Đối Thoại Điểm Tin ngày 27 tháng 03 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
BBC
Việt Nam cho thử
nghiệm Starlink, giảm thuế, tăng nhập hàng Mỹ để né trả đũa từ ông Trump
Ông Trump thổi bay
trật tự thế giới, châu Âu khổ sở tìm lối thoát
Ông Tô Lâm kỳ vọng
gì ở thanh niên Việt Nam?
Mạng lưới Trung
Quốc dụ dỗ nhân viên chính phủ Mỹ bị sa thải
Thương chiến: Việt
Nam có đang là 'cửa sau' của Trung Quốc?
Alice Guo: Nữ thị
trưởng Philippines, tay buôn người hay gián điệp Trung Quốc?
Mỹ chấn động vì vụ
rò rỉ tin nhắn nhóm an ninh quốc gia
Greenland chỉ trích
chuyến thăm của Đệ nhị phu nhân Mỹ và cố vấn của ông Trump
Mỹ, Ukraine và Nga
đang đàm phán những gì?
Trung Quốc kêu gọi
doanh nghiệp Mỹ đầu tư bất chấp chiến tranh thương mại
Ông Thaksin bị
nhắm, thủ tướng Thái Lan có thể bị bất tín nhiệm
Tổng lãnh sự Việt
Nam cảnh báo người Việt cư trú có giấy tờ tại Mỹ
Hà Nội 'di chuyển'
hàng chục cây xanh ven Hồ Gươm, nhiều người phản đối
Campuchia trục xuất
82 người Việt, 'bao gồm cả tội phạm'
Vì sao Vingroup
muốn chi hơn 4 tỷ USD xây đường sắt đi Cần Giờ?
Tổng thống Brazil
thăm Việt Nam: BRICS, máy bay và thịt bò
Đại án Phúc Sơn:
Doanh nhân Hậu 'Pháo' hối lộ 132 tỷ cho những lãnh đạo nào?
Sân golf Trump ở
Hưng Yên: Bao giờ hoàn thành? Có ý nghĩa gì?
Cựu đại sứ Mỹ:
'Nguy cơ Việt Nam bị áp thêm thuế là có'
Kế hoạch giải cứu
SCB trong 15 năm của Tập đoàn Sun Group
Người đàn ông Việt
'bị dọa giết và ép tới Anh để trả nợ'
Cựu vụ phó Bộ
TT&TT: 'Anh em hiểu là phải tạo điều kiện cho AIC trúng thầu'
Thấy gì từ việc
Việt Nam tuyên tử hình ma túy nhiều thứ hai thế giới?
Tinh gọn bộ máy:
quyền lực 'quan xã' sẽ lớn đến đâu?
Liên minh các quốc gia tình nguyện bảo đảm an ninh cho Ukraina họp
tại Paris
Mỹ : Tổng thống Trump tăng thêm 25% thuế đối với ô tô nước
ngoài
Báo chí Đức : Dữ liệu cá nhân của các quan chức cấp cao Mỹ rò
rỉ trên internet
Quân đội Pháp đã sẵn sàng đối phó với chiến tranh cường độ
cao và kéo dài ?
Năm năm sau Brexit, làn sóng di dân vào Vương quốc
Anh vẫn là vấn đề nổi cộm
Mỹ thông báo Nga và Ukraina đồng ý ngừng bắn ở Hắc Hải
Việt Nam giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng, mở cửa cho
Starlink của Mỹ
Tình báo Mỹ : Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với an
ninh Hoa Kỳ
Trung Quốc, bên thắng cuộc khi Trump "trở mặt" với đồng
minh
Thỏa thuận ngừng bắn với Ukraina ở Hắc Hải: Nga vẫn chơi trò
"câu giờ"
Mỹ : Hăm dọa - quân bài lãnh đạo của Donad Trump
Ukraina: Nga muốn tiếp tục đàm phán với Mỹ, với sự tham gia của
Liên Hiệp Quốc
Donald Trump áp thuế xuất khẩu 25% đối với những nước nhập khẩu
dầu khí Venezuela
Mỹ rút tài trợ: Liên Hiệp Quốc cảnh báo nguy cơ có thêm 6 triệu
người chết vì Sida
Kiểm soát kênh đào Panama : Trắc nghiệm đầu tiên của Trung
Quốc trong cuộc đọ sức với Mỹ
(RFI) – Ngoại trưởng Pháp bắt đầu vòng
công du châu Á đầu tiên. Sau chặng dừng đầu tiên ở Singapore, hôm nay, 25/03/2025,
ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot đến thăm Indonesia trước khi đến Trung Quốc.
Chuyến thăm này diễn ra trong khuôn khổ vòng công du Đông Nam Á sắp tới của
nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron. Lịch trình nghị sự được thông báo là những hồ
sơ quốc tế lớn như xung đột tại Ukraina và Cận Đông, cũng như là tăng cường hợp
tác đối tác chiến lược trong bầu không khí bất định do những căng thẳng Mỹ -
Trung gây ra.
(Inquirer)
– Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ công du Philippines ngày 28 và 29/03/2025. Chuyến đi « đúng
thời điểm » và chứng tỏ châu Á-Thái Bình Dương là một ưu tiên
của Nhà Trắng, theo đánh giá của đại sứ Philippines tại Washington. Thông cáo
của Lầu Năm Góc cho biết tại Manila, bộ trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth sẽ hội
kiến tổng thống Ferdinand Marcos Jr và sẽ có những cuộc trao đổi với đồng cấp
Philippines, Gilberto Teodoro. Philippines là một trong những chặng dừng của
vòng công du châu Á-Thái Bình Dương của ông Hegseth, bên cạnh Hawaii, đảo Guam
và Nhật Bản.
(RFI) – Liên
Âu thông báo ưu tiên gần 50 dự án khai thác khoáng sản chiến lược. Ngày 25/03/2025, Ủy Ban Châu Âu
công bố danh sách đầu tiên về các quặng mỏ và nhà máy chuyên sản xuất đất hiếm
và các kim loại thiết yếu có thể được mở tại châu lục. Trong số 47 dự án, có 9
tại Pháp. Mục tiêu là giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ Trung Quốc.
(AFP) –
Hungary và Nga tăng cường hợp tác về thương mại và năng lượng. Ngoại trưởng Hungary Péter
Szijjarto đến Matxcơva hôm nay 26/03/2025. Budapest phụ thuộc vào năng lượng
của Nga. Trên mạng xã hội Facebook, ông thông báo sẽ có các cuộc trao đổi với
phó thủ tướng Nga kiêm bộ trưởng Năng Lượng Alexander Novak. Là thành viên Liên
Hiệp Châu Âu, Hungary luôn « đi ngược », chống mọi kế hoạch
trừng phạt kinh tế Nga từ khi Matxcơva xâm chiếm Ukraina. Năm 2004, Hungary mua
gần 9 tỷ mét khối khí đốt và gần 5 triệu tấn dầu hỏa của Nga.
(AFP) –
Phó tổng thống Hoa Kỳ đến Groenland. Chuyến thăm diễn ra vào lúc Nhà Trắng
đòi thâu tóm vùng lãnh thổ tự trị được đặt dưới quyền kiểm soát của Đan Mạch.
Ngày 25/03/2025, ông JD Vance loan báo sẽ tháp tùng phu nhân đến Groenland
nhưng trước sự chống đối mạnh mẽ của chính quyền địa phương và cả Cophenhagen,
cuối cùng phó tổng thống Hoa Kỳ đã đổi ý. Thông cáo chính thức từ văn phòng của
ông Vance cho biết ngày 28/03, phó tổng thống Hoa Kỳ chỉ dừng lại ở căn cứ quân
sự tại Pituffik, một địa điểm chiến lược đối với an ninh của Mỹ tại Bắc Cực.
(AFP) –
Hoa Kỳ oanh kích nhiều vùng tại Yemen. Truyền thông lực lượng Houthi hôm nay, 26/03/2025,
cho biết không quân Mỹ đã tiến hành các cuộc oanh kích « hung hăng,
gây ra nhiều thiệt hại vật chất » nhưng không cho biết rõ số lượng
nạn nhân. Tổng cộng có khoảng 17 cuộc tấn công nhằm vào các vùng Saada và Amra,
tây bắc Yemen. Từ ngày 15/03, Washington thông báo mở một cuộc tấn công quân sự
mới chống lại phe Houthi, được Iran hậu thuẫn. Hoa Kỳ tuyên bố đánh cho đến khi
nào lực lượng nổi dậy này ngừng tấn công tầu thuyền đi qua tuyến đường biển này
ở Hồng Hải và Vịnh Aden.
(AFP) –
Iran tiết lộ hệ thống tên lửa mới. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran hôm 22/03/2025, công bố hệ
thống tên lửa mới được đặt tại ba đảo chiến lược ở Vịnh Ba Tư là Greater Tunb,
Lesser Tunb và Abu Musa. Trên đài truyền hình Nhà nước Alireza Tangsiri, chỉ
huy hải quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo tuyên bố những loại vũ
khí này có « khả năng tấn công các căn cứ, tầu thuyền và tài sản của
kẻ thù trong khu vực » và « có thể phá hủy hoàn toàn
mọi mục tiêu trong phạm vi 600 km ». Thông báo này được đưa ra vào
lúc Iran chuẩn bị hồi đáp thư ngỏ từ tổng thống Mỹ Donald Trump thúc giục
Teheran nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân, đồng thời cảnh báo khả năng hành
động quân sự nếu Iran từ chối.
(AFP) –
Phụ nữ Đan Mạch được lệnh đi nghĩa vụ quân sự. Bộ Quốc Phòng Đan
Mạch hôm 25/03/20255 thông báo từ ngày 01/07, phụ nữ cũng phải đi nghĩa vụ quân
sự do « tình hình an ninh và quốc phòng hiện tại ». Trước
mắt, phụ nữ trên 18 tuổi nhận được giấy gọi tham gia một ngày cho công tác
phòng thủ. Trong ngày này, họ sẽ bốc thăm để xem có phải nhập ngũ hay không
trong trường hợp Đan Mạch thiếu lính dự bị. Trước mối đe dọa xuất phát từ Nga,
Copenhagen đã tăng thêm gần 6 tỷ euro ngân sách quốc phòng cho hai năm 2025 và
2026.
(AFP) –
Tây Ban Nha tăng chi phí an ninh và quốc phòng. 2% GDP sẽ được dành cho ngân sách phòng
thủ trước ngưỡng năm 2029. Thủ tướng Pedro Sanchez hôm nay 26/03/2025
thông báo từ nay đến trước mùa hè, Madrid sẽ cụ thể hóa kế hoạch « nhằm
thúc đẩy công nghiệp quốc phòng » chuẩn bị đương đầu với những mối đe
dọa xuất phát từ Nga và trước việc Liên Hiệp Châu Âu không còn có thể trông cậy
vào ô dù an ninh của Mỹ. Ngân sách phòng thủ của Tây Ban Nha hiện tương đương
khoảng 1,28% GDP nước này, thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong Liên Hiệp
Châu Âu, trong đó đứng đầu là Ba Lan. Năm 2024, Vacxava dành đến hơn 4% GDP cho
các khoản chi phí quân sự.
(AFP) –
Mỹ : Tổng thống Trump giảm nhẹ tầm mức vụ lộ bí mật quân sự. Vụ tai tiếng để lộ bí mật quân sự
trong chiến dịch đánh phe nổi dậy Houthi ở Yemen mà Jeffrey Goldberg, tổng biên
tập tạp chí The Atlantic, « vô tình » được mời tham dự các
cuộc họp trực tuyến trên ứng dụng Signal, giữa các giới chức an ninh Hoa Kỳ.
Trả lời báo chí hôm 25/03/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump bênh vực cố vấn
an ninh quốc gia và bộ trưởng Quốc Phòng. Ông coi việc các giới chức an ninh
Hoa Kỳ để lộ kế hoạch quân sự là một « sơ sót nhỏ » và
« không nghiêm trọng ». Ông gọi tổng biên tập báo The
Atlantic là tay nhà báo « lưu manh ». Phe đối lập bên đảng
Dân Chủ đòi bộ trưởng Quốc Phòng và cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng phải
từ chức.
(AFP) –
Thụy Điển : Bất bình đẳng về kinh tế ngày càng sâu giữa các gia đình. Một thăm dò do bốn hiệp hội và tổ
chức phi chính phủ, bao gồm Hội Hồng Thập Tự công bố hôm nay, 26/03/2025, cho
thấy cứ ba gia đình thì có một hộ đơn thân không đủ ăn khi đói. Những hộ này
phải « chọn lựa giữa tự kiếm ăn và quần áo ». Lạm phát, giá
lương thực tăng cao và nợ hộ gia đình cao đang đè nặng nền kinh tế Thụy Điển.
(20
Minutes) – Mỹ : Bang Florida khuyến khích trẻ em đi làm để thay thế di dân
bất hợp pháp. Kênh
truyền thông Mỹ CNN cho biết bang Florida đang tìm cách thay thế nguồn lao động
di dân bất hợp pháp. Thống đốc bang Florida, Ron DeSantis, và Nghị Viện bang
hôm qua, 25/03/2025, đã trình một dự luật nhằm nới lỏng các quy định về lao
động trẻ em cho phép các thiếu niên ngay từ 14 tuổi có thể làm việc ban đêm.
Nếu văn bản được thông qua, trẻ em có thể học ban ngày, làm việc về đêm. Hiện
đối tượng lao động này không được phép làm việc trước 6 giờ sáng và sau 23 giờ
đêm.
(AFP) –
Tổng thống Brazil thúc đẩy « mối đối tác thương mại giữa Nhật Bản và
khối các quốc gia Nam Mỹ Mercosur ». Dẫn đầu một phái đoàn hàng trăm
doanh nhân đến Nhật Bản, ông Lula da Silva hôm nay 26/03/2025 kêu gọi Tokyo và
khối Mercosur nhanh chóng thông qua hiệp định tự do mậu dịch, để tháo gỡ vòng
kềm tỏa trước chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ. Khối Mercosur bao gồm Achentina,
Brazil, Paraguay và Uruguay. Brazil và Achentina là hai nguồn cung cấp nông
phẩm lớn trên thế giới.
(AFP) –
Hàn Quốc : Cháy rừng lớn khiến 24 người chết. Theo một quan chức bộ Nội Vụ Hàn
Quốc hôm nay, 26/03/2025, đây chỉ là con số tạm thời, trong số này có một phi
công trực thăng. Hàng ngàn lính cứu hỏa đã được huy động hòng dập tắt hơn một
chục ngọn lửa, bùng phát từ cuối tuần qua (22-23/03), thiêu rụi hơn 17 ngàn ha
rừng và đe dọa hai điểm di tích được đưa vào danh sách Di sản Thế giới của
UNESCO. Đây là đợt cháy rừng lớn thứ hai, sau đợt lớn nhất năm 2000, thiêu cháy
hơn 23.900 ha rừng ở bờ phía đông đất nước.
TIN TỨC: THỨ NĂM 27.03.2025
1/ VN BỊ CÁO BUỘC GIAM GIỮ 81 TÙ NHÂN TÔN GIÁO
Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc
tế, cơ quan thuộc chính quyền liên bang Hoa Kỳ, vào hôm 25/3 đã công bố phúc trình thường niên về tình
hình tự do tôn giáo trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Đây là cơ quan có chức năng
theo dõi và đánh giá độc lập những quan ngại về quyền tự do tôn giáo trên thế
giới, và tư vấn chính sách cho chính quyền Mỹ trong lĩnh vực ngoại giao, đặc
biệt là với những nước nơi tình hình tự do tôn giáo được cho là có vấn đề.
Tự do tôn giáo cũng là vấn
đề được chính quyền của Tổng thống Donald Trump coi trọng. Phó Tổng thống JD Vance
đã có phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế
diễn ra ở thủ đô Washington vào tháng 2 năm 2025.
Trong bản báo cáo thường
niên năm nay, Việt Nam bị xếp vào nhóm được cần được quan tâm đặc biệt. Những
quan ngại liên quan đến việc vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam được nêu gồm
kiểm soát hoạt động của các tôn giáo bằng luật pháp, đàn áp những nhóm tôn giáo
thiểu số và xử dụng những tổ chức tôn giáo quốc doanh để độc quyền quản lý tín
đồ.
Báo cáo còn nêu bật nhiều
trường hợp được cho là nạn nhân của chính sách đàn áp tôn giáo, gồm ông Lê Tùng
Vân của Tịnh thất Bồng Lai, hai nhà hoạt động người Khmer Krom gồm Thạch Cương
và Tô Hoàng Chương, tín đồ đạo Tin Lành Nay Y Blang, cùng nhiều cá nhân khác. Với
tổng cộng 81 người hiện đang bị giam giữ.
Ngoài việc bắt giam, bạo
quyền Việt Nam còn bị cáo buộc đã thực hiện tra tấn, ép bỏ đạo, và sách nhiễu
những tín đồ của các tôn giáo không được nhà nước công nhận.
Với việc cho Việt Nam vào
nhóm cần được quan tâm đặc biệt, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế đã đưa ra hàng
loạt đề nghị đến chính quyền Mỹ, trong vấn đề bang giao với quốc gia Đông Nam
Á. Các đề nghị bao gồm không công nhận tư cách nền kinh tế thị trường của Việt
Nam nếu không có những cải thiện về tình hình tự do tôn giáo, vận động Việt Nam
sửa đổi luật tín ngưỡng và tôn giáo có hiệu lực từ năm 2018.
2/ TNLT VŨ QUANG THUẬN BỊ CÔNG AN GẮN MÁY THU HÌNH TRONG NHÀ
Ông Vũ Quang Thuận, một cựu
tù nhân chính trị, cho biết trong nhà của ông bị gắn camera giám sát mà không
được sự đồng ý của ông.
Là thành viên chủ chốt của
Phong trào Chấn hưng Nước Việt, một tổ chức cổ xúy dân chủ, nên ông Thuận bị
bắt vào tháng 3 năm 2017 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. ông sau đó
bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế vào đầu năm 2018. Hôm 22/2, ông được
trả tự do trước thời hạn tám ngày.
Ông Thuận cho biết gần đây
đã phải nhập viện để điều trị các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong lúc ông ở
bệnh viện, công an địa phương đã tới nhà ông để gắn camera giám sát. Ông Thuận
cho biết hành vi này đã bị cha mẹ ông cực lực phản đối nhưng họ vẫn bất chấp.
Ông cho biết công an gắn
hai chiếc camera tại nhà của ông, và hai thiết bị này đã hoạt động được một
tuần qua. Một chiếc camera được gắn ở trên mái hiên ngay sát cửa ra và chiếc
còn lại được gắn ở trong phòng khách cho phép theo dõi mọi hoạt động ở bên
trong nhà.
Hiện ông Thuận đang chấp
hành lệnh quản chế ở xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nơi ông
sống cùng người cha 95 tuổi và người mẹ kế 80 tuổi.
Trước những hành xử của
công an và bạo quyền địa phương, ông Thuận cho biết cảm thấy như đang phải đối
diện với “xã hội đen” chứ không phải cơ quan thực thi pháp luật.
3/ VN GIẢM THUẾ NHẬP CẢNG MỘT SỐ HÀNG HÓA CỦA MỸ
Trong bối cảnh lo ngại Hoa
Kỳ áp thuế quan, Việt Nam thông báo sẽ giảm thuế nhập cảng đối với một số sản
phẩm, bao gồm xe hơi và khí hóa lỏng, đồng thời cho phép công ty SpaceX của tỷ
phú Mỹ Elon Musk ra mắt dịch vụ viễn thông vệ tinh Starlink ở Việt Nam.
Cần biết là nền kinh tế
Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào xuất cảng, với Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất
của Việt Nam vào năm 2024. Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam dự trù
hơn 123 tỷ Mỹ kim vào năm ngoái, lớn thứ ba trên thế giới.
Trong bối cảnh này, Hà Nội
lo ngại sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo của đợt áp thuế mà Tổng thống Mỹ Donald
Trump áp dụng. Cách đây chưa đầy hai tuần, Thủ tướng VN Phạm Minh Chính đã công
bố kế hoạch giảm thuế quan để khuyến khích nhập cảng từ Hoa Kỳ.
Vào tối ngày 25/3, trên
trang mạng của mình, bộ tài chính Việt Nam thông báo là thuế nhập cảng đối với
một số loại xe hơi sẽ giảm một nửa và thuế suất đối với khí đốt tự nhiên hóa
lỏng sẽ giảm xuống 2%. Thuế cũng sẽ được giảm đối với một số sản phẩm khác, như
đùi gà đông lạnh, hạnh nhân, quả anh đào ngọt, nho khô và gỗ.
Về Starlink, việc ra mắt dịch vụ viễn thông vệ
tinh này sẽ diễn ra như một phần của chương trình thí điểm kéo dài đến cuối năm
2030.
4/ TRUNG CỘNG LÀ MỐI ĐE DỌA LỚN NHẤT ĐỐI VỚI AN NINH HOA KỲ
Trong báo cáo thường niên
về các mối đe dọa nhắm vào an ninh Hoa Kỳ được công bố vào ngày 25/3, các giới
chức trong ngành tình báo Mỹ khẳng định lợi
ích và an ninh của Hoa Kỳ ở khắp mọi nơi trên thế giới đang bị Trung Cộng
đe dọa và Bắc Kinh đang có những bước tiến trong mục tiêu đánh chiếm Đài Loan.
Giải trình trước một ủy ban
của thượng viện về báo cáo thường niên, liên quan đến những mối đe dọa nhắm vào
Hoa Kỳ, bà Tulsi Gabbard, giám đốc tình báo quốc gia, nhấn mạnh Trung Cộng là đối thủ lợi hại nhất của
Mỹ trong tất cả mọi lĩnh vực quân sự, kinh tế, công nghệ, không gian và an ninh
mạng.
Theo bà Gabbard, quân đội Trung Cộng có thể can thiệp vào tất
cả mọi phương diện chống phá nước Mỹ trong một cuộc xung đột ở khu vực, để
khẳng định ảnh hưởng của Bắc Kinh ở cấp toàn cầu và để bảo đảm an ninh tại các
khu vực Trung Cộng khẳng định chủ quyền.
Vẫn theo bà Gabbard, vũ khí tầm xa của Trung Cộng có khả năng
nhắm tới lãnh thổ của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương như đảo Guam, Hawaii hay
ở mãi tận Alaska. Giới chức tình báo Mỹ cho rằng Bắc Kinh tiếp tục mở
rộng các chiến dịch để làm suy yếu
nước Mỹ ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ cũng như trên trường quốc tế, trong
đó có cả các chiến dịch phát tán tin giả.
VNTB
– Thư kêu gọi gửi Danh sách Quân dân Cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã mất trong
lao tù cộng sản
VNTB
– USCIRF chỉ định Việt Nam là quốc gia phải quan tâm đặc biệt
VNTB
– Ông Trump giải thể Bộ giáo dục
VNTB
– Cộng sản gửi thư dụ dỗ người tị nạn quay về: mật ngọt chết ruồi
VNTB
– Nghề báo cộng sản: bưng bô còn bị bỏ đói
27/03/1952:
Kiichiro Toyoda, nhà sáng lập Toyota Motor, qua đời
Hệ
thống quyền lực xuyên Đại Tây Dương đã đến điểm không thể vãn hồi
Kỳ tài
“Phù Cát nhất nghị”27/03/2025
Chuyện đoàn (Kỳ
1)27/03/2025
Sự
nghiệp dư của Nhà Trắng dưới thời Trump27/03/2025
Dữ
liệu cá nhân và mật khẩu của các quan chức an ninh cấp cao của Mỹ được tìm thấy
trên mạng27/03/2025
Đây
là kế hoạch tấn công mà các cố vấn của Trump chia sẻ trên Signal26/03/2025
Lên
hình cười nụ, xuống đèn khóc thầm!26/03/2025
Việt
Nam cho rằng, Campuchia phải chia sẻ thông tin về kênh đào Funan Techo trên
sông Mekong26/03/2025
‘Thế
giới Tự do’ đã biến mất và không còn đường nào để quay lại25/03/2025
Phúc
Lai - Về cuộc chiến tranh của Putler ở Ukraine ngày 26/03/2025
Lê
Xuân Nghĩa - Trump chỉ cần một cái cớ là lập tức giúp Nga khôi phục sức mạnh
Thanh
Hằng - Một thời "đẻ chui"
Nguyễn
Tiến Tường - Anh Cảnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định!
Dương
Quốc Chính - Đặt tên nhảm
Nguyễn
Đình Bổn - Giữ lại những tên cổ ở Gò Vấp
Nguyễn
Thông - Bàn trà Chủ nhật (4)
Lê
Thiếu Nhơn - Lên hình cười nụ, xuống đèn khóc thầm!
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 26.03.2025
Võ
Khánh Tuyên - Những thành phố buồn
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Giấc mơ bán dẫn Việt Nam 27/03/2025
Về cuộc chiến tranh của Putin ở
Ukraine – Ngày 26/3/2025 27/03/2025
Ai đang gây lãng phí cây xanh ở
trung tâm thành phố? 26/03/2025
Zelensky nói về Trump, Putin và
hậu chiến ở Ukraine 26/03/2025
Đừng hỗn láo với Hồ Gươm 25/03/2025
Đôi dòng về Km0 Hà Nội 25/03/2025
Chính trị Trung Quốc đang trong
giai đoạn bình lặng trước cơn bão 25/03/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
DOANH NGHIỆP CHI HƠN
700 TRIỆU ĐỒNG SỬA NHÀ CHO CỰU PHÓ CHỦ TỊCH
Sáng 26.3, ngày thứ 3 phiên tòa xét xử sơ thẩm
cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình và 43 bị cáo trong vụ
án khai thác cát lậu xảy ra tại Công ty CP đầu tư Trung Hậu 68 - Tổng 68, gây
thiệt hại cho ngân sách nhà nước gần 294 tỉ đồng, tiếp tục phần xét hỏi.
Theo cáo trạng, bị cáo Trần Anh Thư (cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang) đã
lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, chỉ đạo cấp dưới giúp Công
ty Trung Hậu 68 được
cấp phép khảo sát, thăm dò mỏ cát theo hình thức chỉ định không thông qua đấu
giá. Bị cáo Thư cũng ký giấy phép khai thác khoáng sản, tạo điều kiện cho Công
ty Trung Hậu 68 khai thác cát cung cấp cho dự án cao
tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ không đúng với chủ trương của dự án... Cũng theo cáo
trạng, bị cáo Trần Anh Thư đã nhận hối lộ hơn 961 triệu đồng từ bị cáo Lê Quang
Bình (Chủ tịch HĐQT Công ty Trung Hậu 68).
Tại tòa trước đó, bị cáo Thư cho rằng đối với số tiền bị quy kết
nhận hối lộ, bị cáo không bàn bạc, thỏa thuận gì với phía Công ty Trung
Hậu. Trong đó, 2 lần là
Công ty Trung Hậu biếu quà tết, mỗi lần 100 triệu đồng và 1 lần sửa nhà hơn 700
triệu đồng. Bị cáo đã vận động gia đình khắc phục 1 tỉ đồng trước khi bị khởi
tố.
Sáng 26.3, HĐXX triệu tập ông Lê Quang Vinh (anh trai bị cáo Lê
Quang Bình) để làm rõ về việc chi tiền sửa nhà cho bị cáo Trần Anh Thư. Tại
tòa, ông Vinh cho biết năm 2021 ông đã chỉ cho bà Phan Thị Suối (vợ bị cáo Thư)
mua một căn nhà ở Q.7, TP.HCM. Do căn nhà này xuống cấp nên bà Suối nhờ ông
Vinh tìm thợ sửa chữa nhà. Theo ông Vinh, bà Suối đã chuyển cho ông
Vinh 300 triệu đồng để mua vật liệu sửa nhà trước và sau đó sẽ đưa tiền theo
tiến độ do đang dịch Covid-19 đi lại khó khăn.
"Sau đó, tôi gặp Bình nói chuyện và kể lại việc chị Suối có
mua nhà và nhờ sửa nhà. Bình nói với tôi giúp được chị thì giúp, còn tiền sửa
chữa đừng nói với chị, em thanh toán cho", ông Vinh trình bày tại tòa và
nói đã nhận của bị cáo Bình tổng cộng 761 triệu đồng để thuê thợ, mua vật liệu
và trả tiền cho người thi công.
Hôm nay 27.3, phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận.
'SỐT ĐẤT ẢO' Ở TÂY
NGUYÊN: NHIỀU GIA ĐÌNH TRẮNG TAY VÌ 'CÒ ĐẤT'... THẤT HỨA
Nhiều hộ dân ở xã Ea Drơng (H.Cư M'gar, Đắk Lắk) bán đất nhưng
'sập bẫy cò đất', vừa không nhận đủ tiền, vừa mất sổ đỏ. Bảng hiệu 'đất đang
tranh chấp' được gắn lên nhiều nơi.
"Cò đất" là người địa phương
Những năm qua, đất của nhiều hộ dân xã Ea Drơng (H.Cư
M'gar, Đắk Lắk) hầu như đã được giới bất động sản thu mua.
Với niềm tin bán đất giá cao để mua đất rẫy canh tác, người dân lại rơi vào
tình cảnh éo le, sổ đỏ biệt tăm, tiền mua đất chưa được nhận đủ và chỉ hy vọng
vào lời hứa của… "cò đất".
Thời gian qua trên địa bàn xã Ea Drơng xuất hiện nhiều bảng hiệu
"đất tranh chấp, không mua bán" dọc các tuyến đường. Những người dân
ở đây cho biết, họ bị "sập bẫy" bởi chiêu trò của "cò đất".
Ông Y.B Niê (trưởng buôn Yông B) cho hay vào năm 2022, gia đình
đã bán hơn 1.200 m2 đất cho giới bất động sản với giá 1,2 tỉ
đồng. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, gia đình chỉ mới nhận được 200
triệu đồng, sổ đỏ "không cánh mà bay".
"Thời điểm đó, gia đình tôi bán đất vì được trả giá cao.
Chúng tôi cũng ấp ủ, sau khi bán đất sẽ đi mua đất rẫy để canh tác. Tuy nhiên,
người mua chưa trả đủ tiền, sổ đỏ cũng mất. Người mua đã phân lô, bán hết đất
của tôi", ông Y.B Niê kể.
Ông Y.B Niê cho biết thêm, gia đình đã nhờ luật sư để khởi kiện
người mua đất vì vi phạm hợp đồng. Không chỉ gia đình ông Y.B vướng vào tình
cảnh này, nhiều hộ dân trong buôn Yông B cũng gặp trường hợp tương tự.
Đối với hộ ông Y.K Niê, gia đình đã bán khoảng 2.000 m2 đất
với giá 2,4 tỉ đồng nhưng đến nay chỉ nhận được 900 triệu đồng. Gia đình ông đã
gửi đơn từ kiến nghị đến chính quyền địa phương để xử lý việc "cò
đất" vi phạm hợp đồng, không trả đủ tiền mua bán đất, lừa mất sổ đỏ.
"Chúng tôi tin tưởng "cò đất", môi giới là người
trong buôn nên gia đình mới chấp nhận bán đất và giao sổ đỏ cho họ. Tuy nhiên,
đến nay chúng tôi chưa nhận đủ tiền, đất đã bị bán lại cho nhiều người khác và
xảy ra tranh chấp. Mỗi lần liên lạc, "cò đất" cứ hẹn 1 tuần, 2 tuần,
1 tháng… để trả tiền nhưng vẫn chưa thấy đâu", ông Y.K Niê bày tỏ.
Xử lý bằng hòa giải
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Tiến Trường, Chủ
tịch UBND xã Ea Drơng, cho biết sau khi nhận được đơn từ của người dân kiến
nghị, phản ánh về đất đai, chính quyền địa phương tiến
hành xác minh và thành lập đội xử lý, tổ chức hòa giải.
Đối với việc xử lý các đơn từ về đất đai, chính quyền sẽ mời cả
2 bên đến trụ sở để tiến hành hòa giải, có được tiếng nói chung. Những trường
hợp không đến để hòa giải, chính quyền địa phương sẽ hoàn tất thủ tục chuyển ra
tòa.
"Ước
tính hòa giải 10 vụ thì chỉ có khoảng 4 – 5 vụ mới thành. Đa số các trường hợp
này họ tự thỏa thuận và thống nhất với nhau. Còn phần lớn người mua đất đều bỏ
trốn biệt tăm, không chịu phối hợp để giải quyết", ông Trường nói.
Ông Trường cho biết thêm, về trường hợp người môi giới là người
địa phương, chính quyền đã tổ chức hòa giải và người này đã hứa là sẽ trả lại
tiền cho các hộ dân. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, người này vẫn chưa trả
lại tiền.
Đợt "sốt đất" lần 2 tại địa phương, đây chỉ là chiêu
trò mua qua bán lại trong giới bất động sản, đẩy giá đất lên cao để thu hút
người mua. Đất của người dân đã được giới bất động sản mua hết từ đợt "sốt đất" lần một (năm 2020).
"Chúng tôi khuyến cáo người dân khi mua bán đất nên đến trụ
sở xã để làm việc, tránh bị lừa đảo như thời gian trước. Nếu thông qua phòng
công chứng tư nhân, người dân sẽ không được hướng dẫn, đọc rõ các điều khoản
thì sẽ rơi vào cảnh tiền mất tật mang…", ông Trường nhấn mạnh.
PHÁT HIỆN THÊM 2 CƠ SỞ
NHA KHOA 'CHUI', ĐÓNG CỬA NGAY LẬP TỨC
https://tuoitre.vn/phat-hien-them-2-co-so-nha-khoa-chui-dong-cua-ngay-lap-tuc-20250326153258547.htm
Từ nguồn tin người dân, lực lượng chức năng
tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra và phát hiện thêm 2 cơ sở nha khoa hoạt động không
phép, yêu cầu đóng cửa ngay lập tức.
Ngày 26-3, bà Hồ Thị Tươi - phó chánh văn phòng UBND TP Buôn Ma
Thuột - cho biết lực lượng của đơn vị cùng Thanh tra Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk và Phòng an ninh chính trị
nội bộ (PA03) Công an tỉnh Đắk Lắk kiểm tra một số cơ sở nha khoa trên địa bàn.
Cơ sở nha khoa từng bị đóng cửa vẫn ngang
nhiên hoạt động 'chui'
Tại cơ sở nha khoa Valis Group (218 Lê Thánh Tông, phường Tân
Lợi, TP Buôn Ma Thuột), đoàn kiểm tra phát hiện 6 nhân viên đang thực hiện
khám, chữa bệnh cho khách hàng dù trước đó đã bị yêu cầu đóng cửa do hoạt động
không phép.
Theo bà Tươi, cơ sở này trang bị 8 ghế nha khoa nhưng không xuất
trình được các giấy tờ pháp lý như: giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động,
chứng chỉ hành nghề hay hồ sơ nhân sự.
Mặc dù vậy, nha khoa Valis Group vẫn quảng cáo rầm rộ trên mạng
xã hội với các fanpage
như "Valis Dental", "Nha khoa Valis", "Valis Dental -
Tập đoàn Nha khoa quốc tế 5 sao".
Trước hành vi tái phạm, Thanh tra Sở Y tế đã yêu cầu Valis Group
lập tức dừng hoạt động, đồng thời phải gỡ bỏ toàn bộ nội dung quảng cáo vi phạm
trên các nền tảng trực tuyến.
Cùng thời điểm, đoàn kiểm tra cũng phát hiện cơ sở nha khoa Sun
Shine (14 Phan Bội Châu, phường Thành Công) hoạt động khi chưa có chứng chỉ
hành nghề. UBND TP Buôn Ma Thuột đã ra quyết định xử phạt cơ sở này 35 triệu đồng, buộc nộp lại số
lợi bất hợp pháp và đình chỉ hoạt động.
Trước đó, đoàn liên ngành đã kiểm tra cả hai cơ sở này và yêu
cầu dừng hoạt động. Tuy nhiên, nha khoa Valis Group vẫn cố tình mở cửa trở lại
khi chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý.
Hàng loạt cơ sở thẩm mỹ bị đình chỉ vẫn ngang
nhiên hoạt động
Không chỉ các nha khoa, nhiều cơ sở thẩm mỹ bị xử phạt cũng bất
chấp lệnh đình chỉ để tiếp tục hoạt động. Những cơ sở này đã bị Sở Y tế Đắk
Lắk, UBND TP Buôn Ma Thuột buộc ngừng hoạt động từ 4 - 18 tháng do hoạt động
không phép.
Cụ thể, thẩm mỹ viện JK Medical (89C Lý Thái Tổ) bị xử phạt 25
triệu đồng và đình chỉ hoạt động 4,5 tháng từ ngày 20-1 nhưng vẫn tiếp tục đón
khách.
Cơ sở tại 111 Lê Thánh Tông đăng ký kinh doanh dịch vụ gội đầu,
chăm sóc da cơ bản nhưng thực chất lại khám nam khoa trái phép. Cơ sở này bị xử
phạt 45 triệu đồng, đình chỉ 18 tháng từ ngày 27-2-2025 nhưng vẫn ngang nhiên
hoạt động.
Ngoài ra, thẩm mỹ viện Thảo Xinh (54 Bà Triệu) và Viện thẩm mỹ
JK Medical - Buôn Ma Thuột (89 Lý Thái Tổ) cũng nằm trong danh sách bị đình chỉ
nhưng vẫn tiếp tục thực hiện các dịch vụ làm đẹp cho khách hàng.
Dù đã có lệnh xử phạt và đình chỉ từ cơ quan chức năng, nhiều cơ
sở thẩm mỹ vẫn phớt lờ, cố tình vi phạm. Điều này đòi hỏi việc các cơ quan chức
năng, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý thật nghiêm khắc để tránh việc coi
thường pháp luật.
BÊN TRONG 'CÔNG XƯỞNG'
SẢN XUẤT MA TÚY LỚN NHẤT TRƯỚC NAY TẠI VIỆT NAM
Danh Trọng
https://tuoitre.vn/ben-trong-cong-xuong-san-xuat-ma-tuy-lon-nhat-truoc-nay-tai-viet-nam-20250326163333104.htm
Trung tướng Nguyễn Văn
Viện đánh giá 'công xưởng' ma túy vừa bị triệt phá tại Nha Trang là 'lớn nhất,
tính chất nghiêm trọng nhất' từ trước đến nay tại Việt Nam.
Chiều 26-3, Cục Cảnh sát
điều tra tội phạm về ma túy (C04, Bộ Công an) cho biết đơn vị vừa phối hợp các
lực lượng chức năng triệt phá tổ chức tội phạm sản xuất trái phép ma túy tổng
hợp tại tỉnh Khánh Hòa.
Cầm đầu đường dây là
Trương Xuân Minh (51 tuổi, người Đài Loan, Trung Quốc). Minh sang Việt Nam từ
năm 2021 với vỏ bọc đầu tư, kinh doanh, nuôi cá cảnh.
Minh sống như vợ chồng
với Phạm Thị Lệ Hân (30 tuổi, cư dân tỉnh Khánh Hòa). Giúp sức đắc lực cho Minh
là Đoàn Văn Hùng (42 tuổi, ở Khánh Hòa).
Tháng 11-2024, Minh nhờ
người thuê mảnh đất 1.000m2 tại khu nghĩa trang phía bắc, xã
Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang. Đây là khu vực hẻo lánh, ít người qua lại,
đường vào khó khăn.
Để tập kết nguyên vật
liệu, hóa chất và các thiết bị liên quan, Minh thuê thêm mảnh đất 300m2,
cách đó hơn 3km.
Cuối tháng 1-2025, xưởng
này bắt đầu sản xuất giai đoạn một, cho ra khoảng 1,8 tấn bột màu vàng đóng vào
27 thùng xốp, gửi vào kho đông lạnh ở Nha Trang.
Để qua mặt lực lượng chức
năng, chúng ngụy tạo vỏ bọc là doanh nghiệp sản xuất chất tạo bọt xử lý nước
thải.
Minh tuyển 4 người Việt
Nam và 2 người Trung Quốc có kinh nghiệm sản xuất ma túy để làm giai đoạn hai,
cho ra chất bột trắng.
Chúng đưa hàng sang kho
xưởng tại số 47 Cát Lợi, thành phố Nha Trang để thực hiện công đoạn cuối cho ra
ketamin tinh khiết.
Toàn bộ hoạt động được
thực hiện trong đêm và rạng sáng, sau mỗi giai đoạn chúng đuổi hết người cũ để
tuyển người mới.
Xác định thời cơ thuận
lợi, ban chuyên án quyết định phá án. C04 đã báo cáo lãnh đạo Bộ Công an cho
phép phối hợp với Công an tỉnh Khánh Hòa, Viện Khoa học hình sự, Cục Kỹ thuật
nghiệp vụ (Bộ Công an), Chi cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa, Chi cục Điều tra chống
buôn lậu, Cục Hải quan (Bộ Tài chính), Vụ 4 - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
phá chuyên án.
0h sáng 22-3-2025, gần
200 cán bộ, chiến sĩ đã đồng loạt tấn công, bắt giữ các nghi phạm đang có hành
vi sản xuất trái phép chất ma túy.
Cảnh sát đã thu tổng cộng
1,4 tấn ketamin với "độ tinh khiết rất cao", gần 80 tấn hóa chất. 11
nghi phạm bị bắt, trong đó 4 người Trung Quốc, 3 người Đài Loan (Trung Quốc), 4
người Việt Nam.
Trung tướng Nguyễn Văn
Viện - cục trưởng C04 - đánh giá đây là xưởng sản xuất ma túy "lớn nhất,
có tính chất nghiêm trọng nhất" từ trước đến nay tại Việt Nam bị phát
hiện.
KIÊN
GIANG KHỞI TỐ VỤ ÁN TỔ CHỨC ĐƯA NGƯỜI XUẤT CẢNH TRÁI PHÉP BẰNG TÀU CÁ
Ngày 26-3, Cơ quan an ninh điều tra Công an
tỉnh Kiên Giang cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra
làm rõ hành vi tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép bằng tàu cá.
Theo đó vụ án này có liên quan đến tàu cá KG 95541 TS do bà
N.T.K.C. (46 tuổi, ngụ phường An Hòa, thành phố Rạch Giá) làm chủ.
Công an tỉnh Kiên Giang cho biết trước đó qua hệ thống giám sát hành trình, phát hiện tàu cá của bà C. mất tín hiệu kết
nối trong bờ (vị trí cuối cùng hệ thống ghi nhận gần phường An Thới, thành phố
Phú Quốc).
Trung tâm Đăng kiểm tàu cá đã gửi 50 tín hiệu liên lạc, phát
hành văn bản nhắc nhở tàu cá này khi có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác
IUU.
Ngày 25-2, trên vùng biển Thái Lan, lực lượng chức năng nước này
đã truy đuổi, bắt giữ tàu cá KG 95541 TS do N.V.K. (31 tuổi) điều khiển.
Căn cứ tài liệu, chứng cứ điều tra thu thập được, Công an tỉnh
Kiên Giang đã khởi tố vụ án để điều tra làm rõ hành vi tổ chức cho người khác
xuất cảnh trái phép.
TỔNG GIÁM ĐỐC BỊ XÉT
XỬ, ĐỀ NGHỊ 15-16 NĂM TÙ DÙ BỎ TRỐN SANG MỸ
Đại diện VKS vừa đề nghị HĐXX tuyên phạt Tổng
giám đốc Công ty Thành An Nguyễn Đăng Thuyết mức án 15-16 năm tù. Đây là lần
thứ 2 vị đại gia này bị đưa ra xét xử vắng mặt khi đang sống tại Mỹ.
Chiều 26/3, phiên tòa xét xử vợ chồng TGĐ Công ty Thành An Nguyễn Đăng Thuyết và các đồng phạm chuyển sang phần tranh luận.
Đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đăng Thuyết
(TGĐ Công ty Thành An): 15-16 năm tù; Nguyễn Nhật Linh (vợ bị cáo Thuyết, Phó
TGĐ Công ty Thành An) mức án 3-4 năm tù.
Đối với các bị cáo còn lại, đại diện VKS đề nghị HĐXX xử phạt
mức án 6 tháng tù treo đến 12 năm tù.
Ngoài ra, cơ quan công tố còn đề nghị HĐXX phạt tiền từ 50-200
triệu đồng đối với 15 bị cáo. Các bị cáo phải liên đới bồi thường số tiền gây
thiệt hại; riêng bị cáo Dương Văn Tiến (chủ cửa hàng y tế Hồng Hà) được VKS đề
nghị miễn trách nhiệm hình sự.
Theo quan điểm luận tội của đại diện VKS, trong nhiều năm qua,
nhà nước ta đã có những cơ chế, chính sách tạo điều kiện các doanh nghiệp tư
nhân phát triển.
Bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn chân chính, vẫn còn các chủ
doanh nghiệp lợi dụng chính sách của nhà nước, cố ý làm trái các quy định để
làm giàu bất chính.
Từ năm 2017-2022, bị cáo Nguyễn Đăng Thuyết đã chỉ đạo lập, sử
dụng hai hệ thống sổ kế toán tài chính trong cùng một kỳ kế toán. Trong đó, số
liệu về tổng tài sản, tổng nguồn vốn, tổng lợi nhuận trước thuế trong các năm
từ 2017- 2022 có sự chênh lệch lớn, phản ánh không đúng thực tế về hoạt động
kinh doanh, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 743 tỷ đồng.
Đại diện VKS cho rằng, hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc
biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực kế
toán.
Vụ án có tính chất đồng phạm, trong đó bị cáo Nguyễn Đăng Thuyết
là chủ mưu, tổ chức thực hiện tội phạm; các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội
với lỗi cố ý trực tiếp; hành vi phạm tội diễn ra trong nhiều năm, gây hậu quả
thiệt hại đặc biệt lớn.
Bị cáo Thuyết dù đã bỏ trốn, nhưng căn cứ tài liệu điều tra, lời
khai của các bị cáo trong nhóm Công ty Thành An và những người có liên quan
trong vụ án, lời nhận tội của bị cáo Thuyết tại đơn đề ngày 11/3/2025 do bị cáo
viết từ Hoa Kỳ gửi TAND TP Hà Nội và VKSND TP Hà Nội, có cơ sở xác định hành vi
phạm tội của bị cáo này như nội dung cáo trạng.
Theo đó, bị cáo Thuyết đã trực tiếp chỉ đạo vợ là Nguyễn Nhật
Linh (Phó TGĐ Công ty Thành An) và các bị cáo khác lập, sử dụng hai hệ thống sổ
kế toán tài chính trên phần mềm kế toán FAST để theo dõi kết quả hoạt động kinh
doanh của 3 công ty và hạch toán, kê khai, báo cáo thuế có số liệu sai lệch do
mua hoá đơn khống để hạch toán, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 743 tỷ
đồng.
Sau khi bỏ trốn khỏi Việt Nam, bị cáo vẫn tiếp tục chỉ đạo thông
qua ứng dụng phần mềm Viber, Telegram cho vợ để bị cáo Nguyễn Nhật Linh tiếp
tục chỉ đạo đến các bị cáo khác tại nhóm công ty này thực hiện hành vi phạm
tội.
Hậu quả thiệt hại tài sản của nhà nước từ hành vi phạm tội của
bị cáo Thuyết gây ra là rất lớn, sau khi phạm tội bị cáo bỏ trốn, do vậy, cần
phải được xử lý trước pháp luật bằng một bản án nghiêm khắc để giáo dục, răn
đe, phòng ngừa chung.
Bị cáo Nguyễn Nhật Linh tiếp nhận chỉ đạo của chồng thực hiện
hành vi phạm tội, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 498 tỷ đồng. Bị cáo thực hiện
hành vi phạm tội với vai trò giúp sức cho chồng. Đại diện VKS ghi nhận, quá
trình điều tra, bà Linh thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tích cực hợp tác
với CQĐT…
MỘT CÁ NHÂN KHỞI KIỆN
ĐÒI CÔNG TY LUẬT NƯỚC NGOÀI BỒI THƯỜNG...0 ĐỒNG
Trong khi nguyên đơn yêu cầu xin lỗi, cải
chính công khai và bồi thường thiệt hại tinh thần 0 đồng thì bị đơn là Công ty
luật Baker McKenzie Việt Nam cho rằng bà Hà đã khởi kiện sai đối tượng.
Hôm nay (26/3), TAND quận 1 (TPHCM) mở phiên xét xử sơ thẩm vụ
án “tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn là bà
Nguyễn Thị Thu Hà và bị đơn Công ty luật TNHH Baker McKenzie Việt Nam.
Vụ kiện xuất phát từ việc bà Hà cho rằng Công ty luật TNHH Baker
McKenzie Việt Nam (Công ty luật Baker McKenzie) đã tư vấn pháp luật cho Công ty
TNHH nghiên cứu Thiên Đỉnh (Công ty Thiên Đỉnh) về phương án sử dụng lao động,
khiến bà bị sa thải trái pháp luật. Cho rằng việc Công ty Thiên Đỉnh chấm dứt
hợp đồng là sai nên bà Hà đã khởi kiện ra tòa, đòi công ty này bồi thường hơn
9, 4 tỷ đồng.
Năm 2023, TAND quận 10 đã bác đơn khởi kiện của bà Hà. Tuy
nhiên, năm 2024, TAND TPHCM đã chấp nhận kháng cáo của bà Hà. Cấp phúc thẩm cho
rằng Công ty Thiên Đỉnh đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động với bà Hà là trái
quy định tại Điều 39 Bộ luật Lao động 2012; tuyên buộc phải bồi thường cho bà
Hà 9,4 tỷ đồng.
Sau khi vụ án kết thúc, bà Hà cho rằng quá trình Công ty luật
Baker McKenzie thực hiện dịch vụ pháp lý đã có một số vi phạm pháp luật, vi
phạm phạm vi hành nghề, gây thiệt hại quyền lợi hợp pháp cho bà. Vì vậy, bà Hà
đã khởi kiện Công ty luật Baker McKenzie ra tòa.
Theo đơn khởi kiện, Công ty luật Baker McKenzie là công ty luật
100% vốn nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam. Theo quy định, công ty luật
nước ngoài hành nghề tại Việt Nam chỉ được thực hiện tư vấn pháp luật và các
dịch vụ pháp lý khác; không được cử luật sư nước ngoài và luật sư Việt Nam
trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng là người đại diện ủy quyền,
bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự trước tòa án.
Bà Hà cho rằng, Công ty luật Baker McKenzie đã cử luật sư tham
gia tố tụng tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp lao động tại TAND quận 10
với tư cách đại diện ủy quyền, và người bảo vệ quyền lợi cho Công ty Thiên
Đỉnh.
Quá trình Công ty luật Baker McKenzie tư vấn dịch vụ pháp lý cho
Công ty Thiên Đỉnh đã cử 2 cá nhân là nhân viên nhưng không có ủy quyền hợp
pháp, tham gia trực tiếp vào việc thực hiện các cuộc điều tra, rà soát; trực
tiếp thu giữ máy tính, điện thoại di động của bà; cử một người không phải luật
sư nhưng tham gia tư vấn pháp luật về phương án sử dụng lao động của Công ty
Thiên Đỉnh, mục đích cho bà nghỉ việc, xâm phạm đến quyền và lợi ích của bà.
Từ đó, bà Hà khởi kiện, yêu cầu Công ty luật Baker McKenzie xin
lỗi, cải chính công khai và bồi thường tổn thất về tinh thần số tiền 18 triệu
đồng. Tuy nhiên, tại phiên tòa hôm nay, bà Hà đã thay đổi nội dung khởi kiện.
Theo đó, bà Hà yêu cầu công ty luật nước ngoài bồi thường tổn thất tinh thần
là... 0 đồng.
Bị đơn ‘tố’ nguyên đơn khởi kiện sai đối tượng
Tranh luận tại phiên tòa, đại diện ủy quyền của Công ty luật
Baker McKenzie đề nghị tòa đình chỉ giải quyết đối với các yêu cầu khởi kiện
của bà Hà do đã hết thời hiệu khởi kiện.
Theo đại diện Công ty luật Baker McKenzie, bà Hà có đơn khởi
kiện đối với hành vi của 2 nhân viên của Baker McKenzie tham gia nhận máy tính
vào ngày 11/02/2020 và tham gia cuộc họp ngày 01/4/2020.
Theo Khoản 1 Điều 184 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015, thời hiệu
khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 3 năm, kể từ ngày người có quyền yêu
cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Trong khi đó, ngày 04/6/2024, bà Hà mới khởi kiện là đã vượt quá
thời hiệu khởi kiện gần 1 năm.
Đối với việc khởi kiện về việc Công ty luật Baker McKenzie cử 2
luật sư tham gia tố tụng tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp lao động tại
TAND quận 10, phía Baker McKenzie khẳng định, 2 luật sư này thuộc Công ty Luật
TNHH Quốc tế BMVN chứ không phải của Baker McKenzie. Vì vậy, bà Hà đã khởi kiện
sai đối tượng.
Từ những lập luật này, đại diện Công ty luật Baker McKenzie đề
nghị tòa bác toàn bộ các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Tham gia tranh luận,
phía bà Hà vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện.
Nêu quan điểm về vụ án, theo đại diện VKS, bị đơn và Công ty
Thiên Đỉnh có giao dịch pháp lý hợp pháp. Công ty Thiên Đỉnh là khách hàng nên
luật sư có quyền trao đổi, giao dịch theo ủy quyền của Công ty luật Baker
McKenzie Việt Nam.
Về việc bà Hà cho rằng 2 nhân viên của Công ty luật Baker
McKenzie thu giữ máy tính, điện thoại của bà, đại diện VKS cho rằng không có
căn cứ xác định. Biên bản mà bà Hà nộp theo đơn khởi kiện chỉ là biên bản bàn
giao điện thoại, máy tính chứ không phải là biên bản thu giữ.
Về yêu cầu buộc bị đơn phải bồi thường về tổn thất tinh thần,
VKS cũng cho rằng không có căn xác định việc nguyên đơn bị thu điện thoại, máy
tính gây tổn thất tinh thần.
Từ các phân tích trên, đại diện VKS đề nghị HĐXX không chấp nhận
đơn khởi kiện của bà Hà.
Do vụ án có nhiều vấn đề cần xem xét, nên HĐXX quyết định nghị
án kéo dài tới 31/3 sẽ tuyên án.
17 CÁN BỘ SAI PHẠM
TRONG VỤ CẤP KHỐNG ĐẤT CHO NGƯỜI NHÀ
Ngọc Tài
https://vnexpress.net/17-can-bo-sai-pham-trong-vu-cap-khong-dat-cho-nguoi-nha-4866196.html
An GiangHai Phó chủ tịch TP Long Xuyên và hàng loạt
cán bộ bị cáo buộc tiếp tay cho Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất cấp khống
19 nền tái định cư cho người nhà.
Sai phạm của
17 cán bộ, trong đó có 2 Phó chủ tịch UBND TP Long Xuyên là Nguyễn Bảo Sinh và
Đào Văn Ngọc được nêu trong kết luận điều tra Công an tỉnh An Giang vừa hoàn
tất.
Trong đó, cơ
quan điều tra đề nghị truy tố ông Sinh, Ngọc và 6 cựu cán bộ khác tội Vi
phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất. Những bị can còn lại bị cáo buộc tội Thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị can
là lãnh đạo, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ
đất, Ban quản lý dự án, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Long Xuyên, Văn
phòng đăng ký đất đai tỉnh An Giang.
Theo điều tra, tháng 7/2022, Thanh tra TP Long Xuyên phát hiện
Võ Văn Trung, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất, cấp khống 5 nền tái định
cư từ quỹ đất của đơn vị quản lý. Sau khi có 3 sổ hồng, Trung bán hai thửa đất
cho người khác với giá 3,6 tỷ đồng một nền; người mua sau đó chuyển nhượng lại
với giá 5,75 tỷ đồng mỗi nền.
Khi cơ quan điều tra vào cuộc, ông Trung được phát hiện đã chết,
nghi tự tử.
Để tránh phải xử lý sai phạm nhiều lần, Công an tỉnh An Giang
gửi văn bản cho UBND TP Long Xuyên đề nghị tổng rà soát các khu tái định cư có
sai phạm liên quan đến ông Trung, song đơn vị này hai lần trả lời "chưa
phát hiện sai phạm".
Gần một năm sau, thanh tra thành phố thành lập tổ kiểm tra, kết
quả phát hiện ông Trung từ năm 2001 đến 2022 đã lợi dụng chức vụ được giao làm
hồ sơ cấp khống 19 nền tái định cư. Sai phạm diễn ra trót lọt vì có nhiều cán
bộ khác tiếp tay, làm trái quy định. Đặc biệt phần lớn số nền tái định cư được
cấp cho người nhà của ông Trung (anh, chị ruột và anh chị em vợ).
Cơ quan điều tra cáo buộc cựu Phó chủ tịch Nguyễn Bảo Sinh Dù
biết rõ 5 thửa đất chưa đủ điều kiện cấp sổ, vẫn cố tình ký quyết định giao đất
làm nhà ở cho 5 hộ dân không thuộc diện tái định cư. Dù được cơ quan tham mưu
báo cáo về thực trạng các nền đất này, thay vì kiểm tra, rà soát thì ông Sinh
vẫn ký công văn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường hợp thức hóa sai phạm. Tổng
cộng, ông này đã ký 19 hồ sơ cấp nền khống, gây thiệt hại hơn 5 tỷ đồng.
Cựu Phó chủ tịch Đào Văn Ngọc bị cáo buộc, dù biết đã có chỉ đạo
dừng ký hợp đồng chuyển nhượng đất của ông Trung nhưng vẫn cố tình ký, gây
thiệt hại hơn 4 tỷ đồng. Bị can này khi làm việc với cơ quan điều tra đã đổ lỗi
bị cấp dưới "chèn hồ sơ", khi ký đã không kiểm tra.
Các cơ quan tham mưu của TP Long Xuyên bị cáo buộc lơ là chức
trách, cố tình làm sai, để xảy ra loạt sai phạm. Tuy nhiên, do đã hết thời hạn
điều tra, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ hành vi của các lãnh đạo UBND TP
Long Xuyên; lãnh đạo các địa phương, cán bộ địa chính đã ký trên các biên bản
kiểm tra ranh; công chứng viên công chứng hợp đồng không có bên bán; gia đình
vợ ông Trung...
No comments:
Post a Comment