Tuesday, February 7, 2023

VNTB – Giải mã bí ẩn sự nghiệp Bác Hồ
Lê Bá Vận
08.02.2023 12:09
VNThoibao



Chủ tịch Hồ Chí Minh tựa ”Thần long kiến thủ bất kiến vĩ” (rồng thần thấy đầu không thấy đuôi), hành tung, chân tướng, thân thế giữ bí ẩn, người trần mắt thịt khó theo dõi toàn vẹn.

 ——-

Sau năm 1975 các diện “ngụy quyền” được Cách mạng lưu dụng đã trải nghiệm viết tờ khai lý lịch, rất dài dòng nộp cho phòng tổ chức của cơ quan là phòng nhân viên cũ của các công sở.

Tờ khai lý lịch ở các trại tập trung học tập cải tạo thì khai báo thế nào cũng bị phê phán còn thiếu sót thông tin, chưa hối cải nên trại viên phải viết đi viết lại tờ khai nhiều lần.   

Sống dưới chế độ “Đảng, Nhà nước”, lý lịch quan trọng, người công dân phải khai báo trần trụi sự thật, đảng viên lại cần lý lịch minh bạch tuyệt đối để tránh gian tế xâm nhập hàng ngũ? 

Riêng chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) thì khác, lý lịch Bác chứa đầy bí ẩn – lại là một thế mạnh của chế độ. Đảng tiện thêu dệt ‘tô son trát phấn’. Đồng thời lại quy hoạch thành bí mật nhà nước! tức là những gì mà nhân dân cũng như Quốc hội cấm biết, cấm nói, có cả trăm ngàn thứ cấm kỵ.

Bí ẩn sự nghiệp HCM xét việc làm và hành tung của Bác.

Bí ẩn gợi tò mò, phỏng đoán lệch lạc. Giải mã hợp lý bí ấn là giải pháp thích hợp.

_____

I) Bí ẩn về sự nghiệp  – Điển hình Mỹ du 

Các bí ẩn loại này không cần bận tâm tìm hiểu tất cả. Chỉ cần biết Tuyên giáo Đảng nói sự thật hay không để suy diễn. Điển hình sự nghiệp Mỹ du của NAQ, bằng chứng quý báu Đảng có mặt ở Mỹ từ lâu: 

1 – Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trên các tàu buôn Pháp, đến Hoa Kỳ và ở lại từ cuối năm 1912 đến cuối năm 1913. Tại New York Thành đi làm thuê để kiếm sống, đã đến nghe Marcus Garvey diễn thuyết ở khu Harlem và tham khảo ý kiến của ​​các nhà hoạt động vì nền độc lập của Triều Tiên (Nhật Bản chiếm đóng và sáp nhập Triều Tiên từ 1910-1945). 

Thành đều đặn tham dự các cuộc họp của Hiệp hội cải thiện người da đen toàn cầu, UNIA (Universal Negro Improvement Association) và hào hiệp đóng tiền giúp quỹ của Hội. (Wikipedia),  

Hiệp hội UNIA do Marcus Garvey (1887-1940), anh hùng dân tộc sáng lập ngày July 15,1914 tại Jamaica. Ông sang Hoa Kỳ năm 1916, sinh sống tại khu Harlem, hoạt động doanh nghiệp và tranh đấu xóa bỏ chế độ thuộc địa của người Âu tại châu Phi, khai mạc chi nhánh UNIA tại New York năm 1917. 

Ông là một nhà hùng biện, năng đi diễn thuyết nhiều nơi ở Mỹ, Canada, châu Âu… 

Jamaica nằm kề Cuba là cựu thuộc địa lâu đời của Anh, được trao trả độc lập năm 1962.

Harlem rộng lớn, vào thế kỷ trước là khu người da đen đông đảo, ở về mạn Bắc thành phố New York, nghèo khó, dơ bẩn, có nhiều tệ nạn xã hội, người lạ e ngại, tránh đến. 

NT Thành lại kể đến Boston, xin phụ làm bánh tại Parker House Hotel song các cuộc điều tra với ban quản lý Nhà Parker cho thấy không có hồ sơ nào về việc Bác đã từng làm việc ở đó.[8]: 51,

Dù vậy lúc Đảng, Nhà nươc Việt Nam nói chắc Chủ tịch HCM có ở và làm việc tại đây thì Parker House không cải chính làm gì, xem như có người đánh bóng, quảng cáo không công cho khách sạn được vinh dự đón tiếp nhiều danh nhân vãng lai. Khách sạn này có từ năm 1885, được xây lại năm 1927.

Họ cũng để yên khi một khung hình của NAQ được treo lên tường phòng truyền thống với dòng chữ: “1911-1912 Future Vietnamese leader works Parker House bakeshop” (Năm 1911-1912, nhà lãnh đạo tương lai của Việt Nam đã từng làm việc tại tiệm bánh Parker House). 

Cũng như khi nói đến các kỷ vật và chiếc bàn đá trong nhà bếp, nơi Bác làm việc được họ có linh cảm – đoán biết là của quý nhân – nên qua nhiều thế hệ khư khư giữ kỹ, chờ ngày con cháu Bác dồn dập đến tìm tòi và hành lễ, hơn 100 năm sau.

Quả vậy ngày 14/5/2022 Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đến Parker House để tìm thăm nơi làm việc cũ của Bác (!) và bày tỏ sự xúc động sâu sắc nhớ ơn Bác xưa.

Phái đoàn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng năm 2015 và Phó thủ tướng Vương Đình Huệ năm 2018 đi Hoa kỳ cũng tìm đến Parker House Hotel. Trong dịp này Gs Kevin Bowen (một cựu binh Mỹ phản chiến) kể lại trân trọng nhìn nhận Văn Ba, dùng cụm từ là “người thợ làm bánh nổi tiếng nhất trong lịch sử”. Nói theo cách này thì Bác ”cào tuyết, đốt lò, rửa chén, phụ bếp…” việc gì Bác mó tay vào đều trở thành người nổi tiếng nhất trên đời! Con đường Bác đi, nơi Bác đến, đồ Bác dùng, phòng Bác ở, thì gọi là Thánh lộ, Thánh địa, Thánh cụ, Thánh thất!

Thủ tướng Phan Văn Khải thì tả oán, nhắc nhở đến cục gạch nung Bác Hồ :

Trong chuyến đi thăm Hoa Kỳ năm 2005, Thủ tướng và đoàn tùy tùng cấp cao đã đến thăm khách sạn Omni tại Boston (Hoa Kỳ), căn bếp mà ngày xưa Bác Hồ đã kiếm sống bằng nghề làm bánh trong căn hầm tồi tàn, lạnh lẽo; nơi mà câu chuyện Bác Hồ dùng cục gạch hơ nóng để giữ ấm giấc ngủ trong giá rét của mùa Đông nước Mỹ (ở góc bếp Bác đã ở từ năm 1911 đến 1913) trên con đường bôn ba tìm đường đến hòa bình, độc lập cho dân tộc… (Thủ tướng Phan Văn Khải và gian bếp nơi Bác Hồ từng kiếm sống tại Mỹ https://congan.com.vn >tin-chinh> ) Chủ Nhật 18/03/2018.

Cục gạch nung Bác Hồ rất nổi danh, được tri ân vì đã cứu sống Bác yếu đuối và túng thiếu thoát qua mùa Đông rét buốt ở Paris, Pháp, hiện lưu giữ tại Bảo tàng HCM.

Còn nữa, Boston xa New York trên 300 km mà Bác ở New York còn bao nhiêu việc đang làm!

2 – Rời Hoa Kỳ NT Thành sang sinh sống ở Anh Quốc (1913-1916), gửi thư cho cụ Phan Chu Trinh ở Pháp cho biết : “… Nay cháu đã tìm nơi để học tiếng. Mấy bốn tháng rưỡi nay thì chỉ làm với Tây, nói tiếng Tây luôn luôn. Tuy ở Anh nhưng chẳng khác gì ở Pháp và ngày tháng chỉ lo làm cho khỏi đói (!) chứ chẳng học được bao nhiêu. Cháu ao ước rằng 4, 5 tháng nữa khi gặp Bác thì cháu sẽ nói và hiểu được tiếng Anh nhiều nhiều… Nay kính Cuồng Điệt Tất Thành.“ [đây là lời Thành ao ước].

NT Thành là người con chí hiếu, ra nước ngoài chí chú lao động cật lực, hầu bàn, rửa chén bát, phụ bếp, đốt lò, cào tuyết ở các nhà hàng, khách sạn Pháp tại Hoa Kỳ, Anh Quốc, dành tiền gởi về cho cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc ở quê nhà. Chỉ từ năm 1917 sang ở luôn tại Paris, Pháp đến khi được cụ Phan Chu Trinh truyền nghề nhiếp ảnh, Thành mở tiệm rửa, chụp ảnh nghệ thuật để sinh sống, lao động trí óc, thẩm mỹ.

 

Nhận xét

Các giai thoại viết về Bác Hồ ở Boston, Mỹ đếm được hàng trăm hoặc cả ngàn bài, nói đi nói lại, nói thêm đến từ Tuyên giáo mọi cấp và các tờ báo lớn : Nhân dân, Tuổi trẻ, Thanh niên, Công An… các phóng viên, các Tiến sĩ, Thạc sĩ. Các mẩu chuyện lắm khi gây bất ngờ đến khó tin. Chẳng hạn : 

– Bác Hồ cựu sinh viên trường MIT : Cũng trong thời gian này (1911-1913), Người còn theo học tại Viện Công nghệ Massachussetts (MIT). Ngày ấy, người thợ bánh mang chí tiến thủ đạp tuyết giữa mùa đông giá lạnh ở Boston, ngày ngày đi bộ mấy dặm đường để đến Trường MIT gần bờ sông Charler”. (Trường MIT được xếp hạng đứng đầu trong danh sách các trường Đại học trên thế giới).

– Chân dung HCM. Theo báo tuổi trẻ : Trên xa lộ 93 chạy vào trung tâm Boston, có một bể chứa gas khổng lồ được trang trí bằng những vệt màu bảy sắc cầu vồng. Người Boston tin rằng một trong những vệt màu đó, màu xanh dương, là hình ảnh chân dung HCM nhìn nghiêng. Đó là bồn chứa khí đốt mang tên ‘Bồn chứa khí tưởng niệm HCM’, The Ho Chi Minh Memorial Gas Tank, ở I-93, Dorchester.

– Bác Hồ phụ xế. Báo tuổi trẻ: Bác Hồ đã làm việc tại khách sạn mang tên Parker House Hotel ở số 60 School St. tại Tremont và giữ chân phụ xế (bus boy). Ngỡ rằng Bác phụ xế là phụ xe, phụ tài xế xe bus của khách sạn, song tiếng Anh ‘bus boy’ là ‘phụ hầu bàn’, dọn sạch bàn ăn, rửa bát, làm những công việc bẩn thay vì cứ ngỡ công việc của Bác là thợ nướng bánh tài nghề siêu đẳng hiếm có.

– HCM nhã nhặn, lịch thiệp… Tuyên giáo Đảng trích dẫn Bác được các nhà văn, nhà báo nước ngoài khen ngợi. Dù họ khen ngợi thật tình thì cũng không có nghĩa sự thực hẳn là như vậy. Nhạc Bất Quần ai cũng khen là Quân tử kiếm song là một kẻ giả dối ( Tiếu Ngạo Giang Hồ – Kim Dung).

Vẫn biết ”Thần long kiến thủ bất kiến vĩ. Chân nhân bất lộ tướng”, Bác Hồ muốn hư cấu đề cao thêu dệt bao nhiêu cũng được, tuy nhiên phải tránh mâu thuẫn, phi lý, sai ngày tháng.

Đó là những sơ hở Cộng sản Việt Nam (CSVN) mắc phải, lộ liễu các điều nói sai sự thực :

– Hội ngộ tưởng tượng. Bác Hồ rời Hoa Kỳ cuối năm 1913. Marcus Garvey từ Jamaica đến Hoa Kỳ năm 1916, khai trương chi nhánh hội UNIA năm 1917. Như vậy Bác không thể đến Harlem nghe ông Marcus diễn thuyết và đều đặn tham dự các buổi họp của UNIA. Trình độ tiếng Anh của Bác lúc đó có đi cũng không thu hoạch được gì!

– Thời gian lưu trú kéo dài. Congannhandan online (2/9/2005) cho biết Bác Hồ ở Boston từ 1911-1913, gần 3 năm. [Bác lưu lại ở Mỹ thật sự chỉ trong vòng một, hai tháng]. 

Nhà báo Susan Wilson của tờ Boston Globe có đoạn: “Thật thú vị để lưu ý rằng, một nhà cách mạng trứ danh là lãnh tụ Hồ Chí Minh của Việt Nam đã từng dành thời gian làm việc như là một người thợ nướng bánh tại tiệm bánh ngọt của Omni Parker House từ năm 1911 đến năm 1913. Vị đầu bếp đặc biệt ấy đã đem đến niềm vinh dự cho nơi này…”.  

Báo Thanh Niên : Theo tài liệu được ghi lại của khách sạn, Bác Hồ đã có mặt và làm việc tại đây trong hai năm (1911 -1913). (

https://thanhnien.vn › tham-noi-bac-…  Báo Thanh Niên Feb 9, 2016).

– Bà A. Strong – Tại Mỹ, từ năm 1912 đến 1913, Nguyễn Tất Thành đã 3 lần tiếp xúc và nói chuyện với nhà văn Anne Louise Strong (1885-1970). 

Báo dân sinh.  https://baodansinh.vn › chu-tich-ho-c

Bà Strong là nhà văn và nhà báo Mỹ thiên tả nổi tiếng, sống ở Ohio, Chicago (PhD Triết học), Seattle, Liên Xô và những năm cuối cùng tại Trung Quốc. Có khả năng HCM gặp bà nhưng tại Trung Quốc.  

– Tối hậu bằng chứng duy nhất cho thấy Bác đã ở Hoa Kỳ là lá thư gửi cho Khâm sứ Trung kỳ ngày 15/12/1912 về việc gởi tiền cho cha là cụ Nguyễn Sinh Sắc và đóng dấu bưu điện Thành phố New York (ông cho biết địa chỉ của mình là poste restante (hộp thư lưu) ở Le Havre (Pháp), ông là một thủy thủ, tên Paul Tất Thành)[17] và một bưu thiếp gửi Phan Chu Trinh ở Paris, đề cập đến việc làm việc tại khách sạn Parker House. [Bác tự xưng mình là thủy thủ để làm gì?]. 

– Và Bảo tàng Hồ Chí Minh.vn nghiên cứu các văn kiện chính thức, đưa ra nhận định :

Nguyễn Tất Thành đến Mỹ trong tháng 12, 1912, trước ngày 15 và rời Mỹ đầu năm 1913. 

(Từ khóa: Nguyễn Tất Thành, Mỹ). Điều này phù hợp với NT Thành phải đi theo tàu buôn. 

– Báo điện tử chính phủ – 

https://baochinhphu.vn › Chính trị

Khoảng đầu năm 1913, NTThành theo tàu rời Mỹ trở về Havre, sau đó sang Anh.  

– Báo điện tử ĐCSVN : 25/8/2019 

https://dangcongsan.vn › ho-chi-min.

“Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước”. Bác dừng lại ở nước Mỹ cuối năm 1912Dừng chân ở nước Mỹ không lâu nhưng Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận ra bộ mặt thật của đế quốc Hoa Kỳ. Khoảng đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo tàu rời Mỹ trở về Lơ Havơrơ, sau đó sang Anh.      

Phóng sự Mỹ du của HCM là một thiên ký sự hư cấu khổng lồ, phản ánh ‘đồng thanh tương ứng’, suy ra toàn bộ sự nghiệp của Bác đều là công trình thêu dệt đồ sộ. Tuyên giáo Đảng là Tổng biên tập.

Đọc say mê như ”Tứ đại danh tác” của Trung Quốc.

Chuyến Mỹ du của Bác ngắn ngủi vài tuần lễ ‘cưỡi ngựa xem hoa’, Đảng kéo dài 2, 3 năm và Bác được đào tạo thành đầu bếp làm bánh nổi tiếng, ‘nhất nghệ tinh, nhất thân vinh’ thì cũng đem lại những trải nghiệm quý báu trên dặm trường Bác ra đi cứu nước. Hiện tại căn phòng bếp ở tầng hầm khách sạn Parker House, Boston là Thánh địa tôn nghiêm của chế độ Đảng, Nhà nước ta đặt trên đất nước Hoa Kỳ . 

———-

LỜI KẾT.

Sự kiện HCM và NAQ là hai người khác biệt nghe khó tin song đó là sự thật hai năm rõ mười.

Điều này đột ngột, gây bàng hoàng đưa đến những cảm xúc đối nghịch :

“Không cần biết Bác là ai, không cần biết Bác từ đâu, không cần/còn biết bao ngày sau . Ta yêu Bác, yêu Bác không ngại ngần, ta yêu Bác yêu Bác không chần chừ . Ta yêu Bác vì chỉ biết đó là Bác Hồ Chí Minh (bạn NTA). Và: 

“Còn em thì suốt đời phải cảnh giác với…. “Không cần biết Bác là ai”, nhưng em phải tránh xa loại người như Bác, vì Bác hội đủ tính cách loại người mà em phải cảnh giác. “Ta không yêu Bác vì biết Bác đó là Chính Mi”. Thế thôi! (cô NTL).

Song dù khác nhau một trời một vực, NAQ và HCM cơ bản giống nhau về tài nghệ bịa đặt, lại được tuyên giáo cọng sản thêm thắt, hư cấu, thổi phồng khiến con ếch trở thành con bò.

Vụ Marcus Garvey và UNIA năm 1916 ở Hoa Kỳ chẳng hạn đối với NAQ đã phơi bày sự dối trá.

Cái gọi là ‘Tư tưởng HCM’ thì hầu như hoàn toàn do tuyên giáo Đảng soạn theo bài bản liệt kê nhiệm vụ của những lãnh đạo nước, nhất là trong thời chiến, những gì phải nói, những gì phải làm. (1)

HCM năm 1966 được phóng viên hãng thông tấn Nhật Bản NDN phỏng vấn, tất cả 4 câu hỏi ngắn, đơn giản về diễn biến chiến cuộc. Video cho thấy Nhật Bản hỏi một câu, được chuyển ngữ thì HCM lấy kính đeo vào mắt, cầm tập giấy, cắm cúi đọc câu trả lời được soạn sẵn. Cứ thế cho đến hết bốn câu, kéo dài 11 phút. (https://www.youtube.com/watch?v=nCPdpYMrhzI). Thử hỏi một người tài trí trình độ chỉ có thế thì làm sao có khả năng sáng tác!

Có chăng HCM đã bỏ công lặn lội tìm kiếm mang về cho đất nước chủ nghĩa Mác-Lê, lặp đi lặp lại chắc nịch rằng là theo ý nguyện toàn Đảng, toàn dân, tất yếu lịch sử (?).  Dạ, xin thưa :

– Ý nguyện toàn đảng thì có thể đúng với nhiều trăm đảng viên thời ấy, năm 1945. 

– Ý nguyện toàn dân thì cần nhìn lại vì trong nước có nhiều đảng phái, giáo phái và triều Nguyễn. 

– Tất yếu lịch sử’ thì năm 1991, Liên Xô và các nước Đông Âu qua trải nghiệm đã dứt khoát chối bỏ chủ nghĩa tất yếu lịch sử quái thai này vì họ đánh giá làm con người đánh mất nhân tính, mù quáng quyền lực, tham tàn, xảo quyệt, hủy hoại bản sắc dân tộc và truyền thống đạo đức, phá nát giang sơn. 

Việt Nam hậu tiến không thể đòi “trứng khôn hơn rận”.

“Của Caesar hãy trả về cho Caesar”. Vật hoàn cố chủ. Bác rốt cuộc trở về cùng Karl Marx, Lenin.

“Thôi thôi thôi thôi, chú Mác thím Mác, ông Lê bà Lê, xin xuống tầu trước, cả nước tôi van!”  (2).

______________

Chú Thích . 

(1) Từ khóa : Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời là một kỳ tích. http://ykhoahuehaingoai.com/99do/TuTuongHCM_LBV.html

(2) Tài bàn, tài bàn! Ai sinh ra chàng… cả nước tôi van! (Đánh Tài bàn – Nguyễn Thiện Kế).

Lời Bàn : Điển hình truyện viết theo tưởng tượng, hư cấu. Bất chấp sai niên đại.

Bác rời Sài Gòn ngày 5/6/1911, đến Marseille, Pháp ngày 5/7/1911, viết đơn khai tên là Nguyễn Tất Thành, gởi từ Marseille ngày 15/9/1911 lên Tổng thống Pháp tha thiết xin học nội trú tại trường Thuộc địa.

Đơn xin – gửi về tòa Khâm sứ ở Trung kỳ – bị từ chối, Bác theo tàu buôn đi vòng quanh đến nhiều cảng ở Phi châu rồi sang Mỹ châu, đến New York, Mỹ tháng 12/1912. Tại đây Bác viết thư gởi cho Khâm sứ Trung Kỳ nhờ chuyển tiền gởi cho thân phụ. Thư viết ngày 15/12/1912 đóng dấu Bưu điện New York. Bước sang năm mới, đầu năm 1913 Bác theo tàu, rời Mỹ về lại châu Âu.

Tàu buôn có khả năng ghé lại Boston là một cảng lớn ở cách xa cảng New York knoảng 300 km  về hướng Bắc và Bác có dịp thăm Boston vài ngày, một tuần lễ.  

Việc Bác làm bánh 2, 3 năm ở Boston là chuyện giả tưởng Lê Văn Tám, cổ tích hoặc ngàn đêm lẻ. 


 Tin Bài Liên Quan:

No comments:

Post a Comment