Đối Thoại Điểm Tin ngày 25 tháng 10 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Trung
Quốc tố gián điệp nước ngoài ăn cắp bí mật chương trình không gian
Tình
báo Ukraine: Các đơn vị Triều Tiên đã có mặt ở khu vực Kursk
Cuộc
họp BRICS cho thấy các tham vọng địa chính trị, đối nghịch với phương Tây
Hai nhà trí thức giải mã sự thống lĩnh của ‘phe cầm
quân’ trong bộ máy lãnh đạo Việt Nam
Sau bão Yagi, miền núi phía Bắc thất thu mùa du lịch tháng 10
Phạm Minh Chính gặp Tập Cận Bình tại thượng đỉnh
BRICS, muốn đẩy nhanh hợp tác về đường sắt
Bằng chứng mới cho thấy Trung Quốc, Nga, Iran tăng
cường tác động bầu cử Mỹ
Tình báo Mỹ: Các tác nhân nước ngoài có thể
kích động bạo lực hậu bầu cử
Tổng thống Đài Loan thăm đảo tiền tiêu để kỷ niệm
chiến thắng trước Trung Quốc
Trung Quốc, Nga, Triều Tiên, Iran bị
xem là ‘Trục ma quỷ’ mới
Indonesia nói họ đuổi tàu Trung Quốc quấy
rối thăm dò dầu khí trên Biển Đông
·
Chuyên
gia cảnh báo gia tăng nguy cơ xung đột ở Biển Đông
Việt
Nam và EU đồng ý tăng cường hợp tác về phát triển bền vững
Indonesia
nói đã đuổi tàu Hải giám Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp
Việt
Nam tham vọng dẫn đầu khu vực châu Á về công nghệ blockchain, tự làm thương
hiệu blockchain
Bộ
GD&ĐT rút đề xuất miễn học phí cho con giáo viên
Thấy
gì từ việc ông Tô Lâm bỏ vị trí Chủ tịch nước?
Yếu
tố Trung Quốc trong lựa chọn nhân sự cấp cao Việt Nam
Vai
trò của tân Chủ tịch nước Lương Cường trong chính trường Việt Nam
Sở
GD&ĐT Nghệ An xác minh vụ nam sinh lớp 9 bị ép ăn đất, hút thuốc
Phát
Ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ chúc mừng tân Chủ tịch nước Lương Cường
Tròn
5 năm vụ 39 người Việt chết trong thùng xe container ở Anh: 29 người bị kết án
Người
biểu tình chống Luật Đặc khu Trần Long Phi ra tù sớm 21 tháng
Tập
đoàn của Đức muốn đầu tư vào dự án điện gió ngoài khơi trị giá 4,6 tỷ đô la ở
Bình Định
Vụ
án “các chuyến bay giải cứu” giai đoạn hai: 17 người bị truy tố
Nữ
Chủ tịch VTP Trương Mỹ Lan ra tòa phúc thẩm vào tháng 11
Myanmar
và Biển Đông – những thách thức của ASEAN
Báo Việt Nam nói toà án Tây Ban Nha đình chỉ vụ án của Hồ Hoài
Anh, Hồng Đăng
Theo
dõi Nhân quyền hối thúc Thái Lan cho phép Y Quynh Bdap tái định cư ở nước thứ
ba
BBC
Lý do ông Trần Cẩm
Tú được Bộ Chính trị chọn làm thường trực Ban Bí thư
Tướng Trung Quốc
thăm Việt Nam, ký kết gì với tướng Phan Văn Giang?
Tổng thống Nga
Vladimir Putin 'ủng hộ Việt Nam hợp tác với BRICS'
Ai sẽ làm thường
trực Ban Bí thư thay ông Lương Cường?
Tổng thống Belarus
trả lời BBC về thông tin lính Triều Tiên ở Ukraine
Thủ tướng Phạm Minh
Chính dự Thượng đỉnh BRICS: Việt Nam gia nhập thì có lợi gì?
Lo Trump quay lại,
các công ty Trung Quốc tính đường sang Việt Nam, Ấn Độ
Lý do bầu chủ tịch
nước mới mà không để Tổng Bí thư Tô Lâm kiêm nhiệm
Bầu cử Mỹ: Những cử
tri gốc Việt này bầu cho ai?
Musk vs Ambani:
Cuộc chiến internet vệ tinh giữa các tỷ phú
Nga nổ sâm banh khi
Trump thắng cử năm 2016, nhưng giờ đây họ thận trọng hơn
17 phụ nữ Việt Nam
bị bắt do mở quán bar 'thanh nữ' ở Nhật Bản
VinFast báo cáo
doanh số giao xe quý 3 tăng mạnh dù liên tục thua lỗ
Thực hư chuyện đại
học ở Úc dừng nhận học sinh 5 tỉnh thành Việt Nam
Ông Lương Cường làm
chủ tịch nước: bình luận của báo chí quốc tế
Tân Chủ tịch nước
Lương Cường được xét 'trường hợp đặc biệt'
Xem phim Việt ở Nam
California: từ chấn thương hậu chiến tới mối đồng cảm của người trẻ
Quốc hội bầu chủ
tịch nước ngày 21/10, ứng cử viên có xuất thân từ quân đội?
Đường sắt cao tốc
Bắc-Nam: Phương án trình cho Quốc hội có phải khả thi nhất?
Quốc tế kêu gọi Thủ
tướng Thái Lan bảo vệ Y Quynh Bđăp sau tuyên bố mới của Việt Nam
Trung Quốc xây
hệ thống radar trên đảo Tri Tôn: Việt Nam đối mặt nguy cơ nào?
Tứ Trụ Việt Nam sắp
tới sẽ biến động ra sao?
Nhà báo Vũ Bình
Nghi qua đời tại San Jose, về yên nghỉ nơi quê nhà Nam Định
Vạn Thịnh Phát: bà
Trương Mỹ Lan lãnh thêm án chung thân sau hình phạt tử hình
Tổng thống Vladimir Putin gián tiếp công nhận lính Bắc Triều Tiên
đã hiện diện tại Nga
Chiến tranh Gaza: Israel cử phái đoàn thương thuyết đến Qatar,
Hamas sẵn sàng hưu chiến có điều kiện
Việt Nam “sẵn sàng” hợp tác với BRICS
Seoul lên án Hạ Viện Nga phê chuẩn Hiệp ước Quốc Phòng với Bắc
Triều Tiên
Mỹ: Bắc Triều Tiên đã gửi 3.000 lính sang Nga chuẩn bị tham chiến
tại Ukraina
Thượng đỉnh BRICS: Cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo Liên Hiệp Quốc
và tổng thống Nga
Pháp tổ chức hội nghị hỗ trợ Liban với mục tiêu huy động được 500
triệu đô la
Bán đảo Triều Tiên: Liên minh quân sự Nga - Triều đe dọa an ninh
Hàn Quốc ?
Khủng
hoảng Liban : Khi "nhà bảo trợ" Pháp bất lực
Tổng thống Nga Putin dùng thượng đỉnh BRICS để phá vỡ thế cô lập
Indonesia đuổi tàu hải cảnh Trung Quốc khỏi vùng biển tranh chấp
Đài Loan: Kế hoạch bảo đảm lương thực phòng trường hợp bị Trung
Quốc bao vây
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Harris và Trump trong cuộc chạy đua
nước rút
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 : Tại sao cử tri gốc Do Thái ủng hộ
Donald Trump ?
Đáp trả vụ khủng bố ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ oanh kích 32 mục
tiêu của đảng PKK
Nga phản đối Đức lập trung tâm chỉ huy hải quân ở vùng biển Baltic
Mỹ mở điều tra về việc rò rỉ tài liệu liên quan đến các kế hoạch
của Israel chống Iran
(AFP) –
Giải thưởng nhân quyền châu Âu Sakharov 2024 được trao cho 2 nhà đối lập
Venezuela Maria Corina Machado và Edmundo Gonzalez Urrutia. Chủ tịch Nghị Viện Châu Âu Roberta
Metsola hôm nay, 24/10/2024, tuyên bố giải thưởng này nhằm những góp phần đưa
Venezuela trở thành một đất nước « tự do, dân chủ, công
bằng ». Edmundo Gonzalez là ứng cử viên tổng thống của phe đối lập đã
đương đầu với Nicolas Maduro trong cuộc bầu cử tháng 07/2024 và hiện sống lưu
vong tại Tây Ban Nha. Còn bà Maria Corina Machado, lãnh đạo phong trào đối lập
Venezuela, đang trong tầm ngắm của chính quyền Caracas nên phải sống bí mật
ngay trên quê hương bà.
(AFP) –
Gần 150 thuyền nhân Rohingya từ Miến Điện đến Indonesia. Các giới chức địa phương Indonesia
ngày 24/10/2024 cho biết một chiếc tàu chở theo 146 người, trong đó có 20 trẻ
em và 62 phụ nữ, đã cập vào bờ biển thành phố Pantai Labu, tỉnh Bắc Sumatra,
miền tây Indonesia. Một chiếc thứ nhì đang được tuần duyên Indonesia cứu hộ.
Người Rohingya theo đạo Hồi bị truy bức tại Miến Điện. Trong ba tháng đầu năm
nay Liên Hiệp Quốc ghi nhận hơn 2.500 lần cập bến cảng Aceh, Indonesia, nhưng
đại đa số là những người đang sống tại các trại tị nạn ở Bangladesh.
(Reuters)
– Thăm dò dư luận về bầu cử tổng thống Hoa Kỳ: Trump dẫn đầu cuộc đua trong mắt
giới tài chính. Theo
kết quả thăm dò do báo tài chính Anh Financial Times công bố hôm 24/10/2024,
44% những người được hỏi cho biết « tin tưởng » vào
Donald Trump, 43% tín nhiệm Kamala Harris. Theo thăm dò của báo Mỹ The Wall
Street Journal một hôm trước đó, ứng cử viên Cộng Hòa hơn đối thủ Dân Chủ đến 3
điểm.
(AFP) –
Tỷ phú Mỹ Elon Musk « coi chừng » bị cáo buộc dùng tiền mua lá phiếu
cử tri giúp Donald Trump. Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ ngày 23/10/2024 thông báo khả năng phạt
chủ nhân hãng xe Tesla sau vụ Elon Musk tổ chức một dạng xổ số, với giải thưởng
1 triệu đô la mỗi ngày cho những cử tri nào tại các bang "dao động"
cam kết bỏ phiếu cho ông Trump. Trúng giải đầu tiên là một công dân Mỹ ở bang
Pennsylvania. Hôm 20/10 vừa qua, người này đã được chính Elon Musk trao tấm
ngân phiếu 1 triệu đô la.
(AFP) –
Nhân viên hãng chế tạo máy bay Mỹ Boeing ở Seattle tiếp tục đình công. Sau khi bác bỏ đề nghị của giới
chủ hôm 23/10/2024, phong trào đình công của một bộ phân nhân viên Boeing tiếp
diễn. Hai nhà máy của tập đoàn này tại Seattle bị tê liệt từ giữa tháng 09/2024
do hơn 30.000 nhân viên bãi công, đòi tăng 40% lương trong 4 năm.
(AFP) –
Mỹ thông qua hợp đồng hơn 7 tỷ đô la hiện đại hóa chiến đầu cơ F-16 cho Ba Lan. Quyết định được Washington loan
báo hôm qua, 23/10/2024, trong bối cảnh chiến tranh Ukraina đang diễn ra ngay
sát cạnh biên giới Ba Lan. Hợp đồng này nhằm « tăng cường khả
năng phòng không cho Ba Lan », nhưng quyết định sau cùng còn phải
được Hạ Viện Mỹ phê chuẩn.
(Yonhap) –
Một bóng bay mang truyền đơn của Bắc Triều Tiên rớt xuống khuôn viên phủ tổng
thống Hàn Quốc ở Seoul. Vụ việc xảy ra vào sáng hôm nay, 24/10/2024, chỉ vài giờ
sau khi quân đội Hàn Quốc thông báo Bình Nhưỡng lại cho thả hàng loạt bóng bay
sang Hàn Quốc. Gói truyền đơn rớt xuống phủ tổng thống có nội dung vu khống
tổng thống Yoon Suk Yeol và đệ nhất phu nhân Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên Bình
Nhưỡng cho thả bóng bay chứa truyền đơn vu khống tổng thống Hàn Quốc. Quân đội
Hàn Quốc chiều nay ra thông cáo yêu cầu Bình Nhưỡng ngừng tái diễn vụ việcngay
lập tức.
(Yonhap)
– Bình Nhưỡng có đủ vũ khí cho 3 tháng chiến tranh. Một nghị sĩ của đảng cầm quyền tại
Hàn Quốc hôm qua 23/10/2024, dựa vào thông tin trong một báo cáo của bộ Quốc
Phòng, phát biểu như trên tại Quốc Hội. Theo báo cáo, việc Bình Nhưỡng chuyển
đạn pháo 152mm và tên lửa cho Nga chỉ ảnh hưởng rất ít đến kho dự trữ đạn dược
của Bắc Triều Tiên. Theo ước tính, từ cảng Rajin, Bình Nhưỡng đã chuyển cho Nga
khoảng 20.000 containeur đạn dược, có sức chứa tương đương 9,4 triệu đạn pháo
152mm.
(AFP) –
Tập đoàn chíp bán dẫn TSMC của Đài Loan ngưng giao sản phẩm cho một khách hàng
trong tháng 10/2024 sau khi phát hiện chất bán dẫn của hãng đã được chuyển cho
tập đoàn Hoa Vi, Trung Quốc. Một quan chức chính phủ Đài Loan xin ẩn danh cho biết hôm
11/10 TSMC đã phát hiện chíp điện tử chế tạo cho « một khách hàng đặc
biệt » đã được tìm thấy ở sản phẩm của Hoa Vi và TSMC đã ngay
lập tức kích hoạt thủ tục tranh tra xuất khẩu, ngưng giao hàng cho khách hàng
nói trên và thông báo cho nhà chức trách Mỹ và Đài Loan. Theo quan chức này,
việc khách hàng của TSMC giao hàng cho Hoa Vi có thể là đã vi phạm các lệnh
trừng phạt của Mỹ. Trong thông cáo, TSMC hôm nay khẳng định họ tôn trọng luật
pháp và đã ngưng giao hàng cho Hoa vi từ giữa tháng 09/2020.
(AFP) –
Nga : Các dân biểu thông qua lần thảo luận đầu tiên về dự luật ngân sách
2025-2027, trong đó chi tiêu quân sự vào năm tới sẽ tăng 30%, lên thành gần
13,5 ngàn tỷ rúp (130 tỷ euro theo giá hiện hành). Tại Hạ Viện Douma Nga, theo kết
quả chính thức hôm nay 24/10/2024, 314 dân biểu đã bỏ phiếu ủng hộ ngân sách 3
năm, 78 phiếu trắng và 1 phiếu chống. Về thủ tục, vòng bỏ phiếu thứ hai sẽ diễn
ra vào ngày 14/11, sau đó được Thượng Viện thông qua trước khi được tổng thống
ban hành. Vladimir Poutin hồi tháng 09/2024 đã tuyên bố rõ ràng : « Củng
cố năng lực quốc phòng » và « sự hòa nhập của các
vùng lãnh thổ » của Ukraina vào nước Nga là những ưu tiên của
điện Kremlin.
(AFP) –
McDonald bị tai tiếng nhiễm khuẩn E.Coli gây tử vong. Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm
soát Bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ ngày 23/10/2024, người tử vong là một người cao tuổi
ở bang Colorado, ngoài ra còn có 49 người bị bệnh ở 10 bang. Những người này
đều ăn burger Quarter Pounder, nhưng có thể là do nhiễm E.Coli từ hành phi kèm
trong bánh. Chuỗi ăn nhanh đã ngừng sử dụng hành phi và thịt bò lát, được một
nhà cung cấp duy nhất phân phối cho ba trung tâm của McDonald’s. Các loại bánh
burger khác vẫn được bán.
TIN TỨC: THỨ SÁU 25.10.2024
1/ INDONESIA XUA ĐUỔI TÀU TRUNG CỘNG TẠI VÙNG
BIỂN TRANH CHẤP
Lực lượng
tuần duyên của Indonesia trong vòng 3 ngày qua đã hai lần đuổi một tàu hải giám
Trung Cộng bám theo một tàu khảo sát tại vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Vào ngày
24/10, giới chức Indonesia ra thông báo về xua đuổi tàu hải giám Trung Cộng như
vừa nêu trên. Cơ quan hàng hải Indonesia cho biết chiếc tàu hải giám của Trung Cộng
vào ngày thứ Hai 21/10 và thứ Tư 23/10 vừa qua đã áp sát chiếc tàu khảo sát của
tập đoàn Năng lượng Quốc gia Indonesia tại một khu vực Biển Đông mà cả hai phía
đều tuyên bố có chủ quyền.
Giới chức
Indonesia cho biết chiếc tàu hải giám luôn khẳng định đây là khu vực của Trung Cộng,
tuy nhiên tuần duyên Indonesia phát loa nói rõ đó là vùng đặc quyền kinh tế của
Indonesia, rồi xua đuổi chiếc tàu hải giám Trung Cộng.
Phát ngôn
nhân bộ ngoại giao Trung Cộng khi được hỏi về thông báo xua đổi của phía
Indonesia đã trả lời là chiếc tàu hải giám Trung Cộng tiến hành hoạt động tuần
tra theo thông lệ tại vùng biển thuộc chủ quyền Trung Cộng.
Cần nhắc
lại, Trung Cộng đơn phương vạch ra đường đứt khúc tại Biển Đông và tuyên bố chủ
quyền gần 90% vùng biển này. Đường đứt khúc của Trung Cộng đã chồng lấn một
phần vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở quần đảo Natuna.
Indonesia
dù không có tranh chấp chính thức với Trung Cộng về chủ quyền tại Biển Đông
nhưng đang gia tăng bảo vệ quyền lợi của nước này tại khu vực biển vừa nêu.
2/ ĐÀI LOAN LÊN KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM LƯƠNG THỰC
ĐỀ PHÒNG BỊ TRUNG CỘNG BAO VÂY
Vào ngày 20/10,
chính quyền Đài Loan đã tiết lộ kế hoạch bảo đảm lương thực cho người dân trong
trường hợp đảo quốc này bị Trung Cộng bao vây phong tỏa.
Cần biết
là áp lực quân sự từ Trung Cộng đối với Đài Loan từ một tuần qua vẫn không
ngừng gia tăng. Vài ngày sau khi diễn tập bao vây quân sự đảo Đài Loan với số
máy bay nhiều kỷ lục, quân đội Trung Cộng đã tập trận bắn đạn thật trong suốt 4
tiếng đồng hồ tại khu vực chỉ cách đảo Đài Loan khoảng 100 cây số, sau đó cho hàng
không mẫu hạm Liêu Ninh đi qua eo biển Đài Loan.
Những hành
động nói trên được cả giới quan sát và chính quyền Đài Loan xem là “chiến thuật gia tăng hăm dọa” của
Trung Cộng.
Chính phủ
Đài Loan cho biết đang tiến hành kiểm kê hàng tháng các nguồn cung cấp thiết
yếu như gạo, bảo đảm là lượng gạo được lưu trữ trên khắp hòn đảo trong trường
hợp Đài Loan bị Trung Cộng phong tỏa. Trong một báo cáo gửi lên quốc hội về các
biện pháp chuẩn bị trong trường hợp bị Trung Cộng bao vây, bộ nông nghiệp Đài
Loan bảo đảm là các kho dự trữ gạo đều đủ dùng cho hơn 3 tháng.
Bộ nông nghiệp
Đài Loan cũng cho biết lượng gạo dự trữ hiện tại của Đài Loan đủ dùng cho ít
nhất 7 tháng và các kế hoạch phân phối gạo thông qua các trạm cung ứng trên
khắp hòn đảo cũng đang được thực hiện đề phòng khả năng xảy ra khủng hoảng
lương thực. Trong khi đó, bộ kinh tế cũng thông báo cho xây dựng thêm các kho
trữ gạo và dầu lửa.
Trong thời
gian bị phong tỏa, nhiều đất nông nghiệp sẽ được ưu tiên dành để trồng lúa.
Khoai lang, đậu nành và những loại rau nhanh cho thu hoạch cũng được ưu tiên
canh tác. Các ao hồ sẽ được dành để nuôi trồng thủy sản. Trong trường hợp không
thể đánh bắt cá trên biển, lượng thức ăn dự trữ cũng sẽ đủ để nuôi cá trong ao
hồ hơn 3 tháng.
Cần biết Đài
Loan từng là một cường quốc nông nghiệp trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ từ năm
1895 đến năm 1945. Thế nhưng từ những năm 1960, khi quá trình công nghiệp hóa
bắt đầu diễn ra mạnh, đất nông nghiệp được dành để xây dựng nhà máy khiến Đài
Loan lệ thuộc nhiều vào nguồn lương thực nhập cảng.
3/ TNLT TRẦN LONG PHI ĐƯỢC TRẢ TỰ DO SỚM 21
THÁNG
Tù nhân
lương tâm Trần Long Phi 28 tuổi trở thành người hoạt động thứ ba được trả tự do
trước thời hạn kể từ khi ông Tô Lâm thay ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư CSVN.
Ông Phi
được trả tự do vào ngày 23/10, sớm hơn 21 tháng so với bản án 8 năm tù mà bạo
quyền Sài Gòn tuyên phạt với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ”. Đám cai
tù của trại giam Châu Bình, tỉnh Bến Tre, đã đưa ông Phi về nhà để công an quản
thúc.
Vào hôm
qua 24/10, ông Phi cho biết việc trả tự do cho ông đã diễn ra rất đột ngột. Ông
Phi bị bắt vào tháng 7 năm 2018 cùng với sinh viên Huỳnh Đức Thanh Bình, sau
khi cả hai tham gia vào cuộc biểu tình phản đối dự luật “đặc khu kinh tế” và “an
ninh mạng” vào ngày 10/6 cùng năm. Công dân Mỹ gốc Việt Michael Phương
Minh Nguyễn cũng bị bắt khi đang có chuyến về nước du lịch.
Trong
phiên tòa vào tháng 6 năm 2019, ba người bị kết án tổng cộng 30 năm tù giam do
bị cáo buộc tham gia nhóm "Quốc nội Quật khởi", theo đó ông Michael
Minh Phương Nguyễn bị án 12 năm và Huỳnh Đức Thanh Bình 10 năm tù giam.
Cuối tháng
10/2020, ông Michael Phương Minh Nguyễn được phóng thích trở về Mỹ sau khi
nhiều dân biểu Mỹ chỉ trích bản án và kêu gọi chính phủ Mỹ gây sức ép lên
phía Việt Nam.
Trong
tháng 9 vừa qua, tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức được về nhà sớm hơn tám
tháng so với bản án 16 năm tù giam. Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh
Hồng, người bị kết án ba năm tù với cáo buộc “trốn thuế”, cũng được tự do sớm
hơn 20 tháng.
4/ SAU BÃO YAGI, MIỀN NÚI PHÍA BẮC BỊ THẤT
THU MÙA DU LỊCH
Thời điểm
này đang là mùa cao điểm du lịch tại khu vực miền núi phía bắc khi các thửa
ruộng bậc thang ở những trung tâm du lịch như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và Cao
Bằng đang chín vàng rực rỡ.
Theo nhiều
công ty lữ hành và cung cấp dịch vụ du lịch thì lượng khách du lịch tìm tới
khám phá và thưởng lãm đang rất thưa thớt. Nguyên nhân được cho biết chủ yếu là
hậu quả của cơn bão Yagi vào đầu tháng 9 khiến nhiều tuyến đường bị sạt lở, gây
khó khăn đi lại và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến du khách còn e ngại.
Bên cạnh
đó, không ít du khách cho biết do việc khai thác du lịch quá mức dẫn tới tình
trạng “thương mại hoá” và “bê tông hoá” khiến họ dần mất đi hứng thú với các
điểm du lịch nổi tiếng này.
Anh Nguyễn
Văn Dương, một chủ nhà hàng chuyên phục vụ du khách tại thị trấn Mù Căng Chải,
tỉnh Yên Bái, cho biết từ đầu mùa “du lịch lúa chín” từ cuối tháng 9 tới nay
nhà hàng của anh thất thu nặng nề. Mọi năm nhà hàng đều trông cậy vào mùa du
lịch này, có thể nói là làm vài tháng để dành cho cả năm, nhưng năm nay doanh
thu giảm rất nhiều.
Anh Dương
cho biết là giảm ít nhất 30% so với mức bình thường, không chỉ mất lượng du khách
mà ngay cả cư dân địa phương cũng rất ít khi tới quán anh để liên hoan hay ăn
nhậu với bạn bè.
Báo chí lề
đảng cho biết lượng khách tới các trung tâm du lịch ở miền núi phía bắc năm nay
chỉ đạt khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái vì tâm lý vẫn còn thận trọng sau
cơn bão Yagi. Số lượng phòng khách sạn chỉ đạt trên dưới 30%, có những nơi chỉ
đạt khoảng 20%.
VNTB – Phải thấy là Temu đã hiện diện và kinh doanh ở
Việt Nam rồi
VNTB – Việt Nam phá hoại tôn giáo như thế nào? (bài 3)
VNTB – Việt Nam còn phải chịu nghẽn đến bao giờ?
VNTB – Việt Nam Trước Ngã Rẽ Lịch Sử: Lựa Chọn Tự Do Hay
Trở Thành Chư Hầu Kinh Tế?
Các
đơn vị tên lửa Đài Loan đang tự tiết lộ vị trí của họ cho Trung Quốc
Bóng
ma của Prigozhin vẫn sống ở Trung Quốc
Sư
Thích Minh Tuệ: Đạo nào giúp mọi người sống hạnh phúc, không tham si, sân hận,
đều là tốt đẹp25/10/2024
Lời
ai điếu cho thị trường Thương mại điện tử ở Việt Nam25/10/2024
Sư
Thích Minh Tuệ: Con chỉ ba y, một bát!24/10/2024
Vụ
Vương Tấn Việt xài bằng giả: Trả hết!24/10/2024
Bằng tiến sĩ giả24/10/2024
Ở
Việt Nam, ‘thể chế’ là… quái thú bất trị! (Phần 2)24/10/2024
ChatGPT
so sánh sự tàn bạo của chế độ XHCN Xô Viết với chế độ XHCN Quốc Gia24/10/2024
Việt
Nam giữa lằn ranh lịch sử: Cải cách hay làm nô lệ cho Bắc Kinh?24/10/2024
Ở
Việt Nam, ‘thể chế’ là… quái thú bất trị! (Phần 1)23/10/2024
Yahya
Sinwar, Toofan Al-Aqsa và sinh nhật Putin23/10/2024
Hoàng
Quốc Dũng - Nói rất ngắn về chiến tranh Ukraina-Nga
Ngô
Nhân Dụng - Canada, Mỹ : Hai nước láng giềng tốt nhất
Thái
Vũ - Tập Yoga hay công xúc tu sỉ ?
Lưu
Trọng Văn - Cuối 2025 sẽ không còn nhà dột nát ?
Hoàng
Nguyên Vũ - Fan u mê : “Bằng chỉ là tấm giấy, nhân cách sư phụ là mãi mãi”
Võ
Xuân Sơn - Bằng tiến sĩ giả
Lê
Thanh Phong - Bệnh viện công ế khách
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 24.10.2024
Mai
Bá Kiếm - Có món ế đáng lo, cũng có thứ ế đáng mừng !
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Kỷ nguyên mới phải là kỷ nguyên dân chủ 25/10/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Thượng đỉnh BRICS: Việt Nam gia nhập
thì có lợi gì? 25/10/2024
Việt Nam kiểm soát tôn giáo ra sao? – Bài 6: Ủy ban Đoàn kết Công
giáo Việt Nam 25/10/2024
Từ phụ bếp đến Giáo sư Y khoa nổi tiếng 24/10/2024
Việt Nam có quyền lực như thế nào tại châu Á-Thái Bình Dương? 24/10/2024
Việt Nam kiểm soát tôn giáo ra sao? – Bài 5: Kiểm soát đạo Tin
Lành 24/10/2024
Thế giới đang từ bỏ WTO 24/10/2024
Cảnh sát Tư tưởng 23/10/2024
Có phải là lúc xây đường sắt cao tốc Bắc–Nam không? 23/10/2024
Nếu Donald Trump thắng cử, Châu Âu sẽ tự bảo vệ an ninh bằng cách
nào? 23/10/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
HƠN 1.000 CHỨNG CHỈ CẤP
SAI, SAO MÃI 4 NĂM MỚI THU HỒI?
Huỳnh Thủy
https://tienphong.vn/hon-1000-chung-chi-cap-sai-sao-mai-4-nam-moi-thu-hoi-post1685344.tpo
TPO - Dù biết việc cấp
hơn 1.000 chứng chỉ không đúng quy định cách đây 4 năm, nhưng đến nay Đắk Nông
mới thu hồi, khắc phục.
Ngày 24/10, ông Phan
Thanh Hải, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Đắk
Nông thông tin về việc thu hồi hơn 1.000 chứng
chỉ đã cấp không đúng quy định.
Ông Hải cho biết, thời
điểm 2019-2020, Sở GD&ĐT đã ký, cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin
cho 1.212 học viên dự thi.
Đến tháng 11/2020, Cục
Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT phát hiện có việc nhiều Sở GD&ĐT ký, cấp
chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin không đúng thẩm quyền. Do đó, Sở
GD&ĐT Đắk Nông đã dừng cấp chứng chỉ và chỉ đạo Trung tâm Trung tâm Giáo dục
Thường xuyên - Ngoại ngữ, Tin học tỉnh này cấp chứng chỉ cho học viên.
Đáng nói, Sở GD&ĐT
tỉnh Đắk Nông đã phát hiện người ký cấp hơn 1.000 chứng chỉ không đúng thẩm quyền
cách đây 4 năm. Tuy nhiên, đến nay, sở này mới thu hồi để cấp lại.
Ông Hải cho biết, cách
đây 4 năm trước, đã xin ý kiến Bộ GD&ĐT nhưng chưa nhận được phản hồi. Do
đó, Sở GD&ĐT Đắk Nông chậm trễ trong thu hồi.
Đến nay, Trung tâm
Giáo dục Thường xuyên - Ngoại ngữ, Tin học tỉnh đã liên hệ và thu hồi được trên
700 chứng chỉ. Đơn vị này tiếp tục thu hồi số chứng chỉ còn lại, sau khi thu đủ,
sở sẽ báo cáo và đề nghị Bộ GD&ĐT cấp phôi để cấp lại chứng chỉ cho học
viên.
Giám đốc Sở GD&ĐT
tỉnh Đắk Nông thừa nhận, việc cấp sai thẩm quyền là sai sót. Sở đã tổ chức họp
đối với tổ chức, cá nhân có liên quan và thống nhất kiểm điểm rút kinh nghiệm
sâu sắc.
Như Tiền Phong đưa
tin, đầu tháng 10/2024, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Ngoại ngữ, Tin học tỉnh
Đắk Nông thông báo thu hồi và cấp lại chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ
bản cho 1.212 chứng chỉ mà Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông cấp cho học viên dự thi
và đạt yêu cầu các khóa thi từ 7/7/2019 đến 18/10/2020. Lý do, người cấp chứng
chỉ trên không có thẩm quyền cấp.
LÂM ĐỒNG: KHÁM XÉT NHÀ
NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN BẢO LÂM
Thái Lâm
https://tienphong.vn/lam-dong-kham-xet-nha-nguyen-pho-chu-tich-ubnd-huyen-bao-lam-post1685337.tpo
TPO - Tối 24/10, Công
an huyện Bảo Lâm cùng Viện Kiểm sát Nhân dân huyện đã thực hiện lệnh khám xét
nhà ông Nguyễn Trung Thành - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm.
Thông tin ban đầu được
biết, ông Nguyễn Trung Thành - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) bị cơ quan điều tra khởi tố bị
can để điều tra về hành vi "Vi phạm các quy định về quản lý đất
đai".
Ông Thành được cho có
liên quan đến các sai phạm về công tác quản lý đất đai
xảy ra đến diện tích đất Công ty CP chè Minh Rồng thuê tại thị trấn Lộc Thắng
(huyện Bảo Lâm).
Sau khi hoàn tất khám
xét nhà riêng, ông Thành được đưa lên xe đưa về trụ sở cơ quan điều tra để tiếp
tục làm việc. Được biết, ông Thành đã nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/9 vừa qua.
Như Tiền
Phong đưa tin, liên quan các sai phạm về đất đai ở Công ty CP chè Minh
Rồng, ngày 16/9, Công an huyện Bảo Lâm đã bắt tạm giam ông Nguyễn Bá Đông -
nguyên Trưởng phòng TN&MT, bà Nguyễn Thị Hiển - cán bộ Phòng TN&MT huyện
này để điều tra về hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”.
Trước
đó, tỉnh Lâm Đồng đã có Quyết định về việc thu hồi 60 héc-ta đất do Cty CP Chè
Minh Rồng thuê để giao về cho địa phương quản lý. Khi đó, ông Đông và bà Hiển
là hai người trực tiếp thực thi công vụ về quản lý đất đai ở địa phương.
Tuy
nhiên, hai người này đã làm sai trong việc tham mưu ban hành các quyết định
giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xâm phạm đến quỹ đất của nhà
nước, gây ảnh hưởng công tác quản lý đất đai của địa phương.
ĐẮK NÔNG KHỞI TỐ 4 VỤ
THAM NHŨNG, CHỨC VỤ
Huỳnh Thủy
https://tienphong.vn/dak-nong-khoi-to-4-vu-tham-nhung-chuc-vu-post1685286.tpo
TPO - Quá trình điều
tra xác minh, cơ quan công an đã phát hiện, khởi tố 4 vụ với 7 bị can phạm tội
về tham nhũng, chức vụ.
Ngày 24/10, UBND tỉnh Đắk
Nông đã có thông báo về tình hình kinh tế - xã hội, quốc
phòng an ninh 9 tháng đầu năm 2024. Trong đó có nội dung liên quan về công tác
thanh tra, phòng chống tham nhũng; đảm an ninh trật tự, an toàn
xã hội.
Theo đó, trong 9
tháng, toàn ngành thanh tra thực hiện 41 cuộc thanh tra hành chính, ban hành 21
kết luận thanh tra, phát hiện sai phạm về kinh tế với số tiền hơn 3,7 tỷ đồng.
Thanh tra tỉnh đã kiến nghị thu hồi nộp vào ngân sách nhà nước hơn 2,5 tỷ đồng,
kiến nghị xử lý khác gần 1,2 tỷ đồng.
Ngoài
ra, các cơ quan chuyên môn còn thực hiện 59 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên
ngành, ban hành 19 kết luận thanh tra, báo cáo kết quả kiểm tra, đã phát hiện
sai phạm về kinh tế số tiền 1,3 tỷ đồng, ban hành 77 quyết định xử phạt vi phạm
hành chính.
Về
công tác đảm bảo an ninh trật tự, theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Nông, trong 9
tháng, tội phạm về trật tự xã hội được kiềm chế, kéo giảm 10,4% so với cùng kỳ
năm 2023, không để tội phạm hoạt động phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân.
Cơ
quan điều tra đã phát hiện, khởi tố 4 vụ 7 bị can phạm tội về tham nhũng, chức vụ; 49 vụ 94 bị can phạm tội về kinh tế; 9 vụ 12 bị can phạm
tội về môi trường; 151 vụ tội phạm về ma túy.
KHỞI TỐ BÍ THƯ KIÊM CHỦ
TỊCH UBND THỊ TRẤN M'ĐRẮK
https://tuoitre.vn/khoi-to-bi-thu-kiem-chu-tich-ubnd-thi-tran-m-drak-20241024223726013.htmM
AN
Ông Phan Đình Cúc - bí
thư kiêm chủ tịch UBND thị trấn M'đrắk (Đắk Lắk) - bị khởi tố điều tra vì ký
công văn cho doanh nghiệp khai thác đá vượt quá thẩm quyền.
Ngày 24-10, nguồn tin
của Tuổi Trẻ Online cho biết Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk
đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị
can đối với ông Phan Đình Cúc - bí thư Đảng ủy kiêm chủ tịch UBND thị trấn M'đrắk
(huyện M'đrắk, tỉnh Đắk Lắk) - để điều tra về tội "lạm quyền trong khi thi
hành công vụ".
Cơ quan điều tra xác định
ông Phan Đình Cúc đã ký ban hành công văn đồng ý cho doanh nghiệp thi công gỡ
đá phần lề đường là vượt quá thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp xã, làm trái công
vụ.
Việc làm này đã tạo điều
kiện cho doanh nghiệp khai thác trái phép hơn 700m3 đá granite,
có trị giá hơn 1,9 tỉ đồng.
Số đá này sau đó được
Công ty TNHH MTV Đình Trung vận chuyển về nhà máy đá phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Liên quan vụ việc, chủ
doanh nghiệp tham gia khai thác đá cũng đã bị khởi tố điều tra về tội "vi
phạm quy định về khai
thác tài nguyên". Cụ thể, người bị khởi tố bị can là ông Phạm
Đình Trung (32 tuổi, giám đốc Công ty TNHH MTV Đình Trung) và Phạm Văn Tịch (57
tuổi, cùng trú phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột).
Hiện vụ việc đang được
cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ.
Cơ quan điều tra xác định
ông Phan Đình Cúc đã ký ban hành công văn đồng ý cho
THIẾU THUỐC Ở BỆNH VIỆN TP.HCM LÀ DO ĐỨT GÃY NGUỒN CUNG ỨNG
https://tuoitre.vn/thieu-thuoc-o-benh-vien-tp-hcm-la-do-dut-gay-nguon-cung-ung-2024102420103635.htm
Việc thiếu thuốc thời
gian vừa qua tại TP.HCM không phải vướng ở cơ chế mua sắm, mà chủ yếu vướng chuỗi
cung ứng, ông Lê Ngọc Danh - trưởng phòng nghiệp vụ dược Sở Y tế TP.HCM - cho
hay.
Theo thông tin Bộ Y tế
tối 24-10, tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn TP.HCM đã tháo gỡ được vướng mắc,
giải quyết cơ bản tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.
Tình trạng thiếu thuốc
chỉ xảy ra ở một số mặt hàng như thuốc hiếm, thuốc có giá quá rẻ hoặc với mặt
hàng mà cơ sở y tế ít có bệnh nhân điều trị. Yếu tố khách quan chiếm phần
lớn của việc thiếu hụt là do đứt gãy nguồn cung.
Tại Bệnh viện Nhi đồng
1, bác sĩ Nguyễn Thị Bích Nhân - trưởng khoa dược - cho hay cơ bản bệnh viện
không thiếu thuốc thường quy. Trong thời gian chờ Chính phủ và Bộ Y tế hướng dẫn,
bệnh viện đã đấu thầu trước.
Liên quan tới tình trạng
thiếu Gamma globulin điều trị bệnh tay chân miệng cách đây một năm, bác sĩ Nhân
cho biết nguyên nhân không xuất phát từ việc thiếu văn bản quy phạm pháp luật
trong công tác mua sắm, mà chủ yếu phần lớn do đứt gãy chuỗi cung ứng do
không kịp nhập khẩu thuốc về Việt Nam.
Còn tại Bệnh viện Đại
học Y Dược TP.HCM, mỗi ngày tiếp nhận 7.000 - 8.000 bệnh nhân ngoại trú và hơn
1.000 bệnh nhân nội trú. Hiện đây là cơ sở y tế có lượng bệnh nhân đông nhất
các tỉnh phía Nam.
Bà Nguyễn Minh Anh -
phó giám đốc bệnh viện - cho hay sau nhiều trường hợp vướng mắc về pháp lý
trong mua sắm, không ít đơn vị có tâm lý e ngại bởi ngay cả việc xin báo giá của
nhà thầu cũng không dễ dàng.
Sau khi Chính phủ ban
hành nghị định 24 năm
2024 (chỉ cần tối thiểu một báo giá có thể xây dựng được giá kế hoạch, thay vì
phải 3 báo giá như trước đây), bệnh viện đã không còn thiếu thuốc, vật tư,
trang thiết bị y tế.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy,
trung bình một ngày tiếp nhận 5.000-6.000 bệnh nhân ngoại trú và hơn 1.000 nội
trú.
Ông Phạm Thanh Việt -
phó giám đốc bệnh viện - chia sẻ thực trạng thiếu thuốc chủ yếu liên quan đến đứt
gãy chuỗi cung ứng thế giới. Các đơn vị sản xuất thuốc trong nước cũng chậm trễ
cung cấp do thiếu nguyên liệu nhập khẩu.
Hiện bệnh viện thiếu
thuốc chủ yếu vì lý do khách quan như: giá thuốc quá rẻ không đơn vị nào tham dự
thầu; hoặc thuốc hiếm chỉ có rất ít nhà cung cấp; hoặc có những đơn vị trúng thầu
nhưng đến thời điểm giao thuốc, vật tư lại không thể nhập hàng do đứt gãy nguồn
cung.
Trong những trường hợp
này, nếu không có thuốc thay thế, bệnh viện rất khó cung ứng được đầy đủ và bệnh
viện không thể chấm dứt gói thầu để tiến hành thầu lại.
Theo ông Lê Ngọc Danh
- trưởng phòng nghiệp vụ dược Sở Y tế TP.HCM, việc thiếu thuốc giai đoạn vừa
qua tại TP không phải vướng ở cơ chế mua sắm, mà chủ yếu vướng chuỗi cung ứng.
Nhiều bệnh viện ở
TP.HCM, ngoài dự trù cho nhu cầu người dân TP còn phải đáp ứng nhu cầu điều trị
của các địa phương lân cận nên xảy ra tình trạng thiếu thuốc, điển hình như đợt
dịch tay chân miệng năm 2023.
Ngoài ra, một số thuốc
được cấp số đăng ký nhưng thực tế các nhà nhập khẩu không nhập về, TP.HCM phải
cấp đơn hàng nhập khẩu đặc biệt.
DỪNG TÌM KIẾM NẠN NHÂN
MẤT TÍCH CẦU PHONG CHÂU
https://znews.vn/dung-tim-kiem-nan-nhan-mat-tich-cau-phong-chau-post1506227.html
Ngày 23/10, Ban chỉ
huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ đã có văn bản đề
nghị Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ dừng tìm kiếm các nạn nhân mất tích cầu Phong
Châu.
Theo văn bản, ngay sau
sự cố sập cầu Phong Châu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (CHQS) đã thiết lập hai sở chỉ
huy tại hiện trường để chỉ huy thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn...
phối hợp với các lực lượng tìm kiếm được 4 người mất tích, hiện còn 4 thi thể
chưa tìm thấy.
Đồng thời, phối hợp với
Sở GTVT và các lực lượng khác, xí nghiệp tư nhân Hoa Nam tổ chức tháo dỡ, trục
vớt các cấu kiện cầu Phong Châu bị sập và các phương tiện chìm dưới sông Hồng...
Ngày 30/9, Lữ đoàn
126/Quân chủng Hải quân đã cử 40 người cùng các phương tiện, trang bị đã phối hợp
với Bộ CHQS tỉnh tổ chức tìm kiếm các nạn nhân mất tích.
Kết quả, đã lặn tìm kiếm
từ ngày 1/10 đến ngày 22/10, phạm vi từ cầu về phía hạ lưu sông Hồng được 66
ca, đánh dấu 25 vị trí, phát hiện hai giàn cầu N6, N7; lặn tìm kiếm các vị trí
theo yêu cầu của thân nhân người mất tích từ cầu Phong Châu đến cầu Văn Lang được
10 lượt.
Hiện, do khối lượng
bùn, cát, rác lớn ở khu vực cầu Phong Châu, nước chảy xiết, tầm nhìn hạn chế bởi
nước sông đục, phù sa bồi đắp nhiều nên việc tìm kiếm người mất tích khó khăn,
không có hiệu quả.
Từ tình hình trên, Ban
chỉ huy PCTT&TKCN đồng thời là Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh kính đề
nghị UBND tỉnh xem xét về việc kết thúc tìm kiếm các nạn nhân mất tích tại khu
vực cầu Phong Châu từ ngày 24/10, cho lực lượng của Bộ CHQS tỉnh, Lữ đoàn
126/Quân chủng Hải quân và các lực lượng khác về đơn vị thực hiện nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, giao Sở
GTVT chủ trì việc tháo dỡ, trục vớt phần còn lại của giàn cầu N7 và tháo dỡ, trục
vớt giàn cầu N6 và các phương tiện đang chìm dưới sông.... Phối hợp với Lữ đoàn
249/Binh chủng Công binh, huyện Lâm Thao, Tam Nông duy trì hoạt động cầu phao,
phà Phong Châu đảm bảo an toàn tuyệt đối, phục vụ nhân dân đi lại.
QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG ĐỒNG
NAI PHÁT HIỆN GẦN 1.260 VỤ VI PHẠM TRONG 10 THÁNG
Tiến Phòng
https://congthuong.vn/quan-ly-thi-truong-dong-nai-phat-hien-gan-1260-vu-vi-pham-trong-10-thang-354529.html
Ước tính trong 10
tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường Đồng Nai đã kiểm tra 1.570 vụ việc,
phát hiện 1.258 vụ vi pham, thu nộp ngân sách gần 8,9 tỷ đồng.
Phát hiện gần 1.260 vụ
vi phạm trong 10 tháng
Thực hiện chỉ đạo của
Bộ Công Thương, Tổng Cục Quản lý thị trường và UBND tỉnh Đồng Nai về công tác
chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai thời
gian qua đã ban hành các kế hoạch nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát các mặt
hàng, lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội và sức khỏe
của người dân.
Theo đánh giá, trong
10 tháng đầu năm 2024, thị trường hàng hóa kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của người dân với
giá cả hợp lý, không có trường hợp đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin
thất thiệt, gây rối loạn thị trường.
Tính 10 tháng đầu năm
2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã kiểm tra 1.570 vụ; phát hiện vi
phạm 1.258 vụ (tăng 12% so với cùng kỳ 2023); xử lý 1.323 vụ (tăng 13,56% so với
cùng kỳ 2023). Tổng số tiền phạt thu nộp ngân sách nhà nước đạt gần 8,9 tỷ đồng,
trị giá hàng hóa vi phạm ước tính gần 2,3 tỷ đồng.
Trong đó, Cục đã phát
hiện, xử lý nhiều vụ việc vi phạm về hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng,
hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và an toàn vệ sinh thực phẩm với số lượng lớn
hàng hóa tịch thu và tiêu hủy.
Các mặt hàng chủ yếu,
bao gồm: Mỹ phẩm, thực phẩm, khí (LPG), phụ tùng xe máy, đồ gia dụng, quần áo,
phụ kiện điện thoại. Nổi bật là trong 10 tháng đầu năm 2024, Cục đã kiểm tra, xử
lý 113 vụ việc vi phạm trong thương mại điện tử, thu nộp ngân sách gần 1,4 tỷ đồng.
Hoạt động buôn lậu,
kinh doanh hàng giả rất tinh vi
Trả lời phóng viên Báo
Công Thương, ông Nguyễn Văn Phúc, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Đồng Nai
cho biết, thời gian qua, hoạt động buôn lậu, kinh
doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh vẫn còn
nhiều thủ đoạn tinh vi, diễn biến phức tạp.
“Một số nguyên nhân phổ
biến như, nhu cầu tiêu dùng của người dân thích
hàng giá rẻ, hàng có thương hiệu và ít, thậm
chí không quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Lợi nhuận
đem lại cao cho các đối tượng khi tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng,
hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ngoài ra, hàng
hóa kinh doanh trên thị trường phong phú, đa dạng gây nhiều khó khăn cho công
tác kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng chức năng. Thêm
vào đó, nhiều doanh nghiệp còn chưa quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
cho sản phẩm của mình và sử dụng các công nghệ để chống hàng giả”, Cục
trưởng Cục Quản lý thị trường Đồng Nai cho biết.
Ông Nguyễn Văn Phúc
cũng cho rằng, hiện trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, xử lý hàng giả
còn thiếu, cán bộ công chức chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ
chống hàng giả. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong thương mại điện tử để
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Cùng với đó, ngoài ra,
hệ thống văn bản pháp luật trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả còn hạn chế, bất cập và chồng chéo gây khó khăn trong quá trình kiểm
tra, xử lý vi phạm, biện pháp chế tài chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm.
Hiện, Cục Quản lý thị
trường Đồng Nai đã thực hiện nhiều giải pháp nào để ngăn chặn các hành vi vi phạm
trong kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng trong những tháng đầu
năm.
“Thời gian qua, Cục Quản
lý thị trường Đồng Nai đặc biệt chú trọng thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ
Công Thương, Tổng Cục Quản lý thị trường và UBND tỉnh về công tác chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hảng giả. Đồng thời, căn cứ từng thời điểm và tình hình
thị trường để xây dựng các kế hoạch chuyên đề tăng cường kiểm tra, xử lý các mặt
hàng, lĩnh vực trọng tâm nhằm quản lý tốt công tác chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh”, ông
Nguyễn Văn Phúc nói.
Đồng thời, Cục Quản lý
thị trường Đồng Nai cũng đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường công
tác giám sát, quản lý địa bàn, kiểm soát chặt chẽ các kho hàng, bến bãi, áp dụng
các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp chia sẻ thông tin với các lực lượng chức
năng, địa phương kịp thời kiểm tra, xử lý các vụ việc vi phạm, chú trọng kiểm
tra, xử lý các vụ việc nổi cộm; những mặt hàng trọng điểm như xăng dầu, dược phẩm,
mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, vàng, thực phẩm, thực phẩm đông lạnh, thuốc lá điếu, thuốc
lá điện tử, khí...
Kiểm soát chặt chẽ thị
trường dịp cuối năm
Cục trưởng Cục Quản lý
thị trường Đồng Nai cho biết thêm, bước vào những tháng cao điểm cuối năm, thị
trường đang có những diễn biến phức tạp, đơn vị đã có nhiều kế hoạch, biện pháp
để phòng chống
buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
Theo đó, đơn vị tiếp tục
thực hiện đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường, tạo
môi trường lành mạnh cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chủ động xây dựng
chương trình, kế hoạch, giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả phù hợp diễn biến tình hình địa bàn và yêu cầu nhiệm vụ.
Tiếp tục đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Thông qua công tác kiểm tra, lồng ghép tuyên
truyền các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh thực
hiện cam kết việc chấp hành pháp luật từ đó hạn chế các hành vi buôn lậu, sản
xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn.
Vận động nhân dân
không tham gia, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả. Đồng thời khuyến khích người dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, các
hành vi vi phạm pháp luật này
Đồng thời, đơn vị sẽ đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong mọi hoạt động, tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ hơn trên các mặt công tác của toàn lực lượng.
“Cục Quản lý thị trường
tỉnh Đồng Nai tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo
của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và của Bộ Công Thương, Tổng Cục Quản lý thị trường trong
việc thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả theo tuyến, địa bàn, nhất là dịp cao điểm cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ
năm 2025.
Trong đó, tập trung kiểm
tra, xử lý các mặt hàng pháo nổ, thuốc lá, vàng, vật tư nông nghiệp, xăng dầu,
khí hoá lỏng, hàng thời trang, thực phẩm, mỹ phẩm, đường cát, hàng điện tử...
góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, ông
Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh.
No comments:
Post a Comment