Đối Thoại Điểm Tin ngày 15
tháng 06 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Người
Việt từng đến Bhutan ‘cảm nhận nguồn năng lượng tích cực’ (phần 3)
‘Tàu
khu trục lớn’ của Hải quân Trung Quốc tập trung ở Biển Đông
Lên
chủ tịch nước, thế lực của ông Tô Lâm lớn đến đâu?
Ấn
Độ đòi Nga trả lại công dân bị tuyển mộ đi chiến đấu ở Ukraine
Công an bắt nhiều bác sĩ tại Viện Pháp y Tâm thần
Trung ương Biên Hòa do ‘sai phạm’
Việt Nam dự kiến tăng thuế rượu
bia lên 100% vào năm 2030
Giá nhà ở
California ngất ngưỡng, thu nhập cao cũng khó mua được nhà
Ngành chế tạo Mỹ
đòi tăng bảo hộ trước hàng nhập khẩu của TQ, VN có thể bị ảnh hưởng
Tiếng Việt trở
thành một trong những ngôn ngữ chính thức ở San Francisco
Mỹ mở rộng lệnh
trừng phạt Nga, cũng nhắm vào chip trung chuyển qua Trung Quốc
Cảnh sát Malaysia
bắt giữ 43 công nhân Việt làm chui tại cửa hàng kinh doanh tổ yến
Ấn Độ đòi Nga trả
lại công dân bị tuyển mộ đi chiến đấu ở Ukraine
Giới ngoại giao:
Gói trừng phạt Nga thứ 14 của EU bị Đức cản trở
Tàu ngầm tấn công
của Mỹ, tàu tuần tra của hải quân Canada đến Cuba theo sau tàu chiến Nga
Tỷ
phú Phạm Nhật Vượng nói sẽ đầu tư vào VinFast cho đến khi không còn đồng nào
Ông
Tô Lâm kêu gọi xây dựng nền tư pháp hiện đại XHCN, không làm oan người vô tội
TT
Ban bí thư yêu cầu xử lý dứt điểm các vụ vi phạm tại AIC, Vạn Thịnh Phát, Tập
đoàn Phúc Sơn
Việt
Nam hàm ý gì khi phản đối tàu Haiyang-26 của Trung Quốc?
Bắt
nguyên Viện trưởng và ba bác sĩ, điều dưỡng Viện Pháp y tâm thần trung ương
Biên Hoà
Chuyến
thăm quê hương bị an ninh sân bay 'khủng bố' của ba mẹ con Việt kiều Mỹ
Sư
Thích Minh Tuệ "ẩn tu" lần hai, các khất sĩ khác mất tích trên đường
tới Gia Lai
Đồng
Nai: cựu giám đốc Trung tâm đăng kiểm 60.05D lãnh ba năm tù tội nhận hối lộ
Người
thứ hai bị xử phạt vì đăng video liên quan đến sư Thích Minh Tuệ
Nhóm
Tư vấn Nội Địa EU quan ngại về Chỉ thị 24 của Đảng Cộng sản Việt Nam
UN
hoan nghênh Thái Lan phê chuẩn Công ước Bảo vệ Mọi người Khỏi bị Cưỡng bức Mất
tích
Tân
chủ tịch Tô Lâm tiếp lãnh đạo các tôn giáo được Nhà nước công nhận
Huy
Đức và Trần Đình Triển: Những tiếng thét không thể câm lặng!
Lãnh
án chung thân do nổ là Việt kiều Mỹ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đồng Nai: đề nghị kỷ luật nữ Chủ tịch huyện mất hơn 170 tỷ đồng
Nhóm
giám đốc doanh nghiệp làm giả giấy tờ buôn lậu thịt trâu lãnh án tù
Chủ
kênh YouTube của Việt Nam kêu cứu vì bị thiệt hại hàng chục triệu đô la do kiện
bản quyền
BBC
Bí thư Thành ủy Hà
Nội Đinh Tiến Dũng bị đề nghị kỷ luật, tiếp theo là gì?
Ông Putin ra điều
kiện ngừng bắn, Ukraine tìm kiếm sự ủng hộ
Nữ nhà báo #MeToo
bị Trung Quốc bỏ tù vì ‘lật đổ nhà nước’
'Cởi quần áo, đừng
xấu hổ': Cách phụ nữ cổ đại nghĩ về tình dục
Sư Thích Minh Tuệ
sẽ ra sao trước dòng người đổ về nơi ông 'ẩn tu'?
'Đừng giỡn mặt với
Hun Sen': Lãnh đạo Campuchia đã gặp sếp CIA?
Quốc tế lo ngại
Thái Lan dẫn độ ông Y Quynh Bđăp về Việt Nam
Bên bờ vực chiến
tranh hạt nhân: BBC phỏng vấn Fidel Castro
Tỷ phú Phạm Nhật
Vượng tự tin về VinFast, chuyên gia đánh giá khác
Dan chân ái: Tại
sao phụ nữ Trung Quốc lại chọn yêu đương với ChatGPT?
Bầu cử ở châu Âu,
Việt Nam chịu tác động như thế nào?
BRICS cạnh tranh
với G7: Việt Nam hưởng lợi từ khối nào hơn?
Chỉ thị mật 24 của
Việt Nam khiến nhóm tư vấn EU quan ngại
Chủ tịch nước Tô
Lâm đã nói gì với Đại sứ Hùng Ba của Trung Quốc?
Người Việt Nam
trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới
Bồi đắp ở Trường
Sa: '2024 sẽ là năm kỷ lục của Việt Nam'
Vạn Thịnh Phát: lời
khai của bị can đã chết về kế hoạch lừa đảo trái phiếu
Thượng tướng Lương
Tam Quang làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương khi không thuộc Bộ Chính trị
Những đứa con bất
hạnh trong Chiến tranh Việt Nam
Sư Thích Minh Tuệ:
Nhu cầu bức thiết thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Tổng thống Putin
thăm Việt Nam tuần tới trong bối cảnh có đủ 'Tứ Trụ'?
Thượng đỉnh Hòa
bình Ukraine: Trung Quốc, Campuchia không tham gia ‘vì thiếu Nga’, Việt Nam thì
sao?
Bà Trương Mỹ Lan và
vụ lừa trái phiếu SCB: 'Cô gửi tiết kiệm sao thành ra trái phiếu thế này?'
Sư Thích Minh Tuệ:
Phóng sự của VTV làm dấy lên nghi ngờ
Thượng đỉnh G7 tập trung vào hồ sơ Trung Quốc trợ giá xuất khẩu
Bầu cử Quốc Hội Pháp : Cánh tả thành lập Mặt trận Bình dân
mới chống cực hữu
Euro 2024 khai mạc lần đầu tiên ở Đức kể từ năm 1988
Đi tìm lâu đài của Kafka - Bài 3 : Tranh giành di sản của Kafka
Bầu cử Quốc Hội Pháp : Cuộc chiến giành quyền lực xé nát các
đảng
Nga - Mỹ huy động tàu chiến « nắn gân nhau » ở ngoài
khơi Cuba
Vắng các nước ‘‘phương Nam’’ chủ chốt, Hội nghị hòa bình cho
Ukraina khó đạt mục tiêu
Zelensky kỳ vọng thỏa thuận an ninh Mỹ-Ukraina mở đường gia
nhập NATO
Anh, Mỹ ban hành trừng phạt mới, Nga đình chỉ giao dịch bằng euro
và đô la
Bắc Triều Tiên có thể chuẩn bị thử tên lửa đạn đạo phóng từ tầu
ngầm
Hội nghị COP29: Nước chủ nhà Azerbaidjan bị tố cáo trấn áp
giới tranh đấu khí hậu
Donald Trump trở lại Capitol Hill, lần đầu tiên từ sau vụ tấn công
06/1
G7 muốn dùng tiền lãi từ tài sản của Nga bị phong tỏa để huy động
tín dụng cho Ukraina
Bắc Kinh sẵn sàng đáp trả việc Liên Âu tăng thuế nhập khẩu xe ô tô
điện Trung Quốc
Tàu của hải quân Nga ghé cảng La Habana Cuba
Đối thoại Shangri-La 2024: Diễn đàn xung đột chiến lược quốc phòng
Mỹ - Trung
Thăm dò bầu cử Quốc Hội Pháp: Đảng cực hữu về đầu, vượt xa đảng
của tổng thống tại vòng một
Pháp có nguy cơ bị tê liệt nếu tổng thống phải ''chung sống'' với
thủ tướng thuộc phe đối lập?
(Reuters)
– Chủ tịch Việt Nam kêu gọi thắt chặt quan hệ quốc phòng và kinh tế với Mỹ. Tiếp đại sứ Mỹ Marc Knapper hôm thứ
Năm 13/06/2024, chủ tịch Việt Nam Tô Lâm tuyên bố hai nước nên mở rộng hơn nữa
mối quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh. Cũng theo ông Lâm, Việt Nam và Mỹ
cần siết chặt hơn nữa quan hệ kinh tế và thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao hơn.
(Reuters)
– Việt Nam dự kiến tăng 100% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn và
có đường vào năm 2030. Ngày
14/06/2024, bộ Tài Chính đề xuất « năm 2026, giá đồ uống có cồn
và bia sẽ tăng thêm 20% so với năm 2025 » song song với mức tăng
từ 2-3% theo lạm phát. Theo dự kiến, Luật thuế tiêu thụ đặc biêt (sửa đổi) sẽ
được trình Quốc Hội thông qua tại kỳ họp tháng 05/2025. Ngành công nghiệp bia
Việt Nam, đứng đầu là 4 thương hiệu Heineken (Hà Lan), Carlsberg (Đan Mạch),
Sabeco và Habeco (Việt Nam), trước đó đã bị tác động nặng vì luật phòng, chống
tác hại của rượu bia năm 2019.
(AFP/RSF)
– Trung Quốc : Một nhà đấu tranh #MeToo bị kết án 5 năm tù. Nhà báo tự do Huang Xueqin (Sophia
Huang), người từng chia sẻ trên mạng xã hội chuyện bị quấy rối tình dục trong
một cơ quan thông tấn, bị kết án cùng ngày 14/06/2024 với nhà đấu tranh công
đoàn Vương Kiến Băng (Wang Jianbing, bị kết án 3 năm rưỡi) vì tội « xúi
giục lật đổ Nhà nước ». Cả hai bị bắt giam ngày 19/09/2021. Trong
thông cáo ngày 14/06, tổ chức Ân Xá Quốc Tế lên án « những bản án
ác ý và hoàn toàn vô căn cứ ». Còn tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới
(RSF) « kêu gọi trả tự do ngay lập tức » cho nhà
báo Huang Xueqin.
(Reuters)
– Quân đội Philippines kêu gọi ngư dân phớt lờ quy định mới của Trung Quốc. Trước giới báo chí, Romeo Brawner, tư
lệnh quân đội Philippines, hôm nay, 14/06/2024, kêu gọi ngư dân tiếp tục đánh
bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở Biển Đông, bất chấp các
quy định mới của lực lượng tuần duyên Trung Quốc cho phép bắt giữ những người
« xâm phạm » mà không cần xét xử có hiệu lực vào ngày 15/6. Lãnh đạo
quân đội Philippines khẳng định « quyền khai thác tài nguyên » trong
vùng đặc quyền kinh tế của đất nước.
(AFP) –
Iran tiếp tục gia tăng khả năng hạt nhân. Ngày 13/06/2024, Cơ quan Năng
lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết, Teheran đã thông báo lắp đặt thêm
nhiều máy ly tâm tại các cơ sở hạt nhân Natanz và Fordow. Bộ Ngoại Giao Mỹ kêu
gọi « Iran phải hợp tác với cơ quan AIEA ngay lập tức »,
đồng thời khẳng định « sẽ đáp trả » mọi hành động
leo thang trong chương trình hạt nhân của Teheran. Trước đó một tuần, hội đồng
thống đốc của IAEA đã thông qua nghị quyết chỉ trích Teheran thiếu hợp tác,
trong bối cảnh các cường quốc lo ngại Iran sẽ có được vũ khí hạt nhân.
(AFP) –
Ukraina : 41 người đàn ông bị bắt vì tìm cách vượt biên. Ngày 14/06/2024, lực lượng biên
phòng vùng Odessa thông báo đã bắt giữ « những du khách
này » trong một xe tải chở ngũ cốc nhưng không cho biết là họ có
ý đồ vượt biên để trốn đi lính hay không. Tháng 05, Ukraina đã thông qua luật
động viên để có thêm lính tham chiến. Theo thẩm định, mỗi người phải trả một
khoản tiền lớn, từ 4.500 đến 8.500 đô la, cho mạng lưới buôn người để rời khỏi
Ukraina.
TIN TỨC: THỨ BẢY NGÀY 15/6/2024
1.XỬ PHẠT NGƯỜI ĐĂNG THÔNG TIN VỀ SƯ
MINH TUỆ
Bà N.T.T.A. (49 tuổi, ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng
Trị) vừa bị phạt năm triệu đồng vì đăng tải video clip liên quan đến sư Minh
Tuệ. Truyền thông quốc doanh nói rằng, bà T.A bị Phòng An ninh mạng và phòng
chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Quảng Trị phát hiện đã lợi
dụng vụ việc ông Thích Minh Tuệ đi qua tỉnh Quảng Trị, cũng như những lời nói,
hành động giữa ông Thích Minh Tuệ với lãnh đạo xã Hiền Thành (H.Vĩnh Linh) để
đăng tải, chia sẻ, bình luận xuyên tạc, bịa đặt, sai sự thật về cấp ủy, chính
quyền và người dân.
Đây là trường hợp thứ hai bị xử phạt. Trước đó, ngày
3/6, một người ở Thừa Thiên- Huế đã bị Sở Thông Tin Truyền Thông tỉnh này phạt
7,5 triệu đồng với cáo buộc đăng tải thông tin sai sự thật để giật tít,
câu view.
Hiện còn 16 trường hợp khác được cho là có dấu hiệu vi
phạm và đang bị cơ quan này “xác minh” và sẽ “xử lý”.
Đoạn video của bà T.A ghi lại cuộc nói chuyện của lãnh
đạo xã Hiền Thành và sư Minh Tuệ khiến công luận phẫn nộ về thái độ của cán bộ
với người tu hành.
2. CÔNG AN CỘNG SẢN VIỆT NAM CẤM XUẤT
CẢNH, GIAM GIỮ VÀ ĐÁNH ĐẬP MỘT NGƯỜI ĐẤU TRANH CÙNG HAI CON NHỎ
Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, một cựu giáo viên đang định
cư tại Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 6 có chuyến về Việt Nam nhưng đã bị cấm xuất
cảnh. Bà và hai con nhỏ đã bị an ninh sân bay giam giữ trong phòng kín suốt hai
ngày hai đêm và bị đánh đập tàn nhẫn. Khi được hỏi tại sao không cho mẹ con bà
nhập cảnh, an ninh sân bay nói rằng họ nhận lệnh trên và vì bà liên quan đến
vấn đề “an ninh”. Sau khi từ chối cho nhập cảnh, công an yêu cầu bà Hạnh lên
máy bay trở về Mỹ ngay. Tuy nhiên, con trai 4 tuổi của bà lên cơn hen suyễn và
bà nói sẽ lo cho con ổn định sau đó sẽ trở về Mỹ. Công an không chỉ đánh đập bà
Hạnh, mà còn đánh các con của bà. Một viên công an thậm chí đã rút máy xung khí
dung ra khỏi ổ điện khi con trai nhỏ của bà Hạnh đang điều trị hen suyễn.
Ngày thứ 3, sau khi có sự can thiệp của nhân viên Lãnh
sự quán Mỹ, phía an ninh mới ngừng đánh đập mẹ com bà. Tuy nhiên, trên đoạn
đường từ phòng tạm giữ ra máy bay về Mỹ, bà Hạnh lại tiếp tục bị bóp cổ, bẻ
chân bẻ tay chỉ vì bà hô lên rằng công an VN đánh đập, đàn áp phụ nữ và trẻ em.
Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh được nhiều người biết đến khi
đăng tải clip bà “dạy dỗ” công an giao thông khi nhóm người này xử phạt người
tham gia giao thông một cách tùy tiện. Bà được cho rằng đã nói cho học trò biết
về biến cố 30/4 và những điều tuyên truyền dối trá của đảng cộng sản.
3. BẮC KINH PHẢN ĐỐI MỸ VÌ TRỪNG PHẠT
CÁC CÔNG TY TRUNG QUỐC GIÚP NGA TRONG VIỆC XÂM LƯỢC UKRAINE.
Hôm 13/3, Bắc Kinh lên tiếng chỉ trích Mỹ vì đã chế
tài các công ty của Trung Quốc được cho là giúp sức cho Nga xâm lược Ukraine.
Các chế tài của Mỹ nhằm vào các công ty, các cá nhân không chỉ của Trung Quốc,
mà đến từ Các Tiểu vương quốc Arập Thống Nhất, Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp Nga “lách
luật” để sở hữu các công nghệ quan trọng. Các công ty của Trung Quốc được chứng
minh là đã vận chuyển vật liệu trị giá nhiều triệu đô la sang Nga, bao gồm cả
những vật phẩm chế tạo vũ khí. Phát ngôn nhân Trung cộng hôm 13/6 đã phản đối
hành động của Mỹ, cho rằng đây là hành vi “kìm hãm” và “bôi nhọ” Trung Quốc.
Bắc Kinh còn cáo buộc Hoa Kỳ đang phá hoại chủ quyền và an ninh của Trung Quốc
và các quốc gia khác.
Washington khẳng định Trung Quốc thông qua các công
ty, đang cung cấp nhiều những linh kiện hàng đầu cho Nga nhằm xâm lược Ukraine,
một quốc gia có chủ quyền được quốc tế công nhận.
VNTB – Giáo phái Hoàng
Thiên Long ở Gia Lai?
VNTB
– Công an không nể mặt quân đội rồi!
VNTB – Truyện cười: Cái xà trong
mắt
VNTB
– Kinh Bát Chánh Đạo có được sự phê chuẩn của cơ quan thẩm quyền?
15/06/1946:
Mỹ đề xuất Kế hoạch Baruch về kiểm soát vũ khí nguyên tử
Thực
hư về sức mạnh làn sóng cực hữu tại châu Âu
Chiến
lược quốc phòng ba mặt trận của Mỹ
Thế
nào là tích đức thêm phước?15/06/2024
Tài thật, lạ thật!14/06/2024
Xin đừng ép quá14/06/2024
Thầy
Thích Minh Tuệ, trùng trùng kiếp nạn “tự do tôn giáo Việt Nam”14/06/2024
Ngài Minh
Tuệ sẽ đi về đâu?14/06/2024
Tình
hình Ukraine ngày thứ 84014/06/2024
Điều hành kinh tế14/06/2024
Ảnh
hưởng của tân Tổng thống Mỹ đối với tương lai an ninh châu Âu14/06/2024
Thích Minh Tuệ13/06/2024
Huy
Đức và Trần Đình Triển: Những tiếng thét không thể câm lặng!13/06/2024
Phúc
Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 14/06/2024
Hà
Phan - Chuyện cáo mượn oai hùm
Huỳnh
Duy Lộc - Françoise Hardy, biểu tượng của âm nhạc và thời trang Pháp
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 14.06.2024
Trần
Chí Kông - Lại nói về YouTuber
Nguyễn
Nhơn - Giải oan cho TikToker
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Khi metro số 1 không còn đường lùi! 15/06/2024
Tư lệnh quân đội Philippines kêu gọi ngư dân lờ đi quy định mới
của hải cảnh Trung Quốc 15/06/2024
Chiến lược quốc phòng ba mặt trận của Mỹ 15/06/2024
Bầu cử ở châu Âu, Việt Nam chịu tác động như thế nào? 14/06/2024
Bồ Tát EUDAG 14/06/2024
Nhức nhối ngập úng đô thị: Cần giải quyết đồng bộ từ quy hoạch đến
xây dựng 14/06/2024
Thử tìm giải pháp giảm thiểu bất lợi cho kênh đào Funan Techo đến
an ninh nguồn nước về Việt Nam 13/06/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
BỘ
CÔNG AN BẮT 2 BÁC SĨ CỦA VIỆN PHÁP Y TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG BIÊN HÒA
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa bắt giữ 2 bác sĩ của
Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Ngày 13/6, nguồn thông tin cho hay Cơ quan CSĐT
Bộ Công an vừa bắt giữ 2 bác sĩ Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa (nằm
trên đường Nguyễn Ái Quốc, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Hai bác sĩ này gồm: Nguyễn Văn Trọng (bác sĩ
chuyên khoa 1, là Trưởng khoa điều trị bắt buộc Nam 1) và Hà Ngọc Khánh (bác sĩ
Khoa điều trị bắt buộc Nam 1).
Cơ quan CSĐT đã khám xét nơi làm việc và nơi ở
của 2 bị can này.
Theo thông tin ban đầu, 2 bác sĩ bị bắt giữ để
điều tra vì có liên quan đến hồ sơ điều trị bệnh, kết quả giám định của 1 số bệnh
nhân.
Được biết, Viện Pháp y tâm thần Trung ương
Biên Hòa được thành lập theo Quyết định số 1836/QĐ-TTg ngày 29/10/2015 của Thủ
tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Phân viện phía Nam thuộc Viện Pháp y tâm thần
Trung ương - Bộ Y tế.
Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa có
các chức năng gồm: giám định pháp y tâm thần theo quy định của pháp luật tố tụng
và Luật Giám định tư pháp; nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo, bồi dưỡng và
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp y tâm thần; chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ
pháp y tâm thần cho 3 Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực phía Nam và khám và điều
trị bệnh nhân tâm thần theo yêu cầu.
CỰU
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM Ở ĐỒNG NAI BỊ PHẠT 3 NĂM TÙ
TAND tỉnh Đồng Nai đã tuyên phạt 12 bị cáo
liên quan đến vụ án sai phạm tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 60.05D. Các bị
cáo bị kết tội nhận hối lộ và đưa hối lộ.
Ngày 14/6, sau một tuần nghị án, TAND tỉnh Đồng
Nai đã ra quyết định tuyên phạt đối với 12 bị cáo liên quan đến vụ án sai phạm
tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 60.05D.
Tại phiên tòa, Nguyễn Ngọc Minh, giám đốc
trung tâm, bị tuyên phạt 3 năm tù về tội nhận hối lộ. Hai phó giám đốc là Phạm
Văn Tân và Kiều Văn Vinh nhận mức án 2 năm 6 tháng tù. Các đăng kiểm viên Hồ Phương
Kiệt, Phạm Xuân Thành, Nguyễn Thái Bình, Vũ Xuân Nghĩa, Vũ Văn Tài, Nguyễn Trần
Duy Ngọc và Nguyễn Cao Hùng cùng lãnh án 2 năm tù.
Về tội đưa hối lộ, Bùi Quang Thông bị phạt 2 năm
tù và Nguyễn Tiến Lan 1 năm 6 tháng tù.
HĐXX nhận định việc các bị cáo nhận hối lộ, nhưng
cơ quan điều tra không chứng minh những lần nhận đủ số tiền để khởi tố hình sự
hay chưa. Bên cạnh đó, hành vi phạm tội của các bị cáo không có sự cấu kết,
không có tổ chức, không có người chỉ huy toàn bộ quá trình phạm tội, các bị cáo
không có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng.
Trong tổng số tiền Cơ quan điều tra chứng minh
các bị cáo nhận của các chủ phương tiện, trong đó gần 80 triệu đồng nhận của
các chủ phương tiện để bỏ qua các lỗi nhỏ và cấp giấy chứng nhận đăng kiểm đạt.
Số tiền này được xác định là tiền nhận hối lộ. Số tiền còn lại gần 50 triệu đồng
các bị cáo nhận của các chủ phương tiện đăng kiểm không có lỗi, chủ phương tiện
tự nguyện đưa không phải là tiền nhận hối lộ.
Tuy nhiên, HĐXX xét thấy hành vi của các bị
cáo xâm phạm trực tiếp đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường
bộ, gây mất trật tự an toàn giao thông và tạo dư luận xã hội xấu. Do đó, cần có
mức hình phạt nghiêm minh để răn đe, giáo dục các bị cáo và phòng ngừa chung.
Theo cáo trạng, từ năm 2018 đến tháng 10/2020,
các bị cáo đã nhận hối lộ tổng số tiền gần 130 triệu đồng từ các chủ xe để bỏ
qua các lỗi vi phạm khi đăng kiểm.
Trong vụ án này, Thông và Lan được các chủ xe
nhờ đưa xe đi đăng kiểm. Tất cả đều thừa nhận biết xe khó đăng kiểm và đưa tiền
cho 2 người này chung chi cho đăng kiểm viên với tổng số tiền hơn 57 triệu đồng.
CỰU
GIÁM ĐỐC CDC ĐẮK LẮK CÙNG LOẠT ĐỒNG PHẠM SẮP HẦU TÒA
https://lifestyle.znews.vn/cuu-giam-doc-cdc-dak-lak-cung-loat-dong-pham-sap-hau-toa-post1480793.html
TAND tỉnh Đắk Lắk xét xử cựu giám đốc Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC Đắk Lắk) cùng nhiều đồng phạm về tội "vi phạm
quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" vào ngày 18/6.
Ngày 14/6, TAND tỉnh Đắk Lắk đã công khai lịch
xét xử ông Trịnh Quang Trí (cựu giám đốc CDC Đắk Lắk) cùng các đồng phạm về tội
"vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo lịch của TAND tỉnh Đắk Lắk, phiên xét xử
bị cáo Trịnh Quang Trí và các đồng phạm sẽ diễn ra vào sáng 18/6.
Trong vụ án này, ngoài ông Trịnh Quang Trí,
còn có các bị cáo gồm: Trần Thị Nguyên Hằng (44 tuổi, cựu nhân viên khoa xét
nghiệm), Trần Thanh Mỹ (54 tuổi, cựu Trưởng phòng Tài chính - kế toán), Đặng
Minh Tuyết (48 tuổi, cựu Phó khoa xét nghiệm, cùng công tác tại CDC Đắk Lắk) và
Đinh Lê Lê Na (34 tuổi, cựu nhân viên kinh doanh của Công ty Việt Á).
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Đắk Lắk, khi dịch
Covid-19 bùng phát, Trịnh Quang Trí với vai trò là giám đốc CDC Đắk Lắk đã chỉ đạo
các nhân viên liên lạc, trao đổi với Đinh Lê Lê Na - nhân viên kinh doanh Công
ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á) - để tạm ứng sinh phẩm,
hóa chất, vật tư phục vụ xét nghiệm trước và hợp thức hóa thủ tục đấu thầu,
thanh toán. Sau khi tạm ứng sinh phẩm, hóa chất, vật tư phục vụ xét nghiệm của
Công ty An Việt, Công ty Dược phẩm Huế, Công ty Việt Á, CDC Đắk Lắk đã không
hoàn thành các thủ tục chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu số 1, 3, 4 trong
vòng 15 ngày liên tiếp kể từ thời điểm giao thầu, không tiến hành thương thảo hợp
đồng gây thiệt hại số tiền hơn 6,8 tỷ đồng.
Khi CDC Đắk Lắk thanh toán tiền cho các công
ty nói trên, Trịnh Quang Trí đã được hưởng lợi số tiền 211,36 triệu đồng từ Lê
Na.
Trần Thị Nguyên Hằng đã cùng nhiều bị cáo khác
thông đồng với Công ty An Việt, Công ty Dược phẩm Huế, Công ty Việt Á thanh
toán tiền theo đúng giá mà các công ty đưa ra. Trong quá trình CDC Đắk Lắk mượn
hàng và thanh toán tiền cho các đơn vị, đối với mỗi gói thầu Hằng đều được hưởng
lợi từ Lê Na với số tiền chiết khấu trên 929 triệu đồng.
Còn Trần Thanh Mỹ biết việc CDC Đắk Lắk nhận
hàng của các công ty nói trên để sử dụng trước phục vụ phòng, chống dịch
Covid-19.
Tuy nhiên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Trí, Mỹ
đã làm và phối hợp với các phòng, khoa của CDC Đắk Lắk để hoàn thiện hồ sơ thầu,
thương thảo hợp đồng, ký hợp đồng, thanh toán tiền từ ngân sách Nhà nước cho 3
công ty.
Ngoài ra, Trần Thanh Mỹ đã trực tiếp hoặc trao
đổi với Trần Thị Mai Anh - Phó Khoa phụ trách Khoa dược (CDC Đắk Lắk) để thu thập
3 bảng báo giá (trong đó bảng báo giá của công ty cho mượn hàng là thấp nhất) để
xác định giá trong gói thầu, đảm bảo công ty cho mượn hàng được thực hiện gói
thầu và thanh toán tiền đúng theo yêu cầu của 3 công ty.
Sau khi CDC Đắk Lắk thanh toán tiền cho các
công ty, Trần Thanh Mỹ được hưởng lợi số tiền 171 triệu đồng từ Lê Na.
Đặng Minh Tuyết đã cùng với các đồng phạm khác
thông đồng với các công ty để thanh toán tiền theo đúng giá mà các công ty đưa
ra và được hưởng lợi số tiền 66 triệu đồng từ Lê Na.
Còn Đinh Lê Lê Na đã có hành vi thông đồng với
CDC Đắk Lắk và Công ty An Việt, Công ty Dược phẩm Huế, Công ty Việt Á hợp thức
hóa 4 gói thầu tại CDC Đắk Lắk, với mục đích 3 công ty này trúng thầu, từ đó
thanh toán tiền theo đúng đơn giá mà các công ty đưa ra.
Đồng thời, Na là người trung gian trong việc mượn
hàng, giao hàng, hợp thức hóa gói thầu giữa CDC Đắk Lắk với 3 công ty này.
Na trực tiếp liên hệ và chỉ đạo nhân viên liên
hệ với 3 công ty để thu thập các bảng báo giá, đảm bảo giá của công ty cho mượn
hàng theo từng gói thầu là thấp nhất.
Từ đó, CDC Đắk Lắk làm căn cứ xác định giá thầu
và các công ty thẩm định giá ban hành chứng thư thẩm định giá phù hợp với giá của
các công ty đã cho mượn hàng, đảm bảo cho các công ty này trúng thầu và được
thanh toán tiền theo giá cho mượn hàng.
Cáo trạng của VKSND tỉnh Đắk Lắk khẳng định
hành vi của các đối tượng nói trên không đảm bảo nguyên tắc công bằng minh bạch,
gian lận trong đấu thầu gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước tổng số tiền hơn 6,8
tỷ đồng.
BẮT
2 CÁN BỘ LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NHÂN 'LA ĐIÊN'
https://lifestyle.znews.vn/bat-2-can-bo-lien-quan-den-doanh-nhan-la-dien-post1480800.html
Công an Thái Bình khởi tố, bắt giam 2 cán bộ
xã, huyện với cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ do
có liên quan đến doanh nhân Nguyễn Sơn La (“La điên”).
Tối 13/6, trao đổi với PV Báo VietNamNet, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình cho biết
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm
giam 2 người là cán bộ cấp xã, huyện (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) để điều
tra về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” do liên
quan đến doanh nhân Nguyễn Sơn La (SN 1957, trú tại khu Vincom, phường Đề Thám,
TP Thái Bình).
Các bị can gồm: Trần Văn Thành (SN 1983, trú tại
tổ dân phố Quang Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương) là cán bộ Phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện Kiến Xương và Phạm Thiên Tư (SN 1961, trú thôn
Phú Cấp, xã Nam Bình) từng là cán bộ, công chức địa chính xã Minh Quang, huyện
Kiến Xương. Như đã đưa tin, ngày 12/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã
ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối
với ông Nguyễn Sơn La về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ”.
Ông La bị bắt để điều tra về hành vi móc nối,
chi phối cán bộ, cơ quan chức năng làm trái quy định của pháp luật về đất đai,
gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn huyện Kiến Xương.
Bị can Nguyễn Sơn La thường được gọi là “La điên”,
quê quán ở xã Minh Quang (huyện Kiến Xương), là đối tượng có 1 tiền án về tội
trộm cắp tài sản; năm 2005 đã thành lập Công ty TNHH Mạnh La, địa chỉ tại đường
Lê Lợi, phường Đề Thám và trực tiếp làm giám đốc. Công ty này đăng ký kinh
doanh với 53 ngành nghề khác nhau, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực vận tải
hành khách đường bộ, thương hiệu nhà xe Mạnh La chạy các tuyến từ Thái Bình đi
các tỉnh; sau đó mở rộng hoạt động sang lĩnh vực bất động sản, cho thuê nhà xưởng,
sản xuất giày dép…
Vụ việc được lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình
chỉ đạo tập trung điều tra mở rộng, xử lý các đối tượng có liên quan và khẩn trương
thu hồi tài sản theo quy định của pháp luật.
SẮP XÉT XỬ VỤ 4 TIẾP
VIÊN HÀNG KHÔNG ‘XÁCH MA TÚY’
https://tuoitre.vn/sap-xet-xu-vu-4-tiep-vien-hang-khong-xach-ma-tuy-20240614084437942.htm
Đây là thông tin Phó bí thư Thường trực Thành
ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải nêu ra tại Hội nghị lần thứ 31 Ban Chấp hành Đảng bộ
TP.HCM khóa XI.
Sáng 14-6, Hội nghị lần thứ 31 Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa
XI bước vào ngày làm việc thứ 2. Tại hội nghị này, ông Nguyễn Hồ Hải - phó bí
thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, đã thông tin về tình hình thảo luận tổ trong
ngày 13-6.
Theo ông Hải, qua thảo luận tổ, có ý kiến cho rằng TP.HCM cần
tăng cường thông tin chính thống về kết quả xử lý các vụ việc, vụ án, tránh
thông tin nhiều chiều để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ chủ trương, chính
sách về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Về vấn đề này, phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM cho biết
Ban Thường vụ Thành ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban chỉ
đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực TP ngày càng hiệu quả. Hiện ban chỉ đạo
đang theo dõi 11 vụ án, 15 vụ việc. Trong đó có 6 vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo
Trung ương theo dõi, chỉ đạo.
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo các cơ quan báo
chí kịp thời tuyên truyền các quy định, thông tin liên quan đến công tác phòng
chống tham nhũng tiêu cực, nhất là các vụ án, vụ việc tham nhũng kinh tế được
dư luận quan tâm.
TP.HCM cũng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quy định của Ban Bí thư
về định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền về phòng chống tham nhũng, tiêu
cực, quy định của Ban Thường vụ Thành ủy về việc mua tin, xử lý thông tin phục
vụ công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực.
TAND TP.HCM đã phối hợp các cơ quan chức năng đưa ra xét xử
những vụ án lớn được dư luận quan tâm như vụ án Trương
Mỹ Lan. Việc triển khai đạt
hiệu quả, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Đáng chú ý, ông Hải cho biết sắp tới đây, TP.HCM cũng sẽ tiếp
tục đưa ra xét xử các vụ việc lớn khác như sai phạm tại trung tâm đăng kiểm, vụ
bốn nữ tiếp
viên hàng không xách ma túy...
Những vụ án này được Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu
cực TP có chỉ đạo thường xuyên để công tác xử lý diễn ra đúng quy định.
Ngoài ra, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM cũng yêu cầu cấp ủy,
chính quyền địa phương, đơn vị thực hiện công tác tư tưởng, đấu tranh phòng
chống tham nhũng tiêu cực, nhất là xử lý cán bộ sai phạm, trong đó có cán bộ
chủ chốt, cấp cao.
Qua đó kịp thời định hướng tư tưởng dư luận, tạo thống nhất đồng
thuận trong xã hội với chủ trương quyết tâm phòng chống tham nhũng, tiêu cực
của Đảng và Nhà nước.
Khởi tố 502 bị can vụ tiếp viên xách ma túy
Liên quan đến vụ bốn nữ tiếp viên hàng không xách tay hơn 11kg ma túy bị phát hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất,
đến ngày 6-3-2024, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã phối hợp với các
cơ quan chức năng khởi tố 183 vụ án và 502 bị can về nhiều tội danh khác nhau
liên quan đến ma túy, đồng thời xử lý hành chính 86 người liên quan.
Trước đó, ngày 16-3-2023, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc
tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) phối hợp các cơ quan chức năng phát hiện bốn nữ tiếp
viên hàng không vận chuyển trái phép hơn 11kg ma túy được cất giấu trong 157
tuýp kem đánh răng (chưa mở, nhiều nhãn hiệu, mỗi loại đựng trong hộp riêng) từ
Pháp về Việt Nam.
VỤ XÂY GẦN 500 CĂN NHÀ
TRÁI PHÉP: KỶ LUẬT CẢNH CÁO PHÓ CHỦ TỊCH HUYỆN TRẢNG BOM
Bà Lương Thị Lan - phó chủ tịch UBND huyện
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai - bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
Ngày 14-6, Huyện ủy Trảng Bom đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối
với bà Lương Thị Lan, huyện ủy viên, phó chủ tịch UBND huyện Trảng Bom.
Bà Lan phụ trách lĩnh vực đất đai từ tháng 6-2016 đến tháng
11-2019. Với vai trò của mình, bà Lan đã thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra,
giám sát công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Không kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về
đất đai tại dự án khu dân cư Tân Thịnh (xã Đồi 61) do Công ty cổ phần LDG làm
chủ đầu tư, gây hậu quả nghiêm trọng, đến nay chưa khắc phục được hậu quả.
Bên cạnh đó, bà Lan chưa có biện pháp hiệu quả trong lãnh đạo,
chỉ đạo xử lý dứt điểm, khắc phục hậu quả vi phạm của Công ty cổ phần du lịch
Giang Điền; chưa có giải pháp hiệu quả trong xử lý vi phạm theo các kết luận
thanh tra về đất đai tại xã An Viễn từ năm 2018 đến 2020.
Hành vi của bà Lan được xác định là nghiêm trọng, làm giảm uy
tín cá nhân, ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của cấp ủy, UBND huyện Trảng
Bom.
Do đó, Huyện ủy Trảng Bom quyết định thi hành kỷ luật bà Lan
bằng hình thức cảnh cáo.
Liên quan sai phạm tại dự án khu dân cư Tân Thịnh, trước đó Ủy
ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối
với bà Vũ Thị Minh Châu - phó bí thư Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện Trảng Bom.
UBND tỉnh Đồng Nai cũng ra quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo về mặt chính
quyền.
Sau đó, bà Châu đã có đơn xin thôi việc và được UBND tỉnh Đồng
Nai chấp thuận cho nghỉ việc theo nguyện vọng từ ngày 1-6 vừa qua.
Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai đã xem xét đề nghị
thi hành kỷ luật ông Lê Hữu Đảng - nguyên huyện ủy viên, nguyên phó chủ tịch
UBND huyện Trảng Bom nhiệm kỳ 2016 - 2021.
DU KHÁCH HOẢNG LOẠN VÌ THUỶ ĐIỆN Ở
HOÀ BÌNH XẢ LŨ KHÔNG BÁO TRƯỚC
Minh
Đức
TPO - Ngày 14/6, thông tin từ UBND xã Chí Đạo,
huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) cho biết, địa phương vừa xảy ra sự cố đáng tiếc khi
thủy điện Suối Mu xả nước nhưng không cảnh báo trước gây ra tình trạng hoảng
loạn và nguy hiểm cho người dân và du khách đang tắm suối.
Theo báo cáo của Phòng Kinh tế và Hạ tầng, UBND huyện Lạc Sơn,
sự việc diễn ra vào trưa ngày 9/6, lúc thủy điện Suối Mu mở cống xả cát của đập để thoát nước,
lượng lớn nước đổ dồn về hạ lưu, tạo ra dòng chảy mạnh làm cho nhiều người dân
và du khách đang tắm suối ở hạ nguồn bị hoảng loạn. Báo cáo cũng ghi nhận rằng,
trước khi thủy điện thực hiện việc xả nước, đã có thông báo
cảnh báo nhưng vị trí của loa báo động nằm xa khu vực cư trú và nơi tắm của du
khách khoảng hơn 2km, do đó không có ai nghe thấy cảnh báo.
UBND huyện Lạc Sơn đã yêu cầu thủy điện Suối Mu tuân thủ nghiêm
ngặt quy trình vận hành, và hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương để đảm
bảo an toàn cho người dân và doanh nghiệp. Chính quyền địa phương cũng đề xuất
lắp đặt thêm hệ thống loa cảnh báo xả nước tại khu vực dân cư gần hạ du để
người dân có thể phòng tránh nguy cơ. Trước đó, người dân sống ở dưới lưu của
thủy điện Suối Mu phản ánh, vào trưa 9/6, trong khi nhiều người đang tắm suối, nước từ thủy điện đổ về
đột ngột.
Anh Bùi Đức Học, chủ một homestay, kể lại rằng hai người đã kịp
thời đưa mọi người ra khỏi dòng nước nguy hiểm.
UBND xã Tự Do xác nhận, thủy điện Suối Mu đã thừa nhận thiếu sót
trong việc không cảnh báo trước khi xả nước và đã xin lỗi cả nhân dân và chính
quyền địa phương, cam kết sẽ rút kinh nghiệm cho các lần xả nước tương lai. Được
biết, Dự án thủy điện Suối Mu được phê duyệt và triển khai từ ngày 10/11/2015,
với tổng vốn đầu tư 167 tỷ đồng, công suất lắp máy 9 MW do Công ty TNHH Văn
Hồng làm chủ đầu tư, nằm tại xã Tự Do, huyện Lạc Sơn.
MUA BÁN TRÁI PHÉP HÓA ĐƠN, NỮ GIÁM
ĐỐC DOANH NGHIỆP TẠI VŨNG TÀU BỊ KHỞI TỐ
Mạnh Thắng
TPO - Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can đối
với một giám đốc doanh nghiệp tại TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) về hành vi
mua bán trái phép hoá đơn.
Công an TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khởi tố bị can đối với bà Văn Phương Thúy (40 tuổi, Giám đốc công
ty Thành Đạt) để điều tra về hành vi "Mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước".Bị
can Thúy được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú do đang nuôi con nhỏ. Cơ quan điều tra
cũng thực hiện biện pháp ngăn chặn đối với một số cá nhân khác để phục vụ công
tác điều tra.
Công ty TNHH Thành Đạt có địa chỉ tại số 8, đường Ngô Đức Kế,
phường 7, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Công an TP Vũng Tàu cũng kêu gọi các cá nhân, tổ chức đã sử
dụng hoá đơn bất hợp pháp của Công ty TNHH Thành Đạt ra đầu thú để được hưởng
chính sách khoan hồng của pháp luật.
CỰU NHÂN VIÊN TOYOTA LĨNH 14 NĂM TÙ
VÌ CHIẾM ĐOẠT TIỀN TỶ CỦA KHÁCH MUA XE
Hoàng
An
TPO - Bị cáo Mạc Xuân Minh khi được được phân
công tư vấn bán xe tại các Showroom Toyota, đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt
hơn 1,4 tỷ đồng của ba khách hàng có nhu cầu mua xe ô tô.
Ngày 14/6, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Mạc
Xuân Minh (SN 1991, quê Hải Phòng) 14 năm tù tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Về dân sự, bị cáo phải bồi thường, khắc phục toàn bộ số tiền
chiếm đoạt của các bị hại.
Theo cáo trạng, Mạc Xuân Minh là nhân viên thử việc, được phân công tư vấn
bán xe tại các Showroom, không có chức năng thu tiền bán hàng.
Do cần tiền chi tiêu cá nhân, Minh nảy sinh ý định chiếm đoạt
tài sản của các khách hàng đến mua xe ô tô.
Từ tháng 6/2022 - 12/2022, bị cáo đưa ra các thông tin gian dối
với những người có nhu cầu mua ô tô là nếu khách hàng chuyển đủ tiền đặt mua
vào tài khoản cá nhân của Minh, Minh sẽ nộp vào công ty để hoàn tất thủ tục mua
xe thì sẽ lấy được xe sớm, đúng hạn theo yêu cầu.
Tin tưởng Minh, các bị hại đã chuyển tiền mua xe ô tô. Sau khi
nhận được tiền, Mạc Xuân Minh không thực hiện như cam kết mà chiếm đoạt chi
tiêu cá nhân. Nạn nhân đầu của Minh là anh Tô Đức Thành (trú phường Thượng
Đình, quận Thanh Xuân), đầu tháng 4/2022, anh Thành có nhu cầu mua ô tô nhãn
hiệu Toyota VELOZ CROSS nên đến Công ty CP Toyota Thái Hòa (đường Tố
Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) xem xe và được Minh là nhân viên bán
hàng của công ty tư vấn.
Anh Thành đồng ý mua xe VELOZ CROSS với giá 696.000.000 đồng, đặt cọc trước 20
triệu, thông qua việc chuyển khoản vào số tài khoản của công ty.
Theo thỏa thuận, thời điểm giao xe dự kiến là tháng 8/2022, khi
nhận, anh Thành thanh toán nốt số tiền còn lại cho công ty là 676 triệu đồng.
Cáo trạng xác định, tháng 6/2022 (lúc này Minh đã chuyển sang
làm việc tại Toyota Thanh Xuân), anh Thành muốn lấy xe sớm nên nhờ Minh tác
động với công ty để được lấy trước ngày 29/7/2022.
Thấy vậy, Minh nói với anh Thành muốn nhận xe sớm thì phải mua
xe ở đại lý khác và chuyển 20 triệu mua ô tô cho Minh đặt cọc trước.
Khi anh Thành đồng ý, Minh tiếp tục đến gia đình anh Thành nói
chuyện về việc “có thể giúp được gia đình anh Thành nhận xe sớm hơn”. Tin lời
Minh, anh Thành chuyển số tiền 348 triệu đồng đồng thông qua Internet Banking
từ tài khoản của anh Tô Đức Thành sang tài khoản của Mạc Xuân Minh.
Nhận được tiền, Minh lên mạng Internet tải mẫu Phiếu thu, đánh
nội dung đề ngày 22/6/2022 xác nhận đã nhận số tiền, ký đóng dấu đưa cho anh
Thành.
Đến ngày 10/7/2022, anh Thành “đôn đốc” Minh giao xe, bị cáo dẫn
anh Thành đến Showroom Toyota Thanh Xuân nói "xe về rồi đang chờ lắp phụ
kiện yêu cầu anh Thành chuyển nốt tiền để làm thủ tục lấy xe".
Thông qua Internet Banking, anh Thành tiếp tục chuyển cho Minh
thêm 328 triệu đồng, được Minh hứa hẹn nhận xe trong 10 – 12 ngày.
Tuy nhiên, đến ngày hẹn, Minh không thể giao xe, khoản tiền nạn
nhân chuyển bị cáo chi tiêu hết, đồng thời, thay số điện thoại trốn tránh.
Anh Thành tìm hiểu được biết, Minh đã nghỉ làm ở Công ty CP
Toyota Thái Hòa - Từ Liêm từ ngày 23/04/2022 và Toyota Thanh Xuân nên làm đơn
tố cáo.
Ngoài anh Thành, Minh còn chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của anh
Nguyễn Công Thuấn; hơn 430 triệu của anh Nguyễn Văn Minh (cùng ở TP Hạ Long,
Quảng Ninh) với thủ đoạn tương tự.
Tổng số tiền cơ quan tố tụng cáo buộc Minh lừa của khách hàng là
hơn 1,4 tỷ đồng.
XỬ PHẠT NGƯỜI ĐƯA TIN SAI VỀ VIỆC BỘ
HÀNH CỦA 'SƯ THÍCH MINH TUỆ'
Hữu
Thành
https://tienphong.vn/xu-phat-nguoi-dua-tin-sai-ve-viec-bo-hanh-cua-su-thich-minh-tue-post1646119.tpo
TPO - Một phụ nữ ở huyện Vĩnh Linh bị xử phạt hành chính 5 triệu
đồng do thông tin sai sự thật, xuyên tạc về chính quyền Quảng Trị trên mạng xã
hội liên quan đến việc ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) bộ hành. Cơ quan công an
cũng đang xác minh, xử lý với 16 trường hợp khác có hành vi tương tự.
Ngày 14/6, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ
cao Công an tỉnh Quảng Trị thông tin, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt hành
chính bà N.T.T.A. (49 tuổi, trú tại thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh
Quảng Trị) với số tiền 5 triệu đồng bởi thông tin sai sự thật, xuyên tạc trên mạng xã hội. Trước đó, vào cuối tháng 5/2024, ông Lê
Anh Tú ("sư Thích Minh Tuệ") bộ hành qua địa bàn huyện Vĩnh Linh. Ở
đây, giữa lãnh đạo xã Hiền Thành (huyện Vĩnh Linh) và ông Lê Anh Tú đã có những
lời nói, trao đổi với nhau và được nhiều người quay video, đưa lên mạng xã hội.
Qua rà soát, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công
nghệ cao Công an tỉnh Quảng Trị phát hiện trên không gian mạng có nhiều đối
tượng lợi dụng vụ việc trên để chia sẻ, bình luận xuyên tạc, bịa đặt, sai sự thật về cấp ủy, chính quyền và người dân tỉnh Quảng
Trị; làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, hình ảnh của người Quảng Trị.
Theo Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao
Công an tỉnh Quảng Trị, ngoài việc xử phạt bà N.T.T.A, cơ quan chức năng đang
tiếp tục xác minh, xử lý 16 trường hợp có hành vi tương tự.
Công an tỉnh Quảng Trị kêu gọi người dân tham gia mạng xã hội
cần thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng trước lúc chia sẻ, đăng tải thông tin, ý kiến
về vấn đề, sự vật, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội... Mọi hành vi vi
phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật.
CƠ QUAN ĐIỀU TRA HÌNH SỰ TÌM NGƯỜI
MUA ĐẤT TẠI SÂN BAY NHA TRANG CŨ
Lữ Hồ
TPO - Cơ quan Điều tra Hình sự Quân chủng
Phòng không - Không quân đang tiến hành hoạt động điều tra, tìm người mua đất
tại dự án của Tập đoàn Phúc Sơn tại sân bay Nha Trang cũ, TP Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa.
Nguồn tin của Tiền Phong ngày 14/6 cho biết, Cơ quan Điều tra
hình sự Quân chủng Phòng không - Không quân đang tiến hành hoạt động điều tra,
xác minh trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Khánh Hòa theo quyết định Ủy thác điều tra (số 02,
ngày 22/5/2024) của Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng.
Để phục vụ quá trình điều tra, Cơ quan Điều tra hình sự Quân chủng Phòng không - Không quân đề
nghị công dân là khách hàng (đăng ký thường trú Hà Nội) đã ký hợp đồng với Tập
đoàn Phúc Sơn mua đất tại Dự án Khu trung tâm đô thị Thương mại - Dịch vụ - Tài
chính - Du lịch Nha Trang, TP Nha Trang thì liên hệ với cơ quan này để làm
việc, phối hợp cung cấp thông tin phục vụ quá trình điều tra. Cơ quan Điều tra
hình sự Quân
chủng Phòng không - Không quân cung cấp địa chỉ làm việc tại số 9 đường Lê Trọng Tấn,
Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội. Số điện thoại liên hệ: 069.562.127 hoặc
0367.496.888 (đồng chí Tiệp - điều tra viên), 0855.441.900 (đồng chí Đức - điều
tra viên).
Trước đó, ngày 20/5, Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng có
văn bản gửi UBND tỉnh Khánh Hòa về đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu. Theo
đó, cơ quan này cho biết đang điều tra vụ án hình sự “vi phạm các quy định về
quản lý đất đai” liên quan đến việc bàn giao đất quốc phòng tại Sân bay Nha
Trang cũ.
Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng đề nghị tỉnh cung cấp hồ
sơ về các nghị quyết, văn bản của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Khánh Hòa liên quan
đến việc sử dụng quỹ đất tại sân bay Nha Trang cũ để thanh toán cho các dự án
BT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và trong việc thực hiện dự án khu trung tâm
thương mại - tài chính - dịch vụ - du lịch Nha Trang.
Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng còn đề nghị tỉnh Khánh
Hòa cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu của các cơ quan, tổ chức đã tham mưu, đề
xuất để tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư và lựa chọn tập đoàn này thực
hiện dự án Khu trung tâm đô thị Thương mại - Dịch vụ - Tài chính - Du lịch Nha
Trang.
THÔNG TIN BẤT NGỜ VỤ 63 GIÁO VIÊN TỐ
BỊ 'XÙ' TIỀN HỖ TRỢ HỌC THẠC SĨ Ở HÀ NỘI
Trường
Phong
TPO - Liên quan thông tin trên báo chí về vụ
việc 63 giáo viên tố bị "xù" tiền hỗ trợ đào tạo học thạc sĩ dù có
quyết định cử đi học của Sở GD&ĐT Hà Nội, mới đây, Sở Nội vụ Hà Nội đã có
thông tin phản hồi.
Trước đó, Chủ
tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở
GD&ĐT và các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin về việc 63 giáo viên tố không nhận được tiền hỗ trợ đào tạo
học thạc sĩ
Trong văn bản báo cáo UBND thành phố Hà Nội, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, quyết định cử giáo viên đi đào
tạo sau đại học của UBND thành phố là "căn cứ pháp lý" để Quỹ ưu đãi
và khuyến khích đào tạo tài năng thành phố Hà Nội (được thành lập tại Quyết
định số 93/2003 ngày 5/8/2003) chi trả kinh phí hỗ trợ.
Sở Nội vụ Hà Nội khẳng định, 63 giáo viên là viên chức
của Sở GD&ĐT chưa được UBND thành phố quyết định cử đi học, do đó không
thuộc đối tượng được hưởng kinh phí hỗ trợ đào tạo sau đại học từ nguồn Quỹ ưu
đãi, khuyến khích và đào tạo tài năng thành phố Hà Nội. Theo thông tin báo chí
phản ánh, vào năm 2019, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành nhiều quyết định
về việc cử 63
giáo viên thuộc nhiều
trường THPT trên địa bàn đi học thạc sĩ.
Sau thời gian học tập tại các trường đại học chính quy, 63 giáo
viên đã hoàn thành khóa học và được cấp bằng thạc sĩ theo chuyên ngành đã trúng
tuyển trước đó.
Năm 2020, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội đã triệu tập các giáo
viên tới hoàn tất hồ sơ để nhận kinh phí hỗ trợ. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm chờ
đợi, 63
giáo viên thuộc diện được
Sở GD&ĐT Hà Nội cử đi học thạc sĩ, đã hoàn thành chương trình học rất bất
ngờ khi hay tin không được cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo theo quy định.
"Trong quá trình học tập, chúng tôi phải chi một khoản tiền
khá lớn, vượt quá khả năng chi trả của nhiều người. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn
kiên trì động viên nhau cố gắng vay mượn để trang trải, sau này có khoản tiền
hỗ trợ của thành phố thì bù đắp sau. Giờ Sở GD&ĐT chỉ trả lời chúng tôi
rằng không được hỗ trợ vì thành phố không cấp kinh phí khiến chúng tôi vô cùng
hoang mang, hụt hẫng", đại diện các giáo viên nói.
Theo các giáo viên, họ mong muốn Sở GD&ĐT và UBND thành phố
Hà Nội thực hiện nghiêm túc các quyết định đã ban hành họ được hưởng quyền lợi
chính đáng theo quy định.
Trước đó, xuất phát từ yêu cầu xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, HĐND
thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 29/2002 ngày 19/7/2002 quy định tạm
thời về ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, người
có trình độ cao tham gia cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển thủ đô,
trong đó giao UBND thành phố xây dựng và thực hiện chính sách này.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên báo chí sáng 14/6, Giám
đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh cho biết thêm, không phải cứ người nào
được cử đi học thạc sĩ cũng sẽ được hưởng hỗ trợ từ quỹ này.
"Một là phải có độ tuổi. Hai là cơ quan cử đi học. Ba là có hội đồng thẩm
định có đủ tiêu chuẩn được hưởng không thì UBND thành phố mới kí quyết định
đồng ý cho đi học và được thụ hưởng quỹ này", ông Cảnh nói.
No comments:
Post a Comment