Đối Thoại Điểm Tin ngày 07
tháng 06 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Ông
Trump đề xuất áp thuế vào nhiều nước, kể cả Trung Quốc, vì vấn đề di dân bất
hợp pháp
Mỹ
hạn chế visa với những công dân Georgia bị xem là làm suy yếu nền dân chủ
Nga
bắt học giả Pháp bị tình nghi thu thập thông tin tình báo
Tuần
duyên Nhật-Mỹ-Hàn tập trận chung giữa những quan ngại về Trung Quốc
Tạp chí Ấn Độ giới thiệu các trang web giúp đàn ông
ngoại quốc ‘mua vợ’ Việt Nam
‘Vào cấp 3 trường công còn khó hơn
vào đại học’
Tổng thống Biden
tiến cử ông Kin Moy làm tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam
Việt Nam sắp xuất
khẩu khỉ đuôi dài sang Trung Quốc
Thứ trưởng Lương
Tam Quang được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Công an
Ông Trump đề xuất
áp thuế vào nhiều nước, kể cả Trung Quốc, vì vấn đề di dân bất hợp pháp
Đại hội đảng Cộng
hòa quảng bá nhầm bằng ảnh Tp. Hồ Chí Minh, đảng Dân chủ giễu cợt
Tưởng niệm vụ đàn
áp Thiên An Môn, Washington cảnh báo mối nguy từ Trung Quốc
Nhóm Ngũ Nhãn tố
Trung Quốc chiêu mộ các phi công chiến đấu của phương Tây
CPJ
kêu gọi Việt Nam bạch hóa về trường hợp nhà báo nổi tiếng Trương Huy San
Tham
nhũng hủy hoại chế độ toàn trị, cảnh báo đỏ về mô hình chuyên chế trở lại (Phần
3)
Tham
nhũng hủy hoại chế độ toàn trị, cảnh báo đỏ về mô hình chuyên chế trở lại (Phần
2)
Tham
nhũng hủy hoại chế độ toàn trị, cảnh báo đỏ về mô hình chuyên chế trở lại (Phần
1)
Sư
Thích Minh Tuệ mất tích: Dân biểu Hạ viện California và tổ chức quốc tế bày tỏ
quan ngại
Ông
Tô Lâm với “thế chẻ tre” trên bàn cờ chính trị Việt Nam
Bộ
Công an cần minh bạch tung tích của sư Thích Minh Tuệ!
Quốc
hội phê chuẩn ông Lương Tam Quang làm Bộ trưởng Công an
Hà
Nội kêu gọi tàu khảo sát Hải Hương 26 của Trung Quốc chấm dứt hoạt động trong
vùng biển Việt Nam
Campuchia
cho phép tổ chức kỷ niệm 75 năm ngày Pháp nhượng lại miền Nam cho Quốc gia Việt
Nam
Du
học sinh Việt Nam ở Pháp được xác nhận chết sau năm tháng mất tích
Bà
Trương Mỹ Lan bị cáo buộc vận chuyển hơn 4,5 tỷ USD qua biên giới
Yên
Bái: liên tiếp xảy ra động đất, khiến nhà cửa rung lắc
Bắt
sáu cầu thủ CLB bóng đá Bà Rịa Vũng Tàu về hành vi đánh bạc
Cựu
giám đốc cùng các thuộc cấp Trung tâm Đăng kiểm 60.05D hầu toà do nhận hối lộ
Giúp
cha rửa tiền tham ô, con trai nguyên Chủ tịch Công ty Cao su Đắk Lắk bị bắt tạm
giam
Cựu cảnh sát hình sự ra hầu toà với cáo buộc nhận bảo kê sòng bài
Poker
Cựu
trung uý công an sắp hầu toà vì dùng nhục hình với phạm nhân dẫn đến tử vong
BBC
Bộ trưởng Công an
Lương Tam Quang không thuộc Bộ Chính trị, quyền lực thế nào?
Sự tàn khốc bên
trong cuộc chiến chống chính quyền độc tài quân sự Myanmar
Bộ Chính trị trừng
phạt quan chức sợ trách nhiệm, có hiệu nghiệm?
Phó thủ tướng và
phó chủ tịch Quốc hội mới có lý lịch như thế nào?
Thượng tướng Lương
Tam Quang làm bộ trưởng Bộ Công an
Bà Trương Mỹ Lan
đối mặt thêm ba tội danh, bị cáo buộc chuyển hơn 4,5 tỉ USD qua biên giới
Sư Thích Minh Tuệ
'ẩn tu' giữa lúc chính quyền thắt chặt quản lý tăng sĩ?
Kênh đào Phù Nam
Techo: Campuchia khởi công ngày 5/8, Việt Nam lép vế trên mặt trận truyền thông
Trung Quốc hưởng
lợi từ bất ổn chính trị ở Việt Nam?
Quốc hội bổ sung
công tác nhân sự, phê chuẩn bộ trưởng Công an?
Nhà báo Huy Đức đã
đi đâu, có thể bị 'tạm giữ' trong bao lâu?
Biên giới Mỹ-Mexico
'quá tải', số người Việt di cư tăng, luật sư nói gì?
Đất hiếm Việt Nam:
phá vỡ thế độc tôn của Trung Quốc?
Sư Thích Minh Tuệ
‘tự nguyện dừng đi bộ khất thực’, tại sao?
Tướng công an
Nguyễn Duy Ngọc làm chánh Văn phòng Trung ương Đảng
Nhà báo Huy Đức
'biến mất' giữa lúc có thông tin ông bị bắt
Bộ Công an: Thu hồi
300 tỉ đồng, 2 triệu USD, 500 lượng vàng, 1.000 sổ đỏ vụ án Phúc Sơn
112 nước bãi bỏ
hình phạt tử hình: Việt Nam thế nào?
Thích Minh Tuệ -
người được chọn?
Đảng Cộng sản Việt
Nam họp về chống tham nhũng, nói 'không đấu đá nội bộ'
Ngăn lũ tràn sang
Việt Nam, kênh đào Phù Nam Techo khiến miền Tây mất dần mùa nước nổi?
VinFast xem xét lùi
tiến độ xây nhà máy ở Mỹ, theo Reuters
Việt Nam: lạm phát
tăng cao nhất trong vòng 16 tháng
Chiến hạm và tầu ngầm Nga đến Cuba chuẩn bị tập trận
Pháp giao chiến đấu cơ Mirage-2000 cho Ukraina
Đi tìm Lâu Đài của Kafka - Bài 2 : Mê Cung
Pháp kỷ niệm 80 năm cuộc đổ bộ Normandie chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến
Tổng thống Nga Putin đe dọa trang bị vũ khí cho nhiều nước để tấn
công các mục tiêu phương Tây
Gaza: Israel oanh kích một trường học của Liên Hiệp Quốc khiến ít
nhất 37 người chết
Bầu cử Nghị Viện : Châu Âu trong tầm ngắm của các đảng
cực hữu
Tại sao Pháp dự định đưa chuyên gia quân sự đến Ukraina ?
Tổng thống Zelensky thăm Paris, Pháp ký 2 thỏa thuận hỗ trợ
Ukraina
Mỹ ngừng nhận dân vượt biên từ Mêhicô xin tị nạn: Quyết định
‘‘chưa từng có’’ của phe Dân Chủ
UNICEF: 180 triệu trẻ em trên thế giới ‘‘thiếu ăn trầm trọng’’
Các nhà hoạt động Hàn Quốc thả bóng bay mang truyền đơn sang Bắc
Triều Tiên
Bầu cử Ấn Độ : Thủ tướng Modi chuẩn bị dẫn đầu liên minh 15 đảng
trong nhiệm kỳ 3
Hà Lan mở đầu 4 ngày bầu cử Nghị Viện châu Âu 2024
Ấn Độ : Thủ tướng Modi tiếp tục nhiệm kỳ thứ 3 không có đa số
tuyệt đối tại nghị viện
Chiến tranh Ukraina: Nga đe dọa tấn công chuyên gia huấn luyện
quân sự phương Tây
Lãnh đạo CIA đến Trung Đông thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza
Nhà cho thuê du lịch ở vùng Paris : « Gáo nước
lạnh » trước thềm Thế Vận Hội 2024
(AFP) –
Cảnh sát Pháp bắt giữ một người bị tình nghi âm mưu khủng bố. Nghi can đã bị bắt từ hôm Thứ Hai
04/06 nhưng đến tối qua cảnh sát mới cho biết đối tượng đã bị tạm giam. Hồ sơ
này đã được chuyển sang bên Viện Công Tố Quốc Gia Chống Khủng Bố (PNAT). Nghi
can là một thanh niên 26 tuổi, mang 2 hộ chiếu Nga và Ukraina đã bị phỏng vì
thuốc nổ ở trong phòng một khách sạn gần phi trường quốc tế Roissy Charles de
Gaulle. Theo một số nguồn tin thông thạo, đối tượng này dường như đã tìm cách
tự chế bom ngay trong phòng khách sạn. Là một công dân sinh sống trong vùng
Donbass, miền đông Ukraina, nghi can « ủng hộ Nga » và
đã « tham gia hàng ngũ quân đội Nga trong 2 năm ».
(Reuters)
– Hà Nội « quan
ngại sâu sắc » việc tàu Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam. Phát
ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Phạm Thu Hằng trong cuộc họp báo sáng nay
06/06/2024 cho biết Việt Nam « yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt
động khảo sát trái phép » của tàu Hải Dương 26 trong vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, khu vực Vịnh Bắc Bộ. Bản tin của
Reuters và thông cáo của bộ Ngoại Giao Việt Nam không nói rõ tàu Trung Quốc Hải
Dương 26 hiện diện trong khu vực này từ khi nào.
(AFP) –
Vụ án Ngân hàng SCB và tập đoàn Vạn Thịnh Phát : Thêm cáo buộc mới nhắm vào bà
Trương Mỹ Lan . Hôm nay 06/06/2024 cơ quan cảnh sát điều tra bộ Công An Việt
Nam đưa ra thêm kết luận điều tra vụ án. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc cùng 33
đồng phạm « thông qua 25 gói trái phiếu khống và chuyển
ra nước ngoài 1,5 tỷ đô la và chuyển 3 tỷ đô la từ hải ngoại vào Việt Nam một
cách bất hợp pháp »
(Reuters)
– Hungary không từ bỏ hợp tác năng lượng với Nga. Ngoại trưởng Peter Szijjarto, hôm
nay 06/06/2024, nói với các phóng viên bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế
Saint-Petersburg (SPIEF) rằng Budapest sẽ không nhượng bộ trước áp lực của
phương Tây và quyết không từ bỏ nguồn cung năng lượng của Nga. Ông Szijjarto
nhấn mạnh rằng việc mua tài nguyên năng lượng từ một số quốc gia không phải là
một quyết định chính trị mà đơn giản là một hành động phục vụ lợi ích của
Hungary.
(WSJ)
– Tổng thống Mỹ Joe Biden có dấu hiệu « trượt dốc ». Đó là tựa một bài viết đăng trên nhật báo kinh tế
Mỹ Wall Street Journal hôm 04/06/2024. Bài viết cho biết trong cuộc họp với các
quan chức Quốc Hội Hoa Kỳ vào tháng 01/2024 để bàn về viện trợ cho Ukraina, chủ
nhân Nhà Trắng đã nói rất khẽ đến mức những người dự họp không nghe được Biden,
rằng ông đọc rất chậm rãi và đôi khi nhắm mắt quá lâu đến nỗi mọi người không
hiểu ông có bị ngất hay không.
(AFP) –
Tennis : Novak Djokovic phẫu thuật đầu gối. Ca phẫu thuật đã « thành
công tốt đẹp », tay vợt số 1 thế giới, hôm nay 06/06/2024, cho biết
như trên. Ngôi sao quần vợt người Serbia đã dính chấn thương hôm 03/06 trong
trận gặp tay vợt người Achentina Francisco Cerúndolo trong khuôn khổ vòng 4
giải Roland Garros 2024 và đã phải bỏ cuộc tại vòng tứ kết.
(AFP) –
Tập đoàn chip điện tử Đài Loan chuẩn bị đầu tư vào Singapore. Ngày 06/06/2024 đối tác của TSMC
là công ty Hà Lan NXP loan báo đầu tư 7,8 tỷ đô la, mở nhà máy tại Singapore.
Đây sẽ là nơi chuyên sản xuất linh kiện bán dẫn phục vụ ngành công nghiệp xe
hơi và điện thoại. Nhà máy sẽ được khởi công ngay trong năm nay và bắt đầu hoạt
động vào năm 2027, mang lại 1.500 công việc làm cho người lao động Singapore.
(AFP) –
Chính quyền Hồng Kông muốn cấm « hút thuốc lá điện tử » trên toàn lãnh thổ. Bộ Y Tế Hồng Kông ngày 06/06/2024
thông báo ý định muốn « cấm hẳn » việc sử dụng
thuốc lá điện tử để bảo vệ sức khỏe cho người dân. Từ 2022 chính quyền đặc khu
hành chính Hồng Kông đã cấm « nhập khẩu, sản xuất và bán » các
sản phẩm này. Theo luật hiện hành nhập khẩu thuốc lá điện tử có thể bị phạt đến
7 năm tù giam và 2 triệu đô la Hồng Kông, tương đương với hơn 240.000 đô la Mỹ.
(AFP) –
Sạt lở đất tại một hầm mỏ ở Miến Điện, ít nhất 5 người chết. Trong vụ sập mỏ tại bang Pangwa,
bang Kachin sát biên giới Miến Điện và Trung Quốc sáng nay 06/06/2024, ít nhất
5 người thiệt mạng, trong đó có hai công dân Trung Quốc. Hiện có khoảng 20 thợ
mỏ mất tích. Các giới chức cứu hộ hiện công tác tìm kiếm nạn nhân. Sứ quán
Trung Quốc chưa bình luận về tin trên.
TIN TỨC: THỨ SÁU 07.06.2024
1/ CÔNG AN THÁI BÌNH ĐANG TRUY LÙNG TNLT ĐẶNG THỊ HUỆ
Cựu tù nhân lương tâm Đặng
Thị Huệ, hay còn gọi là Huệ Như, người mãn hạn tù đầu năm 2023, đang lên tiếng
kêu cứu vì bị công an tỉnh Thái Bình truy lùng nhiều ngày qua.
Bà Huệ 44 tuổi đã bị tòa án
huyện Sóc Sơn kết án 18 tháng tù vào tháng 5 năm 2020 với cáo buộc “gây rối
trật tự công cộng” vì phản đối các bót giao thông đặt không đúng vị trí để thu
phí “bẩn” ở nhiều địa phương, trong đó có bót Bắc Thăng Long.
Tòa án phúc thẩm sau đó
giảm án 3 tháng đối với bà Huệ xuống còn 15 tháng, cộng với bản án 24 tháng tù
treo trước đó với cáo buộc "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" nên phải đi
tù là 39 tháng tù.
Vào ngày hôm qua 6/6 từ một
địa điểm an toàn, bà Huệ cho biết công an tỉnh Thái Bình đang xử dụng nhiều
biện pháp để truy tìm nơi bà đang ẩn náu. Bà cho biết là vào chiều ngày 13/5,
bà xuống xe đò ở gần cầu Tân Đệ của tỉnh Thái Bình thì một chiếc xe van trờ
tới, sáu người bịt khẩu trang trong đó có một người mặc sắc phục công an xuống
xe xông tới, nhanh chóng khống chế đưa bà lên xe.
Toàn bộ vụ bắt cóc này được
camera của một ngôi nhà gần đó ghi lại. Bà Huệ bị đưa về làm việc tại trụ sở
công an tỉnh Thái Bình. Lúc đó, họ mới đưa ra một giấy triệu tập làm việc. Bà
chỉ được trả tự do sau 24 giờ bị tạm giữ sau khi đồng ý xác nhận các trang Facebook
cá nhân và cam kết đóng lại. Công an cũng buộc bà phải quay lại để tiếp tục làm
việc vào ngày 15/5.
Lý giải về nguyên nhân công
an Thái Bình truy lùng mình một cách quyết liệt, bà Huệ cho biết là họ cho rằng
bà đang có tư tưởng chống lại đảng CSVN.
Bà Đặng Thị Huệ 43 tuổi
từng là giáo viên. Bà là một trong những người hoạt động năng nổ chống việc thu
phí bất hợp pháp trong các dự án giao thông ở nhiều tỉnh thành. Sau khi mãn hạn
tù, bà tuyên bố tiếp tục đấu tranh chống lại vấn nạn này.
2/ KÊU GỌI BẠO QUYỀN VN BẠCH HÓA VỀ VỤ NHÀ BÁO HUY ĐỨC
Bạo quyền Việt Nam phải
tiết lộ địa điểm của nhà báo độc lập Trương Huy San, tức nhà báo Huy Đức, trả
tự do ngay lập tức cho ông, theo thông cáo báo chí của Ủy ban Bảo vệ Ký giả vào
hôm qua 6/6.
Đại diện Ủy ban Bảo vệ Ký
giả tại Đông Nam Á, ông Shawn Crispin, cho biết là bạo quyền Việt Nam phải tiết
lộ ngay lập tức nơi đang cầm giữ nhà báo Trương Huy San và trả tự do vô điều
kiện cho ông này.
Thông cáo cho biết là nhiều
nguồn tin nói rằng ông Trương Huy San, một nhà bình luận chính trị nổi tiếng
với bút danh Huy Đức hay Osin, đã bị công an bắt giam vào ngày 1/6 tại Hà Nội
khi ông đang đi đến một buổi gặp gỡ và nhà của ông cũng bị khám xét.
Thông cáo cho biết là trước
khi bị bắt ít ngày, trên trang Facebook cá nhân với 350 ngàn người theo dõi,
ông Trương Huy San viết bình luận chỉ trích chính trị Việt Nam, nhưng đến ngày
2/6 trang này bị đóng mà không rõ lý do.
Bài bình luận của ông San
nói về hai ông trùm cộng sản hiện nay là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ
trưởng công an Tô Lâm, người được chỉ định làm chủ tịch nước. Ông San lập luận
là sự phát triển của Việt Nam không thể dựa trên sự sợ hãi và nêu ra vai trò
dài lâu của ông Tô Lâm trong cương vị bộ trưởng công an.
Cần biết Việt Nam là quốc
gia bỏ tù nhiều nhà báo hàng thứ năm trên thế giới. Thống kê thường niên của Ủy
ban Bảo vệ Ký giả cho biết là tính đến cuối năm ngoái, có ít nhất 19 nhà báo
đang bị giam tù tại Việt Nam.
3/ MỘT SĨ QUAN CÔNG AN SẮP RA TÒA VÌ ĐÁNH CHẾT MỘT THƯỜNG DÂN
Trung uý công an Võ Thành
Đạt sẽ phải ra hầu toà vào ngày 27/6 tới tại tòa án Sài Gòn về tội dùng nhục
hình và thiếu trách nhiệm để người bị tạm giam trốn.
Theo báo chí lề đảng, cùng
ra hầu tòa với viên trung uý công an còn có hai người khác là Quách Bảo Lâm và
Lữ Hoài Thanh, những người đã tham gia dùng nhục hình dẫn đến tử vong đối với
phạm nhân Triệu Quang Bình vào tháng 2 năm 2022.
Ông Võ Thành Đạt 31 tuổi đã
bị cáo buộc đã thiếu trách nhiệm để một phạm nhân trốn trại vào tháng 7 năm 2020
ra ngoài gây án trước khi bị bắt lại. Theo cáo trạng, ông Đạt đã cùng với một
số tù nhân đã đánh đập ông Triệu Quang Bình nhiều lần. Đến chiều ngày 27/2, ông
Bình đã bị đánh đến chết.
Kết quả điều tra cho biết
là Võ Thành Đạt, Quách Bảo Lâm và Lữ Hoài Thanh đã dùng nhục hình ba lần liên
tục, mỗi lần cách nhau khoảng một giờ, gây thương tích cho Bình rồi giam giữ
một mình Bình tại buồng giam, dẫn đến tử vong.
Tình trạng người dân bị
chết trong đồn công an hoặc nơi tạm giam đã được các trang mạng tại Việt Nam
đưa tin thường xuyên trong những năm gần đây. Tuy nhiên theo điều tra của công
an thì thường xác định nạn nhân tử vong do bệnh hoạn hoặc tự tử. Rất ít các
trường hợp công an bị xác định đã trực tiếp gây ra cái chết của nạn nhân. Tình
trạng này cũng đã được đề cập nóng bỏng trong một số buổi điều trần của Việt
Nam trước Liên Hiệp Quốc.
VNTB – Xuống đường biểu tình phản đối tàu Trung Quốc là
chuyện… “xưa rồi Diễm”
VNTB –
Lương Tam Quang làm Bộ trưởng Công an đúng như… tin đồn
VNTB
– Đại tướng Lương Cường ký ban hành văn bản đầu tiên trên cương vị mới
VNTB – Người dân không được quyền chỉ trích Giáo hội Phật
giáo Việt Nam?
VNTB – Bộ trưởng lòng
vòng né tránh trách nhiệm
06/06/1964:
Máy bay trinh sát Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Lào
Quan
hệ Trung – Nhật – Hàn: Cùng tồn tại trong mâu thuẫn
Thời
sự tháng 6 năm 2024 (Kỳ 3)07/06/2024
Chiến
lược phòng thủ ba mặt của Mỹ để chuẩn bị cho cuộc chiến ở châu Á, châu Âu và
Trung Đông07/06/2024
Không
gian công cộng của Việt Nam đang bị thu hẹp06/06/2024
Cấp
báo với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Về bắt buộc dạy học trực tuyến06/06/2024
Huy Đức (Kỳ 1)06/06/2024
Thượng
tướng Lương Tam Quang làm Bộ trưởng Công an06/06/2024
Biến
động nhân sự cấp cao ở Trung ương06/06/2024
Phát
động “buông bỏ”… phong bì06/06/2024
Thời
sự tháng 6 năm 2024 (Kỳ 2)06/06/2024
Vai
trò của Ngài Thích Minh Tuệ trong xã hội chúng ta05/06/2024
Dương
Quốc Chính - Bà Lan bị thêm tội rửa tiền
Nguyễn
Thanh Huy - Đã hai lần ứng xử chưa hay…
Dương
Quốc Chính - Nghĩa trang quân đội Biên Hòa
Lâm
Bình Duy Nhiên - Từ La Cambe nghĩ về 30 tháng Tư
Đặng
Tuấn Trung - Nghĩa trang nào cho "bên thua cuộc" và dân thường chết
oan ?
Lê
Học Lãnh Vân - Khi đốm lửa đạo đức, văn minh được nhen lên
Nguyễn
Xuân Diện - Ngài Minh Tuệ đang ở đâu ?
Nguyễn
Thông - Thời sự tháng 6.2024 (2)
Hoàng
Hải Vân - Tuyệt chiêu là vô chiêu
Nguyễn
Thanh Huy - Hương đức hạnh không ngừng bay xa
Thanh
Hằng - Kính phục vị chân tu
Trần
Thanh Cảnh - Hai mặt của vấn đề
Tiểu
Vũ - Sự thật về bức ảnh sét đánh xuống Hà Nội
Hoàng
Tuấn Công - Trời đánh tránh bữa ăn
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 06.06.2024
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Hương đức hạnh không ngừng bay xa 07/06/2024
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy ra tù sau thời gian bị giam cầm ‘khắc
nghiệt’ 07/06/2024
Cấp báo với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Về bắt buộc dạy học trực tuyến 07/06/2024
Phát động “buông bỏ”… phong bì 06/06/2024
Biết 06/06/2024
Lời đe dọa tấn công hạt nhân của Nga đang mất đi sức nặng 06/06/2024
Huy Đức đi đâu? 06/06/2024
Tiếng Việt, ôi tiếng Việt chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn! 06/06/2024
Nhà nước quản lý tôn giáo bằng luật pháp hay chánh pháp? 05/06/2024
Quan hệ Mỹ – Trung: Chiến tranh Lạnh hay Hòa bình Lạnh? 05/06/2024
Cơ trời 05/06/2024
Trí thức là kẻ thù lớn nhất 05/06/2024
Anh là một con người của văn học(*) 05/06/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Sau vụ thao túng cổ
phiếu, Dầu khí Nam Sông Hậu lại bị phạt vì vi phạm công bố thông tin
ANTD.VN - Sau khi cựu Phó Tổng giám đốc
và một số cá nhân bị phạt nặng vì hành vi thao túng chứng khoán, Dầu khí Nam
Sông Hậu (NHS Petro) lại bị Ủy ban Chứng khoán xử phạt vì vi phạm công bố thông
tin.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
đối với Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro).
Theo đó, doanh nghiệp này bị phạt tiền với tổng mức phạt là 157
triệu đồng.
Trong đó, phạt 92,5 triệu đồng đối với hành vi không công bố đối
với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.
Cụ thể, NHS Petro được cho là đã không công bố thông tin trên hệ
thống công bố thông tin của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đối với các
tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái
phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều
kiện năm 2022, năm 2023 và bán niên năm 2023; Báo cáo tình hình thực hiện các
cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022.
Công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định trên hệ
thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng
khoán TP.HCM đối với các tài liệu: Giải trình nguyên nhân Lợi nhuận sau thuế
chuyển từ lỗ năm 2022 sang lãi năm 2023, Giải trình nguyên nhân Lợi nhuận sau
thuế tại báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023 chênh lệch trước và sau kiểm toán
từ 5% trở lên, Giải trình ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với Báo cáo tài chính
năm 2023; Các quyết định cưỡng chế thuế của Cục Thuế tỉnh Hậu Giang và Cục Thuế
thành phố Cần Thơ.
Ngoài ra, Dầu khí Nam Sông Hậu còn bị phạt tiền 65 triệu đồng vì
hành vi công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật đối với
Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022, năm 2023.
UBCKNN cho biết, theo BCTC năm 2022, năm 2023 đã được kiểm toán,
Công ty thực hiện các giao dịch với người có liên quan, bao gồm: Công ty CP Kho
cảng ngoại quan và Thương mại Dầu khí NSH Gò Công, Công ty CP Thương mại Chợ
Gạo, tuy nhiên Công ty không trình bày các giao dịch này tại Báo cáo tình hình
quản trị công ty năm 2022, năm 2023.
Liên quan tới NSH Petro, mới đây UBCKNN cũng đã có quyết định xử
phạt đối với các cá nhân bao gồm ông Mai Hữu Phúc, bà Võ Như Thảo, bà Đỗ Thủy
Tiên, ông Trần Minh Hoàng do có hành vi thao túng thị trường chứng khoán với mã
cổ phiếu PSH của doanh nghiệp này. Theo đó, 4 cá nhân trên mỗi người bị phạt
tiền 1,5 tỷ đồng và cấm giao dịch chứng khoán từ 2-3 năm.
Đáng chú ý, trong số cá nhân nêu trên, ông Mai Hữu Phúc (sinh
năm 1988) là con trai Chủ tịch HĐQT NHS Petro Mai Văn Huy. Ông Mai Hữu Phúc
từng đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc doanh nghiệp này trước khi bị miễn
nhiệm từ 24/5/2024.
Ngoài ra, bà Võ Như Thảo được bổ nhiệm là Người uỷ quyền công bố
thông tin tại NHS Petro từ 25/6/2021; bà Đỗ Thủy Tiên cũng được bổ nhiệm là
người phụ trách quản trị doanh nghiệp này từ 29/7/2021.
Chỉ còn 3 nhân viên,
công ty có chủ tịch và 7 lãnh đạo cùng xin nghỉ việc trong một ngày làm ăn ra
sao?
Minh Hằng
Chuyện hiếm có xảy ra là 8 vị lãnh đạo của
công ty này đều nộp đơn xin nghỉ việc cùng một ngày.
CTCP Minh Khang Capital Trading
Public (CTCP Minh Khang –
Mã cổ phiếu là CTP) mới đây công bố thông tin gây bất ngờ khi
nhận được 8 lá đơn từ nhiệm trong cùng một thời điểm. Đáng chú ý là toàn bộ
HĐQT của công ty bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch và
các thành viên đều có mặt trong danh sách này. Ngay cả các
thành viên trong ban kiểm soát cũng đã nộp đơn từ nhiệm.
Theo thông tin được CTCP
Minh Khang công bố, ông Nguyễn Tuấn Thành (SN 1979) – Chủ tịch HĐQT công ty,
cho biết là không thể đảm nhận được vị trí này vì lý do cá nhân. Đơn từ nhiệm
của ông Thành được ghi vào ngày 30/5.
Tương tự, ông Lê Minh
Tuấn (SN 1982) – Phó chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc, cũng cho biết rằng không
thể đảm nhận được vị trí này, vì lý do cá nhân. Đơn từ nhiệm của ông Tuấn cũng
được ghi vào ngày 30/5.
Cùng ngày này, ba thành
viên còn lại của HĐQT bao gồm bà Nguyễn Thị Thảo Nhi, ông Phan Mai Anh Tài và
ông Khấu Minh Quân cũng viết đơn xin từ nhiệm, với lý do cá nhân.
Ngoài HĐQT, còn có
trưởng ban và hai thành viên của ban kiểm soát công ty là các bà Lê Thị Bích
Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Mỹ và Nguyễn Thị Thanh Phương cũng xin từ nhiệm.
Vậy, có tất cả 8 thành
thành viên quan trọng của CTCP Minh Khang nộp đơn xin từ nhiệm. Theo thông tin
công bố, việc miễn nhiệm và bầu bổ sung thay thế sẽ được quyết ở kỳ họp Đại hội
đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024.
Trong năm 2016 – 2020,
doanh thu của CTCP Minh Khang dao động ở mức từ 100 – 200 tỷ đồng. Trong đó,
năm 2017 là năm cao nhất đạt 224 tỷ đồng và năm 2020 là thấp nhất với 108 tỷ
đồng. Bước sang năm 2021, doanh thu của công ty giảm còn 74,8 tỷ đồng và lợi nhuận
sau thuế chỉ đạt hơn 1 tỷ đồng. Năm 2022, doanh thu của công ty đạt 117 tỷ
đồng, nhưng lãi ròng chỉ hơn 713 triệu đồng.
Theo báo cáo tài chính
năm 2023, CTCP Minh Khang gặp nhiều khó khăn khi đạt doanh thu chỉ hơn 88 tỷ
đồng và lãi ròng hơn 110 triệu đồng. Tại thời điểm ngày 31/12/2023, CTCP Minh Khang chỉ có 3 nhân viên, tương đương với cuối năm
trước.
Gần đây nhất, theo báo cáo
tài chính quý I/2024, CTCP Minh Khang chỉ có doanh thu ở mức 708 triệu đồng,
giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (gần 31 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế
cũng chỉ còn hơn 18 triệu đồng.
Theo báo cáo tài chính
quý I của năm 2024, tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của CTCP Minh Khang
đạt hơn 153 tỷ đồng, giảm 20% so với đầu năm. Ngoài ra, nợ phải trả của công ty
giảm mạnh khi chỉ còn gần 5 tỷ đồng (so với đầu năm là hơn 45 tỷ đồng).
CTCP Minh Khang Capital
Trading Public (CTP) tiền thân là CTCP Thương Phú, được thành lập vào ngày
25/10/2010 theo Quyết định của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng trị. Công ty có
vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Đến năm 2015, công ty này tăng vốn lên 100 tỷ
đồng. Cổ phiếu CTP của CTCP Minh Khang bắt đầu được niêm yết trên HNX kể từ
giữa năm 2016.
CTP có trụ sở tại TP HCM
và có ngành nghề kinh doanh chủ yếu về sản xuất, chế biến,
kinh doanh cà phê. Ngoài ra, công ty này còn buôn bán đồ điện
gia dụng, máy móc, thiết bị, phụ tùng máy, vật liệu xây dựng...
Đến tháng 1/2020, công
ty đã đổi tên thành CTCP Minh Khang Capital Trading Public.
CTCP Minh Khang Capital
Trading Public có hệ thống bãi quy mô lớn và hệ thống nhà máy sản xuất, chế
biến công nghệ cao với tổng diện tích 13.142 m2 tại vùng trồng
cà phê nhằm đảm bảo sự ổn định và chất lượng nguồn nguyên liệu. Từ khi thành
lập đến nay, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động quản lý và
hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài việc nghiên cứu thị trường, công ty đã tiến
hành cải tiến, tạo ra sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách
hàng.
Kể từ năm 2020, bên cạnh
cà phê, nông sản, CTCP Minh Khang còn có định hướng phát triển đa ngành khi
kinh doanh thêm vật liệu xây dựng, bất động sản...
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài khiến kế hoạch kinh doanh đề ra
về phát triển đa ngành của công ty chưa được triển khai một cách đồng bộ và
hiệu quả.
Chi tiết thẩm quyền
tạm đình chỉ cán bộ theo quy định của Bộ Chính trị
Trường
Phong
TPO - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 148
về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán
bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm
trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành
Quy định 148 về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác
đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm
nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Quy định 148 quy định rõ căn cứ tạm đình chỉ
công tác trong trường hợp cần thiết:
1) Cán bộ có hành vi vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống gây
ảnh hưởng tiêu cực, bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín tổ chức, cá
nhân.
2) Cán bộ cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không
thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3) Cán bộ có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho
người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực thi công vụ.
4) Cán bộ đang bị xem xét, xử lý kỷ luật mà cố ý trì hoãn, trốn
tránh không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền trong quá trình xem xét, xử
lý vi phạm của bản thân hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình,
của người khác để tác động, gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.
5) Cán bộ bị kỷ luật đảng bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức
và đang trong thời gian chờ xem xét, xử lý chức vụ chính quyền mà nếu tiếp tục
công tác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan,
đơn vị.
Căn cứ tạm đình chỉ công tác trong trường hợp
có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng:
1) Cán bộ bị khởi tố để phục vụ công tác điều tra.
2) Trong quá trình xem xét, xử lý hành vi vi phạm của cán bộ, có
cơ sở xác định phải xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc xử lý bằng pháp luật
hình sự mà cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử,
thi hành án có văn bản đề nghị tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ.
Thẩm quyền tạm đình chỉ công tác trong cơ quan
của Đảng được quy định như sau:
1- Trưởng các ban, cơ quan của Đảng ở T.Ư quyết định tạm đình
chỉ công tác đối với: cấp phó của mình; người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực
thuộc.
2- Vụ trưởng, cục trưởng và tương đương trực thuộc các ban, cơ
quan của Đảng ở T.Ư quyết định tạm đình chỉ công tác đối với: cấp phó của mình;
cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều hành.
3- Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư, Đảng ủy Khối Doanh
nghiệp T.Ư quyết định tạm đình chỉ công tác đối với: Cấp phó của mình; trưởng
các ban tham mưu của Đảng ủy Khối; cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc Đảng ủy Khối
các cơ quan T.Ư và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư.
4- Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc T.Ư
quyết định tạm đình chỉ công tác đối với: Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, trưởng
các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy, thành ủy; bí thư
huyện ủy và tương đương; người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội cấp
tỉnh; người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tỉnh ủy, thành
ủy; cấp trưởng các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp tỉnh.
5- Trưởng các cơ quan chuyên trách, tham mưu, giúp việc của tỉnh
ủy, thành ủy quyết định tạm đình chỉ công tác đối với: Cấp phó của mình;
trưởng, phó đơn vị trực thuộc; cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều
hành.
6- Cấp trưởng các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ
ở cấp tỉnh quyết định tạm đình chỉ công tác đối với: Cấp phó của mình; cán bộ
lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều hành.
7- Bí thư huyện ủy và tương đương quyết định tạm đình chỉ công
tác đối với: Phó bí thư huyện ủy; bí thư đảng uỷ cấp xã; trưởng, phó ban, cán
bộ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của huyện
ủy; người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện; người đứng đầu các
đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc huyện ủy; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong
các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp huyện.
8- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tỉnh ủy,
huyện ủy quyết định tạm đình chỉ công tác đối với: Cấp phó của mình; cán bộ
lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều hành.
9- Bí thư đảng ủy cấp xã quyết định tạm đình chỉ công tác đối
với: Phó bí thư đảng ủy cấp xã; cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều
hành trong các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã; cán bộ lãnh đạo, quản lý do
mình quản lý, điều hành trong các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm
vụ ở cấp xã.
Thẩm quyền tạm đình chỉ công tác trong cơ quan
hành chính nhà nước được quy định như sau:
1- Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm
đình chỉ công tác đối với: Thứ trưởng và tương đương; chủ tịch UBND cấp tỉnh;
người có chức vụ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
2- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ quyết định tạm đình chỉ công tác đối với: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị
trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
3- Tổng cục trưởng và tương đương quyết định tạm đình chỉ công
tác đối với: Cấp phó của mình; người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc tổng
cục và tương đương.
4- Cục trưởng và tương đương quyết định tạm đình chỉ công tác
đối với: Cấp phó của mình; người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc và cán bộ
lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều hành.
5- Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định tạm đình chỉ công tác đối
với: Phó chủ tịch UBND cấp tỉnh; chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện; người đứng
đầu các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh; người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp tỉnh.
6- Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh quyết
định tạm đình chỉ công tác đối với: Cấp phó của mình; cán bộ lãnh đạo, quản lý
do mình quản lý, điều hành.
7- Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định tạm đình chỉ công tác đối
với: Phó chủ tịch UBND cấp huyện, cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý,
điều hành trong cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện; chủ tịch UBND cấp
xã; người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện.
8- Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND
cấp tỉnh, UBND cấp huyện quyết định tạm đình chỉ công tác đối với: Cấp phó của
mình; cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều hành.
9- Chủ tịch UBND cấp xã quyết định tạm đình chỉ công tác đối
với: Phó chủ tịch UBND cấp xã và cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều
hành.
Bà Trương Mỹ Lan rửa
tiền hơn 445.000 tỉ đồng bằng cách nào?
https://tuoitre.vn/ba-truong-my-lan-rua-tien-hon-445-000-ti-dong-bang-cach-nao-20240606231505949.htm
Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan
sau khi 'rút ruột' Ngân hàng SCB đã dùng cả trăm ngàn tỉ đồng chuyển ra nước
ngoài, đầu tư bất động sản… Bà Lan còn bị cáo buộc vận chuyển trái phép hơn 4,5
tỉ USD qua biên giới.
Ngày 6-6, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã tống đạt
kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và SCB giai đoạn
hai.
Bà Trương Mỹ Lan,
chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị đề nghị truy tố về các tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Nhiều chiêu "rút ruột" SCB
Cùng bị đề nghị truy tố là 33 người khác, trong đó có ông Chu
Lập Cơ (chồng bà Lan), Bùi Văn Dũng (lái xe riêng của bà Lan), Trần Thị Hoàng
Uyên (thư ký của bà Lan), Trương Khánh Hoàng (nguyên quyền tổng giám đốc
SCB)…
Bản kết luận điều tra cho thấy sau khi "rút ruột" tiền
của SCB, bà Lan chỉ đạo các thân tín thông qua các công ty "ma"
chuyển cả trăm ngàn tỉ đồng ra nước ngoài.
Theo kết luận, từ tháng 1-2018 đến tháng 10-2022, bà Trương Mỹ
Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn rút tiền của SCB và lấy hơn 415.600
tỉ đồng để phục vụ mục đích cá nhân.
Để hợp thức, che giấu nguồn gốc số tiền trên, đồng thời tránh bị
cơ quan chức năng phát hiện, truy vết dòng tiền, bà Lan đã chỉ đạo nhóm lãnh
đạo SCB phối hợp với nhóm thân tín tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chuyển tiền ra
khỏi hệ thống SCB hoặc cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt ra khỏi tài khoản
nhằm cắt đứt dòng tiền.
Việc rút tiền, chuyển tiền ra khỏi SCB được thực hiện theo
phương thức: khi cần tiền để sử dụng, bà Lan yêu cầu Nguyễn Phương Hồng, Trương
Khánh Hoàng (nguyên quyền tổng giám đốc SCB), Trần Thị Mỹ Dung (nguyên phó tổng
giám đốc SCB) chỉ đạo một số chi nhánh của SCB thực hiện rút tiền mặt trực tiếp
tại ngân hàng hoặc chuyển khoản vào các tài khoản của các công ty
"ma" và cá nhân được chỉ định.
Khi cần rút tiền mặt để sử dụng, bà Lan chỉ đạo lái xe của mình
là Bùi Văn Dũng đến SCB chi nhánh Sài Gòn để nhận tiền. Nhóm lãnh đạo nhà băng
này sẽ lập khống hồ sơ danh sách công ty "ma" có sẵn để xuất tiền mặt
ra khỏi quỹ, giao cho Dũng tại hầm B1 trụ sở SCB.
Sau đó Dũng vận chuyển tiền về tòa nhà Sherwood (số 127 Pasteur,
quận 3, TP.HCM) cho bà Lan và giao cho Trần Thị Hoàng Uyên để giao tiền cho
người nhận theo chỉ đạo của nữ chủ tịch.
Ngoài ra Dũng cũng thường được chỉ đạo mang tiền về Tập đoàn Vạn
Thịnh Phát (tại số 193-203 Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM) hoặc chuyển tiền trực
tiếp cho các cá nhân theo chỉ đạo của bà Lan.
Khi chưa cần sử dụng tiền mặt ngay, bà Lan chỉ đạo sử dụng pháp
nhân/cá nhân mở tài khoản tại SCB để nhận tiền, chuyển tiền từ các công ty được
giải ngân đến các tài khoản của các pháp nhân, cá nhân này.
Khi cần sử dụng, nhóm sẽ lập các phương án chuyển tiền lòng vòng
giữa các tài khoản, cuối cùng đến tài khoản chỉ định để bà Lan sử dụng.
Theo kết luận điều tra, trong hơn 420.000 tỉ đồng được SCB giải
ngân cho nhóm Vạn Thịnh Phát đã được chuyển qua tài khoản của 483 cá nhân và
450 pháp nhân, sau đó tiếp tục chuyển khoản hoặc rút ra sử dụng.
Sau khi lấy được tiền từ SCB, tùy theo mục đích sử dụng mà bà
Lan chỉ đạo những người khác sử dụng các pháp nhân được thuê và các công ty
thuộc Vạn Thịnh Phát đến ngân hàng ký khống giấy nộp/rút tiền, thực hiện ủy
nhiệm chi để chạy dòng tiền theo phương án đề ra.
Kết luận điều tra nêu: đích đến cuối cùng của việc chạy dòng
tiền là để bà Lan chi trả các khoản vay khác tại SCB, chi thực hiện các dự án
hoặc chuyển tiền ra nước ngoài.
Rửa
tiền
Theo kết luận điều tra, để che giấu nguồn gốc tiền và hợp thức
số tiền hơn 415.000 tỉ "rút ruột" của SCB, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ
đạo các thuộc cấp thực hiện nhiều thủ đoạn rửa tiền. Kết quả điều tra xác định
số tiền 415.000 tỉ "rút ruột" của SCB đã được rút ra chuyển vào lòng
vòng qua hàng trăm tài
khoản cá nhân và pháp nhân để sử dụng theo chỉ đạo của bà
Lan.
Trong đó, nhóm của bà Lan sử dụng 287.000 tỉ để chi trả cho các
khoản vay tại SCB, chuyển tiền ra nước ngoài tại SCB hơn 32.000 tỉ, rút tiền
mặt chuyển cho các cá nhân hơn 15.000 tỉ theo từng lần phục vụ thực hiện các
chỉ đạo của bà Lan…
Trường hợp số tiền chưa dùng đến sẽ chuyển vào một tài khoản
được gọi là "tài khoản chờ", khi cần sẽ rút ra sử dụng. Công an xác
định có hơn 128.000 tỉ sau khi giải ngân đã được bà Lan chỉ đạo sử dụng cho các
mục đích khác.
Cũng theo kết luận, năm 2018 - 2019, bà Lan và nhóm thân tín
thông qua phát hành 25 gói trái phiếu của bốn công ty An Đông,
Quang Thuận, Setra, Sunny World (đều thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), chiếm đoạt
hơn 30.000 tỉ của hơn 35.000 người.
Nhằm che giấu nguồn gốc và sử dụng bất hợp pháp số tiền này, bà
Lan và nhóm đã rút tiền mặt trực tiếp tại SCB và giao Bùi Văn Dũng vận chuyển
về nhà riêng hoặc trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để sử dụng cho mục đích cá
nhân.
Bà Lan cũng bị cáo buộc rút tiền, chuyển tiền cho tổ chức và cá
nhân đứng tên, nộp tiền mặt vào các tài khoản theo chỉ định để trả nợ khoản
vay, thanh toán thẻ tín
dụng, chuyển tiền cho các công ty và cá nhân.
Tại cơ quan
điều tra, bà Trương Mỹ Lan khai giao cho Trương Khánh Hoàng,
Trần Thị Mỹ Dung phối hợp với Nguyễn Phương Anh để lập các khoản vay
"khống" tại SCB, lấy nguồn tiền để chuyển ra nước ngoài và sử dụng
cho các mục đích khác ở trong nước.
Bà Lan khai tiền nhận từ nước ngoài chuyển về Việt Nam là
"tiền vay", còn tiền chuyển ra nước ngoài là "tiền trả nợ".
Để chuyển được tiền ra nước ngoài và ngược lại, bà Lan giao cho các thân tín
phối hợp với Chiu Bing Keung Kenneth (luật sư được giao quản lý các công ty ở
nước ngoài) cùng nhóm lãnh đạo SCB lập các hợp đồng "khống" mua bán
cổ phần, vốn góp, vay nợ giữa công ty ở Việt Nam với tổ chức, công ty nước
ngoài.
Thông qua các hợp đồng "khống" này, "tiền
vay" được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại "tiền trả
nợ" được chuyển ra nước ngoài.
C03 cáo buộc bà Trương Mỹ Lan có vai trò chủ mưu, cầm đầu tổ
chức rửa tiền tổng số hơn 445.000 tỉ, trong đó hơn 415.000 tỉ "rút
ruột" từ SCB và 30.000 tỉ lừa đảo chiếm đoạt của nhà đầu tư thông qua gian dối phát
hành trái phiếu.
Bà Lan cũng bị xác định là chủ mưu, cầm đầu chỉ đạo nhóm liên
quan tại Vạn Thịnh Phát và SCB vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới hơn
4,5 tỉ USD (tương đương hơn 106.000 tỉ đồng).
Chuyển
cả trăm ngàn tỉ ra nước ngoài
Cũng theo kết luận điều tra, dưới sự chỉ đạo của bà Trương Mỹ
Lan, nhóm thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã câu kết với nhân viên SCB chuyển
tiền quốc tế thông qua việc lập khống các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng cổ
phần, vốn góp.
Các hợp đồng này đều được lập khống để hợp thức việc chuyển tiền
ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam. Các pháp nhân nhận tiền,
chuyển tiền đều là công ty "ma" thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Việc chuyển tiền, nhận tiền từ nước ngoài được thực hiện tại ba
chi nhánh của SCB gồm Sài Gòn, Cống Quỳnh và Bến Thành.
Theo cơ quan điều tra, mặc dù các thủ tục chuyển tiền ra nước
ngoài không đủ điều kiện đều bị hệ thống tự động của ngân hàng khóa lại nhưng
nhóm lãnh đạo nhà băng này lại duyệt mở khóa trên hệ thống để hoàn tất việc
chuyển tiền quốc tế.
C03 cáo buộc trong 10 năm từ tháng 10-2012 đến tháng 10-2022, có
21 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã thực hiện 78 giao dịch chuyển tiền
ra nước ngoài trái quy định với tổng số tiền hơn 1,5 tỉ USD.
21 công ty thuộc Vạn Thịnh Phát đã nhận tiền từ nước ngoài
chuyển về trái quy định với 152 giao dịch, tổng hơn 3 tỉ USD.
Việc chuyển tiền quốc tế đều thông qua các hợp đồng khống là các
hợp đồng mua bán cổ phần, góp vốn; hợp đồng tư vấn; hợp đồng vay nợ giữa các
công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức ở nước ngoài, kết luận điều tra nêu.
Vì vậy, C03 cáo buộc hành vi của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm
phạm vào tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới với tổng số tiền hơn
4,5 tỉ USD, tương đương hơn 106.000 tỉ đồng.
Tìm
người bị hại trong vụ phóng viên cưỡng đoạt tài sản
Đ.C
https://tuoitre.vn/tim-nguoi-bi-hai-trong-vu-phong-vien-cuong-doat-tai-san-20240607065053.htm
Công
an thông báo tìm người bị hại liên quan vụ phóng viên cưỡng đoạt tài sản.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng)
đang thụ lý điều tra vụ án cưỡng đoạt tài sản xảy
ra vào ngày 25-4 trên địa bàn.
Quá trình điều tra xác định khoảng đầu tháng 4-2024, Hà Trần Phi
Hải (43 tuổi, trú Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng, là phóng viên tự do) trong quá
trình đi thực tế tại các công trình đang thi công trên địa bàn huyện Hòa Vang,
phát hiện một doanh
nghiệp vận tải tư nhân có hành vi múc đất từ công trường
đem đổ ra ngoài không đúng quy định.
Ông Hải đã chụp ảnh, quay phim ghi lại vi phạm của doanh nghiệp.
Sau đó người này nảy sinh ý định, nhiều lần liên hệ chủ doanh nghiệp đe dọa,
buộc phải chung tiền, nếu không sẽ đăng bài lên báo phản ánh sai phạm.
Hiện bị can
Hải đang bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Hòa Vang tạm giam để điều
tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Để đảm bảo cho quá trình điều tra được khách quan, toàn diện,
không bỏ lọt tội phạm, cơ quan công an thông báo ai từng là người bị Hà Trần
Phi Hải sử dụng phương thức, thủ đoạn nêu trên để chiếm đoạt tài sản,
đề nghị đến liên hệ và làm việc, cung cấp thông tin.
Trước đó, Công an huyện Hòa Vang bắt quả tang 3 người là phóng
viên, cộng tác viên của một số cơ quan báo, tạp chí thường trú trên địa bàn có
hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Theo công an, qua công tác nắm tình hình, đội cảnh sát hình sự
Công an huyện Hòa Vang phát hiện một số người xưng là nhà báo, cộng tác viên
liên hệ chủ một doanh nghiệp đóng trên địa bàn uy hiếp, đe dọa sẽ đăng tải các
bài báo có liên quan đến sai phạm trong hoạt động kinh doanh của đơn vị này
nhằm mục đích cưỡng đoạt tài sản.
Qua xác minh, công an xác định khoảng tháng 4-2024, nhóm người
này trong quá trình tác nghiệp thì phát hiện một doanh nghiệp có sai phạm trong
việc vận chuyển đất, cát tại các dự án đang thi công ở huyện Hòa Vang.
Sau đó, họ được cho là đã bàn bạc, thống nhất và nhiều lần gọi
điện đe dọa, buộc chủ doanh nghiệp này phải đưa tiền, nếu không sẽ viết bài
đăng tải các sai phạm.
Chủ doanh nghiệp này đồng ý đưa 100 triệu đồng, ngoài ra còn
phải ký thêm hợp đồng tuyên truyền trị giá 20 triệu đồng…
Chủ khu du lịch ở Đà Lạt xây 88 công trình sai phép
Khánh
Hương - Trường Hà
https://vnexpress.net/khu-du-lich-nam-ho-da-lat-4755262.html
LÂM ĐỒNGChủ đầu tư khu du lịch Nam Hồ, TP Đà Lạt xây
hàng chục công trình sai giấy phép bị phạt 330 triệu đồng và buộc tháo dỡ phần
sai phạm.
UBND TP Đà
Lạt vừa ban hành 8 quyết định xử lý hành chính trong hoạt động xây dựng đối với
Công ty cổ phần xây dựng - Du lịch Nam Hồ (chủ đầu tư).
Trong đó, ba
quyết định xử phạt với tổng số tiền 330 triệu đồng về cùng hành vi xây dựng sai
giấy phép và bản vẽ thiết kế của cơ quan chức năng tại khu đất ở phường 11, TP
Đà Lạt. 5 quyết định buộc khắc phục hậu quả, tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm
trật tự xây dựng, do đã quá thời hiệu xử phạt là hai năm.
Công ty cổ phần xây dựng - Du lịch Nam Hồ được UBND tỉnh Lâm
Đồng cho thuê hơn 10,3 ha đất lâm nghiệp để đầu tư khu du lịch với tổng vốn hơn
110 tỷ đồng. Dự án được cấp phép xây dựng 95 công trình, sau gần 20 năm, nơi
đây có 88 công trình đã hoàn thiện đưa vào sử dụng, 5 công trình đang xây dựng.
Trước đó, UBND TP Đà Lạt xác định có 88 công trình thi công sai
giấy phép, gồm: 3 khối công trình khu nhà ở ẩm thực có kiến trúc mái và tầng
hầm không đúng giấy phép; 15 khối công trình khu nhà ở, khu trà hoa viên sai
lệch giấy phép được cấp và bản vẽ thiết kế đã được duyệt. Tổng diện tích hầm,
nhà sai phạm tại dự án này trên 2.500 m2.
Các năm 2020 và 2022, chính quyền lần lượt ban hành 3 quyết định
xử phạt với tổng số tiền 190 triệu đồng đối với 57 công trình. Diện tích vi
phạm được xác định khoảng 1.140 m2. Đồng thời, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng
cũng buộc chủ đầu tư tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm trong thời hạn 90 ngày.
Tuy nhiên, đến nay mới có 4 công trình được khắc phục.
No comments:
Post a Comment