Wednesday, October 23, 2024

Đối Thoại Điểm Tin ngày 23 tháng 10 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật đối diện Đài Loan

Lính Triều Tiên tham gia cuộc chiến của Nga tại Ukraine: Những điều được hé lộ

Tình báo Mỹ: Các tác nhân nước ngoài có thể kích động bạo lực hậu bầu cử

Báo chí nhà nước Nga tâng bốc Trump, nhưng Điện Kremlin lạnh nhạt với cả Trump và Harris

Nói ‘thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn’, TBT Tô Lâm nhắm đến cải cách điều gì?

HRF, KKK kêu gọi LHQ can thiệp vụ hai nhà hoạt động Khmer bị VN giam cầm

Ông Tập và ông Putin chúc mừng tân Chủ tịch nước Lương Cường

Con trai út của Lý Quang Diệu nói ông phải ‘tị nạn’ vì sợ bị bức hại ở Singapore

Hàn Quốc có thể cân nhắc cấp vũ khí cho Ukraine do ‘thông đồng quân sự’ Nga-Triều

Hezbollah ‘bắn tên lửa vào Israel’ khi ông Blinken đến khu vực để vận động ngừng bắn

 

RFA

Báo chí Việt Nam: Toà án Tây Ban Nha đình chỉ vụ án của Hồ Hoài Anh, Hồng Đăng

Theo dõi Nhân quyền hối thúc Thái Lan cho phép Y Quynh Bdap tái định cư ở nước thứ ba

Lực lượng dân chủ trong và ngoài nước kêu gọi Việt Nam cải cách thể chế

Cao tốc và đường sắt cao tốc nối Lào với Việt Nam bị trì hoãn do thiếu vốn

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị BRICS, khẳng định tình bạn thủy chung với Nga

Yếu tố Trung Quốc trong lựa chọn nhân sự cấp cao Việt Nam

Thấy gì từ những diễn biến trái chiều trong quan hệ Việt Trung?

Văn bút Hoa Kỳ lên án Chính phủ Việt Nam đàn áp bà Đặng Thị Huệ

Cảnh sát Nhật bắt giữ 17 phụ nữ Việt mở quán bar thanh nữ trái phép

Việt Tân khẳng định "không cử thành viên" gặp bà Nguyễn Phương Hằng để giải cứu sư Thích Minh Tuệ

Đại học Luật Hà Nội và Đại học Hà Nội thu hồi các bằng cấp của ông Vương Tấn Việt

Tân Tổng bí thư Tô Lâm – “Kỷ nguyên mới” có gì mới?

Tân Tổng bí thư Tô Lâm: Khởi đầu suôn sẻ của "kỷ nguyên mới"

Nobel Kinh tế 2024 và vấn đề thể chế ở Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính nói tăng trưởng GDP sẽ vượt 7%, nợ công trong tầm kiểm soát

Việt Nam sẽ thay đổi Quy hoạch điện tám để bổ sung điện hạt nhân

Trường đại học nước ngoài thuộc top 500 thế giới mới được lập phân hiệu tại Việt Nam

Tướng quân đội Lương Cường được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước

Ông Tô Lâm: "Thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn!"

 

BBC

Ai sẽ làm thường trực Ban Bí thư thay ông Lương Cường?

Lý do bầu chủ tịch nước mới mà không để Tổng Bí thư Tô Lâm kiêm nhiệm

Lý Hiển Dương: Con trai ông Lý Quang Diệu tị nạn tại Anh 'do bị chính phủ Singapore đàn áp'

VinFast báo cáo doanh số giao xe quý 3 tăng mạnh dù liên tục thua lỗ

'Trump được Chúa Trời phái xuống trần gian'

Ông Lương Cường làm chủ tịch nước: bình luận của báo chí quốc tế

Thực hư chuyện đại học ở Úc dừng nhận học sinh 5 tỉnh thành Việt Nam

Cuộc đời ông Donald Trump: từ bất động sản đến chính trị

Ông Putin tập hợp đồng minh để cho thấy áp lực phương Tây vô tác dụng

Tân Chủ tịch nước Lương Cường được xét 'trường hợp đặc biệt'

Quốc hội bầu chủ tịch nước ngày 21/10, ứng cử viên có xuất thân từ quân đội?

'Không phải vua của tôi', thượng nghị sĩ Úc nói với Vua Charles

Việt Nam

Xem phim Việt ở Nam California: từ chấn thương hậu chiến tới mối đồng cảm của người trẻ

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Phương án trình cho Quốc hội có phải khả thi nhất?

Quốc tế kêu gọi Thủ tướng Thái Lan bảo vệ Y Quynh Bđăp sau tuyên bố mới của Việt Nam

Trung Quốc xây hệ thống radar trên đảo Tri Tôn: Việt Nam đối mặt nguy cơ nào?

Tứ Trụ Việt Nam sắp tới sẽ biến động ra sao?

Nhà báo Vũ Bình Nghi qua đời tại San Jose, về yên nghỉ nơi quê nhà Nam Định

Vạn Thịnh Phát: bà Trương Mỹ Lan lãnh thêm án chung thân sau hình phạt tử hình

Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông: Trung Quốc dây dưa đàm phán không hồi kết?

Bài toán cáp biển Việt Nam: Lệ thuộc Mỹ hay Trung Quốc đều gặp trái đắng

'GDP của Việt Nam có thể giảm 1% nếu ông Trump tái đắc cử'

Quốc hội họp: Sau ông Tô Lâm, ai sẽ làm chủ tịch nước?

Dự thảo Luật Phòng không nhân dân nên được tách ra làm hai

RFI

Nga phản đối Đức lập trung tâm chỉ huy hải quân ở vùng biển Baltic

Thượng đỉnh BRICS : Lãnh đạo Trung - Ấn gặp nhau lần đầu tiên từ 5 năm qua

Mỹ mở điều tra về việc rò rỉ tài liệu liên quan đến các kế hoạch của Israel chống Iran

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Nga hy vọng “thoát” đô la Mỹ với ứng dụng BRICS Pay

BRICS : Tổng thống Nga phá thế cô lập, tiếp đón hơn 20 nguyên thủ quốc gia đến dự thượng đỉnh

Thượng đỉnh BRICS : Tổng thống Nga thúc đẩy hệ thống thanh toán quốc tế mới

TT Zelensky : Khoảng 12.000 lính Bắc Triều Tiên dường như đang được huấn luyện tại Nga

Đài Bắc theo dõi sát sao tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh đi qua eo biển Đài Loan

Mỹ - Nhật khởi động tập trận chung

Israel oanh kích Tyr, miền nam Liban, nơi có nhiều di tích cổ đại thuộc di sản UNESCO

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật gần Đài Loan

Israel tấn công 300 mục tiêu của Hezbollah ở Liban

Bầu cử tổng thống Mỹ : Giới doanh nhân thiên về Donald Trump

 Các đối thủ của Washington can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ 2024 như thế nào?

Hấp lực của BRICS là hướng tới một trật tự thế giới mới

Thượng đỉnh BRICS : Trung Quốc muốn thúc đẩy thế giới đa cực và mở rộng ảnh hưởng trên thế giới

Hàn Quốc xem xét khả năng gởi người đến quan sát lính Bắc Triều Tiên tại Ukraina

Đức khai trương trụ sở hải quân của NATO ở biển Baltic

(AFP) – Trung Đông : Để giải cứu con tin do Hamas bắt giữ, Israel treo thưởng. Nhiều doanh nghiệp tại Israel đã đề xuất treo thưởng hàng triệu đô la để thuyết phục người dân Gaza, trả tự do cho các con tin bị Hamas bắt giữ từ hơn một năm qua. Ví dụ, Daniel Birnbaum, cựu lãnh đạo của tập đoàn SodaStream cho biết hôm qua, 21/10/2024, đã nhận được hàng trăm cuộc gọi sau khi thông báo tặng 100 000 đô là cho bất cứ ai ở Gaza, trao trả một con tin người Israel còn sống sót. Những người này cho rằng Hamas không thể giấu các con tin mà không để làm rò rỉ thông tin cho người dân Gaza. Các truyền đơn được quân đội rải xuống Gaza, với nội dung « bất cứ ai hạ vũ khí và trả tự do cho các con tin có thể rời khỏi dải đất này và sống trong hòa bình ».  

(AFP) – Nhật, Anh và Ý cùng phát triển một loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới. Hôm Chủ Nhật, 20/10/2024, bên lề một cuộc họp của nhóm G7 tại Ý, bộ trưởng Quốc Phòng của Anh, Nhật, Ý, đã gặp nhau, đồng ý đẩy nhanh tiến trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới mà 3 bên cùng tham gia, thay thế các loại F-2. Các bên cũng cho biết lập ra một cơ quan (GIGO), chịu trách nhiệm giám sát quá trình phát triển máy bay, từ nay đến cuối năm. Có thêm loại vũ khí mới này sẽ giúp Nhật Bản nâng cao năng lực phát triển các thiết bị quân sự, củng cố ngành quốc phòng, trước những đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc trong khu vực. 

(AP) – Thụy Sĩ đóng 9 trung tâm tiếp đón người xin tị nạn. Hôm nay, 22/10/2024, chính quyền Thụy Sĩ cho biết, các trại nói trên có khả năng tiếp đón 1735 người, nay phải đóng cửa do ít người hơn dự tính. Vào tháng 8, số đơn xin tị nạn mà nước này tiếp nhận đã giảm 23 % so với năm ngoái, và con số này là 40 % vào tháng Chín. 27 trung tâm còn lại, được mở ra từ năm 2022, rải rác trên khắp cả nước vẫn có sức chứa khoảng 7000 người. 

(AFP) – Dân số Ukraina giảm hơn 10 triệu người kể từ cuộc xâm lược Nga. Hôm nay, 22/10/2024, Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc cho giải thích rằng dân số ở Ukraina giảm liên quan đến nhiều yếu tố kết hợp lại, và thậm chí là xảy ra trước chiến tranh. Ukraina là một trong những nước có tỷ lệ sinh thấp nhất châu Âu, dân số già hóa, như nhiều nước ở Đông Âu. Cuộc chiến xâm lược của Nga cũng đã khiến 6,7 triệu người rời khỏi Ukraina, đi lánh nạn. Thêm vào đó, nhiều người cũng tử trận vì cuộc xung đột này.

(AFP) – Mỹ viện trợ quân sự thêm 400 triệu đô la cho Ukraina. Trong chuyến thăm Kiev ngày 21/10/2024, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin thông báo đợt hỗ trợ mới nhằm cung cấp « thêm đạn dược, xe bọc thép và vũ khí chống tăng » cho Ukraina nằm trong gói viện trợ 8 tỉ đô la được Washington thông qua vào tháng 09. 

(Courrier du Vietnam) – Việt Nam hướng đến tăng GDP hơn 7% cho năm 2024. Đây là mục tiêu được thủ tướng Phạm Minh Chính nêu trước Quốc Hội ngày 21/10/2024 khi trình bày Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2024 và dự kiến kế hoạch năm 2025 để đạt được mục tiêu GDP bình quân đầu người. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 được Quốc Hội ấn định là 6 đến 6,5%.

(AFP) – Pháp : Chính phủ muốn tiết kiệm 5 tỉ euro chi tiêu công từ nay đến 2027. Ngày 21/10/2024 khi trình bày kế hoạch ngân sách trong trung hạn của chính phủ, bộ trưởng Kinh Tế Pháp cho rằng có thể đạt mục tiêu này khi xem xét lại các khoản chi tiêu công, đánh giá lại các « nguồn ưu đãi » giúp lách thuế và đóng góp xã hội. Do đó, trong kế hoạch cơ cấu và ngân sách trung hạn (PSMT), bộ Kinh Tế Pháp hy vọng thuyết phục Liên Âu gia hạn cho Paris đến năm 2029 để đưa thâm hụt xuống dưới mức 3%.

(Les Echos) – Người Pháp tiết kiệm chi tiêu cho snack, rượu, quần áo hơn các nước châu Âu khác. Theo một nghiên cứu của Boston Consulting Group (BCG), được báo kinh tế Les Echos trích dẫn ngày 22/10/2024, khoảng 20% người dân châu Âu cho biết là giảm mua sắm quần áo trong 6 tháng gần đây, nhưng tỉ lệ này ở Pháp là gần gấp đôi, 38%. Tương tự, 30% người Pháp giảm mua đồ ăn vặt snack, nhiều gấp đôi so với 5 nước châu Âu khác, trong đó có Đức và Anh (15%).

(AFP) – Cuba tái lập được 36% dịch vụ cung cấp điện. Từ chiều 21/10/2024, hơn một nửa người dân thủ đô La Habana đã có điện trở lại nhưng nhiều tỉnh vẫn mất điện 4 ngày liên tiếp. Ngoài những thiệt hại do mất điện trên diện rộng chưa từng có, Cuba còn phải đối phó với tổn thất từ bão Oscar, gây lụt lội ở mức kỉ lục ở hai vùng bị nạn từ ngày 20/10. Theo chủ tịch Miguel Diaz-Canel, 6 người bị chết vì bão ở San Antonio del Sur, tỉnh Guantanamo, miền đông Cuba. 

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ TƯ 23.10.2024

1/VĂN BÚT HOA KỲ LÊN ÁN VN ĐÀN ÁP BÀ ĐẶNG THỊ HUỆ

Tổ chức Văn bút Hoa Kỳ vào ngày 21/10 ra thông cáo lên án bạo quyền Việt Nam đã sách nhiễu và đe dọa đối với bà Đặng Thị Huệ, người từng bị cầm tù 39 tháng vì tham gia phản đối việc thu phí bất hợp lý của nhiều trạm thu phí đường bộ.

Từ khi ra tù vào đầu tháng Giêng năm 2023, bà Huệ tiếp tục lên tiếng trên mạng xã hội về các vấn đề nổi cộm của đất nước, dẫn đến việc bị cơ quan an ninh Việt Nam sách nhiễu bà và gia đình. Vào tháng 5, bà bị 6 cá nhân, trong đó có một người mặc đồng phục công an, bắt cóc trên đường phố và tạm giam trong hơn 24 giờ.

Trong thời gian bị giam giữ, bà Huệ bị thẩm vấn về nội dung trên trang mạng, các mật vụ VN gây sức ép yêu cầu bà phải chấm dứt việc ủng hộ các tù nhân lương tâm và gia đình của họ, đồng thời ra lệnh cho bà ngừng đăng nội dung chỉ trích nhà nước.

Thông cáo của Văn bút Hoa Kỳ khẳng định việc đàn áp bà Đặng Thị Huệ là lời nhắc nhở nghiêm khắc về những nguy hiểm mà giới bất đồng chính kiến tại VN đang trực diện.

Trong nhiều tháng qua, bà Huệ đã đăng tải hàng trăm bài viết về các vấn đề như tệ nạn tham nhũng và kêu gọi trợ giúp gia đình các tù nhân lương tâm. Bà cho biết là những hoạt động của bà càng ngày càng công khai và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân trong nước. Nhưng sức lan tỏa càng lớn thì sự đàn áp của bạo quyền càng ngày càng tăng.

Để tránh sự đàn áp và khả năng bị bắt giữ, bà Huệ đã phải lánh nạn ở một địa điểm không được tiết lộ. Bà cho biết an ninh tỉnh Thái Bình thẩm vấn cả con trai, người thân và bạn bè để truy tìm tung tích của bà.

RFA

2/ ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC NỐI LÀO VỚI VN BỊ TRÌ HOÃN DO THIẾU VỐN

Tồng nợ quốc gia lớn của Lào đang cản trợ việc nước này thực hiện kế hoạch xây dựng quốc lộ và đường sắt cao tốc kết nối giữa hai thủ đô Vientiane và Hà Nội.

Việc xây dựng đường sắt tốc độ cao và đường quốc lộ nối liền giữa Lào và Việt Nam, có trị giá hàng chục tỷ Mỹ kim, đang bị trì hoãn vì thiếu vốn, trong lúc Lào vẫn đang phải gánh những khoản nợ lớn.

Cần biết đường sắt cao tốc dài hơn 500 cây số nối liền hải cảng Vũng Áng ở tỉnh Hà Tĩnh tới thủ đô Vientiane của Lào đã được bắt đầu xây dựng cách đây hơn 5 năm.

Hiện cũng có dự án về việc xây dựng cao tốc 4 lằn đường có chiều dài 725 cây số kết nối Vientiane với thủ đô Hà Nội. Dự án này có chi phí ước tính là 772 triệu Mỹ kim, theo tiết lộ của báo chí lề đảng.

Vào năm 2023, giới chức Lào cho biết họ hy vọng có thể sớm bắt đầu xây dựng đường sắt cao tốc vào năm nay, nhưng những khó khăn về kinh tế và gánh nặng về nợ quá lớn đã khiến các nhà đầu tư lo ngại, theo lời một giới chức của Lào cho biết.

Tổng nợ của Lào trong năm 2023 là 14 tỷ Mỹ kim, theo công bố vào năm ngoái của bộ tài chính Lào, trong đó một nửa là các khoản nợ của Trung Cộng, nước đã giúp Lào xây dựng đường sắt tốc độ cao trị giá 6 tỷ Mỹ kim được hoàn tất vào năm 2021.

RFA

3/ TRUNG CỘNG TẬP TRẬN BẮN ĐẠN THẬT GẦN ĐÀI LOAN

Trung Cộng tiếp tục gia tăng sức ép khi tiến hành tập trận bắn đạn thật vào hôm qua 22/10 gần đảo quốc Đài Loan. Chính quyền Đài Loan lập tức lên án Trung Cộng là nhằm hăm dọa và đe dọa đến sự ổn định trong khu vực.

Cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài khoảng 4 tiếng, từ 9 giờ sáng trong khu vực rộng khoảng 150 cây số vuông thuộc vùng đảo Bình Đàm của tỉnh Phúc Kiến và chỉ cách đảo Đài Loan khoảng 100 cây số.

Vào hôm qua 22/10, bộ quốc phòng Đài Loan cho biết đã theo dõi sát sao “các hoạt động và ý đồ quân sự” của Trung Cộng. Theo Đài Bắc, đợt tập trận này có thể nằm trong chiến thuật gia tăng hăm dọa của Bắc Kinh ở eo biển Đài Loan. Thủ tướng Đài Loan đánh giá đây là mối đe dọa phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực.

Vào tuần trước, Trung Cộng đã tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn, huy động nhiều chiến đấu cơ, drone, tàu chiến và lực lượng hải cảnh bao vây đảo Đài Loan ở các khu vực bắc, đông và nam. Ngày 17/10, khi viếng thăm một lữ đoàn phi đạn, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã kêu gọi toàn quân gia tăng huấn luyện, chuẩn bị cho chiến tranh.

Hai ngày sau lời phát biểu của họ Tập, hai chiến hạm của Mỹ và Canada đã đi qua eo biển Đài Loan trong khuôn khổ hoạt động thông thường tại tuyến đường biển quốc tế, theo nhận định của Washington. Tuy nhiên, Trung Cộng lên án chuyến hải hành đã gây xáo trộn hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.

RFI

4/ DO THÁI OANH KÍCH 300 MỤC TIÊU HEZBOLLAH Ở LEBANON

Vào hôm qua 22/10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Do Thái để bắt đầu vòng công du mới ở Trung Đông nhằm tìm kiếm giải pháp sớm ngừng bắn ở Gaza. Nhiệm vụ của ông được cho là khó khăn vào lúc Do Thái tiếp tục oanh kích, nhắm đến hơn 300 mục tiêu trong đêm 21 và 22/10, trong đó có căn cứ trung tâm của lực lượng hải quân Hezbollah, gần bệnh viện công lớn nhất ở thủ đô Beirut khiến 13 người thiệt mạng. 

Phía Hezbollah cũng khẳng định đã bắn rocket vào nhiều vị trí ở Do Thái, trong đó có một căn cứ hải quân và một căn cứ tình báo quân sự gần thành phố Tel Aviv.

Đây là chuyến công du lần thứ 11 của ông Blinken tại Trung Đông, với 10 chuyến trước đều thất bạ. hất bại. Ông không thể đạt được bất kỳ nhân nhượng nào từ nhà nước Do Thái và lực lượng Hồi giáo Hamas để tìm ra được thỏa thuận đình chiến ở dải Gaza, đồng thời trả tự do cho các con tin Do Thái.

Ngoại trưởng Mỹ từng khẳng định chuyến công du gần đây nhất của ông đến Trung Đông vào tháng 8 vừa qua là “cơ hội cuối cùng”. Cho nên chuyến công du lần này là nỗ lực chót để đạt được lệnh ngừng bắn. Nhưng từ mùa hè qua, tình hình đã thay đổi theo hướng xấu. Cuộc xung đột đã gia tăng cường độ và mở rộng sang cả Lebanon.

Thủ tướng Do Thái đã quyết tâm chiến đấu và không có đường đàm phán. Ông Benjamin Netanyahu cho biết muốn thay đổi thực tế chiến lược ở Trung Đông hơn, có nghĩa là tái cân bằng lực lượng có lợi cho Do Thái, bằng cách tiêu diệt các nhóm vũ trang Hồi giáo.

Đối với chính phủ Do Thái, vấn đề trả tự do cho các con tin hiện giờ trở thành hàng thứ yếu. Trong khi đây lại là lá bài duy nhất của ông Antony Blinken để đi đến ngừng giao tranh và tận dụng lợi thế sau khi thủ lãnh Hamas Yahia Sinwar đã bị quân đội Do Thái giết chết vào tuần trước.

Sau Do Thái, ngoại trưởng Mỹ sẽ đến Jordani vào ngày 23/10 để thảo luận nhiều chủ đề, trong đó có viện trợ nhân đạo cho dải Gaza.

RFI

 

VNThoibao

 

VNTB – Tháng Mười Nhớ Mẹ

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Về giá trị của Cần Thơ – Tây Đô

Thế giới hôm nay: 23/10/2024

Thách thức từ kỷ nguyên già hóa và suy giảm của dân số toàn cầu

 

 

 

Báo Tiếng Dân

Hội chứng kinh niên quan hệ Việt – Trung: Đồng sàng dị mộng21/10/2024

 

Thuy My

Dương Quốc Chính - Hỏi tức là trả lời

Dương Quốc Chính - Hỏi tức là trả lời

Lưu Trọng Văn - Điểm nghẽn của điểm nghẽn, ai gỡ bỏ chúng ?

ChatGPT – Thích Chân Quang ngàn đời ghi danh

ChatGPT – Thích Chân Quang ngàn đời ghi danh

Lê Xuân Nghĩa - Có gì Nga chịu hết, yêu quá cơ !

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 22.10. 2024

Nguyễn Đình Bổn - Đề nghị các trường live stream cho chúng tôi coi với, hú hú!

Lê Học Lãnh Vân - Căn bệnh tiến sĩ và thượng tọa

Văn Công Hùng - Ngôi trường vĩ đại, tiến sĩ vĩ đại

 

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Cảnh sát Tư tưởng 23/10/2024

Có phải là lúc xây đường sắt cao tốc Bắc–Nam không? 23/10/2024

Nếu Donald Trump thắng cử, Châu Âu sẽ tự bảo vệ an ninh bằng cách nào? 23/10/2024

Giải Nobel Kinh tế 2024 – Hỏi đáp cùng chuyên gia: Lịch sử thuộc địa giải thích tại sao các thể chế mạnh mẽ lại quan trọng đối với sự thịnh vượng của một quốc gia 22/10/2024

Việt Nam kiểm soát tôn giáo ra sao? – Bài 4: Can thiệp vào Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo 22/10/2024

Ý kiến thêm về Nghị định 126 “tổ chức, hoạt động, quản lý hội” 21/10/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

TIỂU THƯƠNG BÁN HÀNG TRUNG, BỎ HÀNG VIỆT

Nguyễn Trí

https://tuoitre.vn/tieu-thuong-ban-hang-trung-bo-hang-viet-20241022232536951.htm

Với việc hàng Trung Quốc giá rẻ, đặc biệt hàng thời trang đang tràn ngập tại Việt Nam, nhiều tiểu thương muốn tồn tại đành dần rời bỏ hàng Việt, chấp nhận làm cánh tay nối dài để bán hàng Trung Quốc.

Lý giải vì sao hàng Việt Nam được sản xuất và phân phối tại chỗ nhưng ngày càng bị thu hẹp thị phần để cho hàn g Trung Quốc chiếm lĩnh, nhiều doanh nghiệp cho rằng do phần lớn nguyên liệu đều được nhập từ Trung Quốc, chưa kể chi phí sản xuất trong nước đang cao hơn khá nhiều.

Hàng Trung Quốc tràn ngập các chợ

Ghi nhận tại nhiều chợ ở TP.HCM, lượng hàng thời trang như quần áo, giày dép, túi xách... có xuất xứ từ Trung Quốc đang ngày càng phổ biến.

Tại các chợ sỉ như chợ Tân Bình (quận Tân Bình), chợ An Đông (quận 5)... không khó để khách hàng tìm được những chiếc túi xách, đôi giày dép hàng Trung Quốc có giá từ vài chục nghìn đồng đến vài trăm nghìn đồng. Thậm chí những phụ kiện như kẹp tóc, dây cột tóc... chỉ có giá vài nghìn đồng với đủ các thương hiệu.

Là tiểu thương bán quần áo tại khu vực chợ An Đông nhiều năm nay, bà Đặng Thị Lệ Nguyên xác nhận trước đây hàng Việt Nam chiếm khoảng 40 - 50%, còn lại là hàng Trung Quốc. Tuy nhiên khoảng 5 - 6 năm trở lại đây, hàng Trung Quốc tăng dần và đến nay gần như "bá chủ" với tỉ lệ 70 - 80%, thậm chí có dòng sản phẩm như váy đầm có loại chiếm tuyệt đối.

"Ngoài mẫu mã ngày càng đa dạng, hàng Trung Quốc có giá nhập vào thường rẻ hơn hàng Việt 5 - 15%, thậm chí 20 - 25%. Đơn cử cùng chiếc váy ôm, hàng trong nước có giá 200.000 - 250.000 đồng nhưng hàng Trung Quốc 150.000 - 200.000 đồng", bà Nguyên nói, đồng thời cho biết nhờ đó mà hàng Trung Quốc thường dễ bán và dễ kiếm lời hơn so với hàng Việt.

Tương tự, là chợ truyền thống quy mô nhỏ nhưng tầng trên của chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) và chợ Thủ Đức (TP Thủ Đức) cũng bày bán nhiều sản phẩm thời trang, phụ kiện thời trang... có xuất xứ Trung Quốc.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 21-10, bà Nguyễn Thị Bình, tiểu thương chợ Thủ Đức, cho biết hàng phụ kiện thời trang trong nước trước giờ gần như lép vế so với hàng Trung Quốc nên tiểu thương muốn nhập hàng Việt cũng khó. Trong khi đó hàng thời trang là câu chuyện buồn vì hàng Việt Nam ngày càng thất thế, buộc tiểu thương phải thay đổi.

"Trước đây quanh khu chợ Tân Bình có hàng trăm chỗ may quần áo gia công, may hàng thời trang giá rẻ, người bán lẻ tại các chợ truyền thống có thể nhập trực tiếp từ đây. Nhưng những năm gần đây, số lượng các tiệm may tại đây giảm mạnh, giá bán cũng không hấp dẫn bằng hàng Trung Quốc nhập về", bà Bình nói.

Đua bán online hàng Trung Quốc

Không chỉ bán hàng trực tiếp (offline), nhiều tiểu thương tại các chợ cũng đua bán online với hàng Trung Quốc, nhiều tiểu thương tăng bán online và giảm offline.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Thái Bình Sơn, trưởng ban quản lý chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), cho biết thời gian qua đã nhiều lần chợ này đã mời chuyên gia bán hàng online, kết hợp với TikTok... hỗ trợ, đào tạo cho hàng trăm tiểu thương tăng bán online.

"Bán hàng trực tiếp giờ khó sống quá nên định hướng cho tiểu thương tăng bán hàng online, bán hàng giá rẻ để cạnh tranh là hợp lý. Dù tăng bán online, tăng bán hàng Trung Quốc thì cũng đành chấp nhận vì tiểu thương phải sống trước đã", ông Sơn nói.

Tương tự, xác nhận hàng thời trang và đồ gia dụng Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều tại chợ nhưng bà Đoàn Thị Thu Hà, đại diện ban quản lý chợ Thủ Đức, cho rằng điều đó tất yếu trong việc cung - cầu vì hàng Trung Quốc dần được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

"Nhiều tiểu thương có xu hướng chọn thu gọn việc bán offline tại chợ để tăng nhập hàng Trung Quốc về livestream bán online, chấp nhận làm cánh tay nối dài để tiêu thụ hàng. Đây là điều đáng buồn, nhưng chúng tôi không thể can thiệp", bà Hà nói.

Theo nhiều tiểu thương, bán hàng offline tại chợ có bị ế cũng phải đóng tiền điện, nước, thuế phí các loại. Trong khi đó, nhập hàng Trung Quốc về bán online có lợi là ngoài giá tốt, mẫu mã ra mới liên tục nên dễ thu hút khách hơn hàng Việt.

Chưa kể nhiều kênh tuyển phân phối sỉ và lẻ đang áp dụng chính sách giảm phí ship hàng, phí quảng cáo cho kênh online nếu đại lý bán hàng Trung Quốc.

Tuy vậy, theo bà Đặng Thị Lệ Nguyên, việc bán hàng Trung Quốc chỉ là giải pháp để tiểu thương "sống qua ngày" vì việc cạnh tranh đang ngày càng lớn, đặc biệt cạnh tranh lại với chính hàng Trung Quốc được bán tràn ngập trên các trang thương mại điện tử, thậm chí giờ còn được nhiều doanh nghiệp Trung Quốc bán xuyên quốc gia.

Hàng Việt thua ngay trên sân nhà

Giải thích lý do nhiều mặt hàng thời trang Việt Nam được bán trực tiếp cho các đơn vị phân phối, người tiêu dùng trong nước nhưng lại có giá cao hơn so với hàng nhập từ Trung Quốc, đại diện Hội Da giày TP.HCM cho biết dù sản xuất trong nước nhưng thực chất nhiều doanh nghiệp phải nhập trên 70 - 80% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Chưa kể dây chuyền công nghệ cũng nhập từ quốc gia này.

Theo vị này, nguyên phụ liệu chính như chỉ may, khóa, vải, da, nhựa... được doanh nghiệp nhập về từ Trung Quốc thường sẽ có giá cao hơn so với chính doanh nghiệp tại Trung Quốc nhập vào.

Hơn nữa máy móc phục vụ cho sản xuất tại Việt Nam cũng đi sau về độ hiện đại, năng suất so với doanh nghiệp tại Trung Quốc sử dụng.

"Đây là hai yếu tố chính cấu thành giá thành sản phẩm thời trang nhưng Việt Nam đều thua, thêm khâu vận chuyển hàng Trung Quốc về ngày càng dễ dàng, thậm chí nhanh hơn chuyển hàng từ Hà Nội vào TP.HCM. Do đó nhiều mặt hàng Việt thua ngay trên sân nhà cũng là điều dễ hiểu", vị này nói.

Là người có thâm niên trong lĩnh vực sản xuất thời trang hơn 30 năm, bà Nguyễn Thị Phượng, giám đốc một công ty tại TP.HCM, cho biết trước 2019 hàng thời trang Việt Nam vẫn sống khỏe, thậm chí nhiều đơn vị làm giàu với thương hiệu thời trang riêng.

Nhưng từ thời điểm dịch COVID-19 đến nay gần như không thể sống nổi. Riêng công ty bà từ hơn 80 điểm bán năm 2019 nay chỉ còn gần 40 điểm và khả năng sẽ khai tử kênh bán hàng này vì "chịu không nổi" với hàng Trung Quốc.

"Nhờ nguyên phụ liệu tại chỗ, máy móc hiện đại và sản xuất trên quy mô rất lớn cho cả tỉ dân, hàng Trung Quốc có giá thành thường thấp hơn 20 - 25% so với hàng cùng loại được sản xuất tại Việt Nam, thậm chí có dòng sản phẩm tới 50%", bà Phượng nói.

Có thâm niên trong lĩnh vực nhập hàng thời trang Trung Quốc, ông Ngô Hoàng Tiến (TP.HCM) cho biết ngoài số ít nhập qua đối tác, phần lớn thương nhân tại Việt Nam chọn nhập hàng từ các chợ sỉ ở Trung Quốc vì giá rẻ, mẫu mã đa dạng, đặc biệt là hàng Quảng Châu - nơi có rất nhiều chợ sỉ bán hàng thời trang mà khách Việt mua nhiều như chợ Thiên Mã, chợ Shisanhang, chợ Bạch Mã...

"Dân thời trang thường nói cụm từ "đánh hàng Quảng Châu" chính là nhập hàng từ địa danh này về bán. Không chỉ thời trang may sẵn, những sản phẩm như phụ kiện thời trang, vải... tại đây cũng được bày bán tràn ngập với đủ loại giá, nhập về giá rẻ hơn hàng Việt, cạnh tranh sao nổi!", ông Tiến nói.

 

TẠM ĐÌNH CHỈ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THCS VÀ THPT THỊ XÃ SA PA

Chí Tuệ

https://tuoitre.vn/tam-dinh-chi-hieu-truong-truong-pho-thong-dan-toc-noi-tru-thcs-va-thpt-thi-xa-sa-pa-2024102221183809.htm

Ông Bùi Văn Huân, hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT thị xã Sa Pa (Lào Cai), bị tạm đình chỉ để kiểm tra, xác minh làm rõ phản ánh về tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý của hiệu trưởng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 22-10, bà Dương Bích Nguyệt - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai - xác nhận đơn vị đã có quyết định tạm đình chỉ công tác 7 ngày với ông Bùi Văn Huân, hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT thị xã Sa Pa, để kiểm tra, xác minh làm rõ phản ánh của báo chí về tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý của hiệu trưởng.

Trong sáng 22-10, Sở Giáo dục và Đào tạo đã thành lập đoàn kiểm tra do lãnh đạo sở làm tổ trưởng đến kiểm tra, trực tiếp yêu cầu nhà trường và cá nhân ông Bùi Văn Huân viết báo cáo giải trình, kiểm điểm công tác quản lý, chỉ đạo liên quan đến các nội dung thông tin báo chí phản ánh.

Tại buổi kiểm tra, sở cũng chỉ đạo tổ chức khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế.

Đến chiều nay, nhà trường đã hoàn thành sửa chữa đường điện, lắp thêm bóng điện tại 55 phòng ở của học sinh trong ký túc xá, mỗi phòng 2 bóng đèn, đảm bảo ánh sáng.

Lắp đủ hai vòi nước theo đúng thiết kế/mỗi phòng ở, thực hiện đấu nối nguồn điện vào bình nóng lạnh của 5 nhà tắm hiện còn sử dụng được và 2 bình nóng lạnh tại phòng trực ký túc xá của giáo viên để giải quyết ngay vấn đề có nước nóng cho học sinh sử dụng.

Đồng thời đã lắp đặt xong máy lọc nước công suất 250 lít/giờ, đảm bảo cung cấp đủ nước uống hằng ngày cho học sinh.

Đoàn kiểm tra cũng yêu cầu nhà trường tuyên truyền, hướng dẫn học sinh không sử dụng nguồn nước tự nhiên để uống. Phối hợp với các đơn vị chức năng bảo đảm công tác y tế học đường cho học sinh và giáo viên nhà trường.

Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai cũng yêu cầu nhà trường tổ chức làm việc ngay với đơn vị cung ứng bữa ăn hằng ngày cho học sinh theo đúng quy định.

Cũng trong ngày 22-10, Thị ủy Sa Pa đã tiến hành kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu trong công tác quản lý tại trường học.

Trước đó ngày 21-10, chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai có công văn về việc khắc phục hậu quả bão lũ và thực hiện chế độ, chính sách tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo và các huyện, thị, thành rà soát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với nhà giáo và học sinh tại tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo thẩm quyền quản lý.

Đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức các bữa ăn và điều kiện nuôi dưỡng đối với học sinh bán trú, nội trú, nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn nước sạch.

Tỉnh Lào Cai cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với nhà giáo, học sinh và các khoản thu chi của các cơ sở giáo dục và xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với những tập thể, cá nhân vi phạm theo quy định.


CHỦ QUÁN Ở ĐÀ NẴNG BỊ TỐ BÁN BÁNH CUỐN CHẢ CÓ DÒI: CHẢ ĐÓ KHÔNG PHẢI CỦA QUÁN
Đoàn Nhạn

https://tuoitre.vn/chu-quan-o-da-nang-bi-to-ban-banh-cuon-cha-co-doi-cha-do-khong-phai-cua-quan-2024102220441494.htm

Chủ quán bị tố bán bánh cuốn có miếng chả có dòi chủ động muốn bồi thường khi nhận phản ánh từ thực khách, nhưng khi cơ quan chức năng đến kiểm tra lại nói hình ảnh miếng chả đó không phải của quán mình.

Ngày 22-10, UBND quận Hải Châu đã có báo cáo gửi Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng về vụ việc trên.

"Hình ảnh chả không phải của quán tôi"

Đính kèm báo cáo của quận Hải Châu là nội dung phường Hòa Cường Bắc thông tin về vụ việc.

Theo đó, UBND phường Hòa Cường Bắc cho hay khi cơ quan chức năng đến kiểm tra (ngày 18-10), bà Nh. là chủ quán bánh cuốn T.N. khẳng định hình ảnh thực phẩm chả có dòi trên mạng do người dân phản ánh không đúng với loại chả mà quán đang bán cho khách.

Quán cũng đưa ra bằng chứng chỉ lấy chả tại một hộ kinh doanh chả có giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thời điểm kiểm tra, chủ quán chưa có giấy khám sức khỏe năm 2024, chưa làm bản cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2024, đồ ăn chưa che đậy kỹ, hóa đơn, chứng từ nguồn gốc thực phẩm chưa bổ sung đầy đủ.

Đoàn kiểm tra đã yêu cầu khắc phục, kiểm tra lại lần 2 và xử lý theo quy định của pháp luật.

Ông Trương Thanh Dũng, phó chủ tịch UBND quận Hải Châu, cho biết quận sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp điều tra, xác minh về thông tin phản ảnh của công dân để trả lời các cơ quan ban ngành và cơ quan truyền thông, để tránh các trường hợp đưa thông tin không đúng thực tế gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh cũng như quản lý của Nhà nước, hình ảnh du lịch trên địa bàn quận nói riêng và thành phố nói chung.

Muốn bồi thường vì không muốn ồn ào

Chiều 22-10, người nhận là chủ quán T.N. nói qua điện thoại với phóng viên cho biết: "Tôi khẳng định miếng chả đó không phải chả quán tôi. Chả tôi bán không có gân mà nhẵn, màu trắng, chứ không đen và có gân như hình ảnh chả đăng. Chả màu trắng sáng dù bỏ 2-3 ngày cũng không thể đen như vậy được".

Theo chủ quán này, vì không muốn ồn ào trên mạng, nên muốn nhận và đền bù cho người tố để họ xóa bài cho êm thấm. Mặt khác người tố không đồng ý gặp mặt để đối chất nên chủ quán muốn tránh ồn ào việc làm ăn.

Chị N. - người tố quán T.N. bán bánh cuốn có chả có dòi, gây xôn xao mạng xã hội - cho biết: "Em là sinh viên, đặt đồ ăn mà bị như vậy thì em phản ánh như vậy. Lát chả có dòi đúng là lát chả em đặt thêm kèm theo suất bánh cuốn chả của quán. Vì em có phản hồi trên app giao hàng mà 2 ngày không nhận được trả lời nên em đăng lên mạng".

Trước đó, như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, chị N. tố trên mạng xã hội đặt suất bánh cuốn ở quán T.N., khi cắn miếng chả thì phát hiện chả có dòi nhúc nhích. Bài đăng sau đó gây xôn xao dư luận.


Công an điều tra 'bác sĩ' tốt nghiệp ngành văn hóa đi khám bệnh

Tiền Lê/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/cong-an-dieu-tra-bac-si-tot-nghiep-nganh-van-hoa-di-kham-benh-post1505409.html

UBND Gia Lai giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND TP Pleiku chỉ đạo lực lượng chức năng điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật đối với cơ sở được viết tắt là “PK ĐHY TP.HCM”.

Ngày 22/10, UBND tỉnh Gia Lai cho biết đã có văn bản giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và UBND TP Pleiku chỉ đạo lực lượng chức năng điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật đối với cơ sở được viết tắt là “PK ĐHY TP.Hồ Chí Minh” (số 75 đường Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, TP Pleiku).

Cụ thể, sau khi xem xét đề xuất của Sở Y tế về vụ việc khám chữa bệnh tư nhân có hành vi vi phạm pháp luật tại địa chỉ 75 Nguyễn Tất Thành, UBND tỉnh thống nhất với đề xuất của Sở Y tế về việc chuyển hồ sơ sang công an để điều tra làm rõ và xử lý vi phạm theo quy định.

Trước đó, ngày 1/10, Sở Y tế tỉnh phối hợp với Phòng PA03 Công an tỉnh kiểm tra đột xuất tại cơ sở được viết tắt là “PK ĐHY TP.Hồ Chí Minh”. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở đang hoạt động bình thường. Lúc này, một người tự xưng là bác sĩ Võ Minh Thanh đang khám bệnh cho khách hàng, tư vấn điều trị suy giãn tĩnh mạch, tiêm xơ và laser sóng cao tần.

Sau đó, người tự xưng là bác sĩ Võ Minh Thanh mới khai nhận tên thật Võ Minh Chiến (SN 1996, cư trú tại thôn Chí Công, xã Cư An, huyện Đak Pơ). Ông Chiến cho biết mình tốt nghiệp chuyên ngành văn hóa, không có bằng cấp hành nghề y nhưng tự nhận mình là bác sĩ và tư vấn, khám bệnh cho khách hàng theo hướng dẫn của bà Lê Thị Thành, quản lý cơ sở. Toàn bộ tiền khám chữa bệnh cho khách hàng đều chuyển vào tài khoản của bà Lê Thị Thành. Ông Chiến mới vào cơ sở làm việc được một tháng nay với mức lương 5,5 triệu đồng/tháng.

Trước yêu cầu của đoàn kiểm tra, ông Chiến gọi điện cho người quản lý, người này cho biết tên Lê Thị Thành (SN 1996, quê ngoài Bắc), do nhà bị ảnh hưởng lũ lụt, nên đã về quê giải quyết công việc gia đình và hứa sẽ có mặt làm việc với cơ quan chức năng theo yêu cầu.

Đoàn kiểm tra lập biên bản, yêu cầu cơ sở chấm dứt ngay hành vi vi phạm, dừng tất cả hoạt động liên quan đến lĩnh vực khám chữa bệnh, tháo gỡ toàn bộ biển hiệu khám chữa bệnh; đồng thời mời chủ cơ sở có mặt tại Sở Y tế tỉnh Gia Lai lúc 8h ngày 4/10/2024 để làm việc.

 

THANH HÓA KIỂM TRA VIỆC TUYỂN SINH NHIỀU TRƯỜNG VÌ PHÁT HIỆN SAI PHẠM

Hoàng Lam / Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/thanh-hoa-kiem-tra-viec-tuyen-sinh-nhieu-truong-vi-phat-hien-sai-pham-post1505932.html

Ngành chức năng đã tiến hành kiểm tra, rà soát hoạt động trên ở 11 huyện miền núi và 2 trường THPT dân tộc nội trú tỉnh, THPT dân tộc nội trú Ngọc Lặc.

Theo đó, Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa tiến hành kiểm tra, rà soát đối tượng tuyển sinh và thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh năm học 2021-2022 và năm học 2022-2023.

Sở kiểm tra, rà soát việc thực hiện các hoạt động trên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa như Mường Lát, Quan Hóa, Lang Chánh, Quan Sơn, Cẩm Thủy, Bá Thước... và 2 trường THPT dân tộc nội trú tỉnh, THPT dân tộc nội trú Ngọc Lặc.

Lực lượng chức năng sẽ kiểm tra hồ sơ liên quan đến kế hoạch tuyển sinh, hội đồng tuyển sinh, danh sách tuyển sinh, hồ sơ tuyển sinh của từng học sinh, kinh phí chi trả cho học sinh...

Được biết, thành phần cùng tham gia việc kiểm tra, rà soát, ngoài phòng chức năng của Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT tạo các huyện, các trường... còn có đại diện Ban Dân tộc, Thanh tra tỉnh, Sở Tài chính.

Trước đó, kết quả kiểm tra, xác minh của UBND huyện Mường Lát khẳng định nhiều con, cháu lãnh đạo phòng, trường học, giáo viên được tuyển sinh vào lớp 6, trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Mường Lát sai quy định, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đã quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Mai Xuân Giang, Phó chủ tịch UBND huyện Mường Lát, và một số cán bộ, tập thể liên quan.

Ngoài ra, theo kết quả xác minh của UBND huyện Quan Hóa, năm học 2022-2023, tổng số học sinh trúng tuyển vào trường là 60 em, trong đó có 17/60 học sinh được tuyển đúng tiêu chí, còn lại 43/60 em được tuyển sai tiêu chí.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đã công bố hình thức kỷ luật đối với 5 cán bộ, một tập thể.

Trong đó, ông Lê Đức Hiếu, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh vào lớp 6, trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa, năm học 2022-2023, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo; bà Phạm Thị Lượng, Phó chủ tịch UBND huyện Quan Hóa, bị kỷ luật với hình thức khiển trách...

 

KẾ TOÁN CHIẾM ĐOẠT HƠN 11,3 TỶ ĐỒNG CỦA CÔNG TY

Hồng Hà/Công an Nhân dân

https://lifestyle.znews.vn/ke-toan-chiem-doat-hon-11-3-ty-dong-cua-cong-ty-post1505329.html

Phòng CSKT Công an Ninh Thuận khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Thị T (SN 1989, trú huyện Ninh Phước) để điều tra làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong thời gian từ năm 2021 đến tháng 5/2024, Nguyễn Thị T, nguyên Kế toán phụ trách theo dõi hàng hóa đầu vào của một Công ty TNHH Điện tử - Tin học trên địa bàn TP Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), đã lợi dụng công việc được phân công tạo đơn hàng khống, nâng khống giá, số lượng hàng hóa nhập kho và sửa chữa số dư công nợ đầu kỳ của công ty đối với một số nhà cung cấp.

T đã sử dụng 36 số tài khoản nhận tiền thanh toán không phải của nhà cung cấp hàng hóa cho công ty, những số tài khoản này là của những người thân quen và cá nhân đối tượng.

Bằng những phương thức, thủ đoạn trên, T đã chiếm đoạt của công ty tổng số tiền hơn 11,3 tỷ đồng. Hiện, vụ việc tiếp tục được xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

 

BẮT NHIỀU CÁN BỘ LIÊN QUAN SAI PHẠM GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI BÌNH PHƯỚC

https://lifestyle.znews.vn/bat-nhieu-can-bo-lien-quan-sai-pham-giai-phong-mat-bang-tai-binh-phuoc-post1505406.html

Ông Nguyễn Xuân Hoan, Phó chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập (Bình Phước), cùng nhiều cán bộ bị khởi tố, bắt giam để điều tra liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng.

Ngày 22/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét nơi làm việc, nơi ở đối với 4 cán bộ huyện Bù Gia Mập.

Các bị can bị bắt tạm giam gồm: Nguyễn Xuân Hoan (SN 1973), Phó chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập; Lê Minh Bảo (SN 1979) và Nguyễn Thế Vinh (SN 1985) đều là Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bù Gia Mập; Hoàng Huy Phương (SN 1985), chuyên viên Đội Quản lý công trình đô thị huyện Bù Gia Mập.

Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định trong thời gian từ năm 2015 đến nay, với vai trò là Phó chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập (phụ trách kinh tế), Nguyễn Xuân Hoan đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện và cán bộ cấp dưới thực hiện trái với quy định trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với 38 ha đất rừng trồng thành

rừng được chuyển giao về địa phương quản lý.

Trong đó, Nguyễn Xuân Hoan chỉ đạo Lê Minh Bảo, Nguyễn Thế Vinh và Hoàng Huy Phương thuộc hội đồng và tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án bãi rác tập trung huyện Bù Gia Mập thực hiện việc kiểm kê hiện trạng và áp giá bồi thường, hỗ trợ bồi thường cây trồng, kiến trúc trên diện tích 3 ha (trong 38 ha) trái quy định, gây thất thoát ngân sách Nhà nước hơn 798 triệu đồng.

Liên quan đến vụ án này, trước đó tháng 5/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Hữu Hóa (SN 1972), Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Bù Gia Mập (nguyên Phó trưởng

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bù Gia Mập) và Nguyễn Thị Hải (SN 1981) để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” và “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

 

SAI PHẠM CỦA 4 CẢNH SÁT TRONG VỤ CHÁY KARAOKE 32 NGƯỜI CHẾT

Hải Duyên

https://vnexpress.net/sai-pham-cua-4-canh-sat-trong-vu-chay-karaoke-32-nguoi-chet-4807016.html

Bình Dương

Ông Phạm Quốc Hùng cùng 3 cựu cảnh sát bị cáo buộc làm khống hồ sơ hoặc thiếu trách nhiệm trong kiểm tra hệ thống PCCC quán karaoke An Phú.

Phạm Quốc Hùng, Phạm Thị Hồng, Vũ Trường Sơn (cùng là cựu cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH Bình Dương) bị TAND tỉnh Bình Dương xét xử về tội Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy, vào ngày 24-25/10.

Bị cáo Lê Anh Xuân, 43 tuổi, chủ quán karaoke An Phú; Nguyễn Thành Luân, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thái Bình, cũng bị truy tố về cùng tội danh.

Riêng bị cáo Nguyễn Văn Võ (cựu đại úy, cán bộ Đội Cảnh sát PCCC Công an TP Thuận An) bị xét xử về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Liên quan vụ án, ông Nguyễn

Duy Linh (nguyên trung tá, đội trưởng Cảnh sát PCCC Công an TP Thuận An) cũng bị khởi tố về cùng tội danh nhưng đã chết nên được đình chỉ điều tra.

HĐXX triệu tập người đại diện của 32 bị hại, 22 người có quyền, nghĩa vụ liên quan và 34 người làm chứng tham gia phiên tòa.

Theo cáo trạng, tối 6/9/2022, lửa bất ngờ bùng lên tại lầu 2 karaoke An Phú rồi nhanh chóng lan nhanh toàn bộ quán. Lúc này có khoảng 60 người gồm khách và nhân viên ở trong. Khoảng một phút sau, ngọn lửa bùng lên dữ dội, một số khách và nhân viên chạy lên sân thượng, số còn lại chờ cứu nạn.

Nhận tin báo cháy, lực lượng chức năng đã điều động xe cứu hỏa cùng các cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường để dập lửa. Sau gần một ngày chữa cháy, cảnh sát tìm thấy 32 thi thể. Những người còn lại may mắn chạy thoát hoặc được cứu, trong đó có 17 nạn nhân bị thương.

Kết quả giám định kết luật vụ cháy xảy ra do dây dẫn điện lắp đặt trên trần la phông tầng 2 bị chập, lửa cháy lan ra các vật liệu xung quanh. Hệ thống điện, PCCC của cơ sở không đảm bảo an toàn.)

Theo cáo trạng, tối 6/9/2022, lửa bất ngờ bùng lên tại lầu 2 karaoke An Phú rồi nhanh chóng lan nhanh toàn bộ quán. Lúc này có khoảng 60 người gồm khách và nhân viên ở trong. Khoảng một phút sau, ngọn lửa bùng lên dữ dội, một số khách và nhân viên chạy lên sân thượng, số còn lại chờ cứu nạn.

Nhận tin báo cháy, lực lượng chức năng đã điều động xe cứu hỏa cùng các cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường để dập lửa. Sau gần một ngày chữa cháy, cảnh sát tìm thấy 32 thi thể. Những người còn lại may mắn chạy thoát hoặc được cứu, trong đó có 17 nạn nhân bị thương.

Kết quả giám định kết luật vụ cháy xảy ra do dây dẫn điện lắp đặt trên trần la phông tầng 2 bị chập, lửa cháy lan ra các vật liệu xung quanh. Hệ thống điện, PCCC của cơ sở không đảm bảo an toàn.

Phớt lờ các quy định về PCCC

Nhà chức trách xác định, Lê Anh Xuân là người đứng đầu cơ sở kinh doanh karaoke An Phú, quá trình xây dựng và hoạt động không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về PCCC, cứu hộ cứu nạn. Ông này đã thuê nữ cảnh sát Phạm Thị Hồng thi công và hoàn thiện hệ thống PCCC của quán. Do Hồng không đủ điều kiện về chuyên môn và cơ sở pháp lý để thi công và hoàn thiện hồ sơ xin nghiệm thu hệ thống PCCC nên đã thuê ông Nguyễn Duy Linh làm.

Sau khi ông Linh thi công xong, bà Hồng lợi dụng mối quan hệ đồng nghiệp với Phạm Quốc Hùng tác động người này nghiệm thu hệ thống PCCC của karaoke An Phú. Tuy nhiên, Hùng không kiểm tra, nghiệm thu theo quy định mà lập khống biên bản nghiệm thu nhằm hợp thức hóa hồ sơ.

MTV Thái Bình Anh có đủ chức năng thiết kế, thi công các hạng mục liên quan đến PCCC) nhờ ký khống vào biên bản. Mặc dù công ty không phải là đơn vị thi công, Luân cũng không đến karaoke An Phú để tham gia nghiệm thu, nhưng "nể nang Hồng là cán bộ cảnh sát PCCC" nên đã ký vào biên bản, dưới mục đơn vị thi công.

Tiếp đó, Hùng tham mưu cho cấp trên ký nháy vào công văn xác nhận nghiệm thu hệ thống PCCC cho quán karaoke An Phú để đề xuất Phó giám đốc cảnh sát PCCC Bình Dương tạo điều kiện cho cơ sở này đi vào hoạt động. Đến ngày 18/7/2017, Cảnh sát PCCC Bình Dương ban hành văn bản về việc xác nhận nghiệm thu. Ngày 31/7/2017, Công an thị xã (nay là thành phố) Thuận An đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự cho cơ sở An Phú.

Quá trình điều tra, bị cáo Hồng không thừa nhận hành vi sai phạm. Tuy nhiên, cơ quan công tố xác định có căn cứ năm 2017 khi đang công tác tại Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu hộ cứu nạn, Hồng không có pháp nhân kinh doanh trong lĩnh vực PCCC nhưng vẫn nhận thi công cho Lê Anh Xuân và thực hiện các hành vi như nêu trong cáo trạng.

Bị cáo Vũ Trường Sơn là người kiểm tra bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thiết kế về PCCC tại cơ sở An Phú và lập bảng đối chiếu quy chuẩn. Tuy nhiên, Sơn không phát hiện hồ sơ thiết kế của cơ sở có một số nội dung chưa đảm bảo, vẫn xây dựng báo cáo trình cấp trên.

Từ năm 2020 đến tháng 9/2022, Võ là cán bộ được phân công nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác PCCC tại karaoke An Phú nhưng đã không thực hiện, không phát hiện vi phạm của chủ cơ sở, dẫn đến khi cháy đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Quá trình điều tra, gia đình của 32 bị hại yêu cầu Lê Anh Xuân bồi thường hơn 27 tỷ đồng (mai táng, tổn thất tinh thần, cấp dưỡng nuôi con, nuôi cha mẹ nạn nhân). Gia đình Xuân đã bồi thường cho 31/32 gia đình nạn nhân tử vong và 3 người bị thương với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng.

 

 

No comments:

Post a Comment