Wednesday, October 23, 2024

CÔNG AN-QUÂN ĐỘI CHIẾM QUYỀN Ở VIỆT NAM
Phạm Trần
(10/024)

Lân đầu tiên trong lịch sử đảng CSVN. Công an và Quân đội đã giữ 3 chức vụ đầu não trong guồng máy cai trị, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời ngày 19/07/2024. Hai lực

lượng này được tuyên dường là

“thanh kiếm và lá chắn” bảo vệ chế độ

Trước hết, người thay ông Trọng làm Tổng Bí thư là Đại tướng Công an Tô Lâm, sinh năm 1957 tại Hưng Yên. Ông Lâm là người được mô tả là giáo điều và bảo thủ nên đã được ông Trọng tin cậy khi còn sống. Thành tích nổi nhất của ông Tô Lâm được công nhận là chống Tham nhũng khi ông giữ chức Bộ trưởng Công an. Tuy nhiên tham nhũng vẫn “trơ ra”, như lời ông Nguyễn Phú Trọng nhìn nhận khi còn sống.

Chức Chủ tịch Nước được Quốc Hội giao cho Đại tướng Quân đội, Lương Cường, ngày 21/10/2024. Ông sinh năm 1957 tại Phú Thọ. Ông Lương Cường được mô tả là người “trung dung”, chưa có điều tiếng gì xấu và được lòng cấp dưới. Thông thường người giữ chức vụ này chỉ đóng vai “nghi lễ” trong các buổi lễ ngoại giao. Nhưng trường hợp ông Lương Cường thì khác vì ông là “người của Quân đội” và Quân đội có nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh, lãnh thổ và bảo vệ đảng.

Thủ tướng Chính phủ nằm trong tay Thượng tướng Công an Phạm Minh Chính, sinh năm 1958 tại Thanh Hóa. Ông Chính có thời giữ chức Bí thư Tỉnh Quảng Ninh, tiếp giáp với Trung Quốc và có những “quan hệ đặc biệt với Bắc Kinh”.

Trong Bộ Chính trị khóa đảng XIII còn có Đại tướng Phan Văn Giang, sinh năm 1960 tại Nam Định, giữ chức Bộ trưởng Quốc Phòng. Đại diện cho Công an là Đại tướng Lương Tam Quang, sinh năm 1965 tại Hưng Yên.

Phe Công an còn có Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, sinh năm 1962 tại Tiền Giang, đảm nhiệm Trường ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan tuyên truyền và bảo vệ tư tưởng, đường lối của đảng.

Riêng  chức Chủ tịch Quốc do ông Trần Thanh Mẫn giữ là thừơng dân. Ông Mẫn sinh năm 1962  tại Hậu Giang, một cán bộ cần mẫn của miền Nam.

Như vậy, trong “tứ trụ triều đình”, Quan đội và Công an chiếm đa số tuyệt đối. Sự kiện nay phản ảnh mối quan tâm về an ninh của lớp người kế nhiệm thời ông Nguyễn Phú Trọng

TÔ LÂM - TRUNG QUỐC

Sau khi được bầu giữ chức Tổng Bí thư thay ông Nguyễn  Phú Trọng qua đời, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã thăm Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 20/8/2024

Chuyến thăm được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình mô tả : “ Có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự coi trọng cao và ưu tiên hàng đầu của hai Đảng, hai nước đối với quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.” (theo báo Chính phủ Việt Nam)

Họ Tập cho rằng: “Đây là thời điểm quan trọng để hai nước đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, đi vào chiều sâu, thực chất trên mọi phương diện.”

Theo phía Việt Nam, họ Tập khẳng định: “ Việt Nam là hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc; ủng hộ Việt Nam kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.”

Về phần mình, ông Tô Lâm khẳng định: “ Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên hàng đầu quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược với Trung Quốc; khẳng định mong muốn cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc kế thừa và phát huy tốt truyền thống hữu nghị lâu đời giữa hai Đảng, hai nước, định hướng quan hệ Việt - Trung bước vào giai đoạn mới phát triển ngày càng ổn định, bền vững lâu dài.”

Đại tướng Lương Cường khi còn là “thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam” cũng đã sang thăm Trung Quốchội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và hội đàm với Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ hôm 11/10 tại Bắc Kinh.”

LƯƠNG CƯỜNG BIỂN ĐÔNG

 

Tường thuật của phía Việt Nam cho biết :”Ông Lương Cường, tại buổi gặp, đã nhấn mạnh chuyến thăm này nhằm quán triệt và thực hiện "nhận thức chung" của đảng cộng sản hai nước, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai theo phương châm "16 chữ", tinh thần "4 tốt" và phương hướng "6 hơn", theo truyền thông Việt Nam.”

Về Biển Đông” bài báo viết, ” ông Lương Cường "đề nghị hai bên kiểm soát và giải quyết tốt các vấn đề khác biệt trên tinh thần thẳng thắn, chân thành, hữu nghị, tập trung giữ ổn định tình hình trên biển, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của nhau trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982." .

TẬP CẬN BÌNH NHÌN KHÁC

Tuy nhiên, phía Trung Quốc “không đề cập chuyện Biển Đông” với tướng Lương Cường. Thay váo đó, theo  Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình nói trong cuộc gặp với ông Lương Cường rằng: “Việc tuân thủ sự lãnh đạo của đảng cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa là đặc điểm cốt lõi nhất của Trung Quốc và Việt Nam, là nền tảng chính trị vững chắc nhất để phát triển quan hệ song phương.”

Ông Tập kêu gọi hai nước "tăng cường trao đổi tư tưởng và ý tưởng", tăng cường các cuộc thảo luận về lý thuyết và tăng cường công tác đào tạo cán bộ.

Ông Tập cũng kêu gọi hai bên hợp tác để cải thiện công tác "định hướng dư luận", nhằm củng cố sự ủng hộ của người dân.”

Phía Việt Nam, tờ Hoàn Cầu Thời báo viết : “ Ông Lương Cường nói rằng hai nước là "láng giềng xã hội chủ nghĩa, núi liền núi, sông liền sông", nên việc phát triển quan hệ với Trung Quốc "luôn là nhu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu trong toàn bộ hoạt động ngoại giao của Việt Nam".

Trong khi đó, Cổng thông tin điện tử của chính quyền thủ đô Bắc Kinh dẫn lời ông Tập nhấn mạnh: “ Trong bối cảnh thế giới có những thay đổi nhanh chóng trong thế kỷ qua, Trung Quốc và Việt Nam phải duy trì đường hướng chính trị chung và kiên quyết nắm bắt quan hệ Trung-Việt từ góc độ chiến lược để đảm bảo quan hệ song phương tiếp tục phát triển đúng hướng.”

Theo Tân Hoa Xã, tại cuộc gặp với ông Tập, ông Lương Cường nói: “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và cũng có giá trị to lớn đối với các nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam và cộng đồng quốc tế.”

Lới tán dương “tư tưởng Tập Cận Binh” có ý nghĩa gì trong mới quan hệ Việt-Trung bây giờ ?

Thứ nhất, nó phản ảnh “sự tương kính” của cá nhân ông Cường với họ Tập. Thứ hai, cũng cho thấy rõ Việt Nam đã “ngủ yên” trong  “vòng tay của Trung Quốc.”

Nên biết, từ lâu, Trung Quốc đã tự vẽ  “hình Lưỡi Bò”
giành 90 % “chủ quyền ở Biển Đôn. Trong khi ông Tập Cận Bình cũng “tự nhận” tùy tiện rằng: Các đảo và bãi đá trên Biển Đông đã thuộc về nước này từ “thời cổ đại”, và sẽ không cho phép bất kỳ ai xâm phạm chủ quyền và các lợi ích của Trung Quốc ở biển Đông!”

Vậy, đối với Việt Nam, hai ông Tướng Tô Lâm, đại diện cho Công an và Lương Cường, đại diện cho Quân đội có thể làm được gì để bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ ? -/-

 

Phạm Trần

(10/024)

 

 

No comments:

Post a Comment