Thursday, June 6, 2024

Tiểu Vũ - Sự thật về bức ảnh sét đánh xuống Hà Nội
jeudi 6 juin 2024
Thuymy


Vào sáng ngày 05/06, Hà Nội có sét đánh ở tần suất cao là sự thật. Tuy nhiên có một bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội cho rằng ghi lại cảnh sét đánh là không đúng. Thực tế bức ảnh đó là của nhiếp ảnh gia Fendy Gan chụp tại thung lũng Klang ở Malaysia vào năm 2020.

Sự nhầm lẫn này có thể xuất phát từ việc ai đó đã chôm bức ảnh này, cắt bớt đi một phần bên trái có những tòa nhà có kiến trúc đặc trưng của Malaysia cho nó có vẻ giống Hà Nội, rồi đăng lên trang mạng xã hội nhưng cố tình không ghi rõ nguồn.

Và cứ thế người khác chôm lại, rồi người nọ chôm tiếp của người kia về đăng mà không cần kiểm chứng...Sau khi lan truyền khắp nơi, bức ảnh đương nhiên trở thành "cảnh sét đánh ở Hà Nội".

Về kỹ thuật, thông qua phần mềm Adobe Photoshop, nhiếp ảnh gia Fendy Gan đã hợp nhất 32 bức ảnh riêng lẻ mà ông chụp trong suốt 40 phút trở thành một tác phẩm duy nhất: "Tôi chỉ đặt máy ảnh của mình ở chế độ chụp ngắt quãng và hợp nhất các kết quả bằng photoshop" -  ông giải thích với tạp chí Newseek (Mỹ).

Fendy Gan cho biết, sấm sét ở Klang không phải là hiếm, nhưng đây là hiện tượng rất đặc biệt khi bầu trời đang trong xanh mà có sự “tấn công” của sét là rất khó tưởng tượng. Malaysia là một trong những quốc gia dễ bị sét đánh nhất trên thế giới. Thung lũng Klang cũng là nơi có thời tiết khắc nghiệt và là nơi có tần suất sét đánh cao nhất thế giới.

Ngoài bức ảnh nói trên, trang cá nhân của cũng đăng tải rất nhiều khoảnh khắc khác với những tia sét xuất hiện trên bầu trời thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia.

Hình đăng kèm bài này là bức ảnh nguyên gốc của Fendy Gan. Mọi người cũng có thể xem nhiều bức ảnh về tia sét do Fendy Gan chụp và đăng tải trên trang Facebook cá nhân của ông. Ảnh này cũng được ông đặt làm ảnh bìa.

TIỂU VŨ 05.06.2024


No comments:

Post a Comment