VNTB – Việt Nam phá hoại tôn giáo như thế nào? (bài 3)Quang Nguyên
25.10.2024 6:42
VNThoibao
(VNTB) – ĐCSVN dựng nên GHPGVN với mục tiêu gom các hệ phái Phật giáo tại Việt Nam vào một mối cho dễ bề cai trị.
Bài 3: GHPGVN can thiệp vào việc thờ phượng và hoạt động của các tông phái Phật giáo
Bài viết này tôi dâng lên Sư Phụ Thích Đức Nhuận, Sư Bà Thích Nữ Trí Hải và Ngài Tuệ Sĩ.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tự nhận là tổ chức đại diện chính thức của Phật giáo tại Việt Nam, được chính quyền cho phép thành lập vào năm 1981 và thuộc Mặt Trận Tổ Quốc. Chính phủ Việt Nam và Hiến chương của GH này cho họ vai trò điều hành và quản lý các hoạt động của những tông phái Phật giáo trong nước. GHPGVN chỉ công nhận các tông phái chịu lệ thuộc vào GHPGVN là Phật Giáo. Giáo hội này càng ngày càng trở nên độc tài, nghiệt ngã giống như ĐCSVN.
Các tông phái Phật giáo, dù trước đây dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa được tự do hành đạo, muốn tiếp tục tồn tại và hoạt động trong bàn tay thép bọc nhung của chính phủ cộng sản Việt Nam, phải chịu sự quản lý, giám sát của GHPGVN. Mặc dù GHPGVN nhìn có vẻ như không can thiệp quá sâu vào các nghi lễ riêng của từng tông phái lệ thuộc, nhưng GHPGVN có quyền lên tiếng trong các vấn đề tổ chức và hành chính liên quan đến chùa cũng như tu viện.
ĐCSVN dựng nên GHPGVN với mục tiêu gom các hệ phái Phật giáo tại Việt Nam vào một mối cho dễ bề cai trị. Tuy nhiên, thấy được sự phục tùng chủ nghĩa vô thần và dã tâm của ĐCSVN dựng nên GHPGVN với mục tiêu gom các hệ phái trong kế hoạch thống nhất này, nhiều tông phái đã tránh xa, đặc biệt là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), một tổ chức Phật giáo độc lập vị đạo pháp, tổ quốc và dân tộc.
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và nhiều tông phái Phật giáo khác cho rằng sự can thiệp của nhà nước vào tôn giáo, qua cặp bài trùng Ban Tôn Giáo Chính Phủ (BTGCP) và GHPGVN, đã dần phá vỡ tinh túy truyền thống của Phật giáo. Họ cũng cho rằng GHPGVN là một tổ chức chính trị của ĐCSVN vô thần, không độc lập, lại càng không có sự khoan dung, từ bi hỷ xả của Phật Giáo và không bênh vực, tôn trọng tự do tôn giáo. Vì vậy GHPGVN không thể đại diện cho Phật giáo Việt Nam.
Chính quyền Việt Nam và GHPGVN đã có những hành động kiểm soát GHPGVNTN, từ việc ép buộc các thành viên của GHPGVNTN tham gia GHPGVN cho đến việc hạn chế các hoạt động của GHPGVNTN. Nhiều lãnh đạo của GHPGVNTN như Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ đã bị quản thúc, giam cầm. Hòa Thượng Thích Đức Nhuận, Thích Pháp Siêu, Thích Tuệ Sĩ, Sư Bà Thích Trí Hải và nhiều tu sĩ khác bị kết án tử hình, chung thân hay hay bị giam cầm nhiều năm.
Các chùa và cơ sở của GHPGVNTN cũng gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động tôn giáo. Chùa Liên Trì bị chính quyền san bằng ngày 8 tháng 9/2016. Đây là chùa của Hòa Thượng Thích Không Tánh – Phó viện trưởng Hội đồng Điều hành Tăng đoàn GHPGVNTN, kiêm Tổng ủy viên Từ thiện – Xã hội bị chính quyền san bằng ngày 8 tháng 9/2016. Chùa Thiên Quang bị chính quyền huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đưa người và xe cẩu đến cưỡng chế tháo dỡ công trình nhà khách đang xây dựng dở dang. Chính quyền thị trấn Plei Kần và huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đưa công an và hàng chục người thuộc nhiều ban ngành khác nhau đến cưỡng chế Sơn Linh Tự,
Di tích lịch sử hơn 250 năm ở Xã Hương Sơ, Thành Phố Huế. được sắc phong là Quang Đức Tự, nơi các sư nữ tu hành đã và đang bị chính quyền và GHPGVN liên tục tìm mọi cách cưỡng bức Ban Hộ Chùa phải tiến hành thủ tục ra nhập GHPGVN. Chính quyền và GHPGVN cũng nhiều lần cử tăng sĩ tới hăm he tiếp quản chùa nhằm đồng hoá cộng đồng phật tử trong vùng. Chính quyền cũng thực hiện các biện pháp cấm cản Ban Hộ Chùa và phật tử sửa chữa chùa khiến cho công trình này ngày một xuống cấp trầm trọng(1)
Thông cáo báo chí của GHPGVNTN ngày 12 tháng 10/2024, dịp đoàn tòa Đại sứ Hoa Kỳ đến viếng chùa Từ Hiếu có đoạn: “GHPGVNTN, suốt gần 50 năm qua có bao giờ tự do hoằng pháp, có những vị bị kết án tù hàng chục năm,.. nơi an cư tu tập, hành đạo cũng gặp rất nhiều sự quấy nhiễu, theo dõi, cấm đoán, ngăn cản tín đồ không được tiếp xúc. Gần đây nhất là việc cấm Hòa thượng Chánh Thư ký Xử lý thường vụ Viện Tăng thống GHPGVNTN xuất cảnh với những lý do rất mơ hồ, khiến cho chuyến hoằng pháp của Hòa thượng bị trở ngại”… “Vấn đề cứu trợ thiên tai miền Bắc.., lâu nay Chùa Từ Hiếu hay các Tự viện, Tổ chức trực thuộc Giáo hội đi cứu trợ có phần thuận lợi, nhưng khi nhân danh Viện Tăng thống GHPGVNTN đi cứu trợ thì gặp rất nhiều trở lực.”(2)
Hồ sơ về việc GHPGVN cướp đất, cướp chùa, tu viện, trường học của GHPGVNTN đã được báo cáo lên LHQ và các tổ chức nhân quyền trên thế giới rất quan ngại.
Bất cứ tông phái nào có chút tượng quan Phật Giáo mà không chịu quản lý của GHPGVN đều bị giáo hội quốc doanh này trù dập, đánh phá với sự tiếp tay của chính quyền. (Trong bài này không đề cập đến hai tôn giáo Phật Giáo Cao Đài và PG Hòa Hảo.)
Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ là một nhóm tu hành tự phát không nằm trong hệ thống quản lý của GHPGVN. Nhóm này ban đầu có tên là “Tịnh Thất Bồng Lai”. GHPGVN, qua Thích Nhật Từ, Phó Trưởng ban Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Hội đồng trị sự GHPGVN, đã can thiệp vào chuyện riêng của Thiền Am. Ông Thích Nhật Từ công khai phê phán nhóm này hoạt động không đúng theo truyền thống Phật giáo, gây hiểu nhầm cho công chúng, và sử dụng danh nghĩa “tịnh thất” để thu hút sự ủng hộ tài chính từ cộng đồng.
Cụ thể, Thích Nhật Từ đã nêu ra các vấn đề sau:
1. Không thuộc hệ thống quản lý của GHPGVN do đó các hoạt động của nhóm này không hợp pháp hoặc chính thức trong hệ thống Phật giáo của nhà nước.
2. Không thực sự tu hành theo đúng nghi thức Phật giáo do “Thiền Am” không phải là một ngôi chùa hay tu viện chính thống mà chỉ là một nơi cư trú tự phát. Đồng thời Các thành viên của nhóm không phải là tu sĩ Phật giáo chính thức mà chỉ là những người tự xưng.
3. Vấn đề đạo đức: Ngoài ra, Thích Nhật Từ và một số người khác hùa theo vu khống những cáo buộc liên quan đến đạo đức của Thiền Am, gồm các vụ việc liên quan đến mối quan hệ gia đình và trẻ em trong Thiền Am. Công An tỉnh Long An cho truy tố Thiền Am. Chính quyền tỉnh đã điều tra và có những cáo buộc pháp lý đối với một số thành viên, trong đó có cụ Lê Tùng Vân, về các tội danh như loạn luân, lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi và lừa đảo.
Những người ủng hộ Thiền Am cho rằng Thích Nhật Từ và GHPGVN đã cố tình đưa ra các bằng chứng dối trá, gây áp lực và đưa nhóm này ra tòa để xóa sổ Thiền Am ra khỏi hệ thống Phật giáo Việt Nam sau khi cho bắt giam và kết an những lãnh tụ tinh thần của Thiền Am (3).
Tu sĩ Thích Minh Tuệ là một trong những sự kiện đáng xấu hổ và thua lỗ nhất của “công ty kinh doanh tôn giáo” gồm liên doanh Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) và Ban Tôn giáo Chính phủ (BTGCP).
Khất sĩ Thích Minh Tuệ theo Hạnh Đầu Đà, âm thầm, đơn thân, một y phấn tảo, một bình bát là lõi nồi cơm điện, bỗng nổi tiếng và được hàng trăm người ngưỡng mộ đi theo, tưới nước, trải hoa dưới chân, và hàng chục người tự nguyện nhận làm đệ tử. Điều này khiến cả nước dậy nên hàng đợt sóng phê bình các “ngụy tu sĩ” vô tích sự, chây lười, tham tiền, dâm ô trong GHPGVN. Vì bị bẽ mặt, Liên doanh tôn giáo phải ra tay thanh toán thày Thích Minh Tuệ.
Ngày 16-5, 2024 Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN ký Công văn số 151/HĐTS-VP1 thông báo phủ nhận “Sư Thích Minh Tuệ” là tu sĩ Phật giáo. Cùng ngày, Ban Tôn giáo Chính phủ có Công văn số 795/TGCP-PG gửi Ban/Phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ) .. quan tâm khi ông TMT đi tới địa bàn”, “ khẩn trương triển khai công việc. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phức tạp phát sinh, đề nghị kịp thời báo cáo lãnh đạo địa phương và Ban Tôn giáo Chính phủ để thống nhất hướng dẫn, giải quyết.”
Sáng 3 Tháng Sáu, sư Thích Minh Tuệ và nhóm khoảng 70 người đồng hành bỗng dưng “mất tích” một cách khó hiểu sau khi nghỉ qua đêm tại một khu vực hoang vắng ngoài thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên. Các hình ảnh trên mạng xã hội sau đó cho thấy sư Minh Tuệ và các đệ tử của ông bị xe công vụ đưa đi tứ tán.
Vụ việc tu sĩ Thích Minh Tuệ là một phần những hoạt động loại trừ của GHPGVN dưới sự kiểm soát của Ban Tôn giáo Chính phủ. Trường hợp này thể hiện sự căng thẳng giữa tôn giáo và nhà nước, khi các hoạt động tôn giáo bị nhà nước coi là nguy cơ tiềm ẩn, mất kiểm soát và ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước.
Phật giáo Khất sĩ Việt Nam là một hệ phái Phật giáo lớn tại Việt Nam, do Tổ sư Minh Đăng Quang thành lập. Ngài đã bị một thế lực thù hận đen tối hãm hại. GHPGVN đã thúc ép Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam tham gia GHPGVN. Một số tu sĩ và tín đồ đồng ý hợp tác với GHPGVN để có đất sống và hoạt động. Trong khi một số khác muốn độc lập và giữ bản sắc của tông phái. Những người này phản đối việc đồng nhất với GHPGVN can thiệp vào các hoạt động tu hành và tổ chức của họ. GHPGVN áp đặt các quy định về lễ nghi, cách tu hành, việc khất thực cũng như yêu cầu các tông phái phải tuân theo các chính sách chung của GHPGVN. Điều này dẫn đến mâu thuẫn nội bộ và làm suy yếu sự đoàn kết, không còn tính chân truyền thuần túy. Các chùa theo Tổ Sư Minh Đăng Quang tại Hoa Kỳ đều không chịu gia nhập GHPGVN.
Phật giáo Khmer Krom là một nhánh Phật giáo quan trọng trong cộng đồng người Khmer tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Phật giáo Khmer Krom có truyền thống tu hành riêng, khác biệt so với Phật giáo của GHPGVN.
Trong quá khứ, đã có những tranh chấp không nhỏ liên quan đến việc chính quyền và GHPGVN muốn kiểm soát các hoạt động tôn giáo của Phật giáo Khmer. Cộng đồng người Khmer Krom cảm thấy không được sự tự do tôn giáo cần thiết như họ từng được hưởng dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Người Khmer Krom nhận định GHPGVN cố gắng can thiệp vào nội bộ của họ bằng cách áp đặt các quy định chung, thay vì tôn trọng sự độc lập của Phật giáo Nam tông.
Chính quyền kiểm soát các chùa Khmer Krom, giới hạn quyền tự do tổ chức các lễ hội truyền thống và áp đặt các quy định tôn giáo chung của GHPGVN và can thiệp cả việc buộc hoàn tục sư sãi. (4) Điều này gây ra căng thẳng giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau buộc nhiều tu sĩ Khmer Krom phải trốn sang Campuchia hay đi lưu vong.
Ngoài các tổ chức tôn giáo lớn bị chính quyền và GHPGVN đàn áp, còn có các nhóm Phật giáo nhỏ hoạt động độc lập, theo các tông phái đặc thù, tự phát hoặc theo các phương pháp tu hành khác biệt không phù hợp với quan điểm của GHPGVN không còn tông tích.
Thí dụ Hội Thờ Quốc Tổ Hùng Vương trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, Quận 1 Saigon, hay Đạo Ông Trần, đảo Lý Sơn, Bà Rịa đều bị ‘bốc khói’. Theo tin của một tín đồ, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, một tông phái nhỏ có nhiều tín đồ vùng Châu Đốc, An Giang, nay do các đảng viên điều hành. Thiên Tiên Huỳnh Kỳ Đại Đạo, đừng nhầm với Thiên Khai Huỳnh Đạo, Thánh Thất tại Nhà Bàng Châu Đốc, thày sáng lập Huỳnh Tâm cũng bị ám sát, nay cũng lặng tiếng.
“Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam” (TĐCSPHVN) từng có đến 1 triệu rưỡi tín đồ, được chính quyền thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng Hòa công nhận là tôn giáo. Người sáng lập giáo hội này là ông Nguyễn Văn Bồng (pháp danh Nguyễn Trung Trí. Đức Tông sư Minh Trí đã vận dụng tri thức phật học chuyển tải thành thơ ca, kinh sách dưới dạng Phật ngôn đối đáp ngắn ngọn, dễ hiểu để mọi người đến được với Phật giáo dễ dàng hơn; đồng thời ông đưa mọi người vào hoạt động từ thiện nhân đạo, giúp đỡ người nghèo.
Với những hoạt động nhập thế như vậy, số người theo tôn giáo do ông sáng lập ngày càng đông. Năm 1931- 1934 phải lo tài chính để phục vụ cho việc hành đạo, và thuốc men, Ông và tín đồ khẩn hoang hơn 10 ngàn công đất tại Đồng Tháp Mười và được các chính quyền VNCH công nhận sở hữu.
Ban Tôn Giáo Chính Phủ thú nhận, “Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hệ thống tổ chức Giáo hội của TĐCSPHVN “không còn hoạt động đầy đủ như trước,” và “trọng tâm của TĐCSPHVN vẫn là phát triển mạnh về y tế” (phòng thuốc Nam phước thiện)”, 10 ngàn công đất trước đây của giáo hội chỉ còn lại Chùa Hưng Phước Tự, Ấp Mỹ Phước 2-Mỹ Quý-Tháp Mười-Đồng Tháp(5)
Việc ‘mất tích’ các tông phái nhỏ ở Việt Nam không chỉ chủ yếu là do chính quyền và Ban Tôn giáo Chính phủ tiến hành, với lý do an ninh và chính trị.
Pháp Luân Công
Công văn số 896/TGCP – TGK của ban TGCP ngày 22/08/2014 có đoạn:
Pháp Luân Công (PLC) ở Việt Nam không phải là tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo mà chỉ là môn rèn luyện sức khỏe và tinh thần. Do vậy không ứng xử với Pháp Luân Công như với một tổ chức tín ngưỡng, tôn giao. Bản tin của trang Phật Giáo Bình Định viết về Âm Mưu Phá Hoại Phật Giáo của PLC đã tiếp tay đánh phá môn phái này, “Người dân cần nhận diện rõ bản chất của Pháp luân công, kịp thời phát hiện, trình báo với lực lượng Công an khi xuất hiện người có hành vi truyền bá Pháp luân công trên địa bàn(4).
Những hành động hoặc công khai, hoặc ném đá dấu tay giúp chính quyền đàn áp các tông phái Phật giáo không chịu tham gia hay dâng hiến tài sản cho GHPGVN, đã phơi bày cho mọi người thấy sự nguy hiểm của tổ chức ngụy tôn giáo, bàn tay nối dài đắc lực của Ban Tôn giáo chính Phủ. Sự xảo trá, hai mặt, bất khoan dung đối với Làng Mai, thiền phái của Thiền Sư Nhất Hạnh, sẽ được phơi bày rõ hơn qua bài sau.
Bài 4: Tiếp tay đánh phá Thiền Tông Làng Mai
__________________
Tham Khảo:
(5) https://btgcp.gov.vn/gioi-thieu-cac-to-chuc-ton-giao-da-duoc-cong-nhan/gioi-thieu-khai-quat-ve-giao-hoi-tinh-do-cu-sy-phat-hoi-viet-nam-postZQR81lxadA.html
(6) https://phatgiaobinhdinh.vn/mPost/550/am-muu-pha-hoai-phat-giao-cua-phap-luan-cong
No comments:
Post a Comment