Monday, December 25, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 25 tháng 12 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Thủ tướng Netanyahu: Hành động quân sự dựa trên tính toán của Israel

Giáo hoàng Francis cầu nguyện cho người dân chịu khổ đau vì chiến tranh

Nhóm Houthi: Tên lửa Mỹ nhắm vào hải quân Yemen, phát nổ gần tàu của Gabon

Hàng nghìn người tuần hành ở Rabat, kêu gọi chấm dứt quan hệ Maroc-Israel

 Ngoại giao cây tre: Vì sao chiến lược cân bằng trong quan hệ với các siêu cường của Việt Nam có thể không bền vững

 Mỹ bắn hạ 4 drone phóng từ khu vực do người Houthi kiểm soát

Đài Loan báo cáo nhiều hoạt động quân sự của Trung Quốc khi bầu cử đến gần

 

 

RFA

Nhớ Phạm Chí Dũng, tù nhân lương tâm, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập

Tàu có thuỷ thủ Việt Nam bị UAV tấn công ngoài khơi Ấn Độ sẽ cập cảng Mumbai ngày 25/12

Khởi tố giám đốc Chi cục đăng kiểm Long An

Nhân hội nghị ngành lần thứ 32, bàn về ‘Ngoại giao cây tre Việt Nam’

Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ sẽ chính thức phá sản từ quý 1/2024

Nhân quyền Việt Nam 2023: tiếp tục tồi tệ từ năm 2018!

Kiều hối tiếp tục tăng: mừng hay lo?

Ngân sách Việt Nam 2024: tiếp tục tăng cho Công an, giảm đối với Y tế và Giao thông- Vận tải

Bộ Ngoại giao VN lên tiếng việc Vatican bổ nhiệm đại diện thường trú đầu tiên tại Việt Nam

Đức Tổng Giám Mục Zalewski được bổ nhiệm làm Đại diện Toà Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam.

Các nước Đông Nam Á cần tăng cường cảnh giác trước COVID-19

Vụ chuyến bay giải cứu: cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng nhận tội, nộp lại tiền lừa chạy án

Bà Nguyễn Phương Hằng rút yêu cầu bồi thường 500 tỷ từ bà Hàn Ni và luật sư Trần Văn Sĩ

Ông Tập và ông Trọng cùng ảnh hưởng thế nào đến bang giao Trung – Việt?

Hải quân Việt Nam và Hải quân Campuchia kết thúc tuần tra chung lần thứ 73

Chương trình biểu diễn Kpop tại Hà Nội bị hủy do nghệ sĩ rút

Việt Nam là một trong số các nước xuất hàng trang trí Giáng sinh nhiều nhất vào Mỹ

Đảng ủy Sở Y tế Gia Lai phải kiểm điểm do giúp AIC trúng thầu

Phó Ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai phải thôi việc do sai phạm

 

BBC

Thủ tướng Netanyahu nói Israel đang phải trả cái giá 'nặng nề' cho cuộc chiến ở Gaza

Vatican bổ nhiệm Tổng Giám mục Zalewski làm đại diện thường trú của Giáo hoàng tại VN

Landais Alzheimer: Ngôi làng tại Pháp nơi mọi cư dân đều bị bệnh sa sút trí nhớ

Donald Trump sẽ định hình ngoại giao của Hoa Kỳ ra sao nếu tái đắc cử?

Israel tấn công Gaza khi LHQ kêu gọi thêm viện trợ

Tổng thống Biden ký ban hành đạo luật chính sách quốc phòng trị giá 886 tỷ USD

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và làn gió dân chủ - nhân quyền ở Đức

Quan chức quân sự hàng đầu Mỹ và Trung Quốc lần đầu đối thoại sau hơn một năm

Sáu nước Bắc Âu và Baltic mở cửa hàng chục căn cứ quân sự cho Hoa Kỳ và Nato

Prague kinh hoàng về vụ xả súng khiến hơn 15 người chết ở Đại học Charles

Quốc hội Mỹ điều tra cáo buộc chủ tịch Harvard 'đạo văn'

Video,Giải pháp ‘hai nhà nước’ có chấm dứt xung đột Israel-Palestine?Thời lượng, 11,52

 

RFI

Giáng Sinh buồn thảm ở Bethlehem, Gaza tiếp tục bị oanh kích

Tây Ban Nha từ chối gia nhập liên quân chống phiến quân Houthi do Mỹ thành lập

Venezuela lên án Anh « khiêu khích » vì điều tầu chiến ủng hộ Guyana

 CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

 Cộng đồng Công Giáo Việt Nam nóng lòng chờ đón giáo hoàng Phanxicô

Serbia: Hàng nghìn người biểu tình ở thủ đô Beograd phản đối kết quả bầu cử

Vatican bổ nhiệm đại diện thường trú đầu tiên ở Việt Nam

TT Ukraina ca ngợi hiệu quả của “lá chắn phòng không”

Mỹ cáo buộc Iran can dự vào một số vụ tấn công mới vào tàu dân sự ở Hồng Hải và ngoài khơi Ấn Độ

Nhiều nước châu Âu tăng cường an ninh trước nguy cơ khủng bố dịp lễ tết cuối năm

Chiến tranh Ukraina: Nhiều gia đình chuyển sang đón Giáng Sinh ngày 25/12

Đài Bắc lại báo động về việc chiến đấu cơ Trung Quốc vượt đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan

Quân đội Israel tăng cường chiến dịch chống Hamas ở miền nam dải Gaza

Tinh thần thể thao vào mùa Giáng Sinh tại Pháp

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về Gaza

Tân ngoại trưởng Ba Lan đến Kiev sưởi ấm lại quan hệ với Ukraina

Nhật Bản nới lỏng quy định về xuất khẩu vũ khí

Ấn Độ, cường quốc thứ ba tương lai ?

Hồng Kông : Phiên tòa xét xử chủ báo đối lập Lê Trí Anh kéo sang năm sau

 

(VNA) - Thương mại Việt - Mỹ vượt mức 100 tỷ đô la trong 11 tháng đầu năm 2023. Số liệu được vừa được công bố tại cuộc họp của một hội đồng hỗn hợp về thương mại và tầu tư Mỹ-Việt mở ra tại Hà Nội. Trong 11 tháng đầu năm, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với 88 tỷ đô la, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Việt Nam chi ra 12,6 tỷ đô la để nhập khẩu từ Mỹ, giảm 6,4%. Tính ra Việt Nam được hưởng 75,45 tỷ đô la thặng dư mậu dịch với Mỹ trong 11 tháng đầu năm 2023.

(AFP) - Một công ty trò chơi điện tử Việt Nam muốn chinh phục thế giới. VNG, tiền thân là Vinagame, trở thành tập đoàn công nghệ đầu tiên của Việt Nam đạt mức vốn 1 tỉ đô la vào năm 2014. Tháng 08/2023, tập đoàn đã nộp yêu cầu được niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq. Giải thích với AFP trong phóng sự ngày 24/12, ông Lê Hồng Minh, người sáng lập và lãnh đạo của VNG, cho biết « mục tiêu là từ nay đến 3 hoặc 5 năm nữa, công ty trở thành một nhân tố quy mô thế giới trong lĩnh vực trò chơi điện tử » vì hiện tại thị trường Việt Nam đã quá hạn hẹp. Do đó, VNG « cần được biết đến trên trường quốc tế và thu hút vốn cũng như tài năng từ khắp nơi trên thế giới ».

(AFP) - Liên Hiệp Quốc kêu gọi cứu vớt 185 người tị nạn trên con tàu bị trôi dạt ở Ấn Độ Dương. Theo cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR vào hôm qua, 23/12/2023, con tàu đang gặp nạn trên Ấn Độ Dương gần Quần Đảo Andaman và Nicobar,  và được cho là đang chở người tị nạn thuộc cộng đồng thiểu số Rohingya gốc ở Miến Điện. Theo HCR : « Ít nhất hàng chục người đang trong tình trạng nguy kịch và một người đã chết ». Cơ quan Liên Hiệp Châu Âu đồng thời kêu gọi các nước ven biển hành động để giải cứu số người này kịp thời.

(Reuters) - Indonesia : Ít nhất 13 người chết và 38 người bị thương trong một vụ nổ nhà máy nickel ở đảo Sulawesi. Vụ tai nạn xảy ra sáng sớm 24/12/2023. Trong số 11 công nhân thiệt mạng có 8 người Indonesia và 5 công nhân Trung Quốc. Theo phát ngôn viên khu công nghiêp IMIP, nơi đặt nhà máy luyện nickel ITSS, các điều tra ban đầu cho thấy nguyên nhân vụ nổ là do có chất lỏng gây cháy dính ở đáy lò. Indonesia là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về nickel, nhưng thời gian qua đã xảy ra nhiều tai nạn. Tổng thống Widodo đã yêu cầu cải thiện an toàn sản xuất và cam kết tăng cường kiểm tra các tiêu chí môi trường.

(AFP) - Chiến dịch chống khủng bố: Pháp thả 4 kẻ bị tình nghi. Năm người bị tình nghi và bị câu lưu từ thứ Sáu 22/12/2023 tại tỉnh Meurthe-et-Moselle, miền đông bắc Pháp, vì một số dấu hiệu đáng lo ngại. Hai trong số 5 người này là sinh viên và đã bị cơ quan ninh Pháp theo dõi khi đến chợ Giáng Sinh ở Strasbourg hồi đầu tháng 12. Trên mạng xã hội, một trong hai sinh viên đó đã có những bình luận hung hăng về chợ Giáng Sinh Strasbourg. Khi khám xét nơi ở của hai sinh viên này, các nhà điều tra cũng đã tìm thấy video quay lại trên mạng chợ Giáng Sinh Strasbourg và nghe thấy câu nói : « Đây, chúng ta bắn vào chỗ này ». Nhưng 4 người đã được cơ quan điều tra thả vào tối 23/12. Người thứ 5 vẫn bị câu lưu. Hôm thứ Sáu, bộ trưởng Nội Vụ Pháp kêu gọi các tỉnh cảnh giác cao độ nhân dịp lễ tết cuối năm, vì nguy cơ khủng bố vẫn cao.

(AFP) - Xung đột ở Yemen : Các bên tham chiến cam kết tôn trọng lệnh ngừng bắn mới. Theo đặc phái viên Liên Hợp Quốc phụ trách Yemen ngày 23/12/2023, lực lượng phiến quân Yemen và chính phủ nước này đã cam kết tôn trọng một lệnh ngừng bắn mới và chấp nhận mở ra tiến trình đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt xung đột. Sau một loạt cuộc họp ở Ả Rập Xê Út và Oman, ông Hans Grundberg đã « hoan nghênh cam kết của các bên đối với một loạt biện pháp nhằm thực hiện lệnh ngừng bắn trên toàn quốc...và (để) chuẩn bị cho việc nối lại một tiến trình chính trị toàn diện dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc ».

(AFP) - Anh Quốc : Một người bị câu lưu sau vụ một tác phẩm của Banksy biến mất ở Luân Đôn. Theo cảnh sát Anh ngày 23/12/2023, người này bị tình nghi đã chạy trốn ôm theo một tấm biển lưu thông ở Luân Đôn, bên trên có tác phẩm của danh họa Banksy. Vụ việc xẩy ra hôm 22/12, sau khi hình vẽ ba chiếc drone vũ trang xuất hiện trên một biển báo dừng giao thông vào buổi sáng tại một ngã tư ở quận Peckham, phía đông nam Luân Đôn. Người nghệ sĩ bí ẩn đã nhanh chóng đăng một bức ảnh về tác phẩm của mình lên tài khoản Instagram, phương thức ông thường dùng để chứng thực các tác phẩm của mình. Chưa đầy một giờ sau, các nhân chứng ghi lại cảnh một người đàn ông ngồi trên xe đạp dùng kìm cắt tháo dỡ tấm bảng với sự giúp đỡ của một người đàn ông khác. Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội sau đó cho thấy người này chạy đi cùng với tác phẩm.

(AFP) - Cảnh sát Sri Lanka bắt gần 15.000 người trong vụ thu giữ 440 kg ma túy. Đây là kết quả của chiến dịch chống ma túy kéo dài một tuần được cảnh sát Sri Lanka thông báo ngày 24/12/2023. Tuy nhiên, nhiều nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền lên án cảnh sát lạm dụng vì có nhiều vụ không có lệnh bắt hợp pháp hoặc không tiến hành điều tra trước. Chiến dịch « chủ yếu nhắm đến các khu vực nghèo » và bỏ qua những ông trùm ma túy.

(AFP) - Hải quân Senegal tịch thu 690 kg cocain nhắm đến thị trường châu Âu. Theo thông cáo ngày 24/12/2023, có 5 người Tây Ban Nha bị bắt cùng với số hàng trên con tầu siêu tốc bị bắt hôm 22/12 cách bờ biển Senegal khoảng 220 km. Trước đó, quân đội Senegal cũng thông báo tịch thu ngoài khơi trong các ngày 28/11 và 16/12 mỗi lần gần 3 tấn cocain.

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

Tin Tức: Thứ Hai ngày 25/12/2023.

1/ TỔNG CÔNG TY VINASHIN CHÍNH THỨC BỊ PHÁ SẢN.

Nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu hoàn tất thủ tục phá sản đối với Tổng công ty Tàu thủy, hậu thân của tập đoàn Vinashin, và bảy công ty nhỏ kể từ đầu năm tới.

Đây là nội dung trong nghị quyết nhà nước về kế hoạch tổ chức, thực hiện thông báo, kết luận của bộ chính trị cs VN về việc giải quyết tập đoàn này, được đưa ra vào hôm qua 24/12.

Việc giải quyết dứt điểm này sẽ được thực hiện theo hướng phá sản toàn bộ, gồm các công ty nhỏ như Hạ Long, Phà Rừng, Bạch Đằng, Thịnh Long và Cam Ranh.

Nhà nước VN đề nghị tiếp tục giải quyết để thu hồi tài sản trong quá trình thực hiện phá sản và chuyển nhượng vốn.

Cần biết là Tổng công ty công nghiệp tàu thủy (SBIC) là tên gọi mới của Vinashin. Vào thời điểm đổi tên, tập đoàn này là một trong những đại tập đoàn của nền kinh tế VN, với hơn 240 đơn vị thành viên và kinh doanh đa ngành. Vào năm 2010, kết luận thanh tra cho thấy là tập đoàn này thua lỗ hơn 5 ngàn tỷ đồng, với hàng loạt sai phạm.

RFA

2/ ĐÀI LOAN BÁO ĐỘNG VỀ CHIẾN ĐẤU CƠ TRUNG CỘNG XÂM PHẠM LÃNH THỔ.

Bộ quốc phòng Đài Loan vào ngày hôm qua 24/12 cho biết là trong 24 tiếng đồng hồ vừa qua, họ đã phát giác 8 chiến đấu cơ Trung Cộng bay qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan, và một khinh khí cầu của Trung Cộng.

Theo loan báo nói trên, phi đội Trung Cộng bao gồm các loại chiến đấu cơ J-10, J-11 và J-16 đã vượt qua đường trung tuyến tại khu vực phía bắc và trung tâm eo biển. Đường trung tuyến từng đóng vai trò là biên giới không chính thức giữa hai bên, nhưng giờ đây máy bay Trung Cộng thường xuyên bay qua đường này.

Nguồn tin từ bộ quốc phòng Đài Loan cũng cho biết đã phát giác thêm một khinh khí cầu khác của Trung Cộng ở vùng eo biển, sau khi khinh khí cầu này vượt qua đường trung tuyến vào trưa 23/12. Việc Trung Cộng xử dụng khinh khí cầu để dọ thám các nước đã trở thành vấn đề toàn cầu vào tháng 2 năm nay sau khi bị Hoa Kỳ bắn rơi một chiếc.

Trung Cộng đặc biệt tăng cường các phi vụ thị uy gần Đài Loan vào lúc sắp diễn ra cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội trên đảo này vào ngày 13 tháng Giêng năm tới.

Vào hôm 23/12, Đài Loan cũng báo động về việc chiến đấu cơ Trung Cộng hoạt động trong không phận phía bắc, trung và tây nam Đài Loan. Mười phi cơ Trung Cộng đã vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan hoặc các khu vực lân cận, cùng các chiến hạm Trung Cộng để thực hiện “các cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu chung”.

RFI

3/ MỸ BẮN HẠ 4 DRONES CỦA LỰC LƯỢNG HOUTHI.

Mỹ đã bắn hạ bốn UAV hướng về một khu trục hạm của Mỹ ở phía nam Hồng Hải, được phóng từ các khu vực do lực lượng Houthi kiểm soát ở Yemen vào hôm 23/12.

Bộ tư lệnh quân khu Trung Đông của Hoa Kỳ cho biết đây là những cuộc tấn công lần thứ 14 và 15 của lực lượng Houthi, nhắm vào các tàu hàng kể từ ngày 17/10.

Cần biết là lực lượng Houthi do Iran ủng hộ đã kiểm soát phần lớn đất nước Yemen, gây gián đoạn thương mại thế giới trong nhiều tuần qua.

Bộ tư lệnh quân khu Trung Đông đã ứng đáp các cuộc gọi cấp cứu từ hai tàu bị tấn công. Một tàu chở hóa chất mang cờ Na Uy đã báo cáo suýt bị tấn công bằng drone của người Houthi, và một tàu chở dầu thô mang cờ Ấn Độ cũng cho biết đã bị tấn công.

Cơ quan Điều hành Hàng hải của Anh vào trước đó đã tường trình là một hệ thống drone đã phát nổ gần một con tàu ở eo biển Bab al-Mandab cách Yemen 45 hải lý về phía tây nam.

VOA.

4) NĂM THI THỂ CON TIN ĐƯỢC TÌM THẤY TRONG ĐƯỜNG HẦM GAZA.

Quân đội Israel cho biết họ đã tìm thấy 5 thi thể của các con tin bị giết trong hệ thống đường hầm của Hamas ở miền Bắc dải Gaza.

Vào ngày Chủ nhật, IDF đã cho phổ biến một video được quay trong một khu vực của đường hầm, có phòng tắm với vòi hoa sen, nhà vệ sinh có bồn rửa tay cùng một phòng làm việc có bàn và băng ghế ngồi.

Video xuất hiện sau khi Hamas vào hôm thứ Bảy cho biết đã mất liên lạc với nhóm khủng bố chịu trách nhiệm cầm giữ 5 con tin ở dải Gaza từ khi Do Thái bỏ bom nơi này. Nhóm này tin rằng các con tin đã bị giết trong lúc quân đội Do Thái tấn công.

 

 

VNThoibao

 

VNTB – Giấc mơ công đoàn độc lập trong giới xã hội dân sự?

VNTB – Hậu Vinashin

VNTB – Nhà nước “giải cứu” tới đâu chết tới đó

VNTB – Nhà nước bắt hết người phản đối để thoải mái tăng phí BOT

VNTB – Đại diện đầu tiên của Tòa Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc tăng cường vai trò giám sát kinh tế

24/12/1964: Việt Cộng đánh bom Khách sạn Brinks

23/12/1983: Tạp chí “Science” công bố báo cáo đầu tiên về mùa đông hạt nhân

“Cánh tay phải” của Putin đã giúp ám sát Prigozhin như thế nào?

Chuyển động Quốc Phòng (15/12 – 21/12/2023)

Houthi, nhóm tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ, là ai?

21/12/1970: Tổng thống Nixon gặp Elvis Presley

Thế giới hôm nay: 21/12/2023

Vì sao Biden sẽ không quay lưng với Netanyahu?

Thế giới hôm nay: 20/12/2023

 


Báo Tiếng Dân

Học và thi22/12/2023

 

Thuy My

 

Dương Quốc Chính - Nhận tội cũng chưa chắc có tội

Đoàn Khắc Xuyên - Người Việt liệu có được nghỉ lễ Noel ?

Nguyễn Thông - Hang đá

Tuấn Khanh - Tiễn biệt dịch giả Mai Sơn

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (3)

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Tiếp khách tàu, ăn chanh tàu, bỏ cam Việt, mặc kệ dân Việt 24/12/2023

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và làn gió dân chủ – nhân quyền ở Đức 24/12/2023

“Cánh tay phải” của Putin đã giúp ám sát Prigozhin như thế nào? 24/12/2023

Lý thuyết kinh tế thị trường có định hướng XHCN ở bờ vực phá sản? 23/12/2023

“Vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng”: cớ để [Facebook] cùng chính phủ siết quyền tự do ngôn luận! 23/12/2023

Tiểu thuyết Chốn Vắng của Dương Thu Hương 23/12/2023

Ngồi trộm 23/12/2023

Bất tuân dân sự: Dòng chảy âm ỉ vượt thời gian 22/12/2023

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Cựu cục trưởng Lãnh sự không nhớ nhận 25 tỷ đồng của bao nhiêu doanh nghiệp

Phạm Dự - Thanh Lam

Https://Vnexpress.Net/Cuu-Cuc-Truong-Lanh-Su-Khong-Nho-Nhan-25-Ty-Dong-Cua-Bao-Nhieu-Doanh-Nghiep-4693214.Html

Thứ hai, 25/12/2023, 18:06 (GMT+7)

HÀ NỘI Tòa truy vấn đã sử dụng 25 tỷ  đồng nhận hối lộ vào việc gì, cựu cục trưởng Lãnh sự Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Hương Lan cho biết rất muốn nộp lại nhưng "hết khả năng".

Ngày 25/12, bà Lan cùng 20 người được TAND Cấp cao tại Hà Nội xét đơn kháng cáo xin giảm hình phạt hoặc kêu oan. Trước đó, bà Lan bị tòa sơ thẩm tuyên án chung thân do 32 lần nhận hối lộ của 8 đại diện doanh nghiệp, tổng cộng 25 tỷ đồng.

Hơn 20 phút thẩm vấn cựu cục trưởng 49 tuổi, HĐXX dành nhiều thời gian để truy vấn về số tiền nhận hối lộ trên nhưng bà Lan chỉ mới khắc phục 1,2 tỷ đồng. Dẫn chứng các bị cáo khác đã nộp hầu hết tiền khắc phục hậu quả, có người còn đóng thừa 300 triệu đồng, thẩm phán đề nghị bà Lan "cần xem xét lại thái độ".

Ba lần thẩm phán hỏi "đã dùng 25 tỷ đồng vào việc gì", bà Lan đều không trả lời trực tiếp, nói không nhớ cụ thể đã nhận bao nhiêu tiền, của bao nhiêu doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi tòa cáo buộc nhận số tiền trên với các mốc thời gian cụ thể, bà không chối.

Bị cáo phân trần, hoàn cảnh gia đình "rất khó khăn" khi làm mẹ đơn thân nhiều năm, là trụ cột nuôi hai con nhỏ và mẹ già 90 tuổi. Ngoài số tiền 1,2 tỷ đồng đã nộp, cựu cục trưởng xin dùng hết tài sản kê biên để khắc phục. Nếu số tài sản gồm nhà, cổ phiếu, ôtô hạng sang vẫn không đủ, bà xin tự nguyện lao động để kiếm tiền khắc phục.

Thẩm phán tiếp tục truy: "Các tài sản đó đều hình thành trước khi phạm tội. Cho dù không ghi chép cụ thể về các lần nhận tiền nhưng 25 tỷ đồng không hề nhỏ. Vậy bị cáo dùng như thế nào mà hết sạch trong hai năm, từ 2020 đến 2022?".

Bà Lan đáp rất muốn khắc phục nhưng "đã hết khả năng". Cựu cục trưởng Lãnh sự xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt do ba lần được nhận bằng khen của Thủ tướng, gia đình có công với cách mạng. Bà Lan mong HĐXX xem xét việc bị tòa sơ thẩm áp dụng tình tiết tăng nặng là "lợi dụng tình hình dịch bệnh để phạm tội", trong khi bà không mưu lợi cá nhân trong dịch bệnh, không sách nhiễu mà tiền đều do doanh nghiệp tự mang đến.

Ngắt lời, chủ tọa cho rằng bị cáo phạm tội giữa lúc đại dịch bùng phát, còn giấy khen của Bộ trưởng Ngoại giao tặng vì có thành tích trong công tác chống dịch vào năm 2021, cùng thời điểm phạm tội của bị cáo "thì bằng khen đó có xứng đáng không?".

Bà Lan cúi đầu, trùng giọng, nói đã rất ân hận về các sai phạm của mình khi không vượt qua được cám dỗ vật chất, để diễn ra các cuộc gặp gỡ và nhận tiền của doanh nghiệp. Bà Lan xin được giải tỏa kê biên một căn nhà ở quận Nam Từ Liêm vì đây là nhà do bố mẹ mua, bà chỉ đứng tên, và đây là nơi ở duy nhất của mẹ già 90 tuổi.

Cựu thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: Xin lượng thứ

Như bà Lan, ông Dũng, 59 tuổi, cựu thứ trưởng Ngoại giao, nằm trong nhóm 20 người kháng cáo xin giảm hình phạt. Ông bị cấp sơ thẩm phạt 16 năm tù với cáo buộc 37 lần nhận hối lộ của 13 doanh nghiệp, tổng 21,5 tỷ đồng - nhiều thứ 4 trong 21 bị cáo cùng tội danh. 19 lần ông nhận tiền trực tiếp tại phòng làm việc tại Bộ Ngoại giao, 15 lần tại các quán cà phê ở trung tâm Hà Nội, 2 lần trước cổng trụ sở Bộ Ngoại giao và một lần nhờ vợ nhận hộ.

Tại phiên phúc thẩm chiều nay, ông Dũng thừa nhận cáo buộc của tòa án sơ thẩm, hai lần nói "rất ăn năn, xin lượng thứ", song tha thiết mong cấp phúc thẩm đánh giá lại hoàn cảnh tính chất phạm tội.

Nêu lại bản án sơ thẩm cáo buộc khi doanh nghiệp đến gặp mình "đặt vấn đề" đưa tiền để được giúp cấp phép chuyến bay, cựu thứ trưởng cho rằng phán quyết này "chưa phản ánh đúng tính chất sự việc". Ông khẳng định "tuyệt đối làm theo chủ trương", không bao giờ tiếp xúc doanh nghiệp với động cơ kinh tế, âm mưu, ý đồ đòi hỏi gì. "Các bị cáo là chủ doanh nghiệp ở đây có thể xác nhận", ông trình bày.

Liên tục đưa tay đỡ ngực, vò lòng bàn tay vào nhau, nói ngắt quãng, cựu thứ trưởng 59 tuổi khai "không tiện từ chối" nên gặp trong phòng làm việc với tinh thần "lắng nghe, tiếp thu những ý kiến giãi bày khó khăn" của doanh nghiệp để hướng dẫn, đánh giá năng lực" trước khi cấp phép.

Thẩm phán ghi nhận khai báo của ông Dũng, hỏi: "Vậy ông cho rằng nhận tiền là không làm chủ được mình đúng không?". Cựu thứ trưởng đáp: "Vâng ạ".

Ông Dũng sau đó trình bày 2 căn cứ xin giảm án là đã được gia đình khắc phục toàn bộ hậu quả và có nhiều thành tích trong 30 năm công tác. Đặc biệt trong dịch Covid, ông cho rằng đã có công lớn trong "ngoại giao vaccine", mang về cho đất nước 150 triệu liều vaccine, giá trị hàng nghìn tỷ đồng.

Khi vợ là bà Trần Phi Nga lên bục khai báo để trình bày về kháng cáo phần tài sản, vợ chồng ông Dũng nhìn nhau khóc. Sau khi được chủ toạ trấn an "bình tĩnh khai báo", bà nói ông Dũng sức khỏe đã kém, mong tòa xem xét công lao và ý thức khắc phục hậu quả để khoan hồng. Với hai bất động sản đang bị kê biên, bà xin được giải chấp do đã hoàn thành nghĩa vụ khắc phục hậu quả.

Người nhận hối lộ nhiều nhất vụ án, cựu thư ký thứ trưởng Y tế Phạm Trung Kiên dành lời xin lỗi nhân dân trong lời đầu tiên khai báo. Bị cáo cho hay, ngày 7/9 vừa qua đã được gia đình khắc phục nốt số tiền, hiện nộp đủ hơn 42 tỷ đồng bị cáo buộc nhận hối lộ.

Luật sư của ông Kiên trình bày, từ sau phiên sơ thẩm đến hôm nay, thân chủ đã được nhiều cơ quan, tổ chức thiện nguyện gửi thư cảm ơn vì những việc làm trước đây. Cựu thư ký Kiên xác nhận và hy vọng được HĐXX xem xét đây như một tình tiết giảm nhẹ để được giảm án tù chung thân, hưởng án tù có thời hạn.

Bị cáo cho rằng trong giai đoạn điều tra đã tích cực khai ra số tiền nhận của các doanh nghiệp mà cơ quan điều tra chưa đề cập. "Ban đầu, bị cáo bị cơ quan điều tra cáo buộc nhận 27 tỷ đồng, sau đó bị cáo đã khai thêm hơn 15 tỷ nữa", Kiên khai và nói dùng tiền cho người thân vay và đầu tư bất động sản.

Doanh nghiệp không yêu cầu Hoàng Văn Hưng trả lại tiền "lừa chạy án"

Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thu Hằng, Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc công ty Bluesky, bị cáo buộc đưa hối lộ nhiều nhất vụ án với 63 lần, tổng cộng hơn 38 tỷ đồng để được phê duyệt 109 chuyến bay.

Tại tòa, bị cáo Sơn cho rằng với 109 chuyến bay tổ chức thành công, đưa 27.000 người Việt hồi hương, bị cáo đã tạo việc làm cho ngành lưu trú, lữ hành, hàng không nên cần được tính là "thành tích trong lao động sản xuất" để được tòa tiếp tục giảm nhẹ án tù 10 năm.

Theo bản án sơ thẩm, Sơn và Hằng sau này lo lót "chạy án" bằng cách đưa tiền cho cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng song bất thành. Hằng và Sơn do đó còn được tòa xác định là bị hại từ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Hưng.

Trong đơn kháng cáo, Hằng và Sơn đều mong muốn tòa phúc thẩm yêu cầu Hoàng Văn Hưng trả lại số tiền đã lừa chiếm đoạt, 800.000 USD. Song hôm nay tại tòa, hai người đều rút lại yêu cầu này do cảm thấy "không còn cần thiết", chỉ xin giảm nhẹ hình phạt.

Về phần tiền này, trong phiên tòa sáng nay, cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng nói đã tác động gia đình khắc phục toàn bộ, nhận tội và chấp nhận mọi phán quyết. Số tiền nộp này, theo quyết định của tòa sơ thẩm là số tiền Hằng và Sơn đưa với mục đích hối lộ, "thực hiện giao dịch trái pháp luật". Vì thế, khoản này phải sung công quỹ Nhà nước.

Nêu lý do kháng cáo sau đó, các bị cáo là lãnh đạo doanh nghiệp đều cho rằng tổ chức chuyến bay với mục đích ban đầu không vì lợi nhuận, mà vì chủ trương nhân đạo của Nhà nước trong đại dịch.

Bị cáo Võ Thị Hồng, giám đốc Công ty Minh Ngọc khóc, phân trần từ tháng 12/2020-6/2021 đã 8 lần gửi hồ sơ cấp phép chuyến bay nhưng chưa từng được hồi đáp. Chuyến bay đầu tiên được chấp thuận lại song bất ngờ bị hủy, dù đã đặt cọc 2,8 tỷ đồng thuê máy bay và khách sạn lưu trú.

"Chứng kiến 290 người ở Malaysia mỏi mòn chờ đợi, bị cáo áp lực khủng khiếp đến sảy thai. Không phải vì mất tiền mà vì bà con không về được, đã định buông bỏ", Hồng phân trần. Nhưng sau đó được bị cáo Trần Quốc Tuấn, Giám đốc công ty Du lịch Việt Nam, nói sẽ có cách lo lót để mọi việc suôn sẻ nên đã đưa tiền.

Bà Hồng cho hay do nhận thức được sai phạm, bà và ông Tuấn sau đó đã "động viên nhau đi tự thú". Bà Hồng bị tòa sơ thẩm phạt 4 năm tù về tội Đưa hối lộ với 21 lần, tổng cộng 11 tỷ đồng. Ông Tuấn bị phạt 3 năm tù vì tội Môi giới hối lộ. Cả hai đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Các bị cáo rời phiên toà trong chiều tối 25/12.

Ngày mai, phiên tòa tiếp tục làm việc.

 

Chủ tịch tỉnh An Giang bị bắt trong vụ khai thác cát lậu

Phạm Dự

https://vnexpress.net/chu-tich-tinh-an-giang-bi-bat-trong-vu-khai-thac-cat-lau-4693009.html

Thứ hai, 25/12/2023, 17:20 (GMT+7)

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ trong vụ khai thác cát lậu lớn nhất nước.

Ngày 25/12, ông Bình bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, tạm giam để điều tra tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ông Bình bị cáo buộc can thiệp, chỉ đạo giúp Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Hậu - Tổng 68 được cấp phép thăm dò, khai thác, điều chỉnh trữ lượng, công suất và khai thác trái quy định của pháp luật tại mỏ cát xã Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Cơ quan điều tra xác định hành vi này giúp doanh nghiệp thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn, gây thiệt hại tài sản Nhà nước.

Ông Bình, 59 tuổi, là tiến sĩ giáo dục, từng công tác trong ngành giáo dục An Giang, giữ chức Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo. Ông sau đó làm Bí thư thị ủy Tân Châu, rồi Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2011-2016. Từ tháng 5/2019, ông Bình làm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang.

Liên quan vụ án này, trước đó C03 đã khởi tố ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, với cáo buộc nhận hối lộ 1,2 tỷ đồng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác cát vượt công suất. Ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, cũng bị cáo buộc tội Nhận hối lộ.

Hiện, C03 đã khởi tố tổng cộng 22 người, trong đó 7 cựu cán hộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và Trung tâm quan trắc, bị điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thành công vụ. Ông Lê Quang Bình, Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc Trung Hậu 68, bị điều tra tội Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, Đưa hối lộ và In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Theo điều tra ban đầu, Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Hậu - Tổng 68 được UBND tỉnh An Giang cấp phép khai thác hơn 1,5 triệu m3 cát cung cấp cho 4 công trình thuộc Dự án công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông. Mỏ cát khai thác nằm trên địa bàn xã Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới.

Nhà chức trách cho rằng lợi dụng giấy phép khai thác khoáng sản được cấp, Chủ tịch Lê Quang Bình đã chỉ đạo khai thác tới hơn 4,7 triệu m3 cát, trị giá tạm tính khoảng 253 tỷ đồng. Công ty bỏ ngoài sổ sách không khai báo và nộp nghĩa vụ tài chính với số cát khai thác vượt giấy phép 3,2 triệu m3 này.

Theo cáo buộc, để tiêu thụ số cát khai thác trái phép thu lời bất chính, ông Bình cùng đồng phạm đã thông qua các công ty trung gian do mình thành lập để quản lý mua hóa đơn đầu vào khống. Số tiền thu được, Bình khai chi cho một số cán bộ.

 

Cựu giám đốc phòng giao dịch ngân hàng ở Sài Gòn bị bắt

Quốc Thắng - Tường Vân

https://vnexpress.net/cuu-giam-doc-phong-giao-dich-ngan-hang-o-sai-gon-bi-bat-4693264.html

Thứ hai, 25/12/2023, 18:13 (GMT+7)

Nguyễn Hoàng Kim Vy, cựu giám đốc phòng giao dịch ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) bị cáo buộc chỉ đạo cấp dưới làm giả tất toán, chiếm đoạt tiền của khách hàng.

Ngày 25/12, Vy, 35 tuổi, cựu giám đốc Vietbank chi nhánh Trần Não (TP Thủ Đức) bị Công an TP HCM bắt tạm giam về hành vi Tham ô tài sản.

Liên quan vụ án, hai cấp dưới của Vy là Nguyễn Thị Vân, 26 tuổi; Nguyễn Thị Thùy Liên, 38 tuổi (nguyên là giao dịch viên, kiểm soát viên của phòng giao dịch) bị bắt về hành vi Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Trước đó, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP HCM phát hiện một số sai phạm xảy ra tại ngân hàng Vietbank chi nhánh Trần Não. Quá trình điều tra, cảnh sát xác định Vy đã lợi dụng chức vụ được giao, chỉ đạo Liên và Vân làm các thủ tục tất toán sai quy định đối với các sổ tiết kiệm của khách hàng.

Bằng thủ đoạn này, Vy đã chiếm đoạt hơn 3,5 tỷ đồng từ các sổ tiết kiệm của khách hàng gửi tại ngân hàng, sử dụng vào mục đích cá nhân.

 

Cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng thừa nhận lừa tiền chạy án

Thanh Lam - Phạm Dự

Https://Vnexpress.Net/Nguoi-Nhan-Hoi-Lo-Nhieu-Nhat-Vu-Chuyen-Bay-Giai-Cuu-Tiep-Tuc-Ra-Toa-4692874.Html

Thứ hai, 25/12/2023, 04:05 (GMT+7)

HÀ NỘI Cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng khai "sau thời gian dài suy nghĩ" đã không kháng cáo kêu oan mà chuyển sang xin giảm nhẹ hình phạt; thừa nhận phán quyết của tòa sơ thẩm.

Sáng nay, TAND Cấp cao bắt đầu xét kháng cáo của cựu thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng, cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng và 19 người trong vụ án "chuyến bay giải cứu".

Là bị cáo đầu tiên trình bày, ông Hưng (cựu trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an, bị tòa sơ thẩm phạt tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản) nói ngày 7/8, sau phiên tòa sơ thẩm, đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án. "Sau thời gian dài suy nghĩ", ngày 28/11, ông thay đổi nội dung kháng cáo từ kêu oan sang xin giảm nhẹ hình phạt.

"Bị cáo thay đổi như thế nào?", chủ tọa Mai Anh Tài hỏi. Cựu điều tra viên Hưng đáp "tất cả đã trình bày hết trong đơn" nhưng chủ tọa cho phép nên sẽ nói. Theo đó, bị cáo thừa nhận phán quyết của tòa sơ thẩm là đúng song vẫn xin tòa phúc thẩm đánh giá lại toàn bộ bản án sơ thẩm để đưa ra phán quyết hợp lý, cho được sớm trở về với gia đình, xã hội.

Trong thời gian kháng cáo, bị cáo Hưng đã cùng gia đình nộp khắc phục toàn bộ hơn 18 tỷ đồng bị cáo buộc chiếm đoạt để sung công quỹ Nhà nước. Hai lần nhắc câu nói "rất đáng tiếc khi để xảy ra sai phạm như thế này", bị cáo cho hay từng là Đảng viên, là công an nên dù vì lý do gì hay bất kỳ nguyên nhân gì thì vẫn thấy "có trách nhiệm trong sai phạm của mình".

HĐXX đánh giá đây là tình tiết xin giảm nhẹ "hoàn toàn mới" của bị cáo Hưng nên sẽ xem xét.

Theo chủ tọa, trước khi mở phiên phúc thẩm, tòa đã nhận được đơn xin xét xử vắng mặt của bị cáo Hưng. Luật sư cũng đề nghị cho cựu điều tra viên này được chăm sóc y tế ở phòng riêng và chỉ vào phòng xử nếu cần thiết. Ông Hưng cho rằng đang phải điều trị rối loạn tiền đình ở bệnh viện nên xin được xét xử vắng mặt quá trình xét xử và tuyên án. Về phần bào chữa, ông ủy quyền toàn bộ cho luật sư và "tôn trọng mọi phán quyết của tòa án".

Tòa chấp nhận đề nghị của luật sư, cho ông Hưng được ra phòng y tế chăm sóc khi chưa phải trả lời HĐXX.

Tại phần thủ tục, chủ tọa Mai Anh Tài thông báo, dù không kháng cáo, bị cáo Phạm Bá Sơn, nhân viên Công ty Thái Hòa, vẫn bị triệu tập do liên quan phần kháng cáo kêu oan của Trần Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hòa. Tuy nhiên, bị cáo Sơn có đơn xin xét xử vắng mặt.

Hai người liên quan có mặt, gồm bà Trần Phi Nga, vợ cựu thứ trưởng ngoại giao Tô Anh Dũng (án sơ thẩm 16 năm tù) kháng cáo xin giải tỏa kê biên và cấm dịch chuyển 2 bất động sản. Ông Nguyễn Hoàng Quân, chồng của bị cáo Hoàng Diệu Mơ, đề nghị được trả lại hai chiếc điện thoại đã bị tịch thu.

19 người còn lại kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, gồm: cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng, cựu thư ký thứ trưởng Y tế Phạm Trung Kiên, cựu cục trưởng Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan và cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an Vũ Anh Tuấn...

Người duy nhất kháng cáo kêu oan là Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty Thái Hòa), án sơ thẩm 18 năm tù về hai tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Đưa hối lộ.

Cựu thư ký Kiên bị tòa sơ thẩm kết luận nhận hối lộ nhiều nhất vụ án, cả về số lần và số tiền. Trong 11 tháng, bị cáo 253 lần nhận tổng cộng 42,6 tỷ đồng của 18 người đại diện doanh nghiệp. Từ tháng 7 đến 11/2021, ông Kiên 7 lần nhận 6 tỷ đồng tại trụ sở Bộ Y tế. Những lần khác, ông nhận tiền thông qua tài khoản của mẹ vợ hoặc bên ngoài trụ sở Bộ Y tế.

Ông Kiên bị các chủ doanh nghiệp tố "quát tháo, ép đưa tiền", ra giá 150 triệu đồng một chuyến bay hoặc 7-15 triệu đồng mỗi khách lẻ, song phủ nhận, nói doanh nghiệp chủ động cảm ơn.

Ông Kiên khai số tiền nhận đã đưa người nhà vay và mua đất. Ông từng bị VKS đề nghị án tử hình, nói bị ám ảnh tội lỗi, muốn chết để giải tỏa áp lực. Sau khi nộp khắc phục tổng 30 tỷ đồng, ông được tòa sơ thẩm tuyên án chung thân.

Tại nhóm Đưa hối lộ, Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thu Hằng, Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc công ty Bluesky, bị cáo buộc đưa hối lộ nhiều nhất vụ án với 63 lần, tổng cộng hơn 38 tỷ đồng để được phê duyệt 109 chuyến bay.

Trung bình mỗi chuyến bay Blue Sky hối lộ 353 triệu đồng. Với lượng khách bình quân 251 người một chuyến, mỗi khách "gánh" thêm 1,4 triệu đồng cho giá vé.

Tại phiên sơ thẩm, Tổng giám đốc Sơn phủ nhận "câu kết quan chức, lợi dụng dịch bệnh để tranh thủ trục lợi". Bị cáo khai tổ chức được một chuyến bay "rất vất vả", chi phí cao, tiền đưa hối lộ nhiều nên "doanh nghiệp hầu như không được lợi nhuận".

Sơn sau này được bà Hằng, thông qua cựu phó giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn, lo lót "chạy án" bằng cách đưa tiền cho cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng song bất thành. Bị cáo Hằng và Sơn do đó được tòa sơ thẩm xác định là bị hại từ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Hưng.

Tòa sơ thẩm xác định bị cáo Hằng và Sơn đưa 800.000 USD với mục đích hối lộ, thực hiện giao dịch trái pháp luật, cựu điều tra viên Hưng phải truy nộp sung công quỹ Nhà nước. Do đó, số tiền bị cáo Hưng vừa nộp khắc phục trước phiên phúc thẩm sẽ không được trả lại cho Sơn và Hằng.

Bản án sơ thẩm, tuyên ngày 28/7, sau 18 ngày xét xử, xác định, từ tháng 4/2020, Chính phủ cho phép tổ chức các chuyến bay combo người dân tự trả phí vé máy bay và cách ly.

Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay combo phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh, thành phố, nơi thực hiện cách ly. Hồ sơ sau đó được gửi về Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để đơn vị này tổng hợp, lấy ý kiến tổ công tác 5 bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải, Quốc phòng).

Từ đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, 372 chuyến bay combo đã được tổ chức. Để có chi phí "bôi trơn" khi thực hiện các chuyến bay, nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân phải nâng giá vé, "vẽ" thêm nhiều chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch.

54 bị cáo bị xét xử, trong đó có 21 cựu cán bộ các bộ ngành, địa phương, chủ yếu vì tội Nhận hối lộ, với "kỷ lực" đưa nhận hối lộ 515 lần, tổng 165 tỷ đồngCấp sơ thẩm đã tuyên 4 án tù chung thân, 40 án tù có thời hạn và 10 án treo.

Trong 33 người không kháng cáo có cựu trợ lý phó thủ tướng Nguyễn Quang Linh, án sơ thẩm 7 năm tù; cựu phó chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng, án sơ thẩm 3 năm tù; hai cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản và Angola, ông Vũ Hồng Nam và Vũ Ngọc Minh, cùng 30 tháng tù... Các cựu quan chức này đều bị kết tội Nhận hối lộ.

Phiên phúc thẩm dự kiến kéo dài 4 ngày.

 

Bắt tạm giam phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường ở Hà Giang

Tiến Dũng/Vietnamnet

https://lifestyle.zingnews.vn/bat-tam-giam-pho-truong-phong-tai-nguyen-va-moi-truong-o-ha-giang-post1450942.html

Thứ hai, 25/12/2023 20:10 (GMT+7)

Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Xín Mần (Hà Giang) bị cơ quan công an bắt tạm giam để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Chiều 25/12, Công an huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang) cho biết vừa khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Toản (SN 1973, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Xín Mần) về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Kết quả điều tra mở rộng vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra năm 2018 tại thị trấn Cốc Pài, Công an huyện Xín Mần đã phát hiện vụ việc khác, có dấu hiệu tội phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra năm 2021 tại Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư huyện Xín Mần.

 Từ đó, công an đã thi hành lệnh bắt tạm giam trong thời hạn 3 tháng đối với ông Nguyễn Văn Toản, đồng thời tiến hành khám xét nơi làm việc và nơi ở của ông Toản.

Vụ án đang tiếp tục được điều tra, mở rộng.

Khởi tố nguyên giám đốc phòng giao dịch Vietbank ở TP Thủ Đức

Lê Trai

https://lifestyle.zingnews.vn/khoi-to-nguyen-giam-doc-phong-giao-dich-vietbank-o-tp-thu-duc-post1450870.html 

Thứ hai, 25/12/2023 16:24 (GMT+7)

Lợi dụng chức vụ, nữ giám đốc Vietbank Phòng giao dịch Trần Não chỉ đạo cấp dưới thực hiện các thủ tục tất toán sai quy định, chiếm đoạt hơn 3,5 tỷ của khách hàng.

 Ngày 25/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Hoàng Kim Vy (35 tuổi, nguyên Giám đốc Ngân hàng Vietbank Phòng giao dịch Trần Não) về tội Tham ô tài sản.

Ngoài ra, cảnh sát cũng khởi tố Nguyễn Thị Thùy Liên (38 tuổi; nguyên kiểm soát viên Ngân hàng Vietbank chi nhánh Trần Não) và Nguyễn Thị Vân (26 tuổi, nguyên là giao dịch viên Ngân hàng Vietbank chi nhánh Trần Não) về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Theo cảnh sát, qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.HCM phát hiện một số sai phạm xảy ra tại Ngân hàng Vietbank chi nhánh Trần Não (TP Thủ Đức).

Vào cuộc điều tra, nhà chức trách xác định Nguyễn Hoàng Kim Vy đã có hành vi lợi dụng chức vụ, chỉ đạo Nguyễn Thị Thùy Liên và Nguyễn Thị Vân thực hiện các thủ tục tất toán sai quy định đối với sổ tiết kiệm của khách hàng, chiếm đoạt số tiền hơn 3,5 tỷ đồng.

Hiện Công an TP.HCM tiếp tục củng cố chứng cứ, mở rộng điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Điều tra việc Bộ Công thương tham mưu phê duyệt dự án điện mặt trời

Ngân Anh - Minh Đức/Tiền Phong

https://lifestyle.zingnews.vn/dieu-tra-viec-bo-cong-thuong-tham-muu-phe-duyet-du-an-dien-mat-troi-post1450330.html

Thứ hai, 25/12/2023 13:11 (GMT+7)

CQĐT Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ để điều tra việc Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung và tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung 154 dự án điện mặt trời.

Ngày 25/12, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ra thông báo công khai kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Tại thông báo kết luận thanh tra do Phó tổng TTCP Lê Sỹ Bảy ký ban hành, TTCP đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ, tài liệu phục vụ việc xem xét, điều tra xử lý theo quy định pháp luật 9 vụ việc. Sau khi được chấp thuận, TTCP đã có văn bản chuyển các vụ việc trên đến Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an để xem xét, xử lý theo quy định pháp luật và Bộ Công an đã có văn bản thông báo tiếp nhận.

Vụ việc thứ nhất là, việc Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung và tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung 154 dự án điện mặt trời với tổng công suất 13.837 MW không có căn cứ, cơ sở pháp lý về quy hoạch (không bao gồm 14 dự án với công suất 870 MW do Bộ Công Thương đã phê duyệt trong quy hoạch điện lực cấp tỉnh của 4 tỉnh trước năm 2016 cập nhật sang giai đoạn 2016-2020. Trong đó phê duyệt 123 dự án với tổng công suất gần 8.500 MW có tiến độ vận hành trong giai đoạn 2016-2020 là nguyên nhân dẫn đến mất cân đối giữa nguồn và lưới, mất cân đối về cơ cấu nguồn điện, vùng miền, gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành, có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.

Thứ hai, việc Bộ Công Thương tham mưu Thủ tướng ban hành nội dung khoản 3 Điều 5 Quyết định số 13/2020 trái với nội dung Nghị quyết số 115/2018 của Chính phủ và không đúng với nội dung kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 402/2019 của Văn phòng Chính phủ, làm tăng chi phí mua điện, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước (EVN).

Thứ ba, việc Bộ Công Thương tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành nội dung khoản 1 Điều 5 Quyết định số 13/2020 không đúng nội dung kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng tại Thông báo số 402/2019, làm tăng chi phí mua điện, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước (EVN).

Thứ tư, Thanh tra Chính phủ chuyển thông tin, kèm theo tài liệu đến Bộ Công an để xem xét đối với Bộ Công Thương trong việc ban hành hướng dẫn và tham mưu ban hành cơ chế khuyến khích phát triển ĐMTMT có những sơ hở, khuyết điểm, vi phạm dẫn đến nhiều hệ thống, cụm hệ thống ĐMTMN đã đầu tư xây dựng nhanh với công suất lớn, xấp xỉ 01MW, trên đất nông, lâm nghiệp với diện tích lớn dưới mô hình đầu tư trang trại nuôi trồng, vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhưng được hưởng cơ chế ưu đãi của hệ thống ĐMTMT (giá FIT 8,38 UScent/kWh, áp dụng trong 20 năm).

Thứ năm, việc quản lý, sử dụng đất thực hiện đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời, điện gió trên đất Quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia, Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan tại tỉnh Bình Thuận.

Thứ sáu, việc quản lý, sử dụng đất thực hiện đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời chồng lấn lên quy hoạch thủy lợi thuộc Dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, tỉnh Ninh Thuận.

Thứ bảy, việc quản lý, sử dụng đất thực hiện đầu tư xây dựng Dự án điện mặt trời kết hợp với nông nghiệp chồng lấn lên quy hoạch vùng tưới Hồ chứa nước Ia Mơr tại tỉnh Đắk Lắk.

Thứ tám, việc quản lý, sử dụng đất thực hiện đầu tư xây dựng các dự án điện gió chồng lấn lên Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bauxite tại tỉnh Đắk Nông.

Thứ chín, việc quản lý, sử dụng đất, thực hiện đầu tư xây dựng dự án Nhà máy thủy điện Đắk Glun 2, 3 trên diện tích 15,3 ha đất tại xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông (ngoài diện tích 208 ha đất được giao); việc đầu tư xây dựng trên 208ha đất được giao, trong đó có 25,23 ha rừng tự nhiên chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng sang xây dựng công trình năng lượng.

 

Vụ chuyến bay giải cứu: Cựu cục trưởng Nguyễn Thị Hương Lan nói không vượt qua được cám dỗ vật chất

Danh Trọng
và 1 tác giả khác 

https://tuoitre.vn/vu-chuyen-bay-giai-cuu-cuu-cuc-truong-nguyen-thi-huong-lan-noi-khong-vuot-qua-duoc-cam-do-vat-chat-20231225174111361.htm

25/12/2023 18:18 GMT+7

Trước phiên tòa xét xử các bị cáo vụ chuyến bay giải cứu, cựu cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan nói rất ân hận vì "đã không vượt qua được cám dỗ vật chất", nhận 25 tỉ đồng của doanh nghiệp, "xin được sám hối tất cả tội lỗi".

Chiều 25-12, phiên tòa xét xử vụ chuyến bay giải cứu tiếp tục với phần xét hỏi nhóm bị cáo bị cáo buộc nhận hối lộ.

"Tôi chưa bao giờ có ý định mưu đồ tư lợi"

Đứng trước bục khai báo, bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan, cựu cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, nói xin giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và bổ sung phần trách nhiệm dân sự liên quan đến căn hộ của mẹ bị cáo bị kê biên.

Theo bà Lan, căn hộ ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đứng tên bà, tuy nhiên đây là tài sản của bố mẹ mua từ năm 2010.

"Mẹ bị cáo đã 90 tuổi đã có đơn xin giải tỏa kê biên căn hộ này để có nơi ở những năm tháng cuối cuộc đời", bị cáo Lan nói.

Bà Lan đề nghị hội đồng xét xử kê biên các tài sản còn lại của mình để khắc phục hậu quả. "Nếu số tài sản này không đủ thì bị cáo xin được lao động để khắc phục", bà Lan nói và cho hay "bị cáo là mẹ đơn thân, gia đình chỉ có mẹ già và hai con nhỏ nên việc khắc phục hậu quả vụ án gặp nhiều khó khăn".

Tiếp tục trình bày, bị cáo Lan mong tòa xem xét lại tình tiết tăng nặng "lợi dụng tình hình dịch bệnh để phạm tội".

Nữ bị cáo cho rằng quá trình công tác tại Cục Lãnh sự, "bản thân chưa bao giờ có suy nghĩ, ý định mưu đồ tư lợi".

Trong quá trình cấp phép chuyến bay giải cứu, bà cũng không gây khó khăn cho doanh nghiệp. "Mong tòa không áp dụng tình tiết tăng nặng với tôi".

Bà Lan nhận thức được hành vi nhận quà, tiền của doanh nghiệp xin cấp phép chuyến bay là sai trái. "Bị cáo rất ân hận vì đã không vượt qua được cám dỗ vật chất, xin được sám hối tất cả tội lỗi", bà Lan phân trần.

Nhận của doanh nghiệp 25 tỉ, mới khắc phục được 1,2 tỉ, số tiền còn lại đi đâu?

Chủ tọa chất vấn: "Bị cáo cầm của các doanh nghiệp 25 tỉ, đây là số tiền rất lớn. Nhưng đến nay, bị cáo mới khắc phục được hơn 1,2 tỉ đồng. Ngoài ra, các tài sản bị kê biên của bị cáo đều có trước lúc phạm tội. Vậy bị cáo đã dùng số tiền này vào việc gì? Từ năm 2020 - 2022, bị cáo sao có thể tiêu hết số tiền này?".

Cựu cục trưởng Cục Lãnh sự đáp: "Hiện gia đình bị cáo không còn một đồng nào".

Chủ tọa cho hay: "Hầu hết các bị cáo trong vụ án này đã khắc phục hết hậu quả, chỉ còn bị cáo không có ý thức khắc phục. Đây là tình tiết để tòa xem xét về thái độ của bị cáo".

Cuối phần trình bày, cựu cục trưởng Cục Lãnh sự nói từng được tặng bằng khen vì có thành tích trong chống dịch COVID-19, mong tòa xem xét để giảm nhẹ hình phạt.

Hội đồng xét xử tiếp tục nhắc nhở: "Bị cáo nhận tiền hối lộ của các doanh nghiệp từ năm 2020, sang năm 2021 được tặng bằng khen, vậy có xứng đáng không?". Bị cáo Lan vẫn khẳng định: "Bị cáo không có mưu đồ tư lợi trong thời gian dịch bệnh".

Chủ tọa: "Bị cáo nên suy nghĩ trước khi nói, đừng nói như cái máy. Thành khẩn hay không bản thân bị cáo biết".

Theo cáo buộc từ tháng 5-2020 đến tháng 1-2022, có tám cá nhân đại diện các doanh nghiệp đã đặt vấn đề nhờ và được bà Lan đồng ý tạo điều kiện giúp đỡ trong việc cấp phép chuyến bay.

Quá trình từ tháng 12-2020 đến tháng 1-2022, bị cáo Lan đã nhận hối lộ 32 lần của tám cá nhân đại diện doanh nghiệp, tổng số tiền hơn 25 tỉ đồng.

Bà Nguyễn Thị Hương Lan bị tòa sơ thẩm tuyên án tù chung thân về tội nhận hối lộ.

 

Bị cáo Hoàng Văn Hưng rưng rưng nước mắt nhận tội, xin ‘chấp nhận mọi phán quyết của tòa

Thân Hoàng
và 1 tác giả khác 

https://tuoitre.vn/bi-cao-hoang-van-hung-rung-rung-nuoc-mat-nhan-toi-xin-chap-nhan-moi-phan-quyet-cua-toa-20231225104909452.htm

25/12/2023 10:58 GMT+7

Trong phiên xử phúc thẩm các bị cáo phiên tòa chuyến bay giải cứu, bị cáo Hoàng Văn Hưng rưng rưng nước mắt nhận tội và xin chấp nhận mọi phán quyết của tòa.

Hoàng Văn Hưng ba lần xin được xét xử vắng mặt

Sau gần hai tiếng tiến hành thẩm tra lý lịch bị cáo và công bố bản án sơ thẩm, trước khi chuyển sang phần xét hỏi, hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm chuyến bay giải cứu thẩm vấn bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu trưởng phòng của Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an) về lý do thay đổi kháng cáo.

Trước bục khai báo, bị cáo Hoàng Văn Hưng cúi mặt, giọng nhỏ nhẹ khai sau phiên tòa sơ thẩm Hưng kháng cáo toàn bộ bản án và kêu oan.

Tuy nhiên sau thời gian suy nghĩ, đến ngày 28-11 Hưng thay đổi nhận thức và có đơn gửi tòa án xin thay đổi nội dung kháng cáo.

Trong phần trình bày, Hưng hơn ba lần xin được xét xử vắng mặt toàn bộ quá trình xét xử với lý do đang điều trị bệnh tiền đình.

Đôi lúc cựu điều tra viên tỏ ra hối lỗi, khai với giọng rưng rưng khi nhắc về hành vi phạm tội nhận 18,8 tỉ hứa chạy án trong vụ chuyến bay giải cứu.

Tại phiên tòa phúc thẩm, cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng cho biết xin giữ nguyên nội dung kháng cáo đã gửi ngày 28-11 về việc xin nhận tội và nộp lại số tiền 18,8 tỉ bị tòa sơ thẩm cáo buộc lừa chạy án.

Bị cáo Hưng xin viện kiểm sát, hội đồng xét xử đánh giá lại toàn bộ nội dung vụ án, có cái nhìn thấu đáo và đưa ra phán quyết hợp tình hợp lý. 

“Bị cáo xin được giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về với gia đình và xã hội”, Hoàng Văn Hưng đề nghị với hội đồng xét xử.

“Như vậy là bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội đã bị tòa sơ thẩm quy kết và nộp lại toàn bộ số tiền 18,8 tỉ khắc phục hậu quả?”, hội đồng xét xử xác nhận lại lời khai của Hoàng Văn Hưng.

“Dạ đúng”, Hoàng Văn Hưng cúi đầu, giọng nhỏ nhẹ.

Xin chấp nhận mọi phán quyết của tòa

Trước lời khai trên, hội đồng xét xử cho biết việc Hưng thay đổi nội dung kháng cáo xin nhận tội và cùng gia đình nộp toàn bộ tiền khắc phục hậu quả sẽ được xem là tình tiết mới để xem xét trong phiên tòa phúc thẩm.

Sau khi nghe tòa thông báo, bị cáo Hoàng Văn Hưng tiếp tục xin được xét xử vắng mặt. "Bị cáo tôn trọng và chấp hành mọi phán quyết của tòa phúc thẩm", cựu điều tra viên nói.

Hội đồng xét xử cho biết sẽ xem xét đề nghị trên của bị cáo. Tòa thông báo thêm trước phiên xử cũng nhận được văn bản từ phía luật sư đề nghị cho Hưng được chăm sóc y tế tại phòng tách biệt những phần không liên quan đến nội dung kháng cáo của cựu điều tra viên.

Trước thông báo trên của tòa, bị cáo Hoàng Văn Hưng một lần nữa xin được xét xử vắng mặt. 

"Trong thời gian tạm giam bị cáo bị bệnh tiền đình rất nặng phải điều trị. Phần bào chữa bị cáo ủy quyền cho các luật sư. Bị cáo tôn trọng và xin chấp hành mọi phán quyết của tòa", Hưng phân trần.

Sau khi nghe Hoàng Văn Hưng trình bày, hội đồng xét xử đặt câu hỏi: "Bị cáo đã xin nhận tội như bản án sơ thẩm cáo buộc. Bị cáo nhận thức thế nào về hành vi, trách nhiệm của mình?".

Cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng tỏ ra hối hận, khẳng định bản thân từng là đảng viên, cán bộ công an nên để xảy ra sai phạm là "rất đáng tiếc và đau lòng".

"Dù nguyên nhân, lý do là gì bị cáo cũng thấy có lỗi và chấp hành mọi phán quyết của tòa. Bị cáo cùng với gia đình cố gắng nộp lại toàn bộ số tiền sai phạm mà tòa sơ thẩm cáo buộc", Hoàng Văn Hưng nói với giọng rưng rưng.

Hội đồng xét xử yêu cầu bộ phận hỗ trợ tư pháp đưa bị cáo Hoàng Văn Hưng về phòng cách ly và bắt đầu xét hỏi các bị cáo khác trong vụ chuyến bay giải cứu.

 

Vụ chuyến bay giải cứu: Cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng nói không có âm mưu, ý đồ khi nhận 21,5 tỉ

Thân Hoàng
và 1 tác giả khác

https://tuoitre.vn/vu-chuyen-bay-giai-cuu-cuu-thu-truong-to-anh-dung-noi-khong-co-am-muu-y-do-khi-nhan-21-5-ti-20231225162742809.htm

5/12/2023 16:48 GMT+7

Trình bày tại tòa, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng hai lần nói "hết sức đau đớn" về những tội lỗi gây ra với Đảng, Nhà nước và nhân dân khi nhận hối lộ 21,5 tỉ trong vụ "chuyến bay giải cứu".

Cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng xin cơ hội để sửa chữa lỗi lầm

Chiều 25-12, phiên tòa xét xử vụ "chuyến bay giải cứu" tiếp tục với phần xét hỏi nhóm bị cáo bị cáo buộc nhận hối lộ.

Bị cáo Phạm Trung Kiên - cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế và Tô Anh Dũng - cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao đều xin được giảm nhẹ hình phạt, để "có cơ hội sửa chữa lỗi lầm và trở về với gia đình, xã hội".

Trong phần trình bày, đôi lúc cả bị cáo Kiên và Dũng đều nghẹn giọng rưng rưng.

Cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế nộp đủ 42,6 tỉ nhận hối lộ vụ chuyến bay giải cứu.

Mở đầu phần trình bày, bị cáo Phạm Trung Kiên xin lỗi Đảng, Nhà nước, nhân dân vì những sai phạm của mình. Cựu thư ký mong tòa xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho "bị cáo cơ hội được sống, trở về với gia đình và xã hội".

"Với bản án chung thân mà tòa sơ thẩm tuyên, bị cáo không biết có cơ hội được trở về gặp lại bố mẹ hay không.

Bị cáo xin tòa cho hưởng mức án có thời hạn để sớm trở về đoàn tụ với gia đình và có cơ hội sửa chữa lỗi lầm mình gây ra", Phạm Trung Kiên cúi đầu nói với giọng nghèn nghẹn.

Theo trình bày của cựu thư ký Kiên, sau khi bị khởi tố, bị cáo đã chủ động khai báo hành vi phạm tội.

Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, bị cáo tiếp tục làm việc với cơ quan điều tra để làm rõ hành vi sai phạm của mình cũng như của các cá nhân khác.

Cựu thư ký Phạm Trung Kiên cho biết thêm trước phiên tòa phúc thẩm đã tác động gia đình nộp thêm 400 triệu khắc phục hậu quả vụ án.

Kiên bị cáo buộc nhận hối lộ 42,6 tỉ đồng trong vụ chuyến bay giải cứu. Bị cáo đã chuyển trả lại khoảng 12,2 tỉ đồng cho các doanh nghiệp trước khi bị khởi tố. Quá trình điều tra, truy tố, đưa vụ án ra xét xử, Phạm Trung Kiên cùng gia đình nộp khắc phục thêm 15 tỉ đồng.

Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo và gia đình nộp 30 tỉ khắc phục hậu quả, tổng số tiền nộp trong giai đoạn này là 42,2 tỉ. Tính cả 400 triệu nộp thêm trước phiên tòa phúc thẩm, cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế đã nộp đủ số tiền nhận hối lộ là 42,6 tỉ.

"Bị cáo không có âm mưu, ý đồ gây khó khăn cho doanh nghiệp"

Trước bục khai báo, cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng tỏ ra ăn năn khi hai lần phân trần "cảm thấy hết sức đau đớn" về tội lỗi mà mình gây ra.

Trong phần trình bày, nhiều lần ông Dũng cúi đầu, hai tay xoa vào nhau trước ngực "xin lỗi Đảng, Nhà nước và nhân dân".Cựu thứ trưởng xác nhận hành vi nhận hối lộ của các doanh nghiệp khi cấp phép chuyến bay giải cứu tổng số tiền 21,5 tỉ như bản án sơ thẩm quy kết.

Tuy nhiên, ông Dũng phân trần xin tòa xem xét về điều kiện khách quan khi phạm tội. Theo lời cựu thứ trưởng, khi tiếp xúc các doanh nghiệp, bị cáo không đặt vấn đề hay yêu cầu phải đưa tiền thì mới cấp phép chuyến bay giải cứu.

"Việc gặp gỡ là xuất phát từ sự chủ động phía doanh nghiệp và mối quan hệ trong công việc nên bị cáo không nỡ từ chối. Khi tiếp xúc bị cáo không có động cơ, âm mưu, ý đồ gì gây khó khăn…", cựu thứ trưởng phân trần.

Tiếp tục phần trình bày, ông Dũng nói bản thân "rất ăn năn hối lỗi", xin được tòa giảm nhẹ hình phạt để có cơ hội trở về với gia đình, xã hội và "sửa chữa lỗi lầm".

"Hành vi bị cáo gây ra là lỗi lầm, sai phạm hết sức đau đớn. Bị cáo gây tội lỗi với Đảng, Nhà nước, nhân dân và xin được lượng thứ", ông Dũng cúi đầu nói.

Ông Dũng cho biết thêm đã tác động gia đình nộp lại toàn bộ số tiền bị cáo buộc nhận hối lộ trong vụ án chuyến bay giải cứu.

Cuối phần trình bày, ông Dũng đưa ra nhiều thành tích trong công tác, trong thời điểm thực hiện chiến dịch chuyến bay giải cứu đã nỗ lực phối hợp với 5 bộ đưa hàng trăm ngàn người mắc kẹt về nước… 

Cựu thứ trưởng cũng cho biết bản thân phải chăm sóc mẹ già hơn 90 tuổi nên "xin có cơ hội được sớm trở về đoàn tụ cùng gia đình".

"Sai phạm trong vụ án này là điều rất đau đớn đối với bị cáo", ông Dũng kết thúc phần trình bày.


 

 

 

No comments:

Post a Comment