Saturday, September 21, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 21 tháng 09 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Nga lợi dụng vụ mưu sát ông Trump để gieo rắc chia rẽ và can thiệp bầu cử Mỹ

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng được ra tù sớm 20 tháng

Mỹ: Dân biểu Steel kêu gọi trả tự do nhà báo Phan Vân Bách

VinFast lỗ ròng hơn 773 triệu USD trong quý 2, tăng gần 40% so với cùng kỳ 2023

Tòa Bạch Ốc báo cáo số di dân vượt biên bất hợp pháp sụt giảm

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng được ra tù sớm 20 tháng

Việt Nam thả Trần Huỳnh Duy Thức ngay trước chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Triều Tiên để ‘thảo luận hợp tác’

Quân đội Israel nói họ phá hủy 1.000 ống phóng rocket của Hezbollah

 

RFA

Campuchia bất ngờ rút khỏi thỏa thuận kinh tế 25 năm Cam-Lào-Việt

BCH trung ương bầu bổ sung hai ủy viên Ủy ban kiểm tra trung ương

TBT Tô Lâm sẽ phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Công an bắt hai người với cáo buộc liên quan tổ chức khủng bố của ông Đào Minh Quân

Quảng Nam, Quảng Trị: di dời hàng trăm hộ dân để tránh sạt lở núi

Ông Tô Lâm có thể đẩy cuộc “đảo chính cung đình” của mình xa đến đâu trước khi gặp phải sự kháng cự?

TNLT Trần Huỳnh Duy Thức được thả ngay trước chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm

Báo cáo viên LHQ: Chính phủ cần đảm bảo sự tham gia tự do của dân trong xây dựng chính sách!

Các tỉnh ĐBSCL nguy cơ ngập nặng do triều cường và lũ đầu nguồn

Cổ phiếu ITA của Công ty Tân Tạo tiếp tục bị đình chỉ giao dịch

Trên 600 khách quốc tế bị từ chối nhập cảnh sáu tháng đầu năm 2024

VCCI đề nghị chi 2.000 tỷ đồng từ Quỹ PCTT còn tồn để cứu dân

Gia đình ông Trump đang xem xét đầu tư vào tỉnh Hưng Yên, quê hương ông Tô Lâm

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam có đầu tư hơn 70 tỷ đô la

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù sớm ba tháng

Thư nặc danh báo có bom ở sân bay Cam Ranh, an ninh được thắt chặt

Việt Nam thông báo Tổng bí thư Tô Lâm đi Mỹ, cộng đồng người Việt ở Mỹ kêu gọi biểu tình

Bão số 4 (Soulik) đổ vào các tỉnh miền Trung, cảnh báo lũ và nguy cơ sạt lở đất

Bà Trương Mỹ Lan ra toà lần hai

 

BBC

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Hoàng Thị Minh Hồng được trả tự do trước chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm

Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển với Việt Nam và Lào, tại sao?

Hội nghị lần thứ 10: Đâu là những điểm nổi bật đáng lưu ý?

Mossad: những thành công và thất bại chấn động trong lịch sử

Việt Nam vô địch về số tu nghiệp sinh 'biến mất' tại Nhật Bản

Hezbollah bị tấn công: Kịch bản tiếp theo là gì?

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đi Mỹ, chuyến công du 'củng cố quyền lực mềm'

Tổng thống Zelensky: 'Kế hoạch Chiến thắng' của Ukraine đã sẵn sàng

Mỹ giảm lãi suất ảnh hưởng tới bạn như thế nào?

Bộ đàm Hezbollah phát nổ: Điều gì đã xảy ra và sắp tới sẽ như thế nào?

Ai thực sự sản xuất máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon?

Mỹ tìm cách loại Trung Quốc ra khỏi kế hoạch lắp cáp dưới biển của Việt Nam

Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đi Mỹ: ‘Sẽ gặp Google và Meta vào tuần sau’

Vì sao ngành điện gió ngoài khơi Việt Nam 'thoi thóp'?

Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 10, nội dung là gì?

Sầu riêng Việt Nam làm tăng giá ly cà phê của bạn như thế nào?

Đối phó với Trung Quốc: Chiến thuật ‘quyết liệt’ của Philipines hay ‘thận trọng’ của Việt Nam hiệu quả hơn?

Xét xử bà Trương Mỹ Lan giai đoạn 2: nạn nhân trái phiếu đỏ mắt mong chờ

Vì sao Trung Quốc hung hăng với Philippines nhưng không gây hấn với Việt Nam?

Tân đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam: 'kiên trì kiểm soát khác biệt'

Việt Nam cân nhắc khôi phục kế hoạch phát triển điện hạt nhân

Mặt trận Tổ quốc công bố sao kê, có bất cập gì?

Các tổ chức quốc tế kêu gọi hủy bản án tù đối với blogger Nguyễn Vũ Bình

Tu viện Minh Đạo không được tiếp tục nuôi trẻ mồ côi và cơ nhỡ?

RFI

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đến Kiev để bàn việc hỗ trợ Ukraina trong mùa đông

An ninh hàng hải, trọng tâm thượng đỉnh QUAD cuối cùng dưới thời Biden

Pháp: Tân thủ tướng Barnier chuẩn bị công bố thành phần nội các mới

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Paris : Cuộc cách mạng từ những cửa hàng bách hóa - Grand Magasin

 Pháp : Thủ tướng Michel Barnier lao đao để lập một chính phủ cân bằng

Philippines muốn đưa tranh chấp Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc bất chấp nguy cơ Trung Quốc trả đũa

Trung Quốc và Nga đang hướng đến một liên minh quân sự không chính thức ?

Pháp Luân Công: Đế chế bí hiểm

 khí phương Tây tấn công vào lãnh thổ Nga

Ủy Ban Châu Âu cam kết hỗ trợ 10 tỷ euro các nước bị ảnh hưởng bởi bão Boris

Mỹ kết thúc việc triển khai quân tại Alaska đề phòng hoạt động quân sự của Nga

Nổ thiết bị liên lạc tại Liban: Thủ lĩnh Hezbollah cam kết « trả đũa đích đáng »

Mỹ duy trì tên lửa tầm trung ở Philippines bất chấp phản đối của Trung Quốc

Hàng loạt máy bộ đàm phát nổ tại Liban, 20 người chết, hơn 450 người bị thương

Nga hợp tác quân sự với Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên, nhưng với giá nào ?

 Lãnh đạo Việt Nam Tô Lâm đi Mỹ dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc

(NHK) – Nhật Bản : Gần 10.000 thực tập sinh nước ngoài « biến mất » trong năm 2023. Cơ quan phụ trách vấn đề nhập cư của nước này cho biết 9.753 thực tập sinh đã « mất tích » vào năm ngoái, trong số này, đông nhất là người Việt, 5.481. Sau đó là người Miến Điện, Trung Quốc và Cam Bốt. Theo các chuyên gia, nhiều thực tập sinh không có lựa chọn nào khác ngoài việc « biến mất » sau khi có vấn đề tại nơi làm việc, do chính phủ Nhật cấm học viên thay đổi nhà tuyển dụng trừ trường hợp bị quấy rối hoặc bạo lực. 

(AFP) – Cam Bốt : Thêm một nhà đối lập bị xét xử. Hôm nay, 20/09/2024, ông Rong Chhun, cựu cố vấn đảng Quyền lực Nhân dân đã phải ra hầu tòa với một số cáo buộc mới, trong đó bao gồm « kích động phá vỡ sự ổn định xã hội ». Nếu bị kết án, ông có thể bị tù 6 năm. Tháng 08/2021, ông đã bị kết án 2 năm tù sau khi tố cáo « những điều bất thường » trong quá trình chính phủ Cam Bốt xác định lại biên giới phía đông của đất nước. Nhiều nhà đối lập khác tại Cam Bốt đã bị bắt hoặc bị phạt tiền trong năm nay khi chính quyền tăng cường đàn áp những tiếng nói bất đồng.  

(AFP) – Mạng xã hội X ngừng cung cấp dịch vụ tại Brazil lần hai. Bất chấp lệnh cấm của Tòa án Tối cao Brazil, mạng X đã khôi phục lại dịch vụ vào hôm thứ Tư, 18/09. Tuy nhiên tới ngày hôm qua, X đã một lần nữa đã phải ngừng hoạt động tại quốc gia Nam Mỹ này. Theo thẩm phán Tòa án Tối cao Alexandre de Moraes, X đã « liên tục cố tình không làm theo các lệnh tư pháp » và sử dụng dịch vụ của công ty an ninh mạng Cloudflare để vượt qua lệnh cấm. Thẩm phán Moraes đã yêu cầu mạng X ngừng hoạt động, nếu không sẽ bị phạt khoảng 820.000 euro mỗi ngày. Về phần mình, X khẳng định việc khôi phục lại dịch vụ hôm thứ Tư chỉ là « một sự cố ngoài ý muốn ». 

(AFP) – Venezuela: Nghị Viện Châu Âu « công nhận » ứng cử viên phe đối lập González Urrutia là « tổng thống hợp pháp ». Trong phiên họp toàn thể hôm qua, 19/09/2024 tại Strasbourg, Pháp, nghị quyết đã được đa số thông qua với 309 phiếu ủng hộ. Văn bản cũng lên án « hành vi gian lận bầu cử » của Hội đồng bầu cử quốc gia Venezuela, dưới sự kiểm soát của chính quyền ông Nicolas Maduro.

(AFP) – Ukraina hạn chế việc dùng mạng xã hội Telegram đề phòng bị Nga « nghe trộm ». Mạng Telegram do công dân Nga Pavel Durov đồng sáng lập. Hội Đồng Quốc Phòng và An Ninh Ukraina hôm nay 20/09/2024 thông báo « cấm » các giới chức chính phủ, quân đội cài đặt ứng dụng Telegram trên máy vi tính hay điện thoại. Telegram có thể là một cửa ngõ « để thông tin mật lọt vào tay Nga ». Bản thân tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky là một trong số 950 triệu người sử dụng Telegram trên thế giới. 

(AFP) – Matxcơva xác nhận công dân Mỹ Russell Bentley chết tại miền đông Ukraina do » bị quân Nga tra tấn ». Tháng 4/2024, Russell Bentley hay còn được biết dưới các biệt danh Texas và Chàng Cao Bồi vùng Donbass, 64 tuổi đã chết tại Donetsk. Người này tham chiến bên hàng ngũ phe ly khai Ukraina thân Nga. Trong báo cáo công bố sáng nay, một ủy ban điều tra của Nga xác nhận Bentley đã chết do bị 3 quân nhân Nga tra tấn. Một người thứ tư bị cáo buộc giúp đồng đội che giấu xác của Bentley. 

(AFP) – Đài Loan tiếp tục điều tra về những cáo buộc tập đoàn Gold Apollo cung cấp máy nhắn tin cho Hezbollah –Liban. Tư pháp Đài Loan ngày 20/09/2024 triệu hai nhân viên của tập đoàn liên quan lên để « thẩm vấn », tiếp tục công việc điều tra sau vụ nổ hàng loạt máy nhắn tin được cho là do công ty Đài Loan Gold Apollo sản xuất. Tập đoàn này đã bác bỏ mọi các buộc nói trên. Giới điều tra nhắm tới BAC, một công ty Hungary, đối tác của Gold Apollo sản xuất. Đến lượt BAC cũng bác bỏ những cáo buộc này. Hôm nay mọi chú ý nhìn về phía một hãng của Bulgarie và cả một doanh nghiệp có trụ sở ở Na Uy. 

(AFP) – Na Uy trao giải thưởng Nhân Quyền Rafto cho nhà đối lập Cuba, Luis Manuel Otero Alcantara, nghệ sĩ tạo hình, hiện giam tù tại La Habana.  Trong thông cáo hôm 20/09/2024 quỹ Rafto trụ sở tại Bergen, miền tây Na Uy nhấn mạnh, Otero Alcantara, 36 tuổi là cánh chim đầu đàn của cả một thế hệ những tiếng nói độc lập tại Cuba, dám thách thức chế độ bằng nghệ thuật. Từ 2022 ông bị cầm tù với tội danh « phỉ báng những biểu tượng của chế độ » và bị ghép vào tội làm tay sai cho các lực lượng thù nghịch nước ngoài. Quỹ Rafto mang tên nhà sử học và cũng là một nhà đấu tranh vì nhân quyền Thorolf Rafto. 

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ BẢY 21.09.2024

1. NHÀ TRANH ĐẤU TRẦN HUỲNH DUY THỨC ĐƯỢC TRẢ TỰ DO TRƯỚC THỜI HẠN

Tin từ gia đình cho hay, kỹ sư, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức đã được trả tự do và bay chuyến bay từ Nghệ An về Sài Gòn ngay trong đêm 20/9/2024.

Trước đó chỉ vài giờ, công an khu vực đã đến gặp bà Lê Đính Kim Thoa là vợ ông Thức để thông báo về việc ông sẽ được trả tự do. Gia đình cho biết, chuyến bay khởi hành lúc 21:55 tối từ Nghệ An, dự tính 12 giờ khuya sẽ về đến phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn.

Tin mới nhất cho hay, ông đã về đến nhà vào rạng sáng ngày 21/9/2024.

Ông Thức được trả tự do sớm hơn 8 tháng trong bản án 16 năm tù giam mà ông đã bị tuyên hồi năm 2010.

Ông Trần Huỳnh Duy Thức được phóng thích khỏi nhà tù Trại 6- Nghệ An chỉ vài giờ trước khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khởi hành cho chuyến làm việc tại Hoa Kỳ và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc, Khóa 79 ở New York.

Ông Thức là một trong những nhà hoạt động nhân quyền bị cầm tù lâu nhất Việt Nam. Trong gần 16 năm tù, ông liên tục viết kháng nghị yêu cầu hủy bỏ bản án và trả tự do vô điều kiện cho ông. Ông cũng nhiều lần từ chối việc tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ như là một điều kiện để Hà Nội trả tự do cho ông.

Nhiều nhà hoạt động nhân quyền cho rằng, việc trả tự do trước thời hạn 8 tháng cho ông Thức so với bản án 16 năm tù giam là điều “vô nghĩa”. Điều này cho thấy nhà lãnh đạo mới của đảng cộng sản Tô Lâm đang tỏ ra “đáng sợ” hơn người tiền nhiệm.

 

2. THÊM HAI NGƯỜI BỊ BẮT VỚI CÁO BUỘC THAM GIA TỔ CHỨC CỦA ÔNG ĐÀO MINH QUÂN

Truyền thông quốc doanh vừa loan tin hôm 20/9 về vụ bắt giữ bà Nguyễn Thị Hường và ông Trần Văn Linh, cư ngụ tại quận Gò Vấp với cáo buộc liên quan tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” của ông Đào Minh Quân. Cả hai đều bị khởi tố tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Công an thành Hồ nói rằng bà Hường và ông Linh bị bắt khi đang chuẩn bị 1.000 tờ truyền đơn có nội dung kích động tuần hành, gây rối an ninh trật tự để rải, dán nơi đông người trong dịp Quốc khánh 2/9. Khám xét nơi ở của bà Hường, cơ quan này đã thu giữ 1.000 tờ truyền đơn có nội dung kêu gọi người dân chống chế độ, cùng nhiều phương tiện khác như máy tính, máy in màu, điện thoại… mà họ cho là “tang chứng liên quan đến hoạt động phạm pháp”.

Tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam” của ông Đào Minh Quân bị nhà cầm quyền Việt Nam liệt vào danh sách “khủng bố”. Nhiều người đã bị bắt với cáo buộc liên quan đến tổ chức của ông Quân. Từ tháng 4 đến nay, ít nhất 14 người đã bị bắt giam hoặc bị kết án vì bị cho rằng đã tham gia tổ chức của ông Đào Minh Quân để lật đổ chế độ.

Báo chí lề đảng cho biết, ngày 15/9/2024, lãnh đạo Bộ Công và Ủy ban thành phố đã “khen thưởng đột xuất” cho lực lượng An ninh đã bắt giữ hai công dân trên.

 

3. DO THÁI HẠ SÁT CHỈ HUY CẤP CAO CỦA HEZBOLLAH

Trong một cuộc không kích vào vùng ngoại ô phía nam của Beirut hôm 20/9, Do Thái đã giết chết một chỉ huy cấp cao của Hezbollah, khiến cuộc xung đột đã kéo dài một năm giữa nước này và nhóm được Iran hậu thuẫn thêm nghiêm trọng.

Chỉ huy cấp cao, Ibrahim Aqil được cho là đã phục vụ trong cơ quan quân sự cấp cao của nhóm vũ trang này. Một trong những nguồn tin an ninh nói rằng ông Aqil đã bị giết cùng với các thành viên của Đơn vị Radwan tinh nhuệ của Hezbollah khi họ đang họp.

Theo thông tin ban đầu từ Bộ y tế Lebanon cho biết, cuộc không kích đã giết chết tám người và làm bị thương 59 người khác.

Lực lượng phòng vệ dân sự cho biết các đội cứu hộ đang tìm kiếm những người dưới đống đổ nát của hai tòa nhà bị trúng bom trong cuộc không kích hôm 20/9.

Đây là cuộc không kích gây tổn thất nghiêm trọng thứ hai chỉ trong vài ngày mà nhóm này phải chịu. Hồi đầu tuần, một cuộc tấn công được cho là do Do Thái tiến hành khiến các máy nhắn tin và bộ đàm mà các thành viên của nhóm sử dụng đã phát nổ, giết chết 37 người và làm bị thương hàng nghìn người.

Vào tháng 7, một cuộc không kích của Do Thái đã giết chết Fuad Shukr, chỉ huy quân sự cấp cao của nhóm này.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ treo thưởng 7 triệu Mỹ kim để bắt Aqil vì ông này liên quan đến vụ đánh bom chết người nhắm vào Thủy quân lục chiến Mỹ ở Lebanon năm 1983.

 

4. NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU KÊU GỌI CHO PHÉP UKRAINE SỬ DỤNG VŨ KHÍ PHƯƠNG TÂY TẤN CÔNG VÀO LÃNH THỔ NGA

Hôm qua, 19/09/2024, Nghị Viện Châu Âu đã thông qua nghị quyết kêu gọi các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu “dỡ bỏ các hạn chế” nhằm cho phép Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây chống lại “các mục tiêu quân sự” ở Nga.

Các nghị sĩ châu Âu cho rằng những hạn chế mà các nước thành viên đưa ra liên quan đến việc sử dụng vũ khí phương Tây nhắm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nga đã “cản trở Ukraine thực hiện đầy đủ quyền tự vệ chính đáng” và “đẩy người dân và cơ sở hạ tầng của Ukraine vào nguy cơ bị tấn công”.

Nghị quyết của Nghị Viện Châu Âu đã được đa số thông qua trong phiên họp toàn thể tại Strasbourg, Pháp, với 425 phiếu thuận, 131 phiếu chống, 63 phiếu trắng. Tuy nhiên, nghị quyết này không có giá trị pháp lý ràng buộc.

Ngay lập tức, Nga đã đáp trả bằng việc đe dọa chiến tranh hạt nhân. Chủ tịch Hạ viện Nga, Viatcheslav Volodine viết trên mạng Telegram, cảnh báo điều này có thể “sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới với vũ khí hạt nhân” và đe dọa “thời gian bay của một tên lửa Sarmat tới Strasbourg chỉ là 3 phút 20 giây”.

 

VNThoibao

 

VNTB – Ma Văn Pá

 

31.07.2024 6:15 0

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

21/09/1999: Động đất giết chết hàng nghìn người ở Đài Loan

Đừng thổi phồng mối đe dọa khủng bố

 

Báo Tiếng Dân

Vụn về Hưng Yên (Kỳ 5)19/09/2024

 

Thuy My

Anh Trần Huỳnh Duy Thức đang trên đường về lại Saigon!

Lưu Trọng Văn - Biển dâu

Lưu Trọng Văn - Biển dâu

Nguyễn Hồng Lam - Bản trường ca đã tắt

Võ Khánh Tuyên – « Tiền lẻ »

Hà Phan - Tham nhũng : Riêng vụ Xuyên Việt Oil bằng cả nước quyên góp

Đặng Đình Mạnh - Chính sách quốc phòng Bốn Không có lợi gì cho Việt Nam

Mai Quốc Ấn - Hai cây cổ thụ

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 20.09.2024

Huy Nguyễn - Thiên tượng cái con khỉ

Nguyễn Thông - Vụn về Hưng Yên (6)

Nguyễn Thông - Vụn về Hưng Yên (6)

 

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Việt Nam thả Trần Huỳnh Duy Thức ngay trước chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm 21/09/2024

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng được ra tù sớm 20 tháng 21/09/2024

Dấu tích cho ngày mai 21/09/2024

Biển dâu… 21/09/2024

Thuế nhập cảng trong năm tranh cử Tổng thống 21/09/2024

Mỹ đang nỗ lực nhằm đưa việc xây dựng cáp ngầm của Việt Nam tách khỏi Trung Quốc 20/09/2024

Vì sao vùng cao ngập mưa, vùng trũng ngập triều? 20/09/2024

“Tình hình nghiêm trọng hơn nhiều so với thời Chiến tranh Lạnh” – Phỏng vấn Đại sứ Nga tại Berlin 20/09/2024

“Sự tồn tại, hạn chế của Đảng” còn nhiều và nghiêm trọng hơn so với những gì TBT Tô Lâm đã vạch ra 19/09/2024

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

THU GIỮ KHỐI TÀI SẢN LỚN CỦA CỰU BÍ THƯ BẾN TRE LÊ ĐỨC THỌ

T. Nhung/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/thu-giu-khoi-tai-san-lon-cua-cuu-bi-thu-ben-tre-le-duc-tho-post1480825.html

Đối với số tiền, tài sản tạm giữ của bị can Lê Đức Thọ, VKSND Tối cao đề nghị tiếp tục tạm giữ để phục vụ việc xét xử vụ án.

Liên quan đến vụ Xuyên Việt Oil, cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ bị cáo buộc đã hai lần nhận hối lộ tổng cộng hơn 13 tỷ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi hơn 22 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, cơ quan công an đã thu giữ của ông Lê Đức Thọ: một ô tô Mercedes Benz; một số tài liệu sao kê tài khoản ngân hàng; 3 bộ gậy golf hiệu Honma; 10 đồng hồ đeo tay các hãng Patek Philippe, Tissot, Speak Marin, Breguet, Blainpain.

CQĐT cũng thu giữ 440.000 USD, một laptop hiệu Fujitsu, 134 bản chính sổ tiết kiệm/thẻ tiết kiệm/giấy chứng nhận tiền gửi tiết kiệm/thẻ tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng; 4 Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và sở hữu nhà ở; 2 đồng hồ để bàn Credan, Hermle; 6 USB; 97 miếng vàng với hàm lượng trung bình là 99,99%; hơn 1,7 tỷ đồng, 100 USD; 10 điện thoại di động các hãng và 1 đồng hồ để bàn Patek Philippe.

Đối với số tiền, tài sản tạm giữ của bị can Lê Đức Thọ, VKSND Tối cao đề nghị tiếp tục tạm giữ để phục vụ việc xét xử vụ án.

Đối với chủ sở hữu Công ty Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh, CQĐT thu giữ: 26 thiết bị máy vi tính, máy tính bảng, nhiều điện thoại và 13 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

CQĐT cũng đã phong tỏa 36 tài khoản của bà Mai Thị Hồng Hạnh và Công ty Xuyên Việt Oil; kê biên 11 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở của bà Hạnh.

Đến nay, ông Lê Đức Thọ và gia đình đã nộp 16,7 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.

VKSND Tối cao cho rằng, ông Thọ đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với CQĐT trong quá trình giải quyết vụ án.

Bản thân bị can là người có thành tích xuất sắc trong công tác, có Huân chương Lao động hạng Ba, nhiều bằng khen, giấy khen của Ngân hàng Nhà nước; nhiều tổ chức, cá nhân xin giảm nhẹ hình phạt. Vì vậy, theo VKSND Tối cao, ông Lê Đức Thọ được áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b, s, t, v khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS.

 

22 CỰU CÁN BỘ HUYỆN LĨNH HƠN 65 NĂM TÙ VÌ SAI PHẠM QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Lữ Hồ/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/22-cuu-can-bo-huyen-linh-hon-65-nam-tu-vi-sai-pham-quan-ly-dat-dai-post1482282.html

TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên phạt 22 cựu lãnh đạo, cán bộ huyện Đông Hòa (nay là thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) tổng cộng hơn 65 năm tù vì ban hành hơn 1.100 quyết định sai luật.

Sau 3 ngày xét xử, chiều 20/9, HĐXX TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên phạt ông Võ Ngọc Hòa (nguyên Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa) 1 năm 6 tháng tù treo, Lê Tấn Thảo (nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện) 1 năm 6 tháng tù về tội Vi phạm về quản lý đất đai. Cùng tội danh, HĐXX đã tuyên phạt 4 cựu công chức Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Hòa từ 1 năm tù treo đến 3 năm 6 tháng tù giam.

Bên cạnh đó, 17 bị cáo (bao gồm những người đã phạm tội Vi phạm về quản lý đất đai nói trên) đều nguyên là lãnh đạo, công chức thuộc Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Đông Hòa; 2 phường Hòa Hiệp Nam và Hòa Hiệp Trung, Văn phòng đăng ký đất đai và Sở Tài nguyên - Môi trường Phú Yên bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” lãnh mức án từ 1 - 6 năm 6 tháng tù.

Theo cáo trạng, từ tháng 1/2018 - 9/2019, ông Võ Ngọc Hòa và Lê Tấn Thảo cùng một số cựu cán bộ, lãnh đạo Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Đông Hòa (nay là thị xã Đông Hòa) đã ký ban hành 1.119 quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất cây trồng hàng năm, lâu năm và đất trồng lúa sang đất ở trái quy định với tổng diện tích hơn 76.690 m2 (trị giá trị gần 80 tỷ đồng).

Từ năm 2013 - 2018, nhiều cán bộ có chức vụ, quyền hạn trong chính quyền huyện Đông Hòa “vì động cơ vụ lợi cá nhân” đã làm trái công vụ được giao. Những người này đã hợp thức hóa hồ sơ, tham mưu UBND huyện Đông Hòa cấp 8 sổ hồng cho các hộ gia đình trái pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 33 tỷ đồng. Cơ quan điều tra xác định, ông Thảo và ông Hạnh đã “tin tưởng cấp dưới”, thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao nên đã ký cấp 8 sổ hồng trên. Trong đó, bị cáo Hạnh ký cấp 2 sổ hồng và gây thiệt hại hơn 230 triệu đồng.

Quá trình điều tra, tất cả bị cáo đều thành khẩn khai báo, bồi thường thiệt hại với tổng số tiền hơn 742 triệu đồng. Trong đó, Võ Ngọc Hòa bồi thường 200 triệu đồng, Lưu Bá Hạnh 60 triệu đồng, Lê Tấn Thảo 40 triệu đồng... Nhiều bị cáo thuộc gia đình có công với cách mạng, là con của liệt sĩ và quá trình công tác được tặng nhiều giấy khen.

Trong suốt quá trình xét xử, các bị cáo và luật sư đề nghị giám định lại giá đất cho đúng với thực tế. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng việc định giá như vậy là phù hợp với các quy định của pháp luật.

 

KHOẢNG 100 CẢNH SÁT KHÁM NHÀ 'ÔNG TRÙM' KHOÁNG SẢN Ở BÌNH THUẬN

Duy Quang/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/khoang-100-canh-sat-kham-nha-ong-trum-khoang-san-o-binh-thuan-post1480815.html

Công an tỉnh Bình Thuận đã huy động khoảng 100 cảnh sát để khám xét chỗ ở, nơi làm việc của ông Trần Văn Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Long Thái Việt. Chiều 20/9, đại tá Huỳnh Ngọc Liêm, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận đã trực tiếp chỉ đạo khoảng 100 cảnh sát thuộc các lực lượng Công an tỉnh, tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc của Trần Văn Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Long Thái Việt (xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân).

Đối tượng Trần Văn Thuận (hay còn gọi là Tú ác, 55 tuổi) được xem là “ông trùm” khai thác khoáng sản ở khu vực phía Nam của tỉnh Bình Thuận trong hơn 20 năm qua. Trần Văn Thuận bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận khởi tố về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên” theo Điều 227, Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Theo Công an tỉnh Bình Thuận, quá trình bị triệu tập điều tra, biết sắp bị bắt, khuya 18/9, Thuận lên xe Lexus của mình định bỏ trốn. Tuy nhiên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận đã chia ra các tổ công tác, trong đó một tổ bí mật theo sát Trần Văn Thuận, một tổ mật phục ở đường ra sân bay Tân Sơn Nhất, một tổ mật phục ở TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), một tổ đón lõng ở TP. Thủ Đức, TPHCM.

Trưa 20/9, khi Trần Văn Thuận vừa dừng xe tại một ngôi nhà ở TP. Thủ Đức, đã bị các cảnh sát tiếp cận bắt giữ khẩn cấp. Sau đó, công an đã áp giải Thuận đưa về huyện Hàm Tân thực hiện các biện pháp tố tụng tiếp theo.

Vào tháng 6/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Long Thái Việt sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận để điều tra, làm rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty, theo quy định tại Điều 200 và Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với việc trốn thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đối với trữ lượng khoáng sản chênh lệch và thu lợi bất hợp pháp từ hoạt động khai thác, mua bán khoáng sản.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cũng xác định, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Long Thái Việt có tác động khai thác tại phần diện tích chưa được UBND tỉnh Bình Thuận cho thuê, khai thác vượt quá ranh giới khu vực cấp phép.

Đáng chú ý, công ty này khai thác khoáng sản với khối lượng 48.868 m3 nhưng chỉ khai báo khối lượng 22.828 m3. Doanh nghiệp này có dấu hiệu trốn thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với sản lượng đã khai thác thực tế. Trong quá trình hoạt động khai thác, kinh doanh khoáng sản, công ty còn có hành vi vi phạm về mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ 24.828 m3 cát bồi nền không có nguồn gốc hợp pháp, thu lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng.

Đồng thời, doanh nghiệp còn khai thác lớp vật liệu san lấp vượt quá phạm vi ranh giới khu vực được phép khai thác theo chiều sâu 1m đến dưới 20m.

Ngoài ra, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường cũng kiến nghị Giám đốc Sở báo cáo và kiến nghị UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu UBND huyện Hàm Tân, UBND thị xã La Gi thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện các sai phạm, thiếu sót của các tổ chức, cá nhân.

Vụ án đang được Công an tỉnh Bình Thuận mở điều tra mở rộng.

 

NHẬN HỐI LỘ GẦN 700 TRIỆU, CỰU PHÓ GIÁM ĐỐC ĐĂNG KIỂM BỊ PHẠT 7 NĂM TÙ

Hải Sâm/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/nhan-hoi-lo-gan-700-trieu-cuu-pho-giam-doc-dang-kiem-bi-phat-7-nam-tu-post1498717.html

Năm 2020-2022, ông Nguyễn Thanh Long, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 7301S, nhận hối lộ hơn 683 triệu đồng để làm hồ sơ cho 73 ôtô trái quy định của pháp luật.

Ngày 19/9, TAND tỉnh Quảng Bình mở phiên tòa hình sự xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Thanh Long (SN 1977, ở phường Bắc Nghĩa, TP Đồng Hới) về tội "Nhận hối lộ".

3 bị cáo bị xét xử về tội “Đưa hối lộ” gồm: Nguyễn Thanh Bình (SN 1972, ở phường Phú Hải, TP Đồng Hới), Trần Ngọc Anh (SN 1979, ở xã Lộc Ninh, TP Đồng Hới) và Nguyễn Viết Thuận (SN 1994, ở xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh).

Cáo trạng của VKSND nêu rõ trong khoảng thời gian năm 2020-2022, ông Nguyễn Thanh Long, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 7301S thuộc Sở GTVT tỉnh Quảng Bình, đã nhận làm thủ tục hồ sơ cho một số chủ ôtô có nhu cầu cải tạo, thay đổi thiết kế so với ban đầu. Sau khi hướng dẫn các chủ phương tiện làm đơn nộp lên Phòng CSGT, Công an tỉnh để xin phép cải tạo, ông Long yêu cầu các chủ xe photo giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, đưa ôtô đến để kiểm tra, chụp ảnh, đo đạc, ghi chép các thông số kỹ thuật.

Tùy từng loại ôtô, ông Long nhận làm hồ sơ thiết kế, thi công cải tạo với số tiền 6-14 triệu đồng trên một hồ sơ. Sau đó, ông Long liên hệ và chuyển hình ảnh, thông tin phương tiện cho ông Đặng Minh Phong, Phó Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật ôtô An Bình (trụ sở tại TP Hà Nội) để lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công cải tạo xe.

Trong khoảng 10-30 ngày sau, ông Phong gửi hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công cải tạo cho ông Long để chuyển cho chủ xe về thi công cải tạo. Xe cải tạo xong sẽ được Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 7301S nghiệm thu, kiểm định theo quy định.

Trong vụ án này, các bị cáo Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Phú Tài và Trần Ngọc Anh, Công ty TNHH TM-DV cơ khí Trang Anh (trụ sở tại TP Đồng Hới) có hoạt động mua bán và sửa chữa ôtô.

Nguyễn Viết Thuận, nhân viên Công ty Phú Tài, nhận tiền của các chủ phương tiện và nhờ ông Long làm hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công cải tạo phương tiện và tiến hành nghiệm thu, kiểm định, cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhằm mục đích hưởng tiền chênh lệch.

Theo cáo buộc, ông Nguyễn Thanh Long đã nhận hối lộ hơn 683 triệu đồng để làm hồ sơ cho 73 ô tô trái quy định của pháp luật. Trong đó, ông Nguyễn Thanh Bình có 28 lần đưa hối lộ, tổng số tiền 280 triệu đồng; ông Trần Ngọc Anh có 12 lần đưa hối lộ, tổng số tiền 162 triệu đồng và Nguyễn Viết Thuận 8 lần đưa hối lộ, tổng số tiền 79 triệu đồng.

Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Thanh Long 7 năm tù; Nguyễn Thanh Bình 36 tháng tù treo; Trần Ngọc Anh 30 tháng tù treo và Nguyễn Viết Thuận 24 tháng tù treo.

Toàn bộ số tiền các bị cáo có được do hành vi phạm tội sẽ bị tịch thu để sung công quỹ nhà nước.

BẪY LỪA CỦA CỰU NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG

Hải Lan/Công an Nhân dân

https://lifestyle.znews.vn/bay-lua-cua-cuu-nhan-vien-ngan-hang-post1498715.html

Đinh Trọng Huấn (SN 1987, trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên nhân viên Vietcombank chi nhánh Thừa Thiên Huế) đưa ra nhiều thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt gần 22 tỷ đồng.

Do đầu tư kinh doanh bị thua lỗ, Đinh Trọng Huấn phải vay mượn tiền của nhiều người để trả nợ. Đến đầu năm 2021, để có tiền trả cho các khoản vay đến hạn và tiêu xài cá nhân, Huấn đã lợi dụng mình đang làm việc ở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, đưa ra các thông tin gian dối như đang cần tiền trong thời gian ngắn để “đáo hạn” cho khách hàng ở ngân hàng nơi Huấn làm việc hoặc nói dối là đang cần vốn mua bất động sản, khi nào bán được sẽ trả gốc lãi. Tin tưởng lời nói của Huấn, nhiều bị hại đã cho Huấn vay, mượn tiền và bị Huấn chiếm đoạt. Nhiều đồng nghiệp sập bẫy lừa

Theo hồ sơ vụ án, Đinh Trọng Huấn quen thân với chị Trần Thị Diệu H. (sinh năm 1988, trú tại phường Vỹ Dạ, TP Huế) do học cùng lớp đại học và cùng công tác trong ngành ngân hàng tại Thừa Thiên Huế. Do cần tiền để trả cho các khoản vay đến hạn và tiêu xài cá nhân, Huấn nói dối chị H là đang cần tiền để đáo hạn các khoản vay cho khách hàng của Huấn tại Ngân hàng VCB để mua bán bất động sản.

Cụ thể, ngày 20/9/2021, Huấn đặt vấn đề vay chị H 600 triệu đồng và nói dối để mua đất, hẹn làm thủ tục sang tên xong sẽ thế chấp thửa đất tại VCB để vay tiền trả lại cho chị H. hoặc khi bán được đất thì trả. Thời gian vay khoảng 20-30 ngày, thỏa thuận lãi 2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày, thì chị H đồng ý và chuyển khoản 2 lần 600 triệu đồng cho Huấn. Tiếp đó, Huấn nói dối chị H. cần tiền mua đất ở Huế, Đà Nẵng nên chị H. nhiều lần tin tưởng cho Huấn vay tiền.

Ngoài việc nhiều lần nói dối vay tiền để mua bất động sản, Huấn còn nói chị H. là do nhu cầu vay đáo hạn ngân hàng của khách hàng nhiều, nên Huấn đứng ra làm trung gian dịch vụ đáo hạn. Vốn bản thân cũng công tác trong ngân hàng nên khi nghe Huấn đưa ra lý do này, chị H. hoàn toàn tin tưởng, yên tâm. Sau khi Huấn đặt vấn đề vay tiền, chị H đồng ý và nhiều lần cho vay với số tiền hơn 5 tỷ đồng. Cụ thể, ngày 27/4/2022, Huấn nói dối đáo hạn khoản vay cho khách hàng để vay chị H. số tiền 1,5 tỷ đồng, lãi thỏa thuận là 2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày nên chị H. đồng ý.

Tiếp đó, ngày 30/9/2022, Huấn vay chị H. số tiền 900 triệu đồng, lãi thỏa thuận là 2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày. Mặc dù số tiền vay cũ chưa trả nhưng khi Huấn tiếp tục đặt vấn đề vay thêm tiền, thì chị H. lại đồng ý... Theo cơ quan điều tra, Đinh Trọng Huấn đã 11 lần vay tiền và chiếm đoạt của chị H. tổng cộng số tiền 8,2 tỷ đồng. Số tiền này, Huấn không dùng để mua đất hay đáo hạn hồ sơ cho khách hàng nào cả mà chiếm đoạt đem đi trả các khoản nợ trước đó và tiêu xài cá nhân.

Tương tự, lợi dụng sự nhẹ dạ của đồng nghiệp làm cùng cơ quan, Đinh Trọng Huấn nói dối với anh Phạm Lương Q. (sinh năm 1983, trú tại phường Phú Thượng, TP Huế) là Huấn đang đầu tư đất ở Đà Nẵng nhưng thiếu tiền, cần vay của anh Q. số tiền 800 triệu đồng và khoảng 1-2 ngày sau sẽ trả gốc và lãi. Anh Q. tin tưởng nên đồng ý cho Huấn vay, thỏa thuận lãi 2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày. Chưa dừng lại ở đó, do cần tiền để tiêu xài, trang trải các khoản nợ trước đó, Huấn tiếp tục tìm cách lừa đồng nghiệp công tác tại VCB để chiếm đoạt tài sản.

Huấn nói dối với chị Lê Trương Diễm Th. (sinh năm 1975, trú tại phường Thủy Vân, TP Huế) là cần gấp tiền để đáo hạn ngân hàng cho khách và chỉ trong vài ngày khách vay được tiền sẽ trả lại cả vốn lẫn lãi, nên chị Th. đồng ý cho Huấn vay số tiền 1,2 tỷ đồng, thỏa thuận lãi 2.000/ 1 triệu đồng/ ngày. Số tiền vay của chị Th, Huấn không dùng để đáo hạn hồ sơ cho khách hàng nào cả mà chiếm đoạt đem đi trả nợ cho các chủ nợ khác và tiêu xài cá nhân. Nhiều khách hàng trở thành nạn nhân

Không chỉ nói dối để lừa đảo chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp công tác trong ngành ngân hàng mà những khách hàng do Huấn từng làm hồ sơ vay vốn ngân hàng cũng trở thành nạn nhân của Huấn. Để rồi, hôm nay, những nạn nhân oằn mình trên nợ nần. Cụ thể, Đinh Trọng Huấn và anh Võ Trần Phi H. là bạn bè quen biết nhau từ trước. Sau này, khi Huấn làm việc tại VCB chi nhánh Thừa Thiên Huế, anh H có vay tiền tại ngân hàng nên hồ sơ vay của anh H do Huấn làm. Quá trình quen biết, Huấn kể cho anh H. nghe việc Huấn có góp vốn đầu tư đất ở thành phố Đà Nẵng, mục đích để cho anh H. thấy Huấn có tài sản và tin tưởng.

Huấn nói dối anh H. là mình đang cần tiền mua đất hoặc cần tiền để đáo hạn cho khách hàng tại ngân hàng Huấn đang làm. Tin tưởng lời nói của Huấn, anh H. đồng ý cho Huấn vay tiền và Huấn cam kết trả lại tiền trong thời gian từ 5 đến 10 ngày, thỏa thuận lãi suất trung bình 2.200 đồng/1 triệu đồng/ngày. Cụ thể, cuối tháng 6/2021, Huấn gặp anh H. vay số tiền 1,1 tỷ đồng, nói dối là để trả tiền mua đất, hẹn 10 ngày sau sẽ trả tiền gốc và lãi. Anh H. tin tưởng đồng ý rồi chuyển số tiền 1,1 tỷ đồng vào tài khoản ngân hàng của Huấn.

Đến ngày 29/6/2021, anh H. yêu cầu nên Huấn tự soạn “Hợp đồng cho cá nhân vay tiền”, nội dung hợp đồng xác nhận số tiền Huấn vay 1,1 tỷ đồng, ghi mục đích vay tiền là “trả tiền mua đất”, thời hạn vay 10 ngày, Huấn ký và đóng dấu tên “Đinh Trọng Huấn” rồi đưa cho anh H. Mặc dù đến thời hạn trả nợ, Huấn nói với anh H. muốn trả tiền lãi hàng tháng, đợi giá đất lên cao sẽ bán để trả tiền gốc nên anh H đồng ý. Tổng số tiền Huấn vay của anh H là 6,7 tỷ đồng, trong đó, lần vay nhiều nhất là 2,2 tỷ đồng và lần vay thấp nhất là 600 triệu đồng.

Theo Cơ quan điều tra, toàn bộ số tiền này Đinh Trọng Huấn không dùng để mua đất hay đáo hạn hồ sơ vay cho khách hàng mà đã chiếm đoạt đem đi trả nợ cho các chủ nợ khác và tiêu xài cá nhân hết.

Tương tự, ngoài chiếm đoạt của anh H, Đinh Trọng Huấn trong quá trình làm hồ sơ vay vốn cho Nguyễn Văn T. (sinh năm 1994, trú tại thôn Vân Dương, xã Thủy Vân, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, Đinh Trọng Huấn và anh T. có mối quan hệ quen biết. Một thời gian sau, Huấn đặt vấn đề vay tiền của anh T. để làm hồ sơ đáo hạn cho khách tại VCB chi nhánh Thừa Thiên Huế và anh T. đồng ý cho Huấn vay tiền và ban đầu, được Huấn trả gốc và lãi theo đúng thời hạn cam kết nên anh T rất tin tưởng. Đến ngày 9/8/2022, Huấn hỏi vay anh T. số tiền 2 tỷ đồng nói dối để đáo hạn hồ sơ vay cho khách hàng, thời gian vay trong 5-10 ngày sẽ trả, thỏa thuận lãi 2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày thì anh T. đồng ý.

Điều đáng nói, để có tiền cho Huấn vay, anh T. đành phải đi mượn của người khác và người khác yêu cầu anh T. phải có tài sản gì để chứng minh khả năng vay mượn. Lúc này, anh T đề nghị Huấn có tài sản gì thì chụp ảnh gửi lại cho anh T. để đưa cho người cho anh T mượn tiền xem. Lúc này, Huấn tự lập hợp đồng đặt cọc mua đất và ký vào, rồi chụp ảnh giấy chứng nhận quyền sử dụng 2 thửa đất đứng tên Đinh Trọng Huấn cùng vợ ở Đà Nẵng gửi cho anh T nhằm tạo niềm tin. Sau đó, anh T. chuyển 4 lần 2 tỷ đồng vào tài khoản của Huấn tại ngân hàng PVcombank. Số tiền chiếm đoạt của anh Nguyễn Văn T, Huấn không dùng để đáo hạn hồ sơ cho khách hàng nào mà chiếm đoạt đem đi trả nợ cho người khác và tiêu xài cá nhân.

Tương tự, anh Nguyễn Đắc L. (sinh năm 1993, trú tại phường Trường An, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) từng được Huấn trực tiếp làm hồ sơ vay vốn ở ngân hàng có vay thế chấp tại VCB chi nhánh Thừa Thiên Huế nên giữa hai người có mối quan hệ quen biết với nhau. Quá trình quen biết Huấn có mượn tiền của anh L. và Huấn trả lại đúng hẹn nên anh L tin tưởng. Thời gian sau, do cần tiền để trả nợ cá nhân, Huấn nói dối anh L. cần vay tiền để đáo hạn ngân hàng cho các khách hàng của Huấn, cam kết trả trong thời gian từ 3 đến 5 ngày, giải ngân tiền sẽ trả lại, thỏa thuận lãi là 2.500 đồng/1 triệu đồng/ngày. Lần đầu, Huấn vay anh L. số tiền 700 triệu đồng và anh L. đồng ý. Tiếp đó, Huấn vay anh L. số tiền 500 triệu đồng. Sau 2 lần cho Huấn vay tiền, thấy Huấn trả tiền lãi đầy đủ nên khoảng nửa năm sau, khi Huấn 2 lần đặt vấn đề vay thêm số tiền 1,5 tỷ đồng để đáo hạn ngân hàng, giải ngân hồ sơ sẽ trả thì anh L đồng ý…

Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, bị cáo Đinh Trọng Huấn mới đây do TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, nhiều bị hại của Huấn rất bức xúc khi giờ đây họ phải gánh một khoản nợ “khủng” sau khi bị Huấn lên kế hoạch lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Nhiều bị hại bức xúc cho rằng, chỉ trong chưa đầy 1 năm, Huấn chiếm đoạt số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng trong khi đó, người thân Huấn chỉ trả thay số tiền 440 triệu đồng…

“Thấy Huấn công tác tại một một ngân hàng uy tín nên khi nghe Huấn đưa ra lý do vay tiền để đáo hạn ngân hàng cho khách và mua đất đai - bởi thời điểm đó đất rất sốt nên tôi hoàn toàn tin tưởng, yên tâm. Để có số tiền lớn đưa cho Huấn vay, tôi phải cắm sổ đỏ nhà đất tại ngân hàng để vay và huy động vốn từ người thân. Khi Huấn nói không có khả năng chi trả, tôi đành ngậm đắng nuốt cay xoay xở mọi cách để hàng tháng có đủ tiền trả lãi ngân hàng nhưng có những thời điểm rấy khủng hoảng… Giờ đây, Huấn vào tù, tiền cũng không trả cho tôi; còn số tiền tôi vay ngân hàng nếu trong một thời gian không có trả thì nhà đất của gia đình tôi sẽ bị ngân hàng siết nợ”, một trong những nạn nhân của Huấn chia sẻ.

Như vậy, chưa đầy 1 năm (từ cuối năm 2021 đến năm 2022), Đinh Trọng Huấn đã chiếm đoạt tiền của 6 bị hại với tổng cộng số tiền chiếm đoạt là 21,9 tỷ đồng. Với hậu quả nghiêm trọng này, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tuyên phạt Đinh Trọng Huấn 15 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo cơ quan Công an, thời gian gần đây, “sóng ngầm” cho vay tiền để đáo hạn ngân hàng diễn ra khá sôi động tại nhiều địa phương khi mà nhiều người dân gặp khó khăn nên không thể xoay ra tiền để trả nợ vay đúng hạn. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng hoạt động cho vay đáo hạn để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó, có khá nhiều đối tượng là cán bộ tín dụng, nhân viên, trưởng phòng giao dịch các ngân hàng có uy tín đã “nhúng chàm”… Những đối tượng này thường đưa ra thông tin với các nạn nhân cần tiền làm đáo hạn ngân hàng cho các khách hàng. Khi được nhiều người cho vay tiền, các đối tượng lại không làm đáo hạn mà sử dụng để trả các khoản nợ cũ, rồi mất khả năng trả nợ...

Theo các chuyên gia ngân hàng, để tránh rủi ro, người cho vay cần tuân thủ pháp luật về cho vay, tuân thủ quy định về lãi suất, đồng thời tìm hiểu kỹ người vay có thực sự có khoản vay đến hạn hay không. Khi cho vay, cần tham gia cùng người vay trong quá trình nhận tiền, trả nợ cho ngân hàng và nhận tiền vay mới của ngân hàng để tránh những rủi ro do bị lừa đảo.

 

GIÁM ĐỐC XUYÊN VIỆT OIL GIAO MANG TIỀN ĐI HỐI LỘ, CẤP DƯỚI 'RÚT LÕI'

Nguyễn Hưng/Công an Nhân dân

https://lifestyle.znews.vn/giam-doc-xuyen-viet-oil-giao-mang-tien-di-hoi-lo-cap-duoi-rut-loi-post1498718.html

Liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil, cáo trạng đã chỉ ra số tiền giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil chỉ đạo mang đi hối lộ, lại bị chính cấp dưới "rút lõi".

Theo cáo trạng, bị can Mai Thị Hồng Hạnh (Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) bị cáo buộc đã thực hiện các hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá và tiền thuế bảo vệ môi trường, gây thất thoát tài sản Nhà nước với số tiền 1.463 tỷ đồng.

Bị can Hạnh được xác định đã sử dụng hàng nghìn tỷ đồng để mua bất động sản, cho bạn bè vay mượn, chi tiêu cá nhân và đưa hối lộ hàng loạt cá nhân tại Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Tỉnh ủy Bến Tre…Kết quả điều tra xác định tháng 6/2021, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của Bộ Công thương cấp cho Công ty Xuyên Việt Oil chuẩn bị hết hạn. Do không đủ điều kiện để được cấp lại giấy phép, bị can Hạnh trao đổi và chỉ đạo Nguyễn Văn Thắng (Phó Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil Chi nhánh Hà Nội) liên hệ và chuẩn bị tiền đưa hối lộ cho lãnh đạo Bộ Công thương để xin cấp lại giấy phép.

Thông qua bị can Nguyễn Lộc An (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước), Hạnh liên lạc nhờ bị can Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) giúp đỡ cấp lại giấy phép cho Công ty Xuyên Việt Oil. Khi đó, bị can Hải phụ trách Vụ Thị trường trong nước nên có thẩm quyền ký cấp giấy phép.

Nhận được lời nhờ, bị can Hải giới thiệu và yêu cầu bị can Hạnh liên hệ với bị can Hoàng Anh Tuấn (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) để được hướng dẫn cụ thể. Bị can Hải đồng thời gọi điện cho bị can Tuấn chỉ đạo sớm xem xét, giải quyết hồ sơ xin cấp lại giấy phép của Công ty Xuyên Việt Oil. Bị can Tuấn báo cáo lại việc này cho bị can Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) và 2 người thống nhất tạo điều kiện cho Công ty Xuyên Việt Oil theo chỉ đạo của bị can Hải.

Ngày 17/6/2021, bị can Hạnh đưa 10.000 USD cho bị can Thắng và chỉ đạo “tặng” số tiền này cho bị can Tuấn. Tuy nhiên khi gặp nhau, bị can Thắng chỉ đưa 5.000 USD cho bị can Tuấn. Còn lại 5.000 USD được chuyển vào Quỹ Xuyên Việt Oil Chi nhánh Hà Nội.

Sau đó, Công ty Xuyên Việt Oil nộp hồ sơ, nhưng chưa được chấp thuận cấp lại giấy phép vì thiếu điều kiện cầu cảng chuyên dụng, kho tiếp nhận xăng dầu và hệ thống phân phối theo quy định.

Vì thế, bị can Hạnh liên hệ với bị can Tuấn nhờ giúp đỡ và hứa gửi chi phí cấp phép là 300.000 USD. Sau khi được bị can Tuấn tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục cấp phép, bị can Hạnh liên hệ mua 300.000 USD và đưa cho bị can Thắng để đi hối lộ nhằm giúp hồ sơ được thông qua. Sau khi nhận tiền từ bị can Hạnh, bị can Thắng đến trụ sở Bộ Công thương (ở Hà Nội). Trên đường đi từ cổng vào khu vực làm việc của Vụ Thị trường trong nước, bị can Thắng kiểm tra túi tiền thấy có 300.000 USD, nên lấy ra một cọc tiền 50.000 USD bỏ vào túi xách cá nhân của mình.

Khi đến khu vực làm việc của Vụ Thị trường trong nước, bị can Thắng được bị can Tuấn đưa vào phòng làm việc của bị can Đông. Tại đây, bị can Thắng nói: “Do dịch Covid, chị Hạnh không ra Hà Nội được, nên gửi quà cho các anh”. Sau đó, bị can Thắng để túi đựng tiền sát bên chỗ ngồi của bị can Đông trên ghế sô pha.

Sau khi bị can Thắng ra về, tại phòng làm việc của mình, bị can Đông và bị can Tuấn chia nhau số tiền hối lộ 250.000 USD (tương đương hơn 5,6 tỷ đồng) thành 2 phần. Trong đó, bị can Đông giữ lại 120.000 USD (tương đương hơn 2,7 tỷ đồng) và đưa cho bị can Tuấn 130.000 USD (tương đương hơn 2,9 tỷ đồng).

Ngoài ra, bị can Thắng còn một lần hối lộ bị can Tuấn 10.000 USD khi Tuấn được phân công làm Trưởng đoàn đi kiểm tra điều kiện cấp phép cho Công ty Xuyên Việt Oil. Và lần đó, bị can Tuấn đã ký biên bản giúp Công ty Xuyên Việt Oil được cấp phép kinh doanh xăng dầu.

Trong vụ án này, bị can Tuấn bị truy tố về tội “Nhận hối lộ” với số tiền 5,9 tỷ đồng. Bị can Tuấn còn đồng phạm với bị can Đông nhận hối lộ 5,6 tỷ đồng và trực tiếp nhận hối lộ 339 triệu đồng. Qua đó, bị can Tuấn đã hưởng lợi bất hợp pháp 3,2 tỷ đồng.

Bị can Đông cũng bị truy tố về tội “Nhận hối lộ” do đồng phạm với bị can Tuấn nhận hối lộ 5,6 tỷ đồng và hưởng lợi cá nhân bất hợp pháp 2,7 tỷ đồng. Bị can Thắng bị truy tố về tội “Đưa hối lộ” với vai trò giúp sức cho bị can Hạnh với tổng số tiền đưa hối lộ hơn 7 tỷ đồng.

 

CỰU CÁN BỘ CHI CỤC THI HÀNH ÁN BỊ KHỞI TỐ VÌ CHO VAY NẶNG LÃI

Nguyễn Cảnh/Công an Nhân dân

https://lifestyle.znews.vn/cuu-can-bo-chi-cuc-thi-hanh-an-bi-khoi-to-vi-cho-vay-nang-lai-post1498720.html

Cựu cán bộ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bù Đăng, Bình Phước, Đặng Thị Ánh Nguyệt bị cáo buộc cho người dân địa phương vay tiền với lãi suất cao gấp nhiều lần so với quy định của pháp luật.

Ngày 19/9, Công an huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Đặng Thị Ánh Nguyệt (SN 1976, cựu cán bộ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bù Đăng) về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Quyết định này đã được Viện Kiểm sát nhân dân huyện Bù Đăng phê chuẩn.

Theo đó, bà Nguyệt bị cáo buộc cho nhiều người dân địa phương vay tiền với lãi suất cao gấp nhiều lần so với quy định của pháp luật, thu lợi bất chính hơn 54,7 triệu đồng. Trước đó, bà Nguyệt đã bị một số người dân, trong đó có bà N.T.M.D. làm đơn tố cáo hành vi cho vay lãi nặng gửi nhiều cơ quan chức năng của tỉnh Bình Phước. Trong đơn, bà D. tường trình đã vay của bà Nguyệt tổng cộng 4,5 tỷ đồng với lãi suất 5.000 đồng/1 triệu đồng/ngày.

Điều đáng chú ý là trong thời gian thực hiện hành vi phạm tội, bà Nguyệt đang là cán bộ công tác tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bù Đăng. Đến tháng 11/2023, bà Nguyệt nghỉ việc theo chế độ.

Vụ án đang được cơ quan Công an điều tra làm rõ.

 

CỰU GIÁM ĐỐC SỞ XÂY DỰNG ĐẮK NÔNG SẮP HẦU TÒA VỤ SỤT LÚN KHU CÔNG NGHIỆP NHÂN CƠ

Trung Tân

https://tuoitre.vn/cuu-giam-doc-so-xay-dung-dak-nong-sap-hau-toa-vu-sut-lun-khu-cong-nghiep-nhan-co-20240920103013706.htm

Cựu giám đốc Sở Xây dựng Đắk Nông và các đồng phạm sắp hầu tòa trong vụ sụt lún Khu công nghiệp Nhân Cơ tại Đắk R'Lấp, Đắk Nông.

Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa có lịch xét xử cựu giám đốc Sở Xây dựng Đắk Nông và 5 đồng phạm liên quan vụ gây sụt lún tại Khu công nghiệp Nhân Cơ (KCN Nhân Cơ).

Thiếu trách nhiệm từ khâu thiết kế, giám sát gây sụt lún KCN Nhân Cơ

Cả 6 bị cáo sẽ bị đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 26-9 về các tội danh "vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" và "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Theo cáo trạng, từ tháng 4-2014 đến tháng 7-2016, quá trình khảo sát, thiết kế cơ sở và khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công hạng mục "san nền và bảo vệ mái dốc" thuộc dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào KCN Nhân Cơ (gói thầu 2XL) có nhiều sai phạm.

Ông Đặng Gia Dũng - cựu giám đốc và ông Hồ Sĩ Điệp - cựu phó giám đốc Sở Xây dựng Đắk Nông - được xác định thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, chỉ đạo cán bộ của sở thực hiện thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công hạng mục san nền và bảo vệ mái dốc dự án này.

Bị đưa ra xét xử còn có ông Đặng Thái Sơn (39 tuổi, cựu giám đốc Ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất huyện Đắk Mil) do có sai phạm khi được phân công chủ trì thẩm định bản vẽ thi công, dự toán công trình.

Về nhóm đơn vị thiết kế, ông Phạm Văn Cửu - tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Đường Việt (đơn vị trúng thầu thiết kế) - với vai trò chủ nhiệm đồ án và Nguyễn Thanh Hà - trưởng phòng thiết kế 1 Công ty Đường Việt (trụ sở tại TP Đà Nẵng) - là người chủ trì thực hiện đã không đề xuất khảo sát nước ngầm để phục vụ công tác thiết kế.

Còn ông Trần Quốc Đạt - cựu trưởng phòng dự án 1, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Đắk Nông - không nghiên cứu pháp luật xây dựng, các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng đối với công tác thẩm định, phê duyệt đề cương nhiệm vụ khảo sát.

Do quá tin tưởng vào Công ty Đường Việt nên ông Đạt không yêu cầu đơn vị này khảo sát, quan trắc mực nước ngầm, xem xét sự hiện diện tác động của nguồn nước đến độ ổn định của hạng mục san nền và bảo vệ mái dốc…

Dự án chậm tiến độ, kéo dài chưa có điểm kết

Dự án Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ tổng mức đầu tư gần 1.000 tỉ đồng, được UBND tỉnh Đắk Nông phê duyệt vào năm 2015. Đây là một trong những dự án trọng điểm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Dự án này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông (nhà máy Trần Hồng Quân), mà còn dự kiến sẽ là động lực quan trọng trong việc khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng vùng Tây Nguyên.

Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Đắk Nông làm chủ đầu tư dự án. Liên danh Công ty cổ phần Thái Sơn E&C, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi và Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại Dương Đạt Gia Lai được chọn làm nhà thầu thi công.

Theo kế hoạch, công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu thi công vào ngày 25-11-2015, dự án đã liên tục xảy ra sự cố sạt lở và sụt lún, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ và chất lượng công trình.

Trong thời gian 2018 - 2020, tại gói thầu này đã 5 lần xảy ra sự cố sụt trượt đất đắp mái ta luy âm, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 55 tỉ đồng. Dự án bị sụt lún, sạt trượt, dừng thi công để điều tra khiến dự án điện phân nhôm Trần Hồng Quân cũng chậm tiến độ nhiều năm, gây thiệt hại rất lớn.

 

BẮT TẠM GIAM CÁN BỘ ĐỊA CHÍNH CÓ HÀNH VI GIẢ MẠO TRONG CÔNG TÁC

Hoàng Lam

https://tienphong.vn/bat-tam-giam-can-bo-dia-chinh-co-hanh-vi-gia-mao-trong-cong-tac-post1675031.tpo

TPO - Do có hành vi giả mạo trong công tác, một công chức Địa chính- Xây dựng UBND phường Phú Sơn (TP Thanh Hoá) đã bị bắt tạm giam.

Theo đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Thanh Hoá vừa có thông báo về việc bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Thành (SN 1982), hiện là công chức Địa chính - Xây dựng UBND phường Phú Sơn (TP Thanh Hoá) để điều tra về hành vi giả mạo trong công tác.

Sau khi tiếp nhận thông báo trên, UBND phường Phú Sơn đã có tờ trình với Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hoá đề nghị Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa ban hành quyết định đình chỉ công tác đối với Nguyễn Ngọc Thành theo quy định.

 

KHỞI TỐ 2 PHỤ NỮ CẢN TRỞ KHAI THÁC CÁT VÀ ĐÁNH, TẠT NƯỚC SÔI VÀO CÔNG AN

Cảnh Kỳ

https://tienphong.vn/khoi-to-2-phu-nu-can-tro-khai-thac-cat-va-danh-tat-nuoc-soi-vao-cong-an-post1674911.tpo

TPO - Ngày 20/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 2 phụ nữ cản trở khai thác cát và đánh, tạt nước sôi vào lực lượng làm nhiệm vụ.

Hai bị can gồm Bùi Thị Điệp (SN 1966) và Nguyễn Thị Hồng Tươi (SN 1967, cùng ngụ huyện Trà Ôn, Vĩnh Long), bị khởi tố để điều tra hành vi "Chống người thi hành công vụ".Trước đó, sáng 9/9, Điệp và Tươi cùng 2 người phụ nữ khác đi ghe gỗ từ bờ xã Lục Sĩ Thành ra sà lan đang khai thác tại mỏ VT2, để ngăn cản doanh nghiệp khai thác cát phục vụ cho cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

Tiếp nhận tin báo, lãnh đạo Công an huyện Trà Ôn đã chỉ đạo 2 tổ công tác gồm 12 cán bộ chiến sĩ nhanh chóng đến hiện trường vận động, đưa những người trên vào bờ.

Tuy nhiên, nhóm người này không chấp hành. Lúc này, Điệp và Tươi dùng cây gỗ đánh vào lực lượng làm nhiệm vụ làm một người trong tổ công tác bị thương. Tươi dùng bình chứa nước sôi tạt vào lực lượng làm nhiệm vụ, làm 2 người trong tổ công tác bị bỏng.

 

 

No comments:

Post a Comment