Saturday, October 26, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 26 tháng 10 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Trí thức, doanh nhân: ‘Phe cầm quân’ cần cải cách, lắng nghe, trọng dụng giới kỹ trị

Giới hoạt động đánh giá cao việc LHQ xác nhận người Thượng là dân tộc bản địa

Tượng đài có hình cục phân xuất hiện gần Quốc hội Mỹ gợi nhớ cuộc bạo loạn 2021

Ukraine nói Nga sẽ triển khai lính Triều Tiên ra tác chiến cuối tháng 10

Israel tấn công các mục tiêu quân sự ở Iran, có tin về các vụ nổ xung quanh Tehran

Hai nhà trí thức giải mã sự thống lĩnh của ‘phe cầm quân’ trong bộ máy lãnh đạo Việt Nam

Giới hoạt động đánh giá cao việc LHQ xác nhận người Thượng là dân tộc bản địa

Tỷ phú Elon Musk tặng thêm 44 triệu đô la ủng hộ ông Trump

Tại sao chúng ta có thể không biết người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 5/11

Trung Quốc nói họ không biết lính Triều Tiên có mặt ở Nga

Đài Loan tiết lộ kế hoạch đối phó với khả năng bị Trung Quốc phong tỏa quân sự

Thỏa thuận Ấn-Trung đặt ra câu hỏi về chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ

Ở Việt Nam, ‘thể chế’ là... quái thú bất trị! (P2)

Canada, Mỹ - Hai nước láng giềng tốt nhất

 

RFA

Thượng Hải sợ hãi

Công ty đồ uống Việt Nam phải nộp phạt vì bán đồ uống cho Triều Tiên, vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ

Báo cáo nhân quyền thường niên của LHQ đề cập việc bắt giữ chuyên gia năng lượng sạch Ngô Thị Tố Nhiên

Hai tổ chức nhân quyền nộp đơn lên LHQ kêu gọi điều tra việc bắt giữ tuỳ tiện hai nhà hoạt động Khmer Krom

Việt Nam đề nghị tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng, thương mại quân sự với Trung Quốc

Việt Nam xây dựng đường băng trên Bãi Thuyền Chài thuộc Trường Sa

Thấy gì từ việc ông Tô Lâm bỏ vị trí Chủ tịch nước?

Ảnh hưởng của Trung Quốc lên hai nước láng giềng của Việt Nam ra sao?

Chuyên gia cảnh báo gia tăng nguy cơ xung đột ở Biển Đông

Việt Nam và EU đồng ý tăng cường hợp tác về phát triển bền vững

Indonesia nói đã đuổi tàu Hải giám Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp

Việt Nam tham vọng dẫn đầu khu vực châu Á về công nghệ blockchain, tự làm thương hiệu blockchain

Bộ GD&ĐT rút đề xuất miễn học phí cho con giáo viên

Sở GD&ĐT Nghệ An xác minh vụ nam sinh lớp 9 bị ép ăn đất, hút thuốc

Phát Ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ chúc mừng tân Chủ tịch nước Lương Cường

Tròn 5 năm vụ 39 người Việt chết trong thùng xe container ở Anh: 29 người bị kết án

Người biểu tình chống Luật Đặc khu Trần Long Phi ra tù sớm 21 tháng

Để các chú kiếm bánh mì thịt

Tập đoàn của Đức muốn đầu tư vào dự án điện gió ngoài khơi trị giá 4,6 tỷ đô la ở Bình Định

 

BBC

'Bẫy tử thần' qua eo biển Manche của những kẻ buôn người ở Đức - điều tra của BBC

Đông Phi: Trải nghiệm tuyến đường sắt hiện đại mới được khai trương ở Tanzania

Ông Bùi Văn Cường bất ngờ thôi chức tổng thư ký Quốc hội

Lý do ông Trần Cẩm Tú được Bộ Chính trị chọn làm thường trực Ban Bí thư

Tướng Trung Quốc thăm Việt Nam, ký kết gì với tướng Phan Văn Giang?

Tổng thống Nga Vladimir Putin 'ủng hộ Việt Nam hợp tác với BRICS'

Ai sẽ làm thường trực Ban Bí thư thay ông Lương Cường?

Tổng thống Belarus trả lời BBC về thông tin lính Triều Tiên ở Ukraine

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Thượng đỉnh BRICS: Việt Nam gia nhập thì có lợi gì?

Lo Trump quay lại, các công ty Trung Quốc tính đường sang Việt Nam, Ấn Độ

Lý do bầu chủ tịch nước mới mà không để Tổng Bí thư Tô Lâm kiêm nhiệm

Bầu cử Mỹ: Những cử tri gốc Việt này bầu cho ai?

Việt Nam

17 phụ nữ Việt Nam bị bắt do mở quán bar 'thanh nữ' ở Nhật Bản

VinFast báo cáo doanh số giao xe quý 3 tăng mạnh dù liên tục thua lỗ

Thực hư chuyện đại học ở Úc dừng nhận học sinh 5 tỉnh thành Việt Nam

Ông Lương Cường làm chủ tịch nước: bình luận của báo chí quốc tế

Tân Chủ tịch nước Lương Cường được xét 'trường hợp đặc biệt'

Xem phim Việt ở Nam California: từ chấn thương hậu chiến tới mối đồng cảm của người trẻ

Quốc hội bầu chủ tịch nước ngày 21/10, ứng cử viên có xuất thân từ quân đội?

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Phương án trình cho Quốc hội có phải khả thi nhất?

Quốc tế kêu gọi Thủ tướng Thái Lan bảo vệ Y Quynh Bđăp sau tuyên bố mới của Việt Nam

Trung Quốc xây hệ thống radar trên đảo Tri Tôn: Việt Nam đối mặt nguy cơ nào?

Tứ Trụ Việt Nam sắp tới sẽ biến động ra sao?

Nhà báo Vũ Bình Nghi qua đời tại San Jose, về yên nghỉ nơi quê nhà Nam Định

 

RFI

Israel trả đũa Iran, oanh kích vào các cơ sở sản xuất tên lửa

Gruzia: Cuộc bầu cử có tính chất quyết định cho tương lai của đất nước

Washington cáo buộc tin tặc Trung Quốc can thiệp vào bầu cử tổng thống Hoa Kỳ

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Nga : Nước gây chiến ở Ukraina muốn làm trung gian cho xung đột ở Trung Đông

 Nhà Trắng : Tấn công Iran là hành động tự vệ của Israel và Mỹ đã được Israel báo trước

Dany Brillant, tình thương gia đình cất giữ trong tim 

Tổng thống Vladimir Putin gián tiếp công nhận lính Bắc Triều Tiên đã hiện diện tại Nga

Emilia Pérez, khát vọng đổi đời của một người chuyển giới

 Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 : Trump hay Harris, lựa chọn khó khăn với Trung Quốc

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Harris và Trump đến vận động ở bang Texas

Ắc-quy lithium-ion: Châu Âu có thể thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc ?

Cộng đồng quốc tế bất lực trước viễn cảnh Nga tuyển mộ lính Bắc Triều Tiên sang Ukraina

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc : “ Nga xâm lăng Ukraina là vi phạm luật pháp quốc tế”

Seoul lên án Hạ Viện Nga phê chuẩn Hiệp ước Quốc Phòng với Bắc Triều Tiên

Việt Nam “sẵn sàng” hợp tác với BRICS

Tổng thống Maduro tố cáo Brazil cản trở Venezuela gia nhập BRICS

Israel tăng cường oanh kích nam Liban và dải Gaza

Mỹ: Bắc Triều Tiên đã gửi 3.000 lính sang Nga chuẩn bị tham chiến tại Ukraina

(AFP) – Họp Quốc Hội Trung Quốc đầu tháng 11/2024. Truyền thông Trung Quốc hôm nay, 25/10/2024, cho biết Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc sẽ họp từ ngày 04-08/11/2024 tại Bắc Kinh. Xem xét báo cáo chính phủ về tài chính là một trong những trọng tâm cuộc họp. Cuộc họp này diễn ra trùng với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 05/11. Giới chuyên gia cho rằng có nhiều khả năng Bắc Kinh công bố một kế hoạch hỗ trợ kinh tế đang gặp khó khăn.

(AFP) – Đức và Ấn Độ tăng cường hợp tác quốc phòng. Phát biểu sau cuộc gặp với thủ tướng Narendra Modi tại New Delhi, thủ tướng Đức Olaf Scholz bày tỏ mong muốn thắt chặt quan hệ giữa hai nước trên phương diện quốc phòng. Berlin hy vọng có thể hỗ trợ New Delhi thay đổi cơ sở vũ khí, vượt qua sự phụ thuộc vào Nga từ nhiều thập niên qua. Nhân chuyến thăm Ấn Độ, tập đoàn vũ khí Đức Thyssenkrupp đã đúc kết liên minh với một doanh nghiệp Ấn Độ để có thể giành hợp đồng chế tạo 6 tầu ngầm cho đất nước.

(AFP) – Đến thăm đảo Kim Môn, tổng thống Đài Loan tuyên bố không nhượng một tấc đất cho Trung Quốc. Phát biểu sáng nay 25/10/2024 tại đảo Kim Môn, cách thành phố Hạ Môn của Trung Quốc vài cây số, tổng thống Lại Thanh Đức khẳng định : « Bành Hồ, Mã Tổ, Kim Môn là những hòn đảo của Đài Loan » và không có chuyện nhượng « một xăng ti mét » nào cho hoa Lục. 

(Reuters) – Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc đồng ý thảo luận thêm về việc Bruxelles đòi đánh thuế ô tô điện của Trung Quốc. Ủy Ban Châu Âu sáng nay 25/10/2024 cho biết đôi bên đồng ý đàm phán thêm về mặt « kỹ thuật » về hồ sơ nhậy cảm này. Tại Bắc Kinh, trả lời báo chí, bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc từ chối bình luận về tin trên. Bruxelles đòi đánh thuế đến hơn 35 % vào ô tô điện Trung Quốc bán sang thị trường châu Âu, thay vì mức thuế 10 % như hiện tại. Cũng ngày hôm nay, tập đoàn xe hơi Pháp Renault kêu gọi « duy trì đối thoại với các hãng xe Trung Quốc ». Renault hoạt động lâu năm tại Hoa Lục.

(AFP) – Ukraina từ chối tiếp tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Một ngày sau khi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres bắt tay tổng thống Nga, Vladimir Putin, tại thượng đỉnh BRICS ở Kazan, tổng thống Volodymyr Zelensky từ chối tiếp lãnh đạo Liên Hiệp Quốc tại Kiev. Chính quyền Ukraina xem sự hiện diện của ông Guterres tại Kazan vừa qua là một « sai lầm ».

(AFP) – Nga bác thông tin TT. Putin và Elon Musk bí mật giữ liên lạc từ năm 2022. Thông tin này được tờ Wall Street Journal loan tải, theo đó, tổng thống Nga và tỷ phú Mỹ Elon Musk vẫn liên lạc đều đặn. Trả lời giới báo chí, phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitri Peskov hôm nay, 25/10/2024, khẳng định cuộc gặp sau cùng giữa hai nhân vật này là trước năm 2022 và chỉ nói về chủ đề « các nền công nghệ cho tương lai ».

(AFP) – Trump ví Liên Hiệp Châu Âu là « chú tiểu » Trung Hoa về kinh tế. Ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump hôm qua, 24/10/2024, trong một cuộc trả lời phỏng vấn đã tố cáo rằng, « họ không mua xe của chúng ta, không mua nông phẩm của chúng ta, họ chẳng mua gì của Mỹ cả. Quý vị biết đấy, Liên Hiệp Châu Âu chỉ là một "tiểu Trung Hoa", nhưng không nhỏ xíu hẳn như thế ! »

(AFP) – Doanh nghiệp Đức lo lắng Trump trở lại cầm quyền. Một kết quả thăm do Viện Kinh tế IFO công bố hôm qua, 24/10/2024, cho biết, 44% số doanh nghiệp Đức được hỏi, bày tỏ lo lắng về việc ông Trump trở lại cầm quyền, trong khi chỉ có 5% cho ý kiến tích cực. Tuy nhiên, 51% cho rằng không có những thay đổi lớn trong các hoạt động doanh nghiệp bất kể ai là người thắng cử trong cuộc bỏ phiếu ngày 05/11. Thăm dò được thực hiện tại hơn 2.000 doanh nghiệp của Đức liên quan đến những tác động của bầu cử Mỹ đối với nền kinh tế đất nước.

(AFP) – Nga hỗ trợ phe Huthis tấn công tầu hàng của phương Tây. Theo một bài viết trên Wall Street Journal, đăng ngày hôm qua, 24/10/2024, lực lượng nổi dậy người Huthis, đã sử dụng các dữ liệu vệ tinh do Nga cấp qua trung gian Iran, để nhắm bắn các tầu hàng phương Tây bằng tên lửa đạn đạo và drone. WSJ khẳng định đã có được thông tin này, nhờ sự trợ giúp từ « một người nắm rõ hồ sơ » ở Nga và « hai quan chức quốc phòng châu Âu ».

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ BẢY 26-10-2024.

1)Bão Trà Mi có thể gây mưa rất lớn cho miền Trung.

Bão Trà Mi sẽ vào bờ hoặc gần bờ biển miền Trung rồi quay ngược ra khiến thời gian ảnh hưởng trên đất liền lâu hơn bình thường, mưa lớn vào hai ngày 26 và 28 tháng10.

Chiều 25/10, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết có thể có hai sự di chuyển của bão. Vào hai vùng Quảng Trị và Quảng Ngãi. Di chuyển thứ nhất xác suất từ 60-70%, bão vào gần bờ hoặc chạm bờ Trung Trung Bộ rồi quay ngược ra biển, sẽ có gió cấp 6-8. Di chuyển thứ hai có xác suất khoảng 30%, bão đi sâu hơn vào đất liền Trung Trung Bộ rồi ngược trở ra, sẽ có gió cấp 7-9,.

Dù theo cách nào tác động của bão đến miền Trung vẫn rất lớn, đặc biệt là mưa. Lý do là bão đi vòng và quay ngược ra biển dẫn tới thời gian tác động trên đất liền có thể kéo dài hơn một ngày. Dù tâm bão còn cách xa bờ, nhưng từ chiều 26/10 bắt đầu gây mưa ở miền Trung.

Dự báo mưa kéo dài đến 28/10, các sông Hương, Vu Gia - Thu Bồn, Trà Khúc có thể xuất hiện lũ ở báo động hai, ba.

Trà Mi hình thành từ áp thấp nhiệt đới ở ngoài khơi phía đông Philippines, ngày 22/10 mạnh lên thành bão, ngày 23/10 hoành hành ở Philippines làm ít nhất 66 người chết, 47ngàn 500 người phải di tản  do mưa lớn, ngập lụt. Chiều 24/10, bão vào Biển Đông, mạnh cấp 9, trở thành cơn bão thứ sáu trên vùng biển này.

VNExpress

 

2)Thuyền trưởng Nam Hàn bị cáo buộc bỏ mặc thuyền viên Việt chết đuối.

Thuyền viên người Việt mắc vào lưới đánh cá và rơi xuống biển, nhưng thuyền trưởng ra lệnh tiếp tục đi, khiến người này thiệt mạng.

Cảnh sát biển thành phố Mokpo ở tỉnh Jeollanam ngày 22/10 thông báo bắt thuyền trưởng 60 tuổi của một tàu cá 24 tấn, với cáo buộc bỏ mặc thuyền viên 39 tuổi người Việt Nam gặp nạn khi đang đánh cá.

Theo hồ sơ của giới chức Nam Hàn, thuyền viên người Việt bị cuốn vào lưới đánh cá, rơi xuống biển lúc khoảng 11h30 sáng 6/5. Các thuyền viên khác trên tàu đã cố gắng cứu người này, song thuyền trưởng ra lệnh tiếp tục di chuyển, với lý do nếu dừng tàu sẽ làm lưới bị rối và gây thiệt hại.

Thuyền viên người Việt được tìm thấy khoảng 20 phút sau, trong tình trạng ngưng tim và qua đời sau đó. Đến 13 giờ 31, thuyền trưởng mới báo cáo sự việc với cảnh sát biển thành phố Mokpo. Danh tính thuyền trưởng và nạn nhân chưa được công bố.

Thuyền trưởng ở Mokpo đang đối mặt cáo buộc cố tình bỏ rơi thuyền viên gặp nạn trên biển. Ông này phủ nhận cáo buộc, tuyên bố không ngăn các thuyền viên khác cứu nạn nhân, khẳng định thường xuyên hướng dẫn thủy thủ về quy trình xử sự khi xảy ra tai nạn.

Trưởng phòng điều tra Cảnh sát biển Mokpo Seo Nam-su cho biết giới chức sẽ tiếp tục giải quyết quyết liệt các hành vi tương tự, để bảo đảm an toàn lao động trong ngành hàng hải.

Vnexpress

3)Mỹ nói quân đội Bắc Hàn đang ở Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã xác nhận rằng quân đội Bắc Hàn đang hiện diện tại Nga –tin này khiến gia tăng những lo ngại về sự phức tạp và mở rộng của cuộc xung đột Ukraina.

Trong nhiều tháng qua, Ukraina và Nam Hàn đã nhiều lần đưa ra các cáo buộc rằng Bắc Hàn gửi quân đội sang Nga để tham dự vào cuộc chiến chống lại Ukraina. Các tổ chức quốc tế như NATO và chính quyền Mỹ trước đó vẫn giữ lập trường thận trọng và không có xác nhận chính thức nào về thông tin này. Tuy nhiên, phát biểu của Bộ trưởng Austin đã đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong nhận thức của phương Tây về sự hiện diện của quân đội Bắc Hàn tại Nga.

Tại buổi họp báo hôm 22/10, ông Austin cho biết: “Chúng tôi đã thu thập được bằng chứng cho thấy quân đội Bắc Hàn đang hiện diện tại Nga. Dù chưa rõ họ đang thực hiện nhiệm vụ gì, nhưng điều này đã đặt ra những câu hỏi mới về ý định của Bình Nhưỡng”.

Khi được hỏi về khả năng quân Bắc Hàn trực tiếp tham chiến thay mặt cho Nga, Bộ trưởng Austin đã bày tỏ sự lo ngại. “Nếu họ là bên tham chiến chính thức, đây là vấn đề rất nghiêm trọng”, ông nói. Ông cảnh cáo rằng nếu Bắc Hàn đóng vai trò tích cực trong cuộc xung đột Ukraina, đây sẽ là một bước leo thang đáng báo động. Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh rằng điều này không chỉ ảnh hưởng đến châu Âu, mà còn có thể gây ra tác động sâu rộng đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nơi vốn đã căng thẳng với những thay đổi địa chính trị.

Bên cạnh đó, ông Austin cũng đặt dấu hỏi về tình trạng của lực lượng Nga khi nước này phải tìm kiếm sự trợ giúp từ các đồng minh như Triều Tiên và Iran. Ông nhấn mạnh rằng điều này cho thấy năng lực quân sự của Moskva đã bị hao hụt nặng sau hai năm xung đột với Ukraina.

Trithucvn

4)TT Zelensky không đồng ý cho TTK LHQ Guterres tới thăm Kiev.

Sau khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS tổ chức 3 ngày (22-24/10) tại Kazan, Liên Bang Nga, ông Guterres, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, có kế hoạch tới Kiev.

Tuy nhiên, các nguồn tin từ quan chức Kiev và từ chính ông Zelensky cho thấy tổng thống Ukraina đã không đồng ý điều này. “Tổng thống Zelensky đã không xác nhận chuyến viếng thăm của ông Guterres,” một quan chức Kiev nói với BBC. “Sau Kazan và sau khi ông ấy bắt tay với Putin … thì sẽ là kỳ lạ nếu tiếp đón ông ấy ở đây.”

“Một số quan chức của LHQ đã lựa chọn những cám dỗ từ Karan hơn là tính chất tinh thần của Hiến chương LHQ,” trong thông điệp hàng tối vào tối 25/10 ông Zelensky chỉ trích ông Guterres đã tham dự Hội nghị BRICS, trùng Ngày LHQ 24/10.

Trong bài phát biểu của mình hôm 24/10 tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS, ngay trước mặt tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin, ông Guterres đã kêu gọi có được “hòa bình công bằng” cho Ukraine theo Hiến chương LHQ, theo luật quốc tế, và theo nghị định của Đại hội đồng LHQ. Tuy nhiên, Ông Guterres từ chối lời mời tới cuộc họp ở Thụy Sỹ hồi tháng 6 do Kiev khởi xướng nhưng ông lại tới Hội nghị BRICS tại Nga. Điều đó đã khiến giới chức Kiev tức giận.

Trithucvn

VNThoibao

VNTB – Việt Nam còn phải chịu nghẽn đến bao giờ?

 

Báo Tiếng Dân

Ở Việt Nam, ‘thể chế’ là… quái thú bất trị! (Phần 2)24/10/2024

 

Thuy My

Phúc Lai - Sự khác biệt giữa « Afghanistan của Liên Xô » với « Ukraine của Nga » và những chuyện khác

Hoàng Linh - Chuyện lạ mãi thành quen

Dương Quốc Chính - Thông tắc thể chế

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 25.10.02024

Nguyễn Đình Bổn - Chọc giận Putin!

Lê Xuân Nghĩa - “Việt Nam và Venezuela đang dẫn đầu trong thế giới mới”

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

Việt Nam: Cuộc trường chinh tiến tới sự thịnh vượng 26/10/2024

Vladimir Putin là mãnh hổ hay là con mèo lớn? 26/10/2024

Giải Nobel cho Acemoglu, Johnson, và Robinson: Thể chế và Thịnh vượng 26/10/2024

Kỷ nguyên mới phải là kỷ nguyên dân chủ 25/10/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Thượng đỉnh BRICS: Việt Nam gia nhập thì có lợi gì? 25/10/2024

Việt Nam kiểm soát tôn giáo ra sao? – Bài 6: Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam 25/10/2024

Từ phụ bếp đến Giáo sư Y khoa nổi tiếng 24/10/2024

Việt Nam có quyền lực như thế nào tại châu Á-Thái Bình Dương? 24/10/2024

Việt Nam kiểm soát tôn giáo ra sao? – Bài 5: Kiểm soát đạo Tin Lành 24/10/2024

Thế giới đang từ bỏ WTO 24/10/2024

Cảnh sát Tư tưởng 23/10/2024

Có phải là lúc xây đường sắt cao tốc Bắc–Nam không? 23/10/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

TẠM GIỮ HÌNH SỰ NGUYÊN TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY BÁCH ĐẠT AN

Hà Nam/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/tam-giu-hinh-su-nguyen-tong-giam-doc-cong-ty-bach-dat-an-post1505316.html

Công an Quảng Nam tạm giữ bà Hoàng Thị Kim Châu, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Bách Đạt An, để làm rõ nội dung liên quan việc sử dụng trái phép số tiền công ty này huy động vốn của người dân.

Chiều 25/10, Công an tỉnh Quảng Nam đã tạm giữ hình sự đối với bà Hoàng Thị Kim Châu, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Bách Đạt An.

Theo đó, bà Châu bị tạm giữ hình sự trong trường hợp khẩn cấp để làm rõ nội dung liên quan đến việc sử dụng trái phép số tiền Công ty CP Bách Đạt An huy động vốn của người dân. Qua thống kê ban đầu, số tiền bà Châu huy động khoảng 5 tỷ đồng.

Hiện tại, bà Châu đã rút vốn ra khỏi Công ty CP Bách Đạt An. Vụ việc đang được Công an tỉnh Quảng Nam tiếp tục làm rõ. Trước đó, Công an tỉnh Quảng Nam cũng đã có quyết định cấm xuất cảnh đối với bà Châu để phục vụ công tác điều tra.

Bà Châu là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bách Đạt (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).

Tháng 5/2017, bà Châu thành lập Công ty CP Bách Đạt An (phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) với vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Doanh nghiệp này do bà Châu làm tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật.

Tháng 7/2017, UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận cho phép chuyển nhiệm vụ chủ đầu tư của 14 dự án từ Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bách Đạt sang Công ty CP Bách Đạt An.

Thời điểm chuyển giao, 3 dự án vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa bảo đảm điều kiện chuyển nhượng dự án theo quy định.

Ngoài ra, nhiều năm qua, Công ty CP Bách Đạt An ký hợp đồng giao Công ty Hoàng Nhất Nam phân phối 3 dự án Khu đô thị Bách Đạt, Khu đô thị 7B mở rộng, Khu đô thị Hera Complex Riverside. Công ty Hoàng Nhất Nam đã môi giới cho khoảng 1.000 khách hàng với khoảng 1.000 lô đất nền.

 

CỰU CÁN BỘ BỘ GIAO THÔNG TIẾP TỤC BỊ TRUY TỐ VỤ 'CHUYẾN BAY GIẢI CỨU'

Xuân Lâm/An ninh Thủ đô

https://lifestyle.znews.vn/cuu-can-bo-bo-giao-thong-tiep-tuc-bi-truy-to-vu-chuyen-bay-giai-cuu-post1505341.html

Bị kết án về tội "Nhận hối lộ" trong giai đoạn 1 vụ án "chuyến bay giải cứu", song ở giai đoạn 2, cựu Phó phòng Vận tải hàng không, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục bị truy tố.

Như ANTĐ thông tin, Viện KSND Tối cao ban hành cáo trạng truy tố 17 bị can trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2. Tại giai đoạn 1 của vụ án, 54 người đã bị tuyên phạt những hình phạt tương xứng. Đáng nói là bị can Vũ Hồng Quang (cựu Phó phòng Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không, Bộ Giao thông vận tải) là người duy nhất bị xử lý ở cả 2 giai đoạn.

Theo đó, Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) đã phải lĩnh án tù chung thân về tội “Nhận hối lộ” ở giai đoạn 1. Kiên bị xác định có hành vi nhận hối lộ hơn 42 tỷ đồng trong quá trình cấp phép các chuyến bay đưa công dân về nước. Còn Vũ Hồng Quang đã bị tuyên phạt 4 năm tù, do bị xác định nhận hối lộ 2 tỷ đồng. Tại giai đoạn 2, bị can Quang tiếp tục bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ” với số tiền đưa hối lộ cho Phạm Trung Kiên là hơn 7 tỷ đồng.

Theo hồ sơ, tháng 9/2020, bị can Quang liên hệ, nhờ Phạm Trung Kiên giúp để có được văn bản chấp thuận cho công dân được về nước trên các chuyến bay đơn lẻ. Kiên đồng ý và thỏa thuận chi phí 10 triệu đồng/công dân.

Sau đó, Vũ Hồng Quang nói với bị can Nguyễn Mạnh Cương (lúc đó là Trưởng phòng) và Vũ Hoàng Dũng (lao động tự do) biết việc Quang có thể xin được văn bản cấp phép cho công dân về nước trên chuyến bay đơn lẻ với mức phí 2.000-3.000 USD/công dân.

Nhóm Cương, Dũng thông báo lại việc này với các giám đốc doanh nghiệp tư nhân làm dịch vụ đưa người về nước tránh Covid-19 và đề nghị họ tập hợp danh sách công dân có nhu cầu. Tuy nhiên, chi phí lúc này đội lên 100-500 USD/người so với mức giá Vũ Hồng Quang đưa ra.

Đến lượt mình, các giám đốc tư nhân tiếp tục nâng mức chi phí hơn mức Cương, Dũng đưa ra 100-500 USD/người xin về nước để được hưởng lợi.

Viện kiểm sát xác định Nguyễn Mạnh Cương đã chuyển gần 3,9 tỷ đồng cho Vũ Hồng Quang để đưa hối lộ cho Phạm Trung Kiên. Đổi lại, nhóm Cương có được văn bản chấp thuận cho 388 công dân về nước. Qua đây, Cương hưởng lợi hơn 2 tỷ đồng.

Còn Vũ Hoàng Dũng cũng chuyển hơn 2,3 tỷ đồng cho Vũ Hồng Quang để hối lộ Phạm Trung Kiên. Anh ta nhận về văn bản chấp thuận cho 236 công dân hồi hương và hưởng lợi 2,8 tỷ đồng.

Ngoài ra, hàng loạt bị can khác là giám đốc các doanh nghiệp có dịch vụ đưa công dân về nước trên các chuyến bay giải cứu cũng bị cáo buộc đưa hối lộ cho Phạm Trung Kiên. Hành vi này của Kiên đã bị xử lý ở giai đoạn 1 vụ án nên không bị xem xét tiếp.

Ngược lại, bị can Vũ Hồng Quang tiếp tục bị đề nghị xử lý do có hành vi mới là thỏa thuận, đưa hối lộ cho Phạm Trung Kiên 10 triệu đồng/công dân về nước. Tổng cộng, bị can Quang đưa hối lộ hơn 7,4 tỷ đồng và qua đây hưởng lợi bất chính số tiền lớn.

Hành vi phạm tội khác trong giai đoạn 2 vụ án, cơ quan điều tra cho rằng Vũ Hồng Quang từng có nhiệm vụ tiếp nhận, xem xét ra quyết định cấp phép bay cho các Hãng hàng không thực hiện các chuyến bay Combo do doanh nghiệp tổ chức.

Có một số chuyến bay doanh nghiệp không thuê được tàu bay cỡ lớn để chở hết số lượng khách được duyệt nên phải thuê hai tàu nhỏ dẫn đến phát sinh chi phí trong khi vẫn còn ghế trống khách.

Để có thêm lợi nhuận, nhóm lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức chuyến bay là Nguyễn Thị Thanh Hằng và Nguyễn Tiến Mạnh đã trao đổi rồi được Vũ Hồng Quang đồng ý cấp phép bay theo số lượng khách vượt so với văn bản đã duyệt nhưng phải chi phí 2 triệu đồng/khách.

Thực hiện thỏa thuận, Vũ Hồng Quang đã chỉ đạo bị can Nguyễn Mạnh Trường, khi đó là chuyên viên Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, triển khai cấp phép bay trái quy định cho 1.019 khách. Sau đó, Hằng và Mạnh chi gần 2 tỷ đồng hối lộ cho ông Quang và bị can này chia cho Trường 244 triệu đồng.

Cơ quan tố tụng cáo buộc bị can Nguyễn Mạnh Trường nhận hối lộ 244 triệu đồng để đề xuất và triển khai cấp phép bay quá số lượng. Hành vi đưa hối lộ của Nguyễn Thị Thanh Hằng, Nguyễn Tiến Mạnh và hành vi nhận hối lộ của Vũ Hồng Quang đã bị xét xử ở giai đoạn 1 vụ án nên không xem xét tiếp.

 

KHỞI TỐ CHA CON GIÁM ĐỐC TRONG VỤ CHỦ TỊCH THỊ TRẤN BỊ ĐIỀU TRA

Huỳnh Thủy/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/khoi-to-cha-con-giam-doc-trong-vu-chu-tich-thi-tran-bi-dieu-tra-post1505336.html

Liên quan đến vụ chủ tịch một thị trấn ở tỉnh Đắk Lắk bị điều tra về hành vi lạm quyền trong thi hành công vụ, CQĐT đã khởi tố thêm 2 bị can.

Ngày 24/10, VKSND tỉnh Đắk Lắk đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với Phạm Đình Trung (32 tuổi), Giám đốc Cty TNHH MTV Đình Trung và Phạm Văn Tịch (57 tuổi, bố Trung), cùng trú phường Khánh Xuân (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).

Trung và ông Tịch bị điều tra về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”, quy định tại khoản 2 Điều 227 BLHS. Theo điều tra ban đầu, Công ty TNHH MTV Đình Trung không có giấy phép khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, Trung và Tịch vẫn thực hiện hành vi khai thác 701,158 m3 đá Grannit trái phép, giá trị hơn 1,9 tỷ đồng.

Liên quan đến vụ việc này, VKSND tỉnh Đắk Lắk cũng đã ký phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với Phan Đình Cúc - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn M'đrắk (huyện M'đrắk, Đắk Lắk), để điều tra về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”.

Cơ quan điều tra xác định ông Cúc đã có hành vi ký ban hành Công văn số 41 ngày 13/3/2024, đồng ý cho Công ty TNHH MTV TM và DV Trường Hải Đắk Lắk thi công gỡ đá phần lề đường là vượt quá thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã, làm trái công vụ.

Từ đó, Công ty TNHH MTV Đình Trung khai thác trái phép số đá Granit nói trên. Vụ án đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ.

 

NGUYÊN TRƯỞNG CÔNG AN THÀNH PHỐ MỸ THO LÃNH HƠN 4 NĂM TÙ

Hoài Thương

https://tuoitre.vn/nguyen-truong-cong-an-thanh-pho-my-tho-lanh-hon-4-nam-tu-20241025104402385.htm

Ông Đoàn Văn Thanh, nguyên trưởng Công an thành phố Mỹ Tho, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho ngân sách với số tiền 650 triệu đồng.

Sau 2 ngày xét xử sơ thẩm và nghị án, ngày 25-10, Tòa án nhân dân thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã tuyên phạt bị cáo Đoàn Văn Thanh (nguyên trưởng Công an thành phố Mỹ Tho) 4 năm 6 tháng tù, bị cáo Võ Trần Chí Công (nguyên cán bộ Đội cảnh sát giao thông) 3 năm 6 tháng tù cùng về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Riêng bị cáo Phạm Thị Quỳnh Anh (nguyên cán bộ Đội cảnh sát giao thông) lãnh 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội danh như trên.

Theo cáo trạng, từ năm 2013-2016, ông Thanh là trưởng Công an thành phố Mỹ Tho, đã lợi dụng chức vụ được giao nên khi có người thân của người vi phạm hành chính xin giảm nhẹ hình thức xử phạt, ông Thanh có bút phê vào biên bản vi phạm hành chính để chỉ đạo phạt cảnh cáo (thay vì phải xử lý hành chính bằng hình thức phạt tiền) không đúng với quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Ông Thanh đã chỉ đạo ông Võ Trần Chí Công và bà Phạm Thị Quỳnh Anh khi người vi phạm về lĩnh vực giao thông đường bộ, vi phạm trật tự an toàn giao thông đã bị Đội cảnh sát giao thông, Đội cảnh sát trật tự Công an thành phố Mỹ Tho lập biên bản vi phạm hành chính, xác định rõ từng lỗi vi phạm hành chính như: xe vượt tải trọng, không có giấy phép lái xe, không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người kiểm soát giao thông…

Ông Thanh đã chỉ đạo phạt "cảnh cáo" 235 hồ sơ, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 650 triệu đồng; trong đó tại Đội cảnh sát giao thông 182 hồ sơ với tổng số tiền hơn 570 triệu đồng; Đội cảnh sát trật tự 53 hồ sơ với số tiền gần 80 triệu đồng.

Ông Công là cán bộ phụ trách tổ xử lý tại Đội cảnh sát giao thông đã không đề xuất ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, mà tự trả hồ sơ cho người vi phạm. 

Dù đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng ông Công không triển khai xử phạt tiền gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 385 triệu đồng.

Còn bà Anh, cán bộ phụ trách Đội cảnh sát giao thông (năm 2015 - 2016) cũng có những vi phạm tương tự, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước trên 166 triệu đồng.

Hành vi của ông Thanh, ông Công và bà Anh đã vi phạm tại điều 12, 16 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Ngày 21-11-2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với ông Thanh, ông Công và bà Anh.

 

BẮT PHÓ CHÁNH ÁN TÒA ÁN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

Đoàn Cường

https://tuoitre.vn/bat-pho-chanh-an-toa-an-cap-cao-tai-da-nang-20241020092415548.htm

Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã bắt phó chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.

Ngày 25-10, nguồn tin Tuổi Trẻ Online xác nhận Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Việt Cường - phó chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng - để điều tra về hành vi nhận hối lộ.

Những ngày qua, phóng viên đã nhiều lần liên hệ nhưng chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đều từ chối trả lời báo chí về vụ việc trên.

Ngày 7-4-2023, ông Phạm Việt Cường được công bố và nhận quyết định bổ nhiệm phó chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng với thời hạn giữ chức vụ là 5 năm. Trước đó ông Cường là chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng. Ông Cường sinh năm 1974, quê quán Thái Bình.

Một vụ việc khác là trước đó Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có thông báo về việc bắt người phạm tội quả tang.

Theo đó cơ quan điều tra thông báo về việc bắt giữ người phạm tội quả tang với bà Nguyễn Thị Nga (42 tuổi, thường trú tại quận Hải Châu, Đà Nẵng).

Bà Nga là phó trưởng phòng Phòng giám đốc kiểm tra về dân sự lao động, kinh doanh, thương mại thuộc Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.

Bà Nga bị cáo buộc đã có hành vi môi giới hối lộ theo điều 365, Bộ luật Hình sự. Bà này đã bị tạm giữ để phục vụ công tác điều tra.

 

BẮT TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK

Tâm An

https://tuoitre.vn/bat-truong-ban-quan-ly-cac-khu-cong-nghiep-tinh-dak-lak-20241025213122739.htm

Ngày 25-10, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Bùi Văn Từ - trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk.

Tối 25-10, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Bùi Văn Từ (52 tuổi), trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk.

Quyết định khởi tố bị can đối với ông Bùi Văn Từ đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn cùng ngày 25-10.

Ông Bùi Văn Từ quê quán Hà Tĩnh, thường trú tại phường Tân Thành, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Ông bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội nhận hối lộ.

Cũng theo nguồn tin, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khám xét nơi ở và nơi làm việc của ông Bùi Văn Từ trong ngày 25-10. Việc khám xét diễn ra với sự chứng kiến của các cơ quan chức năng liên quan.

Trước khi được bổ nhiệm làm trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, ông Từ là phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk.

 

KỊCH BẢN ĂN CHIA TIỀN TỈ MỖI CHUYẾN BAY GIẢI CỨU CỦA CỰU PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ

Giang Nam

https://tuoitre.vn/kich-ban-an-chia-tien-ti-moi-chuyen-bay-giai-cuu-cua-cuu-pho-giam-doc-so-20241025092154281.htm

Tại một nhà hàng ở TP Thái Nguyên, một phó giám đốc Sở Ngoại vụ yêu cầu chi phí 'trọn gói' 18 triệu đồng một người dân để bố trí nơi cách ly dịch COVID-19. Mỗi chuyến bay, phó giám đốc sở được chia lại tiền tỉ.

Trong 3 cựu phó giám đốc sở bị truy tố vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2, ông Trần Tùng (cựu phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên) bị cáo buộc nhận tiền nhiều nhất.

Ông nhận hối lộ 4,4 tỉ để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế trong ba chuyến bay giải cứu và làm trái công vụ hưởng lợi gần 3,3 tỉ sau năm chuyến bay khác.

Ông Tùng bị truy tố hai tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Doanh nghiệp xin giảm giá không được

Theo cáo trạng, Sở Ngoại vụ Thái Nguyên được giao chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh và các địa phương để thẩm định điều kiện nhập cảnh và cách ly y tế. Phó giám đốc sở Trần Tùng được giao nhiệm vụ này.

Trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, khoảng cuối năm 2020, ông Vũ Hồng Nam, cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản (đã bị xét xử ở giai đoạn 1), thông qua giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên Nguyễn Đình Việt để liên hệ với ông Trần Tùng.

Ông Nam đề nghị tạo điều kiện đưa công dân từ Nhật Bản về nước cách ly tại Thái Nguyên. Ông Tùng nhận lời và nói khi nào có khách sạn trống sẽ thông báo cho ông Nam biết.

Đầu tháng 3-2021, ông Trần Tùng gọi điện cho đại sứ Vũ Hồng Nam, thông báo đã có địa điểm cách ly và đề nghị gửi công điện về UBND tỉnh Thái Nguyên. 

Trước khi gửi công điện, ông Nam đã giới thiệu và cho Lê Văn Nghĩa (giám đốc Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ ăn uống Nhật Minh) số điện thoại của ông Tùng để liên hệ thủ tục xin cách ly cho công dân.

Ông Nghĩa gọi điện thoại liên hệ với ông Tùng đặt vấn đề cho công ty của mình được tổ chức các chuyến bay đưa công dân từ Nhật Bản về cách ly tại Thái Nguyên. Cả hai hẹn gặp tại một nhà hàng ở TP Thái Nguyên.

Trong cuộc gặp ở nhà hàng, ông Trần Tùng yêu cầu ông Nghĩa cho Công ty Sen Vàng Đất Việt do Trần Thị Quyên làm giám đốc thực hiện việc cách ly, với chi phí "trọn gói" là 18 triệu đồng/khách. 

Song khi ký hợp đồng với Công ty Sen Vàng Đất Việt chỉ thể hiện 10-12 triệu đồng/khách cách ly. Số tiền chênh lệch 6-8 triệu đồng còn lại sẽ chuyển ngoài hợp đồng cho bà Quyên để chuyển lại cho ông Tùng, ông lên "kịch bản" để "ăn chênh" tiền chi phí người dân phải trả khi về cách ly.

Do chi phí trọn gói (trong đó có việc chi phí xin văn bản chấp thuận) ông Tùng đưa ra quá cao, ông Nghĩa xin giảm nhưng ông Tùng không đồng ý. Vì vậy, ông Nghĩa buộc phải đồng ý theo yêu cầu của ông Tùng, cáo trạng nêu.

Mỗi chuyến bay cựu phó giám đốc sở "ăn chênh" tiền tỉ

Theo "kịch bản" phó giám đốc Sở Ngoại vụ đưa ra, bà Quyên sẽ lo trọn gói các thủ tục cách ly cho khách tại Thái Nguyên. Công ty Nhật Minh đã được tổ chức ba chuyến bay đưa 668 người về cách ly tại Thái Nguyên. 

Ông Nghĩa sau đó đã chuyển hơn 11 tỉ đồng cho bà Quyên, trong đó 4,4 tỉ đồng là "tiền ngoài hợp đồng" được chuyển cho ông Tùng.

Trong chuyến bay đưa người dân về nước đầu tháng 4-2021, bà Quyên chuyển cho ông Tùng 1,8 tỉ đồng tiền "ngoài hợp đồng". Một tháng sau, ông Tùng nhận gần 1 tỉ tiền "ăn chênh" khi Công ty Nhật Minh tổ chức chuyến bay giải cứu.

Bốn tháng sau, khi tổ chức chuyến bay vào cuối tháng 9 cùng năm, ông Tùng được nhận 1,6 tỉ "tiền ngoài hợp đồng". Số tiền này đều được bà Quyên chuyển vào tài khoản của em trai và một người bạn của ông Tùng.

Sau ba chuyến bay trên, ông Vũ Hồng Nam không cho Lê Văn Nghĩa tiếp tục đưa công dân Việt Nam từ Nhật Bản hồi hương cách ly y tế tại Thái Nguyên mà để cho ông Trần Tùng tự đề cử công ty thực hiện.

Ông Tùng đã lựa chọn bà Bùi Thị Kim Phụng (đại diện Công ty Fujitravell, Nhật Bản) để phối hợp thực hiện.

Sau khi thống nhất, ông Tùng hướng dẫn bà Phụng mượn pháp nhân của Công ty CP Én Việt để được chấp thuận chủ trương cách ly.

Viện kiểm sát cáo buộc vì động cơ vụ lợi, ông Tùng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái công vụ để hưởng lợi gần 3,3 tỉ trong việc thực hiện 7 chuyến bay đưa công dân từ Nhật Bản về cách ly tại tỉnh Thái Nguyên.

Cựu cán bộ công an hướng dẫn giám đốc doanh nghiệp khai báo gian dối

Ông Nguyễn Xuân Thông, 49 tuổi, cựu cán bộ công an, là người duy nhất trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2 bị truy tố tội che giấu tội phạm. Ông Thông bị cáo buộc có mối quan hệ và biết Trần Minh Tuấn (giám đốc Công ty cổ phần xây dựng Thái Hòa) từ năm 2009.

Quá trình quen biết, ông Tuấn thường xuyên gặp gỡ và lôi kéo ông Thông tham gia cùng thực hiện nhiều công việc.

Tháng 6-2021, ông Tuấn trao đổi với ông Thông về việc đang thực hiện tổ chức chuyến bay giải cứu đưa người lao động Việt Nam về nước. Ông Tuấn nhờ ông Thông kết nối, tác động đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) giúp sớm ban hành văn bản đồng ý cho một công ty được thực hiện chuyến bay, cáo trạng nêu.

Đầu tháng 6-2022, khi bị điều tra liên quan vụ án chuyến bay giải cứu, ông Tuấn đã liên hệ nhờ ông Thông tìm cách giúp đỡ.

Theo cáo trạng, ông Tuấn hẹn gặp ông Thông cùng một số người trong quán ăn với mục đích tư vấn, hướng dẫn cách khai báo với cơ quan điều tra theo hướng có lợi. Ông Thông đã thảo luận, thống nhất hướng dẫn ông Tuấn không được khai việc nhận tiền từ Phạm Bích Hằng để đi hối lộ. Tuấn phải khai đã trả lại hết 10 tỉ tiền mặt cho Hằng.

Ông Tuấn trốn khỏi nơi cư trú khiến công an không thi hành được quyết định khởi tố bị can, tạm giam. Cuối tháng 11-2022, ông Tuấn bị bắt tại Thừa Thiên Huế và sau đó tiếp tục khai báo gian dối như hướng dẫn nhằm che giấu hành vi phạm tội. 

"Việc này gây khó khăn, cản trở rất lớn cho công tác điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của Tuấn và đồng phạm", cáo trạng nêu.

Ở giai đoạn 1 của vụ án, ông Tuấn đã bị tòa tuyên phạt 16 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 2 năm tù tội đưa hối lộ, tổng hợp 18 năm tù.

 

CỰU ĐỘI PHÓ PCCC BỊ ĐỀ NGHỊ 7 - 8 NĂM TÙ LIÊN QUAN VỤ CHÁY KARAOKE AN PHÚ LÀM 32 NGƯỜI CHẾT

Bá Sơn

https://tuoitre.vn/cuu-doi-pho-pccc-bi-de-nghi-7-8-nam-tu-lien-quan-vu-chay-karaoke-an-phu-lam-32-nguoi-chet-20241025150606906.htm

Viện kiểm sát đề nghị mức án với các bị cáo liên quan vụ cháy karaoke An Phú, trong đó cựu nữ công an Phạm Thị Hồng bị đề nghị mức án cao nhất từ 7 - 8 năm tù, dù trước đó bà khóc kêu oan.

Ngày 25-10, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm liên quan vụ cháy karaoke An Phú làm 32 người chết bước vào phần luận tội và tranh luận. 

Viện kiểm sát đề nghị mức án đối với từng bị cáo. Trong đó đáng chú ý mức án bị đề nghị cao nhất, từ 7 - 8 năm tù đối với bị cáo Phạm Thị Hồng - cựu đội phó Đội tổng hợp Phòng hướng dẫn, chỉ đạo về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh Bình Dương.

Trước đó trong phần trình bày tại tòa, bà Hồng bật khóc cho rằng mình không phạm tội và kêu oan.

Lời khai của các bị cáo và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đều cho biết bà Hồng chính là người đã nhận thầu thi công và tác động nhờ nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) của karaoke An Phú.

The video player is currently playing an ad.

Viện kiểm sát cáo buộc bà Hồng phạm tội "vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy".

Ba cựu cán bộ cảnh sát PCCC khác bị đề nghị mức án gồm: Vũ Trường Sơn, Phạm Quốc Hùng (đều là cựu cán bộ Phòng cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn tỉnh Bình Dương) cùng bị đề nghị mức án từ 5 - 6 năm tù về tội "vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy".

Bị cáo Nguyễn Văn Võ - cựu cán bộ của Đội cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn Công an TP Thuận An bị đề nghị mức án 3 - 4 năm tù về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Bị cáo Nguyễn Thành Luân - giám đốc Công ty TNHH MTV Thái Bình Anh bị đề nghị mức án 3 - 4 năm tù về tội "vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy".

Đối với chủ quán karaoke An Phú là bị cáo Lê Anh Xuân bị đề nghị mức án từ 5 - 6 năm tù về tội "vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy".

Tại tòa, đại diện gia đình các bị hại tiếp tục nêu yêu cầu bồi thường dân sự với tổng số tiền hàng chục tỉ đồng.

Tuy nhiên, đại diện gia đình nhiều bị hại cũng đề nghị tòa giảm nhẹ mức án cho chủ quán karaoke An Phú. Vì theo họ, sau khi xảy ra vụ cháy ông Xuân đã thăm hỏi gia đình các nạn nhân.


 

No comments:

Post a Comment