhưng hiện đóng băng. Bên cạnh đó, 14% nợ cảnh báo nằm trong phải thu ngắn hạn từ thời kỳ trước 2021 đã chuyển thành nợ xấu khiến doanh nghiệp này phải trích lập dự phòng, đây là những rủi ro mất khả năng thanh toán trong bối cảnh môi trường không thuận lợi mà các doanh nghiệp xây dựng đang phải đối mặt.

 

TP.HCM chỉ đạo giải tỏa ngăn chặn một số tài sản trong vụ án Diệp Bạch Dương

TIẾN LONG

https://tuoitre.vn/tp-hcm-chi-dao-giai-toa-ngan-chan-mot-so-tai-san-trong-vu-an-diep-bach-duong-20230404124058429.htm

04/04/2023 14:50 GMT+7

Chỉ đạo được đưa ra sau khi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an có văn bản trao đổi về việc giải tỏa ngăn chặn tài sản tại 139A Pasteur và 59 Hai Bà Trưng liên quan vụ án Diệp Bạch Dương.

Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp và Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM truyền đạt ý kiến chỉ đạo về việc giải tỏa ngăn chặn tài sản trong vụ án Diệp Bạch Dương.

Trước đó Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) có văn bản gửi UBND TP.HCM.

Theo đó, trước đây để phục vụ yêu cầu điều tra vụ án và thu hồi tài sản cho Nhà nước, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an có văn bản đề nghị UBND TP chỉ đạo các sở, ban, ngành rà soát và tạm ngưng giao dịch các tài sản là bất động sản, tài sản gắn liền trên đất, kể cả các tài sản đang thế chấp cầm cố tại ngân hàng hiện đang đứng tên Công ty TNHH bất động sản Diệp Bạch Dương và bà Dương Thị Bạch Diệp.

Việc ngăn chặn cho đến khi có ý kiến Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an. C03 sau đó nhận được đơn đề nghị giải tỏa ngăn chặn tài sản của bà L.T.T.H. tại 139A Pasteur (quận 3), ông K.V.H. và bà N.T.H. đề nghị giải tỏa ngăn chặn tài sản tại 59 Hai Bà Trưng (quận 1).

Sau khi xem xét, C03 thấy bản án sơ thẩm và phúc thẩm cho thấy các bị can trong vụ việc không phải áp dụng hình phạt bổ sung. 

Hai tài sản 139A Pasteur và 59 Hai Bà Trưng cũng không liên quan đến vụ án, không thuộc diện ngăn chặn tại văn bản của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Do vậy Cục C03 trao đổi để UBND TP chỉ đạo các sở, ban, ngành thực hiện theo quyết định của các bản án và theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân.

Về vấn đề này, Phó chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan chức năng nêu trên triển khai thực hiện nội dung công văn của C03, đồng thời tiếp tục thực hiện quyết định tại các bản án sơ thẩm, phúc thẩm, đảm bảo quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và báo cáo kết quả về UBND TP.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Diệp Bạch Dương và một số đơn vị liên quan tại UBND TP.HCM.

Hội đồng xét xử sơ thẩm đã tuyên mức án chung thân đối với bà Dương Thị Bạch Diệp và 5 năm tù đối với ông Nguyễn Thành Tài - cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM.

Hội đồng xét xử phúc thẩm sau đó cũng y án đối với bà Dương Thị Bạch Diệp và ông Nguyễn Thành Tài.

Đồng thời thu hồi quyền sử dụng đất số 185 Hai Bà Trưng, giao Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP.HCM quản lý sử dụng. 

Sacombank phải trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho UBND TP.HCM, yêu cầu UBND TP.HCM xác lập lại quyền sở hữu nhà nước đối với bất động sản 185 Hai Bà Trưng.

Trả nhà đất 57 Cao Thắng cho Công ty Diệp Bạch Dương. 

Về quan hệ giữa Công ty Diệp Bạch Dương, Sacombank và các bên khác liên quan đến nhà đất 185 Hai Bà Trưng đã bị thu hồi, đây là một quan hệ pháp luật khác, sẽ được xem xét giải quyết khi các bên có yêu cầu.

Lý do ông Tô Anh Dũng chỉ đạo đưa doanh nghiệp thân quen vào chuyến bay combo để 'giải cứu'

CÔNG TRUNG

https://tuoitre.vn/ly-do-thu-truong-to-anh-dung-chi-dao-dua-doanh-nghiep-than-quen-vao-chuyen-bay-combo-de-giai-cuu-20230404115616591.htm

04/04/2023 13:33 GMT+7

Ông Tô Anh Dũng đã nhận hối lộ 21,5 tỉ đồng, chỉ đạo đưa doanh nghiệp thân quen vào danh sách chuyến bay combo để được cấp phép "giải cứu".

Vậy chuyến bay combo có những gì đặc biệt?

Ngày 4-4, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra vụ án "chuyến bay giải cứu". 

Theo kết luận, ông Tô Anh Dũng là thứ trưởng Bộ Ngoại giao, có nhiệm vụ phê duyệt tổ chức kế hoạch chuyến bay trên cơ sở đề xuất của Cục Lãnh sự để gửi thành viên trong tổ công tác năm bộ xin ý kiến. 

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông Dũng đã chỉ đạo cấp dưới đưa doanh nghiệp thân quen vào danh sách chuyến bay combo tham gia chiến dịch "chuyến bay giải cứu". 

Cơ quan điều tra kết luận ông Dũng đã nhận hối lộ 21,5 tỉ của đại diện các doanh nghiệp khi hỗ trợ, tạo điều kiện được cấp phép thực hiện chuyến bay combo.

Vậy chuyến bay combo có gì khác so với chuyến bay thường lệ hoặc thuê bao nguyên chuyến? 

Cụm từ "chuyến bay combo" xuất hiện trong giai đoạn dịch bệnh khi người Việt có nhu cầu về nước trên các "chuyến bay giải cứu" theo hình thức công dân tự chi trả toàn bộ chi phí cách ly. 

Các chuyến bay combo là chuyến không thường lệ (charter) nên có thể linh hoạt hơn trong khai thác.

Trong hàng không còn có chuyến bay thuê bao nguyên chuyến (charter). Charter thường sử dụng trong gói combo du lịch được các doanh nghiệp lữ hành thuê bao nguyên chuyến bay để chủ động trong việc phục vụ khách. 

Năm 2021, khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở nhiều quốc gia, nhiều công dân Việt Nam ở nước ngoài muốn trở về quê hương, nhiều doanh nghiệp muốn đưa lao động về nước để cách ly và tránh dịch. 

Chi phí trả cho những chuyến bay này rất đắt. Ngoài vé máy bay đắt gấp 3-5 lần so với bình thường, khách hàng còn trả thêm các chi phí cách ly 15 ngày, xe đưa đón từ sân bay tới khách sạn cách ly, tiền ăn uống 3 bữa/ngày, chi phí xét nghiệm… 

Tùy thời gian và địa điểm đón công dân, chi phí chuyến bay combo này dao động từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng/khách. 

Tất cả chi phí này thường mua qua đơn vị trung gian có liên kết bán vé chuyến bay combo. Dù chi phí đội lên rất cao nhưng không phải có tiền là mua được vé. 

Thời điểm cuối năm 2020 đầu 2021, giá vé máy bay đưa khách từ Canada và Mỹ về Việt Nam dao động 52 - 58 triệu đồng/vé, cao gấp đôi so với mức giá trước đây, khoảng 25 - 30 triệu đồng/vé. Hay giá vé máy bay Matxcơva - Hà Nội dao động cho hai chiều 600 - 1.200 USD tùy thời điểm, nhưng khách phải mua vé máy bay với giá lên tới 1.300 USD/chiều...

Tính tới thời điểm hiện tại, 54 bị can trong vụ án "chuyến bay giải cứu" xảy ra tại Bộ Ngoại giao, TP Hà Nội và các tỉnh, thành đã bị Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố.

 

Hai cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao bị cáo buộc nhận hối lộ vụ 'chuyến bay giải cứu'

THÂN HOÀNG

https://tuoitre.vn/hai-cuu-thu-truong-ngoai-giao-bi-cao-buoc-nhan-hoi-lo-vu-chuyen-bay-giai-cuu-20230404021221972.htm

04/04/2023 09:18 GMT+7

Cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và cựu thứ trưởng Vũ Hồng Nam bị cáo buộc nhận hối lộ trong vụ "chuyến bay giải cứu".

Ngày 4-4, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra vụ án "chuyến bay giải cứu".

Vụ án với các tội danh đưa hối lộ, nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan.

Hai cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và Vũ Hồng Nam cùng bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ.

Hai ông là hai quan chức cao nhất bị bắt trong vụ án "chuyến bay giải cứu" tính đến thời điểm này. 

Thời điểm thực hiện hành vi nhận hối lộ, ông Vũ Hồng Nam còn kiêm nhiệm chức cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản.

Ông Nguyễn Quang Linh - cựu trợ lý của nguyên phó thủ tướng Phạm Bình Minh - cũng bị đề nghị cùng tội danh nhận hối lộ.

Hàng chục cựu lãnh đạo cấp cục, vụ và cán bộ của Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ, Cục Xuất nhập cảnh Bộ Công an, Ban Đối ngoại trung ương… cũng bị đề nghị truy tố vì những sai phạm liên quan vụ "chuyến bay giải cứu".

Trong đó có các ông Nguyễn Quang Linh, cựu trợ lý của nguyên phó thủ tướng Phạm Bình Minh; Chử Xuân Dũng - khi bị bắt là phó chủ tịch UBND TP Hà Nội; Trần Văn Tân - khi bị bắt là phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Trong nhóm bị can bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ còn có ông Trần Việt Thái - cựu đại sứ Việt Nam tại Malaysia, bà Nguyễn Thị Hương Lan - cựu cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và nhiều đại sứ, cán bộ ngoại giao làm việc tại Nhật Bản, Malaysia, Nga, Angola.

Theo kết luận, vụ án "chuyến bay giải cứu" là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trong bối cảnh tình hình COVID-19 bùng phát. 

Các bị can đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi vì mục đích cá nhân. 

Thậm chí khi vụ án đang bị điều tra, hai bị can là chủ các doanh nghiệp còn tiếp tục móc nối, tiếp xúc với người có thẩm quyền để đưa hối hộ nhằm "chạy án", rồi từ đó bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ông Tô Anh Dũng, 58 tuổi, đã có gần 30 năm làm việc trong ngành ngoại giao, trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau liên quan đến các lĩnh vực hội nhập quốc tế, ngoại giao song phương và đa phương…

Ông Dũng được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Ngoại giao từ năm 2019. Trước đó, ông giữ chức trợ lý bộ trưởng kiêm vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

Ông Vũ Hồng Nam sinh năm 1963 tại Nam Định, vào ngành ngoại giao từ năm 1988. Ông trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau và có nhiều kinh nghiệm trong công tác đối ngoại.

Ông được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Ngoại giao từ năm 2014, đồng thời là chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

Từ tháng 8-2018, ông được bổ nhiệm làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản.

 

 

No comments:

Post a Comment