Đối Thoại Điểm Tin ngày 17
tháng 06 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Thủ tướng Úc và Trung Quốc
sắp thảo luận về thương mại, nhà văn bị cầm tù
Hezbollah tuyên bố tấn công
đồn quân sự ở miền bắc Israel
Hải quân Mỹ giải cứu thủy
thủ khỏi con tàu bị Houthi tấn công ở Biển Đỏ
Quan chức chống tham nhũng của Đảng bị đề nghị kỉ luật
vì ‘suy thoái về tư tưởng'
Người dân Mỹ kết
tội cựu tổng thống: Phiên tòa giúp ‘giữ được niềm tin vào công lý’
Philippines trình
lên LHQ tuyên bố chủ quyền thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông
ASEAN nhắm chung
quyết bộ quy tắc ứng xử Biển Đông trước 2026
‘Tàu khu trục
lớn’ của Hải quân Trung Quốc tập trung ở Biển Đông
Hải quân Mỹ giải cứu thủy thủ khỏi
con tàu bị Houthi tấn công ở Biển Đỏ
Hamas: Phản ứng về đề xuất ngừng bắn
ở Gaza 'phù hợp' với các nguyên tắc trong kế hoạch của Hoa Kỳ
Philippines
đệ trình LHQ bản đăng ký mở rộng thềm lục địa ở Biển Đông
Việt
Nam lần đầu tiên giới thiệu ứng viên chức thẩm phán Tòa Quốc tế về Luật Biển
Nữ
Chủ tịch huyện Nhơn Trạch, người mất trộm hơn 170 tỷ đồng, kê khai tài sản
không trung thực
Nguyên
Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ chịu hình thức xóa tư cách
Việt
Nam điều tra chống bán phá giá thép mạ của Trung Quốc và Hàn Quốc
Chủ
quyền đối với miền Nam Việt Nam theo công pháp quốc tế
Chuyến
thăm quê hương bị an ninh sân bay 'khủng bố' của ba mẹ con Việt kiều Mỹ
Sư
Thích Minh Tuệ "ẩn tu" lần hai, các khất sĩ khác mất tích trên đường
tới Gia Lai
Bí
thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng bị đề nghị kỷ luật vì những sai phạm từ thời ở Bộ Tài
chính
Phó
Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên bị đề nghị kỷ luật Đảng
Tỷ
phú Phạm Nhật Vượng nói sẽ đầu tư vào VinFast cho đến khi không còn đồng nào
Ông
Tô Lâm kêu gọi xây dựng nền tư pháp hiện đại XHCN, không làm oan người vô tội
TT
Ban bí thư yêu cầu xử lý dứt điểm các vụ vi phạm tại AIC, Vạn Thịnh Phát, Tập
đoàn Phúc Sơn
Bắt
nguyên Viện trưởng và ba bác sĩ, điều dưỡng Viện Pháp y tâm thần trung ương
Biên Hoà
Đồng Nai: cựu giám đốc Trung tâm đăng kiểm 60.05D lãnh ba năm tù
tội nhận hối lộ
Người
thứ hai bị xử phạt vì đăng video liên quan đến sư Thích Minh Tuệ
BBC
Thế độc tôn của
VinFast bị đe dọa khi 'trùm' xe điện Trung Quốc chào sân Việt Nam?
Thượng đỉnh Hòa
bình Ukraine: Vì sao Việt Nam được mời nhưng không tham dự?
Việt Nam sắp tiếp
đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, Mỹ lên tiếng chỉ trích?
Người có thể trở
thành thủ tướng Pháp ở tuổi 28 là ai?
Bộ Chính trị ra
quyết định mới về kỷ luật đảng viên cấp cao, cho thấy điều gì?
Bí thư Thành ủy Hà
Nội Đinh Tiến Dũng bị đề nghị kỷ luật, tiếp theo là gì?
Người phụ nữ chạy
1.000 cây số trong 12 ngày tại Đông Nam Á
Sáu bang 'dao động'
mang tính quyết định cho cuộc bầu cử Mỹ
Ông Putin ra điều
kiện ngừng bắn, Ukraine tìm kiếm sự ủng hộ
Nữ nhà báo #MeToo
bị Trung Quốc bỏ tù vì ‘lật đổ nhà nước’
'Cởi quần áo, đừng
xấu hổ': Cách phụ nữ cổ đại nghĩ về tình dục
Sư Thích Minh Tuệ
sẽ ra sao trước dòng người đổ về nơi ông 'ẩn tu'?
Quốc tế lo ngại
Thái Lan dẫn độ ông Y Quynh Bđăp về Việt Nam
'Đừng giỡn mặt với
Hun Sen': Lãnh đạo Campuchia đã gặp sếp CIA?
Tỷ phú Phạm Nhật
Vượng tự tin về VinFast, chuyên gia đánh giá khác
Bầu cử ở châu Âu,
Việt Nam chịu tác động như thế nào?
BRICS cạnh tranh
với G7: Việt Nam hưởng lợi từ khối nào hơn?
Chỉ thị mật 24 của
Việt Nam khiến nhóm tư vấn EU quan ngại
Chủ tịch nước Tô
Lâm đã nói gì với Đại sứ Hùng Ba của Trung Quốc?
Người Việt Nam
trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới
Bồi đắp ở Trường
Sa: '2024 sẽ là năm kỷ lục của Việt Nam'
Vạn Thịnh Phát: lời
khai của bị can đã chết về kế hoạch lừa đảo trái phiếu
Thượng tướng Lương
Tam Quang làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương khi không thuộc Bộ Chính trị
Những đứa con bất
hạnh trong Chiến tranh Việt Nam
Washington trách cứ Hà Nội về chuyến thăm Việt Nam của tổng thống
Nga Putin
Hội nghị hòa bình cho Ukraina ủng hộ "toàn vẹn lãnh
thổ", lên án "quân sự hóa an ninh lương thực"
Philippines muốn mở rộng thềm lục địa ở Biển Đông
Cận Đông : Quân đội Israel « tạm dừng » oanh kích
miền nam Gaza
Bầu cử Quốc Hội Pháp : Hạn chót để các ứng viên đăng ký ra
tranh cử
Tranh cử TT Mỹ : Buổi dạ tiệc gây quỹ của Joe Biden thu được
28 triệu đô la, kỷ lục của đảng Dân Chủ
Đài Loan coi "sự trỗi dậy quyền lực" của Trung
Quốc là "thách thức lớn nhất"
Thủ tướng Trung Quốc công du Úc, sưởi ấm quan hệ với Canberra
EURO-2024 : Điểm mặt lực lượng các ứng viên hàng đầu cho chức vô
địch
Pháp: Khoảng 200 cuộc biểu tình phản đối cực hữu trên khắp cả nước
G7 kêu gọi Trung Quốc chấm dứt tiếp tay cho cuộc xâm lược Ukraina
của Nga
Hội nghị vì hòa bình cho Ukraina khó thể làm im tiếng súng
Vùng biển của Philippines: Bắc Kinh cho phép Hải cảnh bắt người,
Manila tăng cường bảo vệ ngư dân
Phương Tây và Kiev bác bỏ điều kiện hưu chiến của tổng thống Nga
Tuyển Đức đè bẹp Scotland trong trận khai mạc EURO 2024
Giải tán Hạ Viện, TT Pháp Macron bị "gạt ra bên lề"
chiến dịch tranh cử lập pháp
Françoise Hardy : Giờ đành vĩnh biệt
(AFP) –
Singapore đóng bãi biển Sentosa vì sự cố tràn dầu. Ngày 15/06/2024, bãi biển nổi
tiếng với công viên vui chơi Universal Studios và những ngôi nhà sang trọng
đã « bị đóng cửa để làm sạch bãi biển » sau vụ va
chạm một ngày trước đó ở cảng Pansir Panjang giữa một tàu nạo vét treo cờ Hà
Lan và tàu chở dầu Singapore. Một nhiếp ảnh gia của AFP có mặt ở hiện trường
cho biết cặn đen từ vết dầu loang có thể nhìn thấy trên các bãi biển. Nhà chức
trách Singapore cho biết đã « phun chất phân tán dầu và thu gom
dầu loang trên mặt nước ».
(AFP) –
Adidas mở điều tra về một vụ tai tiếng hối lộ « hàng triệu euro » tại
Trung Quốc. Theo
báo tài chính Anh Financial Times ngày 16/06/2024, nhiều nhân viên của Adidas
bị cáo buộc tham nhũng, trong đó có một người quản lý ngân sách marketing 250
triệu euro của hãng. Đương sự bị cho là đã nhận « hàng triệu euro tiền
mặt » và bất động sản, từ phía nhiều nhà cung cấp và đối tác của Adidas.
Tin này rơi xuống vào lúc nhà cung cấp thiết bị thể thao của Đức đang bị nhiều
nhãn hiệu Trung Quốc lấn sân. Adidas hiện diện tại Hoa Lục từ năm 1997 và hiện
đã có hơn 10.000 cửa hàng phân phối trên toàn quốc.
(AFP) –
Một nhà báo Nga thiệt mạng tại miền đông Ukraina. Hãng tin News.Ru trên mạng Telegram hôm
nay 16/06/2024 thông báo, nhà báo Nikita Tsitsagi bị drone Ukraina sát hại
trong lúc đang thực hiện một bài phóng sự gần Vougledar, một thị trấn ở miền
đông Ukraina. Cách nay ba ngày, một thông tín viên khác của Nga đã tử vong, một
người bị thương tại làng Golmivsky trong vùng Donetsk do Nga kiểm soát.
(AFP) –
Ủy Ban Thế Vận Hội cho phép 25 vận động viên Nga và Belarus thi đấu trung
lập. Danh
sách được công bố ngày 15/06/2024 gồm 14 vận động viên Nga và 11 Belarus được
phép tham dự Thế Vận Hội Paris (26/07-11/08) với tư cách cá nhân và dưới mầu cờ
trung lập, với 4 bộ môn thi đấu, trong đó có đua xe đạp, nhảy bạt nhún lò xo.
Một số bộ môn khác có thể sẽ được bổ sung.
(AFP) –
Vận động viên bơi lội Mỹ Getchen Walsh phá kỷ lục thế giới môn bơi bướm 100 mét. Hơn 40 ngày trước Thế Vận Hội Paris
2024, hôm qua tay đua người Mỹ, cô Getchen Walsh, chỉ mất có 55,18 giây để
hoàn thành cuộc đua cự ly 100 mét bơi bướm, phá kỷ lục 55,48 giây mà vận động
viên người Thụy Điển nắm giữ từ năm 2016. Walsh, 21 tuổi, từng đoạt 3 huy
chương vàng thế giới hồi năm 2023. Cô đã từng được chọn tham dự Thế Vận Hội
Brazil năm 2016 khi mới vừa 13 tuổi.
(AFP) –
Tay vợt người Anh Andy Murray, 37 tuổi, thi đấu tại Olympic Paris 2024. Ủy Ban Thế Vận Hội của Anh hôm nay
16/06/2024 cho biết đây có thể sẽ là lần thứ 5 Murray giành chức vô địch
Olympic. Đã hai lần đoạt huy chương vàng TVH Luân Đôn năm 2012 rồi tiếp tục tỏa
sáng ở Rio năm 2016, Andy Muray là 1 trong 4 tay vợt nam đại diện cho bộ môn
tennis của Vương quốc Anh tại Paris lần này.
(AFP) –
Pháp : Phi trường quốc tế tại Nouvelle-Calédonie chuẩn bị mở cửa trở lại
sau một tháng bạo động. Theo thông báo chính thức, kể từ ngày mai 17/06/2024, sân
bay quốc tế tại Nouméa hoạt động trở lại, lệnh giới nghiêm chỉ bắt đầu từ lúc 8
giờ tối thay vì 6 giờ chiều như hiện tại. Đây là những dấu hiệu cụ thể cho thấy
vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Nam Thái Bình Dương bắt đầu ổn định trở lại
sau một tháng bạo động khiến 9 người thiệt mạng.
(AFP) –
Pháp : Tang lễ Françoise Hardy được tổ chức tại nghĩa trang Père-Lachaise. Lễ truy điệu và tiễn đưa nữ danh
ca người Pháp được tổ chức chiều 20/06/2024. Biểu tượng của thập niên 60, nổi
tiếng với ca khúc Tous les garçons et les filles, qua đời ngày
11/06, thọ 80 tuổi, sau thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư, được
phát hiện từ năm 2004. Trong suốt sự nghiệp hơn 50 năm, Françoise Hardy là một
trong những nghệ sĩ Pháp được hâm mộ nhất ở nước ngoài và được tạp chí Rolling
Stone năm 2023 xếp trong danh sách 200 ca sĩ hay nhất mọi thời đại.
TIN TỨC: THỨ HAI 17-06-2024.
1/ PHÓ BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CSVN BỊ KỶ LUẬT.
Cuộc đấu đá trong nội bộ
đảng cs VN đang trở nên gay cấn hơn khi ông Nguyễn Văn Yên, phó ban nội chính
trung ương, bị đề nghị kỷ luật vào hôm thứ Bảy 15/6 về tội “suy thoái tư tưởng
chính trị và lối sống”.
Lời buộc tội nói trên được
đưa ra bởi Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan kiểm tra và giám sát hàng đầu
của đảng cs VN vào hôm 14/6. Thông cáo đăng trên mạng của ủy ban này cáo buộc
ông Yên đã “thiếu tu dưỡng, suy thoái về đạo đức và lối sống”.
Tuy nhiên thông cáo nói
trên không cho biết các vi phạm rõ ràng của ông Yên là gì. Trước đó vào tháng 5
năm ngoái, ông Yên đã bị chỉ trích ầm ĩ trên mạng khi ông phát biểu trong một
cuộc họp về phòng chống tham nhũng, mà ông lại đeo một chiếc đồng hồ xa xỉ
Patek Philippe trị giá hàng trăm ngàn Mỹ kim.
Ông Yên 58 tuổi lên giữ
chức phó ban nội chính trung ương từ tháng Giêng năm 2022. Trước đó ông có thời
gian dài công tác trong ngành công an.
Cần biết là theo quy định
của đảng cs VN, ban nội chính trung ương là cơ quan tham mưu của ban chấp hành trung
ương đảng, nắm vững các chính sách của bộ chính trị về lĩnh vực nội chính,
phòng chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
2/
QUÂN ĐỘI DO THÁI “TẠM NGỪNG OANH KÍCH” MIỀN NAM GAZA.
Một ngày sau khi 11 binh sĩ
Do Thái bị thiệt mạng, quân đội Do Thái vào hôm qua 16/6 thông báo tạm ngừng
các đợt oanh kích nhắm vào miền nam Gaza từ 8 giờ sáng đến 19 giờ tối, cho đến
khi có lệnh mới.
Biện pháp này nhằm cho phép
đưa hàng viện trợ nhân đạo vào Gaza nhiều hơn, theo tuyên bố của Do Thái. Trong thông cáo, Do Thái nói rõ lệnh tạm dừng các đợt tấn công nói trên là kết quả từ các vòng
đàm phán đã đạt được với Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế.
Quyết định từ phía quân đội Do Thái liên quan
đến khu vực Kerem Shalom, phía nam Do
Thái, với tuyến đường bộ dọc theo biên giới từ nam chí bắc dải Gaza.
Đây là khu vực vị oanh kích sâu rộng nhất trong chiến dịch trả đũa của Do Thái,
khiến hơn 2 triệu người Palestine bị khủng hoảng lương thực và phải sống trong
cảnh “màn trời chiếu đất”.
Thông tấn xã Pháp lưu ý là
Do Thái giải thích đây chỉ là một lệnh “tạm ngưng” các chiến dịch tấn công mang
tính “chiến thuật”, sau vụ 11 binh sĩ Do Thái ở trên xe trúng mìn tại Rafah
với 8 binh sĩ bị tử vong vào hôm thứ Bảy 15/6.
Trong khi đó Thủ tướng Do
Thái Benjamin Netanyahu khẳng định vẫn duy trì mục tiêu đánh đến cùng để tiêu diệt hoàn toàn phong trào Hamas, bất chấp
những chống đối trong công luận. Ông mỉm cười khi quốc hội thông qua quyết định
ngưng miễn trừ quân dịch cho những người Chính thống giáo cực đoan.
3/ ĐÀI LOAN CHỈ TRÍCH SỰ TRỖI DẬY QUYỀN LỰC CỦA TRUNG CỘNG.
Trong chuyến thăm Học viện
Quân sự ở Cao Hùng vào ngày 16/6, Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức lưu ý với
học viên và giảng viên về mục đích của Trung Cộng là xóa bỏ chế độ Đài
Bắc. Theo tổng thống Đài Loan, “thách thức lớn nhất” của các tân sĩ quan là đối
phó với “sự trỗi dậy quyền lực của Trung Cộng”.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm
100 năm thành lập Học viện Quân sự Hoàng Phố, Tổng thống Lại Thanh Đức nhấn
mạnh đến mưu đồ của Trung Cộng là phá
vỡ nguyên trạng ở eo biển Đài Loan, nhằm sáp nhập và loại bỏ Trung Hoa Dân Quốc, tên chính thức của
Đài Loan, vì mục đích tái sinh đại
cường Trung Hoa. Tổng thống
Đài Loan kêu gọi nhiệm vụ quan trọng
nhất của lớp sĩ quan tương lai là
can đảm gánh vác trách nhiệm và nghĩa vụ nặng nề để bảo vệ Đài Loan, bảo vệ hòa
bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.
Lời kêu gọi được tân tổng
thống Đài Loan đưa ra vào lúc căng thẳng gia tăng ở hai bờ eo biển Đài Loan, vì
sau lễ nhậm chức ngày 20/5 của ông Lại Thanh Đức, Trung Cộng đã tổ chức tập
trận rầm rộ bao vây hòn đảo trong hai ngày.
Học viện Quân sự Hoàng Phố là trường sĩ quan
quân sự hàng đầu của Đài Loan. Được thành lập tại Quảng Châu ở Hoa Lục vào năm
1924, học viện được chuyển đến thành phố Cao Hùng, miền nam Đài Loan, sau khi
Quốc dân đảng bị thua và rút ra hòn đảo này vào năm 1949.
VNTB – Kêu gọi ko dùng tiền mặt để quản lý nhưng sao vẫn
còn lừa đảo mạng
VNTB –
Thí điểm thuê giám đốc điều hành DNNN không là đảng viên
VNTB – Ông Dũng ‘lò vôi’ bán một phần khu dân cư Đại Nam
VNTB – Quy
trình “trảm” đảng viên cao cấp đã được ban hành
Ngành
gỗ Myanmar đang nuôi dưỡng chính quyền quân sự như thế nào?
Sáng
kiến Vành đai và Con đường để lại cho Malaysia một hòn đảo ma
Tình
hình Ukraine ngày thứ 84317/06/2024
Vàng, lại
nói về vàng17/06/2024
Trông
chờ ngày nó lụi tàn16/06/2024
Dự
án xây dựng sân bay Long Thành rất lãng phí khi tốn kém 16,03 tỷ USD (Bài 3)16/06/2024
Liên
hệ giữa sân golf Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành (Bài 2)16/06/2024
Dân
trăm triệu ai người lớn?16/06/2024
Motley
Fool cảnh báo cờ đỏ và tình hình tài chính báo động của VinFast16/06/2024
Từ
dự án kênh đào Phù Nam Techo, nghĩ đến “những băn khoăn siêu hình” của Lão Tử
trước Công nguyên15/06/2024
Thế
nào là tích đức thêm phước?15/06/2024
Hoàng
Quốc Dũng - Hãy chấm dứt hậu quả của tuyên truyền độc hại
Mai
Quốc Ấn - “Sự kỳ diệu của Phật pháp” tại chùa Ba Vàng
Chu
Mộng Long - Tuyệt đối trung thành với giáo chủ
Cao
Huy Thọ - Đông hay Tây gì cũng thích nói ít
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 16.06.2024
Thanh
Hằng - Check in, ăn, ngủ tại nhà thầy Thích Minh Tuệ
Nguyễn
Thiện Tống - Dự án xây dựng sân bay Long Thành rất lãng phí khi tốn kém 16,03
tỉ USD (bài 3)
Nguyễn
Thiện Tống - Liên hệ giữa sân golf Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành (bài 2)
Mai
Bá Kiếm - Tình đất mặn miền Tây
Nguyễn
Thông - Vàng, lại nói về vàng
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Biển Đông và Đệ Tam Thế Chiến 17/06/2024
Thép Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam, ‘đe dọa’ sản xuất trong nước 17/06/2024
Quan hệ Trung-Nga không đơn thuần là một cuộc hôn nhân thuận tiện 17/06/2024
Lại một câu chuyện của giáo dục (*) 16/06/2024
Vì sao Ngân hàng Nhà nước vẫn bảo thủ độc quyền vàng miếng? 16/06/2024
Hai tổng thống Biden và Zelensky ký Thỏa thuận an ninh Mỹ –
Ukraine 10 năm 16/06/2024
Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine –
15/6/2024 16/06/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
BẮT,
TRIỆU TẬP 13 NGƯỜI CỦA VIỆN PHÁP Y TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG BIÊN HÒA
Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa có
báo cáo khẩn với Bộ Y tế về việc 13 viên chức của viện bị Bộ Công an bắt và
triệu tập.
Ngày 16/6, Viện Pháp y tâm thần Trung ương
Biên Hòa có văn bản khẩn gửi Bộ Y tế liên quan đến việc Cục Cảnh sát hình sự
(C02) - Bộ Công an khám xét, bắt và triệu tập một số viên chức của Viện này.
Văn bản báo cáo được ký bởi ông Nguyễn Văn Đức
- Phó Viện trưởng Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa.
Theo báo cáo, sáng ngày 16/6, Cục C02 Bộ Công
an đã khám xét nơi ở của ông Lê Văn Hùng (Viện trưởng Viện Pháp y tâm thần
Trung ương Biên Hòa) và triệu tập ông Nguyễn Thành Công (Phó viện trưởng phụ
trách chuyên môn) về TP.HCM để phối hợp điều tra.
Văn bản này cho biết, đến nay, 11 viên chức
của Viện và 2 viên chức nghỉ hưu đã bị Cục C02 Bộ Công an bắt, triệu tập.
11 người này gồm: Nguyễn Văn Trọng (bác sĩ,
Trưởng khoa Điều trị bắt buộc nam 1), Lý Thị Hoài Nam (bác sĩ, Trưởng khoa Điều
trị theo yêu cầu), Lâm Thị Ánh Hồng (điều dưỡng trưởng, Khoa Giám định), Nguyễn
Văn Thành (bác sĩ, Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Điều trị bắt buộc nữ tổng
hợp), Đặng Quốc Tuyên (Trưởng khoa Kế hoạch tổng hợp), Nguyễn Thị Huyên (bác
sĩ, Trưởng khoa Điều trị bắt buộc nam 4), Trương Thị Xuân Uyên (bác sĩ, Phó
khoa phụ trách Khoa Điều bị bắt buộc nam 2), Phạm Văn Thắng (bác sĩ, Phó trưởng
khoa Điều trị bắt buộc nam 4) và Hà Ngọc Khánh (bác sĩ Khoa Điều trị bắt buộc
nam 1).
2 viên chức nghỉ hưu gồm: Bùi Thế Hùng (bác
sĩ, nguyên Viện trưởng) và Nguyễn Thành Quang (nguyên Trưởng khoa Kế hoạch tổng
hợp kiêm Trưởng khoa Giám định).
Báo cáo của ông Nguyễn Văn Đức nêu rõ hiện nay
tình hình rất cấp bách, không còn cán bộ làm việc nên Viện Pháp y tâm thần
Trung ương Biên Hòa báo cáo hỏa tốc, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế để ổn định
tình hình.
Như đã thông tin, Cơ quan CSĐT Bộ Công an mở
rộng điều tra về sai phạm liên quan đến hoạt động giám định, khám chữa bệnh đối
với các bệnh nhân tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa (đóng tại phường
Tân Phong, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Bộ Công an đã khám xét, bắt giữ, triệu tập đối
với nhiều lãnh đạo, lãnh đạo các phòng ban và bác sĩ, cán bộ của Viện Pháp y
tâm thần Trung ương Biên Hòa. Tuy nhiên, Bộ Công an chưa thông tin về vụ án
này.
Được biết, Viện Pháp y tâm thần Trung ương
Biên Hòa được thành lập theo Quyết định số 1836/QĐ-TTg ngày 29/10/2015 của Thủ
tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Phân viện phía Nam thuộc Viện Pháp y tâm
thần Trung ương - Bộ Y tế.
Viện này có các chức năng gồm: giám định pháp
y tâm thần theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật Giám định tư pháp;
nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực pháp y tâm thần; chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ pháp y tâm thần cho 3 Trung
tâm Pháp y tâm thần khu vực phía Nam và khám và điều trị bệnh nhân tâm thần
theo yêu cầu.
BẮT
GIỮ VIỆN TRƯỞNG VIỆN PHÁP Y TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG BIÊN HÒA
Cơ quan điều tra tiếp tục bắt giữ 2 cán bộ
lãnh đạo Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa.
Ngày 16/6, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt giữ
2 lãnh đạo Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa (đóng tại phường Tân Phong,
TP Biên Hòa, Đồng Nai) gồm bác sĩ Lê Văn Hùng (Viện trưởng) và bác sĩ Nguyễn
Thành Công (Phó viện trưởng).
Cơ quan chức năng cũng đã tiến hành khám xét
nơi ở và nơi làm việc của 2 người này.
Việc bắt 2 cán bộ lãnh đạo của Viện này liên
quan đến việc cơ quan chức năng đã bắt giữ nhiều bác sĩ và điều dưỡng Viện Pháp
y tâm thần Trung ương Biên Hòa. Trước đó, vào ngày 14/6, Cơ quan CSĐT Bộ Công
an đã thi hành lệnh bắt tạm giam đối với 7 bác sĩ, điều dưỡng của Viện Pháp y
tâm thần Trung ương Biên Hòa gồm: bác sĩ Nguyễn Văn Trọng, Trưởng khoa Điều trị
bắt buộc nhóm nghiện chất, bác sĩ Hà Ngọc Khánh, bác sĩ Phạm Văn Thắng, bác sĩ
Nguyễn Văn Thành, bác sĩ Lý Thị Hoài Nam, điều dưỡng Lâm Thị Ánh Hồng và bác sĩ
Bùi Thế Hùng (nguyên Viện trưởng Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa).
Theo thông tin ban đầu, việc bắt giữ đối với 7
bị can nói trên để điều tra, làm rõ việc lập hồ sơ liên quan đến kết quả giám
định và điều trị cho bệnh nhân tại đây.
Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa là
đơn vị thuộc Bộ Y tế, tiếp nhận, khám và điều trị cho các bệnh nhân tâm thần có
nhu cầu. Đồng thời, nơi đây cũng là cơ sở thực hiện việc giám định pháp y tâm
thần theo quy định của pháp luật để phục vụ cho các hoạt động điều tra của các
cơ quan tố tụng.
CHIÊU
NHẬN TIỀN HỐI LỘ NHÓM CÁN BỘ CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG BÌNH THUẬN
Các cán bộ Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình
Thuận hạ thấp khối lượng nhằm giảm mức
tiền phạt và giảm khối lượng đất làm gạch bị
tịch thu rồi nhận hối lộ.
VKSND tỉnh Bình Thuận vừa chuyển cáo trạng
sang TAND tỉnh Bình Thuận vụ nhóm cựu cán bộ của Cục Quản lý thị trường tỉnh
Bình Thuận để xét xử tội “Nhận hối lộ” và tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ”.
Theo đó, bị can Trần Văn Thăng (nguyên quyền
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận)
và 3 bị can nguyên là kiểm soát viên thị trường thuộc Đội Quản lý thị trường số
2, gồm Bùi Viết Mạnh, Ngô Minh Phúc, Nguyễn Hoàng Chương bị truy tố tội “Nhận
hối lộ”.
Các bị can khác, gồm Nguyễn Anh Phong (nguyên
chuyên viên Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Hàm Thuận Nam), Phạm Phú Tưởng
(nguyên Đội Phó Đội kiểm tra số 1 Chi cục Thuế khu vực Hàm Thuận Nam - Hàm
Thuận Bắc), Phạm Minh Thắng (nguyên Kiểm soát viên thị trường thuộc Đội Quản lý
thị trường số 2), Phạm Anh Tùng (nguyên Phó chủ tịch UBND xã Tân Lập, huyện Hàm
Thuận Nam), Lê Văn Thanh (nguyên cán bộ Công an huyện Hàm Thuận Nam) bị truy tố
tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
VKSND tỉnh Bình Thuận còn xem xét tội đưa hối
lộ với các bị can, gồm Võ Văn Tánh (chủ hộ kinh doanh Đức Thành), Trần Văn Quý
(Giám đốc Công ty Ngọc Mai Bình Thuận), Đoàn Vĩnh Cân (chủ cơ sở sản xuất gạch
Rạng Đông II).
Hai lần nhét thêm tiền
vào phong bì "lót tay" vị đội trưởng
Theo cáo trạng, ngày 1/6/2022, Trần Văn Thăng
ký quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ tại Công ty Ngọc Mai Bình Thuận do ông Trần Văn Quý (ngụ Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai) làm giám đốc.
Đoàn kiểm sẽ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và xử
lý tình hình khai thác khoáng sản đất sét gạch ngói trái phép tại xã Tân Lập,
huyện Hàm Thuận Nam. Đoàn kiểm tra do Đội Quản lý thị trường số 2 chủ trì, gồm
Trần Văn Thăng, Ngô Minh Phúc, Bùi Viết Mạnh, Phạm Minh Thắng, Nguyễn Hoàng
Chương và phối hợp với Lê Văn Thanh, Nguyễn Anh Phong, Phạm Phú Tưởng, Phạm Anh
Tùng…
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản kiểm tra xác
định khối lượng đất sử dụng làm gạch tại bãi tập kết của Công ty Ngọc Mai là
12.000 m3 không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Ngày
6/6/2022, ông Trần Văn Quý đến trụ sở Đội Quản lý thị trường số 2 đề nghị đoàn
kiểm tra đo lại khối lượng.
Trần Văn Thăng yêu cầu các thành viên đến Công
ty Ngọc Mai để đo lại và thông báo kết quả cho các thành viên đoàn kiểm tra
biết khối lượng hơn 5.000 m3.
Công ty Ngọc Mai không xuất trình được hóa
đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc đất và thừa nhận số đất trên do mua trôi nổi
ngoài thị trường, không có nguồn gốc hợp pháp.
Ông Trần Văn Quý xin hạ thấp khối lượng nhằm
giảm mức tiền phạt và giảm khối lượng đất làm gạch bị tịch thu, thì các thành
viên đoàn kiểm tra đều thống nhất hạ thấp khối lượng xuống còn 2.250 m3.
Ông Trần Văn Quý đã đưa hối lộ với tổng số
tiền 75 triệu đồng cho các thành viên đoàn kiểm tra. Trong đó, ông Quý đưa cho
Bùi Viết Mạnh, Phạm Minh Thắng, Lê Văn Thanh 3 phong bì mỗi phong bì 10 triệu
đồng; đưa cho Ngô Minh Phúc phong bì 5 triệu đồng.
Riêng ông Trần Văn Thăng cũng có phong bì 10
triệu đồng nhưng Thăng không đồng ý nhận, nên ông Quý bỏ thêm 5 triệu đồng nữa
nhưng Thăng vẫn không nhận. Cuối cùng, ông Quý bỏ phong bì 20 triệu đồng thì
ông Thăng mới chịu nhận.
Sau đó, Đội Quản lý thị trường số 2 tham mưu
Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công
ty Ngọc Mai số tiền 90 triệu đồng và tịch thu 2.250 m3 đất làm gạch trên.
Tuy nhiên, Công an huyện Hàm Thuận Nam nhận
thông tin đoàn kiểm tra đã nhận tiền để hạ thấp khối lượng, nên đo khối lượng
đất làm gạch tại Công ty Ngọc Mai. Kết quả xác định đoàn kiểm tra hạ thấp khối
lượng, gây thiệt hại cho Nhà nước đất chênh lệch là hơn 3.208 m3, trị giá gần
382 triệu đồng.
Hạ thấp khối lượng
Đến ngày 15/6/2022, đoàn kiểm tra do Đội Quản
lý thị trường số 2 chủ trì, gồm Trần Văn Thăng, Bùi Viết Mạnh, Lê Văn Thanh,
Nguyễn Anh Phong, Phạm Phú Tưởng đã kiểm tra tại hộ kinh doanh Đức Thành (thôn
Lập Phước, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam).
Các thành viên đoàn kiểm tra đã thống nhất hạ
khối lượng đất làm gạch không có nguồn gốc hợp pháp từ khối lượng thực tế là
trên 5.305 m3 xuống 1.275 m3, đã gây thiệt hại cho Nhà nước khối lượng đất
chênh lệch là hơn 4.030 m3, trị giá gần 480 triệu đồng.
Võ Văn Tánh là chủ hộ kinh doanh Đức Thành đã
đưa hối lộ với tổng số tiền 47 triệu đồng cho các thành viên đoàn kiểm tra.
Tiếp đó, ngày 21/6/2022, đoàn kiểm tra do Đội
Quản lý thị trường số 2 chủ trì, gồm Trần Văn Thăng, Bùi Viết Mạnh, Lê Văn
Thanh, Nguyễn Anh Phong đã kiểm tra tại cơ sở sản xuất gạch Rạng Đông II (thôn
Lập Phước, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam).
Tại đây, các thành viên đoàn kiểm tra cũng
thống nhất hạ khối lượng đất làm gạch không có nguồn gốc hợp pháp từ khối lượng
thực tế là 1.470 m3 xuống 630 m3, gây thiệt hại cho Nhà nước khối lượng đất
chênh lệch là 840 m3, trị giá gần 100 triệu đồng.
Đoàn Vĩnh Cân là chủ cơ sở sản xuất gạch Rạng
Đông II đã đưa hối lộ với tổng số tiền 32 triệu đồng cho các thành viên đoàn
kiểm tra.
KHỞI
TỐ NỮ GIÁM ĐỐC MUA BÁN TRÁI PHÉP HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GẦN 30 TỶ ĐỒNG
Thành lập công ty để thực hiện hành vi mua bán
trái phép hóa đơn giá trị gia tăng, Trần Thị Phượng đã thu lợi bất chính số
tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.
Ngày 15/6, Công an tỉnh Nghệ An cho biết Công
an huyện Nghi Lộc vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Thị Phượng (SN
1983, trú tại TP Vinh - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Chính Uy)
về tội “Mua bán trái phép hoá đơn giá trị gia tăng”. Ngoài ra, cơ quan công an
cũng khởi tố kế toán của công ty này về tội tương tự.
Trước đó, Công an huyện Nghi Lộc phát hiện
trên địa bàn có một số đối tượng thành lập công ty để thực hiện hành vi mua bán
trái phép hóa đơn giá trị gia tăng nhằm thu lợi bất chính. Ngay sau đó, đơn vị
này đã xác lập chuyên án đấu tranh.
Sau một thời gian thu thập thông tin, tài
liệu, mới đây Công an huyện Nghi Lộc đã phá chuyên án, triệt xóa đường dây mua
bán trái phép hoá đơn do Trần Thị Phượng cầm đầu.
Kết quả điều tra ban đầu cho biết vào năm
2021, Phượng thành lập Công ty TNHH thương mại và xây dựng Chính Uy (trụ sở tại
xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc) với mục đích mua bán trái phép hóa đơn giá trị
gia tăng.
Trong khoảng thời gian từ giữa năm 2022 đến
giữa năm 2023, Trần Thị Phượng đã mua 81 hóa đơn giá trị gia tăng với tổng giá
trị hàng hóa ghi trên hóa đơn trước thuế là gần 30 tỷ đồng nhằm mục
đích kê khai, khấu trừ thuế và hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ đầu vào của công
ty Chính Uy. Từ đó bán hóa đơn cho các công ty khác mà không có hàng hóa, dịch
vụ kèm theo cho các cá nhân, công ty, tổ chức trong và ngoài địa bàn tỉnh Nghệ
An.
Qua hoạt động này, đối tượng thu lợi bất chính
số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.
Chuyên án đang được Công an huyện Nghi Lộc
điều tra mở rộng.
NHIỀU LÃNH ĐẠO BỊ BẮT,
VIỆN PHÁP Y TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG CẦU CỨU BỘ Y TẾ
Chiều 16-6, Viện Pháp y tâm thần trung ương
Biên Hòa có văn bản gửi Bộ Y tế cho hay nhiều lãnh đạo viện bị bắt và bị triệu
tập làm việc, không còn cán bộ làm việc.
Cụ thể, ông Nguyễn Văn Đức, viện phó Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa, đã có văn bản hỏa tốc thông
tin cho Bộ Y tế đến thời điểm này có 13 viên chức (có 2 người đã nghỉ hưu) của
viện bị Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an bắt và triệu tập làm việc.
Viện này thông tin Bộ Công an đã khám xét nơi ở của ông Lê Văn Hùng (viện trưởng Viện Pháp y tâm
thần trung ương Biên Hòa) và bác sĩ Nguyễn Thành Công (phó viện trưởng phụ
trách chuyên môn).
Ngoài ra, viện thông tin, Bộ Công an cũng đã bắt và triệu tập
gồm bác sĩ Nguyễn Văn Trọng (trưởng khoa điều trị bắt buộc nam 1), bác sĩ Hà
Ngọc Khánh (bác sĩ điều trị khoa điều trị bắt buộc nam 1), bác sĩ Nguyễn Thị
Huyên (trưởng khoa điều trị bắt buộc nam 4), bác sĩ Phạm Văn Thắng (phó trưởng
khoa điều trị bắt buộc nam 4).
Ở khoa khác có các bác sĩ bị bắt và triệu tập gồm bác sĩ Lý Thị
Hoài Nam (trưởng khoa điều trị theo yêu cầu), bà Lâm Thị Ánh Hồng (điều dưỡng
trưởng khoa giám định), bác sĩ Nguyễn Văn Thành (phó trưởng khoa phụ trách khoa
điều trị bắt buộc nữ tổng hợp), ông Đặng Quốc Tuyên (trưởng khoa kế hoạch tổng
hợp), bác sĩ Trương Thị Xuân Uyên (phó khoa phụ trách khoa điều trị bắt buộc
nam 2).
Viện cũng thông tin công an khởi tố, khám xét đối với bác sĩ Bùi
Thế Hùng (nguyên viện trưởng Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa). Đồng
thời triệu tập bác sĩ Nguyễn Thành Quang (nguyên trưởng khoa kế hoạch tổng hợp
kiêm trưởng khoa giám định) làm việc.
Ông Nguyễn Văn Đức, viện phó Viện Pháp y tâm thần trung ương
Biên Hòa, thông tin: "Hiện nay tình hình rất cấp bách, không còn cán bộ
làm việc. Viện báo cáo hỏa tốc và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế để có phương
án ổn định nhân lực công tác".
Bắt giam cả hai đời viện trưởng
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, cùng ngày Cục
Cảnh sát hình sự Bộ Công an đã bắt thêm bác sĩ Lê Văn Hùng (viện trưởng) và bác
sĩ Nguyễn Thành Công (phó viện trưởng Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa). Cảnh sát cũng đã
khám xét nơi ở và nơi làm việc của hai bác sĩ Hùng và Công.
Trước đó, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an đã bắt ông Bùi Thế
Hùng (nguyên viện trưởng viện này).
Những ngày qua, Cục Cảnh sát hình sự đã triệu tập nhiều bác sĩ ở
viện để làm việc.
Hiện Bộ Công an đã bắt giữ một số bác sĩ có liên quan đến việc
giám định sức khỏe bệnh nhân để điều tra, làm rõ một số hồ sơ có liên quan đến
kết quả giám định, điều trị những bệnh nhân liên quan đến các vụ án.
BỘ CHÍNH TRỊ BAN HÀNH
QUY TRÌNH XỬ LÝ VỚI CÁN BỘ DIỆN TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ BỊ TỐ CÁO
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường thay mặt Bộ
Chính trị ký quyết định 164 về quy trình giải quyết tố cáo với tổ chức Đảng
trực thuộc Trung ương và đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.
Quy trình có 3 bước, gồm chuẩn bị, tiến hành và kết thúc.
Bảo vệ người tố cáo
Tại bước chuẩn bị sẽ thành lập đoàn giải quyết tố cáo và xây
dựng kế hoạch giải quyết tố cáo.
Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (hoặc cơ quan tham mưu, giúp
việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư được Thường trực Ban Bí thư giao)
làm việc với người tố cáo để xác định rõ danh tính, địa chỉ người tố cáo; tổ
chức đảng, đảng viên bị tố cáo và nội dung tố cáo.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ ban hành quyết định thành lập đoàn
và kế hoạch giải quyết tố cáo; căn cứ tính chất, nội dung tố cáo để quyết định
trưởng đoàn, thành phần, số lượng thành viên đoàn kiểm tra cho phù hợp.
Kế hoạch giải quyết tố cáo phải xác định rõ mục đích, yêu cầu,
nội dung, đối tượng, mốc thời gian, phương pháp, thời gian tiến hành...
Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 180 ngày, kể từ ngày ban
hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra.
Trường hợp cần thiết có thể quyết định gia hạn thời gian giải
quyết nhưng không quá 60 ngày.
Sau khi thành lập, đoàn kiểm tra nghiên cứu đơn tố cáo, xây dựng
đề cương yêu cầu tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo báo cáo giải trình, dự kiến
lịch làm việc của đoàn kiểm tra, chuẩn bị các văn bản, tài liệu có liên quan.
Ở bước tiến hành, đoàn kiểm tra triển khai quyết định, kế hoạch
giải quyết tố cáo, thống nhất lịch làm việc với tổ chức đảng, đảng viên bị tố
cáo và đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên.
Đoàn sẽ yêu cầu tổ chức Đảng, đảng viên bị tố cáo chuẩn bị báo
cáo theo đề cương.
Tổ chức Đảng, đảng viên bị tố cáo sẽ chuẩn bị báo cáo giải trình
bằng văn bản và hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua
đoàn kiểm tra).
Ở giai đoạn thẩm tra, xác minh, đoàn kiểm tra sẽ nghiên cứu báo
cáo, hồ sơ, tài liệu và chứng cứ nhận được, tiến hành thẩm tra, xác minh, làm
việc với người tố cáo, các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong quá trình thẩm tra, xác minh, đoàn kiểm tra gặp và làm
việc trực tiếp với người tố cáo (nếu cần) và thực hiện biện pháp bảo vệ người
tố cáo theo quy định.
Tiếp đó, đoàn kiểm tra xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giải
quyết tố cáo.
Trường hợp vi phạm đã rõ, đến mức phải kỷ luật và tổ chức đảng,
đảng viên bị tố cáo tự giác kiểm điểm, nhận hình thức kỷ luật tương xứng với
hành vi vi phạm, trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Thường trực Ban Bí thư cho kết
hợp thực hiện quy trình thi hành kỷ luật cùng với quy trình giải quyết tố cáo (quy trình kép).
Trong khi thực hiện kiểm tra, xác minh, nếu phát hiện tổ chức
đảng, đảng viên bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm khác, trưởng đoàn báo cáo Bộ
Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu
vi phạm hoặc giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
Đưa kết luận nội dung tố cáo vào báo cáo kết quả kiểm tra khi có
dấu hiệu vi phạm để xem xét, kết luận chung; đồng thời lập hồ sơ kết thúc việc
giải quyết tố cáo.
Theo quy trình, đoàn kiểm tra sẽ tổ chức hội nghị thông qua báo
cáo kết quả giải quyết tố cáo. Sau đó, đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác
minh những nội dung chưa rõ hoặc có ý kiến khác nhau, hoàn chỉnh dự thảo báo
cáo kết quả giải quyết tố cao.
Bỏ phiếu hình thức kỷ luật
Hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ xem xét, kết luận (nếu
thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương, đoàn kiểm tra báo cáo Bộ Chính trị
cho ý kiến chỉ đạo trước khi trình Trung ương).
Thành phần tham dự gồm Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư hoặc Ban
Chấp hành Trung ương Đảng; đại diện đoàn kiểm tra; đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra
Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, các cơ quan
Trung ương của Đảng và tổ chức đảng, đảng viên có liên quan.
Tại hội nghị, đoàn kiểm tra báo cáo kết quả giải quyết tố cáo,
trình bày đầy đủ ý kiến của tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo và người tố cáo,
các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan.
Hội nghị thảo luận, kết luận trước khi bỏ phiếu quyết định hình
thức kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức
đảng, đảng viên vi phạm (nếu thực hiện quy trình kép).
Đoàn kiểm tra sau đó hoàn thiện thông báo kết luận giải quyết tố
cáo, quyết định kỷ luật hoặc báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật
trình Thường trực Ban Bí thư ký ban hành.
TỘI PHẠM NGÂN HÀNG: DƯ
CHẤN HUỲNH THỊ HUYỀN NHƯ, HƠN 10.000 TỈ CHƯA THỂ THI HÀNH
Phan Thương- phanthuongbaochi@gmail.com
Từ năm 2011 đến 2024, hàng loạt vụ án về tội phạm tài chính -
ngân hàng lần lượt được công an và các cơ quan tố tụng làm sáng tỏ. Trong đó,
vụ án Huỳnh Thị Huyền Như được ví là phát pháo đầu tiên làm 'bùng nổ' các vụ án
trong lĩnh vực ngân hàng.
Dù vụ án xảy ra đã một thời gian nhưng nhiều người vẫn nhớ dư
chấn mang tên Huỳnh Thị Huyền Như, cựu phó phòng quản lý rủi ro của một ngân
hàng thương mại cổ phần. Đây có thể gọi là vụ án về tội phạm tài chính -
ngân hàng gây chấn động giai đoạn 2011 - 2018.
Từ khi bị bắt đến khi xét xử, Huỳnh Thị Huyền Như được dư luận
gọi với cái tên "siêu lừa", "siêu giàu", "siêu tội
phạm tài chính" với số tiền lừa đảo khoảng 4.000 tỉ đồng.
Năm 2014, phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền
Như được dư luận đặc
biệt chú ý, không chỉ số tiền chiếm đoạt được xếp vào loại “khủng” nhất tính
đến thời điểm đó, hơn 4.000 tỉ đồng, mà vì Huyền Như còn rất trẻ, mới 36 tuổi.
Huỳnh Thị Huyền Như sinh năm 1978 tại Tiền Giang. Tháng 9.2011,
Huỳnh Thị Huyền Như bị bắt tạm giam sau khi công an vào cuộc để điều tra vì
nhiều đơn tố cáo Huyền Như vay mượn tiền nhưng không trả.
Tại thời điểm đó, Như đang là phó phòng quản lý rủi ro của một
ngân hàng thương mại cổ phần, đã từng “làm mưa làm gió” trên thị trường chứng khoán và bất động sản một thời gian dài. Đồng
thời với công việc tại ngân hàng lớn, Như cũng là thành viên hội đồng quản trị
của một công ty cổ phần chứng khoán.
Trước đó, Huỳnh Thị Huyền Như vẫn được nhiều người thần tượng vì
còn trẻ nhưng là người phụ nữ giỏi giang, thành đạt và có trong tay tài sản
tiền tỉ từ rất sớm. Những năm 2006 - 2007, Huyền Như lúc đó mới 28 - 29 tuổi,
chỉ là nhân viên của ngân hàng nhưng đã nắm trong tay hàng trăm tỉ đồng từ việc
đầu tư nhà đất, cổ phiếu.
Thấy việc kiếm tiền từ “lướt sóng” nhà đất, cổ phiếu mang đến
lợi nhuận quá dễ dàng, Huyền Như mượn tiền của giới tín dụng đen với lãi suất từ 0,4 - 2%/ngày để kinh doanh, “lướt sóng”
nhà đất, cổ phiếu...
Khoảng giữa năm 2008, đầu năm 2009, nhà đất, cổ phiếu lao dốc
nhưng Huyền Như không đành cắt lỗ mà ráng "gồng" tiền lời, vay lãi
của người này để trả cho người kia. Món nợ của Như lên đến 200 tỉ đồng trong
khi nhà đất, cổ phiếu rớt giá thảm hại. Có món nếu bán chỉ còn chưa đến 50%
nhưng cũng không ai mua.
Huyền Như thất hứa trả nợ tín dụng đen nhiều hơn, cũng đồng
nghĩa với việc phải chịu mức lãi phạt do trễ hạn cao hơn (5 - 8%/ngày). Các
trùm cho vay lãi cũng bắt đầu nhắn tin, điện thoại đe dọa để Như trả nợ.
Dùng lãi suất cao dụ dỗ khách hàng
Nợ nần chồng chất, Huỳnh Thị Huyền Như nảy sinh ý nghĩ lừa đảo
tiền của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Như nhờ người giới thiệu khách hàng
gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất cao hơn so với mức trần của Ngân hàng Nhà
nước, phần chênh lệch lãi suất được nhận bằng tiền mặt. Điều này đánh trúng tâm
lý khách hàng.
Để khách hàng không nghi ngờ, Huyền Như dùng nhiều thủ đoạn khác
nhau, trên hết là nhờ người làm con dấu giả của một chi nhánh ngân hàng để đóng
dấu trên hồ sơ gửi tiền. Và lợi dụng chức vụ của mình lúc đó, là quyền trưởng
phòng giao dịch, Như làm giả nhiều lệnh chi, thoải mái lấy tiền từ tài khoản
của khách hàng đem trả nợ tín dụng đen cho mình.
Đâm lao phải theo lao, cứ đến lúc đáo hạn hợp đồng, Như lại bày
kế đưa khách hàng khác vào tròng, lấy tiền trả cho người trước và trả lãi chênh
lệch cho chính khách hàng đó. Đến khi số tiền nợ lên đến con số khổng lồ, hơn
4.000 tỉ đồng, thủ đoạn gian dối của Như bị lật tẩy.
Tháng 9.2011, vụ án được khởi tố, Huỳnh Thị Huyền Như - lúc ấy
chỉ mới 33 tuổi bị bắt tạm giam để phục vụ điều tra.
Từ năm 2015 - 2018, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như được chia ra làm 2
giai đoạn để xét xử và mức án bị cáo phải thi hành là tù chung thân, buộc bị cáo cùng đồng phạm phải bồi thường cho người bị hại.
Tuy nhiên, số tài sản mà cơ quan điều tra đã thu giữ, kê biên được của Huỳnh
Thị Huyền Như bao gồm gần 40 tỉ đồng tiền mặt, ô tô và một số biệt thự, căn hộ
cao cấp khác cũng chỉ khoảng 300 tỉ đồng, chẳng là gì so với số tiền mà Huỳnh
Thị Huyền Như đã chiếm đoạt và ôm nợ vào thời điểm 2014. (Còn tiếp)
Hơn 10.000 tỉ đồng vụ Huỳnh Thị Huyền Như chưa
thể thi hành
Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn 4.000 tỉ đồng xảy ra, là
vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam tại thời điểm khởi tố.
Nếu xét về số tiền thiệt hại, vụ án liên quan Huỳnh Thị Huyền Như
tuy không bằng vụ án EPCO - Minh Phụng (đại án tín dụng, ngân hàng thập niên
1990), nhưng mức độ thiệt hại thực tế thì lại là lớn nhất từ trước đến nay về
nhóm tội phạm tài chính - ngân hàng. Thời gian phạm tội kéo dài từ năm 2003 đến
thời điểm khởi tố - năm 2011. Tổng số tiền các bị can đã huy động trong vụ án
này lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng.
Đến nay, cơ quan thi hành án vẫn chưa thể thi hành án xong vụ án
Huỳnh Thị Huyền Như do tài sản thu hồi không có. Cụ thể, án tuyên thu hồi hơn
15.000 tỉ đồng nhưng cơ quan thi hành án mới chỉ thu hồi được hơn 400 tỉ
đồng/4.000 tỉ đồng có điều kiện thi hành án, số tiền chưa có điều kiện thi hành
án là trên 10.000 tỉ đồng do không có tài sản để thi hành án.
VỤ BỊ CÁO TỰ TỬ SAU
KHI TÒA TUYÊN ÁN: CHUYỂN HỒ SƠ ĐẾN TAND TỐI CAO
Gia Bách- nguyenhongdiep75@gmail.com
TAND tỉnh Cà Mau đã chuyển hồ sơ vụ án cố ý gây thương tích mà
bị cáo Lê Minh Lỉnh tự tử sau khi nghe tòa tuyên án đến Vụ Giám đốc kiểm tra I
- TAND tối cao.
Ngày 16.6, anh Lê Minh Dùm (ngụ P.5, TP.Cà Mau, Cà Mau) cho
biết, gia đình đã nhận thông báo của Viện KSND cấp cao tại TP.HCM về việc TAND tỉnh Cà
Mau chuyển hồ sơ vụ
án cố ý gây thương tích mà bị cáo trong vụ án là Lê Minh Lỉnh (33 tuổi, ngụ xã
Lương Thế Trân, H.Cái Nước, Cà Mau) đã tự tử sau khi
nghe tòa tuyên án đến Vụ Giám đốc kiểm tra I - TAND tối cao. Anh Dùm là anh
ruột của bị cáo Lê Minh Lỉnh.
Theo anh Dùm, trước đó, gia đình có đơn gửi Viện KSND cấp cao
tại TP.HCM đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án
hình sự sơ thẩm số 49/2023/HS-ST ngày 25.8.2023 của TAND H.Cái Nước (Cà Mau) và
bản án hình sự phúc thẩm số 22/2024/HS-PT ngày 20.3.2024 của TAND tỉnh Cà Mau
xét xử Lê Minh Lỉnh về tội cố ý gây thương tích.
Nội dung thông báo thể hiện, sau khi tiếp nhận đơn đề nghị của
gia đình anh Dùm, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đã ban hành công văn yêu cầu
TAND tỉnh Cà Mau chuyển hồ sơ vụ án nêu trên. TAND tỉnh Cà Mau trả lời hồ sơ vụ
trên đã được đơn vị chuyển đến Vụ Giám đốc kiểm tra I - TAND tối cao vào ngày
9.4.2024 và hiện TAND tỉnh Cà Mau chưa được nhận lại hồ sơ vụ án.
Chiều 16.6, một lãnh đạo TAND tỉnh Cà Mau cũng xác nhận với
PV Thanh Niên là TAND tỉnh này đã chuyển hồ sơ vụ việc nói
trên đến TAND tối cao. Vị lãnh đạo này cũng cho biết lý do chuyển là do gia
đình bị cáo Lỉnh có yêu cầu, TAND tối cao đề nghị chuyển hồ sơ để xem lại.
Như Thanh Niên đã thông tin, Lê Minh Lỉnh là 1
trong 5 bị cáo trong vụ án cố ý gây thương tích, bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 30 tháng tù. Cho
rằng mình bị oan, bị cáo Lỉnh kháng cáo. Ngày 19.3, TAND tỉnh Cà Mau xét xử
phúc thẩm và sáng 20.3 tuyên án. Trưa 20.3, bị cáo Lỉnh uống thuốc trừ sâu tự
tử, đến tối 21.3, bị cáo tử vong.
Trong thư tuyệt mệnh viết tay đăng tải trên mạng xã hội và đoạn
clip ghi lại trước khi uống thuốc tự tử, bị cáo Lỉnh khẳng định mình bị oan,
xin lấy cái chết để chứng minh, đồng thời dặn người thân ở lại cố gắng minh oan
cho mình.
TỘI PHẠM NGÂN HÀNG:
TRƯƠNG MỸ LAN CÙNG 'KỊCH BẢN HOÀN HẢO' CHƯA TỪNG CÓ TIỀN LỆ
Phan Thương- phanthuongbaochi@gmail.com
Vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát được cho là vụ án có số
tiền chiếm đoạt và tiền đưa hối lộ lớn nhất lịch sử từ trước đến nay, là điển
hình cho sai phạm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, dùng ngân hàng làm 'sân
sau' cho doanh nghiệp.
Từ sau năm 2014, hàng loạt đại án kinh tế, tham nhũng liên quan tội phạm tài chính, tiền tệ dần hé lộ
nhiều "đại gia" làm lũng đoạn nền kinh tế, tài chính ngân hàng, và đỉnh
điểm nhất có thể nói là Trương Mỹ Lan.
Nói về thủ đoạn, phương thức phạm tội để chiếm đoạt tiền của
người dân gửi vào ngân hàng, thì nhóm tội phạm này không có một kịch bản cố
định nào. Tất cả phương thức đều nhằm mục đích là chiếm đoạt tiền.
Tháng 10.2022, cả nước chấn động với thông tin bà Trương Mỹ Lan bị Bộ Công an bắt tạm giam. Sau hơn một
năm điều tra, các sai phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát dần dần được làm sáng
tỏ, gây ngỡ ngàng cho nhiều người, giới tài chính.
Đầu tiên, phải nói rằng trước khi bị bắt, những thông tin về bà
Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là khá bí ẩn. Song, ai cũng ngầm hiểu,
bà Lan là nữ đại gia, trực tiếp hoặc đứng sau sở hữu nhiều tòa nhà trị giá hàng
trăm triệu, hàng tỉ USD, điển hình như Sherwood Residence (Q.3); An Đông Plaza
(Q.5); Times Square (Q.1); Nexxus; dự án khu công viên, nhà ở Mũi Đèn Đỏ (Q.7,
cùng TP.HCM) trị giá 6 tỉ USD...
Dùng ngân hàng làm “sân sau” cho doanh nghiệp
Từ năm 2011 - 2012, theo lời kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước, bà
Trương Mỹ Lan tham gia tái cơ cấu, hợp nhất 3 ngân hàng: SCB, Đệ Nhất và Việt
Nam Tín Nghĩa, thành SCB. Cũng từ đây, bà Trương Mỹ Lan bắt đầu chi phối, lũng
đoạn SCB như công cụ tài chính để phục vụ mục đích của cá nhân cũng như Tập
đoàn Vạn Thịnh Phát.
Đầu tiên, trong 10 năm, từ năm 2012 đến tháng 10.2022, bà Trương
Mỹ Lan đã xây dựng một đế chế hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát với 1.000 doanh
nghiệp “con” trong và ngoài nước, chia thành nhiều tầng lớp. Trong đó Tập đoàn
Vạn Thịnh Phát là trung tâm, có mối quan hệ chặt chẽ với 4 nhóm còn lại: nhóm
công ty “ma” tại Việt Nam; nhóm mạng lưới các công ty ở nước ngoài; nhóm nhà
hàng, khách sạn có hoạt động thực sự; và nhóm các công ty tài chính.
Bước tiếp theo, bà Trương Mỹ Lan thâu tóm cổ phần SCB bằng cách
nhờ người khác đứng tên hơn 75% cổ phần tại SCB, còn bà và 2 con gái đứng tên
cổ phần theo đúng tỷ lệ quy định là gần 15%. Từ việc nắm gần như tuyệt đối cổ
phần tại SCB, bà Trương Mỹ Lan đứng sau điều hành toàn bộ khi: chỉ đạo đồng
phạm sử dụng các công ty “ma” lập hồ sơ vay khống; nâng khống giá trị đảm bảo
tài sản để rút tiền của SCB; tài sản đảm bảo cho các khoản vay rút ra đưa vào
như “đi chợ”.
Theo hồ sơ, trong 1.169 tài sản liên quan bà Trương Mỹ Lan bị Cơ
quan CSĐT Bộ Công an kê biên, thì chỉ có khoảng 60 tài sản mua trước năm 2012.
Còn lại khoảng 1.109/1.169 tài sản (chiếm 94,8%) đều được bà Lan mua sau năm
2012.
Có thể nói, bà Lan đã chiếm đoạt tiền của SCB, dùng tiền này mua
bất động sản, rồi nâng khống giá trị chính bất động sản ấy, tiếp tục thế chấp
vay tiền tại SCB. Với vòng tròn luân chuyển như vậy, dần dần số tiền bà Lan
chiếm đoạt của ngân hàng lên đến hơn 677.000 tỉ đồng.
Bà Trương Mỹ Lan dùng SCB như một công cụ tài chính của mình,
việc này thể hiện rõ nhất khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vẫn đang xác
minh làm rõ dòng tiền mặt 108.878 tỉ đồng và hơn 14,7 triệu USD mà bị cáo Lan
nhận từ SCB, sau đó giao cho ai, làm việc gì để có cơ sở thu hồi khắc phục hậu
quả; hay trong 147 triệu USD mà bà Lan chi thông qua Công ty Vivaland để mua cổ
phần tại Công ty Amaland PTE.LTD, thì có dùng tiền của SCB hay không...
Liên minh và tham nhũng
Sau khi nắm quyền lực thực tế chi phối tại SCB, trong thời gian
lũng đoạn SCB, có thể nói bà Trương Mỹ Lan đã tính luôn kế lâu dài khi liên
minh, thông đồng với một số công ty thẩm định giá để thẩm định giá, nâng khống
giá trị tài sản và ghi lùi ngày phát hành chứng thư, tài sản thẩm định giá theo
ý của bà Trương Mỹ Lan.
Có những tài sản giá thẩm định là trên 100.000 tỉ đồng nhưng giá
trị thực sau khi vụ án được phát hiện, thẩm định lại chỉ có khoảng 15.000 -
20.000 tỉ đồng. Cứ như thế, hơn 1.000 mã tài sản đảm bảo tại SCB đều bị nâng
khống lên để gia tăng số tiền rút khỏi SCB, đưa cho Trương Mỹ Lan sử dụng vào
mục đích cá nhân.
Chưa dừng lại, để che giấu hành vi lũng đoạn, chiếm đoạt tiền
của SCB, Trương Mỹ Lan còn tìm cách bưng bít sai phạm đối với toàn bộ lãnh đạo,
cán bộ đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước khi tiến hành thanh tra SCB ở 2
giai đoạn. Số tiền bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo thuộc cấp của mình tại SCB đưa tiền
cho 17 thành viên đoàn thanh tra giám sát được cho là "bao trọn nguyên
đoàn", trong đó, số tiền thấp nhất là 20 triệu, cao nhất là 5,2 triệu USD.
Phi vụ nhận hối lộ 5,2 triệu USD cũng được lãnh đạo Ban Nội
chính T.Ư khẳng định là số tiền nhận hối lộ lớn nhất từ trước đến nay.
Vụ Vạn Thịnh Phát là điển hình cho sai phạm trong lĩnh vực ngân
hàng, dùng ngân hàng làm "sân sau" cho doanh nghiệp. (Còn
tiếp)
Bà Trương Mỹ Lan tiếp tục bị điều tra
Ngày 11.4, TAND TP.HCM xử sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan
án tử hình vì gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hơn 677.000 tỉ
đồng, và buộc bị cáo này bồi thường toàn bộ cho SCB.
Ngoài vụ án gây thiệt hại cho SCB số tiền trên, Bộ Công an đang
tiếp tục điều tra giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát, trong đó tập trung điều
tra 2 tội danh chính là lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến phát hành trái
phiếu và hành vi rửa tiền của Trương Mỹ Lan và đồng phạm.
Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hành vi phát hành
trái phiếu, Bộ Công an xác định các bị can đã thông qua 40 doanh nghiệp được
thành lập rồi phát hành 25 gói trái phiếu, lừa đảo hơn 30.000 tỉ đồng của
42.000 nhà đầu tư.
Bộ Công an tiếp tục đề nghị những nhà đầu tư mua trái phiếu của
Trương Mỹ Lan và đồng phạm cần đến công an địa phương nơi bị hại đăng ký địa
chỉ trên các trái phiếu để trình báo.
No comments:
Post a Comment