Saturday, February 24, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 24 tháng 02 năm 2024 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Mỹ-Trung Quốc thảo luận về hợp tác Nga-Triều Tiên

Có cáo buộc Việt Nam chuyển nhiên liệu tới quân đội Myanmar bất chấp lệnh cấm

Chính quyền Nga bị tố gây áp lực về chuyện mai táng lãnh đạo đối lập Navalny

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kritenbrink thăm Việt Nam, dự đối thoại Châu Á-Thái Bình Dương

Việt Nam nhắm mục tiêu đến năm 2030 sản xuất 100.000-500.000 tấn hydro/năm

Thẩm phán tuyên ông Trump phải trả 454 triệu USD trong vụ gian lận ở New York

Vương quốc Anh giúp bổ sung đạn pháo cho Ukraine với ngân khoản 311 triệu USD

Quá cần lính, Ukraine xem xét kế hoạch mở rộng quân dịch không được lòng dân

 

 

RFA

Công an TP Vĩnh Long xác nhận đã bắt người đàn ông bị cáo buộc xé cờ VN

Thủ tướng Phạm Minh Chính xuất hiện trở lại sau một tuần vắng mặt

Tám cán bộ lao động-thương binh-xã hội tỉnh Sơn La bị truy tố do lợi dụng quyền hạn

Ba người Việt bị bắt ở Malaysia do săn bắt động vật hoang dã

VinFast báo lỗ ròng 2 tỷ USD trong năm 2023

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Thay vì “Đào, phở và piano” hãy làm phim về Gạc Ma 1988!

Cựu giám đốc HRW châu Á phản hồi cáo buộc “báo cáo nhân quyền bịa đặt” của Hà Nội

Thực trạng “chạy án” ở Việt Nam

Việt Nam nhắm đến mục tiêu sản xuất từ 100.000 đến 500.000 tấn năng lượng hydrogen mỗi năm

Nga cấp 1.000 học bổng cho sinh viên Việt Nam

Bamboo Airways dừng đường bay Hà Nội, TPHCM- Côn Đảo từ tháng 4/2024

Đại sứ quán đang xác minh thông tin liên quan bảy người Việt trong thùng xe tải ở Anh

Đắk Lắk: truy tố cựu Giám đốc CDC và đồng phạm do vi phạm quy định đấu thầu

Cải tổ chính trị ở Việt Nam thế nào trong bối cảnh chiến tranh lạnh mới? (Phần 2)

Cải tổ chính trị ở Việt Nam thế nào trong bối cảnh chiến tranh lạnh mới? (Phần 1)

Cảnh sát giao thông hay an ninh mạng?

Vietjet Air ký bản ghi nhớ mua 20 máy bay Airbus

VinFast sắp động thổ xây nhà máy xe điện tại Ấn Độ

Ông Đỗ Hữu Ca nói khối tài sản “khủng” từ tiết kiệm tiền lương, thừa kế, quà và kinh doanh

 

BBC

Mỹ áp đặt thêm hơn 500 lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, có công ty ở Việt Nam

Diễn viên Đào, phở và piano người Mozambique: Muốn làm rể Việt Nam, mến Đảng Cộng sản

Hai năm cuộc chiến Ukraine: những người Việt giữa bão lửa chiến tranh

'Chính quyền tại Trung Quốc chi tiền để đột nhập website CSGT Việt Nam'

VietJet phản hồi nhưng không đưa bằng chứng việc tòa Anh nói hãng ‘cản trở việc thu hồi máy bay’

Ông Hun Manet giải thích việc bổ nhiệm em trai, nói chính phủ cần ‘thanh gươm’ và ‘thẩm quyền tuyệt đối’

Hai năm chiến tranh Ukraine đã thay đổi nước Nga như thế nào?

Vụ Vạn Thịnh Phát: Những ai bị truy tố tới khung phạt tử hình?

Con trai út Hun Many làm Phó Thủ tướng, gia đình Hun Sen tiếp tục thống trị chính trường

Thấy gì từ cơn sốt Đào, phở và piano?

Đại án Vạn Thịnh Phát: những cái chết bí ẩn và những bị can 'lọt lưới'

Ông Hun Sen thăm ông Thaksin Shinawatra, 'không nói chuyện chính trị'

 

RFI

Mỹ trừng phạt hơn 500 thực thể liên quan đến « cỗ máy chiến tranh » Nga

Nga đe dọa các lực lượng tuần tra Pháp ở Biển Đen

Trung Đông: G20 ủng hộ giải pháp hai Nhà nước độc lập Israel và Palestine

 CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

 Ông bà Thérouanne và 30 năm dấn thân vì điện ảnh châu Á

Biển Đông : Trung Quốc hủy hoại hơn 20.000 hecta rạn san hô

Khi tội phạm mạng Bắc Triều Tiên được ChatGPT tiếp sức

Hàn Quốc: Khủng hoảng y tế, gần 10 ngàn bác sĩ nội trú nghỉ việc

Chiến tranh Ukraina : Phương Tây không được phép nhượng bộ Nga

TT Nga Putin ca ngợi các « anh hùng » chiến đấu ở Ukraina và công cuộc tái vũ trang

Hai năm gây chiến ở Ukraina, Nga tiếp tục oanh tạc cơ sở dân sự

Mẹ của nhà đối lập Alexeil Navalny tố cáo chính quyền Nga gây khó dễ về điều kiện chôn cất con trai

Giúp Ukraina đánh bại Nga, cách tốt nhất để trừng phạt Putin

Chiến tranh Ukraina : Liên Âu thông qua loạt trừng phạt thứ 13 đối với Nga

Nông dân Ba Lan biểu tình chống nông phẩm Ukraina : Vacxava nghi Nga can thiệp

Dân biểu Mỹ khẳng định Quốc Hội ủng hộ « cực kỳ mạnh mẽ » Đài Loan

Quan hệ Ý - Trung sau khi Roma rời bỏ « Con Đường Tơ Lụa Mới »

Hoa Kỳ trước thời điểm quyết định cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương

 (Reuters) – Anh, Mỹ ủng hộ thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tranh chức tổng thư ký NATO. Một quan chức Hoa Kỳ hôm 22/02/2024 cho biết tổng thống Biden « mạnh mẽ » tán đồng việc ông Rutte kế nhiệm Jens Stoltenberg lãnh đạo liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương. Cùng ngày bộ Ngoại Giao Anh đánh giá thủ tướng Hà Lan có uy tín và nhiều kinh nghiệm về an ninh và quốc phòng để đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo NATO ở vào thời điểm đầy biến động hiện tại. Theo một nguồn tin thông thạo, đơn ra ứng cử chức vụ tổng thư ký NATO của Mark Rutte hiện đã được 20 trong số 31 thành viên khối này ủng hộ. 

(AFP) – Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế giải ngân 880 triệu đô la cho Ukraina. Thông cáo của IMF chiều qua 22/02/2024 nói rõ số tiền nói trên là đợt giải ngân thứ ba trong kế hoạch hỗ trợ 15,6 tỷ đô la đã được thông qua từ tháng 3/2023. Trước mắt IMF thẩm định, Ukraina cần gần 450 tỷ đô la trong công cuộc tái thiết một khi chấm dứt chiến tranh. 

(AFP) – Căng thẳng được báo trước tại Hội Chợ Nông Nghiệp Paris. Vài tuần sau phong trào biểu dương lực lượng của nông dân Pháp, Salon de l’Agriculture lần thứ 60 mở ra tại khu triển lãm Porte de Versailles từ ngày 24/02 đến 04/03/2024. Tổng thống Macron trong ngày khai mạc dự trù đối thoại trực tiếp với các nông gia. Giới quan sát chờ đợi đây sẽ là một cuộc tranh luận « sôi nổi ». Chính quyền khó dung hòa được những đòi hỏi của các nông dân Pháp với những tiêu chí giảm sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu để bảo vệ môi trường và sức khỏe cho người dân. 

(AFP) – Điện ảnh Pháp : Lễ trao giải César được báo trước là đầy sóng gió vì phong trào #MeToo. Vài giờ trước lễ trao giải đêm nay 23/02/2024 truyền thông Paris ít nhắc đến những tác phẩm được cho là có nhiều triển vọng ra về với nhiều phần thưởng nhất mà chỉ chờ đợi những phát biểu của nữ diễn viên Judith Godrèche. Cách nay vài ngày cô đệ đơn kiện hai đạo diễn Benoît Jacquot và Jacques Doillon sách nhiễu tình dục khi còn vị thành niên. 

(AFP) – Một người Pháp vào tù vì tội ăn trộm hơn 7.000 chai rượu vang, trị giá hơn nửa triệu euro. Các giới chức tư pháp hôm 22/02/2024 nói đến vụ trộm cắp « chưa từng có trong lịch sử của nền công nghiệp cất rượu. Nghi can là một người đàn ông 56 tuổi, bị bắt tại vùng Bourgogne, nổi tiếng với các loại vang trắng và đỏ của Pháp. Theo điều tra sơ khởi « trong nhiều năm » đương sự đã lấy trộm của chủ « cả ngàn chai » rượu vang. 

(AFP) – Hungary chuẩn bị mua 4 chiến đấu cơ của Thụy Điển. Thông báo được đưa ra vào hôm nay 23/02/2024, ba ngày trước khi Quốc Hội biểu quyết về việc kết nạp Thụy Điển vào NATO. Đến nay Hungary là thành viên duy nhất còn chưa chấp thuận mở rộng Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương đến nước bắc Âu này. Để xoa dịu tình hình, trong cuộc họp báo sáng thủ tướng Viktor Orban cho biết Budapest sẽ trang bị chiến đấu cơ Grippen, tăng cường khả năng phòng thủ của Hungary. Hiện tại Không Quân Hungary đã sử dụng máy bay chiến đấu do Thụy Điển chế tạo, nhưng dưới dạng « thuê bao ».

(Reuters) – Nghị viện Mỹ kêu gọi Volkswagen rời Tân Cương, Trung Quốc. Chủ tịch Ủy ban Hạ viện Hoa Kỳ về Trung Quốc và người đầu Dân chủ tại Ủy ban đã thúc giục hãng xe hơi Volkswagen dừng hoạt động ở Tân Cương sau khi hàng ngàn xe có linh kiện do Trung Quốc sản xuất bị giữ lại tại các cảng của Hoa Kỳ vì có chứa linh kiện liên quan đến lao động cưỡng bức ở Tân Cương. Báo Financial Times tuần trước loan báo khoảng 1.000 xe Porsche, vài trăm xe Bentley và vài ngàn xe Audi đã bị giữ tại các cảng của Hoa Kỳ vì có sự vi phạm luật chống lao động cưỡng bức.

(AFP) – Lần đầu phi thuyền của một công ty tư nhân của Mỹ đáp thành công xuống Mặt Trăng. Đây là phi thuyền Nova-C của công ty Intuitive Machines, chủ yếu chở các thiết bị khoa học của NASA, được phóng lên từ tuần trước, tại bang Florida. Tim Crain, một lãnh đạo công ty cho biết hôm qua 22/02/2024 phi thuyền này đã truyền được những dữ liệu đầu tiên về từ Mặt Trăng. Đây được xem là một bước tiến lớn cho ngành công nghiệp không gian vũ trụ, và là chuyến đáp đầu tiên của phi thuyền Mỹ xuống Mặt trăng tính từ 50 năm trở lại đây.  

(Bloomberg/Reuters) – Philippines tiếp tục có thái độ cứng rắn với Trung Quốc về Biển Đông. Phát biểu tại diễn đàn với các thông tín viên nước ngoài hôm 22/02/2024, người phát ngôn lực lượng tuần duyên Philippines Jay Tarriela cho biết, bất luận kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, Manila tin tưởng ở liên minh song phương và sẽ tiếp tục phản đối những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Cụ thể, Philippines phản đối việc Trung Quốc cáo buộc một tầu Philippines « xâm phạm trái phép » vùng biển gần bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc kiểm soát từ năm 2012.

(Yonhap) – Mỹ - Nhật - Hàn tập trung hợp tác đối phó Bắc Triều Tiên. Trong cuộc hội đàm ngày 22/02/2024 bên lề hội nghị G20 tại Brazil, ngoại trưởng ba nước đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phối hợp ba bên để đáp trả các hành động gây hấn của Bắc Triều Tiên, cũng như sự ủng hộ quân sự của nước này trong cuộc chiến của Nga tại Ukraina. Đây là cuộc họp ba bên đầu tiên của ngoại trưởng Cho Tae Yul kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 01. 

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: Thứ Bảy, ngày 24 tháng 02 năm 2024

1.VĨNH LONG: CÔNG AN THỪA NHẬN ĐÃ BẮT ÔNG NGUYỄN HOÀNG HƯNG VỚI CÁO BUỘC XÉ CỜ.

Như chúng tôi đã đưa tin, tối 14/2, một công dân Vĩnh Long là ông Nguyễn Hoàng Hưng đã bị đưa về đồn công an vì bị cáo buộc đốt lá cờ đỏ sao vàng. Vụ việc không được nhắc cho đến hôm 22/2, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) thuộc Công an Thành phố Vĩnh Long xác nhận các biện pháp khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam hai tháng đối với ông Nguyễn Hoàng Hưng để điều tra về hành vi “xúc phạm quốc kỳ”.

Hôm 16/2, báo Công An Nhân Dân loan tin rằng, ngày 13/2, ông Hưng từ tỉnh Bình Dương về TP Vĩnh Long để ăn Tết. Khi ông Hưng về đến Vĩnh Long nhưng không về nhà mà sống lang thang ở khu vực phường 2. Vào tối ngày 14/2, ông Hưng đến đường 3/2 và kéo ngã cột cờ có gắn Quốc kỳ và kéo rách lá Quốc kỳ. Sau đó, ông này đã đốt lá cờ hoàn toàn.

Sau khi đốt lá cờ thứ nhất, ông Hưng lại kéo rách một lá cờ khác tại một căn nhà gần nơi đốt lá cờ thứ nhất và tiếp tục đốt lá cờ thứ hai. Ông Hưng bị tổ tuần tra phát hiện và đưa về đồn như bản tin tường thuật ban đầu.

 

2.CỰU GIÁM ĐỐC HRW CHÂU Á NÓI “NGƯỜI DÂN VIỆT NAM ĐANG SỐNG DƯỚI CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI”

Ông Brad Adam, từng là Giám đốc khu vực Châu Á của HRW trong 20 năm, từ 2002 - 2022, hôm 22/1 nói với RFA rằng “Người dân Việt Nam cần được biết sự thật là gì, và sự thật là họ đang sống trong một chế độ độc tài.”

Phát ngôn trên nhằm đáp trả kết luận của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng o cáo thường niên của Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) về thành tích nhân quyền tồi tệ của Hà Nội năm 2023 là vu cáo, định kiến với ý đồ xấu nhằm vào Việt Nam, âm mưu phá hoại sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế. 

Ông Brad Adam nói, “Nếu họ muốn nói rằng báo cáo là bịa đặt, họ nên chỉ rõ rằng “ở trang 10, đoạn thứ hai, tuyên bố này là không chính xác”; Sau đó chúng ta có thể thảo luận về vấn đề đó.

Nhưng họ đã không làm như vậy. Họ chỉ đưa ra một tuyên bố chính trị bởi vì họ không thích việc mà các tổ chức như HRW đang làm là ghi lại những vụ việc và cách thức vi phạm nhân quyền của họ.”

Ông khẳng định, HRW là tổ chức phi chính phủ đáng tin cậy, HRW chỉ trích tất cả các chính phủ vi phạm nhân quyền, kể cả chính phủ Hoa Kỳ, thậm chí người đứng đầu Nhà Trắng như George Bush hay Dick Cheney. Và rằng chính phủ Việt Nam nhận thức được đây là sự thật và hoàn toàn“Không có mục tiêu chính trị nào trong các báo cáo về nhân quyền của HRW” nhưng vẫn nói sai sự thật.

 

3. TÀU HẢI CẢNH TRUNG CỘNG XÂM NHẬP VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Một tàu hải cảnh khổng lồ của Trung Quốc, mang số hiệu 5901 hôm 21/2 đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) và di chuyển quanh các lô dầu khí gần Bãi Tư Chính, trong những hành động mới nhất thu hút sự chú ý về tranh chấp ở Biển Đông. Sự kiện này được ghi nhận và công bố hôm 21/2 bởi một nhà quan sát ở Mỹ, chuyên theo dõi hoạt động của các tàu hải cảnh của Trung cộng trong vùng biển này.

Hai trang tin tiếng Anh là Atlas News và BNN loan tin, con tàu khổng lồ thuộc lớp Triệu Đà - có lượng choán nước gần 11.000 tấn và là tàu hải cảnh lớn nhất thế giới - đã đi tuần quanh các lô dầu khí gần Bãi Tư Chính. Bãi này cách thành phố Vũng Tàu của Việt Nam hơn 400 km về phía đông nam và có các giàn khoan dầu khí của Việt Nam.

Đây cũng chính là con tàu đã hoạt động trong cùng khu vực thuộc vùng EEZ của Việt Nam từ đầu tháng 12/2023 đến đầu tháng 1/2024, sau đó quay về cảng ở Hải Nam. Tàu 5901 có bãi đáp trực thăng và được trang bị 1 pháo lớn 76 ly, 2 pháo 30 ly và 2 súng máy phòng không hạng nặng.

 

 

VNThoibao

 

VNTB – Liên Hệ Có Phải là Động Từ hay Không?

VNTB – Đổ thừa nó dễ hơn

VNTB – Khởi động… nhiệm kỳ mới của Đảng

VNTB – Làm sao dân dùng trí tuệ để đấu tranh cho một Việt Nam mới?

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Chuyển động Quốc Phòng (16/2 – 23/2/2024)

Trịnh Duy Sản giết Vua Lê Tương Dực

Tại sao nước Anh không còn khả năng tự vệ?


Báo Tiếng Dân

 

Vụ án Vạn Thịnh Phát – Tòa án sẽ xử thế nào? (Phần 1)22/02/2024

 

 

Thuy My

 

Phúc Lai - Kỷ niệm hai năm cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine (4)

Lê Xuân Nghĩa - Lằn ranh đỏ đâu rồi ?

Mai Quốc Ấn - Nỗi niềm châu thổ

Thích Thanh Thắng - Đừng để bị đồng tiền dẫn dắt

Đỗ Duy Ngọc – Ghi vội buổi trưa : Họp bạn cũ thời sinh viên 50 năm trước

Đặng Đình Mạnh - Cuộc chiến năm 79 vẫn là cuộc chiến ý thức hệ

Đoàn Bảo Châu - Đằng sau là cái gì?

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Sự nguy hiểm của chiến lược thu thập dữ liệu gen (gene) trên diện rộng 24/02/2024

Kỷ niệm hai năm cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine 24/02/2024

Hãy nên suy nghĩ nghiêm túc 24/02/2024

Cựu Giám đốc HRW châu Á phản hồi cáo buộc “báo cáo nhân quyền bịa đặt” của Hà Nội Nhân quyền 24/02/2024

Bức ảnh 24/02/2024

Hai đoạn văn nghiêm túc mà bên trong rổn rảng tiếng cười 24/02/2024

Chạy án 23/02/2024

Luật Sư Đặng Đình Mạnh: vụ án xét xử đối với ba vị thành viên của “Việt Nam Thời Báo” là một vụ án bất công điển hình 23/02/2024

Kỷ niệm hai năm cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine 23/02/2024

Nỗi oan thế kỷ 23/02/2024

Đổi mới 22/02/2024

Nền “kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa” của Việt Nam (*) 22/02/2024

Vài ý nghĩ vụn đầu năm 22/02/2024

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Đề nghị truy tố 51 bị can liên quan đến vụ án tại Công ty FLC

Ban Biên tập/Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

https://lifestyle.zingnews.vn/de-nghi-truy-to-51-bi-can-lien-quan-den-vu-an-tai-cong-ty-flc-post1461131.html

Thứ bảy, 24/2/2024 08:32 (GMT+7)

Cơ quan CSĐT Bộ Công an kết luận điều tra bổ sung vụ án hình sự, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến VKSND tối cao, đề nghị truy tố 51 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty FLC.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và lãnh đạo Bộ Công an, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) đang điều tra, xử lý vụ án hình sự về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS, Công ty CP Xây dựng Faros, các công ty liên quan thuộc hệ sinh thái của Công ty CP Tập đoàn FLC, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, Vụ Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, do Trịnh Văn Quyết, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC cùng đồng phạm và các cá nhân thuộc cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực chứng khoán thực hiện.

Kết quả điều tra đến nay có đủ căn cứ xác định:

1. Đối với hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán"

Trong thời gian từ ngày 26/5/2017 đến ngày 10/01/2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế (em gái Quyết) cùng đồng phạm mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng lập hồ sơ, thủ tục để Huế thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng để Huế quản lý, sử dụng thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán đối với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART. Khi giá cổ phiếu tăng, theo chỉ đạo của Quyết, Trịnh Thị Minh Huế bán cổ phiếu ra thị trường thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.

2. Đối với hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Từ năm 2014 đến tháng 9/2016, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo các cá nhân là lãnh đạo, nhân viên Công ty Faros, các Công ty thuộc Tập đoàn FLC; người thân, họ hàng đứng tên làm cổ đông góp vốn, thực hiện các thủ đoạn lập và ký khống hồ sơ góp vốn, nâng khống hơn 3.102 tỷ đồng vốn góp vào Công ty Faros làm tăng vốn điều lệ của Công ty từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng; sau đó tạo lập hồ sơ, đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán chấp thuận đăng ký công ty đại chúng, đăng ký lưu ký chứng khoán và niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống của Công ty Faros tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM.

Sau khi niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros trên sàn chứng khoán, từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2022 (thời điểm bị khởi tố, tạm giam), Trịnh Văn Quyết cùng đồng phạm đã bán hơn 391 triệu cổ phiếu được hình thành từ vốn góp khống nắm giữ tại Công ty Faros thu được hơn 4.818 tỷ đồng, trong đó chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

3. Đối với hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán"

Quá trình điều tra, ngoài các cá nhân có hành vi giúp sức cho Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi phạm tội, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tiến hành điều tra, làm rõ sai phạm của các cá nhân thuộc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đăng ký công ty đại chúng, lưu ký chứng khoán và niêm yết cổ phiếu, tiến hành, khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can về các tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" quy định tại các Điều 356, 209 Bộ luật Hình sự năm 2015 theo quy định pháp luật.

Đến nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố 51 bị can, gồm:

21 bị can bị khởi tố về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, quy định tại khoản 2 Điều 211 Bộ luật Hình sự năm 2015;

31 bị can bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015;

4 bị can thuộc Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.

3 bị can thuộc Vụ Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam bị khởi tố về tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”, quy định tại khoản 2 Điều 209 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trong đó, có 8 bị can bị khởi tố về 2 tội danh “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 2 Điều 211 và khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Ngày 24/2/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án hình sự và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5), đề nghị truy tố 51 bị can theo quy định tại khoản 2 Điều 211, khoản 4 Điều 174, khoản 3 Điều 356 và khoản 2 Điều 209 Bộ luật Hình sự năm 2015.

 

Kiến nghị chuyển hồ sơ chỉ định 3 gói thầu sang cơ quan công an

Nhật Huy/Tiền Phong

https://lifestyle.zingnews.vn/kien-nghi-chuyen-ho-so-chi-dinh-3-goi-thau-sang-co-quan-cong-an-post1461074.html

Thứ bảy, 24/2/2024 10:17 (GMT+7)

Qua thanh tra nhiều dự án kè, chống sạt lở, Thanh tra tỉnh An Giang phát hiện nhiều vi phạm, nên kiến nghị UBND tỉnh chuyển hồ sơ một số gói thầu sang CQĐT để xem xét, xử lý.

Thanh tra tỉnh An Giang vừa có kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật đấu thầu, đầu tư xây dựng, thuộc Ban Quản lý dự án (QLDA) Giao thông và Nông nghiệp tỉnh với các gói thầu thi công xây lắp theo tình huống khẩn cấp.

Theo đó, có 25 gói thầu các công trình kè, chống sạt lở thực hiện giai đoạn 2017-2023 được thanh tra. Trong các gói thầu này, có một số gói thầu thuộc 2 dự án do Ban QLDA Giao thông và Nông nghiệp làm chủ đầu tư, gồm: Dự án kè chống sạt lở bờ Tây sông Hậu (qua xã Quốc Thái, huyện An Phú); Dự án xử lý sạt lở khẩn cấp bờ sông Hậu (qua xã Vĩnh Thạnh Trung và xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú).

Theo kết luận thanh tra, những đơn vị làm chủ đầu tư các dự án đã không tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu, dẫn đến việc giao thầu cho nhà thầu không đúng quy định; nhà thầu không có hồ sơ chứng minh năng lực, kinh nghiệm; không cung cấp được hồ sơ năng lực nhà thầu … Đặc biệt, có gói thầu không thuộc diện tình huống khẩn cấp, nhưng chủ đầu tư vẫn thực hiện chỉ định thầu. Ngoài ra, có chủ đầu tư còn vi phạm trong việc công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và lập, trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu…

Đối với 3 gói thầu giao Cty Nam Hào Kiệt thực hiện, qua thanh tra cho thấy, đây là những gói thầu có giá trị lớn (tổng giá trị khoảng 149 tỷ đồng-PV). Doanh nghiệp này không đảm bảo năng lực, kinh nghiệm nhưng vẫn được Ban QLDA Giao thông và Nông nghiệp tỉnh An Giang chỉ định thầu. 3 gói thầu gồm: Gói thầu số 10, số 11 (thuộc dự án Kè Quốc Thái) và gói thầu số 11 (thuộc dự án sạt lở khẩn cấp bờ sông Hậu đoạn qua xã Vĩnh Thạnh Trung và Bình Mỹ, huyện Châu Phú). Chủ đầu tư cùng đơn vị liên quan chưa tuân thủ các quy định về xây dựng, quá trình lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, thi công... Dẫn đến vi phạm trong việc xác định và áp dụng định mức hao phí vật liệu cát của công tác đắp bao tải cát xử lý hố xói lòng sông tại 3 gói thầu này.

Tổng số tiền thực hiện chưa đúng quy định tại 3 gói thầu được xác định là hơn 11,4 tỷ đồng, bao gồm: Áp dụng định mức hao phí vật liệu cát hơn 6,9 tỷ đồng; không thực hiện lặn kiểm tra sau khi thả bao tải cát dưới nước vẫn chi 4,5 tỷ đồng; thi công đoạn chuyển tiếp phía thượng lưu trên 880 triệu đồng...

Từ kết quả thanh tra, Thanh tra tỉnh An Giang kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo thu hồi trên 4,5 tỷ đồng và làm rõ số tiền hơn 6,9 tỷ đồng từ áp dụng định mức hao phí vật liệu cát và thi công đắp bao tải cát dưới nước. Đặc biệt, cơ quan thanh tra đã kiến nghị UBND tỉnh An Giang chuyển cơ quan điều tra xem xét xử lý một số nội dung liên quan đến một số gói thầu, trong đó có việc Ban QLDA Giao thông và Nông nghiệp tỉnh An Giang chỉ định thầu đối với 3 gói thầu cho Cty Nam Hào Kiệt không đúng quy định.

 

7 cán bộ chứng khoán liên quan vụ ông Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường

Phạm Dự

https://vnexpress.net/7-can-bo-chung-khoan-lien-quan-vu-chu-tich-flc-trinh-van-quyet-thao-tung-thi-truong-4714861.html

Thứ bảy, 24/2/2024, 09:27 (GMT+7)

7 người của Vụ Giám sát công ty đại chúng, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và Sàn giao dịch chứng khoán TP HCM bị cáo buộc liên quan vụ án chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết.

Ngày 24/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đề nghị truy tố 3 bị can thuộc Vụ Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam về tội Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán, theo khoản 2, Điều 209 Bộ luật Hình sự.

4 cán bộ khác thuộc Sàn Giao dịch chứng khoán TP HCM bị đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự.

Đây là diễn biến sau hai tháng C01 điều tra bổ sung vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông Trịnh Văn Quyết cùng các đồng phạm.

Tổng cộng 51 người đã bị đề nghị truy tố. Phạm vi điều tra được mở rộng từ Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần xây dựng Faros, các công ty liên quan thuộc hệ sinh thái của FLC đến Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, Vụ Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam...

Theo kết luận, giai đoạn 26/5/2017 đến 10/1/2022, ông Quyết chỉ đạo hai em gái cùng một số người dùng nhiều tài khoản chứng khoán liên tục thực hiện giao dịch để thao túng thị trường.

Đầu phiên giao dịch hàng ngày, nhóm của ông Quyết sẽ được cấp hạn mức khống để đặt lệnh các mã AMD, HAI, GAB, ART, FLC. Các bị can sau đó liên tục mua bán khống với số lượng lớn được diễn ra để tạo cung cầu giả trong 562 phiên giao dịch.

Riêng với mã FLC có biến động mạnh về giá trong phiên giao dịch ngày 10/1/2022 khi tăng trần lên 24.100 đồng/cổ phiếu sau đó giảm nhanh về mức sàn là 21.150 đồng (giảm 12,9% trong một phiên).

Cơ quan điều tra cáo buộc, trong phiên này, ông Quyết đã chỉ đạo em gái bán "chui" 74,8 triệu cổ phiếu FLC với tổng giá trị khớp lệnh 1.600 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra cáo buộc ông Quyết cùng đồng phạm đã thao túng 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART thu lợi bất chính 723 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông Quyết còn chỉ đạo đồng phạm tăng khống vốn điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng với mục đích chiếm đoạt của các nhà đầu tư.

Faros sau đó đề nghị đăng ký niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS của trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM để bán, sau đó chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng của các nhà đầu tư, theo cơ quan điều tra.

Nhà giám đốc trung tâm thuộc Sở Y tế Đắk Lắk bị tạt sơn

TRUNG TÂN

https://tuoitre.vn/nha-giam-doc-trung-tam-thuoc-so-y-te-dak-lak-bi-tat-son-20240224104236521.htm

24/02/2024 11:03 GMT+7

Đêm qua, nhà ở của gia đình giám đốc một trung tâm thuộc Sở Y tế Đắk Lắk bị tạt sơn chưa rõ nguyên nhân.

Sáng 24-2, một lãnh đạo Công an TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết đã nắm được thông tin về vụ việc nhà của một người dân tại phường Tân Lợi (TP Buôn Ma Thuột) bị tạt sơn trước cổng nhà.

Theo đó, đêm qua kẻ xấu đến tạt sơn lên cửa cuốn trước nhà của gia đình ông T.Q.L. - giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm Đắk Lắk.

Sáng ra, ông L. đã báo công an vụ việc trên.

Advertisements

Ông L. nói trước nay gia đình ông không có mâu thuẫn hay xích mích với ai. "Cả hai vợ chồng tôi đều là công chức nhà nước, sự việc xảy ra khiến tôi hết sức bất ngờ và không biết có ai ghen ghét gì không", ông L. nghi ngờ.

Ông L. mong muốn cơ quan chức năng sớm tìm ra kẻ xấu để xử lý nghiêm theo quy định, giúp gia đình ông bớt bất an.

Sau khi nắm được thông tin vụ việc, lãnh đạo Công an TP Buôn Ma Thuột đã cử cán bộ đến kiểm tra hiện trường để xác minh.

 

Phúc Sơn chưa nộp hơn 11.994 tỉ đồng liên quan đất sân bay Nha Trang

PHAN SÔNG NGÂN

https://tuoitre.vn/phuc-son-chua-nop-hon-11-994-ti-dong-lien-quan-dat-san-bay-nha-trang-20240224091151145.htm

24/02/2024 11:19 GMT+7

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tỉnh Khánh Hòa đã thông báo Công ty Phúc Sơn phải nộp 11.994,92 tỉ đồng nhằm khắc phục sai phạm về việc giao đất dự án tại sân bay Nha Trang nhưng doanh nghiệp chưa nộp.

Thực hiện theo kết luận tại thông báo từ tháng 8-2019 và công văn vào tháng 5-2021 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương liên quan đến đất sân bay Nha Trang, từ tháng 8-2022 UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản đề nghị Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn "khẩn trương thực hiện, phải nộp số tiền 11.994,92 tỉ đồng vào ngân sách nhà nước trước ngày 10-8-2022".

Đó là số tiền liên quan đến dự án khu trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang mà Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn đã được tỉnh Khánh Hòa giao đất, cho thuê tổng cộng 62,9ha đất sân bay Nha Trang để thực hiện dự án.

Cùng với dự án trên, tỉnh Khánh Hòa cũng đã ký kết hợp đồng, giao cho Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện 3 dự án BT (xây dựng - chuyển giao). Đó là dự án BT xây dựng các tuyến đường, các nút giao thông kết nối với khu sân bay Nha Trang; dự án nút giao thông Ngọc Hội và dự án đường vành đai kết nối nút giao thông Ngọc Hội.

Tổng vốn đầu tư 3 dự án BT kể trên là hơn 3.261 tỉ đồng và tỉnh cũng đã giao trước luôn các khu đất hoàn vốn cho Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trước khi ký kết các hợp đồng BT đã nêu.

Đất hoàn vốn cho các dự án BT đó tổng cộng 20,14ha được "khấu trừ" trong diện tích dự án khu trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang mà tỉnh đã giao cho Phúc Sơn từ tháng 10-2016.

Như vậy là vẫn còn khoảng hơn 42,7ha đất sân bay Nha Trang mà Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn đã được giao từ nhiều năm cho đến nay, tại dự án khu trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang nhưng chưa "khấu trừ", hoàn vốn cho dự án BT nào.

Ngoài kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ cũng đã thanh tra, thông báo kết luận (6-2021) việc giao đất cho Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và giao đất hoàn vốn cho các dự án BT mà không đấu giá quyền sử dụng đất là đều vi phạm quy định pháp luật tại các luật liên quan.

Cho đến nay, theo lãnh đạo cơ quan chức năng của tỉnh đã trao đổi vào chiều 23-2, cả 3 dự án BT xây dựng các đường giao thông mà Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn đã được giao đất hoàn vốn tại sân bay Nha Trang đều vẫn chưa hoàn thành xây dựng, chưa hoàn tất bàn giao.

Trong khi đó, ngay sau khi nhận được thông báo của UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị nộp tiền kể trên, ngày 8-8-2022 tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu đã có văn bản trả lời "đối với số tiền phải nộp là 11.994,92 tỉ đồng theo yêu cầu của UBND tỉnh và Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, nhà đầu tư nhận thấy là chưa có đủ căn cứ pháp lý để tính toán, xác định, đảm bảo theo nguyên tắc ngang bằng giá trong việc thực hiện đầu tư xây dựng các dự án theo hình thức BT (việc phê duyệt giá đất tại khu vực sân bay Nha Trang và thủ tục thanh toán các dự án BT chưa được thực hiện)".

Chờ kết quả điều tra sai phạm hoặc phán quyết của tòa án

Hiện nay, các sai phạm liên quan đến các dự án, đất đai tại sân bay Nha Trang "có dấu hiệu tội phạm" đã được Công an tỉnh Khánh Hòa chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra thuộc Bộ Quốc phòng xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

Vì vậy, đối với số tiền mà tỉnh đã thông báo nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn chưa chấp nhận nộp vào ngân sách nhà nước (11.994,92 tỉ đồng), theo lãnh đạo cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa, phải chờ kết quả xử lý của Cơ quan điều tra thuộc Bộ Quốc phòng hoặc phán quyết của tòa án để buộc doanh nghiệp phải chấp hành thực hiện.

Đề nghị truy tố nhóm cán bộ Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước 'bao che' cho ông Trịnh Văn Quyết

Hoàng Cư - Minh Đức

https://tienphong.vn/de-nghi-truy-to-nhom-can-bo-uy-ban-chung-khoan-nha-nuoc-bao-che-cho-ong-trinh-van-quyet-post1614659.tpo

24/02/2024 | 11:03

TPO - Cơ quan điều tra xác định 7 bị can thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà Nước và Sàn giao dịch Chứng khoán TPHCM có hành "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" cho ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo nhân viên thao túng thị trường, chiếm đoạt hàng nghìn tỷ của nhà đầu tư.

Chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ và thu lợi hơn 700 tỷ của nhà đầu tư

Ngày 24/2, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án hình sự và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến Viện KSND tối cao (Vụ 5), đề nghị truy tố 51 bị can trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC về các hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán".

Cụ thể, đối với hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán", Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, trong thời gian từ ngày 26/5/2017 đến ngày 10/1/2022, Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn FLC) đã chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế (em gái Quyết) cùng đồng phạm mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng lập hồ sơ, thủ tục để Huế thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng để Huế quản lý, sử dụng thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán đối với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART.

Khi giá cổ phiếu tăng, theo chỉ đạo của Quyết, Trịnh Thị Minh Huế bán cổ phiếu ra thị trường thu lợi bất chính trên 723 tỷ đồng.

Đối với hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, cơ quan điều tra cáo buộc từ năm 2014 đến tháng 9/2016, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo các cá nhân là lãnh đạo, nhân viên Công ty Faros, các Công ty thuộc Tập đoàn FLC; người thân, họ hàng đứng tên làm cổ đông góp vốn, thực hiện các thủ đoạn lập và ký khống hồ sơ góp vốn, nâng khống hơn 3.102 tỷ đồng vốn góp vào Công ty Faros làm tăng vốn điều lệ của Công ty từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.

Sau đó, các bị can tạo lập hồ sơ, đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán chấp thuận đăng ký công ty đại chúng, đăng ký lưu ký chứng khoán và niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống của Công ty Faros tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Khi niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros trên sàn chứng khoán, từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2022 (trước thời điểm bị khởi tố, tạm giam), Trịnh Văn Quyết cùng đồng phạm đã bán 391.155.480 cổ phiếu được hình thành từ vốn góp khống nắm giữ tại Công ty Faros thu được hơn 4.818 tỷ đồng, trong đó cơ quan điều tra xác định nhóm ông Quyết chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

3 người của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bị khởi tố

Ở hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán", quá trình điều tra, ngoài các cá nhân có hành vi giúp sức cho Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi phạm tội, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tiến hành điều tra, làm rõ sai phạm của các cá nhân thuộc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đăng ký công ty đại chúng, lưu ký chứng khoán và niêm yết cổ phiếu, tiến hành.

Cơ quan điều tra đã khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can có hành vi sai phạm trên.

Đến nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố 51 bị can, gồm: 21 bị can bị khởi tố về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”; 31 bị can bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; 4 bị can thuộc Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; 3 bị can thuộc Vụ Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam bị khởi tố về tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”

Trong số 51 bị can có 8 người bị khởi tố về 2 tội danh “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment