Monday, March 31, 2025

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 31 tháng 03 năm 2025 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

 

BBC

Ông Trump 'điên tiết' với ông Putin về đàm phán ngừng bắn

Việt Nam chia ba mũi tìm kiếm khi mùi tử khí 'đậm đặc' ở trung tâm động đất Myanmar

Lý do thuế ô tô của ông Trump gây tổn hại tầng lớp lao động ủng hộ ông

Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông, Mỹ tái cam kết với Philippines

Tại sao cộng đồng đàn ông thù ghét phụ nữ trong phim Netflix 'Adolescence' gây sốt?

Lời đề nghị đáng ngại của phó tổng thống Mỹ đối với Greenland

Động đất Myanmar: số người chết vượt 1.600, đào đất bằng tay không cứu người sống sót

Trump Organization nhắm đến các dự án tỷ đô tại Việt Nam giữa rủi ro thuế quan

Trung Quốc triển khai máy bay ném bom tầm xa ở Biển Đông

Hơn 1.000 người đã thiệt mạng trong vụ động đất ở Myanmar

Động đất ở Myanmar khiến hàng trăm người chết, Bangkok rung lắc dữ dội

Thủ tướng Chính chơi golf có giúp Việt Nam 'né' được thuế quan của ông Trump?

Việt Nam

Việt Nam cho thử nghiệm Starlink, giảm thuế, tăng nhập hàng Mỹ để né trả đũa từ ông Trump

Ông Tô Lâm kỳ vọng gì ở thanh niên Việt Nam?

Thương chiến: Việt Nam có đang là 'cửa sau' của Trung Quốc?

Tổng lãnh sự Việt Nam cảnh báo người Việt cư trú có giấy tờ tại Mỹ

Hà Nội 'di chuyển' hàng chục cây xanh ven Hồ Gươm, nhiều người phản đối

Campuchia trục xuất 82 người Việt, 'bao gồm cả tội phạm'

Vì sao Vingroup muốn chi hơn 4 tỷ USD xây đường sắt đi Cần Giờ?

Tổng thống Brazil thăm Việt Nam: BRICS, máy bay và thịt bò

Đại án Phúc Sơn: Doanh nhân Hậu 'Pháo' hối lộ 132 tỷ cho những lãnh đạo nào?

Sân golf Trump ở Hưng Yên: Bao giờ hoàn thành? Có ý nghĩa gì?

Cựu đại sứ Mỹ: 'Nguy cơ Việt Nam bị áp thêm thuế là có'

Kế hoạch giải cứu SCB trong 15 năm của Tập đoàn Sun Group

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 31/03/2025

Năm câu hỏi quan trọng về “Signalgate”

 

 

Báo Tiếng Dân

Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa chống lại việc xóa hồ sơ liên bang trong vụ trò chuyện trên Signal28/03/2025

 

Thuy My

 

Huy Nguyễn - Cập nhật tình hình động đất tại Miến Điện

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putler ở Ukraine ngày 30/03/2025

Lê Xuân Nghĩa - Người sắp làm Thủ tướng Đức muốn chặn đứng sự vĩ cuồng của Trump

Lưu Trọng Văn - "Đóng góp được cái gì cho đất nước thì mình cố mà đóng góp"

Nguyễn Thông - Những sơn ca của một thời (1)

Tuấn Khanh - Khánh Ly, và ít điều chưa kể

Thái Vũ - Bánh xèo siêu to để làm gì ?

Hà Phan - Các tỉnh tự chủ ngân sách mới công bằng và hợp lý

Nguyễn Thông - Thời sự: Sáp nhập tỉnh (1)

Mai Quốc Ấn - Một thế hệ mất mát ?

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 30.03.2025

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Một trường hợp, câu chuyện Bến Tre 31/03/2025

Zelenskyy từ chối thỏa thuận khoáng sản của Hoa Kỳ, viện dẫn xung đột với nguyện vọng EU và chủ quyền quốc gia 31/03/2025

Vai trò gây tranh cãi của Steve Witkoff 31/03/2025

10 nhà báo đang bị giam giữ này đã làm việc cho các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ mà Tổng thống Trump đã làm im tiếng 30/03/2025

Chính sách áp thuế của Trump: Diễn biến và hậu quả 30/03/2025

Chiếc mặt nạ hòa bình 30/03/2025

Chiến tranh Crimea trong quá khứ, hiện tại và bản chất của nước Nga 30/03/2025

Quốc hội mất dần ảnh hưởng trong ‘Kỷ nguyên mới’ của Việt Nam 29/03/2025

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

 

 

QUẬN 8, TP.HCM THÔNG TIN VỀ 300 CĂN HỘ BỊ NỨT TƯỜNG, NGHI DO RUNG LẮC

Quốc Anh/Người Lao Động

https://znews.vn/quan-8-tphcm-thong-tin-ve-300-can-ho-bi-nut-tuong-nghi-do-rung-lac-post1541940.html

Chung cư Diamond Riverside (quận 8) có khoảng 300 căn hộ xuất hiện các vết nứt dạng "chân chim" không gây ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của tòa nhà.

Hơn 13 giờ chiều 28/3, nhiều người dân, đặc biệt ở các tòa nhà cao tầng tại TP.HCM cảm nhận rung lắc. Nguyên nhân là do trận động đất hơn 7 độ tại Myanmar gây rung chấn lan rộng đến TP.HCM.

Đến nay, chung cư Diamond Riverside (quận 8) bị ảnh hưởng khi nhiều hành lang bị bong gạch lát sàn và tường, nhiều căn hộ xuất hiện vết nứt. Bà Vũ Thị Hiền (60 tuổi, cư dân chung cư Diamond Riverside quận 8) kể thời điểm xảy ra rung lắc, bà và cháu nhỏ đang ngủ trong phòng thì bất ngờ nghe thấy những âm thanh lớn. Bà Hiền ra ngoài xem thì thấy nhiều vật dụng trong nhà và cánh cửa phòng tắm "đung đưa". Khi thấy không gian xung quanh ngày càng chao đảo mạnh hơn, bà lập tức bồng cháu xuống dưới tầng, nơi có hàng trăm cư dân khác đã tập trung.

"Sau vài giờ tôi mới dám lên lại nhà vì lo rung lắc tiếp tục xảy ra" - Bà Hiền nói.

Bà Hiền chia sẻ rằng căn hộ gia đình bà ở mới xuất hiện 4 vết nứt, nghi ngờ do ảnh hưởng từ hiện tượng này. Trước đó, từ khi dọn về sống ở đây vào năm 2021, căn hộ chưa từng gặp phải tình trạng tương tự. Một cư dân khác của chung cư Diamond Riverside quận 8, anh Kim Nam (37 tuổi) cho biết 1 ngày sau khi xảy ra rung lắc, anh cùng gia đình dọn dẹp căn hộ tại tầng 15 thì phát hiện tường nhà bị nứt.

"Có rất nhiều vết nứt, nghiêm trọng nhất ở tường gần cửa hành lang và phòng ngủ với chiều dài hơn 3 mét, trông như đường chỉ kéo dài từ trên xuống. Một số khu vực còn bong tróc sơn và vữa" - anh Nam lo lắng dù vết nứt chưa lan rộng, đang chờ làm việc với ban quản lý để xử lý.

Vết nứt tại nhiều căn hộ ở TP.HCM sau rung lắc hôm 28/3 Nhiều hành lang bị bong gạch lát sàn và vết nứt xuất hiện trong nhiều căn hộ ở chung cư Diamond Riverside (quận 8).

 Trao đổi với phóng viên, chiều 30/3, đại diện UBND quận 8 cho hay ngay sau khi xảy ra dư chấn, chính quyền địa phương đã nhanh chóng nắm bắt tình hình tại các chung cư trên địa bàn. Toàn bộ hệ thống chính trị quận 8 đã được huy động vào cuộc nhằm kiểm tra và đánh giá kỹ tất cả các chung cư.

Qua kiểm tra, chỉ có chung cư Diamond Riverside (quận 8) bị ảnh hưởng với khoảng 300 căn hộ xuất hiện các vết nứt dạng "chân chim". Tuy nhiên, những vết nứt này không gây ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của tòa nhà.

Chính quyền địa phương đã chủ động trao đổi, trấn an người dân, giúp họ hiểu rõ tình hình và yên tâm hơn. Từ thời điểm xảy ra dư chấn đến nay, công tác kiểm tra đã được thực hiện liên tục.

Bắt đầu từ ngày mai (31/3), UBND quận sẽ phối hợp cùng Sở Xây dựng và công ty bảo hiểm của chung cư để triển khai những biện pháp nghiệp vụ cần thiết. Trong quá trình này, UBND quận 8 cam kết tiếp tục rà soát để đảm bảo an toàn và ổn định tình hình cho các chung cư trên địa bàn.

 

ĐỀ NGHỊ TRUY TỐ CỰU CHI CỤC TRƯỞNG THÚ Y VÙNG VI VÀ 22 BỊ CAN

Phú Lữ/Công an Nhân dân

https://lifestyle.znews.vn/de-nghi-truy-to-cuu-chi-cuc-truong-thu-y-vung-vi-va-22-bi-can-post1541828.html

Công an TP.HCM kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố 23 bị can về các tội buôn lậu, đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn... trong vụ án liên quan đến Chi cục Thú y vùng VI (TP.HCM).

Cụ thể, các bị can Bạch Đức Lữu (cựu Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VI), Trần Trung Nhân (cựu Trưởng Trạm Kiểm dịch động vật), Lý Hoài Vũ (cựu Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VI), Nguyễn Minh Thành (cựu Phó Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch động vật cảng - bưu điện), Nguyễn Văn Trung (cựu Kiểm dịch viên) bị đề nghị truy tố về tội "Nhận hối lộ".

Trần Nguyên Bình và vợ là Đỗ Thùy Nhung bị đề nghị truy tố về tội "Buôn lậu" và "Đưa hối lộ". 14 bị can khác bị đề nghị truy tố về tội "Buôn lậu".

Bị can Phạm Trung Trực (Chuyên viên) bị đề nghị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Bị can Nguyễn Phú Tài (Chuyên viên Cục Thú y) bị đề nghị truy tố tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".Nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản ở Việt Nam cao, nên cần nguồn nguyên liệu sản xuất rất lớn. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu trong nước không thể đáp ứng đủ mà phải nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện Việt Nam vẫn chưa cho phép nhập khẩu sản phẩm động vật từ châu Âu (trừ Nga và Hungary) do từng có dịch bệnh bò điên hoặc nguy cơ dịch bệnh bò điên… Các lô hàng này nếu nhập khẩu từ châu Âu về Việt Nam sẽ phải qua cơ quan thú y quản lý, kiểm tra.

Các sản phẩm động vật từ châu Âu có giá thành thấp hơn so với mặt bằng chung, vì lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã bất chấp quy định, tẩy xóa, làm giả tài liệu trong hồ sơ nhập khẩu; gian dối nguồn gốc xuất xứ; móc nối đưa hối lộ cho các cán bộ thú y để những người này không lấy mẫu, kiểm tra hồ sơ và làm không đúng một số quy trình nhằm nhập khẩu lô hàng trót lọt.

Trần Nguyên Bình cùng vợ là Đỗ Thùy Dung đã lập 6 doanh nghiệp (nhóm Công ty TNHH xuất nhập khẩu dinh dưỡng Hoàng Sa) nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản; nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản để bán cho doanh nghiệp, đại lý khác. Để thu được lợi nhuận cao, Bình và Nhung đã thông qua các công ty nêu trên nhập khẩu trái phép bột huyết, bột xương, bột thịt xương có nguồn gốc từ động vật nhai lại thuộc khu vực Châu Âu, vùng lãnh thổ có dịch bệnh hoặc nguy cơ dịch bệnh bò điên. Giá thành sản phẩm ở khu vực này thấp hơn những khu vực khác.

Ngày 25/8/2023, Công ty Hoàng Sa đã nhập lậu 2 lô hàng trị giá 6,5 tỷ đồng thì bị kiểm tra, phát hiện. Ngoài ra, từ năm 2018 đến trước tháng 8/2023, Bình, Nhung đã chỉ đạo nhân viên làm giả giấy chứng nhận kiểm dịch, khai báo gian dối nguồn gốc xuất xứ của lô hàng, khai báo gian dối loại mặt hàng để nhập lậu tổng cộng 612 lô hàng trị giá 1.483 tỷ đồng.

Tương tự, nhóm Công ty TNHH Đại lý hàng hóa Việt Nam do ông Dương Đức Thọ (đã chết), Phạm Anh Đức, Đoàn Thị Huyền thành lập, điều hành, đã thực hiện hành vi nhập khẩu trái phép các lô hàng sản phẩm động vật từ các quốc gia khác nhau, cùng chia lợi nhuận.

Đối với nhóm Công ty TNHH đầu tư và phát triển Trung Chính, để nhập khẩu hàng hóa là sản phẩm động vật về Việt Nam tiêu thụ, Trần Quốc Trung, Phạm Quang Chi và Lê Công Anh đã cùng góp vốn thành lập 4 doanh nghiệp. Trung đã trực tiếp chỉ đạo khai báo gian dối quốc gia xuất khẩu của các lô hàng, chỉnh sửa vận đơn, đăng ký kiểm dịch, làm thủ tục hải quan, thông quan 18 lô hàng có tổng trọng lượng là 3.293 tấn, trị giá hơn 47 tỷ đồng.

Cũng với thủ đoạn tương tự, Vũ Văn Công cùng Nguyễn Thùy Minh đã cùng thành lập Công ty Cổ phần Dinh dưỡng PMT, chỉ đạo nhân viên làm giả các chứng từ, tài liệu, khai báo gian dối nguồn gốc xuất xứ của lô hàng để nhập khẩu trót lọt 4 lô hàng có tổng trọng lượng hơn 580 tấn, trị giá 13 tỷ đồng.

Các bị can Bạch Đức Lữu (Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VI), Lý Hoài Vũ (Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VI), Trần Trung Nhân (Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch động vật cảng - bưu điện) và Kiểm dịch viên Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Văn Trung đã nhận tiền từ Trần Nguyên Bình, Đỗ Thùy Nhung và các doanh nghiệp khác.

Quá trình kiểm dịch, các bị can này đã thực hiện không đúng quy trình đối với các lô hàng nhập khẩu của nhiều doanh nghiệp, biết nhiều lô hàng có dấu hiệu buôn lậu nhưng không tổ chức xác minh, kiểm tra, không tiến hành kiểm tra, lấy mẫu kiểm dịch đối với nhiều lô hàng, dẫn đến các lô hàng này được nhập khẩu lậu vào Việt Nam tiêu thụ.

 

CHUYỂN CQĐT VỤ TRƯỜNG QUỐC TẾ MỸ BỊ 'VỠ NỢ' SAU KHI HUY ĐỘNG NGHÌN TỶ

Bảo Sơn/Công an Nhân dân

https://lifestyle.znews.vn/chuyen-cqdt-vu-truong-quoc-te-my-bi-vo-no-sau-khi-huy-dong-nghin-ty-post1541831.html

Liên quan đến vụ việc Trường quốc tế Mỹ ở huyện Nhà Bè bị "vỡ nợ" vào năm 2024, Phó chủ tịch TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra ngày 11/3/2025 của Thanh tra thành phố.

Chỉ đạo trên được ban hành dựa trên Kết luận và kiến nghị của Thanh tra thành phố vào ngày 18/3.

Để thực hiện Kết luận thanh tra, Phó chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Chủ tịch HĐQT Công ty CP giáo dục quốc tế Mỹ AIS tổ chức kiểm tra, rà soát, khắc phục việc hạch toán thu, chi dẫn đến sai phạm như đã nêu trong Kết luận thanh tra, đồng thời thực hiện đầy đủ các nội dung kết luận, kiến nghị của Tổ công tác liên ngành về kiểm tra tình hình hoạt động của công ty và trường quốc tế này.

Giám đốc Sở GDĐT được yêu cầu tiếp tục theo dõi Trường TH, THCS, THPT quốc tế Mỹ trong việc khắc phục các nội dung được nêu trong quyết định ngày 28/6/2024 của Sở GDĐT; xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động của các trường tư thục trên địa bàn thành phố trong việc thực hiện chương trình giảng dạy; việc thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Chi Cục trưởng Chi Cục thuế khu vực II được giao kiểm tra, rà soát việc xuất hóa đơn tài chính đối với Công ty CP TM DV đầu tư 247 trong việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, hỗ trợ, vệ sinh, bảo vệ, cảnh quan môi trường, dịch vụ lái xe buýt và giám hộ xe buýt… cho Trường TH, THCS, THPT quốc tế Mỹ với tổng giá trị lên đến hơn 189 tỷ đồng trong giai đoạn 2019-2023, nhưng đến thời điểm thanh tra, Trường chưa cung cấp các hóa đơn, chứng từ liên có quan. Công an thành phố được giao nhiệm vụ chỉ đạo Cơ quan CSĐT tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, xử lý đối với Công ty CP giáo dục quốc tế Mỹ AIS trong việc huy động vốn thông qua các hợp đồng vay vốn hoặc hợp đồng đầu tư giáo dục để sử dụng vào mục đích đào tạo, giáo dục cho học sinh, nhưng Trường sử dụng để chi trả lãi vay hơn 120 tỷ đồng. Tiếp đến là hành vi không kiểm tra, kiểm soát việc thu, chi, sử dụng nguồn tiền huy động dẫn đến thanh toán khống khối lượng với tổng giá trị hơn 1.219 tỷ đồng.

Trong đó, Công ty CP xây dựng kiến trúc Toàn Cầu là 1.152 tỷ đồng, Công ty TNHH tư vấn xây dựng Cao Lỗ có giá trị hợp đồng hơn 67 tỷ đồng, nhưng không có hồ sơ, chứng từ liên quan. Khoản chi phí dở dang trong đầu tư xây dựng theo sổ sách là 1.745 tỷ đồng, thì phần không có hóa đơn, chứng từ đã chiếm hơn 1.467 tỷ đồng.

Trường đã thanh toán và thanh lý 159 hợp đồng đầu tư giáo dục với tổng số tiền hơn 404 tỷ đồng có thời hạn hoàn trả vào các năm từ 2024 đến năm 2038 trong khi đang có 321 hợp đồng đến hạn của những năm 2018 đến năm 2023 với tổng số tiền hơn 717 tỷ đồng, nhưng chưa hoàn trả, có dấu hiệu “lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản” của phụ huynh học sinh.

Ngoài ra, Công an thành phố cũng được giao làm rõ việc Công ty TNHH tư vấn và xây dựng Cao Lỗ do ông Lê Văn Lĩnh là Giám đốc, đồng thời là nhân viên Phòng Dự án của Công ty CP quản trị Tài Nguyên Tri Thức có nhiệm vụ hỗ trợ giám sát việc thi công xây dựng, đóng dấu xác nhận hồ sơ quan lý chất lượng công trình, nhưng việc điều hành, trả lương do Công ty CP quản trị Tài Nguyên Tri Thức thực hiện.

Tương tự, Công ty CP TM DV ĐT 247 do ông Hồ Quang Trung là Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, nhưng ông Trung cũng là Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP giáo dục quốc tế Mỹ AIS. Theo lãnh đạo UBND thành phố, với tình trạng này, các công ty trên đểu có mối quan hệ phụ thuộc về kinh tế, tài chính, quản lý, điều hành.

Thanh tra Thành phố được Phó Chủ tịch Trần Thị Diệu Thúy giao chuyển vụ việc cho Cơ quan điều tra Công an thành phố xem xét, xử lý đối với Công ty CP giáo dục quốc tế Mỹ AIS trong việc huy động vốn thông qua các hợp đồng vay vốn hoặc hợp đồng đầu tư giáo dục để sử dụng vào mục đích đào tạo, giáo dục cho học sinh, song Trường này đã sử dụng để chi trả lãi vay cùng toàn bộ các khoản tiền giao dịch phát sinh trên. Thanh tra thành phố tiếp tục được giao là đầu mối theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện các chỉ đạo của UBND thành phố để tổng hợp, báo cáo kết quả về UBND thành phố.

 

VẠCH TRẦN MÁNH KHÓE CỦA NGUYÊN GIÁM ĐỐC TT LÝ LỊCH TƯ PHÁP QUỐC GIA

Xuân Mai/Công an Nhân dân

https://lifestyle.znews.vn/vach-tran-manh-khoe-cua-nguyen-giam-doc-tt-ly-lich-tu-phap-quoc-gia-post1541830.html

Cục ANĐT Bộ Công an hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

Trong vụ án này phải kể đến nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội của các bị can. Do người dân (công dân Việt Nam và người nước ngoài) không nắm rõ quy định của pháp luật liên quan việc cấp phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP), đồng thời xuất phát từ tâm lý muốn được giải quyết hồ sơ nhanh chóng, họ đã thông qua các cá nhân, doanh nghiệp làm dịch vụ và đồng ý trả phí dịch vụ để được cấp phiếu LLTP. Từ đó, tạo điều kiện cho các cá nhân đưa, nhận hối lộ.

Kết luận điều tra xác định từ năm 2011 đến tháng 2/2025, Trung tâm LLTP quốc gia là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp; có chức năng xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP trong phạm vi cả nước và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong lĩnh vực LLTP do Bộ Tư pháp giao. Trong đó, có nhiệm vụ cấp phiếu LLTP theo thẩm quyền. Theo quy trình, thủ tục cấp phiếu LLTP thì cá nhân, cơ quan, tổ chức nộp tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP (theo mẫu) và kèm theo bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người được cấp phiếu LLTP tại Trung tâm LLTP quốc gia bằng các hình thức: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm LLTP quốc gia hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Sau khi kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Trung tâm LLTP quốc gia phối hợp với Cục Hồ sơ nghiệp vụ, Bộ Công an và các cơ quan có liên quan tra cứu, xác minh thông tin án tích để làm căn cứ cấp phiếu LLTP (lệ phí cấp phiếu LLTP theo quy định là 200.000 đồng/lần/người). Không ghi thông tin nơi thường trú, nơi tạm trú, quá trình cư trú trên tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP

Đây là một trong những phương thức và thủ đoạn nguyên Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia Hoàng Quốc Hùng và đồng phạm đã thực hiện nhằm hợp thức hóa thẩm quyền và lý do thực hiện việc cấp phiếu LLTP tại Trung tâm LLTP quốc gia.

Quá trình điều tra, Cơ quan ANĐT Bộ Công an xác định năm 2019, lợi dụng tình hình công dân Việt Nam và người nước ngoài có nhu cầu cấp phiếu LLTP tăng cao, bị can Hùng thông qua sự giúp sức của các bị can Phạm Quang Hậu - cộng tác viên Công ty Luật TNHH Vicco (Hậu trước đó là lái xe riêng cho Hoàng Quốc Hùng); Lương Nhân Hòa, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia, Nguyễn Định Cảnh, nguyên Phó Trưởng phòng Hành chính tổng hợp Trung tâm LLTP quốc gia đã câu kết, thỏa thuận nhận hối lộ của 14 bị can và nhận tiền của một số cá nhân khác để giải quyết cấp phiếu LLTP cho công dân Việt Nam và người nước ngoài trái với quy định pháp luật, bằng các phương thức, thủ đoạn tinh vi.

Về hồ sơ, để hợp thức hóa thẩm quyền và lý do thực hiện việc cấp phiếu LLTP tại Trung tâm LLTP quốc gia, Hùng bàn bạc với Hậu hướng dẫn, yêu cầu các bị can đưa hối lộ (Nguyễn Xuân Thọ, Nguyễn Quốc Huy, Nguyễn Ngọc Thư, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Ngọc Cường, Nguyễn Lê Thành, Tạ Thị Trang, Đinh Văn Dư, Hà Thanh Hằng, Nguyễn Văn Hướng, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Phương Nam và Nguyễn Tú Anh), không ghi thông tin nơi thường trú, nơi tạm trú, quá trình cư trú trên tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP; sử dụng hộ chiếu thay giấy CMND/CCCD (vì trên hộ chiếu không thể hiện thông tin nơi cư trú của người xin cấp phiếu LLTP).

Ngoài ra, để thực hiện được việc cấp phiếu LLTP không đúng quy định, Hùng còn chỉ đạo các bộ phận chức năng thuộc Trung tâm LLTP quốc gia phải tiếp nhận, tra cứu và cấp phiếu LLTP đối với các hồ sơ không ghi thông tin nơi thường trú, nơi tạm trú, quá trình cư trú trên tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP. Nhận tiền qua trung gian, sử dụng mạng xã hội để giao dịch

Trong quá trình làm Giám đốc tại Trung tâm LLTP quốc gia, Hùng nghiêm cấm viên chức, người lao động tại Trung tâm trực tiếp làm dịch vụ cấp phiếu LLTP, nhưng lại cho Hậu làm trung gian nhận hồ sơ từ người có nhu cầu xin cấp phiếu LLTP. Do vậy, Lương Nhân Hoà và Nguyễn Đình Cảnh phải liên hệ, bàn bạc, thỏa thuận với Hậu và thông qua Hậu đưa tiền cho Hùng để được giải quyết hồ sơ của những cá nhân, doanh nghiệp xin cấp phiếu LLTP tại Trung tâm LLTP quốc gia.

Bên cạnh đó, trên cơ sở nội dung hướng dẫn của Hùng, Hậu, Hòa, Cảnh nêu trên, các bị can (đưa hối lộ) nhận làm phiếu LLTP đã hướng dẫn cho người có nhu cầu xin cấp phiếu LLTP chuyển thông tin cá nhân liên quan qua các ứng dụng mạng xã hội (như: Viber, Telegram, Messenger...), gồm: Ảnh chụp giấy CMND/căn cước/hộ chiếu và thông tin nhân thân (bố, mẹ, vợ/chồng); tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP (theo mẫu), nhưng không ghi thông tin nơi thường trú, nơi tạm trú để các bị can lập hồ sơ yêu cầu cấp phiếu LLTP và nộp tại Trung tâm LLTP quốc gia.

Về chi phí, Hùng đã bàn bạc, thỏa thuận với Hậu làm đầu mối nhận hồ sơ xin cấp phiếu LLTP từ người có nhu cầu và chi phí do Hậu tự thoả thuận với khách hàng… Nhưng trong tổng số tiền này, Hậu phải đưa cho Hùng là 700.000 đồng/1 hồ sơ/1 phiếu LLTP. Định kỳ, chiều thứ 6 hàng tuần, dựa trên số lượng hồ sơ được giải quyết cấp phiếu LLTP, Hậu phải đưa tiền hối lộ cho Hùng thông qua hình thức chuyển khoản hoặc trực tiếp đưa tiền mặt tại phòng làm việc của Hùng. Theo đó, các bị can Hậu, Hòa và Cảnh yêu cầu các bị can nhận làm thủ tục xin cấp phiếu LLTP phải chi số tiền dao động từ 750.000-850.000 đồng/1 hồ sơ/phiếu LLTP (tùy từng trường hợp và thời điểm cụ thể).

Để hưởng lợi bất chính từ việc làm này, các bị can đưa hối lộ (14 bị can nhận làm thủ tục xin cấp phiếu LLTP) yêu cầu người xin cấp phiếu LLTP phải trả phí bình quân khoảng 2 triệu đồng /1 hồ sơ/phiếu LLTP; sau khi trừ số tiền chi hối lộ và các chi phí phát sinh bắt buộc (như: Tiền lệ phí cấp phiếu LLTP theo quy định; phí dịch vụ bưu chính, dịch thuật, phí chuyển phát gửi kết qủa phiếu LLTP...) các bị can này được hưởng lợi 50.000-300.000 đồng/1 hồ sơ/phiếu LLTP.

Kết quả điều tra đến nay, Cơ quan ANĐT, Bộ Công an có đủ căn cứ xác định: Từ tháng 1/2019 đến tháng 7/2023, Hùng được sự giúp sức của Hậu, Hòa và Cảnh đã nhiều lần nhận tiền hối lộ của 14 bị can và một số cá nhân, doanh nghiệp khác, với tổng số tiền hơn 43 tỷ đồng để cấp hơn 55.000 phiếu LLTP trái quy định pháp luật. Trong đó, Hậu trực tiếp giúp sức cho Hùng nhận hơn 32 tỷ đồng; Hậu cùng Hoà giúp sức Hùng nhận hơn 8 tỷ đồng và Hậu cùng Cảnh giúp sức cho Hùng nhận hơn 3,5 tỷ đồng.

 

CỰU GIÁM ĐỐC TT LÝ LỊCH TƯ PHÁP QUỐC GIA CÙNG ĐỒNG PHẠM CHIA HƠN 43 TỶ

Minh Đức/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/cuu-giam-doc-tt-ly-lich-tu-phap-quoc-gia-cung-dong-pham-chia-hon-43-ty-post1541833.html

Cơ quan điều tra xác định người xin cấp phiếu lý lịch tư pháp phải trả khoảng 2 triệu đồng/hồ sơ, bao gồm phí "làm nhanh" và các chi phí phát sinh như dịch thuật, bưu chính, chuyển phát nhanh.

Ngày 29/3, Cục An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia, Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm và Văn phòng công chứng Lại Khánh cùng một số đơn vị khác.

Thủ đoạn tinh vi

Cơ quan điều tra xác định do công dân Việt Nam và người nước ngoài không nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến việc cấp phiếu LLTP và có tâm lý muốn được giải quyết nhanh chóng, đã thông qua các cá nhân, doanh nghiệp dịch vụ, sẵn sàng chi tiền để được cấp phiếu LLTP một cách thuận lợi. Điều này tạo cơ hội cho các đối tượng lợi dụng để trục lợi thông qua hành vi đưa và nhận hối lộ.

Từ năm 2011 đến tháng 2/2025, Trung tâm LLTP quốc gia, có nhiệm vụ xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP trên phạm vi cả nước và cấp phiếu LLTP theo thẩm quyền. Theo quy định, để xin cấp phiếu LLTP, cá nhân, tổ chức phải nộp hồ sơ bao gồm tờ khai theo mẫu, bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp, qua bưu điện hoặc trực tuyến. Sau khi tiếp nhận, Trung tâm LLTP quốc gia phối hợp với Cục Hồ sơ nghiệp vụ (Bộ Công an) và các cơ quan liên quan để tra cứu thông tin án tích trước khi cấp phiếu.

Tuy nhiên, bị can Hoàng Quốc Hùng, nguyên Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia, cùng đồng phạm đã lợi dụng "kẽ hở" thực hiện các thủ đoạn tinh vi để nhận hối lộ. Cụ thể, các bị can hướng dẫn người có nhu cầu xin cấp LLTP sử dụng hộ chiếu thay cho CMND/CCCD, vì trên hộ chiếu không có thông tin về nơi cư trú, việc này giúp lách luật trong quá trình cấp phiếu LLTP. Đồng thời, các bị can không ghi thông tin nơi thường trú, tạm trú, quá trình cư trú trên tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP. Việc làm này giúp Trung tâm LLTP quốc gia có cớ để tiếp nhận hồ sơ mà không cần xác minh qua các cơ quan địa phương, từ đó đẩy nhanh quy trình xử lý hồ sơ trái quy định.

Đáng chú ý, bị can Hoàng Quốc Hùng chỉ đạo nghiêm cấm viên chức, người lao động tại Trung tâm LLTP quốc gia trực tiếp làm dịch vụ cấp phiếu LLTP, nhưng lại cho phép Phạm Quang Hậu, cộng tác viên Công ty Luật TNHH Vicco (trước đó là lái xe riêng của Hùng) làm trung gian nhận hồ sơ và thu tiền. Hậu tiếp nhận hồ sơ từ các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu làm nhanh phiếu LLTP. Sau đó, Hậu làm việc với Hòa và Cảnh (cấp dưới của Hùng) để thỏa thuận đẩy nhanh quá trình cấp phiếu LLTP.

Chia tiền vào thứ 6 hàng tuần

Cơ quan điều tra cho biết người xin cấp phiếu phải trả từ 2 triệu đồng/hồ sơ, bao gồm phí hối lộ và các chi phí phát sinh như dịch thuật, bưu chính, chuyển phát nhanh... Trong đó, Hậu thu tiền "làm nhanh" của khách hàng 750.000-850.000 đồng/hồ sơ tùy trường hợp.

Vào chiều thứ 6 hàng tuần, Hậu phải chuyển tiền hối lộ cho Hùng bằng cách chuyển khoản hoặc đưa trực tiếp bằng tiền mặt tại phòng làm việc của Hùng. Theo đó, Hùng nhận 700.000 đồng/hồ sơ từ Hậu. Còn 14 bị can nhận làm dịch vụ cấp phiếu LLTP hưởng lợi 50.000-300.000 đồng/hồ sơ.

Tổng số tiền Hùng và đồng phạm nhận hối lộ là hơn 43 tỷ đồng để cấp trái quy định hơn 55.000 phiếu LLTP. Trong đó, Hậu giúp Hùng nhận hơn 32 tỷ đồng. Hậu cùng Hòa giúp Hùng nhận hơn 8 tỷ đồng. Hậu cùng Cảnh giúp Hùng nhận hơn 3,5 tỷ đồng. Trong tổng số 43 tỷ đồng nhận hối lộ, bị can Hoàng Quốc Hùng chiếm hưởng hơn 38 tỷ đồng, số còn lại được chia cho các đồng phạm Hậu, Hòa và Cảnh.

Cơ quan ANĐT xác định đây là vụ án tham nhũng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến uy tín của các cơ quan quản lý Nhà nước. Hành vi của các bị can xâm phạm nghiêm trọng đến tính công bằng, minh bạch trong việc cấp phiếu LLTP, làm mất niềm tin của nhân dân vào các cơ quan tư pháp.

Cơ quan ANĐT đang tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan và đề xuất xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

 

XỬ LÝ 1.533 DỰ ÁN VƯỚNG MẮC: THỦ TƯỚNG LƯU Ý 'ĐÁNH CHUỘT NHƯNG KHÔNG VỠ BÌNH'

Luân Dũng

https://tienphong.vn/xu-ly-1533-du-an-vuong-mac-thu-tuong-luu-y-danh-chuot-nhung-khong-vo-binh-post1729552.tpo

TPO - Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1.533 dự án đã có báo cáo, nếu có các dự án phát sinh thì tiếp tục giải quyết, tinh thần là rõ tới đâu làm tới đó, làm tới đâu chắc tới đó, làm việc nào dứt việc đó.

1.533 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc

Ngày 30/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, đến ngày 25/3, tổng số có 1.533 dự án được các cơ quan, địa phương báo cáo đang gặp khó khăn, vướng mắc, trong đó có 338 dự án đầu tư công, 1.126 dự án đầu tư ngoài ngân sách và 69 dự án PPP. Ngoài ra, Bộ Tài chính nhận được văn bản của doanh nghiệp phản ánh về 12 dự án gặp khó khăn, vướng mắc. Bộ Tài chính đã sơ bộ phân loại các khó khăn, vướng mắc thành 17 nhóm vấn đề liên quan như: Xử lý tài sản công; quản lý, sử dụng, bố trí vốn đầu tư công; chuyển mục đích sử dụng đất; dừng, thu hồi, chấm dứt hoạt động dự án… Đồng thời, phân loại các dự án theo thẩm quyền xử lý các khó khăn, vướng mắc của: Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ ngành, địa phương.

Riêng với 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, Chính phủ đã có Nghị quyết số 34/NQ-CP; lãnh đạo Chính phủ đã đồng ý chủ trương bố trí thêm ngân sách từ nguồn tăng thu năm 2024 để hoàn thành 2 dự án trong năm 2025, sớm đưa vào phục vụ nhân dân.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, do thời gian ngắn, công việc nhiều, nội dung phong phú, tính chất phức tạp, nên quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả; vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó tháo gỡ, thẩm quyền của ai, người đó giải quyết, không đùn đẩy, né tránh.

Thủ tướng lưu ý, trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; "đánh chuột nhưng không vỡ bình", không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo.

Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1.533 dự án đã có báo cáo, nếu có các dự án phát sinh thì tiếp tục giải quyết, tinh thần là rõ tới đâu làm tới đó, làm tới đâu chắc tới đó, làm việc nào dứt việc đó; với những vấn đề có tính cá biệt, phải đề xuất cơ chế đặc thù để xử lý. Mở rộng áp dụng chính sách đặc thù

Về thời hạn, Thủ tướng chỉ đạo, các thủ tục để xử lý cho các dự án phải cố gắng hoàn thành trước 30/5. Với các dự án vướng mắc về mặt bằng, Thủ tướng yêu cầu các địa phương, nhất là cấp cơ sở, giải quyết dứt điểm các vướng mắc liên quan.

Với nhóm các dự án có vướng mắc về quy hoạch thì rà soát các quy hoạch, nhất là quy hoạch chuyên ngành làm căn cứ triển khai các dự án bảo đảm phù hợp, đồng bộ hệ thống quy hoạch chung.

Với các vấn đề khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án, thì đề xuất Quốc hội cho phép địa phương, bộ, ngành, cơ quan vận dụng chính sách đặc thù đã được Quốc hội thông qua tại các Nghị quyết 170, 171, áp dụng với các dự án có tính chất tương tự.

Với các dự án có sai phạm trong quá trình thực hiện nhưng đã được triển khai thực hiện cơ bản, khó thu hồi dự án thì đề xuất giải pháp tháo gỡ, cho thời hạn khắc phục khó khăn, vướng mắc và hậu quả (nếu có).

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần là hiệu quả, nhân văn, phù hợp, ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trước, sau đó mới áp dụng các biện pháp khác; không che giấu, không bỏ sót, không để lọt sai phạm, không để thất thoát tài sản nhà nước nhưng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp.

Với các dự án khó khăn, vướng mắc nhưng chưa có quy định của pháp luật để điều chỉnh và cũng không áp dụng được cơ chế chính sách đặc thù đã được Quốc hội ban hành thì phải nghiên cứu, đề xuất Quốc hội tại kỳ họp sắp tới.

 

 

No comments:

Post a Comment