Đối Thoại Điểm Tin ngày 18
tháng 06 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
TT
Putin: Nga sẽ lập cơ chế thương mại, an ninh với Triều Tiên ngoài tầm với của
phương Tây
Việt Nam, Trung Quốc hợp tác
để ‘củng cố nền tảng dân ý’
Giới
chuyên gia: Chuyến thăm của TT Putin đặt Việt Nam vào ‘thế khó’, và ‘không có
đột phá’
Chủ
tịch Tô Lâm: ‘Việt Nam luôn coi Nga là đối tác ưu tiên hàng đầu’
Việt Nam, Trung Quốc hợp tác để
‘củng cố nền tảng dân ý’
Giới chuyên gia:
Chuyến thăm của TT Putin đặt Việt Nam vào ‘thế khó’, và ‘không có đột phá’
Chủ tịch Tô Lâm:
‘Việt Nam luôn coi Nga là đối tác ưu tiên hàng đầu’
Mỹ đi sau Trung Quốc tới 15 năm về
năng lượng hạt nhân
Trong 5 tháng, gần 1,4 triệu người
đi qua Mexico để tới Mỹ bất hợp pháp
Chiến dịch quảng cáo 50 triệu USD
của ông Biden nhắm vào các trọng tội của ông Trump
Thái Lan: Ông
Thaksin bị truy tố, vài nhân vật khác sắp ra tòa gây lo ngại về khủng hoảng
chính trị
Mỹ, Canada, Nhật Bản và Philippines tập trận ở Biển Đông
59%
người dân ở Việt Nam tin vào Trời và thế giới siêu nhiên
Trung
Quốc và Philippines cáo giác lẫn nhau về vụ va chạm mới gần Bãi Cỏ Mây
Ba
tuyến cáp quang biển giữa Việt Nam với thế giới gặp sự cố cùng lúc
Bộ
Công an bắt thêm người tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hòa
Đến
lượt cựu vận động viên quốc gia Phạm Như Phương bị phong sát vì đăng tranh vẽ
thuyền nhân
Cách
“xử lý” trường hợp ông Thích Minh Tuệ: Việt Nam có thể phải đối mặt với nguy cơ
gì?
Việt
Nam - Nga cần gì ở nhau trong chuyến thăm sắp tới của Putin?
Chủ
quyền đối với miền Nam Việt Nam theo công pháp quốc tế
Putin
đến thăm Việt Nam, Mỹ chỉ trích Hà Nội
Philippines
đệ trình LHQ bản đăng ký mở rộng thềm lục địa ở Biển Đông
Việt
Nam lần đầu tiên giới thiệu ứng viên chức thẩm phán Tòa Quốc tế về Luật Biển
Nữ
Chủ tịch huyện Nhơn Trạch, người mất trộm hơn 170 tỷ đồng, kê khai tài sản
không trung thực
Nguyên
Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ chịu hình thức xóa tư cách
Việt
Nam điều tra chống bán phá giá thép mạ của Trung Quốc và Hàn Quốc
Bí
thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng bị đề nghị kỷ luật vì những sai phạm từ thời ở Bộ Tài
chính
Phó
Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên bị đề nghị kỷ luật Đảng
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói sẽ đầu tư vào VinFast cho đến khi không
còn đồng nào
Ông
Tô Lâm kêu gọi xây dựng nền tư pháp hiện đại XHCN, không làm oan người vô tội
BBC
Ông Putin sắp tới
Bắc Hàn: Chiến tranh và vũ khí trên bàn nghị sự
Biển Đông: Trung
Quốc có thể cân bằng sức mạnh quân sự với Mỹ?
Đất hiếm Việt Nam:
Thua Trung Quốc, mất lợi thế khi Brazil vào cuộc đua?
Hàng loạt cán bộ
Viện Pháp y tâm thần Biên Hòa bị bắt giữ: Có hay không việc tiếp tay chạy án?
Thượng đỉnh Hòa
bình Ukraine: Vì sao Việt Nam được mời nhưng không tham dự?
Khỏa thân, cô độc,
ăn đồ cho chó chỉ để phục vụ chương trình truyền hình
Tổng thống Nga
Vladimir Putin sẽ thăm chính thức Việt Nam - Chương trình nghị sự có gì?
Thế độc tôn của
VinFast bị đe dọa khi 'trùm' xe điện Trung Quốc chào sân Việt Nam?
Việt Nam sắp tiếp
đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, Mỹ lên tiếng chỉ trích?
Người có thể trở
thành thủ tướng Pháp ở tuổi 28 là ai?
Bộ Chính trị ra
quyết định mới về kỷ luật đảng viên cấp cao, cho thấy điều gì?
Bí thư Thành ủy Hà
Nội Đinh Tiến Dũng bị đề nghị kỷ luật, tiếp theo là gì?
Sư Thích Minh Tuệ
sẽ ra sao trước dòng người đổ về nơi ông 'ẩn tu'?
Quốc tế lo ngại
Thái Lan dẫn độ ông Y Quynh Bđăp về Việt Nam
'Đừng giỡn mặt với
Hun Sen': Lãnh đạo Campuchia đã gặp sếp CIA?
Tỷ phú Phạm Nhật
Vượng tự tin về VinFast, chuyên gia đánh giá khác
Bầu cử ở châu Âu,
Việt Nam chịu tác động như thế nào?
BRICS cạnh tranh
với G7: Việt Nam hưởng lợi từ khối nào hơn?
Chỉ thị mật 24 của
Việt Nam khiến nhóm tư vấn EU quan ngại
Chủ tịch nước Tô
Lâm đã nói gì với Đại sứ Hùng Ba của Trung Quốc?
Người Việt Nam
trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới
Bồi đắp ở Trường
Sa: '2024 sẽ là năm kỷ lục của Việt Nam'
Vạn Thịnh Phát:
lời khai của bị can đã chết về kế hoạch lừa đảo trái phiếu
Thăm Bình Nhưỡng và Hà Nội, tổng thống Nga không muốn chỉ đối
thoại với Trung Quốc
Chiến tranh Ukraina : Tổng thư ký NATO kêu gọi bắt Trung Quốc trả
giá vì hậu thuẫn Nga
Israel : Thủ tướng Netanyahu giải tán nội các chiến tranh
Lần đầu tiên sau gần ¼ thế kỷ, một nguyên thủ Nga đến thăm Bắc
Triều Tiên
Cánh hữu và cực hữu tại Pháp, một câu chuyện dài hơn 40 năm,
"bắt tay" hay "quay lưng" nhau
Liên Âu chưa đạt thỏa thuận phân chia bổ nhiệm các lãnh đạo chủ
chốt của khối
Đài Loan theo dõi tàu ngầm Trung Quốc nổi lên ở eo biển Đài Loan
Ấn Độ và Mỹ cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng và công nghệ
Thái Lan : Tòa Bảo Hiến Thái Lan ra bốn quyết định quan trọng
trong cùng một ngày
EURO 2024 : Tuyển Pháp thắng trận ra quân, đội trưởng Mbappé gẫy
sống mũi
Ẩm thực Pháp : Ốc Bourgogne rất khó nuôi, người Nhật lại thành
công
Hội nghị hòa bình cho Ukraina khẳng định cần đối thoại với Nga
Washington trách cứ Hà Nội về chuyến thăm Việt Nam của tổng thống
Nga Putin
Pháp: Chiến dịch tranh cử Quốc Hội bắt đầu trong không khí căng
thẳng
Pháp triển khai dự án hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu tại 15
tỉnh Việt Nam
Biển Đông : Tàu Philippines và tàu Trung Quốc "lại đụng
nhau" gần Bãi Cỏ Mây
Hội nghị hòa bình cho Ukraina : Đường dẫn đến chấm dứt chiến
tranh còn dài và bất định
G7 vay tài trợ cho Ukraina từ tiền lãi tài sản của Nga bị phong
tỏa: Châu Âu “giơ đầu chịu báng” ?
(AFP) – Nga xác nhận tổng thống Vladimir
Putin công du Bắc Triều Tiên hai ngày. Hôm nay, điện Kremlin thông báo tổng
thống Vladimir Putin sẽ đến thăm Bắc Triều Tiên vào ngày 18-19/06/2024, theo
lời mời của Kim Jong Un. Đây là chuyến thăm đầu tiên của tổng thống Nga đến
Bình Nhưỡng từ 20 năm qua. Hai nước, hiện đều phải chịu nhiều trừng phạt từ các
nước phương Tây, đã thắt chặt quan hệ từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraina vào
năm 2022. Phương Tây cáo buộc Bình Nhưỡng cấp vũ khí cho Nga trên mặt trận ở
Ukraina, khẳng định Nga đã dùng tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên để tấn công
quân đội của Kiev. Sau chuyến thăm tới Bình Nhưỡng, tổng thống Nga sẽ đến thăm
Việt Nam, một đồng minh của Matxcơva từ thời Liên Xô, vào ngày 19-20/06.
AFP)
– An toàn hạt nhân : Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế
(IAEA) hy vọng nối lại liên lạc với Bắc Triều Tiên. Trả lờiphỏng vấn tờ Izvestia của Nga,
hôm thứ Hai 17/06/2024, giám đốc IAEARafael Grossi, hy vọng cần nối lại hợp tác
với CHDCND Triều Tiên để bảo an ninh cho các cơ sở hạt nhân của nước này. Các
chuyên gia IAEA thường xuyên đến BắcTriều Tiên từ năm 1992, đã bị trục xuất từ
2009. Ông Rafael Grossi cũng kêu gọi không lặp lại những sai lầm với Bắc Triều
Tiên tương tự như với Iran.
(RFI) –
Ô nhiễm hóa chất : Liên Hiệp Quốc hướng đến lập cơ chế như GIEC –
nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu. Đây là chủ đề của cuộc họp quan
trọng được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 21/6/2024 tại Thụy Sĩ. Hiện tại, có từ
40.000 đến 60.000 sản phẩm hóa chất công nghiệp được bán trên thị trường trên
toàn thế giới, trong đó 6.000 loại chiếm hơn 99% tổng khối lượng. Các sản phẩm
hóa học liên quan đến mọi mặt của đời sống con người : quần áo, nông
nghiệp và thực phẩm, đồ điện, sản phẩm gia dụng, vật liệu xây dựng, thuốc
men... Ô nhiễm hóa chất đang gây tổ hại lớn cho sức khỏe và môi trường, nhưng
nhân loại thiếu cơ chế đối phó.GIEC đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy các
hợp tác của nhân loại trong lĩnh vực khí hậu.
(AFP) –
Việt Nam : 4 người tử vong trong một vụ hỏa hoạn ở Hà Nội. Công an thành phố Hà Nội cho biết vụ
cháy xảy ra tại một căn nhà 6 tầng vào chiều tối Chủ Nhật 16/06/2024, tại Định
Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Theo báo chí trong nước, 4
thi thể đã được phát hiện, gồm vợ của chủ nhà, con trai 11 tuổi và hai cháu
ngoại 2 và 6 tuổi. Đám cháy đã được hơn 100 lính cứu cứu hỏa dập tắt vài giờ
sau đó. Gần đây, nhiều vụ hỏa họa đã xảy ra tại Việt Nam, làm dấy lên quan ngại
về những quy định phòng cháy, thường không được tuân thủ nghiêm ngặt. Hồi cuối
tháng Năm, một thảm kịch hỏa hoạn cũng đã xảy ra tại thủ đô Hà Nội, lấy đi sinh
mạng của 14 người.
(AFP) –
Doanh nghiệp Đức quan ngại vì tiêu dùng giảm ở Trung Quốc. Trung Quốc là một thị trường quan
trọng của nhiều doanh nghiệp Đức, hoạt động trong ngành công nghiệp sản xuất ô
tô. Tuy nhiên, một báo cáo của Phòng thương mại Đức, công bố hôm 17/06/2024,
chỉ ra rằng các doanh nghiệp Đức đang gặp khó khăn vì giá thấp và nhu cầu giảm
tại Trung Quốc. Hơn nữa, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại nền kinh tế
lớn thứ hai thế giới cũng khó có thể thích ứng với sự phát triển của ngành công
nghiệp ô tô điện của Trung Quốc, đặc biệt là ô tô điện. Để ngăn chặn xe điện
Trung Quốc cạnh tranh tại châu Âu, Ủy Ban Châu Âu đã áp mức thuế quan lên tới
38 % đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc vào Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên,
báo cáo nêu trên chỉ ra rằng biện pháp này có thể phản tác dụng, và có nguy cơ
các doanh nghiệp của Đức, như Volkswagen, Mercedes-Benz, BMW, hoạt động mạnh ở
Hoa Lục, có thể bị Bắc Kinh trả đũa.
(AFP) –
Người nhập cư vào Bắc Mỹ, quá cảnh qua Mêhicô, đến từ 177 quốc gia. Theo một báo cáo công bố hôm 16/06/2024,
của Viện nghiên cứu quốc gia về tị nạn của Mêhicô, số người tị nạn quá cảnh tại
nước này để sang Hoa Kỳ đến từ 177 nước trên thế giới, trong tổng số 193 nước
thành viên của Liên Hiệp Quốc. Vào năm 2023, khoảng 2,4 triệu người đã cố vượt
biên trái phép từ Mêhicô vào Hoa Kỳ. Đa số là những người trưởng thành, và đến
từ Venezuela, đang trong khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, hay các nước có nhiều
xung đột băng đảng hoặc nạn buôn bán ma túy, chẳng hạn Guatemala, Haiti. Những
người di cư khác cố vượt qua chặng đường đầy rẫy nguy hiểm ở Mêhicô để tìm cuộc
sống tốt hơn, đến từ các nước xa hơn, như từ Trung quốc, Ấn Độ hay
Angola.
(AFP) –
Giới trẻ cập nhật thông tin từ Youtube. Theo một báo cáo công bố hôm nay, 17/06/2024, của
Viện nghiên cứu Reuters, thuộc đại học Oxford của Anh, các nền tảng mạng xã hội
hay video, như Youtube, Tiktok, Snapchat, và Instrgram trở thành công cụ tìm
kiếm thông tin của nhiều người trẻ. Ví dụ như tại Pháp, kênh Youtube Hugo
Decrypte của nhà sáng tạo nội dung 27 tuổi, Hugo Travers, trở thành một kênh
truyền thông, tuyển dụng 25 người. Với 2,6 triệu người theo dõi trên Youtube và
5,7 triệu người trên Tiktok, Hugo Decrypte trở thành nguồn tin chính của giới
trẻ Pháp. Hugo Decrypte thậm chí còn được nhắc đến nhiều hơn cả Le Monde, Le
Figaro hay Libération cộng lại. Tại Anh Quốc hay Hoa Kỳ, trường hợp tương tự
cũng xảy ra. Báo cáo kết luận rằng các phương tiện truyền thông truyền thống
gặp nhiều khó khăn vì vẫn theo văn hóa đưa tin bằng văn bản và khó thích ứng
với xu thế mới.
TIN TỨC: THỨ BA 18.06.2024
1/ VN MUỐN ĐÁNH THUẾ HÀNG HÓA TRUNG CỘNG BÁN TRÊN MẠNG
Một cơ quan chuyên trách
của quốc hội Việt Nam vừa lên tiếng yêu cầu đánh thuế toàn bộ hàng hóa Trung Cộng
được bán trên mạng, bất kể giá trị nào.
Đây là đề nghị mà ông Lê
Quang Mạnh, chủ nhiệm ủy ban tài chánh của quốc hội, đưa ra khi ông này báo cáo
về việc thẩm tra dự luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi vào chiều ngày 17/6.
Cần biết là Việt Nam hiện
miễn thuế nhập cảng và thuế giá trị gia tăng khi nhập cảng đối với các mặt hàng
có giá trị dưới 1 triệu đồng mà các khách hàng mua được qua đường bưu điện hay các
công ty chuyển phát nhanh.
Mặc dù các đơn hàng chỉ có giá trị nhỏ dưới 300 ngàn đồng nhưng tính tổng cộng
mỗi ngày giá trị nhập cảng các mặt hàng này có giá trị lên đến 63 triệu Mỹ kim,
theo số liệu của Tập đoàn Bưu chính.
Các hàng hóa này của Trung Cộng được bày bán trên các trang mạng phổ biến ở
Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki và TikTok. Với sự bùng nổ của ngành thương
mại điện tử, việc tiếp tục miễn thuế này được cho là sẽ gây thất thu cho ngân
sách Việt Nam.
Trước đây, sở dĩ Việt Nam không đánh thuế với các mặt hàng nhập cảng nhỏ lẻ qua
đường bưu điện là vì lượng hàng hóa không đáng kể nên tiền thuế thu được không
bao nhiêu, nhất là so với chi phí của cơ quan hải quan và chi phí tuân thủ của
người nộp thuế, theo tuyên bố của ông Lê Quang Mạnh.
Ông Mạnh cũng dẫn ra việc
nhiều nước đã bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập cảng nhỏ
lẻ để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và
hàng hóa nhập cảng. Do đó, ủy ban tài chánh của quốc hội đề nghị ban soạn thảo
luật thuế giá trị gia tăng cần cân nhắc áp thuế đối với dạng hàng hóa nhập cảng
này.
Việt Nam đang gặp những khó khăn về thu ngân sách do phải giảm 2% thuế giá trị
gia tăng, từ 10 xuống 8% kể từ đầu năm nay để kích thích tiêu dùng, thúc đẩy sự
phục hồi sản xuất kinh doanh để lấy lại đà tăng trưởng cho nền kinh tế.
2/ BA TUYẾN CÁP QUANG BIỂN CỦA VN GẶP TRỤC TRẶC CÙNG LÚC
Ba tuyến cáp quang biển kết
nối Internet Việt Nam với thế giới đang gặp trục trặc mà chưa thể khắc phục,
theo loan tin của báo chí lề đảng vào hôm 15/6.
Theo đó, tuyến cáp quang
biển Liên Á mới gặp trục trặc trên nhánh nối liền Singapore, trong khi đó tuyến
kết nối giữa Á châu và Mỹ và tuyến nối giữa Á châu - Châu Âu- Châu Phi cũng gặp
trục trặc mà chưa thể khắc phục.
Các nhà cung cấp mạng tại
Việt Nam chưa công bố lịch sửa chữa và thời điểm có thể khắc phục ba tuyến vừa nêu đang gặp phải.
Cần biết VN có 5 tuyến cáp
quang biển nối mạng với quốc tế. Những tuyến này thường gặp trục trặc, gây ảnh
hưởng đến việc truy cập tại Việt Nam. Có lúc toàn bộ cả 5 tuyến đều gặp trục
trặc cùng một lúc như vào tháng 2 năm ngoái.
Trong diễn biến liên quan,
vào ngày 14/6 vừa qua, bộ thông tin truyền thông Việt Nam ra quyết định phê
duyệt “chiến lược cáp quang quốc tế đến năm 2035. Theo đó đến năm 2030, triển
khai và đưa vào hoạt động tối thiểu thêm 10 tuyến cáp quang biển mới với công
nghệ hiện đại, nâng tổng số tuyến cáp quang biển của Việt Nam lên tối thiểu 15
tuyến.
3/ PHILIPPINES VÀ TRUNG CỘNG TỐ CÁO LẪN NHAU VỀ VỤ VA CHẠM MỚI
Lực lượng hải cảnh Trung Cộng
tố cáo một tàu tiếp tế của Philippines đã gây nên vụ va chạm gần Bãi Cỏ Mây ở
Biển Đông vào hôm qua 17/6. Tuy nhiên phía Philippines tuyên bố lời tố cáo này
là “sai lệch và dối trá”.
Theo cáo buộc của hải cảnh
Trung Cộng, một tàu tiếp tế của Philippines đã đột nhập “phi pháp” vào vùng
biển gần Bãi Cỏ Mây, có tên tiếng Anh là Second Thomas Shoal. Phía Trung
Cộng cho biết thêm là chiếc tàu
Philippines đã “phớt lờ cảnh báo từ phía
Trung Cộng, vi phạm quy định quốc tế khi cố tình áp sát một cách nguy hiểm một
chiếc tàu Trung Cộng theo một cách thức thiếu chuyên nghiệp dẫn đến va chạm”.
Phía Philippines đáp trả
cho rằng vấn đề chính là sự hiện diện và hoạt động phi pháp của Trung Cộng
trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Hành động của Trung Cộng không
những xâm phạm chủ quyền của Philippines mà còn làm gia tăng căng thẳng trong
khu vực.
Cần biết là hải cảnh Trung Cộng
lâu nay vốn ngăn chặn nỗ lực tiếp tế cho binh sĩ Philippines trú đóng trên
chiếc tàu cố tình mắc cạn tại khu vực Bãi Cỏ Mây. Tình hình căng thẳng tại đó
giữa hai phía trong những tháng gần đây trở nên nghiêm trọng nhất suốt nhiều
năm qua.
Trong diễn biến liên
quan, luật tuần duyên mới của Trung Cộng bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/6
cho phép bắt giữ người nước ngoài mà lực lượng Trung Cộng cáo buộc là xâm phạm
vùng biển của họ tại Biển Đông. Luật này bị các nước trong khu vực và cả nhóm
G7 cáo buộc là mang tính trấn áp và đe dọa.
Theo quy định mới, lực
lượng tuần duyên của Trung Cộng có thể bắt giữ người và tàu nước ngoài bị
cáo buộc vi phạm về xuất nhập cảnh của Hoa Lục. Trong những trường hợp phức
tạp, thời gian giam giữ có thể kéo dài đến 60 ngày.
Tướng Romeo Brawner, tham
mưu trưởng quân đội Philippines, vào ngày 14/6 nói với báo giới là giới chức trách
Philippines đang thảo luận những biện pháp thực hiện nhằm bảo vệ ngư dân
Philippines đánh bắt tại Biển Đông. Manila đã trấn án ngư dân không nên lo sợ
mà cứ tiến hành đánh bắt tại vùng đặc quyền kinh tế của mình.
VNTB – Viện Kiểm sát có quyền kiểm soát quyền lực?
VNTB – Chùa
Thiền Tôn Phật Quang vẫn hoạt động bình thường
VNTB – ‘Án tù tinh
thần’ có tên nhà thương điên
VNTB –
Bí thư Đà Lạt hạ cánh an toàn
VNTB –
Việt Nam chuẩn bị tiếp đón tội phạm chiến tranh Putin
18/06/1983:
Sally Ride trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ
18/06/1983:
Sally Ride trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ
Quan
hệ Trung-Ấn khó đoán hơn sau chiến thắng của Narendra Modi
Ngành
gỗ Myanmar đang nuôi dưỡng chính quyền quân sự như thế nào?
Thâm như Tàu18/06/2024
Đại ma sự18/06/2024
“Ác nghiệp” ở Ba
Vàng18/06/2024
Tại sao có
nạn chùa giả?18/06/2024
Hãy tĩnh tâm lại!18/06/2024
Ghét đào đất đổ
đi17/06/2024
Tình
hình Ukraine ngày thứ 84317/06/2024
Vàng, lại nói
về vàng17/06/2024
Trông chờ
ngày nó lụi tàn16/06/2024
Dự
án xây dựng sân bay Long Thành rất lãng phí khi tốn kém 16,03 tỷ USD (Bài 3)16/06/2024
Phúc
Lai - Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 16/06/2024
Phan
Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 843, 16-06-2024
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 17.06.2024
Nguyễn
Thông - Ghét đào đất đổ đi
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Loạt bài mới về sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành (Bài 1) 17/06/2024
Loạt bài mới về sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành (Bài 2) 17/06/2024
Loạt bài mới về sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành (Bài 3) 17/06/2024
Biển Đông và Đệ Tam Thế Chiến 17/06/2024
Thép Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam, ‘đe dọa’ sản xuất trong nước 17/06/2024
Quan hệ Trung-Nga không đơn thuần là một cuộc hôn nhân thuận tiện 17/06/2024
Lại một câu chuyện của giáo dục (*) 16/06/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
HÀ NỘI CHÁY LIÊN TIẾP,
NHIỀU NGƯỜI CHẾT THƯƠNG TÂM: SAO CHƯA AI TỪ CHỨC?
ANH VĂN - MINH TUỆ
https://vtcnews.vn/ha-noi-chay-lien-tiep-nhieu-nguoi-chet-thuong-tam-sao-chua-ai-tu-chuc-ar877658.html
(VTC News) - Nhiều văn bản chỉ đạo của
chính quyền nhưng Hà Nội vẫn
cháy liên tiếp khiến nhiều người chết, chuyên gia cho rằng đã đến lúc người
đứng đầu cấp nào đó phải từ chức.
Tối 16/6, ngôi nhà 6
tầng một tum ở số 207 phố Định Công Hạ (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cháy dữ dội trong mưa lớn. Sau khi dập tắt
đám cháy, lực lượng chức năng phát hiện 4 thi thể.
Vụ hỏa hoạn xảy ra khi
nhiều người vẫn chưa hết ám ảnh với vụ cháy nhà trọ nằm sâu trong ngõ nhỏ ở phố
Trung Kính (quận Cầu Giấy) khiến 14 người chết cách đây chưa đầy một tháng.
Hồi tháng 9/2023, vụ
cháy thảm khốc tại chung cư mini phố Khương Hạ cướp đi mạng sống của 56 người
cũng khiến dư luận bàng hoàng, xót xa.
5 vụ cháy, 81 người
thiệt mạng chỉ trong hơn 9 tháng. Và sau mỗi vụ việc, chính quyền Hà Nội lại ra công văn yêu cầu làm rõ trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý theo quy định của pháp luật.
Nhưng đến nay, vẫn
chưa có lời giải cho câu hỏi ai là người phải chịu trách nhiệm và cũng chưa
thấy bất kỳ một vị cán bộ nào xin từ chức, dù chỉ là công chức cấp phường.
Truy
trách nhiệm, nhưng chưa ai từ chức
Trả lời VTC News, ông
Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đánh giá,
cấp ủy và lãnh đạo nhiều phường, quận của Hà Nội chưa làm tròn trách nhiệm của người cán
bộ, đảng viên.
"Sinh thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh, cán bộ, đảng viên phải luôn nêu cao
tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước quần chúng, phải luôn luôn chăm lo đến
đời sống của quần chúng, phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".
Nhưng anh để cho Nhân dân sống trong cảnh nơm nớp về hỏa hoạn, hơn 80 người dân
thiệt mạng trong chưa đầy 10 tháng, liệu anh còn xứng đáng làm cán bộ, đảng
viên?", ông Nguyễn Túc đặt vấn đề.
Ông Nguyễn Túc khẳng
định, để xảy ra những vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng vừa qua là trách nhiệm của
các cấp chính quyền Hà Nội.
Vị chuyên gia này đánh
giá chính sự "dễ dãi" của các cơ quan chức năng tạo cơ hội sinh ra
hàng loạt công trình với những căn hộ siêu nhỏ, nhưng đầy đủ các chức năng như
phòng ngủ, khu bếp, vệ sinh… mà lại thiếu lối thoát hiểm.
Người dân ở các khu
nhà này đa phần là công chức, viên chức, lao động phổ thông nên gia đình nào
cũng hàn khung sắt kín mít khu vực ban công để chống trộm cắp, tận dụng phơi
quần áo, trồng cây xanh... Chính những "chuồng cọp" này trở thành bức
tường sắt tự nhốt mình khiến nạn nhân không có lối thoát khi tai nạn ập đến.
"Những cán bộ
thực thi nhiệm vụ có nhìn thấy các tòa nhà xây dựng trái phép mọc lên trên phố,
đang tiềm ẩn nguy cơ gây ra tai họa cho người dân bất kỳ lúc nào? Hay vì một lý
do, lợi ích nào khác khiến họ cố tình làm ngơ, mắt nhắm, mắt mở?", ông
Túc đặt câu hỏi.
Vẫn đề cập đến trách
nhiệm của chính quyền địa phương, ông Túc dẫn Kế hoạch 131 của UBND TP Hà Nội về khắc phục các hạn chế, khuyết điểm
trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Chủ tịch UBND cấp
huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND TP nếu để xảy ra tình trạng buông
lỏng trong công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ trên lĩnh vực, địa bàn quản lý của đơn vị hoặc để xảy ra cháy, nổ gây hậu
quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
"Nhiều người
chết như thế nhưng mới chỉ khởi tố 6 cán bộ của phường Khương Trung, quận Thanh
Xuân. Vậy trách nhiệm của lãnh đạo quận ở đâu? Vì lý do gì mà chưa
"sờ" đến những ông đó?", ông Nguyễn Túc nói.
Ủy viên Đoàn Chủ tịch
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam dẫn Quy định 41 của Bộ Chính trị về việc miễn
nhiệm, từ chức đối với cán bộ, nêu rõ, cán bộ hạn chế về năng lực hoặc không
còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao thì phải xem xét xin
từ chức.
Hay gần đây nhất là
Quy định 144 về quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai
đoạn mới, cũng đề cập cán bộ, đảng viên cần thực hiện văn hóa từ chức khi không
đủ khả năng, uy tín.
"Tôi nhận được
nhiều phản ánh của cử tri và Nhân dân rằng chủ trương của Đảng đã rõ ràng, chưa
kể là các văn bản hướng dẫn cụ thể của Chính phủ nhưng đến nay vẫn chưa thấy ai
đứng ra chịu trách nhiệm, chưa thấy ai từ chức", ông Túc nêu.
Đối với trường hợp,
cán bộ "cố đấm ăn xôi" dù có trách nhiệm dẫn đến những vụ cháy đặc
biệt nghiêm trọng, ông Nguyễn Túc kiến nghị cấp có thẩm quyền khẩn trương xem
xét và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
Cũng có cùng quan điểm
với ông Nguyễn Túc, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho
rằng quy định 144 của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn, đạo đức của đảng viên, trong
đó nêu rõ cán bộ, đảng viên khi cảm thấy mình không đáp ứng được, không còn đủ
uy tín và năng lực nữa để đáp ứng yêu cầu công việc thì phải thực hiện văn hoá
từ chức.
"Chúng ta nói
nhiều đến tình trạng cán bộ còn vô trách nhiệm, còn thờ ơ, còn chây ì, thậm chí
né tránh trách nhiệm, ngại khó, ngại khổ. Trong mấy năm gần đây, báo cáo của
Chính phủ thường nhắc đến, thậm chí nhiều báo cáo của bộ, ngành đều nhắc đến
tình trạng này nhưng dường như chúng ta chưa có một liều thuốc thực sự hữu hiệu
để khắc phục tình trạng này", đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga bày tỏ.
Cấp dưới coi thường chỉ đạo của cấp trên?
TS Cù Văn Trung, Viện
trưởng Viện nghiên cứu Chính sách và các vấn đề xã hội (Sở Khoa học và Công
nghệ Hà Nội) cho biết sau vụ cháy chung cư mini khiến 56
người chết, Thành ủy Hà Nội cũng ban hành Chỉ thị số 25 về việc tiếp
tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn TP Hà Nội trong tình hình mới. Tuy nhiên,
đến nay chưa có nhiều chuyển biến tích cực.
Ông Trung phân tích,
Chỉ thị 25 chỉ ra rất đầy đủ các yếu tố khách quan và chủ quan gây ra các vụ
cháy. Những nguyên nhân này có cả yếu tố của quá trình đô thị hóa, của thời
gian, của tư duy nhiệm kỳ, sự buông lỏng quản lý hoặc quản lý, giám sát không
chặt chẽ, chủ quan, nể nang trong quy hoạch, xây dựng... cũng như ý thức, trách
nhiệm của người dân.
"Xem xét trên
một khía cạnh nào đó là hệ quả của thời kỳ đã qua, của những sai sót bởi công
tác quản lý trước đây. Tuy nhiên, vì sao bài toán này vẫn chậm được khắc phục,
chấn chỉnh và chưa được coi như một biện pháp cấp thiết, quan tâm sâu sắc của
thành phố?", TS Cù Văn Trung nói.
Vì lẽ đó, ông Trung
cho rằng yếu tố trách nhiệm khó quy kết, chỉ khi nào sự việc, sự vụ xảy ra thì
mới có sự vào cuộc của các cấp. Bên cạnh đó, công tác kiểm kê, thanh tra, báo
cáo nắm tình hình được triển khai nhưng chuyển biến rất chậm.
Viện trưởng Viện
nghiên cứu Chính sách và các vấn đề xã hội nêu thực tế, sau một đợt thanh kiểm
tra thì các công trình sai phép trên địa bàn Hà Nội vẫn mọc lên như "nấm sau mưa".
"Tôi nắm được
thực tế ở phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, nhiều hộ dân kiến nghị bãi đỗ xe
sai phép tại một chung cư, dù cấp có thẩm quyền ra văn bản chỉ đạo nhưng phường
vẫn không chịu dẹp bỏ. Từ đó thấy rằng, công tác giám sát, chỉ đạo, kiểm tra và
xử lý hiện nay chưa hiệu quả, quyền lực trong hoạt động quản lý Nhà nước có
nơi, có chỗ mất đi tính uy nghiêm của hệ thống. Nói các khác, một số nơi nhờn,
coi thường sự chỉ đạo của cấp trên", ông Trung nhận định.
TS Cù Văn Trung cho
rằng đây là hệ quả của quá trình phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước
nhưng thiếu tập trung, giám sát và đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.
Từ thực tế kể trên,
theo ông Trung, đòi hỏi những cán bộn đứng đầu Hà Nội phải chịu trách nhiệm cao hơn nữa, coi
vấn đề sinh mạng của người dân thành phố phải đặt lên trên hết.
Nếu không tạo ra
"bản đồng ca hợp xướng trên dưới, dọc ngang" thì khó có thể tạo ra
những đột phá trong phòng, chống các vụ hỏa hoạn tiếp theo. Hệ quả tất yếu là
dư luận nghi vấn về năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của những người đứng
đầu.
"Hơn lúc nào
hết, kiên quyết chấn chỉnh, kiểm tra và giám sát chặt chẽ hơn nữa trên các bình
diện dân sinh đến tính phân cấp, phân quyền là bài toán của người lãnh đạo lúc
này. Nếu không thể hiện được các chuyển biến đó, người dân Thủ đô sẽ đòi hỏi sự
thay thế về các nhân sự lãnh đạo", ông Trung nói.
Bàn luận về việc người
đứng đầu phải từ chức khi xảy ra các vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng, đại biểu
Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga nhìn nhận từ chức vẫn chưa thực sự trở thành một
văn hóa.
Bà Nga cho rằng, nếu
cán bộ xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bố trí công tác
khác hoặc không bổ nhiệm lại.
Tuy nhiên, vấn đề nằm
ở việc đánh giá cán bộ, công chức, đảng viên vẫn còn tình trạng "dĩ hòa vi
quý".
"Một chi bộ
cuối năm đảng viên nào cũng hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, một
cơ quan năm nào cũng có công chức hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
nhưng rồi công việc cứ không trôi, còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Vậy nó nằm ở
đâu, nằm ở cách chúng ta đánh giá. Chính vì thế chúng ta không xử lý được cán
bộ", vị đại biểu Quốc hội đoàn Hải Dương nói.
HĐND
huyện Nhơn Trạch họp sẽ bất thường hôm nay liên quan vụ bị lừa 170 tỷ đồng
TP - Ban thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai vừa cách
chức Phó bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch với bà Nguyễn Thị Giang Hương. Bà Hương
đồng thời là Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch.
Lý do bà Hương đã không trung thực trong việc kê khai tài sản,
thu nhập qua các lần kê khai tài sản, thu nhập; quanh co, đối phó, che giấu
nguồn gốc số tiền chưa kê khai, không cung cấp cho Tổ xác minh tài sản, thu
thập các hồ sơ liên quan đến việc sở hữu các tài sản đã kê khai trong bản kê
khai tài sản, thu nhập theo quy định.
Ban thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai cho rằng, bà Hương làm những việc
pháp luật không cấm nhưng ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, địa phương
và trách nhiệm nêu gương của đảng viên. Vi phạm của bà Hương là nghiêm trọng,
tạo dư luận xấu trong xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm giảm sút uy
tín bản thân, uy tín Huyện ủy, UBND huyện Nhơn
Trạch.
Do đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai ra quyết định thi hành kỷ
luật đối với bà Nguyễn Thị Giang Hương bằng hình thức cách chức phó bí
thư Huyện ủy Nhơn Trạch nhiệm
kỳ 2020-2025. Riêng việc kỷ luật về mặt hành chính trên cương vị chủ tịch UBND
huyện Nhơn Trạch sẽ được cơ quan chức năng tiếp tục xem xét.
Hồi cuối tháng 3, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với các đơn vị
nghiệp vụ, điều tra vụ việc bà Hương bị nhóm lừa đảo đăng nhập vào tài khoản ngân
hàng, lấy đi số tiền khoảng 170 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Giang Hương năm nay 51 tuổi, hiện là Chủ tịch UBND
huyện Nhơn Trạch khoá VI, nhiệm kỳ 2021-2025. Bà Hương sinh ngày 27/6/1973, có
trình độ chuyên môn cử nhân Quản trị kinh doanh, Cao cấp lý luận chính trị. Bà
Hương cũng từng là Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch khoá V, nhiệm kỳ 2016-2021.
Trao đổi với
Tiền Phong, luật sư Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát (Đoàn Luật
sư TPHCM) cho biết, về mặt đảng, bà Hương đã bị kỷ luật cách chức Phó Bí thư huyện ủy Nhơn
Trạch. Về mặt hành chính, bà Hương là cán bộ nên theo quy định tại Khoản 1,
Điều 7, nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/ 2020 thì đối với cán bộ có 4
hình thức kỷ luật, gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.
Quy trình tiếp theo về công tác cán bộ theo nguyên tắc đồng bộ
giữa kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính thì bà Hương sẽ bị xem xét kỷ luật hành
chính đối với vị trí chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch. Liên quan nội dung này, dự
kiến, hôm nay (ngày 18/6) HĐND huyện Nhơn Trạch sẽ tổ chức họp bất thường.
CỰU GIÁM ĐỐC QUỸ TÍN
DỤNG Ở TP.HCM BỊ CÁO BUỘC GÂY THIỆT HẠI 16,6 TỶ
Năm 2020, Cơ quan thanh tra, giám sát của Ngân
hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM phát hiện các sai phạm xảy ra tại Quỹ tín dụng
Nhà Bè, nên đã chuyển hồ sơ cho Công an TP.HCM làm rõ.
Ngày 17/6, TAND TP.HCM đã quyết định đưa vụ
sai phạm xảy ra tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thị trấn Nhà Bè (Quỹ tín dụng
Nhà Bè) ra xét xử vào ngày 25/6. Phiên tòa sơ thẩm sẽ do thẩm phán Đoàn Thị
Hương Giang làm chủ tọa.
Tại phiên tòa này, các
bị can Trần Ngọc Sơn (cựu Giám đốc Quỹ tín dụng Nhà Bè), Nguyễn Phương Anh (cựu
kế toán trưởng), Huỳnh Thị Phương Uyên, Đỗ Huỳnh Ngọc Diễm (cùng là cựu thủ
quỹ) cùng bị xét xử về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động
khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.
Riêng 2 bị can gồm:
Cựu chủ tịch HĐQT Quỹ tín dụng Nhà Bè Phạm Văn Đứng và cựu Trưởng ban kiểm soát
Quỹ tín dụng Nhà Bè Phạm Thị Hà bị xét xử về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng”.
Theo cáo trạng của
viện kiểm sát, từ tháng 12/2014 đến tháng 10/2018, ông Sơn trực tiếp ký duyệt
cho các khách hàng vay, nhận thế chấp các bất động sản làm tài sản đảm bảo
nhưng đã tự ý chỉ đạo cho giải chấp hết các hồ sơ tài sản đảm bảo của 42 hồ sơ
vay. Các tài sản này hiện nay đã bị sang tên cho cá nhân khác, dẫn đến 42 khoản
vay hiện không còn tài sản đảm bảo và đang bị dư nợ quá hạn số tiền 16,6
tỷ đồng không thu hồi được, gây thiệt hại cho Quỹ tín dụng Nhà
Bè 16,6 tỷ đồng.
Trên cương vị là Chủ
tịch HĐQT và Trưởng Ban kiểm soát, ông Phạm Văn Đứng và bà Phạm Thị Hà đã không
thực hiện đúng chức trách giám sát và kiểm tra theo Quy chế hoạt động của Quỹ
tín dụng Nhà Bè, dẫn đến không kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi sai phạm
của ông Sơn.
Bị can Nguyễn Phương
Anh đã không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, biết rõ các hợp đồng chưa được
thanh lý, nhưng ông Sơn đã bàn giao các tài sản đảm bảo cho khách hàng. Biết
ông Sơn làm âm quỹ tiền mặt trong hoạt động tín dụng từ năm 2012, nhưng bị can
Anh đã không báo cáo cho HĐQT hoặc tố giác.
Ngoài ra, Nguyễn
Phương Anh cũng đã lập các báo cáo tài chính khống thể hiện tình hình kinh
doanh có phát sinh lợi nhuận liên tục năm 2012-2019 theo chỉ đạo của ông Sơn,
từ đó tạo điều kiện cho ông Sơn thực hiện hành vi phạm tội trót lọt trong thời
gian dài.
Bị can Huỳnh Thị
Phương Uyên là người ký các chứng từ thu, chi và hồ sơ kế toán khống để che đậy
sai phạm của ông Sơn. Bị can này làm thủ tục giải chấp tài sản của 17/42 hồ sơ
vay, gây thiệt hại cho Quỹ tín dụng Nhà Bè 5,7 tỷ đồng.
Bị can Đỗ Huỳnh Ngọc Diễm là người làm thủ tục giải chấp tài
sản đảm bảo của 14/42 hồ sơ vay, gây thiệt hại cho Quỹ tín dụng Nhà Bè 4,8
tỷ đồng.
19 HỌC SINH LỚP 12
ĐANG ÔN THI TỐT NGHIỆP BẤT NGỜ PHẢI NHẬP VIỆN
Ngày 17/6, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Gia Lai đã có báo cáo về việc 19 học sinh trường THPT Chi Lăng phải nhập viện
cấp cứu do xuất hiện triệu chứng sốt, nôn ói, đau bụng.
Theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực
phẩm tỉnh Gia Lai, khoảng 9h30 ngày 16/6, Chi cục nhận được tin báo về việc
nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường THPT Chi Lăng (TP Pleiku), khiến
19 em học sinh lớp 12 đang ôn thi tốt nghiệp phải nhập viện.
Ngay sau đó, chi cục
đã phối hợp các cơ quan y tế, Công an Kinh tế, Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng
Anh Gia Lai, trường THPT Chi Lăng điều tra, xác minh.
Quá trình điều tra xác
định, ngày 15/6, Trường THPT Chi Lăng tổ chức ăn tại bếp ăn tập thể cho gần 400
người (gồm học sinh và cán bộ giáo viên, người lao động của trường). Thức ăn
gồm: buổi sáng (bánh canh, xôi, nui), buổi trưa (cơm, sườn heo chiên, canh rau
má, cải thảo xào), buổi tối (cơm, thịt gà chiên, canh rau cải ngọt, cải thảo
xào).
Đối với học sinh,
ngoài thức ăn của trường cung cấp, các em còn sử dụng thức ăn do gia đình gửi
vào để ăn thêm như trái cây, sữa chua, bánh...
Khoảng 15h cùng ngày,
19 người xuất hiện các triệu chứng đau bụng, một số bệnh nhân bị sốt nhẹ.
Sáng 16/6, trường THPT
Chi Lăng đã đưa 19 học sinh đến bệnh viện để chăm sóc y tế. Đến 11h cùng ngày,
một bệnh nhân sức khỏe ổn định, được gia đình xin xuất viện. Cuối ngày 16/6, 18
bệnh nhân còn lại sức khỏe ổn định, tiếp tục được theo dõi và điều trị.
Chi cục An toàn vệ
sinh thực phẩm đã tiến hành niêm phong toàn bộ thức ăn lưu ngày 15/6 do nhà
trường tự lưu (không bao gồm mẫu cơm trắng do nhà trường không lưu món này) để
gửi kiểm nghiệm tìm nguyên nhân. Bệnh viện chỉ định cấy phân các chỉ tiêu
E.coli và Samonella trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân.
Theo Chi cục An toàn
vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai, có bệnh nhân không ăn đủ 3 bữa vẫn xuất hiện
triệu chứng đau bụng.... Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau bụng đầu tiên chỉ
ăn sáng, bữa trưa chỉ ăn món sườn, bữa tối không ăn.
Từ kết quả điều tra,
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai cho rằng chưa đủ cơ sở kết luận
đây là vụ ngộ độc thực phẩm. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ phối hợp với
các đơn vị liên quan xác định và kết luận nguyên nhân.
BẮT
“TRÙM SÒ” CHUYÊN BÁN TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG RỒI “ĂN CHẶN” CỦA TỘI PHẠM LỪA ĐẢO
https://www.anninhthudo.vn/bat-trum-so-chuyen-ban-tai-khoan-ngan-hang-roi-an-chan-cua-toi-pham-lua-dao-post579982.antd
ANTD.VN - Không chỉ bán tài khoản ngân hàng để
ăn chênh lệch, lưu manh hơn, “trùm sò” Phạm Quốc Tuấn còn tìm cách chặn một
chiều, không để dòng tiền "xấu" bị rút ra, sau đó chiếm đoạt. Đây
được coi là chiêu “ăn chặn” hết sức tinh vi của Tuấn cùng đồng bọn.
Ngày 17-6, Cơ quan
Cảnh sát điều tra - Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết, đã ra quyết định
khởi tố vụ án, khởi tố đối với các bị can gồm: Phạm Quốc Tuấn, SN 1995, trú tại
ngõ 460 đường Khương Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội; Lã Minh Đức, SN 1986,
trú tại 506 H1 phường Kim Giang, quận Thanh Xuân;
Lương Khánh Linh, SN
2003, trú tại phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, và Nguyễn Trung Cường, SN
1991, nhà ở tập thể H3 ngõ 64, Kim Giang, quận Thanh Xuân, để điều tra về hành
vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Trước đó, ngày
15-9-2023, người phụ nữ tên Đ.T.M.T., trú tại quận Ba Đình, Hà Nội nhận được
cuộc gọi từ số điện thoại lạ, tự xưng là Trung tá Công an, thông qua ứng dụng
mạng xã hội Zalo thông báo đang điều tra vụ án liên quan đến số tiền 69 triệu
đồng của một đối tượng trong Đà Nẵng gửi cho bà T.
Dù không biết đối
tượng kia là ai, và khẳng định không biết, không liên quan và không nhận được
số tiền trên nhưng “Trung tá Công an” vẫn tiếp tục đưa các thông tin về nhân
thân để bà T. tin rằng mình đang bị điều tra thật. Sau cuộc nói chuyện, đối
tượng yêu cầu bà T. chuyển hết tiền để phía “Công an” lưu giữ, nhằm đảm bảo
quyền lợi cho nạn nhân.
Cùng ngày, bà T. một
mình đến ngân hàng Xây Dựng có địa chỉ tại số 96 Bà Triệu, phường Hàng Bài,
quận Hoàn Kiếm, để rút hết sổ tiết kiện được số tiền 750 triệu đồng và chuyển
vào tài khoản mang tên Lương Khánh Linh, mở tại ngân hàng TPBank.
Sau khi chuyển tiền
thành công, bà T. gọi điện lại thì “Trung tá Công an” lập tức cắt đứt liên hệ,
xóa tài khoản liên lạc qua Zalo. Lúc này, biết mình bị lừa nên bà T. đã đến
Công an quận Hoàn Kiếm trình báo vụ việc.
Ngay sau khi nhận được
đơn trình báo, Đội Cảnh sát hình sự - Công an quận Hoàn Kiếm đã vào cuộc, phối
hợp với ngân hàng TPBank, xác minh làm rõ. Đến cuối tháng 12-2023, ngân hàng
TPBank đã có văn bản trả lời, qua đó xác định chủ tài khoản ngân hàng trên là
Lương Khánh Linh, SN 2003, trú tại P506, H1 Kim Giang, phường Kim Giang, quận
Thanh Xuân, Hà Nội.
Quá trình điều tra, cơ
quan Công an cũng phát hiện, ngay trong ngày 15-9-2023, Lương Khánh Linh đã
trực tiếp đến chi nhánh TPbank Kinh Đô có địa chỉ tại tòa nhà Smile số 1 phố
Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội thực hiện lệnh rút số tiền
750 triệu đồng.
Tuy nhiên, khi được
mời lên cơ quan Công an làm việc, Linh lại khai được một người không quen biết
quen trên mạng xã hội nhờ rút tiền và nhận “cảm ơn”. Số tiền này hai người cũng
đưa ngoài đường rồi không liên lạc lại nữa.
Lần theo lời khai của
Lương Khánh Linh, cơ quan điều tra nghi ngờ Linh có liên quan trực tiếp nên đã
tổ chức điều tra, xác minh, qua đó, phát hiện những bất minh về tài chính của
đối tượng này. Theo đó, dù không có công ăn việc làm nhưng từ tháng 10-2023,
Linh lại có tiền mua xe máy, đi phẫu thuật thẩm mỹ và trả hết các khoản nợ cũ.
Áp dụng đồng bộ các
biện pháp nghiệp vụ, Công an quận Hoàn Kiếm đã thu thập được các tài liệu,
chứng cứ chứng minh hành vi phạm pháp của Lương Khánh Linh cùng chồng là Lã
Minh Đức. Tháng 5-2024, cơ quan Cảnh sát điều tra đã triệu tập vợ chồng
Linh-Đức lên làm việc. Trước bằng chứng không thể chối cãi, các đối tượng đã
phải nhận tội.
Từ lời khai của Linh
và Đức, cơ quan điều tra xác định, ngày 14-8-2023, cặp vợ chồng này đến chi
nhánh ngân hàng TPbank và VIBbank để mở 4 tài khoản, sau đó bán cho Phạm Quốc
Tuấn với giá 400.000 đồng. Từ những tài khoản này, Tuấn lại bán sang tay cho một
đối tượng tên Thái với giá 1 triệu đồng để hưởng tiền chênh lệch.
Cuối tháng 8-2023,
Tuấn bảo vợ chồng Đức và Linh mang CCCD ra ngân hàng sao kê các tài khoản đã
bán đi trước đó và phát hện 2 tài khoản được mở tại ngân hàng TPBank có số tiền
163 triệu đồng. Biết số tiền này là phi pháp, tội phạm sẽ không dám báo Công an
nên Tuấn chỉ đạo Linh, Đức đề nghị ngân hàng chặn một chiều chuyển tiền đi với
mục đích lần sau có dòng tiền chuyển đến sẽ chiếm đoạt.
Với thủ đoạn trên,
ngày 15-9, khi biết có số tiền 750 triệu đồng của bà T. được chuyển vào, Tuấn
cùng Nguyễn Trung Cường là đồng bọn trong các phi vụ mua bán tài khoản ngân
hàng đã bảo cặp vợ chồng này rút tiền về chia nhau. Trong đó, Tuấn được chia
325 triệu đồng, vợ chồng Đức và Linh được 385 triệu đồng, Cường được chia 40
triệu đồng.
Đáng chú ý, Phạm Quốc
Tuấn là “trùm sò” chủ mưu có nhiều tiền án tiền sự. Năm 2022, Tuấn bị xử phạt
vi phạm hành chính về hành vi mua bán tài khoản. Đến năm 2023, Tòa án nhân dân
thành phố Hải Dương cũng đã kết án Phạm Quốc Tuấn cũng với tội danh trên.
Hiện Công an quận Hoàn
Kiếm đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
GẦN
97.000 NGƯỜI BỊ CHÓ DẠI CẮN, 44 NGƯỜI ĐÃ TỬ VONG
https://www.anninhthudo.vn/gan-97000-nguoi-bi-cho-dai-can-44-nguoi-da-tu-vong-post579979.antd
ANTD.VN - Đó là thông tin được cập nhật tại
hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các
tháng cuối năm 2024 diễn ra sáng 17-6, tại Hà Nội.
Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc,
gia cầm diễn biến khá phức tạp, số ổ dịch và số gia súc mắc bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm có chiều hướng gia tăng cao so với cùng kỳ năm 2023, điển hình là:
Bệnh dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, cúm gia cầm hay bệnh dại.
Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã xảy ra 07
ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 07 huyện của 07 tỉnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh,
chết và tiêu hủy là 12.424 con.
So với cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch giảm
36,36%, số gia cầm chết, tiêu hủy giảm hơn 9,89%.
Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt bệnh cúm gia
cầm, hiện cả nước không có ổ dịch cúm A/H5N1 chưa qua 21 ngày, các ổ dịch chỉ
xảy ra tại các hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, chưa được tiêm phòng vắc xin.
Tuy nhiên, các địa phương đã chủ động phát
hiện sớm, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan diện rộng, không gây thành
dịch.
Trong thời gian tới, Cục Thú y nhận định nguy
cơ bệnh cúm gia cầm tiếp tục xuất hiện là rất cao. Đã có 01 người chết vì nhiễm
vi rút cúm gia cầm A/H5N1 và 01 người nhiễm vi rút cúm gia cầm A/H9N2.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến
nay, cả nước ghi nhận 44 người tử vong do bệnh dại tại 23 tỉnh, thành phố.
Các địa phương có số ca tử vong cao nhất là
Bình Thuận 07 ca, Đắk Lắk 05 ca; đồng thời ghi nhận 96.561 trường hợp người bị
chó, mèo mắc dại, nghi dại cắn, cào, phải điều trị dự phòng. So sánh với cùng
kỳ năm 2023, số ca tử vong trên người tăng 30%.
Có tổng số 146 ổ dịch bệnh dại tại 34 tỉnh,
thành phố. Số chó, mèo tiêu huỷ là 395 con. Hiện nay, có 19 ổ dịch bệnh dại
trên động vật tại 10 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. So sánh với cùng kỳ năm
2023 số ổ dịch dại trên động vật tăng 24,24% lần.
Theo nhận định của Cục Thú y, nguyên nhân chủ
yếu của dịch bệnh dại gia tăng là do tổng đàn chó, mèo của cả nước là hơn 5,7
triệu con, nhưng tỷ lệ được tiêm phòng trung bình chưa cao, đạt 48.35% tổng
đàn, chỉ có 14 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 70% tổng đàn.
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi, từ đầu năm 2024, cả
nước đã xảy ra 468 ổ dịch tại 41 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 22.011 con lợn;
trong đó, dịch bệnh trầm trọng và dai dẳng nhất tại một số tỉnh Bắc Kạn, Lạng
Sơn, Quảng Nam, Quảng Ninh.
Hiện cả nước có 247 ổ dịch thuộc 68 huyện của
21 tỉnh chưa qua 21 ngày. So với cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch tăng 2,4 lần, số
lợn phải tiêu hủy tại các ổ dịch tăng 93,7%.
Trong thời gian tới, nguy cơ bệnh dịch tả lợn
Châu Phi tái phát và lây lan diện rộng là rất cao bởi xu hướng tái đàn ồ ạt,
đặc biệt là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, các hộ trước đây đã bị dịch và mặc dù đã
có vắc xin phòng bệnh cho lợn thịt, nhưng việc quan tâm, sử dụng vắc xin còn
hạn chế, tỷ lệ tiêm phòng còn rất thấp.
Về dịch lở mồm long móng, cả nước phát sinh 44
ổ dịch tuýp O tại 25 huyện của 13 tỉnh; số gia súc mắc bệnh là 1.421 con, số
gia súc tiêu hủy là 123 con. So sánh với cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch tăng 2,09
lần, số gia súc mắc bệnh tăng 2,18 lần.
Hiện cả nước có 03 ổ dịch bệnh lở mồm long
móng tại 02 tỉnh Yên Bái và Gia Lai chưa qua 21 ngày. Nguy cơ dịch bệnh tái
phát và phát sinh cũng là rất cao.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Phùng Đức Tiến cho biết, con giống nhập lậu chính là nguyên nhân gây ra
dịch bệnh như dịch cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng, viêm da nổi cục,
dịch tả lợn châu Phi… từ nước ngoài vào Việt Nam, gây thiệt hại rất lớn.
Bên cạnh đó, hệ thống thú y cơ sở một số nơi
còn lỏng lẻo, chưa kiếm soát tốt khâu vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia súc,
gia cầm.
“Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng các vùng
chăn nuôi an toàn dịch bệnh, bởi vậy, nếu tình trạng nhập lậu không được kiểm
soát tốt thì không chỉ gây ảnh hưởng đến người chăn nuôi trong nước, làm bùng
phát dịch bệnh.
Do đó, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố không
thể đứng ngoài cuộc, đề nghị phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa để ngăn chặn
triệt để tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm. Hệ thống thú y cơ sở phải tăng
cường kiểm tra, kiểm soát tình trạng vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia súc,
gia cầm” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
No comments:
Post a Comment