Đối Thoại Điểm Tin ngày 21
tháng 06 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Lầu
Năm Góc: Ukraine được dùng vũ khí do Mỹ cấp để đánh Nga, không phải chỉ ở gần
Kharkiv
Thăm
Việt Nam, ông Putin mưu tìm ‘cấu trúc an ninh’ mới cho châu Á
Mỹ
đưa Nhật vào danh sách giám sát tiền tệ, chung nhóm với Việt Nam
Putin
tuyên bố Nga có thể cung cấp vũ khí cho Triều Tiên
Tuyên bố chung
Việt-Nga: Ủng hộ lẫn nhau; hợp tác quốc phòng-an ninh giữ vai trò đặc biệt
Việt Nam phạt tù
hai người đàn ông tham gia ‘Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời’
Ngay sau ông Putin, đặc phái viên Mỹ
Kritenbrink thăm Việt Nam
Project88: Việt
Nam che giấu thông tin buôn người với Mỹ
Tổng thống Biden
cấm bán phần mềm Kaspersky tại Mỹ vì có quan hệ với Nga
KCNA: Tổng thống
Putin, lãnh tụ Kim Jong Un nhất trí phát triển quan hệ ‘pháo đài chiến lược’
Quan chức hải quân Philippines gọi
lực lượng hải cảnh Trung Quốc là ‘lũ man rợ’
Lầu Năm Góc:
Ukraine được dùng vũ khí do Mỹ cấp để đánh Nga, không phải chỉ ở gần Kharkiv
Mỹ ưu tiên đưa
phi đạn phòng không tới Ukraine
Thêm
bốn tổ chức nhân quyền kêu gọi Thái Lan trả tự do cho ông Y Quynh Bdap
Trợ
lý Ngoại trưởng Mỹ thăm Việt Nam, khẳng định cam kết đối tác chiến lược toàn
diện
Việt
Nam cần làm gì trước việc Philippines yêu cầu mở rộng thềm lục địa
Chính
phủ Việt Nam bị tố cáo giấu thông tin về nạn buôn người để che đậy cho quan
chức
Toà
án ở Tiền Giang tuyên án 24 năm tù hai người với tội hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền
Báo
cáo của HRMI năm 2024: Người dân Việt ít an toàn trước Nhà nước hơn
Cách
“xử lý” trường hợp ông Thích Minh Tuệ: Việt Nam có thể phải đối mặt với nguy cơ
gì?
Chính
quyền Quảng Ninh đề nghị làm rõ clip cô gái bị vong nhập trong khóa tu mùa hè
chùa Ba Vàng
Philippines
gọi hành động của mới của hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông là cướp biển
TPHCM:
Công an bắt người giả Phó trưởng Ban Nội chính trung ương lừa hơn 30 tỷ đồng
Thái
Bình: đình chỉ hoạt động Trung tâm đăng kiểm 17.01D ba tháng
Thượng
tọa Thích Chân Quang chịu cấm thuyết giảng hai năm
Cựu
Vụ trưởng Ủy ban Dân tộc lừa Tân Hoàng Minh sắp ra tòa
Phó
Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên chịu cách hết mọi chức vụ trong Đảng
Ông Đinh Tiến Dũng thôi chức Bí thư Hà Nội do liên quan các vụ án
Vạn Thịnh Phát, AIC
Kêu
gọi chấm dứt phát ngôn gây thù hận
Phúc
trình về mất “công bằng” trong Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP)
của Việt Nam
BBC
Việt Nam tiếp tục
bận rộn cân bằng ngoại giao với hai cường quốc Nga và Mỹ
Biển Đông: Tiết lộ
của đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh về căng thẳng Mỹ - Trung Quốc
'Vong nhập' trong
khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng: Thế hệ trẻ học được gì từ người tu hành?
Tổng thống Putin
thăm Việt Nam: Châu Âu phản ứng khác Mỹ
Tổng thống Nga Vladimir
Putin thăm cấp nhà nước tới Việt Nam
Ông Putin tới Việt
Nam: Quốc tế nói gì khác với báo chí Việt Nam?
Nhiều người Việt
bất chấp nguy hiểm để nhập cư lậu vào châu Âu, Mỹ, vì sao?
Ông Putin đến Hà
Nội: Việt Nam quan trọng như thế nào với Nga?
Ông Đinh Tiến Dũng
mất chức Bí thư Thành ủy Hà Nội, tiếp theo là gì?
Tổng thống Putin:
Phương Tây khinh ghét, Việt Nam chào đón
Ông Nguyễn Văn Yên
bị cách tất cả các chức vụ, tại sao?
Thượng tọa Thích
Chân Quang bị cấm thuyết giảng hai năm: nhìn lại các vụ việc nổi cộm
Tổng thống Putin thăm Việt Nam, mục đích chính là gì?
Đất hiếm Việt Nam: Thua Trung Quốc, mất lợi thế khi
Brazil vào cuộc đua?
Hàng loạt cán bộ Viện Pháp y tâm thần Biên Hòa bị bắt
giữ: Có hay không việc tiếp tay chạy án?
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm chính thức Việt Nam
- Chương trình nghị sự có gì?
Thế độc tôn của VinFast bị đe dọa khi 'trùm' xe điện
Trung Quốc chào sân Việt Nam?
Thượng đỉnh Hòa bình Ukraine: Vì sao Việt Nam được mời
nhưng không tham dự?
Việt Nam sắp tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, Mỹ
lên tiếng chỉ trích?
Bộ Chính trị ra quyết định mới về kỷ luật đảng viên cấp
cao, cho thấy điều gì?
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng bị đề nghị kỷ luật,
tiếp theo là gì?
Sư Thích Minh Tuệ sẽ ra sao trước dòng người đổ về nơi
ông 'ẩn tu'?
Quốc tế lo ngại Thái Lan dẫn độ ông Y Quynh Bđăp về Việt
Nam
Thăm Việt Nam, tổng thống Nga đánh giá cao lập trường « cân bằng »
của Hà Nội trong hồ sơ Ukraina
Pháp tổ chức Diễn đàn toàn cầu để thúc đẩy sản xuất vac-xin ở châu
Phi
Nắng nóng hơn 50°C: Hơn 1000 người bỏ mạng khi hành hương đến
Thánh địa Mecca
Tổng thống Vladimir Putin chờ đợi gì ở Việt Nam ?
Bầu cử lập pháp 2024: Nga trông chờ thắng lợi của đảng cực hữu
Pháp Tập Hợp Dân Tộc
Loạt biện pháp trừng phạt thứ 14 của Liên Âu nhắm vào Nga
Kiev tố cáo Bắc Triều Tiên hỗ trợ quân đội Nga giết hại thường dân
Ukraina
Biển Đông: Nguy cơ chiến tranh với ‘‘chiến thuật mới’’ chống tàu
Philippines của Trung Quốc
Hội Đồng Toàn Châu Âu : Nạn bài Do Thái và chống nhập cư gia tăng
ở lục địa già
Lãnh đạo Hezbollah Liban dọa tấn công Israel và đảo Chypre
Du lịch : Hy Lạp chuẩn bị cho một mùa hè khó khăn
Bóng đá châu Âu Euro 2024 : Giới hâm mộ chờ đợi trận đấu Ý-Tây Ban
Nha
Tổng thống Nga Putin công du Việt Nam cấp Nhà nước
Nga và Bắc Triều Tiên ký kết thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược
Biển Đông: Manila tố cáo tuần duyên Trung Quốc lần đầu tiên ‘‘khám
xét’’ tàu Philippines
Résidence của Liên Hoan Phim Cannes : "Xưởng" sáng tác
nghệ thuật thúc đẩy các tài năng trẻ
Công du Hà Nội, TT Putin giúp Việt Nam tăng trọng lượng trước
Trung Quốc ở Biển Đông ?
Kim Jong Un và Vladimir Putin tay trong tay, Bắc Kinh lo lắng
(AFP) -
Canada xếp Lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo Iran vào danh sách khủng
bố. Quyết
định của chính quyền Canada được loan báo hôm qua 19/06/2024. Theo Canada, có
bằng chứng cho thấy Iran coi thường nhân quyền và muốn gây bất ổn cho trật tự
thế giới. Ottawa có thể sẽ phóng tỏa tài sản, khởi kiện các thành viên của Lực
lượng Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo và cấm các giao dịch tài chính với họ.
Hôm nay, Teheran tố cáo Canada có quyết định « vô trách nhiệm » và
« biện pháp thù địch ». Trong thông cáo, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao
Iran tuyên bố Teheran sẽ có biện pháp trả đũa tương xứng.
(AFP) -
Hàn Quốc sẽ « xem xét » chuyển giao vũ khí trực tiếp cho
Ukraina. Cố
vấn an ninh của tổng thống Hàn Quốc, ông Chang Ho-jin đã đưa ra tuyên bố trên
vào hôm nay, 10/06/2024, một ngày sau khi Nga và Bắc Triều Tiên kí thỏa thuận
an ninh cho phép hai nước hỗ trợ nhau trong trường hợp bị tấn công. Ông Chang
Ho-jin khẳng định rằng việc Nga tăng cường hỗ trợ quân sự cho Bắc Triều Tiên,
không chỉ vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến
quan hệ giữa Seoul và Matxcơva. Cho đến nay, Hàn Quốc vẫn áp dụng chính sách
cấm bán vũ khí đến các vùng chiến sự, từ nhiều năm qua, bất chấp Hoa Kỳ và
Ukraina có đưa ra đề nghị cấp vũ khí cho Kiev trong cuộc chiến chống Nga.
(AFP) -
Hội chợ quốc tế về an ninh và quốc phòng Eurosatory tại Pháp : Tập đoàn
KNDS nhận được nhiều đơn đặt hàng pháo tự hành Caesar. Bộ Quân
Lực Pháp hôm 19/06/2024 thông báo đã ký thỏa thuận hợp tác khung để mua chung
pháo Caesar với Estonia và Armenia với giá phải chăng. Armenia đặt mua 36 hệ
thống 155 ly.Theo một nguồn thạo tin, Estonia đặt mua 12 khẩu pháo Caesar. Theo
trang La Tribune, Croatia cũng dự tính mua 12 khẩu. Pháp cũng chính thức hóa
thông báo hồi tháng 01/2024 mua 12 khẩu Caesar để cung cấp cho Ukraina. Tổng
cộng, trước khi diễn ra Eurosatory, KNDS đã bán được 336
hệ thống pháo tự hành Caesar.
(AFP) -
Chiến dịch vận động tranh cử lập pháp tại Pháp : Trong cuộc họp báo sáng nay
20/06/2024, ông Attal đã giải thích cụ thể các biện pháp trong chương trình
tranh cử và chỉ trích là các chương trình của hai khối đối thủ, cực hữu và liên
đảng cánh tả, là « quá tốn kém ». Thủ tướng Attal đặc biệt lưu ý là cả
châu Âu và thế giới đang nhìn vào nước Pháp và thắng lợi của các phe cực tả và
cực hữu sẽ gây hại cho hình ảnh đất nước. Cũng hôm nay, lãnh đạo các liên đảng
điều trần về các biện pháp kinh tế trước các nghiêp đoàn giới chủ.
(AFP) -
Tang lễ của ca sĩ Françoise Hardy được cử hành tại Paris, Pháp. Tang lễ của nữ danh ca người Pháp
Françoise Hardy được cử hành hôm nay, 20/06/2024, vào lúc 15 giờ, tại nghĩa
trang Père Lachaise ở thủ đô Paris của Pháp. Sau đó thi hài của bà sẽ được chôn
cất ở đảo Corse. Qua đời vào ngày 11/06, 80 tuổi, sau nhiều năm chống chọi với
bệnh ung thư hệ bạch huyết (từ năm 2004) và ung thư vòm họng (từ năm 2019), bà
đã từng bày tỏ mong muốn được an nghỉ tại hòn đảo miền nam nước Pháp, với một
tang lễ đơn giản, không có nghi lễ tôn giáo. Nổi tiếng với nhiều bài hát từ
những thập niên 60, Françoise Hardy là nữ ca sĩ người Pháp duy nhất xuất hiện
trong bảng xếp hạng 200 ca sĩ xuất sắc nhất mọi thời đại của tạp chí Hoa Kỳ
Rolling Stone vào 2023.
(AFP) -
Nhà báo Sébastien Farcis buộc phải rời khỏi Ấn Độ vì không được gia hạn thị
thực. Trong
một bài đăng viết từ Paris, đăng hôm 20/06/2024, nhà báo Sébastien Farcis,
thông tín viên tại Ấn Độ của RFI, của Radio France và báo Libération cho biết
đã phải rời khỏi Ấn Độ vì không gia hạn được thị thực lao động tại nước này mà
không được giải thích lý do. Theo nhà báo người Pháp, vụ việc xảy ra trong bối
cảnh « đáng lo ngại » khi Ấn Độ ngày càng siết
chặt kiểm soát hoạt động của các nhà báo nước ngoài. Ít nhất 5 nhà báo nước
ngoài khác cũng đã bị cấm hoạt động trong vòng hai năm.
(AFP) –
Trong cuộc đua tranh chức tổng thư ký NATO, ứng viên Rumani bỏ cuộc. Tổng thống Rumani Klaus Iohannis hôm
20/06/2024 thông báo ngừng cuộc vận động và ông sẽ ủng hộ ứng viên Mark Rutte.
Thủ tướng Hà Lan sắp mãn nhiệm Rutter có nhiều triển vọng thay thế ông Jens
Stoltenberg do đã được nhiều thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, đứng đầu
là Mỹ, hậu thuẫn.
(AFP) -
Ecuador mất điện trên toàn quốc do lỗi truyền tải điện. Hôm qua, 19/06/2024, bộ trưởng Năng
lượng Ecuador Roberto Luque cho biết sự cố này đã xảy từ 15g17, theo giờ địa
phương, và gần như đã được xử lý ba giờ sau đó. Ông Roberto cũng giải thích là
do thiếu đầu tư vào hệ thống điện nên giờ phải chịu hậu quả. Nhiều hệ thống tàu
điện ngầm đã bị tê liệt, khiến hàng ngàn người phải sơ tán, thậm chí là phải đi
trên đường ray. Nhiều người cũng bị mắc kẹt trong các thang máy của các tòa
nhà. Vào tháng Tư vừa qua, Ecuador cũng nhiều lần cắt điện theo giờ, có lần lên
đến 13 giờ mỗi ngày, và nêu ra tình trạng khô hạn kéo dài, khiến mực nước tại
các hồ chứa thủy điện ở mức tối thiểu.
(AFP) -
Ô nhiễm không khí ngoài trời gây chết người nhiều hơn thuốc lá. Theo
kết quả một báo cáo được công bố hôm nay 20/06/2024, dưới sự bảo trợ của
UNICEF, ô nhiễm không khí, cả trong nhà và ngoài trời là nguyên nhân khiến tổng
cộng 8 triệu người chết trong năm 2021. Trong số đó, có 700.000 trẻ em dưới 5
tuổi. Báo cáo dựa trên số liệu từ hơn 200 quốc gia. Ô nhiễm bụi mịn và ozone
đặc biệt được lưu ý.
TIN TỨC : THỨ SÁU, NGÀY 21 THÁNG 06 NĂM 2024
1/ THÊM HAI NHÀ ĐẤU TRANH Ở TIỀN GIANG BỊ KẾT ÁN 24 NĂM TÙ
Bạo quyền tỉnh Tiền Giang
vào ngày 19/6 đã kết án tù nặng nề đối với 2 người bị cáo buộc tham gia tổ chức
“Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời”. Đây là tổ chức bị bạo quyền Việt Nam
xếp vào danh sách các nhóm khủng bố.
Hai người bị kết án là
Nguyễn Đức Thanh 56 tuổi, một cư dân ở huyện Châu Thành, bị kết án 16 năm tù.
Người thứ nhì là ông Nhựt Kim Bình 47
tuổi ở huyện Tân Phước bị kết án 8 năm tù. Cả hai cùng bị cáo buộc “hoạt động
nhằm lật đổ chế độ”.
Theo cáo trạng, từ năm 2019
đến năm 2023, ông Nguyễn Đức Thanh đã gia nhập tổ chức nói trên, và được cấp bí
số. Sau khi gia nhập, ông Thanh thường xuyên xử dụng trang mạng có tên là
"Thanh Nguyen" sau đó đổi thành "Trần Nhân" để liên lạc với
tổ chức và tham gia họp kín để được huấn luyện phương thức hoạt động chống chế
độ.
Theo báo cáo của công an
tỉnh Tiền Giang, ông Thanh đã dùng 13 bài viết trên trang mạng để xuyên tạc, phỉ báng chế độ, bôi nhọ đảng và nhà
nước CSVN.
Ông Nguyễn Đức Thanh từng bị
công an xử phạt hơn 7 triệu đồng về hành vi "chia xẻ thông tin sai sự
thật, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của nhiều cá nhân" nhưng chưa nộp
phạt. Ông Thanh bị bắt vào ngày 19 tháng Giêng năm nay, riêng ông Bình bị
bắt vào ngày 8/8 năm ngoái.
2/ VN BỊ TỐ CÁO CHE GIẤU THÔNG TIN VỀ NẠN BUÔN NGƯỜI
Một tổ chức nhân quyền mới
đây đã tố cáo bạo quyền Việt Nam đã che giấu khi cung cấp thông tin cho phía
Hoa Kỳ về nạn buôn người nhằm che đậy những vụ việc có liên quan đến các quan
chức.
Tố cáo nói trên được tổ
chức Project 88 đưa ra vào 20/6, cho biết tổ chức này đã có được các tài liệu
chính thức bằng tiếng Việt cho thấy bạo quyền Việt Nam đã che giấu thông tin về
nạn buôn người và cung cấp thông tin sai lệch cho Mỹ khi bộ ngoại giao nước này
cập nhật báo cáo về nạn buôn người.
Cần biết là bạo quyền Hà
Nội trước đó luôn khẳng định xem xét nạn buôn người một cách nghiêm túc và
trừng phạt những kẻ buôn người.
Bộ ngoại giao Hoa kỳ trong
báo cáo về nạn buôn người năm 2023 cho biết Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ
các yêu cầu tối thiểu trong công cuộc bài trừ nạn buôn người. Trước đó, trong
báo cáo vào năm 2022, Hoa Kỳ đã xếp Việt Nam vào các nhóm thấp nhất, tức hạng
ba.
Các nước trong nhóm này bị
cho là có ít nhất một trong các vấn nạn như buôn người trong các chương trình
do chính phủ tài trợ, lao động cưỡng bức trong lãnh vực y tế hoặc các lãnh vực
khác do chính phủ liên kết, nô lệ tình dục trong các doanh trại của chính phủ,
hoặc tuyển dụng binh lính là trẻ em.
Giới chức Hoa Kỳ đang chuẩn
bị cho báo cáo mới vào năm nay, dự trù sẽ công bố trong tháng này. Trong báo
cáo mới, Hoa Kỳ cần phải quyết định liệu Việt Nam có tiếp tục có những nỗ lực
đáng kể hay không.
Vào tháng 4 vừa qua, ông
Ben Swanson, giám đốc Project 88, đã viết thư cho Ngoại trưởng Mỹ Antony
Blinken và khẳng định Việt Nam đã chính trị hóa và phá hoại quá trình báo cáo. Các
tài liệu nội bộ của Việt Nam đã “đề nghị Việt Nam nên che giấu sự tham gia của
các quan chức vào nạn buôn người, cố tình đưa tin sai lệch cho bộ ngoại giao Mỹ
về những nỗ lực giải quyết vấn đề này”.
Project 88 cho biết tổ chức
này đã có được tài liệu nội bộ của bộ công an viết vào tháng 2 vừa qua.
3/ NGAY SAU ÔNG PUTIN, ĐẶC PHÁI VIÊN MỸ ĐẾN THĂM VN
Một quan chức ngoại giao
hàng đầu của Hoa Kỳ sẽ đến thăm Việt Nam trong tuần này để nhấn mạnh cam kết
của Washington trong việc hợp tác nhằm bảo đảm một khu vực Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương tự do và cởi mở.
Bộ ngoại giao Mỹ cho biết tin
trên vào hôm qua 20/6, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Hà
Nội là ông muốn xây dựng một “kiến trúc an ninh đáng tin cậy” trong khu vực.
Theo thông báo, ông Daniel Kritenbrink, cố vấn ngoại trưởng Mỹ, sẽ sang VN vào
cuối tuần này.
Cần biết là ông Putin đã
nhận được 21 phát đại bác chào mừng tại một buổi lễ tiếp đón ở Việt Nam, được
hai lãnh đạo cộng sản ôm hôn và được khen ngợi ông hết lời. Chuyến thăm hai
nước cộng sản là Bắc Hàn và VN của ông được coi là thể hiện sự thách thức
phương Tây.
Việc Việt Nam đón tiếp ông
Putin đã bị Mỹ và khối Âu châu chỉ trích. Phương Tây coi ông Putin là kẻ “hạ
đẳng” và tuyên bố ông này không nên được trao cho một diễn đàn để bảo vệ cuộc
chiến của Nga ở Ukraine.
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho
biết ông Kritenbrink, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về Đông Á và là cựu đại sứ
tại Việt Nam, sẽ gặp các quan chức cấp cao của Việt Nam “để nhấn mạnh cam kết
mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong việc thực hiện quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
với Hoa Kỳ”.
Vào ngày 26/7 tới đây, một
quyết định quan trọng của Hoa Kỳ về việc có nên nâng Việt Nam lên vị thế nền
kinh tế thị trường hay không, và các nhà phân tích khác cho rằng việc tiếp đón
ông Putin có thể ảnh hưởng đến điều này.
Nếu được công nhận là nền
kinh tế thị trường, Việt Nam sẽ được giảm thuế chống bán phá giá trừng phạt đối
với một số hàng hóa nhập cảng.
VOA – Đón Putin, Hà Nội hứa ‘sẽ không hùa với nước khác
chống Nga’
VNTB – Việt Nam lừa Mỹ về nạn
buôn người
VNTB – Báo chí quốc doanh là “gánh nặng” của doanh
nghiệp
VNTB – Hô hào
nhưng không dám chi tiền cho phát triển
VNTB – “Bán rừng” để làm
du lịch: ngu như bò
Cuộc
đàn áp Hồi giáo của Bắc Kinh đang nhắm đến trẻ em
Putin
thăm Việt Nam: Giai đoạn kế tiếp về cuộc cạnh tranh quyền lực của các nước lớn20/06/2024
Chuyện
công an Việt Nam diễn tập đón Putin20/06/2024
Nhà
văn Vũ Ngọc Tiến và Hoa lạc thiền môn20/06/2024
Hoa lạc thiền
môn20/06/2024
Phóng
viên Đức vạch trần nhiều vụ lừa đảo ở Việt Nam20/06/2024
Đại
tá Reisner: “Cuộc tấn công của Nga có thể bị chặn lại”20/06/2024
Trung
ương Giáo hội chỉ mới làm một phần Phật sự19/06/2024
Rất
khó chịu cách VTV đưa tin về ông Thích Minh Tuệ19/06/2024
Giấy
vụn19/06/2024
Thâm như Tàu18/06/2024
Lưu
Trọng Văn - Trung Quốc mới là nước quan tâm nhất tới chuyến thăm của tổng thống
Nga đến Hà Nội
Lê
Xuân Nghĩa - Việt Nam ứng xử phù hợp với chuyến thăm của Tổng thống Putin
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 20.06.2024
Lê
Học Lãnh Vân - Vĩnh biệt chàng trai Hà Nội
Thanh
Hằng - Ai là phản động ?
Nguyễn
Đình Bổn - Thánh Độ Mệnh, « sáng tạo » của Chân Quang !
Hoàng
Nguyên Vũ - « Chúng thanh niên » của ông Chân Quang : Phải chăng là âm mưu?
Lê
Thanh Phong - Lo trả nghiệp kiếp trước, lo phước báu kiếp sau, vậy kiếp này ai
lo?
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Putin thăm Việt Nam: Giai đoạn kế tiếp về cuộc cạnh tranh quyền
lực của các nước lớn 21/06/2024
Ông Putin tới Việt Nam: Quốc tế nói gì khác với báo chí Việt Nam? 21/06/2024
Vài điều nghĩ vụn vặt về nước Nga 21/06/2024
Tổng thống Putin thăm Việt Nam, mục đích chính là gì? 20/06/2024
Phúc trình về mất “công bằng” trong Đối tác Chuyển đổi Năng lượng
Công bằng (JETP) của Việt Nam 20/06/2024
Lượng và phẩm trong khoa học 20/06/2024
Nước Đức kỷ niệm ngày 17.06.1953 (*) 20/06/2024
Hãy tĩnh tâm lại! 19/06/2024
Tại sao có nạn chùa giả? 19/06/2024
Thâm như Tàu 19/06/2024
Sáng kiến Vành đai và Con đường để lại cho Malaysia một hòn đảo ma 19/06/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
LOẠN THUYẾT PHÁP GÂY
HOANG MANG: CHẤN CHỈNH TU SĨ, GIỮ SỰ TRANG NGHIÊM
Ngọc Ánh- Gia Linh
TP - Thuyết giảng phải có chất liệu của sự
thật tu, thật học. Đó là lưu ý của Đức Pháp chủ, Hòa thượng Thích Trí Quảng
trước hiện tượng thuyết giảng của một vài vị giảng sư bị dư luận phản ứng thời
gian qua.
Lạm dụng vấn đề thế tục
Ngày 19/6, Thượng tọa Thích Chân Quang (trụ trì Thiền Tôn Phật
Quang, tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu) bị kỷ luật vì những bài giảng pháp gây hoang mang trong xã hội. Bên cạnh
những phát ngôn đi ngược với giáo lý, thiếu cơ sở khoa học, Thượng tọa Thích
Chân Quang cổ xúy cho việc giải hạn, cầu tài lộc bằng cách cúng dường, khích lệ
Phật tử quyên góp tiền cho nhà chùa.
Đầu tháng 6/2024, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) nghiêm
cấm Đại đức Thích Nhuận Đức thuyết giảng dưới mọi hình thức, do các phát ngôn
và thuyết giảng không phù hợp của ông. Lạm dụng vấn đề thế tục, sa vào những
nội dung theo xu thế… cũng là vấn đề đáng quan tâm, cần điều chỉnh trong việc
thuyết giảng ở các đạo tràng hiện nay.
Khi thuyết giảng về nghiệp vụ truyền thông mạng và sử dụng mạng
xã hội, Thượng tọa Thích Minh Nhẫn, Phó ban-Chánh Thư ký Ban Hoằng pháp T.Ư
khẳng định, giảng sư phải giảng đúng với kinh điển, không suy diễn mang tính cá
nhân, áp đặt cho là chư Tổ, chư Phật nói. Giảng sư phải giảng, phát ngôn đúng
với chủ trương của GHPGVN về công tác hoằng pháp, không xuyên tạc, bôi nhọ cá
nhân, không nên va chạm, phê phán tôn giáo bạn làm ảnh hưởng đến chính sách đại
đoàn kết, gây mâu thuẫn trên không gian mạng.
“Giảng sư phải nhận thức rõ việc giao tiếp, tương tác trên mạng
xã hội cũng như trong đời sống thực hằng ngày, luôn ứng xử có văn hóa, trách
nhiệm, phải tuân thủ các quy định pháp luật”, Thượng tọa Thích Minh Nhẫn cho
hay.
Không tùy tiện thuyết pháp
PGS.TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) nhận định, việc GHPGVN đưa ra hình thức kỷ
luật đối với một số trường hợp nhà tu hành phát ngôn không đúng chuẩn mực là
rất kịp thời. Đây là việc làm góp phần bảo vệ Phật pháp, bảo vệ tăng đoàn, giữ
gìn sự trang nghiêm của giáo hội. Sự việc này cũng cho thấy GHPGVN cần tăng
cường quy định chặt chẽ, nghiêm khắc hơn để ngăn chặn những sự việc tương tự.
Việc thuyết giảng của các nhà tu hành Phật giáo trên mạng xã hội
nếu có nội dung lệch lạc, tuyên truyền mê tín dị đoan… sẽ ảnh hưởng rất xấu đến
xã hội, đến nhận thức của Phật tử, người dân. Do phát ngôn lệch chuẩn đó, kẻ
xấu sẽ lợi dụng công kích, hạ thấp uy tín của giáo hội, tăng ni; gây mất đoàn
kết xã hội và tôn giáo.
Theo chuyên gia, nội dung thuyết giảng chuẩn mực, hướng con
người đến chân thiện mỹ, sẽ tác động tích cực đối với đời sống xã hội.
“Nên có những quy định cụ thể về các điều kiện, tiêu chuẩn để
một nhà tu hành có thể thuyết pháp. Nhà tu hành không thể tùy tiện thuyết pháp,
nhất là thuyết pháp đông người, đăng tải trên mạng xã hội… Các vị này cần phải
có chứng chỉ giảng sư, tuân thủ các quy định của giáo hội”, PGS.TS Chu Văn Tuấn
nêu ý kiến.
GS.TS Từ Thị Loan, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện
Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho rằng, những cảm xúc, hành động và phát
ngôn ngược giáo lý Phật giáo gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Từ những bài
thuyết giảng không phù hợp, tín đồ Phật giáo có thể mê muội, bị ảnh hưởng tới
của cải, tâm lý.
Theo GS.TS Từ Thị Loan, Bộ Thông tin và Truyền thông và cơ quan
chức năng cần rà soát, ngăn chặn những trang tin đăng tải, phát tán video
thuyết giảng sai lệch.
Ngày
19/9/2020, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN ban hành Thông tư
206/2020/TT-HĐTS, hướng dẫn việc sinh hoạt của tăng ni, trong đó có việc sinh
hoạt trên không gian mạng. Theo đó, tăng ni được quyền sử dụng không gian mạng
để nâng cao kiến thức, tu học, nghiên cứu, tương tác, chia sẻ thông tin, phát
huy tính mẫu mực đạo đức, lối sống của người xuất gia với các pháp lữ và tín đồ,
cư sĩ Phật tử.
Tăng ni sử dụng không
gian mạng không được thực hiện các hành vi: phê phán pháp môn khác, tạo mâu
thuẫn trong truyền thống tu học của Phật giáo Việt Nam, thông tin sai sự thật
gây hoang mang trong nhân dân, xuyên tạc lịch sử Phật giáo Việt Nam và tổ chức
GHPGVN, chia sẻ cảm xúc và hình ảnh cá nhân, tương tác và các hành vi khác
không phù hợp với giáo pháp…
BẢN TIN 8H: NỮ CHÁNH
ÁN TAND TỈNH KON TUM THÔI CHỨC SAU KHI BỊ KỶ LUẬT
Tú
Oanh
TPO - Sau khi bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ
luật cảnh cáo, bà Đỗ Thị Kim Thư đã được cho thôi giữ chức Chánh án TAND tỉnh
Kon Tum, chờ nghỉ hưu trước tuổi.
Chiều 20/6, TAND Tối cao đã công bố quyết định
của ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND Tối cao về việc cho bà Đỗ Thị Kim Thư
thôi giữ chức Chánh án
TAND tỉnh Kon Tum, nghỉ công tác chờ nghỉ hưu trước tuổi. Thời gian bà Đỗ Thị Kim Thư thôi giữ chức vụ,
nghỉ công tác chờ nghỉ hưu bắt đầu từ ngày 20/6/2024. Trước đó, tại Kỳ họp thứ
39 vào tháng 4, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật bằng hình thức
cảnh cáo đối với bà Đỗ Thị Kim Thư, Bí thư Ban cán sự đảng, Chánh án TAND tỉnh
Kon Tum. Sau khi bà Thư thôi giữ chức vụ, TAND Tối cao đã công bố, trao quyết
định bổ nhiệm ông Hà Viết Toàn, Thẩm phán trung cấp, Phó Chánh án TAND tỉnh Gia
Lai giữ chức Chánh án TAND tỉnh Kon Tum.
Khoảng 20h ngày 20/6, người dân phát hiện một
phụ nữ nằm bất động dưới chân tòa nhà trong ngõ 180 Hoàng Quốc Việt, phường Cổ
Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm. Một người chứng kiến vụ việc cho biết nạn nhân khoảng hơn 40
tuổi, nghi vấn rơi từ tầng cao của tòa nhà bên cạnh xuống đường. Công an phường
Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, đã tiếp nhận vụ việc. Lực lượng chức năng đang
phối hợp điều tra nguyên nhân và danh tính nạn nhân.
Liên quan đến vụ quán bún chả bị tố rửa thịt bằng nước than, ngày
20/6, lãnh đạo UBND phường Văn Miếu (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết chính quyền
đã thành lập đoàn công tác đến kiểm tra thực tế quán bún chả trên phố Quốc Tử
Giám.Tại buổi làm việc, chủ
quán là bà H.T.P. (63 tuổi, phường Văn Chương, quận Đống Đa) cho biết trong lúc
nướng, có miếng chả thịt từ vỉ nướng rơi vào khay hứng mỡ nên gắp lại miếng chả
vào vỉ nướng để tiếp tục nướng chín. Bà P. phủ nhận việc rửa thịt bằng nước
than, nước mỡ và nước rửa chén. Cuối cùng, bà P. bị xử phạt 3,5 triệu đồng cho
3 lỗi, gồm: không có tủ kính để bảo quản hàng (750.000 đồng), không đeo găng
tay trong khi chế biến (750.000 đồng) và không có giấy khám sức khỏe của người
lao động (2.000.000 đồng).
Chiều 20/6, Ủy ban Nhân dân xã Ya Ly, huyện Sa
Thầy (tỉnh Kon Tum) đã có báo cáo tình hình cá nuôi lồng bị chết tại lòng hồ
thủy điện Ialy với tổng lượng cá chết là hơn 25 tấn, thiệt hại khoảng 3,8 tỷ
đồng. Cụ thể, toàn bộ
số cá trên được nuôi tại 20 lồng thuộc bốn hộ dân sinh sống tại làng Chờ, xã Ya
Ly. Số cá này người dân tự đầu tư nuôi và có một mô hình do Trung tâm Dịch vụ
Nông nghiệp huyện Sa Thầy triển khai. Theo nhận định của Ủy ban Nhân dân xã Ya
Ly, nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá nuôi trong lồng bè của người dân bị chết
do mực nước lòng hồ xuống nhanh cộng với việc trời có mưa lớn khiến nước bị
đục, cá bị sốc nước, thiếu oxy và ngợp nước.
Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật TPHCM, từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 30 ca mắc ho
gà. Trong đó, 90% ca bệnh ở
trẻ dưới 5 tuổi và 40% ca bệnh ở trẻ dưới 2 tháng tuổi - độ tuổi chưa đủ để
tiêm mũi đầu tiên trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Tất cả trẻ bị ho gà
đều có mẹ chưa tiêm hoặc chưa rõ tiền sử tiêm chủng ho gà. Bác sĩ chuyên khoa I
Trần Ngọc Lưu - Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho biết mỗi năm, bệnh viện
đều ghi nhận các ca mắc bệnh rải rác. Tuy nhiên năm nay, số ca mắc và nhập viện
vì ho gà cao hơn các năm trước, trong đó nhiều ca chuyển nặng.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy
văn Quốc gia, ngày 21/6, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện mưa
rào kèm dông 20-50mm. Một
số nơi mưa to đến rất to trên 100mm, tập trung vào chiều và đêm. Mưa rào và
dông, cục bộ mưa lớn ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ khả năng kéo
dài đến khoảng ngày 23/6. Ngày 21/6, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế vẫn ghi
nhận nắng nóng gay gắt 36-39 độ C, có nơi cực kỳ gay gắt trên 39 độ C. Độ
ẩm tương đối thấp nhất 40-45%. Khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình và
từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi có nắng nóng 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Tình
trạng này kéo dài hết ngày 22/6, sau đó nền nhiệt các khu vực giảm dần.
NGUYÊN TRƯỞNG PHÒNG
GIÁO DỤC HỘI AN BỊ BẮT
Đắc
Thành
https://vnexpress.net/nguyen-truong-phong-giao-duc-hoi-an-bi-bat-4760678.html
QUẢNG NAMÔng Nguyễn Văn Dương, nguyên trưởng phòng giáo
dục và đào tạo thành phố Hội An, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ để giúp doanh
nghiệp trúng thầu.
Ngày 20/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam khởi
tố bị can, bắt ông Nguyễn Văn Dương về tội Nhận hối lộ, điều 354 Bộ
luật Hình sự.
Hai cấp dưới của ông Dương là ông Phạm Điền, chuyên viên của
Phòng giáo và đào tạo, nay là Phó hiệu trưởng trường THCS Kim Đồng, thành phố
Hội An và Nguyễn Ngọc Sỹ, chuyên viên Phòng giáo dục và đào tạo, cũng bị bắt
cùng tội danh.
Liên quan vụ án, bà Nguyễn Thị Thu Điệp và ông Nguyễn Khưu Đông
Phong, Giám đốc Công ty TNHH MTV Phú Vi, bị bắt về tội Đưa hối
lộ, theo điều 364 Bộ luật Hình sự.
Nhà chức trách cáo buộc, từ năm 2019 đến 2021, Phòng Giáo dục và
đào tạo thành phố Hội An được giao nhiệm vụ chủ đầu tư thực hiện mua sắm các
trang thiết bị giáo dục.
Quá trình tổ chức thực hiện các gói thầu, ông Dương chỉ đạo ông
Điền và Sỹ thảo thuận, nhận tiền và tạo điều kiện cho bà Điệp kinh doanh trang
thiết bị giáo dục và ông Phong trúng thầu...
Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hội An đã thực hiện các hợp
đồng mua bán trang thiết bị với bà ông Điệp, Phong trên 14 tỷ đồng.
Số tiền nhận hối lộ và đưa hối lộ chưa được công bố. Vụ án đang
điều tra mở rộng.
GIẢ DANH PHÓ TRƯỞNG BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG ĐỂ LỪA
ĐẢO
https://lifestyle.znews.vn/gia-danh-pho-truong-ban-noi-chinh-trung-uong-de-lua-dao-post1480748.html
Đối tượng Vũ tự xưng là phó trưởng Ban nội
chính Trung ương, lừa đảo một người phụ nữ hơn 30 tỷ đồng.
Ngày 20/6, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho
biết đang mở rộng điều tra vụ án đối tượng Trần Anh Vũ (56 tuổi) giả danh phó
trưởng Ban nội chính Trung ương để thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản”
Cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can
và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Trần Anh Vũ về tội danh nói trên.
Theo thông tin ban đầu, thông qua quan hệ xã
hội, đầu năm 2021, Vũ quen biết với bà L. Lúc này, Vũ giới thiệu là phó trưởng
Ban nội chính Trung ương.
Giai đoạn này, bà L. kể cho Vũ nghe việc rao
bán lô đất 4.000 m2 tại TP Thuận An (tỉnh Bình Dương), nhưng đang phát sinh
tranh chấp với chủ đất liền kề. Vũ nói sẽ giúp bà L. giải quyết.
Tình cờ khi đó, chính quyền địa phương có
quyết định xử lý tranh chấp và bà L. hoàn thành được việc mua bán, sang tên. Do
vậy, bà L. tin tưởng vào vị trí, mối quan hệ của Vũ.
Trong thời gian sau, Vũ “nổ” là với vị trí phó
trưởng Ban nội chính Trung ương, mình có thể giúp nhiều doanh nghiệp được vay
vốn ưu đãi của Chính phủ và có những suất mua nhà, đất giá rẻ.
Do tin tưởng, bà L. chuyển cho Vũ 30,5 tỷ
đồng để nhờ làm các thủ tục nhằm được vay vốn ưu đãi.
Tuy nhiên, khi nhận tiền xong, Vũ đã chặn mọi
liên hệ với bà L. Khi tìm hiểu, bà L. biết được Vũ là phó trưởng Ban nội chính
Trung ương “dởm”, nên đã có đơn tố cáo gửi cơ quan công an.
Cơ quan CSĐT hiện đề nghị những ai là nạn nhân của Trần Anh
Vũ đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM (số 459 đường Trần Hưng Đạo,
phường Cầu Kho, quận 1) để trình báo, phục vụ công tác mở rộng điều tra, xử lý
đối tượng.
Cựu thanh tra xây dựng
mạo danh Phó Chủ tịch thành phố Hà Nội để lừa đảo
ANTD.VN - Thực hiện tội phạm từ năm 2021, rồi
bị truy nã đặc biệt nguy hiểm vào tháng 4-2024, cuối cùng, Lê Hải Đông đã ra
đầu thú, bởi sự vận động, thuyết phục của Công an phường Bạch Đằng, quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội.
Vốn là cán bộ thanh tra xây dựng ở cơ sở, nhưng do nợ nần bí
bách nhiều, Lê Hải Đông (SN 1970, HKTT tại phường Bạch Đằng) đã “làm càn”. Năm
2021, Đông cùng với một số đối tượng có hành vi gian dối, giới thiệu với nhiều
người rằng Đông là… Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, có khả năng giải quyết được
các vấn đề chuyển được mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Qua đó, Đông cùng đồng bọn đã nhận từ bị hại số tiền hơn 2 tỉ
đồng. Tuy nhiên sau khi nhận tiền, Đông và các đồng phạm không thực hiện được
như cam kết và cũng không trả lại tiền cho bị hại, sau đó Đông bỏ trốn khỏi địa
phương. Trung tuần tháng 4-2024, CQĐT CATP Hà Nội ra quyết định truy nã đặc
biệt nguy hiểm đối với Lê Hải Đông về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
“Cảnh túng quẫn và hành vi vi phạm pháp luật đã khiến Đông mất
cả gi đình. Mọi người đều quay lưng với anh ta vì…hết thuốc chữa”, trinh sát
hình sự Công an phường Bạch Đằng nhớ lại. Thông qua công tác trinh sát, nắm
tình hình, Công an phường Bạch Đằng đã có được tin tức giá trị về nơi lẩn trốn
của Đông, đặc biệt, là tâm lý dao động của đối tượng, khi biết đồng bọn trong
vụ án đã phải trả giá.
Qua nhiều “kênh”, Công an phường Bạch Đằng đã tác động, vận động
Lê Hải Đông ra đầu thú, để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Sau gần 2
tuần kiên trì thuyết phục gián tiếp, cũng như chỉ rõ cái giá phải trả nếu cố
tình trốn chạy sự truy bắt của cơ quan thực thi pháp luật, đến 21h ngày 17-6,
Lê Hải Đông đã đến Công an phường Bạch Đằng xin đầu thú.
Công an phường Bạch Đằng đã lập hồ sơ báo cáo Công an quận Hai
Bà Trưng, bàn giao đối tượng Đông cùng hồ sơ đến Văn phòng cơ quan CSĐT CATP Hà
Nội để giải quyết theo quy định.
KHUYẾN CÁO NGƯỜI DÂN
TRÁNH BẪY LỪA ĐẢO XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆC NHẸ LƯƠNG CAO
Quang Đại
Nghệ An - Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người
dân, nhiều đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản của không ít người với chiêu
bài môi giới xuất
khẩu lao động “việc nhẹ, lương cao”, giải quyết thủ tục nhanh chóng.
Tiền mất tật mang
Mặc dù không có công ăn việc làm ổn định, không có bằng cấp
nhưng Trần Thị Thủy (tạm trú tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) lại
“nổ” là luật sư nhằm tạo niềm tin để lừa đảo người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ)
ở Úc, Anh, Mỹ... với giá rẻ.
Anh Nguyễn Như Hóa (trú tại xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc) cho
biết: “Với đơn giá chỉ có 300 triệu đồng cùng với lời giới thiệu, tôi cũng tin
tưởng nên giới thiệu Thủy với anh, chị, em ruột, con cô, con cậu trong gia
đình, tất cả 12 người. Họ đã đóng cho bà Thủy 1,8 tỉ đồng. Thậm chí, có người
thân của tôi còn đưa cả bìa đất cho bà này”.
Gia đình bà Đậu Thị Quế ở xóm Kẻ Móng (xã Châu Bình huyện Quỳ
Châu) phải bán đi tài sản cuối cùng và vay mượn thêm để có số tiền hơn 150 triệu
đồng chuộc con trai sinh năm 1997 bị lừa đưa sang Myanmar làm việc.
Cùng với con trai bà Quế, xóm còn có 3 người cũng bị lừa và gia
đình phải chuyển đủ tiền sang thì con họ mới được thả về.
Anh Lê Viết Mạnh ở khối 6, thị trấn Hưng Nguyên thế chấp nhà
cửa, vay ngân hàng 550 triệu đồng để đưa cho môi giới với mục đích đi XKLĐ tại
New Zealand.
Anh Mạnh cho hay: “Họ bảo không phải học tiếng hay học nghề,
sang làm thợ sơn 1 tiếng 28 đô la, một tháng thu nhập 50-70 triệu đồng, thấy
như thế cũng khỏe, thu nhập cao mà lại đi nhanh nên tôi tin tưởng”.
Dù đã nhận được hình ảnh về visa, vé máy bay đi nước ngoài có
tên mình, nhưng anh Mạnh chờ mãi không được bay, tìm hiểu thì phát hiện đó là
các hình ảnh photoshop.
Liên quan vụ việc, người môi giới là bà Nguyễn Thị Kim Thoa ở TP
Vinh cũng là nạn nhân. Bà Thoa nhận tiền, hồ sơ của nhiều người có nhu cầu đi
XKLĐ sau đó chuyển cho Trần Thị Hằng Nga (sinh năm 1984, trú tại xã Diễn Ngọc,
huyện Diễn Châu) để làm thủ tục XKLĐ cho khách.
Các hình ảnh về visa, vé máy bay đều do Nga cung cấp, sau đó bà
Thoa chuyển tiếp tới người lao động. Bà Thoa cho biết: “Tôi gửi bà Nga từ 100
đến 150 bộ hồ sơ, với tổng số tiền hơn 6 tỉ đồng”.
Đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã bắt
Trần Thị Hằng Nga về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Từ đầu năm 2022 đến giữa năm 2023, hơn 500 công dân có nhu cầu
đi XKLĐ đã được giới thiệu và gửi hồ sơ cho Nga để làm thủ tục, và nộp cho
người này hơn 20 tỉ đồng.
Khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác
Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Văn Long - giám đốc một đơn
vị tư vấn du học -– xuất khẩu lao động tại TP Vinh - cho biết: “Nhiều người dân
thiếu thông tin, có tâm lý mong muốn xuất khẩu lao động thủ tục đơn giản, sang
nước ngoài làm việc nhẹ lương cao, chi phí thấp. Do đó họ tìm đến các cá nhân
môi giới mà không tìm hiểu kỹ các vấn đề liên quan, người này giới thiệu cho
người kia, do đó dễ dàng rơi vào bẫy của bọn lừa đảo”.
Ông Trần Phi Hùng - Trưởng phòng Việc làm và An toàn lao động
(Sở LĐTBXH tỉnh Nghệ An) - cho biết, thời gian qua, Sở đã phối hợp với các cơ
quan chức năng, các địa phương tăng cường cảnh báo, tuyên truyền đến người lao
động cảnh giác với các tổ chức cá nhân lừa đảo XKLĐ.
“Theo quy định, khi các đơn vị muốn về tuyển dụng XKLĐ thì Sở sẽ
kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về cho các huyện. Nếu đơn vị nào không có giấy
giới thiệu là hoạt động trái phép. Sở đã khuyến cáo khi có cá nhân, tổ chức về
địa phương tuyển dụng việc làm thì yêu cầu họ phải xuất trình các giấy tờ liên
quan, giấy giới thiệu của Sở LĐTBXH, của huyện”, ông Trần Phi Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, các tổ chức, cá nhân lừa đảo XKLĐ sẽ bị xử
lý theo quy định. Tuy nhiên điều quan trọng hàng đầu là người dân cần cảnh
giác, nâng cao hiểu biết, có lựa chọn đúng để tránh rơi vào bẫy lừa đảo XKLĐ
việc nhẹ lương cao.
Nghệ An hiện có 25 doanh nghiệp, công ty được Sở LĐTBXH tỉnh
cấp phép tuyển dụng lao động đi làm việc tại nước ngoài. Ngoài ra có 54 công
ty, doanh nghiệp được Bộ LĐTBXH cấp phép và được Sở giới thiệu tuyển dụng tại tỉnh
Nghệ An. Trong 4 tháng đầu năm, tỉnh Nghệ An đã có trên 7.000 người đi làm việc
tại nước ngoài theo đường chính ngạch. Tổng cộng, tỉnh Nghệ An có hơn 80.000
lao động đang làm việc hợp pháp tại các nước trên thế giới.
No comments:
Post a Comment